Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh – có thể mẹ chưa biết?

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, rốn chính là một loại “dây thần kinh” quan trọng. Đây là đường truyền để mẹ có thể truyền oxy và các chất dinh dưỡng cho bé. Dây rốn kết nối bánh nhau của mẹ và bụng của thai nhi, từ đó mẹ có thể nuôi dưỡng đứa bé. Thế nhưng khi em bé chào đời, dây rốn lại là một bộ phận dư thừa không còn cần thiết, vì khi đó trẻ sơ sinh đã có thể tự thở, tự nạp chất dinh dưỡng và tự bài tiết được. Mẹ có cần chăm sóc dây rốn cho bé không? Vậy sau khi sinh thì bao lâu trẻ sẽ rụng rốn? Và cần chăm sóc dây rốn như thế nào là đúng nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp bao lâu trẻ rụng rốn và cách chăm sóc rốn hiệu quả.

1. Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn?

Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn?

Sau khi bé chào đời, y tá sẽ kẹp dây rốn lại và cắt dây rốn cho bé. Vì dây rốn không có dây thần kinh nên bé và mẹ đều không có cảm giác đau nào. Dây rốn sau khi cắt sẽ còn lại một gốc rốn dài khoảng 2 – 3cm trên bụng trẻ sơ sinh. Ban đầu dây rốn có màu vàng sáng bóng, nhưng sau khi khô thì nó có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám. Sau vài ngày có thể biến thành màu đen.

Thông thường, sau khoảng 8 – 10 ngày, rốn của trẻ khô đi và tự rụng và sau 15 ngày sẽ lành hẳn. Tuy nhiên thời gian rụng rốn có thể ngắn hoặc dài hơn, tùy thuộc vào cơ thể bé và cách chăm sóc của mẹ. Nếu sau 2 tuần mà chưa rụng nhưng tình trạng rốn vẫn bình thường thì mẹ chưa cần lo lắng vội. Nhưng nếu 4 tuần mà rốn chưa rụng thì mẹ phải liên lạc với bác sĩ.

2. Chăm sóc dây rốn cho bé đúng cách tại nhà

Trong vòng 1 giờ sau khi ra đời, gốc rốn của trẻ sẽ được làm sạch bằng chất sát khuẩn để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng rốn. Khi gia đình đưa em bé về nhà, bác sĩ sẽ bỏ kẹp rốn để không gây khó khăn trong việc chăm sóc cho bé ở nhà. Mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi dây rốn bé hàng ngày vì đây là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng rốn và mắc các bệnh lý khác là rất cao.

2.1. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
  • Vùng đáy rốn cần được vệ sinh 1 – 2 lần/ngày để đảm bảo sự sạch sẽ cho bé.
  • Cần quan sát kĩ xem rốn bé có sưng đỏ, tiết dịch, chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi hay không. Nếu phát hiện rốn có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất cho bé.
  • Lau rốn sạch sẽ bằng bông gòn thấm nước muối sinh lí hoặc cồn 70 độ rồi thấm khô cuống rốn và chân rốn. Sau đó cần sát trùng khu vực da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Có thể quấn băng rốn hoặc che rốn bằng một lớp gạc mỏng đã được vô trùng. Mẹ có thể để hở rốn đều được.
  • Duy trì việc vệ sinh rốn hàng ngày cho đến khi rốn rụng và lành hẳn.

2.2. Những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Mẹ cần để ý những dấu hiệu sau khi chăm sóc rốn cho bé:

Trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt

Mọi trường hợp trẻ bị sốt với nhiệt độ trên 38oC đều là trường hợp khẩn cấp. Cần ngay lập tức đưa bé đi bệnh viện để tìm sự giúp đỡ y tế.

Rốn rỉ máu kéo dài

Sẽ là bình thường nếu rốn bé chảy một chút máu khi rụng rốn. Nhưng nếu tình trạng chảy máu kéo dài, và khó cầm máu thì lại là một vấn đề đáng lo. Mẹ cần tìm tới bác sĩ để có hướng giải quyết.

Chân rốn sưng đỏ, tiết có mủ vàng và có mùi hôi

Chân rốn sưng đỏ, tiết có mủ vàng và có mùi hôi

Đây có thể là biểu hiện của viêm rốn do không được chăm sóc cẩn thận. Bé có thể sốt, quấy khóc, bỏ bú nếu gặp phải trường hợp này. Lúc này mẹ cần tới lời khuyên của bác sĩ để biết cách điều trị tình trạng này. Nếu viêm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc cho bé tại nhà bằng băng gạc, oxy già. Nếu rốn viêm nặng, bé cần được nhập viện để bác sĩ điều trị và chăm sóc.

Rốn chậm rụng

Sau 3 – 4 tuần mà rốn bé vẫn chưa rụng cũng là một vấn đề đáng lo. Cần liên hệ với bác sĩ để biết cách xử lí.

3. Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh

3.1. Nguyên tắc khi chăm sóc dây rốn cho bé tại nhà

Nguyên tắc khi chăm sóc dây rốn cho bé tại nhà

Điều tiên quyết khi chăm sóc dây rốn cho bé là luôn giữ cho rốn được khô ráo và sạch sẽ. Mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên trong việc vệ sinh rốn cho con hàng ngày sau:

  • Khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ có thể cho bé ngâm mình. Sau khi tắm xong phải thấm khô nước ở vùng rốn của bé và sát khuẩn bằng cồn 70 độ.
  • Không nên quấn băng rốn quá dày. Việc này có thể tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào rốn bé. Nên quấn vừa phải hoặc có thể không cần quấn gạc để rốn bé được khô thoáng.
  • Gấp mép tã dưới rốn để tránh việc rốn bé bị cọ xát và bị dính chất thải trong tã.
  • Để rốn tự rụng. Không nên cắt hoặc kéo cuống rốn của bé.
  • Không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên rốn của bé.

3.2. Rốn trẻ sau khi rụng

Rốn trẻ sau khi rụng

Sau rụng rốn, bé vẫn cần được chăm sóc khu vực này cho tới khi lành liền sẹo hẳn. Mẹ vẫn nên duy trì việc sát khuẩn hàng ngày cho bé và giữ cho rốn được khô thoáng.

Cuống rốn sau khi rụng ra mẹ có thể vứt đi hoặc giữ lại tùy theo ý thích. Nhiều mẹ đã giữ lại cuống rốn của con mình làm vật may mắn cũng như để lưu lại một kỉ niệm thiêng liêng trong đời của mình.

Trẻ sơ sinh luôn cần sự chăm sóc cẩn thận, kể cả những bộ phận nhỏ bé như rốn. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ để chăm sóc bé cưng thật khỏe mạnh nhé! Mong rằng những thông tin trên Góc của mẹ sẽ hữu ích!

Tìm hiểu thêm:

7 lời khuyên hữu ích chăm sóc da cho bé luôn khoẻ

Những điều mẹ cần biết về chăm sóc sức khoẻ sau sinh

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh – có thể mẹ chưa biết?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0