Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những kiến thức liên quan đến cây mía để giải đáp thắc mắc này nhé!
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không?
Theo thống kê từ các báo cáo y khoa, cứ 100ml nước mía thì chứa khoảng 269,1 calo. Đồng thời trong nước mía còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: Canxi, sắt, natri, kali,… Đây đều là những nhóm chất có lợi cho sức khỏe. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Câu trả lời là có nhé! Mẹ bầu hoàn toàn có thể thưởng thức mía trong thai kỳ với một lượng vừa phải.
Vào tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng ốm nghén. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe mẹ bầu. Mía với vị ngọt thanh dịu sẽ làm giảm đi sự khó chịu. Đồng thời, sử dụng nước mía với lượng vừa phải còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón, cải thiện làn da,…
2. Có bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích của nước mía
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Như đã chia sẻ ở trên, mía đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu. Vậy cụ thể những lợi ích đó là gì, cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo đây nhé!
2.1. Hạn chế tình trạng ốm nghén
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường rất dễ gặp phải tình trạng ốm nghén. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất sức và không có hứng thú ăn uống. Từ đó làm tinh thần mẹ bầu giảm sút và thường cảm thấy khó chịu.
Trong thành phần dinh dưỡng của mía có chứa đường tự nhiên với vị ngọt thanh, giúp kích thích vị giác cho mẹ bầu. Không những vậy, mía còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe khi không ăn được.
2.2. Giảm căng thẳng mệt mỏi
Sự căng thẳng và mệt mỏi khi mang thai thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Tình trạng này vô tình gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi mẹ bầu ăn mía, lượng đường tự nhiên trong nước mía sẽ giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn.
Đồng thời, mía cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa và phytonutrients giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể mẹ bầu chống lại những tác nhân gây bệnh.
2.3. Ăn mía giúp bà bầu cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Tất nhiên là có thể, đặc biệt mía rất tốt cho phụ nữ bị táo bón. Khi mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone Progesterone. Chính sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột.
Trong cây mía chứa khá nhiều kali tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế khi mẹ uống nước mía với lượng vừa phải sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp mẹ ngăn ngừa hiện tượng táo bón hiệu quả.
2.4. Cải thiện làn da cho mẹ bầu
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Nội tiết tố Estrogen sẽ kích thích sự hoạt động của tuyến dầu trên da. Thế nên các lỗ chân lông sẽ bít tắc và hình thành mụn.
Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Được nhé mẹ! Bởi trong mía có chứa một axit có tên là axit Alpha Hydroxy. Đây là một loại axit tự nhiên được tìm thấy nhiều trong mía đường. Chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp mẹ bầu có làn da mịn màng và đẹp hơn.
2.5. Mía giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Mẹ bầu nên sử dụng mía trong thai kỳ bởi mía không chỉ tốt cho mẹ mà còn cho cả bé. Đặc biệt, trong thành phần dinh dưỡng của mía hay nước mía có chứa axit folic, có công dụng ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì thế nếu mẹ vẫn băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn mía được không, thì câu trả lời là có nhé!
2.6. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường rất dễ rơi vào tình trạng thiếu chất do phải nuôi bào thai. Thế nên, sức đề kháng trong cơ thể của mẹ sẽ suy giảm đi rất nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm phải các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Bên cạnh đó, khi mang thai việc sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh lý cho mẹ cũng rất hạn chế. Bởi một số thành phần của thuốc có thể có tác động xấu đến thai nhi. Trong mía có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường đề kháng. Điển hình trong đó phải kể đến là Flavonoid và Phenolic. Những chất này xây dựng hàng rào bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng mía như thế nào?
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Tất nhiên là được nhé! Tuy nhiên, những công dụng tốt của mía chỉ phát huy khi mẹ sử dụng với liều lượng hợp lý. Bởi trong mía có hàm lượng đường khá cao. Thế nên, nếu mẹ sử dụng quá nhiều nước mía có thể gây ra những tác dụng xấu cho cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 400ml nước mía trong một ngày. Đồng thời, chỉ nên ăn hoặc uống 1 – 2 lần/ tuần. Thời gian lý tưởng nhất để mẹ bầu ăn mía là sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Mẹ bầu nên tránh ăn mía trước khi ăn. Vì lượng đường trong mía có thể gây cảm giác nhanh no, giảm cảm giác thèm ăn của mẹ.
Xem thêm:
4. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn hoặc uống nước mía
Nước mía là một thức uống thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng chúng với một cách hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bầu sử dụng mía có hiệu quả hơn.
- Mẹ không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh hoặc cho thêm đá vào khi uống. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong nước mía. Ngoài ra, uống nước mía lạnh cũng có thể khiến mẹ bị khó tiêu, đau bụng,…
- Khi chọn mua mía, mẹ bầu nên chọn cây mía tươi, thân mía không có các đốm đỏ.
- Ăn quá nhiều mía có thể khiến mẹ tăng cân, béo phì và có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ.
- Để đảm bảo chọn được mía có chất lượng tốt nhất. Mẹ nên mua mía ở những địa chỉ uy tín. Đồng thời, khi muốn uống nước mía, mẹ cũng có thể tự mua mía để xay tại nhà. Trước khi xay mẹ nên rửa mía bằng nước rửa rau củ Mamamy, sẽ giúp loại bỏ hết vi khuẩn trên thân cây mía. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng nước rửa bình sữa của Mamamy để vệ sinh dụng cụ xay nước mía. Điều này sẽ giúp mẹ đảm bảo nước mía có chất lượng tốt nhất.
Như vậy thông qua bài viết trên, mẹ đã có thể giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không, câu trả lời là có nhé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý sử dụng với một lượng vừa phải để không gây tác động xấu đến cả mẹ và bé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới, Góc của mẹ sẽ cố gắng phản hồi đến mẹ sớm nhất!