Với người Việt Nam, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng và ngon miệng. Mẹ bầu 3 tháng cuối cũng rất thích ăn, mà giai đoạn này mẹ cần thận trọng trong ăn uống. Mẹ băn khoăn lắm không biết liệu bầu 3 tháng cuối ăn trứng vịt lộn được không. Góc của mẹ đã tổng hợp mọi thông tin khoa học nhất dưới bài viết này, mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Bầu 3 tháng cuối ăn trứng vịt lộn được không?
Mẹ bầu 3 tháng cuối hoàn toàn ăn được trứng vịt lộn nếu mẹ không bị ốm sốt, không gặp các vấn đề về tiêu hóa, gan, huyết áp cao mẹ nhé! Trứng vịt lộn cũng có thể coi như nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ khi chứa cả protein, canxi, các vitamin B1, B12, A, C và cả một lượng sắt lớn. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết, trong chế độ dinh dưỡng để mang lại cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.
Nhưng không phải cứ bổ mà mẹ ăn thật nhiều đâu nhé. Nếu ăn quá nhiều, ăn sai thời điểm sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé như:
- Mẹ sẽ bị khó tiêu: nếu mẹ ăn nhiều cùng lúc (2 – 3 quả trở lên)
- Tăng cholesterol máu: nếu mẹ ăn nhiều, ăn hàng ngày, mẹ dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp…thật sự không tốt cho cả sức khỏe của bé đâu mẹ ơi.
- Thừa vitamin A: Mẹ uống bổ sung vitamin A kèm với ăn nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến các dị tật thai nhi.
Do đó, mẹ chỉ có thể hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng từ loại thực phẩm này khi ăn đúng cách. Cụ thể, mẹ bầu 3 tháng cuối chỉ nên ăn 2 – 4 quả trứng vịt lộn/tuần, mỗi lần ăn không quá 2 quả và tốt nhất nên ăn vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn chính 1 – 2 giờ đồng hồ, vừa khỏe mẹ vừa khỏe con.
2. Hàm lượng dinh dưỡng của trứng vịt lộn
Để lên kế hoạch cho thực đơn trong ngày và cân đo đong đếm dưỡng chất cần nạp vào cơ thể, mẹ theo dõi bảng sau để biết trong 1 quả vịt lộn sẽ có hàm lượng dinh dưỡng như thế nào và bổ sung cho đúng nhé:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Năng lượng | 98 kcal |
Protein | 7,3 |
Lipid | 6,7 |
Glucid | 2,2 |
Canxi | 44,3 |
Phospho | 114,5 |
Kali | 139,3 |
Sắt | 1,62 |
Vitamin A | 472,5 |
Beta caroten | 234,9 |
Vitamin C | 1,62 |
Cholesterol | 324 |
Giai đoạn 3 tháng cuối, bé yêu phát triển nhanh nhất, hoàn thiện nốt các bộ phận cơ thể để chuẩn bị chào đời, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên rất nhiều. Vì vậy, năng lượng mẹ cần nạp vào cũng tăng nhiều so với giai đoạn trước mới có thể đáp ứng được nhu cầu của bé. Qua bảng dinh dưỡng mẹ thấy đó, trứng vịt lộn rất giàu dưỡng chất, quá hợp lý nếu mẹ chọn làm món bổ sung thêm, vừa thỏa cơn thèm lại thêm nhiều chất.
3. 6 công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn có vị bùi béo, dễ ăn sẽ khiến mẹ thích mê đó ạ, chẳng những vậy, thực phẩm này còn có những công dụng đáng gờm như thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ con yêu lớn khỏe từng ngày:
3.1. Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu
Trong trứng vịt lộn chứa lượng sắt khá dồi dào (1,62 gam trong 1 quả), giúp mẹ hạn chế được tình trạng thiếu máu thai kỳ. Chẳng những vậy, sắt còn là “trợ thủ đắc lực” hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu diễn ra hiệu quả, đảm bảo lưu thông trong hệ tuần hoàn, vận chuyển dưỡng chất đi nuôi cơ thể, giúp cả mẹ và đều khỏe mạnh trông thấy.
3.2. Giúp mẹ có hệ xương khỏe mạnh
Mẹ biết không, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khung xương của bé dần hoàn thiện. Vì vậy, nhu cầu canxi của thai nhi tăng cao. Nếu không bổ sung đầy đủ canxi, cơ thể mẹ sẽ tự “rút canxi” để cung cấp cho bé yêu trong bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng mệt mỏi, đau nhức xương khớp, cơ bắp, chuột rút,… xảy ra đó ạ. Vai trò canxi lúc này rất quan trọng.
Mẹ nào mang thai 3 tháng cuối đang muốn bổ sung canxi thông qua việc ăn uống, chắc chắn không thể bỏ qua trứng vịt lộn rồi. Hàm lượng canxi và photpho dồi dào trong loại thực phẩm giúp mẹ đánh bay nỗi lo thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, tạm biệt những cơn đau nhức triền miên rồi ạ.
3.3. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mẹ bầu 3 tháng cuối thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức, mệt nhọc do thai nhi ngày một lớn dần, chèn ép cơ thể. Bên cạnh xúc cảm dâng trào vì ngày con yêu chào đời đang đến gần, mẹ phải đối mặt với những lần mất ngủ, trở mình liên tục. Những lúc thế này mẹ đừng quên bổ sung ngay một quả trứng vịt lộn nhé và cân nhắc bầu 3 tháng cuối ăn trứng vịt lộn được không trong mỗi trường hợp cụ thể. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong trứng vịt lộn, bao gồm canxi, magie, photpho,… sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng suy nhược, mệt mỏi do thiếu chất.
3.4. Hệ thần kinh của mẹ được ổn định
Có thể mẹ chưa biết, trong lòng đỏ trứng vịt lộn có chứa lecithin và choline, khi vào cơ thể sẽ đều được chuyển hóa thành choline. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp màng tế bào não khỏe mạnh và dẫn truyền các xung động thần kinh để hệ thần kinh vận hành ổn định.
Ngoài ra một nghiên cứu năm 2013, còn chỉ ra rằng ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu cần tiêu thụ 480 – 930mg choline/ngày. Nếu được cung cấp đủ mẹ bầu có thể giảm thiểu cả tình trạng tăng huyết áp, sưng phù, đau đầu dữ dội. Nghe đến đây mẹ còn chần chờ gì mà không chạy ù ra chợ mua ngay vài quả trứng vịt lộn rồi chế biến thành nhiều món thật ngon?
3.5. Tăng cường thị lực cho bé ngay khi con còn trong bụng mẹ
Mẹ bầu 3 tháng cuối thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là mắt mờ, không còn tinh anh như trước. Lý giải cho hiện tượng này, mẹ có thể hiểu nôm na là khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ trở nên nhạy cảm, dễ chịu tác động bởi môi trường bên ngoài dẫn đến suy nhược cơ thể, mỏi mắt, mờ mắt.
Mẹ đừng quá âu lo mà nên bổ sung ngay những thực phẩm tốt cho mắt nhé, ngoài cà rốt, khoai lang, mẹ còn có thể ăn thêm trứng vịt lộn đó ạ. Lượng vitamin A trong trứng vịt lộn vô cùng dồi dào (472,5 gam trong 1 quả), đủ để đảm bảo nhu cầu trong ngày của cả mẹ và bé mà không cần bổ sung thêm. Vitamin A giúp mẹ và bé có một đôi mắt khỏe mạnh, tăng cường thị lực cho bé ngay khi vẫn trong bụng mẹ.
3.6. Bé yêu lớn khỏe từng ngày
Ăn trứng vịt lộn cũng là cách hữu hiệu giúp bé cưng lớn khỏe, thoải mái chòi đạp, phát triển trong bụng mẹ đó ạ. Cụ thể những dưỡng có trong trứng vịt như canxi, magie, photpho,… sẽ theo bánh nhau đi vào cơ thể bé. Nguồn dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ giúp bé phát triển khỏe mạnh, đảm bảo được đầy đủ các điều kiện để chuẩn bị chào đời. Nhờ đó mẹ con yêu lớn nhanh, lớn khỏe mà mẹ cũng thêm phần an tâm.
4. 4 trường hợp mẹ cần tránh trứng vịt lộn “càng xa càng tốt”
Để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con, mẹ bầu cần tránh ăn trứng vịt lộn trong vài trường hợp sau mẹ nhé!
1 – Mẹ có tiền sử bệnh gan
Trong trứng vịt lộn có chứa lượng đạm khá cao mà để chuyển hóa hết được, gan sẽ phải hoạt động với tần suất lớn hơn. Mẹ nào có tiền sử bệnh gan, ăn trứng vịt lộn sẽ khiến những tổn thương trong gan mẹ trở nên trầm trọng hơn, thậm chí nặng có thể dẫn đến suy gan. Bên cạnh đó, chức năng đào thải độc tố gan lúc này “yếu” hơn bình thường một chút, với lượng đạm lớn như vậy sẽ không kịp xử lý, gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu 3 tháng cuối.
2 – Mẹ bầu có chỉ số huyết áp cao
Tình trạng huyết áp cao là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn 3 tháng cuối và có thể trở lại bình thường khi mẹ sinh xong. Tuy nhiên khi đã bị, mẹ cần hạn chế tối đa ăn trứng vịt lộn vì trong trứng chứa hàm lượng đạm, cholesterol cao. Đây đều là những chất làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu 3 tháng cuối có tiền sử huyết áp cao.
3 – Mẹ gặp vấn đề về tiêu hóa
Cũng chính vì hàm lượng cholesterol và đạm cao nên ăn trứng vịt lộn thường gây khó tiêu. Với mẹ đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn vì sẽ khiến bụng mẹ khó chịu, ậm ạch không thôi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ.
4 – Mẹ bầu đang sốt cao
Mẹ bầu những tháng cuối đã rất mệt rồi khi đang sốt cao lại càng khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy mẹ cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như thịt gà, rau củ quả. Nếu mẹ ăn trứng vịt lộn, cơ thể lại phải hoạt động nhiều hơn mới có thể tiêu hóa được.
5. Mách mẹ bầu 3 tháng cuối 4 lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Để mẹ bầu 3 tháng cuối ăn trứng vịt lộn hấp thu được tối đa và an toàn. Ngoài việc ăn theo hướng dẫn chuẩn chỉnh, mẹ cần nắm lòng thêm vài lưu ý nhỏ nữa nhé!
1 – Không ăn trứng vịt lộn buổi tối: Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, do hàm lượng dinh dưỡng nhiều, sinh ra cảm giác mệt mỏi cho mẹ. Buổi tối là thời điểm hệ tiêu hóa của mẹ cần được cơ thể nghỉ ngơi, mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho bữa tối như rau xanh, thịt trắng.
2 – Có thể ăn kèm rau răm nhưng ít thôi mẹ nhé: Trứng vịt lộn thường được ăn kèm rau răm để tạo cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, rau răm lại là loại rau làm tăng nguy cơ sảy thai nếu mẹ bầu ăn nhiều. Vì vậy để an toàn mẹ chỉ nên ăn 2 – 3 lá rau răm cùng với trứng vịt lộn.
3 – Mẹ bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác: Trứng vịt lộn dù tốt nhưng mẹ cũng không nên ăn nhiều, sẽ gây khó tiêu, tăng cholesterol máu…Để cân bằng dinh dưỡng, mẹ cần ăn thêm các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất). Việc ăn uống đa dạng sẽ giúp mẹ và bé có nguồn dưỡng chất phong phú để khỏe mạnh hơn.
4 – Mẹ vệ sinh tay trước – sau khi ăn: Đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn để đảm bảo vệ sinh mẹ nhé. Sắm ngay bên mình những gói khăn ướt bên cạnh để tiện không phải đi lại rửa tay mẹ nhé, nhất là mẹ bầu 3 tháng cuối, việc di chuyển có chút “nặng nề” rồi.
Gợi ý khăn ướt Mamamy cho mẹ nè. Không chỉ lau sạch sẽ mà còn là sản phẩm chăm sóc da đúng nghĩa đó mẹ. Vừa lau sạch, vừa dưỡng ẩm nhờ bổ sung tinh chất đường nho thiên nhiên – thành phần được cấp bằng sáng chế Mỹ đó ạ!,
Bởi khăn ướt này ngay từ đầu ra đời dành riêng cho bé rồi, sẵn có deal mua 1 tặng 1, mẹ sắm sẵn, tích trữ vừa để sử dụng, vừa chuẩn bị sẵn sàng đón con yêu chào đời nhé!
Như vậy, chắc hẳn mẹ đã có đáp án cho câu hỏi bầu 3 tháng cuối có ăn trứng vịt lộn được không rồi. Mẹ thoải mái ăn với tần suất 2 – 4 quả 1 tuần nếu không gặp các vấn đề như ốm sốt, gan, tiêu hóa, cao huyết áp nhé mẹ. Nếu mẹ có gì thắc mắc về bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối hoặc muốn chia sẻ hãy để lại bình luận bên dưới. Góc của mẹ rất vui khi được lắng nghe tâm sự của mẹ. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.