Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chuyển dạ là quá trình tự nhiên mà mẹ bầu phải trải qua trước giờ con yêu chào đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuyển dạ sau bao lâu thì sinh? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về chuyển dạ và các dấu hiệu nhận biết khi nào chị em sắp sinh em bé nhé!

1. Chuyển dạ là hiện tượng gì?

Trước khi tìm hiểu chuyển dạ sau bao lâu thì sinh thì mẹ cần nắm rõ chuyển dạ là gì. Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai đc đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Đây là quá trình sinh lý bình thường diễn ra vào khoảng đầu tuần 38 đến cuối tuần 42. Thời điểm này, thai nhi đã đủ hoàn thiện để có thể sống độc lập ngoài tử cung.

Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai đc đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo
Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai đc đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo

Trước khi đến với cơn chuyển dạ thật để mẹ có thể sinh con thì cổ tử cung sẽ xuất hiện các cơn gò giả hay còn được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Người ta thường gọi đây là chuyển dạ giả. Mẹ bầu có thể phân biệt cơn chuyển dạ thật và giả bằng những dấu hiệu đi kèm.Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh? Quá trình chuyển dạ chính thức sẽ mất bao lâu?

2. Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Để nắm được chuyển dạ sau bao lâu thì sinh, mẹ cũng cần phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật. Trước khi đến với cơn chuyển dạ chính thức, mẹ sẽ phải trải qua các cơn đau giả là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Đây là quá trình cổ tử cung co bóp chuẩn bị cho ngày đẩy thai nhi hẳn ra khỏi âm đạo. Các cơn co thắt của chuyển dạ giả này có thể bị nhầm lẫn với cơn chuyển dạ thật. Để dự đoán chuyển dạ sau bao lâu thì sinh, trước tiên mẹ cần phải phân biệt điều này, nắm rõ dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả và thật mẹ nhé!

Trước khi đến với cơn chuyển dạ chính thức, mẹ sẽ phải trải qua các cơn đau giả là cơn gò sinh lý Braxton Hicks
Trước khi đến với cơn chuyển dạ chính thức, mẹ sẽ phải trải qua các cơn đau giả là cơn gò sinh lý Braxton Hicks

Tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết nó qua các dấu hiệu đi kèm. Người ta phân biệt chuyển dạ thật và giả dựa vào: cường độ cơn đau, vị trí cơn đau, chu kì các cơn co thắt. Thậm chí, các cơn đau giả có thể được khắc phục bằng một số mẹo đơn giản. Trong khi đó, chuyển dạ thật sẽ đi kèm với các dấu hiệu cụ thể khác.

2.1. Chuyển dạ giả (cơn gò sinh lý Braxton Hicks):

  • Cơn co thắt giả sẽ tập trung ở vùng bụng dưới. Cảm giác sẽ không quá đau đớn nhưng khá là khó chịu.
  • Khác với chuyển dạ thật, cơn gò Braxton Hicks không đều đặn, có thể 1-2 lần/giờ hoặc vài lần/ ngày.
  • Để giảm đau, mẹ nên thử nằm xuống hoặc thay đổi tư thế. Đôi khi, việc đi bộ nhẹ nhàng cũng có thể giúp  tình trạng này được cải thiện.
Chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả

2.2. Chuyển dạ thật

  • Cơn đau chuyển dạ thật sẽ bắt đầu từ vùng lưng dưới, sau đó lan ra phần bụng trên, hai bên đùi, hai bên sườn, bụng dưới. Cảm giác đau này được ví như cảm giác bị gãy 20 cái xương sườn cùng 1 lúc. Lúc này, mẹ bầu sẽ khó có thể nói chuyện bình thường được.
  • Nhịp độ của các cơn đau thật khá đều đặn. Thông thường, mỗi cơn gò sẽ cách nhau tầm 5-10p. Ban đầu trong 10 phút chỉ xuất hiện 1 cơn gò nhưng tần suất của các cơn co thắt sẽ càng lúc càng cao.
  • Các triệu chứng đi kèm mẹ cần chú ý: Tiết nhiều dịch, ra dịch nhầy phớt nâu, vỡ nước ối, bụng bầu tụt xuống,…

Ngoài ra, mẹ cũng cần nắm rõ những điều như là chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu, chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh hay cơn đau chuyển dạ giả như thế nào mẹ nhé!

3. Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?

Trên thực tế, việc chuyển dạ sau bao lâu thì sinh, cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh còn tùy vào từng trường hợp. Nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, tiền sử mang thai của từng mẹ bầu. Cơn chuyển dạ lâm bồn chính thức của mẹ thường gồm 2 pha: Pha tiềm tàng và pha tích cực

  • Pha tiềm tàng: quá trình từ lúc cổ tử cung mẹ bắt đầu mở ra cho đến lúc mở được 6cm

Nếu mẹ sinh con so thì tầm sau vài tiếng hoặc 1 ngày mẹ đã có thể lâm bồn. Nhưng nếu mẹ đã từng sinh con, pha tiềm tàng sẽ ngắn hơn.

  • Pha tích cực: Cổ tử cung mẹ giãn thêm được từ 6cm đến 10cm
Cơn gò chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?
Cơn gò chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?

Mẹ sẽ có các biểu hiện: chuột rút chân, buồn nôn, nhanh vỡ nước ối, áp lực phần lưng dưới. Mẹ có thể cần đến thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau nếu tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

Pha này thường kéo dài từ 4-8 tiếng cho tới khi sinh. Mỗi tiếng, trung bình cổ tử cung sẽ nở ra thêm 1cm chuẩn bị để đưa hẳn em bé ra bên ngoài.

4. Mẹo giúp mẹ khắc phục các cơn chuyển dạ giả?

Mẹ bầu nào cũng phải trải qua các cơn chuyển dạ khó chịu. Không ai chắc chắn mẹ chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh. Tuy nhiên mẹ có thể khắc phục cơn đau bằng các mẹo tạm thời dưới đây.

Mẹ bầu nào cũng phải trải qua các cơn chuyển dạ khó chịu
Mẹ bầu nào cũng phải trải qua các cơn chuyển dạ khó chịu
  • Việc ngồi xuống hoặc nằm xuống sẽ giúp mẹ đỡ khó chịu hơn. Hoặc không, mẹ hãy thử thay đổi tư thế hay đi bộ lui tới nhẹ nhàng để khiến các cơn đau được cải thiện.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nhiệt độ của nước. Nước phải vừa đủ ấm, không  quá nóng và cũng không nên ngâm quá lâu, dễ gây hại cho sức khỏe.
  • Mẹ cần uống nước thật nhiều và điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý để giữ gìn sức khỏe trước khi sinh.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý. Gặp các cơn gò Braxtons Hicks, mẹ hãy thử ngủ một giấc ngắn hoặc massage nhẹ nhàng để thư giãn. Cơn đau giả có thể sẽ biến mất ngay sau đó.
  • Quan trọng nhất, mẹ hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, bình tĩnh, không hoang mang.

5. Chuyển dạ kéo dài

5.1. Chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Chuyển dạ kéo dài là gì?
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Chuyển dạ kéo dài là gì?

Thời gian chuyển dạ trung bình thường diễn ra trong khoảng 12 – 18 tiếng. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 24 tiếng. Tuỳ theo cơ địa, sức khoẻ cũng như vị trí thai nhi. Thời gian chuyển dạ của mỗi sản phụ sẽ khác nhau.

Khi quá trình chuyển dạ khoảng 20 giờ trở lên nếu sản phụ sinh con lần đầu. Và 14 giờ trở lên nếu sinh con lần 2 gọi là chuyển dạ kéo dài. Nếu bạn mang song thai thì thời gian sẽ tính mốc là 16 giờ.

Chỉ có 5 – 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài. So với những người sinh con lần 2. Những phụ nữ sinh con lần đầu thời gian chuyển dạ thường dài hơn.

5.2. Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài

Thai phụ sẽ dễ bị chuyển dạ kéo dài nếu:

  • Em bé quá to và không thể chui qua âm đạo.
  • Em bé ở tư thế khác thường. Thường thì bé sẽ được sinh ra trong tư thế đầu ra trước và quay mặt về phía lưng mẹ.
  • Đường âm đạo quá nhỏ nên bé không thể chui lọt.
  • Các cơn co tử cung quá yếu.

5.3. Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài làm tăng khả năng phải sinh mổ và có thể gây ra các nguy cơ cho bé và mẹ như:

  • Thiếu oxy cho bé, gây ngạt cho bé trong tử cung
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Sinh ra các chất bất thường trong nước ối
  • Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

5.4. Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Thời gian sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy để hạn chế chuyển dạ kéo dài trong quá trình sinh nở. Sản phụ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thư giãn tinh thần. Hạn chế để những điều tiêu cực xuất hiện trong suốt thời gian mang thai.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh. Duy trì chế độ ăn uống đủ chất. Thường xuyên vận động thể chất một cách nhẹ nhàng, đều đặn.

Thời gian trung bình cho một cuộc chuyển dạ trong khoảng 12 – 18 giờ. Các bà mẹ luôn mong mình sẽ chuyển dạ và sinh con nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu có chuyển dạ kéo dài, bà mẹ vẫn nên giữ bình tĩnh, vì các bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ theo dõi cả thai phụ và thai nhi phòng trường hợp xấu xảy ra và có những phương pháp hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Quá trình mang nặng đẻ đau quả là một thử thách không hề dễ dàng đối với các chị em. Mẹ sẽ phải chịu nhiều cơn đau trong cuộc chuyển dạ và vượt cạn của minh. Bài viết trên đã giúp mẹ phần nào hiểu thêm chuyển dạ sau bao lâu thì đẻ và cách nhận biết các cơn gò giả và chuyển dạ thật. Hi vọng cuộc hành trình sinh bé của mẹ sẽ thật suôn sẽ và thuận lợi.

Mẹ có thể tham khảo các bài viết sau:

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?

Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ nói chung và hiện tượng chuyển dạ giả nói riêng. Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Chuyển dạ giả như thế nào?

Chuyển dạ giả như thế nào? Chuyển dạ giả hay còn được biết đến dưới tên gọi khoa học Braxton – Hicks. Theo các chuyên gia, chuyển dạ giả chính là một dấu hiệu cho biết mẹ bầu đang sẵn sàng để sinh.

Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả? Chuyển dạ giả thường gắn liền với những cơn gò sinh lý làm mẹ lo lắng và mất bình tĩnh. Tuy nhiên, những cơn gò này thực sự không quá đáng sợ nhưng mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần các mẹ bình tĩnh xác định xem đâu là chuyển dạ giả và đâu là chuyển dạ thật. Đồng thời nắm rõ khoảng thời gian từ lúc chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh là được.

Chuyển dạ giả hay còn được biết đến dưới tên gọi khoa học Braxton – Hicks.
Chuyển dạ giả hay còn được biết đến dưới tên gọi khoa học Braxton – Hicks.

Nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh, khi cảm nhận được những cơn gò sinh lý liền lo lắng, bất an. Thậm chí có nhiều gia đình còn ngay lập tức khăn gói đồ đạc đến bệnh viện để sẵn sàng chuyển dạ. Sau đó, gia đình lại ra về vì đó thực chất chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả và cổ tử cung cũng không mở.

Những cơn gò sinh lý Braxton – Hicks sẽ không làm giãn tử cung mà ngược lại sẽ làm cho tử cung săn chắc hơn. Thúc đẩy lưu thông máu đến nhau thai, sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.

Càng về giai đoạn cận sinh các cơn co thắt sinh lý sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Thậm chí các cơn đau sẽ diễn ra ngày một mạnh và dày đặc hơn làm cho các mẹ khó phân biệt được thật giả.

Đọc thêm: 8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết

2. Cơn gò chuyển dạ giả

Các cơn gò chuyển dạ giả được mô tả là những cơn đau thắt chặt ở vùng bụng
Các cơn gò chuyển dạ giả được mô tả là những cơn đau thắt chặt ở vùng bụng

Các cơn gò chuyển dạ giả được mô tả là những cơn đau thắt chặt ở vùng bụng. Các cơn đau gò Braxton Hicks xuất hiện không ổn định và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Khác với các cơn đau chuyển dạ thật, chuyển dạ giả không xóa mở cổ tử cung của mẹ. Thay vào đó, nó giúp cổ tử cung được luyện tập co giãn để chuẩn bị cho ngày lâm bồn. 

Nguyên nhân gây ra cơn đau chuyển dạ giả là thai phụ mệt mỏi, cơ thể thiếu nước, vận động, đi lại quá nhiều, rối loạn tiêu hóa… Do đó, tùy vào thể trạng của mỗi mẹ mà các cơn gò chuyển dạ giả có xuất hiện hay không. Hiện tượng sinh lý này không bắt buộc phải xảy ra ở tất cả mọi bà bầu.

3. Nguyên nhân gây ra chuyển dạ giả

Sau khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như:

  • Vị trí của em bé: Bạn có thể dễ gặp tình trạng chuyển dạ giả nếu em bé của bạn ở tư thế ngôi mông. Lý do xuất phát từ việc tử cung cố gắng di chuyển em bé bằng các cơn co thắt trong một khoảng thời gian và sau đó dừng lại nếu không hiệu quả.
  • Yếu tố thể chất: Khung chậu không bằng phẳng hoặc bất thường ở tử cung có thể dẫn đến những cơn co thắt này.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi: Cảm xúc lo lắng về việc mang thai hoặc những điều khác trong cuộc sống của bạn có thể gây ra chuyển dạ giả.
  • Tiền sử mang thai trước: Điều này có thể liên quan đến cách tử cung thay đổi hoặc giãn ra sau khi mang đa thai.

4. Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?

Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?
Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?

Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh? Ngoài việc dựa vào những dấu hiệu khác biệt của chuyển dạ giả và chuyển dạ thật. Các mẹ có thể thuộc lòng một vài thông tin dưới đây để xác định được khoảng thời gian chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh.

Từ tuần thai 37, tức là tháng 7, 8. Cơ thể của mẹ bầu sẽ bắt đầu có sự xuất hiện của những cơn co thắt sinh lý giả. Cường độ tăng dần khi đến sát ngày sinh. Nhiều mẹ bầu còn xuất hiện huyết trắng. Đây chính là dịch nhầy có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung khi mẹ mang thai. Do đó, khi dịch nhầy ra ngoài tức là tử cung bắt đầu có dấu hiệu sẵn sàng cho việc sinh. Thông thường sẽ là sau khoảng 1 đến 2 tuần thì mẹ sinh.

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu còn có thể cảm nhận được sự tụt xuống của thai nhi, cảm giác như sắp ra ngoài. Tuy nhiên, đây thực chất là quá trình di chuyển của thai nhi để tạo áp lực cho cổ tử cung mở nhanh hơn. Ít nhất cũng phải sau 1 tuần nữa thì mới chuyển dạ thật.

Mẹ bầu nên quan sát và cảm nhận cơ thể mình, cảm nhận những cơn đau về mức độ đau và tần suất cơn co
Mẹ bầu nên quan sát và cảm nhận cơ thể mình, cảm nhận những cơn đau về mức độ đau và tần suất cơn co

Tóm lại, không có thời gian nhất định cho mẹ biết được chính xác thời gian chuyển dạ thật. Mẹ bầu nên quan sát và cảm nhận cơ thể mình, cảm nhận những cơn đau về mức độ đau và tần suất cơn co.

5. Những dấu hiệu giúp mẹ biết chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Rất khó để có một khoảng thời gian cụ thể cho mẹ bầu có thể xác định được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh
Rất khó để có một khoảng thời gian cụ thể cho mẹ bầu có thể xác định được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh

Thực tế, cơ thể mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Rất khó để có một khoảng thời gian cụ thể cho mẹ bầu có thể xác định được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Hơn nữa, càng vào cuối thai kỳ, các cơn co chuyển dạ giả càng nhiều và càng đau. Nên rất khó cho mẹ khi phân biệt là khi nào mình sẽ sinh thật. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên xác định dựa vào tần suất và cường độ của các cơn co cùng những triệu chứng sau.

5.1. Vị trí của cơn đau để biết chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Với chuyển dạ giả thì các cơn co chủ yếu xuất hiện ở phần bụng dưới và vùng chậu. Còn khi đau thật, cơn đau không cố định một chỗ mà sẽ di chuyển. Co thắt thường sẽ bắt đầu ở phần lưng dưới, lan dần sang phần bụng. Có nhiều mẹ sắp chuyển dạ cơn đau còn lan sang hai bên sườn và cả bắp đùi.

5.2. Tần suất các cơn

Các mẹ thường lo lắng chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh. Sau khi trải qua quá nhiều cơn co sinh lý không thường xuyên và đến bất chợt. Đợt nhiêu con đau đến đều đặn, kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại. Đó chính là lúc mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ thật rồi.

Tần suất các cơn gò chuyển dạ giả
Tần suất các cơn gò chuyển dạ giả

5.3. Mức độ đau

Mức độ đau của cơn chuyển dạ giả không làm mẹ quá đau đớn, có thể giảm sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng với chuyển dạ thật thì không, chỉ có đau hơn mà thôi.

5.4. Nhịp điệu cơn đau

Theo nghiên cứu của chuyên gia, các cơn đau của cơn chuyển dạ thật rất đều đặn. Ban đầu có thể cơn đau sẽ xuất hiện 10 phút một lần. Nhưng sau đó cơn đau diễn ra tần suất dày đặc hơn như 2 lần – 3 lần trong 10 phút. Thông thường sẽ là 5 cơn co trong khoảng 1 tiếng. Riêng đối với chuyển dạ giả, cơn đau diễn ra thất thường và có thể giảm dần hoặc hết khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Các cơn co chuyển dạ giả diễn ra thất thường, không theo quy luật cụ thể.

Sau bài viết này chắc hẳn mẹ đã rõ hơn về  chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh. Cơ địa của mỗi người mẹ sẽ khác nhau. Dấu hiệu nhận biết cho quá trình chuyển dạ thật cũng khác. Chính vì vậy, quan trọng nhất là sự hiểu biết và hiểu được cơ thể mình của người mẹ. Từ đó, chuẩn bị tinh thần tốt nhất để chào đón bé cưng ra đời.

Mẹ có thể tham khảo các bài viết sau:

Mẹ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì phải làm sao?

Mẹ đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có nguy hiểm không

Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?

Một chế độ vận động sau sinh thường sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục lại cơ thể, khỏe mạnh hơn và cải thiện tâm trạng. Nếu có mẹ có một cuộc vượt cạn thuận lợi, không biến chứng, thì có thể trở lại với các bài tập thể dục ngay sau đó. Tuy nhiên, việc sẵn sàng bắt đầu một chế độ tập luyện hay chưa, còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

1. Khi nào nên quay trở lại với chế độ vận động sau sinh thường

Khi nào nên quay trở lại với chế độ vận động sau sinh thường
Khi nào nên quay trở lại với chế độ vận động sau sinh thường

Xin chúc mừng nếu mẹ đã trải qua một ca sinh thường thuận lợi. Như thế cũng có nghĩa là, mẹ có thể bắt đầu thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho khu vực sàn chậu và bụng trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 sau khi sinh. Nếu mẹ cảm thấy đau trong khi tập, hãy dừng lại, và chờ đến một ngày khác.

Nhưng một khi mẹ cảm thấy thoải mái, hãy bắt đầu chế độ vận động sau sinh thường với việc đi bộ nhẹ nhàng. Sau đó, tùy theo khả năng, hãy tăng dần thời gian và tốc độ đi bộ. Theo đó, duy trì việc đi bộ 30 phút mỗi ngày nếu mẹ có thể.

Nên tránh các hoạt động bơi lội trong 7 ngày cho đến khi máu ngừng chảy. Tốt nhất, nên tránh các bài tập nặng trước khi được 6 đến 8 tuần sau sinh. Nên kiểm tra hậu sản với bác sĩ để chắc chắn về tình hình sức khỏe. Các mẹ bỉm được khuyên là trước 16 tuần sau khi sinh em bé, chưa nên trở lại với mức độ hoạt động bình thường.

2. 5 chế độ vận động sau sinh thường giúp mẹ có một vòng eo săn chắc

Dưới đây là 5 chế độ vận động sau sinh thường giúp mẹ hồi phục lại vòng eo thon gọn.

Xem thêm:

4 bài tập sau sinh mổ giúp mẹ nhanh phục hồi

Làm sao giúp bé tập đi

2.1. Thở sâu kèm co bụng

Chế độ vận động sau sinh thường: Thở sâu kèm co bụng
Chế độ vận động sau sinh thường: Thở sâu kèm co bụng

Mẹ có thể bắt đầu bài tập này ở bất kỳ tư thế nào: nằm, ngồi hay đứng. Nhưng trước hết hãy tập trong tư thế nằm cho đến khi cảm thấy thoải mái hơn.

Nằm ngửa, hít thở sâu. Khi thở ra, co cơ bụng lại, kéo rốn về phía cột sống. Thả lỏng cột sống và hông. Hít vào, bụng nở ra trở lại. Lập lại động tác này 10 lần. Thực hiện 3 lần mỗi ngày. Khi đã quen với cách điều khiển các cơ cốt lõi này. Mẹ có thể giữ chúng trong vài nhịp thở và thực hiện bài tập này trong bất cứ tư thế nào.

2.2. Bài tập nghiêng xương chậu

Chế độ vận động sau sinh thường: Bài tập nghiêng xương chậu
Chế độ vận động sau sinh thường: Bài tập nghiêng xương chậu

Một chế độ vận động sau sinh thường khá tinh tế nhưng hiệu quả khác là bài tập nghiêng xương chậu. Đây là một trong những bài tập an toàn giúp giảm mỡ bụng sau sinh.

Nằm ngửa trên thảm, đầu gối cong một góc 90 độ, bàn chân đặt chắc chắn trên sàn. Nâng hông lên sao cho vai, hông và đầu gối thành một đường thẳng. Giữ tư thế này trong 10 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu. Lập lại khoảng 10 lần động tác này.

2.3. Bài tập plank một bên

Chế độ vận động sau sinh thường: Bài tập plank một bên
Chế độ vận động sau sinh thường: Bài tập plank một bên

Bài tập plank một bên là bài tập lý tưởng và an toàn nhất cho các bà mẹ sau sinh.

Nằm nghiêng trên thảm, hai chân chồng lên nhau. Gập đầu gối để 2 chân tạo thành một góc 90 độ. Chống khuỷu tay lên thảm ngay dưới vai, dùng lực nâng hông lên, sao cho tạo một đường thẳng từ vai đến đầu gối. Giữ nguyên tư thế đó trong 10 đến 15 giây, sau đó về vị trí ban đầu và nghỉ trong 15 giây. Lập lại động tác này 3 lần sau đó đổi bên.

2.4. Chế độ vận động sau sinh thường: Động tác Squat 

Chế độ vận động sau sinh thường: Động tác Squat 
Chế độ vận động sau sinh thường: Động tác Squat

Squat là động tác có tác dụng lên toàn cơ thể, bao gồm chân, hông, mông, các cơ cốt lõi và cánh tay. Chế độ vận động sau sinh thường này không chỉ tăng khả năng linh hoạt phần hông mà còn khoảng thời gian tuyệt vời để gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé.

Bế bé trên hai cánh tay. Đứng 2 chân rộng hơn hông một chút, các ngón chân hơi hướng ra ngoài. Hít vào, đồng thời trùng đầu gối, đẩy mông ra sau. Giữ lưng thẳng trong khi giữ tư thế ngồi xổm. Nâng người lên, trở về vị trí ban đầu. Lập lại động tác này 10 lần.

2.5. Đi dạo

Chế độ vận động sau sinh thường: Đi bộ
Chế độ vận động sau sinh thường: Đi bộ

Vài tháng đầu sau khi sinh là thời điểm tuyệt vời để mẹ đi bộ. Mẹ cũng có thể kết hợp đi bộ với việc đẩy xe đẩy. Đi bộ cùng bé không những là một phương pháp rèn luyện hiệu quả. Mà còn là thời gian mẹ có thể thư giãn và gắn kết tình cảm cùng em mới sinh. Sẽ tuyệt vời hơn nếu mẹ đi bộ trên những đoạn đường có độ dốc. Nó sẽ giúp mẹ kích thích hoạt động cơ chân và vùng mông.

Khi khỏe hơn và thành thạo hơn với việc đi bộ. Mẹ có thể kết hợp thêm một chế độ vận động sau sinh thường khác là động tác squat. Nếu thời tiết đẹp và cơ thể mẹ đã sẵn sàng, mẹ có thể bế bé trước ngực và thực hiện động tác squat. Có thêm trọng lượng sẽ giúp bài tập thêm hiệu quả. Em bé cũng có thể sẽ rất thích thú khi được tham gia hoạt động này cùng mẹ.

Xem thêm:

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

8 điều cần ghi nhớ để giúp bé tập nói

Kinh nghiệm bỏ túi giúp bé bú bình

3. Lợi ích của việc tập thể dục sau khi sinh em bé

Lợi ích của việc tập thể dục sau khi sinh em bé
Lợi ích của việc tập thể dục sau khi sinh em bé

Tham gia một chế độ vận động sau khi sinh thường sẽ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ. Những lợi ích đó bao gồm:

  • Thúc đẩy việc giảm cân, đốt cháy calo cho cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ.
  • Tăng cường săn chắc cơ bụng,
  • Tăng mức năng lượng của cơ thể.
  • Giảm căng thẳng và triệu chứng trầm cảm sau sinh.
  • Giúp mẹ có một giấc ngủ ngon.

Thêm chế độ vận động sau sinh thường vào thời khóa hằng ngày thực sự sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ. Sau nhiều tháng mang thai vất vả, hẳn mẹ đang rất mong chờ để có thể lấy lại vóc dáng xưa kia. Tuy nhiên, hãy từ từ từng bước một. Nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và tập trung vào một nhóm cơ nhất định. Giờ chưa phải là thời điểm thích hợp cho những bài tập có độ khó cao và cần nhiều sức lực hơn.

Cháo bí đỏ cho bé ăn dặm là một lựa chọn vừa đơn giản, nhanh chóng. Mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Bên cạnh đó, cháo bí đỏ còn có nhiều cách nấu khác biệt giúp bé không bị chán ăn, bỏ bữa.

1. Dưỡng chất có trong cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

Bí đỏ với kết cấu mềm, màu sắc bắt mắt luôn dành được sự ưu ái đặc biệt trong giai đoạn đầu của thời kì ăn dặm
Bí đỏ với kết cấu mềm, màu sắc bắt mắt luôn dành được sự ưu ái đặc biệt trong giai đoạn đầu của thời kì ăn dặm

Bí đỏ với kết cấu mềm, màu sắc bắt mắt luôn dành được sự ưu ái đặc biệt trong giai đoạn đầu của thời kì ăn dặm. Với bí đỏ, mẹ có thể bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Nổi bật là tinh bột, vitamin B, vitamin C, các loại khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt, kẽm và carotene (tiền chất của vitamin A).

Các thành phần dinh dưỡng này đem lại cho trẻ 4 lợi ích vàng. Cụ thể:

  • Tốt cho mắt và xương. Carotene trong bí đỏ có tác dụng bảo vệ mắt khỏi một số vấn đề như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Ngoài ra với hàm lượng canxi, magie, sắt, bí đỏ còn góp phần xây dựng hệ xương chắc khỏe cho bé yêu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm là nguồn cung cấp vitamin A, C và kẽm. Đây là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Cải thiện sự tập trung, trí nhớ: Nhờ vào tác dụng của những thành phần axit glutamic.
  • Phòng chống giun sán: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ bị nhiễm giun sán. Do đó, đây là một đặc tính quan trọng mà mẹ cần lưu ý.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Cho bé ăn dặm lần đầu – Tips cực hay cho giai đoạn đầu ăn dặm của trẻ

Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!

2. Mách mẹ 4 cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

2.1. Cách nấu cháo bí đỏ tôm

cháo bí đỏ cho bé ăn dặm
Bí đỏ cung cấp hàm lượng canxi dồi dào cho trẻ

Bí đỏ cung cấp hàm lượng canxi dồi dào cho trẻ. Mà tôm lại là thực phẩm giàu Vitamin D. Do đó, sự kết hợp này đảm bảo sự hấp thụ và chuyển hóa canxi diễn ra tối ưu nhất. Cháo bí đỏ cho bé nấu với tôm là một lựa chọn tuyệt vời.

Nguyên liệu:

  • Tôm tươi: 100 gram
  • Bí đỏ: 100 gram
  • Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm cùng gia vị các loại.

Cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Đấu tiên mẹ cần vo sạch gạo nếp và ngâm trong nước tầm 2 giờ. Việc này không chỉ giúp hạt gạo mềm nhuyễn dễ nuốt hơn. Mà còn giúp mẹ rút ngắn thời gian chế biến.
  • Với bí đỏ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch. Và thái thành các miếng nhỏ.
  • Còn tôm thì mẹ đem cần rửa sạch, bỏ đầu, bỏ đuôi, bóc vỏ và bỏ chỉ đen trên lưng. Sau đó mẹ đem đi rửa lại cho sạch sẽ và để ráo. Khi tôm đã ráo nước thì mẹ có thể mang đi xay hoặc giã nhuyễn.
  • Sau khi đã sơ chế các loại nguyên liệu. Mẹ bắc nồi nước, cho gạo và bí đỏ vào nấu đến khi chín. Trong thời gian nấu, mẹ nhớ khuấy thường xuyên để tránh việc sát nồi nhé.
  • Khi cháo chín, hạt nở đều thì mẹ thả tôm vào.
  • Đến khi tôm chín thì mẹ tắt bếp. Múc cháo ra bát. Đợi cho nguội bớt thì cho thêm một chút dầu ăn dặm là xong. Lưu ý nếu bé mới tập ăn dặm thì mẹ có thể xay hoặc rây lại để cháo được mịn hơn nhé.

2.2. Cách nấu cháo bí đỏ thịt bò

cháo bí đỏ cho bé ăn dặm
Cháo bí đỏ thịt bò thơm ngon, dễ nấu mà lại bổ sung nhiều protein, sắt và kẽm

Cháo bí đỏ thịt bò thơm ngon, dễ nấu mà lại bổ sung nhiều protein, sắt và kẽm. Do đó, cháo bí đỏ cho bé với thịt bò là lựa chọn hoàn hảo để hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 100 gram
  • Thịt bò xay nhuyễn: 50 gram
  • Gạo tẻ: 25 gram
  • Gia vị nêm nếm các loại

Nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Đầu tiên mẹ cũng sơ chế gạo và bí đỏ như ở cách 1.
  • Thịt bò thì cho vào chảo, thêm chút dầu ăn dặm cho trẻ và xào lên.
  • Tiếp đó, bắc bếp để nấu chín bí đỏ cùng gạo.
  • Khi cháo chín nhừ, mẹ cho phần thịt bò đã xào sơ vào. Khuấy thêm một lúc thì tắt bếp.
  • Sau khi múc cháo ra bắt, chờ nguội bớt và cho thêm dầu ăn dặm thì mẹ cũng nên xay nhuyễn và lọc lại cháo để bé yêu dễ ăn, dễ tiêu thụ hơn.

2.3. Cách nấu cháo bí đỏ với cá hồi

Việc ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp bé thông minh hơn
Việc ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp bé thông minh hơn

Cá hồi là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với lượng lớn protein, các axit béo có lợi cho sức khỏe như omega-3, omega-6… Việc ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp bé thông minh hơn. Đồng thời, hạn chế nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – một chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vì vậy, còn chờ gì mà không thử ngay cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm này nhỉ?

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá hồi: 30 gram
  • Bí đỏ: 30 gram
  • Gạo tẻ: 30 gram
  • Hành lá, gia vị (tùy ý)

Cách nấu:

  • Ba bước: sơ chế gạo, sơ chế bí đỏ và nấu hai loại này mẹ thực hiện như ở hai cách trên.
  • Với cá hồi, mẹ nên rửa sạch bằng rượu, nước gừng tươi hoặc dấm để khử mùi tanh. Sau đó, đem cá đi hấp. Rồi dùng thìa hay nĩa dằm cá cho tơi ra. Trong khi dằm cá, mẹ cần tập trung chú ý để đảm bảo loại bỏ hết xương cá tránh tình trạng hóc ở trẻ. Tiếp đó, xào thịt cá với dầu ăn dặm.
  • Cuối cùng là cho thịt cá vừa xào vào phần cháo đã chín nhừ.

2.4. Cách nấu cháo bí đỏ yến mạch

cháo bí đỏ cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo bí đỏ yến mạch

Yến mạch không chỉ giàu chất xơ. Mà còn chứa hàm lượng cao beta glute – một dưỡng chất đóng vai trò cải thiện miễn dịch, nâng cao sức khỏe của trẻ. Vì vậy món cháo bí đỏ yến mạch này sẽ là vũ khí tối ưu dành cho các bé chán ăn hay chậm tăng cân.

Nguyên liệu:

  • Yến mạch loại cán mỏng: 40 gram
  • Bí đỏ: 100 gram
  • Gia vị các loại

Cách thực hiện cháo bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Trước tiên, mẹ đem yến mạch ngâm với 100ml nước cho nở ra.
  • Gọt vỏ bí đỏ rồi rửa sạch và thái mỏng. Rồi cho vào nồi nước nấu chín. Sau đó, mẹ đem phần bí đỏ chín đó đi xay hoặc dùng rây tán nhuyễn.
  • Tiếp theo, mẹ cho bí đỏ và yến mạch nấu trong vòng 3-5 phút.
  • Cuối cùng là trộn đều cháo bí đỏ yến mạch với một chút dầu ăn dặm.

3. Lưu ý khi nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

cháo bí đỏ cho bé ăn dặm
Lưu ý khi nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

Để đạt được hiệu quả dinh dưỡng tối ưu nhất mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Nấu bí đỏ ngay sau khi thái để tránh thất thoát dưỡng chất.
  • Không bảo quản bí đỏ quá lâu trong tủ lạnh.
  • Không cho bé tiêu thụ bí đỏ quá thường xuyên để trẻ không bị thừa carotene.
  • Lưu ý loại bỏ hạt bí đỏ để bé không xảy ra hiện tượng mắc nghẹn.

Mẹ có thể tham khảo thêm: Cháo dinh dưỡng cho bé và những điều cần lưu ý

Với những gợi ý về cách nấu cháo bí đỏ ở trên, hy vọng mẹ đã có thêm thật nhiều ý tưởng về thực đơn ăn dặm cho bé yêu nhé.

Nguồn tham khảo: Cách nấu cháo bí đỏ cho trẻ ăn dặm giúp con tăng cân vù vù

Cây xanh không chỉ có tác dụng trang trí làm đẹp cảnh quan mà một số loại còn có khả năng đặc biệt đó chính là lọc không khí, mang đến không gian trong lành mát mẻ. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các mẹ top cây cảnh trong nhà có khả năng đặc biệt này.

1. Cây dương xỉ

cây cảnh trong nhà
Dương xỉ là một loại cây cảnh trong nhà từ lâu đã được ví với cái tên “máy lọc không khí” hiệu quả.

Dương xỉ là một loại cây cảnh trong nhà từ lâu đã được ví với cái tên “máy lọc không khí” hiệu quả. Chúng có tác dụng loại bỏ formaldehyde đồng thời một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, loại cây này còn có tác dụng loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân, asen…

2. Cây lan ý

cây cảnh trong nhà
Lan ý không chỉ mang tới vẻ đẹp sang trọng quý phái, làm nổi bật không gian sống mà đây cũng là loại cây có khả năng lọc sạch không khí rất tốt

Lan ý không chỉ mang tới vẻ đẹp sang trọng quý phái, làm nổi bật không gian sống mà đây cũng là loại cây có khả năng lọc sạch không khí rất tốt. Những khí độc bay ra từ hóa chất dùng trong bột giặt, nhựa, sơn, vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt hay trichloroethylene dùng trong quá trình giặt khô đều được cây lan ý lọc sạch.

3. Cây vạn niên thanh

cây cảnh trong nhà
Là loại cây rất dễ trồng và dễ sống, vạn niên thanh được rất nhiều gia đình lựa chọn làm cây trồng trong nhà

Là loại cây rất dễ trồng và dễ sống, vạn niên thanh được rất nhiều gia đình lựa chọn làm cây trồng trong nhà. Không chỉ làm cho không gian thêm xanh mát, vạn niên thanh còn có thể mang lại bầu không khí trong lành nhờ khả năng loại bỏ nhiều chất độc hại như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác… Tuy nhiên, lá của cây vạn niên thanh cũng chứa độc tính khá mạnh, vì thế khi trồng các mẹ cần lưu ý đối với trẻ nhỏ và vật nuôi.

4. Cây lưỡi hổ

cây cảnh trong nhà
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh trong nhà được mệnh danh dành riêng cho phòng ngủ, mang tới cho mẹ giấc ngủ sâu và ngon hơn bởi bề mặt lá của chúng có khả năng hút bụi rất tốt.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh trong nhà được mệnh danh dành riêng cho phòng ngủ, mang tới cho mẹ giấc ngủ sâu và ngon hơn bởi bề mặt lá của chúng có khả năng hút bụi rất tốt. Ban đêm, cây lưỡi hổ còn có tác dụng chuyển đổi khí CO2 thành Oxy. Trung bình, mẹ sẽ cần trồng khoảng 6-8 cây lưỡi hổ trong nhà để mang tới khả năng lọc không khí hiệu quả nhất.

5. Cây cảnh trong nhà: Cây nha đam

cây cảnh trong nhà
Nha đam được biết đến nhiều với công dụng làm mát. Làm thuốc chữa bệnh thế nhưng khả năng lọc không khí của chúng thì không hẳn ai cũng biết.

Nha đam được biết đến nhiều với công dụng làm mát. Làm thuốc chữa bệnh thế nhưng khả năng lọc không khí của chúng thì không hẳn ai cũng biết. Nha đam hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng. Bên cạnh đó, mẹ có thể dựa vào những đốm nâu trên thân cây để biết được mức độ ô nhiễm trong gia đình đang ở cấp độ nào và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

6. Cây tuyết tùng

cây cảnh trong nhà
Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng như cây bonsai trong gia đình

Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng như cây bonsai trong gia đình. Loại cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuyết tùng đòi hỏi trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên.

7. Cây cảnh trong nhà: Cây dây nhện

cây cảnh trong nhà
Cây dây nhện không chỉ đẹp mà còn có tác dụng vô cùng hữu ích đối với không khí trong nhà.

Cây dây nhện không chỉ đẹp mà còn có tác dụng vô cùng hữu ích đối với không khí trong nhà. Loại cây này luôn có khả năng quang hợp dưới ánh sáng tối thiểu. Nó hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Carbon monoxide, Formaldehyde, xăng và Styrene. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Một chậu cây dây nhện nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian 200m2.

8. Cây thường xuân

cây cảnh trong nhà
Đây là loại cây cảnh trong nhà được các nhà khoa học NASA đưa vào danh sách những “bộ máy lọc không khí” tốt nhất

Đây là loại cây cảnh trong nhà được các nhà khoa học NASA đưa vào danh sách những “bộ máy lọc không khí” tốt nhất. Chúng có tác dụng làm sạch không khí, làm mát không gian rất hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong vòng sáu giờ cây sẽ loại bỏ tới 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc trong không khí. Điểm đặc biệt, cây thường xuân cũng rất dễ trồng và chăm sóc vì thế hãy mạnh dạn đầu tư một vài chậu thường xuân nho nhỏ trong gia đình ngay nhé.

9. Cây cảnh trong nhà: Cây cọ cảnh

cây cảnh trong nhà
Cọ cảnh là loại cây có khả năng thanh lọc không khí vô cùng tốt.

Cọ cảnh là loại cây có khả năng thanh lọc không khí vô cùng tốt. Nó được ví là bộ máy lọc amoniac – một thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.

10. Cây ngũ gia bì

cây cảnh trong nhà
Ngũ gia bì là một loại cây phong thủy mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ.

Ngũ gia bì là một loại cây phong thủy mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Bên cạnh đó chúng còn có công dụng chữa bệnh, giúp an thần ngủ ngon, là cây đuổi muỗi và lọc không khí rất hiệu quả.

Việc trồng cây xanh trong nhà không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp không khí thêm trong lành dễ chịu hơn. Tuy nhiên, giữa thực trạng không khí đang ngày một ô nhiễm như hiện nay. Chỉ dựa vào những chậu cây cảnh này thì quả thật bầu không khí vẫn rất đáng báo động.

Lời khuyên cho mẹ đó chính là bên cạnh việc trồng cây, các mẹ cũng có thể đầu tư thêm những chiếc máy lọc không khí để góp phần loại bỏ những chất độc hại, khói bụi, tác nhân gây dị ứng… nhằm mang tới không gian thoáng mát, an toàn hơn. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho mẹ.

Tham khảo thêm: Bà bầu mùa hè nên ăn gì để giải nhiệt an thai

Khi còn nhỏ, cứ tưởng mẹ là siêu nhân…

Lớn lên mới biết, siêu nhân cũng có lúc già…

Mẹ là anh hùng trong gia đình tôi lúc nhỏ. Vì tôi chưa bao giờ thấy mẹ sợ bất kì điều gì. Mẹ không sợ dầu văng mỗi khi chiên cá nấu cơm, không sợ những con sâu khi lặt rau. Mẹ không sợ bóng tối khi con đang đứng một mình.

Và rồi một ngày, tôi chợt nhận ra. Nữ anh hùng đầy dũng cảm trong lòng tôi kia, cũng có lúc quên đi chuyện vừa nói. Cũng có lúc dễ mỏi chân và không thể đứng nấu cơm quá lâu được nữa. Mẹ đã không thể mạnh mẽ như mẹ vẫn thường.

Bạn đang là một cô bé cấp 3 hồn nhiên vô tư trà sữa cũng đám bạn? Hay là cô nhân viên đang bận rộn với hoài bão và công việc? Hay bạn đã trở thành mẹ, một siêu anh hùng trong mắt những đứa trẻ khác?

Yêu thương nhau nhiều hơn nhé các ông bố bà mẹ trẻ
Yêu thương nhau nhiều hơn nhé các ông bố bà mẹ trẻ

Dù bạn là gì đi nữa, hay luôn ghi nhớ những câu nói về mẹ đầy ý nghĩa dưới đây. Cất giữ chúng ở mãi trái tim chúng ta. Dù bộn bề cuộc sống có làm chúng ta quên đi chăng nữa, thì tình yêu của mẹ sẽ vẫn ở đó. Luôn như đôi cánh mạnh mẽ ấm áp của gà mái xòe rộng bảo vệ đàn con của mình.

Dạy mẹ kỹ năng sống cho bé theo từng độ tuổi phát triển

Bông mẫu đơn mẹ dành tặng cho con gái nhỏ!

1. Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động

Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động
Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động

#1. Mẹ luôn là người dành tình thương yêu cho con vô điều kiện.

#2. Tình yêu của Mẹ dành cho con không giống bất cứ ai, nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.

Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động
Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động

#3. Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ.

#4. Mẹ có thể chưa bao giờ nói yêu bạn, thương bạn, nhưng mẹ sẽ là người làm tất cả để bạn được sống một cuộc sống tốt nhất và hạnh phúc nhất. Vì vậy hãy thể hiện những cử chỉ yêu thương mẹ mỗi ngày bạn nhé.

Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động
Những câu nói về mẹ sâu sắc, cảm động

#5. Mẹ có thể tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của chúng ta và không bao giờ đề cập tới những sai lầm mà ta gây ra dù là một, hai hay nhiều sai lầm.

#6. Với mẹ con mãi mãi là một đứa trẻ.

Với mẹ con mãi mãi là một đứa trẻ.
Với mẹ con mãi mãi là một đứa trẻ.

#7. Mẹ không bao giờ tiếc tiền bạc tài sản cho bạn cuộc sống sung sướng, nhưng có bao giờ bạn làm mẹ vui chưa?

#8. Khi còn nhỏ chúng ta muốn thoát khỏi vòng tay ba mẹ nhưng đi tứ xứ mới biết không đâu tốt, không đâu yên bình hơn bên mẹ.

2. Những câu nói con muốn dành tặng mẹ

Những câu nói con muốn dành tặng mẹ
Những câu nói con muốn dành tặng mẹ

#1. Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ là bắt đầu cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.

#2. Hạnh phúc của con là được nhìn thấy nụ cười của mẹ.

Hạnh phúc của con là được nhìn thấy nụ cười của mẹ.
Hạnh phúc của con là được nhìn thấy nụ cười của mẹ.

#3.  Mẹ ơi, thế giới mênh mông. Mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang. Vinh quang không bằng có mẹ.

#4. Con dù lớn vẫn mãi là đứa con bé bỏng của mẹ.

Con dù lớn vẫn mãi là đứa con bé bỏng của mẹ.
Con dù lớn vẫn mãi là đứa con bé bỏng của mẹ.

#5. “A mother’s arms are more comforting than anyone else’s.” —Princess Diana

#6. “If love is as sweet as a flower, then my mother is that sweet flower of love.” —Stevie Wonder

#7. Mẹ là món quà ngọt ngào nhất mà thượng đế ban tặng cho cuộc đời của mỗi người con.

Xem thêm những hành động nhỏ nhưng đặc biệt dành tặng ngày của mẹ!

3. Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh

Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh
Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh

#1. “When you are looking at your mother, you are looking at the purest love you will ever know.” —Charley Benetto

#2. “A mother understands what a child does not say.” —Jewish proverb

Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh
Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh

#3. “Mothers hold their children’s hands for a short while, but their hearts forever.” —Unknown

#4. “God could not be everywhere, and therefore he made mothers.” —Rudyard Kipling

Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh
Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh

#5. “Of all the rights of women, the greatest is to be a mother.” —Lin Yutang

#6. “All that I am, or hope to be, I owe to my angel mother.”- Abraham Lincoln

#7. “He didn’t realize that love as powerful as your mother’s for you leaves its own mark.”- J.K. Rowling, Harry Potter and the Sorcerer’s Stone

#8. “Mother’s love is peace. It need not be acquired, it need not be deserved.” – Erich Fromm

Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh
Những câu nói về mẹ ý nghĩa bằng tiếng Anh

#9. “When you are a mother, you are never really alone in your thoughts. A mother always has to think twice, once for herself and once for her child.”-Sophia Loren

Khi bạn là một người mẹ, bạn không bao giờ thực sự cô độc trong suy nghĩ của mình. Một người mẹ luôn phải nghĩ hai lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái.

#10. Being a mother is an attitude, not a biological relation – Robert A Heinlein

Làm mẹ là một thái độ sống, không chỉ là mối liên hệ về sinh học.

Năm 2020 vừa qua chắc hẳn đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người trong chúng ta. Bây giờ chính là thời điểm để chúng ta chỉnh đốn lại mọi thứ một cách ngay ngắn. Vậy làm thế nào để cải thiện cuộc sống gia đình? Dưới đây là danh sách 21 điều cần thử để cải thiện chất lượng cuộc sống theo xu hướng mới nhất năm 2021.

1. Học cách biết ơn mọi thứ

cải thiện cuộc sống gia đình
Một trong những cách để trở nên lạc quan hơn đó là viết ra những điều mà bạn biết ơn hằng ngày

Một trong những cách để trở nên lạc quan hơn đó là viết ra những điều mà bạn biết ơn hằng ngày. Mỗi lần bạn cảm thấy buồn hay áp lực, hãy thử kiếm một tờ giấy và viết ra những điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Cách này sẽ giúp bạn thay đổi góc nhìn về cuộc sống và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn đấy.

2. Cải thiện cuộc sống gia đình bằng lối sống bền vững

cải thiện cuộc sống gia đình
Hưởng ứng lối sống bền vững không phải là sống xa rời cuộc sống hiện đại, thoải mái và sống như một người tối cổ.

Hưởng ứng lối sống bền vững không phải là sống xa rời cuộc sống hiện đại, thoải mái và sống như một người tối cổ. Những hành động nhỏ như ngưng dùng chai nhựa sử dụng một lần, tập làm quen với ly, cốc tái sử dụng chính là cách mà bạn có thể góp phần mình vào việc bảo vệ môi trường.

3. Xóa các ứng dụng mạng xã hội

cải thiện cuộc sống gia đình
Tuy nhiên, bạn biết đấy, mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter là những ứng dụng giải trí ngốn thời gian nhất từng được thấy.

Điều này có vẻ rất khó khăn đối với nhiều người trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, bạn biết đấy, mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter là những ứng dụng giải trí ngốn thời gian nhất từng được thấy. Việc xóa bỏ chúng khỏi điện thoại của bạn sẽ giúp bạn tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Bạn cũng có nhiều thời gian để kết nối với gia đình, bạn bè ở ngoài đời thật hơn nếu bạn biết cách hạn chế hoặc ngưng sử dụng chúng một thời gian.

4. Làm gì đó thật thú vị vào các ngày trong tuần

cải thiện cuộc sống gia đình
Ai bảo rằng bạn chỉ được phép vui chơi vào những ngày cuối tuần? Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những kế hoạch thú vị trong tuần đấy.

Ai bảo rằng bạn chỉ được phép vui chơi vào những ngày cuối tuần? Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những kế hoạch thú vị trong tuần đấy. Ví dụ như, tổ chức một bữa tiệc nhỏ cùng gia đình vào tối thứ 3, hay đi mua sắm cùng bạn bè vào chiều thứ 4. Có rất nhiều cách để vui chơi vào những ngày trong tuần nên bạn nhất định phải thử đấy.

5. Cải thiện cuộc sống bằng việc ăn chay nguyên tuần

cải thiện cuộc sống gia đình
Khoa học đã chứng minh rằng việc ăn mặn góp phần gây nên biến đổi khí hậu

Khoa học đã chứng minh rằng việc ăn mặn góp phần gây nên biến đổi khí hậu. Điều đó không có nghĩa rằng bạn phải ăn chay quanh năm suốt tháng để bảo vệ trái đất. Tuy nhiên, tập làm quen dần với những bữa ăn chay cũng rất có ích đấy. Đó là chưa kể, thực phẩm chay sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cả sức khỏe và ví tiền của bạn. Bạn biết đấy, thịt đắt hơn nhiều so với rau củ quả mà.

6. Loại bỏ những thói quen xấu trong vòng 30 ngày

cải thiện cuộc sống gia đình
Loại bỏ những thói quen xấu không phải là chuyện một sớm một chiều

Loại bỏ những thói quen xấu không phải là chuyện một sớm một chiều. Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó thì tại sao lại không thử? Hãy tập ngủ sớm hơn 30 phút, quên đồ ngọt và việc đi ăn ngoài đi hay kể cả ngó lơ một cốc cà phê đá mỗi lúc bạn ra khỏi nhà. Cùng đặt mục tiêu và phấn đấu thay đổi những thói quen xấu nào.

7. Tự trồng một khu vườn

cải thiện cuộc sống gia đình
Có thể bạn chưa biết nhưng làm vườn là một công việc rất thư giãn. Sở thích ổn định này không phải ai cũng làm được

Có thể bạn chưa biết nhưng làm vườn là một công việc rất thư giãn. Sở thích ổn định này không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, hãy thử tạo nên một khu vườn nhỏ ngay trước sân nhà bạn hoặc đặt một vài chậu bông cạnh cửa sổ nhé. Năm 2021 có thể là năm của xu hướng sống xanh đấy.

8. Cải thiện cuộc sống khi đi tình nguyện

cải thiện cuộc sống gia đình
Người ta nói rằng giúp đỡ người khác sẽ giúp cho tâm trạng của mình vui hơn rất nhiều.

Người ta nói rằng giúp đỡ người khác sẽ giúp cho tâm trạng của mình vui hơn rất nhiều. Hãy thử tìm những công việc tình nguyện xung quanh khu bạn sống và góp chút công sức của mình vào đó. Đó có thể là quyên góp áo quần cũ, phát quang bụi rậm hay nấu ăn ở trại dưỡng lão.

9. Khám phá nơi bạn sống

cải thiện cuộc sống gia đình
Đi du lịch có vẻ sẽ rất khó trong thời điểm dịch dã hiện nay.

Đi du lịch có vẻ sẽ rất khó trong thời điểm dịch dã hiện nay. Thay vào đó, bạn hãy thử dành thời gian khám phá những điều thú vị ở ngay nơi bạn sống và những khu lân cận. Bạn sẽ ngạc nhiên vì ngọn đồi gần nhà bạn lại đẹp đến thế, hay ngay cạnh bờ sông có một quán cafe rất chill mà bạn chưa từng thử. Đúng vậy, xung quanh bạn có nhiều thứ đáng để trải nghiệm hơn bạn nghĩ đấy.

10. Nấu một bữa ăn thịnh soạn cho người mà bạn yêu quý

cải thiện cuộc sống gia đình
Đã bao lâu rồi, bạn và người ấy chưa cùng nhau thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn

Đã bao lâu rồi, bạn và người ấy chưa cùng nhau thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn. Việc nấu một bữa ăn cho người bạn yêu không những giúp hâm nóng lại tình cảm, mà còn là một cách để tận hưởng thời gian được nghỉ ngơi cùng với người mình thương. Hoặc không, hãy cùng người ấy nấu ăn thay vì nấu một mình nhé!

Xem thêm: Sống chậm lại thời hậu Covid – cuộc sống còn bao điều tốt đẹp

11. Cải thiện cuộc sống với việc sáng tạo nghệ thuật

cải thiện cuộc sống gia đình
Nghệ thuật là nguồn cảm hứng vô tận. Thú vị hơn, có rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để thử

Nghệ thuật là nguồn cảm hứng vô tận. Thú vị hơn, có rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để thử. Mỗi loại hình đều mang một chất độc đáo riêng của nó. Vì vậy, đừng lo nếu bạn không giỏi vẽ vời nhé. Bởi bạn hoàn toàn có thể thử các bộ môn khác như nhiếp ảnh, làm gốm, chạm khắc gỗ,…

12. Ủng hộ những doanh nghiệp địa phương

cải thiện cuộc sống gia đình
Năm vừa qua là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp địa phương

Năm vừa qua là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp địa phương. Bạn có thể thể hiện sự ủng hộ của mình đối với họ bằng cách chọn dùng hàng của họ thay vì mua hàng từ các “ông lớn”. Ngoài ra, hãy thử tích lũy một vài thẻ tích điểm và tặng chúng cho người thân bạn bè.

13. Tham gia một lớp học online miễn phí

cải thiện cuộc sống gia đình
Thời đại số hóa, chúng ta  có thể tìm thấy bất kì thứ gì ở trên mạng.

Thời đại số hóa, chúng ta  có thể tìm thấy bất kì thứ gì ở trên mạng. Bạn có thể học được gần như là tất cả mọi thứ qua internet. Vậy tại sao không – tham gia một lớp học online miễn phí. Học một ngôn ngữ mới, học nấu ăn, học thiết kế, học trồng cây… chọn một trong số đó và tận hưởng chúng thôi!

14. Khen một người lạ

cải thiện cuộc sống gia đình
Bạn có thể cảm thấy kì quặc với điều này

Bạn có thể cảm thấy kì quặc với điều này. Nhưng bạn biết đấy, chỉ một lời khen cũng có thể làm con người ta phấn khởi cả một ngày dài. Vậy nên nếu bắt gặp một người lạ với cách phối đồ đẹp hay màu tóc thật độc đáo, đừng ngại cho họ một lời khen.

15. Học đan len, thêu thùa hoặc một môn thủ công tương tự

cải thiện cuộc sống gia đình
Nhiều người lựa chọn việc đan và thêu thùa như một thú vui giải trí.

Nhiều người lựa chọn việc đan và thêu thùa như một thú vui giải trí. Việc này giúp giảm thiểu căng thẳng và stress cho người tập, hoặc chí ít là một công cụ giết thời gian lành mạnh nếu bạn không có gì để làm. Sau cùng, thành quả của bạn sẽ là một chiếc khăn len hoặc một con gấu nhồi bông đáng yêu mà bạn hoàn toàn có thể đem tặng chúng cho người thương.

16. Viết thư tay cho người mà bạn ít gặp mặt

cải thiện cuộc sống gia đình
Việc gửi thư online bây giờ hóa ra lại chẳng còn gì đặc sắc.

Việc gửi thư online bây giờ hóa ra lại chẳng còn gì đặc sắc. Hãy mạnh dạn viết một bức thư tay, không cần dài, cho người mà bạn ít gặp mặt. Đây cũng là cách bạn cho người ấy biết rằng họ rất đặc biệt với bạn. Bởi người nhận thư sẽ cảm nhận được sự trân trọng, tình cảm chân thành từ chính bạn đấy.

17. Cải thiện cuộc sống – Dành thời gian cho việc ngủ và thư giãn

cải thiện cuộc sống gia đình
Còn điều gì lý tưởng hơn việc … ngủ sau nhiều giờ đồng hồ lao động hiệu quả.Còn điều gì lý tưởng hơn việc … ngủ sau nhiều giờ đồng hồ lao động hiệu quả.

Còn điều gì lý tưởng hơn việc … ngủ sau nhiều giờ đồng hồ lao động hiệu quả. Ai cũng cần phải nghỉ ngơi là lấy lại năng lượng. Thế nên chẳng có gì là sai nếu bạn quyết định dành ra một ngày cho bản thân để ngủ và nghỉ ngơi cả.

18. Thanh lọc những vật dụng không cần thiết và quyên góp chúng

cải thiện cuộc sống gia đình
Không gian sinh hoạt sạch sẽ là nguồn cảm hứng cho một cuộc sống chất lượng

Không gian sinh hoạt sạch sẽ là nguồn cảm hứng cho một cuộc sống chất lượng. Hãy làm một cuộc tổng vệ sinh và lựa ra những vật dụng bạn không dùng hoặc không cần đến trong 6 tháng vừa qua. Bạn hoàn toàn có thể bán chúng để kiếm thêm chút đỉnh hoặc quyên góp chúng cho các tổ chức từ thiện.

19. Cải thiện cuộc sống gia đình là cải thiện nhà cửa

cải thiện cuộc sống gia đình
Việc sửa sang lại nhà cửa sẽ giúp căn nhà bạn trông ổn áp hơn nhiều đấy.

Việc sửa sang lại nhà cửa sẽ giúp căn nhà bạn trông ổn áp hơn nhiều đấy. Bắt đầu từ việc sơn lại mảnh tường bị mốc, thay cửa nhà vệ sinh cho đến thay bóng đèn mới, trang trí phòng ngủ, tất cả mọi thứ đều có thể trở thành nguồn cảm hứng của bạn.

20. Cải thiện cuộc sống bằng tập thiền

cải thiện cuộc sống gia đình
Thiền mang lại cho ta nhiều lợi ích từ việc tăng sự tập trung, giảm stress, cải thiện trí nhớ, chữa bệnh…

Thiền mang lại cho ta nhiều lợi ích từ việc tăng sự tập trung, giảm stress, cải thiện trí nhớ, chữa bệnh… Bạn biết vậy, nhưng hình như bạn chưa thử qua nó thì phải. Tìm hiểu về thiền và dành chút thời gian trong ngày cho việc thiền. Biết đâu được nó sẽ trở thành sở thích mới của bạn.

21. Đọc sách

cải thiện cuộc sống gia đình
Rời xa mạng xã hội nhưng bạn muốn có thứ gì đó để đọc?

Rời xa mạng xã hội nhưng bạn muốn có thứ gì đó để đọc? Chắc chắn rồi, những quyển sách giấy sẽ là câu trả lời. Bạn không nhất thiết phải ép buộc bản thân đọc những cuốn dày trịch 1500 trang đâu. Hãy nhẹ nhàng bắt đầu với những cuốn khiến bạn thích thú nhé!

Trên đây là 21 điều có thể thử thay đổi để cải thiện cuộc sống gia đình. Để có một cuộc sống chất lượng, điều cốt lõi nhất vẫn là hãy giữ cho tinh thần được lạc quan, minh mẫn và không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ. MAMAMY chúc các bạn độc giả có một hành trình mới trong năm 2021 thật ý nghĩa.

Nguồn tham khảo: https://lifeasmama.com/21-life-improving-things-to-try-in-2021/

Chắc hẳn, sau 9 tháng 10 ngày mang thai em bé trong bụng, mẹ rất mong ngóng chào đón bé ra đời. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, mẹ gặp phải không ít đau đớn. Vậy thì, khi chuyển dạ mẹ có thể làm gì để giảm đau đớn? Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ cách thở khi chuyển dạ để thả lỏng cơ thể, giảm thiểu đớn đau.Qua đó giúp mẹ vượt cạn dễ dàng, nhẹ nhàng và an toàn hơn.

1. Những vấn đề về hơi thở trong quá trình chuyển dạ

Cách thở khi chuyển dạ là vấn đề băn khoăn của mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé
Cách thở khi chuyển dạ là vấn đề băn khoăn của mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé

Ông bà ta đã có câu “Đau như đau đẻ”. Như vậy, ta đã phần nào hiểu được độ đau của những sản phụ trong những “phi vụ” vượt cạn đó. Đặc biệt, với những bà mẹ lần đầu có con thì trải nghiệm chuyển dạ và đau đẻ sẽ thực sự đáng sợ.

Khi cơn đau chuyển dạ kéo đến, mẹ có thể không kiểm soát được hơi thở. Dẫn đến sự sai lầm trong cách thở khi chuyển dạ. Mẹ sẽ thở gấp và thở quá mạnh hay thậm chí là khó thở. Khi ấy, lượng oxy đi vào cơ thể mẹ sẽ ngày một ít và gây ra những nguy hiểm nhất định cho cả thai phụ và thai nhi.

Dù là lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba… sinh nở. Mẹ đều khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, hoảng loạn… Điều này sẽ là tìn hiệu khiến cơ thể mẹ ngừng sản xuất oxytocin. Trong khi, oxytocin là hormone quan trọng góp phần hỗ trợ mẹ vượt qua quá trình chuyển dạ, sinh nở.

Bên cạnh đó, khi mẹ quá chìm đắm vào cảm giác đau đớn, não bộ sẽ tự điều khiển và khiến các cơ trong cơ thể căng thẳng hay co rút.

2. Kiểm soát hơi thở khi chuyển dạ đem đến cho mẹ những lợi ích gì?

Các bài tập hướng dẫn cách thở khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ giảm đau đớn
Các bài tập hướng dẫn cách thở khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ giảm đau đớn

Chính vì những tác động nguy hiểm kể trên. Mẹ cần phải học cách kiểm soát hơi thở cũng như thả lỏng cơ thể. Qua đó, bảo toàn năng lượng và đảm bảo tập trung toàn bộ sức lực vào việc rặn đẻ.

Những lợi ích chi tiết của việc cách thở khi chuyển dạ được khắc họa như sau:

Mẹ có thể thực hiện các bài tập kiểm soát hơi thở đúng đắn để thả lỏng cơ thể ở mức tối đa. Qua đó, giúp giảm tần suất cũng như mức độ của các cơn đau.

Bên cạnh đó, nếu mẹ đảm bảo sự chậm rãi, đều đặn của hơi thở. Mẹ sẽ tự mình kiểm soát được những cơn co thắt khi chuyển dạ. Và tận dụng những cơn co thắt đó để sinh nở hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc hít thở đúng cách sẽ giúp mẹ tăng tối đa hiệu quả hô hấp. Đảm bảo lượng oxy cần thiết cho mẹ, cho bé.

Các nhà khoa học đã chứng minh. Nếu thai phụ thực hiện những cách thở khi chuyển dạ được để cập bên dưới. Thai phụ sẽ điều khiển được cơ thể mình và vượt cạn thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Hơn hết, việc hít thở đúng cách còn giúp người phụ nữ giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể gặp phải khi sinh thường. Đồng thời, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

3. Mách mẹ các kỹ thuật thở khi chuyển dạ giúp giảm đau đớn

3.1. Hướng dẫn cách thở chậm và sâu khi chuyển dạ

Thở chậm và sâu là cách thở khi chuyển dạ rất hiệu quả
Thở chậm và sâu là cách thở khi chuyển dạ rất hiệu quả

Cách thở khi chuyển dạ gắn liền với quá trình mẹ sinh nở. Vào giai đoạn đầu của việc chuyển dạ, khi cổ tử cung có độ mở nhỏ hơn 3 cm. Mẹ cần phải thở thật chậm và thật sâu.

Lúc cơn co tử cung kéo đến là lúc mẹ bắt đầu một hơi thở sâu. Mẹ hãy sử dụng mũi, hít vào một hơi sâu với lượng không khí lớn. Sau đó thở ra thật chậm bằng cả mũi lẫn miệng. Khoảng 5 đến 6 nhịp thở như vậy kết thúc là khi một cơn co tử cung khoảng 50 giây vừa đi qua. Mẹ chỉ thở đúng khi cảm nhận được việc bụng phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra nhé.

Cách thở này chính là “linh hồn” của bộ môn yoga. Do đó, mẹ nên đăng ký tham gia một lớp học yoga cho bà bầu để thực hành hít thở từ trước. Nếu không, mẹ có thể tự thực hành ở nhà. Tuy nhiên, mẹ nên nằm nghiêng hoặc ngồi hít thở nhưng đừng nằm ngửa. Vì nằm ngửa sẽ làm chậm quá trình chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn của nhau thai.

Việc hít thở sâu sẽ giúp cơ thể mẹ ngăn cản việc đáy tử cung đè lên cơ hoành. Qua đó, giúp mẹ giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ cũng nắm rõ khi chuyển dạ thì cần làm gì để hướng sự tập trung ra ngoài những cơn đau.

3.2. Hướng dẫn cách thở nhanh và nông khi chuyển dạ

Cách thở khi chuyển dạ
Khi cơn co tử cung bắt đầu, mẹ hít thở một hơi thật sâu, rồi đến một hơi thở nông.

Khi sự chuyển dạ chuyển sang giai đoạn cổ tử cung mở 3-6cm. Kèm theo đó là những cơn đau mạnh hơn, thường xuyên hơn. Đây là lúc mẹ nên chuyển sang việc kết hợp cả kỹ thuật thở sâu và kỹ thuật thở nhanh, nông khi chuyển dạ.

Khi cơn co tử cung bắt đầu, mẹ hít thở một hơi thật sâu, rồi đến một hơi thở nông. Sau khi cơn co thắt tăng dần cường độ thì mẹ cũng thở nhanh hơn. Còn khi cơn co giảm dần thì mẹ lại thở chậm xuống. Cứ như vậy đều đặn đến khi cơn co chấm dứt. Và lặp lại khi cơn co mới kéo đến.Lưu ý rằng cách thở khi chuyển dạ này sẽ khiến miệng mẹ bị khô nhanh hơn. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị một chai hoặc một cốc nước lọc bên cạnh nhé.

3.3. Hướng dẫn cách thở như thổi nến khi chuyển dạ

Thở như thổi nến khi chuyển dạ
Thở như thổi nến khi chuyển dạ

Đây là cách thở khi chuyển dạ sang giai đoạn cổ tử cung mở từ 7 đến 9cm. Những cơn co thắt mạnh hơn và dồn dập hơn. Lúc này, ngôi thai chuyển xuống và đè lên trực tràng. Mẹ sẽ cảm thấy muốn rặn. Nhưng đây chưa phải thời điểm thích hợp. Bởi vì việc rặn khi cổ tử cung chưa mở hết sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho cả mẹ và bé. Việc thở như thổi nến sẽ giúp mẹ giảm áp lực đè lên tử cung. Đồng thời hạn chế khả năng rặn sớm.Để thực hiện kỹ thuật này, mẹ hãy hít một hơi thật sâu. Thở nhanh và nông 4 lần. Cuối cùng thở ra một hơi thật mạnh như đang thổi nến vậy. Như vậy là hết một cơn đau chuyển dạ đó.

4. Những lưu ý nhỏ cho mẹ trong quá trình sinh thường

  • Trước khi sinh, mẹ có thể luyện tập cách thở theo hướng dẫn bên trên và đừng nên quá căng thẳng, lo lắng mà hãy hít thở đều đặn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đây là lần đầu mẹ sinh thường, tầng sinh môn còn khá chắc nên bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn để giúp đường ra của em bé rộng hơn, bé dễ ra hơn và hạn chế tối đa các sang chấn ở vùng đầu của. Ngoài ra, việc cắt tầng sinh môn cũng giúp tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách, dẫn đến mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu các bài viết sau để giảm đau khi chuyển dạ:

10 tư thế giảm đau hiệu quả nhất khi chuyển dạ

14 cách giảm đau tự nhiên cho bà bầu khi chuyển dạ

Sau khi thực hiện cả 3 cách thở khi chuyển dạ này. Mẹ sẽ bước sang giai đoạn cổ tử cung mở hoàn toàn và muốn rặn đẻ. Các bước rặn đẻ sẽ được Mamamy trình bày trong một bài viết khác. Hy vọng, qua bài viết này mẹ đã có thể nắm được các kỹ thuật thở để quá trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng và êm đẹp hơn.

Hầu như đứa trẻ nào cũng trải qua cuộc “khủng hoảng tuổi lên 3”. Mốc 3 tuổi là thời điểm mà nhiều trẻ trở nên bướng bỉnh, ương ngạnh. Sự chống đối của bé khiến cho bố luôn cảm thấy mất kiểm soát và bực bội. Đây là độ tuổi mà tâm lý của con thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quát mắng hay dùng đòn roi với con. Đây là một phương pháp giáo dục sai lầm cần loại bỏ ngay. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nhé!

Tham khảo: Làm cha mẹ một cách khôn ngoan cùng những bí quyết sau

1. Vì sao trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, cứng đầu?

cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Tuổi lên 3 là lúc bé bắt đầu muốn được tự lập và thể hiện suy nghĩ cá nhân

Hẳn nhiều mẹ luôn rất bực dọc, khó chịu khi con mình trở nên ngoan cố và không nghe lời. Các bé bướng bỉnh rất hay vòi vĩnh, ăn vạ, khóc lóc, thậm chí ngang ngược. Đó là những tính xấu của trẻ mà không mẹ nào muốn con mình có. Nếu muốn tìm cách dạy trẻ em bướng bỉnh, mẹ nên hiểu về tâm lý của trẻ trước.

Tuổi lên 3 là lúc bé bắt đầu muốn được tự lập và thể hiện suy nghĩ cá nhân. Bé đã có ý thức về ý muốn bản thân và thể hiện cái tôi của mình. Trẻ muốn được đối xử như người lớn và không thích bị sai bảo, sắp đặt. Những hoạt động của người lớn luôn làm cho trẻ thấy thích thú và bắt chước theo. Bé muốn được làm những việc giống người lớn đang làm để tỏ ra mình không còn là trẻ con. Thế nhưng đa số trẻ lại không thích sự giúp đỡ của người lớn.

Tuy nhiên vì bé còn nhỏ nên không thể tự mình làm được mọi thứ mong muốn. Hơn nữa bé cũng chưa đủ nhận thức để phân biệt được việc tốt hay xấu, nên hay không nên. Có những việc bé sẽ không thể biết hậu quả như thế nào và có làm ảnh hưởng gì không. Chính vì năng lực có hạn nên bé cũng trở nên cáu bắn, tức tối và làm trái ý lời bố mẹ… Đây chính là lúc cơn “khủng hoảng tuổi lên 3” của bé bắt đầu.

2. Biểu hiện tâm lý của trẻ lên 3 bướng bỉnh

cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Để biết cách dạy trẻ em bướng bỉnh, mẹ nên biét những biểu hiện của bé

Để biết cách dạy trẻ em bướng bỉnh, mẹ nên biét những biểu hiện của bé. Mẹ có thể thấy trẻ bướng bỉnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ có thái độ tiêu cực. Các bé không nghe lời, không phục tùng yêu cầu mà người lớn đưa ra. Nhiều khi còn cố tình làm trái ý lời mẹ.
  • Bé bắt đầu có những đòi hỏi vô lý và cứng đầu hơn. Như khi bé thích một món đồ và muốn có được nó, bé sẽ đòi hỏi, thậm chí ăn vạ, khóc lóc cho đến khi có được thứ mình muốn. Trẻ luôn muốn mình là người chiến thắng.
  • Trẻ không thích sự giám sát, theo dõi của người lớn. Bé cũng bắt đầu có tính tự tiện, không muốn xin phép bố mẹ. Bé trở nên liều lĩnh hơn với các hành động và quyết định của mình.
  • Nói hỗn với người lớn.
  • Khi cãi vã, bé trở nên hung dữ và mất kiểm soát.
  • Bé vi phạm các nguyên tắc trong gia đình, thể hiện sự chống đối với bố mẹ.

3. Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Ngoài việc chăm sóc con để phát triển khỏe mạnh, dạy con cũng là một việc rất khó khăn. Khó nhất là làm thế nào để dạy con nên người, trở thành một người tử tế. Đối với những trẻ cứng đầu, ngang ngược thì điều ấy lại khó gấp bội. Đây là một hành trình đầy gian nan và thử thách đối với những người làm cha làm mẹ. Vậy để trả lời cho câu hỏi “trẻ bướng bỉnh phải làm sao” thì mẹ hãy tham khảo những cách sau đây.

3.1. Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh: động viên, khuyến khích và khen ngợi trẻ

cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Không đứa trẻ nào là không thích những lời khen ngợi

Không đứa trẻ nào là không thích những lời khen ngợi. Bất kể bé làm việc gì: tự xúc cơm, tự đánh răng, tự tắm rửa… mẹ đều nên dành cho bé những lời khen. Như vậy bé sẽ cảm thấy rất vui và sẽ muốn nhận được nhiều lời khen ngợi hơn nữa. Sau đó bé sẽ lặp lại các việc tốt ấy. Mỗi lần như vậy mẹ đừng quên khen ngợi bé hay giành cho bé 1 phần thưởng nhỏ nhé. Đó là cách tốt nhất để bé trở nên ngoan ngoãn hơn.

Khi bé làm sai việc gì, bố mẹ cũng nên kiềm chế cảm xúc của bản thân và giữ bình tĩnh. Đừng để cơn nóng giận kiểm soát. Mẹ hãy nhẹ nhàng phân tích cho bé thấy cái sai của mình. Kiên nhẫn và từ tốn, bé nhất định sẽ hiểu ra. Hơn nữa, cách cư xử của bố mẹ cũng rất dễ gây ảnh hưởng tới bé. Nếu mẹ hay nóng giận, quát tháo, bé cũng hay cáu gắt và ngang bướng. Nhưng nếu mẹ nhẹ nhàng, trìu mến, bé cũng học được cách bình tĩnh hơn trong mọi việc. Đây là một trong những cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh cực hiệu quả cho bố mẹ.

3.2. Không chiều chuộng con một cách vô lý

cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Không chiều chuộng con một cách vô lý

Nhiều gia đình vẫn luôn giữ suy nghĩ con vẫn chỉ là một đứa trẻ cần sự nuông chiều. Vì vậy khi bé đòi hỏi điều gì, mẹ thường rất dễ dàng đáp ứng dù điều ấy quá đáng. Nhiều khi bố mẹ cũng chiều con chỉ để cho “yên cửa yên nhà”. Thế những đây là một cách dạy con hoàn toàn không nên. Chiều chuộng quá mức sẽ rất dễ khiến các bé sinh hư và trở nên bướng bỉnh. Khi ấy trẻ đã có ý thức trong đầu rằng bố mẹ sẽ chiều theo mọi ý muốn của mình vô điều kiện.

Chính vì thế, khi bé không được đáp ứng yêu cầu, bé sẽ có những hành động như tức giận, la hét, khóc lóc cho tới khi có được thứ mình muốn. Vậy nên mẹ phải tập cho bé học cách chấp nhận những điều không có. Hãy giữ lập trường và cứng rắn hơn trong việc dạy con, bé sẽ dần ngoan ngoãn hơn. Đây là cách dạy những đứa trẻ bướng bỉnh mà mẹ có thể áp dụng.

3.3. Quan tâm hơn đến cảm xúc của con

cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Quan tâm hơn đến cảm xúc của con

Người lớn thường vô tình bỏ qua những suy nghĩ và cảm xúc riêng của trẻ con. Chính vì vậy bố mẹ thường hay ra lệnh và bắt ép trẻ làm điều mà bé không muốn. Những câu răn đe, ra lệnh sẽ khiến bé khó chịu đấy mẹ biết không? Như vậy bé sẽ có những hành động chống đối và không muốn làm theo yêu cần của người lớn. Mẹ nên kiểm soát thái độ và hành vi của bản thân với con mẹ nhé!

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mẹ và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Trẻ 3 tháng tuổi và tất cả những điều mẹ cần biết

Dưa hấu là loại trái cây rẻ tiền, dễ ăn, dễ mua, nhưng lựa không đúng cách chị em rất dễ chọn trúng dưa hấu xốp hay kém ngọt, kém ngon… Nếu chưa biết cách chọn dưa hấu như thế nào thì cùng xem ngay cách chọn dưa dấu chuẩn không cần chỉnh dưới đây nhé.

Dưa hấu giàu nước và các loại vitamin, là loại trái cây nhiều người yêu thích bởi chất bổ dưỡng cũng như vị ngọt mát của chúng. Tuy nhiên dưa hấu cũng có nhiều loại, đồng thời không phải quả dưa nào được đem bán cũng có vị ngon ngọt và chín đỏ ngon miệng. Để chọn mua một quả dưa hấu chín và ngon, mẹ có thể tham khảo những cách chọn dưa hấu dưới đây.

1. Thời điểm chọn dưa hấu ngon

cách chọn dưa hấu
Thời điểm chọn dưa hấu ngon

Ngày nay, nhiều người vẫn hay có thói quen chọn ăn trái cây theo mùa. Vì mỗi loại trái cây thường có vị ngon nhất vào đúng mùa của nó, nên dưa hấu cũng không ngoại lệ.

Ở miền Bắc, dưa hấu thường được thu hoạch vào mùa hè. Ngược lại, trong miền Nam, mẹ có thể tìm thấy dưa hấu bất cứ thời điểm nào, vì chúng luôn có quanh năm.

2. Cách chọn dưa hấu

Khi mua dưa, mẹ nên biết cách chọn dưa hấu chọn những quả có hình tròn đều, đầu đuôi tương xứng vì những quả như vậy thường chín đều, ngược lại những quả đầu to đuôi nhỏ, hay dưa hình hồ lô thường chưa chín và không được ngon.

2.1 Cách chọn dưa hấu dựa vào cuống dưa

cách chọn dưa hấu
Cách chọn dưa hấu dựa vào cuống dưa

Khác với những loại trái cây khác khi mua người ta chọn trái nào còn tươi mới, riêng với dưa hấu, chọn trái có phần cuống héo khô sẽ càng ngon ngọt.

Những trái cuống tươi, xanh có thể được hái sớm hoặc chưa chín, sẽ không có được độ ngọt cao nhất. Nhưng cần kết hợp với quan sát màu da và cân nặng của quả để tránh nhầm dưa hấu cuống héo với trái dưa hấu non bị đứt luống.

2.2 Phần tiếp xúc đất màu vàng

cách chọn dưa hấu
Phần tiếp xúc đất màu vàng

Dưa có phần tiếp xúc với đất càng vàng là càng đủ độ chín và càng ngọt. Tránh mua những quả dưa có phần giáp đất còn hơi xanh hoặc trắng vì chúng còn non.

2.3 Xem rốn quả dưa và cân nặng

cách chọn dưa hấu
Xem rốn quả dưa và cân nặng

Thông thường người ta hay chọn những quả dưa có phần rốn (đít) sâu, bởi dưa có rốn sâu thường là dưa ngon.

Giữa hai trái dưa hấu cùng kích thước, dưa hấu già sẽ cho ruột đặc hơn và cân nặng lớn hơn so với dưa hấu chưa đủ chín.

Mẹ hãy thử nhấc trái dưa hấu lên để áng chừng cân nặng của nó, nếu cao hơn “dự kiến” của mẹ so với kích thước nhìn bằng mắt thì hẳn là 1 trái dưa hấu ngon.

2.4 Cách chọn dưa hấu đực cái

Người nông dân còn có phương pháp phân loại dưa hấu đực và cái. Dưa hấu đực thường có hạt nhiều còn dưa hấu cái hạt sẽ ít hơn. Nên người nội trợ không muốn dùng dưa nhiều hạt có thể nhìn vào đặc điểm này.

Theo một số chuyên gia, chúng ta có thể phân biệt dưa đực hay dưa cái bằng cách nhìn vào phần đáy của quả dưa, phía đối diện cuống dây.

Ở dưa đực, khu vực này sẽ có một vòng tròn nhỏ chỉ bằng cỡ một đồng xu. Còn ở dưa cái, vòng tròn dưới đáy sẽ to hơn tương đối rõ ràng. Đây cũng là đặc điểm giúp các mẹ nhận dạng để mua được dưa hấu ngọt và ít hạt hơn.

2.5 Vết ong châm

cách chọn dưa hấu
Vết ong châm

Trên vỏ dưa có những đốm màu nâu gọi là vết ong châm, do ong để lại khi thụ phấn cho hoa. Thụ phấn càng nhiều lần, quả dưa sẽ càng ngon.

2.6 Cách chọn dưa hấu: Vỗ lên vỏ dưa

cách chọn dưa hấu
Cách chọn dưa hấu: Vỗ lên vỏ dưa

Một số người còn truyền nhau mẹo thử âm thanh trên dưa hấu, bằng cách búng vào thân trái, nếu dưa phát ra tiếng “bịch bịch bịch” trầm và nặng thì dưa chín, nếu tiếng quá thanh thì dưa còn non, nếu dưa phát ra tiếng “bạch bạch bạch” thì có thể dưa quá chín.

3. Cách giữ dưa hấu tươi lâu

cách chọn dưa hấu
Cách giữ dưa hấu tươi lâu

Dưa hấu ngon nhất khi chín đỏ, có thể chế biến thành nhiều món tráng miệng ngọt mát. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ mua quá nhiều dưa và muốn bảo quản để ăn dần, vẫn có cách giúp mẹ bảo quản dưa tươi đến gần 1 tháng.

Dùng muối ăn

Hãy pha một ít muối ăn và nước. Ngâm dưa hấu trong dung dịch đó khoảng 30 phút sau đó vớt dưa ra và lau khô phần vỏ. Dung dịch nước muối sẽ ngấm vào vỏ dưa, hình thành lớp chống mục rữa.

4. Mách nhỏ mẹ cách bổ dưa để dễ dàng loại bỏ hạt

cách chọn dưa hấu
Mách nhỏ mẹ cách bổ dưa để dễ dàng loại bỏ hạt

Ngoài biết cách chọn dưa hấu, thì mẹ cũng nên biết cách bổ dưa hấu. Có lẽ ít người biết rằng hạt trong quả dưa đều nằm theo một quy tắc nhất định. Nếu mẹ nắm được quy luật này và bổ dưa thì sẽ dễ dàng loại bỏ hạt trong nháy mắt.

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ bổ ngang quả dưa ra làm đôi. Nhớ giữ chắc tay để quả dưa bổ ra không bị xéo.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ lật bề mặt nửa quả dưa lên và nhìn kỹ sẽ thấy có 1 ngã 3 đường ngay chính giữa phần thịt dưa.
  • Bước 3: Canh theo 3 đường này mẹ sẽ dễ dàng nhận ra mỗi 1/3 bề mặt quả dưa bổ đôi sẽ có những hàng hạt cố định, không nằm lung tung.
  • Bước 4: Nếu vẽ ra thì các hàng hạt sẽ thẳng hàng. Như vậy tổng cộng 1 quả dưa thường sẽ có 12 hàng hạt.
  • Bước 5: Bây giờ chỉ cần mẹ dùng dao nhọn và bổ dưa theo những hàng hạt vừa xác định.
  • Bước 6: Sau khi bổ xong mẹ sẽ thấy các hàng hạt đều nằm trồi ra bên ngoài của miếng dưa.
  • Bước 7: Lúc này chỉ cần mẹ dùng đũa lấy hạt ở 2 mặt của miếng dưa ra. Bổ dưa theo cách trên thì bên trong miếng dưa sẽ không có hạt.

Mẹ tham khảo thêm: Mách mẹ cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Giỏ hàng 0