Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bước sang tháng thứ 5, con đã có những thay đổi nhất định so với những tháng trước. Lúc này bé đã bắt đầu có thể ăn dặm. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh có thể ăn dặm từ từ 4 đến 6 tháng tuổi. Như vậy có thể giúp con đạt hiệu quả tốt trong việc phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn dặm để được cung cấp thêm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Vậy mẹ đã biết bé 5 tháng ăn được gì chưa? Hãy tham khảo bài viết sau đây của góc của mẹ để tìm hiểu về những món ăn dặm cho bé 5 tháng nhé! 

1. Khi nào có thể cho con ăn dặm?

Bé 5 tháng ăn được gì?
Bé 5 tháng ăn được gì?

Bé muốn ăn dặm và có thể bắt đầu ăn dặm khi có những biểu hiện nhất định. Mẹ có thể thấy bé đã thể hiện những dấu hiệu ấy như sau:

  • Bé hay nhai tóp tép.
  • Con thích nhìn người lớn ăn, thấy hứng thú với đồ ăn. Bé hay đẩy lưỡi liên tục.
  • Con đòi bú nhiều hơn so với mức bình thường.
  • Con hay bị thức dậy vì đói ăn.

Khi bé bắt đầu có những biểu hiện như vậy tức là bé đã có thể ăn dặm. Thường bé có những biểu hiện này trong thời điểm khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé 5 tháng tuổi là rất hợp lý. Vậy Mẹ hãy đọc tiếp phần dưới đây để biết bé 5 tháng ăn được gì nhé!

2. Bé 5 tháng ăn được gì?

2.1. Trái cây

Bé 5 tháng ăn được trái cây gì?
Bé 5 tháng ăn được trái cây gì?

Trái cây là một sự lựa chọn vô cùng sản xuất cho những mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Đó là vì trái cây rất dễ ăn và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp con phát triển khỏe mạnh. Hoa quả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con. Hơn nữa ra nó cũng mang lại sự ngon miệng giúp con ăn dặm tốt hơn. Sau đây là câu trả lời cho câu hỏi bé 5 tháng ăn được trái cây gì:

  • Chuối: Đây là loại hoa quản lý tưởng nhất cho bé bắt đầu ăn dặm. Chuối có vị thơm ngon và dễ nhai nuốt cho các con.loại hoa quả này cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Bơ: loại quả này đáp ứng một lượng chất béo cao cho nhu cầu của con. Ngoài ra nó cũng chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể bé.
  • Táo: Bé sẽ có một cơ thể khỏe mạnh nếu như được ăn táo mỗi ngày. Ngày các chất dinh dưỡng có trong táo sẽ giúp cân hấp thụ chất sắt tốt hơn.
  • Đu đủ chín: vị ngọt dịu của đu đủ chắc chắn sẽ khiến bất kỳ bé nào cũng thích mê. Đây là loại quả cung cấp rất nhiều vitamin C và chất xơ cho con. Nó còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé và tăng cường sức đề kháng.

Ngoài cho bé ăn trái cây, mẹ có cũng có thể kết hợp thêm các loại bánh ăn dặm cho bé để đa dang khẩu phần ăn và cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết. Nếu mẹ vẫn băn khoăn bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không thì tham khảo ngay bài viết tại đây.

2.2. Bé 5 tháng tuổi ăn được rau củ gì?

Bé 5 tháng tuổi ăn được rau củ gì?
Bé 5 tháng tuổi ăn được rau củ gì?

Bên cạnh các loại hoa quả, rau củ cũng là sự lựa chọn vô cùng tốt đối với bé. Mẹ có thể lựa chọn những loại rau củ sau để cho bé ăn dặm:

  • Cà rốt: lượng vitamin A dồi dào có trong cà rốt sẽ giúp con con tăng cường sức khỏe đôi mắt.
  • Khoai lang: hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai lang rất cao. Mẹ có thể cho con ăn khoai lang trong thời kỳ tập ăn dặm.
  • Bông cải xanh: anh đây là nguồn cung cấp vitamin C cực kỳ giàu có. Nó không chỉ vậy mà còn các dưỡng chất khác như là beta carotene tiền vitamin A, axit folic, sắt…

Xem thêm: Ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng có những thực đơn gì?

2.3. Bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml sữa? 

Bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml sữa? 
Bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml sữa? 

Mặc dù các đồ ăn dặm là rất cần thiết cho cho bé, sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất chủ yếu. Vậy mẹ có biết bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml sữa không?

Theo các chuyên gia, ra lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi khoảng 90 – 120 ml sữa/cữ và bé cần được 5 – 6 cữ/ngày. Mỗi cữ sữa cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ là hợp lý nhất rồi mẹ nhé. Ngoài ra mẹ cũng có thể biết khi nào bé cần bú dựa vào nước tiểu, phân, tình trạng cân nặng của con.

2.4. Bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml bột?

Bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml bột?
Bé 5 tháng ăn được bao nhiêu ml bột?

Nhiều mẹ đã đã bắt đầu nghĩ đến chuyện cho bé 5 tháng ăn bột hoặc ăn cháo loãng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, bé 5 tháng chưa nên ăn bột vội. Thức ăn tốt nhất cho con lúc này chính là sữa mẹ. Hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển đầy đủ để tiêu hóa thức ăn khác. Nếu cho bé ăn bột quá sớm, mẹ có thể gặp phải một số trường hợp sau đây:

  • Con dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Con giảm uống sữa dẫn đến thiếu dinh dưỡng cần thiết.
  • Con bị chậm lớn do chưa thể hấp thu hết dưỡng chất từ thức ăn.

Tốt nhất là mẹ nên cho con ăn dặm bằng bột khi con đã được 6 tháng tuổi. Thời điểm 5 tháng tuổi mẹ có thể cho con ăn các loại củ rau củ quả nghiền, như vậy sẽ dễ ăn hơn. Nếu bé không chịu ăn sữa mẹ, mẹ có thể đút cho bé ăn hoặc pha sữa công thức cho bé.

Như vậy mẹ đã biết bé 5 tháng ăn được gì chưa? Vấn đề ăn uống của con rất quan trọng mà mẹ cần đặc biệt quan tâm. Nếu con được ăn uống đầy đủ, con sẽ phát triển toàn diện về cá thể chất và tinh thần. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng: 20 Món Vừa Dễ Vừa Ngon

Với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, ba mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ để tránh bỡ ngỡ trước những thay đổi bất ngờ của con trong giai đoạn này. Tháng thứ 3 sau khi chào đời là tháng khởi đầu cho quãng thời gian tuyệt vời nhất đối với ba mẹ. Đây là lúc ba mẹ sẽ nhận thấy rất nhiều sự biến chuyển trong cơ thể của bé. Cũng là lúc bé hình thành và phát triển thêm các kỹ năng quan trọng sau này. Ba mẹ hãy cũng Mamamy tìm hiểu một số cột mốc đáng chú ý dưới đây để sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi diễn ra toàn diện nhất nhé.

1. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi có sự thay đổi rõ rệt về trí não lẫn vận động. Ở tháng thứ 2, bé đơn giản chỉ phản ứng lại bằng các biểu cảm trên khuôn mặt. Nhưng sang tháng thứ 3, mẹ sẽ thấy có nhiều hơn những hành động cụ thể với việc bé muốn làm. Bé cũng có những bộc lộ cảm xúc rõ ràng và có chủ đích hơn. Chính vì thế đây được coi là giai đoạn quan trọng phát triển các kỹ năng cần thiết cho bé.

1.1. Trí não

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi được đánh dấu bằng sự tiến bộ của não bộ. Ở giai đoạn này, các nếp nhăn trên vỏ não bé đã dần được hoàn thiện. Sự cân đối của cấu trúc tế bào não dần thay đổi. Não bộ bắt đầu điều khiển cơ thể nhịp nhàng hơn. Các phản xạ bản năng ban đầu của bé cũng dần biến mất.

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Khi bước vào tuần thứ 10, trí nhớ của trẻ sẽ được hình thành và tăng lên nhanh chóng. Theo các chuyên gia, bé có khả năng tự tập luyện trí nhớ qua phương pháp thử sai. Đặc biệt, ba mẹ sẽ thấy trẻ 3 tháng tuổi thường dành thời gian nhìn vào tay mình. Thậm chí là co duỗi ngón tay; hoặc tập trung vào một đồ vật nào đó. Đây chính là lúc bé đang cố gắng thu thập những hình ảnh thu hút mình. Qua đó kích thích não bộ ghi nhớ và tìm hiểu tiếp xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Trong thời gian này, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cũng sẽ phát triển thị lực và khả năng nghe. Bé bắt đầu nhận biết được các đồ vật cách xa từ 20-30cm. Một số trẻ nhanh hơn có thể theo dõi theo đồ vật với góc 180 độ. Cùng với đó, bé dễ bị thu hút bởi các tiếng động dù to hay nhỏ. Và có xu hướng bắt chước lại âm thanh để cố gắng tạo ra lời nói của mình.

1.2. Hành động

Điều gây bất ngờ nhất trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi chính là kỹ năng vận động. Ở tháng thứ 3, cổ và hệ cơ của bé cứng cáp và có khả năng kiểm soát tốt hơn. Nhờ đó bé có thể ngẩng đầu 90 độ trong tư thế nằm sấp. Bé cũng sẽ có các phản ứng mạnh mẽ hơn như đá chân, vung tay… Đồng thời bé cũng đủ kỹ năng để dần chơi được với các món đồ thu hút sự chú ý của bé.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Hành động của trẻ 3 tháng tuổi lúc này sẽ có sự kết hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác. Bé sẽ biết vừa nhìn vừa với tay nắm hoặc cố sờ vào đồ vật. Cũng có thể bộc lộ cảm xúc trên cơ mặt khi không như ý muốn.

1.3. Giao tiếp

Ngoài việc bộc lộ cảm xúc qua tiếng khóc và trên khuôn mặt, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn trước. Khi khóc bé sẽ được ba mẹ chú ý. Ngược lại, khi cười bé sẽ được ba mẹ cười đáp lại. Nhờ đó mà phản xạ giao tiếp ngày càng được cản thiện. Bé cũng sẽ thường xuyên phát ra những âm thanh ê a, thậm chí là la hét để thể hiện ngôn ngữ của riêng mình. Ngoài ra, bé còn có thể bắt chước lại nét mặt và cử động của ba mẹ. Đây là hành động cho thấy sự cố gắng trong việc học giao tiếp của trẻ trong giai đoạn quan trọng này.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Học ngôn ngữ cũng là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Do đó mà các chuyên gia khuyên ba mẹ nên nói chuyện nhiều hơn với bé. Dù không thể đáp lại được nhiều nhưng sẽ là cách hiệu quả giúp bé dần học ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và phát ra ngôn ngữ.

1.4. Cảm xúc

Nhờ não bộ phát triển nên việc bộc lộ cảm xúc của trẻ cũng rõ ràng hơn. Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể vẫy tay và đá chân loạn xạ, thậm chí là tự biết cười vui vì phấn khích. Ngược lại, cũng sẽ có những phản ứng mạnh khi bé không ưng ý như cau mày, khóc hét…

2. Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Dù là ở giai đoạn nào thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ luôn là vấn đề được ba mẹ quan tâm. Bé sẽ có những thay đổi về cân nặng, chiều cao…mà ba mẹ nên lưu ý quan sát để có sự theo dõi tốt nhất.

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh từ tuần thứ 10 trở đi. Theo các chuyên gia, trong tháng thứ 3, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 0,6-1 kg so với tháng trước. Tính trung bình, bé gái sẽ nặng 5,2-6,6 kg và dài 57-59 cm. Bé trai là 5,7-7,2 kg và dài 58-63 cm.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé không đạt được mức này. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, ba mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ này để đem đến cho bé sự chăm sóc toàn diện nhất.

2.1. Chế độ ăn

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ trong giai đoạn này vẫn nên được bú sữa mẹ để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Mức trung bình mỗi ngày của trẻ 3 tháng tuổi là khoảng 5-6 lần ăn. Mỗi lần khoảng 120-170ml sữa tùy vào sức ăn.

Cũng cần lưu ý vì sữa mẹ thường dễ tiêu hóa hơn sữa ngoài. Nên nếu bé ăn sữa ngoài thì mẹ có thể giảm bớt số lần và lượng sữa để đảm bảo bé ăn không quá no, dẫn đến đầy bụng khó tiêu.

2.2. Chế độ ngủ

Giấc ngủ cũng rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Trong thời gian này, bé thường sẽ có giấc ngủ đêm kéo dài 7-9 tiếng đồng hồ. Ngoài ra bé có thể ngủ thêm 4-5 tiếng rải rác vào ban ngày. Mẹ nên lưu ý đến những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng để ru bé ngủ vào giấc dễ dàng nhất.

Hãy cố gắng duy trì giờ ngủ đều đặn và để bé được ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp đồng hồ sinh học của bé được ổn định. Nhờ đó mà các hoạt động khác sẽ không khiến bé mệt mỏi, làm gián đoạn quá trình phát triển. Đồng thời, việc cố gắng cho bé đi ngủ vào cùng một thời điểm cũng giúp mẹ nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi dỗ bé ngủ.

3. Sức khỏe với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Giai đoạn 3 tháng tuổi đánh dấu sự phát triển quan trọng cho cả sau này. Vì vậy, mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe của trẻ. Nắm được một số bệnh trẻ 3 tháng tuổi hay mắc phải sẽ giúp mẹ có cách xử lý tốt nhất.

3.1. Các bệnh về răng miệng

Các bé khi bước vào tháng thứ 3 sẽ thường chảy nhiều nước miếng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và có thể là dấu hiệu của việc mọc răng sớm ở một số bé. Khi đó mẹ nên cho bé mặc yếm để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm trùng da.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sức khỏe với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Tuy nhiên, cũng có khả năng bé bị nhiễm các virus liên quan đến khoang miệng như bệnh tay chân miệng hoặc cam… Tốt nhất ba mẹ vẫn nên theo dõi kỹ càng và đưa bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp không thể tự điều trị tại nhà.

3.2. Màu sắc của phân

Khi thay tã, ba mẹ cũng đừng quên kiểm tra màu sắc phân của bé. Bởi đây là cách để nhận biết được nhiều dấu hiệu sức khỏe quan trọng trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi.

  • Màu xanh lá cây: Là khi thức ăn di chuyển nhanh qua đường ruột của bé. Có thể là do tiêu chảy, nhưng cũng có thể là phân bình thường.
  • Màu vàng: Là màu sắc hoàn toàn bình thường đối với hầu hết trẻ bú sữa mẹ. Phân có màu vàng sệt và trẻ có thể đi nhiều lần trong một ngày.
  • Màu đỏ tươi: Có thể là dấu hiệu của việc chảy máu ở đâu đó trong đường ruột. Hoặc phổ biến hơn là do vết rách ở hậu mộn bởi tình trạng táo bón. Màu xám hoặc trắng: Đây là dấu hiệu cho thấy không có mật trong phân. Ngoài ra, trẻ có thể có dấu hiệu vàng da hoặc vàng mắt.
  • Màu đen: Có thể là dấu hiệu chảy máu từ dạ dày hoặc ruột non và có mùi hôi.
sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sức khỏe với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Nếu có các dấu hiệu như trên, ba mẹ nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tránh được các rủi ro về sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

3.3. Trẻ 3 tháng tuổi không có phản ứng

Trẻ 3 tháng tuổi thường sẽ có phản ứng rất rõ ràng với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Nếu có các biểu hiện như: không quan tâm tới tiếng động, không phản ứng khi được gọi… thì có thể bé mắc các bệnh về thính giác. Nếu không có các hành động như nắm, với đồ vật, bé có thể gặp trở ngại trong hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Điều mẹ nên làm là đưa bé đi kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp.

4. Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Khi bé được 3 tháng tuổi, mẹ cần có thêm rất nhiều sự tương tác để đem đến cho bé sự phát triển một cách toàn diện nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài hoạt động được xem là sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sau đây nhé!

4.1. Tập nằm sấp

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Mẹ hãy đặt bé nằm sấp và đặt một vài món đồ chơi có màu sắc bắt mắt phía trước. Sau đó khuyến khích bé đưa tay ra với lấy chúng. Hành động này giúp trẻ 3 tháng tuổi tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho phần cơ trên. Đồng thời cũng nâng cao khả năng nắm, cầm đồ vật mà bé muốn. Ngoài ra còn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tập lẫy sau này.

4.2. Tập ngồi

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Đặt bé ngồi vào lòng, lưng bé dựa vào đùi mẹ để trợ lực cho vùng lưng và cổ. Mẹ có thể trò chuyện hay hát cho bé nghe. Nhờ đó mà sức mạnh ở cơ cổ và cơ lưng bé được củng cố thêm săn chắc, khỏe mạnh.

4.3. Tập quan sát

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Mẹ có thể giúp bé rèn luyện khả năng quan sát nhờ việc đặt các đồ chơi có chuyển động trước mặt bé. Như vậy sẽ kích thích bé tập trung và theo dõi theo món đồ.

4.4. Tập gọi tên bé

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Được gọi tên thường xuyên cũng giúp ích nhiều tới sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Khi gọi tên bé, kết nối giữa mẹ và bé tăng lên. Bé cũng tăng khả năng phản xạ với tên của mình. Qua đó giúp bé hình thành kỹ năng giao tiếp thuần thục hơn.

4.5. Tập bắt chước

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ học hỏi về thế giới qua hành động của ba mẹ. Vì thế ba mẹ có thể hỗ trợ bằng cách tăng các hành động bắt chước, khuyến khích bé làm theo mình. Mẹ cũng nên có các phản ứng lại khi bé tạo ra âm thanh hay có bất cứ hành động nào. Điều đó sẽ kích thích khả năng học tập và tương tác của bé nhiều hơn.

5. Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sẽ đánh dấu nhiều mốc quan trọng cho cả quá trình sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý dù là vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo không có bất cứ trở ngại nào đối với trẻ. Cũng như giảm bớt được khó khăn cho chính mình khi chăm sóc trẻ.

  • Kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ cho bé
  • Ưu tiên sữa mẹ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé
  • Giao tiếp với bé thường xuyên để tăng phản ứng, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng ngôn ngữ
  • Không ngại chơi đùa cùng bé để giúp bé tăng sự hết nối với ba mè
  • Giữ các đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa bé, tránh nguy cơ bé có thể bỏ vào miệng.
  • Đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…
  • Cho bé ra ngoài nhiều hơn để có cơ hội tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh.

Lời kết

Dù ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bé cũng có các cột mốc thay đổi của riêng mình. Điều quan trọng là ba mẹ nên theo dõi sự phát triển đó và có các cách chăm sóc bé phù hợp. Việc hiểu rõ sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi như thế nào sẽ giúp ba mẹ có được tâm lý nhẹ nhàng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước những điều bất ngờ mà bé mang tới.

Mẹ có thể xem thêm tại:

Những giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Chăm sóc toàn diện cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Tuần thứ 8 sau khi chào đời là lúc mà mẹ cần chú ý và quan sát để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi một cách toàn diện nhất.

Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu nhận thức được ra rằng có rất nhiều thứ thú vị hơn việc ăn ngủ và khóc. Trong thời gian này, trí não của trẻ sẽ dần phát triển, thôi thúc trẻ khám phá mọi thứ xung quanh mình. Đây là giai đoạn mà mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của trẻ. Để sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi tốt nhất, mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo những kinh nghiệm sau đây.

1. Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển rất nhanh và có những sự thay đổi rõ rệt. Trong tháng đầu tiên, bé sẽ không có nhiều sự tương tác với ba mẹ. Tuy nhiên, bước sang tuần thứ 8 bé sẽ có sự biến chuyển tích cực về cả hành động và cảm xúc. Bé bắt đầu thể hiện các biểu cảm trên gương mặt rõ ràng hơn như cười, khóc, cau mày… Bé cũng có thể phản ứng lại khi nghe thấy giọng của ba mẹ. Hay sẽ bị thu hút bởi các đồ vật có hình dạng và màu sắc bắt mắt đối với mình.

1.1. Trí não

Bé bắt đầu nhìn rõ được hình dạng cũng như màu sắc của các đồ vật
Bé bắt đầu nhìn rõ được hình dạng cũng như màu sắc của các đồ vật

Trí não nhanh nhậy là điều rất quan trong với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Bởi trong thời gian này, não bộ của bé sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển mạnh mẽ hơn. Bé bắt đầu nhìn rõ được hình dạng cũng như màu sắc của các đồ vật. Hơn nữa bé cũng dần hình thành khả năng nhận diện được gương mặt và giọng nói. Vì thế mà bé sẽ có những phản ứng rất rõ ràng với các cử chỉ của ba mẹ cũng như mọi người xung quanh.

Bí quyết phát triển trí não bé 2 tháng

1.2. Hành động

Thay vì cử động một cách ngẫu nhiên theo phản xạ, bé học được cách giơ tay và vung chân một cách có chủ đích
Bé học được cách giơ tay và vung chân một cách có chủ đích

Nhờ não bộ phát triển nên hành động của bé cũng được thúc đẩy nhiều hơn. Thay vì cử động một cách ngẫu nhiên theo phản xạ, bé học được cách giơ tay và vung chân một cách có chủ đích. Bé sẽ có xu hướng nhìn chăm chăm vào bất cứ thứ gì mà bé thích. Ngoài ra, rất nhiều bé trong tháng thứ hai cực nhanh nhạy với âm thanh. Bé có thể sẽ cử động, nghiêng mình hay liếc mắt về phía phát ra tiếng động. Do đó mà khả năng điều khiển cơ thể cũng dần được hình thành đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

1.3. Giao tiếp

Khóc vẫn là phương thức giao tiếp của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi, giao tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thính giác phát triển cũng đồng nghĩa với việc ngôn ngữ bắt đầu hình thành. Nhu cầu giao tiếp của bé vì thế cũng tăng lên. Ngoài khóc, bé có thể phát ra một vài âm thanh ê a riêng biệt. Dù không rành mạch nhưng những thanh âm đầu đời này sẽ là nền tảng quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau. Trẻ bắt đầu biết bắt chước cách biểu lộ cảm xúc và cử chỉ của ba mẹ. Đây chính là bước đệm quan trọng để trẻ học được cách giao tiếp.

Trẻ bắt đầu biết bắt chước cách biểu lộ cảm xúc và cử chỉ của ba mẹ
Trẻ bắt đầu biết bắt chước cách biểu lộ cảm xúc và cử chỉ của ba mẹ

1.4. Cảm xúc

Cũng trong giai đoạn này, khi có sự phân biệt được gương mặt và giọng nói, bé sẽ bộc lộ cảm xúc của mình rõ rệt hơn. Bé có thể mỉm cười thường xuyên hơn. Hay thậm chị biểu đạt sự không vừa ý bằng những cái cau mày…Đây là lúc trẻ 2 tháng tuổi học cách đáp lại ba mẹ và thể hiện tâm trạng của mình.

Phát triển giác quan cho bé 2 tháng:

2. Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Dù là ở giai đoạn nào thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ luôn là vấn đề được ba mẹ quan tâm. Bé sẽ có những thay đổi về cân nặng, chiều cao…mà ba mẹ nên lưu ý quan sát để có sự theo dõi tốt nhất.

Trẻ 2 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh từ tuần thứ 8 trở đi. Theo các chuyên gia, trong tháng thứ hai, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần. Tính trung bình, bé gái sẽ nặng 5,1 kg và cao 57,1 cm. Bé trai là 5,5 kg và 58,4 cm.

Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé không đạt được mức này. Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, ba mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ này để đem đến cho bé sụ chăm sóc toàn diện nhất.

2.1. Chế độ ăn

Trẻ trong thời gian này sẽ có thay đổi nhiều về nhu cầu ăn uống, sẽ đói nhiều hơn và muốn được ăn nhiều bữa. Dù là sữa mẹ hay sữa công thức, bé cũng sẽ cần tới 6-10 lần bú mỗi ngày. Nếu bú mẹ, mức sữa cho trẻ 2 tháng tuổi có thể ở trong khoảng 600-900 ml. Nếu ăn sữa ngoài, mẹ có thể pha khoảng 110ml/một lần cho bé.

Giai đoạn này trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng sẽ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn
Giai đoạn này trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng sẽ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn

Giai đoạn này trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng sẽ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn. Mẹ có thể lưu ý và cho bé ăn mỗi lần cách nha 5-6 tiếng. Như vậy vừa đảm bảo chế độ ăn cho bé vừa giúp bé đỡ quấy khóc hơn vào ban đêm.

2.2. Chế độ ngủ

Theo các chuyên gia, thông thường trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn

Giấc ngủ cũng rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Bé sẽ ngủ rải rác 3 – 4 lần vào ban ngày, trung bình mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1-3 tiếng. Thêm giấc ngủ dài ban đêm thì thời gian ngủ tổng cộng sẽ khoảng 14-16 giờ mỗi ngày.

Theo các chuyên gia, thông thường trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn. Và đây là thời điểm thích hợp để mẹ có thể ru và dỗ cho bé ngủ.

3. Vấn đề sức khỏe với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Bởi vì là bước quan trọng trong cả quá trình phát triển sau này nên giai đoạn 2 tháng tuổi mẹ cũng nên chú ý đến các vấn đề sức khỏe của trẻ.

3.1. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ 2 tháng tuổi

Đây là thời điểm trẻ sẽ cần được tiêm phòng khá nhiều vắc xin, như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, phế cầu, rotavirus,… Các loại vắc xin đều có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng khi bé nhà bước qua tháng thứ 2.

Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Mẹ nên đến các trung tâm tiêm chủng hoặc y tế được đảm bảo để thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi.

3.2. Một số bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

2 tháng tuổi cũng là giai đoạn trẻ thường hay mắc phải một số chứng bệnh. Vì thế ba mẹ nên theo dõi để biết cách xử lý phù hợp, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.

1 – Viêm da cơ địa

Bệnh thường xuất hiện từ mặt, sau đó lan dần ra toàn thân khiến trẻ khó chịu
Bệnh thường xuất hiện từ mặt, sau đó lan dần ra toàn thân khiến trẻ khó chịu

Là vấn đề trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải. Các biểu hiện trên da trẻ như nổi ban ngứa hay mụn nhỏ chứa dịch. Bệnh thường xuất hiện từ mặt, sau đó lan dần ra toàn thân khiến trẻ khó chịu. Mẹ có thể làm dịu bớt bằng cách bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Trong trường hợp nặng hơn, mẹ nên đưa bé đi khám để có những chỉ định điều trị phù hợp nhất.

2 – Nấc cụt

Trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ xảy ra nhiều tình trạng nấc cụt. Biểu hiện này thường không quá đáng lo ngại và sẽ tự mất dần. Tuy nhiên, nếu nấc cụt đi kèm theo nôn, trớ hay đổ mồ hôi… thì mẹ vẫn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để có cách xử lý dõi kịp thời nhất.

3 – Tưa miệng

Trẻ 2 tháng tuổi có thể bị tưa miệng khi xuất hiện các mảng trắng bên trong má và lưỡi. Nguyên nhân chủ yếu là do virus gây nấm tạo nên. Đây cũng là tình trạng gặp nhiều ở trẻ sơ sinh. Mẹ hoàn toàn có thể phòng bệnh bằng việc thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ với nước muối sinh lý.

4 – Tắc ống dẫn nước mắt

Khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghèn nhưng mắt không đỏ hay kích ứng thì đó chính là dấu hiệu của tắc ống dẫn nước mắt
Khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghen nhưng mắt không đỏ là dấu hiệu của tắc ống dẫn nước mắt

Khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghèn nhưng mắt không đỏ hay kích ứng thì đó chính là dấu hiệu của tắc ống dẫn nước mắt. Nếu gặp phải tình trạng này, ba mẹ chỉ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế. Bác sĩ sẽ tiếng hành thông ống dẫn nước mắt cho bé lại bình thường.

5 – Ho, hắt hơi

Do đường hô hấp còn non nên trẻ 2 tháng tuổi cũng hay mắc phải các triệu chứng như ho hay hắt hơi nhiều
Do đường hô hấp còn non nên trẻ 2 tháng tuổi cũng hay mắc phải các triệu chứng như ho hay hắt hơi

Do đường hô hấp còn non nên trẻ 2 tháng tuổi cũng hay mắc phải các triệu chứng như ho hay hắt hơi nhiều. Điều đầu tiên ba mẹ nên làm đó là kiểm tra lại môi trường xung quanh bé. Hãy đảm bảo rằng không khí hoàn toàn thông thoáng, không có bụi hay bất cứ tác động kích thích nào (lông chó, mèo…)

6 – Vặn mình khi ngủ

Hiện tượng này hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Cơ thể cũng như các hoạt động trong thời gian này của bé được cải thiện hơn trước. Do đó bé sẽ có các biểu hiện nghiêng, vặn, gồng mình khi ngủ. Nếu bé không quấy khóc, tụt cân, bỏ ăn… thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần vỗ về hay khiến bé dễ chịu để bé có thể ngủ yên trở lại.

Bí kíp giúp bé 2 tháng phát triển khỏe mạnh

4. Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi?

Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ cần có thêm rất nhiều sự tương tác để đem đến cho bé sự phát triển một cách toàn diện nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài hoạt động được xem là sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sau đây nhé!

1 – Hát và trò chuyện với bé

Theo các chuyên gia, hát hay trò chuyện có thể giúp bé phát triển các kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ rất tốt. Ở tháng thứ 2, bé sẽ nhận ra được giọng của ba mẹ và những người thân thiết. Vì thế việc thường xuyên trò chuyện, hát là cách để bé nhận biết và tập phản ứng lại với hành động giao tiếp.

Ở tháng thứ 2, bé sẽ nhận ra được giọng của ba mẹ và những người thân thiết
Ở tháng thứ 2, bé sẽ nhận ra được giọng của ba mẹ và những người thân thiết

2 – Massage cho bé

Massage có thể làm cho trẻ 2 tháng tuổi thấy thoải mái và dễ chịu. Đồng thời cũng giúp bé cảm nhận được sự tiếp xúc của ba mẹ. Ba mẹ hãy massage nhẹ nhàng bàn tay, bàn chân để các cơ của bé được co giãn. Massage vùng bụng sau bữa ăn cũng giúp bé dễ tiêu hóa hơn rất nhiều.

Massage có thể làm cho trẻ 2 tháng tuổi thấy thoải mái và dễ chịu
Massage có thể làm cho trẻ 2 tháng tuổi thấy thoải mái và dễ chịu

3 – Đọc sách cho bé

Mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có màu sắc và hình ảnh sinh động để vừa đọc vừa chỉ cho bé xem. Điều này sẽ kích thích đến sự tập trung cũng nhu khả năng quan sát của bé. Đồng thời phát triển tốt thêm các kỹ năng về nhận thức.

Mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có màu sắc và hình ảnh sinh động để vừa đọc vừa chỉ cho bé xem
Mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có màu sắc và hình ảnh sinh động để vừa đọc vừa chỉ cho bé xem

4 – Chơi đồ chơi cùng bé

Việc phát triển thị lực cũng là vấn đề ba mẹ nên lưu tâm trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Hãy để những món đồ chơi hấp dẫn trong tầm nhìn để thu hút được sự chú ý của bé. Nhờ đó mà bé có thể nâng cao khả năng quan sát và nhận biết đồ vật của mình.

Việc phát triển thị lực cũng là vấn đề ba mẹ nên lưu tâm trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Việc phát triển thị lực cũng là vấn đề ba mẹ nên lưu tâm trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

5. Lời khuyên dành cho ba mẹ

Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ đánh dấu nhiều mốc quan trọng cho cả quá trình sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý dù là vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo không có bất cứ trở ngại nào đối với trẻ. Cũng như giảm bớt được khó khăn cho chính mình khi chăm sóc trẻ.

Lời khuyên cho ba mẹ giúp bé phát triển thông minh

5.1. Giao tiếp với bé

  • Luôn bắt đầu với bé bằng một tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Không nên để các cảm xúc tiêu cực từ bố mẹ ảnh hưởng lên bé.
Giao tiếp bằng lời nói và ánh mắt để bé có thể phát triển được các giác quan
Giao tiếp bằng lời nói và ánh mắt để bé có thể phát triển được các giác quan
  • Làm quen với những điều bé thích và không thích để ba mẹ dễ dàng tương tác với bé hơn.
  • Giao tiếp bằng lời nói và ánh mắt để bé có thể phát triển được các giác quan. Đôi khi bắt chước âm thanh sẽ giúp bé cảm nhận rằng mình đang được thấu hiểu.
  • Trò chuyện với bé trong mọi hoạt động như lúc tắm, thay bỉm,… để tăng sự tương tác. Đồng thời giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

  • Luôn có các hành động khen ngợi khi bé ăn ngoan, ngủ ngoan và ít quấy khóc.

5.2. Giữ an toàn cho bé

  • Giữ các đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa bé, tránh nguy cơ bé có thể bỏ vào miệng.
  • Đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…

5.3. Theo dõi sức khỏe

  • Luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé để có những xử lý về sức khỏe kịp thời nhất.
  • Không nên áp lực khi bé không đạt các chỉ số về cân nặng và chiều cao. Bởi mỗi bé đều là cá thể riêng biệt và có sự phát triển riêng.
Luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé để có những xử lý về sức khỏe kịp thời nhất
Luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé để có những xử lý về sức khỏe kịp thời nhất

5.4. Dành thời gian cho mẹ

  • Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm. Mẹ đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân để tránh bị áp lực tâm lý.
  • Mẹ cũng đừng quên dành thời gian cho cá nhân để tự chăm sóc và làm cho mình thoải mái nhé. Mẹ có thể bắt đầu các hoạt động mà mình yêu thích để giảm stress. Đảm bảo giấc ngủ sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi và hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm
Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm

Lời kết

2 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có rất nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Việc hiểu rõ sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ giúp ba mẹ chuẩn bị được tinh thần tốt nhất. Đồng thời có các cách chăm sóc phù hợp để đem đến cho bé sự phát triển toàn diện.

Mẹ có thể đọc thêm tại:

Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi diễn ra như thế nào?

Trong bài viết Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả Coronavirus (2019-nCoV), biện pháp phòng ngừa được cho là hiệu quả hơn cả tính đến thời điểm hiện tại đó là RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN. Việc này vô cùng quan trọng, giúp chúng ta ngăn ngừa được Coronavirus và những căn bệnh truyền nhiễm khác. Để rửa tay thường xuyên đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta hãy đi tìm hiểu cách rửa tay kháng khuẩn đúng cách nhé!

1. Tại sao rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa Coronavirus?

Coronavirus lây từ người sang người qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tuỳ thuộc vào mức độ lây lan, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị lây nhiễm.

Rửa tay thường xuyên – biện pháp phòng ngừa Coronavirus
Rửa tay thường xuyên – biện pháp phòng ngừa Coronavirus

Theo CNN, Feng Luzhao – nhà nghiên cứu tại Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Trung Quốc, nói tại họp báo ngày 27/1 do Uỷ ban Y tế Quốc gia tổ chức cho hay: Hầu hết những trường hợp nhiễm coronavirus do tiếp xúc gần vào người bị nhiễm bệnh. Chế độ lây truyền của coronavirus chủ yếu thông qua những hạt nước bọt nhỏ – được bắn ra khi người nhiễm bệnh ho/ hắt hơi.

Những hạt nước bọt nhỏ li ti này có thể bắn trực tiếp vào người khác nếu ở cự ly gần hoặc bám vào đồ vật, tường, giày dép, quần áo,… Đây là những thứ bác sĩ gọi là fomites – vật phẩm lây truyền bệnh gián tiếp. Virus dính trên bề mặt, ví dụ như giày, tay nắm cửa. Con người chạm vào bề mặt của chúng mà không rửa tay, sau đó chạm vào mặt hoặc xoa mũi, bốc thức ăn. Đây là cách gián tiếp lây nhiễm bệnh. Do đó, việc rửa tay thường xuyên là biện pháp giúp ngăn ngừa Coronavirus mà mỗi người chúng ta có thể chủ động thực hiện, bảo vệ bản thân và gia đình.

2. Lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp

Rửa tay bằng nước đơn thuần không thể đảm bảo khả năng làm sạch hoàn toàn, đặc biệt với vi khuẩn/ virus,… Do đó, lựa chọn sản phẩm làm sạch cũng là yếu tố quan trọng mỗi cha mẹ cần lưu ý. Để rửa tay, lựa chọn hàng đầu là xà phòng, nước rửa tay của những thương hiệu uy tín.

Nếu không tiện rửa tay với xà phòng và nước, có thể sử dụng nước rửa tay khô. Đây là sản phẩm không cần phải rửa lại bằng nước. Khi dùng loại nước rửa tay này, cha mẹ nhớ chọn sản phẩm chứa ít nhất 60% cồn nhé.

Bên cạnh đó, ưu tiện lựa chọn sản phẩm làm sạch chứa các chất kháng khuẩn, thành phần thiên nhiên, được kiểm định và chứng nhận từ các tổ chức quốc tế uy tín.

Ưu tiên lựa chọn sản phẩm làm sạch chứa thành phần thiên nhiên, kháng khuẩn
Ưu tiên lựa chọn sản phẩm làm sạch chứa thành phần thiên nhiên, kháng khuẩn

3. Những thời điểm cần rửa tay

Luôn rửa tay trước:

  • Chuẩn bị thức ăn hoặc ăn uống
  • Điều trị vết thương
  • Chăm sóc người bệnh

Luôn rửa tay sau:

  • Chuẩn bị thức ăn
  • Sử dụng nhà vệ sinh, thay tã cho bé
  • Chạm vào động vật, thức ăn gia sức hoặc chất thải động vật
  • Xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Điều trị vết thương, chăm sóc người bệnh
  • Xử lý rác thải

Ngoài ra, rửa tay bất kỳ khi nào thấy bẩn.

4. 5 bước rửa tay đúng cách

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch, sử dụng dung dịch rửa tay
  • Bước 2: Chà hai lòng bàn tay, mu bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay, kẽ ngón và móng tay.
  • Bước 3: Chà tay trong ít nhất 10-15 giây
  • Bước 4: Rửa sạch tay dưới vòi nước
  • Bước 5: Lau khô tay bằng khăn sạch

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý về cách đeo khẩu trang đúng cách nữa nhé !

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều mẹ gặp khó khăn, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi mẹ chưa biết hết những vấn đề của trẻ. Trong những tháng đầu sau sinh, bé yêu rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy mẹ nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách để giúp bé dễ chịu hơn. Đây là phương pháp thường được các mẹ áp dụng để tránh tình trạng dịch nhầy, gỉ mũi bít tắc đường thở của bé. Thế nhưng có nhiều mẹ lại chưa biết phải rửa mũi cho bé như thế nào và cách rửa đúng. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về rửa mũi cho trẻ sơ sinh ở bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu thêm: Nước rửa bình sữa – Giải pháp văn minh cho việc làm sạch bình sữa

1. Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một việc mà mẹ không nên bỏ qua khi chăm sóc bé
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một việc mà mẹ không nên bỏ qua khi chăm sóc bé

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một việc mà mẹ không nên bỏ qua khi chăm sóc bé. Việc này mang tới rất nhiều lợi ích cho bé yêu. Vậy mẹ có biết rửa mũi cho bé mang lại những lợi ích gì không? Góc của mẹ sẽ giúp mẹ tìm hiểu nhé.

  • Giúp bé cải thiện tình trạng ngạt mũi, sổ mũi.
  • Làm sạch khoang mũi cho bé giúp loại bỏ vi khuẩn. Khoang mũi được rửa sạch sẽ thông thoáng và sạch sẽ hơn.
  • Giúp phòng tránh các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng. Rửa mũi sẽ giúp lấy đi chất nhầy và đờm trong đường mũi của bé.
  • Hỗ trợ cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, giảm tình trạng kích ứng mũi.
  • Khiến cho bé dễ chịu hơn khì không còn chất nhầy trong khoang mũi nữa.

2. Khi nào nên rửa mũi cho bé?

Mẹ không nên tùy tiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Mẹ không nên tùy tiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Mẹ không nên tùy tiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Cần chọn đúng thời điểm để rửa mũi cho bé. Nếu thực hiện khôg đúng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con. Mẹ nên rửa mũi cho con trong các trường hợp sau:

  • Bé bị tắc mũi, chất nhầy đặc không thể tự chảy ra ngoài.
  • Bé bị khó thở do có nhiều đờm và chấy nhầy trong khoang mũi.
  • Trẻ mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng…

Ngoài ra còn một câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc: rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? Không nên rửa mũi cho bé nhiều lần trong ngày mẹ nhé. Rửa quá nhiều sẽ khiến mũi bé bị khô, niêm mạc mũi bị tổn thương và mất đi độ ẩm cần thiết. Chỉ nên rửa khoảng 2 – 5 lần trong ngày là vừa đủ để làm sạch mũi cho bé.

3. Dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh

3.1. Bình rửa mũi dạng đứng có vòi dẫn dung dịch

Bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh này được làm bằng nhựa, có vòi bơm dung dịch từ đáy bình
Bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh này được làm bằng nhựa, có vòi bơm dung dịch từ đáy bình

Bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh này được làm bằng nhựa, có vòi bơm dung dịch từ đáy bình. Một số loại khác có thể gắn thêm van chống trào ngược. Van này có công dụng là ngăn không cho dịch bẩn chảy vào bình. Đây là dụng cụ rất tiện lợi để giúp mẹ rửa mũi cho bé. Mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh áp lực nước bằng cách bóp vào vỏ bình. Như vậy bé sẽ không bị đau với lực nước vừa phải.

3.2. Máy rửa mũi

Máy này sẽ giúp hút các dịch nhầy ra ngoài để bé dễ chịu hơn
Máy này sẽ giúp hút các dịch nhầy ra ngoài để bé dễ chịu hơn

Đây là công cụ chuyên dụng để rửa mũi cho bé khi các loại bình rửa mũi không thể làm sạch mũi. Máy này sẽ giúp hút các dịch nhầy ra ngoài để bé dễ chịu hơn. Như vậy sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng bé chảy nhiều nước mũi, thở khò khè một cách hiệu quả và an toàn.

4. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

4.1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lí

Phương pháp này sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp bé dễ thở hơn khi bị tắc mũi
Phương pháp này sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp bé dễ thở hơn khi bị tắc mũi

Đây là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Hơn nữa đây cũng là cách đơn giản nhất được nhiều mẹ áp dụng để rửa mũi cho con. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé một chút. Sau đó nhỏ khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lí vào mũi cho bé. Phương pháp này sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp bé dễ thở hơn khi bị tắc mũi.

4.2. Rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Với bé lớn hơn, mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic
Với bé lớn hơn, mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic

Để rửa mũi cho bé 3 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng dung dịch isotonic vì nó có cùng nồng độ muối như chất lỏng trong cơ thể nên có đặc tính dịu nhẹ. Với bé lớn hơn, mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic. Dung dịch này có nồng độ muối cao hơn so với chất lỏng trong cơ thể. Những loại dun dịch này có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc.

4.3. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi

Nhỏ khoảng 3 – 4 giọt nước muối vào một bên mũi bé
Nhỏ khoảng 3 – 4 giọt nước muối vào một bên mũi bé

Có nhiều bố mẹ sử dụng bóng hút mũi để rửa mũi cho trẻ. Đây là sản phẩm ít gây xâm lấn và có tính hiệu quả cao. Sau đây là hướng dẫn cho mẹ cách rửa mũi bằng bóng hút mũi:

  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mũi cho bé.
  • Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà.
  • Nhỏ khoảng 3 – 4 giọt nước muối vào một bên mũi bé. Giữ bé ở tư thế như vậy trong khoảng 1 phút.
  • Bóp xẹp phần bóng trước khi đưa vòi hút vào lỗ mũi bé.
  • Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng cho đến khi bịt kín mũi.
  • Buông nhẹ ngón tay bóp bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy trong mũi vào trong bóng hút.
  • Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp chất nhầy ra ngoài. Lặp lại vài lần cho đến khi chất nhầy được lấy ra hết.
  • Lau sạch mũi cho bé, vệ sinh bóng hút sau khi sử dụng.

Hy vọng sau bài viết này mẹ đã có thêm kiến thức về rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Chúc mẹ và bé luôn có thật nhiều sức khỏe và niềm vui!

Mẹ nên tham khảo: Tã dán và tất tần tật những gì mẹ cần lưu tâm

Nằm trong chuỗi bài viết về dịch Coronavirus, bên cạnh bài viết về Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả Coronavirus (2019-nCoV), Góc của mẹ có bài viết cũng quan trọng không kém: hướng dẫn chi tiết cách đeo khẩu trang đúng cách. Việc đeo khẩu trang đúng cách vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa và bảo vệ bản thân cũng như gia đình trước dịch Coronavirus.

1. Phân loại khẩu trang

Khẩu trang N95 nên dùng một số đối tượng nhất định
Khẩu trang N95 nên dùng một số đối tượng nhất định

Hiện tại trên thị trường có 5 loại khẩu trang phổ biến:

  • Khẩu trang y tế
  • Khẩu trang N95
  • Khẩu trang giấy
  • Khẩu trang Pitta
  • Mặt nạ khí gas

Mỗi loại khẩu trang có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong bài viết Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả Coronavirus, khẩu trang khuyến khích nên dùng cho đại đa số đối tượng để ngăn ngừa dịch là khẩu trang y tế. Bởi tính tiện lợi, độ hiệu quả và giá thành hợp lý. Khẩu trang N95/N99 nên dùng cho đối tượng nghi ngờ nhiễm virus, đang nhiễm bệnh, chăm sóc người bệnh nhiễm Coronavirus hoặc đang ở trong vùng dịch.

2. Cách đeo khẩu trang đúng cách

Bài viết sẽ tập trung vào hướng dẫn cách đeo khẩu trang y tế đúng cách. Loại khẩu trang này có 2 mặt: mặt màu sẫm (xanh/ đen) và mặt màu trắng. Chúng ta sẽ đeo mặt màu sẫm ra bên ngoài, mặt màu trắng bên trong. Khẩu trang sẽ có thanh gập để gập sát vào mũi khi đeo.

Mặt màu sẫm bên ngoài được thiết bao gồm các nếp gấp. Chúng ta cần đeo sao cho những nếp gấp xuôi xuống phía dưới. Cách thiết kế này có tác dụng để những hạt nước/ vật thể bám vào phía ngoài khẩu trang sẽ “trôi” xuống và ra ngoài. Nếu đeo ngược, vi khuẩn, hạt nước, bụi,… vô tình sẽ bị giữ lại ở bên trong các nếp gấp đó. Nói chung, để dễ nhớ, chúng ta hãy đeo sao cho mặt sẫm ra ngoài, thanh gập ở phía trên.

Đeo khẩu trang đúng cách cũng là cách phòng ngừa Coronavirus
Đeo khẩu trang đúng cách cũng là cách phòng ngừa Coronavirus

Khi đeo khẩu trang, cần đảm bảo khẩu trang trùm được mũi và miệng để khẩu trang phát huy tác dụng. Chúng ta cần kéo khẩu trang qua cằm để đảm bảo điều này. Ngoài ra, sau khi đeo khẩu trang, ta dùng tay ép thanh phía trên khẩu trang để sát vào phần mũi.

2.1. Lưu ý khi tháo bỏ khẩu trang

Bởi khẩu trang y tế được thiết kế để dùng một lần, nên sau mỗi lần sử dụng chúng ta nên vứt đi và thay cái mới cho lần sử dụng tiếp theo. Tác nhân gây bệnh có thể ở phía mặt ngoài khẩu trang nên nếu dùng lại, chúng ta vô tình đưa những tác nhân đó vào người.

Để tháo bỏ và vứt khẩu trang, chúng ta cầm vào dây đeo qua tai để tháo khẩu trang và cho vào thùng rác. Tránh dùng tay cầm vào bề mặt khẩu trang để tháo ra. Sau đó, rửa tay lại bằng xà phòng để phòng bệnh.

2.2. Cách đeo khẩu trang vải đúng cách

Khẩu trang vải cũng được sử dụng để phòng ngừa dịch bệnh. Với khẩu trang vải, chúng ta có thể dùng lại nhiều lần và cần giặt sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Cách đeo khẩu trang vải cũng tương tự với cách đeo khẩu trang y tế:

  • Khẩu trang cần che được kín cả mũi và miệng
  • Tránh sờ tay vào khẩu trang khi đeo
  • Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. Khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.
  • Sau mỗi lần dùng, cần giặt lại khẩu trang với xà phòng, phơi khô.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng để ngăn ngừa bệnh

Đeo đúng cách giúp phát huy được tác dụng của khẩu trang đồng thời phòng ngừa Coronavirus hiệu quả hơn. Hi vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ biết cách đeo khẩu trang cho bé và cả nhà.

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, thời gian ăn dặm là rất quan trọng. Lúc này mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho con đầy đủ để con phát triển một cách khỏe mạnh. Các loại thực phẩm chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Từ các loại thịt cá trứng sữa cho tới rau củ quả, hầu hết các thức ăn mẹ đều có thể cho con ăn dặm. Vậy mẹ đã cho con ăn dặm bằng đậu hũ non bao giờ chưa? Mẹ có biết cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm tại nhà không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu mẹ nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng trong đậu hũ non

Đậu hũ chứa nhiều protein và tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể
Đậu hũ chứa nhiều protein và tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể

Đậu hũ là một loại thực phẩm được làm từ sữa đậu nành cô đặc, ép thành một khối trắng đặc. Đậu hũ chứa nhiều protein và tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời nó còn cung cấp chất béo, carbs, các loại vitamin và khoáng chất.

Trong 100g đậu hũ chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 8g protein
  • 2g carbs
  • 1g chất xơ
  • 4g chất béo
  • Các chất mangan, selen, canxi, photpho, đồng, magie, sắt, kẽm…
  • Chất thực vật tự nhiên: isoflavone.

Do vậy mà đậu hũ là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Nó có ít calo, nhưng bù lại có nhiều protein và chất béo. Các khoáng chất và vitamin khác có trong đậu hũ cũng rất dồi dào, là nguồn dưỡng chất cực lớn. Chính vì vậy mà mẹ không nên bỏ qua món đậu hũ non cho bé ăn dặm đâu nha!

2. Lợi ích của đậu hũ non cho bé ăn dặm

Đậu hũ non cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là bé trong thời kì ăn dặm
Đậu hũ non cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là bé trong thời kì ăn dặm

Đậu hũ non cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là bé trong thời kì cách cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên. Đây là thời kì đặc biệt mà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé để bù vào phần thiếu của sữa mẹ. Nếu được ăn dặm đúng cách, bé sẽ lớn nhanh như thổi và phát triển toàn diện. Món đậu hũ non cho bé ăn dặm là một món mẹ không thể bỏ qua. Lợi ích mà đậu hũ non mang lại cho con rất nhiều, mẹ hãy tìm hiểu ngay sau đây:

  • Cung cấp cho bé lượng protein và canxi dồi dào, giúp phát triển hệ xương khớp của bé.
  • Đậu hũ non chứa nhiều chất isoflavone giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng hỗ trợ chức năng não và cải thiện độ đàn hồi của da.
  • Hàm lượng các khoáng chất trong đậu hũ cao, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột. Món ăn này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn và dễ dàng hơn.
  • Giảm lượng cholesterol, giúp hệ tim mạch của con hoạt động tốt. Theo nghiên cứu, phần lớn các loại đậu nành đều có ích cho hệ tim mạch.

Xem thêm: 

3. Cách nấu đậu hũ non cho bé ăn dặm

Sử dụng đậu hũ non trong bữa ăn dặm và thay đổi thường xuyền sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn mà không bị nhàm chán. Vậy mẹ đã biết cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm cực thơm ngon và hấp dẫn chưa? Góc của mẹ xin giới thiệu vài công thức sau đây, mẹ hãy note lại ngay nhé!

3.1. Cháo đậu hũ non yến mạch cho bé ăn dặm

Cách nấu đậu hũ non cho bé ăn dặm
Cháo đậu hũ non yến mạch cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • 6 muỗng yến mạch cho bé ăn dặm
  • 1 củ cà rốt
  • ¼ củ sắn
  • 1 cây đậu hũ non
  • Nấm đông cô

Cách làm

  • Đầu tiên mẹ rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn.
  • Sau đó mẹ thái nhỏ cà rốt, nấm đông cô và củ sắn. Đậu hũ non mẹ cắt hạt lựu nhỏ vừa ăn.
  • Cho yến mạch vào nồi, thêm nước và nấu trên bếp.
  • Mẹ bỏ thêm cà rốt, nấm, sắn vào nồi yến mạch để nấu chung.
  • Khi nồi cháo yến mạch sôi thì mẹ bỏ thêm đậu hũ non vào. Đợi cho hỗn hợp sôi thì khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Múc ra bát cho nguội bớt rồi cho bé thưởng thức. Mẹ có thể cho thêm một muỗng dầu ăn dặm cho bé để con ngon miệng hơn.

3.2. Cháo đậu hũ non trứng gà

Cháo đậu hũ non trứng gà
Cháo đậu hũ non trứng gà

Nguyên liệu

  • 1 nắm gạo tẻ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 50g đậu hũ non

Cách làm

  • Mẹ đem gạo tẻ vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút cho gạo nở. Sau đó mẹ đem gạo nấu thành cháo, đun lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút.
  • Trứng gà mẹ tách lấy lòng đỏ. Đậu hũ non mẹ tán nhuyễn, sau đó đánh đều cùng với lòng đỏ trứng.
  • Khi cháo chín, mẹ cho hỗn hợp trứng và đậu hũ vào nấu chung. Đợi đến khi sôi bùng lên là có thể tắt bếp.
  • Múc ra bát cho nguội là cho bé ăn được. Mẹ nên thêm 1 muỗng dầu ăn dặm cho con. Như vậy là món đậu hũ non cho bé ăn dặm đã hoàn thành!

3.3. Cháo đậu hũ non thịt heo

Cách nấu đậu hũ non cho bé ăn dặm
Cháo đậu hũ non thịt heo

Nguyên liệu

  • 40g gạo nếp
  • 200g thịt heo
  • 100g đậu hũ non
  • 1 quả cà chua chín

Cách làm

  • Mẹ vo sạch gạo và ngâm trong nước 30 phút. Sau đó cho gạo vào nấu cháo với tỉ lệ gạo nước là 1:8.
  • Thái nhỏ đậu hũ và cà chua sau khi rửa sạch.
  • Thịt mẹ thái sợi nhỏ hoặc băm nhỏ cho bé dễ ăn.
  • Cho thịt, cà chua vào chảo xào lên với một chút dầu ăn cho đến khi thịt chín thơm, cà chua mềm nhừ.
  • Cho phần thịt xào cà chua vào cháo, sau đó cho thêm đậu hũ non vào. Mẹ đun đến khi hỗn hợp cháo sôi bùng lên thì tắt bếp.
  • Múc ra bát, đợi nguội bớt rồi cho bé dùng.

Những cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm này thật đơn giản và thơm ngon đúng không mẹ? Hãy bắt tay vào làm ngay cho bé thưởng thức nhé! Chúc mẹ thành công!

Sử dụng kem chống nắng cho trẻ trong những ngày nắng nóng là điều hết sức cần thiết. Thế nhưng làm sao để lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp và an toàn cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết được trăn trở này ngay lập tức.

1. Tại sao phải sử dụng kem chống nắng cho trẻ

Kem chống nắng hạn chế tác hại của tia cực tím đối với da
Tại sao phải sử dụng kem chống nắng cho trẻ?

Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến nghị tất cả trẻ em, dù màu da nào đều cần sử dụng kem chống nắng. Điều này sẽ làm giảm các nguy cơ cháy nắng và tổn thương da khi trẻ hoạt động ngoài trời.

Các loại kem chống nắng phổ rộng có thể hạn chế tác hại của tia cực tím đối với da. Cụ thể các tia UVA có thể gây lão hóa da sớm và bệnh ung thư da. Trong khi đó, tia UVB có thể khiến da trẻ bị cháy nắng và làm đục thủy tinh thế. Chính vì vậy, lựa chọn một loại kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp sẽ giúp giảm các nguy cơ này cho trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cũng là một cách tăng khả năng miễn dịch tự nhiên cho trẻ đấy.

2. Những thành phần cần có trong kem chống nắng cho trẻ

Để lựa chọn được loại kem chống nắng cho trẻ tốt nhất, bố mẹ cần nắm rõ những thành phần quan trọng cần có trong các sản phẩm này. Hiện nay, có hai loại kem chống nắng gồm vật lý và hóa học. Mỗi loại sẽ có công dụng và thành phần chống nắng khác nhau.

Những thành phần cần có trong kem chống nắng cho trẻ
Mỗi loại kem chống nắng sẽ có công dụng và thành phần chống nắng khác nhau

2.1. Kem chống nắng vật lý

Sản phẩm kem chống nắng này sử dụng các khoáng chất để tạo thành lớp bảo vệ cho da trẻ. Mẹ có thể hình dung là khi bôi lên da, các khoáng chất sẽ làm thành một rào cản để làm chệch hướng tia nắng mặt trời.

Thành phần quan trọng nhất của kem chống nắng vật lý là oxit kẽm và titan dioxide. Hai loại khoáng chất này có tác dụng phản chiếu ánh nắng mặt trời, kháng khuẩn và bảo vệ da toàn diện. Đây là những thành phần an toàn được khuyến cáo sử dụng trong kem chống nắng cho trẻ.

2.2. Kem chống nắng hóa học

Nguyên tắc hoạt động của sản phẩm này là sử dụng hóa chất để hấp thụ tia nắng mặt trời. Khiến các bức xạ biến thành nhiệt và tán xạ, ngăn chặn chúng xâm nhập vào da.

Trong đó, thành phần chống nắng quan trọng nhất là Avobenzone và Mexoryl SX. Hai hoạt chất này sẽ kết hợp với nhau hấp thụ tia cực tím hiệu quả hơn. Ngoài ra, sản phẩm này cũng cần chứa octinoxate, một chất hấp thụ UVB để kết hợp bảo vệ da toàn diện.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ dạng vật lý. Các sản phẩm này thường có thành phần an toàn, tác dụng nhanh và ít gây dị ứng. Làn da mỏng manh của bé cần được thấu hiểu và chăm sóc đặc biệt hơn đấy mẹ ạ!

3. Những thành phần nên tránh khi lựa chọn kem chống nắng cho trẻ

Những thành phần nên tránh khi lựa chọn kem chống nắng cho trẻ
Những thành phần nên tránh khi lựa chọn kem chống nắng

3.1. Oxybenzone

Oxybenzone là một thành phần thường thấy trong các loại kem chống nắng hóa học. Thành phần này có thể khiến bé bị rối loạn nội tiết tố và có tỷ lệ dị ứng tương đối cao. Đồng thời, khả năng thấm thấu rất tốt của thành phần này có thể kéo theo các chất có hại khác thấm vào da, gây tổn hại cho tế bào. Vì vậy, mẹ cần đọc kỹ thành phần để tránh những chất có hại cho làn da non nớt của bé nhé!

3.2. Retinyl palmitate, retinol hoặc vitamin A

Chắc mẹ cũng biết đây vốn là chất chống oxy hóa tuyệt vời, được sử dụng nhiều trong các loại kem dưỡng da. Thế nhưng lại có hại khi sử dụng trên da nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng có chứa các hoạt chất này có thể khiến da bé bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vết thương nữa.

3.3. Paraben

Đây là chất bảo quản thường thấy trong các loại kem chống nắng. Tuy nhiên lại khá khó xác định do có nhiều tên gọi trong danh sách thành phần. Mẹ có thể kiểm tra những tên thay thế như: Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben, Butylparaben… để xác định. Đây là những chất bảo quản có thể làm phá vỡ nội tiết tố, gây dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Và một điểm nữa khi chọn kem chống nắng là mẹ nên tránh chọn các sản phẩm dạng xịt. Loại này có thể khiến bé hít phải những hóa chất không tốt trong quá trình sử dụng. Đồng thời, chúng cũng dễ gây cháy và có hại cho môi trường nữa.

4. Sử dụng kem chống nắng như thế nào cho hiệu quả

Sử dụng kem chống nắng như thế nào cho hiệu quả
Sử dụng kem chống nắng đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả

Để kem chống nắng cho trẻ phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Thoa kem chống nắng trước khi trẻ ra ngoài trời khoảng 15-30 phút. Điều này sẽ giúp sản phẩm đủ thời gian kích hoạt lớp màng bảo vệ da bé.
  • Mẹ nên lưu ý bôi toàn bộ phần da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng cho trẻ. Bao gồm cả tai, tay, chân, vai và sau cổ nữa nhé.
  • Sử dụng lượng kem chống nắng cho trẻ vừa đủ, đừng tiết kiệm quá
  • Trong quá trình vui chơi ngoài trời, mẹ nên chú ý bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ. Đặc biệt khi trẻ đổ mồ hôi nhiều hoặc tham gia hoạt động bơi lội.
  • Nếu có thể, mẹ nên lựa chọn kem chống nắng chịu nước hoặc chống mồ hôi. Thông thường, những loại kem chống nắng này có thể bảo vệ da khoảng 80 phút khi tiếp xúc với nước.
  • Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trong phạm vi từ 30-50. Những loại kem chống nắng có chỉ số cao hơn có thể gây hại cho da trẻ.

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng cho trẻ, mẹ còn có thể kết hợp bảo vệ trẻ bằng nhiều cách nữa. Nhớ hạn chế cho trẻ ra ngoài trong thời gian nắng gắt, và đừng quên đội mũ, đeo kính râm và mặc quần áo chống nắng mẹ nhé! Nhớ bổ sung vitamin D an toàn cho trẻ thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ kết hợp bảo vệ trẻ toàn diện cả bên ngoài lẫn bên trong đấy!

Dù là lần đầu tiên làm cha mẹ hay đã có kinh nghiệm thì mẹ cũng cần phải tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi đúng khoa học để áp dụng. Mẹ đừng quá hoang mang lo lắng. Hãy nắm vững kiến thức sau đây và áp dụng để chăm con hiệu quả. Điều này sẽ giúp mẹ nhàn, con thoải mái và phát triển toàn diện.

1. Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi như thế nào là điều mà mẹ cần quan tâm
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi như thế nào là điều mà mẹ cần quan tâm

Điều đầu tiên mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng cần phải quan tâm khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó chính là cách bế trẻ sơ sinh đúng cách. Chắc chắn khi bế con lần đầu mẹ sẽ không tránh khỏi lúng túng. Điều này không chỉ đến từ việc mẹ chưa có kinh nghiệm mà còn bởi cảm xúc, sự lo lắng. Nhưng đừng lo, chỉ vài ngày là sẽ quen.

Mỗi trẻ sẽ thích được bế theo tư thế khác nhau. Phổ biến nhất là cho con nằm trên cánh tay của người lớn. Nâng phần đầu của con cao hơn một chút. Tay còn lại đỡ ngực, cổ để con áp vào cơ thể của chúng ta.

Ngoài ra cũng có thể thay đổi tư thế như: bế vác trên vai sau khi cho con bú. Một tay đỡ chân, 1 tay đỡ lưng. Hoặc bế vác trên tay người lớn, 1 tay đỡ chân, 1 tay đỡ ngực.

Bố mẹ cần lưu ý khi tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh đúng cách:

  • Để bế bé sơ sinh an toàn thì bố mẹ nên rữa tay sạch sẽ và có thể nói là không nên đeo bất cứ thứ gì trên người. Để tránh được những tình trạng cấp và có thể làm cho hệ thống xương còn non nớt của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.
  • Không nên cho trẻ tập ngồi quá sớm có thể làm rối loại hệ thống cơ xương của trẻ khi này còn chưa có hoàn thiện. Một trong những cách để tránh những các tật về hệ có xương của trẻ tốt hơn.
  • Hãy luôn chú ý đến việc phải dùng tay đỡ phần đầu của trẻ tốt nhất trong quá trình ẵm bé từ 0 đến 3 tháng tuổi.

2. Cho bé bú thế nào?

Sau 6 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa công thức dần mẹ nhé!
Sau 6 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa công thức dần mẹ nhé!

2.1. Cho trẻ sơ sinh bú

Tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi mà bỏ qua việc cho bé ti thì quả là thiết sót. Tư thế cho bé bú đúng cách không phải là bản năng mà là kỹ năng và kinh nghiệm.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng mẹ hãy cho con ăn hoàn toàn sữa mẹ. Ngay sau khi sinh hãy cho con bú luôn để tăng tiết sữa cũng như giúp con làm quen với việc này. Sau 6 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa công thức dần mẹ nhé!

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng vô cùng quan trọng mẹ nhé! Dạ dày của con lúc này còn bé nên chỉ cần ăn 6 đến 7 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau từ 1 đến 2 tiếng. Thời gian bú 15 đến 30 phút tùy lượng sữa.

Về lượng sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy nhớ:

  • Ngày thứ 1 và 2 con chỉ cần ăn khoảng 10ml/bữa.
  • Ngày thứ 3 đến thứ 8: Mỗi ngày tăng thêm 10ml/bữa để đến ngày thứ 8 trẻ đã có thể bú được 60ml/bữa.
  • Từ ngày 15 đến 1 tháng: Tăng dần số lượng sữa cho đến khoảng 100ml/bữa.
  • Trong tháng thứ 2 và 3: Mỗi bữa trẻ cần ăn khoảng 120ml.
  • Từ tháng thứ 4: Lượng sữa cần cho 1 bữa là 130ml. Mẹ cũng có thể cho con uống từ 2 đến 3 thìa café nước hoa quả trong 1 ngày.
  • Tháng thứ 5: Mẹ cho con ăn 140 – 150ml sữa và giảm còn 5 bữa/ngày.
  • Đến tháng thứ 6: Lượng sữa mỗi bữa của trẻ là 150-170ml.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cho bé bú như thế nào?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cho bé bú như thế nào?

2.2. Cho bé ợ hơi sau khi bú

Dù mẹ cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức, sau khi bé bú no, hãy cho bé ợ hơi, để tránh tình trạng ọc sữa.

Để cho bé ợ hơi, hãy bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực mẹ, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, mẹ hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé sơ sinh còn rất yếu. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện.

3. Giấc ngủ của bé – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

3.1. Đặt bé ngủ sao cho đúng?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Đặt bé ngủ sao cho đúng?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Đặt bé ngủ sao cho đúng?

Tư thế ngủ trẻ sơ sinh như thế nào cũng là điều mẹ cần biết trong cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi. Bởi ngoài việc ăn thì ngủ đủ giấc cũng là điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện. Và để con ngủ thoải mái mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Đầu tiên, hãy đảm bảo phòng ngủ của trẻ sạch sẽ và thoáng mát. Đồng thời giữ không gian yên tĩnh cho trẻ.
  • Nhiệt độ trong phòng phù hợp nhất là ở mức 28 độ C.
  • Hãy mát-xa cho trẻ sơ sinh trước khi ngủ.
  • Có thể cho con nằm nôi và đung đưa nhẹ cho con dễ ngủ. Áp dụng việc hát ru hoặc bật nhạc nhẹ nhàng để con dễ ngủ hơn.

3.2. Hãy hát ru bé ngủ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Mở nhạc giúp bé ngủ ngon hơn
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Mở nhạc giúp bé ngủ ngon hơn

Nhiều người nó rằng trẻ sơ sinh sẽ không hiểu gì mẹ nói khi mọi lúc mọi nơi chỉ thấy trẻ ngủ và chỉ nhìn. Tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ sẽ phát triển tốt hơn mà do đó mà trẻ có thể nghe được mọi thứ. Bởi vì vậy mà người lớn trước đây và hiện tại vẫn luôn muốn các bà mẹ ru con ngủ bằng những câu hát trong thời gian này.

Hay có thể là đọc những câu truyện trong lúc chuẩn bị vào giấc ngủ của mình được tốt hơn, nó cũng thể hiện mẹ luôn luôn ở cạnh của mẹ ở mọi lúc. Khi ru cho trẻ thì các hệ thần kinh của trẻ sẽ hoạt động và xoa dịu bé để có thể đi vào giấc ngủ dễ hơn. Còn một cách khác dể giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn là ẵm bế lên và đu đưa một cách nhẹ nhàn để bé cảm giác an toàn ở bên mẹ.

Nếu mẹ không thể hát thì hãy bật một gia điệu của một bài hát ru nhẹ nhàn, 1 bài nhạc cổ điển… Tùy vậy, nhưng cũng cần tránh âm thanh quá lơn và bật ánh sáng nhẹ để tránh việc quá chói làm cho trẻ tỉnh táo.

3.3. Ngủ chung với bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Ngủ chung với bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Ngủ chung với bé

Việc ngủ chung với trẻ sẽ giúp cho trẻ có được cảm giác an toàn và đem lại nhịp thở ổn định khi ở trên người của mẹ. Một trong những cách giúp trẻ có thể tránh được việc đột tử vì chứng ngưng thể trong lúc ngủ. Ngủ cùng nhau thì bé có thể ti vào những lúc đói và cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và đúng lúc.

Lưu ý không ngủ với trẻ khi bố hoặc mẹ đang ở trong tình trạng sau:

  • Tránh cho trẻ ngủ cùng bố hoặc mẹ sử dụng các chất kích thích
  • Người đang sử dụng thuốc lá
  • Những thành viên ngủ quá sâu giấc không kiểm soát được giất ngủ của mình
  • Người đang bi ốm

4. Chú ý vệ sinh thân thể trong cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Trong số những cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi thì tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách là điều khó khăn nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm hãy nhờ đến sự trợ giúp từ người có chuyên môn.

4.1. Danh sách đồ mẹ cần chuẩn bị để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Ví dụ như tắm cho con như thế nào trong những ngày đầu cũng khá khó khăn mẹ có thể nhờ nhân viên chuyên nghiệp. Để tắm cho trẻ hãy chuẩn bị:

  • Khăn xô khổ lớn và nhỏ.
  • Các loại quần áo, tã, mũ, vớ… cần thiết.
  • Gạc, tăm bông, bông gòn, băng rốn vô trùng.
  • Nước muối sinh lý loại 0,9%.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy – Sản phẩm được Hội Phụ Sản Việt Nam khuyên dùng cho trẻ đó!

4.2. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ của mẹ. Lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C là điều khiển đủ để bé có thể tắm được. Với điều kiện lạnh thì mẹ có thể sử dụng cặp nhiệt độ để cảm nhận nhiệt độ của độ nóng của nước.
  • Sử dụng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm bé người, ngửa đầu sao cho thuận tiện vệ sinh mặt của trẻ.
  • Lấy khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Làm một cách trình tự khóa mắt và 2 bên tai để bé không bị đau, sau đó lật khăn lại để lau phần còn lai trên khuôn mặt của bé.
  • Để gọi đầu cho bé mẹ nên làm ướt tóc bé trước sau đó lấy ít xà phòng xoa nhẹ lên phần tóc bé massage nhẹ nhàn để bé cảm thấy thoải mái. Tiếp theo trẻ mẹ xả lại bằng nước ấm để làm sạch lại cho bé phần đã sử dụng nước gội của bé.
  • Tiếp theo mẹ lau khô tóc ngay sau khi xả nước lại và đặt bé vào bên trong buồn tắm trẻ sơ sinh khi đã tháo khi quấn quanh người bé.
  • Sử dụng 1 tay đỡ đầu bé một tay con lại thì tắm bé để bé có thể giữ bé được ở vị trí an toàn
  • Sau khi tắm cho bé xong mẹ nên nhấc bé ra khoải thau nước và đặt bé bên trong khăn tắm và quán bé lại
  • Nên lâu khô bé và mặc quần áo cho bé trong thời gian nhanh nhất

4.3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
  • Việc canh nước pha để có thể đem lại cho bé được nhiệt độ phù hợp nhất giúp trẻ sơ sinh không bị lạnh hoặc phỏng trong lúc tắm. Không bật quạt, máy lạnh khi con tắm. Nhiệt độ nước phù hợp từ 36 đến 38 độ C.
  • Điều quan trong là gia đình nên cẩn trọng đối với 1 đứa trẻ sơ sinh thì bé sẽ rất nhỏ. Do đó việc trẻ có thể bị tuột là điều có thể xảy ra trong lúc thực hiện thao tác tắm cho trẻ.
  • Một điều khác cũng quan trong không kém đó là tắm cho trẻ ở những nơi không gian kín.
  • Và tránh tình trạng khi gộ đầu cho trẻ thì không nên để nước xà phòng rơi vào khóe mặt, mũi, miệng tai của trẻ.
  • Sau khi tắm xong với xà phòng thì gia đình cần cho bé tăm lại với nước sạch
  • Nên lau trẻ bằng khăn bông thập hút để có thể lấy hết phần nước còn lại trên cơ thể của trẻ.
  • Và điều tốt nhất là nên ủ trẻ ấm khi vừa tắm xong để trẻ tránh bị cảm lạnh
  • Hãy đảm bảo tay mẹ sạch sẽ, không để móng tay dài hoặc đeo trang sức.
  • Lưu ý mỗi lần tắm hãy vệ sinh rốn của trẻ thật nhẹ nhàng và sát khuẩn đầy đủ. Tránh mọi thứ làm vấy bẩn khu vực này. Khi tắm cũng không nên để rốn chạm vào nước.

4.4. Khăn tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Khăn tắm cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Khăn tắm cho trẻ sơ sinh
  • Khăn bông có thể là khăn xô loại lớn 1 đến 2 chiếc
  • 1 khăn cotton kích thước tầm trung thấp hút tốt
  • 1 khăn nhỏ dùng để lau và sử dụng trong lúc tắm.

Có nên dùng miếng lót sơ sinh hay không?

Miếng lót sơ sinh dùng cho những trường hợp giúp mẹ có thể giữ cho bé sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, để tránh sự hốt hoảng của mẹ thì gia đình nên tìm hiểu trước khi sử dụng để suy nghĩ có hay không nên sử dụng tấm lót cho bé hay không.

Việt thay vì sẽ giặt đồ bé nhiều hơn thì gia đình sẽ tận dụng các miếng tả và bỉm; để giảm được phần nào việc thay quần áo trẻ sơ sinh những lúc không cần thiết.

Bố mẹ có thể tim hiểu thêm các loại tả giấy và tả vả để xem cái nào phù hợp với thời gian nào cho bé của mình. Nó sẽ rất tốt khi gia đình sử dụng miếng tả lót vào ban đem cho bé, giúp bé không phải giật mình và tỉnh giấc và lúc mà mình đang ngủ sâu giấc.

4.5. Quấn tã cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Quấn tã cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Quấn tã cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Một trong những thời gian cho bé sự thoải mái không có cảm giác ẩm ước khó chịu. Và tình trạng viên nhiễm, rôm sảy sẽ say ra thường xuyên hơn nếu không thay tả trong thời gian cần thiết. Một trong những những điều mà mọi gia đình cần lưu ý để trẻ sử dụng tả và bỉm khi còn nhỏ.

Trong độ tuổi này thường thì một trong những điều mà mọi bà mẹ cần chú ý đó là độ nhạy cảm của da trẻ. Đối với trẻ từ 0 đến 3 tháng tuồi da trẻ thật sự là rất mỏng và có thể bị viêm nhiễm mọi thứ nếu không được bảo vệ một tốt nhất. Trẻ có khả năng tăng nguy cơ bị dị ứng lên gấp 3 trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Do đó, mà gia đình cần chú ý đến một vị để những thoái quen không tốt đến làng da của trẻ.

Hãy tìm ra cách quấn tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất để có thể bé hoạt động mà không bị vương vấn. Một trong những cách để trẻ có thể hoạt động cự quậy tay chân của mình trong không gian thoải mái.

5. Cách chăm rốn cho bé sơ sinh

5.1. Các bước vệ sinh rốn cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Việc chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh phải được làm hằng ngày và theo các bước sau:

  • Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°.
  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn ra.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
  • Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

5.2. Các lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé sơ sinh

Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau, hãy đưa bé đi khám tại chuyên khoa nhi ngay:

  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.
  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.
  • Da quanh rốn sưng, đỏ.
  • Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chưa rụng dù bé đã sinh được 3 tuần.

Nếu thấy rốn con có dấu hiệu bất thường, mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

6. Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

6.1. Cách chăm sóc da nhạy cảm cho bé

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, chọn các sản phẩm chăm sóc da cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Mẹ hãy chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác. Dù sự cọ xát là nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng có thể khiến da trẻ bị trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm. Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé. Bạn nên dùng các sản phẩm nhẹ dịu đã được kiểm chứng lâm sàng để tránh kích ứng da.
  • Hn chế để da bé tiếp xúc với phân và nước tiểu: Mẹ thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Chọn loại tã phù hợp cho bé. Việc không thay tã thường xuyên (kể cả tã vải, tã giấy) và môi trường nóng ẩm có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Mỗi khi thay tã cho bé, mẹ cần rửa sạch vùng mặc tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé.
  • Tránh để các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mắt bé: Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm. Dùng các sản phẩm chăm sóc da và tóc nhẹ dịu, không gây cay mắt. Tránh các sản phẩm làm sạch có chứa cồn hoặc xà phòng có chất tẩy mạnh.
  • Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp: Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc của bé.
  • Hạn chế tác động đến sự cân bằng của các loại vi khuẩn thường trú trên da của trẻ: Các chủng vi khuẩn thường trú trên da trẻ sơ sinh có ngay sau khi bé sinh ra. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. Do vậy, mẹ cần phải giữ cuống rốn luôn sạch và khô, thoáng. Tắm cho bé bằng loại sữa tắm nhẹ dịu và có độ pH cân bằng phù hợp với làn da của trẻ.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để con có đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn là cơ hội cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

6.2. Theo dõi tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bị vàng da
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bị vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da là tình trạng khá phổ biến. Nhiều thống kê cho thấy 25 – 30% trẻ sinh đủ tháng và gần 100% trẻ sinh non, nặng dưới 1,5kg bị vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân, tình trạng vàng da dễ gây ra biến chứng do tình trạng nhiễm độc thần kinh dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề. Do đó, mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu thấy bé có dấu hiệu vàng da.

Hãy lưu ý rằng tình trạng vàng da ở trẻ chỉ được coi là vàng da sinh lý tại thời điểm được khám nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Vàng da xuất hiện sau khi sinh 24 giờ.
  • Bé bị vàng da và hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.
  • Mức độ vàng da nhẹ (chỉ ở vùng mặt, cổ, ngực).
  • Chỉ vàng da và không có các triệu chứng bất thường khác như trẻ bị thiếu máu, gan lách to, bé bỏ bú, lừ đừ…
  • Nồng độ billirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ sinh đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ sinh thiếu tháng.
  • Tốc độ tăng billirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
Nếu con mẹ có bất thường với một hoặc vài yếu tố kể trên, tình trạng vàng da của bé sẽ được xem là vàng da bệnh lý, bé cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Lưu ý, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng sẽ giúp mẹ theo dõi mức độ vàng da của bé dễ dàng hơn.

7. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Mẹ hãy tìm hiểu trẻ cần phải chích ngừa những vắc xin gì và chích như thế nào? Hãy cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ và cho bé chích đầy đủ, đúng lịch. Việc cho trẻ chích ngừa vắc xin giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết mẹ nhé.

8. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh
Mẹ nên mua một nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. Khi thấy bé sơ sinh bị sốt, mẹ nên đo nhiệt độ cho bé trước khi cân nhắc đến việc có nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay không. Tùy theo thân nhiệt của bé, mẹ có các điều chỉnh việc chăm sóc bé cho phù hợp:
  • Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C.
  • Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5°C, bạn cần ủ ấm cho bé ngay.
  • Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5°C, bạn nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, vớ, cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.
  • Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. MẸ làm như trên, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Khi đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý đến vị trí lấy nhiệt độ của bé:
  • Ở nách: Mẹ đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50C mới là nhiệt độ thực tế của bé.
  • Ở hậu môn: Mẹ đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút, nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.

6. Cần dỗ bé ngưng khóc khi bé quấy khóc đêm

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cần dỗ bé ngưng khóc khi bé khóc
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cần dỗ bé ngưng khóc khi bé khóc

Nếu mẹ hoặc ai đó trong gia đình thấy bé có triệu trứng muốn khóc hoặc mếu máo, ọ ẹ khó chịu… thì gia đình nên dỗ ngay để bé được xoa dịu. Nếu để trẻ sơ sinh khóc quá lâu sẽ gây hại đến thần kinh của trẻ và trẻ sẽ có chịu chứng chậm phát triển và kém thông minh hơn bình thường.

Một số trẻ sơ sinh khóc đêm (dân gian gọi là khóc dạ đề, Tây y gọi là hội chứng Colic). Khóc dạ đề thường gặp ở trẻ từ 2 – 16 tuần tuổi, cơn khóc của trẻ thường kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn và hay xảy ra vào chiều, tối. Ngoài một số bệnh lý thực thể ở trẻ sơ sinh cần được bác sĩ nhi khoa khám và loại trừ, Colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khóc đêm. Hội chứng này xảy ra ở 1/3 số trẻ sơ sinh và tự khỏi mà không cần phải điều trị. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hội chứng Colic để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khóc đêm nhé.

Tuy nhiên, nếu đứa trẻ của mẹ khóc và kèo theo biếng ăn và tình trạng vã mồ hôi trộm thì gia đình nên đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân nhanh nhất.

Cha mẹ nên cho tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là dấu hiệu đứa trẻ của thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương và hô hấp cũng có thể là bệnh về da liễu. Nếu gia đình không chăm sóc một các đúng cách do môi trường ẩm thấp xung quanh của bé đang sống.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi ở trên đã có thể giúp cha mẹ nhiều hơn trong việc chăm con hằng ngày. Từ đó giúp con phát triển toàn diện nhất.

Cha mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại:

Chuyên gia khuyên dùng khăn ướt để chăm sóc da đúng cách cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

3 tháng tuổi là khoảng thời gian khá quan trọng đối với trẻ. Không chỉ ăn uống, chăm sóc, tắm rửa mà cách bế bé cũng là những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý tới. Được ẵm bồng đúng tư thế sẽ cho bé cảm giác thoải mái. Tránh làm ảnh hưởng đến tư thế, xương và các bộ phận khác trong cơ thể bé sau này. Với những cách bế trẻ 3 tháng tuổi dưới đây sẽ là tip quan trọng cho mẹ yêu và người thân tự tin trao yêu thương cho bé.

1. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – cần lưu ý gì trước khi bế bé

Bé 3 tháng tuổi còn khá nhạy cảm. Khi bạn bế bé yêu cần lưu ý một số điểm sau:

Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – cần lưu ý gì trước khi bế bé
Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – cần lưu ý gì trước khi bế bé

1.1. Rửa tay sạch sẽ

Bố mẹ cần vệ sinh sạch tay trước khi đưa bế bé lên. Vì khoảng thời gian này hệ miễn dịch của bé còn đang non nớt. Việc vệ sinh tay nhằm ngăn chặn các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng có thể lây lan. Dùng xà phòng nhẹ, nước ấm và có thể thêm bọt rửa tay thiên nhiên để rửa tay. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng.

1.2. Tạo sự thoải mái cho bản thân

Lúc đầu bạn có thể cảm thấy khá sợ hãi khi không biết cách bế trẻ 3 tháng tuổi. Mẹ đang mang những nỗi lo như: sợ bế sai tư thế, sợ làm bé đau, sợ làm rơi bé,… Tất cả những điều đó sẽ làm mất đi sự tự tin của mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian khi đã quen dần với việc này, mẹ sẽ dễ dàng điều chỉnh được cảm giác cũng như tư thế của bản thân.

1.3. Nâng đỡ

mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé
mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé

Trẻ 3 tháng tuổi khả năng kiểm soát cơ cổ vẫn còn kém. Do đó, mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé. Ngoài ra, cần đảm bảo không ấn vào các điểm mềm (thóp) trên đầu. Động tác nâng đỡ này cần được thực hiện từ khi bé mới sinh ra cho đến khi hơn 3 tháng tuổi. Khi mà khả năng kiểm soát cơ đầu và cổ của bé phát triển hơn.

2. Những Cách bế trẻ 3 tháng tuổi 

Để bế bé bạn cần phải nhấc bé lên trước. Đặt một tay nâng đầu bé, tay khác ở dưới mông. Tiếp đó, nâng cơ thể bé đặt vào vùng ngực của bạn. Mẹ có thể bế bé ở tư thế này miễn là cảm thấy thoải mái khi ôm cổ và đầu của trẻ.

Mẹ cũng có thể thay đổi tư thế theo những cách bế bé 3 tháng tuổi sau nếu bé không thoải mái với một tư thế duy nhất.

2.1. Giữ vai

Nâng trẻ lên cao bằng vai của mẹ sao cho cơ thể bé song song với cơ thể mẹ
Nâng trẻ lên cao bằng vai của mẹ sao cho cơ thể bé song song với cơ thể mẹ

Đây là một trong những cách bồng trẻ 3 tháng tuổi tự nhiên nhất. Nâng trẻ lên cao bằng vai của mẹ sao cho cơ thể bé song song với cơ thể mẹ. Giữ cho đầu của bé yêu tựa vào vai mẹ để bé có thể nhìn ra phía sau mẹ. Dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay khác bợ mông bé.

Ở vị trí này cho phép bé nghe thấy nhịp tim của mẹ. Tăng sự kết nối, phát triển tình cảm yêu thương giữa bé với người thân.

2.2. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – Bế trên tay

Tư thế bế trên tay khá đơn giản và tự nhiên. Đây là cách mà mẹ có thể dùng để cho trẻ ngủ. Đặt bé song song với ngực của mẹ, đầu bé nằm trên khuỷu tay, cánh tay bợ dọc theo phần thân bé. Tay còn lại nâng phần mông của bé. Mẹ hãy ôm bé gần cơ thể mình hơn, và như thế bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

2.3. Bế bụng

Bé chắc chắn sẽ thích thú với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này đó. Đặt trẻ nằm sấp trên một cánh tay. Đầu nằm ở phía khuỷu tay và quay sang một bên. Hai tay và hai chân của bé thả rơi tự do. Tay còn lại đặt lên lưng bé để bé có cảm giác an tâm hơn. Nằm tư thế này giống như cách mèo hay báo ngủ trên cành cây vậy. Tư thế này hữu ích khi bé ợ hơi. Mẹ có thể nhẹ nhàng vuốt dọc theo lưng bé để thoát khí và cảm thấy dễ chịu hơn.

2.4. Mặt đối mặt

Với tư thế này bạn có thể nói chuyện, tương tác, chọc bé cười,…
Với tư thế này bạn có thể nói chuyện, tương tác, chọc bé cười,…

Tư thế này giúp cho mẹ yêu có thể tương tác với con. Nâng đỡ đầu và cổ của con bằng một tay. Tay kia nâng phần hông trẻ. Bế trẻ ngang tầm dưới ngực đối diện với bạn. Với tư thế này bạn có thể nói chuyện, tương tác, chọc bé cười,…

Mẹo giúp mẹ nhiều sữa để con thoải mái tu ti

Hiểu rõ về việc cho bé bú bình đúng cách 

Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn

2.5. Tư thế ”Xin chào thế giới”

Với tư thế này, con bạn có thể nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. Bé sẽ ngồi trên tay mẹ yêu như đang ngồi trên ghế. Để bé tựa lưng vào ngực mẹ. Đặt một tay giữ trước ngực bé. Tay kia ở dưới mông. Nếu muốn giữ nguyên tư thế này khi ngồi. Mẹ có thể đặt bé trên đùi và không cần giữ phần mông bé.

2.6. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – Cho bé bú

Tư thế này phù hợp cho bé bú và bạn có thể sử dụng khi ngồi hoặc đứng. Đỡ đầu, cổ và phần lưng của con bằng cẳng tay của bạn. Kéo sát bé vào và cong người về phía cơ thể mẹ, với hai chân mở rộng ra phía sau. Tay kia điều chỉnh đầu và cổ bé hoặc cho bé bú.

2.7. Ngồi trong lòng mẹ

Với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này, mẹ có thể dùng cho bé bú bình khi bạn đang ngồi
Với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này, mẹ có thể dùng cho bé bú bình khi bạn đang ngồi

Với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này, mẹ có thể dùng cho bé bú bình khi bạn đang ngồi. Đặt trẻ nằm dọc theo đùi bạn, mặt hướng lên trên. Lòng hai bàn tay đặt dưới đầu trẻ để làm điểm tựa, cẳng tay dọc theo cơ thể bé.

Phần kết

Vào giai đoạn 3 tháng tuổi, cơ thể bé còn chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì thế người lớn cần bế trẻ ở những tư thế thích hợp. Biết cách bế trẻ 3 tháng tuổi sẽ giúp mẹ tự tin ẵm bồng bé yêu nhà mình. Vào lúc đầu có thể hơi khó khăn, nhưng khi thực hiện nhiều lần, mẹ sẽ dần quen hơn. Ẵm bé là cách giúp bé thoải mái, tăng khả năng tương tác với môi trường xung quanh và cải thiện tình cảm, tình yêu thương giữa trẻ với mọi người.

Giỏ hàng 0