Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Lần đầu làm mẹ – cảm giác hạnh phúc đi kèm chút bỡ ngỡ, lo lắng. Làm sao để chăm sóc tốt nhất cho con, để con thật khỏe mạnh? Quy trình chăm sóc em bé sơ sinh chuẩn khoa học trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trở thành “mẹ bỉm thông thái” ngay và luôn đó ạ!

1. Hướng dẫn bế bé đúng cách

Nếu lần đầu bế con khiến mẹ lúng túng, không biết bế như thế nào để bé thoải mái nhất, 4 bước sau “gỡ rối” cho mẹ đây ạ:

Bước 1 – Tương tác với bé trước khi bế: Mẹ tương tác với con bằng cách nhìn, nói chuyện hoặc vỗ nhẹ để bé nhận ra sự hiện diện của mẹ và tránh bị giật mình khi bế.

Tương tác với bé trước khi bế để bé không bị giật mình
Tương tác với bé trước khi bế để bé không bị giật mình

Bước 2 – Đỡ bé dậy: Đỡ bé bằng cách luồn tay xuống dưới người bé (1 tay dưới đầu và cổ, tay kia dưới mông), giữ yên 1-2 phút rồi nhấc bé lên nhẹ nhàng. Mẹ lưu ý: Phần đầu và cổ bé sơ sinh còn yếu nên mẹ cần chú ý đỡ phần này của bé trước mẹ nha.

Đỡ bé dậy nhẹ nhàng đúng cách trước khi bế
Đỡ bé dậy nhẹ nhàng đúng cách trước khi bế

Tư thế an toàn và dễ dàng nhất khi bế bé sơ sinh là đặt bé nằm ngang, dùng cánh tay mẹ đỡ phần đầu và cổ bé sao cho chúng nằm trên một đường thẳng, đưa bụng bé sát vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.

Bế bé sơ sinh đúng cách là bước đầu tiên để chăm sóc bé khỏe mạnh
Bế bé sơ sinh đúng cách là bước đầu tiên để chăm sóc bé khỏe mạnh

Khi bé được 3 – 5 tháng tuổi, mẹ thay đổi cách bế bé theo hướng thẳng đứng. Tuy nhiên, mẹ không nên giữ bé trong tư thế này lâu vì lưng bé vẫn còn yếu. Mẹ tham khảo chi tiết cách bế bé tại đây nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Không nên bế ngang hông bé (bế cắp nách) vì làm ảnh hưởng đến xương và dáng đi của bé sau này.

Những ngày đầu bế con, mẹ  thấy lo lắng và lúng túng đúng không ạ? Bình tĩnh và kiên trì một chút, sau vài ngày mẹ sẽ quen và tìm được cách bế giúp con thoải mái, thích thú nhất.

2. Chăm sóc bé sơ sinh khi bú

“Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho bé sơ sinh và bé nhỏ” nên bé cần được bú sữa mẹ sớm nhất có thể sau khi sinh. Trong trường hợp sữa mẹ không về kịp, mẹ chuẩn bị sữa non pha cho bé ti ngay để bé không bị đói.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong 6 tháng đầu đời của bé
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong 6 tháng đầu đời của bé

Mỗi giai đoạn, nguồn dưỡng chất trong sữa mẹ đều vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé. Vì vậy, nếu lượng sữa đầy đủ, mẹ hãy cho bé bú từ 6 tháng đến 1 năm hoặc duy trì đến 2 năm.

Cách nhận biết bé đói: Nếu đang đói, bé sẽ “phát” một số tín hiệu cho mẹ như: Mút tay, ngọ nguậy, tém miệng hay quấy khóc,… Nếu thấy những biểu hiện này là đến giờ cho con “măm” rồi mẹ ơi!

Lượng sữa cho bé bú:

  • 1 tuần đầu sau sinh: Mẹ cho bé bú thường xuyên, cách 2 – 3 tiếng/1 lần.
  • 3 tuần tiếp theo: Mẹ nên bé bú 8 – 12 cữ trong 1 ngày và trong khoảng 15 – 30 phút/1 cữ bú, tùy vào lượng sữa mẹ và nhu cầu của bé.
Bảng lượng sữa cho bé sơ sinh theo tháng tuổi
Bảng lượng sữa cho bé sơ sinh theo tháng tuổi

Tham khảo thêm: Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi, tháng tuổi và cân nặng 

Cách cho bé bú:

  • Bước 1: Vệ sinh núm vú bằng cách nhúng khăn khô đa năng vào nước ấm sạch và lau nhẹ nhàng.
  • Bước 2: Ôm bé sao cho môi bé ngang với núm vú, nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm vào môi bé để kích thích bé mở miệng. Khi bé há miệng thì mẹ đưa đầu vú vào miệng bé sao cho bé ngậm cả quầng vú.

Hai tư thế cho bé bú chuẩn nhất:

  • Tư thế ngồi: Mẹ ngồi thoải mái, tựa lưng để các cơ vùng cổ và vùng thắt lưng không bị căng, mỏi. Mẹ ôm bé bằng cánh tay, nâng nhẹ sao cho mặt bé sát với ngực mẹ, miệng bé gần với núm vú.
  • Tư thế nằm: Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng, quay mặt sang phía mẹ, phần miệng ngang với ngực mẹ. Mẹ dùng tay phía dưới đỡ và ôm bé vào lòng, áp miệng bé vào núm vú.
Lựa chọn tư thế bú thuận tiện, thoải mái cho cả mẹ và bé
Lựa chọn tư thế bú thuận tiện, thoải mái cho cả mẹ và bé

Khi cho bé bú đúng cách, bé sẽ mút đều đặn, hai má căng, mẹ cảm nhận được bé đang nuốt sữa. Mỗi cữ bú, mẹ cho bé bú hết sữa 1 bên vú và chuyển bên ở cữ sau. Nếu bé chưa no hoặc muốn đổi bên, mẹ cho bé bú cả hai bên đều được mẹ nhé.

Lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Nếu đến giờ cữ bú mà bé đang ngủ: Nếu bé ngủ chưa đủ 3 tiếng, mẹ đừng đánh thức bé, bé sẽ cáu gắt đó ạ. Nếu bé đã ngủ quá 4 giờ, mẹ cù chân bé nhẹ nhàng để bé thức giấc, không lay mạnh người bé vì khiến bé giật mình, òa khóc.
  • Nựng yêu và trò chuyện với bé trong khi cho bé bú để bé không ngủ quên, tránh tình trạng sặc sữa.
  • Cho bé ợ hơi sau khi ngủ dậy để bụng bé không bị khó chịu và tránh ọc sữa. Mẹ hãy bế bé ở tư thế vác vai 10 – 15 phút, bụng bé đặt sát vào ngực mẹ và vỗ nhẹ lưng bé. Phần cổ bé sơ sinh rất yếu nên mẹ chú ý giữ phần cổ bé cẩn thận nhé!
Tư thế vỗ ợ hơi cho bé
Tư thế vỗ ợ hơi cho bé

3. Chăm sóc giấc ngủ bé sơ sinh

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển thể chất và tinh thần của bé đặc biệt là với bé sơ sinh. Bé dưới 12 tháng tuổi ngủ 12 – 16 tiếng/ngày. Mẹ chú ý đảm bảo con luôn ngủ đủ giấc nhé!

Giấc ngủ ngon sẽ giúp con phát triển tối ưu cả thể chất và tinh thần
Giấc ngủ ngon sẽ giúp con phát triển tối ưu cả thể chất và tinh thần

Làm thế nào để bé có một giấc ngủ ngon?

  • Phòng ngủ của bé thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Nhiệt độ trong phòng khoảng 28०C.
  • Bé được bú đủ lượng sữa: Trung bình mỗi giấc ngủ của bé sơ sinh sẽ cách nhau 1 tiếng. Mẹ nên cho bé bú đủ vào những lúc này để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn vì đói nhé!
  • Cơ thể bé sạch sẽ, dễ chịu, quần áo, khăn tã được quấn vừa phải, thoải mái.

Mẹo nhỏ để bé sơ sinh ngủ ngon hơn:

  • Bật nhạc cho bé: Mẹ bật những bản nhạc nhẹ nhàng, âm lượng nhỏ trước khi bé ngủ và để nhạc trong suốt giấc ngủ của bé. Âm nhạc vừa giúp bé phát triển não bộ vừa giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. List nhạc cho mẹ tham khảo ĐÂY ạ!
  • Quấn khăn cho bé: Mẹ quấn một chiếc khăn quanh người bé để giữ tay bé không chạm lên mặt và tạo cảm giác an toàn như khi bé được bao bọc trong bụng mẹ vậy. Bé ít ngọ nguậy, an tâm và ngủ ngon hơn.
  • Kiểm tra tã/bỉm của bé: Trước khi cho bé ngủ mẹ chú ý kiểm tra và thay tã/bỉm mới để bé không bị khó chịu, bí bách do mặc tã bẩn.

Vào ban ngày, khi bé thức mẹ cho bé ăn  và chơi với bé một lúc trước khi ngủ. Tùy vào độ tuổi mà thời gian chơi của bé sẽ khác nhau, mẹ để ý các dấu hiệu khi bé buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, quấy khóc,… và đặt bé vào nôi đúng giấc!

Mẹ massage cho bé trước khi ngủ để bé ngủ ngon hơn
Mẹ massage cho bé trước khi ngủ để bé ngủ ngon hơn

Trước khi cho bé ngủ buổi tối, mẹ dùng các loại kem dưỡng massage chân tay và lưng cho bé để bé ngủ ngon hơn. Lưu ý: Chỉ cần massage 5 phút cho bé dưới 2 tháng tuổi, tránh làm cho bé bị mỏi người, khó ngủ.

Một số lưu ý khi mẹ cho bé ngủ:

  • Không cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp vì có nguy cơ gây đột tử.
  • Không xếp gối, thú, gấu nhồi bông xung quanh bé vì có thể đè vào mũi bé khiến con ngạt thở trong quá trình ngủ.
  • Nếu bé không chịu ngủ hoặc quấy khóc, mẹ xem không gian có bị quá sáng, ồn ào,… khiến con khó ngủ không, sau đó vỗ nhẹ bé để bé bình tĩnh lại. Nếu con vẫn quấy khóc, mẹ bế con lên, vỗ về để con an tâm và dễ ngủ hơn nhé!
  • Mẹ nên tập cho bé thói quen tự ngủ thay vì bế bé trên tay rồi ru ngủ. Tạo thói quen tự ngủ giúp bé tự lập, không quấy khóc khi không có bố mẹ và hạn chế tình trạng giật mình thức giấc, sợ hãi khi không thấy mẹ vỗ về hoặc ở bên cạnh.
Tạo cho bé thói quen tự ngủ trong nôi
Tạo cho bé thói quen tự ngủ trong nôi

4. Cách vệ sinh, tắm, chăm sóc rốn cho em bé sơ sinh

Ngoài việc cho bé ăn, ngủ đúng cách, mẹ chú ý vệ sinh, tắm, chăm sóc rốn,… để cơ thể bé luôn sạch sẽ, khô thoáng.

4.1. Cách thay tã

Với bé từ 0 – 2 tháng tuổi, mẹ sử dụng tã giấy vào ban ngày kết hợp tã dán vào ban đêm sẽ tối ưu nhất. Với bé từ 2 tháng, mẹ chuyển sang sử dụng tã dán hoàn toàn cho con để tiện lợi nhất mẹ nha! Nếu băn khoăn, mẹ tham khảo: Tã dán là gì? Phân biệt tã dán và các loại tã khác.

Lưu ý: Khi chọn tã cho bé, mẹ lựa chọn hãng tã uy tín, kích thước phù hợp với bé, chất liệu mềm, thấm hút tốt để ngừa hăm và mẩn đỏ cho con.

Mẹ tham khảo các bước thay tã giấy cho con dưới đây nhé!

  • Bước 1: Tháo tã cũ
  • Bước 2: Gỡ giấy dán ở phần mặt ngoài miếng lót sơ sinh rồi dán trực tiếp vào tã vải hay quần đóng tã.
  • Bước 3: Vệ sinh vùng kín cho bé bằng khăn ướt có thành phần tự nhiên, lành tính, không kích ứng hoặc dùng khăn vải thấm nước ấm. Mẹ lưu ý vệ sinh theo hướng từ trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang vùng sinh dục của con.
  • Bước 4: Vuốt phẳng tã rồi đặt mông bé lên chính giữa mặt sau tã.
  • Bước 5: Kéo mặt trước lên gần rốn bé và cài 2 đầu của miếng lót vải vòng 2 bên hông bé.

Với cách sử dụng tã dán, mẹ tham khảo: 7 bước đơn giản sử dụng tã dán cho bé

Thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ thường xuyên
Thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ thường xuyên

Lưu ý: Để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé, mẹ kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngừa hăm và mẩn đỏ mỗi lần thay tã mẹ nhé!

4.2. Cách tắm cho bé

Bé sơ sinh không cần tắm mỗi ngày, mẹ chỉ cần dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau toàn thân cho bé là được rồi. Tuy nhiên cách 2 – 3 ngày, mẹ nên tắm cho bé 1 lần để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

Để tắm bé, mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng như sau:

  • Khăn khô đa năng, quần áo, mũ, tất, bao tay, vớ để thay cho bé.
  • Nước ấm khoảng 38 – 40 độ

Trước khi tắm mẹ đảm bảo nơi tắm bé kín gió, ấm áp, tắt quạt, điều hòa để bé không bị cảm. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng mẹ nên massage cho bé trước khi tắm giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.

Lưu ý: Trước khi tắm, massage hay chuẩn bị nước tắm, mẹ đều phải đảm bảo tay mình thật sạch và khô nhé!

Vệ sinh toàn thân cho bé thường xuyên
Vệ sinh toàn thân cho bé thường xuyên

Sau khi đã chuẩn bị hết các vật dụng cần thiết và massage cho bé xong, mẹ tắm cho bé theo các bước sau:

  • Bước 1 –  Rửa mặt: Nhúng ướt 1 khăn khô đa năng vào nước sạch, lau nhẹ nhàng mặt bé theo thứ tự mắt, mũi, cằm và 2 tai.
  • Bước 2 – Gội đầu: Làm ướt phần tóc, dùng khăn đa năng đã nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm, xoa nhẹ nhàng. Gội lại bằng nước sạch sau đó lau khô đầu cho bé.
  • Bước 3 – Tắm toàn thân bé:
    • Dùng khăn nhúng vào nước để làm ướt người bé.
    • Xoa sữa tắm lên da bé rồi dùng khăn lau nhẹ nhàng toàn thân theo thứ tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới.
    • Tắm sạch, tráng lại bằng nước thường và lau khô người ngay để con không bị cảm lạnh.
  • Bước 4 – Quấn khăn, mặc quần áo cho bé.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Thông thường nếu dùng khăn xô, mẹ cần khoảng 2 chiếc là đủ tắm cho bé. Nhưng do kích thước khăn khô đa năng thường nhỏ hơn (chỉ khoảng 15x20cm) nên mẹ sẽ cần nhiều hơn 1 chút mẹ nhé!

Lau khô người rồi ủ ấm cho bé sau khi tắm
Lau khô người rồi ủ ấm cho bé sau khi tắm

Lưu ý: Với những bé chưa rụng rốn, mẹ cần tránh làm ướt rốn của bé khi tắm. Nên vệ sinh rốn theo chỉ dẫn của bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc tham khảo cách chăm sóc rốn cho bé dưới đây.

4.3. Chăm sóc rốn đúng cách

Cuống rốn của bé sơ sinh là một vết thương hở, cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng. Mẹ đảm bảo các hốc rốn của bé được khô, sạch để dây rốn rụng tự nhiên sau khoảng 10 ngày.

  • Bước 1 – chuẩn bị: 4 – 5 miếng gòn, 1 ống nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%) chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, 1 chai cồn 70 độ, 1 miếng băng gạc mỏng vô trùng.
  • Bước 2: Mẹ rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sau đó, sát trùng tay lại bằng cồn 70 độ
  • Bước 3: Nhẹ nhàng gỡ băng/gạc che rốn của bé rồi quan sát vùng rốn xem có mẩn đỏ, viêm, mủ, chảy máu hay dịch lạ nào không. Các dấu hiệu này báo hiệu nguy cơ bé bị nhiễm trùng rốn
  • Bước 4: Sử dụng bông gòn sạch thấm nước muối sinh lý để vệ sinh cuống rốn và chân rốn cho bé. Thay gòn và lau vòng quanh rốn, chỗ tiếp xúc với da bụng. Cuối cùng, mẹ dùng một miếng gòn sạch thấm khô rốn của bé.
  • Bước 5: Dùng gòn tẩm cồn 70 độ sát trùng vùng da xung quanh rốn.
  • Bước 6: Che rốn cho bé bằng băng/gạc mới, vô trùng

Lưu ý: Không sử dụng xà phòng, dầu tắm hay bọt tắm gội để vệ sinh rốn cho bé. Quấn tã ở dưới rốn, tuyệt đối không để phân, nước tiểu hay chất bẩn bám vào rốn của bé. Điều này sẽ vô tình đưa vi khuẩn tiếp xúc với rốn của bé, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài ý muốn

Vệ sinh vùng rốn cho bé thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng
Mẹ chú ý vệ sinh vùng rốn cho bé thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng

Nếu rốn bé có các dấu hiệu sau mẹ cần đưa bé đi khám trực tiếp tại chuyên khoa nhi:

  • Vùng da quanh rốn bị mẩn đỏ, sưng tấy
  • Rốn có dịch vàng, mùi hôi hoặc có mủ
  • Rốn bị chảy máu
  • Sau sinh 3 tuần nhưng bé vẫn chưa rụng rốn

Khi rốn bé có những dấu hiệu bất thường trên, mẹ bình tĩnh liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc tự chữa trị cho bé mẹ nhé!

5. Chăm sóc da cho bé sơ sinh

Da của bé mỏng và nhạy cảm hơn người lớn gấp 5 lần. Để tránh các vấn đề thường gặp như: hăm tã, mẩn đỏ,… mẹ cần chú ý chăm sóc cho bé nhé!

5.1. Cách chăm sóc da nhạy cảm cho bé

  • Không để da bé tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng: Mẹ chọn loại quần áo có chất liệu mềm, cắt nhãn mác trước khi mặc cho bé. Bên cạnh đó, mẹ sử dụng các loại nước giặt chuyên dùng cho bé sơ sinh với thành phần tự nhiên, lành tính để giặt quần áo của bé. Không giặt chung quần áo bé với quần áo người lớn.
  • Hạn chế để da bé tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu: Mẹ kiểm tra tã bé thường xuyên, thay tã ngay sau khi bé ị. Không đóng tã quá 4h vì mông bé tiếp xúc với phân và nước tiểu lâu rất dễ bị hăm tã, mẩn đỏ,…
  • Dưỡng ẩm cho da bé: Thời tiết hanh khô hay tần suất tắm rửa nhiều có thể khiến da bé khô, mất nước,… Mẹ chú ý thoa kem dưỡng da với thành phần lành tính, dịu nhẹ, phù hợp để bảo vệ làn da của bé.
  • Hạn chế tác động của các loại vi khuẩn có hại: Trên da bé có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn có hại sẽ gây bệnh khi da bé có vết thương hở. Mẹ để ý cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần để tránh móng tay sắc gây xước da bé. Cùng với đó, cần chăm sóc vùng cuống rốn của bé sạch sẽ vì đây là nơi vi khuẩn dễ tích tụ gây bệnh đó ạ.
Cắt móng chân, mong tay cho bé sơ sinh 1 tuần/lần
Cắt móng chân, mong tay cho bé sơ sinh 1 tuần/lần

5.2. Chú ý tình trạng vàng da của bé sơ sinh

Vàng da ở bé sơ sinh là vấn đề thường gặp. Theo thống kê của các chuyên gia, tình trạng này xảy ra ở 20 – 30% bé đủ tháng và gặp ở đa số bé thiếu tháng hoặc nặng dưới 1,5kg.

Chú ý tình trạng vàng da ở bé sơ sinh
Chú ý tình trạng vàng da ở bé sơ sinh

Vàng da có 2 loại: Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Hiểu rõ da con là điều quan trọng nhất để bảo vệ con tốt nhất. Góc của mẹ giúp mẹ phân biệt hai vấn đề ngay dưới đây:

Biểu hiện của vàng da sinh lý:

  • Bé bị vàng da sau khi sinh 24 giờ.
  • Tình trạng vàng da hết trong vòng 1 tuần với những bé sinh đủ tháng, lên đến 2 tuần đối với những bé thiếu tháng.
  • Mức độ vàng da ở dạng nhẹ, chỉ xuất hiện vàng da ở những vùng như mặt, cổ, ngực.
  • Không có thêm các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, lách to, bỏ bú, lừ đừ, co giật,…

Thông thường, các trường hợp vàng da sinh lý ở bé sơ sinh thường nhẹ và hết sau 7 – 10 ngày do bilirubin trong máu được đào thải qua phân và nước tiểu. Mẹ hoàn toàn xử lý được ngay tại nhà:

  • Cho bé bú thêm sữa mẹ để tăng tốc độ đào thải bilirubin qua đường tiêu hóa
  • Vệ sinh vùng rốn, da và toàn thân  bé cẩn thận, giữ ấm đầy đủ cho bé.
Cho bé bú nhiều hơn và tắm nắng thường xuyên khi bị vàng da sinh lý
Cho bé bú nhiều hơn và tắm nắng thường xuyên khi bị vàng da sinh lý

Tình trạng vàng da sẽ nguy hiểm nếu tiến triển nặng thành vàng da bệnh lý: Da bé vàng đậm và xuất hiện ở toàn thân, lòng bàn tay, chân, mắt, kéo dài lâu. Bé bỏ bú hoặc có triệu chứng lạ, mẹ đưa ngay bé đến bệnh viện để được điều trị. Thông thường, ở bệnh viện bé được điều trị tích cực theo 3 cách:

  • Truyền dịch: Thường là Albumin và một số loại thuốc giúp gia tăng tốc độ đào thải bilirubin gián tiếp.
  • Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và đường tiểu.
  • Thay máu: Áp dụng khi tình trạng chuyển nặng để lấy bớt chất bilirubin nhanh chóng ra khỏi cơ thể bé.

6. 2 vấn đề khác cần chú ý trong quy trình chăm sóc em bé sơ sinh

Khi chăm sóc bé sơ sinh, ngoài những yếu tố sinh hoạt thông thường, mẹ cần quan tâm đến thân nhiệt và lịch tiêm phòng vacxin cho bé.

6.1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên

Chuẩn bị một chiếc nhiệt kế tại nhà và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé là điều quan trọng để phát hiện tình trạng bất thường của bé.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên
Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên

Hai vị trí để đo thân nhiệt của bé:

  • Ở nách: Mẹ đặt nhẹ nhàng nhiệt kế vào nách bé, giữ tầm 2 phút. Lúc lấy ra mẹ cần cộng thêm 0,5०C để biết thân nhiệt thực tế của bé.
  • Ở hậu môn: Mẹ đặt nhẹ nhàng nhiệt kế vào hậu môn bé, giữ tầm 1 phút. Nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thực tế của bé.

Sau khi đo mẹ đối chiếu với các mức nhiệt để có cách chăm sóc phù hợp:

  • Thân nhiệt bình thường của bé sơ sinh là khoảng 36,6 – 37,5०C
  • Thân nhiệt bé dưới 36,5०C, mẹ cần ủ ấm cho bé, đóng kín cửa hoặc tăng nhiệt độ của điều hòa lên khoảng 30 độ
  • Thân nhiệt bé trên 37,5०C, mẹ cởi bớt khăn quấn, áo ngoài của bé, cho bé bú nhiều hơn và kiểm tra lại thân nhiệt 5 phút/lần.
  • Thân nhiệt bé trên 38०C – 38.5०C nghĩa là bé đang sốt nhẹ, lúc này, mẹ thực hiện các phương pháp hạ sốt vật lý cho bé: Chườm mát, chườm ấm,… Không sử dụng thuốc hạ sốt vì có tác dụng phụ
  • Thân nhiệt bé trên 38.5०C là bé đang sốt cao, mẹ sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn để hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm cho bé như: Co giật, trụy tuần hoàn,…
Nếu sau 4h mà bé không hạ sốt, mẹ liên hệ bác sĩ để được thăm khám
Nếu sau 4h mà bé không hạ sốt, mẹ liên hệ bác sĩ để được thăm khám

Lưu ý: Nếu sau khoảng 4h mà bé không hạ sốt, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6.2. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho bé

Việc tiêm phòng đầy đủ giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm cho bé và ngăn ngừa khả năng lây lan. Vì vậy, mẹ cần ghi nhớ và theo dõi lịch chích ngừa định kỳ của bé, đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ, đúng lúc, đúng liều.

Theo dõi lịch tiêm chủng để cho bé tiêm phòng đúng và đầy đủ
Theo dõi lịch tiêm chủng để cho bé tiêm phòng đúng và đầy đủ

Mẹ tham khảo lịch tiêm chủng vắc xin cho bé sơ sinh tại đây

Lần đầu làm mẹ còn bỡ ngỡ bởi quy trình chăm sóc em bé sơ sinh thật nhiều điều cần lưu ý đúng không mẹ? Nhưng mẹ đừng lo lắng quá, chỉ cần bình tĩnh và để ý 1 chút, sau vài tuần mẹ sẽ quen dần và làm tốt được thôi ạ!

Bé bị hăm tã nổi mụn khiến mẹ lo lắng, không biết con có nguy hiểm không? Làm sao để con khỏi hăm tã nổi mẩn đỏ nhanh nhất? Tất tần tật băn khoăn của mẹ về bé bị hăm nổi mẩn đỏ được trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây. Mẹ kéo xuống đọc nhé! 

Mẹ cẩn thận khi chăm sóc bé bị hăm tã nổi mụn 
Mẹ cẩn thận khi chăm sóc bé bị hăm tã nổi mụn 

1. 5 Nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn

Hăm tã nổi mụn không còn là nỗi lo nếu mẹ hiểu da con, từ đó có cách xử lý bé bị hăm nổi mẩn đỏ phù hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất khiến con bị hăm tã nổi mụn:

  • Phân và nước tiểu gây kích ứng: Phân và nước tiểu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu tiếp xúc lâu với da con (bé không được thay tã thường xuyên) sẽ gây kích ứng, dẫn đến hăm tã nổi mụn đỏ.
  • Tã chật cọ xát vào da bé: Làn da bé rất mỏng (chỉ bằng ¼ da người lớn) nên dễ bị tổn thương nếu tã chật cọ xát mạnh với bé. Ngoài ra, mặc tã chật còn làm giảm độ thoáng khí, khiến da bí bách, ẩm ướt, lâu ngày dẫn tới hăm tã nổi mụn. 
  • Tã bỉm kém chất lượng: Một số loại tã bỉm làm từ vải xơ cứng hoặc có thành phần hoá học kích ứng với da bé (chất tạo mùi hương hóa học, dioxin…) cũng gây ra hăm tã nổi mụn đó ạ! Mẹ thật thận trọng khi chọn bỉm cho con nhé! 
  • Bé bị nóng trong do chế độ ăn uống không hợp lý: Cho bé ăn nhiều thức ăn giàu đạm như: thịt bò, thịt lợn, hải sản,… sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa và gan của bé dẫn đến nóng trong. Khi bị nóng trong, bé rất dễ nổi mụn nhất là vùng mặc tã vốn có nhiều nguy cơ gây hăm như nước tiểu, phân… Nếu mẹ đang cho bé bú mà ăn nhiều thức ăn giàu đạm cũng khiến bé bị nóng trong, tăng nguy cơ bé mặc bỉm bị nổi mụn đó ạ!
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, do lượng thức ăn tăng nên bé đi ngoài nhiều hơn, kết cấu phân cũng thay đổi. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bé rất dễ bị hăm tã nổi mụn đỏ. 
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể khiến bé bị hăm tã nổi mụn
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể khiến bé bị hăm tã nổi mụn

2. 4 Dấu hiện nhận biết bé bị hăm tã mụn đỏ

Mẹ quan sát vùng da mặc tã của con là thấy ngay ạ!

  • Vùng da bị hăm xuất hiện mụn nhỏ li ti. Ban đầu mụn rải rác, sau dày lên thành đám sần sùi. 
  • Mụn nhỏ li ti tập trung nhiều ở bẹn, háng và mông. 
  • Vùng da hăm tã nổi mụn thường ửng đỏ, nóng hơn da vùng khác. 
  • Mụn có kích thước lớn dần. Mụn vỡ gây lở loét, viêm và lan sang vùng lân cận. 
Hăm tã nổi mụn rải rác
Bé mặc bỉm bị nổi mụn rải rác gây khó chịu, ngứa ngáy
Mụn dày thành từng đám
Mụn dày thành từng đám
Hăm tã nổi mụn tập trung ở bẹn thành đám ửng đỏ
Bé bị hăm tã nổi mụn đỏ tập trung ở bẹn thành đám ửng gây nóng rát

Bé mặc bỉm bị nổi mụn đỏ, con sẽ ngứa ngáy, bứt rứt khiến, quấy khóc, biếng ăn, không ngủ ngon giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, các nốt mụn nước rất dễ vỡ. Mẹ chú ý cắt móng tay cho con, hạn chế hết mức tình trạng bé ngứa ngáy, gãi, cào xước mụn gây lở loét. 

Mẹ cắt móng tay cho con để tránh bé cào xước gây lở loét các nốt mụn
Mẹ cắt móng tay cho con để tránh bé cào xước gây lở loét các nốt mụn

3. Hăm tã nổi mụn đỏ có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi?

Bé bị nổi mụn đỏ là dấu hiệu hăm tã đang dần chuyển sang cấp độ nặng (cấp độ 4, 5). Do đó, giai đoạn này bé rất dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng như mụn vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng, nhiễm nấm. 

Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá. Nếu bé bị hăm nổi mẩn đỏ được chăm sóc đúng cách, vùng da hăm tã nổi mụn sẽ khỏi nhanh sau 7 – 10 ngày thôi ạ!

Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi hăm tã nổi mụn nhanh, không nguy hiểm
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi hăm tã nổi mụn nhanh, không nguy hiểm

Dưới đây là 4 gợi ý để xử lý bé bị hăm nổi mẩn đỏ nhanh chóng và hiệu quả, mẹ tham khảo nhé!

4. 4 cách xử lý hăm tã nổi mẩn đỏ tại nhà nhanh – hiệu quả

4.1. Thay tã thường xuyên 3 – 4 tiếng/lần

Phân và nước tiểu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Nếu không thay tã trong thời gian dài, vi khuẩn sẽ sinh sôi gây kích ứng, mẩn đỏ cho bé. Mẹ cần thay tã cho bé sau khoảng 3 – 4h/lần và thay ngay khi thấy con ị nhé!

Thay tã cho con sau 3 - 4h
Thay tã cho con sau 3 – 4h cũng giúp bé giảm nguy cơ hăm tã nổi mẩn đỏ

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi thay tã mới, mẹ cần vệ sinh vùng hăm tã theo các bước sau: 

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da mặc tã bằng khăn ướt, ưu tiên loại khăn có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp.
  • Bước 2: Cho mông con “nude” khoảng 15 phút để khô thoáng trước khi mặc tã mới.
  • Bước 3: Sử dụng sản phẩm xử lý hăm tã để xịt/bôi 1 lớp mỏng lên da con
  • Bước 4: Đợi khoảng 30s – 1 phút trước khi mặc tã mới

4.2. Cho bé mặc loại tã thấm hút tốt, thoáng khí

Để việc sử dụng tã không ảnh hưởng xấu đến vùng da mặc tã của con, mẹ chỉ cần chọn loại tã thấm hút tốt, thoáng khí. 

  • Tã thấm hút và giữ nước tốt: Mẹ chọn loại tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút. Loại hạt này có khả năng thấm hút tốt (giữ nước gấp khoảng 30 lần trọng lượng của chúng), sau khi hút nước, chúng chuyển thành dạng gel để ngăn chất lỏng thấm ngược lại mông bé.
  • Bề mặt bỉm nhiều khe rãnh: Bỉm nhiều khe rãnh trên bề mặt sẽ thấm hút nhanh hơn, hạn chế tối đa da con chạm vào chất lỏng, dẫn đến hăm và mẩn đỏ. 
  • Lớp đáy thoát khí: Không khí nóng ẩm bên trong bỉm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến bé bị hăm nặng hơn. Vì thế, mẹ chọn bỉm có mặt đáy thoát khí tốt để con không bị hầm bí nhé!
Chọn bỉm có mặt đáy thoát khí tốt 
Để tránh bé bị hăm nổi mẩn đỏ mẹ nên chọn bỉm có mặt đáy thoát khí tốt 

4.3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã nổi mụn cho bé

Khi bị hăm tã nổi mụn, da bé nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn hơn. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã nổi mụn là giải pháp hiệu quả: Vừa có tác dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao đồng thời tăng cường tái tạo da, giúp da bé mau hồi phục.

Một số sản phẩm xử lý hăm tốt: Xịt Skin Expert, kem bôi hăm Bepanthen, Bubchen,…

Dùng sản phẩm xử lý hăm tã
Dùng sản phẩm xử lý hăm tã nổi mẩn đỏ

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm xử lý hăm dạng bôi, tại sao lại sản xuất thêm dạng xịt ? Vì các nhà khoa học nhận thấy dạng bôi có thể gây đau rát và nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con, nên phát triển thêm dạng xịt để an toàn hơn cho bé đó ạ! Vì thế, mẹ ưu tiên chọn dạng xịt để xử lý hăm cho con nhé!

Sản phẩm xử lý hăm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi
Bé bị hăm nổi mẩn đỏ mẹ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi hơn

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với độ tuổi sử dụng nhất định. Mẹ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để chọn sản phẩm điều trị hăm tã nổi mẩn đỏ phù hợp với độ tuổi và tình trạng của con. 

4.4. Làm mát từ bên trong

Song song với xử lý bé mặc bỉm bị nổi mụn từ bên ngoài, mẹ cần giải quyết tình trạng nóng trong bằng cách bổ sung các thực phẩm làm mát và tăng đề kháng cho bé. 

  • Nếu bé còn bú mẹ, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của bé. Mẹ bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ và hạn chế ăn thức ăn nhiều đạm, khó tiêu như hải sản, thịt bò… 
  • Nếu bé đã ăn dặm: Mẹ cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát như rau củ, đậu phụ, thịt lợn,… đồng thời cho bé uống thêm nước hoa quả mỗi ngày. 
Mẹ cho con ăn nhiều rau củ hơn nhé
Khi bé bị hăm nổi mẩn đỏ mẹ nên cho con ăn nhiều rau củ hơn để giúp con làm mát từ bên trong

5. Dấu hiệu bé bị hăm tã nổi mụn cần đi khám bác sĩ

Đa số trường hợp bé bị hăm tã nổi mẩn đỏ không nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu hăm tã nổi mụn có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vì đây là dấu hiệu của viêm nhiễm.  

  • Xuất hiện mụn mủ, lở loét…
  • Sốt (là biểu hiện của nhiễm trùng) 
  • Kéo dài trên 2 tuần không đỡ. 

Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho mẹ cách chăm sóc và dùng thuốc hăm tã nổi mẩn đỏ để giảm tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng ngoài da.

Đưa bé đến khám bác sĩ nếu hăm tã nổi mụn chuyển biến nặng
Mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ nếu hăm tã nổi mụn chuyển biến nặng

6. Cách ngăn ngừa hăm tã nổi mụn cho bé

Bé khỏi hăm tã rồi có bị tái lại không? Thực tế là có. Nếu mẹ chăm sóc không đúng cách, hăm tã sẽ quay trở lại và gây hại cho con.

Lưu ý dưới đây sẽ giúp bé “bai bai” hăm tã nổi mụn mãi mãi đó ạ!

Nên Không nên
  • Thay tã bỉm sau 3-4 giờ, ngay cả khi bỉm còn sạch. 
  • Chọn tã bỉm vừa vặn hoặc nhỉnh hơn 1 size với bé, ưu tiên tã thấm hút tốt, thoáng khí
  • Mẹ/bé ăn thực phẩm có tính mát: rau củ, hoa quả,… và uống nhiều nước. 
  • Sử dụng sản phẩm ngừa hăm dạng xịt. 
  • Cho bé mặc tã bỉm chật hoặc bỉm kém chất lượng
  • Mẹ/bé ăn thực phẩm gây nóng khó tiêu 

 

Sử dụng bỉm phù hợp để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa
Sử dụng bỉm phù hợp để ngừa hăm hăm tã nổi mẩn đỏ tối đa
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Như vậy, hăm tã nổi mụn không còn là nỗi lo nếu mẹ bình tĩnh xử lý và chăm sóc đúng cách. Hi vọng những “bí kíp” trên có thể giúp mẹ và bé xử lý “dứt điểm” hăm tã. Nếu gặp khó khăn khi chăm sóc bé bị hăm tã nổi mụn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Hạt kê là một thực phẩm ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Hạt kê có thể chế biến thành nhiều món ngon đổi vị cho mâm cơm thường ngày. Hôm nay mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách nấu xôi kê – một món ngon đơn giản mà cũng không kém phần thu hút từ hạt kê nhé!

1. Hạt kê bổ dưỡng như thế nào?

Hạt kê bổ dưỡng như thế nào?
Hạt kê bổ dưỡng như thế nào?

Hạt kê là loại hạt có hình tròn màu vàng. So với các loại lương thực khác như gạo, lúa mạch, lúc mì,… hạt kê có hàm lượng dinh dưỡng phong phú hơn với nhiều lợi ích sức khỏe đi kèm.

Theo Healthline, một cốc (174 gram) gói kê đã nấu chín chứa:

  • 207 calo
  • 41 g Carbs
  • 2,2 g chất xơ
  • 6 g chất đạm
  • 1,7 g chất béo
  • Và một số khoáng chất khác như phốt pho, magiê, folate (dạng tự nhiên của vitamin B9), sắt,…

Với nguồn dưỡng chất phòng phú, hạt kê có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và cả nhà. Theo Hellobacsi, việc ăn hạt kê có thể giúp giảm viêm, giảm chỉ số mỡ máu Triglyceride và kiểm soát lượng đường trong máu… Ngoài ra, hạt kê còn giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn và đau nửa đầu, giảm nguy cơ đau tim,…

2. Cách lựa hạt kê cho món ngon tròn vị

Cách lựa hạt kê cho món ngon tròn vị
Cách lựa hạt kê cho món ngon tròn vị

Bổ dưỡng và không kém phần ngon miệng, hạt kê là một thực phẩm phù hợp để đổi vị cho bữa ăn thường ngày của gia đình. Tuy nhiên, để món ngon tròn vị, mẹ cần lưu ý ngay từ công đoạn lựa chọn hạt kê.

Hạt kê thường được chia thành 2 loại:

  • Loại còn vỏ
  • Loại đã tách vỏ, phần vỏ thường bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia cầm, phần ruột bên trong thường sử dụng để nấu xôi, chè, cháo,…

Khi mua hạt kê để nấu, mẹ nên chọn loại đã tách vỏ. Hạt kê ngon có màu vàng đậm, sạch sẽ, hạt to đều nhau, đã loại bỏ hạt lép, hạt hỏng. Mẹ có thể tìm mua hạt kê tại siêu thị, chợ hoặc các cửa hàng gạo.

Mẹ có thể mua hạt kê về ăn dần và bảo quản trong các thùng, lọ hoặc bao nilong kín, tránh sự tác động của không khí ẩm sự xâm nhập của các loại côn trùng, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

3. Cách nấu xôi kê đơn giản mà ngon miệng:

Xôi kê không phải là một món ăn khó nấu
Xôi kê không phải là một món ăn khó nấu

Xôi kê không phải là một món ăn khó nấu. Nhưng nấu xôi kê sao cho ngon miệng thì lại không đơn giản. Bởi vậy, Góc của mẹ đã chuẩn bị sẵn công thức và một số tips nấu ăn thú vị dành riêng cho mẹ rồi nè!

3.1. Nguyên liệu:

  • Hạt kê: 2.5g
  • Gạo nếp ngon: 1kg.
  • Muối
  • Dụng cụ nấu: nồi, chõ,…

Lưu ý: Mẹ có thể lựa nếp ngon bằng cách quan sát hình thức của hạt gạo. Gạo nếp ngon có hạt to, tròn đều, màu trắng đục, không bị gãy, không bị mùn hay đồ lông, không có mùi lạ.

3.2. Cách chế biến:

3.2.1. Sơ chế:

Sơ chế là công đoạn không thể thiếu trong cách nấu xôi kê.

Để xôi kê dẻo ngon, mẹ cần ngâm hạt kê và gạo với nước trước khi nấu. Hạt kê nên ngâm trước khoảng 1 tiếng. Gạo nếp mẹ ngâm trước khoảng 4 tiếng là được. Việc ngâm gạo trước sẽ giúp hơi ẩm khi nấu xôi nhanh chóng thẩm thấu và bên trong nhân hạt gạo, tạo điều kiện cho việc truyền nhiệt giúp xôi nhanh chín, mềm và ngon hơn. Mẹ lưu ý không nên ngâm lâu hơn, để tránh gạo bị chua, nát.

Sau khi đã ngâm đủ thời gian, mẹ đổ hạt kê và gạo ra rổ để ráo nước. Sau đó, cho thêm 1 thìa muối trắng vào gạo, hạt kê, trộn và đảo đều tay để gạo và hạt kê ngấm gia vị. Cách này sẽ giúp xôi kê đậm vị, ăn thơm ngon hơn. Trộn xong, mẹ chờ khoảng 15 – 20 phút là đã chuẩn bị khâu sơ chế xong rồi!

3.2.2. Cách nấu xôi kê ngon:

Để nấu xôi, mẹ cho nước sạch vào chõ. Gạo nếp, hạt kê sau khi đã ngấm gia vị, mẹ cũng vào chõ, đậy nắp vung kín, hấp trong trong khoảng 20 phút. Mẹ nhớ dùng tay rải đều, không nên đổ hết gạo và hạt kê cùng lúc. Trong quá trình nấu, mẹ nhớ lưu ý không để lửa quá nhỏ, hạn chế mở nắp vung để tránh làm xôi chín không đều.

Sau 20 phút, mẹ mở nắp vung, dùng đũa hoặc muôi đảo đều để xôi khi chín được chín đều không bị sống. Sau đó, mẹ tiếp tục hấp xôi thêm khoảng 10 phút. Mẹ lưu ý lau khô nắp vung nồi trước khi hấp tiếp. Cách này sẽ ngăn không cho nước nhỏ giọt vào xôi, khiến xôi bị nhão, ăn không ngon.

3.2.3. Thành phẩm:

Xôi kê nấu đạt chuẩn không không quá khô, không cứng, nhão hoặc sống
Xôi kê nấu đạt chuẩn không không quá khô, không cứng, nhão hoặc sống

Xôi kê nấu đạt chuẩn không không quá khô, không cứng, nhão hoặc sống. Xôi nấu xong phải có màu vàng bắt mắt, hạt xôi mềm dẻo quyện với hạt kê bùi. Xôi kê có thể ăn kèm cùng lạp xưởng, ruốc thịt, lạc vừng, hành phi… hoặc dùng thay cơm trong bữa ăn thường ngày. Mẹ lưu ý không ăn xôi kê cùng hạnh nhân. Hai món ăn này nếu kết hợp với nhau có thể dẫn đến nôn ói, tiêu chảy.

Xôi kê là một món ngon phù hợp cho bữa sáng của cả nhà. Mẹ hãy trổ tài ngay để làm phong phú thực đơn chung của cả gia đình nhé. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm nhiều công thức nấu ăn nữa trên Góc của mẹ nhé! Góc của mẹ chúc mẹ và cả gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Cách nấu xôi đậu xanh chuẩn công thức nhiều mẹ chưa biết

Nấu xôi vò không còn là khó khăn với công thức sau đây!

Mẹ bỉm hiện đại chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp EASY với mong muốn giúp trẻ lớn lên tự lập, có cảm nhận tích cực về bản thân, biết ăn uống điều độ, tự ăn – tự ngủ, vui chơi độc lập và luôn có niềm tin rằng bố mẹ sẽ ở bên khi bé cần. 

Phương pháp này là gì? Cách thực hiện như thế nào? Mẹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 Chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp EASY để bé phát triển toàn diện
Chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp EASY để bé phát triển toàn diện

1. Phương pháp EASY là gì?

Khi mới sinh ra, bé chưa hề nhận thức được việc thích hay không thích cái gì. Ngay lúc này, bé rất cần mẹ định hướng, tạo thói quen sinh hoạt tốt, EASY chính là phương pháp hiệu quả giúp mẹ làm điều đó. 

EASY là viết tắt của những chữ tiếng Anh (Eat – Activity – Sleep – Your time):

  • E (Eating) – Ăn: Con được ăn ngay khi mới ngủ dậy để đảm bảo hạn chế tối đa việc ăn để ngủ, ngủ gật khi chưa ăn xong bữa, giúp bé học cách ăn đến khi bé no. 
  • A (Activity) – Vận động, vui chơi: Sau khi ăn no, bé được vỗ ợ hơi, làm vệ sinh cá nhân, tập nằm sấp, chơi cùng ba mẹ, cùng mọi người xung quanh bé hoặc tự chơi. 
  • S (Sleeping) – Ngủ: Mẹ thiết lập cho con trình tự đi ngủ nhất quán để con nhận biết trước được giờ đi ngủ sắp đến, con ngoan ngoãn để mẹ đặt vào giường trước khi vui chơi quá mệt.
  • Y (Your time) – Thời gian thư giãn của mẹ khi con ngủ: Thời gian để mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, làm việc nhà hoặc các công việc khác. 
EASY ra đời giúp mẹ thiết lập và tạo thói quen sinh hoạt khoa học
EASY ra đời giúp mẹ thiết lập và tạo thói quen sinh hoạt khoa học

Với phương pháp này, một ngày của bé là chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ EASY. ngủ dậy được ăn, sau đó mẹ cho bé hoạt động, rồi ngủ, mẹ thư giãn nghỉ ngơi. Khi ngủ dậy, bé lại tiếp tục được cho ăn, hoạt động, ngủ và mẹ thư giãn,… Cứ như vậy đến khi kết thúc một ngày của hai mẹ con. 

EASY là một trình tự sinh hoạt chứ không phải thời gian biểu với lịch trình cố định. Có mẹ  nhầm lẫn và cho rằng EASY thật cứng nhắc, cả hai mẹ con đều phải “chăm chăm” canh từng giờ phút một. Thực ra không phải vậy đâu mẹ ơi!

EASY rất tôn trọng nhịp sinh hoạt tự nhiên của bé, ví dụ: Bé thức dậy lúc 7h sáng thứ 2, mẹ sẽ bắt đầu chu trình ESAY đầu tiên cho bé vào lúc 7h. Đến sáng thứ 3, bé thức dậy lúc 7h30, mẹ bắt đầu lúc 7h30 mà không cần đánh thức bé dậy sớm hơn đâu!

EASY rất tôn trọng nhịp sinh hoạt tự nhiên của bé
EASY rất tôn trọng nhịp sinh hoạt tự nhiên của bé

2. Lợi ích mà phương pháp EASY mang lại cho mẹ và bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp easy đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Để biết chi tiết xem ngay nội dung phần dưới đây.

2.1. Lợi ích đối với bé

Phương pháp EASY giúp tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé. Bé sẽ nhận biết được điều gì sẽ đến tiếp theo, vì trình tự mọi hoạt động của bé là không đổi. Bé chủ động và tự tin hơn bởi con biết sau khi ngủ dậy mình sẽ được cho ăn, sau đó được chơi đùa và khi mệt sẽ được đi ngủ. 

Phương pháp EASY giúp bé thiết lập được đồng hồ sinh học khoa học
Phương pháp EASY giúp bé thiết lập được đồng hồ sinh học khoa học

Con nhỏ xíu như vậy có hiểu được không mẹ nhỉ? Thực tế là có. Giống như kiến thức trong môn sinh học lớp 7 về phản ứng có điều kiện, bật đèn lên thì chuột sẽ chạy đến ăn, hoặc vỗ tay khiến cá ngoi lên mặt nước ăn,… bé hoàn toàn có thể hiểu được vì đây là phản ứng được luyện tập của cơ thể, hình thành sau quá trình lặp đi lặp lại. 

Ngoài ra, chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp EASY còn mang đến những lợi ích:

  • Eat – Ăn: EASY giúp bé tránh được việc ăn không điều độ, vừa ăn vừa ngủ gật, lúc ăn nhiều, lúc lại ăn ít dẫn đến ăn vặt,… tạo ra một vòng luẩn quẩn ăn ngủ.
  • Activity – hoạt động: Sinh hoạt điều độ giúp bé có tâm trạng để vui chơi, khám phá thế giới. Đặc biệt, vì luôn đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nên bé sẽ cảm thấy an tâm và tự tin để học cách tự chơi một mình, mẹ không cần lúc nào cũng ở cạnh bé. 
  • Sleep – ngủ: Ngủ đủ ban ngày sẽ giúp bé ngủ sâu hơn vào ban đêm, hạn chế quấy khóc giữa đêm. Ngoài ra, bé sẽ tự giác đi ngủ khi đến giờ ngủ của mình, mẹ sẽ không cần phải đau đầu hay lo lắng không biết làm cách nào để dỗ con ngủ nữa đâu ạ.
EASY giúp bé tự giác đi ngủ và ngủ ngon hơn
EASY giúp bé tự giác đi ngủ và ngủ ngon hơn

2.2. Lợi ích cho mẹ

EASY giúp công cuộc chăm sóc bé nhẹ nhàng và nhàn hơn rất nhiều. Mẹ dễ dàng đọc được các “tín hiệu” của con mà không bị nhầm lẫn. Khi nào con khóc đòi ăn, khóc đòi ngủ, khóc do bỉm ướt… mẹ đều nhận biết được hết. Mẹ dễ dàng đáp ứng nhu cầu và làm thỏa mãn bé hơn. 

Với EASY, việc “đọc vị" nhu cầu của con cũng rất “easy" 
Với EASY, việc “đọc vị” nhu cầu của con cũng rất “easy” 

Ngược lại, nếu như không có sự trợ giúp của phương pháp EASY, mẹ rất dễ có xu hướng chăm bé theo bản năng, theo những gì “mẹ nghĩ là thế”. Ví dụ như thấy bé khóc, mẹ sẽ đoán là bé đói và cho bé bú. Việc này khiến cho cả bé và mẹ đều khó chịu vì bé thì không được đáp ứng đúng nhu cầu, mẹ thì “vò đầu bứt tai” do làm đủ mọi cách bé vẫn không nín khóc.

Ngoài ra, phương pháp EASY còn giúp mẹ có thêm những phút giây thư giãn tuyệt vời. Những lúc con đi ngủ, mẹ có những khoảng thời gian dành riêng cho bản thân mình. Mẹ có thể nằm xuống nghỉ ngơi, lướt mạng mua sắm, làm đẹp, chăm sóc da hay kiểm tra email, hoàn thành nốt những công việc còn dở. Con ngoan, tinh thần mẹ cũng thoải mái hơn, một ngày thật trọn vẹn đúng không ạ

Phương pháp EASY còn giúp mẹ có thêm những phút giây thư giãn tuyệt vời
Phương pháp EASY còn giúp mẹ có thêm những phút giây thư giãn tuyệt vời

Đọc đến đây mẹ đã “gật gù” về những lợi ích EASY đem lại chưa ạ? Còn nữa này mẹ ơi!

2.3. Lợi ích lâu dài

Phương pháp EASY khuyến khích bé tự chủ động đòi ăn, tự chơi và tự đi ngủ khi buồn ngủ. Hoạt động chơi giữa chu kỳ ăn ngủ giúp bé ngủ say hơn sau khi đã chơi mệt, không cần ti mẹ để làm “mồi” ngủ. Quá trình bé ngủ say giấc sẽ lại giúp cho bé khi thức dậy dễ đói và dễ ăn hơn. 

Về lâu dài, áp dụng EASY đúng cách giúp mẹ nhàn tênh, bé hay ăn chóng lớn. 

Phương pháp EASY khuyến khích bé tự ăn, tự chơi và tự đi ngủ khi buồn ngủ
Phương pháp EASY khuyến khích bé tự ăn, tự chơi và tự đi ngủ khi buồn ngủ

3. Chu kỳ chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp EASY

Phương pháp EASY chia ra làm nhiều chu kỳ EASY khác nhau. Mỗi chu kỳ sẽ áp dụng phù hợp và hiệu quả cho mỗi độ tuổi khác nhau. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi bắt đầu 1 chu trình EASY, lượng thời gian ăn, ngủ của bé có thể thay đổi nhưng thứ tự thực hiện các hoạt động trong một chu trình không hề thay đổi. Lượng thời gian cho một chu trình cũng gần giống nhau, có thể xê dịch 15 – 30 phút theo từng ngày. 

3.1. Chu kỳ EASY 3

Độ tuổi áp dụng: Chu kỳ EASY 3 áp dụng cho bé từ 0-3 tháng tuổi (2.7kg trở lên)

Chu kỳ EASY 3
Chu kỳ EASY 3

Đặc điểm: Theo các bác sĩ nhi khoa, các bé sinh đủ tháng có cân nặng từ 2,7kg trở lên có thể dự trữ thức ăn trong khoảng 3 giờ. Do đó cứ mỗi 2,5 – 3 giờ mẹ sẽ lại cho bé ăn một lần để đảm bảo bé không đói. 

Thời gian sinh hoạt: 

1 – Thời gian ăn: Sau khoảng 2,5 – 3h mẹ cho bé ăn 1 lần. Thời gian cho mỗi lần bú kéo dài 20-45 phút và cho bé bú ngay sau khi thức dậy. 

Ví dụ: 

Ban ngày 7h00-7h45 10h00-10h45 13h00-13h45 16h00-16h45 19h00-19h45
Ban đêm Bú 2-3 lần tuỳ vào nhu cầu của bé

2 – Thời gian chơi: Sau khi bé ăn, mẹ thay tã, vệ sinh cơ thể và chơi với bé. Thời gian chơi của bé cho mỗi lần khoảng 20-30 phút. Mẹ chú ý quan sát tín hiệu của bé để thực hiện chu trình tiếp theo. Nếu bé có dấu hiệu không hào hứng, ngáp ngủ khi chơi,… mẹ cho bé đi ngủ mẹ nhé. 

3 – Thời gian ngủ: Bé thường ngủ 4 giấc vào ban ngày: bao gồm 3 giấc dài (khoảng 1,5 – 2h) và 1 giấc ngắn (khoảng 30-40 phút). Thời gian ngủ ban đêm kéo dài khoảng 11-13 tiếng. Mẹ đảm bảo thời gian ngủ của bé để tránh việc bé mệt mỏi hay cáu gắt vào ban ngày vì thiếu ngủ nhé.

Giai đoạn này bé ngủ nhiều, mẹ đừng lo nhé!
Giai đoạn này bé ngủ nhiều, mẹ đừng lo nhé!

Ở chu kỳ này, bé sơ sinh sẽ có xu hướng ngủ khá nhiều (12 – 18h/ngày), tổng thời gian thức ban ngày (bao gồm thời gian chơi và ăn) chỉ khoảng 6-8 tiếng. Mẹ lưu ý để đảm bảo đủ thời gian chơi và ăn của bé nhé!

3.2. Chu kỳ EASY 4

Độ tuổi áp dụng: Bé từ 3-7 tháng tuổi

EASY cho bé từ 3 - 7 tháng tuổi
EASY cho bé từ 3 – 7 tháng tuổi

Đặc điểm: 

  • Thời gian ăn (cữ ăn) của bé giảm xuống
  • Thời gian ngủ ngắn hơn, bé chỉ ngủ khoảng 3 giấc vào ban ngày (thay vì 4 giấc như chu kỳ EASY 3). Bé có thể thức giấc nhiều giữa đêm và khó ngủ lại 

Thời gian sinh hoạt:

1 – Thời gian ăn: Mỗi cữ ăn cách nhau 4 giờ. Giai đoạn này bé có thể ngủ xuyên đêm hoặc thức đêm bú 1-2 lần. Mẹ đáp ứng việc ăn đêm của bé, nhưng cần hạn chế dần tránh việc bé bú ít vào ban ngày, nếu không lâu dần không tuân thủ được theo chu kỳ EASY 4 nữa đâu mẹ ạ. 

2 – Thời gian chơi: Thời gian chơi của bé khoảng 80-100 phút mỗi lần

3 – Thời gian ngủ

  • Ban ngày: Bé ngủ 3 giấc, 2 giấc dài và 1 giấc ngắn. Giấc dài rơi vào khoảng thời gian 9h00-11h00 và 13h00-15h00. Giấc ngủ ngắn rơi vào khoảng thời gian 17h00-17h40.
  • Ban đêm: Bé ngủ khoảng 11-12 tiến

Ở chu kỳ này, mẹ nên kéo dài thời gian thức của bé trước khi ngủ khoảng 1.5 – 2h bằng cách trò chuyện với bé nhiều hơn.

3.3. Chu kỳ EASY 2 – 3 – 4

Độ tuổi áp dụng: Bé từ 7-10 tháng tuổi

EASY cho bé từ 7 - 10 tháng tuổi
EASY cho bé từ 7 – 10 tháng tuổi

Đặc điểm: 

  • Ban ngày bé giảm thời gian ngủ còn 2 giấc với mỗi giấc ngủ ngắn hơn (chỉ 30-40 phút). Tối bé có xu hướng ngủ muộn và khó ngủ hơn, nửa đêm có thể thức giấc và đòi chơi
  • Các bữa ăn của bé cách nhau 4 tiếng. 

Thời gian sinh hoạt:

1 – Thời gian ăn: Khoảng 4-4,5 tiếng, mẹ cho bé ăn 1 lần. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn dặm trong các khung giờ: 11h00-14h00 và 18h00-18h30.

Ví dụ:

Khung giờ ăn 8h00 12h00 16h00 20h00
Thời gian ăn dặm 11h00-14h00 18h00-18h30

2 – Thời gian chơi: Tổng thời gian thức để ăn và chơi khoảng 9 tiếng/ngày

3 – Thời gian ngủ:

  • Ban ngày bé ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 1,5-2 tiếng
  • Ban đêm bé ngủ khoảng 11-12 tiếng 
  • Thời gian thức giữa các giấc ngủ là 2 tiếng trước giấc ngủ thứ 1, 3 tiếng trước giấc ngủ thứ 2 và 4 tiếng trước giấc ngủ đêm
Ở chu kỳ EASY 2-3-4, thời gian ăn và vui chơi của bé khoảng 9 tiếng/ngày
Ở chu kỳ EASY 2-3-4, thời gian ăn và vui chơi của bé khoảng 9 tiếng/ngày

Ở chu kỳ này, mẹ tập thói quen cho bé ngủ đúng giấc liên tục suốt 3 tuần để bé thiết lập chế độ sinh hoạt của mình. Khi đã quen với nhịp sinh hoạt, bé ngủ ngoan từ 8h tối hôm trước đến 6, 7h00 sáng hôm sau mà không quấy khóc, mẹ nhàn tênh luôn đó ạ!

3.4. Chu kỳ EASY 5 – 6

Độ tuổi áp dụng: trên 10 tháng – hơn 1 tuổi

Chu kỳ EASY 5-6 cho bé trên 10 tháng tuổi
Chu kỳ EASY 5-6 cho bé trên 10 tháng tuổi 

Đặc điểm: 

  • Bé thức nhiều hơn vào ban ngày và có chế độ sinh hoạt gần giống với người lớn. Ban ngày bé chỉ có xu hướng ngủ 1 giấc ngắn vào buổi trưa (chỉ kéo dài 30-40 phút). Ban đêm bé ngủ muốn và khó ngủ hơn, muốn chơi nhiều hơn vào ban đêm.
  • Bé vẫn bú 3 – 4 cữ/ngày, mỗi cữ khoảng 200ml, kết hợp với ăn dặm.

Thời gian sinh hoạt:

1 – Thời gian ăn: Bé ăn 4 bữa trong cả ngày. Bao gồm cả bữa chính và bữa nhẹ.

Ví dụ: 

Khung giờ ăn 7h00 11h30 14h00-14h30 18h30-19h00

2 – Thời gian chơi: Giống thời gian chơi giai đoạn EASY 2-3-4. Giai đoạn này mẹ nên khuyến khích bé tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi và tương tác với mọi người để tăng khả năng học hỏi.

3 – Thời gian ngủ: 

  • Ban ngày bé sẽ thức khoảng 11 tiếng, ngủ trưa khoảng 1,5-2 tiếng
  • Thời gian ngủ ban đêm kéo dài khoảng 10-12 tiếng 
Ở chu kỳ EASY 5-6, mẹ tăng thời gian vui chơi ban ngày cho bé và luyện cho bé chỉ ngủ 1 giấc ngủ dài vào buổi trưa (kéo dài 1,5-2 tiếng).
Ở chu kỳ EASY 5-6, mẹ tăng thời gian vui chơi ban ngày cho bé và luyện cho bé chỉ ngủ 1 giấc ngủ dài vào buổi trưa (kéo dài 1,5-2 tiếng).

4. Mẹo nhỏ cho mẹ giúp quá trình EASY hiệu quả

Phương pháp EASY rất dễ dàng áp dụng cho con khi mẹ biết 6 mẹo dưới đây:

  • Cho bé ngậm ti giả: Để hạn chế thói quen vừa ti vừa ngủ, mẹ cho bé ngậm ti giả  khi ngủ. Ngậm ti giả thay vì ti sữa mẹ cũng giúp bé ăn được nhiều hơn mỗi khi thứ giấc. Bởi trước đó bé không bú sữa mẹ để làm “mồi ngủ”, ngậm ti giả khi ngủ, bé sẽ không bú thêm sữa một cách thụ động như ti mẹ. Khi ngủ dậy, bé dễ đói bụng và ăn ngon hơn. 
  • Dự trữ sữa: Nếu bận rộn, mẹ dự trữ sữa trong tủ đông để người thân có thể giúp mẹ cho bé ăn, đảm bảo lịch trình đã đặt ra.
  • Cho bé nghe nhạc trong khi ngủ: Vỗ về giấc ngủ của con bằng những giai điệu nhẹ nhàng để kích thích não bé phát triển, cơ thể thư giãn. Ngoài ra, nghe nhạc trong lúc ngủ giúp nhip tim bé được điều hoà. Một số bài nhạc giúp bé ngủ ngon:  Album Baby Mozart, Beethoven – Piano Concerto 5, Vivaldi Flute Concerto… 
  • Cho bé nghe nhạc trong khi chơi: Bật một giai điệu vui tươi, nhộn nhịp khi bé vui chơi giúp kích thích các kỹ năng vận động của bé. Nhịp điệu khiến cho trí não bé được thư giãn, bé vận động một cách vui vẻ hơn. Một số bài hát mẹ có thể mở cho bé như: Con heo đất, Chiếc bụng đói, Bống bống bang bang… 
  • Tăng sự gắn kết giữa bé và cha mẹ bằng cách thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với bé. Bé và mẹ gắn kết với nhau, việc mẹ “bắt sóng” được những “tín hiệu” bé phát ra dễ dàng hơn rất nhiều. Hai mẹ con hiểu nhau và gắn kết hơn rất nhiều đó! 
EASY giúp mẹ nhàn hơn rất nhiều trong việc chăm bé
EASY giúp mẹ nhàn hơn rất nhiều trong việc chăm bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp EASY như một chiếc “chìa khóa vàng” giúp hành trình nuôi dạy và chăm sóc dễ dàng hơn đúng không ạ? Việc tập cho bé một thói quen sinh hoạt đều đặn  giúp bé có sự phát triển toàn diện nhất, mẹ chăm bé nhàn tênh. Mong rằng sau bài viết này, mẹ sẽ tìm được phương pháp chăm sóc bé yêu phù hợp nhất. 

Bé nhà mình bị hăm tã khiến mẹ lo lắng, không biết hăm tã bao lâu thì khỏi, làm sao để con khỏi nhanh nhất? Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Hăm tã sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc bé giảm hăm tã đúng cách đó ạ! Để hiểu rõ về da con và cách chăm sóc giúp con giảm hăm tã khỏi nhanh, mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

1. Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ hăm của bé

Với từng mức độ và cách chăm sóc bé bị hăm tã khác nhau, thời gian khỏi hăm tã mỗi bé sẽ khác nhau. Mẹ chỉ cần quan sát kỹ biểu hiện của con sẽ biết con đang ở cấp độ hăm nào, từ đó áng chừng được thời gian con khỏi đó ạ!

Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ của bé
5 cấp độ của hăm tã ở trẻ em từ nhẹ tới bị hăm tã nặng

Chi tiết về dấu hiệu của từng cấp độ hăm để mẹ nhận biết đây ạ:

Cấp độ 1 – Nhẹ: Vùng da mặc tã có màu hồng với diện tích nhỏ, chỉ khoảng đốt ngón tay, khô ráo, không ẩm ướt. Mẹ sờ tay vào sẽ thấy hơi ấm ấm. Với cấp độ 1, hăm tã bao lâu thì khỏi? Nếu mẹ chăm sóc đúng cách và dùng xịt xử lý hăm cho bé, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.

Hăm tã cấp độ 1 còn rất mờ nhạt, chỉ xuất hiện 1 số mảng nhỏ màu hồng, có thể khỏi sau 2- 3 ngày
Hăm tã cấp độ 1 còn rất mờ nhạt, chỉ xuất hiện 1 số mảng nhỏ màu hồng, có thể khỏi sau 2- 3 ngày

Cấp độ 2 – Nhẹ: So với cấp độ 1, các dấu hiệu trẻ hăm tã ở cấp độ này rõ ràng hơn nhiều đó ạ. Vùng da bị hăm ửng đỏ với  diện tích rộng hơn khoảng 2 – 3 ngón tay mẹ. Lúc này, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy (bé gãi) hoặc rát (bé đau, khóc khi mẹ chạm vào). Mẹ chăm đúng cách kết hợp sử dụng xịt hăm tã, bé sẽ khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày.

Nhiều mẹ hay có thói quen dùng phấn rôm để trị hăm tã cho bé, tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo không nên dùng phân rôm trị hăm tã vì thế mẹ cần lưu ý điều này.

Với cấp độ 2, bé có thể khỏi sau 3-5 ngày
Với cấp độ 2, bé hăm tã có thể khỏi sau 3-5 ngày

Cấp độ 3 – Trung bình: Ở giai đoạn này, vùng hăm có màu đỏ đậm, mụn li ti xuất hiện dày đặc. Khi mẹ tắm, vệ sinh hoặc thay tã quần, bé có thể khóc hoặc không hợp tác vì đau và khó chịu. Nếu mẹ chăm sóc đúng cách kết hợp sử dụng xịt hăm tã, bé sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày để tránh tình trạng bé bị hăm tã nặng hơn nữa.

Vùng hăm có màu đỏ rõ rệt hoặc các mụn li ti, chăm sóc đúng cách bé có thể khỏi sau 5- 7 ngày.
Vùng hăm có màu đỏ rõ rệt hoặc các mụn li ti, chăm sóc đúng cách bé có thể khỏi sau 5- 7 ngày.

Cấp độ 4 – nặng: Vùng da hăm tã nổi mụn sần sùi đỏ rực, dày đặc bắt đầu xuất hiện mụn mủ lác đác. Bé bị đau, hay quấy khóc, đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc chạm vào vùng da hăm. Bên cạnh đó, bé còn có thể sẽ bỏ bú, bỏ ăn và mất ngủ. Giai đoạn trẻ hăm tã nặng này da bé đã bị nhiễm khuẩn, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để kết hợp dùng thuốc, bé sẽ khỏi sau 10 – 15 ngày.

Với hăm tã cấp độ 4, bé sẽ khỏi sau khoảng 10- 15 ngày.
Với hăm tã cấp độ 4, bé sẽ khỏi sau khoảng 10- 15 ngày.

Cấp độ 5 – Nghiêm trọng: Đây là giai đoạn bé hăm tã nặng nhất, vùng da hăm lan rộng, sưng phù nề, các mụn mủ vỡ ra gây loét rất đau. Do da bị viêm, nhiễm khuẩn nên bé còn có thể bị sốt, mệt mỏi và quấy khóc dữ dội khi mẹ vô tình đụng vào.

Nếu bé ở mức độ này chắc hẳn mẹ sẽ rất lo lắng không biết hăm tã bao lâu thì khỏi, nếu được thăm khám kịp thời, áp dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, bé bị hăm tã nặng có thể khỏi sau khoảng 2 tuần – 1 tháng.

Mẹ đọc thêm: Hăm tã có nguy hiểm không? 3 Vấn đề có thể gặp

Với hăm tã cấp độ 5, vùng da của bé bị sưng phù nề kèm lở loét rất đau và ngứa. Mẹ áp dụng cách chăm sóc đúng bé có thể khỏi dao động từ 2 tuần - 1 tháng. 
Với bé hăm tã nặng cấp độ 5, vùng da của bé bị sưng phù nề kèm lở loét rất đau và ngứa. Mẹ áp dụng cách chăm sóc đúng bé có thể khỏi dao động từ 2 tuần – 1 tháng. 

2. Biến chứng hăm tã khiến bé lâu khỏi hơn

Bé hăm tã nặng (mức độ 4, 5) không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn. Dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng sẽ khiến bé lâu khỏi hơn, mẹ cũng xót xa hơn biết bao khi thấy con chịu đau đớn.

Một số biến chứng của hăm tã nặng có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn trên da: Do vùng da bị hăm có vết thương hở (do mụn nước vỡ ra), vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, sinh sôi phát triển gây nhiễm khuẩn da. Da bé  bị lở loét, sưng phù nề, thậm chí có mủ nước chảy.
  • Viêm da bã tiết: Hăm tã kéo dài làm giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da, đồng thời da viêm, khô kéo dài dẫn đến tình trạng viêm da bã tiết. Viêm da bã tiết khiến bé bị bong tróc da, khó chịu. Vấn đề này rất lâu khỏi, phải điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Nhiễm nấm Candida: Môi trường hăm tã ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là nấm do chủng Candida. Vùng da bị hăm lúc này ngứa ngáy, khó chịu và có những mảng trắng xuất hiện.

Xem thêm: 4 Cách xử lý bé bị hăm tã nổi mụn “dứt điểm” 100% không lo tái phát

Nấm candida khiến vùng da của con xuất hiện mảng trắng, ngứa ngáy
Nấm Candida khiến vùng da của con xuất hiện mảng trắng, ngứa ngáy

3. 6 cách chăm sóc bé bị hăm tã giúp bé nhanh khỏi nhất

Chắc hẳn đây là vấn đề mẹ quan tâm nhất rồi. Làm sao để con nhanh khỏi nhất, mà vẫn đảm bảo an toàn? Không quá phức tạp đâu, mẹ hoàn toàn có thể tự làm được. Góc của mẹ tổng hợp 6 “bí kíp” đánh tan nỗi lo hăm tã dưới đây:

3.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ

Phân, nước tiểu, mồ hôi cùng không gian bí bách do mặc tã là lý do khiến bé bị hăm. Vì vậy, vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã để loại bỏ các tác nhân này, giữ da bé khô thoáng, sạch sẽ và nhanh hỏi hơn.

Lưu ý: Vệ sinh vùng da mặc tã của bé cả lúc tắm, trước mỗi lần mặc bỉm và sau khi bé đi nặng nữa mẹ nhé!

Vệ sinh vùng da bị hăm cho bé như thế nào? Mẹ tham khảo 2 cách sau đây:

  • Vệ sinh bằng nước ấm: Dùng 2 – 3 chiếc khăn khô đa năng, lần lượt nhúng vào nước sau đó vắt ráo và vệ sinh cho bé.
  • Sử dụng khăn ướt: Khăn ướt đã chứa thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn ngừa hăm, dưỡng ẩm da bé nên mẹ chỉ cần rút khăn ra và vệ sinh cho bé ngay. Cách này vừa hiệu quả, vừa nhanh hơn so với cách vệ sinh bằng nước ấm.
Vệ sinh sạch sẽ vùng tã lót trước khi mặc tã mới và khi tắm để giúp bé nhanh khỏi hăm hơn
Vệ sinh sạch sẽ vùng tã lót trước khi mặc tã mới và khi tắm để giúp bé nhanh khỏi hăm hơn

3.2. Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần

Tã không được thay trong thời gian dài không chỉ gây tràn mà còn khiến vi khuẩn sinh sôi gây mẩn đỏ và hầm bí. Vì vậy, mẹ thay tã cho bé sau khoảng 3 – 4h/lần ngay cả khi tã còn sạch. Nếu thấy bé ị, mẹ thay tã “ngay và luôn” tránh để da bé tiếp xúc với phân mẹ nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ! Trước khi thay tã mới, mẹ làm sạch vùng da mặc tã, đợi da con khô rồi mới mặc tã mới tránh da con bị bí hơi.

Việc thay tã thường xuyên giúp da bé khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm gây hăm tã phát triển.
Việc thay tã thường xuyên giúp da bé khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm gây hăm tã phát triển.

3.3. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho trẻ

Mẹ có nhớ mỗi lần đứt tay hay có vết thương hở trên da, việc băng bó hoặc dùng băng dán khiến vùng da đó ẩm ướt và lâu lành hơn? Vùng da hăm tã của con cũng vậy đó ạ!

Da ẩm, bí bách tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì thế, mẹ giảm tối đa thời gian mặc tã cho con, giúp mông con được thở, khô thoáng để nhanh khỏi nhất mẹ nhé! Có như vậy, bé mới có thể giảm hăm tã nhanh.

Mẹ giảm thời gian mặc tã của bé và nên để mông con được trần trụi ít nhất khoảng 2 tiếng mỗi ngày
Mẹ giảm thời gian mặc tã của bé và nên để mông con được trần trụi ít nhất khoảng 2 tiếng mỗi ngày

Với bé hăm tã cấp độ 1, 2, 3, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới. Với bé hăm tã cấp độ 4, 5, mẹ chỉ đóng bỉm vào buổi đêm, hạn chế tối đa việc mặc bỉm cho bé vào ban ngày.

3.4. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút để ngừa hăm tối đa

Làm thế nào để việc sử dụng tã không ảnh hưởng tiêu cực đến vùng da bị hăm của con? “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! 3 lưu ý sau sẽ giúp mẹ chọn được tã “chuẩn xịn” cho con:

  • Tã thấm hút và giữ nước tốt: Mẹ chỉ cần chọn loại tã chứa nhiều hạt SAP! Nguyên nhân do loại hạt này có khả năng thấm hút tốt (giữ nước gấp khoảng 30 lần trọng lượng của chúng). Sau khi giữ nước, chúng chuyển thành dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược lại.
  • Bề mặt bỉm nhiều rãnh thoát khí: Càng nhiều khe rãnh trên bề mặt thì chất lỏng càng được thấm hút nhanh hơn, hạn chế da con chạm vào chất lỏng, dẫn đến hăm và mẩn đỏ.
  • Lớp đáy thoát khí: Không khí nóng ẩm bên trong bỉm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến bé bị hăm nặng hơn. Vì thế, bỉm cần cần được thoát khí liên tục thông qua lớp đáy.
Ưu tiên sử dụng tã dán vì loại tã này thông thoáng hơn tã quần.
Ưu tiên sử dụng tã dán vì loại tã này thông thoáng hơn tã quần mẹ nhé!

3.5. Chọn kích thước tã phù hợp với bé

Tã chật có thể gây cọ xát giữa bề mặt tã và da, khiến da bé dễ bị tổn thương và trầy xước. Ngoài ra, khi mặc tã chật, vùng da mặc tã của bé dễ hầm bí khiến hăm tã nặng hơn. Vì vậy, mẹ chú ý sử dụng tã có kích thước phù hợp với bé để bé nhanh khỏi nhất.

Tã bỉm vừa vặn giúp tránh cọ xát và hầm bí giúp con nhanh khỏi hăm hơn
Tã bỉm vừa vặn giúp tránh cọ xát và hầm bí giúp con nhanh khỏi hăm hơn

Lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Mỗi thương hiệu có bảng size tã theo cân nặng giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chọn tã cho con. Mẹ tham khảo thật kỹ để chọn loại tã phù hợp với bé.
  • Nếu bé sử dụng tã dán, mẹ chọn tã nhỉnh hơn 1 size so với cân nặng của bé để bé thoải mái, dễ chịu nhất. Tã dán có thể điều chỉnh kích thước nên mẹ đừng lo tã rộng với con nhé!

3.6. Sử dụng xịt xử lý các vấn đề về da hoặc bôi kem hăm tã

Các sản phẩm này đã được nghiên cứu và chứng minh về khả năng “xử đẹp” vùng da bị hăm của con. 3 công dụng chính là:

  • Ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm giảm ngứa nhanh chóng
  • Tạo lớp màng mỏng bảo vệ bé khỏi vi nấm và nước tiểu xâm nhập, tránh làm tình trạng hăm nặng hơn.
  • Dưỡng ẩm và phục hồi da bé.

Vì vậy, đây là lựa chọn hàng đầu để xử lý vùng da bị hăm của con, giúp con khỏi nhanh.

Mẹ có thắc mắc sao lại có cả dạng xịt và dạng bôi không ạ? Thực chất, dạng bôi xuất hiện trước dạng xịt. Tuy nhiên, theo thời gian, các nhà khoa học nhận thấy dạng bôi có thể gây đau rát và nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con, nên phát triển thêm dạng xịt để an toàn hơn cho bé đó ạ!

Sản phẩm xử lý hăm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi
Sản phẩm xử lý hăm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi

Dưới đây là gợi ý sản phẩm hiệu quả tốt được nhiều mẹ tin dùng, mẹ tham khảo nhé!

  • Sản phẩm xịt kháng khuẩn xử lý hăm: Skin Expert Mamamy, xịt hăm Cavilon, xịt hăm Curash, xịt hăm Shema…
  • Một số kem bôi xử lý hăm: Kem em bé, kem sudocrem, kem Chicco, kem hăm tã Bubchen…

4. Khi nào mẹ nên đưa bé bị hăm đến khám bác sĩ

Mẹ đưa bé đi khám bác sĩ khi vùng da của bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn, viêm lở loét (hăm tã cấp độ 4,5). Với tình trạng này, bé cần được sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm… để khỏi nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm!

Lưu ý, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi bé bị hăm tã cấp độ 4, 5, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời
Khi bé bị hăm tã cấp độ 4, 5, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết hăm tã bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc bé bị hăm tã tại nhà để bé khỏi nhanh nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất!

Bé sơ sinh ngủ không ngon giấc hay giật mình khiến mẹ lo lắng, không biết tình trạng này có nguy hiểm không và cách cải thiện thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận những băn khoăn của mẹ! Mẹ theo dõi nhé!

Bé ngủ ngon giấc suốt đêm
Bé ngủ ngon giấc suốt đêm

1. Nguyên nhân bé ngủ không ngon giấc hay giật mình

Khi nhắc đến nguyên nhân bé hay giật mình khi ngủ, mẹ thường nghĩ ngay đến việc bé thiếu Canxi mà vội vàng mua thực phẩm bổ sung Canxi cho bé. Nhưng thiếu Canxi chỉ là một trong số các nguyên nhân bệnh lý khiến bé ngủ không ngon giấc. Còn một số nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khác khiến bé ngủ hay giật mình.

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý thường không nghiêm trọng, có thể dễ dàng khắc phục được nên mẹ không nên quá lo lắng.

  • Phản xạ tự nhiên: Môi trường trong bụng mẹ khác nhiều so với môi trường rộng lớn bên ngoài khiến các bé mới sinh khó thích nghi. Bé dễ bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng hay chuyển động mạnh gây ra phản xạ giật mình. Phản xạ này sẽ hết khi bé  được 3 tháng.
  • Tâm lý bất an: Nếu trước khi đi ngủ bé bị dọa, mắng hoặc gặp điều gì đó tiêu cực, bé sẽ mang tâm trạng sợ hãi, lo lắng vào giấc ngủ và có thể gặp ác mộng khi ngủ.
  • Tiếng ồn lớn: Cũng giống như người lớn, bé có thể bị giật mình bởi những tiếng ồn lớn hoặc những hành động đột ngột, bất ngờ. Phản xạ giật mình do tiếng ồn không chỉ xảy ra khi bé thức, mà khi bé ngủ (nhất là lúc vừa ngủ), bé có thể bị giật mình do giấc ngủ lúc này chưa sâu.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể do nguyên nhân sinh lý như: Phản xạ tự nhiên, tâm lý bé bất an hoặc do có tiếng ồn lớn xung quanh không gian bé ngủ.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể do nguyên nhân sinh lý như: Phản xạ tự nhiên, tâm lý bé bất an hoặc do có tiếng ồn lớn xung quanh không gian bé ngủ.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý, có một số nguyên nhân bệnh lý khiến bé ngủ hay giật mình.

  • Trào ngược dạ dày: Các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi, buồn nôn, khó thở, đau ngực, thường xảy ra vào ban đêm, sau khi bé nằm khiến bé khó ngủ, hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
  • Thiếu Canxi: Thiếu Canxi khiến bé luôn trong trạng thái kích thích, hưng phấn, căng thẳng quá mức, tinh thần bất ổn do các xung thần kinh bị ức chế, ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền thần kinh. Tình trạng này kéo dài khiến bé bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình nửa đêm.
  • Bị ốm: Sốt, chảy nước mũi, khó thở, khó chịu, mệt mỏi,… khiến bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu, dễ giật mình về đêm.
  • Mắc một số bệnh lý như: Bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… gây mệt mỏi toàn thân, khiến bé gặp trở ngại về tâm lý như: Sợ hãi vô cớ, sống hướng nội, không thích giao tiếp, thường xuyên gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm, bé ngủ không ngon giấc hay giật mình.
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương có thể dẫn đến các rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng,… khiến bé ngủ không ngon và hay giật mình lúc nửa đêm.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý

2. Bé ngủ hay bị giật mình có đáng lo không?

Ts. Bs Lê Minh Trác chia sẻ: Bé rất hay giật mình vào ban đêm, tùy từng bé mà tình trạng này có đáng lo hay không? Cần xác định nguyên nhân gây giật mình ở bé là sinh lý hay bệnh lý. Nếu là giật mình sinh lý thì không đáng lo, nếu là bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

2.1. Với bé 0 – 3 tháng tuổi: Đây là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm. Phản xạ giật mình chỉ là một trong số những cử động không tự chủ ở bé mới sinh, được phát hiện bởi bác sĩ nhi người Đức Ernst Moro. Khi bé gặp phải các tác động bất ngờ như ánh sáng, tiếng động, bị đặt xuống, bé sẽ xuất hiện những biểu hiện giật mình như: linh hoạt và giơ cánh tay, bàn tay, chân ra và có thể khóc.

Khi thấy bé ngủ giật mình duỗi chân tay, mẹ không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một phản xạ sinh lý của bé và sẽ hết khi bé được 3 – 6 tháng tuổi.

2.2. Bé trên 3 tháng tuổi: Nếu tình trạng giật mình kéo dài lâu ngày (trên 2 tuần) có thể dẫn đến một số vấn đề đáng lo như:

  • Chậm tăng cân: Khi bé ngủ đủ theo thời gian biểu hợp lý, cơ thể sẽ sản xuất ra các hormon tăng trưởng GH cần thiết cho sự phát triển xương và cơ của bé. bé ngủ không ngon giấc hay giật mình lâu ngày,các hormon này không đáp ứng đủ nhu cầu của bé khiến bé chậm lớn.
  • Tăng nguy cơ đột tử của bé: Theo một nghiên cứu của viện Karolinska tại Thụy Điển, mất ngủ gây ra các nguy cơ cao về tim mạch trong đó có đột quỵ. Bé mất ngủ và quấy khóc liên tục rất dễ dẫn đến ức chế hô hấp, ngừng thở và đột quỵ.
  • Bé dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Chất lượng giấc ngủ kém khiến bé mệt mỏi, đói lả nhưng lại không chịu ăn, không chịu bú. Do khi không ngủ đủ cơ thể bé thiếu hụt các hormon tăng trưởng GH kích thích cảm giác thèm ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ có thể giảm tiết sữa, thậm chí là mất sữa.

3. Cách giúp bé ngủ ngon cả đêm dài không bị giật mình

Ôm, hôn, vỗ về,… những cử chỉ âu yếm của mẹ sẽ giúp trấn an, tạo cảm giác an toàn để bé dễ dàng ngủ ngon lại sau khi bị giật mình.

Dưới đây là các mẹo để bé ngủ ngon giấc hơn, mẹ theo dõi nhé!

3.1. Giữ em bé gần với cơ thể mẹ khi đặt bé xuống

Phản xạ giật mình – phản xạ Moro thường xảy ra ở những bé mới sinh do thay đổi môi trường đột ngột nên cần thời gian thích ứng. Việc giữ bé gần với cơ thể mẹ khi đặt bé xuống giúp bé có cảm giác thân thuộc, an toàn giống như ở trong bụng mẹ.

Mẹ nhẹ nhàng ôm bé và từ từ đặt bé xuống đệm
Mẹ nhẹ nhàng ôm bé và từ từ đặt bé xuống đệm

Khi bé bị giật mình, mẹ hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng tạo cảm giác an toàn cho bé, vỗ về bé thì bé sẽ ngủ ngoan ngay sau đó.

3.2. Quấn khăn cho bé khi ngủ

Quấn khăn tạo cho bé cảm giác an toàn giống như ở trong bụng mẹ, bé cảm thấy yên tâm, ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nhận định: Việc quấn khăn (ủ kén) đúng cách sẽ giúp giúp trấn an, xoa dịu bé, giúp bé ngủ ngon, tránh giật mình và quấy khóc về đêm.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ được khuyến khích cho bé dưới 2 tháng tuổi.

Bé ngoan hơn khi quấn khăn, không còn giật mình quấy khóc
Bé ngoan hơn khi quấn khăn, không còn giật mình quấy khóc

Các bước quấn khăn cho bé:

  • Bước 1: Trải khăn trên mặt phẳng, gấp khăn vào khoảng 20cm
  • Bước 2: Nhẹ nhàng đặt bé lên khăn sao cho lưng và cổ bé nằm trên nếp gấp
  • Bước 3: Mẹ điều chỉnh tay phải của bé xuôi theo chiều cơ thể,  khuỷu tay hơi cong rồi kéo góc trái của tấm khăn phủ lên tay bé. Mẹ nhẹ nhàng nâng tay trái của bé lên, vòng góc còn lại của khăn qua tay xuống  lưng và cài lại
  • Bước 4: Gấp góc khăn còn lại lên và cố định chắc


Lưu ý khi quấn khăn cho bé:

  • Khăn quấn cần mềm mại, sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè
  • Không quấn khăn quá chặt sẽ gây khó chịu cho bé. Không quấn quá lỏng vì khi bé cọ quậy sẽ bị tụt khăn.
  • Nếu thấy bé đổ mồ hôi, mẹ hãy thay khăn khác cho bé
  • Không nên quấn khăn vào ban đêm vì khi mẹ ngủ không theo dõi được biểu hiện của con.

3.3. “Vệ sinh giấc ngủ” – Tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé

Tâm trí của bé càng thư giãn, thoải mái, bé càng dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh chóng. “Vệ sinh giấc ngủ” tạo môi trường ngủ tốt nhất là một cách khiến bé cảm thấy thoải mái, thư giãn, giúp bé thuận lợi đi vào giấc ngủ ở nơi đó hơn.

Trang trí phòng ngủ phù hợp với sở thích của bé
Trang trí phòng ngủ phù hợp với sở thích của bé

Cùng chuẩn bị một không gian tốt nhất cho bé trước khi đi ngủ mẹ nhé!

  • Phòng ngủ của bé: Mẹ cần thu dọn đồ chơi của bé trước khi bé đi ngủ, giữ cho không khí trong phòng thông thoáng.
  • Nhiệt độ phòng: Thường trong khoảng 18 – 25 độ C, không nên quá lạnh hay quá nóng
  • Đồ ngủ của bé: Những bộ đồ ngủ có chất liệu cotton mềm, rộng, thoáng mát sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ. Vào mùa đông, mẹ ưu tiên chọn loại dài tay để tránh bé bị cảm lạnh.
  • Hạn chế tối đa ánh sáng từ thiết bị điện tử và tiếng ồn: Trước khi đi ngủ từ 1 – 2 giờ, mẹ nên tắt hết các thiết bị điện tử, cho bé ngủ tại phòng riêng để tránh tiếng ồn.

Mẹ cũng nên trang trí không gian ngủ của bé, ưu tiên màu sắc sặc sỡ và những hình thù bé thích để bé gắn bó với phòng ngủ của mình hơn.

Hiểu được nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc hay giật mình là bước quan trọng để mẹ có cách chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp bé trên 3 tháng tuổi gặp tình trạng giật mình khi ngủ kéo dài trên 2 tuần, mẹ hãy đưa bé đi bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm tránh những tác động xấu đến sự phát triển của bé mẹ nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật là một trong những phương pháp khoa học và được nhiều mẹ bỉm hiện đại áp dụng. Phương pháp này có gì đặc biệt khiến mẹ phải dành nhiều lời khen đến thế? Tìm hiểu qua bài viết này mẹ nhé!

Chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu nhật để bé ngoan, khỏe mạnh, thông minh
Cách chăm sóc bé sơ sinh kiểu Nhật để bé ngoan, khỏe mạnh, thông minh

1. Quan niệm dạy trẻ sơ sinh của người Nhật

Thời gian gần đây, mẹ có để ý trên báo, trên mạng xã hội hay chia sẻ những hình ảnh, những đoạn clip ngắn về các bé Nhật rất tự tin, chăm chỉ, lễ phép và thông minh không ạ? Phần lớn đến từ cách nuôi dạy con của mẹ Nhật sẽ được bật mí ngay tại đây.

Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật là là việc bố mẹ cần kích thích não bộ, khơi dậy các giác quan ở bé ngay từ khi mới chào đời bằng cách tương tác và trò chuyện với bé mỗi ngày.

Theo quan điểm của người Nhật, các tế bào thần kinh hầu như đã được hình thành đầy đủ  tại thời điểm bé được sinh ra mặc dù chưa có nhiều mối liên kết trong não bộ, bởi số lượng khớp thần kinh – có tác dụng kết nối các tế bào thần kinh, chưa có nhiều.

Chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật là là việc bố mẹ cần kích thích não bộ và khơi dậy các giác quan ở bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật là là việc bố mẹ cần kích thích não bộ và khơi dậy các giác quan ở bé

Do đó, ngay từ lúc lọt lòng, nếu như các tế bào thần kinh của bé được kích thích sẽ giúp não bộ được phát triển hoàn thiện nhất, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn các kiến thức sau này.

Cách chăm sóc này khác gì so với cách dạy của mẹ Việt?

Bé nhà mình mấy cân rồi? Ăn gì để bé thông minh, khỏe mạnh? Bé chào hỏi lễ phép không?… Chắc hẳn mẹ đã từng nghe những câu hỏi này rồi đúng không ạ? Bởi nhiều mẹ Việt thường tập trung vào vấn đề dinh dưỡng và giao tiếp, coi đó như là 2 yếu tố chính để con phát triển nhận thức, vô tình bỏ qua các hoạt động khác trong sự phát triển của bé.

Nhiều mẹ Việt bỏ qua yếu tố vận động trong sự phát triển của bé
Rất nhiều mẹ Việt bỏ qua yếu tố vận động trong sự phát triển của bé

2. Kích thích thính giác trẻ sơ sinh kiểu Nhật

Mẹ biết không, ngay từ khi ở trong bụng mẹ, bé đã nghe được âm thanh – đặc biệt là giọng nói của mẹ rồi đó. Vì vậy, mẹ có thể kích thích thính giác của bé bằng những hành động đơn giản như chủ động nói với bé về một hành động mình chuẩn bị làm. Ví dụ: Trước khi cho bé bú hoặc thay bỉm cho bé, mẹ có thể nói “Nào bây giờ mẹ sẽ cho bé yêu ti sữa nhé!” hoặc “Bé yêu của mẹ cần thay bỉm rồi”.

Đọc đến đây mẹ có thể băn khoăn làm thế nào bé hiểu được mẹ đang nói gì. Thực ra bé vẫn hiểu đó ạ! Giống như một ví dụ thú vị trong môn sinh vật về phản xạ có điều kiện: Bật đèn thì cho chuột ăn, vỗ tay thì cá sẽ ngoi lên ăn,… Con người hay động vật dù mức độ phát triển có khác nhau nhưng cũng là các cá thể hoạt động theo thói quen – hay còn gọi là nhịp sinh học.

Lặp đi lặp lại những câu nói đó hàng ngày, bé sẽ dần dần hiểu được mẹ nói gì. Điều đó cũng giúp ích cho bé trong việc phát âm chuẩn khi bước vào giai đoạn tập nói.

Kích thích thính giác từ sớm giúp bé dễ dàng hơn trong việc học phát âm và tập nói
Kích thích thính giác từ sớm giúp bé dễ dàng hơn trong việc học phát âm và tập nói

Ngoài ra, âm nhạc cũng là một yếu tố có thể kích thích thính giác của bé ngay từ nhỏ. Mẹ nên cho bé nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương với một âm lượng vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá to tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thính lực của bé sau này.

2 list nhạc để mẹ tham khảo đây ạ:

https://www.youtube.com/watch?v=tbXJKuEqQEQ

https://www.youtube.com/watch?v=4zlihh1Rc4E

 m nhạc cũng là một yếu tố giúp kích thích thính giác ở trẻ
Âm nhạc cũng là một yếu tố quan trọng giúp kích thích thính giác ở trẻ

3. Kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh

Sau khi được sinh ra, vạn vật ở thế giới bên ngoài đều lạ lẫm với bé vô cùng. Mẹ có để ý bé luôn thích thú với việc nhìn ngắm xung quanh không? Từ những hình ảnh đơn giản như trần nhà, bàn ghế, cho tới cây cối, các vật chuyển động đều thu hút bé.  Đây chính là cơ hội để mẹ tăng kích thích thị giác của bé bằng cách thường xuyên cho bé được ngắm nhìn các loại đồ vật, cảnh quan khác nhau.

Bé sơ sinh rất tò mò với thế giới xung quanh
Bé sơ sinh rất tò mò với thế giới xung quanh

Khi mẹ đang làm một việc gì đó, hãy khéo léo tạo ra tiếng động để thu hút sự chú ý của bé bằng cách hát, hay thủ thỉ việc mẹ đang làm. Khi ấy bé sẽ bị thu hút và chăm chú nhìn vào hành động của mẹ. Ngoài cách gây chú ý cho bé bằng âm thanh, những món đồ chơi hay vật dụng nhiều sắc màu cũng khiến bé tò mò ngoái nhìn đó mẹ!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Bé sơ sinh chỉ nhìn được trong khoảng 20 – 38cm. Để giúp bé phát triển thị giác tốt nhất từ khi còn bé, mẹ để mọi thứ trong khoảng bé có thể nhìn được nhé!

4. Phát triển khả năng vận động của trẻ sơ sinh

Mẹ dạy bé những thao tác vận động đơn giản và phù hợp để cơ thể bé thêm dẻo dai bằng cách đặt bé tập nằm sấp, đầu ngẩng cao.

Động tác này giúp bé chuẩn bị cho giai đoạn tập bò một cách dễ dàng hơn.  Mẹ luyện tập khoảng 3 đến 5 lần mỗi ngày cho con nhé:

  • Mẹ đặt bé nằm sấp
  • Luyện cho bé quay mặt hướng sang một bên
  • Mẹ quan sát bé để đảm bảo bé vẫn có thể thở tốt trong suốt quá trình thực hiện động tác trên
  • Vuốt nhẹ vào gáy bé để bé ngẩng cao đầu lên
  • Khi muốn bé quay mặt sang bên khác, mẹ xoa lưng cho bé để giúp bé co các cơ lưng.
Vận động giúp bé phát triển toàn diện
Vận động giúp bé phát triển toàn diện

5. Phát triển khả năng biểu cảm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bắt chước rất nhanh chóng nhờ hệ thống thần kinh phản chiếu nằm vùng số 44 của não bộ. Nhờ đó, bé có thể tự mình lặp lại các biểu cảm khuôn mặt của bố mẹ hay người lớn.

Vì vậy, ngay khi bé được 2 tuần tuổi – thời điểm hệ thống thần kinh phát huy mạnh mẽ nhất, mẹ hãy luyện cho bé phản ứng bắt chước bằng cách nhìn bé và thực hiện các động tác như thè lưỡi, há miệng. Bé sẽ chăm chú nhìn và có xu hướng học theo đó ạ!

Khả năng bắt chước biểu cảm của bé phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 2-3 tuần tuổi
Khả năng bắt chước biểu cảm của bé phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 2-3 tuần tuổi

Có bé chưa bắt chước được luôn theo mẹ đâu nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá nha. Mẹ kiên trì và tiếp tục luyện tập cho bé bằng cách giữ biểu cảm của mình khoảng 20 giây hoặc hơn để bé nhìn và chờ đợi phản ứng từ bé. Chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ đó!

Khi bé làm theo mẹ được rồi, dành tặng bé những lời khen đi kèm sự tương tác như hôn bé hoặc xoa má để khích lệ bé mẹ nhé.

6. Học cách cho con ngủ của người Nhật

Có bao giờ mẹ đau đầu khi đêm đêm con quấy khóc, không chịu ngủ. Cả bố và mẹ phải thay phiên nhau bồng bế, dỗ dành cả đêm. Để cả nhà mình cùng có giấc ngủ ngon, chắc chắn mẹ không thể bỏ qua cách mẹ Nhật luyện thói quen ngủ cho con rồi. Đây cũng là một trong những điều mẹ quan tâm nhất trong phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật.

Mẹ Việt thường cho bé ngủ chung với bố mẹ cho đến khi đi học cấp 1, cấp 2 Hoặc ru bé ngủ, bồng bé ngủ để giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Nhưng tại Nhật Bản, sau khi ăn và chơi đùa, bé sẽ tự ngủ trong nôi riêng mà bố mẹ đã chuẩn bị. Thông thường, mẹ Nhật sẽ đặt nôi của bé chung phòng bố mẹ để tiện chăm sóc

Ở Nhật, bé sẽ ngủ một mình trong nôi
Ở Nhật, bé sẽ ngủ một mình trong nôi

Với cách nuôi dạy trên, bé quen dần với việc  tự ngủ chứ không cần mẹ bế bồng hay hát ru ngủ nữa. Mẹ để bé ngủ một mình cho đến khi bé thức dậy và “oe oe” để báo cho mẹ biết con đã thức giấc rồi. Điều này khiến  các bé ở Nhật có tính tự giác cao hơn rất nhiều vì đã được luyện tập từ thuở lọt lòng.

7. Những điều ba mẹ lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật

Để phương pháp này phát huy hiệu quả với bé nhất, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không so sánh bé với những em bé khác, bởi bé cảm nhận được qua ánh mắt, nét mặt, lời nói của bố mẹ đó. Điều này khiến bé cảm thấy tủi thân, hoặc mất hứng thú luyện tập.
  • Áp dụng phương pháp khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển của bé. Não bộ của bé phát triển rất nhanh, bé cần dinh dưỡng và các tác động phù hợp với từng giai đoạn để phát triển tối ưu nhất. Ngoài ra, mỗi bé là một cá thể riêng biệt,  bố mẹ không nên áp dụng và mong chờ kết quả một cách cứng nhắc.
  • Sức khỏe của bố mẹ rất quan trọng: Bố mẹ là người tiếp xúc và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến bé. Bố ốm, mẹ ốm là cả nhà mình sẽ ốm theo đó ạ. Bố mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, tránh cáu gắt để tạo không khí tích cực khi chăm con nhé!
  • Chọn cách thức chăm sóc bé phù hợp với điều kiện của gia đình: Mẹ lúc nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bé nên tự mình “gồng gánh” nhiều việc, từ tài chính, nội trợ, chăm con,… Tuy nhiên, chăm sóc bé là một hành trình dài. Chọn phương pháp phù hợp với khả năng tài chính, thời gian,… sẽ giúp mẹ giảm áp lực tối đa trong việc chăm bé.
  • Mẹ giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ khi chơi với bé: Bé sơ sinh dễ bắt chước và bị ảnh hưởng tính cách từ bố mẹ. Mẹ vui, con cũng vui, mẹ buồn, con buồn theo đó ạ. Vì thế, dành cho con những cử chỉ nhẹ nhàng, những nụ cười và ánh mắt thật trìu mến mẹ nha!
Tinh thần bố mẹ rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy bé
Tinh thần bố mẹ rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy bé

Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật có nhiều lợi ích, song cũng cần sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian của bố mẹ. Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp mẹ chọn được phương pháp chăm sóc phù hợp nhất với bé nhà mình, để mẹ nhàn, bé khỏe mạnh, thông minh!

Trong thời gian ăn dặm, mẹ thấy bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ, kích ứng? Vấn đề này có nguy hiểm không? Làm thế nào để bé mau khỏi? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật mọi thứ cho mẹ.

1. Nguyên nhân khiến bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ

Bước vào tháng tuổi thứ 6, cùng với việc bú sữa, bé bắt đầu được mẹ cho ăn bột. Vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, đây lại là lần đầu bé tiếp xúc với món ăn lạ nên rất dễ bị kích ứng gây mẩn đỏ khắp người.

Đôi khi bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt cũng là trường hợp thường gặp. Đây là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với những tác nhân lạ, mẹ bình tĩnh xử lý bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ.

Kích ứng khi ăn dặm là biểu hiện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với thành phần có trong thức ăn
Kích ứng khi ăn dặm là biểu hiện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với thành phần có trong thức ăn

Ngoài ra, trong thời gian bé ăn dặm bị mẩn đỏ quanh miệng cũng có thể do khi cho bé ăn vô tình bạn làm bột dính quanh miệng. Da bé rất nhạy cảm nên có thể bị dị ứng với một số thành phần của bột ăn dặm đó ạ. Mẹ thử đổi phương pháp ăn dặm blw cho bé xem có tốt hơn không.

Bé bị dị ứng, nổi mẩn đỏ với bột ăn dặm là điều thường gặp, nhất là giai đoạn bé mới tập ăn dặm nên mẹ đừng lo lắng quá nhé! Chỉ cần bình tĩnh xử lý là con sẽ khỏi nhanh thôi mẹ ơi!.

2. Có nên tiếp tục cho bé ăn bột khi bị mẩn đỏ không?

Khi bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ, mẹ vẫn nên duy trì cho bé ăn vì đây là bước quan trọng trong quá trình học ăn của bé. Tuy nhiên,  để giảm tối đa khả năng bé bị dị ứng khi ăn bột ăn dặm, mẹ lưu lại ngay những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả dưới đây nhé.

Mẹ vẫn cho bé ăn dặm khi bé bị nổi mẩn, chỉ cần lưu ý một vài điều trong quá trình cho bé ăn dặm là được
Mẹ vẫn cho bé ăn dặm khi bé bị nổi mẩn, chỉ cần lưu ý một vài điều trong quá trình cho bé ăn dặm là được

3. 3 Việc mẹ cần làm khi cho bé ăn bột để giảm tình trạng mẩn đỏ

3.1. Tìm ra nguyên nhân của tình trạng mẩn đỏ

Việc tìm ra đúng “thủ phạm” gây mẩn đỏ cho bé sẽ giúp mẹ nhanh chóng tìm được cách xử lý phù hợp.

Ví dụ: Khi mẹ nghi ngờ thành phần trong bột ăn là thủ phạm gây ra dị ứng ở bé, hãy ngừng cho bé ăn trong vòng 1 – 2 tuần, sau đó thử cho bé ăn lại với số lượng rất ít. Nếu bé có biểu hiện dị ứng lặp lại thì mẹ không cho bé ăn dặm bằng thành phần thức ăn, hay loại bột đó nữa.

Việc tìm ra nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ khi ăn bột sẽ giúp mẹ biết cách xử lý hiệu quả tình trạng này
Việc tìm ra nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ khi ăn bột sẽ giúp mẹ biết cách xử lý hiệu quả tình trạng này

3.2. Theo dõi thường xuyên tình trạng mẩn đỏ của bé

Khi bé bị mẩn đỏ trong quá trình ăn dặm, mẹ nên theo dõi và quan sát kỹ trước khi xác định nguyên nhân. Có thể vết mẩn đỏ không phải do dị ứng mà do thói quen vét thìa quanh miệng khi cho ăn. Nếu như tình trạng mẩn đỏ kéo dài trong nhiều tuần dù mẹ đã đổi thành phần thức ăn; hoặc mẩn đỏ đi kèm với dấu hiệu của hen phế quản, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám chữa.

3.3. Tập cho bé làm quen dần với thức ăn dặm

Vì là lần đầu tiên được trải nghiệm ăn dặm nên bé cần thời gian để làm quen nữa mẹ ạ. Mẹ nên cho bé tập làm quen dần dần bằng cách ăn với số lượng từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc.

Mẹ tập cho bé quen dần với thức ăn dặm, từ ít tới nhiều
Mẹ tập cho bé quen dần với thức ăn dặm, từ ít tới nhiều

Trong quá trình đó, mẹ chú ý quan sát cơ thể bé có phản ứng gì với thức ăn không nhé. Nếu tình trạng mẩn đỏ vẫn không thuyên giảm thì mẹ ngừng cho bé ăn loại bột ăn dặm đó.

Xem thêm:

4. 4 lưu ý khi bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ

Mẹ lưu lại 4 lưu ý này để tự tin xử trí khi bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ:

  • Quá trình bảo quản bột, thức ăn không đảm bảo cũng có thể dẫn tới dị ứng bên cạnh nguyên nhân chính là từ thành phần thức ăn hay bột ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần bảo quản bột hay thức ăn cho bé ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp, không để thức ăn khô cùng thức ăn tươi sống.
  • Độ tuổi thích hợp để ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Mẹ cho bé làm quen từ từ với các loại thức ăn, liều lượng ban đầu ít rồi tăng dần,… Nếu thay đổi thức ăn cho bé, mẹ thay đổi theo tần suất mỗi tuần để có thời gian theo dõi phản ứng của cơ thể bé với mỗi loại thức ăn. Lưu ý thêm cho mẹ: Một số thức ăn dễ gây kích ứng với bé như: Lòng trắng trứng, lạc (đậu phộng), hải sản (như tôm, cua, sò điệp…).
  • Nguyên tắc cho bé làm quen với các loại đồ ăn: Ưu tiên tinh bột và chất xơ trong thời gian đầu ăn dặm. Sau đó mẹ bổ sung thêm những chất khác như các loại đậu, thịt bò, thịt lợn trong thời gian sau. Khi bé 1 tuổi trở lên có thể ăn trứng, tôm, cua, cá, lươn.
  • Tình trạng dị ứng có thể phát tác ngay sau khi ăn, cũng có khi xảy ra sau đó (nửa ngày đến 1 ngày). Để dễ xác định nguyên nhân gây dị ứng (nếu có), mẹ không nên cho bé ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau khi chưa biết chắc bé có dị ứng với chúng hay không.
  • Sử dụng khăn ướt tự nhiên: dành cho em bé lâu sạch những phần bột bị dính trên miệng bé hay những phần bột vương trên bé để hạn chế nổi mẩn đỏ
Mẹ không nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau 1 lúc khi bé mới tập ăn dặm
Mẹ không nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau 1 lúc khi bé mới tập ăn dặm

5. Khi nào mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ

Hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện dần, nên việc có những kích ứng ban đầu khi mẹ cho bé ăn dặm là điều thường gặp. Tuy nhiên, nếu trong thời gian ăn dặm, bé có những dấu hiệu sau đây, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm nhất:

  • Tình trạng nổi mẩn kéo dài đến 5 ngày: Nếu mẹ ngừng cho bé ăn thành phần thức ăn được nghi là nguyên nhân gây ra dị ứng mà bé vẫn nổi mẩn kéo dài thì nên đưa bé đi khám để phát hiện nguyên nhân chính xác và kịp thời xử lý.
  • Tình trạng nổi mẩn kèm theo sốt: Dị ứng thông thường sẽ không kèm theo những cơn sốt. Do đó nếu như bé dị ứng kèm theo sốt có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác đó mẹ.
  • Các nốt mẩn tiến triển nặng và nhiễm trùng: Khi thấy những tình trạng này trên da bé, mẹ nên đưa bé tới cơ sở y khoa có chuyên môn để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau.
Khi bé nổi mẩn kèm theo thêm nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Khi bé nổi mẩn kèm theo thêm nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp ở giai đoạn bé làm quen với ăn dặm nên mẹ đừng quá lo lắng nhé. Chỉ cần mẹ hiểu rõ nguyên nhân, bình tĩnh xử lý đúng thì làn da bé sẽ nhanh chóng trở lại bình thường và phát triển khỏe mạnh thôi. Chúc mẹ và bé có những trải nghiệm tuyệt vời cùng nhau trong giai đoạn ăn dặm này!

Nhiều mẹ hay nghĩ hăm là 1 bệnh nghiêm trọng và cần phải “trị hăm tã cho bé” nhưng thực chất đây chỉ là 1 vấn đề ngoài da thường gặp. Hiểu da con và bình tĩnh xử lý, hăm tã sẽ không còn là mối lo của hai mẹ con nữa. 

Mách mẹ cách trị hăm tã hiệu quả cho bé
Mách mẹ cách trị hăm tã hiệu quả cho bé

1. Trị hăm tã cho bé bằng phương pháp tự nhiên

Theo dân gian, sử dụng trà xanh, trầu không,… có thể xử lý dứt điểm hăm tã. Nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả và tính an toàn của các phương pháp này đâu ạ.  

Ngoài ra, mẹo dân gian này chỉ được khuyên dùng khi bé bị hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3 chưa có mụn mủ, lở loét). Trường hợp nặng hơn mẹ không nên sử dụng vì có thể gây kích ứng, bội nhiễm,… nguy hiểm với làn da mỏng manh của con.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi sử dụng các phương pháp bên dưới, mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó vệ sinh vùng da bị hăm của con bằng nước sạch hoặc khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp.

1.1. Trị hăm tã bằng dầu dừa

Trong dầu dừa chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch, ngăn ngừa tác nhân gây hăm như: Acid Lauric, Acid Myristic, Palmitic, Vitamin E,… Cùng với đó, dầu dừa cũng  kích thích tái tạo tế bào, dưỡng ẩm, giúp vùng da bị hăm nhanh lành.

Dầu dừa giàu acid lauric, acid myristic, vitamin giúp xử lý các vấn đề do hăm tã 
Dầu dừa giàu acid lauric, acid myristic, vitamin giúp xử lý các vấn đề do hăm tã 

Cách dùng dầu dừa trị hăm đây ạ! Đầu tiên, mẹ bôi 1 lớp mỏng dầu dừa lên vị trí hăm theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài, sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: 

  • Không bôi quá dày vì gây bít tắc lỗ chân lông bé
  • Chỉ bôi tối đa 3 lần/ ngày thôi mẹ nhé!

Mẹ tham khảo: Trị hăm tã bằng dầu dừa có hiệu quả? Nghiên cứu từ chuyên gia

1.2. Trị hăm tã bằng lá trà xanh

Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS.Đỗ Tất Lợi, trà xanh có chứa các thành phần như: Tanin, Polyphenol, Vitamin B1, B2, Vitamin C,… Đây là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và cấp ẩm để ngăn ngừa hăm tã cho bé. 

Trà xanh có chứa lượng lớn Tanin, EGCG và vitamin giúp trị hăm tã cho bé 
Trà xanh có chứa lượng lớn Tanin, EGCG và vitamin giúp trị hăm tã cho bé 

Để áp dụng cách này, mẹ rửa nhẹ nhàng vùng da mặc tã của con bằng nước lá trà xanh, sau đó lau khô bằng khăn sạch, không cần tráng lại bằng nước trắng. 

Lưu ý, chỉ rửa nước lá trà xanh tối đa 1 lần/ ngày. 

Mẹ tham khảo: Trị hăm bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả? Chia sẻ từ chuyên gia

1.3. Trị hăm tã bằng trầu không

Theo nghiên cứu của bộ môn ký sinh tại trường Đại học Y Hà Nội, trầu không có chứa nhiều kháng sinh thực vật, tinh dầu tự nhiên và hợp chất Phenolic giúp sát khuẩn, chống nhiễm trùng, chữa hăm tã cho bé hiệu quả. 

Trầu không có chứa kháng sinh thực vật và tinh dầu tự nhiên có tác dụng trị hăm tã cho bé 
Trầu không có chứa kháng sinh thực vật và tinh dầu tự nhiên có tác dụng trị hăm tã cho bé 

Để thực hiện, mẹ dùng nước lá trầu không rửa sạch nhẹ nhàng vùng da mặc tã của bé. Sau đó lau khô bằng khăn mềm, không cần tráng lại bằng nước trắng. 

Lưu ý, chỉ rửa nước lá trầu không tối đa 1 lần/ ngày. 

Mẹ tham khảo: Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!

1.4. Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất quý giá trong những tháng đầu đời của con mà có công dụng xử lý hăm rất tốt đó ạ! Bởi sữa mẹ có chứa lượng lớn kháng thể, kháng sinh tự nhiên và Vitamin,… có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hăm, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh. 

Sữa mẹ giàu kháng thể và kháng sinh tự nhiên có tác dụng trị hăm tã cho bé 
Sữa mẹ giàu kháng thể và kháng sinh tự nhiên có tác dụng trị hăm tã cho bé 

Cách thực hiện: Dùng sữa mẹ bôi nhẹ nhàng 1 lớp mỏng lên vùng da mặc tã của bé theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài. 

Lưu ý: Mẹ sử dụng sữa đầu, trong và chỉ bôi tối đa 3 lần/ ngày. 

Mẹ tham khảo: Nghiên cứu khoa học về cách trị hăm tã bằng sữa mẹ

Các phương pháp dân gian không còn được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng nữa bởi

  • Không an toàn tuyệt đối: Lá trầu, lá trà xanh,… rất dễ vương lại lông sâu, lông tơ hoặc vi khuẩn, vi nấm gây hại cho da bé. Nếu mẹ chế biến sai cách, các hoạt chất trong cây có thể bị biến đổi làm giảm hiệu quả, thậm chí là gây kích ứng da.
  • Tốn thời gian: Để chuẩn bị được nước tắm rửa mẹ tốn rất nhiều thời gian. Từ việc làm sao để tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, sơ chế sao cho sạch, chuẩn bị nồi để đun nấu… Rất nhiều công đoạn khác nhau. Mà mẹ thì luôn muốn chọn cách nào nhanh và tiện lợi nhất đúng không ạ? 
  • Không chắc chắn được hiệu quả: Mặc dù được lưu truyền lâu đời, tuy nhiên, hầu hết những cách dân gian này chưa được khoa học chứng minh có hiệu quả an toàn cho bé. Tốt hơn hết, mẹ hãy lắng nghe ý kiến từ bác sĩ hay tham khảo những phương pháp đã có cơ sở khoa học, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của con.
Sử dụng phương pháp dân gian tốn nhiều thời gian thực hiện
Sử dụng phương pháp dân gian tốn nhiều thời gian để đạt hiệu quả

2. Sử dụng xịt xử lý vấn đề về da cho bé

Giống như khi chăm sóc da, mẹ rất ngại đưa tay lên mặt, đặc biệt là các vết thương hở vì sợ bẩn sẽ làm mụn nặng hơn. Chăm sóc vùng hăm tã của con cũng vậy. Vì thế, thiết kế dạng xịt sẽ an toàn nhất, mẹ không cần dùng tay bôi, tránh nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con.

Dạng xịt sẽ tối ưu nhất vì mẹ không cần dùng tay bôi lên da bé
Dạng xịt sẽ tối ưu nhất vì mẹ không cần dùng tay bôi lên da bé

Ngoài ra, có 3 lý do khác khiến sản phẩm xử lý hăm dạng xịt là lựa chọn tối ưu để xử lý hăm tã:

  • Làm dịu vùng da bị hăm nhanh chóng: Thiết kế dạng xịt phun sương giúp thẩm thấu nhanh hơn dạng bôi, giảm nhanh cảm giác khó chịu khi bé bị hăm.
  • Không gây đau rát: Mẹ có để ý khi da bé bị tổn thương, mẹ bôi thuốc cho bé, bé thường co người lại, thậm chí khóc thét lên không? Nhưng với thiết kế dạng xịt, mẹ chỉ cần ấn xịt, không chạm vào da bé khiến bé sợ hãi, đau đớn đâu ạ!
  • An toàn hơn: Khác với phương pháp dân gian, các sản phẩm này đã được đơn vị uy tín kiểm chứng hiệu quả xử lý hăm và cấp phép lưu hành. Ngoài ra, dạng xịt còn tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con.
Sản phẩm xử lý hăm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi
Sản phẩm xử lý hăm dạng xịt có nhiều ưu điểm so với dạng bôi

Để sử dụng sản phẩm xử lý hăm cho con, mẹ thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của con bằng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, lành tính. Đợi khoảng 1 phút trước khi dùng xịt.
  • Bước 2: Để đầu xịt đối diện và cách vết thương khoảng 10cm, ngón tay trỏ đặt lên vị trí ấn. Dùng lực ấn mạnh đầu xịt để xịt lên vùng da bị hăm của con.
  • Bước 3: Chờ cho da khô (khoảng 30s) trước khi mặc tã,…

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Ưu tiên chọn loại xịt hăm tã có thành phần thiên nhiên, lành tính để an toàn nhất với da con. Tránh các loại xịt có chứa paraben gây kích ứng da mẹ nhé!

Mẹ tham khảo: Xịt Skin Expert Mamamy an toàn cho trẻ sơ sinh

3. Sử dụng kem trị hăm tã cho bé

Giống xịt xử lý hăm, kem trị hăm cũng có tác dụng “xử đẹp” vùng da bị hăm của con. Điểm khác biệt nằm ở thiết kế dạng kem bôi, mẹ sẽ dùng tay để bôi kem lên vùng da bị hăm của con. 

Với kem hăm tã, mẹ dùng tay bôi lên vùng da bị hăm của con
Với kem hăm tã, mẹ phải dùng tay bôi trực tiếp lên vùng da bị hăm của con

Đánh giá ưu, nhược điểm của kem hăm tã so với xịt hăm tã dưới đây sẽ giúp mẹ có lựa chọn chính xác nhất! 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Sản phẩm phổ biến, dễ tìm mua.
  • Cách sử dụng đơn giản
  • Thiết kế dạng kem nên dưỡng ẩm da bé tốt hơn
  • Bôi trực tiếp lên phần da bị thương của bé vừa gây rát cho con vừa có thể bị nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ lên vết thương
  • Không phải loại kem nào cũng phù hợp với da bé

Bôi kem xử lý hăm tã cho bé như thế nào? Mẹ thực hiện theo hướng dẫn bên dưới để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

  • Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của con bằng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn. Đợi khoảng 1 phút để da khô hẳn. 
  • Bước 2: Mẹ rửa tay sạch, để khô tay trước khi bôi tránh nhiễm khuẩn chéo vào phần da bị hăm của bé. 
  • Bước 3: Mẹ lấy 1 lượng kem vừa đủ với diện tích da hăm. bôi nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài lên vùng da bị hăm của bé. Lưu ý: Chỉ nên bôi 1 lớp mỏng thôi mẹ nhé vì lớp kem quá dày sẽ gây bít tắc da, bé lâu khỏi hơn đó.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi chọn kem bôi hăm cho bé, mẹ tập thói quen đọc kỹ thành phần. Không chọn kem chứa hóa chất tổng hợp như chất bảo quản, chất tạo mùi, chất làm trắng như paraben, Phthalate diethyl,… vì sẽ gây kích ứng da bé. Ngoài ra, mẹ ưu tiên kem có thành phần dưỡng ẩm như: Vitamin, tinh dầu tự nhiên, glycerin,… để bảo vệ da bé tốt nhất.

4. Lưu ý khi trị hăm tã cho bé sơ sinh

  • Giữ vùng da mặc tã khô thoáng: Trước khi mặc tã mới cho bé, mẹ cho mông của con được thở bằng cách “nude” khoảng 5 – 10 phút mẹ nhé!  
  • Sử dụng sản phẩm tắm gội thành phần tự nhiên, lành tính.
  • Không chà mạnh khi vệ sinh da tránh gây kích ứng da bé.
  • Thay tã sau 3 – 4 tiếng/1 lần, không đóng bỉm cho bé lâu hơn 6 tiếng để tránh vi khuẩn, vi nấm có điều kiện phát triển. 
  • Chọn loại bỉm thấm hút tốt (ưu tiên chứa nhiều hạt SAP thấm hút), bỉm chuyên biệt đóng xuyên 12h đêm, giúp vùng da bị hăm của con khô thoáng, không bị tràn bỉm, bí bách.

Mẹ tham khảo:  Tã dán Mamamy thấm hút tốt, đóng xuyên 12h đêm

Chọn tã thấm hút tốt để mông con khô thoáng
Chọn tã thấm hút tốt để mông con khô thoáng

5. 5 sai lầm cần tránh khi trị hăm tã cho bé

Trị hăm tã sai cách khiến hăm tã kéo dài, gây nhiều biến chứng trên da. 5 Sai lầm này mẹ “khắc cốt ghi tâm” để tránh xa nhé!

1- Dùng phấn rôm: Phấn rôm bản chất là những hạt có kích thước rất nhỏ. Khi sử dụng hàng ngày với lượng lớn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến hăm trầm trọng hơn. Ngoài ra, trong phấn rôm có chứa bột Talc gây ung thư bộ phận sinh dục của bé gái. 

Không sử dụng phấn rôm cho bé bị hăm tã
Không sử dụng phấn rôm cho bé bị hăm tã

2- Dùng tinh bột ngô, tinh bột yến mạch: Mẹ nghe đâu đó tinh bột ngô, yến mạch trị hăm tốt. Nhưng thực tế bản chất của nó là những hạt nhỏ như phấn rôm, vừa gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng viêm da nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu bé hít phải. 

3- Tắm cho bé bằng các loại lá dân gian không rõ nguồn gốc: Những loại lá này không đảm bảo an toàn, chứa thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng,… Đây là những chất gây kích ứng da bé, đặc biệt vùng da mặc tã đang hăm. 

Không sử dụng các loại lá để tắm cho bé 
Không sử dụng các loại lá để tắm cho bé 

4- Lau rửa bằng xà phòng thơm: Hầu hết xà phòng thơm đều có chất tẩy rửa và chất tạo mùi hóa học gây kích ứng, tổn thương da bé bị hăm. 

5- Sử dụng sản phẩm hăm tã không rõ nguồn gốc: Những sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ chứa thành phần độc hại cho da hoặc đã hết hạn sử dụng, không đảm bảo vô khuẩn khi sản xuất,… Tất cả những rủi ro này đều gây kích ứng, tổn thương và làm bé hăm nặng hơn đó mẹ.

6. Khi nào thì nên đưa bé đi khám?

Hăm tã là vấn đề thường gặp, không nguy hiểm cho bé yêu và có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, số ít trường hợp bé bị hăm tã cấp độ 4, 5 có nhiễm trùng, cần được đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

4 dấu hiệu “cảnh báo” con cần đến bác sĩ đây ạ! 

  • Xuất hiện mụn nước ở vùng bị hăm 
  • Vùng tã lót sưng đỏ 
  • Vùng hăm tã chảy mủ 
  • Sốt: Khi bé hăm cùng sốt có thể do bé đã bị nhiễm trùng vùng da hăm tã. 
Khi có dấu hiệu lạ, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ
Khi có dấu hiệu lạ, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ

7. Sự khác biệt khi trị hăm tã cho bé trai và bé gái

Hăm tã là tình trạng viêm da xung quanh vùng sinh dục của bé. Bé trai và bé gái có cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau, có những lưu ý khác nhau khi trị hăm:

7.1. Mẹ cần lưu ý gì đặc biệt khi bé gái bị hăm tã?

Sở dĩ bé gái hay bị hăm tã hơn vì bé có cấu tạo bộ phận sinh dục hình phễu ngược. Khi tắm rửa hoặc thay tã cho bé, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng “chỗ đó” của bé bị lắng đọng nước tiểu, chảy xuống hậu môn, tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. 

Vì thế, khi vệ sinh, mẹ lau nhẹ nhàng từ phía trước về sau hậu môn, tuyệt đối không làm ngược lại.

Lau từ trước ra sau, bé sạch, mẹ vui
Lau từ trước ra sau, bé sạch, mẹ vui

7.2. Trị hăm tã ở bé trai có gì khác biệt?

Khác với bé gái, bé trai có 2 bên bìu và vùng dưới bìu dính vào phần da hậu môn. Đây là vị trí dễ bị đọng lại mồ hôi, phân và nước tiểu… Do vậy, để vệ sinh cho các cậu bé, mẹ cần đặc biệt chú ý:

Chọn bỉm: Cơ quan sinh dục của bé trai sẽ căng lên khi bé sắp đi vệ sinh. Nếu bé mặc bỉm chật, phần da của bé dễ bị cọ xát vào bề mặt bỉm. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến da bé bị tổn thương, trở nên kích ứng, gây hăm. Vì vậy, khi chọn tã cho bé trai, mẹ cần nhớ chọn kích thước rộng hơn 1 chút nhé. 

Với bé trai, mẹ nên lựa chọn tã bỉm rộng một chút để giúp con thoải mái, không bị cọ xát và nhanh khỏi hăm tã hơn nhé 
Với bé trai, mẹ nên lựa chọn tã bỉm rộng một chút để giúp con thoải mái, không bị cọ xát và nhanh khỏi hăm tã hơn mẹ nhé 
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hăm tã là vấn đề ngoài da thường gặp, không phải bệnh nên mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần mẹ áp dụng đúng cách trị hăm tã cho bé, bình tĩnh xử lý để tránh 1 số sai lầm là hai mẹ con sẽ “bai bai” hăm tã ngay thôi! 

Mỗi lần bé sơ sinh bị ho, sổ mũi, mẹ lại loay không biết làm sao để chăm sóc. Hỏi người xung quanh thì mỗi người một ý, mẹ làm gì cũng sợ sai, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé!

Đừng lo mẹ ơi! Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi chuẩn khoa học dưới đây sẽ giúp hai mẹ con bai bai vấn đề này nhanh thôi ạ!

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi chuẩn khoa học
Chăm sóc bé sơ sinh ho sổ mũi chuẩn khoa học

1. 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi không dùng thuốc

An toàn là ưu tiên hàng đầu với bé sơ sinh mẹ nhỉ? Mẹ áp dụng 6 chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi không dùng thuốc để an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ cho bé mẹ nhé!

1.1. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, rửa mũi

Lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm đáng kể khi bé được nhỏ nước muối sinh lý. Cách này giúp làm sạch, giảm sưng đường hô hấp và giúp bé dễ long đờm hơn. Nếu bé nhỏ hơn 1 tháng tuổi, mẹ sử dụng thêm dụng cụ hút mũi để hỗ trợ mẹ nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất trong trường hợp dịch mũi bé trong suốt, dạng dịch loãng và ít. Nếu bé bị viêm mũi nặng (trong mũi có dịch đặc quánh, màu xanh, mũi bé có hiện tượng đỏ lên và bé thấy đau, quấy khóc) thì cách làm này chỉ hỗ trợ thôi mẹ nha.

Nhỏ mũi giúp giảm chất nhầy trong mũi của bé
Nhỏ mũi giúp giảm chất nhầy trong mũi của bé

Về cách rửa mũi, PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm (Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia) khuyên mẹ:

Để trẻ ngồi thẳng đầu hơi nghiêng, nhẹ nhàng bóp 4 – 5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi. Sau 1 – 2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ sổ mũi. Mỗi ngày nên rửa mũi cho con 3-4 lần để sạch dịch viêm.

  • Bước 1: Bế bé ngồi dựa vào ngực mẹ, đầu hơi nghiêng
  • Bước 2: Đặt bình rửa mũi đã lấy đầy nước để vào mũi bé. Sau đó, bóp đều tay liên tục 4 – 5 lần để nước muối từ lỗ mũi bên này sang bên kia
  • Bước 3: Kết thúc quy trình, mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi sau khi đã làm sạch mũi

Về cách nhỏ mũi: PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý – nguyên Phó Trường khoa Miễn dịch dị ứng của Bệnh viện Nhi Trung ương và Trưởng khoa bộ môn Nhi của Đại học Y Hà Nội khuyên mẹ 4 bước đơn giản:

  • Bước 1: Đặt bé nằm ngửa và nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên.
  • Bước 2: Đặt vòi phun của chai nhỏ mũi vào sát vách lỗ mũi (không đặt vòi phun quá sâu vào mũi bé). Sau đó nhỏ khoảng 2 giọt nước muối sinh lý 0.9% vào mũi bé.
  • Bước 3: Đặt đầu bé nghiêng sang phía ngược lại và lặp lại 2 bước trên
  • Bước 4: Đợi khoảng 30s – 1 phút sau khi nhỏ mũi, mẹ dùng bóng hút hút dung dịch mũi bên trong hốc mũi của bé.
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý chuyên dụng cho bé
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý chuyên dụng cho bé bị ho sổ mũi

1.2. Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng nuôi bé lớn khôn mà còn được ví như kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi của bé sơ sinh bị ho sổ mũi. Ngoài ra, nước trong sữa mẹ sẽ giúp bé loãng dịch đờm, dễ long đờm hơn khi bé bị ho, sổ mũi.

Nếu bình thường mẹ cho bé bú 3 – 4h/cữ thì khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, mẹ cho bé bú nhiều hơn 1 chút, khoảng 2 – 3h/cữ mẹ nha!

Sữa mẹ được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp bé tăng sức đề kháng
Sữa mẹ được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp bé sơ sinh bị ho sổ mũi tăng sức đề kháng

1.3. Nâng cao đầu cho bé khi nằm

Mẹ có để ý khi bé ho và sổ mũi, lúc nằm ngủ bé thường khó thở. Đó là do chất đờm trong mũi ứ đọng, để lâu sẽ đặc quánh lại gây bít mũi bé. Vì thế, mẹ dùng gối cao khoảng 2cm gối đầu cho bé để nước mũi dễ chảy xuống, không bị ứ đọng lại trong mũi, bé dễ thở, giảm ho và ngủ ngon giấc hơn.

Mẹ sử dụng gối cao khoảng 2cm cho bé để bé dễ thở và ngủ ngon
Hãy sử dụng gối cao khoảng 2cm cho bé để bé dễ thở và ngủ ngon mẹ nhé!

1.4. Sử dụng máy làm ẩm không khí

Không khí hanh khô dễ làm bé bị đau nhức mũi, nhất là khi bé đang bị sổ mũi. Sử dụng máy làm ẩm không chỉ hạn chế tình trạng khô mũi cho bé, hơi nước còn khiến bé loãng dịch mũi và dễ thở hơn.

Không khí ẩm sẽ khiến bé dễ thở hơn, giảm đau nhức mũi
Không khí ẩm sẽ khiến bé dễ thở hơn, giảm đau nhức mũi

1.5. Giữ ấm vùng cổ và ngực cho trẻ

Giống việc mẹ đang ho mà để vùng cổ bị lạnh, không che chắn cẩn thận sẽ dễ bị ho dai dẳng, lâu khỏi hơn, bé cũng vậy, đây cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày không khỏi. Vùng cổ là khu vực có dây thanh quản, yết hầu, ảnh hưởng tới hô hấp và giọng nói. Đó chính là lý do nhiều bé bị cảm lạnh lâu ngày, tiếng ho sẽ rất gắt, thậm chí thở khò khè, tiếng thở rất nặng nề hơn.

Trong quá trình chăm sóc bé, mẹ nên che 1 chiếc khăn mỏng lên cổ bé, không cho bé nằm trước gió hay để điều hòa phả thẳng vào cổ bé mẹ nha!

Giữ ấm vùng cổ cho bé
Bé sơ sinh bị ho sổ mũi cần luôn giữ ấm vùng cổ cho bé

1.6. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bi ho sổ mũi

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp quá trình phục hồi của bé nhanh hơn.

Với bé đang bú sữa mẹ, mẹ nên đáp ứng đủ nhu cầu bú của bé, đảm bảo đủ các cữ bú hàng ngày để bé nạp đủ dưỡng chất. Vì “mẹ ăn gì bé sẽ ăn thứ đó”, nên mẹ cũng chú ý bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên thức ăn giàu vitamin C như cam, bưởi,… để tăng sức đề kháng cho bé nhé!

Với các bé đã biết ăn dặm, mẹ ưu tiên thêm vào thực đơn của bé những thức ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu như súp, cháo, sữa…

Lưu ý: Mẹ hạn chế cho bé ăn món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn tanh (cua, cá,…) vì nó kích thích sản sinh nhiều đờm, làm tình trạng ho của bé nặng hơn.

Mẹ nên bổ sung vitamin C cho bé từ những loại quả như cam, quýt, bưởi cho bé
Mẹ nên bổ sung vitamin C cho bé từ những loại quả như cam, quýt, bưởi cho bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh khi bé bị ho như hải sản, đồ lạnh vì dễ gây tổn thương cho phổi và khiến tình trạng ho dai dẳng, nghiêm trọng hơn.

2. Khi nào bé bị ho sổ mũi cần uống thuốc gì

Mẹ chỉ cho bé uống thuốc trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bé bị ho sổ mũi kèm theo sốt cao trên 38.5 độ kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: co giật, trụy tuần hoàn,… Lúc này, mẹ nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt (loại thuốc không kê đơn) để hạ sốt nhanh, tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé. Mẹ lưu ý khi cho bé dùng thuốc:

  • Cần có sự tư vấn của dược sĩ: Khi mua thuốc cho bé uống, mẹ liệt kê các triệu chứng cho dược sĩ nắm bắt được tình hình của bé, từ đó có những định hướng về loại thuốc và liều lượng thuốc bé cần dùng.
  • Không lạm dụng: Thuốc hạ sốt thường đi kèm các tác dụng phụ như dị ứng, khó thở, nổi mề đay, sưng phù mặt… Ngoài ra nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra sốc thuốc, tổn thương gan, tổn thương thận và các vấn đề về tim mạch hay viêm loét dạ dày.
Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, mẹ không nên lạm dụng thuốc
Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, mẹ không nên lạm dụng thuốc

Nếu bé sốt dưới 38.5 độ, mẹ không nên lạm dụng thuốc vì nhiệt độ sốt này không gây biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ hạ sốt cho con bằng phương pháp vật lý như: chườm khăn mát, khăn ấm để an toàn nhất cho bé.

Trường hợp 2: Bé bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Khi ấy, mũi bé xuất hiện đờm màu xanh hoặc vàng, quánh đặc. Người bé mệt lả, khó thở do đờm đặc, giấc ngủ bị ngắt quãng do đường thở không thông.

Bé bị ho nhiều, ngạt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt
Bé bị ho nhiều, ngạt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé

Khi gặp trường hợp này, mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi như nào?

  • Cần tư vấn từ dược sĩ: Thông báo với dược sĩ tư vấn chính xác về tình trạng và độ tuổi của bé để được tư vấn loại thuốc phù hợp
  • Không sử dụng thuốc ho tràn lan: Mẹ tránh xa những bài thuốc được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hay “Thuốc xách tay” có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên tập thói quen đọc kỹ thông tin trước khi mua thuốc, chỉ nên lựa chọn những loại thuốc đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành, sử dụng được cho lứa tuổi của bé mẹ nhé!

3. Khi nào mẹ nên đưa trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đi bác sĩ

Ho và sổ mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu như không được theo dõi và điều trị đúng cách, bé có thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Bé ho kéo dài trên 3 tuần, có thể dẫn tới một vài bệnh lý về đường hô hấp như suyễn, viêm mũi dị ứng…
  • Bé sốt cao trên 39 độ kèm ho đờm, sổ mũi, mệt mỏi, nhất là thở nhanh – dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
  • Bé ho, sổ mũi kèm thở khò khè – đây là những dấu hiệu của viêm đường hô hấp dưới, rất nguy hiểm.

Nếu thấy bé có một trong những triệu chứng trên, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mẹ nên cho bé đi khám bác sỹ nếu có một trong ba dấu hiệu trên
Mẹ nên cho bé đi khám bác sỹ nếu có một trong ba dấu hiệu trên mẹ nhé!

4. 4 việc mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

  • Không cho bé ở trong phòng lạnh: Không khí lạnh dễ khiến bé ho nhiều hơn, có thể dẫn tới viêm phế quản,… Nhiệt độ trong phòng duy trì khoảng 27-28 độ là hợp lý. Hoặc để nhiệt độ máy lạnh chênh lệch ít hơn ngoài trời khoảng 7 độ là thích hợp nhất với khả năng thích nghi của bé đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày không khỏi.
  • Không để quạt, điều hòa thổi thẳng vào mặt bé: Bé bị ho, sổ mũi vốn đã khó thở vì mũi có nhiều đờm, việc để quạt hay điều hòa phả thẳng vào mặt bé khiến cho đường thở càng khó khăn hơn đó mẹ.
  • Không tắm cho bé quá lâu: Nhiều mẹ lo lăng trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi có nên tắm không, trên thực tế mẹ vẫn tắm cho bé được bình thường. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, không tắm quá 5 phút sẽ dễ khiến bé mất thân nhiệt, nhiễm lạnh (do nước nguội dần), khiến bé ho nhiều hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc kê đơn khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ: Nếu tình trạng bé trở nặng hoặc mẹ muốn giảm triệu chứng sốt, ho, sổ mũi ở bé nhanh hơn, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc. Không tự ý mua thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định vì thuốc nếu không dùng đúng liều, đúng loại sẽ gây sốc thuốc hoặc những phản ứng phụ như dị ứng thuốc, khó thở, phù nề…
Tắm cho bé quá lâu dễ khiến bé bị lạnh
Tắm cho bé quá lâu dễ khiến bé bị lạnh

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi. Tình trạng “ốm vặt” của bé sẽ nhanh khỏi nên mẹ đừng lo nhiều quá nhé! Tinh thần của mẹ là yếu tố rất quan trọng trong hành trình chăm sóc bé lớn khôn đó ạ!

Mẹ tham khảo thêm: 

Chăm sóc trẻ sơ sinh kiểu Nhật – Mẹ áp dụng ngay!

5+ Lời khuyên tốt nhất khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

Quy trình chăm sóc em bé sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng nhất

Giỏ hàng 0