Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết câu trả lời chính xác nhé!
Mục lục
1. Giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không?
Mẹ thắc mắc, bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu nên tránh ăn các loại cua hoặc các thực phẩm được chế biến từ cua trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi mặc dù những món ăn như bún riêu cua có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, các dưỡng chất này lại không phù hợp với đặc điểm cơ thể của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Nguyên nhân là bởi trong cua có thể chứa một số độc tố nguy hiểm cho mẹ bầu và bào thai. Điển hình trong đó phải kể đến như thủy ngân, PCBs (Polychlorinated Biphenyls), dioxins,…
Xem thêm: Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua?
2. Lý do mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn bún riêu?
Như mẹ đã biết trong thịt cua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy tại sao khi hỏi bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không, thì câu trả lời lại là “không” mẹ nhỉ. Lý do cụ thể như sau:
Đối với cua biển
- Môi trường biển hiện nay càng ngày càng ô nhiễm. Vì thế chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới hải sản sống trong nước. Các loại hải sản sẽ có khả năng nhiễm chất động hại như thủy ngân, PCBs, dioxins,…
- Theo các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, thịt cua biển có thể chứa lượng thủy ngân từ 0,21 – 0,33mg/kg. Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn phải cua biển có thủy ngân, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động của bé sau này.
- Mặt khác, thịt cua cũng chứa lượng cholesterol cao, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
Đối với cua đồng
- Theo Đông y, bún riêu cua làm từ cua đồng là thực phẩm có tính mặn có thể gây máu bầm. Vì vậy nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu cua, các thành phần trong thịt cua có thể gây ra những tác động xấu đến thai nhi.
- Ngoài ra, cua đồng cũng rất dễ gây dị ứng. Do đó vào thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ cua. Bởi mẹ có thể gặp phải một số vấn đề không mong muốn như: mề đay, sốc phản vệ,… Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
3. Khi nào mẹ bầu có thể ăn bún riêu?
Như vậy, mặc dù bún riêu cua là một món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không, thì vẫn là không nhé! Kể từ tháng thứ 4, khi sự phát triển của thai nhi đã ổn định hơn. Mẹ có thể thưởng thức món ăn này với lượng vừa phải. Và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mẹ nhé! Dưới đây là một số lưu ý khi ăn bún riêu cua, mẹ bầu cần lưu ngay.
- Nên chọn mua cua tươi ngon, có địa chỉ uy tín để nấu nồi bún riêu cua thơm ngon tại nhà.
- Trong thai kỳ, mẹ đặc biệt không nên ăn cua hoặc hải sản sống. Điều này có thể gây nhiễm khuẩn và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Không ăn bún riêu trước hoặc sau khi ăn trái hồng hoặc uống trà. Bởi khi kết hợp chung những thực phẩm này có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa.
- Đối với các mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc bị dị ứng thịt cua thì không nên ăn bún riêu. Mẹ có thể thay thế bằng món bún riêu cua chay thanh đạm.
- Mặc dù sau 3 tháng đầu mẹ đã có thể ăn bún riêu. Tuy nhiên mẹ cũng nên sử dụng với lượng vừa đủ. Mẹ chỉ nên ăn tối đa 200g thịt cua mỗi tuần.
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không?
4. Gợi ý một số món chay để mẹ đỡ cơn nghiền cua trong 3 tháng đầu
Như đã chia sẻ ở trên bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Nên hạn chế nhé mẹ ơi. Vậy nếu mẹ quá “nghiền” hương vị của thịt cua thì phải làm sao? Dưới đây Góc của mẹ sẽ gửi đến mẹ một số công thức món chay giúp mẹ vượt qua cảm giác thèm này.
4.1. Bún riêu cua chay
Để nấu bún riêu chay, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Bún tươi: 500g
- Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm đông cô (mỗi loại 100g)
- Chả lụa chay, đậu hũ chiên
- Cà chua, bắp chuối bào, giá, hành, ngò, rau muống bào
- Các gia vị như: dầu ăn, nước me, tiêu, màu điều, hạt nêm chay
- Sữa đậu nành: 1 lít
Cách làm như sau:
Bước 1: Mẹ cần sơ chế nguyên liệu sạch sẽ trước khi chế biến. Với các loại rau củ mẹ nên vệ sinh bằng nước rửa rau củ Mamamy. Loại nước rửa lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ giúp mẹ loại bỏ các tác nhân gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bước 2: Làm riêu cua
Cho 1 lít nước đậu nành lên bếp, đun ở lửa nhỏ. Sau đó mẹ cho nước me vào để tạo kết tủa. Khi kết tủa nổi lên mẹ vớt ra để làm riêu.
Bước 3: Nấu bún riêu
Mẹ cho 2 muỗng canh dầu vào bếp, phi thơm tỏi băm, sau đó cho cà chua và màu điều vào xào sơ.
Tiếp đó mẹ cho 2 lít nước vào rồi cho chả, đậu hũ, nấm vào đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó mẹ nêm gia vị vừa ăn. Sau khi nước sôi trở lại mẹ cho riêu chay vào và rắc hành ngò lên và tắt bếp. Lúc này tô bún riêu chay thơm ngon đã sẵn sàng để mẹ thưỏng thức.
4.2. Canh cua đồng chay
Để nấu canh cua đồng chay mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Sữa đậu nành: 700ml
- Nấm rơm: 100g
- Me: 1 hộp
- Rau đay, mướp, hành lá, mồng tơi
- Gia vị: Muối, đường, hạt nêm chay
Cách làm đơn giản gồm những bước như sau:
Bước 1: Mẹ cho sữa đậu nành vào nồi, bật bếp đun với lửa nhỏ.
Bước 2: Cho một ít mẹ vào chén nhỏ, thêm nước sôi vào để giã tan me. Mẹ lưu ý là nên dùng ít me thôi nhé, nếu không canh sẽ chua không giữ được vị ngọt. Sau đó mẹ cho nước me qua rây lọc vào sữa đậu nành đang ấm trên bếp để tạo kết tủa. Lúc này những mảng đậu nành nổi lên nhìn rất giống riêu cua.
Bước 3: Mẹ nêm gia vị vừa ăn cho nồi canh.
Bước 4: Đợi nước canh sôi mẹ cho hỗn hợp rau vừa chuẩn bị vào nồi. Vậy là mẹ đã có được một nồi canh cua đồng chay siêu chất lượng rồi nhé!
Như vậy với những thông tin ở trên, chắc hẳn mẹ đã biết câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Góc của mẹ hy vọng với những gì mình vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ lựa chọn được thực đơn dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận ở phía dưới để Góc của mẹ có thể phản hồi sớm nhất tới mẹ nhé!