Cúng thôi nôi miền Bắc so với các miền khác có sự khác nhau, đối với miền Trung cũng như miền Nam. Bài viết này, Góc của mẹ sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác về lễ cúng thôi nôi miền Bắc. Từ ý nghĩa, cách chọn thời gian cúng, cho đến chuẩn bị mâm cúng và tiến hành thi lễ sao cho trọn vẹn nhất cho bé nhà mình nhé!
Mục lục
1. Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi miền Bắc cho bé
Lễ cúng thôi nôi miền Bắc là một trong những phong tục tập quán của người dân Việt Nam từ xưa, và đến nay, lễ cúng thôi nôi vẫn được duy trì qua các thế hệ. Dù xã hội có phát triển, phong tục này vẫn được coi trọng và tổ chức.
Theo dân gian, trẻ cần có 12 vị Tiên Nương hay còn gọi là 12 Mụ Bà tạo ra. Những vị này luôn bên cạnh, chăm sóc và bảo vệ đứa trẻ. 12 Mụ Bà sẽ giúp cho việc sinh nở của những bà mẹ diễn ra suôn sẻ
Ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh, cúng thôi nôi miền Bắc với mong muốn cầu mong cho bé luôn luôn ngoan ngoãn, khoẻ mạnh, và được gặp nhiều điều may mắn và đặc biệt là mong cầu bình an, ông bà phù hộ.
Sau lễ thôi nôi, mẹ hãy chọn cho bé sản phẩm tã, bỉm phù hợp. Tã dán cho bé 1 tuổi của Mamamy, với cấu tạo thoáng khí cùng chất liệu thấm hút gấp đôi những sản phẩm thông thường. Mẹ có thể yên tâm về giấc ngủ ngon và sâu cho bé rồi.
2. Thời gian cúng thôi nôi ở miền Bắc cho bé
2.1 Chọn ngày cúng thôi nôi
Cúng thôi nôi miền Bắc sẽ chọn ngày theo đúng ngày sinh của bé, khi bé tròn một tuổi, gia đình sẽ tiến hành cúng thôi nôi cho bé. Mẹ lưu ý chuẩn bị sớm từ trước để không vì lý do gì để lễ cúng thôi nôi của bé bị hoãn hoặc dời ngày nhé.
2.2 Chọn giờ cúng thôi nôi
Việc chọn giờ cúng thôi nôi cho bé miền Bắc cho bé sẽ được tính dựa trên cung hoàng đạo Tam hợp tứ hành xung. Mẹ nên bỏ một chút thời gian tìm hiểu kỹ về cung hoàng đạo để việc tính toán được trở nên chính xác.
Hoặc như lời khuyên của những người đi trước, giờ cúng thôi nôi miền Bắc không nhất thiết phải theo 12 con giáp hoặc cung hoàng đạo. Mẹ nên chọn giờ cúng trước 12h trưa, và thời điểm tốt nhất là vào khoảng 9 – 10h sáng.
Cách tính giờ cúng thôi nôi miền Bắc theo Tam hợp tứ hành xung: Tam hợp, 12 con giáp sẽ được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 con giáp có nét tương đồng, hợp nhau gọi là tam hợp. Tứ hành xung: 4 con giáp xung khắc với nhau tạo thành 3 nhóm (mẹ xem ảnh để hiểu rõ hơn nhé).
Giờ sinh được tính theo 12 con giáp được tính như sau:
- Giờ Tý (23h – 1h)
- Giờ Sửu (1h – 3h)
- Giờ Dần (3h – 5h)
- Giờ Mẹo (5h – 7h)
- Giờ Thìn (7h – 9h)
- Giờ Tỵ (9h – 11h)
- Giờ Ngọ (11h – 13h)
- Giờ Mùi (13h – 15h)
- Giờ Thân (15h – 17h)
- Giờ Dậu (17h – 19h)
- Giờ Tuất (19h – 21h)
- Giờ Hợi (21h – 23h)
Cách tính cụ thể như sau: Ví dụ, bé sinh vào giờ Thân (15h – 17h), mẹ sẽ tiến hành chọn giờ Thân (15h – 17h) hoặc các giờ trong “Tam hợp” của giờ Thân như: Tý (23h – 1h) và Thìn (7h – 9h). Lúc này, mẹ nên chọn giờ Thìn vì vừa đúng vào buổi sáng, hoặc diễn ra trước 12h trưa. Cuối cùng, nếu không thể cúng vào các giờ trên, nên chọn đúng giờ Thân để cúng thôi nôi miền Bắc cho bé nhé.
3. Chuẩn bị mâm cúng thôi nôi miền Bắc đơn giản cho bé
So với người miền Trung và miền Nam, người miền Bắc vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều của phong tục phong kiến ngày xưa. Do vậy, không chỉ lễ cúng thôi mà bất kì lễ cúng nào, họ luôn chuẩn bị một cách chu đáo và tỉ mỉ nhất cho bé yêu.
Lễ cúng thôi nôi cho bé miền Bắc sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng:
- Mâm lễ cúng thôi nôi cho bé: tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông
- Mâm cúng thần tại thổ địa
3.1 Mâm cúng ông Thần Tài, Thổ Địa và Ông Táo
- 1 đĩa trái cây ngũ quả đa dạng màu sắc: chuối, bưởi, đào, quýt, táo
- 1 chén chè đậu xanh
- 1 đĩa xôi đậu xanh (hoặc xôi gấc)
- 1 bộ Tam Sên: thịt, trứng, tôm hoặc cua. (Chọn cua tươi, đẹp, lớn, tuyệt đối không chọn cua sứt mẻ, gãy càng)
- 3 ly nước
- Hoa và hương.
3.2 Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông
- Trái cây ngũ quả: chuối, bưởi, đào, quýt, táo
- Hoa đồng tiền (hoặc hoa cát tường)
- Nhang trầm
- Đèn cầy
- Gạo
- Muối
- Giấy cúng thôi nôi (sớ bình an, giấy cúng Mụ, vàng thuyền, đồ thế nam)
- Trà lài
- Rượu nếp
- Nước
- Trầu têm (13 phần têm)
- Chè đậu trắng (12 phần/250g)
- Chè đậu trắng (1 phần/500g)
- Xôi gấc nhỏ (12 phần/250g)
- Xôi gấc lớn (1 phần/500g)
- Gà luộc (kèm cháo và gỏi)
- Ly nhựa đựng trà, rượu, nước
- Chén đũa muỗng (13 bộ)
- Bộ 13 đôi hài, 13 bộ váy áo, 13 thỏi vàng xanh cho Bà
- Heo quay miếng
- Heo sữa quay
4. Bài văn cúng thôi nôi miền Bắc cho bé
Văn cúng thôi nôi rất quan trọng để thể hiện sự thành kính và lòng thành của mẹ đối với Bề trên. Mẹ nhớ rằng, khi khấn phải một lòng thành tâm, có vậy các Bề trên mới chứng giám được mà toại nguyện cho bé đấy.
Dưới đây là bài cúng mà Góc của mẹ tổng hợp được, mẹ có thể sử dụng nội dung bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé miền Bắc như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!” – 3 lần
“Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa. Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày … tháng … năm…
Vợ chồng con là … sinh được con (gái/trai) đặt tên là … Chúng con ngụ tại …
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn Thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.”
“Nam mô A Di Đà Phật!” – 3 lần
5. Nghi thức chọn nghề cho bé trong lễ cúng thôi nôi cho bé miền Bắc
Mẹ sẽ chuẩn bị mâm đầy đủ các lễ vât khác nhau để em bé tiến hành chọn nghề trong lễ cúng thôi nôi miền Bắc. Qua đây, mẹ có thể hướng nghiệp hoặc đoán trước được sở thích và năng khiếu trong tương lai của bé.
Mâm lễ vật đoán nghề sẽ bao gồm:
- Sách vở: lớn lên bé sẽ vâng lời, ngoan ngoãn và đạt thành tựu cao trong học tập.
- Bút viết: sau này bé sẽ có tư duy tốt và chữ viết đẹp.
- Ô tô: bé sẽ là một người có cá tính mạnh mẽ, hoặc liên giỏi các nghề sửa chữa,…
- Máy tính: tương lai bé sẽ rất sáng tạo, tư duy tính toán cực kì nhanh
- Gương và lược: bé sẽ có triển vọng trong ngành nghề làm đẹp khi lớn lớn: làm tóc, mở spa, làm móng,…
Ngoài những lễ vật trên, khi cúng thôi nôi miền Bắc, mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị các lễ vật khác để bé có nhiều sự lựa chọn cho tương lai (ví dụ: tiền, vàng, ống nghe bác sĩ, đồ nhà bếp,…), hoặc các đồ khác vật mang ý nghĩa tượng trưng cho các ngành nghề định hướng tương lai cho bé.
Như vậy là Góc của mẹ đã hoàn thành truyền tải ý nghĩa cũng như hướng dẫn chi tiết các thủ tục thi hành lễ cúng thôi nôi miền Bắc cho các mẹ rồi. Tiến hành chuẩn bị và tiến hành theo đúng chỉ dẫn trong bài, Góc của mẹ chắc chắn bé sẽ có một lễ thôi nôi thành công và trọn vẹn nhất đấy!
Mẹ có thể cũng quan tâm đến các bài viết dưới đây: