Pha sữa lắc là việc mẹ thêm bột ngũ cốc, bột ăn dặm vào trong sữa mẹ hoặc sữa công thức của bé, giúp bé no lâu, bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Vậy cách pha sữa lắc cho bé thơm ngon đúng vị thế nào? Có lưu ý gì không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, mẹ theo dõi nhé!
1. Hướng dẫn cách pha sữa lắc cho bé
Chỉ với 4 bước đơn giản trong cách pha sữa lắc cho bé dưới đây, mẹ đã pha được cốc sữa lắc thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé rồi đấy ạ!
Bước 1: Vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ pha sữa lắc
Bé có hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi nấm. Trong khi đó, dụng cụ pha sữa như bình sữa, núm ti, bát pha bột lắc,… dễ bị dính bẩn từ tay mẹ và môi trường xung quanh. Vì vậy, vệ sinh sạch dụng cụ pha sữa là điều quan trọng, đảm bảo an toàn cho bé yêu.
Cách vệ sinh như sau: Mẹ sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng cho bé để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, chất bẩn gây hại. Mẹ ưu tiên sử dụng nước rửa bình sữa có thành phần thiên nhiên, tránh dùng nước rửa có thành phần hóa học như chất tạo bọt SLS- SLES, chất tạo mùi tổng hợp,… Đặc biệt, mẹ không sử dụng nước rửa chén của người lớn để vệ sinh bình sữa vì có chứa thành phần chất tẩy rửa mạnh gây hại cho hệ tiêu hoá của con.
Mẹo cho mẹ: Mẹ kết hợp dụng cụ cọ rửa bình sữa chuyên dụng để làm sạch núm ti, bình sữa. Bộ dụng cụ này sẽ len lỏi vào từng ngóc ngách của bình, giúp mẹ làm sạch bình sữa trong 1 – 2 phút mà không cần bỏ nhiều thời gian và công sức, rất tiện mẹ nhỉ?
Bước 2: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bột lắc
Mẹ cần kiểm tra kỹ các thông tin về loại bột lắc của bé đang dùng, tránh sử dụng sai cách làm giảm chất lượng sữa cho bé, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé đó ạ! Mẹ lưu ý:
- Nhiệt độ nước pha sữa: Thông thường nhiệt độ nước pha sữa lắc sẽ khoảng 37 – 40 độ C. Mẹ không tự ý đun sữa sôi để hòa tan bột sữa vì ở nhiệt độ cao trên 70 độ C, cả sữa và bột lắc đều dễ bị biến đổi kháng thể, vitamin dưỡng chất.
- Tỷ lệ bột và sữa: Mẹ lấy lượng bột lắc và nước theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông thường, dung tích 210ml sữa tương ứng khoảng 3 thìa bột lắc. Mẹ không nên pha đặc hơn vì bột lắc sẽ không tan, nổi cục, khi bé bú phải dễ bị sặc.
Ngoài ra mẹ cần chú ý hạn sử dụng của sữa, vì bột lắc là một loại ngũ cốc, để lâu ngoài môi trường, dễ bị vi khuẩn, vi nấm, ẩm ướt bị hỏng. Mẹ chú ý kiểm tra xem sữa có bị vón cục, xuất hiện các hạt sữa bị đổi màu xám, xanh,… hay không? Nếu có, mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa này nhé, lúc này có thể sữa bị nấm, hỏng rồi đó ạ!
Bước 3: Tiến hành pha sữa
Khi pha sữa lắc cho bé, mẹ thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Vắt sữa hoặc pha sữa công thức vào bình như bình thường cho bé.
- Bước 2: Cho từ từ bột lắc vào trong bình sữa, vừa cho bột vừa lắc tránh bột bị vón cục. Mẹ chỉ lắc nhẹ, tránh thao tác mạnh làm đổ sữa ra ngoài, sữa có bọt gây khó chịu cho bé khi bú.
- Bước 3: Kiểm tra sữa trong bình, nếu bột không tan đều, mẹ dùng thìa nhỏ sạch để quấy nhẹ nhàng đến khi bột tan hoàn toàn.
Bước 4: Kiểm tra lại nhiệt độ bình sữa và cho bé bú
Nhiệt độ sữa thích hợp cho bé bú khoảng 37 độ C, đây là ngưỡng nhiệt độ như bầu sữa mẹ, giúp bé cảm thấy ấm áp và quen thuộc hơn. Mẹ không sử dụng sữa nóng trên 40 độ C để tránh gây bỏng, cũng không sử dụng sữa nguội hơn 30 độ C vì dễ gây lạnh bụng, tạo cảm giác khó chịu cho bé.
Sữa sau khi pha chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ thôi mẹ ạ. Sữa để lâu dễ bị lắng cặn bột và nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào. Chưa kể để lâu sữa bị nguội sẽ không ngon nữa. Vì thế, sữa lắc sau khi bé bú không hết mẹ đừng tiếc mà giữ lại mẹ nhé!
2. Lợi ích khi bé uống bột sữa lắc
Bột sữa lắc được khuyên dùng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên với nhiều lợi ích như:
- Tăng chất xơ, vitamin: Sữa lắc cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bé, tránh táo bón.
- Thêm Canxi, sắt: Giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường phát triển cho bé
- Cung cấp tinh bột cho bé no lâu: Bột sữa lắc giàu dinh dưỡng, tinh bột giúp bé no lâu, đặc biệt vào ban đêm bé không tỉnh dậy giữa đêm quấy khóc đòi bú, cả mẹ và con đều ngủ ngon cả đêm dài.
- Tạo hương vị thơm ngon: Bột lắc có nhiều hương vị khác nhau như vị vani, lúa mạch, vị hoa quả,… giúp làm giảm vị tanh của sữa, từ đó giúp bé cảm thấy ngon miệng và ăn nhiều hơn.
3. Không nên cho bé dưới 06 tháng tuổi uống sữa lắc
Sữa lắc có nhiều lợi ích cho nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của bé vì thế nhiều mẹ thường tìm hiểu cách pha sữa lắc cho bé 4 tháng tuổi với mong muốn con được cung cấp đủ chất và lớn khỏe mạnh, tuy nhiên bột lắc không được khuyến khích sử dụng cho bé dưới 6 tháng tuổi vì các lý do sau:
3.1. Giảm bú sữa mẹ, giảm sức đề kháng
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé dưới 6 tháng tuổi. Khi mẹ cho bé ăn sữa lắc dẫn đến bé bú mẹ ít hơn, bé bỏ bú khi đến cữ làm thiếu hụt dưỡng chất cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng và sự phát triển của bé đó mẹ ạ.
3.2. Nguy cơ dị ứng cho bé cao
Bé dưới 4 tháng tuổi có ít các enzym phân hủy tinh bột và một số loại dưỡng chất khác có trong sữa lắc. Vì vậy, nếu bé ăn phải sữa lắc sẽ dẫn đến nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng do cơ thể bé không tiêu thụ được tinh bột, tạp chất có trong sữa lắc.
3.3. Nguy cơ sặc, nghẹt thở ở bé
Bé dưới 6 tháng tuổi dễ bị sặc hoặc nghẹt đường thở khi bú phải sữa có chứa bột với kích thước lớn. Theo khuyến cáo của hội nhi khoa Hoa Kỳ, giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, bé chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho con. Do đó, nếu mẹ pha bột sữa lắc vào sữa của bé, các hạt bột sữa lắc có kích thước to, bé bú phải sẽ bị sặc, nghẹt đường hô hấp dưới,… khiến bé khó thở, gặp các vấn đề về hô hấp.
Cách pha sữa lắc cho bé rất đơn giản đúng không ạ! Mẹ lưu lại để biết cách pha cho bé nhà mình nha. Nếu còn băn khoăn, hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc bé trong thời kỳ ăn dặm, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác!