Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Em bé 2 tháng tuổi bắt đầu khám phá ra cuộc sống này còn có nhiều điều thú vị khác ngoài việc ăn, ngủ và khóc. Thời gian ngủ ít hơn đồng nghĩa bé 2 tháng thức nhiều hơn và cha mẹ sẽ có nhiều thời gian chơi đùa cùng với trẻ hơn. Thế nên, mẹ hay đặt câu hỏi sự phát triển của bé 2 tháng nặng 5kg đã đủ tiêu chuẩn chưa? Vậy, nhà mình sẽ chia sẽ cho mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Sự phát triển của bé 2 tháng nặng 5kg như thế nào?

bé 2 tháng nặng 5kg
Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ 2 tháng tuổi cứng cáp hơn rất nhiều so với lúc mới sinh

Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ 2 tháng tuổi cứng cáp hơn rất nhiều so với lúc mới sinh. Bé cũng sẽ bắt đầu biết cách phản ứng lại với các tác động bên ngoài vì trí não của bé đang phát triển mạnh mẽ. Mẹ đang lo lắng về bé 2 tháng nặng 5kg được phát triển như thế nào? Nhà mình sẽ giải đáp dưới đây nhé.

Mẹ có thể khuyến khích phát triển trí não trẻ 2 tháng tuổi bằng cách cho bé chơi các đồ chơi nhiều màu sắc với chất liệu và hình dạng an toàn. Để bé tập thị giác và xúc giác, nói chuyện và đọc truyện cho bé nghe để bé phát triển khả năng ngôn ngữ,…

Mẹ chưa biết bé 2 tháng tuổi nặng 5kg thì có đạt tiêu chuẩn chưa đúng không? Để nhà mình bật mí với mẹ nhé, bé trai 2 tháng tuổi thường nặng khoảng 4,9-6,3kg và bé gái sẽ nặng khoảng 4,5-5,8kg.

Trẻ 2 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ thường là vấn đề được các mẹ quan tâm. Đặc biệt là các mẹ cho bé bú trực tiếp vì mẹ rất khó để đong đếm lượng sữa khi bé bú. Mẹ nên cho trẻ bú khoảng 2-3 tiếng/lần vào ban ngày và 5-6 tiếng/lần vào buổi đêm (nếu con có nhu cầu) hoặc bất kì khi nào con có dấu hiệu đói.

Nhu cầu ăn của trẻ sẽ khác nhau tùy theo số cân nặng của bé. Đối với trẻ 2 tháng tuổi có cân nặng khoảng 4,5-6kg sẽ cần 800ml – hơn 1l sữa/ngày.

2. Mốc phát phát triển của bé 2 tháng nặng 5kg

bé 2 tháng nặng 5kg
Mốc phát phát triển của bé 2 tháng nặng 5kg

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường đạt được các mốc phát triển sau:

  • Con đã biết cười thành tiếng trong khoảng thời gian này.
  • Bé sẽ nắm chặt đồ chơi hoặc tay của mẹ với ý thức là giữ chặt những thứ này. Chứ không phải là phản xạ như trước đây. Do đó, mẹ nên cho bé lục lạc hoặc món đồ chơi mềm nhỏ, sạch sẽ và an toàn.
  • Việc bé phát hiện ra bàn tay hay bàn chân của chính bé là một điều rất thú vị. Bé sẽ tìm cách mút tay, giữ chân. Thậm chí là mút ngón chân như một trò tiêu khiển thường xuyên.
  • Khi đạt 2 tháng tuổi, tầm nhìn của bé đã phát triển hơn trước và bé có thể nhìn theo mẹ. Nhận diện khuôn mặt của mẹ và nhận thấy những chuyển động xung quanh. Mẹ có thể kiểm tra khả năng nhìn và hoạt động của hai mắt của bé có thống nhất hay không bằng cách di chuyển ngón tay. Hoặc một món đồ chơi đầy màu sắc trước mặt bé.

3. Hoạt động để kích thích sự phát triển của bé 2 tháng nặng 5kg

Hoạt động kịch thích sự phát triển của bé 2 tháng

3.1. Hát cho bé nghe

bé 2 tháng nặng 5kg
Hát cho bé nghe

Hoạt động đơn giản này giúp bé phát triển kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Trong khi hát, hãy thay đổi giọng điệu và quan sát xem bé có đang đáp ứng với giọng của mẹ hay không.

3.2. Cùng bé đung đưa theo nhạc

Để gắn kết tình cảm và phát triển các kỹ năng lắng nghe của trẻ. Mẹ có thể mở những bản nhạc êm dịu với mức âm lượng vừa phải, bế áp bé vào ngực bạn và nhẹ nhàng đung đưa theo nhạc. Hãy đảm bảo âm lượng không quá to và âm nhạc êm dịu.

3.3. Chơi đồ chơi cùng với bé 2 tháng nặng 5kg

Mẹ để những món đồ chơi đầy màu sắc hoặc thú nhồi bông trong tầm nhìn của bé
Mẹ để những món đồ chơi đầy màu sắc hoặc thú nhồi bông trong tầm nhìn của bé

Mẹ để những món đồ chơi đầy màu sắc hoặc thú nhồi bông trong tầm nhìn của bé. Mẹ hãy thu hút sự chú ý của bé bằng cách từ từ di chuyển món đồ từ bên này sang bên kia. Điều này giúp phát triển thị giác và khả năng quan sát của trẻ.

3.4. Massage cho bé 2 tháng nặng 5 kg

bé 2 tháng nặng 5kg
Massage cho bé 2 tháng nặng 5 kg

Hoạt động này có thể làm cho bé cảm thấy rất thoải mái. Và giúp bé cảm nhận được sự tiếp xúc của mẹ hay người chăm sóc. Hãy massage nhẹ bàn chân, bàn tay, cánh tay và bụng của bé. Mẹ có thể nâng chân bé lên một cách nhẹ nhàng và di chuyển chân bé như động tác đạp xe.

3.5. Đọc sách cho bé nghe

bé 2 tháng nặng 5kg
Tuy bé có thể không hiểu một từ nào trong sách nhưng mẹ vẫn nên đọc sách cho bé nghe

Tuy bé có thể không hiểu một từ nào trong sách nhưng mẹ vẫn nên đọc sách cho bé nghe. Hãy chọn sách có hình ảnh, màu sắc sinh động. Và vừa đọc vừa chỉ vào các từ và hình ảnh cho bé xem. Điều này sẽ kích thích sự tập trung và phát triển các kỹ năng nhận thức của trẻ.

4. Những lưu ý chăm sóc, nuôi dưỡng bé 2 tháng nặng 5kg

4.1. Chăm sóc bé 2 tháng nặng 5kg

bé 2 tháng nặng 5kg
Giữ các đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa em bé nhằm tránh nguy cơ bị ngạt do con có thể bỏ vào miệng
  • Giữ các đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa em bé nhằm tránh nguy cơ bị ngạt do con có thể bỏ vào miệng.
  • Vì khả năng vận động của bé đang tăng lên. Nên mẹ cần đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…
  • Nếu nhà có nuôi thú cưng, bạn cần giữ chúng tránh xa khỏi em bé. Nguyên do là hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Và con rất dễ bị dị ứng, nhiễm ký sinh trùng…

4.2. Chế độ ăn cho bé 2 tháng nặng 5kg

Hãy cho bé ăn theo nhu cầu của con
Hãy cho bé ăn theo nhu cầu của con

Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ có thể nhận thấy bé đói thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa là con cần nhiều thức ăn hơn trong ngày. Hãy cho bé ăn theo nhu cầu của con. Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bé bú luân phiên cả hai bên bầu vú. Để bé nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Trong thời gian này, bé vẫn cần bú đêm. Tuy nhiên thời gian giữa các cữ bú thường sẽ dài hơn so với trước. Nguyên do là giấc ngủ ban đêm của con thường sẽ dài hơn so với trước. Nhiều bé có thể ngủ một giấc dài đến 5 – 6 giờ.

4.3. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy các mốc thời gian ngủ của bé dần được xác định. Ngoài giấc ngủ ban đêm, con có thể ngủ thêm 1 – 3 giấc khác trong ngày (giữa buổi sáng, sau buổi trưa và lúc chập choạng tối). Thời gian ngủ tốt nhất là khoảng 30 – 60 phút sau khi bú xong. Trong khoảng thời gian này, nếu nhận thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ. Mẹ hãy cho con đi ngủ ngay.

Tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ 2 tháng tuổi vào khoảng 18 giờ. Trong đó, bé thường ngủ 8 – 10 giờ vào ban đêm thời gian còn lại chia cho các giấc ngủ ban ngày và chiều tối.

Bé khỏe mạnh, cả nhà cùng vui!

Xem thêm:

Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Giải pháp cho trẻ thiếu ngủ

Bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ? Lượng sữa tiêu chuẩn cho bé?

Thật là nhanh, con yêu chỉ còn 1 tháng nữa thôi là tròn 1 tuổi rồi đấy mẹ ạ. Nhưng liệu mẹ đã biết bé 11 tháng bao nhiêu kg có thể được xem là phát triển tốt hay chưa? Trong bài viết này sẽ bật mí tất tần tật về những vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ khi 11 tháng tuổi cũng như cách chăm sóc đúng cách cho bé đấy. Mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Mẹ xem thêm: Bật mí cho mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi

1. Bé 11 tháng bao nhiêu kg là đạt chuẩn quy định?

bé 11 tháng bao nhiêu kg
Bé 11 tháng bao nhiêu kg là đạt chuẩn quy định?

Cân nặng và chiều cao chuẩn của bé 11 tháng tuổi khi đối chiếu theo chuẩn của trẻ em Việt Nam sẽ nằm trong khoảng:

  • Với bé gái: nặng từ 7,7 – 9,9 kg, cao từ 70 – 75 cm
  • Với bé trai: nặng từ 8,5 – 10,5 kg, cao từ 72 – 77 cm

Tuy nhiên mẹ cần phải lưu ý rằng mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Đồng thời cân nặng khi sinh có thể ảnh hưởng đến cân nặng và các số đo khác của bé khi được 11 tháng.

Bước sang độ tuổi 11 tháng, bé sẽ trở nên chăm học hỏi, hiếu động và lớn nhanh hơn rất nhiều. Vì thế nếu cân nặng bé có “lỡ” nhỏ hơn mức chuẩn một chút cũng không sao mẹ nhé. Vì lúc này bé sẽ dùng năng lượng để hoạt động và di chuyển nhiều. Do đó mẹ cũng không phải suy nghĩ quá nhiều về câu hỏibé 11 tháng bao nhiêu kg thì tốt. Thay vào đó, nếu có bất kỳ mối bận tâm về tốc độ phát triển của bé thì mẹ hãy tìm lời khuyên từ phía chuyên gia và bác sĩ.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé 11 tháng đạt cân nặng chuẩn

Song song với câu hỏi bé 11 tháng bao nhiêu kg mới chuẩn thì việc chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ đóng vai trò lớn cho cân nặng của con.

2.1. Bé 11 tháng có thể ăn gì?

bé 11 tháng bao nhiêu kg
Bé 11 tháng có thể ăn gì?
  • Trái cây: Từ sau 6 tháng tuổi là con đã có thể ăn trái cây. Mẹ cần nhớ luôn bổ sung các loại trái cây họ cam quýt cho con vào thời điểm này nhé. Cứ thay đổi loại mới từ sau 3-5 ngày để đổi khẩu vị cho con. Và chú ý nhớ quan sát các dấu hiệu dị ứng nếu có.
  • Rau củ: Bé 11 tháng có thể ăn được hầu hết các loại rau củ. Tuy nhiên, một số loại ngoại lệ như cà chua, cà rốt sống và cần tây thì hãy nên đợi bé sau 12 tháng tuổi mẹ nhé.
  • Phần lớn các loại ngũ cốc đều có thể bổ sung vào thực đơn cho bé.
  • Các loại thịt và gia cầm mẹ đều có thể cho bé ăn được. Nhưng chỉ nên cho bé ăn trứng sau khi bé được 1 tuổi.
  • Sữa pha theo công thức và các loại sữa chua.

Mặc dù bé đã có thể ăn dặm tốt, nhưng theo khuyến cao của bác sĩ thì mẹ vẫn nên duy trì việc bú sữa mẹ cho đến hết 12 tháng tuổi. Vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé trong giai đoạn này.

2.2. Bé 11 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Bé có thể ăn được tối thiểu nửa chén thức ăn dặm từ 3-4 lần trong một ngày. Mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 hoặc 2 bữa ăn nhẹ xen kẽ các bữa ăn chính (sáng, trưa, tối). Thực đơn mỗi bữa ăn nên có đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.

song song với đó, mẹ hãy nhớ cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình. Bé 11 tháng tuổi thường bú khoảng 4 lần/ngày.

2.3. Những lưu ý khi cho bé 11 tháng tuổi ăn

bé 11 tháng bao nhiêu kg
Bé 11 tháng có thể ăn gì?
  • Thay đổi nhiều công thức món ăn. Mẹ nên luân phiên các công thức nấu ăn để con được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Không thêm muối vào thức ăn. Mẹ hãy nhớ là con chỉ cần ăn khoảng 0,4 g muối mỗi ngày cho đến khi 12 tháng tuổi. Lượng muối này đã được cung cấp gần như đủ qua từ sữa mẹ, sữa bình và cũng như các loại rau, củ.

Bé 11 tháng bao nhiêu kg là chuẩn? Ăn như thế nào để con tăng cân đều? Đến đây mẹ đã phần nào có câu trả lời cho mình. Tiếp theo hãy cùng Mamamy tìm hiểu các vấn đề mẹ cần lưu tâm khác.

3. Bé 11 tháng bao nhiêu kg? Các vấn đề chăm sóc mẹ cần biết

Ngoài lăn tăn về việc bé 11 tháng bao nhiêu kg, thì độ tuổi này cũng còn các khía cạnh khác như giấc ngủ, hoạt động vui chơi, … cần quan tâm hết mức.

3.1. Giấc ngủ của bé 11 tháng tuổi

bé 11 tháng bao nhiêu kg
Giấc ngủ của bé 11 tháng tuổi

Bé 11 tháng tuổi vẫn có thể ngủ tổng cộng 13-14 giờ/ngày. Con sẽ ngủ vào ban đêm khoảng 10-11 tiếng, và có thể ngủ chợp mắt 2 lần tronng khoảng 3 giờ/ngày.

Tầm tuổi này bé có thể gọi là siêu năng động nên có thể có một số bé sẽ không chịu ngủ vào ban đêm. Nếu không có dấu hiệu của bệnh, thì thời gian bé hoạt động vào ban đêm sẽ tầm vài tuần. Mẹ sẽ phải cần kiên nhẫn và cố gắng giúp con tạo thói quen đi ngủ buổi đêm.

3.2. Hoạt động vui chơi cho bé 11 tháng tuổi

11 tháng tuổi bé đã có thể đang cho bố mẹ thấy được sự phát triển của bản thân như:

  • Có thể tự đứng mà không cần đến sự trợ giúp
  • Bập bẹ và lặp đi lặp lại các từ đã được nghe từ bố mẹ, ông bà
  • Biết có thể ráp các vật nhỏ vào các vật lớn hơn

Và còn nhiều khả năng phát triển vượt bậc khác, vì vậy việc vui chơi với con sẽ giúp bé phát triển hơn nữa. Mẹ có thể tham khảo các trò chơi sau:

  • Trò kết hợp tay & mắt: Đặt 2 mẫu đồ chơi kích thước khác nhau ở 2 đầu, và hỏi con cái nào “lớn nhất” và cái nào “nhỏ nhất”
  • Trò chuyện qua điện thoại: giả vờ gọi điện cho bé để khuyến khích khẳ năng phát triển ngôn ngữ
  • Tạo ra âm thanh từ đồ chơi, và khuyến khích bé bắt chước mẹ
  • Vỗ tay và hát theo các bài hát
  • Cho bé chơi xích đu, đây là hình thức chuyển động thú vị mà bé rất hứng thú

4. Kết luận bé 11 tháng bao nhiêu kg thì chuẩn

bé 11 tháng bao nhiêu kg
Kết luận bé 11 tháng bao nhiêu kg thì chuẩn

Hy vọng Mamamy đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi bé 11 tháng bao nhiêu kg thì chuẩn. Mẹ cũng nên nhớ rằng mỗi bé sẽ có quá trình phát triển riêng biệt. Hãy để bé lớn theo tốc độ riêng của mình. Điều duy nhất mà mẹ có thể làm là đồng hành theo dõi, khuyến khích con phát triển và tận hưởng khoảnh khắc quý giá này. Mamamy chúc cả mẹ và bé luôn khoẻ mạnh để đón 1 tuổi đặc biệt sắp đến.

Mẹ tham khảo thêm:

Cách mát xa cho bé 1 tuổi đúng và chuẩn, mẹ nên thử ngày

Những dấu hiệu và lưu ý khi bị sưng lợi mọc răng ở trẻ

Bé 10 tháng tuổi được coi là giai đoạn quan trọng trong các cột mốc phát triển của con. Lúc này, con đã có thể chập chững tập bước đi, và có những thay đổi trong sinh hoạt và cảm xúc của mình. Góc của mẹ hôm nay sẽ gửi tới những thông tin vô cùng hữu ích trong việc chăm bé 10 tháng tuổi tới các bố mẹ qua bài viết sau đây.

1. Sự phát triển toàn diện của bé 10 tháng tuổi

Sự phát triển toàn diện của bé 10 tháng tuổi
Sự phát triển toàn diện của bé 10 tháng tuổi

Bé đạt tới cột mốc 10 tháng tuổi thường có các chỉ số như sau:

Chiều cao: khoảng từ 71cm – 76cm

Cân nặng: khoảng từ 8,5kg – 9,2kg

Khi con 10 tháng tuổi cũng được đánh giá là có phần não bộ đạt khoảng gần 70% so với người trưởng thành.

Đa số, các bé đã bắt đầu mọc răng từ tháng 6. Nên bé có thể sẽ có từ 2 -6 răng cho cả hàm trên và hàm dưới.

2. Các hoạt động của bé 10 tháng tuổi

Các hoạt động của bé 10 tháng tuổi
Các hoạt động của bé 10 tháng tuổi

Chắc hẳn bố mẹ rất muốn biết, bé 10 tháng tuổi biết làm gì đúng không?

Ở giai đoạn này, con đã có phản ứng rõ rệt với những người tiếp xúc. Lúc này, bé sẽ ngủ thêm giấc vào ban ngày. Con cũng đã biết phản ứng khi gặp người lạ. Đồng thời luôn tìm kiếm sự an toàn từ phía cha mẹ.

Do đó, bố mẹ cần theo sát con thường xuyên. Ở bên con khi con cảm thấy sợ hãi trước một khám phá mới gì đó. Không nên gượng ép, bắt con phải thích ứng ngay lập tức. Bởi lúc này con vẫn chưa nhận thức rõ về việc làm của mình, nên chưa thể phân biệt được nguy hiểm và an toàn.

Bé 10 tháng tuổi là lúc con đã bò một cách thuần thục và nhuần nhuyễn. Con có thế bò đi khắp nơi theo ý thích của mình, để cảm nhận và khám phá những thứ mới lạ xung quanh. Bố mẹ cần chú ý đến những vật dụng nguy hiểm con có thể với hoặc bò tới. Nên cất gọn hoặc có những biện pháp phòng tránh tai nạn xảy ra.

Bố mẹ cũng không cần phải ép con biết đi sớm. Vì khi bé bò và di chuyển bằng cả chân và tay, thì cũng là lúc cả hai bán cầu phải – trái cùng hoạt động và có sự kết nối với nhau. Rất tốt cho việc phát triển và việc học khi con lớn hơn.

3. Giao tiếp của bé 10 tháng tuổi

Giao tiếp của bé 10 tháng tuổi
Giao tiếp của bé 10 tháng tuổi

Bé 10 tháng tuổi có thể hiểu biết và nhận thức rõ hơn về âm thanh, hình ảnh về cuộc sống xung quanh mình. Do đó, bé có thể làm theo, bắt chước các hành động của người lớn.

Đối với thái độ của những người xung quanh, bé cũng đã có thể học theo như lúc vui, lúc buồn..Hơn nữa, giao tiếp của con lúc này cũng đã có thể làm một số hành động theo gợi ý của bố mẹ như chào tạm biệt, vẫy tay, hay vỗ tay…

Nếu dạy con học về những thứ trong cuộc sống hàng ngày con hay gặp như các con vật chó, mèo.. thì bé cũng sẽ dễ dàng gọi theo.

4. Giấc ngủ và bữa ăn của bé 10 tháng tuổi.

4.1. Giấc ngủ

Bé lúc này vẫn có những giấc ngủ ban ngày, thường là 2 giấc. Đôi khi sẽ là ngủ vào lúc tầm giữa giờ sáng từ 9h đến 10h. Giai đoạn này con vẫn cần ngủ nhiều. Khi buồn ngủ, con sẽ có những biểu hiện như dụi mắt, ngáp ngủ. Bố mẹ chỉ cần ôm ấp con vào lòng, vỗ về con để con đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất

4.2. Chế độ ăn cho bé.

Do bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi bé đã ăn dặm. Nên khi bé 10 tháng tuổi, bố mẹ vẫn thực hiện chế độ ăn cho con là cháo, nhưng đã bắt đầu đặc hơn và sệt hơn.

Những bữa ăn của trẻ nên được thay đổi thực đơn thường xuyên, không nên lặp lại hàng ngày. Điều này giúp trẻ không bị nhàm chán, và không muốn ăn.

Thời gian này, con cũng có thể tự học cách bốc, nắm đồ ăn bằng tay. Việc này không chỉ giúp bé chủ động trải nghiệm ăn uống. Mà còn giúp con kích thích sự khám phá những thứ mới lạ trong bữa ăn.

Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng qua bữa ăn của con. Thì cho con uống sữa vấn là việc làm rất quan trọng trong giai đoạn này.

Bởi bé 10 tháng tuổi ngoài việc lấy dinh dưỡng trong phần thức ăn thô. Thì sữa cũng đóng vai trò cung cấp, bổ sung các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của con.

5. Bé 10 tháng tuổi cần dinh dưỡng thế nào?

Đối với các con ở giai đoạn này, thì các bữa ăn bằng cháo cần được cho ăn từ 3 – 4 trong ngày. Với thời gian phân bổ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của từng trẻ.

Còn đối với khẩu phần sữa từ bú mẹ hay bổ sung từ sữa công thức. Trẻ cần cho bú từ 3 – 4 lần trong ngày. Thời gian cần xen kẽ với các bữa ăn chính, hoặc theo nhu cầu thực tế của trẻ. Mỗi cữ bú cần khoảng 170 – 250 ml sữa.

6. Cảm xúc của bé 10 tháng tuổi

Cảm xúc của bé 10 tháng tuổi
Cảm xúc của bé 10 tháng tuổi

Khi con bắt đầu vào thời kỳ 10 tháng tuổi, một số bé đã bắt đầu hình thành nhân cách của mình như có bé rất vui vẻ khi bắt chuyện với người lạ, nhưng có bé lại tỏ ra sợ sệt và rụt rè.

Bố mẹ đừng lo, đây là những biểu hiểu bình thường của bé. Bố mẹ chỉ cần tôn trọng cảm xúc của con. Đừng để con cảm thấy qua lo lắng, hay quá sợ hãi là được.

7. An toàn cho bé 10 tháng tuổi

Bé 10 tháng tuổi là con đã ngồi vững, và bò một cách thuẩn thục. Con cũng sẽ có xu hướng muốn được di chuyển bằng hai chân. Vì thế, bé sẽ thường xuyên bám vào những chỗ dựa để có thể tập đi.

Đồng thời, bé muốn có những khám phá nhiều hơn trong các hành động của cuộc sống. Lúc này, một số bé thì có thể đã bắt đầu chập chững khi tập di chuyển bằng hai chân. Nhưng đa số các con vẫn chủ yếu là bò bằng cả tay và chân.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, đôi lúc cha mẹ có lúc cảm thấy băn khoăn về việc để con tự do khám phá thế giới bên ngoài bằng toàn bộ các giác quan như sờ chạm, khứu giác, hãy xúc giác… hay là nên chú ý con để con được an toàn trong việc khám phá này.

Để con vừa học hỏi điều mới, vừa an toàn. Bố mẹ cần đảm bảo những khu vực và đồ vật nguy hiểm được tránh xa con. Để con vui chơi trong khu vực được kiểm soát an toàn. Cũng như luôn có sự giám sát của người lớn cùng con.

Chăm sóc con khôn lớn là cả một hành trình dài. Và bố mẹ luôn là những người bạn, người đồng hành cùng con. Khi bé 10 tháng tuổi, bố mẹ sẽ có những trải nghiệm đầy thú vị và ngọt ngào với con. Bởi con đã biết tự bò đi chơi, tự do khám phá mọi thứ, học hỏi những thứ mới lạ xung quanh mình. Nhưng bố mẹ cũng cần phải chú ý đế sự an toàn của con mọi lúc, mọi nơi nhé.

Nguồn tham khảo:

Bé 10 tháng tuổi: https://www.verywellfamily.com/your-10-month-old-baby-development-and-milestones-4172871

Bé 11 tháng tuổi: https://www.verywellfamily.com/your-11-month-old-baby-development-and-milestones-4172881

Trẻ 1 tháng tuổi là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là lúc bé tập làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và có những đặc điểm tăng trưởng về thể chất riêng biệt. Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác nhau nhưng vẫn có một quy chuẩn chung để so sánh. Do đó, nhà mình sẽ chia sẻ cho mẹ biết bé 1 tháng bao nhiêu kg là đạt được đúng tiêu chuẩn nhé!

1. Đặc điểm nổi bật của trẻ 1 tháng tuổi

Đặc điểm nổi bật của trẻ 1 tháng tuổi
Đặc điểm nổi bật của trẻ 1 tháng tuổi

Khoảng thời gian 1 tháng sau khi chào đời rất quan trọng. Giúp bé thích nghi với cuộc sống khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Do đó việc chăm sóc trẻ cũng vất vả hơn rất nhiều cho cả mẹ và bé.

Trẻ 1 tháng tuổi theo bản năng sẽ bắt đầu biết bám và tìm đường đến nguồn dinh dưỡng cho mình. Đó chính là bầu vú mẹ để mút sữa. Một số động tác khác dần hình thành như khả năng cầm nắm. Bé có thể nắm lấy bất cứ thứ gì đặt trong lòng bàn tay mình như ngón tay của mẹ chẳng hạn. Bên cạnh đó trẻ 1 tháng tuổi cũng thường xuyên và rất thích xòe rộng bàn tay.

Giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi rất quan trọng. Đa số thời gian trong ngày của các bé là dành để ngủ. Khi ngủ chính là lúc cơ thể bé tăng trưởng về chiều cao, cân nặng cũng như não bộ. Mỗi ngày bé ngủ khoảng 15 đến 16 tiếng, chỉ khi bé đói mới thức giấc. Hoặc khó chịu trong người bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ.

Ngoài ra các giác quan như vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác của trẻ 1 tháng tuổi đều phát triển rõ rệt so với lúc trước còn trong bụng mẹ: bé thích mở mắt nhìn những gì đang diễn ra, thích nghe tiếng mẹ và mọi người nói, mũi có thể ngửi được mùi sữa mẹ và phân biệt được cay, đắng, chua…

2. Tiêu chuẩn tăng cân của bé 1 tháng bao nhiêu kg

Bé 1 tháng nặng bao nhiêu kg
Bé 1 tháng nặng bao nhiêu kg

Nhiều bà mẹ thắc mắc bé 1 tháng bao nhiêu kg là đủ? Các mẹ nên quan sát và theo dõi cân nặng và so sánh với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO để biết bé nhà mình tăng cân đạt tiêu chuẩn không.

Hiện tượng sụt cân sinh lý thường xảy ra trong trong tuần đầu tiên khi vừa chào đời. Sau đó khi bước sang tuần 2 – 3, cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi sẽ lại tăng đều. Và có sự phát triển một cách bứt phá so với lúc mới sinh.

Do đó, khi bé xuất hiện hiện tượng giảm cân đột ngột. Hoặc tăng cân chậm hơn so với bạn bè đồng lứa. Mẹ cũng không cần quá lo lắng vì nó không đi ngược lại tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh.

  • Về cân nặng: Mức tăng trung bình của trẻ 0 – 6 tháng tuối là 125gr – 600gr/ tuần. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng  tuổi thì mức tăng tương ứng là 500gr/tháng.
  • Về chiều cao: Trẻ từ 0 – 6 tháng có mức tăng trung bình là 2,5cm/tháng. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi thì con số tăng tương ứng là 1,5cm/tháng.

3. Nguyên nhân bé 1 tháng không tăng kg

Nguyên nhân bé 1 tháng không tăng kg
Nguyên nhân bé 1 tháng không tăng kg

Nguyên nhân gì dẫn đến bé 1 tháng bao nhiêu kg là đủ? Nếu như trẻ không bị khiếm khuyết hệ tiêu hóa. Thì nguyên nhân chính vẫn là do chế độ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng trẻ thiếu cân. Cụ thể là:

  • Trẻ ngừng bú dù chưa nhận đủ lượng sữa cần thiết. Hoặc bé có thói quen ngủ khi bú cũng khiến lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu.
  • Mẹ ít sữa cho con bú hoặc đủ nhưng bé gặp khó khăn trong việc ti sữa mẹ do tư thế bú chưa phù hợp.
  • Sữa mẹ có 2 loại được gọi là sữa đầu và sữa sau và thường thì sữa sau có nhiều dưỡng chất hơn. Nếu bé bú hết lớp sữa đầu đã thấy chán. Nên bỏ lỡ việc hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn ở lớp sữa sau.
  • Do chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học làm cho sữa mẹ bị nóng. Và không truyền tải đủ dinh dưỡng đến con.
  • Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ thiếu cân còn do bé bị ốm, thể chất kém, tinh thần bị chấn động. Hay gặp phải các vấn đề về đường ruột, hệ hô hấp và các bệnh về tim mạch. Nếu như bé thiếu cân nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đi khám sớm để có phương pháp điều trị ngay từ sớm.

4. Tiêu chuẩn bé 1 tháng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn?

4.1 Cho con bú thường xuyên

Cho trẻ 1 tháng tuổi bú thường xuyên
Cho trẻ 1 tháng tuổi bú thường xuyên

Trong mỗi ngày mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 6 lần/ ngày khi con đạt mốc 1 tháng tuổi. Nếu đang cho con bú sữa mẹ thì có thể tăng lên đến 12 lần (bao gồm cả cho bé bú đêm). Cố gắng không kiểm soát thời gian cho ăn quá nhiều. Và để cho con tự chủ động, xác định việc ăn uống của mình. Trừ khi con không khỏe hoặc sinh non. Mẹ nên có chế độ ăn uống khác.

4.2 Chú ý đến chất lượng nguồn sữa

Chú ý đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ 1 tháng tuổi
Chú ý đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ 1 tháng tuổi

Nhiều mẹ có câu hỏi bé 1 tháng bao nhiêu kg thì cần lượng sữa như nào là đủ? Thì nhà mình xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng trong quá trình cho con bú là rất quan trọng. Mẹ ăn gì con sẽ hấp thụ nấy. Trong đó, có những thực phẩm mẹ nên ăn dể đảm bảo chất lượng nguồn sữa như: uống sữa tươi, chuối chín, các loại đậu, thịt gà, hạt khô, quả bơ, trứng luộc, trái cây tươi,…

4.3 Tạo giấc ngủ cho bé

Tạo giấc ngủ cho trẻ 1 tháng tuổi
Tạo giấc ngủ cho trẻ 1 tháng tuổi

Khi bé ngủ chính là lúc cơ thể trẻ 1 tháng tuổi đang phát triển. Khi ngủ, cơ quan tuyến yên của cơ thể sẽ tiết hormone giúp bé phát triển cả về chiều cao cũng như cân nặng. Vì vậy, ở giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi sẽ cần ngủ rất nhiều. Trung bình 15-16 giờ và có thể lên tới 20 giờ mỗi ngày.

Xem thêm: TOP 4 TRÒ CHƠI CHO BÉ 1 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN | MAMAMY

Cha mẹ nên chăm sóc giấc ngủ cho bé. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Khi ngủ không đủ giấc sẽ làm bé quấy khóc, khó chịu. Và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cân nặng của trẻ.

Xem thêm:

Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa mới đủ?

Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi để bé phát triển hơn

Việc sắp xếp các loại thực phẩm sao để có thể bảo quản chúng trong một thời gian dài là vấn đề được mẹ quan tâm khá nhiều. Đồng thời, liệu những cách bảo quản đó có giúp giữ lại các chất dinh dưỡng bên trong chúng hay không? Thì sau đây nhà mình sẽ chia sẻ cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả và tươi ngon nhé.

1. Phân loại thực phẩm để bảo quản

Phân loại thực phẩm để bảo quản
Phân loại thực phẩm để bảo quản

1.1. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đối với thực phẩm tươi sống

Sau khi mua thực phẩm tươi sống về. Mẹ nên rửa sạch và để ráo các loại thực phẩm như thịt, cá. Và để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dễ hàng hơn

Mẹ chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip. Hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng. Tránh rã đông khối lượng lớn thực phẩm cùng một lúc trong khi mẹ sử dụng chỉ có một ít. Vì sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm vào lần sử dụng sau.

1.2. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đối với rau củ

Với các loại rau củ, mẹ không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước mẹ nhé.

Sau đó, mẹ chia rau củ với lượng vừa phải. Rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh. Vì ngăn này được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu. Làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn.

1.3. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đối với trái cây

Khi bảo quản trái cây, mẹ nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ). Để quá trình bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả hơn.

  • Với nhóm trái cây nguyên trái: Mẹ có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí. Rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh
  • Với nhóm trái cây đã cắt thái: Mẹ nên bảo quản trong hộp đựng và đặt vào ngăn mát tủ lạnh

1.4. Đối với thức ăn đã nấu chín (canh, cơm,…)

Với thực phẩm đã được nấu chín. Mẹ cần để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm. Đậy kín và đặt bên trong ngăn mát tủ lạnh. Vì nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ. Và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn. Ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày. Và mẹ có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.

2. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa
Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa

2.1. Cách bảo quản đồ tươi sống trong tủ lạnh

  • Rửa nước sạch và để ráo thịt, cá, tôm, hải sản (nếu cần thiết).
  • Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa. Có thể ướp thêm gia vị nếu cần.
  • Bọc lại bằng các loại túi zip hoặc các hộp đựng thực phẩm có nắp. Để tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản.
  • Ngăn đông -18 độ C: tốt nhất dưới 3 tháng nhưng không quá 12 tháng.
  • Ngăn mát 2 – 4 độ C: từ 3-5 ngày.

2.2. Cách bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh

  • Chọn lọc khi mua: Đầu tiên, mẹ nên chọn mua những quả ngon, chất lượng. Và vừa chín tới để bảo quản được lâu.
  • Nhặt sạch cuống và gọt bỏ phần bị hư (nếu có). Các phần này rất dễ bị lan rộng. Không nên rửa trái cây trước.
  • Bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí.
  • Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là từ 3 độ C đến 5 độ C.
  • Không nên bảo quản chung với rau củ. (Trái cây sẽ tỏa ra khí Etylen làm rau, củ bị hư, úng).
  • Trái cây nào được mua trước nên sắp xếp ở vị trí dễ thấy để lấy ra dùng trước.
  • Với nhóm trái cây nguyên trái: đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 độ C.
  • Với nhóm trái cây đã cắt thái: nhiệt độ tối ưu từ 3 – 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 – 2 ngày.

2.3. Bảo quản rau, củ trong tủ lạnh

  • Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng, dập úng.
  • Cho rau quả vào các túi giấy hoặc túi nylon đục lỗ.
  • Đặt vào ngăn chuyển bảo quản rau củ để bảo quản với nhiệt độ từ 3 – 5 độ C.
  • Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.
  • Không cắt nhỏ rau củ.
  • Rau củ và trái cây riêng nên đặt cách ly với nhau
  • Ngoài ra, mẹ có thể đặt tại bất kì vị trí nào bên trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 – 5 độ C với thời gian sử dụng từ 2 – 7 ngày.

2.4. Bảo quản thức ăn đã nấu chín hợp lý trong tủ lạnh

  • Thức ăn đã nấu chín là một trong những nguồn phát tán mùi hôi tủ lạnh khó chịu nhất. Ngoài ra mùi hôi có thể nhiễm chéo cho các thực phẩm khác gây ám mùi, mất mùi…
  • Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hay những đồ ăn nấu chín. Mẹ nên cho vào những chiếc hộp có nắp đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Thời gian: tối đa từ 2-3 ngày.
  • Nhiệt độ: từ 2-4 độ C.

3. Nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả và tươi ngon

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau

3.1. Cho thức ăn vào các hộp chuyên dụng

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau. Đồng thời, mẹ cũng sẽ dễ đánh dấu, sắp xếp chúng hơn sau này.

3.2. Phân loại thực phẩm theo thời gian

Hãy phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ. Để mẹ không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.

3.3. Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau

Nhãn thức ăn rất bổ ích có thể là tên loại thức ăn, cách chế biến ngon hoặc thậm chí là ngày hết hạn. Ghi nhãn thức ăn sẽ giúp mẹ dễ phân loại, sắp xếp và sử dụng thực phẩm hơn.

3.4. Không để đồ ăn quá lâu

Không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay là việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có. Và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.

4. Giữ vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải xem xét lót kệ để dễ dàng dọn dẹp
Vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải xem xét lót kệ để dễ dàng dọn dẹp

Mẹ hãy mua những chiếc giỏ nhỏ dành cho tủ lạnh. Sử dụng giỏ để tổ chức thực phẩm của bạn là một cách tuyệt vời để giữ mọi thứ tách biệt và dễ lấy khi cần. Đây cũng là một cách hữu ích để giữ cho gia vị khỏi bị quá lộn xộn.

Vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải xem xét lót kệ để dễ dàng dọn dẹp. Sử dụng ngăn kéo để bảo vệ thức ăn của mẹ khỏi bị nhiễm bẩn. Và làm cho việc dọn dẹp dễ dàng hơn nhiều. 1 đến 2 lần/ tuần, mẹ chỉ cần lấy ra lót và thay đổi chúng bằng những cái mới.

Mẹ cần làm sạch tủ lạnh của nhà mình thường xuyên, khoảng 1 lần/ tháng. Không nên để các vật dụng hết hạn hoặc đồ ăn thừa bị mốc treo xung quanh và làm quá tải tủ lạnh của mình mẹ nhé.

Xem thêm

Chăm sóc bản thân cho những mẹ bận rộn tưởng khó lại dễ

Bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, không mất chất

Trẻ ăn dặm bị táo bón thường xuyên xảy ra. Do vậy có rất nhiều bố mẹ lo lắng và tìm nhiều cách chữa trị không thành công. Bài viết dưới đây, Mamamy sẽ cung cấp chi tiết nguyên nhân và cách phòng ngừa về táo bón của trẻ. Mời bố mẹ tham khảo! 

1. Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt cho cơ thể của trẻ nhất
Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt cho cơ thể của trẻ nhất

Trong giai đoạn sơ sinh từ 0 -6 tháng tuổi, bé sử dụng hoàn toàn nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể là sữa mẹ. Do vậy bé không tác động bởi các thực phẩm hay thức ăn bên ngoài đến hệ tiêu hóa. Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt cho cơ thể của trẻ nhất. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu bắt đầu có những biến đổi. Và dấu hiệu bố mẹ có thể thấy rõ nhất là trẻ ăn dặm bị táo bón. Hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chưa thích ứng kịp với sự thay đổi của thức ăn. Ngoài ra, thức ăn sẽ thô hơn và đặc hơn rất nhiều so với sữa của mẹ.
Bố mẹ có thể thấy thức ăn thay đổi phân của bé sẽ khác hơn rất nhiều so với lúc bú. Phân sẽ có mùi nặng hơn, khuôn hơn và màu cũng đậm hơn. Nhưng bố mẹ an tâm, đây là hiện tượng bình thường. Đối với trường hợp bé không đi vệ sinh nặng được và phải ráng sức rặn, bị chướng bụng. Thì đây chính là dấu hiệu của táo bón.

2. Những sai lầm mẹ hay mắc phải cho trẻ ăn dặm 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón xuất phát phần lớn từ mẹ. Bởi vì mẹ bé áp dụng phương pháp và cách thức sai khiến cho hệ tiêu hóa của bé không đáp ứng kịp thời. Dưới đây là những lỗi sai phổ biến mà các mẹ hay mắc phải:

2.1. Lựa chọn thời điểm cho bé ăn dặm quá sớm

Nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón xuất phát phần lớn từ mẹ
Nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón xuất phát phần lớn từ mẹ

Nhiều bố mẹ thấy bé có biểu hiện đòi ăn bột mặc dù chỉ ở độ tuổi 4 tháng đã lựa chọn cho bé ăn dặm. Hoặc có thể do mẹ bé không đủ sữa nên gia đình quyết định cho bé ăn dặm sớm. Tuy nhiên, việc bé tò mò về thế giới xung quanh và nếm thức ăn không đồng nghĩa với việc bé có thể ăn dặm. Bởi vì, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, chưa có thể tiêu hóa được thức ăn. Do vậy lượng thức ăn không tiêu hóa được sẽ dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón.

2.2. Cung cấp sữa mẹ cho bé quá ít

Cung cấp sữa mẹ cho bé quá ít
Cung cấp sữa mẹ cho bé quá ít

Nhiều mẹ cho rằng sữa mẹ không còn đủ chất để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Do vậy, mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm nhiều hơn và giảm lượng sữa dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón. Tuy nhiên, sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt trong sữa mẹ chứa enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Do vậy dù bé có ăn dặm thì cũng cần bú sữa mẹ nhiều nhất có thể.

2.3. Pha sữa quá đặc

Có rất nhiều mẹ lo lắng về cân nặng cũng như sợ con bị thiếu chất. Do vậy có rất nhiều mẹ dùng cách pha sữa đặc hơn để con có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra quá tải dinh dưỡng khiến bé không thể hấp thụ được – ăn dặm bị táo bón. Trường hợp bé không tăng cân đều là do bé hoạt động nhiều hơn, năng động hơn. Mẹ bé đừng quá lo lắng, nếu vấn đề cân nặng kéo dài có thể đưa bé khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng thức ăn hoặc tạo ra những ” sáng kiến” khác biệt mà chưa có thử nghiệm cho bé.

Có rất nhiều mẹ lo lắng về cân nặng cũng như sợ con bị thiếu chất
Có rất nhiều mẹ lo lắng về cân nặng cũng như sợ con bị thiếu chất

2.4. Lượng nước mỗi ngày cho bé không đủ

Nhiều mẹ cho rằng bé ăn dặm và bú mẹ thì không cần cung cấp thêm nước cho trẻ. Tuy nhiên đây là “sai lầm” khiến trẻ ăn dặm bị táo bón. Bé bú mẹ hoàn toàn hoặc có chuyển sang ăn dặm cũng cần lượng nước cần thiết cho cơ thể.

3. Cách phòng tránh ăn dặm bị táo bón

Để tránh trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ bé nên cập nhập những thông tin cần thiết. Do vậy để có thể áp dụng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Dưới đây là cách phòng tránh táo bón khi cho bé ăn dặm:

  • Lựa chọn các phương pháp ăn dặm được các chuyên gia khuyên. Điển hình các phương pháp ăn dặm như BLW, ăn dặm kiểu Nhật.
  • Phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ bé chỉ nên cho bé ăn ít một. Đặc biệt kết hợp các loại rau xanh, bí ngô, cà rốt để bé có đủ dưỡng chất.
Pha sữa cho bé mẹ nên chú ý tới công thức
Pha sữa cho bé mẹ nên chú ý tới công thức
  • Pha sữa cho bé mẹ nên chú ý tới công thức. Tuyệt đối không pha thêm cho đặc hơn hay bớt cho nhạt hơn. Đặc biệt không được trộn nhiều loại sữa với nhau.
  • Lượng nước mỗi ngày bé cần nạp vào cơ thể là 100ml/kg/ngày. Dù bé ăn dặm hay bú sữa hoàn toàn mẹ cũng cần cho bé uống thêm nước suối tránh táo bón.
  • Hệ tiêu hóa của bé sẽ được thúc đẩy tốt hơn nếu bé vận động nhiều hơn. Đồng thời cơ thể khỏe mạnh hơn và chắc hơn khi bé năng động.

4. Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Tăng chất xơ bằng cách cho bé ăn các món như rau xanh
Tăng chất xơ bằng cách cho bé ăn các món như rau xanh
  • Tăng chất xơ bằng cách cho bé ăn các món như rau xanh, sữa chua, khoai lang…Đặc biệt cho bé uống đủ nước.
  • Lựa chọn sữa có thương hiệu uy tín và chưa đủ các dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ bé lưu ý cần phải pha sữa đúng tỷ lệ.
  • Cho bé chơi và mát xa bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích hệ tiêu hóa.
  • Luyện tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ để có giờ giấc sinh hoạt hợp lý. Hơn nữa, việc đi vệ sinh đúng giờ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe.
  • Mẹ bé có thể kết hợp men tiêu hóa giúp bổ sung lợi khuẩn để cải thiện tình trạng táo báo của trẻ.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ là hành trang sẽ đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm bé. Thông qua bài viết này, mong rằng các bé ăn dặm bị táo bón sẽ không diễn ra nhờ những mẹo trên. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích của Mamamy nhé! Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!

Mỗi khi áp má vào làn da của bé là mỗi lần mẹ cảm thấy cảm xúc yêu vô cùng. Không chỉ bởi bé là con của mẹ, mà còn vì làn da mỏng manh, mịn màng, bụ bẫm của bé. Nhưng mẹ biết không, làn da của bé rất nhạy cảm. Và có thể mẩn ngứa và dị ứng nếu chăm sóc da không đúng cách. Chính vì vậy, cha mẹ nên cực kỳ cẩn thận về nhu cầu da của bé. Đặc biệt nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên và không chứa bất kỳ chất phụ gia hóa học nào có thể gây hại cho da bé.

1. Lý do cần chăm sóc da cho bé

  • Da của bé rất mỏng, mỏng hơn 30% so với da người lớn
  • Da của trẻ sơ sinh cần có thời gian để thích nghi với môi trường mới xung quanh
  • Làn da của em bé phải đối mặt với rất nhiều “thách thức”: hăm tã, sản phẩm làm sạch/ chăm sóc da
  • Da bé dễ bị dị ứng trong vài tháng đầu

2. Những lời khuyên về chăm sóc da cho bé

Chăm sóc da đúng cách có thể mang lại cho bé làn da khoẻ mạnh. Cha mẹ hãy tham khảo ngay những lời khuyên sau nhé.

2.1. Tắm

Thông thường, mẹ tắm cho con hàng ngày. Khi đó, các mẹ nhớ sử dụng sản phẩm không gây dị ứng cho em bé nhé. Khi tắm, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm và sản phẩm làm sạch dành riêng cho bé. Chẳng hạn bọt tắm gội thiên nhiên, dầu tắm gội tinh dầu,…

chăm sóc da cho bé
Mẹ nhớ lựa chọn sản phẩm an toàn cho bé nhé

Khi tắm, nhiệt độ trong phòng cũng nên ở mức độ vừa phải, tắt quạt/ máy điều hoà để bé không bị lạnh. Quan trọng hơn hết, mẹ cũng tránh thử bất kỳ sản phẩm mới nào ngay lên da bé. Có thể lúc đầu, mẹ thử một chút trên da bé để xem bé có bị kích ứng với sản phẩm hay không. Tốt hơn hết, ngay từ đầu, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm làm sạch có các tiêu chí:

  • Dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Bảng thành phần an toàn, thiên nhiên
  • Không chứa chất tạo bọt, như SLS, SLES,…
  • Không chứa chất bảo quản, như Paraben, MIT,…

Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, mẹ cũng nên sử dụng khăn/ miếng tắm gội có chất liệu mềm, tránh làm xước da bé.

2.2. Phấn rôm

Phấn rôm cũng là một trong những sản phẩm mẹ thường dùng cho bé. Khi mua, mẹ nên chọn loại được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tránh sử dụng các loại bột có mùi thơm và các hóa chất khác vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của em bé.

Trong trường hợp bé bị hăm do tã hoặc viêm da, mẹ nên tránh tự ý bôi/ rắc các loại bột/ lá cây vào da bé nhé. Thay vào đó, mẹ nên tham khảo các sản phẩm chuyên dụng, dành riêng cho việc ngừa và trị hăm. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây hăm tã để có thể phòng tránh tốt nhất cho bé.

2.3. Tã

Tã – sản phẩm không thể thiếu của bất kỳ em bé nào, nhất là bé mới sinh. Chính vì vậy, để ngừa hăm tã hay các vấn đề về da khác của bé liên quan đến tã, mẹ hãy chọn tã đúng cách.

chăm sóc da cho bé
Lựa chọn tã chất lượng, với những thành phần an toàn cho bé là phương pháp ngừa hăm tã, viêm da hiệu quả

5 tiêu chí sau mẹ có thể tham khảo để chọn được loại tã chất lượng:

  • Khả năng thấm hút, giữ nước cao giúp không bị thấm ngược. Thành phần thể hiện khả năng thấm hút của tã là các hạt SAP. Hạt SAP trong miếng tã cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tã chứa hạt SAP chất lượng kém không chỉ khiến tã thấm hút không tốt mà còn dễ khiến bé bị hăm hay mẩn đỏ.
  • Ôm khít cơ thể, không bị lỏng lẻo khi trẻ vận động giúp không bị tràn
  • Bề mặt tã có những rãnh thoát khí để không khí được lưu thông giúp da bé luôn khô thoáng, không đổ mồ hôi đem theo vi khuẩn
  • Chất liệu tã mềm, không làm xước da bé
  • Tã mỏng, mang lại cảm giác nhẹ như bông, mịn màng mềm mại giúp bé thoải mái vui chơi, vận động bởi sự nhẹ nhàng “mặc như không mặc”.

2.4. Hăm tã

Nhiều mẹ khá lo lắng khi dùng tã cho bé và bé bị hăm. Hăm tã ở trẻ có rất nhiều lý do. Mặc tã quá lâu khiến làn bé luôn trong trạng thái ẩm ướt, cũng có thể dẫn đến hăm tã. Hoặc do tã quá cứng, cọ xát vào da khiến da bị xước. Từ vết xước đó, cộng với môi trường ẩm ướt ở tã khiến da bé trở nên viêm. Vì vậy, việc hiểu được nguyên nhân hăm tã và những cách ngừa hăm sẽ giúp mẹ luôn chủ động phòng ngừa được cho bé.

Mẹ có thể đọc bài viết về 6 cách ngừa hăm tã mẹ nhất định cần biết để hiểu rõ hơn nhé.

2.5. Vấn đề về da

Thông thường, rất nhiều em bé sinh ra đã có vết bớt (vùng da có sự đổi màu nhẹ) và tình trạng này không phải là do di truyền. Mẹ không cần phải lo lắng về vết bớt này. Vì chúng hoàn toàn không gây hại cho em bé và không cần điều trị.

chăm sóc da cho bé
Một số vấn đề về da hay gặp ở trẻ: dị ứng, mẩn ngứa, viêm da,…

Ngoài ra, bé có thể gặp một số vấn đề về da, phổ biến như:

  • Bệnh chàm là một đám phát ban đỏ, có thể ngứa hoặc không. Nó thường gặp ở mặt, khuỷu tay, cánh tay hoặc sau đầu gối, ngực của em bé. Nếu có người bị dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng, trẻ cũng có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm. Khi đó, mẹ có đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chăm sóc da cho bé.
  • Một số bé cũng có xu hướng mọc mụn trứng cá. Tuy nhiên, chúng không giống như mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên dậy thì. Nếu bé gặp tình trạng này, mẹ cũng nên đến gặp bác sĩ nhé.

2.6. Da khô

Nếu da bé bị khô, mẹ có thể sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên để giữ cho làn da mềm mại hơn. Đồng thời mẹ hãy:

  • Tránh tắm cho bé quá thường xuyên. Tắm liên tục, quá nhiều lần có thể khiến da bé bị khô, bong tróc.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Luôn tìm hiểu và đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm

2.7. Mẹo chăm sóc da cho bé nói chung

chăm sóc da cho bé
Hình thành thói quen đọc bảng thành phần mỗi khi mua sản phẩm chăm sóc da cho bé, mẹ nhé

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và hệ miễn dịch của bé cũng chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý những thông tin sau:

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp cho đến khi được 6 tháng tuổi. Bảo vệ da bé bằng áo dài tay, quần và mũ khi ra ngoài.
  • Luôn đảm bảo quần áo của bé được giặt sạch sẽ, phơi khô. Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm giặt quần áo chuyên dụng cho bé.
  • Bé có thể mọc mụn/ viêm da ở vùng nách, nếp gấp da, vùng cổ tã. Khi đó mẹ nhớ mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi cho bé, giữ cho môi trường xung quanh thoáng mát
  • Chất tẩy rửa hóa học, chất bảo quản, chất tạo bọt có thể gây kích ứng da, nổi mẩn, khô, v.v … Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé không có những thành phần như này nhé.

Trên đây là những lời khuyên về chăm sóc da cho bé để mẹ tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ khiến mẹ tự tin hơn và tránh được vấn đề về da cho bé một cách tốt nhất.

Noel sắp tới gần, năm mới sắp gõ cửa mọi nhà. Đây là dịp cha mẹ lựa chọn và tìm mua những món quà noel cho con. Nếu cha mẹ nghĩ là chỉ cần mua cho bé món đồ chơi nào đó thì bài viết này sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn khác hơn khi chọn quà noel cho bé. Với 4 quy tắc này, cha mẹ sẽ chọn được một món quà ý nghĩa và đặc biệt cho bé.

1. Chọn quà noel cho con theo cách tiếp cận bình đẳng

Đối với nhiều gia đình, việc tặng cho mỗi đứa trẻ một món quà với một giá trị tương đương là điều khá quan trọng. Những món quà này không chỉ khiến trẻ cảm thấy vui mà cần mang lại cảm giác bình đẳng. Lý do cần làm như vậy bởi 2 yếu tố.

Thứ nhất, khi các bé nhận được món quà không quá chênh lệch nhau về mặt giá trị, các bé sẽ không có cảm giác món quà của mình không bằng món quà của em/ anh trai/ chị/ em gái. Thứ hai, cha mẹ cũng có thể lựa chọn được món quà với mức giá và ngân sách ban đầu.

Đối với nhiều gia đình, việc tặng cho mỗi đứa trẻ một món quà với một giá trị tương đương là điều khá quan trọng
Đối với nhiều gia đình, việc tặng cho mỗi đứa trẻ một món quà là điều khá quan trọng

Số lượng trẻ em và tình hình tài chính của cha mẹ sẽ quyết định số tiền cho việc mua quà là bao nhiêu. Cha mẹ cần xác định số tiền muốn chi cho các con (nếu có nhiều hơn một con). Sau đó, cha mẹ chia đều. Chẳng hạn, nếu cha mẹ có 2 triệu để mua quà cho con và nhà có 2 bé thì mỗi bé sẽ có 1 triệu tiền quà tặng.

2. Cho trẻ đi mua và chọn quà 

Thay vì cha mẹ tự mua quà noel cho trẻ, cha mẹ đưa trẻ đi mua, chọn quà và tặng cho nhau. Cha mẹ vẫn đặt ngân sách và chỉ định số tiền cho mỗi bé (với nhà có 2 bé trở lên). Sau đó, cha mẹ đưa cho trẻ số tiền đó và đi cùng trẻ để trẻ tự chọn và mua.

Cách này hoạt động như sau: giả sử ngân sách cha mẹ để cho việc mua quà giáng sinh là 1 triệu và nhà có 3 con. Như vậy, mỗi trẻ sẽ có khoảng hơn 300 nghìn để mua quà. Cha mẹ cũng sẽ nói rõ với các con là mỗi bé có từng này số tiền. Các con sẽ tự chọn, mua và tặng cho anh/chị/em.

Thay vì cha mẹ tự mua quà noel cho trẻ, cha mẹ đưa trẻ đi mua, chọn quà và tặng cho nhau
Thay vì cha mẹ tự mua quà noel cho trẻ, cha mẹ đưa trẻ đi mua, chọn quà và tặng cho nhau

Khi trẻ được cha mẹ cho tự chọn quà và tặng cho anh/chị/em của mình, trẻ sẽ tìm món quà mà anh/chị/em mình thích và dùng số tiền được cho để mua. Các bé có thể mua cho nhau không có cùng giá trị, nhưng sẽ học được cách cho và nhận. Các bé sẽ được học về cách nghĩ cho người khác và sử dụng số tiền hiệu quả. Bởi sau này khi bé lớn, kỹ năng quản lý tài chính, lập ngân sách là một trong những kỹ năng quan trọng ai cũng cần học. Đây là cách cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ đã lớn

3. 4 quy tắc chọn quà cho noel cho con

Đối với nhiều bậc cha mẹ ở nước ngoài, họ thường áp dụng 4 quy tắc này để chọn mua quà cho con. Cụ thể là chọn mua quà giáng sinh. 4 quy tắc này gồm:

  • Món quà con muốn
  • Món quà con cần
  • Đồ cho con mặc
  • Món quà để con đọc

Cha mẹ có thể chọn món quà theo 4 tiêu chí này, vừa có ý nghĩa với bé, vừa không bị vượt quá ngân sách.

3.1. Ý tưởng chọn quà cho noel cho con theo 4 quy tắc

Sau đây là những gợi ý chọn quà noel cho bé, cha mẹ có thể tham khảo.

Món quà con muốn: Một món đồ chơi bằng gỗ
Món quà con muốn: Một món đồ chơi bằng gỗ

1 – Đối với trẻ sơ sinh

  • Món quà con muốn: Một món đồ chơi bằng gỗ
  • Món quà con cần: Một khoản đầu tư cho bé. Ví dụ, một gói bảo hiểm.
  • Đồ cho con mặc: Một đôi tất/ bộ quần áo.
  • Món quà để con đọc: Cuốn sách để cha mẹ đọc hàng ngày cho bé.

2 – Đối với trẻ mới biết đi

  • Món quà con muốn: Một bộ đồ chơi nấu nướng/ xe oto
  • Món quà con cần: Một chiếc áo khoác/ chiếc giường lớn hơn
  • Đồ cho con mặc: Bộ quần áo
  • Món quà để con đọc: Một quyển sách về truyện cổ tích/ ngụ ngôn

3 – Đối với trẻ lớn hơn

  • Món quà con muốn: Một chiếc xe đạp mới để đi quanh khu phố
  • Món quà con cần: Nhạc cụ để tập luyện ở trường
  • Đồ cho con mặc: Giày thể thao
  • Món quà để con đọc: Bộ phim/ truyện để bé đọc trong kỳ nghỉ lễ Tết sắp tới

4 – Đối với trẻ thanh thiếu niên

  • Món quà con muốn: Một chiếc điện thoại di động để trẻ nói chuyện với bạn bè/ gia đình
  • Món quà con cần: Máy tính bảng/ laptop phục vụ cho việc học
  • Đồ cho con mặc: Voucher cho cửa hàng quần áo yêu thích của trẻ
  • Món quà để con đọc: Một cuốn sách/ tạp chí liên quan đến sở thích của trẻ hoặc nghề nghiệp trong tương lai của trẻ mà trẻ muốn

3.2. Lợi ích của 4 quy tắc chọn quà

Cha mẹ có thể mua những món quà mà trẻ thích và tặng cho trẻ vào những dịp đặc biệt.
Cha mẹ có thể mua những món quà mà trẻ thích và tặng cho trẻ vào những dịp đặc biệt

Cha mẹ có thể mua những món quà mà trẻ thích và tặng cho trẻ vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, khi sử dụng 4 quy tắc chọn quà với những cách thức trên, cha mẹ có thể chọn được những món quà đặc biệt và ý nghĩa cho trẻ.

Lợi ích chính mà 4 quy tắc chọn quà này mang lại chính là giúp cha mẹ quản lý tài chính trong việc mua sắm tốt hơn. Đặc biệt với gia đình đông người, việc mua quà vào những dịp lễ lớn đôi khi có thể trở thành áp lực tài chính cho cha mẹ.

Lợi ích tiếp theo đó là giúp trẻ nhận quà theo hướng tích cực hơn, nhất là với những trẻ lớn. Chẳng hạn khi dẫn trẻ đi mua quà và tặng cho người anh/ em, trẻ sẽ biết nghĩ cho người khác ngoài việc nghĩ cho bản thân. Thêm nữa, trẻ sẽ nhận món quà với cảm giác thích thú và nâng niu món quà.

Tổng kết

Trên đây là những quy tắc và những cách giúp cha mẹ lựa chọn quà noel cho con một cách ý nghĩa và thiết thực hơn. Những thông tin không chỉ áp dụng trong việc chọn quà noel mà còn có thể là những món quà khác.

Đọc thêm 17 địa điểm mua đồ trang trí giáng sinh ở Hà Nội và TP HCM để gia đình có một mùa Noel ấm cúng mẹ nhé!

Giáng sinh cận kề, đây là thời điểm phù hợp để cha mẹ đi mua đồ trang trí giáng sinh cho ngôi nhà của mình. Một dịp để trang hoàng cho tổ ấm, nhất là với những gia đình theo đạo Thiên chúa. Để cha mẹ không phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm, Góc của mẹ đã tổng hợp 17 địa điểm mua đồ trang trí giáng sinh ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Khám phá ngay cả nhà nhé!

1. 7 điểm mua đồ trang trí giáng sinh ở Hà Nội

1. Phố Hàng Mã

Địa chỉ: Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

đồ trang trí giáng sinh

Nhắc đến mua đồ trang trí giáng sinh ở Hà Nội thì chúng ta nghĩ ngay đến phố Hàng Mã nổi tiếng. Tại đây, các sản phẩm trang trí giáng sinh vô cùng đa dạng và nhiều loại. Từ cây thông Noel, ông già tuyết cho đến các loại đồ trang trí khác.

Không chỉ đến mua đồ, nhiều bạn trẻ còn chọn đây là địa điểm để chụp ảnh mang đậm chất không khí giáng sinh. Các mẹ cũng có thể tham khảo nhé.

Tham khảo 23 ý tưởng trang trí noel đơn giản và đẹp.

2. Phố Núi Trúc

Địa chỉ: Phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội

 

Bên cạnh Hàng Mã, Núi Trúc cũng là một trong những địa điểm bán đồ trang trí giáng sinh ở trung tâm thủ đô. Tương tự như Hàng Mã, đồ trang trí giáng sinh ở đây cũng đa dạng và phong phú.

3. Phố Tôn Thất Tùng

Địa chỉ: Phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội

Địa điểm tiếp theo để mua đồ trang trí giáng sinh, dành cho người dân sống ở khu vực Đống Đa chính là khu phố Tôn Thất Tùng. Gần đại học Y Hà Nội, con phố cũng được biết đến với mặt hàng trang trí noel.

đồ trang trí giáng sinh

4. Phố Tây Tô Ngọc Vân

Địa chỉ: Phố Tây Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội

đồ trang trí giáng sinh

Khác với những địa điểm trên là mở cửa hàng ngày và cả ngày thì con phố Tây Tô Ngọc Vân chỉ họp duy nhất vào sáng thứ bảy hàng tuần, từ 9h đến 12h30. Con phố này thu hút nhiều du khách nước ngoài đến mua sắm. Các mẹ ở gần khu vực này cũng có thể đến đây, vào sáng thứ 7 để mua đồ trang trí giáng sinh nhé.

5. Hệ thống các siêu thị

Những siêu thị lớn như Vinmart, Aeon Mall, Big C cũng là một địa điểm để mua đồ trang trí giáng sinh.

đồ trang trí giáng sinh

6. Hệ thống nhà sách

Nhà sách không chỉ bán sách, truyện hay văn phòng phẩm, mà còn bán cả đồ trang trí giáng sinh đa dạng. Các mẹ có thể chọn và mua được nhiều loại đồ trang trí khác nhau.

Tham khảo 23 ý tưởng trang trí noel đơn giản và đẹp.

đồ trang trí giáng sinh

2. 10 điểm mua đồ trang trí giáng sinh ở Hồ Chí Minh

2.1. Cửa hàng Hiếu Hạnh

Địa chỉ: Số 232 – Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5

Cửa hàng Hiếu Hạnh được biết đến là nơi chuyên bán những đồ trang trí nhỏ xinh cho Noel. Mặt hàng khá đa dạng để các mẹ lựa chọn.

đồ trang trí giáng sinh

2. Cửa hàng Kim Lập

Địa chỉ: Số 192 – Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5

Dọc theo con đường Hải Thượng Lãn Ông, cửa hàng Kim Lập cũng là một trong những địa điểm bán đồ trang trí giáng sinh. Theo như nhiều người có nhận xét, nhân viên bán hàng ở đây nhiệt tình và chu đáo. Mẹ nào mua nhiều thì cũng có thể trả giá thoải mái. Các mẹ có thể tham khảo nha.

đồ trang trí giáng sinh

3. Cửa hàng Thu Thuỷ

Địa chỉ: Số 204 – Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5

Đồ trang trí giáng sinh ở cửa hàng Thu Thuỷ cũng khá đa dạng cho người mua lựa chọn. Các mẹ lưu ý là bông gòn để trang trí ở đây không bán lẻ mà bán theo cân nhé. Theo nhiều nguồn tin thì giá 1 bịch bông gòn là khoảng từ 80.000 đến 115.000 đồng/ kg.

4. Hệ thống cửa hàng Nhóc gift shop

Hệ thống cửa hàng:

  • 219 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Quận Thủ Đức – 0286.2837.856
  • 107 Nguyễn Trãi, P2, Q.5 – 0286 686 0947
  • 36 Đoàn Kết, Thủ Đức – 0286 659 2753
  • 288 Đường 30 – 04, TP. Biên Hoà – 02516535290
  • 159 Ba Cu, TP. Vũng Tàu – 0254 6550 947
  • 94 Thủ Khoa Huân,TP Phan Thiết – 0252 650 2059
  • 130 Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ – 0292 653 9541

đồ trang trí giáng sinh

Nhóc gift shop là cửa hàng cũng chuyên bán đồ trang trí giáng sinh. Theo nhiều người nhận xét, mặt hàng ở đây đẹp và độc đáo hơn nhưng không phong phú và đa dạng bằng nhiều cửa hàng khác.

5. Tiệm nước sơn màu Mành Ký  

Địa chỉ: Sạp 12 – 14C Trịnh Hoài Đức, Phường 13, Quận 5

Nếu các mẹ cần tìm mua các vật liệu như bình sơn phun, cọ quét, sơn màu thì có thể đến tiệm nước sơn màu Mành Ký.

đồ trang trí giáng sinh

6. Nhà sách lớn

Các nhà sách lớn đều bán đồ trang trí giáng sinh với nhiều loại. Các mẹ có thể tham khảo một số nhà sách lớn ở HCM:

  • Nhà sách Nguyễn Văn Cừ –  Số 10 đường 3/2, Phường 12, Quận 10
  • Nhà sách Phương Nam, Gò Vấp – 03 Nguyễn Oanh, phường 10, Quận Gò Vấp.
  • ….

đồ trang trí giáng sinh

7. Shop Hanah

Địa chỉ: Số 437 – Đường Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10

Ở khu vực quận 10, shop Hanah cũng là một địa chỉ để các mẹ có thể ghé vào lựa chọn đồ trang trí giáng sinh.

8. Chợ Đại Quang Minh

Địa chỉ: Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Chợ Đại Quang Minh là chợ đầu mối bán sỉ đồ trang trí giáng sinh lớn nhất tp HCM. Mặt hàng trang trí noel thông dụng ở đây được bán với mức giá phải chăng, thấp hơn so với thị trường.

9. Shop Tía Lia

Địa chỉ: Số 47 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5

Shop Tía Lia chuyên bán đồ trang trí giáng sinh với nhiều loại khác nhau: đèn nháy, quả cầu noel, cây thông,…

đồ trang trí giáng sinh

10. Chip Chip Shop

Hệ thống cửa hàng:

  • Số 484 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3 – (028) 38327383
  • Số 478 Nguyễn Tri Phương, P.9, Q.10 – (028) 62719404
  • Số 413 A Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10 – (028) 38556683
  • Số 383D Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10 – (028) 66763976
  • Số 669 – 671 đường Quang Trung, P11, Q.Gò Vấp – (028) 66827968

đồ trang trí giáng sinh

Chip Chip Shop là một hệ thống cửa hàng bán đồ trang trí giáng sinh, quà tặng lưu niệm. Đồng thời có cả dịch vụ gói quà tặng và giao quà Noel tại nhà.

Dù cho Coronavirus đang trở thành tâm điểm của cả thế giới thì 14/2 vẫn là Valentine. Dịp hâm nóng tình cảm của mọi cặp đôi tới rồi. Nếu ngại ra ngoài, thì “tại gia” cũng sẽ ngập tràn mật ngọt với 10 ý tưởng cực thú vị dưới đây đấy!!! Cả nhà thử ngay đi nhé!!!

10 ý tưởng cho ngày Valentine ngọt ngào

Tiêu chí hàng đầu cho các ý tưởng này trong mùa tránh dịch cúm đó là hạn chế nơi đông người nhưng vẫn không kém phần lãng mạn và ngọt ngào. Những ý tưởng cho ngày Valentine nên thực hiện ở nhà hoặc các cặp đôi có thể thuê homestay/ khách sạn,…

1 – Xem phim cùng nhau

Oscar 2020 vừa mới kết thúc. Cả nhà mình sẽ có cả list dài những bộ phim chất lượng, được cộp mác “đã-được-thẩm-định-độ-hay”. Tranh thủ chọn 1 trong số những tựa phim được đề cử và xướng tên trong giải Oscar danh giá để xem cùng nhau nhé!!!!

  • Parasite (Ký Sinh Trùng) – Dấu mốc lịch sử của điện ảnh Châu Á
  • Joker
  • 1917
  • Marriage Story (Câu chuyện hôn nhân)
  • Once upon a time…in Hollywood
  • The Irishman
  • Bombshell
  • Judy
  • JoJo Rabbit
Xem phim cùng nhau
Xem phim cùng nhau

Chuẩn bị bỏng ngô, đồ uống và cùng ngồi trên chiếc ghế sofa, thưởng thức bộ phim mà cả hai cùng yêu thích.

2 – Thử những việc chưa từng làm trước đây

Những điều nhỏ nhưng khác lạ cũng sẽ dễ biến ngày Valentine trở nên ngọt ngào hơn
Những điều nhỏ nhưng khác lạ cũng sẽ dễ biến ngày Valentine trở nên ngọt ngào hơn

Đừng vội tự rào cản trong đầu là “thật sến sẩm”, “không có thời gian đâu”!

Nhà mình hãy thử 1 lần xem nhé! Chẳng hạn, chồng có thể sấy tóc cho vợ. Hay vợ có thể massage, bấm huyệt cho chồng. Chồng gợi ý mua trà sữa hay tự pha trà sữa cho vợ. Những điều nhỏ nhưng khác lạ cũng sẽ dễ biến ngày Valentine trở nên ngọt ngào hơn, đáng nhớ hơn.

3 – “Tám chuyện” cùng nhau

Hãy nói chuyện với nhau trên trời dưới bể
Hãy nói chuyện với nhau trên trời dưới bể

Chuyện hàng xóm, chuyện công ty, chuyện xã hội,… Có vô số những chủ đề mà có thể khiến cả 2 hào hứng. Thậm chí cùng nhau nói xấu một người hàng xóm khó ưa cũng là cách để vợ chồng gần gũi nhau hơn. Hãy nói chuyện với nhau trên trời dưới bể. “Tám” chuyện đúng nghĩa. Hãy nhớ lại những ngày đầu mới yêu, chúng ta đã thao thao bất tuyệt hàng đêm, “nướng” điện thoại như nào. Hãy một lần làm sống lại quãng thời gian mải miết đấy nhé!!!

4 – Nướng bánh

Nếu chưa có lò nướng, nhà mình yên tâm! Có vô số nhiều các công thức làm bánh “không cần lò” trên mạng. Kem tươi là thứ dễ mua ở các gian đồ đông lạnh hay các cửa hàng bán đồ làm bánh hoặc bán thực phẩm cho người nước ngoài.

Nướng bánh là một cách tuyệt vời để dành nhiều thời gian hơn với nhau
Nướng bánh là một cách tuyệt vời để dành nhiều thời gian hơn với nhau

Còn nếu đã là một người yêu thích làm bánh, nhà mình hãy rủ đối phương để cùng tham gia vào quá trình làm nhé! Có thể chỉ là cắt hoa quả trang trí hay đảo đều bột thôi chẳng hạn. Nướng bánh là một cách tuyệt vời để dành nhiều thời gian hơn với nhau, vừa có thể cùng nhau làm bánh, vừa trò chuyện.

5 – Ăn sáng ngay trên giường

Nghe rất phim điện ảnh Mỹ nhé!!! Và tại sao nhà mình không thử?

Chuẩn bị một bữa sáng thật ngon miệng và cả hai cùng thưởng thức ngay trên giường
Chuẩn bị một bữa sáng thật ngon miệng và cả hai cùng thưởng thức ngay trên giường

Nếu như hàng sáng, chúng ta đều phải vội vã bật dậy để chuẩn bị bữa sáng, cho con ăn, đưa con đi học, đi làm,… thì tại sao trong ngày Valentine này không làm khác đi? Chuẩn bị một bữa sáng thật ngon miệng và cả hai cùng thưởng thức ngay trên giường. Một ý tưởng khá hay, cho chúng ta cảm nhận được sự chậm rãi thay vì sự hối hả, nhộn nhịp thông thường. Chỉ lưu ý: cẩn thận khỏi làm bẩn chăn gối nhé!!!

6 – Thưởng thức rượu vang và socola

Socola là không thể thiếu trong 14/2 rồi. Nhâm nhi chút đăng đắng cùng chút cay nồng. Nhà mình đã “lảo đảo” chưa nào?

Chút men của rượu vang, chút ngọt ngào, đắng đắng của socola
Chút men của rượu vang, chút ngọt ngào, đắng đắng của socola

Không cần thiết những chiếc ly thân cao như trong film. Chiếc cốc nhỏ xinh cũng được. Quan trọng là, hãy đưa mắt nhìn nhau khi thưởng thức!!! Chút men của rượu vang, chút ngọt ngào, đắng đắng của socola. Và còn có thể chút lửa trong ánh mắt nữa nhé!

7 – Làm thủ công những món quà đầy “tim”

Có ngay cho nhà mình hướng dẫn 3 món quà “I Love You” cực dễ làm đây! Nhà mình cũng có thể rủ bé làm chung, chắc chắn sẽ rất thú vị.

Làm thủ công những món quà đầy “tim”
Làm thủ công những món quà đầy “tim”

Không chỉ là kỉ niệm. Nhà mình sẽ có những món quà “hiện vật” chắc chắn cũng rất đáng yêu để khoe lên Facebook nữa đấy!

Món quà thủ công thú vị khác có thể xem tại đây mẹ nhé!

8 – Tái hiện lại buổi hẹn hò đầu tiên

Nhà mình có còn nhớ buổi hẹn đầu tiên của cả 2 đã diễn ra như thế nào không?

Các cặp đôi có thể đến nơi hẹn hò lần đầu tiên để cùng nhau nhớ lại ngày đặc biệt đó
Các cặp đôi có thể đến nơi hẹn hò lần đầu tiên để cùng nhau nhớ lại ngày đặc biệt đó

Các cặp đôi có thể đến nơi hẹn hò lần đầu tiên để cùng nhau nhớ lại ngày đặc biệt đó. Thậm chí, có thể gọi đúng món ăn và đồ uống của ngày hôm đó.

9 – Nấu bữa tối cùng nhau

Việc cùng nhau chuẩn bị thức ăn và nấu sẽ lãng mạn và ấm cúng hơn
Việc cùng nhau chuẩn bị thức ăn và nấu sẽ lãng mạn và ấm cúng hơn

Thay vì làm bánh, ăn sáng ngay trên giường thì vợ chồng có thể nấu bữa tối. Việc cùng nhau chuẩn bị thức ăn và nấu sẽ lãng mạn và ấm cúng hơn.

10 – Massage cho nhau

Chuẩn bị một chai tinh dầu, nến và nhạc, massage cho nhau
Chuẩn bị một chai tinh dầu, nến và nhạc, massage cho nhau

Chuẩn bị một chai tinh dầu, nến và nhạc, massage cho nhau. Đây cũng là một ý tưởng vô cùng ngọt ngào cho ngày Valentine.

11 – Hát karaoke

Ngày Valentine, cặp đôi có thể tự cài đặt chương trình hát karaoke tại nhà
Ngày Valentine, cặp đôi có thể tự cài đặt chương trình hát karaoke tại nhà

Thông thường, chúng ta chỉ hát karaoke sau những buổi tiệc, có nhiều bạn bè. Ngày Valentine, cặp đôi có thể tự cài đặt chương trình hát karaoke tại nhà. Cùng nhau hát, nhảy múa hết mình hay tặng nhau những bài hát mà người kia thích. Thật tuyệt vời phải không?

Giỏ hàng 0