Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

6 điểm cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh chưa rụng rốn

Rốn bé sơ sinh rất nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường, nếu không được chăm sóc đúng cách dễ nhiễm trùng, uốn ván,… Mẹ cần lưu ý đặc biệt gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn? Đọc ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

Phần cuống rốn của bé rất nhạy cảm, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng, uốn ván,... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Phần cuống rốn của bé rất nhạy cảm, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng, uốn ván,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Sau khi bé chào đời, y tá sẽ kẹp dây rốn lại và cắt dây rốn cho bé. Dây rốn sau khi cắt sẽ còn lại gốc rốn dài khoảng 2 – 3cm, có màu vàng óng. Sau đó, rốn bé sẽ dần chuyển sang màu nâu, xám và khi rụng hẳn sẽ chuyển thành màu đen.

1.1. Vệ sinh vùng rốn của bé

Mẹ cần chăm sóc và theo dõi dây rốn của bé hàng ngày vì bộ phận này là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ bé bị nhiễm trùng rốn và mắc các bệnh lý khác là rất cao.

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hãy vệ sinh cuống rốn thường xuyên
Vệ sinh cuống rốn thường xuyên cho bé

Khi vệ sinh và lau vùng rốn cho bé, mẹ lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ cuống rốn 1 – 2 lần/ngày đến khi cuống rốn rụng hẳn. Mẹ sử dụng bông gòn (hoặc tăm bông) thấm nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ để lau sạch cuống rốn và chân rốn, sau đó thấm khô và sát trùng khu vực da quanh rốn bằng cồn 70 độ
  • Quan sát dấu hiệu bất thường ở cuống rốn của bé, nếu thấy sưng đỏ, tiết dịch, chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi,… mẹ cần liên lạc với bác sĩ ngay nhé.

1.2. Cẩn thận khi tắm cho bé

Nhiều mẹ cho rằng chỉ lau người chứ không nên tắm bé trước khi dây rốn rụng vì sợ nước chảy vào rốn gây viêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thói quen này không tốt cho bé đâu mẹ ạ. Rốn của bé để lâu không tắm, lớp sáp trắng trên da bé (lớp chất giúp duy trì thân nhiệt của bé khi nằm trong cơ thể mẹ) có thể là môi trường cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập.

Vì vậy, mẹ tắm cho bé vào ngay ngày đầu sơ sinh để vệ sinh sạch sẽ cho con, đừng đợi đến khi dây rốn rụng mới tắm mẹ nhé. Mẹ có thể để cả người bé ngâm vào chậu nước, nhưng khi lau người phải dùng bông sạch để hút khô phần nước bám vào rốn bé.

Mẹ không cần lo lắng quá về việc tắm cho bé khi chưa rụng rốn
Mẹ không cần lo lắng quá về việc tắm cho bé khi bé chưa rụng rốn

1.3. Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé

Để tránh tã chạm vào phần cuống rốn chưa rụng khiến bé bị đau, mẹ chú ý quấn tã phía dưới rốn bé. Cùng với đó, mẹ ưu tiên mặc cho bé quần áo làm từ chất liệu mềm mại như cotton, lanh,… để rốn bé được “an toàn” nhất mẹ nhé!

Mẹ cẩn thận khi mặc quần áo cho bé chưa rụng cuống rốn
Mẹ cẩn thận khi mặc quần áo cho bé chưa rụng cuống rốn

1.4. Để cuống rốn rụng tự nhiên

Đôi khi cuống rốn của bé có thể rụng sớm hoặc muộn hơn bình thường. Nếu rốn của bé vẫn khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng thì mẹ không phải lo lắng gì đâu ạ. Tiếp tục kiên nhẫn đợi rốn bé rụng tự nhiên mẹ nhé!

Lưu ý: Mẹ không nên dùng tay lay hay kéo cuống rốn vì sẽ khiến rốn bé chảy máu và lâu rụng hơn.

1.5. Luôn giữ ấm cho cơ thể bé

Môi trường trong bụng mẹ và môi trường không khí bên ngoài khác nhau rất nhiều. Bé sơ sinh rất dễ bị lạnh, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau khi sinh vì thân nhiệt của bé trong bụng mẹ luôn thấp hơn khoảng 1 – 1.5 độ. Vì vậy, việc giữ ấm cho bé trong những ngày đầu đời rất quan trọng.

Tốt nhất hãy để bé được nằm chung với mẹ (trừ khi có vấn đề cần phải ngủ riêng, cách ly). Điều này vừa giúp tăng sự gắn kết tình mẫu tử giữa bé và mẹ, vừa giúp mẹ có thể truyền hơi ấm sang con. Mẹ cũng dễ dàng quan sát con mọi lúc cũng như kịp thời xử lý nếu như có vấn đề gì bất ngờ xảy ra.

Bé sơ sinh nằm chung với mẹ là tốt nhất
Bé sơ sinh nằm chung với mẹ là tốt nhất

1.6. Bổ sung dinh dưỡng cho bé sơ sinh

Khi còn trong bụng mẹ, bé liên tục được cung cấp dưỡng chất từ mẹ qua nhau thai. Khi chào đời không còn nguồn cung cấp dinh dưỡng liên tục như vậy, bé rất dễ bị đói và có nhu cầu ăn rất cao. Mẹ nên cho bé bú bất cứ lúc nào khi bé có dấu hiệu muốn ăn, không nên tuân theo giờ giấc nhất định.

Theo các nghiên cứu khoa học, hàm lượng kháng thể IgA và bạch cầu trong sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột của bé. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong những tháng đầu đời.

Sữa của mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào cung cấp dinh dưỡng cho bé
Sữa của mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào cung cấp dinh dưỡng cho bé yêu

2. Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn?

Thông thường, bé sơ sinh sẽ rụng rốn sau khi sinh khoảng 8 – 10 ngày. Đến ngày thứ 15, rốn bé sẽ lành hẳn. Tuy nhiên, nếu đến thời gian này mà rốn bé chưa rụng, mẹ cũng không cần lo lắng quá đâu vì tùy vào cơ địa và cách chăm sóc khác nhau mà mỗi bé có thể có thời gian rụng cuống rốn khác nhau.

Sau 4 tuần mà rốn chưa rụng, lúc này mẹ mới cần đưa bé tới bác sĩ vì có thể bé đang gặp vấn đề nguy hiểm đó ạ!

Mẹ đừng quá lo lắng khi sau 10 ngày rốn bé vẫn chưa rụng nhé!
Mẹ đừng quá lo lắng khi sau 10 ngày rốn bé vẫn chưa rụng

3. Mẹ cần làm gì để trẻ nhanh rụng rốn?

Một số mẹ sợ tay mình động vào rốn bé làm bé đau nên hay băng kín phần rốn đó lại. Điều này khiến rốn con bị bí, không thông thoáng, lâu rụng hơn.

Nếu muốn bé nhanh rụng rốn hơn, mẹ áp dụng một số mẹo dưới đây nhé!

  • Không băng, bịt kín rốn, không bôi thuốc trực tiếp lên vùng rốn
  • Quan sát cuống rốn bé hằng ngày, rửa sạch với nước muối sinh lý kết hợp lau khô rốn bằng khăn mềm sau khi vệ sinh rốn.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng khí để rốn bé được “thở”, giúp cuống rốn nhanh khô và dễ rụng hơn.
Mặc quần áo thoáng mát để cuống rốn của bé được “thở” nha
Mẹ hãy mặc quần áo thoáng mát để cuống rốn của bé được “thở” nha

4. Một số biểu hiện báo hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Cuống rốn nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu thấy bé có những dấu hiệu sau mẹ cần đưa bé đi khám ngay:

  • Bé bị sốt trên 38 độ C
  • Cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ vàng xanh
  • Vùng da xung quanh rốn có màu đỏ, sờ thấy mềm
  • bé khóc khi bị chạm nhẹ vào rốn
  • Cuống rốn sưng lên và chảy máu
Nếu bé có một trong những dấu hiệu trên, mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế được được bác sĩ khám chữa
Nếu bé có một trong những dấu hiệu trên, mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế được được bác sĩ khám chữa

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cần sự khéo léo và cẩn thận. Quan trọng nhất, mẹ cần giữ cuống rốn của con sạch sẽ, khô thoáng để tránh nhiễm trùng, uốn ván. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “6 điểm cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh chưa rụng rốn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Chăm sóc rốn bé sơ sinh ĐÚNG CÁCH tránh nguy cơ nhiễm trùng
Chăm sóc rốn bé sơ sinh ĐÚNG CÁCH tránh nguy cơ nhiễm trùng
Dây rốn của bé sơ sinh sẽ tự khô và rụng trong thời gian từ 1 – 2 tuần. Trong thời gian này, mẹ cần chăm sóc rốn cho bé sơ sinh cẩn thận, đặc biệt là phần cuống rốn, nơi vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng cho bé. Để hiểu rõ […]
Bật mí những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Bật mí những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Trên thực tế, đây cũng là thời điểm bùng phát nhiều dịch bệnh. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè là một vấn đề được rất nhiều ông bố và bà mẹ trẻ quan tâm. Đặc biệt là chăm sóc trẻ về mùa hè. Vì mùa hè luôn đem đến cảm giác nóng nực cho […]
Giỏ hàng 0