Mẹ có bé bị hăm tã và không biết hăm tã có nguy hiểm không, có lâu khỏi không? Theo các chuyên gia, hăm tã chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp, không nguy hiểm nếu mẹ chăm sóc khoa học, đúng cách. Mẹ tham khảo bài viết để hiểu da con hơn nhé!
Mục lục
1. Hăm tã không phải lúc nào cũng nguy hiểm!
Hăm tã có nguy hiểm không phụ thuộc vào 5 cấp độ hăm tã, mẹ hiểu kỹ và xác định đúng con đang bị vấn đề nào để có cách xử lý phù hợp.
Mức độ nguy hiểm của từng cấp độ hăm tã:
- Cấp độ 1 – Nhẹ: Mông bé hơi hồng so với bình thường, có thể có một số mụn nhỏ li ti trên mông. Da bé vẫn khô ráo, không bị ẩm ướt. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.
- Cấp độ 2 – Nhẹ: Da mông bé có màu đỏ hồng, xuất hiện một số mụn nhỏ tập trung thành các vùng rải rác trên mông bé. Nếu bé được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày.
- Cấp độ 3 – Trung bình: Vết hăm lan rộng, màu đỏ ửng. Các nốt mụn mọc dày hơn. Bé ngứa ngáy, hay dùng tay gãi mông. Nếu bé bị hăm tã được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày.
- Cấp độ 4 – Nguy hiểm: Xuất hiện nhiều mụn to nổi rộp lên với đường kính khoảng 2mm, có thể có mụn mủ. Bé đau rát nên cáu gắt, bỏ ăn và mất ngủ. Đây là dấu hiệu của viêm nhiễm, mẹ kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần.
- Cấp độ 5 – Nguy hiểm: Da bé sưng phù nặng, các mụn mưng mủ và vỡ, Bb quấy khóc và sốt do nhiễm trùng da. Mẹ kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 1 – 4 tuần.
Như vậy, nếu bé bị hăm tã từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 sẽ không nguy hiểm, mẹ chỉ cần vệ sinh thật sạch sẽ và giữ da bé luôn khô thoáng, bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ. Mẹ nào cẩn thận hơn nữa có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da bé có thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng để bé nhanh khỏi hơn.
Mẹ tham khảo: Hăm tã bôi gì để nhanh khỏi và lành tính? 15+ gợi ý cho mẹ
Với cấp độ hăm tã 4 và 5, mẹ không được chủ quan, lúc này mẹ không còn băn khoăn hăm tã có nguy hiểm không nữa rồi, lúc này là nó có nguy hiểm. Lúc này, mẹ vệ sinh nhẹ nhàng da bé và đưa con đến khám bác sĩ để được điều trị nhanh nhất tránh nhiễm trùng gây ra các biến chứng nặng hơn.
2. Các biến chứng của hăm tã
Nếu như không được điều trị nhanh chóng ở những cấp độ hăm tã nặng, bé có thể gặp 3 biến chứng nguy hiểm sau:
2.1 Nhiễm nấm Candida
Khi hăm tã cấp độ 4,5, da bé sẽ có nhiều mụn mủ, chảy nước, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, điển hình là nấm Candida.
Nấm candida khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu, có thể sốt cao trên 38.5 độ C. Nguy hiểm hơn, nấm có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc lan lên bộ phận sinh dục của bé gái gây nấm âm đạo.
2.2. Nhiễm trùng trên da
Các mụn mủ do hăm tã nặng bị loét ra khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển trên da bé gây nhiễm trùng da. Khi bị nhiễm trùng, da bé sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ trắng, lở loét gây đau, ngứa, thậm chí là sốt, bỏ ăn, quấy khóc liên tục,…
Nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm âm đạo (với bé gái).
2.3. Viêm da tiết bã
Vi khuẩn, nấm xâm nhập vào các vết thương hở trên vùng da bị hăm của bé gây viêm da tiết bã (hay còn gọi là bệnh chàm da mỡ hoặc viêm da dầu).
Lúc này, mông bé sẽ ửng đỏ, xuất hiện những mảng vảy nhỏ màu trắng, bong tróc. Dù không gây biến chứng nguy hiểm nhưng viêm da tiết bã khiến bé rất khó chịu, ngứa ngáy, phải điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần bé mới khỏi hoàn toàn.
Phải làm gì để tránh biến chứng nguy hiểm cho bé? Mẹ tham khảo 5 lưu ý dưới đây nhé!
3. Làm gì khi bé bị hăm tã?
Hiểu được những xót xa của các mẹ, Góc của mẹ đã tìm hiểu và tổng hợp lại 5 tips hiệu quả giúp bé yêu nhanh khỏi hăm tã nhất. Lưu lại ngay mẹ nhé!
- Dùng xịt xử lý hăm tã để bé khỏi nhanh hơn. Ưu tiên sản phẩm có thành phần thiên nhiên, lành tính. Hạn chế sử dụng dạng kem bôi vì dễ gây nhiễm khuẩn và gây đau khi mẹ chạm tay vào vùng da bị hăm của con.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã của con mỗi lần thay tã: Mẹ sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để vệ sinh nhẹ nhàng da con. Lưu ý nhỏ cho mẹ: Với bé gái, mẹ lau theo chiều từ trước ra sau, tránh làm ngược lại vì khiến phân bám vào bộ phận sinh dục của con gây viêm.
- Giảm thời gian mặc tã: Mặc tã trong thời gian dài khiến con bí bách, khó chịu. Do đó, mẹ cho mông con “nude” khoảng 15 phút để mông con được “thở” mỗi lần thay tã, con được khô thoáng, khỏi hăm nhanh hơn.
- Thay tã cho bé 3 – 4h/lần: Phân và nước tiểu là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Tiếp xúc với tã trong thời gian dài khiến con dễ bị vi khuẩn tấn công, gây hăm tã nặng hơn. Do đó, mẹ thay tã cho bé 3 – 4h/lần và thay ngay khi thấy con đi ị nhé!
- Lựa chọn loại tã, bỉm có khả năng thấm hút cao: Mẹ ưu tiên tã mỏng, có nhiều hạt SAP thấm hút – loại hạt có khả năng hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển thành dạng gel chống thấm ngược, giúp mông con khô thoáng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hăm.
4. Khi nào cần đưa bé bị hăm tã đến bác sĩ?
Ở trên là những thông tin chia sẻ về hăm tã có nguy hiểm không giúp mẹ hiểu rõ hơn theo từng cấp độ. Tuy nhiên, khi thấy con có biểu hiện của hăm tã nặng (cấp độ 4,5) mẹ đưa con đi khám bác sĩ nhé:
- Vùng da bị hăm sưng đỏ, mụn mủ hoặc lở loét
- Bé sốt cao trên 38.5 độ C
- Bé quấy khóc, chán ăn/bỏ ăn,…
Những biểu hiện trên báo hiệu tình trạng hăm tã của bé trở nặng rồi đó mẹ. Thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất, giúp tránh các biến chứng nguy hiểm: Nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn, viêm da tiết bã,…
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Với những thông tin chia sẻ về hăm tã có nguy hiểm không ở trên giờ bạn có thể thấy, hăm tã sẽ không nguy hiểm nếu mẹ hiểu da con và bình tĩnh xử lý. Hy vọng những chia sẻ trên đã góp phần giúp mẹ thêm những kinh nghiệm thật hữu ích để chăm sóc bé dễ dàng hơn. Chúc bé nhà mình luôn mạnh khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn mỗi ngày.
Mẹ tham khảo thêm:
Hăm tã nổi mụn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý “dứt điểm”
Hăm tã nước tiểu: Nguyển nhân và 3 điều mẹ cần làm ngay
Trị hăm tã cho bé: 6 Cách xử lý và 5 sai lầm mẹ hay gặp phải