3 tháng đầu thai kỳ là thời gian mẹ mệt mỏi nhất vì cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi mới. Mẹ sẽ ốm nghén mất ngủ, ốm nghén, tâm trạng thay đổi thất thường… trong 3 tháng này. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn về thai hành 3 tháng đầu nhé!
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
Mục lục
1. Thai hành 3 tháng đầu: Vì sao mẹ dễ mệt mỏi?
Khi mang thai ba tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, mẹ dễ mệt mỏi, kiệt sức, những việc đơn giản vẫn làm hàng ngày mẹ cần nhiều sức lực hơn để hoàn thành. Đây là biểu hiện thường thấy khi mang thai, mẹ đừng lo lắng quá nhé. Một số nguyên nhân khiến mẹ dễ mệt mỏi trong 3 tháng đầu như sau:
- Mẹ thiếu sắt: Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai ba tháng đầu. Đây là biểu hiện thường thấy ở đầu thai kỳ khi cơ thể đột nhiên cần nhiều sắt hơn mà mẹ chưa đáp ứng kịp thời. Khi tính trạng thiếu sắt kéo dài, cơ thể mẹ dễ thiếu máu, tim đập nhanh, tay chân run rẩy… Nếu không khắc phục nhanh bé con cũng sẽ bị thiếu sắt, thiếu máu.
- Mẹ bị mất ngủ: Mang thai trong 3 tháng đầu, sự gia tăng hormone làm hơi thở mẹ chậm lại, bé con ngày càng lớn đè lên cơ hoành cũng làm mẹ hít thở khó khăn hơn. Những điều này khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi hàng ngày. Mất ngủ kéo dài mẹ dễ bị mất cân bằng hormone, đau đầu, tiểu đường thai kỳ, thậm chí trầm cảm.
- Tiểu đường thai kỳ: Nội tiết tố tăng nhanh khi mang thai giúp thai nhi phát triển nhưng cũng khiến lượng insulin trong máu mẹ rối loạn dẫn tới đái tháo đường thai kỳ. Mẹ càng dễ bị mệt mỏi hơn khi mang thai 3 tháng đầu. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn dẫn tới sụt cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ: Một số loại thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc trị nghén… mẹ uống khi mang thai cũng làm mẹ mệt mỏi. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang thai, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Quá trình trao đổi chất không hiệu quả: Mẹ ít vận động, uống thiếu nước, ngủ không đủ giấc, dinh dưỡng không đầy đủ… sẽ dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả trao đổi chất khiến mẹ mệt mỏi.
- Hạ đường huyết: Đây là hiện tượng phổ biến đối với mẹ mang thai trong 3 tháng đầu. Nội tiết tố tăng khiến máu tập trung về nuôi dưỡng bào thai làm giảm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể gây hạ đường huyết. Khi đó mẹ sẽ mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Mẹ tham khảo thêm bài viết: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này
2. Thai hành 3 tháng đầu: Những thay đổi trong sức khoẻ của mẹ
Khi mới mang thai, lượng hormone progesterone sản sinh lớn khiến môi trường trong cơ thể mẹ thay đổi. Lúc này mẹ phải trải qua thai hành 3 tháng đầu với những biểu hiện như sau:
2.1. Ốm nghén
Thai nghén 3 tháng đầu xảy ra ở gần như tất cả các mẹ bầu do nội tiết tố thay đổi. Hormone chorionic gonadotropin (HCG) tăng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất làm mẹ bị ốm nghén. Một số biểu hiện thường gặp của ốm nghén như buồn nôn, nôn khan, nôn, chán ăn, sợ một số mùi nặng (hành, tôm, sầu riêng…), mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân…
Có một số cách giúp mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu khi ốm nghén, mẹ thử áp dụng nhé!
- Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày: Ốm nghén nên mẹ chán ăn, không ăn được nhiều, thiếu dinh dưỡng hàng ngày gây mệt mỏi. Chia 4 – 6 bữa nhỏ giúp mẹ bớt cảm giác chán ăn, ăn được nhiều hơn, mẹ và bé khỏe mạnh hơn.
- Bổ sung đa dạng thực phẩm: Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung đa dạng dinh dưỡng từ rau xanh, thịt, cá… Mẹ cũng cần bổ sung thêm viên vitamin, sắt, acid folic… hàng ngày nữa nhé, những chất này khó hấp thụ qua thức ăn.
- Uống nước gừng ấm: Đập dập gừng đun sôi với nước để uống giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu khi ốm nghén. Mẹ cũng có thể uống trà gừng hay thêm gừng vào các món ăn hàng ngày nữa nhé!
2.2. Thai hành 3 tháng đầu: Mất ngủ hoặc khó ngủ
Thai hành 3 tháng đầu, mẹ thườngkhó ngủ hoặc mất ngủ. Mẹ khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ không sâu giấc, ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày hay mất ngủ liên tục nhiều ngày. Nguyên nhân là do hormone estrogen, progesterone khiến hơi thở mẹ chậm hơn, thai ngày một lớn chèn lên cơ hành khiến mẹ khó thở dẫn tới khó ngủ.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy thực hiện một số phương pháp dưới đây:
- Trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng mẹ nên ăn chè sen hoặc uống sữa ấm cho dễ ngủ hơn.
- Không ăn no trước khi đi ngủ, thức ăn không tiêu hóa kịp gây tình trạng tức bụng, đầy bụng khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể, đặc biệt là máu lên não. Mỗi ngày mẹ nên đi bộ hoặc tập yoga nhẹ nhàng sẽ dễ ngủ hơn đấy!
- Chọn tư thế thoải mái khi ngủ, mẹ có thể chọn bất kỳ tư thế nằm nào thoải mái vì thai nhi vẫn còn nhỏ, đừng quá gò bó nhé. Một tip nhỏ cho mẹ dễ ngủ đó là mẹ hãy gác chân lên cao để tăng cường tuần hoàn máu khi ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
- Ngâm chân 20 – 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi tối giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức, cơ thể dễ chịu hơn mẹ sẽ dễ đi vào giấc ngủ.
2.3. Đau bụng, tức bụng
Thai nghén 3 tháng đầu mẹ cũng hay bị đau bụng âm ỉ, đau tức vùng bụng với tần suất thấp. Mẹ đừng lo lắng quá, việc đau tức bụng là do hợp tử đang làm tổ trong tử cung gây ra, đây là hiện tượng bình thường khi mang thai mà thôi. Mẹ sẽ hết đau sau khi hợp tử đã làm tổ thành công, phát triển thành phôi thai.
Muốn giảm tức bụng, đau bụng mẹ hãy thực hiện một số cách dưới đây:
- Tắm nước ấm khoảng 30 – 40 độ C giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm cảm giác đau đớn. Mẹ đừng tắm nước nóng quá nhé, việc thay đổi nhiệt độ cao không tốt cho sự phát triển thai nhi.
- Không ngồi hoặc đứng 1 tư thế quá 30 phút vì việc này khiến lưu thông máu ứ đọng, tăng áp lực lên vùng bụng gây đau nhức. Nếu bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu, cách 30 – 40 phút mẹ hãy đi lại nhẹ nhàng một chút nhé!
- Bổ sung thêm kali qua các thực phẩm như quả sấy khô, măng tây, rau màu xanh đậm, bông cải xanh, sữa chua… giúp xương chắc khỏe, đặc biệt là xương vùng chậu giúp giảm áp lực vùng bụng, từ đó giảm tức bụng, đau bụng.
2.4. Thai hành 3 tháng đầu: Đau lưng
Đau lưng cũng là vấn đề thai hành 3 tháng đầu mẹ sẽ trải qua. Một số biểu hiện đau lưng thời gian này gồm có đau mỏi thắt lưng, đau khi cúi người, mỏi lưng khi phải đứng hoặc ngồi lâu… Đây không phải dấu hiệu đáng lo ngại, nguyên nhân là do trọng tâm mẹ thay đổi khi mang thai, do mẹ tăng cân khi mang thai hoặc mẹ ngồi sai tư thế, bị các bệnh về cột sống trước đó.
Tình trạng đau lưng có thể được khắc phục bằng một số biện pháp như sau:
- Mẹ hãy luyện tập tư thế đứng, đi lại, ngồi đúng sao cho lưng – cổ và dầu thẳng hàng. Trường hợp mẹ phải ngồi ghế lâu thì sau lưng bắt buộc phải có chỗ dựa nâng đỡ lưng và cổ.
- Mẹ bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie như chuối, rau màu xanh đậm, cá, trứng, sữa chua… Chúng giúp xương chắc khỏe để chịu được sức nặng ngày càng tăng khi mang thai.
- Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập giảm đau lưng phù hợp với điều kiện sức khỏe của mẹ.
2.5. Tức ngực, khó thở, đau đầu
Hormone progesterone tăng cao khi mang thai 3 tháng đầu khiến máu lưu thông chậm hơn, hạ đường huyết, thiếu oxy trong máu dẫn tới tức ngực, khó thở, đau đầu. Một số bài tập giúp mẹ giảm cảm giác khó thở như sau:
- Bài 1 – Thở đếm: Mẹ nằm ngửa, 1 tay để lên bụng, 1 tay để lên ngực. Hít vào từ từ đến đến 5, giữ hơi thở đếm đến 8 rồi thở ra. Mẹ nên lặp lại hàng ngày, mỗi ngày 10 – 15 nhịp.
- Bài 2 – Thở sâu: Mẹ nằm ngửa trên sàn tư thế thoải mái, đặt 1 tay lên bụng, 1 tay lên ngực, cong gốc nhẹ. Sau đó mẹ thực hiện thở sâu 8 – 10 lần.
- Ngoài ra, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ thoải mái, nằm nghiêng bên trái cho dễ thở hơn; uống nhiều nước để tăng cường lưu thông máu; bổ sung thêm sắt để tăng sản sinh máu, tránh thiếu máu thai kỳ, tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, thở dễ dàng hơn.
2.6. Các vấn đề về da: da mặt nổi mụn, nám
Nội tiết tố thay đổi, tình trạng ốm nghén mệt mỏi cũng kéo theo các vấn đề về da như mụn, nám, sạm da, da dầu… mẹ cần đối mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ có thể khắc phục bằng một số cách như sau:
- Thực hiện vệ sinh da mặt đúng cách: Mẹ cần thực hiện tất cả các bước chăm sóc da mặt hàng ngày vào sáng và tối. Tuy nhiên, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm an toàn, dịu nhẹ dành cho bà bầu.
- Chăm sóc da mụn: Da mụn cần được chăm sóc kỹ và làm sạch sâu hơn. Mẹ hãy sử dụng các sản phẩm cân bằng độ ẩm tinh chất thiên nhiên giúp khóa ẩm, giảm dầu trên da mặt, từ đó tình trạng mụn sẽ được cải thiện hơn.
- Chế độ ăn uống: Mẹ hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc sẽ giảm mụn. Đồng thời, mẹ tránh ăn quá nhiều đồ “bổ” nhiều mỡ và đạm. Chỉ nên ăn vừa phải, tăng cường ăn rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể.
2.7. Mẹ bị thai hành 3 tháng đầu: Ho nhiều hơn
Số ít mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu sẽ gặp hiện tượng ho nhiều, ho liên tục, ho khan, ho có đờm… Có 2 nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là:
- Sức khỏe mẹ yếu đi, sức đề kháng giảm, vi khuẩn và virus dễ xâm nhập gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…dẫn tới ho nhiều.
- Thai nhi phát triển ngày một lớn tác động lên tử cung gây trào ngược axit dạ dày và kích thích cổ họng khiến mẹ bị ho nhiều liên tục.
Dù mẹ bị ho do nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh và điều trị càng nhanh càng tốt. Một số việc mẹ cần làm khi ho nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ như sau:
- Đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.
- Muốn phòng tránh ho nhiều, mẹ nên thực hiện súc miệng nước muối hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Mẹ nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây ho như đồ uống có ga, đồ uống lạnh… hay tiếp xúc với khói bụi,khói thuốc, hóa chất có mùi…
2.8. Tâm trạng thất thường
Khoảng tuần thứ 6 – 10 thai kỳ, mẹ phải đối mặt với thai hành 3 tháng đầu là thay đổi tâm trạng thất thường. Mẹ sẽ vui buồn thất thường cả ngày, những cảm xúc thông thường được phóng đại quá mức, phần lớn các các cảm xúc buồn và tiêu cực. Tình trạng này kéo dài không tốt cho sức khỏe của mẹ, dễ dẫn tới trầm cảm nguy hiểm.
Một số biện pháp giúp mẹ cân bằng cảm xúc hiệu quả gồm có:
- Tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với người thân: Mẹ nên chia sẻ cảm xúc nhiều hơn với bố và các thành viên trong gia đình. Điều này giúp mẹ giải tỏa tâm trạng, không dồn nén cảm xúc, đồng thời giúp mọi người hiểu sự nhảy cảm của mẹ trong thời gian này.
- Thực hiện nghỉ ngơi, ăn uống khoa học: Mẹ hãy lên thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, đồng thời ngủ đủ 8 tiếng một ngày theo thời gian biểu cố định để có sức khỏe tốt, tâm trạng ổn định hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội, yoga nhẹ nhàng… giúp điều chỉnh hơi thở, nhịp tim và điều hòa tâm trạng rất tốt.
2.9. Thai hành 3 tháng đầu: Sôi bụng
Thai hành 3 tháng đầu còn là cảm giác sôi bụng, chướng bụng. Mẹ nghe rõ ràng những tiếng kêu ục ục khi đói, khi trung tiểu tiện kèm theo ợ hơi, ợ nóng… Nguyên nhân của tình trạng này do mẹ bồi bổ quá nhiều đồ ăn chứa đạm và chất béo khiến cơ thể không tiêu hóa kịp gây sôi bụng liên tục. Mẹ khắc phục bằng những cách như sau:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng ít dầu mỡ: Mẹ nên ăn thức ăn thanh đạm, giàu dinh dưỡng nhưng ít dầu mỡ và không nên ăn quá no để cơ thể có thời gian tiêu hóa, tránh đầy bụng.
- Uống nước gừng tươi: Mẹ đun gừng tươi lấy nước uống giúp giảm co thắt ruột, giảm đầy hơi và sôi bụng hiệu quả. Cách này cũng giảm cảm giác buồn nôn, giúp mẹ ngon miệng hơn.
- Uống nước gạo rang: Mẹ rang gạo vàng trên chảo nóng sau đó đun sôi lấy nước uống. Đấy là phương pháp đông y giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng rất hiệu quả.
- Ăn lá mơ lông: Lá này có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất đạm giúp giảm đầy bụng, từ đó khắc phục tình trạng sôi bụng cho mẹ. Mẹ ăn lá mơ với cơm như một loại rau sống hoặc đun lấy nước uống đều được.
2.10. Thai hành 3 tháng đầu: Táo bón
Táo bón cũng là dấu hiệu thai hành 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu gặp phải. Biểu hiện mẹ bị táo bón là đại tiện phân cứng, khó đẩy ra ngoài, số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo đầy bụng, chán ăn do phân ứ đọng trong ruột không được đẩy ra ngoài.
Những nguyên nhân phổ biến gây táo bón thai kỳ gồm có: Thay đổi nội tiết tố khiến nhu động ruột chậm lại làm chậm quá trình đẩy chất thải ra ngoài; mang thai ba tháng đầu mẹ mệt mỏi nên ít vận động; mẹ kén ăn và ít nạp chất xơ vào cơ thể làm giảm hiệu quả hoạt động đường ruột…Đề khắc phục tình trạng này mẹ thực hiện như sau:
- Tăng cường chất xơ: Mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày, tránh ăn quá nhiều chất béo và chất đạm.
- Tập thể dục mỗi ngày: Mẹ nên tập thể dục hàng ngày theo tư vấn của bác sĩ để tăng trao đổi chất, đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ: Việc này tác động lên huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết và điều tiết hoạt động dạ dày tốt hơn.
2.11. Thai hành 3 tháng đầu: Sụt cân
Thông thường, mẹ mang thai 3 tháng đầu sẽ tăng 0,5 cân mỗi tuần, tình trạng giảm cân, sụt cân chủ yếu do mẹ thường xuyên mệt mỏi, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn thiếu chất, chán ăn do ốm nghén, Cách giúp mẹ tăng cân như sau:
- Lên thực đơn hàng ngày: Mẹ hãy lên thực đơn chi tiết hàng ngày có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn để giảm cảm giác chán ăn giúp mẹ ăn được nhiều hơn.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp mẹ không mệt mỏi, là thời gian nghỉ giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, giúp mẹ tăng cân.
- Giữ tâm lý ổn định: Thai nghén 3 tháng đầu mẹ dễ thay đổi tâm trạng thất thường, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Mẹ cố gắng tập thể dục, tập thở đều và chia sẻ nhiều hơn với người thân để giữ tâm trạng ổn định hơn, tránh các cảm xúc tiêu cực.
2.12. Viêm phụ khoa
Nội tiết tố tăng lên khiến dịch âm đạo nhiều hơn, mẹ không vệ sinh đúng cách dễ dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa. Điều này nguy hiểm đối với thai nhi, dễ dẫn tới dị tật, sinh non, sảy thai… Một số nguyên nhân khác dẫn tới viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu như sau:
- Giảm sức đề kháng: Khi viêm nhiễm phụ khoa, mẹ dễ bị các vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm nhiễm âm đạo
- Vệ sinh không đúng cách: Mẹ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, mẹ sử dụng sai dung dịch vệ sinh làm mất cân bằng pH tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển.
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Nội tiết tố thay đổi cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm nhiễm.
Một số cách khắc phục tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như sau:
- Khi phát hiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như ra dịch vàng, dịch nâu, cảm giác ngứa và đau rát… mẹ cần khám chuyên khoa ngay để có biện pháp điều trị kịp thời và an toàn, không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ tuyệt đối không được mua thuốc tự điều trị tại nhà, thực hiện sai cách sẽ làm tình trạng tồi tệ thêm.
- Mẹ nên thực hiện vệ sinh âm đạo sạch sẽ hàng ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ, tinh chất thiên nhiên, có độ pH khoảng 4 – 4,5. Tham khảo Dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy 150ml.
2.13. Thay đổi ham muốn tình dục
Sự thay đổi hormone giới tính và nội tiết tố còn làm thay đổi tăng hoặc giảm ham muốn tình dục của mẹ, nguyên nhân cụ thể như sau:
- Mẹ giảm ham muốn tình dục: Tình trạng ốm nghén, mệt mỏi kéo dài khiếm mẹ không hào hứng chuyện chăn gối, giảm ham muốn đối với chuyện phòng the.
- Mẹ tăng ham muốn tình dục: Mang thai ba tháng đầu, lượng hormon estrogen và progesterone tăng cao nên mẹ có xu hướng tăng ham muốn tình dục nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng này ít gặp hơn.
Một số giải pháp giúp cân bằng ham muốn tình dục và quan hệ tình dục an toàn như sau:
- Trong 3 tháng đầu, mẹ có thể quan hệ tình dục nhưng phải lựa chọn tư thế an toàn, thực hiện nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sau khi quan hệ mẹ hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh để vi khuẩn và nấm xâm nhập gây viêm nhiễm, các bệnh phụ khoa khác.
- Nếu mẹ bị sa tử cung, đã từng bị sảy thai, tốt nhất mẹ không nên quan hệ tình dục trong khi mang thai 3 tháng đầu để tránh trường hợp tương tự xảy rau.
3. Thai hành 3 tháng đầu – Mẹ phải làm sao?
Thai hành 3 tháng đầu là thời gian vô cùng vất vả của mẹ, để vượt qua thời kỳ này ăn toàn, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ: Thời gian này mẹ nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng quá sức. Đồng thời, xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh mất ngủ.
- Giảm bớt các mối quan tâm: Mẹ nên ưu tiên cho việc nghỉ ngơi và giữ tâm lý thoải mái bằng cách giảm bớt khối lượng công việc và các mối quan hệ không cần thiết, tránh lao lực, stress.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ cần bổ sung đầy đủ và cân bằng chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất để cơ thể đủ dinh dưỡng, tránh sụt cân, hạ đường huyết. Đặc biệt bổ sung nhiều sắt và axit folic để tránh thiếu máu, hỗ trợ phát triển ống thần kinh cho bé.
- Tập thể dục đều đặn: Mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày tập các bài tập nhẹ nhàng (có tham khảo lời khuyên của bác sĩ) để có thể dẻo dai, lưu thông máu tốt hơn, tăng hiệu quả trao đổi chất.
- Uống nước đầy đủ: Mẹ cần nhiều nước hơn khi mang thai vì nó tham gia tạo nước ối bao quanh thai nhi. Uống đủ nước còn giúp tăng cường trao đổi chất, ngăn táo bón thai kỳ hiệu quả, giảm mụn trứng cá…
Trên đây là những dấu hiệu thai hành 3 tháng đầu mẹ sẽ phải đối mặt khi mới mang thai cùng nguyên nhân và cách khắc phục chúng. Mẹ hãy ghi nhớ và thực hiện chúng để có thời gian mang thai an toàn và khỏe mạnh mẹ nhé!
Link tham khảo:
Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ thông thái
Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì?
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý điều gì để thai nhi khỏe mạnh?
Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Chuyên gia giải đáp
Bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư có làm sao không? Chuyên gia giải đáp