Khi cúng đầy tháng cho bé gái miền Trung cần lưu ý chuẩn bị những gì? Cần lưu ý gì khi chuẩn bị lễ vật cho bé không? Hãy cùng mẹ tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây để có những hướng dẫn chính xác nhất về chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé gái miền Trung nhé!
1. Vì sao phải cúng đầy tháng cho bé gái miền Trung?
Mỗi sinh linh chào đời luôn là niềm hạnh phúc của biết bao gia đình. Cúng đầy tháng được coi là một trong những dấu mốc đầu đời vô cùng quan trọng của bé, không chỉ vì quan niệm dân gian mà trên hết đó là tình cảm gia đình dành cho thành viên bé bỏng này.
Hẳn chúng ta thường nghe ông bà nói rằng “ Cầu cho mẹ sinh, mẹ độ”. Hiểu một cách đơn giản, “ mẹ” chính là bà mụ đỡ đầu cho bé. Dân gian truyền nhau rằng, mỗi đứa trẻ từ khi bắt đầu sự sống cho đến khi chào đời đều được bảo hộ bởi bà chúa đầu thai ( hay còn gọi là đại tiên), 12 bà mụ đỡ đầu hình hài và sự che chở của Đức Ông. Người xưa tin rằng, chính sự bảo vệ này đã giúp mẹ tròn con vuông, bé bình an chào đời. Việc cúng lễ đầy tháng như một lời cảm ơn tới các vị thần tiên và cầu phúc cho em bé.
Cúng đầy tháng cho bé gái miền Trung còn như một lễ “ra mắt” bé tới tất cả thành viên trong gia đình. Đây là khoảng thời gian mẹ và bé kết thúc 1 tháng đầu ở cữ, được ăn uống và sinh hoạt bình thường. Trong buổi lễ này, mọi người sẽ quây quần bên nhau và dành những lời chúc cùng món quà ý nghĩa nhất cho bé.
2. Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái miền Trung
2.1. Sự khác biệt trong mâm lễ cúng đầy tháng bé gái miền Trung so với các miền khác
Về cơ bản, cũng giống như miền Nam và bắc, mâm lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Trung không có quá nhiều khác biệt. Trong mâm lễ cúng đầy tháng bé gái của miền Trung không quan trong gà luộc là gà trống hoặc mái ( có thể thay thế bằng Vịt luộc). Mâm cúng thường đi kèm xôi nếp đậu xanh và chè trôi ( dành riêng cho bé gái). Chè trôi nước cần 1-3 viên tùy theo kích cỡ, miếng bánh trắng tròn, ngọt ngào tượng trưng cho vẻ tròn đầy, trong trẻo của người con gái. Ngoài ra, với những gia đình ăn chay có thể hoàn toàn lược bớt những món mặn trên mâm và thay thế bằng đồ chay phù hợp.
Một điều cần lưu ý là theo phong tục cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung sẽ cần chuẩn bị thêm 1 đôi đũa hoa. Đây là loại đũa được làm bằng tre tươi, vót 1 đầu đũa thành nhiều sợi mỏng và xoa lại thành hình tròn, sau đó tẩm thêm bột màu tùy ý để cho thành hình bông hoa. Đũa sẽ được vót nhọn đầu còn lại và cắm và chén xôi để các bà Mụ dùng.
2.2. Lễ vật cho 12 bà Mụ:
Trong phong tục miền Trung, khi cúng đầy tháng cho bé gái hay trai, ngoài 12 lễ vật dâng cảm tạ 12 bà mụ, cần thêm một phần lớn hơn ( một đĩa xôi lớn, 1 tô chè lớn…) để dành riêng cho bà Chúa. Đối với lễ cúng đầy tháng dành cho bé gái miền Trung, lễ vật cần chuẩn bị cho 12 bà Mụ bao gồm những món sau:
12 đĩa bánh hỏi
12 đĩa kẹo
12 chén chè trôi nhỏ cho 12 bà Mụ
12 đĩa xôi nhỏ
12 chén cháo nhỏ
12 ly nước lọc
12 đôi hài xanh
12 nén vàng xanh
12 đĩa thịt quay ( có thể thay bằng đồ chay tùy theo mỗi gia đình)
12 bộ váy áo.
Mỗi phần nêu trên cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng 12 phần. Chú ý khi mẹ lựa chọn hài xanh và váy áo cần để ý xem đồ cúng có sứt mẻ hoặc rách không. Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết chính là bày tỏ lòng thành kính với các bà Mụ.
2.3. Lễ vật cúng Đức Ông cùng ba Đức thầy:
Mâm lễ cúng Đức ông cùng Ba Đức thầy dành cho cúng đầy tháng bé gái Miền Trung cần lưu ý chuẩn bị đủ những lễ vật sau:
Rượu nếp
Một con gà/hoặc vịt luộc
Một bát cháo lớn
Ba đĩa xôi lớn
Một đĩa thịt quay
Nến, tiền vàng mã, hương thắp
Một mâm ngũ quả và trầu cánh phượng
Gạo tẻ, muối hạt, muỗng ăn cơm và thêm 1 đôi đũa hoa
3. Cách tính ngày đầy tháng cho bé gái miền Trung
Ngày đầy tháng cho bé gái hay bé trai miền Trung thì cũng đều được tính theo lịch âm, với quy luật: “ Gái lùi 2 trai lùi 1”. Ngày đầy tháng bé gái không tổ chức đúng ngày mà sẽ tổ chức sớm trước 2 ngày. Sở dĩ phải làm như vậy vì dân gian quan niệm rằng: Con gái cần biết nhường nhịn và khiêm tốn thì mọi sự trong gia đình mới hanh thông, viên mãn.
Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 22/10 tính theo âm lịch thì lễ đầy tháng của bé sẽ được tổ chức vào 20/11 âm lịch
4. Văn khấn đầy tháng cho bé gái miền trung
Văn khấn là một phần quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng đầy tháng cho bé tại Miền Trung. bài khấn cũng như lời mời 12 bà mụ, bà chúa cùng các vị đức ông và gia tiên về dự lễ, cảm ơn sự bảo hộ của tổ tiên và các vị thần đã che chở em bé trong giai đoạn đầu đời cũng như cuộc sống sau này. Mỗi vùng miền đều có bài cúng khác nhau, dưới đây là văn khấn đầy tháng dành riêng cho bé gái miền Trung:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chúng con xin kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa cùng chư vị tiên nương
Chúng con xin kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương, cùng các vị Đức ông cùng gia tiên hai họ nội ngoại.
Hôm nay là vào ngày … tháng … năm … âm lịch. Vợ chồng chúng con gồm có … sinh được con gái đặt tên là … Chúng con hiện ngụ tại …
Nay chúng con thành tâm sắm sửa các món lễ vật cúng đầy tháng cho cháu dâng bày lên trước án. Trước chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:
Nhờ ơn chư vị thần linh cùng tổ tiên. Để chúng con sinh cháu gái tên … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng các món lễ vật. Xin các vị phù hộ độ trì, vuốt ve che chở. Phù hộ cho cháu được xinh đẹp, thông minh, và được hưởng vinh hoa phú quý. Phù hộ cho gia đình con được an khang, không nghĩ lo, gặp dữ hóa lành.
Xin thành tâm cúi lễ, xin được chư vị chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
5. Nghi thức cúng đầy tháng con gái miền Trung
Trước khi tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé, mỗi gia đình ngoài việc chọn ngày đúng, nếu kỹ hơn thì có thể lựa chọn giờ làm lễ. Thường lễ cúng đầy tháng sẽ được tổ chức vào buổi sáng – thời điểm bắt đầu ngày mới.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái cần được lưu ý kĩ khi lựa chọn và bày biện
Trong phong tục miền Trung, khi bày mâm đồ cúng cần chia hai bàn: Mâm cúng 12 bà mụ và bà chúa sẽ đặt trên bàn lớn, Mâm cúng của các Đức ông sẽ là bàn nhỏ đặt ngay cạnh. Ngoài ra, trên bàn cần được đặt theo quy tắc “ Đông bình Tây quả” – phía đông đặt bình hoa và phía tây là lễ vật cúng. Đồ cúng cần sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, kiểm tra kỹ chất lượng đồ trước khi bắt đầu buổi lễ.
Sau khi bày mâm xong, đến giờ, gia chủ sẽ thắp nhang xin phép cúng và khấn. Đến khi cắm nhang thấy gần cháy hết sẽ là lễ khai hoa bắt miếng hoặc xin chọn tên cho bé. Sau khi cháy hết nhang, ba mẹ đốt giấy tiền vàng mã và rải muối gạo xung quanh nhà để kết thúc buổi lễ.
Để có một lễ cúng đầy tháng cho con gái Miền Trung, cha mẹ cần lưu ý chuẩn bị đồ từ trước hoặc sử dụng các dịch vụ cung cấp đồ cúng có sẵn. Ngoài lưu ý về lẽ cúng, mẹ cũng cần lựa chọn cho bé bộ đồ thoải mái, hay đơn giản chỉ là sử dụng loại tã thấm hút tốt cũng đã là một món quà nhỏ cho bé trong ngày lễ quan trọng này.
Mamamy còn cung cấp rất nhiều các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé khác. Mỗi sản phẩm đều là tâm huyết mang đến những giá trị và hiệu quả thiết thực nhất tới khách hàng.
Cúng đầy tháng bé gái miền Nam là một trong những lễ cúng truyền thống quan trọng đối với các bé. Theo dõi bài viết trên Góc của mẹ để có đầy đủ kiến thức về cúng đầy tháng cũng như các mẹo trong phong tục này nhé.
1. Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé gái miền Nam
Tháng đầu sau khi sinh luôn là khởi đầu mới đầy khó khăn sau khi bé ra khỏi cơ thể mẹ. Sau thời gian mẹ ở cữ suốt một tháng, người ta thường làm lễ cúng đầy tháng bé gái miền Nam cho trẻ, đánh dấu thời điểm bé chính thức vào đời.
Thông qua việc tạ ơn các vị thần linh, tổ tiên đã bao bọc chở che cho mẹ và bé được khỏe mạnh. Qua đây còn là lúc giới thiệu thành viên mới đến họ hàng người thân hàng xóm, họ đi quà, chúc mừng gia đình và chúc bình an, may mắn cho bé.
Cúng đầy tháng miền Nam được thực hiện đã rất lâu đời và trên khắp nơi tại Việt Nam. Không chỉ ở miền Nam, đây còn là một nét đẹp truyền thống của văn hóa tâm linh người Việt.
Sau lễ đầy tháng, mẹ nên kỹ lưỡng trong việc lựa chọn cho bé sản phẩm tã, bỉm phù hợp. Giới thiệu cho mẹ sản phẩm Tã dán cho bé từ Mamamy, với cấu tạo khô thoáng thông minh, không những bé giấc ngủ ngon và dễ chịu, mẹ cũng có thể yên tâm ngủ ngon rồi!
2. Chuẩn bị mâm đồ cúng đầy tháng bé gái miền Nam
2.1 Sự khác biệt trong mâm lễ cúng đầy tháng con gái miền Nam so với các miền khác
Mâm lễ cúng đầy tháng con gái miền Nam và 2 miền Bắc, Trung, cơ bản sẽ gồm 2 mâm lễ với các đồ lễ vật cúng đầy tháng tương đồng nhau. Nhưng có một chút khác biệt về đồ cúng như sau:
Xôi cúng đầy tháng trong mâm cúng đầy tháng bé gái miền Nam:
Lễ cúng đầy tháng miền Bắc xôi thường là loại xôi vò
Lễ cúng đầy tháng theo kiểu miền Trung thường cúng xôi đậu xanh hay xôi gấc
Lễ cúng đầy tháng theo phong tục kiểu miền Nam thường là xôi gấc.
Bộ Tam sên: cua hay tôm, ốc, thịt heo và trứng
Mâm cúng đầy tháng miền Bắc thường được luộc chín tất cả
Còn đối với miền Trung và miền Nam, có thể để sống, tính theo vía bé trai 7 tuổi, bé gái 9 tuổi, có nơi mỗi thứ 12 cua, 12 ốc, 12 quả trứng… tùy theo quan niệm từng địa phương mà mẹ và bé sinh sống.
Lễ mặn: gà, vịt luộc
Thông thường, chuẩn bị cúng đầy tháng ở miền Bắc chỉ gồm 1 con gà trống luộc và không cúng thịt vịt.
Đối với miền Nam, có thể cúng gà luộc hoặc vịt quay, tùy theo sở thích từng gia định.
Ở miền Trung, cúng đầy tháng cho bé thường cúng gà luộc nhưng có thể gà trống hoặc gà mái đều được.
Cuối cùng, mẹ còn có thể cúng thêm những món đồ chơi, gọi là Đồ lộc cho bé khi cúng đầy tháng bé gái miền Nam.
2.2. Mâm lễ vật cúng mặn đầy tháng con gái miền Nam
Ngoài những lưu ý ở các miền khác nhau, mẹ lưu ý chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái miền Nam phải đầy đủ những món sau:
1 chén cháo lớn và 12 chén cháo nhỏ
Một con gà luộc nguyên con buộc chéo cánh.
Trầu têm cánh phượng
Một bình hoa tươi
Bánh hỏi ăn kèm với heo quay
1 mâm hoa quả, trái cây tươi
12 chén nước lọc, 12 chén rượu trắng
Nến và hương
1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi (13 đôi hài, 13 bộ quần áo cho các bà Mụ và bà Chúa)
Chén, đũa, muỗng
1 đôi đũa hoa cho Mụ bà
Xôi lá cẩm hoặc xôi gấc (12 đĩa nhỏ, 1 đĩa lớn)
Kẹo bánh dành cho trẻ con (12 đĩa)
Gạo tẻ, muối hạt sạch
Chè (12 bát, nếu là bé trai thì cúng chè đậu trắng còn bé gái thì cúng bằng chè trôi nước)
2.3 Lễ vật xôi chè cúng đầy tháng bé gái miền Nam
Chè và xôi là hai món đồ cúng đầy tháng con gái miền Nam không thể thiếu. Mẹ cần chuẩn bị 12 đĩa xôi nhỏ và một đĩa xôi lớn. Thường việc cúng đầy tháng cho bé, người ta chọn xôi gấc bởi màu đỏ đẹp mắt mang ý nghĩa của sự sống và sự may mắn.
Cúng đầy tháng con gái miền Nam, mẹ nên lựa chọn chè trôi nước. Một trong những loại chè truyền thống của người Việt, chè có phần nhân đậu xanh và lớp vỏ bên ngoài được làm từ bột nếp. Thông thường chè trôi nước sẽ có hai màu chủ đạo là màu trắng và màu xanh lá cây. Với mong muốn cuộc đời và tình duyên của bé gái sẽ trôi chảy như dòng nước, bé gái sẽ có một đời sống hôn nhân hạnh phúc và bình yên.
Bên cạnh chuẩn bị mâm cúng cho 12 bà mụ và ba đức ông. Khi cúng đầy tháng bé gái miền Nam, mẹ còn có thể chuẩn bị xôi, chè, trái cây vào hoa tươi để dâng cho Thổ địa thần tài và ông Táo, cũng như cúng cho Cửu Huyền Thất Tổ về việc thông báo tổ chức tiệc đầy tháng cho bé gái.
3. Cách tính ngày đầy tháng cho bé gái miền Nam
Ông cha xưa có câu: “Gái lùi 2, trai lùi 1”. Vì vậy đối với bé gái, cách tính ngày đầy tháng sẽ kém với bé trai 1 ngày.
Theo lễ cúng đầy tháng con gái miền Nam truyền thống, mẹ thường lấy ngày theo âm lịch. Ví dụ như bé gái sinh vào mồng 10 tháng 11 âm lịch, vậy ngày tổ chức đầy tháng sẽ vào mồng 8 tháng 12 âm lịch. Lúc này, mẹ đã lùi 2 ngày so với thời hạn 1 tháng. Còn nếu là bé trai, mẹ sẽ chọn ngày mồng 9 tháng 12 âm lịch cho bé nhé!
Như vậy, theo như “Gái lùi 2, trai lùi 1”, bé gái chỉ tròn đúng 28 ngày còn bé trai thì được 29 ngày. Cũng có một vài địa phương lại có quan niệm“gái sụt 2, trai trồi 1”, nghĩa là lấy mốc ngày sinh cộng thêm một ngày, là ngày đầy tháng của bé trai, ngày cúng đầy tháng bé gái miền Nam vẫn bớt đi 2 ngày.
4. Văn khấn cúng đầy tháng miền Nam
Văn khấn cúng đầy tháng con gái miền Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với buổi lễ. Ngoài để giao tiếp với Bề trên, thông qua đọc văn khấn, mẹ còn có thể biểu đạt lòng thành của mình, mong cầu bình an, điều tốt đẹp mà Bề trên sẽ đem đến cho bé.
Sau đây là văn khấn mà Mamamy tổng hợp cho mẹ bé:
“Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy Đại tiên chúa
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên nương, cùng ba vị Đức ông
Hôm nay là ngày … tháng … năm
Vợ chồng con là … hiện ngụ tại …
Sinh được con trai/ con gái có đặt tên là …
Nay nhân ngày đầy tháng con trai/ con gái chúng con. Tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Đứng trước linh án chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn các đấng Thần linh cùng Thổ Công, Long Mạch, Thổ Địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.
Kính mời chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nghe thỉnh cầu phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn. Phù hộ cho cháu bé được thông minh, thân mệnh bình yên, tươi đẹp dịu hiền (nếu là bé gái), cường tráng anh tuấn (nếu là bé trai). Toàn gia chúng con được hưởng an khang phú quý, gặp dữ hóa lành.
Xin thành tâm kính lễ, nam mô a di đà Phật ! (3 lần)”
5. Nghi thức cúng đầy tháng bé gái miền Nam
Mẹ nên bài trí các mốn lễ vật cúng đầy tháng một cách hài hòa và cân đối ở chính giữa phía trên của hương án cúng đầy tháng con gái miền Nam. Mâm lễ mặn cùng hương, hoa và nước trắng để trên cùng. Mâm tôm, cua, ốc thì mẹ để phía dưới. Soạn mâm trên đầu giường bé nằm rồi đốt nến lên dâng cúng Bà mụ.
Tiếp theo, mẹ đốt quần áo tiền vàng cho các bà mụ, bóc bim bim cùng hoa quả cho trẻ con trong nhà. Chia sách bút cho các bé lấy lộc và mẹ giữ lại cho bé mình một vài món.
Sau bài cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam là nghi thức khai hoa, hay còn được gọi là nghi thức “bắt miếng”. Mẹ đặt bé ngồi ngay ở bàn giữa, sau đó rót trà, thắp hương và xin phép “bắt miếng”.
Lúc này, mẹ bế bé ở một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp hay có thể là hoa khác vừa quơ qua, quơ lại trên miệng bé, như dạy bé nói những lời tốt đẹp như sau: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Sau khi cầu chúc những điều tốt lành gửi đến bé, mẹ sẽ tiếp tục nghi thức đặt tên cho bé. Theo đó, mẹ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật, đem gieo vào một chiếc đĩa. Nếu là một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được gia tiên chứng giám và ưng thuận.
Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hay 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Mẹ gieo 3 lần mà vẫn chưa làm được thì phải chọn tên khác cho bé gái và tiến hành gieo tiền lại cho đến khi ông bà ưng thuận mới thôi.
Với bài viết hướng dẫn cách cúng đầy tháng miền Nam vừa rồi, Góc của mẹ đã cung cấp những thông tin đầy đủ nhất để chuẩn bị một lễ cúng đầy tháng bé gái miền Nam chính xác cho bé gái của mẹ rồi đấy! Đón xem những bài viết bổ ích khác trong Góc của mẹ để không bỏ lỡ bất cứ bài viết nào cho bé nhé!
Tắc tia sữa làm ngực mẹ sưng đau, giảm tiết sữa và gián đoạn quá trình cho con bú. Làm thế nào để sữa về lại nhanh chóng mà vẫn giữ nguyên được dinh dưỡng sữa mẹ cho con?
Chuyên gia khuyên mẹ áp dụng chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu, cho hiệu quả và an toàn 100% với cả mẹ và bé. Cụ thể thế nào, cùng theo dõi tiếp mẹ nhé!
1. Chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý nhân tạo trong điều trị, phòng bệnh và phục hồi cơ thể. Đây là phương pháp không dùng thuốc, thay vào đó, tùy từng mục đích và vấn đề sức khỏe khác nhau, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ sử dụng một hoặc phối hợp nhiều tác nhân như: nhiệt độ, xung điện, sóng siêu âm, tia hồng ngoại, nước, tia X, thể dục thể thao, dưỡng sinh,…;
Trong điều trị tắc tia sữa, mẹ được chỉ định dùng sóng siêu âm hoặc ánh sáng hồng ngoại tác động trực tiếp lên bầu ngực, đặc biệt tại các vị trí sữa đông kết, nổi cục. Bầu ngực mẹ sẽ được thư giãn, giảm căng cứng, lưu thông tuyến sữa ngay trong lần đầu tiên điều trị.
Phương pháp này được nhiều mẹ áp dụng chữa tắc tia sữa do không gây đau, không tác dụng phụ, giảm nguy cơ tái phát và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Mẹ lưu ý: Phương pháp vật lý trị liệu đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Để tránh trường hợp thao tác không đúng gây bỏng da, rát da, kích ứng mắt,… mẹ lựa chọn cơ sở y tế có uy tín như: Vinmec, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Hạnh Phúc,… để đảm bảo an toàn mẹ nhé!
2. Các phương pháp chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu thường gặp
Hai phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị tắc tia sữa là dùng sóng siêu âm hoặc dùng đèn hồng ngoại.
2.1. Phương pháp chữa tắc tia sữa dùng sóng siêu âm
Chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm là biện pháp dùng rung động (sóng) ở tấn số 1 – 3 Mhz tác động trực tiếp lên bầu ngực. Ở tấn số này, rung động có khả năng đi qua da; làm tan cục sữa vón và giãn nở các tuyến sữa ở sâu dưới bầu ngực mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào.
Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn và kinh nghiêm cao. Tùy vào vị trí sữa vón nông hay sâu và tình trạng tắc tia sữa nặng hay nhẹ; mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng sóng siêu âm với tần số thích hợp để khai thông tia sữa, giảm căng tức bầu ngực nhanh chóng nhất.
Một liệu trình chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm kéo dài 1 – 5 buổi, mỗi buổi 30 – 45 phút. Tắc tia sữa sẽ cải thiện từ từ ngay từ buổi trị liệu đầu tiên. Mẹ tuân thủ theo hướng dẫn và liệu trình của bác sĩ đến khi tia sữa khỏi hoàn toàn, không bỏ dở giữa chừng, dễ gây tắc tia sữa tái phát.
2.2. Chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại
Chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại là phương pháp tạo hiệu ứng nhiệt trên bầu ngực. Nhiệt từ ánh sáng hồng ngoại tác động đến tận các vị trị nang sữa ở sâu dưới da; làm sữa vón trên toàn bộ bầu ngực tan dần, mạch máu và ống dẫn sữa giãn nở; khai thông đường đi sữa mẹ.
Trong phương pháp này, cường độ và vị trí chiếu đèn rất quan trọng. Cường độ chiếu đèn cao, gây nhiệt quá nóng, làm bỏng rát, tổn thương da. Vị trí chiếu đèn không đúng gây tổn thương các mô cơ nhạy cảm xung quanh, đặc biệt là giác mạc, làm giảm thị lực. Do đó, mẹ cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện điều trị phù hợp.
Một liệu trình chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng bao gồm 3 – 5 buổi. Mỗi buổi, bác sĩ thực hiện chiếu đèn trong khoảng 10 – 20 phút. Ngoài ra, một số cơ sở y tế kết hợp vừa chiếu đèn vừa đắp parafin nóng hoặc massage bằng tay để đẩy sữa thừa ra ngoài, tăng hiệu quả chữa tắc tia sữa nhanh chóng.
Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp vật lý trị liệu phải được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Nếu mẹ chưa thể đến phòng khám ngay, để bầu ngực dễ chịu hơn, mẹ áp dụng những biện pháp tại nhà đơn giản sau:
3.1. Vắt thông tắc tia sữa
Vắt sữa giúp mẹ đẩy sữa thừa và sữa vón ra ngoài. Sữa được đẩy ra ngoài sẽ không ứ đọng, cản trở ống dẫn sữa và làm ngực mẹ thấy căng tức nữa..
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa tay và chuẩn bị bình hứng sữa sạch sẽ. Dùng khăn khô đa năng ẩm vệ sinh sạch bầu ngực và núm ti của mẹ, tránh để vi khuẩn, chất bẩn từ ti mẹ đi vào dòng sữa mẹ vắt.
Bước 2: Ngồi thẳng lưng hơi ngả về trước, một tay cầm bình hứng sữa, tay còn lại ôm trọn bầu ngực, ngón trỏ đặt trên núm ti, 4 ngón còn lại đặt đối diện với ngón trỏ.
Bước 3: Ấn nhẹ các ngón tay, đồng thời, dùng ngón cái vuốt dọc núm ti từ trong ra ngoài và đẩy sữa vào bình.
Bước 4: Thả lỏng tay và lặp lại thao tác trên trong khoảng 3 – 5 phút đến khi bầu ngực không ra sữa hoặc sữa chảy chậm lại và nhỏ giọt.
Mẹ bảo quản sữa sau khi vắt trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 3 – 5 ngày. Trước khi dùng, mẹ đặt bình sữa vào nước ấm 40 -50 độ C, hâm nóng sữa đến khoảng 36 – 37 độ C, tránh để bé lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Nếu mẹ tắc tia sữa kèm sốt trên 38,5 độ, hay ngực mưng mủ; sữa mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm dịch mủ. Lúc này, mẹ không dùng sữa mẹ cho bé nữa nhé!
Lời khuyên cho mẹ: Máy hút sữa là “trợ lý” giúp mẹ vắt sữa nhanh hơn, tạo lực hút đều, không gây đau và không làm sữa bắn ra xung quanh.
Chườm nóng là phương pháp tác động nhiệt lên bầu ngực, làm tan sữa vón, thư giãn mạch máu và ống dẫn sữa.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị khăn mềm và nước ấm 40 – 50 độ C. Mẹ không dùng nước trên 50 độ C, dễ làm bỏng rát và kích ứng da.
Bước 2: Nhúng ngập khăn mềm vào nước ấm, vắt bớt nước và đặt trực tiếp khăn lên vùng ngực căng tức, nổi cục.
Bước 3: Chườm ấm trong khoảng 15 phút.
Mẹ chườm nóng chữa tắc tia sữa nhiều lần. Mỗi lần chườm nóng cách nhau không dưới 3 tiếng để ngực mẹ được nghỉ, không bị tác động nhiệt liên tục, dễ gây kích ứng, tấy đỏ da.
Tắc tia sữa có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, khó chữa như: nhiễm trùng, viêm tiếm vú, u xơ tuyến vú,… Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách trong các trường hợp:
Tắc tia sữa kéo dài 3 – 4 ngày.
Tắc tia sữa kèm sốt trên 38,5 độ C.
Ngực mẹ mưng mủ, sưng to, căng cứng.
Mẹ căng tức ngực, khó thở, buồn nôn.
Chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu là phương pháp an toàn cho cả mẹ và bé, giúp cải thiện căng tức bầu ngực ngay trong lần đầu điều trị. Phương pháp đòi hỏi người thực hiện phải thành thạo, có chuyên môn cao. Mẹ đến các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất, tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà.
Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhanh chóng mẹ nhé!
Một trong những câu hỏi mà mẹ quan tâm nhất trong giai đoạn mang thai là Sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Vì mẹ biết rằng, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé trong những năm tháng đầu đời. Vậy đâu là những loại thực phẩm lợi sữa mà mẹ nên bổ sung để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé? Mẹ đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật về vấn đề này.
1. Sữa mẹ rất quan trọng cho sự phát triển của bé
Nguồn dưỡng chất tốt nhất mà bé có thể thu nạp để làm tiền đề cho sự phát triển sau này chính là sữa mẹ. Đối với các bé thì sữa mẹ chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết trong 6 tháng đầu đời.
Không phải ngẫu nhiên mà mẹ lại rất quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Bởi chỉ trong 28 ml sữa mẹ có chứa 19 -23 kcal, 3.6% protein, 28.8 – 32.4% chất béo và 26.8 – 31.2% carbs chủ yếu là đường sữa. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ có đủ dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú sẽ quyết định ít nhiều đến chất lượng dòng sữa.
Sữa mẹ cung cấp lượng nước giúp bé giải khát khi mới bú, sau đó hàm lượng chất béo cùng chất dinh dưỡng cần thiết sẽ theo dòng sữa sau nạp vào cơ thể bé yêu.
2. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? 15 loại thực phẩm mẹ không thể bỏ qua
Đâu là những loại thực phẩm mà mẹ không thể bỏ qua nếu muốn có nhiều sữa mẹ cho bé? Bài viết đưa ra 15 loại thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa mà không béo, hơn nữa còn cung cấp các khoáng chất tự nhiên, vitamin cần thiết cho mẹ sau sinh.
2.1. Rau ngót
Rau ngót là một ví dụ điển hình cho câu hỏi sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Đây là một trong các loại thực phẩm giúp mẹ bổ sung dưỡng chất sau sinh và có dòng sữa đầy cho bé. Bởi trong 100g rau ngót, bà đẻ được cung cấp 169mg Canxi, 2,7mg Chất Sắt và nhiều vi chất khác. Nổi bật hơn là lượng Vitamin A và C trong rau ngót rất dồi dào, hơn hẳn trong các loại trái cây như bưởi, cam, chanh.
Rau ngót xứng đáng là món mà mẹ nên ăn sau sinh, vì ngoài khả năng giúp bà đẻ lợi sữa, rau ngót còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề thường gặp như: táo bón, nám da, bổ máu, loại bỏ sản dịch còn sót lại ra khỏi tử cung sau sinh…
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì rau ngót không phải sự lựa chọn đúng đắn. Bởi trong rau ngót có chứa một lượng papaverin, là nguyên nhân gây ra những cơn co thắt ở tử cung, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non.
2.2. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Móng giò
Ăn móng giò có nhiều sữa không? Móng giò được biết đến với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể kể đến như chất béo, chất đạm, canxi, photpho và nhiều vi chất khác. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa mà mẹ lại có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng, đó là các món chế biến từ móng giò mẹ đừng bỏ qua nhé .
Ngoài những chất dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ sau sinh, móng giò còn có tác dụng về mặt thẩm mỹ. Hàm lượng collagen trong móng giò giúp da mẹ được cải thiện tình trạng bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng.
Tuy nhiên, do hàm lượng chất dinh dưỡng trong móng giò khá cao, nên món ăn này không thích hợp cho bà mẹ vừa mới sinh mổ, mẹ nên đợi ít nhất 3 – 4 ngày cho đến 1 tuần để cơ thể được phục hồi dần.
2.3. Đu đủ
Nhắc đến loại thực phẩm mà bà đẻ không nên bỏ qua để lợi sữa, đu đủ là cái tên nổi bật. Đu đủ được biết đến là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng gồm protein, chất béo cùng nhiều các loại vitamin thuộc nhóm, A, B, C, D, E. Đây cũng là món ăn mà ông bà xưa đã áp dụng để kích thích tuyến sữa của mẹ bầu.
Ngoài khả năng giúp mẹ lợi sữa, các chất có trong quả đu đủ còn hỗ trợ phụ nữ sau sinh giải quyết các vấn đề về hệ tiêu hóa, bổ máu, đẹp da và tốt cho mắt. Tuy nhiên, mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều đu đủ, điều này sẽ khiến mẹ dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu hay thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn từ 2- 3 lần, mỗi lần chỉ ăn 1 miếng vừa đủ và nên phối hợp với các món nên ăn sau sinh để tốt cho cả mẹ và bé.
2.4. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Thịt bò
Thịt bò không chỉ biết đến là món ăn siêu dinh dưỡng cho mọi đối tượng mà còn là cái tên không thể thiếu trong thực đơn sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Hơn thế nữa, thịt bò được cho là thần dược bổ máu nhờ giàu chất đạm và vitamin B12, giúp tăng dẫn truyền thần kinh và phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ.
Tuy vậy mẹ cũng không nên ăn quá nhiều thịt bò, vì đây là món ăn chứa lượng dinh dưỡng cao, việc dư thừa 1 trong các chất trên cũng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mẹ nên ăn xen kẽ, luân phiên các món ăn sau sinh khác nhau để đảm bảo đủ chất cho mẹ và lợi sữa cho bé.
2.5. Cá chép
Cá chép có thịt ngọt, dễ ăn, có tác dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp để ép sản dịch sau sinh ra ngoài. Cá chép cũng là loại thực phẩm sau sinh ăn gì để nhiều sữa cho mẹ, phù hợp cho mẹ bị mất sữa, ít sữa nhờ vào hàm lượng chất béo và chất đạm dồi dào.
Ngoài ra, món cháo cá chép còn giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh, bổ máu và cải thiện hệ tuần hoàn cơ thể. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý, cá chép chứa hàm lượng calo khá cao, nếu lạm dụng nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe của mẹ.
2.6. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Quả sung
Nếu mẹ còn thắc mắc sau sinh ăn gì để nhiều sữa, quả sung cũng là một sự lựa chọn rất đáng để lưu tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, 49mg canxi, 23mg photpho, 0,4mg sắt và các khoáng chất khác giúp mẹ bổ sung đủ chất và không lo tắc sữa.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu sử dụng lượng quả sung vừa phải, thực phẩm này còn có tác dụng:
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ tiền sản giật nhờ thành phần kali.
Cải thiện tình trạng táo bón và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa nhờ lượng chất xơ.
Có thể cân bằng nồng độ axit trong cơ thể vì quả sung có tính kiềm.
Cải thiện sắc tố da nhờ quả sung chứa hợp chất psoralens.
2.7. Rong biển
Ngoài đạm, rong biển còn dồi dào khoáng chất, sắt, các yếu tố vi lượng cùng nhiều vitamin rất có lợi cho sức khỏe và sẽ không nằm ngoài danh sách sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Rong biển được biết đến như một loại thực phẩm giàu dưỡng chất giúp lợi sữa, bổ máu, bồi bổ cơ thể rất tốt cho người già, người mới ốm dậy, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
Không phải là món ăn quá xa lạ, rong biển được kết hợp và dùng chung với các nguyên liệu khác trong bữa ăn hằng ngày. Nếu mẹ vừa muốn nhiều sữa vừa muốn giảm cân, hãy biến tấu thực đơn với các món từ rong biển.
2.8. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Chuối sứ
Đây là loại chuối thơm ngon dễ ăn, chua ngọt vừa phải, giúp mẹ giải quyết nhanh gọn câu hỏi: Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? Ngoài thịt chuối, các chuyên gia cho biết lớp vỏ mỏng bên ngoài thịt chuối sứ có tác dụng giúp mẹ tăng sữa và giúp sữa về nhiều hơn.
Hàm lượng dinh dưỡng cao vitamin B6, mangan, vitamin C, kali, protein, folate… trong chuối được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao là một loại thực phẩm sau sinh có tác dụng lợi sữa mà không sợ tăng cân.
Tương tự như các loại thực phẩm khác, mẹ không nên ăn chuối quá nhiều lần trong ngày, dễ khiến mẹ bị đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Sau sinh, mẹ chỉ nên ăn 1- 2 quả chuối sứ/ ngày là đủ, mẹ nhé!
2.9. Gạo lứt
Gạo lứt sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn gì để nhiều sữa mà vẫn không béo nhờ vào khả năng cung cấp dồi dào các chất cần thiết nhưng lại chứa ít calo.
Trong gạo lứt chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magie, selen, kali, natri…Tất cả các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp giải độc cơ thể, đào thải độc tố tích tụ dưới da, giúp mẹ sau sinh giảm cân an toàn, đồng thời nguồn sữa cũng về dồi dào hơn. Mẹ sau sinh nên ăn cơm từ gạo lứt thay cho cơm trắng để vừa hấp thụ các chất nhưng lại không quá nhiều calo và tinh bột.
2.10. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Các loại đậu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các loại đậu có một chất hoạt động như estrogen có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú. Giờ đây thì mẹ đã biết sau sinh ăn gì để nhiều sữa với những nguyên liệu hết sức gần gũi như đậu xanh, đậu đen, đậu nành…
Với hàm lượng protein và chất xơ dồi dào, các loại đậu sẽ hỗ trợ mẹ sau sinh cải thiện hệ tiêu hóa, đẹp da và bổ sung năng lượng mà không làm tăng cholesterol trong máu. Từ những món đơn giản thường ngày như sữa đậu nành, cháo đậu xanh, các món đậu hầm, vừa dễ ăn cũng vừa giúp mẹ sau sinh gọi sữa về nhiều hơn.
2.11. Rau má
Sau sinh ăn gì để nhiều sữa mà không tốn quá nhiều công sức tìm kiếm và chế biến? Chắc mẹ sẽ rất bất ngờ khi rau má lại xuất hiện trong danh sách những món ăn mẹ sau sinh không nên bỏ qua. Với những bà mẹ sinh mổ, ăn rau má sau khi sinh còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tại vết thương sinh nở giúp vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh khả năng lợi sữa cho mẹ sau sinh, rau má còn giúp kháng khuẩn, máu huyết lưu thông tốt hơn, mang đến làn da đầy sức sống.
Sinh tố rau má, nước rau má hay canh rau má, mẹ đều có thể dùng hằng ngày với lượng vừa phải. Nếu mẹ bỉm có tiền sử huyết áp thấp, nên cân nhắc ăn ít rau má hơn bằng việc phối hợp xen kẽ các nhóm thực phẩm hồi phục sức khỏe sau sinh.
2.12. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Rau đay
Phụ nữ sau sinh ăn gì để nhiều sữa lại được bổ sung lượng chất sắt cần thiết. Mẹ cũng biết rằng, sau khi sinh bé, cơ thể mẹ bị mất máu nhiều nên rất yếu. Hơn nữa mẹ còn phải cho bé ăn sữa nên cần tới 10mg sắt mỗi ngày, đồng nghĩa với việc sau khi sinh ăn rau đay khoảng 200 – 300mg/ngày sẽ có đủ sắt cho cả mẹ và bé.
Với lượng nước giàu khoáng chất trong rau đay, sữa mẹ sẽ về nhiều hơn và chất lượng dòng sữa cũng cao hơn. Nên mẹ không còn phải lăn tăn vấn đề ăn gì sau sinh để nhiều sữa mà không béo. Mẹ lưu ý, do rau đay có tính hàn và hơi nhớt, nên mẹ chỉ cần ăn lượng vừa đủ, ăn quá nhiều rau đay trong ngày có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy.
2.13. Sữa công thức hoặc sữa đậu nành
Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng việc uống sữa cho con bú, sữa công thức càng tốt, bên cạnh đó, có thể uống sữa đậu nành. Ngoài ra, các chất xơ có trong đậu nành còn giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón, tăng lượng sữa và ổn định nội tiết tố sau sinh. Bên cạnh đó, axit béo linoleic, omega-3 có trong sữa đậu nành giúp mẹ sau sinh tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch.
Mẹ đừng quên sau sinh ăn gì để nhiều sữa nhưng vẫn phải an toàn sức khỏe mẹ và bé. Mẹ không nên ăn cam, quýt trước và sau khi uống sữa đậu nành vì axit sẽ tạo phản ứng với protein gây kết tủa ruột khiến mẹ bị đầy bụng khó tiêu. Đối với các loại sữa nói chung, mẹ nên uống khi còn ấm nóng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2.14. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Quả vú sữa
Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? Quả vú sữa là lựa chọn tuyệt vời nhất bởi chúng không chỉ chứa 1 chất chống oxy hóa nổi tiếng là vitamin C mà còn nhiều chất khác. Vú sữa là loại trái cây thơm ngon và có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách các loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Ngoài ra, vú sữa còn làm giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đầy hơi,… Đối với quả vú sữa, mẹ chỉ nên ăn 1 quả/ ngày đã đảm bảo chất dinh dưỡng và mẹ nên ăn vú sữa cách ngày để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2.15. Quả hồng xiêm
Hồng xiêm chín ăn ngọt, mát lại giàu canxi, sắt và các vitamin quý giá nên được các mẹ yêu thích sử dụng cho mục đích sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Mẹ nên bổ sung hồng xiêm vào thực đơn sau sinh để cung cấp năng lượng phục vụ cho hoạt động sống và cho nhiều sữa mẹ.
Ngoài lợi ích tăng tiết sữa, quả hồng xiêm còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh, có thể kể đến như chống viêm, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, hạn chế trầm cảm sau sinh, nhuận tràng và làm cho làn da căng mịn, hồng hào. Ăn hồng xiêm mỗi ngày không chỉ lợi sữa mà còn giúp sữa đặc và thơm mát hơn, mẹ có thêm năng lượng, hạn chế tình trạng táo bón ở giai đoạn cho con bú.
Một trong những điều mà mẹ nên lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa, đó là phải rửa sạch hoa quả trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé!
3. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Mẹ cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh tìm kiếm những loại thực phẩm sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé:
Ăn nhẹ sau sau 1-2 ngày: Sau khi sinh con, việc bổ sung các chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh, tốt nhất mẹ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà và không nên ăn nhiều món chứa dầu mỡ dễ gây đầy hơi.
Đa dạng hóa thức ăn để cung cấp đủ sữa cho bé: Với các loại thực phẩm lợi sữa nêu trên, mẹ nên kết hợp, biến tấu đa dạng để không gây ngán, chán ăn. Điều này giúp mẹ bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh và gọi sữa về nhanh chóng.
Lựa chọn cách chế biến hợp lý: Mẹ bỉm nên ưu tiên hàng đầu các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh và nấu chín. Vì những cách chế biến này giúp lưu giữ chất dinh dưỡng lại trên món ăn cho các mẹ. Hạn chế tối đa chế biến món ăn với dầu mỡ và lượng nhiệt cao, làm mất đi dưỡng chất của món ăn và gây khó tiêu cho mẹ.
Chia ra nhiều bữa chính và phụ: Để mẹ không phải nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa, mẹ nên ăn thành nhiều lần trong ngày để có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ đa dạng các nguồn thức ăn.
Cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng: Một bữa ăn khoa học phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo (dầu thực vật), chất tinh bột, vitamin, chất xơ, canxi và sắt. Việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, không những giúp mẹ mau hồi phục mà còn lượng sữa về nhiều hơn.
4. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Gợi ý món ăn lợi sữa cho mẹ
Mẹ sau sinh cần bổ sung lượng chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe và tăng lượng sữa mẹ. Đây là những món sau sinh ăn gì để lợi sữa vừa dễ mua, lại còn chế biến đơn giản mà mẹ nên biết:
4.1. Móng giò hầm
Móng giò hầm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ phục hồi nhanh hơn và kích sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ cần ăn ở mức vừa phải, đừng ép bản thân ăn đến mức chán ngán.
Nguyên liệu mẹ cần có:
Móng giò: 1 móng khoảng 600 – 800g
Đu đủ xanh (Không nên chọn quả xanh, non quá, mà bạn nên chọn những quả đu đủ xanh bắt đầu có dấu hiệu chín phần đầu cuống đu đủ là được)
Cà chua: 1 quả
Hành lá, hành tím khô, rau mùi tàu, rau thơm
Gia vị đầy đủ: Nước mắm, mì chính, hạt nêm,…
Cách nấu:
Đầu tiên, móng giò mẹ cạo lông, làm sạch rồi chặt thành miếng nhỏ, trần qua nước sôi để khử bớt mùi hôi của móng giò.
Sau đó mẹ đem cho móng giò vào nồi áp suất + 1 thìa hạt nêm + 1/2 thìa cà phê đường + 1/2 thìa nước mắm + cho nước ngập móng giò, rồi hầm khoảng 15 – 30 phút cho thịt chín mềm, ngấm gia vị là được.
Trong khi đợi móng giò chín nhừ, mẹ sẽ sơ chế đu đủ: Đu đủ xanh gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn. Sau đó mẹ cho đu đủ vào nước muối loãng ngâm khoảng chừng 10 phút thì vớt đu đủ ra rổ, để ráo nước.
Khi móng giò đã chín mềm, mẹ bắt đầu cho đu đủ thái miếng vào đun chung, nêm gia vị cho vừa ăn rồi đun tới khi nào đu đủ chín vừa tới thì thêm cà chua rửa sạch, thái miếng + hành lá rửa sạch, thái nhỏ + rau mùi rửa sạch, thái khúc ngắn vào đảo đều khoảng 1 – 2 phút là xong. Tắt bếp, múc móng giò hầm đu đủ ra bát và ăn khi còn nóng mẹ nhé.
4.2. Canh rong biển
Đây là món ăn giúp mẹ sau sinh nhanh chóng giảm mệt mỏi, phục hồi sức khỏe và nhiều sữa cho con bú. Sẽ bổ dưỡng hơn nếu mẹ nấu canh rong biển với thịt bò bằm.
Nguyên liệu mẹ cần có:
Rong biển khô 100g (có thể tìm mua tại các siêu thị)
Thịt bò tươi 80g
Rượu trắng ( hàn quốc)
Nước tương ( xì dầu hàn quốc)
Tỏi khô
Gia vị: muối, dầu ăn, hạt tiêu xay
Cách nấu:
Sơ chế rong biển: Mẹ đem rong biển khô ngâm với nước lạnh từ 20-30 phút cho rong biển mềm và nở ra, sau đó thái rong biển thành từng khúc 5cm.
Sơ chế thịt bò: Thịt bò mẹ đem thái lát mỏng, ướp với 1 thìa rượu trắng, tiêu, xì dầu, dầu vừng (có thể dùng dầu olive để thay thế). Để 10-15 phút cho thịt thấm gia vị. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ dầu sôi khử thêm ít hành khô cho thơm, cho thịt bò vào xào nhanh trên lửa lớn sao cho bò chín tái là được.
Bò chín tới, mẹ cho rong biển vào xào cùng, thêm nửa thìa dầu vừng, xào thêm 2-3 phút đến khi bò chín thì cho nước vào (nên dùng nước ấm). Nấu với lửa vừa đến khi canh sôi, mẹ lại nêm nếm ít gia vị cho vừa ăn.
Cuối cùng mẹ đun thêm nồi canh trên lửa nhỏ, cho thêm thìa tỏi băm để canh có vị thơm, nấu tiếp đến khi rong biển mềm thì tắt bếp và thưởng thức.
4.3. Cháo vừng đen:
Ăn cháo vừng đen sau sinh vừa giúp mẹ thay đổi khẩu vị, vừa giúp hồi phục sức khỏe lại có thể tăng lượng sữa mẹ.
Nguyên liệu mẹ cần có:
Hạt vừng đen: 3 muỗng
Bột nếp: 3-4 muỗng
Muối: Một nhúm nhỏ
Nước: 200ml
Hạt bí: 100g
Cách nấu:
Đầu tiên, mẹ cho mè đen vào rây hoặc rá con rồi rửa sạch với nước. Làm nóng chảo lên bếp cho mè đen vào chảo dày rang chín, chú ý đảo đều tay khoảng 5-7 phút cho mè đen chín và có mùi thơm.
Khi thấy hạt mè đen chín và nổi lách tách mẹ hạ nhỏ lửa. Sau đó, đảo đều cho tới khi mè chín và có mùi thơm là được.
Tiếp theo mẹ cho mè đen vào nghiền nhỏ cùng với nước, sau đó cho thêm nước vào xay lại lần nữa.
Mẹ cho bột nếp vào nồi rồi đổ nước mè đen vừa xay ở trên vào khuấy đều. Sau đó, mẹ đun sôi hỗn hợp trên với lửa vừa và khuấy đều khoảng 3 phút cho tới khi hỗn hợp sôi đều là được.
Cuối cùng, mẹ cho ít gia vị vào nồi cháo rồi đảo đều. Sau đó, cho cháo ra bát và rắc thêm vài hạt bí đã rang chín là có thể thưởng thức món cháo mè đen khi còn nóng.
4.4. Thịt bò hầm cà chua:
Thịt bò là thực phẩm có hàm lượng vitamin B12, chất đạm rất cao. Do đó, mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi sau sinh và nhiều sữa.
Nguyên liệu mẹ cần có:
Thịt bò: 650 Gr
Cà chua: 2 Trái
Hành tây: 2 Củ
Gừng: 1 Miếng
Ngò tây: 4 Gr
Sốt cà chua: 2 Muỗng canh
Hắc xì dầu: 2 Muỗng canh
Rượu vang: 1 Muỗng canh
Cách nấu:
Rửa sạch thịt ức bò cho hết phần tiết đọng rồi đem cắt thành cục vừa ăn.
Tiếp đến mẹ bắt nồi nhỏ lên bếp, cho thịt bò vào trụng sơ vài phút cùng với chút muối, ít gừng, sau đó vớt ra rửa bằng nước lạnh, cho thịt bò sạch chất bẩn.
Sau đó mẹ bắt nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh bơ hay dầu ăn, đến khi dầu nóng mẹ cho thịt bò vào xào chung với hành tây vài phút. Sau đó cho cà chua, sốt cà chua và các gia vị vào xào thêm vài phút nữa.
Tiếp theo, sau khi đã xào thịt bò với cà chua, mẹ cho nước xương gà hay nước lạnh vào ngập thịt bò, hầm thêm 20 phút. Cuối cùng cho khoai tây và cà rốt vào hầm thêm 10 phút cho khoai tây chín. Sau đó mẹ nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là được.
Sau khi hoàn thành, mẹ cho sản phẩm ra tô, rắc thêm ít hạt tiêu và hành lá được thái nhỏ.
4.5. Canh đu đủ nấu cá quả:
Nếu mẹ quá ngán ngẩm món đu đủ hầm chân giò thì có thể chuyển sang nấu với cá quả cho đổi vị. Món này vừa đỡ ngấy, dễ ăn lại có thể giúp mẹ nhiều sữa và tăng chất lượng sữa hơn rất nhiều.
Nguyên liệu mẹ cần có:
Cá: 1 khúc (dùng phần đuôi, đầu hay khúc giữa tùy thích)
Đu đủ: 1 quả (có thể dùng đu đủ xanh)
Gừng: 10gr
Hành: 10gr
Rượu: 1 thìa canh
Nước: 1500ml
Muối và hạt tiêu: Vừa đủ
Cách nấu:
Đầu tiên mẹ gọt vỏ gừng, thái lát mỏng. Hành nhặt bỏ rễ, cắt khúc vừa ăn. Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng vừa ăn.
Mẹ rửa cá thật sạch, thấm khô, ướp cùng muối, hạt tiêu và rượu khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
Sau đó, mẹ cho hành, gừng và cá vào chiên vàng đều 2 mặt trong chảo dầu nóng.
Đun sôi nước, kế tiếp mẹ thả cá đã chiên vào đun sôi trở lại rồi hạ nhỏ lửa, vớt bọt cho đến khi cá mềm thì cho đu đủ vào đun cùng. Khi canh sôi trở lại, đu đủ đã mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn trước khi tắt bếp. (Nếu dùng đu đủ xanh, thời gian chế biến món ăn của mẹ sẽ lâu hơn)
Cuối cùng, mẹ cho canh cá ra bát, rắc hành hoa, hạt tiêu lên trên, và thưởng thức.
5. Những loại thực phẩm gây mất sữa cho mẹ sau sinh
Bên cạnh việc chọn lọc các loại thực phẩm sau sinh ăn gì để lợi sữa, mẹ cũng rất nên lưu ý những loại thực phẩm sẽ gây mất sữa, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và gián tiếp tác động xấu đến sức khỏe bé yêu.
5.1. Gia vị
Việc sử dụng các loại gia vị với tần suất cao vừa không tốt cho sức khỏe mẹ mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến dòng sữa. Các loại gia vị như ớt, tỏi, hành có thể làm cho sữa có mùi hăng và vị khó chịu, là một trong những nguyên nhân khiến bé chán ăn sữa. Nghiêm trọng hơn, các loại gia vị này có thể gây tổn thương đến dạ dày còn non nớt của bé và khiến bé gặp những triệu chứng lạ sau khi bú.
5.2. Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích là các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và có lượng calo cao mà lại có ít chất dinh dưỡng. Đây là loại thức ăn không thực sự tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với mẹ sau sinh vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ.
5.3. Đồ uống có chứa cafein
Ăn gì để nhiều sữa, uống gì để không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng là vấn đề mẹ không nên bỏ qua. Các đồ uống chứa cafein như cà phê, trà xanh,.. giúp cho mẹ có thể giữ được trạng thái tỉnh táo và giảm căng thẳng khi chăm con. Tuy vậy, các mẹ chỉ nên hạn chế uống để tránh gây hại cho dạ dày của bé khi bú sữa.
5.4. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn vốn mang lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Bởi hệ thần kinh của bé sẽ chịu những tác động xấu khi mẹ uống sản phẩm có cồn. Mẹ nên cẩn thận lưu ý vấn đề này để bảo vệ bé yêu luôn khỏe mạnh.
Đồ uống có gas
Nếu đồ uống có cồn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, thì đồ uống có gas lại ảnh hưởng đến sức đề kháng yếu ớt của con. Hơn nữa, trong đồ uống có gas lại chứa lượng lớn đường có thể gây béo phì hay tiểu đường cho bé khi bú sữa mẹ.
Các thực phẩm ăn kiêng
Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần phải có lượng calo cao hơn bình thường để có thể đủ cho cả mẹ lẫn con. Những thực phẩm ăn kiêng sẽ không nạp đủ các chất dinh dưỡng để mẹ có nhiều sữa cho bé được. Vì thế, mẹ nên ăn uống đủ chất và vận động nhẹ nhàng để không lo kiêng khem mẹ nhé!
Các thực phẩm có vị chua
Các thực phẩm có vị chua gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày của cả mẹ lẫn bé. Hệ tiêu hóa của mẹ sau khi sinh còn rất yếu, mà đồ chua lại chứa nhiều axit rất dễ gây tổn hại đến hệ tiêu hóa. Hơn nữa, mẹ nên biết rằng đồ chua làm mất cân bằng pH và làm cho chất lượng sữa mẹ suy giảm.
Hy vọng Góc của mẹ đã cung cấp các thông tin hữu ích, giúp mẹ không còn băn khoăn về vấn đề sau sinh ăn gì để nhiều sữa nữa. Nếu cần thiết, mẹ hãy ghi chú lại và áp dụng vào thực đơn sau sinh để tăng số lượng cũng như chất lượng dòng sữa cho bé bú nhé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm bắt tất tần tật những thông tin hữu ích cho sức khỏe của mẹ và bé nha!
Tắc tia sữa là một vấn đề thường gặp ở mẹ sau sinh, tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng nắm được cách chữa tắc tia sữa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng chính của con. Dưới đây là 5 cách chữa tắc tia sữa cho mẹ tham khảo, mẹ đọc bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Biểu hiện của tắc tia sữa
Biểu hiện của hiện tượng tắc tia sữa ở mỗi mẹ sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ địa và tình trạng thực tế của mẹ. Nhưng nhìn chung, khi tắc tia sữa, mẹ sẽ gặp phải những vấn đề sau:
Sữa tiết ra ở đầu ngực bắt đầu phân chia thành từng tia sữa nhỏ riêng lẻ. Bầu ngực mẹ dần căng cứng và có cảm giác khó chịu khi sữa bị ách tắc không tiết ra ngoài được hết.
Mẹ cảm nhận được các cục sữa đông cứng lại và thấy hơi cộm lên khi sờ lên vùng ngực.
Ngực mẹ ngày càng trở nên căng cứng và sưng to hơn so với bình thường. Cùng với đó là cảm giác đau tức, thậm chí là nóng đỏ lên.
Một vài trường hợp mẹ sẽ hơi sốt và nếu tình trạng tắc sữa không được giải quyết kịp thời sẽ ngày càng sốt cao hơn.
2. Nguyên nhân của tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa, có thể đến từ cơ thể mẹ hoặc do cách mẹ cho bé bú chưa được đúng. Xác định đúng nguyên nhân là bước đầu tiên giúp mẹ chữa tắc tia sữa hiệu quả đó ạ. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất:
Sữa chưa kịp giải phóng khi mẹ vừa mới sinh con: Khi mẹ vừa sinh, hormone Prolactin bắt đầu hoạt động mạnh. Nếu sữa về sớm mà bé chưa bú được hoặc vẫn còn phải xa mẹ do một nguyên nhân nào đó như bé sinh non, bé phải chiếu đèn do vàng da,…Khi ấy sữa trong ngực không được giải phóng kịp thời gây ứ đọng, tắc sữa.
Cơ địa mẹ tiết được nhiều sữa mà bé không bú kịp: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hầu hết các trường hợp mẹ tắc tia sữa. Sữa thừa là kết quả của việc mẹ cho bé bú không hết sữa trong bầu ngực, sau đó cũng không vắt hay hút sữa ra hết. Sữa cũ tồn đọng lại trong khi sữa mới vẫn tiết ra, điều này lặp lại hàng ngày khiến lượng sữa thừa ngày một nhiều, chúng vón cục và làm tắc các nang sữa hình thành hiện tượng tắc sữa.
Ngực chịu áp lực: Mặc áo ngực quá chật là nguyên nhân khiến ngực bị o ép, khiến các nang sữa không thể giải phóng và dẫn được hết lượng sữa sản xuất ra, khiến mẹ bị tắc sữa.
Không hút hết lượng sữa sản xuất ra khỏi cơ thể mẹ: Khi mẹ ít vắt sữa hoặc hút sữa ra ngoài để làm trống bầu ngực, lượng sữa dư thừa sẽ tích tụ dần, đông đặc gây ra hiện tượng tắc sữa. Ngoài ra lực hút của máy hút sữa yếu cũng khiến sữa trong bầu ngực không được hút hết, dẫn đến tắc tia sữa đó mẹ!
Bé ngậm bắt vú mẹ không đúng cách: Khi bé ngậm vú mẹ sai cách, lực mút sẽ không đủ để mút đủ lượng sữa trong ngực mẹ. Kết quả là bầu ngực mẹ vẫn còn nhiều sữa chưa được giải phóng trong khi bé lại chưa bú no. Sữa thừa cùng lượng sữa mới tiết ra khiến cho bầu ngực mẹ căng cứng, dần dần sẽ dẫn tới hiện tượng tắc sữa.
Mẹ không cho bé bú thường xuyên và đúng cữ: Prolactin vẫn làm nhiệm vụ tiết sữa dù mẹ có cho bé bú thường xuyên hay không. Do đó nếu như không giải phóng lượng sữa trong bầu ngực bằng cách cho bé bú đúng cữ, ngực mẹ vẫn luôn sản sinh sữa mới. Lượng sữa trong bầu ngực quá tải sẽ dẫn tới tắc sữa
Căng thẳng mệt mỏi: Sự căng thẳng làm suy giảm lượng hormone oxytocin – 1 loại hormone kích thích sản sinh sữa. Khi sữa không được bổ sung và giải phóng thường xuyên. Các nang sữa làm nhiệm vụ lưu thông sữa bị ảnh hưởng, từ đó gây tắc tia sữa cho mẹ.
3. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ sau sinh
Có nhiều phương pháp chữa tắc sữa khác nhau. Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn phương pháp chữa tắc sữa phù hợp với từng mức độ tắc sữa cũng như cơ địa của mình mẹ nhé! Dưới đây là các phương pháp chữa tắc sữa hiệu quả theo kinh nghiệm của mẹ bỉm hiện đại ngày nay.
3.1. Chườm ấm
Tác dụng: Chườm ấm là cách tác dụng nhiệt từ túi chườm hoặc khăn ấm (khoảng 40-45 độ C) lên bầu ngực. Bằng cách này, các cục sữa đông trong các nang sữa tan ra, dòng chảy sữa được lưu thông. Đặc biệt, khi kết hợp cùng các động tác massage, phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cho mẹ ngay tức khắc!
Cách thực hiện:
Trước khi cho bé bú: Mẹ chuẩn bị khăn đã nhúng nước ấm với nhiệt độ 40-45 độ đắp lên ngực. Sau đó, mẹ dùng khăn ấm chườm ngực cho đến khi khăn nguội dần. Nếu khăn nguội, mẹ nhúng lại khăn với nước ấm để chườm tiếp và làm liên tục trong khoảng 15-20 phút để thấy được hiệu quả mẹ nhé!
Khi tắm: Mẹ dùng một miếng đệm nóng khoảng 45 độ C hoặc vải ấm đắp lên ngực trong vòng 20 phút. Hoặc mẹ bật nhiệt độ nước trong vòi sen khoảng 40-45 độ C, đứng dưới vòi sen cho nước chảy xuống ngực. Mẹ kết hợp massage nhẹ nhàng theo chiều từ chân ngực ra đầu ti đúng chiều sữa chảy để hiệu quả lưu thông sữa được tốt hơn.
Nếu mẹ tắm trong bồn: Mẹ ngâm mình và toàn bộ bầu ngực ngập trong bồn nước ấm. Trong lúc ngâm mẹ có thể kết hợp massage ngực nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút. Như vậy mẹ vừa cảm thấy thư giãn, vừa giúp ngực giảm căng cứng do tắc sữa đó ạ!
3.2. Massage
Tác dụng: Các động tác massage tác động vào các mô ngực làm mềm ngực, đồng thời tác động lực từ tay lên vùng ngực sẽ khiến các cục sữa đông còn ứ đọng bên trong tan ra. Từ đó dòng chảy sữa được khai thông và giảm tắc sữa. Không chỉ đối với mẹ bị tắc sữa, kể cả mẹ không bị tắc sữa cũng được khuyến khích massage ngực thường xuyên. Thói quen này có tác dụng điều hoà mạch máu giúp mao mạch máu vùng ngực lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về vú như u xơ, áp xe vú…
Cách thực hiện:
Bước 1: Dùng xà phòng diệt khuẩn rửa sạch tay. Vệ sinh bầu ngực bằng khăn khô đa năngđể hạn chế vi khuẩn dính chéo từ tay và ngực mẹ với nhau.
Bước 2: Nhẹ nhàng xoa lên vùng ngực mẹ có cảm giác căng, tức.
Bước 3: Khum tay hình chữ C miết bầu ngực theo chiều từ trong ra ngoài (hướng về phía đầu ti). Dùng lực tay day mạnh lên những vùng ngực bị nổi cộm để ép các cục sữa đông tan ra.
Mẹ thực hiện động tác này bất cứ khi nào có thời gian để tăng hiệu quả lưu thông sữa. Sau khi hết tắc sữa vẫn nên duy trì thói quen này để các nang sữa trong bầu ngực lưu thông tốt hơn, sữa tiết ra đều và nhiều hơn cho bé nhà mình mẹ nhé!
3.3. Làm trống bầu vú
Tác dụng: Làm trống bầu vú là phương pháp hút hết sữa trong bầu ngực, đảm bảo bầu ngực không còn sữa thừa trước khi sữa mới được sản sinh. Phương pháp này giúp giảm đau cho mẹ rõ rệt, ngực bớt nặng nề hơn do không còn căng cứng nữa. Cách làm này cũng làm giảm áp lực của vú khi cương sữa, kích thích sữa được sản sinh ra nhiều hơn, đặc biệt loại bỏ hoàn toàn sữa thừa tồn đọng.
Phương pháp thực hiện:
Thay đổi nhiều tư thế cho bé bú: Mỗi tư thế bú khác nhau, lực hút của bé sẽ tác động lên những tia sữa khác nhau. Vì vậy khi thay đổi các tư thế bú trong cữ bú, việc luân chuyển sữa diễn ra đồng đều ở các tia sữa. Từ đó tránh được tồn dư sữa ở những vùng không được tác động.
Cho bé ngậm bắt vú đúng cách: Khi bé ngậm bắt vú đúng cách, miệng bé ngậm sâu vào bầu ngực mẹ chứ không phải chỉ ngậm vào núm ti mẹ. Lúc này, lượng sữa mỗi cữ bú được nhiều hơn, vừa giúp bé nhanh no hơn, vừa giảm thiểu khả năng sữa còn đọng lại trong ngực mẹ, tăng phản xạ xuống sữa. Nguyên tắc cho bé bú: bú bên sữa bị tắc trước rồi đến bên đỡ tắc hơn và cho bé bú thường xuyên mỗi 2 giờ để dòng sữa được lưu thông đều đặn.
Đẩy sữa ra khỏi bầu ngực bằng tay: Mẹ vừa vắt sữa vừa tác động lực lên những cục sữa đông làm chúng tan ra, vừa làm trống bầu vú mẹ để giải phóng hết sữa còn dư thừa. Cách làm này rất hiệu quả đối với mẹ mới chớm bị tắc tia sữa do những cục sữa đông lúc này chưa quá cứng.
Dùng máy hút sữa: Khi bé bú xong mà sữa vẫn còn trong bầu ngực, mẹ dùng máy để hút hết sữa thừa. Nếu không cho bé bú trực tiếp, mẹ hút hết sữa ở một bên bầu ngực trước khi chuyển sang bên tiếp theo để tránh sữa sót lại. Ngoài ra, mẹ nên chọn máy hút sữa điện có lực hút mạnh để đảm bảo mỗi lần hút sữa sẽ hút được hết sữa trong bầu ngực.
3.4. Điều trị tắc tia sữa hiệu quả bằng phương pháp vật lý
Cách điều trị này dành cho những mẹ bị tắc sữa nặng hơn, cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn với công nghệ hiện đại, không thể thực hiện tại nhà.
Điều trị bằng các phương pháp nhiệt
Tác dụng: Phương pháp này giúp làm giảm đau, tiêu viêm và giúp tái tạo lại các mô bị tổn thương nhanh chóng.
Phương pháp thực hiện: Phần ngực bị tắc sữa sẽ được chiếu tia hồng ngoại trong vòng 30-45 phút. Dưới tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại, các cục sữa đông sẽ tan ra. Đồng thời, tình trạng đau nhức của mẹ cũng giảm đi đáng kể.
Điều trị bằng siêu âm
Tác dụng: Sóng âm có tác dụng đánh tan sữa đông vón cục trong nang sữa, tái tạo các vùng mô bị căng ra do căng sữa.
Phương pháp thực hiện: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm đa tần số kết hợp với xung điện nhẹ, không gây đau đớn và tác dụng vào sâu trong những mô cơ. Mỗi lần điều trị bằng phương pháp này kéo dài 30 phút và chỉ tác động lên vùng bị tắc sữa.
Điều trị bằng laser
Tác dụng: Laser có tác dụng chống viêm giảm đau, đẩy nhanh quá trình tổng hợp collagen để phục hồi các tổ chức mô.
Phương pháp thực hiện: Dùng máy siêu tần Laser chiếu tia hồng ngoại bước sóng ngắn làm tan các cục sữa đông trong ống dẫn sữa bị tắc. Tia hồng ngoại bước sóng ngắn không làm gây tổn thương lên các nang sữa bình thường khác, đảm bảo an toàn cho mẹ. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút và mẹ sẽ thấy hiệu quả ngay lần thứ 2 điều trị.
3.5. Điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian vừa đơn giản, dễ tìm mà lại có thể áp dụng tại nhà vẫn được các mẹ truyền tai nhau để trị tắc sữa. Mẹ có thể tham khảo những bài thuốc như:
Tuy nhiên, các bài thuốc này là những bài thuốc truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tính an toàn. Do đó, mẹ nên cẩn trọng khi áp dụng. Đặc biệt, những bài thuốc trên sẽ không có hiệu quả với những trường hợp bị tắc sữa nặng mẹ nhé!
3.6. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị tắc tia sữa
Để quá trình điều trị tắc sữa có hiệu quả nhanh, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý:
Mẹ tranh thủ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể: Việc chăm con nhỏ luôn là một công việc vất vả, cộng thêm tình trạng tắc sữa sẽ khiến mẹ vừa mệt mỏi vừa đau nhức. Đảm bảo giấc ngủ 8-10 tiếng/ngày là điều cần thiết để mẹ tái tạo năng lượng. Cơ thể mẹ khoẻ mạnh và tinh thần thoải mái sẽ giúp quá trình chữa tắc sữa bớt mệt mỏi, gian nan hơn đó mẹ.
Chế độ ăn uống đầy đủ: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Trong bữa ăn hàng ngày mẹ cần nạp đủ các nhóm chất: chất đạm (từ thịt, cá, trứng, sữa…), tinh bột (gạo, bắp…), chất béo (lạc, bơ, dầu…), vitamin và khoáng chất (đến từ rau củ quả). Ngoài ra, mẹ nhớ uống đủ 2-3 lít nước/ngày để cơ thể được thanh lọc, cũng như cung cấp đủ nước để sản sinh sữa mẹ nhé!
4. Tắc tia sữa gây ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Tắc tia sữa là cơn “ác mộng” không chỉ đối với sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé.
4.1. Ảnh hưởng của tắc tia sữa với mẹ
Mẹ mới tắc tia sữa từ 1-5 ngày
Khi mẹ mới tắc sữa (từ 1-5 ngày đầu) mẹ sẽ thấy ngực sưng lên, căng cứng, nóng và đỏ. Bầu ngực mẹ bắt đầu xuất hiện những cục cứng nổi lên trong vùng ngực, ấn vào thấy đau nhức. Một vài trường hợp có thể kèm theo sốt nhẹ.
Lúc này mẹ sẽ thấy việc cho bé bú bắt đầu gặp khó khăn vì sữa tiết ra ít hơn. Bé bú không đủ sữa dẫn tới hay nhai nghiến hoặc bú lâu làm đầu ti mẹ đau nhức.
Mẹ tắc tia sữa trên 5 ngày
Tắc sữa trên 5 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm được coi là trường hợp tắc sữa nặng. Mẹ có nguy cơ gặp các bệnh về vú như:
Viêm tuyến vú (khi tắc sữa kéo dài 6-7 ngày): Bầu ngực ngày một sưng to và rất đau, phần da ngực bị căng trở nên bóng. Sữa không tiết ra cho dù mẹ nặn hay hút, đầu vú mẹ sẽ sưng to lên rõ rệt
Áp xe vú (thường xảy ra khi mẹ tắc sữa từ 7 ngày trở lên mà không được điều trị): Mẹ đau nhức dữ dội 2 bên ngực. Tuyến vú xuất hiện mủ
Hình thành các dải xơ hoá và u xơ tuyến vú (khả năng này xuất hiện khi mẹ bị tắc sữa quá 7 ngày hoặc lâu hơn): Các khối xơ trong bầu vú hình thành chèn ép vào các ống dẫn sữa gây đau đớn. Mẹ cho bé bú rất khó khăn vì sữa không lưu thông được. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần mặc dù được chữa trị.
Hoại tử tuyến vú khi mẹ tắc sữa với những biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao, người ớn lạnh và tắc sữa trong thời gian dài 7-10 ngày mà không đến bác sĩ để điều trị, khối mủ trong ngực vỡ ra và đi vào máu, máu truyền đến khắp các cơ quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng (đặc biệt đối với gan và thận). Bệnh này phá vỡ những cấu trúc mô trong ngực rất khó phục hồi.
Chính vì những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra được nhắc tới phía trên, mẹ nên tới ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn mẹ nhé!
4.2. Ảnh hưởng đến bé
Nếu như mẹ mới chớm bị tắc sữa, không sốt hoặc sốt dưới 38.5 độ C, bé có thể vẫn bú mẹ bình thường mặc dù việc bú mẹ sẽ trở nên khó khăn vì lượng sữa tiết ra rất ít khiến bé phải bú lâu hơn bình thường.
Nếu như mẹ bị tắc sữa nặng và sốt cao (từ 38.5 độ C trở lên), chất lượng sữa mẹ tiết ra lúc này rất có thể bị ảnh hưởng, bé bú mẹ dễ gặp những biểu hiện rối loạn tiêu hoá như phân bọt, chất xanh, tiêu chảy hoặc sữa có lẫn mủ. Trong trường hợp này, mẹ dừng cho bé bú sữa mẹ mà đổi sang sữa công thức cho bé. Khi nào mẹ chữa khỏi thì mới để bé bú mẹ trở lại nhé!.
5. Lưu ý khi bị tắc tia sữa
Điều trị tắc sữa mất thời gian và cần sự kiên trì. Để sớm thấy được tác dụng trong điều trị tắc sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Dùng khăn nhúng nước ấm hoặc khăn khô đa năng để lau sạch đầu vú, các khe kẽ trên bầu ngực trước và sau khi cho bé bú để đảm bảo sữa bị rớt trong lúc bú mẹ đọng lại ở ngực, sinh ra vi khuẩn.
Sau khi sinh, bé càng bú mẹ sớm mẹ càng giảm được nguy cơ tắc sữa, mẹ hãy cho bé bú ngay khi sữa về, vừa để tránh được tình trạng tắc sữa, vừa không phung phí lượng sữa non quý giá đầu đời của bé mẹ nhé!
Mẹ cho bé bú đều ở cả 2 bên bầu sữa. Sau khi bú hết sữa ở bầu này mới chuyển sang bầu bên kia. Nếu như bé bú ít hoặc bú xong vẫn còn sữa trong bầu ngực, mẹ cần hút hoặc vắt hết sữa thừa ra trước khi cơ thể sản sinh sữa mới.
Massage nhẹ nhàng trước và sau khi cho bé bú: Sữa non có nhiều dinh dưỡng nên rất dễ đặc và gây tắc sữa. Vì vậy, trước và sau khi cho bé bú mẹ nên massage, day nhẹ bầu vú nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút để tránh sữa kết dính, đông đặc và lượng sữa cữ sau cũng dễ dàng lưu thông và về nhiều hơn.
Sử dụng áo ngực thoải mái, rộng rãi: Việc này giúp mẹ tránh được hiện tượng bầu ngực bị o ép gây đau tức, các mao mạch máu khó lưu thông.
Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày: Uống đủ nước giúp cơ thể mẹ có đủ sức khỏe để tiết sữa, các nang sữa nhờ đó cũng được lưu thông thường xuyên và tránh được tình trạng tắc sữa.
Mẹ đảm bảo ngủ đủ 8-10h/ngày cùng chế độ ăn uống đủ chất để duy trì sức khỏe bên trong cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tiết sữa.
Tinh thần lạc quan, thoải mái là rất quan trọng. Hormone prolactin tạo sữa sẽ tiết ra ít hơn khi mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi đó ạ!
Tắc tia sữa là tình trạng không mẹ bỉm nào mong muốn gặp phải. Tuy nhiên việc khắc phục sẽ dễ dàng hơn khi mẹ phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời. Vì thế, mẹ áp dụng những cách chữa tắc tia sữa được khuyên trên bài viết và đồng thời lắng nghe cơ thể mình để kịp thời tới gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nặng mẹ nhé!
Hiện nay, có nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau về cách áp dụng lá trầu không giảm tắc tia sữa. Nhưng mẹ có biết rằng: chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không chỉ là phương pháp dân gian được truyền lại, không an toàn tuyệt đối đâu mẹ. Thực hư ra sao? Mẹ kéo xuống đọc tiếp chia sẻ bên dưới nhé!
1. Tác dụng của lá trầu không với việc chữa tắc tia sữa
Dùng lá trầu không chữa tắc sữa chỉ là một phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả và an toàn của phương pháp này.
Hiện nay, người ta chưa tìm ra tác dụng cụ thể của lá trầu không đối với việc chữa tắc tia sữa. Cụ thể, trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi, trầu không có thành phần và công dụng như:
Thành phần
Công dụng với mẹ sau sinh
Thành phần phenol là: Betel phenol, Chavicol.
Tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, kháng sinh mạnh với các loại vi trùng: tụ cầu, Subtilit, trực trùng Coli.
Eugenol
Giảm lượng cholesterol xấu trong máu
Hoạt chất flavonoid và Terpenes
Tác dụng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người.
Một số ý kiến cho rằng, chiết xuất từ tinh dầu lá trầu không có tác dụng làm nóng, đả thông dòng sữa cho mẹ sau sinh, giảm đau do tắc sữa. Tuy nhiên, do chưa có căn cứ khoa học, mẹ cần thận trọng khi lựa chọn phương pháp này.
2. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không tại nhà
Nếu mẹ vẫn muốn sử dụng lá trầu không để chữa tắc sữa, cách làm dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 4 lá trầu không to bằng bàn tay, không bị sâu
Cách thực hiện:
Bước 1: Hơ lá trầu không trên lửa nóng hoặc bếp điện nóng ở nhiệt độ 150 độ C, tránh hơ quá nóng làm cháy lá trầu không.
Bước 2: Lá trầu không được hơ nóng đem áp vào bầu ngực trong vài phút sẽ lưu thông dòng sữa bị tắc, giảm đau nhức cho mẹ. Khi bớt nóng, mẹ thay bằng lá khác.
Lưu ý: Mẹ không nên áp dụng quá 2 lần/ngày vì việc đắp lá trầu quá mức sẽ gây giảm sữa ở mẹ.
3. Chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không bao lâu có hiệu quả?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng của lá trầu không trong việc chữa tắc sữa. Vì thế, không có câu trả lời chính xác cho băn khoăn này của mẹ.
Thực tế, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào chất lượng lá, cách sử dụng, cơ địa của từng mẹ… Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng, phương pháp này thường có hiệu quả sau 2-3 ngày áp dụng.
4. Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không
Vì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về độ an toàn và hiệu quả, mẹ cần thận trọng khi áp dụng phương pháp này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ:
Tránh việc ngừng cho con bú trong thời gian trị tắc sữa bằng lá trầu không: Duy trì cho con bú thường xuyên để sữa được thay mới liên tục, đẩy các cặn sữa ra ngoài làm giảm tình trạng tắc tia sữa.
Không đắp lá trầu không ướp lạnh với mong muốn giảm đau khi bị tắc sữa: Đắp lá trầu không ướp lạnh lên ngực làm chất béo trong sữa bị đông lại hình thành các cục sữa đông, dòng sữa bị bít tắc sẽ gây đau và căng tức ngực.
Không áp dụng đắp lá trầu không với các trường hợp nặng: Những trường hợp tắc sữa đã trên 3 ngày kèm theo các biểu hiện như: sốt cao, sưng nhức hay mưng mủ… mẹ nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ vì đây có thể là biểu hiện của áp xe vú, viêm vú nguy hiểm.
Ngoài ra, chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không sẽ không an toàn tuyệt đối vì không vô trùng do quá trình lựa chọn và vệ sinh lá của mẹ không làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn trên lá. Vì vậy, mẹ cân nhắc đến các phương án xử lý khác để an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn.
5. Phương pháp chữa tắc tia sữa an toàn, hiệu quả
Nếu mẹ còn e dè với phương pháp đắp lá trầu không, mẹ cân nhắc lựa chọn ngay những phương pháp được khoa học kiểm chứng và các chuyên gia khuyến khích dưới đây.
5.1 Đối với các trường hợp mới tắc
Nếu mẹ mới bị tắc sữa với biểu hiện dưới đây, mẹ có thể áp dụng các cách xử lý tắc sữa tại nhà. Cụ thể:
Mẹ vẫn thấy ngực tiết sữa, tuy nhiên có cảm giác sữa không được “giải phóng” dễ dàng như trước. Tia sữa tiết ra chậm và yếu hơn, trong bầu ngực nổi cục, mẹ cảm thấy căng tức ngực.
Mẹ cảm nhận được có những mảng cứng bất thường xuất hiện khi sờ vào bầu vú
Sữa mẹ bắt đầu tiết ra ít dần, vắt sữa cũng không ra nhiều. Bầu ngực mẹ căng cứng và to hơn bình thường. Càng ngày mẹ càng cảm thấy ngực mình cứng và đau hơn.
Trong một vài trường hợp mẹ thấy sữa tiết ít hơn, kèm theo sốt nhẹ hoặc cảm giác bị vón cục trong bầu ngực.
Áp dụng các cách chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản, hiệu quả dưới đây mẹ nhé!
5.1.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Nhiệt độ từ việc chườm ấm sẽ làm mềm mô vú, giãn nở nang sữa, đánh tan các cục sữa bị đông. Vì vậy, chườm ấm giúp mẹ giảm đau do cương sữa, đả thông dòng sữa tắc, giảm tắc sữa cho mẹ. Mẹ chườm ấm bằng chai nước nóng hoặc dùng khăn ấm chườm ngực.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khăn và nước ấm 45 độ C, nhúng khăn vào nước ấm rồi vắt kiệt.
Bước 2: Đặt khăn ấm đắp lên bầu ngực bị căng tức trong vài phút, kết hợp massage ngực nhẹ nhàng để kích thích tiết sữa.
Bước 3: Dùng tay bóp một ít sữa ra trước có tác dụng giảm căng sữa, làm mềm vú để bé bú tốt hơn.
5.1.2. Massage vùng ngực
Massage ngực đều đặn giúp đánh tan các cục sữa đông, hỗ trợ giảm căng tức do tắc sữa, giãn nở các nang sữa để dòng sữa tắc được lưu thông. Đồng thời mẹ cũng tránh được nguy cơ mắc viêm tuyến vú, áp xe vú, xơ nang tuyến vú…
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mẹ giữ một bàn tay đè ép lên bầu ngực, tay còn lại massage nhẹ nhàng bầu ngực theo vòng tròn để đánh tan các vị trí sữa bị tắc.
Bước 2: Mẹ day mỗi bên ngực khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại, day hướng từ bầu vú vào núm vú. Thời gian massage cho mỗi bên ngực thường khoảng 5-10 phút.
5.1.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
Ngoài các cách kể trên, mẹ tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm lợi sữa để tăng tiết sữa, vừa giảm tắc tia sữa cho mẹ. Các sản phẩm này thường chứa thành phần thiên nhiên lành tính giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng lại kích thích hoạt động tuyến sữa cho mẹ.
Một số sản phẩm uy tín, nổi tiếng trên thị trường như:
Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
Thuốc lợi sữa Pigeon
Thuốc lợi sữa Mabio
…….
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm này, để yên tâm, mẹ hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé!
5.2. Đối với các trường hợp tắc nặng
Các trường hợp mẹ áp dụng chữa tắc sữa bằng lá trầu không không hiệu quả hoặc gặp các biểu hiện nặng sau đây, mẹ đến thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm cho mẹ, ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Mẹ tắc sữa kèm theo sốt cao (trên 38.5 độ C). Sốt có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm trùng vú hay bệnh viêm vú, áp xe…. Cần thận trọng để thăm khám và chữa trị sớm.
Bầu vú sưng to, cứng, bóng, cảm giác nóng, lấy tay sờ vào thấy các cục sữa đông lổn nhổn.
Mẹ cảm thấy trong người mệt mỏi, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, thở khó khăn…
Các dấu hiệu không thuyên giảm sau 3-4 ngày, thậm chí nặng hơn mặc dù đã áp dụng các phương pháp ở trên.
6. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa
Những lưu ý dưới đây giúp mẹ phòng tránh tắc sữa hiệu quả:
Cho bé bú thường xuyên theo nhu cầu (khoảng 2-3h/ lần), bú đều 2 bên, không để cữ bú quá lâu trên 5 giờ. Sữa còn sót lại sau mỗi lần bú, mẹ hãy lấy máy hút hút hết sữa ra ngoài, tránh để sữa bị đọng lại bên trong, tăng nguy cơ tắc tia sữa hơn.
Vệ sinh bầu ti và bầu ngực trước và sau khi cho bé bú bằng khăn khô đa năng ẩm. Bởi nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn và chất bẩn bám trên ti mẹ sẽ đi vào miệng bé cùng với sữa, gây các bệnh về tiêu hoá cho bé.
Mặc áo ngực size rộng rãi, thoải mái để không gây áp lực lên ngực, chèn ép các tia sữa khiến việc dẫn sữa khó khăn hơn. Mẹ ưu tiên chọn loại co giãn tốt như cotton, bamboo…
Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể sản xuất sữa tốt, đồng thời tạo áp lực đẩy những cục sữa tắc ra ngoài.
Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga… vừa hỗ trợ sản xuất sữa, vừa ngừa nguy cơ tắc sữa sau sinh.
Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất. Tâm lý căng thẳng, stress… khiến mẹ rất bị tắc tia sữa sau sinh đó ạ.
Những bài thuốc dân gian được truyền miệng, bao gồm cả chữa tắc tia sữa bằng lá trầu khôngđều có hiệu quả nhất định ở một mức độ nào đó. Mẹ đừng nên phụ thuộc vào phương pháp này nhiều quá bởi chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về hiệu quả và độ an toàn đâu ạ. Hãy ưu tiên chọn các phương pháp an toàn và khoa học như chườm ấm, massage… mẹ nhé!
Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.
Cúng đầy tháng bé gái miền Bắc mẹ cần chuẩn bị lễ vật gì, nghi thức cúng như thế nào và cần lưu ý điều gì? Góc của mẹ sẽ giải đáp những câu hỏi này ngay dưới đây.
1. Vì sao phải cúng đầy tháng bé gái miền Bắc?
Vì sao phải cúng đầy tháng bé gái miền Bắc là mối quan tâm chung của rất nhiều mẹ hiện đại. Nghi lễ này có thực sự quan trọng không? Nó có ý nghĩa như thế nào? Có nhiều nguyên nhân để mẹ không thể bỏ qua lễ cũng này đâu nhé!
Đầy tháng là thời điểm thích hợp khi bé đã đủ cứng cáp để mẹ giới thiệu với mọi thành viên trong gia đình. Đây cũng là dịp đểi mọi người chúc mừng gia đình mình có thêm thành viên mới.
Theo phong tục tập quán xưa, lễ đầy tháng là nghi lễ tạ ơn 12 bà mụ và 3 Đức ông đã nhào nặn bé thành hình. Đây cũng là lễ cầu mong 12 bà mụ và 3 Đức ông sẽ tiếp tục ở bên che chở, bảo vệ bé bình an.
Lễ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc là nghi lễ tạ ơn trời đất đã sinh ra bé, đưa bé đến với thế giới này, trở thành thành viên của đại gia đình mình.
Bên cạnh đó, đầy tháng là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên giai đoạn này làn da bé vẫn vô cùng nhạy cảm. Mẹ hãy chọn cho bé sản phẩm an toàn, lành tính nhé! Tã giấy Mamamy Ultraflow sử dụng bông tự nhiên nhập khẩu Canada siêu thấm hút 1,5 lần, chống trào ngược cho bé thoải mái cả ngày dài, không bị hăm ngứa, mẩn đỏ khó chịu. Mẹ tham khảo Tã dán cho bé 1 tháng tuổicủa MMM nhé!
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Tính ngày, giờ cúng đầy tháng của bé gái miền Bắc
Trong nghi lễ cúng bái, việc chọn ngày, chọn giờ là quan trọng nhất. Mẹ tham khảo cách chọn ngày, chọn giờ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc như sau:
Đối với ngày cúng: Theo phong tục, phần lớn các gia định chọn cúng ngày âm, tuy nhiên hiện nay ngày dương cũng được lựa chọn để cúng đầy tháng. Do vậy, tùy theo quan điểm của gia đình mình, mẹ chọn cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc ngày âm hay dương đều được nhé.
Đối với giờ cúng: Mẹ hãy chọn giờ phù hợp với ngày sinh của bé theo cách tính dưới đây (lưu ý ngày sinh tính theo âm lịch):
Tuổi Tý nên chọn cúng giờ Ngọ
Tuổi Sửu chọn cúng giờ Tý
Tuổi Dần chọn cúng giờ Sửu và giờ Mùi
Tuổi Mão chọn cúng giờ Thìn và giờ Tuất
Tuổi Thìn chọn cúng giờ Hợi
Tuổi Tỵ chọn cúng giờ Dậu
Tuổi Ngọ chọn cúng giờ Thân
Tuổi Mùi chọn cúng giờ Tý
Tuổi Thân chọn cúng giờ Mão
Tuổi Dậu chọn cúng giờ Dần
Tuổi Tuất chọn cúng giờ Hợi
Tuổi Hợi chọn cúng giờ Tỵ
Lễ cúng thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều muộn – thời gian đất trời giao thoa hòa hợp thể hiện sự tốt lành, thuận lợi.
3. Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng của bé gái miền Bắc
3.1. Mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc
Phong tục cúng đầy tháng bé gái miền Bắc mỗi địa phương khác nhau, có nơi phân chia thành mâm cúng chay và mâm cúng mặn riêng, có nơi phân chia mâm cúng Đức Bà riêng và mâm cúng Đức Ông riêng. Nhìn chung, mâm cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc sẽ gồm những lễ vật như sau:
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả là dứa, cam, chuối, táo và xoài. Tuy nhiên, loại quả có thể thay đổi theo phong tục địa phương.
Hoa tươi: Hoa cát tường được lựa chọn nhiều nhất vì nó mang ý nghĩa cát tường, may máy, thuận lợi. Mẹ hãy cúng hoa tươi để tỏ lòng thành kính với Đức Ông, Đức Bà, tuyệt đối không dùng hoa giả.
1 bộ nến nhang
15 cây đèn cầy
1 phần gạo tẻ
1 phần muối trắng
12 chén nước lọc
12 chén rượu
13 phần trầu cau têm hình cánh phượng
Tiền vàng mã
Thịt lợn: Mẹ có thể lựa chọn thịt lợn quay hoặc thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ luộc
12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn
12 đĩa bánh kẹo
12 bát chè trôi nước
Giấy cúng đầy tháng gồm mâm hài và đồ cho Bà Mụ, Bà Chúa.
3.2. Bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn miền Bắc
Sau khi chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc, mẹ sắp xếp mâm cúng theo hướng dẫn dưới đây:
Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “đông bình tây quả”, nghĩa là phía Đông đặt bình hoa, phía Tây đặt mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả và bình hóa được sắp xếp cân đối trên mâm cúng.
Mâm cúng Đức Ông và mâm cúng Đức Bà được bày riêng, hai mâm cúng cách nhau 10cm, theo đó:
Mâm cúng 3 Đức Ông gồm gà luộc chéo cánh, 3 bát cháo, thịt quay, mâm ngũ quả, hoa tươi…
Mâm cúng 12 vị tiên nương gồm 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn. 12 bát chè + 1 bát chè lớn, 1 con gà trống luộc, 1 mâm ngũ quả, bộ tam sên, bánh hỏi hoặc một số loại bánh đóng gói sẵn, 1 bình hoa tươi, 1 bộ đồ hình thế ghi tên, ngày tháng năm sinh, nhang đèn, trầu cau.
4. Bài cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc
Mẹ không thể bỏ qua bước đọc bài cúng đầy tháng bé gái miền Bắc này. Những câu từ trong bài cúng nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn Đức Bà và Đức Ông đã nhào nặn nên hình hài bé hoàn chỉnh, khỏe mạnh. Nội dung bài cúng như sau:
Con kính lạy
Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày… tháng…. năm…. Vợ chồng con là… sinh được con gái đặt tên là …
Chúng con ngụ tại:…
Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là… sinh ngày… được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.
Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đính lễ cúng mụ đầy tháng cho con gái, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật.
5. Tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc
Nghi thức thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc được thực hiện như sau:
Đầu tiên, mẹ bày biện tất cả các lễ vật lên bàn theo hướng dẫn ở phần trên. Mẹ đặt mâm cúng trong gian thờ, giữa nhà hoặc đặt trong phòng của bé đều được.
Sau đó, một người đại điện sẽ cho bé thắp hương và đọc to bài văn khấn. Khi hương tàn, mang vàng mã đi đốt.
Tiếp theo đến nghi thức bắt miếng cho bé. Một người sẽ bế bé trên tay, tay kia cầm nhánh hoa (hoa lê trang hoặc hoa điệp) đưa qua đưa lại bên miệng bé và đọc lời răn dạy: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”.
Cuối cùng là nghi thức đặt tên cho bé. Sau khi nói tên bé, ba mẹ gieo 2 đồng tiền cổ vào chiếc đĩa. Nếu 1 úp 1 ngửa, cái tên này được ông bà tổ tiên đồng ý, nếu hai đồng cùng úp hoặc cùng ngửa thì cha mẹ phải gieo lại. Trường hợp gieo đến lần thứ 3 vẫn ra đồng dạng như vậy, ba mẹ cần chọn tên khác cho bé.
6. Sự khác biệt trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái giữa các vùng, miền
Mỗi vùng miền có lễ vật và cách chuẩn bị nghi thức khác nhau. Với lễ cúng đầy tháng bé gái Bắc, có sự khác biệt với miền Trung và miền Nam như sau:
Về xôi cúng: Miền Bắc sẽ thường chọn xôi vò, miền Trung chọn xôi đậu xanh hay xôi gấc, miền Nam chọn xôi gấc.
Về bộ tam sên: Miền Bắc thường luộc chín các lễ vật trong bộ tam sên, miền Trung và Nam lại để sống.
Về lễ mặn: Miền Bắc và miền Trung chọn gà trống luộc (miền Trung có thể cúng gà mái), miền Nam chọn cúng thịt quay, gà luộc hoặc vịt luộc.
Trên đây là những điều mẹ cần chuẩn bị khi thực hiện cúng đầy tháng bé gái miền Bắc. Những nghi thức này đã đơn giản hơn trước kia rất nhiều nên mẹ hãy cố gắng chuẩn bị thật đầy đủ, đừng lược bớt lễ vật hay bước thực hiện nào cả mẹ nhé!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến các bài viết dưới đây:
Mỗi vùng miền, địa phương có phong tục cúng thôi nôi khác nhau. Trong việc chọn cúng thôi nôi mấy giờ, có nơi rất khắt khe, có nơi lại không cần xem giờ gì cả. Nếu mẹ muốn chọn giờ cúng thôi nôi cho bé, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây.
1. Cúng thôi nôi cho bé vào lúc mấy giờ?
Chọn cúng thôi nôi mấy giờ ở mỗi địa phương khác nhau. Có nơi dựa vào ngày sinh, giờ sinh, có nơi cần cúng trước 12 giờ trưa, có nơi không cần chọn giờ chỉ cần đúng ngày là được.
1.1. Cúng thôi nôi trước 12 giờ trưa
Với quan điểm này, việc cúng thôi nôi vào mấy giờ không quan trọng. Mẹ chỉ cần chọn giờ cúng khoảng 9 – 12 giờ khi thời tiết mát mẻ và mọi người đều có thể tham gia là được.
Mặt khác, chọn khung giờ này thì sau khi làm lễ cũng xong tất cả thành viên trong gia đình co thể quây quần bên nhau xem bé chọn đồ vật và ăn cơm trưa luôn. Đây là cách chọn giờ cúng thôi nôi cho bé được nhiều gia đình lựa chọn vì không quá gò bó thời gian.
1.2. Cúng thôi nôi theo giờ, ngày sinh của bé
Đây là cách tính cúng thôi nôi mấy giờ dựa vào tam hợp và tứ hành xung của giờ sinh của bé. Theo đó, 12 con giáp được ghép thành các nhóm 3 và 4 khác nhau, nhóm 3 là tam hợp gồm 3 con giáp có nét tính cách giống nhau, nhóm 4 là tứ hành xung gồm 4 con giáp có quan hệ xung khắc với nhau.
Để tính giờ cúng thôi nôi cho bé theo cách này, mẹ dựa vào hình dưới đây:
Mẹ dễ dàng tính được cúng thôi nôi cho bé mấy giờ qua ví dụ đơn giản như sau:
Bé tuổi Tuất có tam hợp là Tuất – Dần – Ngọ, nghĩa là mẹ nên chọn 3 giờ Tuất, giờ Dần, giờ Ngọ để cúng thôi nôi cho bé.
Bé tuổi Tuất có tứ hành xung là Tuất – Thìn – Mùi – Sửu, nghĩa là mẹ nên tránh cúng thôi nôi cho bé vào giờ Thìn, giờ Mùi và giờ Sửu.
Cách tính giờ theo 12 con giáp như hình dưới đây:
Tên
Thời gian
Ý nghĩa
Tỷ
Từ 23h đến 1h
Là lúc chuột hoạt động mạnh.
Sửu
Từ 1h đến 3h
Là lúc trâu đang nhai lại và chuẩn bị đi cày.
Dần
Từ 3h đến 5h
Lúc hổ hung dữ nhất.
Mão
Từ 5h đến 7h
Lúc trăng còn chiếu sáng (tại một số nước khác gọi con giáp này là thỏ, mà lúc trăng sáng được ví như thỏ ngọc)
Thìn
Từ 7h đến 9h
Là lúc rồng quây mưa – Quần long hành vũ. Tuy nhiên rồng không có thực, chỉ là con vật đó do người xưa tưởng tượng ra.
Tỵ
Từ 9h đến 11h
Là lúc rắn không gây hại đến người.
Ngọ
Từ 11h đến 13h
Lúc ngựa có dương tính cao.
Mùi
Từ 13h đến 15h
Là lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cỏ mọc trở lại.
Thân
Từ 15h đến 17h
Là lúc khỉ thích hú.
Dậu
Từ 17h đến 19h
Là lúc gà lên chuồng.
Tuất
Từ 19h đến 21h
Là lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.
Hợi
Từ 21h đến 23h
Là lúc lợn ngủ say nhất.
Hiện nay ít gia đình chọn tính giờ cúng thôi nôi cho bé theo cách này. Nếu ban đầu họ xác định chọn giờ cúng theo tuổi, phần lớn họ sẽ mời thầy xem để chính xác nhất.
1.3. Cúng thôi nôi bất kỳ giờ nào đều được, chỉ cần đúng ngày
Xã hội phát triển, ai cũng bận rộn, cũng có công việc riêng, mọi người không quá khắt khe việc chọn giờ cúng thôi nôi như trước nữa. Với cách tính này, chỉ cần đúng trong 1 năm ngày sinh bé, còn giờ bất kỳ đều được. Nếu mẹ con băn khoăn không biết cúng thôi nôi tầm mấy giờ, mẹ chỉ cần cúng đúng ngày, còn giờ phù hợp để mọi người tham gia đông đủ là được.
2. Những lưu ý dành cho mẹ khi chuẩn bị cúng thôi nôi cho bé
Bên cạnh việc cúng thôi nôi mấy giờ, khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:
Lễ vật phải đầy đủ: Mỗi vùng miền địa phương sẽ quy định vật cúng khác nhau, tuy nhiên dù ở đâu mẹ cũng phải chuẩn bị đủ 4 mâm cúng gồm có mâm cúng Thần tài – Thổ địa, mâm cúng Ông Táo, mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, mâm cúng Đức Phật và Tổ Tiên.
Hoa cúng phải chọn hoa tươi: Mẹ hãy chọn hoa tươi đặt trên mâm cúng để thể hiện sự tôn kính đối với Thần Phật và Tổ Tiên, tuyệt đối không dùng hoa giả. Hoa Cát Tường được nhiều gia đình lựa chọn nhất vì nó mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.
Phải chuẩn bị mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả thể hiện sự đủ đầy, mỗi quả tượng trưng cho một ý nghĩa tốt đẹp, là mong muốn của mẹ dành cho bé. Vậy nên, mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả nhé, đừng thiếu quả nào.
Chọn chè cúng phù hợp: Với bé gái, mẹ hãy cúng chè trôi nước, nó tượng trưng cho ngoại hình trắng trẻo, xinh đẹp, cuộc đời trôi chảy, bình an. Với bé trai, mẹ hãy cúng chè đậu trắng, nó tượng trưng cho đỗ đạt, thành công, công danh sáng lạng.
In văn khấn ra giấy cho dễ đọc: Văn khấn cúng thôi nôi khá dài, mẹ nên in hoặc viết ra giấy cầm đọc cho khỏi quên nhé!
Bài cúng thôi nôi như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
3. Những lễ vật cần có cho mâm cúng thôi nôi
Cuối cùng, mẹ đừng quá lo việc cúng thôi nôi mấy giờ mà quên chuẩn bị mâm cúng nhé! Tùy theo mỗi địa phương và điều kiện mỗi gia đình mà có lễ vật khác nhau. Thông thường mâm cúng gồm những lễ vặt cơ bản như sau:
Đối với 3 mâm cúng Thần tài – Thổ địa, mâm cúng Ông Táo và mâm cúng Đức Phật Tổ Tiên gồm có: 1 mâm ngũ quả; 1 chén chè trôi nước hoặc chè đậu trắng; 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc; 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua (không chọn con sứt mẻ, gãy càng); 3 lý nước; bình hoa và hương (nhang).
Đối với mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, vì là mâm cúng chính nên gồm nhiều lễ vật hơn như sau:
1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận. Gà phải được bày lên đĩa thật cẩn thận, tư thế đầu ngẩng cao, không bị ngả nghiêng sang bên nào.
Chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng. Mẹ nên chuẩn bị 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm dân gian, Bà Mụ thích dùng đũa này.
Như vậy, có nhiều cách tính cúng thôi nôi mấy giờ tùy theo quan niệm mỗi vùng miền và mỗi gia đình, mẹ hãy chọn cách tính phù hợp nhất. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng để cầu cho bé nhiều sức khỏe, bình an, may mắn trong cuộc đời, tuyệt đối không nên thiếu món nào mẹ nhé!
Cúng thôi nôi miền Trung cho bé trai gái gồm những gì? Đơn giản hay tiết kiệm là 1 thắc mắc muôn đời mà mẹ mới có con đầu lòng luôn nghĩ trong tâm trí. Vì vậy, Góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ tất tần tật và đầy đủ lễ vật vào ngày bé tròn 1 năm tuổi mẹ nhé!
1. Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi miền Trung cho bé
Cúng thôi nôi là một tiệc lễ sinh nhật đầu tiên của cuộc đời bé, nên nó rất quan trọng với bé. Tổ chức lễ thôi nôi cho bé là cầu mong và báo cáo với ông bà, tổ tiên mang đến cho bé những điều tốt đẹp và thể hiện niềm tin của mẹ về một tương lai tươi sáng của bé.
Ngày xưa, ông bà có quan niệm rằng, mỗi đứa bé khoẻ mạnh ra đời là công lao rất lớn của Bà Mụ có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Vì vậy, cúng thôi nôi cho bé như một lời cảm ơn đến Bà Mụ, Đức Ông, chư thần đã che chở cho bé được chào đời. Đây là một phong tục tín ngưỡng truyền thống tâm linh của người Việt Nam. Vì vậy, tùy theo mỗi vùng, việc cúng kính ở mỗi miền khác nhau, cúng thôi nôi miền Trung khác miền Bắc và Nam.
Sau khi ăn mừng tiệc thôi nôi, thì bé đã có tuổi cho mình rồi, nên mẹ hãy chọn cho bé sản phẩm tã dán cho bé 1 tuổi phù hợp cho bé giấc ngủ thật ngon và thoải mái nhé!
2. Thời gian cúng thôi nôi cho bé miền Trung
2.1. Chọn ngày cúng thôi nôi
Cúng thôi nôi miền Trung nên chọn ngày âm hay ngày dương? Theo đúng truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam, việc chọn ngày để chuẩn bị thôi nôi cho bé đều được tính theo ngày âm. Bên cạnh đó, một nước phong tục nông nghiệp đang phát triển như nước ta, lấy mặt trăng để làm lịch và xem giờ. Chính vì vậy, từ đời xưa âm lịch được chọn để tính xác định mốc thời gian trong năm và chúng ta theo lịch âm để làm thôi nôi cho bé, mẹ nên duy trì truyền thống riêng của dân tộc mình nhé.
Ví dụ: Bé trai sinh ngày 16/3 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 15/3 âm lịch. Nếu như bé trai sinh vào năm nhuận thì cách tính ngày cúng thôi nôi sẽ lùi lại một tháng.
Còn với bé gái sinh vào ngày 15/1 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi của bé sẽ là ngày 13/1 âm lịch năm sau. Nếu bé gái sinh vào năm nhuận thì cách tính ngày thôi nôi cũng tương tự như bé trai. Sẽ lùi lại một tháng, và tính bằng ngày âm.
2.2. Chọn giờ cúng thôi nôi
Cúng thôi nôi miền trung nên chọn giờ nào là tốt nhất? Hiện nay có nhiều quan điểm về việc chọn lựa giờ cúng thôi nôi nói riêng và cúng mụ nói chung. Tuy nhiên, phải tùy theo quan điểm của từng vùng miền, cách thức lựa chọn ngày giờ cúng cũng khác nhau.
Cúng thôi nôi miền trung trước 12 giờ trưa: Cúng trong buổi sáng từ 9 giờ đến trước 12 giờ trưa là được. Không quan trọng là giờ nào, miễn là buổi sáng mát mẻ và thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Sau khi cúng xong và làm các thủ tục, cả gia đình cùng quây quần bên nhau để ăn uống và chúc mừng bé.
Cúng theo giờ, ngày sinh của bé: Cách cúng này thì dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính. Cụ thể là 12 con giáp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 con giáp có nét tính cách tương đồng, liên quan tới nhau được gọi là tam hợp. Ví dụ: bé sinh vào 26/09/2021 (dương lịch) thì ngày âm lịch là ngày 20 tháng 8 năm Tân Sửu (âm lịch). Với tuổi Sửu thì tam hợp có Tỵ – Dậu – Sửu còn tứ hành xung có Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. Dựa vào tam hợp và tứ hành xung, mẹ nên tổ chức lễ cúng thôi nôi tốt nhất vào các giờ Tỵ – Dậu – Sửu. Đặc biệt tránh vào giờ tứ hành xung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
3. Chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé miền Trung
Đất nước ta có nhiều dân tộc, phong tục tập quán cũng khác nhau tùy theo những dân tộc. Bên cạnh những nét tương đồng thì mỗi lễ cúng ở ba miền đều sẽ mang những nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, cúng thôi nôi miền Trung khác với cúng thôi nôi ở miền Bắc và Nam cụ thể như sau:
Mâm cúng thôi nôi miền Trung: Thông thường, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ 3 mâm cúng:
Mâm cúng 12 bà mụ và đức ông
Mâm cúng ông công ông táo
Mâm cúng thần tài và thổ địa
3.1. Mâm cúng ông Thần Tài, Thổ Địa và Ông Táo
1 Đĩa trái cây (gồm ngũ quả)
1 bát chè (chè trôi nước cho bé gái và chè đậu trắng cho bé trai)
1 đĩa xôi (xôi gấc ép khuôn)
1 đĩa tam sên ( gồm: thịt heo luộc, tôm và trứng luộc. Hoặc mẹ có thể thay tam sên bằng đĩa cua luộc).
3 ly nước, hương (nhang) và hoa.
3.2. Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông
1 gà luộc nguyên con (cần tạo thế đẹp, để đầu ngẩng lên trên)
1 đĩa trái cây ngũ quả
12 bát xôi (cúng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh đều được)
1 chén rượu trắng, 1 bình hoa tươi và 3 cây nhang cúng 2 cây đèn cầy cúng sao.
12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau
1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi gồm: 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé. Với 12 đôi hài xanh, váy áo xanh và trầu cánh phượng.
Ngoài ra cần có thêm chén, muỗng và đũa (nên có một đôi đũa hoa vì theo như quan niệm dân gian, Bà Mụ rất thích đôi đũa như vậy).
4. Cần lưu ý gì khi chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé miền Trung
4.1. Đầy đủ lễ vật
Đầu tiên, lễ vật là thứ quan trọng nhất trong lễ cúng thôi nôi miền trung. Mẹ phải có sự chuẩn bị mâm cúng thôi nôi thật đầy đủ lễ vật cho bé. Có rất nhiều món đồ lặt vặt mà mẹ thường hay bỏ sót. Vì vậy, mẹ cần ghi ra giấy để kỹ lưỡng và chu đáo hơn trong khâu chuẩn bị lễ vật.
Bên cạnh đó, lễ cúng thôi nôi chỉ là hình thức thôi, nhưng nhằm cảm ơn Bà Mụ, Đức Ông là điều chính và quan trọng. Tuy nhiên, mẹ đừng quên mâm cúng cho tổ tiên, ông bà để báo cáo và cầu mong sự bình an đến bé nhà mình nhé. Có thể làm đơn giản, nhưng tuyệt đối không nên quá sơ sài hoặc là cho có.
4.2. Chọn ngày giờ hoàng đạo
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, mẹ nên xem ngày và chọn giờ hoàng đạo tốt để tiến hành lễ cúng thôi nôi miền Trung nhé. Không phải là giờ nào cũng đẹp để thực hiện nghi lễ cho bé, mẹ nên tránh những giờ xấu hoặc những giờ khắc. Vì có thể ảnh hưởng đến sự may mắn và cuộc sống sau này của bé sẽ không được thuận lợi.
4.3. Chuẩn bị văn khấn
Bài văn khấn là một yếu tố không kém phần quan trọng trong lễ cúng thôi nôi miền Trung. Việc cúng bái thì không thể thiếu văn khấn trong bất kỳ nghi lễ nào. Mẹ nên chuẩn bị học thuộc hay ghi ra giấy để đọc, mẹ phải đọc với tấm lòng chân thành và thành tâm, kính cẩn nhé. Như vậy mới có thể cầu mong được những điều tốt đẹp sẽ đến với bé yêu.
5. Bài cúng thôi nôi cho bé miền Trung
Bên cạnh những về vật mà mẹ đã chuẩn bị, thì bài văn khấn là điều không thể thiếu. Văn khấn là điều mẹ không thể bỏ qua được, vì đây là một yếu tố rất quan trọng. Mẹ cần chuẩn bị chu đáo và cẩn thận để kính dâng lên ơn trên.
5.1. Văn khấn cúng đức ông và 12 bà mụ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Sau khi đã khấn xong thì mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Tiếp theo, gia đình mang vàng mã, bộ đồ hoặc váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các bộ đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước. Cuối cùng tất cả mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).
5.2. Văn khấn đất đai diên địa, thổ công thổ
“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.
Bài khấn đọc trước mâm cúng thôi nôi Thành hoàng bổn cảnh và Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng cũng cùng với nội dung như trên.
Trên đây, là những thông tin bổ ích và đầy đủ về lễ cúng thôi nôi miền Trung dành cho mẹ. Hy vọng sẽ không khiến mẹ lo lắng về vấn đề lễ cúng thôi nôi nữa. Chúc mẹ và bé luôn bình an và hạnh phúc trong cuộc sống!
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ ở đầu như: Vệ sinh da đầu sai cách, kích ứng, dị ứng hoặc trẻ bị nhiễm bệnh lý da liễu,… Đa số các trường hợp không nguy hiểm, nhưng lại khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, rụng tóc,… Mẹ đọc bài viết dưới đây để hiểu da con và biết cách chăm sóc phù hợp nhé!
1. Lý do khiến trẻ bị mẩn đỏ ở đầu
Bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ quan sát kỹ các biểu hiện của bé, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp nhé.
1 – Nấm da đầu: Nấm da đầu do các chủng nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra, thường gặp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người đang bị nấm, dùng chung quần áo, khăn, gối, ga trải giường, lược,… với người mắc.
Các nốt mẩn do nấm da đầu thường mọc thành từng đám, mảng hình tròn, có vảy trắng như gàu. Vùng bị mẩn thường ngứa dữ dội, mềm và sưng hơn so với vùng da khác. Ngoài ra, bé có thể có mụn nước, rụng tóc, bong tróc,…
2 – Viêm da tiết bã nhờn: Bé bị viêm da tiết bã nhờn ở đầu, dân gian còn gọi là “cứt trâu” do việc tăng tiết dầu nhờn quá mức gây bít tắc lỗ chân lông. Vấn đề này chủ yếu gặp ở bé sơ sinh và bé dưới 1 tuổi. Khi bé bị viêm da tiết bã, mẹ sẽ thấy đầu bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ, da đầu nhờn, dính, có nhiều vảy trắng hoặc vàng, có thể gây ngứa hoặc không.
3 – Dị ứng: Các tác nhân dị ứng khiến bé nổi mẩn đỏ ở đầu như:
Hoá chất: Các sản phẩm tắm gội, dưỡng tóc kém chất lượng chứa hóa chất như Paraben, Phthalate, Phenoxyethanol, Triclosan,… làm da đầu bé bị kích ứng.
Thức ăn: Một số thực phẩm giàu protein có thể làm bé bị dị ứng như sữa bò, hải sản, trứng, lạc,…
Thời tiết: Khi thời tiết hanh khô hoặc thay đổi đột ngột làm cho cơ thể của bé không thích ứng kịp, dễ có phản ứng quá mức gây dị ứng.
Các vết mẩn do dị ứng thường dày, đỏ, li ti và gây ngứa rát. Ngoài ra, có thể xuất hiện triệu chứng như da khô, ửng đỏ, tróc vảy, sốt nhẹ (38 độ C), chán ăn, mất tập trung,…
4 – Rôm sảy: Rôm sảy là vấn đề về da thường gặp, nhất là vào mùa hè. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi kết hợp với bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông, nổi mẩn đỏ. Rôm sảy có thể mọc ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu ở những vị trí tiết nhiều mồ hôi như đầu, cổ, nách, lưng, ngực,… với biểu hiện: Nốt mẩn li ti mọc thành đám, hồng hoặc hơi đỏ, có thể xuất hiệncó mụn nước xen lẫn vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu…
5 – Vảy nến da đầu: Vảy nến da đầu được xác định do di truyền từ người thân trong gia đình, rối loạn hệ miễn dịch hoặc do môi trường ô nhiễm. Biểu hiện thường là các mảng vảy, mảng bám màu trắng hoặc vàng, đỏ và bong tróc. Vảy nến da đầu hay đi kèm với các triệu chứng ngứa, rát, rụng tóc.
6 – Bé bị phát ban đỏ: Phát ban gây mẩn đỏ trên da thường do các dị nguyên như các chất hóa học trong tã hoặc quần áo, phấn hoa, lông động vật, hoặc do côn trùng cắn (muỗi, bọ chét, ve rận,…). Các nốt mẩn có màu đỏ, có thể có viền màu trắng bao quanh, mật độ thường dày, tập trung thành mảng hay đám. Vùng da bị phát ban có thể bị sưng, ngứa rát da, sốt nhẹ (38 độ C),…
2. Cách xử lý vấn đề trẻ bị mẩn đỏ ở đầu
Với từng nguyên nhân sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Mẹ theo dõi để biết cách chăm bé nhà mình nhé!
2.1. Bé bị nấm da đầu
Khi bé bị nấm da đầu, mẹ cho bé đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc nấm đầu phù hợp. Cùng với đó, mẹ chú ý:
Gội sạch đầu bé hằng ngày bằng nước ấm và sản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh có thành phần thiên nhiên, lành tính. Đặc biệt, khi bé bị nấm đầu, mẹ ưu tiên chọn dầu/bọt tắm gội có chứa các thành phần dưỡng ẩm như inca inchi, tinh dầu bưởi để phục hồi da nhanh hơn. Tránh xa các loại tắm gội có thành phần hóa học: Phthalate, paraben, triclosan, Fluoride, Polylene Glycol, talc, hương liệu tổng hợp,… mẹ nhé!
Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần, tránh bé cào, gãi mạnh làm xước, tổn thương vùng nổi mẩn
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng như cam, ổi, cà rốt,…
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 6 – 8 tuần. Trong trường hợp bé không khỏi sau 3 tháng hoặc có biểu hiện: xuất hiện quá nhiều vảy, gàu, tóc bé bị rụng nhiều, có mùi, vùng nổi mẩn sưng đỏ, có mủ,… mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
2.2. Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ trở thành bệnh mãn tính, khó điều trị. Do đó, mẹ chú ý:
Vệ sinh sạch sẽ: Gội đầu cho bé hằng ngày bằng dầu gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh có thành phần lành tính, dịu nhẹ. Mẹ nhớ xả sạch, kỹ đầu bé bằng nước ấm sau khi gội và sấy khô tóc cho bé, tránh để đầu bé ẩm ướt lâu.
Hạn chế đội mũ: hoặc sử dụng những loại mũ rộng rãi, có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh, lụa,…
Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng: Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, Omega 3,… để tăng cường sức đề kháng cho bé.
Lưu ý: Nếu sau 2 tuần bé có dấu hiệu nặng hơn: vùng bị mẩn sưng đỏ hoặc có mủ, bé khó chịu, mất ngủ, bỏ ăn, có dấu hiệu nhiễm trùng như viêm, sưng tấy, sốt,… mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
2.3. Dị ứng
Bé bị dị ứng sẽ nhanh khỏi sau 1 ngày nếu mẹ xác định được nguyên nhân gây dị ứng và loại bỏ chúng. Ngoài ra, để bé nhanh khỏi hơn, mẹ chú ý:
Cắt móng tay cho bé, không để bé cào, gãi mạnh da đầu làm xước, tổn thương vùng nổi mẩn
Tắm gội cho bé bằngsản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng cho bé nhé!
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin C,… để tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nếu gặp khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở đầu hoặc nếu các nốt mẩn ngày càng lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn, sốt cao, khó thở, thở khò khè,… mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
2.4. Rôm sảy
Rôm sảy sẽ thường hết trong vòng 7 – 10 ngày nếu như mẹ phát hiện sớm và chăm sóc cho bé đúng cách. Mẹ lưu ý:
Tắm gội hằng ngàybằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên như ica ichi, tinh dầu bưởi, tinh dầu tía tô,… dịu nhẹ, an toàn.
Cho bé ăn, uống các thực phẩm có tính mát như sắn dây, đậu đen,… Nếu bé đang trong thời gian bú mẹ, mẹ chủ động ăn những món này vì “mẹ ăn gì, bé ăn đó” đấy ạ.
Lưu ý: Trong trường hợp bé bị mẩn đỏ kéo dài hơn 10 ngày, vùng nổi mẩn ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, bé bị ốm sốt, mệt mỏi,… mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.
2.5. Vảy nến da đầu
Khi bé bị vảy nến da đầu, mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi vảy nến sau khoảng 4 – 6 tuần. Nếu diện tích vảy nến da đầu lớn hoặc tình trạng của bé không thuyên giảm sau 2 tháng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
2.6. Bé bị phát ban đỏ
Các trường hợp bị phát ban thể nhẹ có thể khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách:
Tắm gội hằng ngàybằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên như ica ichi, tinh dầu bưởi, tinh dầu tía tô,… dịu nhẹ, an toàn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ, ưu tiên các thực phẩm có tính mát như rau ngót, bí xanh, đậu đen, nước dừa,… Nếu bé vẫn bú mẹ, mẹ chủ động ăn những món ăn có tính mát vì mẹ ăn gì là bé ăn đó.
Cho bé uống nhiều nước/sữa hơn bình thường khoảng 300ml
Lưu ý: Nếu bé có biểu hiện nặng hơn kèm theo sốt, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy,… mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời mẹ nhé!
3. Chăm sóc và phòng ngừa khi trẻ bị mẩn đỏ ở đầu
Để tình trạng mẩn được cải thiện nhanh và phòng ngừa các bệnh lý về da, mẹ cũng cần lưu ý:
Chỉ sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần chiết xuất từ tự nhiên, lành tính, có khả năng dưỡng ẩm và bảo vệ da bé như dầu dừa, bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,…
Giặt chăn ga, giường của bé thường xuyên 2 lần/tuần để hạn chế da đầu bé tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn.
Hạn chế đội mũ để da đầu luôn được khô thoáng, tránh để mồ hôi, vi khuẩn tích tụ.
Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần để tránh bé cào, gãi xây xước, tổn thương da làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về những nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ bị mẩn đỏ ở đầu. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!