Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cúng thôi nôi cho bé gái là một tập tục được truyền từ đời này sang đời khác, và đến nay nó vẫn là một ngày lễ cúng quan trọng. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi cho bé gái

Từ xa xưa, cha ông ta đã xem lễ cúng thôi nôi là một tập tục quan trọng và được duy trì mãi đến thời nay. 

Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi cho bé gái
Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi cho bé gái
  • Lễ cúng thôi nôi cho bé gái là một ngày lễ vô cùng ý nghĩa, được tổ chức khi bé tròn 12 tháng tuổi. Đánh dấu một bước ngoặt mới, là cột mốc phát triển trong cuộc đời của bé.
  • Lễ thôi nôi được tổ chức mang mục đích tạ ơn các vị thánh thần, tổ tiên, các bà Mụ, Đức ông đã che chở phù hộ cho mẹ và bé được sinh ra khỏe mạnh, không ốm đau hay bệnh tật.
  • Cúng thôi nôi còn có ý nghĩa cầu mong cho bé sau này có cuộc sống hạnh phúc, no đủ, vui vẻ và an yên.

Sau lễ thôi nôi, mẹ hãy chọn cho bé sản phẩm tã, bỉm phù hợp để bé có giấc ngủ thật ngon và thoải mái nhé. Tã dán cho bé 1 tuổi của Mamamy có tác dụng thấm hút gấp 1.5 lần, không tràn lưng, tràn đùi, thông thoáng và không vón cục giúp ngăn ngừa hăm, mẩn đỏ luôn tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất đó mẹ.

2. Cúng thôi nôi bé gái cần chuẩn bị những gì?

2.1. Cúng thôi nôi bé gái: Mâm cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông

Có lẽ mẹ đã không còn xa lạ với Mâm cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông. Tương truyền rằng 12 bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho bé khi được lệnh đầu thai, 12 Mụ bà và 3 Đức ông sẽ thay phiên nhau lo việc thai sản và mỗi vị sẽ đảm nhiệm một việc khác nhau trong sinh nở giáo dưỡng.

Thông thường, đồ cúng thôi nôi cho bé gái sẽ bao gồm:                                              

  • Một con gà luộc nguyên con
  • Heo quay, bánh tỏi
  • Đĩa trái cây, bình hoa
  • Trầu têm cánh phượng
  • 12 chén chè xôi nước và 1 tô chè lớn
  • 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn
  • 12 chén cháo và 1 tô cháo lớn
  • 12 chung nước hoặc rượu trắng
  • 12 cây né, hương
  • Bộ tiền vàng, chén, đũa muỗng và 1 đôi đũa hoa
Mâm cúng Mụ cho bé
Mâm cúng Mụ cho bé

2.2. Cúng thôi nôi bé gái: Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa & Ông Táo

Để giúp mẹ có thể chuẩn bị được mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa & Ông Táo  đơn

giản nhưng đầy đủ, Góc của mẹ gợi ý cho mẹ mâm cúng bao gồm: 

  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 chén chè đậu xanh
  • 1 đĩa xôi (đậu xanh/gấc)
  • 1 bộ tam sên
  • 3 ly nước
  • Hoa
  • Hương nhang

Mẹ chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đầy đủ, chu đáo với mong muốn Thần tài sẽ luôn bảo vệ, đem may mắn, hy vọng đến cho bé, tránh khỏi những hiểm nguy đầu đời.

2.3. Cúng thôi nôi bé gái: Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông Bà

Theo tục lệ từ  xưa, trong nhà có bao nhiêu bàn thờ sẽ phải chuẩn bị bấy nhiêu mâm cúng. Tuy nhiên, tùy theo văn hóa vùng miền, mâm cúng thôi nôi bé gái trong nhà sẽ khác nhau. Thông thường mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông Bà sẽ có:

  • 12 chén chè
  • 12 chén xôi
  • 1 con gà/vịt luộc
  • 3 chén cháo nhỏ
  • 1 tô cháo lớn.

Ba mẹ chuẩn bị mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông Bà làm tròn đạo hiếu, luôn nhớ về cội nguồn đồng nghĩa bé sẽ được ông bà che chở, phù hộ, luôn bình an và hạnh phúc. 

3. Văn cúng thôi nôi bé gái

Để trả lời cho câu hỏi: “Cúng thôi nôi bé gái cần gì?”, bên cạnh vệc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đầy đủ theo truyền thống, mẹ cũng cần chuẩn bị bài văn cúng, đây là thứ mà bất kỳ nghi lễ cúng nào cũng không thể thiếu. 

Để những mong muốn cho ngày cúng thôi nôi cho bé được linh nghiệm, buổi lễ diễn ra suôn sẻ, văn cúng thường chuẩn bị từ trước đảm bảo vừa hay vừa trang trọng. Ba mẹ có thể tham khảo bài văn cúng thôi nôi bé gái sau đây:

“Vái lạy (3 cái)

Con kính thập nhị vị tiên nương

Con kính lạy dại  thiên chúa

Con kính lạy dại thiên chúa

Con kính lạy các vị Đức tiên ông

Con kính lạy các vị thánh thần cai quản nơi đây

Con kính lạy các vị tổ tiên hai bên nội ngoại

Hôm nay là ngày… tháng…. năm…..

Vợ chồng chúng con tên là:…………………….sinh được con (trai, gái) đặt tên là:………….

Chúng con ngụ tại địa chỉ……………………………………………………………

Nay nhân ngày đầy năm của cháu, chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật dâng lên các vi, kính cẩn con xin được trình bày:

Nhờ ân đức mười phương chư Phật, các vị Thánh hiền, các vị Tiên bà Tiên ông, các đấng thần linh. Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là……………….sinh ngày……………….. được mę tròn con vuông, mạnh giỏi.

Cúi xin chư vị chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, không bệnh tật, không tai ương vô hạn, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, số mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, điềm lành nåy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không nghĩ lo được an yên cuộc sống không thị phi điều tiếng.

Xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Vái (3 vái) cắm nhang” 

Văn cúng thôi nôi bé gái hay
Văn cúng thôi nôi bé gái hay

4. Giờ cúng thôi nôi bé gái

Theo quan niệm của cha ông ta, việc cúng bái rất là quan trọng nên luôn phải chỉn chu, kỹ lưỡng. Cúng thôi nôi cho bé cũng vậy, phải chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt để bé có thể hưởng nhiều phước lộc của thần linh.

Vậy cúng thôi nôi bé gái vào giờ nào? Hiện nay có nhiều quan điểm về việc lựa chọn ngày giờ cúng thôi nôi cho bé gái. Theo quan điểm của mỗi người và mỗi vùng miền mà ngày giờ cúng sẽ khác nhau. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những cách chọn giờ cúng thôi nôi phù hợp và có thể đem lại may mắn nhất nhé!

Thông thường, buổi sáng từ 9 giờ đến 12 giờ trưa là khung giờ tốt nhất để cúng thôi nôi cho bé gái. Sau khi lễ kết thúc, những người thân trong gia đình và bạn bè có thể cùng nhau ăn uống, trò chuyện và gắn kết với nhau hơn.

Cúng thôi nôi từ 9h-12h
Cúng thôi nôi từ 9h-12h

Cúng theo giờ, ngày sinh của bé: Cách cúng này thường phải  tính giờ theo ngày sinh của bé, chủ yếu dựa theo cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính. Cụ thể: 

  • Tam hợp: 3 con giáp có những nét tính cách tương đồng, liên quan đến nhau tạo thành 4 nhóm. (Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi, Thân Tý Thìn, Tỵ Dậu Sửu)
  • Tứ hành xung: 4 con giáp xung khắc với nhau tạo thành 3 nhóm. (Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi, Tý Ngọ Mão Dậu)

Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 11 tháng 10 năm 2016 (tức ngày 11 tháng 9 năm 2016 Bính Thân âm lịch). Vậy thì tam hợp là Thân – Tý – Thìn và tứ hành xung là Thân -Dần – Hợi – Tỵ. Mẹ nên tổ chức lễ thôi nôi cho bé vào các giờ tam hợp và tránh các giờ tứ hành xung.

Giờ được tính theo 12 con giáp được chia ra như sau:

  • Từ 23 giờ đến 1 giờ: Giờ Tý
  • Từ 1 giờ đến 3 giờ: Giờ Sửu
  • Từ 3 giờ đến 5 giờ: Giờ Dần
  • Từ 5 giờ đến 7 giờ: Giờ Mão
  • Từ 7 giờ đến 9 giờ: Giờ Thìn
  • Từ 9 giờ đến 11 giờ: Giờ Tỵ
  • Từ 11 giờ đến 13 giờ: Giờ Ngọ
  • Từ 13 giờ đến 15 giờ: Giờ Mùi
  • Từ 15 giờ đến 17 giờ: Giờ Thân
  • Từ 17 giờ đến 19 giờ: Giờ Dậu
  • Từ 19 giờ đến 21 giờ: Giờ Tuất
  • Từ 21 giờ đến 23 giờ: Giờ Hợi

Nếu muốn chính xác và kỹ lưỡng hơn mẹ nên đến chùa hoặc tìm 1 thầy cúng có đạo đức để xin giờ đẹp cúng thôi nôi cho bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo giờ tốt theo ngày được ghi cụ thể bên trên các tờ lịch. Mẹ chỉ cần dựa vào 6 giờ hoàng đạo tốt mỗi ngày để lựa chọn giờ phù hợp cho bé.

Tuy nhiên, cúng thôi nôi cho bé gái mục đích chủ yếu là bày tỏ lòng biết ơn các vị thần và đánh dấu ngày bước sang tuổi mới của bé nên mẹ có thể chọn giờ phù hợp với lịch rảnh của cả nhà, để gia đình có thể quây quần, vui vẻ, cùng cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bé.

5. Cách tính ngày thôi nôi cho bé gái

Có lẽ mẹ vẫn thường thắc mắc “Nên cúng thôi nôi bé gái ngày âm hay ngày dương?”

  • Để tính ngày thôi nôi cho bé gái, ông cha ta thường dựa trên mốc lịch âm. Tuy nhiên cách tính dành cho bé trai và bé gái có sự khác biệt
  • Theo quan niệm xưa, ngày thôi nôi của bé gái sẽ tính sụt đi 2 ngày so với ngày sinh nhật. Còn bé trai thì sụt đi 1 ngày so với ngày sinh nhật

Ví dụ: Nếu bé gái sinh vào ngày 05/06 âm lịch thì lễ thôi nôi sẽ tổ chức ngày 03/08 âm lịch năm sau. Ngược lại, bé trai cũng sinh vào 05/06 âm lịch thì lễ thôi nôi sẽ vào 04/06 âm lịch năm sau.

Tính ngày cúng thôi nôi cho bé
Tính ngày cúng thôi nôi cho bé

6. Mâm đồ cho bé bốc thôi nôi và ý nghĩa

Sau khi cúng thôi nôi, ba mẹ chuẩn bị một mâm đồ có nhiều đồ vật để bé bốc. Nhiều người tin rằng, sự lựa chọn của bé sẽ “hé mở” phần nào nghề nghiệp trong tương lai. Nghe có vẻ hơi mê tín nhưng lại rất thú vị phải không mẹ nhỉ? 

Mâm đồ cho bé bốc thôi nôi có thể là: bút viết, tập, gương, lược, kéo, đất, máy tính, laptop, điện thoại…hay thậm chí là vàng, tiền. Tuy nhiên đây chỉ là một tập tục dân gian có thể có hoặc không, miễn sao ngày kỷ niệm tròn 1 tuổi của bé được vui vẻ, ấm áp, gia đình quây quần.

Bé bốc đồ hé mở nghề nghiệp
Bé bốc đồ hé mở nghề nghiệp

Bài viết trên đây là những chia sẻ từ Góc của mẹ về những thắc mắc trong cúng thôi nôi bé gái sao cho chính xác nhất. Tuy cúng thôi nôi chỉ là một tục lệ cổ xưa và không bắt buộc, nhưng mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho mẹ có thể chuẩn bị cho bé một ngày kỷ niệm tròn 1 tuổi đầy đủ và bé sẽ nhận được nhiều lời chúc tốt đẹp từ mọi người, hưởng trọn lộc của thần linh.

Có thể mẹ cũng quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Cúng thôi nôi cho bé và tất cả những điều mẹ cần chuẩn bị

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian mẹ mệt mỏi nhất vì cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi mới. Mẹ sẽ ốm nghén mất ngủ, ốm nghén, tâm trạng thay đổi thất thường… trong 3 tháng này. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn về thai hành 3 tháng đầu nhé!

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

1.  Thai hành 3 tháng đầu: Vì sao mẹ dễ mệt mỏi?

Khi mang thai ba tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, mẹ dễ mệt mỏi, kiệt sức, những việc đơn giản vẫn làm hàng ngày mẹ cần nhiều sức lực hơn để hoàn thành. Đây là biểu hiện thường thấy khi mang thai, mẹ đừng lo lắng quá nhé. Một số nguyên nhân khiến mẹ dễ mệt mỏi trong 3 tháng đầu như sau:

  • Mẹ thiếu sắt: Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai ba tháng đầu. Đây là biểu hiện thường thấy ở đầu thai kỳ khi cơ thể đột nhiên cần nhiều sắt hơn mà mẹ chưa đáp ứng kịp thời. Khi tính trạng thiếu sắt kéo dài, cơ thể mẹ dễ thiếu máu, tim đập nhanh, tay chân run rẩy… Nếu không khắc phục nhanh bé con cũng sẽ bị thiếu sắt, thiếu máu.
  • Mẹ bị mất ngủ: Mang thai trong 3 tháng đầu, sự gia tăng hormone làm hơi thở mẹ chậm lại, bé con ngày càng lớn đè lên cơ hoành cũng làm mẹ hít thở khó khăn hơn. Những điều này khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi hàng ngày. Mất ngủ kéo dài mẹ dễ bị mất cân bằng hormone, đau đầu, tiểu đường thai kỳ, thậm chí trầm cảm.
  • Tiểu đường thai kỳ: Nội tiết tố tăng nhanh khi mang thai giúp thai nhi phát triển nhưng cũng khiến lượng insulin trong máu mẹ rối loạn dẫn tới đái tháo đường thai kỳ. Mẹ càng dễ bị mệt mỏi hơn khi mang thai 3 tháng đầu. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn dẫn tới sụt cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ: Một số loại thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc trị nghén… mẹ uống khi mang thai cũng làm mẹ mệt mỏi. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang thai, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Quá trình trao đổi chất không hiệu quả: Mẹ ít vận động, uống thiếu nước, ngủ không đủ giấc, dinh dưỡng không đầy đủ… sẽ dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả trao đổi chất khiến mẹ mệt mỏi. 
  • Hạ đường huyết: Đây là hiện tượng phổ biến đối với mẹ mang thai trong 3 tháng đầu. Nội tiết tố tăng khiến máu tập trung về nuôi dưỡng bào thai làm giảm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể gây hạ đường huyết. Khi đó mẹ sẽ mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.

Mẹ tham khảo thêm bài viết: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này    

2. Thai hành 3 tháng đầu: Những thay đổi trong sức khoẻ của mẹ 

Khi mới mang thai, lượng hormone progesterone sản sinh lớn khiến môi trường trong cơ thể mẹ thay đổi. Lúc này mẹ phải trải qua thai hành 3 tháng đầu với những biểu hiện như sau:

2.1. Ốm nghén

Thai nghén 3 tháng đầu xảy ra ở gần như tất cả các mẹ bầu do nội tiết tố thay đổi. Hormone chorionic gonadotropin (HCG) tăng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất làm mẹ bị ốm nghén. Một số biểu hiện thường gặp của ốm nghén như buồn nôn, nôn khan, nôn, chán ăn, sợ một số mùi nặng (hành, tôm, sầu riêng…), mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân…

Ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân...
Ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…

Có một số cách giúp mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu khi ốm nghén, mẹ thử áp dụng nhé!

  • Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày: Ốm nghén nên mẹ chán ăn, không ăn được nhiều, thiếu dinh dưỡng hàng ngày gây mệt mỏi. Chia 4 – 6 bữa nhỏ giúp mẹ bớt cảm giác chán ăn, ăn được nhiều hơn, mẹ và bé khỏe mạnh hơn.
  • Bổ sung đa dạng thực phẩm: Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung đa dạng dinh dưỡng từ rau xanh, thịt, cá… Mẹ cũng cần bổ sung thêm viên vitamin, sắt, acid folic… hàng ngày nữa nhé, những chất này khó hấp thụ qua thức ăn.
  • Uống nước gừng ấm: Đập dập gừng đun sôi với nước để uống giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu khi ốm nghén. Mẹ cũng có thể uống trà gừng hay thêm gừng vào các món ăn hàng ngày nữa nhé!

2.2. Thai hành 3 tháng đầu: Mất ngủ hoặc khó ngủ

Thai hành 3 tháng đầu, mẹ thườngkhó ngủ hoặc mất ngủ. Mẹ khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ không sâu giấc, ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày hay mất ngủ liên tục nhiều ngày. Nguyên nhân là do hormone estrogen, progesterone khiến hơi thở mẹ chậm hơn, thai ngày một lớn chèn lên cơ hành khiến mẹ khó thở dẫn tới khó ngủ. 

Mẹ bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy thực hiện một số phương pháp dưới đây:

  • Trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng mẹ nên ăn chè sen hoặc uống sữa ấm cho dễ ngủ hơn.
  • Không ăn no trước khi đi ngủ, thức ăn không tiêu hóa kịp gây tình trạng tức bụng, đầy bụng khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể, đặc biệt là máu lên não. Mỗi ngày mẹ nên đi bộ hoặc tập yoga nhẹ nhàng sẽ dễ ngủ hơn đấy!
  • Chọn tư thế thoải mái khi ngủ, mẹ có thể chọn bất kỳ tư thế nằm nào thoải mái vì thai nhi vẫn còn nhỏ, đừng quá gò bó nhé. Một tip nhỏ cho mẹ dễ ngủ đó là mẹ hãy gác chân lên cao để tăng cường tuần hoàn máu khi ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Ngâm chân 20 – 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi tối giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức, cơ thể dễ chịu hơn mẹ sẽ dễ đi vào giấc ngủ.

2.3. Đau bụng, tức bụng

Thai nghén 3 tháng đầu mẹ cũng hay bị đau bụng âm ỉ, đau tức vùng bụng với tần suất thấp. Mẹ đừng lo lắng quá, việc đau tức bụng là do hợp tử đang làm tổ trong tử cung gây ra, đây là hiện tượng bình thường khi mang thai mà thôi. Mẹ sẽ hết đau sau khi hợp tử đã làm tổ thành công, phát triển thành phôi thai. 

Mẹ đau bụng thường do hợp tử đang làm tổ trong tử cung gây ra
Mẹ đau bụng thường do hợp tử đang làm tổ trong tử cung gây ra

Muốn giảm tức bụng, đau bụng mẹ hãy thực hiện một số cách dưới đây:

  • Tắm nước ấm khoảng 30 – 40 độ C giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm cảm giác đau đớn. Mẹ đừng tắm nước nóng quá nhé, việc thay đổi nhiệt độ cao không tốt cho sự phát triển thai nhi.
  • Không ngồi hoặc đứng 1 tư thế quá 30 phút vì việc này khiến lưu thông máu ứ đọng, tăng áp lực lên vùng bụng gây đau nhức. Nếu bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu, cách 30 – 40 phút mẹ hãy đi lại nhẹ nhàng một chút nhé!
  • Bổ sung thêm kali qua các thực phẩm như quả sấy khô, măng tây, rau màu xanh đậm, bông cải xanh, sữa chua… giúp xương chắc khỏe, đặc biệt là xương vùng chậu giúp giảm áp lực vùng bụng, từ đó giảm tức bụng, đau bụng.

2.4. Thai hành 3 tháng đầu: Đau lưng

Đau lưng cũng là vấn đề thai hành 3 tháng đầu mẹ sẽ trải qua. Một số biểu hiện đau lưng thời gian này gồm có đau mỏi thắt lưng, đau khi cúi người, mỏi lưng khi phải đứng hoặc ngồi lâu… Đây không phải dấu hiệu đáng lo ngại, nguyên nhân là do trọng tâm mẹ thay đổi khi mang thai, do mẹ tăng cân khi mang thai hoặc mẹ ngồi sai tư thế, bị các bệnh về cột sống trước đó.

Mẹ bầu đau lưng do trọng tâm mẹ thay đổi khi mang thai, do mẹ tăng cân khi mang thai hoặc mẹ ngồi sai tư thế
Mẹ bầu đau lưng do trọng tâm mẹ thay đổi khi mang thai, do mẹ tăng cân khi mang thai hoặc mẹ ngồi sai tư thế

Tình trạng đau lưng có thể được khắc phục bằng một số biện pháp như sau:

  • Mẹ hãy luyện tập tư thế đứng, đi lại, ngồi đúng sao cho lưng – cổ và dầu thẳng hàng. Trường hợp mẹ phải ngồi ghế lâu thì sau lưng bắt buộc phải có chỗ dựa nâng đỡ lưng và cổ.
  • Mẹ bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie như chuối, rau màu xanh đậm, cá, trứng, sữa chua… Chúng giúp xương chắc khỏe để chịu được sức nặng ngày càng tăng khi mang thai.
  • Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập giảm đau lưng phù hợp với điều kiện sức khỏe của mẹ.

2.5. Tức ngực, khó thở, đau đầu

Hormone progesterone tăng cao khi mang thai 3 tháng đầu khiến máu lưu thông chậm hơn gây đau đầu
Hormone progesterone tăng cao khi mang thai 3 tháng đầu khiến máu lưu thông chậm hơn gây đau đầu

Hormone progesterone tăng cao khi mang thai 3 tháng đầu khiến máu lưu thông chậm hơn, hạ đường huyết, thiếu oxy trong máu dẫn tới tức ngực, khó thở, đau đầu. Một số bài tập giúp mẹ giảm cảm giác khó thở như sau:

  • Bài 1 – Thở đếm: Mẹ nằm ngửa, 1 tay để lên bụng, 1 tay để lên ngực. Hít vào từ từ đến đến 5, giữ hơi thở đếm đến 8 rồi thở ra. Mẹ nên lặp lại hàng ngày, mỗi ngày 10 – 15 nhịp.
  • Bài 2 – Thở sâu: Mẹ nằm ngửa trên sàn tư thế thoải mái, đặt 1 tay lên bụng, 1 tay lên ngực, cong gốc nhẹ. Sau đó mẹ thực hiện thở sâu 8 – 10 lần.
  • Ngoài ra, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ thoải mái, nằm nghiêng bên trái cho dễ thở hơn; uống nhiều nước để tăng cường lưu thông máu; bổ sung thêm sắt để tăng sản sinh máu, tránh thiếu máu thai kỳ, tập thể dục nhẹ nhàng 30  phút mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, thở dễ dàng hơn.

2.6. Các vấn đề về da: da mặt nổi mụn, nám

Nội tiết tố thay đổi, tình trạng ốm nghén mệt mỏi cũng kéo theo các vấn đề về da như mụn, nám, sạm da, da dầu… mẹ cần đối mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ có thể khắc phục bằng một số cách như sau:

  • Thực hiện vệ sinh da mặt đúng cách: Mẹ cần thực hiện tất cả các bước chăm sóc da mặt hàng ngày vào sáng và tối. Tuy nhiên, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm an toàn, dịu nhẹ dành cho bà bầu. 
Mẹ cần thực hiện vệ sinh da mặt đúng cách dành cho da mụn
Mẹ cần thực hiện vệ sinh da mặt đúng cách dành cho da mụn
  • Chăm sóc da mụn: Da mụn cần được chăm sóc kỹ và làm sạch sâu hơn. Mẹ hãy sử dụng các sản phẩm cân bằng độ ẩm tinh chất thiên nhiên giúp khóa ẩm, giảm dầu trên da mặt, từ đó tình trạng mụn sẽ được cải thiện hơn.
  • Chế độ ăn uống: Mẹ hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc sẽ giảm mụn. Đồng thời, mẹ tránh ăn quá nhiều đồ “bổ” nhiều mỡ và đạm. Chỉ nên ăn vừa phải, tăng cường ăn rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể.

2.7. Mẹ bị thai hành 3 tháng đầu: Ho nhiều hơn

Số ít mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu sẽ gặp hiện tượng ho nhiều, ho liên tục, ho khan, ho có đờm… Có 2 nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là:

  • Sức khỏe mẹ yếu đi, sức đề kháng giảm, vi khuẩn và virus dễ xâm nhập gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…dẫn tới ho nhiều.
  • Thai nhi phát triển ngày một lớn tác động lên tử cung gây trào ngược axit dạ dày và kích thích cổ họng khiến mẹ bị ho nhiều liên tục.

Dù mẹ bị ho do nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh và điều trị càng nhanh càng tốt. Một số việc mẹ cần làm khi ho nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ như sau:

  • Đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. 
  • Muốn phòng tránh ho nhiều, mẹ nên thực hiện súc miệng nước muối hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Mẹ nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây ho như đồ uống có ga, đồ uống lạnh… hay tiếp xúc với khói bụi,khói thuốc, hóa chất có mùi…
Mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường
Mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường

2.8. Tâm trạng thất thường

Khoảng tuần thứ 6 – 10 thai kỳ, mẹ phải đối mặt với thai hành 3 tháng đầu là thay đổi tâm trạng thất thường. Mẹ sẽ vui buồn thất thường cả ngày, những cảm xúc thông thường được phóng đại quá mức, phần lớn các các cảm xúc buồn và tiêu cực. Tình trạng này kéo dài không tốt cho sức khỏe của mẹ, dễ dẫn tới trầm cảm nguy hiểm. 

Một số biện pháp giúp mẹ cân bằng cảm xúc hiệu quả gồm có:

  • Tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với người thân: Mẹ nên chia sẻ cảm xúc nhiều hơn với bố và các thành viên trong gia đình. Điều này giúp mẹ giải tỏa tâm trạng, không dồn nén cảm xúc, đồng thời giúp mọi người hiểu sự nhảy cảm của mẹ trong thời gian này.
Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp
  • Thực hiện nghỉ ngơi, ăn uống khoa học: Mẹ hãy lên thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, đồng thời ngủ đủ 8 tiếng một ngày theo thời gian biểu cố định để có sức khỏe tốt, tâm trạng ổn định hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội, yoga nhẹ nhàng… giúp điều chỉnh hơi thở, nhịp tim và điều hòa tâm trạng rất tốt.

2.9. Thai hành 3 tháng đầu: Sôi bụng

Thai hành 3 tháng đầu còn là cảm giác sôi bụng, chướng bụng. Mẹ nghe rõ ràng những tiếng kêu ục ục khi đói, khi trung tiểu tiện kèm theo ợ hơi, ợ nóng… Nguyên nhân của tình trạng này do mẹ bồi bổ quá nhiều đồ ăn chứa đạm và chất béo khiến cơ thể không tiêu hóa kịp gây sôi bụng liên tục. Mẹ khắc phục bằng những cách như sau:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng ít dầu mỡ: Mẹ nên ăn thức ăn thanh đạm, giàu dinh dưỡng nhưng ít dầu mỡ và không nên ăn quá no để cơ thể có thời gian tiêu hóa, tránh đầy bụng.
  • Uống nước gừng tươi: Mẹ đun gừng tươi lấy nước uống giúp giảm co thắt ruột, giảm đầy hơi và sôi bụng hiệu quả. Cách này cũng giảm cảm giác buồn nôn, giúp mẹ ngon miệng hơn.
Nước gừng tươi giúp giảm sôi bụng
Nước gừng tươi giúp giảm sôi bụng
  • Uống nước gạo rang: Mẹ rang gạo vàng trên chảo nóng sau đó đun sôi lấy nước uống. Đấy là phương pháp đông y giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng rất hiệu quả.
  • Ăn lá mơ lông: Lá này có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất đạm giúp giảm đầy bụng, từ đó khắc phục tình trạng sôi bụng cho mẹ. Mẹ ăn lá mơ với cơm như một loại rau sống hoặc đun lấy nước uống đều được.

2.10. Thai hành 3 tháng đầu: Táo bón

Táo bón cũng là dấu hiệu thai hành 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu gặp phải. Biểu hiện mẹ bị táo bón là đại tiện phân cứng, khó đẩy ra ngoài, số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo đầy bụng, chán ăn do phân ứ đọng trong ruột không được đẩy ra ngoài. 

Những nguyên nhân phổ biến gây táo bón thai kỳ gồm có: Thay đổi nội tiết tố khiến nhu động ruột chậm lại làm chậm quá trình đẩy chất thải ra ngoài; mang thai ba tháng đầu mẹ mệt mỏi nên ít vận động; mẹ kén ăn và ít nạp chất xơ vào cơ thể làm giảm hiệu quả hoạt động đường ruột…Đề khắc phục tình trạng này mẹ thực hiện như sau:

  • Tăng cường chất xơ: Mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày, tránh ăn quá nhiều chất béo và chất đạm.
Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ qua rau xanh để khắc phục táo bón
Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ qua rau xanh để khắc phục táo bón
  • Tập thể dục mỗi ngày: Mẹ nên tập thể dục hàng ngày theo tư vấn của bác sĩ để tăng trao đổi chất, đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
  • Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ: Việc này tác động lên huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết và điều tiết hoạt động dạ dày tốt hơn.

2.11. Thai hành 3 tháng đầu: Sụt cân

Tình trạng sụt cân do mẹ thiếu dinh dưỡng và chán ăn
Tình trạng sụt cân do mẹ thiếu dinh dưỡng và chán ăn

Thông thường, mẹ mang thai 3 tháng đầu sẽ tăng 0,5 cân mỗi tuần, tình trạng giảm cân, sụt cân chủ yếu do mẹ thường xuyên mệt mỏi, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn thiếu chất, chán ăn do ốm nghén, Cách giúp mẹ tăng cân như sau:

  • Lên thực đơn hàng ngày: Mẹ hãy lên thực đơn chi tiết hàng ngày có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn để giảm cảm giác chán ăn giúp mẹ ăn được nhiều hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp mẹ không mệt mỏi, là thời gian nghỉ giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, giúp mẹ tăng cân.
  • Giữ tâm lý ổn định: Thai nghén 3 tháng đầu mẹ dễ thay đổi tâm trạng thất thường, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Mẹ cố gắng tập thể dục, tập thở đều và chia sẻ nhiều hơn với người thân để giữ tâm trạng ổn định hơn, tránh các cảm xúc tiêu cực.

2.12. Viêm phụ khoa

Tình trạng ốm nghén mệt mỏi tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm
Tình trạng ốm nghén mệt mỏi tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm

Nội tiết tố tăng lên khiến dịch âm đạo nhiều hơn, mẹ không vệ sinh đúng cách dễ dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa. Điều này nguy hiểm đối với thai nhi, dễ dẫn tới dị tật, sinh non, sảy thai… Một số nguyên nhân khác dẫn tới viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu như sau:

  • Giảm sức đề kháng: Khi viêm nhiễm phụ khoa, mẹ dễ bị các vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm nhiễm âm đạo
  • Vệ sinh không đúng cách: Mẹ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, mẹ sử dụng sai dung dịch vệ sinh làm mất cân bằng pH tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Nội tiết tố thay đổi cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm nhiễm.

Một số cách khắc phục tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như sau:

  • Khi phát hiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như ra dịch vàng, dịch nâu, cảm giác ngứa và đau rát… mẹ cần khám chuyên khoa ngay để có biện pháp điều trị kịp thời và an toàn, không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ tuyệt đối không được mua thuốc tự điều trị tại nhà, thực hiện sai cách sẽ làm tình trạng tồi tệ thêm.
  • Mẹ nên thực hiện vệ sinh âm đạo sạch sẽ hàng ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ, tinh chất thiên nhiên, có độ pH khoảng 4 – 4,5. Tham khảo Dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy 150ml.

2.13. Thay đổi ham muốn tình dục

Sự thay đổi hormone giới tính và nội tiết tố còn làm thay đổi tăng hoặc giảm ham muốn tình dục của mẹ, nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Mẹ giảm ham muốn tình dục: Tình trạng ốm nghén, mệt mỏi kéo dài khiếm mẹ không hào hứng chuyện chăn gối, giảm ham muốn đối với chuyện phòng the.
  • Mẹ tăng ham muốn tình dục: Mang thai ba tháng đầu, lượng  hormon estrogen và progesterone tăng cao nên mẹ có xu hướng tăng ham muốn tình dục nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng này ít gặp hơn.

Một số giải pháp giúp cân bằng ham muốn tình dục và quan hệ tình dục an toàn như sau:

  • Trong 3 tháng đầu, mẹ có thể quan hệ tình dục nhưng phải lựa chọn tư thế an toàn, thực hiện nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Sau khi quan hệ mẹ hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh để vi khuẩn và nấm xâm nhập gây viêm nhiễm, các bệnh phụ khoa khác.
  • Nếu mẹ bị sa tử cung, đã từng bị sảy thai, tốt nhất mẹ không nên quan hệ tình dục trong khi mang thai 3 tháng đầu để tránh trường hợp tương tự xảy rau.

3. Thai hành 3 tháng đầu – Mẹ phải làm sao?

Thai hành 3 tháng đầu là thời gian vô cùng vất vả của mẹ, để vượt qua thời kỳ này ăn toàn, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ: Thời gian này mẹ nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng quá sức. Đồng thời, xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh mất ngủ.
  • Giảm bớt các mối quan tâm: Mẹ nên ưu tiên cho việc nghỉ ngơi và giữ tâm lý thoải mái bằng cách giảm bớt khối lượng công việc và các mối quan hệ không cần thiết, tránh lao lực, stress.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ cần bổ sung đầy đủ và cân bằng chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất để cơ thể đủ dinh dưỡng, tránh sụt cân, hạ đường huyết. Đặc biệt bổ sung nhiều sắt và axit folic để tránh thiếu máu, hỗ trợ phát triển ống thần kinh cho bé.
  • Tập thể dục đều đặn: Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày tập các bài tập nhẹ nhàng (có tham khảo lời khuyên của bác sĩ) để có thể dẻo dai, lưu thông máu tốt hơn, tăng hiệu quả trao đổi chất.
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe,  lưu thông máu tốt hơn, tăng hiệu quả trao đổi chất
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe,  lưu thông máu tốt hơn, tăng hiệu quả trao đổi chất
  • Uống nước đầy đủ: Mẹ cần nhiều nước hơn khi mang thai vì nó tham gia tạo nước ối bao quanh thai nhi. Uống đủ nước còn giúp tăng cường trao đổi chất, ngăn táo bón thai kỳ hiệu quả, giảm mụn trứng cá…

Trên đây là những dấu hiệu thai hành 3 tháng đầu mẹ sẽ phải đối mặt khi mới mang thai cùng nguyên nhân và cách khắc phục chúng. Mẹ hãy ghi nhớ và thực hiện chúng để có thời gian mang thai an toàn và khỏe mạnh mẹ nhé!

Link tham khảo:

Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ thông thái

Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì?

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý điều gì để thai nhi khỏe mạnh?

Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Chuyên gia giải đáp

Bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư có làm sao không? Chuyên gia giải đáp

Để có được lễ cúng thôi nôi miền Nam sao cho chuẩn phong tục miền Nam nhất có lẽ là câu hỏi khó đối với mẹ. Hãy để Góc của mẹ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi miền Nam cho bé

Cúng thôi nôi được xem là một nghi lễ quan trọng, được tổ chức khi bé tròn 1 tuổi. Lễ cúng thôi nôi miền Nam mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt:

  • Cúng thôi nôi được xem là lời cảm ơn 12 bà mụ và 3 Đức ông: tương truyền rằng đây là những vị thần chăm lo việc thải sản, mỗi vị sẽ đảm nhiệm một việc khác nhau trong sinh nở giáo dưỡng của mẹ và bé.
  • Lễ cúng thôi nôi đánh dấu thời kỳ mà bé đã bắt đầu lớn, bước sang một tuổi mới
  • Đây cũng là dịp ba mẹ và tất cả các thành viên trong gia đình cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé
  • Ngoài ra, lễ cúng còn thể hiện được niềm mong ước của ba mẹ đối với bé qua nghi thức bốc thôi nôi.
Mong cho bé luôn khỏe manh
Mong cho bé luôn khỏe manh

Sau lễ thôi nôi, mẹ hãy chọn cho bé sản phẩm tã, bỉm phù hợp cho bé có một giấc ngủ thật ngon và thoải mái, mẹ nhé!  Tã dán cho bé 1 tuổi sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ với độ thấm hút cao gấp 1.5 lần làm tăng độ thông thoáng giúp bé luôn cảm thấy thoải mái đồng thời ngăn ngừa hăm, mẩn đỏ.

2. Cúng thôi nôi miền Nam cần chuẩn bị những gì? 

2.1. Chuẩn bị lễ cúng thôi nôi miền Nam

Để chuẩn bị lễ cúng thôi nôi miền Nam đầy đủ, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Mâm ngũ quả: là mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau với ý nghĩa tượng trưng cho những điều may mắn. Mâm ngũ quả thường có 5 loại màu ứng với 5 ý nghĩa phong thủy. Bên cạnh đó, người miền Nam quan niệm “cầu sung vừa đủ xài” nên trong mâm cúng thôi nôi miền Nam thường có đủ các loại quả như: mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả xoài, quả đu đủ.

Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam

Danh sách lễ vật: Bên cạnh việc chuẩn bị mâm ngũ quả thì lễ vật là các món ăn mặn cũng không thể thiếu trong mâm cúng thôi nôi miền Nam. Đồ cúng thôi nôi miền Nam trong mâm cỗ mặn bao gồm:

  • Gà luộc nguyên con, bắt chéo cánh, ngẩng cao đầu
  • Trầu têm cánh phượng
  • Bánh hỏi đi kèm với heo quay
  • Một đĩa trái cây
  • Một bình hoa
  • 12 đĩa xôi nhỏ và một đĩa xôi lớn
  • 12 chén chè nhỏ và một chén chè lớn
  • 12 chén cháo kèm với một tô cháo lớn
  • 12 chung nước hoặc rượu trắng
  • 12 cây nến và nhang để thấp
  • Giấy tiền cúng thôi nôi
  • Chén, đũa, muỗng và có thể chuẩn bị thêm một đôi đũa hoa dành cho mụ bà.

2.2. Chọn ngày, giờ cúng thôi nôi cho bé miền nam

Ngày cúng thôi nôi miền Nam thường theo lịch âm, có thể đúng ngày hoặc lùi ngày. Nếu lựa chọn lùi này mẹ nên lựa chọn theo tiêu chí “Gái sụt hai, trai sụt một” nghĩa là cúng thôi nôi cho bé trai miền Nam sẽ được làm trước 1 ngày so với ngày sinh, ngược lại cúng thôi nôi bé gái miền Nam sẽ làm trước 2 ngày so với ngày sinh.

Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 15/05 âm lịch thì lễ thôi nôi sẽ tổ chức ngày 13/05 âm lịch năm sau. Bé trai sinh cùng ngày mẹ sẽ tổ chức cúng thôi nôi vào 14/05 âm lịch năm sau.

Giờ cúng thôi nôi miền Nam thường được dựa trên khung giờ hoàng đạo trong ngày hoặc giờ theo tuổi của bé theo quy tắc tam hợp. Quy tắc này nghĩa là  12 con giáp sẽ được chia ra làm 4 nhóm mỗi nhóm có 3 con, cụ thể:

  • Tam hợp mệnh Thủy: Thân – Tý – Thìn
  • Tam hợp mệnh Kim: Tỵ – Dậu – Sửu                                                          
  • Tam hợp mệnh Hỏa: Dần – Ngọ – Tuất                                                            
  • Tam hợp mệnh Mộc: Hợi – Mão – Mùi
Chọn giờ tốt cúng thôi nôi cho bé
Chọn giờ tốt cúng thôi nôi cho bé

Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý đến những tuổi xung khắc để tránh những điềm xấu cho bé. 

2.3. Điềm khác biệt của cúng thôi nôi miền Nam so với các miền khác

Do phong tục tập quán mỗi vùng miền khác nhau nên không thể tránh khỏi nghi lễ cúng thôi nôi miền Nam sẽ có điểm khác so với miền Bắc hay miền Trung. Nổi bật nhất là trong mâm cúng thôi nôi:

  • Thông thường, xôi gấc đóng khuôn cùng với đậu xanh kẹp ở giữa là tập tục vào ngày cúng thôi nôi cho bé ở miền Nam
Xôi gấc kẹp đậu xanh
Xôi gấc kẹp đậu xanh
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm thịt heo quay, bánh hỏi, bánh kẹo, nước ngọt….. để mâm cúng thôi nôi được đầy đủ và đẹp mắt hơn.

Mâm ngũ quả: Có lẽ mẹ cũng biết người miền Nam thường có phong cách  sống phóng khoáng, khảng khái, rất chân thật và đơn giản hơn người miền Bắc hay miền Trung khá nhiều. Từ xưa tới nay, cúng thôi nôi cho bé miền Nam thường theo tiêu chí “cầu sung vừa đủ xài” – đơn giản nhưng thấm đậm bản sắc văn hóa. Vì vậy, mâm ngũ quả chỉ cần các loại quả như  mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả xoài, quả đu đủ thì hoàn toàn có thể thể hiện rõ tiêu chí này. Ngoài ra, mẹ có thể tùy ý sắp mâm ngũ quả với 5 loại quả bất kỳ sao cho đẹp mắt và phù hợp nhất.

3. Các bước cúng thôi nôi miền Nam cho bé trai, bé gái

Quy trình cúng thôi nôi miền Nam thường bao gồm 6 bước dưới đây:

  • Mẹ chuẩn bị đầy đủ tất cả các lễ vật cần thiết 
  • Chuẩn bị không gian cúng sao cho trang nghiêm nhất. Mẹ nên sử dụng bàn để cúng hoặc nếu phải cúng dưới sàn phải được trải thảm hoặc chiếu
  • Sắp xếp tất cả các lễ vật lên bàn lớn và bàn nhỏ. Lễ vật bàn lớn là dùng để tạ ơn cho 12 bà mụ. Còn lễ vật trên bàn nhỏ là dùng để tạ ơn 3 Đức Ông.
  • Mẹ tiến hành thắp đèn và thắp hương. Đứng trước bàn để để đọc lớn bài văn khấn lễ thôi nôi cho bé. Mặc dù không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn nên đảm bảo tính trang trọng.
  • Khi nhang đèn đã cháy hết, mẹ đem vàng mã đi đốt để tạ lễ với thần linh. 
  • Sau khi vàng mã đã cháy hết thì tưới rượu lên trên.
Quy trình cúng thôi nô miền Nam đầy đủ
Quy trình cúng thôi nô miền Nam đầy đủ

4. Bài cúng thôi nôi miền Nam cho bé

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong nghi lễ cúng thôi nôi miền Nam cho bé đó chính là bài cúng văn khấn. Mẹ hãy tham khảo bài cúng thôi nôi trang trọng dưới đây nhé:

“Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát !

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.

Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.

Hôm nay ngày…. tháng …. năm ………

Vợ Chồng (ông bà) chúng con tên là: 

……………………………………………………………………..

Chúng con hiện đang ngụ tại địa chỉ: 

……………………………………………………………………..

Đã sinh hạ được con (trai, gái), cháu tên là: 

……………………………………………………………..

Nhân ngày…………………………………của Cháu, chúng con thành tâm chuẩn bị một số lễ vật trình lên các ngài, trước bàn toạ chư vị Tôn thần con xin trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………………………………..sinh ngày………………………..… được bình an, mẹ tròn con vuông.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Chúng con thành tâm dâng lễ.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !”

Văn cúng thôi nôi miền Nam hay nhất
Văn cúng thôi nôi miền Nam hay nhất

5. Nghi thức khai hoa và dự đoán nghề nghiệp trong cúng thôi nôi ở miền Nam

5.1. Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa được tiến hành sau khi lễ cúng kết thúc. Bé sẽ được đặt trên bàn, thầy cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng. Tiếp theo, thầy cúng sẽ bồng bé trên tay và cầm một cành qua quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời chúc. Nghi thức này mang ý nghĩa cầu mong cho những điều tốt đẹp nhất đến với bé sau này. Đặc biệt hơn, bé gái sẽ được vẽ chân mày bằng cuống trầu với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như những đóa hoa đó mẹ.

5.2. Chọn nghề nghiệp cho bé

Trong lễ cúng thôi nôi cho bé miền Nam, nghi lễ bốc đồ là một phần đặc biệt không thể thiếu. Vậy mâm đồ bốc sẽ gồm những gì đây mẹ ?

Đối với bé trai:

  • Ngôi nhà
  • Micro
  •  Máy bay
  • Bút
  • Vàng
  • Súng
  • Máy ảnh
  • Con chuột máy tính
  • Hòm thuốc
  • Cái chùy quan tòa
  • Bộ đạo diễn
  • Tiền
  • Xe hơi

Đối với bé gái:

  • Máy bay
  • Bút
  • Hòm thuốc
  • Bộ họa sĩ
  • Bộ đạo diễn
  • Micro
  • Bộ nhà bếp
  • Dương cầm
  • Bàn tính
  • Bộ thiết kế thời trang
  • Tiền
  • Vàng
  •  Xe hơi
  • Thước dây may đồ
Bé bốc đồ đoán nghề nghiệp sau này
Bé bốc đồ đoán nghề nghiệp sau này

Mâm đồ bốc chuẩn thường phải đủ 12 món đồ, mẹ linh động lựa chọn những món đồ phù hợp và không nhất định phải đúng như các món đồ ở trên. Tuy nhiên, mỗi món đồ đều mang một giá trị ý nghĩa khác nhau thể hiện mong muốn tốt đẹp dành cho bé.

Ví dụ:

  • Cây viết: liên quan đến khá nhiều nghề nghiệp, có thể là nhà văn, nhà báo hay nhà thơ… những công việc gắn liền với viết lách
  • Bộ đồ chơi nhà bếp: có lẽ sau này bé sẽ rất thích nấu ăn, muốn trở thành một đầu bếp tài ba, hay kinh doanh nhà hàng, ăn uống…
  • Máy tính: Bé yêu của mẹ có thể làm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng… hoặc là những chuyên gia về máy tính…

Hy vọng qua bài viết cúng thôi nôi ở miền Nam trên đây sẽ giúp mẹ biết cách cúng thôi nôi cho bé sao cho chuẩn phong tục miền Nam nhất. Mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cúng thôi nôi miền Nam, hãy để lại bình luận phía dưới để Góc của mẹ giải đáp nhé. Chúc bé của mẹ luôn phát triển khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn.

Có thể mẹ cũng quan tâm đến các bài viết sau:

Cúng đầy tháng bé gái miền Nam: Mẹ lưu ý chuẩn bị đầy đủ nhé!

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương sao cho đúng? Mẹ cũng biết việc cúng đầy tháng, thôi nôi là thời điểm quan trọng đối với sự xuất hiện của bé sau một tháng và một năm. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cũng như thời gian cúng thôi nôi cho bé nha.  

1. Nên cúng thôi nôi vào ngày âm hay ngày dương là tốt nhất?

Nhiều mẹ vẫn chưa biết là cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương. Bởi lẽ, đây là một hình thức có truyền thống từ rất lâu đời, để cho các Bà Mục, Đức Ông và tổ tiên mang đến cho bé sự bình an, khỏe mạnh trong tương lai. Bên cạnh đó, khác với sinh nhật, lễ thôi nôi được thực hiện vào ngày âm lịch, sau 12 tháng bé sinh ra đời (tức là bé tròn 1 tuổi). Các cụ xưa thường nhắc nhở khi làm thôi nôi cho trẻ đó là “Gái lùi 2, trai lùi 1” có nghĩa là bé gái lùi lại 2 ngày, bé trai lùi 1 ngày so với ngày “chuẩn” tròn 12 tháng. 

Cúng thôi nôi cho bé vào ngày âm hay ngày dương
Cúng thôi nôi cho bé vào ngày âm hay ngày dương

1.1. Với bé gái

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương: Đối với bé gái ngày cúng thôi nôi sẽ thụt lại 2 ngày so với ngày sinh của bé. Cùng với đó ngày cúng Thôi nôi của bé gái cũng được tính bằng âm lịch. Ví dụ như: bé gái sinh vào ngày 18/3 âm lịch thì ngày cúng Thôi nôi của bé sẽ là ngày 16/3 âm lịch năm sau. Lưu ý nếu bé gái sinh vào năm nhuận thì cúng thôi nôi lùi lại 1 tháng mẹ nhé.

1.2. Với bé trai

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương: Đối với bé trai ngày cúng sẽ là ngày trước sinh nhật của bé 1 ngày. Cũng được tính bằng lịch âm giống như bé gái. Ví dụ như: bé sinh ngày 20/4 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 19/4 âm lịch. Lưu ý nếu bé trai sinh vào năm nhuận thì cúng thôi nôi lùi lại 1 tháng.

2. Ý nghĩa của việc cúng nôi thôi cho bé

Ý nghĩa của việc cúng nôi thôi cho bé
Ý nghĩa của việc cúng nôi thôi cho bé

Việc cúng thôi nôi ngày âm hay dương là việc rất quan trọng để chúc mừng bé vừa sinh ra đời tròn 1 tuổi. Đây là một nghi thức chào đón tuổi chính thức của bé yêu trong một chặng đường lớn lên và phát triển của bé. Cúng thôi nôi được hiểu như một lễ tạ ơn với tổ tiên để cầu phúc giúp cho bé luôn gặp nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc trong cuộc sống tươi đẹp này. 

Mẹ làm lễ thôi nôi cho bé phải thể hiện lòng kính ơn, thành tâm và lòng coi trọng đối với sự ra đời của bé. Đó cũng là dịp tạ ơn các thần linh, các Bà Mụ, Đức Ông và tổ tiên đã tạo duyên cho mẹ và bé gặp nhau, cũng như tạo sự bình an cho mẹ và bé trong chặng đường vượt cạn.

3. Mâm cúng thôi nôi cần những gì?

Lễ cúng đầy tháng thôi nôi là những nghi lễ quan trọng đầu đời của bé, nên mẹ cần chuẩn bị một cách chỉnh chu nhất. Tùy theo phong tục tập quán của vùng miền, lễ cúng thôi nôi sẽ có những sự chuẩn bị riêng biệt. Nhưng bắt buộc là cúng thôi nôi cần có 3 mâm cúng, bao gồm: mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông, mâm cúng cho ông Thần Tài – Thổ Địa và mâm cúng cho Ông Táo – Bà Táo

3.1. Mâm cúng thôi nôi Thần Tài, Thổ Địa và mâm cúng ông Táo

Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa vào thôi nôi cho bé
Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa vào thôi nôi cho bé
  • 1 Đĩa trái cây (gồm ngũ quả)
  • 1 bát chè (chè trôi nước cho bé gái và chè đậu trắng cho bé trai)
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa tam sên ( gồm: thịt heo luộc, tôm và trứng luộc. Hoặc mẹ có thể thay tam sên bằng đĩa cua luộc).
  • 3 ly nước, hương (nhang) và hoa.

3.2. Mâm cúng thôi nôi cho 12 Mụ Bà và Đức Ông

Mâm cúng cho 12 Mụ Bà và Đức Ông vào thôi nôi
Mâm cúng cho 12 Mụ Bà và Đức Ông vào thôi nôi
  • 1 gà luộc nguyên con (cần tạo thế đẹp, để đầu ngẩng lên trên)
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả
  • 12 bát xôi (cúng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh đều được) 
  • 12 bát chè (bé trai cúng chè đậu đỏ, bé gái cúng chè trôi nước)
  • 3 bát cháo để cúng 3 Đức Ông.
  • 1 chén rượu trắng, 1 bình hoa tươi và 3 cây nhang cúng 2 cây đèn cầy cúng sao.
  • 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau
  • 1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi gồm: 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé. Với 12 đôi hài xanh, váy áo xanh và trầu cánh phượng. 
  • Ngoài ra cần có thêm chén, muỗng và đũa (nên có một đôi đũa hoa vì theo như quan niệm dân gian, Bà Mụ rất thích đôi đũa như vậy). 

Với những thông tin về lễ thôi nôi ở trên, Góc của mẹ đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết về việc cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương và cách chuẩn bị mâm cúng như thế nào cho bé rồi nhé. Hy vọng mẹ sẽ tự tin để chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé một cách đầy đủ và đúng nhất danh cho bé nhà.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn bổ dưỡng bằng cách lựa chọn những loại hoa quả tốt hỗ trợ phục hồi sức khỏe và tinh thần sau sinh của mẹ , thì việc tìm hiểu và trang bị kiến thức sau sinh kiêng ăn quả gì là vô cùng quan trọng.

1. Mẹ sau sinh không nên ăn mít

Mít có chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên dồi dào và một số chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, nhóm B, C, D. Bên cạnh đó, mẹ có biết mít không chỉ chứa các loại khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe mà còn không hề chứa chất béo và cholesterol xấu. 

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt không đồng nghĩa mẹ sau sinh nên ăn mít…Trong mít chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Ăn mít quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy. Mít cũng được biết đến là một loại quả nóng dễ gây ra mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu cho cả mẹ và bé. Mẹ cũng không nên ăn loại quả này khi đói vì sẽ khiến lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột tăng cao,  chỉ nên ăn sau bữa cơm từ 1-2 tiếng. 

Mẹ sau sinh không nên ăn mít
Mẹ sau sinh không nên ăn mít

2. Sau sinh không nên ăn nhãn

Loại quả thứ hai trong danh sách mẹ sau sinh kiêng ăn quả gì phải kể đến là nhãn – loại quả giàu chất dinh dưỡng, thành phần gồm sacaroza, glucoza, protein, axit citric, chất béo. Ngoài ra, còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như protein và các loại vitamin: vitamin A, vitamin; các khoáng chất như kali, magie, axit hữu cơ, chất xơ, photpho, sắt, … đều là các dưỡng chất thiết yếu

Tuy nhiên, nhãn cũng là một loại quả thuộc họ có tính nóng nên mẹ ăn vào không thể tránh khỏi vấn đề ăn nhiều sẽ dễ bị nóng cổ, ợ hơi, khó tiêu. Sữa mẹ cũng từ đó mà ảnh hưởng trở nên nóng hơn dẫn đến khi bú bé sẽ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, đầy hơi. Nghiêm trọng hơn còn có thể khiến cả mẹ lẫn bé bị táo bón. 

Sau sinh không nên ăn nhãn
Sau sinh không nên ăn nhãn

3. Sau sinh kiêng ăn quả bơ

Chắc hẳn mẹ cũng biết bơ không chỉ  nổi tiếng là loại quả bổ dưỡng mà còn còn có tác dụng làm đẹp da. Quả bơ là một nguồn dưỡng chất dồi dào, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, như vitamin B, vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. 

Tuy nhiên, Bơ vẫn là loại quả bị đưa vào danh sách sau sinh không nên ăn quả gì mà mẹ đang tìm hiểu. Bởi bơ là loại quả giàu chất béo hơn các loại quả khác rất nhiều, đặc biệt khi hệ tiêu hóa của sản phụ còn khá yếu nên ăn nhiều bơ có thể gây kích ứng, khiến mẹ có cảm giác đầy bụng, khó chịu. Đồng thời ăn bơ rất dễ  tăng cân nên sẽ là kẻ thù lớn với mẹ mong muốn lấy lại vóc dáng sau sinh.

Trong bơ rất giàu beta – sitosterol –  chất làm giảm cholesterol cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, mẹ sau khi sinh nếu ăn nhiều  bơ trong thời gian dài cũng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn nhiều đến loãng máu. Lưu ý nếu mẹ có bệnh về gan thì đặc biệt tránh xa loại quả này. 

Sau sinh kiêng ăn quả bơ
Sau sinh kiêng ăn quả bơ

4. Phụ nữ sau sinh kiêng ăn quả vải

Phần lớn thành phần của vải từ đường, vì thể vải thường rất ngọt. Mặc dù chứa một lượng vitamin và khoáng chất lớn, nhất là vitamin C, hàm lượng chất xơ lại rất ít. Vì thế, quả vải nằm trong danh sách sau sinh không nên ăn quả gì? Vải cũng là nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa thực vật, chứa chất Epicatechin là một chất chống oxy hóa có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, còn có các khoáng chất khỏe mạnh, các vitamin và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như kali, đồng, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Giống với nhãn hay mít được liệt kê ở trên, vải cũng là một loại quả nóng dễ gây nóng sữa, rôm sảy cho bé. Hàm lượng Glucose trong vải lên đến 66%, nếu ăn nhiều mẹ sau sinh dễ mắc bệnh tiểu đường, tăng đường huyết nhanh. Vải cũng là loại quả dễ say khi ăn nhiều vào lúc đói cơ thể hấp thụ lượng đường lớn vào máu, vượt quá mức hấp thụ của gan gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, khô khát, mỏi mệt. Nghiêm trọng hơn có thể gây ngộ độc cho mẹ từ những quả mục nát.

Phụ nữ sau sinh kiêng ăn quả vải
Phụ nữ sau sinh kiêng ăn quả vải

5. Mẹ bầu sau sinh không nên ăn trái đào

Trong đào chứa rất nhiều khoáng chất như các loại đường glucose, các loại vitamin( C, B1, B2..), canxi, sắt và photpho…Mặc dù là loại quả rất ngon, mọng nước và có thể làm nhiều món như: đào ngâm, trà đào…. nhưng đào vẫn là loại quả mà các mẹ sau sinh nên tránh. 

Trái đào cũng là một loại quả gây nóng và làm cơ thể dễ phát nhiệt. Vì thế nếu mẹ ăn nhiều đào, cơ thể sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nổi mụn, táo bón, đầy hơi, từ đó nguồn sữa cho bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bé bú mẹ, hệ tiêu hóa còn yếu dễ bị đầy bụng, khó tiêu.  Bên cạnh đó, trái đào có lớp lông mỏng ngoài dễ gây ngứa và rát cổ họng, trong trường hợp không sơ chế cẩn thận cả mẹ và bé bú sữa mẹ đều có khả năng dị ứng hay nổi phát ban. Vì thế, khi ăn mẹ nên “ăn vừa phải và sơ chế bằng cách rửa sạch hay gọt vỏ ngoài”. Có thể nói đây là đáp án chính xác cho thắc mắc của mẹ: phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn hoa quả gì? 

Mẹ bầu sau sinh không nên ăn trái đào
Mẹ bầu sau sinh không nên ăn trái đào

6. Mẹ sau sinh tránh ăn mãng cầu xiêm

Tiếp nối danh sách sau sinh kiêng ăn quả gì, không thể không kể đến mãng cầu xiêm. Món mãng cầu xiêm dầm sữa có lẽ là một món dễ gây nghiện vì độ thơm ngon, thích hợp cho những ngày hè nóng bức. Mãng cầu xiêm là loại quả chứa nhiều chất xơ, giàu sắt và canxi rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là xương. 

Nhưng có lẽ mẹ chưa biết rằng mãng cầu xiêm thực sự không phù hợp với các mẹ sau sinh vì loại quả này có chứa hàm lượng vitamin C cao hơn nhu cầu một ngày của mỗi người, vì thế sẽ dễ gây nóng trong người, nổi mụn, từ đó làm giảm quá trình tạo sữa và giảm chất lượng sữa của mẹ. Khi bé bú sữa mẹ, sẽ có hiện tượng  quấy khóc, khó chịu, ngứa ngáy trong người vì uống phải sữa nóng

Mẹ sau sinh tránh ăn mãng cầu xiêm
Mẹ sau sinh tránh ăn mãng cầu xiêm

7. Bà bầu sau sinh không nên ăn trái ổi xanh

Ổi được yêu thích bởi vị ngon, giòn và có nhiều giá trị dinh dưỡng: Ổi chứa vitamin C, quercetin, lycopene và các polyphenol – vốn đóng vai trò chống oxy hóa. Ngoài ra, ổi chứa vitamin A  giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh cũng như tăng cường thị lực. 

Nhưng trong quá trình cho con bú, ổi là loại quả mẹ sau sinh nên kiêng ăn, bởi ổi xanh chứa nhiều tanin, khi mẹ ăn thường xuyên, lượng tanin được bổ sung liên tục dễ dẫn đến táo bón. Trong ổi chín, hàm lượng tanin sẽ giảm đi đáng kể nên người mẹ có thể dùng ổi chín thay vì ổi xanh.

Ngoài ra tuyệt đối không nên ăn ổi chấm muối hay ăn khi đói mẹ nhé. Thói quen này dễ gây ra các vấn đề về huyết áp trong thời gian cho con bú. Bởi vì trong thời gian hậu sản, cơ thể mẹ khá yếu; không có sức đề kháng; hoạt động các cơ quan còn trì trệ nên việc ăn mặn sẽ gây ra những tác động không tốt ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn và hệ tiêu hóa. 

Bà bầu sau sinh không nên ăn trái ổi xanh
Bà bầu sau sinh không nên ăn trái ổi xanh

8. Mẹ mới sinh kiêng ăn xoài

Không thể phủ nhận xoài là loại quả giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho sự phát triển về da và mắt của bé. . Chất glucid trong xoài có tác dụng chống ung thư, chống viêm, diệt khuẩn,… Hơn thế nữa, ăn xoài còn giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa và phòng chống bệnh tim mạch, phòng chống ung thư ruột kết do có tác dụng tăng nhu động ruột giúp thải nhanh chất cặn bã trong ruột. Ngay bây giờ, có lẽ mẹ nghĩ đây là một loại quả lành tính phù hợp bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe sau sinh và không thể nào thuộc danh sách sau sinh kiêng ăn quả gì

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn xoài đã chín và tránh ăn xoài xanh. Tại sao lại như thế? Sau sinh, sức khỏe của mẹ đều chưa được hồi phục hoàn toàn, xoài xanh không chỉ có vị chua, mà lại còn giòn sẽ dễ gây ê răng. Bên cạnh đó, xoài cũng là một loại quả nóng khi mẹ ăn dễ ảnh hưởng đến bé qua sữa mẹ. Và đặc biệt không được ăn xoài khi đói.

Mẹ mới sinh kiêng ăn xoài 
Mẹ mới sinh kiêng ăn xoài

9. Sau sinh kiêng ăn dưa hấu ướp lạnh

Dưa hấu vốn là loại quả nhiều nước, ngọt vừa và có tính giải khát lại kết hợp với phương pháp ướp lạnh quả thật là một món tuyệt vời cho những ngày hè oi bức. 

Tuy nhiên, mẹ sau sinh không nên ăn quả này. Mẹ có biết  dưa hấu có tính hàn cao, hơn nữa lại ướp lạnh nên không phù hợp cho mẹ mới sinh  và những tháng tiếp theo. Mẹ lưu ý, không chỉ dưa hấu mà bất kỳ loại hoa quả nào ướp lạnh, mẹ đều không nên ăn bởi thói quen ăn dưa hấu ướp lạnh sẽ khiến mẹ bầu sau sinh bị đầy hơi, lạnh bụng dễ dẫn đến tiêu chảy. Tiêu hóa không tốt, dẫn đến sức khỏe của mẹ kém thì sẽ gây hại tới bé khi đang trong giai đoạn bú sữa mẹ

Sau sinh kiêng ăn dưa hấu ướp lạnh
Sau sinh kiêng ăn dưa hấu ướp lạnh

10. Mẹ sau sinh kiêng ăn sầu riêng

Chúng ta đều biết sầu riêng rất “nặng mùi” nên không phải ai cũng có thể ăn loại quả này tuy vậy không thể phủ định sầu riêng là một loại quả giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, kali, chất xơ, canxi, protein, sắt, vitamin B6.

Theo các bác sĩ, mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng mẹ sau sinh vẫn không nên ăn loại quả này. Một tác hại mà chúng ta vẫn thường thấy ở những hoa quả có tính nóng như sầu riêng là gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu của mẹ. Sức nóng của sầu riêng còn đi vào sữa mẹ, khiến con bú dễ bị nổi mụn, khó chịu, quấy khóc. Sầu riêng có vị ngọt thắc do mang một lượng đường rất cao, dễ khiến cân nặng tăng và các vết thương lâu lành hơn, đặc biệt đối với mẹ có bệnh nền tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp, đường huyết cao, tim mạch không tốt, loét đường ruột thì không nên ăn sầu riêng

Mẹ sau sinh kiêng ăn sầu riêng
Mẹ sau sinh kiêng ăn sầu riêng

Với bài viết này, Góc của mẹ đã có thể phần nào gỡ rối những thắc mắc mẹ sau sinh kiêng ăn quả gì đúng không nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé. Bên cạnh đó, mẹ hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm sau sinh kiêng ăn quả gì để cải thiện bữa ăn không chỉ bổ dưỡng mà còn phải an toàn mẹ nhé!

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: 

Sau sinh không nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé sơ sinh?

Mẹ sau sinh uống nước dừa được không?

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/parenting/baby/breast-feeding-diet#1

Sau sinh ăn gì để tăng cân là câu hỏi thường trực trong đầu của rất nhiều mẹ. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cân nặng của mẹ vẫn bị giảm? Đừng lo lắng mẹ ơi, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết những nguyên nhân khiến mẹ bị sụt cân và 4 nhóm chất chính mà mẹ cần bổ sung đầy đủ mẹ nhé! 

Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn được quả gì: 16 Trái cây tốt nhất cho mẹ sau sinh

1. Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh giảm cân

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị giảm cân nặng sau khi sinh em bé. Nhưng dưới đây là 3 nguyên nhân hàng đầu. 

1.1. Sau sinh ăn gì để tăng cân? Nỗi lo của mẹ sau sinh giảm cân do cho con bú 

Mẹ sau sinh giảm cân do cho con bú
Mẹ sau sinh giảm cân do cho con bú

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến các mẹ bị sụt cân nhiều. Các chất dinh dưỡng của mẹ sẽ được chuyển hóa thành sữa cho các con. Khi con càng lớn, bú càng nhiều, tuyến sữa của mẹ phải hoạt động chuyển hóa tối đa công suất. Nếu mẹ không kịp bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, cơ thể của mẹ sẽ ngày càng tiều tụy và mệt mỏi. Mẹ sẽ càng gầy! 

1.2.Thiếu ngủ là một nguyên nhân khiến mẹ sau sinh không tăng cân được 

Mẹ thiếu ngủ nên không tăng cân được
Mẹ thiếu ngủ nên không tăng cân được

Sau khi sinh em bé, mẹ không chỉ bị thay đổi nội tiết tố mà đồng hồ sinh học cũng bị thay đổi. Thêm vào đó, ban đêm con quấy khóc đòi ăn mẹ nhiều làm mẹ không ngủ được sâu giấc. 

Giấc ngủ của mẹ không được đảm bảo, khiến cơ thể không đảm bảo được các hoạt động trao đổi chất. Cơ thể suy nhược, thiếu năng lượng, ăn không ngon. Mẹ bị sụt cân là điều không thể tránh khỏi. 

1.3. Căng thẳng, mệt mỏi khiến cân nặng mẹ sau sinh sụt giảm 

Mẹ bị mất ngủ sau sinh kéo dài, cùng với tâm trạng luôn căng thẳng và mệt mỏi sau sinh rất dễ dẫn đến bị trầm cảm. Điều này khiến việc ăn uống, sinh hoạt của mẹ bị thay đổi. 

Mẹ ăn không ngon miệng, tâm trạng bức bối sẽ khiến mẹ ngày càng bị sụt cân. 

Căng thẳng, mệt mỏi khiến mẹ sụt cân
Căng thẳng, mệt mỏi khiến mẹ sụt cân

Trong thời gian này, mẹ cần sự động viên an ủi rất lớn của bố và gia đình hai bên. Cố gắng bình tĩnh, giảm thiểu căng thẳng mẹ nha! 

2. 4 nhóm chất giúp mẹ sau sinh tăng cân hiệu quả

Sau sinh ăn gì để tăng cân khiến mẹ bối rối và không biết bổ sung dinh dưỡng thế nào cho hợp lý. 4 nhóm dưỡng chất dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời đó.

 Mẹ có thể tham khảo thêm: Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe 

2.1. Nhóm tinh bột 

Cơm có thành phần chính là nhóm tinh bột
Cơm có thành phần chính là nhóm tinh bột

Các nhóm thực phẩm chứa tinh bột như cơm, phở, mì, ngũ cốc…rất quan trọng trong việc tăng cân của mẹ. 

Tinh bột là nguồn dưỡng chất cung cấp nguồn năng lượng hàng đầu của cơ thể. Tinh bột sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Glucose. Đây là năng lượng chính của não và cơ bắp đó mẹ ạ. Bên cạnh đó, tinh bột còn bổ sung rất nhiều vitamin và dưỡng chất khác cho cơ thể như vitamin, canxi, sắt,…Cung cấp nhiều chất xơ cho hệ tiêu hóa, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và dạ dày cho cơ thể. 

Nên nếu mẹ muốn sau sinh ăn gì để tăng cân, thì không được thiếu nhóm tinh bột mẹ nha. 

2.2. Chất đạm (Protein)

Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa
Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa

Nhóm chất không thể thiếu thứ 2 để trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn gì để tăng cân của mẹ là chất đạm. Những tác dụng quan trọng nhất của chất đạm phải kể đến đó là: 

  • Xây dựng và duy trì cơ bắp cho hầu hết các cơ quan, bộ phận của cơ thể 
  • Cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày 
  • Là nguyên liệu quan trọng tạo ra các kháng thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh. 

Thực phẩm nào cung cấp nhiều chất đạm mẹ biết không? 

Tất cả các loại thịt, cá, sữa, trứng và chế phẩm của trứng đều là nguồn cung protein dồi dào cho mẹ. Protein từ động vật chứa nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể. Mẹ cố gắng bổ sung đầy đủ các chất đạm cho cơ thể mẹ nha. 

2.3. Chất béo

Chất béo từ thực phẩm bao gồm Triglyceride và Cholesterol, được hấp thu trực tiếp vào cơ thể ở ruột non mẹ ạ. Mẹ đã biết chất béo mang tới những lợi ích gì cho cơ thể chưa? 

  • Là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Giúp hấp thụ các vitamin A, K, D, E…
  • Là thành phần cấu tạo chính của nhiều tế bào. Phải kể đến như các tế bào hệ thần kinh, các tế bào não, tế bào hormon,…

Nguồn cung chất béo nhiều nhất ở đâu mẹ nhỉ? 

Trong các loại dầu, mỡ, bơ, trong thành phần của thịt, cá, trứng,..đều chứa nhiều chất béo mẹ nha. Nên ưu tiên sử dụng chất béo thực vật sẽ tốt hơn cho cơ thể đó mẹ.

Sau sinh ăn gì để tăng cân? Thực phẩm chứa nhiều chất béo mẹ nhé
Sau sinh ăn gì để tăng cân? Thực phẩm chứa nhiều chất béo mẹ nhé

2.4. Vitamin và các khoáng chất 

Vitamin và các khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Mẹ biết không, chúng ta cần ít nhất 20 loại vitamin và 20 loại khoáng chất cần thiết đó. 

Dưới đây là một số vitamin và khoáng chất quan trọng, mẹ nên chú ý: 

  • Canxi: Để có một hệ xương và răng khỏe mạnh, chúng ta đều phải duy trì canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa đó mẹ. 
  • Sắt: Sắt là khoáng chất thường xuyên bị thiếu hụt, nhất là trước và sau khi sinh con. Hệ lụy của thiếu máu do thiếu sắt gây giảm năng suất lao động, giảm trí tuệ và tăng khả năng mắc bệnh. Mẹ cần bổ sung nhiều sắt từ các thực phẩm thịt đỏ, cá,…
  • Vitamin A: Mẹ đã biết vitamin A giúp sáng mắt, bên cạnh đó nó còn là 1 vitamin quan trọng giúp xây dựng và duy trì các mô khỏe mạnh. Thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt, dễ bị nhiễm trùng,…Mẹ nên bổ sung vitamin A từ các thực phẩm như gan, trứng, sữa hay các rau củ có màu vàng như cà rốt nhé. 
  • Vitamin C và vitamin D: 2 loại vitamin này mẹ không được bỏ qua đâu nhé. Chúng có tác dụng chống oxy hóa và duy trì hệ xương của cơ thể chắc khỏe. Vitamin C có nhiều trong các loại quả như ổi, cam, quýt,..Vitamin D có nhiều trong dầu cá, trứng, sữa,…
Sau sinh ăn gì để tăng cân? Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất nhé mẹ
Sau sinh ăn gì để tăng cân? Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất nhé mẹ

3. Mẹ sau sinh muốn tăng cần cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng?

3.1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giúp tăng cân dễ hơn 
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giúp tăng cân dễ hơn

Bên cạnh chất lượng bữa ăn, thì có chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, cân bằng cũng giúp mẹ nhanh tăng cân. Ăn quá nhiều chất béo hoặc chất đạm một lúc sẽ khiến mẹ bị ngấy, đầy hơi, khó tiêu hóa. Không gì giúp mẹ lấy lại cân nặng sau sinh bằng việc ăn uống đủ các chất trong một bữa ăn. 

Mẹ nên ăn cơm, mì cùng với cá, thịt và đặc biệt là rau củ quả trong mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe. 

3.2. Mẹ sau sinh cho con bú tuyệt đối kiêng rượu, bia, khói thuốc lá 

Không bia, rượu, thuốc lá khi đang cho con bú 
Không bia, rượu, thuốc lá khi đang cho con bú

Các chất độc hại như cafein có trong bia, rượu, thuốc lá không chỉ gây hại cho con, mà khiến mẹ sụt cân nghiêm trọng. Chưa kể những di chứng gây ra cho con và một số bệnh nguy hiểm cho mẹ. Mẹ tuyệt đối không dùng những chất kích thích kia. 

3.3. Điều chỉnh đồng hồ sinh học, nghỉ ngơi đầy đủ 

Điều chỉnh đồng hồ sinh học, nghỉ ngơi đầy đủ giúp mẹ có tinh thần thoải mái, vui tươi
Điều chỉnh đồng hồ sinh học, nghỉ ngơi đầy đủ giúp mẹ có tinh thần thoải mái, vui tươi

Mẹ đã vất vả rất nhiều khi có con, đồng hồ sinh học loạn bị rối loạn . Nhưng mẹ cố gắng tạo thói quen về giờ giấc ngủ cho con. Tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn, đi đổi gió với bạn bè 1 chút,…để vấn đề sau sinh ăn gì để tăng cân không làm khó mẹ nữa.

4. Gợi ý cho mẹ thực đơn sau sinh tăng cân

Thực đơn cho mẹ sau sinh tăng cân
Thực đơn cho mẹ sau sinh tăng cân

Sau sinh ăn gì để tăng cân mẹ đã nghĩ ra chưa? Dưới đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho mẹ, mẹ tham khảo nhé. 

Thứ 2

  • Buổi sáng: Cháo chân giò + 1 cốc nước cam tươi
  • Buổi trưa: Thịt heo kho tàu + canh rau ngót thịt băm + cơm gạo lứt + ly sữa tươi
  • Buổi tối: Đậu que xào thịt bò + canh rau dền nấu tôm + cơm + hồng giòn

Thứ 3

  • Buổi sáng: Phở bò + bưởi
  • Buổi trưa: Thịt heo rim tôm + đu đủ hầm xương heo + mướp xào + cơm trắng + 1 hộp sữa chua
  • Buổi tối: Trứng luộc + canh bầu nấu xương gà + cơm gạo lứt + 2 trái chuối

Thứ 4

  • Buổi sáng: Cháo yến mạch + sinh tố dâu
  • Buổi trưa: Canh hạt sen nấu thịt nạc băm + cá ngừ chiên sốt cà + rau củ luộc + cơm trắng + 1 ly milo
  • Buổi tối: Gà kho gừng + canh bí đỏ nấu sườn thăn + cơm trắng + 2 quả táo

Thứ 5

  • Buổi sáng: Cháo đậu xanh + thêm 1 ly sữa
  • Buổi trưa: Tép rang + canh cải thảo nấu mọc viên + rau lang luộc + cơm trắng + thêm 1 trái lê
  • Buổi tối: Tôm rang + canh khổ qua nhồi thịt + cơm gạo lứt + 1 trái thanh long

Thứ 6

  • Buổi sáng: Bánh mì ốp la + 2 hũ sữa chua
  • Buổi trưa: Thịt thăn rang nghệ + canh rau củ thập cẩm nấu sườn + rau cải bó xôi xào + cơm trắng + nho mỹ
  • Buổi tối: Cánh gà chiên + canh bầu nấu tôm khô + bò xào bông thiên lý + cơm trắng + 1 ly sinh tố đu đủ

Thứ 7

  • Buổi sáng: Cháo trắng trứng muối + 1 ly nước ép cam
  • Buổi trưa: Cá diếc kho + canh mọc nấu nấm + bắp cải luộc + cơm trắng + 1 sinh tố dừa
  • Buổi tối: Thịt heo kho trứng + bò xào cải thìa + canh chua + 2 miếng dưa hấu

Chủ nhật

  • Buổi sáng: 1 tô bún bò hoặc banh canh gà + 1 ly ngũ cốc
  • Buổi trưa: Canh đu đủ nấu móng giò + cá kho + cơm trắng + dĩa rau sống + 1 miếng dứa
  • Buổi tối: Thịt thăn rang gừng + canh hẹ nấu cua + cơm trắng + sữa chua hoa quả

Mẹ có thể tham khảo thêm: 

Thực đơn cho mẹ sau sinh – Để mẹ khỏi đau đầu trăn trở

Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh khoa học và đầy đủ

Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe

Những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ giúp  mẹ tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Sau sinh ăn gì để tăng cân? Mẹ có thực đơn nào khoa học hơn, hãy cùng chia sẻ thêm tại Góc của mẹ nhé! Chúc mẹ nhanh chóng tăng cân an toàn, hiệu quả để có sức khỏe chăm sóc bé thật tốt! 

Mẹ sau sinh mổ nên ăn rau gì mới tốt là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc. Mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Lợi ích của rau xanh đối với mẹ sau sinh mổ?

Rau xanh rất có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ. Trước khi giải đáp câu hỏi mẹ sau sinh mổ nên ăn rau gì, mẹ hãy cùng xem rau xanh có những lợi ích gì với mẹ đẻ mổ

  • Hỗ trợ giảm cân: Trước khi sinh mẹ đã ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé. Vì thế chắc hẳn cân nặng của mẹ cũng sẽ bị tăng theo. Vì thế mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều rau để thúc đẩy và hỗ trợ quá trình giảm cân của mình. 
  • Lợi sữa: Rau xanh có rất nhiều vitamin và khoáng chất nên khi mẹ ăn nhiều rau xanh sau khi sinh mổ sẽ giúp mẹ làm lợi sữa. Đồng thời dưỡng chất có trong cũng bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé khi bú sữa mẹ.
  • Chống táo bón: Táo bón khi mang bầu và sau sinh mổ là tình trạng phổ biến của nhiều mẹ bầu. Do đó sau sinh mổ mẹ nên tăng cường ăn rau để giảm tình trạng táo bón do dung nạp quá nhiều dưỡng chất trong quá trình cho bé bú. 
  • Tốt cho xương khớp: Cơ thể mẹ nhất là phần xương khớp trong suốt quá trình mang thai bị ảnh hưởng rất nhiều khi thai nhi phát triển. Do đó các loại rau có nhiều thành phần là canxi, vitamin K sẽ giúp cho xương khớp của mẹ và bé được chắc chắn và khỏe mạnh hơn. Hay các loại có chứa nhiều chất nhờn sẽ làm tăng độ bôi trơn cho khớp của mẹ bầu sau sinh. 
Rau xanh rất tốt cho mẹ sau sinh mổ
Rau xanh rất tốt cho mẹ sau sinh mổ

2. Mẹ bầu sau sinh mổ ăn rau gì để lợi sữa, khỏe mạnh? 

Mẹ sau sinh mổ nên ăn rau gì là thắc mắc của nhiều mẹ sau sinh mổ bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Sau đây là một số loại rau mẹ nên tăng cường bổ sung sau sinh mổ nhé. 

2.1. Rau đay

Loại rau đầu tiên nằm trong danh sách mẹ ăn rau gì sau sinh mổ đó chính là rau đay. Đây là loại rau dân dã và quen thuộc với mọi người. Trong rau đay có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao canxi, chất sắt, các loại vitamin A, C, E … để giúp mẹ vừa là lợi sữa, lại vừa tăng hàm lượng chất béo trong sữa. Đây quả thật là loại rau rất tốt cho mẹ sau sinh mổ. Mẹ sau khi sinh mổ nên ăn rau gì thì tốt nhất mẹ nên ăn món rau đay nấu tôm nhé. 

Mẹ tham khảo món rau đay nấu tôm: Tôm tươi bóc vỏ, xay nhuyễn cho vào nước nấu chín rồi cho rau đay vào. Đợi rau sôi chín tới thì tắt bếp, nêm gia vị vừa ăn. 

Rau đay rất tốt cho mẹ sinh mổ
Rau đay rất tốt cho mẹ sinh mổ

2.2. Cải bó xôi (rau chân vịt)

Rau cải bó xôi cũng thuộc TOP những loại rau rất tốt khi giải đáp thắc mắc sau sinh mổ nên ăn rau gì của mẹ. Rau có chứa chất nhiều dưỡng chất mangan giúp cơ thể mẹ tăng quá trình sản sinh ra collagen để làm lành vết thương mổ khi sinh. Đặc biệt các loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi cũng được khuyên dùng thường xuyên cho mẹ mới sinh do chứa nhiều canxi. 

Mẹ tham khảo món cải bó xôi nấu thịt bò: Thịt bò băm bỏ, nấu chín cùng nước. Sau đó cho cải vào nấu, sôi chín tới thì tắt bếp và thưởng thức. 

Mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều rau cải bó xôi
Mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều rau cải bó xôi

2.3. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi không chỉ là loại rau tốt cho mẹ bầu mà ngay cả mẹ sau sinh mổ cũng nên ăn. Trong mồng tơi có chứa nhiều vitamin A, B3 cùng các chất sắt và chất nhớt nên vừa bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé, vừa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ chống táo bón. 

Mẹ tham khảo món canh mồng tơi nấu thịt heo: thịt heo băm nhỏ đun sôi cùng nước, cho khoảng 500gr rau mồng tơi rửa sạch vào đun cùng. Rau chín tới thì bắc ra thưởng thức. 

Rau mồng tơi không thể thiếu trong thực đơn của mẹ sau sinh mổ 
Rau mồng tơi không thể thiếu trong thực đơn của mẹ sau sinh mổ

2.4. Rau ngót

Nếu mẹ thắc mắc sau mổ nên ăn rau gì thì tuyệt đối không thể bỏ qua món rau “quốc dân” của bà đẻ nên ăn đó là rau ngót. Rau ngót có chứa rất nhiều vitamin A, B, C… và canxi. Thế nên mẹ ăn rau ngót không chỉ giúp cho xương khớp của mẹ và bé mà còn bổ sung các loại vitamin vào sữa cho bé bú. 

Mẹ tham khảo món canh tôm nõn và rau ngót: tôm nõn ngâm nước cho nở, cho vào nồi ninh nhỏ lửa. Sau đó cho rau ngót vào, rau chín tới thì bắc ra thưởng thức. 

Món rau ngót nấu tôm rất bổ dưỡng cho mẹ sau sinh mổ 
Món rau ngót nấu tôm rất bổ dưỡng cho mẹ sau sinh mổ

2.5. Đu đủ

Đu đủ cũng là một trong những loại rau củ mẹ sau sinh mổ được khuyên là nên ăn nhiều. Ăn đu đủ cơ thể mẹ sẽ hấp thụ nhiều loại vitamin A, C, E, K và folate, cùng các loại chất như kẽm, canxi… Như vậy mẹ ăn đu đủ vừa có tác dụng giảm táo bón, nâng cao hệ miễn dịch… cũng như “gọi” sữa về rất tốt. 

Mẹ tham khảo món ăn cùng đu đủ: Với đu đủ chín mẹ thái nhỏ và thưởng thức như món tráng miệng. Còn đu đủ xanh mẹ có thể nấu cùng móng giò heo để lợi sữa: móng giò mua về làm sạch, ninh lửa nhỏ cho ra nước ngọt rồi bỏ đu đủ xanh vào. Đu đủ xanh chín tới thì tắt bếp. 

Đu đủ chín mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều 
Đu đủ chín mẹ sau sinh mổ nên ăn nhiều

2.6. Giá đỗ

Mẹ mổ đẻ xong nên ăn rau gì thì không thể thiếu được giá đỗ. Trong giá đỗ có chứa rất nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Vì thế đây là món ăn rất thích hợp cho mẹ bồi bổ sau sinh mổ. Ăn giá đỗ giúp mẹ vừa lợi sữa, nhiều sữa cho bé, vừa giúp làm đẹp da và thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. 

Mẹ tham khảo món giá đỗ xào thịt bò: Thịt bò thái mỏng xào hơi tái rồi cho giá đỗ vào xào chín tới là có mẹ sau sinh mổ có thể thưởng thức món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này. 

Mẹ sau sinh mổ cần ăn nhiều giá đỗ
Mẹ sau sinh mổ cần ăn nhiều giá đỗ

2.7. Măng tây

Măng tây là loại cây thảo, có thân tròn, chứa nhiều các loại vitamin A, C, B6, K, E… protein, sắt và kẽm… nên cực kỳ tốt và thích hợp để bồi bổ và giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh nên ăn rau gì mới tốt. Mẹ sau sinh mổ ăn măng tây giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chắc xương và khỏe mạnh. Đồng thời cũng rất lợi sữa và chống táo bón cho mẹ sau đẻ. 

Mẹ tham khảo món măng tây xào tôm: Tôm tươi bóc vỏ, ướp gia vị cho ngấm tầm 15 phút. Cho vào xào gần chín tôm thì cho măng tây vào xào cùng. Măng tây chín tới là mẹ có thể thưởng thức. 

Thơm ngon bổ dưỡng món măng tây xào tôm cho mẹ sau sinh
Thơm ngon bổ dưỡng món măng tây xào tôm cho mẹ sau sinh

2.8. Củ sen

Nằm trong TOP những loại rau sau sinh mổ mẹ nên ăn đó chính là củ sen. Củ sen có nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như sắt, kali, mangan… đặc biệt có rất nhiều chất xơ. Mẹ sau sinh ăn củ sen giúp lợi sữa, thanh nhiệt rất tốt. Đồng thời cũng giúp mẹ giảm tình trạng táo bón. 

Mẹ tham khảo món canh sườn củ sen: Sườn heo rửa sạch, ninh nước lửa nhỏ cho ngọt. Cho củ sen vào ninh cùng, chín tới thì bắc ra và thưởng thức. 

Củ sen là loại thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn nhiều 
Củ sen là loại thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn nhiều

3. Mẹ sau sinh mổ không nên ăn rau gì?

Mẹ sau khi tìm hiểu được sau sinh mổ nên ăn rau gì thì mẹ cũng nên biết những loại rau mẹ sau sinh mổ cần kiêng để không ảnh hưởng tới mẹ và bé nhé. 

3.1. Rau muống.

Rau muống rất phổ biến và là món rau bổ dưỡng cho mẹ khi mang thai. Tuy nhiên đối với mẹ sau sinh mổ thì không nên ăn rau muống. Bởi đặc điểm kích thích việc sản sinh collagen khiến tạo thành vết sẹo lồi, lõm không đẹp mắt với các mẹ sinh mổ. 

Dù rất ngon nhưng mẹ sau sinh mổ không nên ăn rau muống
Dù rất ngon nhưng mẹ sau sinh mổ không nên ăn rau muống

3.2. Các loại rau gây mất sữa như bắp cải, măng, tỏi, hành, mùi tây, hạt tiêu, ớt, lá lốt,..

Nếu một số loại rau như đu đủ, củ sen… giúp mẹ sau sinh mổ ăn vào lợi sữa, “gọi” sữa về ồ ạt thì mẹ nên kiêng một số loại khi ăn vào có thể gây mất sữa như bắp cải, hành tỏi…Do trong những loại rau trên có chất gây ra việc ức chế tiết sữa của mẹ. 

Bắp cải là một trong những loại rau mẹ nên kiêng sau sinh mổ
Bắp cải là một trong những loại rau mẹ nên kiêng sau sinh mổ

3.3. Mướp đắng

Mướp đắng là rau mẹ cần tránh sau sinh mổ
Mướp đắng là rau mẹ cần tránh sau sinh mổ

Nằm trong những loại rau mẹ sau sinh mổ nên kiêng đó chính là mướp đắng. Tại sao vậy? Là vì mẹ  ăn mướp đắng sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu gây lên ảnh hưởng tới tuyến sữa, bởi một chất có trong mướp đắng là vicine gây ra hiện tượng này. 

Xem thêm:

Giải đáp sự lo lắng của mẹ sau sinh ăn thịt gà được không?

Sau sinh ăn mì tôm được không?

Gỡ rối cho mẹ: Sau sinh ăn thịt bò được không?

Mẹ sau sinh mổ nên ăn rau gì là một trong những điều thắc mắc mà mẹ muốn biết. Và lời khuyên dành cho mẹ là nên ăn một số loại rau như rau ngót, rau mồng tơi… đồng thời mẹ không nên ăn một số loại như mướp đắng, rau muống…Chúc mẹ sẽ có thời gian chăm sóc bé thật tốt. 

Mẹ có đang gặp phải vấn đề về viêm tuyến sữa khiến bầu ngực đau nhức và ảnh hưởng đến việc cho con bú? Nếu mẹ đang đang loay hoay tìm những bài thuốc chữa viêm tuyến sữa hiệu quả nhanh nhất, bài viết này dành cho mẹ đó! Mẹ tham khảo để biết những kiến thức về viêm tuyến vú như nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và chữa trị mẹ nhé! 

1. Hiểu đúng về viêm tuyến sữa

Tình trạng các vùng mô trong bầu ngực sưng lên, đau nhức, mưng mủ do bầu sữa mẹ bị viêm một hoặc nhiều ống dẫn sữa được gọi là viêm tuyến sữa (hay còn gọi là viêm vú). Tình trạng này xuất hiện phổ biến vào khoảng 5-6 tuần sau khi mẹ sinh bé, đặc biệt với trường hợp mẹ lần đầu trải qua sinh nở. 

Viêm tuyến vú phổ biến ở các mẹ vừa sinh sau 5-6 tuần
Viêm tuyến vú phổ biến ở các mẹ vừa sinh sau 5-6 tuần

Mẹ bị viêm tuyến sữa sẽ phải trải qua lần lượt 3 giai đoạn: 

  • Tắc sữa
  • Mưng mủ
  • Lở loét

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

2.1. Nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân do tác động từ bên ngoài, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trong một số trường hợp:

Mẹ cho bé bú sai tư thế: Khi bé bú không đúng tư thế, lực bú của bé yếu hơn. Để bú được bé sẽ phải dùng lực mút mạnh khiến vùng da đầu núm vú mẹ có thể bị tổn thương. Ngoài ra, nếu núm vú mẹ bị thụt vào hoặc nhô ra quá ít, bé sẽ cắn đầu vú. Khi bé cắn mạnh, da mẹ hình thành những vết thương hở. Vi khuẩn trên da có thể xâm nhập qua những vùng da tổn thương đó gây nhiễm trùng, lở loét dẫn đến viêm vú. 

Mẹ cho bé bú không đúng tư thế là một nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vú 
Mẹ cho bé bú không đúng tư thế là một nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vú 

Vi khuẩn từ mũi và miệng bé lây chéo sang da mẹ khi bú: Khi bé vui chơi, ăn uống không thể tránh khỏi bụi bặm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn vô tình sinh sôi. Nếu mẹ không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi và miệng cho bé, vi khuẩn Staphylococcus aureus từ miệng và mũi của bé khi bú lan truyền sang các vết thương hở trên núm vú, gây viêm vú cho mẹ!

2.2. Tắc ống dẫn sữa

Ống dẫn sữa là bộ phận có chức năng vận chuyển sữa từ các tuyến sữa đến núm vú. Khi mẹ cho bé bú không đúng cách, sai tư thế hoặc không thường xuyên hút hết sữa trong bầu ngực, sữa dễ tích tụ lại vón thành cục gây tắc ống dẫn sữa. 

Sữa dư thừa trong bầu ngực không được hút ra hết dễ tích tụ và gây tắc ống dẫn sữa
Sữa dư thừa trong bầu ngực không được hút ra hết dễ tích tụ và gây tắc ống dẫn sữa

Khi sữa vón thành cục như vậy mà mẹ để trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng nặng hơn, dễ dẫn tới viêm vú. Với tình trạng nhẹ, mẹ dùng một vài phương pháp được nhắc tới dưới bài viết để giảm tình trạng viêm.

Tuy nhiên, nếu qua 3-5 ngày mà tình trạng viêm của mẹ nặng hơn, mủ xanh chảy ra khỏi bầu ngực, sưng to đau nhức, mẹ dừng cho bé bú ngay và tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, không tự ý sử dụng thuốc mẹ nhé! Trong trường hợp mẹ tự ý dùng thuốc chứa các chất không phù hợp với cơ thể, khả năng gặp các tác dụng phụ không mong muốn và hoại tử cho mẹ là rất cao.

2.3. Yếu tố nguy cơ

Ngoài những trường hợp thường gặp kể trên, mẹ có thể bị viêm tuyến sữa từ một số yếu tố khác như:

  • Loét hoặc nứt núm vú: Nguyên nhân gây loét núm vú do mẹ bị các bệnh ngoài da như eczema, giang mai, lao hoặc nhiễm khuẩn thông thường. Mẹ gặp phải tình trạng này dễ bị vi khuẩn xâm nhập qua những khe vứt hay vùng da bị lở loét, từ đó dẫn đến viêm vú.
  • Không thay đổi tư thế cho bé bú: Khi bé bú sai tư thế, lượng sữa bé bú được ít hơn, dẫn đến sữa thừa trong bầu sữa mẹ. Sữa không được giải phóng lâu ngày gây tắc sữa và nếu không được giải quyết kịp thời, mẹ có khả năng bị viêm vú.
  • Mặc áo ngực quá chật: Khi mẹ mặc size áo không vừa vặn với cơ thể, rất dễ khiến cho vùng da ngực bị ngứa ngáy, sưng đỏ do bị cọ xát quá chặt vào viền áo ngực. Nặng hơn, nếu bị cọ xát quá mạnh gây xước da, chảy máu, những vết thương hở này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ dẫn tới viêm vú đó mẹ! 
  • Tái phát lại bệnh: Mẹ đã có tiền sử viêm tuyến vú trước đó và không được chữa trị triệt để dẫn đến tái đi tái lại nhiều lần!
Áo ngực không vừa vặn là nguy cơ gây viêm tuyến sữa 
Áo ngực không vừa vặn là nguy cơ gây viêm tuyến sữa 

3. Triệu chứng viêm tuyến sữa ở mẹ

Hiện tượng viêm tuyến sữa thường xảy ra ở một bên vú. Nhưng làm thế nào để mẹ biết mình bị viêm tuyến sữa? Mẹ để ý xem mình có những dấu hiệu sau không nhé!

  • Ngực căng cứng, đọng nhiều sữa nhưng sữa không tiết ra hết được do bị đông lại. Khi mẹ hút sữa sẽ cảm thấy buốt.
  • Ngực sưng lên, khi sờ vào mẹ thấy đau nhói. Đồng thời vùng đầu vú trở nên đỏ, nóng hơn nhiều.
  • Mẹ thấy đau rát đầu vú khi cho bé bú, các tia sữa bị thu nhỏ lại và lượng sữa tiết ra không đều.
  • Cơ thể mẹ mệt mỏi, người ớn lạnh, sởn gai ốc,…
  • Mẹ thường hay bị sốt cao, đau tức ngực trầm trọng, tuyến vú bị mưng mủ, sữa tiết ra đổi màu so với sữa thông thường (thành màu xanh, tím,…)
Mẹ đau ngực dữ dội khi viêm tuyến sữa
Mẹ đau ngực dữ dội khi viêm tuyến sữa

4. 4 bài thuốc chữa viêm tuyến sữa hiệu quả cho mẹ

Đây không phải là căn bệnh mới, từ xa xưa khi chưa có y học hiện đại như ngày nay, các thế hệ đi trước đã có những bài thuốc y học cổ truyền để xử lý vấn đề này. Có những bài thuốc đem đến hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày uống. 

4.1. Bài thuốc 1: Dành cho các mẹ vừa mới bị viêm tuyến vú

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 12g sài hồ bắc
  • 12g kinh giới
  • 12g ngưu bàng tử
  • 12g bồ công anh
  • 5g cam thảo
  • 8g liên kiều
  • 8g hoàng cầm
  • 8g hương phụ
  • 8g trần bì
  • 8g kim ngân hoa
  • 8g bàng phong

Cách làm: 

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho tất cả vào ấm sắc cùng 2 bát nước (khoảng 400 – 500ml). Đun sâm sấp lửa đến khi chỉ còn 100ml. Mẹ lấy thuốc đã sắc uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Nếu mẹ bị ớn lạnh và sốt nhẹ thì cho thêm 12g chi tử và 16g thạch cao vào sắc cùng để uống. 
Mẹ uống đều đặn mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả 
Mẹ uống đều đặn mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả 

4.2. Bài thuốc 2: Dùng để đắp vùng vú bị sưng, đau nhức

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 40g hương phụ
  • 12g xã hương
  • 50g bồ công anh
Hương phụ
Hương phụ

Cách làm: 

  • Nguyên liệu đem rửa sạch, sau đó cho vào cối giã nhuyễn. 
  • Lọc nước của hỗn hợp vừa giã xoa đều lên vùng vú bị sưng. Phần bã còn lại đem đắp lên sau khi xoa nước. Mẹ đắp đến khi phần bã khô (khoảng 7-10 phút), sau đó vệ sinh ngực với nước sạch. 
  • Đắp 2-3 lần/ngày và liên tục trong khoảng 3-5 ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất mẹ nhé. 

4.3. Bài thuốc 3: Chữa viêm tuyến vú cho mẹ không có triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh

Bài thuốc dành cho mẹ có triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh
Bài thuốc dành cho mẹ có triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 40g qua lâu 
  • 20g đương quy, cam thảo mỗi vị dùng 
  • 12g đẳng sâm
  • 8g xuyên sơn giáp (vảy tê tê)
  • 8g hoàng kỳ
  • 4g bột hương phụ
  • 8g độc dược 

Cách làm: 

  • Nguyên liệu sau khi rửa thật sạch đem cho vào ấm sắc cùng 500ml nước.
  • Lọc bỏ bã rồi cho thêm 30ml rượu nếp
  • Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Mẹ áp dụng trong 3-5 ngày để thấy được hiệu quả

4.4. Bài thuốc 4: Dành cho mẹ bị đau nhức, tức ngực, đầu vú sưng to

Bài thuốc dành cho mẹ bị đau nhức, tức ngực, đầu vú sưng to 
Bài thuốc dành cho mẹ bị đau nhức, tức ngực, đầu vú sưng to 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 8g nhân sâm
  • 8g đương quy
  • 8g sinh hoàng ký
  • 8g cát cánh
  • 8g xuyên khung
  • 8g bạch thược
  • 8g bạch truật 
  • 12g kim ngân hoa
  • 4g tạo giác thích
  • 4g bạch chỉ

Cách làm: Đem tất cả dược liệu trên sắc với 600ml nước. Mẹ uống thuốc sau khi ăn 3-4 tiếng và uống mỗi ngày 1 thang. 

4.5. Những bài thuốc chữa viêm tuyến vú khác

Ngoài những bài thuốc phổ biến trên, còn có những công thức khác được dùng để điều trị viêm tuyến sữa có thể tham khảo như:

  • Bài thuốc với núm bí ngô: Đem 15 núm bí ngô đốt tồn tính, sau đó nghiền thành bột mịn. Trộn 2 thìa cà phê bột thuốc cùng với 50ml rượu nếp để uống (lượng rượu mẹ thay đổi linh hoạt cho sao cho dễ uống)
  • Bài thuốc với hạt quýt: Sao vàng 10g hạt quýt rồi đun lên để uống trong ngày
  • Bài thuốc với hạnh đào nhục: Giã nhuyễn nguyên liệu gồm 15g hạnh đào nhục, 3g bột sơn tư cô rồi trộn đều. Chiêu hỗn hợp với 200g bồ công anh và uống trong ngày
  • Bài thuốc với lá kiều mạch: Sắc 100g lá kiều mạch với nước để uống mỗi ngày
Uống lá hoa kiều mạch sắc mỗi ngày để chữa viêm tuyến vú
Uống lá hoa kiều mạch sắc mỗi ngày để chữa viêm tuyến vú
  • Bài thuốc với rau kim châm khô: Hầm 50g rau kim châm khô với 200g thịt lợn băm để ăn hàng ngày
  • Bài thuốc với khoai lang: Giã nhuyễn 100g khoai lang sau khi rửa sạch, bào vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ, và 100g rau diếp cá. Lấy bã đắp vào chỗ viêm tuyến sữa 2-3 lần/ngày. 
Những bài thuốc trị viêm tuyến sữa khác 
Những bài thuốc trị viêm tuyến sữa khác 

Đây đều là những bài thuốc cổ truyền, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào xác minh tính hiệu quả của những bài thuốc này. Đặc biệt, các bài thuốc chỉ nên áp dụng khi mẹ mới bị viêm tuyến sữa mức độ nhẹ. Nếu như có các triệu chứng nặng hoặc dùng thuốc nhưng bệnh tình vẫn chuyển biến nặng với những triệu chứng sau, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời:

  • Cảm giác có hạch cứng nổi ở vùng ngực ngày một nhiều, sờ vào cảm thấy đau, buốt
  • Mẹ sốt cao trên 38.5 độ, tuyến sữa mưng mủ chảy ra cùng sữa mẹ, sữa mẹ bị đổi màu.
  • Ngực càng ngày càng căng cứng và đau dữ dội, sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất nhỏ giọt mỗi khi mẹ vắt hay hút. 
  • Bệnh không có dấu hiệu giảm sau 3-4 ngày uống thuốc theo phương pháp dân gian.
Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám chuyên sâu khi có dấu hiệu trên 
Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám chuyên sâu khi có dấu hiệu trên 

Những biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm, mẹ không thể tự điều trị tại nhà mà nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời mẹ nhé!

5. Lưu ý cho mẹ khi bị viêm tuyến sữa

Trong quá trình điều trị viêm tuyến sữa tại nhà, mẹ cần ghi nhớ những điều sau để quá trình chữa trị có kết quả tốt:

  • Ăn thức ăn lợi sữa như: quýt, cà chua, mướp, dưa chuột, ngó sen, mã thầy, canh đậu đỏ…Những loại thực phẩm này cung cấp nhiều nước, vitamin và hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh sữa, sữa mẹ đặc và nhiều dưỡng chất cho con.
  • Ăn thức ăn bổ mát như canh cá diếc, canh gan lợn, canh đậu phụ… đối với mẹ viêm tuyến sữa có vết thương lở loét lâu không liền miệng, da mặt vàng và cơ thể gầy yếu, mất sức nhiều
Bổ sung thức ăn thanh mát, lợi sữa 
Bổ sung thức ăn thanh mát, lợi sữa 
  • Thường xuyên vệ sinh vùng ngực trước và sau khi cho con bú, đặc biệt là những vùng dễ tích tụ vi khuẩn như các khe kẽ ở đầu ti để vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào các vết thương hở trên da mẹ. Để đảm bảo việc vệ sinh được sạch sẽ hoàn toàn và không nhiễm khuẩn chéo, mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh ngực và dùng khăn khô đa năng để vệ sinh mẹ nhé! Khăn khô đa năng chỉ sử dụng một lần, ngăn khả năng nhiễm khuẩn chéo như từ khăn mặt sang ngực mẹ.
  • Kiêng ăn thức ăn tanh, mặn, nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc quá cay. Đây là những thực phẩm có tính nóng, dễ làm các vết thương hở trở nên nghiêm trọng, khó lành hơn
  • Ngưng uống thuốc dân gian và đi khám bác sĩ nếu gặp những triệu chứng như: Vú sưng cứng, ấm bóng và nổi cộm khi sờ vào; Người mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh và khó thở; Mẹ dùng thuốc quá 4 ngày mà vẫn chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm. 

6. Gợi ý cho mẹ phương pháp chữa tắc tia sữa khoa học được nhiều mẹ áp dụng

Những gợi ý dưới đây giúp mẹ tránh được những chuyển biến xấu đi của tình trạng tắc tia sữa (nếu không điều trị sớm sẽ chuyển biến thành viêm tuyến sữa).

6.1. Chườm ấm quanh bầu ngực

Tác dụng: Đây là phương pháp dùng tác dụng nhiệt khoảng 40-45 độ C lên bầu ngực để làm tan các cục sữa đông. Phương pháp này kết hợp massage sẽ nhân đôi hiệu quả trị tắc sữa đó mẹ! 

Cách thực hiện: 

  • Trước khi cho bé bú: mẹ để ngực trần (không mặc áo ngực). Sau đó đắp khăn đã nhúng nước ấm (khoảng 40 – 45 độ C) trực tiếp lên ngực. Đồng thời mẹ lấy tay massage ngực theo hướng từ trong ra ngoài (hướng ra phía đầu ti) trong suốt quá trình chườm ấm ngực. 
  • Khi tắm: mẹ dùng một miếng đệm nóng (nhiệt độ không quá 45 độ C)  hoặc vải ấm đắp lên ngực 20 phút/lần. Mẹ có thể đứng trước vòi sen, điều chỉnh nhiệt độ nước trong vòi khoảng 45 độ, để nước ấm từ vòi sen chảy vào ngực giúp giảm căng cứng và làm mềm ngực.
Mẹ tắm dưới vòi sen nước ấm kết hợp massage để giảm tắc sữa 
Mẹ tắm dưới vòi sen nước ấm kết hợp massage để giảm tắc sữa 

6.2. Massage vùng ngực

Tác dụng: Các động tác massage tác động một lực vừa đủ lên các cục sữa đông làm chúng tan ra, kết hợp với massage theo chiều dòng chảy của sữa giúp làm lưu thông tuyến sữa, giảm tình trạng tắc sữa. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Sau đó, mẹ dùng khăn khô đa năng để vệ sinh bầu ngực. Mẹ lau từ đầu núm vú vòng rộng dần ra ngoài để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất, tránh lau lại 1 vùng da nhiều lần bởi sẽ dễ gây lây chéo lại vi khuẩn lên vùng da đã được vệ sinh. 
  • Bước 2: Nhẹ nhàng xoa lên vùng ngực bị nổi cục cứng
  • Bước 3: Dùng lực tay vừa day vừa ép bầu ngực theo chiều từ trong ra ngoài (hướng về phía đầu ti). Mẹ chú ý day và ấn mạnh hơn một chút nơi có những cục sữa đông nổi cộm lại để ép chúng tan ra. 
Nhẹ nhàng xoa lên vùng ngực bị nổi cục cứng
Nhẹ nhàng xoa lên vùng ngực bị nổi cục cứng

Lặp lại các bước trên bất cứ khi nào mẹ có thời gian để hiệu quả đánh tan sữa đông trong ngực mẹ được nhanh hơn. Từ đó khai thông dòng sữa và khả năng đón sữa mới của mẹ cũng tốt hơn đó ạ.

6.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ

Mẹ dùng thêm thực phẩm chức năng để đẩy nhanh quá trình trị tắc sữa, viêm tuyến sữa. Những thực phẩm này được nghiên cứu và chứng minh có chứa những thành phần hỗ trợ điều trị tắc sữa, giảm đông sữa như canxi, vitamin D3, D6… Magie, Kẽm… cùng nhiều khoáng chất khác. 

Một số sản phẩm uy tín mẹ có thể tham khảo như: 

  • Thuốc lợi sữa Mabio
  • Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
  • Thuốc lợi sữa Pigeon
Mẹ dùng thêm thực phẩm chức năng để đẩy nhanh quá trình trị tắc sữa, viêm tuyến sữa
Mẹ dùng thêm thực phẩm chức năng để đẩy nhanh quá trình trị tắc sữa, viêm tuyến sữa

Tuy nhiên, sử dụng thực phẩm chức năng không có nghĩa là mẹ sẽ cải thiện hoặc hết hẳn tắc sữa bởi nó chỉ là một sản phẩm hỗ trợ làm mát cơ thể, bổ sung dưỡng chất chứ không phải là thuốc và có tác dụng điều trị triệu chứng tắc sữa. Để đảm bảo an toàn và tránh việc sử dụng sai hay gặp phải tác dụng phụ, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc! 

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã có những hiểu biết thêm về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như các cách chữa viêm tuyến sữa. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp xung quanh vấn đề này, đừng ngại để lại bình luận dưới bài viết này để được giải đáp mẹ nhé! 

Viêm tuyến sữa làm sữa mẹ không chảy ra được, ngực mẹ căng đau khó chịu, con yêu không được bú no sữa mẹ. Hiểu được những lo lắng và khó khăn của mẹ, Góc của mẹ đã tổng hợp 12 c</strongách chữa viêm tuyến sữa trong bài viết dưới đây để giúp mẹ thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng. Lưu lại ngay mẹ nhé

1. Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa là tình trạng viêm ở một hay nhiều ống dẫn sữa trong bầu ngực, dẫn tới ngực căng đau, sưng nóng, mưng mủ. Vấn đề này thường xuất hiện sau các tổn thương tại bầu ngực như: tắc tia sữa, nứt đầu ti, vết thương hở trên da,..

Viêm tuyến sữa thường gặp ở mẹ trong ba tháng đầu tiên sau sinh , chưa quen với việc vệ sinh bầu ngực và chăm sóc bé bú sữa, dễ gây nhiễm khuẩn, tắc tia sữa và viêm ngoài ý muốn

Viêm tuyến sữa thường gặp sau các vấn đề: tắc tia sữa, nứt đầu ti,...
Viêm tuyến sữa thường gặp sau các vấn đề: tắc tia sữa, nứt đầu ti,…

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa có nguyên nhân do vi khuẩn (nhiễm khuẩn tuyến sữa) hoặc do các yếu tố khác ( tắc tia sữa, ngực bị chèn ép,….)

2.1. Nhiễm khuẩn

Bình thường; nước bọt, da và niêm mạc tại mọi vị trí trên cơ thể đều mang vi khuẩn. Chúng tồn tại hòa bình và không gây tổn thương. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, không sạch sẽ; các vi khuẩn này biến đổi mạnh mẽ, gây nhiễm khuẩn và gây viêm cho mẹ.

Mẹ thường nhiễm khuẩn viêm tuyến sữa do:

  • Tư thế cho bé bú không đúng: Mẹ không nâng đỡ đầu và thân bé, không bắt vú đúng cách, đặt núm ti cách xa miệng bé hay bé chỉ ngậm đầu núm ti chứ không ngậm rộng ra toàn bộ quầng vú. Những việc này làm bé khó bú, lôi kéo và gây tổn thương đầu núm ti, tạo vết thương hở, mở cửa cho vi khuẩn tấn công mẹ
  • Bé cắn núm ti: Bé trong giai đoạn mọc răng, bé cảm thấy ngứa lợi nên có xu hướng cắn ti mẹ, làm ti mẹ tổn thương, dễ nhiễm khuẩn
  • Đầu núm ti không sạch sẽ: Sau khi bé bú, đầu ti mẹ dễ đọng cặn sữa và nước bọt, tạo môi trường ẩm ướt, dễ bám bẩn, nảy sinh vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ti mẹ.
Tư thế cho bé bú không đúng là nguyên nhân gây viêm tuyến sữa.
Tư thế cho bé bú không đúng là nguyên nhân gây viêm tuyến sữa.

2.2. Tắc ống dẫn sữa

Trường hợp mẹ không cho bé bú hoặc không vắt hút sữa mỗi 2 – 3 giờ/lần, sữa mẹ trở nên dư thừa, căng đầy trong bầu ngực. Thành phần chất béo sữa mẹ ứ đọng trong thời gian dài sẽ đông vón thành cục, gây tắc ống dẫn sữa, rối loạn chức năng tiết sữa của bầu ngực, dẫn tới sưng đau và viêm vô khuẩn.

2.3. Yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nguyên nhân trên, viêm tuyến sữa thường gặp ở mẹ có

  • Loét hoặc nứt đầu núm ti do bất kỳ nguyên nhân nào
  • Ngực chịu áp lực nhiều gây chèn ép, giảm hoạt động ống dẫn sữa và gây viêm tuyến sữa trong các trường hợp: áo ngực bó chật, nằm sấp, mang địu bé trước ngực,…
  • Mẹ có tiền sử viêm tuyến vú, không vệ sinh bầu ngực và vắt hút sữa hàng ngày, gây viêm tái phát.
Mẹ cho con bú mặc áo ngực quá chất gây viêm tuyến sữa
Mẹ cho con bú mặc áo ngực quá chất gây viêm tuyến sữa

3. Triệu chứng viêm tuyến sữa ở mẹ

Viêm tuyến vú thường xuất hiện nhanh chóng tại một bên bầu ngực, ít khi viêm đồng thời cả hai bên. Các biểu hiện:

  • Bầu ngực tấy đỏ, viêm sưng, đau nhức
  • Khả năng tiết sữa giảm, thiếu sữa, mất sữa
  • Nóng rát khi cho bé bú
  • Sốt trên 38,5 độ C
  • Mệt mỏi, ớn lạnh
Viêm tuyến sữa gây đau, giảm khả năng tiết sữa mẹ
Viêm tuyến sữa gây đau, giảm khả năng tiết sữa mẹ

4. Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa

Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa rất đa dạng, gồm nhiều phương pháp dân gian, các bài thuốc đông y và cả những biện pháp khoa học dễ thực hiện tại nhà

4.1. Điều trị viêm tuyến sữa bằng phương pháp dân gian

Dân gian sử dụng các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm. Mẹ thảo khảo 5 cách dân gian chữa viêm tuyến sữa bằng tỏi, lô hội, giấm táo, bắp cải và cỏ cà ri như sau:

4.1.1. Tỏi

Tỏi chứa allicin, thành phần kháng sinh tự nhiên, cho hiệu quả diệt khuẩn và chống viêm mạnh, an toàn hơn một số kháng sinh thông thường như: penicillin, cephalosporin

Cách thực hiện: 

  • Ăn 2 tép tỏi tươi (2g)/ ngày cho hiệu quả tốt nhất
  • Để dễ ăn hơn, mẹ sử dụng tỏi như gia vị nấu ăn hoặc dùng làm nước chấm.
  • Thực hiện hàng ngày đến khi viêm tuyến sữa khỏi hoàn toàn
Tỏi giàu hàm lượng allicin, giúp kháng viêm, giảm đau nhức tuyến sữa.
Tỏi giàu hàm lượng allicin, giúp kháng viêm, giảm đau nhức tuyến sữa.

4.1.2. Lô hội

Lô hội (nha đam) có tác dụng làm mát da, dịu da, tăng tốc độ lành vết thương, giảm viêm đau tuyến sữa

Cách thực hiện:

  • Lá lô hội rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ
  • Dùng phần gel trong thoa trực tiếp lên vùng ngực sưng đau
  • Rửa sạch bằng nước ấm sau khoảng 15 – 20 phút, đến khi lớp gel khô
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày
Mẹ dùng phần gel trong lô hội thoa lên ngực 2 - 3 lần/ ngày.
Mẹ dùng phần gel trong lô hội thoa lên ngực 2 – 3 lần/ ngày.

4.1.3. Giấm táo

Giấm táo chứa nhiều loại acid, giúp kháng viêm và kháng khuẩn, cải thiện viêm tuyến sữa hiệu quả như: acid acetic, acid malic

Cách thực hiện: 

  • Hoà 1 muỗng (15ml)  giấm táo nguyên chất vào 250ml nước lọc và sử dụng
  • Dùng cùng khoảng 7 ml mật ong để tăng hương vị, giúp mẹ dễ uống hơn
  • Uống 2 – 3 lần/ ngày.
Mẹ dùng thêm mật ong để giấm táo dễ uống hơn.
Mẹ dùng thêm mật ong để giấm táo dễ uống hơn.

4.1.4. Bắp cải

Lá bắp cải chứa thành phần chống viêm là hợp chất lưu huỳnh. Mẹ dùng bắp cải ướp lạnh đắp lên bầu ngực. Nhiệt độ lạnh làm chậm tuần hoàn tại bầu ngực, giảm phản ứng viêm, mang lại tác dụng cải thiện viêm tuyến sữa nhanh chóng.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 10 lá bắp cải, rửa sạch, để ráo nước
  • Để lá bắp cải trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút
  • Đắp lá bắp cải trong khoảng 20 phút, mỗi lần đắp 1 lá, thay lá mới khi hết lạnh.
  • Sử dụng 1 – 3 lần/ ngày.
Dùng lá bắp cải ướp lạnh đắp trực tiếp lên bầu ngực
Dùng lá bắp cải ướp lạnh đắp trực tiếp lên bầu ngực

4.1.5. Cỏ cà ri

Hạt cỏ cà ri có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, được thầy thuốc đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc chống viêm khác nhau. Hơn thế, cỏ cà ri chứa  galactagogues, thành phần được coi là “thần dược” lợi sữa, giúp điều hòa sữa mẹ, giảm tình trạng mẹ mất sữa, thiếu sữa do viêm

Cách thực hiện:

  • Chọn mua hạt cỏ cà ri màu vàng tươi, đều hạt, không sứt mẻ, không có mùi hôi
  • Dùng 2 – 5g hạt cỏ cà ri pha với 150ml nước 80 -90 độ C
  • Uống 2 lần/ ngày.
Sử dụng hạt cỏ cà ri đun sôi và uống trà chữa viêm tuyến sữa.
Sử dụng hạt cỏ cà ri đun sôi và uống trà chữa viêm tuyến sữa.

Mẹ lưu ý: Hiệu quả các phương pháp dân gian thường khó xác định, tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Mẹ cần kiên trì thực hiện hàng ngày đến khi khỏi viêm tuyến sữa hoàn toàn. Nếu mẹ đau nhức không cải thiện sau 2 – 3 ngày, mẹ đi khám bác sĩ để biết cách chữa trị phù hợp hơn.

4.2. Điều trị viêm tuyến sữa bằng bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y giúp mẹ cải thiện viêm tuyến sữa an toàn và tự nhiên. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần áp dụng phương pháp Đông y theo hướng dẫn từ thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên môn

Các bài thuốc đông y dùng nguyên liệu từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại
Các bài thuốc đông y dùng nguyên liệu từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại

Bài thuốc 1: Dành cho mẹ mới viêm tuyến sữa 1 -2 ngày

Các dược liệu bao gồm: 

  • 12g mỗi loại sài hồ bắc, kinh giới, ngưu bàng tử, bồ công anh
  • 5g cam thảo
  • 8g mỗi loại liên kiều, hoàng cầm, hương phụ, trần bì, kim ngân hoa, phòng phong.
  • Với mẹ có biểu hiện ớn lạnh, sốt trên 38, 5 độ C; sử dụng thêm 12g chi tử và 16g thạch cao

Cách sử dụng: 

  • Dược liệu rửa sạch và cho vào ấm đun
  • Thêm 2 bát nước
  • Đun sôi khoảng 20 phút.
  • Dùng khi thuốc còn ấm
  • Sử dụng 1 thang/ ngày
Các bài thuốc Đông y chữa viêm tuyến sữa an toàn
Các bài thuốc Đông y chữa viêm tuyến sữa an toàn

Bài thuốc 2: Đắp ngực giảm đau, giảm sưng do viêm

Các dược liệu bao gồm: 

  • 40g hương ph
  • 12g xã hươn
  • 50g bồ công an

Cách thực hiện:

  • Dược liệu rửa sạch, giã nhuyễn
  • Phần nước thuốc xoa đều lên vùng ngực viêm, đau nhức
  • Phần bã đắp trực tiếp lên bầu ngực
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
Giã nhỏ các nguyên liệu và đắp lên bầu ngực.
Giã nhỏ các nguyên liệu và đắp lên bầu ngực.

Bài thuốc 3: Chữa viêm tuyến vú không có triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh

Các dược liệu bao gồm:

  • 40g qua lâu
  • 20g mỗi loại đương quy, cam thảo
  • 12g mỗi loại đẳng sâm, xuyên sơn giáp, hoàng kỳ
  • 4g bột hương phụ
  • 8g mộc dược

Cách thực hiện:

  • Dược liệu rửa sạch, cho vào ấm đun
  • Thêm nước sấp mặt dược liệu, đun sôi 20 phút
  • Lọc bỏ bã, dùng phần nước đun
  • Thêm 30ml rượu nếp vào nước đun và chia thành 3 lần uống: sáng – trưa – tối.
  • Thực hiện trong vòng ít nhất 3 – 5 ngày để tuyến vú hết sưng viêm hoàn toàn
Dùng nước sắc kết hợp với rượu nếp để tăng hiệu quả chống viêm.
Dùng nước sắc kết hợp với rượu nếp để tăng hiệu quả chống viêm.

Bài thuốc 4: Dành cho mẹ đau nhức, tức ngực, đầu vú sưng to

Các dược liệu bao gồm: 

  • 8g mỗi loại nhân sâm, đương quy, sinh hoàng ký, cát cánh, xuyên khung, bạch thược, bạch truật
  • 12g mỗi loại kim ngân hoa
  • 4g mỗi loại gai bồ kết, bạch chỉ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm đun
  • Thêm 600ml nước
  • Đun sôi khoảng 20 phút
  • Bỏ bã, uống nước thuốc khi thuốc còn ấm
  • Uống thuốc sau bữa ăn 3 – 4 tiếng
  • Sử dụng 1 lần/ ngày.
Sắc dược liệu, bỏ bã và uống nước thuốc khi còn ấm.
Sắc dược liệu, bỏ bã và uống nước thuốc khi còn ấm.

4.3. 3 Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa khoa học cho mẹ

Ngoài ra, chuyên gia khuyên mẹ áp dụng một số phương pháp chữa viêm tuyến sữa khoa học như: chườm nóng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị vật lý.

4.3.1. Chườm ấm

Chườm ấm được áp dụng trong trường hợp mẹ viêm tuyến sữa do tắc tia sữa. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các cục sữa vón sẽ tan dần, lưu thông dòng chảy sữa mẹ. Tia sữa mẹ không tắc và không gây viêm cho mẹ nữa.

Các thực hiện: 

  • Làm ấm khăn mềm bằng nước 40 độ C
  • Đặt khăn trực tiếp lên bầu ngực và chườm trong khoảng 20 phút
  • Sau khi chườm, dùng lòng bàn tay day ép, xoay tròn bầu ngực tại vị trí thấy rõ cục sữa vón trong vòng 30 giây

Ngoài ra, khi tắm, mẹ để nước ấm chảy đều trên ngực. Đây cũng là cách chườm ấm mang lại hiệu quả tương tự mẹ nhé!.

Mẹ làm ấm khăn với nước ấm 40 độ C để chườm ấm bầu ngực
Mẹ làm ấm khăn với nước ấm 40 độ C để chườm ấm bầu ngực

4.3.2. Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Các thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau giúp giảm các cơn đau và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ hỏi ý kiến và tuân thủ hướng dẫn từ bác s trước khi sử dụng thuốc.

Một số thuốc an toàn, không ảnh hưởng đến sữa mẹ sử dụng trong điều trị viêm tuyến sữa như

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin và Cephalosporin, Trimethoprim-sulfamethoxazole,…  Các kháng sinh cần thời gian từ 1 – 2 tuần để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Nếu sau 1 – 2 ngày đầu tiên sử dụng, các triệu chứng đã thuyên giảm, mẹ tiếp tục dùng thuốc đến hết liệu trình bác sĩ chỉ định để loại bỏ hết vi khuẩn gây viêm, tránh viêm tuyến sữa tái phát.
  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen và acetaminophen (paracetamol),… Thông thường, thuốc giảm đau sẽ cho hiệu quả giảm đau ngay sau khi uống thuốc khoảng 30 phút – 1 tiếng. Khi không thấy đau, mẹ không dùng thêm các loại thuốc này, tránh lạm dụng thuốc, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như: đau dạ dày, viêm gan,….
Mẹ dùng thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến sữa theo hết liệu trình của bác sĩ.
Mẹ dùng thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến sữa theo hết liệu trình của bác sĩ.

4.3.3. Sử dụng phương pháp điều trị vật lý

Hiện nay, các cơ sở y tế có ứng dụng hai phương pháp điều trị vật lý chữa viêm tuyến sữa an toàn và không gây đau; mang lại tác dụng nhanh chóng sau 1 – 3 lần điều trị

  • Dùng sóng siêu âm đa tần số kết hợp với dòng điện xung: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm và điện xung tác động trực tiếp lên bầu ngực trong vòng 20 – 30 phút; giúp làm tan nhanh các cục sữa đông vón, thư giãn mạch máu và các ống dẫn sữa, giảm đau, giảm sưng viêm bầu ngực.
  • Đắp parafin và chiếu đèn hồng ngoại: Phương pháp này sử dụng parafin ấm 40 độ C đắp lên bầu ngực và kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trong vòng 10 – 20 phút; mang lại tác dụng loại bỏ sữa đông vón; làm mềm mô cơ, giãn mạch máu, giảm các phản ứng viêm nhanh chóng.

Lưu ý: Nếu thực hiện sai cách, các phương pháp vật lý trị liệu dễ dẫn tới bỏng da, kích ứng da, hỏng mắt, loạn nhịp tim, mất ý thức,… Mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để áp dụng phương pháp này. Không áp dụng tại nhà mẹ nhé!

Mẹ áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu tại các cơ sở uy tín.
Mẹ áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu tại các cơ sở uy tín.

5. Điều mẹ cần biết khi bị viêm tuyến sữa

Để sức khỏe phục hồi nhanh chóng, mẹ viêm tuyến sữa lưu ý vài điều sau:

  • Không ngừng cho bé bú: Viêm tuyến sữa chỉ gây đau các mô cơ trong bầu ngực, không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Mẹ duy trì cho bé bú mỗi 2 – 3 giờ để các nang sữa luôn được kích thích hoạt động. Nếu không, các nang sữa sẽ “ngủ quên”, dễ làm mẹ mất sữa hoàn toàn.

Trường hợp mẹ sốt trên 38,5 độ C hay ngực mẹ mưng mủ; vi khuẩn hay dịch mủ dễ đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Thay vì cho bé bú, mẹ thực hiện vắt hút sữa 2 – 3 giờ/lần để sữa mẹ luôn về đều. Sau khi viêm tuyến sữa khỏi hoàn toàn, mẹ cho bé bú lại như bình thường mẹ nhé

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Mẹ tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay dùng thuốc không được bác sĩ kê đơn, làm giảm hiệu quả điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe của con
  • Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Mẹ dùngkhăn khô đa năn, lau sạch bầu ngực trước và sau khi cho bé bú, tránh vi khuẩn phát triển gây viêm
  • Ăn uống dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn tốt giúp mẹ nâng cao đề kháng, nhanh chóng khỏi hơn. Mẹ cần uống đủ ít nhất 2l nước/ngày và ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…); chất đường (gạo, ngô, sắn,…); chất béo (các loại hạt, sữa, nước dừa,..) vitamin và chất khoáng (các loại trái cây và rau xanh)
Ăn uống dinh dưỡng nâng cao đề kháng, giúp mẹ mau khỏi viêm tuyến sữa.
Ăn uống dinh dưỡng nâng cao đề kháng, giúp mẹ mau khỏi viêm tuyến sữa.

6. Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay

Viêm tuyến sữa kéo dài dễ dẫn tới u xơ, áp xe tuyến vú, nhiễm trùng huyết,… Mẹ nhanh chóng đi khám bác sĩ khi các biểu hiện chuyển biến xấu, cụ thể:

  • Mẹ sốt trên 38,5 độ C
  • Ngực sưng, cứng, cảm giác như muốn vỡ
  • Cảm giác hơi sần khi chạm tay vào bầu ngực
  • Ngực chảy máu
  • Mẹ ớn lạnh, rét run, khó thở
  • Các biểu hiện sưng đau kéo dài quá 3 – 4 ngày dù mẹ đã áp dụng các biện pháp trên.

Mẹ tuân thủ dùng thuốc và chăm sóc vệ sinh bầu ngực theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tái khám sau 1 – 2 tuần để kiểm tra và đảm bảo mẹ đã khỏi hoàn toàn, không để tình trạng tái phát.

Mẹ tái khám sau 1 - 2 lần, đảm bảo mẹ đã khỏi hoàn toàn
Mẹ tái khám sau 1 – 2 lần, đảm bảo mẹ đã khỏi hoàn toàn

7. Phòng tránh viêm tuyến sữa

Phòng tránh viêm tuyến sữa không khó đâu mẹ ạ! Mẹ ghi nhớ những điều sau, viêm tuyến sữa không còn là nỗi lo của mẹ nữa

  • Cho bé bú đúng cách: Mẹ cho bé bú không quá 4 tiếng/lần. Trước và sau khi cho bé bú, mẹ dùngkhăn khô đa năn vệ sinh sạch cặn sữa và nước bọt của bé. Trong khi cho bé bú, mẹ để miệng bé mở rộng, ngậm bắt tối đa quầng vú. Chú ý cho bé bú một bên bầu ngực đến hết, lần lượt luân phiên cả hai bên bầu ngực mẹ nhé
  • Tránh để bé cắn núm ti: Khi bé cắn ti mẹ, mẹ nói nghiêm với bé: “không được cắn nhé” và giải thích với bé rằng làm vậy mẹ sẽ đau. Sau đó, mẹ làm lơ bé, ngừng cho bé bú khoảng 2 – 3 phút. Lần cho bé bú lại, nếu bé không cắn ti mẹ, mẹ ôm hôn và khen ngợi con. Con được khen sẽ rất thích, hiểu mẹ và không làm mẹ đau nữa
  • Mặc áo ngực thoải mái: Mẹ chọn áo ngực cotton co giãn tốt, đúng kích thước, không hằn viền lên da mẹ. Ngực mẹ sẽ không bị chèn ép và không đọng sữa vón gây viêm
  • Xoa bóp bầu ngực: Để sữa về đều, giảm ách tắc tia sữa gây viêm, mẹ thực hiệnxoa bóp massage bầu ngự hàng ngày, nhất là khi mẹ thấy ngực có biểu hiện tắc tia sữa, ngực căng cứng mẹ nhé
Mẹ giao tiếp với bé để bé hiểu và không cắn ti mẹ nữa.
Mẹ giao tiếp với bé để bé hiểu và không cắn ti mẹ nữa.

Hy vọng với cáccách chữa viêm tuyến sữa nêu trên, mẹ đã áp dụng được phương pháp phù hợp để giảm đau nhức bầu ngực và duy trì nguồn sữa mẹ dinh dưỡng cho con. Mẹ nhớ giữ bầu ngực khô ráo sạch sẽ và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để sức khỏe phục hồi nhanh hơn.

Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để chia sẻ thêm về vấn đề này mẹ nhé

Mẹ sau sinh không nên ăn rau gì, nên kiêng ăn rau gì để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cho bé là điều nhiều mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Sau sinh không nên ăn rau gì? – 5 loại rau mẹ bầu sau sinh không nên ăn?

Mặc dù mẹ không cần kiêng khem quá nhiều như khi đang mang bầu, mẹ vẫn nên cẩn thận trong việc chọn thực phẩm sau sinh. Sau sinh không nên ăn rau gì? Một số loại rau củ không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh, ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho bé mẹ cần tránh như lá lốt, măng, rau cải, rau muống, mướp đắng…

1.1. Lá lốt

Lá lốt là loại rau “tiêu diệt” nguồn sữa mẹ, không nên ăn sau sinh
Lá lốt là loại rau “tiêu diệt” nguồn sữa mẹ, không nên ăn sau sinh

Chả lá lốt, bò lá lốt, trứng rán lá lốt, canh thịt bò lá lốt… đều là những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, đứng đầu danh sách sau sinh không nên ăn rau gì  là lá lốt. Lá lốt là thực phẩm “tiêu diệt” nguồn sữa mẹ, mẹ không nên ăn sau sinh. Lý do vì ăn lá lốt, lượng hormone prolactin – hormone kích thích tạo sữa giảm, mẹ sẽ mất nguồn sữa nhanh chóng. Lá lốt tính nồng, hơi cay và nóng sẽ ảnh hưởng đến vị sữa khiến bé bỏ bú.

1.2. Măng

Măng chứa cyanide có thể gây ngộ độc khi ăn
Măng chứa cyanide có thể gây ngộ độc khi ăn

Trong măng chứa hàm lượng lớn cyanide, nó chuyển hóa thành  acid cyanhydric (HCN) khi vào cơ thể, đây là chất độc nguy hiểm. Hệ tiêu hóa của mẹ khi còn yếu nên ăn măng dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày, thậm chí bị ngộ độc. Măng còn có mùi đặc trưng rất nồng sẽ làm thay đổi vị sữa, mùi sữa khiến bé bỏ bú.

1.3. Bắp cải

Bắp cải tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh
Bắp cải tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh

Từ xưa đến nay, nếu được hỏi mẹ sau sinh không nên ăn rau gì, các bà các mẹ thường truyền tai nhau việc ăn bắp cải sẽ mất sữa, tắc tia sữa. Thế nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định quan điểm này là đúng. Tuy nhiên mẹ vẫn nên hạn chế ăn loại rau này vì bắp cải tính hàn, dễ gây lạnh bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu của cả mẹ và bé.

1.4. Rau muống

Rau muống dễ tạo sẹo lồi, gây ngứa vết thương cho mẹ sau sinh
Rau muống dễ tạo sẹo lồi, gây ngứa vết thương cho mẹ sau sinh

Ăn rau muống sẽ kích thích sản sinh collagen trong cơ thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên collagen nhiều và các sợi collagen được sắp xếp lộn xộn gây ra sẹo lồi. Do vậy, nếu mẹ quan tâm mẹ sau sinh không nên ăn rau gì nhất thì chính là rau muống.

Đặc biệt với những mẹ sinh mổ, tuyệt đối tránh ăn rau muống trong 3 tháng sau sinh. Rau muống khiến vết thương bị ngứa rát khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Rau muống cũng khiến cổ tử cung khó khép lại như bình thường. Vậy nên, dù có thèm cũng đừng ăn dù chỉ một chút mẹ nhé!

1.5. Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng chứa vicine, chất gây kích thích thần kinh khiến mẹ dễ bị đau đầu và co thắt bụng
Mướp đắng chứa vicine, chất gây kích thích thần kinh khiến mẹ dễ bị đau đầu và co thắt bụng

Cuối cùng trong danh sách mẹ sau khi sinh không nên ăn rau gì là mướp đắng. Ăn mướp đắng sau sinh mẹ dễ bị đau đầu, co thắt bụng, thậm chí hôn mê. Nguyên nhân vì trong mướp đắng chứa một chất độc tên vicine có khả năng gây ức chế hệ thần kinh. Chất này truyền sang bé qua sữa mẹ gây hại cho hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của bé. Hơn nữa, mướp đắng chứa ít chất xơ, chất béo và năng lượng, không phù hợp với chế độ ăn vốn cần nhiều dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.

Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh không nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé sơ sinh?

2. Tác hại khi mẹ sau sinh ăn rau xanh không đúng cách

Mẹ nên thực sự quan tâm đến vấn đề sau sinh không nên ăn rau gì để biết cách lựa chọn đúng loại rau nên và không nên ăn. Mẹ ăn sai loại rau, ăn rau sai cách ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé nữa. Một số tác hại thường thấy như sau:

  • Ăn nhầm rau gây mất sữa: Một số loại rau như lá lốt, măng, bạc hà, mùi tây… chứa thành phần gây tắc tia sữa, mất sữa sau sinh. Không chỉ vậy, những loại rau này còn ảnh hưởng đến hương vị sữa làm bé bỏ bú dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn…
  • Ngộ độc do rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Hầu hết rau mua ở chợ, thậm chí cả ở siêu thị đều được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng khi trồng. Dư lượng hóa chất này còn bám lại trên rau, mẹ không rửa sạch và ăn phải sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc nguy hiểm. Chất độc có thể truyền sang con qua sữa mẹ gây hại cho cả bé của mẹ nữa đấy.
  • Ăn rau còn sống: Mẹ ăn rau còn sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật cao hơn nhiều so với rau được nấu chín. Thêm vào đó, ăn rau sống tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa vẫn còn đang yếu của mẹ sau sinh.
Ăn rau còn sống nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độ cao
Ăn rau còn sống nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độ cao
  • Sơ chế và chế biến rau sai cách: Rau chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhưng nếu mẹ thái rau xong mới rửa, nấu rau quá kỹ, nấu xong không ăn ngay thì lượng dinh dưỡng đó sẽ mất dần, mẹ hấp thụ vào cơ thể rất ít, không đủ tiêu chuẩn hàng ngày.

3. Lưu ý khi chọn rau xanh cho mẹ bầu sau sinh

Cùng với không nên ăn rau gì sau sinh, việc chọn rau cũng vô cùng quan trọng, nhất là trong thời đại thị trường thực phẩm rối loạn như hiện nay. Khi mua rau, mẹ cần chú ý một số điều dưới đây:

  • Địa chỉ uy tín: Muốn mua được rau sạch, không chứa thuốc trừ sâu, mẹ nên mua rau trong siêu thị hay chuỗi cung cấp rau sạch hoặc tự trồng để ăn, tránh mua ở chợ, nguồn gốc không rõ ràng. 
  • Chọn rau tốt cho mẹ sau sinh: Rau ngót, rau đay, củ sen, hóa bí, diếp cá, rong biển, giá đỗ… là những loại rau mẹ nên ăn sau sinh. Chúng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và chất lượng sữa, đồng thời kích thích tạo sữa nhiều hơn. 
  • Chọn rau tươi, không dập nát: Rau héo hàm lượng dinh dưỡng ít hơn và hương vị không còn ngon như khi còn tươi nữa. Những vết dập nát là vị trí vi khuẩn xâm nhập, mẹ ăn phải ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mẹ hãy chọn rau tươi, không dập nát để giữ được nhiều dinh dưỡng, phòng tránh nhiễm khuẩn
Mẹ hãy chọn rau tươi, không dập nát để giữ được nhiều dinh dưỡng, phòng tránh nhiễm khuẩn

Trên đây là những kinh nghiệm Góc của mẹ muốn chia sẻ với các mẹ về vấn đề sau sinh không nên ăn rau gì cùng chú ý khi chọn rau cho mẹ sau sinh. Có rất nhiều loại rau tốt cho mẹ sau sinh, mẹ hãy chọn ăn loại mình thích giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn mà lại có nguồn sữa dinh dưỡng cho bé nhà mình nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

Sau sinh ăn sầu riêng được không?

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/11-foods-to-avoid-during-pregnancy

 

Giỏ hàng 0