Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trái cây nghiền là loại thức ăn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên bắt đầu bổ sung thêm trái cây cho bé. Ăn nhiều trái cây sẽ giúp bé được hấp thụ các dưỡng chất để phát triển toàn diện. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn dặm hàng ngày cho con. Vì vậy mẹ nên tìm hiểu các cách bảo quản thực phẩm để con được ăn ngon mà không tốn nhiều thời gian. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách bảo quản trái cây nghiền cho bé nhé!

Xem thêm: Bé ăn dặm: 10 luật bất thành văn mẹ không thể bỏ qua

1. Có nên cho bé ăn dặm trái cây nghiền?

Trái cây là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng với con người ở mọi lứa tuổi. Các em bé đang trong thời gian ăn dặm cũng không ngoại lệ. Trái cây mang tới nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào tốt cho sức khỏe. Nhất là các bé đang cần được bổ sung dinh dưỡng để được phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ. Nó còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, dễ dàng hấp thụ dưỡng chất.

Trái cây là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng với con người ở mọi lứa tuổi
Trái cây là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng với con người ở mọi lứa tuổi

Với bé đang ăn dặm, trái cây nghiền có lẽ không quá xa lạ trong bữa ăn dặm của bé. Trái cây nghiền làm từ 100% trái cây tự nhiên cung cấp một lượng vitamin C lớn tốt cho sự phát triển. Ngoài ra vị thơm ngon của trái cây nghiền sẽ kích thích cảm giác thèm ăn của bé. Giai đoạn đầu khi ăn dặm bé chưa mọc răng nên mẹ cần nghiền nhuyễn trái cây ra cho bé ăn. Về sau khi bé đã ăn quen và lớn hơn thì mẹ có thể xắt nhỏ ra để tập cho bé nhai nuốt. Nếu mẹ muốn nấu một lần dùng nhiều lần thì cần có cách bảo quản trái cây nghiền cho bé.

2. Bé từ 6 tháng có thể ăn những loại trái cây nào?

2.1. Chuối

Chuối chứa nhiều vitamin tổng hợp, calo, các khoáng chất cần thiết cho bé
Chuối chứa nhiều vitamin tổng hợp, calo, các khoáng chất cần thiết cho bé

Đây là một loại trái cây vô cùng bổ dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa. Chuối chứa nhiều vitamin tổng hợp, calo, các khoáng chất cần thiết cho bé. Mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn chuối ra cho bé ăn là được. Có thể kết hợp với các loại hoa quả khác như táo, lê hay sữa chua, ngũ cốc… để bé được ăn đa dạng thực phẩm.

2.2. Bơ

Bơ rất tốt cho trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt là thời kì ăn dặm
Bơ rất tốt cho trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt là thời kì ăn dặm

Bơ rất tốt cho trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt là thời kì ăn dặm. Trong quả bơ chứa các chất béo không no. Vitamin B và các khoáng chất. Loại quả này có lợi cho sự phát triển trí não của bé và giúp bé tăng cân nhanh. Cách ăn bơ cũng giống như chuối, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn và kết hợp với thức ăn khác. Nếu mẹ muốn cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, mẹ có thể làm 1 lần. Sau đó bằng các cách bảo quản trái cây nghiền cho bé là có thể tiết kiệm thời gian được rồi.

2.3. Táo đỏ

Táo đỏ chứa nhiều cacbonhydrate, kali và chất xơ
Táo đỏ chứa nhiều cacbonhydrate, kali và chất xơ

Đây là loại trái cây bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng cho bé. Táo đỏ chứa nhiều cacbonhydrate, kali và chất xơ. Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên nghiền nát táo đỏ rồi nấu chín. Trái cây nghiền sau khi chế biến xong có thể bảo quản trong tủ lạnh rồi cho bé ăn khi nào bé muốn. Về sau mẹ có thể không cần nấu hoặc ép nước táo cho bé ăn. Khi bé đã lớn hơn, mẹ cắt thành miếng nhỏ là bé đã biết tự cầm ăn rồi.

3. Cách bảo quản trái cây nghiền cho bé

Với các mẹ không có nhiều thời gian, việc chế biến sẵn đồ ăn dặm cho bé rồi bảo quản là hợp lí. Cách bảo quản trái cây nghiền khá dễ dàng mà mẹ nên tìm hiểu. Tốt nhất là dùng tủ lạnh để trữ đông, như vậy sẽ giữ được hương vị mà không bị mất chất.

3.1. Chuẩn bị dụng cụ trữ đông hoa quả cho bé

Chuẩn bị dụng cụ trữ đông hoa quả cho bé
Chuẩn bị dụng cụ trữ đông hoa quả cho bé
  • Nồi luộc, hấp.
  • Máy xay.
  • Rây lọc.
  • Khay đá viên, túi nhựa chuyên dụng.

Không cần quá cầu kì, như vậy là mẹ đã có đủ đồ dùng để trữ đông hoa quả cho bé rồi.

3.2. Cách chế biến và bảo quản trái cây nghiền cho bé

Cách chế biến và bảo quản trái cây nghiền cho bé
Cách chế biến và bảo quản trái cây nghiền cho bé

Sau khi sơ chế thực phẩm, mẹ cắt nhỏ thức ăn thành nhiều phần. Với các loại rau của và một số trái cây cứng, mẹ đặt vào rổ hấp để làm chín. Trước đó mẹ nhớ làm sạch bằng cách lột vỏ, bỏ hạt nhé. Hấp là cách tốt nhất để giữ dinh dưỡng trong thức ăn. Sau đó mẹ xay thức ăn nhuyễn và mịn cho bé có thể ăn được. Với bé bắt đầu ăn dặm, hãy nghiền thật mịn. Với các bé đã lớn hơn, mẹ có thể xay qua để có độ lổn nhổn nhất định.

Mẹ có thể sử dụng cách bảo quản trái cây nghiền cho bé bằng ngăn đá tủ lạnh. Ngăn đông có thể giữ độ tươi ngon của thực phẩm tới 2 – 3 ngày. Nếu mẹ bảo quản tốt với các dụng cụ chuyên dụng, thời hạn có thể lên tới 2 tháng.

Mẹ có thể sử dụng cách bảo quản trái cây nghiền cho bé bằng ngăn đá tủ lạnh
Mẹ có thể sử dụng cách bảo quản trái cây nghiền cho bé bằng ngăn đá tủ lạnh

Một lưu ý nhỏ cho mẹ là nên giữ vị ngọt tự nhiên của trái cây để đảm bảo sức khỏe cho bé. Không cần nêm thêm gia vị như đường, bột ngọt hay muối để tăng hương vị. Các gia vị có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa non nớt của bé đó.

Trái cây nghiền là thức ăn dặm nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ lưu ý nên chọn mua trái cây tự nhiên, chín vừa và làm sạch cho bé ăn nhé. Nguyên tắc vệ sinh cần được đảm bảo trước khi trữ đông hoa quả cho bé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Xem thêm:

Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!

Gia vị cho bé ăn dặm: 6 Loại hạt nêm cho bé mẹ cần biết

Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng thực phẩm chuẩn nhất

Cho bé ăn dặm đúng cách: Những nguyên tắc bất di bất dịch

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!

Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?

Thời tiết mùa đông khá khô và lạnh dễ khiến cho da bé nhanh mất độ ẩm. Nhất là khi làn da bé mỏng manh, nhạy cảm và dễ kích ứng. Vì vậy, Góc của mẹ đã tổng hợp ngay các bí kíp chăm sóc da bé ngày đông lạnh này. Các mẹ hãy xem ngay bên dưới nhé!

1. CHO BÉ UỐNG NƯỚC NHIỀU

Da cũng như cơ thể bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hàng ngày nên cho trẻ ăn, uống nhiều hoa quả, nước quả tươi. Cùng rau xanh. Và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô.

Cho bé uống nước nhiều
Cho bé uống nước nhiều

Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao. Do vậy vẫn phải cho bé uống nước đều đặn. Vào những ngày trời hanh khô cần cho bé uống nhiều nước hơn.

2. CHỌN QUẦN ÁO CÓ CHẤT LIỆU MỀM MẠI

Trời trở lạnh, mẹ luôn có tâm lý mặc cho bé càng ấm càng tốt và hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, nếu giữ trẻ quá lâu trong nhà, thiếu sự tuần hoàn không khí, cộng với số quần áo dày cộp sẽ khiến các bé bị ra nhiều mồ hôi, dễ cảm lạnh và gây kích ứng da (rôm sảy, mẩn ngứa…).

Lựa chọn quần áo có chất liệu cotton mềm mại
Lựa chọn quần áo có chất liệu cotton mềm mại

Để hạn chế tất cả những tổn thương đối với da của bé, mẹ nên chọn những loại quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại, vừa có khả năng giữ ấm vừa thấm mồ hôi tốt. Sử dụng nhiều lớp quần áo mỏng hơn là một lớp quần áo dày.

Khi ở trong môi trường nóng ấm rồi thì nên cởi bớt quần áo ra để bé cảm thấy thoải mái, không toát mồ hôi. Luôn đội mũ cho bé khi ra ngoài trời.

3. RÚT NGẮN THỜI GIAN TẮM

Khi mùa đông tới, nhiệt độ ở miền Bắc thường xuống rất thấp. Vì thế, mẹ không cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày, tắm cho bé 2-3 lần/tuần là đủ.

Rút ngắn thời gian tắm cho bé
Rút ngắn thời gian tắm cho bé

Thời gian tắm cho bé cũng nên rút ngắn vì nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất. Việc lựa chọn các sản phẩm tắm gội cho bé cũng rất quan trọng. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, thành phần dưỡng ẩm để giúp da bé sạch nhẹ dịu, không lo kích ứng.

Cũng không nên dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ vì dễ làm cho da trở nên khô hơn. Tốt nhất, mẹ nên dùng nước vừa đủ ấm. Thay vì 20 phút như khi thời tiết ấm áp, mẹ chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 10 phút mà thôi.

4. ĐẢM BẢO ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

Mẹ có thể dùng thêm các thiết bị để tăng cường độ ẩm không khí trong nhà như máy tạo độ ẩm.

Trên thị trường hiên nay có rất nhiều loại máy tạo ẩm khác nhau, phù hợp với không gian chật hẹp. Mẹ nên tham khảo thêm thông tin để chọn được loại máy tạo độ ẩm tốt nhất cho gia đình mình.

Đảm bảo độ ẩm không khí trong nhà
Đảm bảo độ ẩm không khí trong nhà

Có một số điểm mẹ cần lưu ý. Như độ ẩm lý tưởng trong phòng chỉ nên ở vào khoảng 40 – 50%, nếu độ ẩm quá lớn sẽ làm cho vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội sinh sôi, phát triển, gây tác dụng không tốt đến sức khỏe. Nếu để dùng cho phòng nhỏ trong gia đình thì các loại máy máy phun sương, tạo độ ẩm mini với dung tích vừa phải sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

Mẹ có thể tham khảo cách chọn mua và sử dụng máy tạo ẩm đúng cách, hiệu quả tại đây.

5. VỆ SINH VÀ GIỮ ẨM CHO DA ĐÚNG CÁCH

Chăm sóc da bé mùa hanh khô, quan trọng nhất là vệ sinh và giữ ẩm đúng cách. Mẹ nên giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng. Thêm vào đó là tăng cường khả năng dưỡng ẩm, tránh bị khô da bằng các sản phẩm như khăn giấy ướt, dầu tắm gội, dầu massage, kem dưỡng ẩm…

Vệ sinh và giữ ẩm cho da bé đúng cách
Vệ sinh và giữ ẩm cho da bé đúng cách

Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da bé an toàn, ưu tiên thành phần thiên nhiên, vừa có chức năng kháng khuẩn, lại vừa dưỡng ẩm. Hiện nay, các nhãn hàng chăm sóc trẻ em hàng đầu đã đưa vào sản phẩm những thành phần dưỡng ẩm tuyệt vời cho da, dịu nhẹ và không kích ứng.

Bên cạnh các chất mẹ vẫn hay biết đến với chức năng dưỡng ẩm tự nhiên, phổ biến như dưa chuột, lô hội, mật ong, dầu dừa…thì còn có những tinh chất được mệnh danh “siêu dưỡng ẩm”, chỉ được dùng trong các sản phẩm dưỡng da cao cấp. Như tinh chất đường nho thiên nhiênSodium Hyaluronate(HA), tinh dầu hoa trà Nhật Bản…Mẹ có thể tham thảo công dụng của những thành phần này tại đây

Với những ai làm mẹ, hẳn đều phân vân khi lựa chọn bình sữa cho bé. Nhất là trong việc chọn mua bình sữa thuỷ tinh hay bình sữa bằng nhựa. Bởi trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại với chất liệu, kiểu dáng, thương hiệu khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp mẹ đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất. Đọc ngay mẹ nhé!

1. Bình sữa thuỷ tinh

1.1. Ưu điểm

  • Không có hóa chất: Bình sữa làm từ chất liệu thuỷ tinh, không chứa hóa chất độc hại. Do đó mẹ không cần phải lo lắng về việc hóa chất ở bình ngấm vào sữa của bé
  • Dễ dàng lau chùi hơn: Bình sữa thuỷ tinh chống sặc dễ lau chùi hơn nhiều so với nhựa. Vì chúng ít có khả năng bị xước bên trong, giữ lại cặn sữa và gây ra mùi hôi. Các vết trầy xước nhỏ ở thành bình có thể tạo thành môi trường cho vi khuẩn phát triển
  • Vệ sinh toàn diện: Mẹ có thể làm sạch bình sữa thủy tinh trong nhiệt độ cao mà không lo bình bị nứt, ảnh hưởng đến chất lượng của bình.
bình sữa thủy tinh hay bình nhựa
Bình sữa thủy tinh mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng
  • Mùi vị sữa tốt hơn: Bình sữa bằng nhựa có thể ảnh hưởng mùi vị của sữa. Với chất liệu bằng thủy tinh, bình sữa có thể duy trì “độ tinh khiết” của sữa.
  • Tương thích với máy hút sữa thông thường: Khi sử dụng bình sữa thủy tinh mẹ có thể không cần mua bình riêng để phù hợp với máy hút sữa. Nhiều bình sữa thủy tinh ngày nay có thể dùng được với máy hút sữa thông thường
  • Bền: Bình sữa thủy tinh bền hơn loại nhựa, trừ khi bình bị vỡ.

1.2. Nhược điểm 

  • Đắt hơn: Bình sữa thủy tinh có xu hướng đắt hơn. Bởi vật liệu tốn kém hơn và quá trình để làm cho ra sản phẩm tốn nhiều thời gian hơn
  • Ít lựa chọn hơn: Không có quá nhiều lựa chọn cho bình sữa thủy tinh hơn là bình sữa bằng nhựa. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tìm được bởi nhiều hãng trong và ngoài nước đã sản xuất loại bình sữa thuỷ tinh chất lượng cho bé.
  • Nặng: Bình sữa thủy tinh thường nặng hơn, có thể khiến bé khó cầm khi bé lớn hơn.
bình sữa thủy tinh hay bình nhựa
Bình sữa thuỷ tinh có thể khiến bé cầm nặng tay hơn so với bình nhựa
  • Dễ vỡ hơn bình nhựa. Bình sữa thuỷ tinh có thể dễ vỡ hơn bình bằng nhựa. Tuy nhiên để tránh tình trạng này, nhiều hãng cho ra đời loại bình thuỷ tinh khó vỡ hơn. Trừ trường hợp cố tình làm vỡ hoặc khi trẻ ném quá mạnh, quá cao thì khả năng bình bị vỡ khá là thấp. Ngoài ra, hiện nay các hãng cũng sử dụng chất liệu cát cao cấp để tạo ra bình sữa thuỷ tinh. Nếu vỡ, chúng có thể tan ra thành những miếng tròn/ nhỏ. Thay vì những mảnh thuỷ tinh sắc nhọn như những sản phẩm thuỷ tinh thông thường khác. Điều này giúp làm giảm khả năng mẹ/ bé bị thương khi không may chạm vào.

2. Bình sữa bằng nhựa 

2.1. Ưu điểm

  • Sẵn có: Mẹ dễ dàng tìm mua bình sữa bằng nhựa tại các nhà cửa hàng, siêu thị,…
  • Dễ dàng đo lường: Với chất liệu trong suốt và các vạch đo rõ ràng, bình sữa giúp mẹ dễ dàng đong đo được lượng sữa bé uống.
  • Ít tốn kém hơn: Bình sữa nhựa thường có chi phí thấp hơn so với thủy tinh. Vì vật liệu rẻ hơn và sản xuất nhanh hơn.
  • Dễ cầm: Bởi làm từ nhựa nên bình sữa khá nhẹ, giúp bé dễ dàng cầm và giữ chặt bình hơn
  • Không bị vỡ: Bình nhựa có thể dùng không lâu bằng thủy tinh, nhưng chúng tương đối khó vỡ. Mẹ không phải lo lắng nếu bình bị vỡ..
Bình nhựa khó vỡ hơn bình thuỷ tinh
Bình nhựa khó vỡ hơn bình thuỷ tinh

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì bình sữa từ nhựa cũng có những nhược điểm sau:

2.2.1. Nhiều hóa chất hơn

Mặc dù gần như tất cả các bình sữa làm từ nhựa hiện không có BPA, nhưng chúng vẫn chứa các hóa chất khác có hoạt tính estrogen. Các mẹ nên cẩn thận hơn khi mua bình sữa bằng nhựa. Bởi không ít sản phẩm được từ hoá chất không an toàn cho bé. Một số bình nhựa thậm chí chứa nhiều hóa tính estrogen hơn so với nhựa chứa BPA.

Đặc biệt khi bình nhựa được làm nóng ở nhiệt độ cao, các hoạt chất estrogen xâm nhập vào cơ thể thông qua các chất lỏng (sữa, nước,…) tiếp xúc với nhựa. Những hóa chất này có khả năng gây ra các rủi ro cho sức khỏe. Chẳng hạn như tăng cân và thậm chí là ung thư (1) .

2.2.2. Khó vệ sinh hơn

Nhựa dễ bị trầy xước, tạo ra những vết xước nhỏ trong thành bình. Đây là nơi vi khuẩn phát triển và làm cho việc làm sạch bình trở nên khó khăn hơn. Nhất là khi các mẹ không sử dụng dụng cụ rửa bình sữa chuyên dụng.

Bình nhựa nếu không vệ sinh kỹ có thể khiến cặn sữa bám bên trong
Bình nhựa nếu không vệ sinh kỹ có thể khiến cặn sữa bám bên trong

2.2.3. Khó tiệt trùng

Nhựa không thể chịu được nhiệt độ quá cao như thủy tinh nhiệt có thể. Vì vậy nên nếu với phương pháp làm sạch như đun nóng bình sữa/ đổ nước sôi vào bình đối với bình nhựa có thể không khả thi. Bởi nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bình.

2.2.4. Dễ có mùi 

Các sản phẩm đựng thực phẩm, không chỉ bình sữa mà chai/ lọ khác làm từ nhựa đều dễ có mùi sau một thời gian sử dụng. Bình nhựa sau một thời gian dùng, có thể khiến cho mùi sữa có mùi lạ, không được như ban đầu.

2.2.5. Ít bền hơn

Bình sữa bằng nhựa không dùng được lâu như thủy tinh. Chúng có nhiều khả năng bị trầy xước bên trong thành bình, nứt hoặc mùi.

3. Bình sữa làm bằng inox, silicone

bình sữa thủy tinh
Hiện trên thị trường có nhiều loại bình sữa khác nhau để mẹ lựa chọn

Bên cạnh việc lựa chọn bình sữa thuỷ tinh hay bình nhựa thì cũng có những lựa chọn khác cho mẹ tham khảo. Đó là bình sữa inox hoặc silicone. Bình sữa làm từ hai chất liệu này cũng có những điểm ưu và nhược điểm khác nhau.

Trên đây là những phân tích về chất liệu bình sữa, giúp mẹ có cái nhìn tổng quan hơn. Bởi trẻ sơ sinh khá khó tính, nên mẹ cũng có thể mua hai loại khác nhau để bé dùng thử và quan sát phản ứng của bé. Tìm ra bình sữa tốt nhất có thể không thực sự khả quan. Tuy nhiên, tìm và lựa chọn được bình sữa phù hợp với mỗi bé thì là điều có thể.

Xem thêm: 

Mùa hè là thời gian tuyệt vời cho bé vui chơi khám phá sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm có nhiều bệnh tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ hãy nắm rõ 5 bệnh mùa hè ở trẻ em thường hay gặp và cách phòng tránh hiệu quả nhất nhé!

1. Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất

1.1. Tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm

Những bệnh liên quan đến thực phẩm thường xuất hiện khá nhiều trong mùa hè. Chắc bố mẹ đều biết môi trường nóng ẩm chính là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn sinh sôi. Không may là có rất nhiều loại vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn hoặc nấm, ký sinh trùng lại rất hay ẩn nấp trong thức ăn và nước uống. Những bạn nhỏ nếu mắc các bệnh này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn.

bệnh mùa hè ở trẻ em
Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất

Tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh mùa hè ở trẻ em khá phổ biến

Triệu chứng & cách xử lý

Các triệu chứng thường thấy gồm: đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Bố mẹ lưu ý là trẻ ở độ tuổi càng nhỏ sẽ càng nhanh mất nước hơn. Nếu không bù nước và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Đây là một trong những bệnh mùa hè ở trẻ em khá phổ biến. Chỉ cần đảm bảo vệ sinh và điều trị kịp thời sẽ không sao cả.

1.2. Tay chân miệng

Tay chân miệng trong những năm gần đây xuất hiện thường xuyên hơn. Bệnh này thường gặp nhất ở các bạn nhỏ độ tuổi mẫu giáo hoặc đang đi trẻ. Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa, do vi trùng đường ruột Enterovirus 71 và Coxsackie A16 gây nên. Trẻ ở độ tuổi còn nhỏ sức đề kháng còn yếu, cộng với môi trường sinh hoạt tập thể nên bệnh rất dễ lây lan.

bệnh mùa hè ở trẻ em
Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất

Tay chân miệng là một loại bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất trong những năm gần đây

Triệu chứng & cách xử lý

Với bệnh này, triệu chứng ban đầu khá khó phân biệt. Bố mẹ sẽ thấy trẻ chỉ sốt nhẹ, hơi đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Lúc này, miệng trẻ đã bắt đầu có những vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Nhìn qua khá giống như các vết lở miệng do nhiệt thông thường. Khi bệnh trở nặng hơn, bố mẹ sẽ thấy các vết ban đỏ mọng nước ở bàn tay, bàn chân, đầu gối…  Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng hơn khiến trẻ sốt cao, ngủ li bì, giật mình. Mức độ này các bạn nhỏ sẽ rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, bệnh mùa hè ở trẻ em như tay chân miệng vẫn có thể xử lý tại nhà nếu phát hiện sớm. Bố mẹ chỉ cần hạ sốt, bổ sung nước đầy đủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Cả bố mẹ và trẻ đều cần phải chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ và rửa tay thường xuyên nhé!

3. Sốt xuất huyết

bệnh mùa hè ở trẻ em
Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất

Sốt xuất huyết thường dễ bùng phát vào những tháng 7,8,9 hàng năm

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã không còn phổ biến như ngày xưa. Nhưng bố mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan nhé! Môi trường nhiệt đới như Việt Nam là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi. Đây chính là loài vật trung gian gây bệnh và truyền từ người nhiễm bệnh sang người lành. Bệnh thường bùng phát vào những tháng 7,8,9 hàng năm; trùng vào các tháng nghỉ hè của trẻ. Các bé thường ham chơi, nhiều khi để cho muỗi đốt vẫn không để ý. Cho nên dễ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn người lớn là vì vậy. Đây cũng được xem là một trong những bệnh mùa hè ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý.

Triệu chứng & cách xử lý

Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue gây ra. Ban đầu các bé có thể bị sốt cao đột ngột, liên tục. Sau đó một vài ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hoặc tiểu ra máu… Nhiều trẻ cũng sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết ở nhiều vùng da trên cơ thể. Lúc này, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần lưu ý bổ sung nước, vitamin C và cho trẻ ăn đủ chất, dễ tiêu để nhanh khỏi bệnh.

4. Rôm sảy, mẩn ngứa

Một bệnh mùa hè ở trẻ em khác mà bố mẹ cũng cần lưu ý là bệnh rôm sảy. Đây là tình trạng các tuyến mồ hôi trên da bị tắc, làm xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu hồng. Mặc dù bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Nếu để trẻ gãi nhiều sẽ gây trầy xước và dễ nhiễm khuẩn nặng hơn.

bệnh mùa hè ở trẻ em
Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất

Rôm sảy, mẩn ngứa chủ yếu do tuyến mồ hôi bị tắc

Triệu chứng & cách xử lý

Các triệu chứng của bệnh này khá dễ nhận biết. Bố mẹ sẽ thấy da trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ, mọc thành từng vùng mẩn đỏ trên da. Điều này khiến bé bứt rứt khó chịu và thường xuyên gãi. Thông thường, rôm sảy sẽ xuất hiện chủ yếu ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, vai, ngực, lưng… Bệnh này chủ yếu do tuyến mồ hôi bị tắc nên bố mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh cho các bé là chính. Cố gắng cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và tránh hoạt động ngoài trời nắng. Mẹ nên tìm đến các sản phẩm ngừa hăm và rôm sảy tốt nhất cho mùa hè. Hạn chế đun nấu nước lá để tắm cho bé nếu không đảm bảo nguồn gốc của những loại lá đó.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm chăm sóc da bé mùa hè ở đây nhé!

5. Sốt virus

bệnh mùa hè ở trẻ em
Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp nhất

Sốt virus hay sốt siêu vi là bệnh mùa hè ở trẻ em khá phổ biến

Sốt virus hay sốt siêu vi là bệnh mùa hè ở trẻ em khá phổ biến. Đây là bệnh gây ra do nhiều loại virus khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do nhóm các virus đường hô hấp. Sốt virus rất dễ lây lan nên bố mẹ cần lưu ý cẩn trọng vấn đề này. Tuy nhiên, đây không phải là một loại bệnh nguy hiểm. Nếu được điều trị tích cực, các bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh nên bố mẹ có thể yên tâm.

Triệu chứng & cách xử lý

Vì bệnh do nhiều loại virus gây ra nên biểu hiện cũng rất đa dạng. Thông thường trẻ sẽ bị sốt cao theo từng đợt trong ngày. Lúc hạ sốt các bé vẫn tỉnh táo và chơi đùa như bình thường. Bố mẹ sẽ nghe các bé than đau mình mẩy, đau đầu kèm theo các triệu chứng ho, hắt hơi, ngạt mũi, chán ăn… Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày.

2. Các biện pháp phòng bệnh mùa hè ở trẻ em

2.1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé

Vệ sinh an toàn thực phẩm được xem là tiêu chí quan trọng trong phòng bệnh mùa hè ở trẻ em. Rất nhiều loại vi khuẩn có thể tấn công bé thông qua thực phẩm. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn chín, uống sôi; sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nhớ hạn chế trẻ ăn các món ăn vặt vỉa hè hoặc những khu vực không đảm bảo vệ sinh.

Xây dựng một thực đơn cân bằng dinh dưỡng cũng là cách bảo vệ bé hiệu quả khỏi các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em.

2.2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc bệnh mùa hè ở trẻ em

Trời nắng nóng cũng sẽ làm những bệnh ngoài da ở trẻ em có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Bố mẹ cần nhắc nhở hoặc vệ sinh cho trẻ hằng ngày, tránh để bụi bẩn và mồ hôi bám trên cơ thể. Nếu được, nhớ cố gắng thay quần áo thoáng mát thường xuyên; tránh để các bé nghịch bẩn lâu. Và cuối cùng, luôn nhắc trẻ rửa tay thường xuyên bố mẹ nhé!

2.3. Bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời

bệnh mùa hè ở trẻ em
Các biện pháp phòng bệnh mùa hè ở trẻ em

Ánh nắng gay gắt cũng là nguy cơ gây nên một số bệnh mùa hè ở trẻ em. Chẳng hạn như chứng say nắng, mất nước hoặc các bệnh về da do tia cực tím. Ngoài việc hạn chế để trẻ chơi ngoài nắng, bố mẹ nhớ nhắc bé đội mũ thường xuyên nếu đi ra ngoài. Thêm nữa, nếu phải thực hiện các hoạt động ngoài trời theo yêu cầu; bố mẹ đừng quên bôi kem chống nắng cho bé.

2.4. Nhắc bé uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh mùa hè ở trẻ em khá hiệu quả. Trời nóng bức khiến các bé ra mồ hôi nhiều, dễ gặp tình trạng mất nước. Việc bổ sung nước sạch kịp thời giúp cơ thể trẻ điều tiết tốt hơn, giảm nguy cơ sốt hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, bố mẹ cũng lưu ý hạn chế để trẻ sử dụng nước đá và thức ăn lạnh nhé! Dùng thường xuyên dễ khiến bé bị viêm họng lắm đấy.

bệnh mùa hè ở trẻ em
Các biện pháp phòng bệnh mùa hè ở trẻ em

2.5. Đảm bảo nơi ở gia đình được vệ sinh, thông thoáng

Có rất nhiều loại vi khuẩn hoặc côn trùng có hại trong nhà có thể gây các bệnh mùa hè ở trẻ em. Do đó, việc giữ vệ sinh nhà cửa, sắp xếp gọn gàng mọi thứ cũng là cách bảo vệ các bé. Bố mẹ có thể có những ngày cả nhà cùng nhau dọn vệ sinh, vừa giáo dục các bé lại vừa đảm bảo nơi ở được sạch sẽ nữa.

2.6. Kiểm tra, phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh mùa hè ở trẻ em để điều trị

Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường có các triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm, trò chuyện với bé thường xuyên để kịp thời phát hiện những thay đổi sức khỏe nhỏ nhất ở trẻ. Bố mẹ có thể tự mình trang bị những kiến thức sơ cứu và chăm sóc trẻ cơ bản nhất. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị nếu các bé không may gặp bệnh.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm các nguyên tắc phòng Covid-19 cho cả gia đình ở đây nhé!

Những căn bệnh mùa hè ở trẻ em chắc có lẽ không còn quá xa lạ với bố mẹ nữa. Hầu như bố mẹ nào cũng trải qua một đôi lần lo lắng; nhẹ thì có thể tự chăm bé ở nhà, nặng hơn thì phải đi viện. Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ bình tĩnh sử dụng những kiến thức đã biết để xử lý; tin rằng bé sẽ được bảo vệ an toàn hơn trong vòng bay bố mẹ.

Bé bị nôn là một việc vô cùng đau đầu đối với các cặp bố mẹ. Vì nôn ói là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính. Vì vậy khi bé bị nôn, các mẹ cần ngay lập tức nhận biết các dấu hiệu và đưa bé đến bệnh viện đúng lúc.

1. Nguyên nhân bé bị nôn?

1.1. Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

bé bị nôn
Nguyên nhân bé bị nôn?

Nếu bé nhà mình bị nôn nhiều liên tục 5-10 phút/ lần trong 1-12 giờ đầu thì có nguy cơ bé bị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm. Hai bệnh này về cơ bản là dấu nhau, nên các mẹ đặc biệt chú ý đến các đặc điểm khác sau đây:

  • Trường hợp bị viêm dạ dày, bé bị nôn, kèm sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài 12 – 72 giờ (3 ngày). Có thể bị tiêu chảy trong 2 ngày đầu.
  • Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau khi ăn trúng thực phẩm nhiễm khuẩn 2-12 tiếng thì bé mới bắt đầu bị nôn ói. Không kéo dài quá 12 tiếng sau đó và không kèm theo sốt cao hoặc tiêu chảy.

Đới với các bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, bé bị nôn có thể do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý, nên ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Nếu bé bị nôn nhiều, lúc này dấu hiệu bé gặp các vấn đề về viêm ruột dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tắc ruột,… là khá cao.

Viêm dạ dày ruột thường gặp đối với các bé trên 12 tháng tuổi. Nguyên nhân phổ biến do siêu vi. Bé thường nôn ói đột ngột trong 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng khác của viêm dạ dày ruột có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng.

1.2. Nhiễm trùng tiết niệu

Nếu bé nhà mình bị sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì các mẹ nên cân nhắc tình trạng này của bé.

1.3. Tắc ruột

Đây là một bệnh lý nguy hiểm và cần được cấp cứu gấp. Nếu các mẹ thấy bé nhà mình bị đau bụng dữ dội, thì nên tham khảo thêm các triệu chứng bao gồm sau:

  • Đau bụng đột ngột.
  • Nôn ra mật xanh vàng.
  • Thường là nôn vọt (không bắt buộc).
  • Đau bụng dữ dội liên tục hoặc từng cơn.
  • Không đại tiện.
  • Trẻ nhợt nhạt, vã mồi hôi.
  • Tình trạng bệnh ngày càng tồi đi.

1.4. Lồng ruột

bé bị nôn
Nguyên nhân bé bị nôn?

Lồng ruột cũng là 1 triệu chứng nguy hiểm và cần cấp cứu gấp. Trẻ dưới 4 tuổi vẫn có khả năng cao bị nôn do lồng ruột.

Lúc này, mẹ nên quan sát bé nhà mình có đau bụng kèm theo thường co chân về phía bụng, có thể có máu trong phân, phân lỏng.

1.5. Hẹp phì đại môn vị

Môn vị là phần cuối của dạ dày, nơi nối với tá tràng. Dù trường hợp này ít nhưng các mẹ cũng nên lưu ý. Nếu bé 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội nhiều lần và bé cứ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói. Các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Hẹp phì đại môn vị cần được phẫu thuật điều trị, trẻ có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Cách xử lý khi bé bị nôn

Lúc này, các mẹ có vai trò hết sức quan trọng. Việc bé bị nôn nếu không được xử lý đúng cách sẽ nhanh chóng làm bé kiệt sức.

2.1. Cách xử lý tại nhà cho các mẹ

bé bị nôn
Cách xử lý khi bé bị nôn
  • Khi bé bị nôn sữa hay thức ăn ra ngoài, các mẹ hãy lấy khăn lau sạch miệng bé, quàng 1 khăn sạch vào đổ để tránh bị tiếp tục nôn trớ.
  • Tuyệt đối không bế bé lên khi bé đang nôn ói vì sẽ tăng nguy cơ dịch ói tràn vào phổi.
  • Các mẹ nhớ đặt bé nằm kia, kê đầu bé đảm bảo phần nửa trên luôn cao hơn phần dưới thân mình để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi

Xem thêm: Top 3 tư thế cho bé bú khoa học dành cho mẹ

  • Các mẹ cũng lưu ý là đừng cho bé uống sữa sau khi nôn ói. Đồng thời, nhanh chóng làm sạch mùi hôi/ tanh khó chịu do chất nôn gây ra để bé dễ chịu hơn.
  • Các mẹ có thể cho bé nhà mình dùng dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước trái cây loãng từng chút một để bù đi phần nước và chất điện giải bị mất qua việc nôn.
  • Nếu sử dụng Oresol, mẹ cần lưu ý pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Các mẹ không cho trẻ uống phần đã pha từ sáng. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1-2 phút, bằng muỗng nhỏ, đút hết một lượng oresol trong vòng 4 giờ (50ml cho mỗi ký cân nặng, ví dụ trẻ 10 ký, cần bù 500ml). Sau đó, ba mẹ có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường.
  • Các mẹ đừng nên quát mắng hay tỏ thái độ bực tức, vì các bé sẽ cảm nhận được và quấy khóc nhiều hơn. Việc bé khóc sẽ càng làm tồi tệ hơn tình trạng sức khỏe của bé.  Các mẹ nên từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.

2.2. Cần theo dõi tình trạng bé

Bố mẹ bé cần theo dõi các dấu hiệu để xử trí đúng và đưa trẻ đi khám khi cần thiết.

Theo dõi dấu hiệu mất nước khi bé bị nôn

  • Dấu hiệu mất nước nhẹ: Môi hơi khô, trẻ khát nước. Trẻ bị mất nước nhẹ thường không cần đi khám ngay nhưng ba mẹ cần theo dõi diễn tiến để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn.
  • Dấu hiệu mất nước vừa và nặng:
    • Giảm đi tiểu (không đi vệ sinh hoặc không ướt tã trong 4-6 giờ)
    • Khóc không thấy nước mắt
    • Môi khô nhiều, mắt trũng
    • Bàn tay bàn chân lạnh
    • Trẻ lừ đừ

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, ba mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay.

Lưu ý chế độ ăn

bé bị nôn
Lưu ý chế độ ăn

Lúc này, các mẹ cần lưu ý lại chế độ và thời gian biểu trong sinh hoạt của bé để báo cho bác sĩ khi cần thiết nhé.

Đới với các bé còn đang bú sữa mẹ: nếu bé không mất nước quá nhiều. Các mẹ có thể tiếp tục cho bé bé sữa vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước.

Nếu trẻ nôn ói ngay sau bú, mẹ cố gắng cho con bú từng chút một, nhiều lần. Ví dụ: bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Nếu sau 2-3 giờ, tình trạng nôn ói giảm, có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Có thể cho bé ăn cháo, thịt nạc, sữa chua, trái cây. Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì gây khó tiêu hóa. Các mẹ nên lưu ý lại đã cho bé ăn gì, số lượng. Để lỡ tình trạng tệ hơn xảy ra, có thể khai báo đầy đủ với bác sĩ.

Xem thêm: 7 lưu ý quan trọng để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

3. Các biện pháp hạn chế tình trạng bé bị nôn trớ

bé bị nôn
Các biện pháp hạn chế tình trạng bé bị nôn trớ

3.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ:

Mẹ nên cho bé bú từ từ, không để bú quá no và chỉ cho trẻ nằm sau khi bú mẹ ít nhất 15 phút.

Xem thêm mẹ nên cho bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa là đủ tại đây

Khi cho bé bú, các mẹ nên giữ đầu và người bé trên một đường thẳng. Mẹ phải ôm sát bé vào người và dùng tay đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ. Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú.

Các mẹ hãy tập thói quen này khi cho bé bú. Cho bé bú bên trái trước. Vì khi mới bú, lượng sữa trong bụng ít, để bé nằm nghiêng bên phải tốt hơn. Sau đó, chuyển bé sang bên phải (bé nằm nghiêng bên trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.

Khi bé nhà bạn bú xong, các mẹ cần bế bé lên, vỗ nhẹ vào phần lưng bé. Mục đích của việc này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân gây cho bé bị nôn.

3.2. Đối với trẻ bú bình:

Các mẹ để nghiêng bình sữa cho bé bú. Điều này để tránh việc bé nuốt phần không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Xem thêm Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình khoa học

3.3. Với trẻ ăn dặm:

Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn nhiều dễ khiến con sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày.

Tập cho trẻ thói quen ăn khi ngồi. Tình trạng bị trào ngược dạ dày sẽ xảy ra do các mẹ cho bé nhà mình nằm khi ăn.

Bé có thể có dấu hiệu không dung nạp lactose trong sữa bò (đây là dấu hiệu bình thường). Mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

Tình trạng bé bị nôn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bé sơ sinh vì bé lúc này rất yếu. Các mẹ nên giữ bình tĩnh và theo dõi kĩ lưỡng tình trạng bé nhà mình khi bé có dấu hiệu không khỏe nhé.

Nguồn tham khảo:

Bệnh viện nhi trung ương: Một số triệu chứng nôn mửa ở trẻ em

Báo Tuổi trẻ: bố mẹ làm gì khi con bị nôn

Bé 9 tháng tuổi là một mốc lớn trong giai đoạn hình thành và phát triển. Bé 9 tháng tuổi biết làm gì là một trong những câu hỏi thường gặp của bố mẹ. Góc của mẹ sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu về giai đoạn phát triển đặc biệt này của bé.

1. Những điều cha mẹ cần phải nắm được về bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu thích khám phá thế giới bên ngoài
Bé 9 tháng tuổi bắt đầu thích khám phá thế giới bên ngoài

Bắt đầu từ giai đoạn này, bé bộc lộ các tính cách đầu tiên. Bướng bỉnh, giận dỗi hay thể hiện niềm vui đều có thể nhận biết được rõ ràng. Bé 9 tháng tuổi bắt đầu thích khám phá thế giới bên ngoài. Bố mẹ hãy để bé tự do làm những gì bé thích để tính cách bé được hình thành và phát triển tự nhiên nhất có thể.

Để làm được điều này, bố mẹ hãy cho bé một phòng riêng hoặc một khu vực chơi bên ngoài trời. Ở mốc 9 tháng, bé đã muốn làm quen dần với các loại đồ chơi – đây là điều bố mẹ cần lưu ý. Chỉ cần để ý đến an toàn cho bé một chút, còn lại hãy để bé thỏa thích “vẫy vùng”. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên biết điểm dừng trong quá trình bé chơi đùa. Nếu thấy có dấu hiệu cần dừng lại, bố mẹ cũng nên ra hiệu hoặc nói cho bé. Bởi lúc này bé đã có thể nhận biết được từ “không” và các dấu hiệu dừng lại.

2. Bé thay đổi ngoại hình như thế nào?

Trung bình, trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc vào cân nặng khi mới sinh
Trung bình, trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc vào cân nặng khi mới sinh

2.1. Thay đổi về cân nặng và chiều cao

Bố mẹ mới sinh con luôn luôn tìm nhiều nguồn thông tin về việc bé 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg. Về cơ bản, ở giai đoạn này bé bắt đầu tăng cân chậm hơn. Trung bình, trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc vào cân nặng khi mới sinh. Thông thường, tỷ lệ cân nặng khi sơ sinh so với thời điểm này là ⅓. Làm phép tính đơn giản, bé sẽ có cân nặng trung bình từ 7.5 đến 10kg. Chiều cao của bé ở thời điểm 9 tháng sau sinh sẽ tăng liên tục. So với bé lúc sơ sinh, bé tăng khoảng 25cm. Từ tháng thứ 9, bé cao lên từ 0.6 đến 1.2 cm mỗi tháng.

2.2. Thay đổi về vẻ bề ngoài

Ngoại hình của bé 9 tháng tuổi vẫn chưa cho thấy sự khác biệt nhiều dù đã bước sang giai đoạn mới. Trông vóc dáng của bé vẫn khá nhỏ và còn một vài đặc điểm của trẻ mới sinh còn sót lại. Thân hình và tay chân mũm mĩm, kích thước đầu lớn, chiều cao chưa phát triển đáng kể. Nhưng ngay sau mốc tuổi này, cơ thể của bé sẽ dần thay đổi để thích nghi với các hoạt động mới. Các đặc điểm trên cơ thể trẻ sơ sinh biến mất dần, các nhóm cơ phát triển thay thế cho sự mũm mĩm trước kia.

Xem thêm:

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 10 tháng tuổi đầy đủ, khoa học

3. Bé 9 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu được đánh giá như một giai đoạn mới
Bé 9 tháng tuổi bắt đầu được đánh giá như một giai đoạn mới

3.1. Sự thay đổi về thể chất và tâm lý

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu được đánh giá như một giai đoạn mới: trẻ tập di chuyển. Mất dần các đặc điểm của trẻ sơ sinh, bé phát triển cả về thể chất và tâm lý. Bố mẹ sẽ dần nhận ra sự thay đổi đáng chú ý của bé trong các hành vi hàng ngày. Ví dụ:

3.2. Thay đổi về thể chất:

  • Chuyển từ nằm sang ngồi, cố gắng đứng lên (bám vào đồ vật)
  • Bò trườn, đẩy đồ vật đi (bám vào đồ vật như bàn, ghế rồi đẩy)
  • Bé đứng lên mà không cần người lớn hỗ trợ
  • Bé tập đi những bước đầu tiên
  • Chỉ tay vào hoặc tự đến lấy đồ vật bé thích
  • Cho bất cứ thứ gì trước mặt vào gặm, ăn vặt nhiều hơn
  • Bập bẹ nói, bắt chước nói các từ bé nghe hàng ngày
  • Vẫy tay bye bye
  • Bắt đầu tập nói các từ đơn giản như “ba”, “mẹ”,…
  • Lăn lộn lúc nằm sấp, lúc nằm ngửa

3.3. Thay đổi về trí não:

  • Phân biệt rõ các màu
  • Phát triển sự yêu thích đặc biệt với các hương vị và biết đồ thích ăn – không thích ăn, tỏ ra tò mò
  • Khám phá cách mọi thứ vận hành
  • Xuất hiện cảm xúc lo lắng
  • Nhớ rõ vị trí các đồ vật trong nhà (không lừa đc trẻ bằng cách giấu đồ khỏi tầm nhìn)
  • Thích đóng/mở mọi thứ
  • Phát triển khả năng chơi đùa cùng đồ vật.

3.4. Tập trườn – mốc phát triển đánh dấu bước ngoặt của bé 9 tháng tuổi

Thời điểm bắt đầu tập trường giữa các bé 9 tháng tuổi là không hề tương đồng
Thời điểm bắt đầu tập trường giữa các bé 9 tháng tuổi là không hề tương đồng

Sẽ không sai khi nói rằng tập trườn là một bước ngoặt trong dấu mốc 9 tháng tuổi của bé. Do trước kia bé chỉ nằm sấp hoặc nằm ngửa, nên khi bé tự di chuyển bằng sức mình là sự thay đổi lớn đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá quan trọng chuyện con tập trườn như thế nào.

Thời điểm bắt đầu tập trường giữa các bé 9 tháng tuổi là không hề tương đồng. Một số bé biết trườn chậm hơn các bạn đồng trang lứa. Hoặc thậm chí, có bé còn bỏ qua giai đoạn tập trườn để đến giai đoạn tập đi. Đó có thể do thời gian các bé này được bế trên tay nhiều hơn so với những bé còn lại. Như vậy, bố mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi bé 9 tháng tuổi biết làm gì rồi phải không? Tập trườn, tập đứng lên, tập khám phá thế giới, cả tập nói nữa chứ!

4. Nên cho bé 9 tháng tuổi ăn gì?

Từ 8 tháng tuổi đến dưới 1 năm, bé cần nạp 750-900 calo/ngày
Từ 8 tháng tuổi đến dưới 1 năm, bé cần nạp 750-900 calo/ngày

4.1. Chế độ ăn cho bé 9 tháng khác gì cho bé sơ sinh?

Từ 8 tháng tuổi đến dưới 1 năm, bé cần nạp 750-900 calo/ngày. Một nửa số calo trong đó đến từ sữa mẹ (khoảng 720 ml). Như vậy, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu cho bé trong giai đoạn này. Sự khác biệt lớn nhất ở chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi là cách mẹ cho bé tập ăn thức ăn. Thay vì cho bé uống sữa trước rồi cho ăn thức ăn, mẹ có thể làm ngược lại. Ngoài ra, trước giai đoạn 9 tháng tuổi, mẹ không cần cho bé uống nước. Tuy nhiên, đến khi bé đã sẵn sàng, bố mẹ có thể tập cho bé uống từng ngụm nước nhỏ.

4.2. Lưu ý cho bố mẹ khi cho bé tập ăn

Trong giai đoạn này, bé tập dùng bình sữa rất nhiều
Trong giai đoạn này, bé tập dùng bình sữa rất nhiều

Đồng thời, bố mẹ cũng nên tập cho bé ăn những đồ ăn mới. Các tiêu chí sau đây cần được mẹ để ý:

  • Cho bé ăn bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ngắn
  • Không bắt bé phải ăn
  • Cho bé ăn đa dạng các món ăn vặt an toàn: từ mềm đến rắn
  • Thử cho bé dùng thìa
  • Tập thói quen dùng bình sữa cho bé

Với bình sữa cho bé, mẹ nên lựa chọn những sản phẩm cứng cáp, dày dặn và có chức năng đặc biệt. Trong giai đoạn này, bé tập dùng bình sữa rất nhiều. Do vậy, sắm cho bé một chiếc bình sữa thủy tinh chống sặc và đầy hơi đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ là việc mẹ cần làm ngay. Mẹ tham khảo sản phẩm tại đây nhé.

Như vậy là Góc của mẹ đã cùng gia đình tham khảo những thông tin vô cùng cần thiết về bé 9 tháng tuổi. Em bé 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, bé 9 tháng tuổi biết làm gì,… hẳn không còn là những “cơn đau đầu” dành cho mẹ khi có con trong giai đoạn quan trọng này.

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellfamily.com/your-9-month-old-baby-development-and-milestones-4172786

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-9-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi/

https://www.parents.com/baby/feeding/solid-foods/feeding-9-12-month-old-baby/

Trẻ 8 tháng tuổi của mẹ có phải là một đứa trẻ hoạt bát, thích khám phá bằng cách bỏ mọi thứ vào miệng không? Mẹ đọc tiếp để tìm hiểu sự phát triển của con trong giai đoạn này, và biết thêm về cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi nhé!

Các mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mẹ cần biết
Các mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mẹ cần biết

1. Chiều cao và cân nặng trung bình của bé 8 tháng tuổi

Chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi thường hơn bé gái khoảng 3cm
Chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi thường hơn bé gái khoảng 3cm

1.1. Chiều cao trung bình

Chiều cao trung bình của bé trai giai đoạn này là 70,6 cm và với bé gái là 68,7 cm.

1.2. Cân nặng trung bình

Cân nặng trung bình của bé trai 8 tháng tuổi là 8,6 kg và tương tự 7,9 kg đối với các bé gái.

Các mẹ có thể xem thêm:

Bật mí bé 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn

Tiết lộ cho mẹ biết bé 10 tháng mấy kg thì chuẩn

2. Khám phá các mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

2.1. Sự phát triển của cơ thể bé

Em bé 8 tháng tuổi có sự phát triển mạnh về hoạt động tay chân nên rất thích chơi đùa
Em bé 8 tháng tuổi có sự phát triển mạnh về hoạt động tay chân nên rất thích chơi đùa

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì? Ở giai đoạn này, các bé bắt đầu có những động tác chuyền đồ vật/đồ chơi từ tay này qua tay kia. Thậm chí, đối với các vật mềm, dẻo, các bé có thể uốn, gấp vật thể. Bé cũng có thể mở ra theo hình dạng ban đầu. Bé vô cùng thích thú với trải nghiệm này.

Bé đã tập ngồi từ những tháng trước và lúc này, bé đã ngồi vững vàng. Bé thường thích ngồi độc lập, ít dựa vào ghế, vào tường. Nhưng Mẹ không để bé ngồi một mình lâu và không có chỗ dựa để bé tránh bị ngã.

Giai đoạn này, bé bắt đầu tập những động tác chịu trọng lượng cơ thể nhiều hơn ở chân. Biểu hiện lúc này của bé là đã có thể chững chân với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người lớn. Khi chững, bé nhún nhảy và hò reo vui vẻ.

Nhiều trẻ đã có thể tập đứng dậy bằng cách vịn vào người lớn hay những vật to nặng. Tuy nhiên, Mẹ lưu ý hạn chế để bé chơi một mình. Việc nghịch ngợm đứng dậy nhưng chưa đứng vững có thể làm bé ngã dẫn đến chấn thương.

Đồng thời, lúc này, bé có thể thu và nhận thông tin từ xung quanh. Biểu hiện như chăm chú nghe nhạc, nghe Mẹ kể chuyện, say mê chơi đồ chơi, reo vui, cười,…

Điều đặc biệt của trẻ 8 tháng tuổi là bé đã nhìn rõ khắp phòng với thị lực đã gần bằng thị lực của người lớn rồi Mẹ nhé!

2.2. Đối với sự phát triển của tư duy

Bé 8 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về mặt tư duy.
Trẻ 8 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về mặt tư duy.

Cùng với sự phát triển của cơ thể, trẻ em 8 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về mặt tư duy.

Bé có thể nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc. Ở giai đoạn này, trẻ 8 tháng tuổi rất thích tương tác với những người thân quen và tiếp xúc nhiều hàng ngày. Một số biểu hiện như cảm xúc hay phát ra âm thanh. Ngoài ra, khi bắt gặp khuôn mặt người lạ, bé thường từ chối việc bế, ôm ấp, tiếp xúc cơ thể. Hoặc thậm chí, bé tỏ ra sợ hãi, òa khóc và nhanh chóng quay lại với người thân quen của bé.

Một hành động đáng yêu của trẻ 8 tháng tuổi là thích soi gương. Bé có cảm xúc vui vẻ, tò mò khi nhìn thấy và chạm hình ảnh của mình ở trong gương.

Trẻ 8 tháng tuổi thích nhìn/nghe người khác nói chuyện và bắt chước. Ở giai đoạn này, bé nhận dạng được từ ngữ đi kèm với các hoạt động cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt” hay khi người lớn chỉ vào “quả bóng”, “con mèo”,… Đồng thời, trẻ bắt đầu bập bẹ nguyên âm như âm “ơ”, “a” và một số phụ âm dễ như “m”, “b”.

Điều đặc biệt nhất của trẻ 8 tháng tuổi là bé thích khám phá thế giới qua xúc giác và vị giác. Bé thường ngậm, cắn đồ vật/đồ chơi. Các Mẹ lưu ý vệ sinh đồ chơi cho bé và hạn chế để bé bỏ đồ vật, đặc biệt là những vật nhỏ hoặc vật cứng dễ gãy vào miệng để tránh việc bé nuốt và bị hóc đồ vật Mẹ nhé!

3. Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

3.1. Chế độ ăn và dinh dưỡng

Trẻ 8 tháng từ từ chuyển qua ăn dặm nhiều hơn bú mẹ hoặc sữa công thức
Trẻ 8 tháng từ từ chuyển qua ăn dặm nhiều hơn bú mẹ hoặc sữa công thức

Trẻ 8 tháng từ từ chuyển qua ăn dặm nhiều hơn bú mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm này, bé biết cầm nắm nhiều hơn. Bé thích thú với việc bốc, nắm đồ ăn bằng ngón trỏ và ngón cái, thậm chí là cả bàn tay.

Mẹ có thể rèn cho bé kỹ năng này bằng cách cho bé tập ăn đậu cove luộc, đùi gà hấp/ luộc,…

Một lưu ý nhỏ cho Mẹ khi tập ăn dặm cho bé, là không ép con ăn hết khi con đã có biểu hiện chán như ngậm miệng, khóc hoặc nôn ra. Nôn là một trạng thái cơ thể từ chối đồ ăn/ đồ uống. Nhưng nếu trẻ 8 tháng tuổi thường xuyên bị nôn ngay cả khi không chán ăn hay ăn đồ ăn không hợp khẩu vị, Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân và phương pháp chữa trị.

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn cần lượng calo khoảng bằng 720ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày để phát triển cơ thể. Một số bé có thể có biểu hiện cai sữa mẹ sớm, Mẹ gắng cho con bú đến một tuổi. Một số giải pháp để Mẹ cho bé bú khi bé có dấu hiệu tự cai sữa mẹ là:

  • Đến không gian yên tĩnh để cho bé bú;
  • Sử dụng một tấm bìa có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ hay đồ chơi nếu những thứ này có thể gây sự chú ý cho bé.

3.2. Giấc ngủ của trẻ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn phát triển của trẻ 8 tháng tuổi này các bé vẫn cần có thời gian ngủ đến 15h/ngày
Ở giai đoạn phát triển của trẻ 8 tháng tuổi này các bé vẫn cần có thời gian ngủ đến 14h/ngày

Trẻ 8 tháng tuổi ngủ trung bình 13 – 14 giờ mỗi ngày. Trước khi ngủ Mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh và kiểm tra về việc bé mọc răng.

3.3. Một số giải pháp chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

Giai đoạn này, Mẹ nên đọc sách, truyện cho bé và cho bé nghe nhạc. Tiêu chí cho âm nhạc và sách truyện lúc này là vui nhộn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Bé 8 tháng tuổi rất thích thú với các loại đồ chơi có màu sắc đẹp, hình ảnh dễ thương như xe ô tô, búp bê,… Bé cũng rất hào hứng với dụng cụ tạo ra âm thanh như đàn, trống,… Mẹ có thể tập cho bé ngồi chơi với các loại đồ chơi, rèn luyện cho bé tính cách độc lập trong khi Mẹ đang bận rộn nấu ăn hay làm việc nhà.

Giai đoạn sự phát triển của bé 8 tháng tuổi này, bé đã có thể ra ngoài đi dạo 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để đưa bé ra ngoài là buổi sáng, khi mặt trời ấm áp nhưng chưa chói chang, vào khoảng 8 – 9 giờ 30 phút sáng.

Chăm bé là một cuộc chiến nhiều niềm vui nhưng không kém phần mệt mỏi. Mẹ nên tìm một người trông trẻ để hỗ trợ bố mẹ trong việc trông bé và dọn dẹp nhà,…

Tóm lại, 8 tháng tuổi là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của các bé. Đây là những thông tin hữu ích tham khảo cho mẹ đang chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 8 tháng tuổi.

Nếu bé có thể chưa đạt mức cân nặng, chiều cao trung bình, nhưng chưa tới mức suy dinh dưỡng và bé vẫn vui vẻ, hoạt bát thì không sao, Mẹ đừng quá lo. Hãy để bé được lớn lên trong không gian riêng của mình!

Tham khảo tại: https://www.verywellfamily.com/your-8-month-old-baby-development-and-milestones-4173159

Mẹ tham khảo thêm: 

Top 10+ Gối ôm cho bé ngủ ngon, an toàn, thiết kế dễ thương

Chia sẻ phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon hiểu quả

Bé ngủ hay giật mình – Mẹ phải làm thế nào? 

Thông thường, các Mẹ luôn theo dõi từng tiếng cười, tiếng nấc và tiếng khóc của con mình như những dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe có thể khó phát hiện hơn một chút. Ví dụ, hệ tiêu hóa sẽ thay đổi rất nhiều trong suốt cuộc đời của bé. Đôi khi những thay đổi đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé 4 tháng bị táo bón.

1. Dấu hiệu bé 4 tháng tuổi bị táo bón

Dấu hiệu bé 4 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu bé 4 tháng tuổi bị táo bón

Vì trẻ sơ sinh có thể đi ngoài trong thời gian dài mà không đi tiêu nên khó có thể biết được trẻ có bị táo bón hay không. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón bao gồm:

  • không thường xuyên phân không mềm, đặc
  • phân sệt như đất sét
  • viên phân cứng
  • căng thẳng kéo dài hoặc khóc trong khi cố gắng đi tiêu
  • vệt máu đỏ trong phân
  • chán ăn
  • bụng cứng

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống của trẻ. Đi tiêu bình thường trước khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc phải rất mềm, gần giống như độ sệt của bơ đậu phộng hoặc thậm chí lỏng hơn.

Phân trẻ cứng trước khi ăn thức ăn đặc là dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Lúc đầu, trẻ bú mẹ có thể đi ngoài phân thường vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi em bé từ 3 đến 6 tuần tuổi, bé có thể chỉ đi tiêu phân mềm, lớn một lần một tuần và đôi khi còn ít hơn.

Trẻ bú sữa công thức có xu hướng đi phân thường xuyên hơn trẻ bú sữa mẹ. Hầu hết trẻ bú sữa công thức sẽ đi tiêu ít nhất một lần một ngày hoặc cách ngày. Tuy nhiên, một số trẻ bú sữa công thức có thể đi tiêu lâu hơn giữa các lần đi tiêu mà không bị táo bón.

Một khi cha mẹ đưa thức ăn rắn vào chế độ ăn của trẻ, trẻ có thể dễ bị táo bón hơn. Em bé cũng có thể dễ bị táo bón hơn nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc đưa sữa bò (không phải sữa công thức) vào chế độ ăn của trẻ.

2. Nguyên nhân bé 4 tháng bị táo bón

Nguyên nhân bé 4 tháng bị táo bón
Nguyên nhân bé 4 tháng bị táo bón

2.1. Trường hợp bé bú mẹ

Trẻ 4 tháng tuổi thường vẫn được bú mẹ hoàn toàn, một số trẻ uống sữa công thức. Vì vậy chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh lý của trẻ. Nếu người mẹ không có chế độ ăn hợp lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của con như việc ăn đồ cay, nóng, ít chất xơ, nhiều đạm, sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê làm trẻ 4 tháng tuổi dễ bị táo bón.

2.2. Trường hợp bé dùng sữa ngoài

Đường ruột của một số trẻ sơ sinh có vẻ nhạy cảm với một nhãn hiệu sữa công thức cụ thể. Ngoài ra, pha sữa công thức sai tỷ lệ cũng khiến bé gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón.

2.3. Trường hợp bệnh lí

Bên cạnh những vấn đề về dinh dưỡng, chế độ ăn, một số bệnh cũng gây táo bón ở trẻ.

3. Điều trị táo bón ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

3.1. Thay đổi chế độ ăn của bé

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm táo bón, nhưng những thay đổi này sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn của em bé.

Đối với trẻ bú mẹ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ mẹ. Vì thế, mẹ cần thay đổi chế ăn, bổ sung chất xơ. Như vậy, bé bú sữa mẹ mới không gặp vấn đề tiêu hóa.

Đối với trẻ bú sữa công thức, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể muốn thử một loại sữa công thức khác. Bắt đầu một công thức mới có thể giải quyết tình trạng táo bón. Một số trẻ sơ sinh có phân mềm hơn khi chúng uống sữa công thức từ cô đặc so với bột (hoặc ngược lại). Hãy hỏi bác sĩ của bé để được hướng dẫn. Pha loãng một chút hỗn hợp.

Nếu trẻ sơ sinh ăn thức ăn đặc, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên giới thiệu thức ăn có nhiều chất xơ.

Nhiều loại trái cây và rau quả có thể giúp kích thích ruột vì hàm lượng chất xơ cao hơn. Những lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ bị táo bón bao gồm:

  • Táo không da
  • Bông cải xanh

Mẹ có thể tham khảo

Thực đơn cho bé 4 tháng tuổi bao gồm những gì?

Hé lộ cho các Mẹ: Thực đơn cho trẻ bị táo bón

Thay đổi chế độ ăn cho trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón
Thay đổi chế độ ăn cho trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón

3.2. Tăng cường bổ sung nước cho bé 4 tháng tuổi bị táo bón

Nước là yếu tố vô cùng quan trọng giúp làm mềm phân. Do đó, khi thấy trẻ bị táo bón, mẹ hãy nhanh chóng bổ sung thật nhiều nước nhé.

3.3. Thực hiện massage bụng cho bé

Có một số cách để xoa bóp bụng cho trẻ sơ sinh để giảm táo bón. Bao gồm các:

  • Dùng đầu ngón tay tạo chuyển động tròn trên bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Đi bộ các ngón tay xung quanh hải quân theo chiều kim đồng hồ.
  • Giữ đầu gối và bàn chân của trẻ lại gần nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng.
  • Dùng mép ngón tay vuốt ve từ khung xương sườn xuống qua rốn.
Thực hiện massage bụng cho bé 4 tháng bị táo bón
Thực hiện massage bụng cho bé 4 tháng bị táo bón

3.4. Tắm nước ấm cho bé 4 tháng tuổi bị táo bón

Tắm nước ấm cho trẻ có thể làm giãn cơ bụng và giúp trẻ hết căng thẳng. Nó cũng có thể làm giảm một số khó chịu liên quan đến táo bón.

3.5. Bài tập cho bé

Đối với người lớn, tập thể dục và vận động có xu hướng kích thích ruột của trẻ.

Tuy nhiên, vì trẻ có thể chưa biết đi hoặc thậm chí chưa biết bò, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể muốn giúp trẻ tập thể dục để giảm táo bón.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ khi trẻ đang nằm ngửa để bắt chước chuyển động của việc đi xe đạp. Làm điều này có thể giúp ruột hoạt động và giảm táo bón.

3.6. Đưa con đi khám

Có thể mất vài ngày để mọi thứ hoạt động trở lại, nhưng nếu mọi thứ không cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc người thăm khám sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc muốn kiểm tra kỹ xem nó không phải do bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra.

Táo bón ở bé 4 tháng tuổi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên các Mẹ đừng quá lo lắng nhé. Hy vọng những biện pháp gợi ý bên trên sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé trở lại bình thường.

Trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý? Dưới đây là một số lưu ý của Góc của mẹ để bé phát triển cân nặng hợp lý. Mẹ lưu ý nhé!

Cân nặng bé 4 tháng chuẩn WHO Thiếu chuẩn mức 3 Thiếu chuẩn mức 2 Thiếu chuẩn mức 1 Trung bình chuẩn Vượt chuẩn mức 1 Vượt chuẩn mức 2 Vượt chuẩn mức 3
Bé trai 4.9 5.6 6.2 7 7.8 8.7 9.7
Bé gái 4.4 5 5.7 6.4 7.3 8.2 9.3

1. Bé 4 tháng bao nhiêu kg là hợp lý?

Trong khoảng thời gian đầu, bé sẽ phát triển nhanh chóng về cả chiều cao và cân nặng. Tùy vào gen di truyền, môi trường, dinh dưỡng mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Ngoài ra, cân nặng của bé trai thường nhỉnh hơn so với cân nặng của bé gái.

Theo khuyến cáo của WHO, bé trai 4 tháng tuổi có cân nặng chuẩn là 7kg. Dưới 6,2kg là thiếu cân và trên 7,9kg là thừa cân. Bé gái 4 tháng tuổi có cân nặng chuẩn 6,4kg. Dưới 5,6kg là thiếu cân và trên 7,3kg thừa cân.

2. Cân nặng nói gì về bé?

Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng nói lên tình trạng sức khỏe của bé
Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng nói lên tình trạng sức khỏe của bé

Cân nặng là một trong những thước đo cho sự phát triển của bé. Cùng với chiều cao, cân nặng là một bộ phận không thể thiếu trong những bảng đo tiêu chuẩn về sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thông qua việc xác định trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg mẹ có thể biết sức khỏe của bé có ổn hay không. Đây cũng là một cơ sở dể mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp cho bé.

Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm
Khăn ướt Mamamy chủ động ngừa hăm

3. Mẹ lưu ý gì để cân nặng bé 4 tháng đạt chuẩn?

để đảm bảo sự phát triển lâu dài của bé, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc cho bé hàng ngày
Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của bé, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc cho bé hàng ngày

Mẹ cần quan tâm trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg để biết bé phát triển tốt hay không. Nhưng để đảm bảo sự phát triển lâu dài của bé, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc cho bé hàng ngày.

3.1. Thực hiện theo tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ

Nếu bé vẫn tăng cân chậm hoặc bị thừa cân, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn
Nếu bé vẫn tăng cân chậm hoặc bị thừa cân, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn

Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ nên thực hiện theo những khuyến cáo của chuyên gia, bác sĩ. Nếu bé vẫn tăng cân chậm hoặc bị thừa cân, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn. Việc thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ sẽ vừa giúp bé đảm bảo sức khỏe, vừa tránh được những trường hợp không mong muốn, duy trì cân nặng bé 4 tháng đạt chuẩn.

3.2. Lưu ý cách cho bé bú

Nguồn dinh dưỡng của bé 4 tháng tuổi và sự tăng, giảm cân nặng bé 4 tháng phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ. và cách mẹ cho bé bú. Bé bú không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng thiếu cân, chậm lớn. Vì vậy, mẹ nhớ lưu ý một số vấn đề sau khi cho bé bú nhé:

1 – Cách bú cho bé bú

  • Khi cho bú, mẹ nên cho bé bú đều cả hai bên vú, cho bé bú lần lượt từng bên vú một, bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
  • Nếu bé bú đủ mà ngực vẫn căng sữa, mẹ nên vắt bỏ hết lượng sữa còn lại. Nếu để lâu mà không vắt bớt sữa mẹ có thể sẽ bị tắc tia sữa.
  • Sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn. Lúc bé mới bắt đầu bú, sữa chảy ra gọi là sữa đầu, chứa khá nhiều nước giúp bé giảm khát. Càng về sau, hàm lượng dinh dưỡng của sữa càng thay đổi. Sữa lúc cuối bữa bú gọi là sữa cuối, chứa nhiều chất béo, là thành phần quan trọng giúp bé tăng cân. Bởi vậy, để đảm bảo cân nặng của bé, mẹ nên để bé đủ đói để bú sữa cuối.
  • Nếu cảm thấy bé bú chưa đủ và có xu hướng ngủ khi bú mẹ, mẹ nên cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé bú đủ no.

Xem thêm: 

2 – Một số biểu hiện khi bé bú đúng cách

  • Bé mở to miệng, ngậm được phần lớn bầu vú mẹ.
  • Cằm bé tiếp xúc với bầu vú mẹ.
  • Môi dưới của bé cong về phía sau.
  • Mẹ khó thấy hoặc thấy rất ít quầng vú (phần da sậm màu bao quanh núm vú), điều đó chứng tỏ bé đã bú đúng tư thế
  • Thời gian bú của bé thay đổi linh hoạt. Bé có thể thay đổi từ kiểu bú hơi ngắn sang bú hơi dài, với những quãng nghỉ ngắn ở giữa.
  • Bé cảm thấy no sau khi được cho bú.
  • Nếu bé bú chưa đủ sẽ có các biểu hiện quấy khóc, miệng vẫn còn động tác nút ti, mút tay, nước tiểu có màu vàng đậm…

3.3. Bổ sung dinh dưỡng thông qua những nguồn khác

Mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé có thể ăn dặm
Mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé có thể ăn dặm

Cùng với sữa mẹ, bé 4 tháng tuổi có thể bắt đầu bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm khác. Mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé có thể ăn dặm. Sữa và những chế phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, dầu ăn… là những nguồn dinh dưỡng có thể giúp cân nặng trẻ 4 tháng cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó mẹ cũng cần có những phương pháp cách ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi đúng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. 

3.4. Cải thiện giấc ngủ

Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ không chỉ cần chú ý cho bé bổ sung dinh dưỡng. Cùng với chế độ ăn, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

Thời gian ngủ trung bình của bé 4 tháng tuổi là 14-16 tiếng. Bé có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 7 – 8 tiếng ban đêm, thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Mẹ nên để bé ngủ trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.Nếu thời tiết nóng nực hoặc quá lạnh, ồn ào hoặc bú chưa no…, bé rất dễ bị mất ngủ. Nếu bé khó ngủ, mẹ nên quan sát kỹ lưỡng để cải thiện tình hình.

Vào ban ngày, nếu bé ngủ quá 3 tiếng, mẹ nên đánh thức cho bé dậy chơi, hoạt động và ăn. Buổi tối, mẹ nên cho bé bú no trước khi đi ngủ để bé ngủ ngon giấc. Bé sẽ tỉnh giấc khi có nhu cầu hoặc khi bỉm quá ướt. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời mẹ xem thêm bài viết Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Làm gì để trẻ ngủ ngon.

Trên đây là một số lưu ý từ Góc của mẹ về vấn đề trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg cũng như những lưu ý liên quan đến cân nặng của bé 4 tháng. Mẹ nhớ theo dõi những bài viết tiếp theo trên Góc của mẹ để tìm hiểu thêm những tips chăm sóc bé nhé. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: 

Bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và lo lắng, đặc biệt là những bạn lần đầu làm cha mẹ. Cân nặng chuẩn của bé 3 tháng tuổi phụ thuộc vào giới tính, với bé gái nặng 5,2 – 6,6kg là đạt tiêu chuẩn, còn với các bé trai từ 5,7 – 7,2 kg là đủ tiêu chuẩn. Nếu bé đang ở dưới mức cân nặng chuẩn của bé 3 tháng này là khả năng bé bị suy dinh dưỡng, còi xương rất cao hay cao hơn mức này rất dễ mắc các bệnh về béo phì. 

Để hiểu hơn về trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg một cách chi tiết và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cân nặng của bé, cha mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu cụ thể trong bài viết chia sẻ trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg dưới đây. 

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

1. Bảng cân nặng chuẩn của bé 3 tháng tuổi

Theo bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra hàng năm. Bé trai 3 tháng tuổi nặng trung bình từ 5,7 – 7,2kg là vừa tương đương với chiều cao từ 58 – 63cm, bé gái cân nặng trung bình từ 5,2 – 6,6kg là đủ tiêu chuẩn tương đương với chiều cao từ 57 – 59cm.

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của bé 3 tháng tuổi tương ứng với từng mức ba mẹ có thể dễ dàng so sánh đối chiếu xem bé nhà mình đang có thể trạng như nào.

Bảng cân nặng bé 3 tháng tuổi tiêu chuẩn
Bảng cân nặng bé 3 tháng tuổi tiêu chuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới WHO

Ở tháng thứ 3, trẻ tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ. Nhưng tốc độ sẽ không đồng đều, có trẻ tăng cân nhanh nhưng có trẻ tăng cân chậm. Vì vậy, rất khó xác định được bé 4 tháng tuổi trở đi nặng bao nhiêu kg là vừa. Trung bình, cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ tăng khoảng 0,6-1kg so với tháng trước. Nếu trẻ bị ốm bệnh, tốc độ tăng cân sẽ chậm lại, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.

Riêng tại Việt Nam, bé 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn được khuyến cáo, cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ở mức trung bình là 5 – 6,9kg với bé trai và 4,7 – 6,2kg với bé gái. Tương ứng với chiều cao, chiều dài cơ thể là 58 – 63cm của bé trai và 57 – 59cm của bé gái.

2. 5 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé 3 tháng tuổi

2.1. Do gen di truyền

Khi đứa trẻ sinh ra, bé nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Khi đứa trẻ sinh ra, bé nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ

Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể, cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của bé và quyết định bé 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.

2.2. Dinh dưỡng và môi trường sống

Mẹ có biết, ngoài gen di truyền, bé 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản. Yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ, phần nào trả lời cho câu hỏi bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg.

Chẳng hạn, tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng. Kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Mẹ có biết, ngoài gen di truyền, chiều cao cân nặng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa

Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, mẹ cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn. Đặc biệt là canxi để bé yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

2.3. Các bệnh lý mạn tính

Ngoài các yếu tố trên ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng ảnh hưởng rất lớn. Cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên cân nặng của bé 3 tháng tuổi. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000. Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi. Thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý. Hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Các bệnh lý mạn tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi

2.4. Sự chăm sóc, gần gũi của mẹ

Câu hỏi của mẹ đặt ra “bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn”?. Theo nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, cân nặng của trẻ 3 tháng không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn phụ thuộc vào tinh thần của bé.

Nếu bé luôn được chăm sóc trong môi trường thoải mái, tinh thần vui vẻ thì khả năng hấp thụ và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Ngược lại, nếu bé luôn trong môi trường tiêu cực, tình thần không vui thì bé cũng dễ bị biếng ăn, hấp thụ kém.

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Sự chăm sóc, gần gũi của mẹ mang đến cho bé cảm giác an toàn và tinh thần vui vẻ

2.5. Sức khỏe của mẹ khi mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, cụ thể là cân nặng của bé 3 tháng tuổi sau này. Nghiên cứu cho thấy mẹ thường xuyên gặp căng thẳng. Có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ. Và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở bé.

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú. Góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

3. 3 Chế độ chăm sóc bé 3 tháng phát triển khỏe mạnh

bé 3 tháng nặng bao nhiêu
Chế độ chăm sóc bé 3 tháng đủ chất dinh dưỡng

3.1. Cho trẻ bú và ngủ đầy đủ

Lượng sữa cho trẻ 3 tháng tuổi trung bình là 120 – 210 ml sữa/lần. Mỗi ngày 5 – 6 lần bú. Tùy theo sức ăn của mỗi trẻ, có trẻ bú sữa ít hơn hoặc nhiều hơn. Và giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi có phần ổn định hơn so với 2 tháng trước. Tổng số giờ ngủ trong ngày của bé 3 tháng tuổi là 14 – 15 tiếng. Để biết cụ thể hướng dẫn cho bé 3 tháng tuổi ti, mời mẹ tham khảo bài viết Trẻ 3 tháng bú bao nhiêu là đủ: Hỏi Đáp Chuyên Gia

Bảng dinh dưỡng cho bé 3 tháng tuổii
Bảng dinh dưỡng và chế độ ngủ cho bé qua từng giai đoạn

3.2. Sinh hoạt đúng giờ

Ba mẹ cần áp dụng chế độ sinh hoạt ăn ngủ nghỉ cho bé theo các giờ giấc điều độ như vậy bé sẽ ngoan hơn. Và mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt cho trẻ 3 tháng tuổi dưới đây.

lịch sinh hoạt của bé 3 tháng tuổi
Lịch sinh hoạt hàng ngày của bé 3 tháng tuổi

3.3. Đi ngoài

Mỗi trẻ 3 tháng tuổi trung bình có 3 – 5 lần đi ngoài/ngày, 6 lần thay tã hoặc có thể nhiều hơn. Nếu trẻ đang bị táo bón sẽ đi ngoài ít hơn. Trẻ bị tiêu chảy sẽ đi ngoài nhiều hơn, phân sẽ lỏng hơn.

Để biết trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là tốt, mẹ nên lập biểu đồ theo dõi sự phát triển của con. Đồng thời theo dõi sức khỏe của bé để đảm bảo bé phát triển tốt. Mẹ cũng nên đưa bé đi khám định kỳ để được các bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng nhất.

Xem thêm:

Giỏ hàng 0