Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khó thở khi mang thai – xử trí như thế nào?

Khó thở khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, có khoảng hơn 50% mẹ bầu gặp tình trạng này. Vậy khó thở khi mang thai là do đâu và làm như thế nào?

1. Khó thở khi mang thai có nhiều nguyên nhân

Cơn khó thở thường đến với mẹ trong tam cá nguyệt thứ nhất và trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba. Các nguyên nhân chủ yếu có thể như dưới đây, mẹ tham khảo ngay nào!

1.1. Mẹ bị khó thở khi mang thai những tháng đầu tiên

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng khó thở khi mang thai xảy ra do cơ thể mẹ có sự thay đổi đáng kể so với trước. Cơ hoành – dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên làm thay đổi quá trình hít thở của mẹ bầu. Hơn nữa, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng khiến mẹ phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho con, gây ra tình trạng khó thở khi mang thai.

Ngoài ra, tử cung của mẹ đang lớn dần để thích nghi với sự phát triển của con. Điều này tạo nên áp lực khiến mẹ khó thở.

1.2. Tam cá nguyệt thứ ba và cơn khó thở của mẹ

Khi mang bầu, cơ thể mẹ dĩ nhiên cần một lượng máu lớn để nuôi em bé. Lượng lớn máu này khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu đến nhau thai, khiến mẹ bầu thấy khó thở hơn trước đấy!

Kì tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến mẹ khó thở hơn
Kì tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến mẹ khó thở hơn

Kì tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến mẹ khó thở hơn

1.3. Hen suyễn là lý do gây khó thở

Bệnh hen suyễn là tiền đề khiến mẹ khó thở khi mang thai nếu mẹ mắc căn bệnh này. Trường hợp này mẹ nên đi khám để có cách điều trị hợp lý nhé!

Hen suyễn là lý do gây khó thở
Hen suyễn là lý do gây khó thở

Nếu mẹ bị hen suyễn thì nhớ đi khám ngay mẹ nhé!

1.4. Bệnh cơ tim chu sản – mẹ cần cẩn thận

Cơ tim chu sản là một loại bệnh suy tim, có thể xảy ra trước hoặc sau thai kỳ. Các triệu chứng của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến mẹ bầu thấy khó thở khi mang thai. Đây là một loại bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé, mẹ nên đi bệnh viện điều trị nếu có triệu chứng nhé!

1.5. Bệnh thuyên tắc phổi – mẹ có biết?

Bệnh này thường xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hít thở và khiến mẹ bầu khó thở, ho và đau ngực.

1.6. Cơ thể mẹ bầu bị tích nước

Đa số các mẹ khi mang bầu sẽ bị phù nề do cơ thể bị tích nước. Điều này gây ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, khiến mẹ bị khó thở.

Cơ thể mẹ bầu bị tích nước
Cơ thể mẹ bầu bị tích nước

1.7. Thiếu máu

Thiếu máu sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi do thiếu chất sắt. Tế bào hồng cầu được tạo ra để đưa oxy đi nuôi em bé và các bộ phận khác không đủ. Mẹ sẽ cảm thấy khó thở do tim phải hoạt động liên tục.

2. Giảm thiểu khó thở khi mang thai cho mẹ thế nào?

 2.1. Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Ăn uống đủ chất và giàu dinh dưỡng chưa bao giờ là thừa đối với mẹ bầu đâu mẹ nha! Trước tiên mẹ vẫn luôn phải ưu tiên chăm sóc sức khỏe để đảm bảo bản thân và con yêu luôn mạnh khỏe nhé!

Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng cho cả mẹ và bé

Chế độ ăn phù hợp cho mẹ bầu không thể thiếu các chất đạm, sắt, canxi, vitamin,… Mẹ nên tránh xa những loại thực phẩm có vị cay nóng, khó tiêu. Tuyệt đối không dùng cafein hay đồ uống có cồn mẹ nhé!

Các loại rau củ, trái cây, các sản phẩm từ sữa, sữa chua, các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu protein là lựa chọn không tồi cho mẹ đấy!

2.2. Cải thiện tư thế cho mẹ bầu không thấy khó thở khi mang thai

Khi cảm thấy khó thở mẹ hãy thay đổi tư thế cũng được nha!  Nếu đang ngồi, mẹ nên ngồi thẳng lưng và đẩy vai ra phía sau. Nếu đang nằm, mẹ nên chèn gối ở phía trên để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái để giúp tử cung không đè lên động mạch. Những tư thế này sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở đáng kể đó mẹ ạ!

2.3. Tránh vận động mạnh và nghỉ ngơi thật nhiều mẹ bầu ơi!

Nếu mẹ làm việc quá sức hay bê vác vật nặng sẽ dễ bị mệt mỏi khi mang thai. Mẹ cần tránh xa những công việc nặng nhọc để bảo vệ con yêu nhé! Vận động mạnh, cúi quá thấp hay với tay quá cao cũng nên được đưa vào “danh sách đen” nha mẹ bầu ơi!

Trong thời gian mang bầu mẹ cũng nên ngủ đủ giấc, không thức khuya, nghỉ ngơi nhiều mẹ nha! “Tham công tiếc việc” lúc này hoàn toàn không tốt cho em bé xíu nào đâu mẹ bầu ơi.

2.4. Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu đáng kể khó thở khi mang thai

Tập các bài tập dành cho bà bầu là liệu pháp nâng cao sức khỏe cho mẹ rất tốt. Cách này vừa giúp mẹ thư giãn, tăng cường sức đề kháng, lại vừa giúp quá trình sinh nở của mẹ sau này trở nên dễ dàng. Thật đáng thử phải không mẹ bầu!

Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu đáng kể khó thở khi mang thai
Tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu đáng kể khó thở khi mang thai

Có rất nhiều bài tập vận động nhẹ phù hợp với mẹ bầu đấy ạ!

3. Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

Khi mẹ cảm thấy khó thở kèm các triệu chứng bất thường, mẹ nên đi khám bác sĩ. Cụ thể là khi có các biểu hiện như sau:

  • Đau tức ngực, khó thở liên tục và thấy đau khi thở
  • Tay, chân và môi tím tái
  • Thở gấp, tim đập nhanh
  • Mẹ bầu mắc bệnh mãn tính
Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?
Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

Khó thở khi mang thai có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là bất thường. Mẹ hãy chú ý và thận trọng để xử trí thật đúng nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khó thở khi mang thai – xử trí như thế nào?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đúng không nào. Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng phù hợp với cơ thể mẹ bầu. Vậy đâu là những loại rau bà bầu không nên ăn? Mẹ […]
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Giỏ hàng 0