Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

7 tháng là dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của con. Lúc này, con đã biết ngồi, chơi,… và rất hào hứng, thích thú với mọi thứ xung quanh. Góc của mẹ mách mẹ sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi và lời khuyên hàng ngày cho mẹ khi nuôi trẻ 7 tháng tuổi.

Mốc 7 tháng bé phát triển như thế nào?
Mốc 7 tháng bé phát triển như thế nào?

1. Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

Mẹ nên đọc sách, truyện cho bé nghe và cho bé nghe nhạc, nghe kể chuyện
Mẹ nên đọc sách, truyện cho bé nghe và cho bé nghe nhạc, nghe kể chuyện

1.1. Một số phương pháp kích thích tư duy, sáng tạo cho trẻ 7 tháng tuổi

Giai đoạn này, Mẹ nên đọc sách, truyện cho bé nghe và cho bé nghe nhạc, nghe kể chuyện. Tiêu chí cho âm nhạc và sách truyện lúc này là vui nhộn và dễ hiểu.

Ngoài ra, bé rất thích thú với các loại đồ chơi có màu sắc đẹp, hình ảnh dễ thương như xe ô tô, búp bê,… Hay các dụng cụ tạo ra âm thanh như đàn, trống,… Mẹ có thể tập cho bé ngồi độc lập chơi với các loại đồ chơi, rèn luyện cho bé tính cách độc lập trong khi Mẹ đang bận rộn nấu ăn hay làm việc nhà.

1.2. Chế độ ăn và dinh dưỡng hàng ngày

Ở giai đoạn này, trẻ vẫn cần sữa mẹ và sữa công thức làm nguồn dinh dưỡng và đang tập làm quen với một số đồ ăn mới.

Đồ ăn dặm của bé thường là các loại bột, rau, củ, quả, và các loại thịt, cá, trứng. Dựa vào bảng chế độ thực phẩm và cân đo hàm lượng cần thiết cho các bé 7 tháng tuổi, Mẹ lựa chọn, xay nhuyễn và chế biến cho trẻ.

Một điều lưu ý là lúc này, Mẹ hãy yên tâm theo sự lựa chọn của trẻ. Hoàn toàn không sao nếu bé chưa thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và còn lệ thuộc nhiều vào sữa mẹ và sữa công thức. Và cũng hoàn toàn ổn nếu bé thích thú với các bữa ăn dặm hơn.

1.3. Giấc ngủ

Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi đã ổn định hơn nhiều so với giai đoạn sơ sinh 0-6 tháng. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ có thể bị gián đoạn trong một thời gian khi trẻ bắt đầu mọc răng. Một vài cách để giảm bớt cảm giác không thoải mái cho trẻ khi mọc răng là cho trẻ dùng núm ti giả được làm từ chất liệu an toàn và được vệ sinh sạch sẽ.

Nếu trẻ đau nhiều dẫn đến sốt và quấy khóc nhiều vào ban đêm, Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để nhận lời khuyên và loại thuốc phù hợp nhất cho trẻ.

Ngoài ra, Mẹ có thể thống nhất với Bố hoặc với người thân thiết đang hỗ trợ Mẹ về thời gian chăm con trong thời điểm con gián đoạn giấc ngủ để bảo đảm sức khỏe và tâm lý cho Mẹ.

2. Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 7 tháng tuổi

Đối với bé gái, cân nặng trung bình khi bé 7 tháng tuổi là 6,8-8,6kg
Đối với bé gái, cân nặng trung bình khi bé 7 tháng tuổi là 6,8-8,6kg

2.1. Cân nặng trung bình

Cân nặng trung bình của một bé trai 7 tháng tuổi là 7,4-9,2kg.

Đối với bé gái, cân nặng trung bình khi bé 7 tháng tuổi là 6,8-8,6kg.

2.2. Chiều cao trung bình

Chiều dài trung bình cho bé trai và bé gái trong giai đoạn bé 7 tháng tuổi lần lượt là khoảng 67-71cm và 65-69cm.

3. Các mốc phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Bé đã tập ngồi từ khoảng tháng thứ 6, và lúc này, bé đã bắt đầu ngồi vững
Bé đã tập ngồi từ khoảng tháng thứ 6, và lúc này, bé đã bắt đầu ngồi vững

3.1. Đối với sự phát triển của cơ thể

Các bé bắt đầu có những động tác chuyền đồ vật/ đồ chơi từ tay này qua tay kia. Thậm chí, đối với các vật mềm, dẻo, có thể uốn, gấp vật thể và sau đó mở ra theo hình dạng ban đầu. Bé vô cùng thích thú với trải nghiệm này.

Bé đã tập ngồi từ khoảng tháng thứ 6, và lúc này, bé đã bắt đầu ngồi vững. Bé thường thích ngồi độc lập, ít dựa vào ghế, vào tường, nhưng Mẹ lưu ý không để bé ngồi một mình và không có chỗ dựa để bé tránh bị chấn thương nếu ngã.

Giai đoạn bé 7 tháng, bé bắt đầu tập những động tác vận động khó và chịu trọng lượng cơ thể nhiều hơn ở chân. Biểu hiện lúc này của bé là đã có thể chững chân trong một thời gian ngắn với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người lớn, và khi chững, bé có thể nảy lên.

Đồng thời, lúc này, bé có thể thu và nhận thông tin từ xung quanh như chăm chú nghe nhạc, nghe Mẹ kể chuyện, chơi đồ chơi,… và tương tác bằng cách reo vui, cười,…

Điều đặc biệt của trẻ 7 tháng tuổi là bé đã nhìn rõ khắp phòng với thị lực đã gần bằng thị lực của người lớn rồi Mẹ nhé.

3.2. Đối với sự phát triển tư duy của trẻ 7 tháng tuổi

Bé đã nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc và những gương mặt xa lạ
Bé đã nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc và những gương mặt xa lạ

Cùng với sự phát triển cơ thể, bé 7 tháng tuổi cũng có những sự phát triển tốt về tư duy. Có thể kể đến một số biểu hiện thú vị như:

Bé đã nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc và những gương mặt xa lạ. Ở giai đoạn này, trẻ 7 tháng tuổi rất thích tiếp xúc với những người thân quen. Bé sẽ tương tác qua cảm xúc hay phát ra âm thanh. Ngoài ra, khi bắt gặp khuôn mặt người lạ, bé thường từ chối việc tiếp xúc cơ thể, hoặc thậm chí, bé tỏ ra sợ hãi, òa khóc và nhanh chóng quay lại với người thân quen của bé.

Một hành động đáng yêu của trẻ 7 tháng tuổi là thích soi gương. Bé thể hiện sự yêu thích nhìn, chạm hình ảnh của mình ở trong gương.

Trẻ 7 tháng tuổi thích nhìn/nghe người khác nói chuyện và bắt chước. Ở giai đoạn này, bé nhận dạng được cái từ đi kèm với các hoạt động cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt” hay khi người lớn chỉ vào “quả bóng”, “con mèo”,… Đồng thời, trẻ bắt đầu bập bẹ các nguyên âm, như “ơ”, “a” và phụ âm dễ như “m”, “b”,…

7 tháng tuổi là một giai đoạn trong sự phát triển của bé. Bé có thể đã biết bò, thích ăn dặm,… hoặc chưa. Đây là những thông tin hữu ích tham khảo cho Mẹ nhưng Mẹ đừng để bị cuốn vào việc so sánh hoặc thúc ép bé phải đạt được những mốc quan trọng khi bé chưa thực sự sẵn sàng. Bé 7 tháng tuổi của Mẹ có thể sẽ phát triển trong thời gian riêng, Mẹ đừng lo quá nhé!

Xem thêm: https://mamamy.vn/goc-cua-me/be-8-thang-tuoi/

Tham khảo tại: https://www.verywellfamily.com/your-7-month-old-baby-development-and-milestones-4172912

Chỉ còn một tháng nữa thôi là bé của Mẹ đã chính thức gia nhập hội Những thanh niên “có” tuổi và hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong đời – giai đoạn sơ sinh. Hẳn là Mẹ đang vô cùng vui mừng và có nhiều băn khoăn về con trong thời gian này. Cùng Mamamy tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi Mẹ nhé.

1. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 11 tháng tuổi

trẻ 11 tháng tuổi
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 11 tháng tuổi

1.1. Cân nặng trung bình

Đến 11 tháng tuổi, hầu hết các bé trai sẽ có cân nặng trung bình là 9,4 kg, và đối với các bé gái là 8,7 kg.

1.2. Chiều cao trung bình

Chiều cao trung bình của bé trai 74,5 cm là và 72,8 cm đối với bé gái.

Một trong những thay đổi phát triển lớn nhất xảy ra khi trẻ đến giai đoạn chập chững biết đi là các bé đi bộ, chạy nhảy và tiêu hao năng lượng nhiều nên không còn vẻ ngoài mũm mĩm, khuôn mặt tròn trịa như trước nữa. Ngược lại, các bé sẽ gầy đi, thân hình có góc cạnh, cơ bắp hơn.

Các Mẹ có thể tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 11 tháng hiệu quả, dễ làm

Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

2. Các mốc phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

2.1. Cơ thể

trẻ 11 tháng tuổi
Trẻ 11 tháng tuổi vẫn luôn hiếu động và thích thú với mọi thứ

2.1.1. Khám phá thế giới

Trẻ 11 tháng tuổi vẫn luôn hiếu động và thích thú với mọi thứ. Lúc này, bé đã ngồi vững và tự với tay để lấy những món đồ bé thích.

2.1.2. Leo trèo

Bé bắt đầu tập và leo trèo. Vì vậy Mẹ cần luôn để mắt đến bé để bé không bị ngã. Mẹ nên có biện pháp cố định tủ, bàn,… có khả năng đổ khi chịu lực trèo từ bé.

2.1.3. Đứng lên không cần trợ giúp

Ở tháng 9–10, bé chỉ có thể đứng lên khi có sự hỗ trợ của người lớn hoặc vịn vào các điểm tựa khác. Nhưng bước vào tháng thứ 11, bé đã có thể tự đứng lên.

2.1.4. Đi bộ

Trẻ 11 tháng tuổi tập đi bộ những bước chân đầu tiên. Và thậm chí có những trẻ đã có thể tự đi được một đoạn đường ngắn.

2.1.5. Tự cầm thức ăn và tự ăn

Bé đã có thể cầm thức ăn từ tháng thứ 9, nhưng phải đến giai đoạn này, bé mới có thể ăn uống gọn gàng.

2.1.6. Nói những từ đơn giản

11 tháng có thể là giai đoạn hạnh phúc vỡ òa của cả nhà khi bé bập bẹ gọi “bố”, “mẹ”,… Ngoài ra, bé bập bẹ được những từ đơn giản khác như “ạ”, “dạ”, hay nói “bye” khi tạm biệt.

Một số trẻ 11 tháng tuổi đã bắt chước được âm thanh của động vật. Điển hình như tiếng “gâu gâu”, “meo meo”,…

2.1.7. Xếp đồ chơi và các vật dụng khác

Giai đoạn này, bé rất hào hứng với việc sắp xếp các đồ vật như cốc, chén,…

Bé cũng có thể chơi xếp hình, chơi lego với các hình khối cơ bản ở giai đoạn này rồi Mẹ nhé!

2.2. Tư duy của trẻ 11 tháng tuổi

trẻ 11 tháng tuổi
Tư duy của trẻ 11 tháng tuổi

2.2.1. Nhận diện màu sắc

Trẻ 11 tháng tuổi thị giác đã tương đương với người lớn và nhận diện được các màu sắc đơn giản. Bé rất thích những đồ vật có màu sắc sặc sỡ và thích khám phá tất cả mọi thứ xung quanh.

2.2.2. Phát triển các sở thích cụ thể

Sở thích nổi bật nhất của bé 11 tháng tuổi là nghe nhạc. Bé thích nghe các bài hát vui nhộn, ngộ nghĩnh. Bé có thể nhún nhảy, và múa theo các động tác có trong bài hát.

Đồng thời, giai đoạn này bé thích sử dụng các màu sắc, bút để tô vẽ hay thích ôm và chơi những quả bóng nhỏ.

2.2.3. Thể hiện sự tò mò và khám phá mọi thứ

Tò mò là đặc điểm chung của trẻ con. Với trẻ 11 tháng tuổi, bé đã bắt đầu sử dụng nhiều giác quan để khám phá và bắt đầu hoàn thiện cách cảm nhận với mọi thứ xung quanh.

2.2.4. Biểu đạt cảm xúc nhiều hơn

Ở giai đoạn này, bé đã học thêm được nhiều cách biểu đạt cảm xúc. Bé biết lo lắng khi không thấy Mẹ, vui mừng khi Mẹ quay trở lại với bé,…

2.2.5. Hiểu các cụm từ và một số từ đơn giản, tương tác lại bằng một số từ đơn giản và hành động

11 tháng có thể là giai đoạn hạnh phúc vỡ òa của cả nhà khi bé bập bẹ gọi “ông”, “bà”, “bố”, “mẹ”,…

Ngoài ra, bé bập bẹ được những từ đơn giản khác như “ạ”, “dạ” khi chào hoặc khi xin phép, hay nói “bye” khi chào tạm biệt.

Một số trẻ 11 tháng tuổi đã có thể bắt chước được âm thanh của động vật, như tiếng “gâu gâu”, “meo meo”,…

3. Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi

3.1. Chế độ ăn và dinh dưỡng

trẻ 11 tháng tuổi
Chế độ ăn và dinh dưỡng

Thực phẩm ăn dặm của trẻ 11 tháng tuổi đã đa dạng hơn nhiều. Ví dụ như: trái cây, rau, củ, quả, hạt, sữa chua, thịt, cá và các nguồn protein thuần chay khác. Mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm với nhau theo các công thức an toàn để cho trẻ làm quen và kích thích vị giác cho trẻ trong bữa ăn.

Tuy nhiên, Mẹ tránh cho bé 11 tháng tuổi uống nước trái cây trong bữa ăn. Theo các chuyên gia, uống nước trái cây trong bữa ăn có thể là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ.

Với chế độ ăn dặm đa dạng và no, nhưng trẻ 11 tháng tuổi vẫn cần Mẹ duy trì nguồn sữa mẹ và sữa công thức cho trẻ.

3.2. Giấc ngủ

trẻ 11 tháng tuổi
Khi được 11 tháng, bé đã bắt đầu duy trì được giấc ngủ như người lớn

Khi được 11 tháng, bé đã bắt đầu duy trì được giấc ngủ như người lớn. Đó là ngủ ngon suốt đêm và có một giấc ngủ trưa dài hơn. Do đó, bé có thể không cần duy trì giấc ngủ ngắn vào mỗi sáng và chiều nữa.

Việc luyện tập thói quen ăn và ngủ đúng giờ cho trẻ không chỉ duy trì và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, mà còn là một cách để Bố Mẹ sinh hoạt đúng giờ và có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.

Trên đây là một số kiến thức, mốc phát triển và chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ 11 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và luyện kỹ năng để con có thể phát triển tốt nhất. Nhưng Mẹ đừng quá lo nếu con chưa đạt một chỉ số nào đó nếu chỉ số đó chưa báo động, chỉ cần con vẫn khỏe mạnh, hoạt bát, hãy để con được lớn lên trong không gian của mình.

Tham khảo thêm: https://www.verywellfamily.com/your-11-month-old-baby-development-and-milestones-4172881

Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao? Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách ứng phó khi con mẹ bị sốt nhé.

1. Sốt là gì? Trẻ bao nhiêu độ thì coi là bị sốt?

bé 1 tháng tuổi bị sốt
Sốt là gì? Trẻ bao nhiêu độ thì coi là bị sốt?

Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên. Nhiệt độ dưới 38 độ C chưa được tính là sốt vì cơ thể của trẻ có thể tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như. Thời tiết nóng, trẻ mặc quá nhiều quần áo, vừa tắm nước ấm…

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể trẻ có xu hướng tăng cao vào cuối buổi chiều và giảm đi vào buổi sáng sớm. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế để xác định chính xác trẻ có bị sốt hay không.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị sốt

Trẻ em 1 tháng tuổi bị sốt do vi khuẩn. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt thường là do các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Ngoài ra, khi thấy trẻ sốt các mẹ cũng cần lưu ý bởi nó có thể là do các bệnh kiết lỵ, viêm họng, viêm tai giữa hay bệnh tả gây nên.

Sốt do phản ứng với thành phần thuốc khi tiêm phòng. Với trẻ em 1 tháng tuổi, bị sốt có thể là do sau khi tiêm phòng, cơ thể của con phản ứng với một số thành phần của thuốc. Thường bị sốt sau tiêm phòng sẽ diễn ra sau khi tiêm từ 1 – 2 ngày.

Sốt do mắc một số bệnh lý khác. Khi thấy con sốt trên 38 độ, các mẹ cần lưu ý bởi rất có thể em bé nhà mẹ đã mắc phải các bệnh nguy hiểm như: Sốt rét, sốt xuất huyết hay sốt siêu virut…

3. Làm sao để biết trẻ 1 tháng tuổi bị sốt?

bé 1 tháng tuổi bị sốt
Làm sao để biết trẻ 1 tháng tuổi bị sốt?

Để biết con mình có phải bị sốt hay không, các mẹ cần chú ý:

  • Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ. Khi thấy con có biểu hiện của sốt, các mẹ nên dùng nhiệt kế hoặc dùng tay để đo nhiệt độ và kiểm tra thân nhiệt của con. Với trẻ 1 tháng tuổi, ngoài biểu hiện nhiệt độ cơ thể tăng lên thì còn có nhiều triệu chứng khác.
  • Khi thấy trẻ 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ cho đến 38,5 độ thì các mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt thông thường. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 38,5 độ thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Và nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị sốt

bé 1 tháng tuổi bị sốt
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị sốt

Trẻ 1 tháng tuổi sốt 38 độ C thì nên hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm. Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm khoảng 30 độ C để lau cơ thể trẻ, nhất là vùng trán, nách và bẹn.

Nếu chườm ấm liên tục mà trẻ không hạ sốt hoặc sốt cao trên 38,5 độ C thì mới cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Lưu ý:

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên hạ sốt cho trẻ bằng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ
  • Không cho trẻ uống aspirin
  • Nếu trẻ uống thuốc hạ sốt được 30 phút mà nhiệt độ vẫn không giảm thì nên cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra

5. Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

bé 1 tháng tuổi bị sốt
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

Nếu trẻ 1 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên đưa con tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ và điều trị. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của nước trên cổ tay trước khi tắm cho trẻ
  • Mặc quần áo cho trẻ thoáng mát
  • Cho trẻ uống đủ nước nhằm tránh mất nước. Có thể cho trẻ uống sữa, điện giải hoặc nước…tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn. Một em bé bị mất nước có thể có những dấu hiệu như tã lâu ướt hơn. Không có nước mắt khi khóc hoặc khô miệng

Nếu con mẹ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống Tylenol hoặc ibuprofen dưới sự chỉ định của bác sĩ. Không được cho trẻ uống aspirin khi bị sốt bởi trẻ có thể có nguy cơ mắc một tình trạng tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm được gọi là hội chứng Reye. Ngoài ra không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống Advil, Motrin hoặc các loại thuốc khác có chứa ibuprofen. Trước khi cho trẻ dùng thuốc, cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu nào bất thường. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như co giật. Hay thậm chí là tử vong.

6. Khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt cần điều trị triệu chứng chứ không phải lo hạ sốt

bé 1 tháng tuổi bị sốt
Khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt cần điều trị triệu chứng chứ không phải lo hạ sốt

Nhiều cha mẹ chỉ chú tâm đến việc làm thế nào để hạ sốt cho con chứ không để ý đến các triệu chứng của con. Họ nghĩ rằng trẻ sơ sinh sốt càng cao là bệnh càng nặng. Điều này không hoàn toàn chính xác. Thực tế có nhiều trường hợp trẻ sốt cao nhưng vẫn ăn ngủ, vui chơi bình thường. Có trường hợp trẻ chỉ sốt hơn 38 độ. Nhưng lại quấy khóc, bỏ bú, tỏ ra mệt mỏi, đòi bế…. Cần chú ý đến các triệu chứng của trẻ để xác định tình trạng trẻ có ổn hay không, có cần đến bệnh viện kiểm tra không?

Mẹ tham khảo thêm: Trẻ 7 tháng bị sốt do mọc răng hay còn nguyên nhân gì khác?

Xem thêm về bệnh sốt xuất huyết: Những biểu hiện cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ.

Trẻ em vừa sinh ra không lâu với sức đề kháng yếu sẽ bị ho hay nghẹt mũi đều khiến các ông bố bà mẹ đứng ngồi không yên. Những triệu chứng này cho thấy trẻ mắc viêm đường hô hấp trên hoặc dưới. Với bài viết hôm nay, các bậc cha mẹ sẽ được chia sẻ kinh nghiệm bổ ích để ứng phó khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho.

1. Vì sao trẻ 1 tháng tuổi bị ho?

trẻ 1 tháng tuổi bị ho
Vì sao trẻ 1 tháng tuổi bị ho?

Đây được xem là 1 phản xạ có lợi giúp cơ thể làm sạch đường thở của hệ hô hấp còn yếu ở trẻ.

Ho là hành động giúp tống xuất chất bài tiết của cơ thể như đờm, nước mũi hoặc dị vật tại đường hô hấp ra bên ngoài. Bên cạnh đó, trẻ ho cũng là hành động bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.

Trẻ 1 tháng tuổi bị ho thường có 2 dạng:

  • Ho khan: hơi thở của trẻ nghe khò khè. Khi gặp cảm lạnh hay dị ứng thì ho khan.
  • Ho có đờm: khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thì cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy có màu xanh hoặc trắng.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ 1 tháng tuổi bị ho?

trẻ 1 tháng tuổi bị ho
Nguyên nhân nào khiến trẻ 1 tháng tuổi bị ho?

Có nhiều nguyên nhân gây ho như: nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), do viêm mũi dị ứng, ho do tiếp xúc với các chất kích thích như: khói, bụi, khí trời lạnh. Ho do dùng thuốc, chủ yếu là thuốc điều trị tăng huyết áp (loại ức chế men chuyển và chẹn bêta), trào ngược dạ dày thực quản, ho do các bệnh về phổi: bệnh phổi kẽ, ung thư phổi, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm màng phổi,…), ho do các bệnh về tim: suy tim, hẹp van hai lá, phình động mạch chủ,…

Sau đây là 1 số nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị ho chính:

  • Trẻ bị cảm lạnh: nếu ho có đờm hoặc trẻ sặc có nước bọt là dấu hiệu trẻ đang mắc cảm lạnh. Ngoài ra, còn kèm theo triệu chứng hơi thở không khô.
  • Trào ngược dạ dày: sau khi ăn trẻ thường bị ho khan, khò khè hay thở dốc. Đứt quãng có thể trẻ bị trào ngược dạ dày.
  • Ho gà: các cơn ho kéo dài có thể do bất kỳ tác nhân nào dù rất nhỏ. Càng ngày trẻ sẽ ho càng nhiều thậm chí dữ dội hơn mà không thuyên giảm. Thêm vào đó, trẻ còn bị sốt, thở rít the thé. Da mặt của trẻ sẽ tím tái vì ngừng thở. Triệu chứng này có thể là bệnh ho gà.
  • Hen suyễn: ho thường xuất hiện ban đêm, kèm theo tiếng thở rít, khò khè khi ngủ. Có thể có cơn khó thở nhịp thở nhanh hơn so với lứa tuổi.
  • Viêm phổi, viêm phế quản hay viêm họng cấp: bệnh này có dấu hiệu ho kéo dài đi kèm khó thở, sốt cao lên đến 39 độ.

3. Trẻ 1 tháng tuổi bị ho phải làm sao?

Đối với trẻ 1 tháng tuổi bị ho hay các trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi khác nhau thì các bác sĩ đều khuyên rằng không nên dùng thuốc để chữa trị cho trẻ. Hãy dùng thuốc khi nào các biện pháp chăm sóc không đạt hiệu quả và phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ bị ho các bậc cha mẹ thường đến hiệu thuốc mua thuốc không kê đơn cho trẻ uống. Thế nhưng trên thị trường có nhiều loại thuốc trị ho chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi vì chúng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

3.1. Sử dụng dầu tràm

trẻ 1 tháng tuổi bị ho
Trẻ 1 tháng tuổi bị ho phải làm sao?

Các mẹ có thể chọn dầu tràm giúp trẻ giảm các cơn ho. Trước tiên, các mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu tràm lên tay rồi xoa đều trên cơ thể trẻ. Ngoài ra, có thể bôi thêm dầu tràm lên các vị trí như lưng, ngực và cổ giúp giữ ấm cơ thể bé.

Dầu tràm có tác dụng làm sạch và giúp thông thoáng hệ hô hấp ở trẻ. Các mẹ cũng có thể nhỏ một ít dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ. Trong quá trình tắm, trẻ sẽ hít hương từ dầu tràm. Từ đó, hệ hô hấp của trẻ sẽ được vệ sinh sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó dầu tràm còn có khả năng kích ứng niêm mạc mũi tạo thành các chất nhầy rồi tống chúng ra ngoài. Trẻ sẽ bớt ho nhờ vào quá trình này.

Ngoài ra, hãy giữ ấm chân cho trẻ khi ngủ bằng cách thoa dầu tràm vào chân và massage nhẹ nhàng. Lưu ý rằng các mẹ hãy tập trung vào phần ngón chân, vị trí sâu nhất đều dầu tràm phát huy hết tác dụng của mình nhé!

3.2. Sử dụng nước muối sinh lý

trẻ 1 tháng tuổi bị ho
Trẻ 1 tháng tuổi bị ho phải làm sao?

Triệu chứng ho đi kèm với nước mũi, nghẹt mũi và khó thở làm cho trẻ ngủ không thể tròn giấc. Sử dụng nước muối sinh lý sẽ làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp làm sạch và giúp đường hô hấp không còn sưng. Như vậy, trẻ ho sẽ dễ dàng hơn cũng như dễ tống đẩy đờm ra ngoài.

3.3. Cho trẻ 1 tháng tuổi bị ho bú nhiều sữa mẹ

trẻ 1 tháng tuổi bị ho
Trẻ 1 tháng tuổi bị ho phải làm sao?

Nước có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi cũng như đường hô hấp. Thông thường để làm loãng dịch nhầy giúp đường hô hấp thông thoáng chúng ta sẽ uống thật nhiều nước. Thế nhưng trẻ 1 tháng tuổi bị ho chúng ta chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ với chất dinh dưỡng dồi dào sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Khỏe mạnh hơn mà không phải dùng thuốc để chữa trị.

Nguồn tham khảo: Trẻ bị ho nguyên do không thể coi thường.

Với làn da mỏng manh, nhạy cảm và non nớt, dưỡng ẩm cho da bé là điều mỗi mẹ nên làm. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé, tiêu chí an toàn, lành tính, dưỡng ẩm tốt đặt lên hàng đầu. Những thành phần thiên nhiên dưới đây có thể đáp ứng được tiêu chí này. Cùng Góc của mẹ khám phá ngay nhé!

1. SODIUM HYALURONATE (HA)

HA là chất dưỡng ẩm tự nhiên có khả nănggiữ nước đến 1000 lần trọng lượng của chính nó.

Hơn nửa số lượng HA có trong cơ thể tập trung ở khu vực collagen ở lớp trung bì của làn da, đó là lí do tại sao HA đóng vai trò quyết định với vẻ đẹp của làn da và chỉ được tìm thấy ở những sản phẩm dưỡng da cao cấp.

Sodium hyaluronate – chất siêu dưỡng ẩm
Sodium hyaluronate – chất siêu dưỡng ẩm

Lý do mẹ nên sử dụng sản phẩm có chứa HA:

  • HA có nguồn gốc từ thiên nhiên nên cực kỳ lành tính, không gây kích ứng cho da.
  • HA có thể sử dụng cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tính thẩm thấu nhanh, không cần sử dụng quá nhiều nhưng hiệu quả lại cao.
  • Hỗ trợ collagen ngăn chặn lão hóa da, giúp làn da tươi trẻ, căng tràn sức sống.

Tip: Mẹ có thể kích thích quá trình sản sinh HA tự nhiên từ mầm đậu nành.

2. TINH CHẤT ĐƯỜNG NHO THIÊN NHIÊN

Tinh chất đường nho thiên nhiên
Tinh chất đường nho thiên nhiên

Xem thêm: Tinh chất đường nho thiên nhiên

Tinh chất đường nho thiên nhiên – Natural Sugar Grapes Essence được cấp bằng sáng chế của Mỹ số US8877703B2 là chất dưỡng ẩm siêu việt.

Chiết xuất từ nho đen Mỹ là thành phần cực tốt cho da, không gây kích ứng. Đặc biệt khi sử dụng trên làn da nhạy cảm. Tinh chất này luôn được đánh giá là nhóm thành phần lý tưởng sử dụng trong mỹ phẩm.

Tinh chất được các thương hiệu nổi tiếng như Shiseido, Tatcha, Sakura…đưa vào sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm dưỡng cao cấp của mình.

3. TINH CHẤT HOA TRÀ – CAMELLIA JAPONICA SEED OIL

Tinh chất hoa trà Nhật Bản là bí quyết làm đẹp của các nàng Geisha thời xưa.

Tinh chất hoa trà Nhật Bản
Tinh chất hoa trà Nhật Bản

Dưỡng ẩm tuyệt vời cho da, làm mềm da nhờ tỷ lệ Oleic Acid lên đến khoảng 83%, ngăn ngừa da mất nước qua biểu bì hiệu quả. Phù hợp với những làn da khô ráp, da đang trong quá trình lão hóa.

Khối lượng phân tử tương đương với dầu tự nhiên trên da. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm sẽ thẩm thấu nhanh chóng, dễ dàng và triệt để. Mang lại cảm giác khô thoáng tự nhiên, không gây nhờn rít hay bết dính da.

4. DẦU DỪA

Dầu dừa với nhiều lợi ích với làn da
Dầu dừa với nhiều lợi ích với làn da

Tinh dầu dừa chứa một lượng lớn các enzym và dưỡng chất rất tốt và an toàn cho mọi loại da, đặc biệt là da khô.

Chất làm mềm và dưỡng ẩm da thường “nán lại” trên da trước khi thẩm thấu hoàn toàn. Vì vậy, làn da sẽ được dưỡng ẩm kĩ lưỡng từ “bên trong ra bên ngoài”.

5. DẦU OLIU

Dầu ô liu chứa một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong da gọi là axit linoleic. Loại Lipid này tạo ra một bức tường nước ngăn cho da khỏi bị mất độ ẩm.

Dầu ô liu chứa một hợp chất tự nhiên
Dầu ô liu chứa một hợp chất tự nhiên

Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất axit cid linoleic mà phải hấp thu từ thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy dầu ô liu không chỉ là một loại chất dưỡng ẩm hiệu quả, mà còn giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh ngoài da. Chẳng hạn mụn trứng cá đỏ, vảy nến, viêm da và chàm.

6. DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân là loại dược phẩm có công dụng “thần tốc” trong việc dưỡng ẩm và phục hồi da, tóc.

Tinh dầu hạnh nhân thẩm thấu rất nhanh vào da, tái tạo, kích thích sự phát triển của các tế bào, nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da, làm sáng quầng thâm, giảm khô và ngứa.

Dầu hạnh nhân là loại dược phẩm có công dụng “thần tốc” trong việc dưỡng ẩm và phục hồi da, tóc
Dầu hạnh nhân là loại dược phẩm có công dụng “thần tốc” trong việc dưỡng ẩm và phục hồi da, tóc

Ngoài ra các vitamin A, B1, B2, B6 và E trong loại tinh dầu này còn giúp cung cấp dưỡng chất và chăm sóc tóc rất tốt.

7. DẦU HẠT MƠ

Chiết xuất từ hạt mơ không chỉ giàu viatamin A, D, E mà còn chứa các axit có lợi cho làn da như axit linoleic và oleic.

Loại tinh dầu này không gây nhờn, vì vậy da hấp thụ rất nhanh. Tinh dầu hạt mơ thường được sử dụng khi massage bởi nó dưỡng ẩm rất tốt, ngay cả khi da bị khô hoặc viêm.

Chiết xuất từ hạt mơ chứa các axit có lợi cho làn da
Chiết xuất từ hạt mơ chứa các axit có lợi cho làn da

8. TRÁI BƠ

Dầu được tìm thấy trong trái bơ đóng vai trò như một chất làm mềm, dễ thấm qua da, giúp bôi trơn lại rất an toàn. Công dụng chính của nó là tái tạo, giữ ẩm làn da, ngăn chặn da khô và tăng khả năng đàn hồi – một cách chăm sóc da tự nhiên hoàn hảo.

Trái bơ còn giàu chất chống oxi hóa, chất béo, các vitamin A, D, E và khoáng chất giúp da mịn màng, săn chắc, làm giảm nếp nhăn

Trái bơ với nhiều công dụng tốt cho làn da và sức khoẻ
Trái bơ với nhiều công dụng tốt cho làn da và sức khoẻ

9. MẬT ONG

Theo Onemyhealth, mật ong là một chất giữ ẩm tự nhiên, có khả năng hút các phân tử nước trong không khí vào làn da và duy trì độ ẩm cần thiết. Mật ong cũng là một trong các loại “kháng sinh tự nhiên” sở hữu nhiều công năng.

Mật ong – một chất giữ ẩm tự nhiên
Mật ong – một chất giữ ẩm tự nhiên

10. CHIẾT XUẤT LÔ HỘI

Với những làn da nhạy cảm thì chiết xuất lô hội là một sản phẩm chăm sóc da rất an toàn.

Nó không gây kích ứng da, sử dụng như một loại dưỡng ẩm tự nhiên, cung cấp độ ẩm liên tục cho da, đồng thời như một lớp mặt nạ giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng dưới ánh mặt trời.

Lô hội – thành phần tự nhiên chăm sóc da rất an toàn
Lô hội – thành phần tự nhiên chăm sóc da rất an toàn

Việc ăn dặm và dinh dưỡng là vấn đề mà bố mẹ quan tâm và lo lắng nhất trong quá trình ăn dặm của trẻ. Do vậy bố mẹ luôn đặt câu hỏi những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì? Bài viết dưới đây Góc của mẹ sẽ đưa ra thông tin chi tiết nội dung trên. Bố mẹ cùng tham khảo nhé!

13 Thực phẩm sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Việc ăn uống và dinh dưỡng của trẻ được bố mẹ đặt lên hàng đầu. Do vậy, khi lựa chọn các thực phẩm bố mẹ luôn cân nhắc kỹ có tốt cho sức khỏe của trẻ không? Vậy Góc của mẹ sẽ gợi ý đến bố mẹ một số thực phẩm không nên cho bé ăn. Mời bố mẹ tham khảo nhé!

1. Đường

Mẹ nhất định không nên cho trẻ ăn đường cho đến khi hơn một tuổi, tốt nhất là sau hai tuổi
Mẹ nhất định không nên cho trẻ ăn đường cho đến khi hơn một tuổi, tốt nhất là sau hai tuổi

Mẹ nhất định không nên cho trẻ ăn đường cho đến khi hơn một tuổi, tốt nhất là sau hai tuổi. Ăn đường quá sớm có thể làm hỏng răng, dẫn đến việc hấp thu nhiều hơn calo thừa, dễ dẫn đến việc béo phì ở trẻ nhỏ và nhiều tình trạng phức tạp khác.

2. Muối

Thận của bé chưa phát triển đầy đủ, không thể chuyển hóa muối và có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, thiếu nước
Thận của bé chưa phát triển đầy đủ, không thể chuyển hóa muối và có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, thiếu nước

Thận của bé chưa phát triển đầy đủ, không thể chuyển hóa muối và có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, thiếu nước. Nên tránh muối trong năm đầu tiên, sau đó cũng chỉ nên nêm một ít muối vào thức ăn của trẻ. Trẻ ăn càng nhạt thì càng lành.

3. Các sản phẩm từ sữa đậu nành

Các sản phẩm này vẫn gây tranh cãi, nên tốt hơn trẻ nên tránh chúng cho đến khi bé phát triển hoàn thiện
Các sản phẩm này vẫn gây tranh cãi, nên tốt hơn trẻ nên tránh chúng cho đến khi bé phát triển hoàn thiện

Các sản phẩm này vẫn gây tranh cãi, nên tốt hơn trẻ nên tránh chúng cho đến khi các hệ thống phát triển hoàn thiện để có thể tiêu hóa các loại thức ăn phức tạp, chỉ nên cho trẻ ăn sau một tuổi.

4. Sữa bò

Trái ngược với nhiều người nghĩ, sữa bò không thích hợp cho trẻ dưới một tuổi
Trái ngược với nhiều người nghĩ, sữa bò không thích hợp cho trẻ dưới một tuổi

Trái ngược với nhiều người nghĩ, sữa bò không thích hợp cho trẻ dưới một tuổi. Nó thiếu dinh dưỡng, vitamin có trong sữa mẹ, có những enzyme không hợp với bao tử của trẻ. Lactose có trong sữa bò cũng có thể gây tiêu chảy, đau bụng.

5. Mật ong

Các vi sinh khuẩn trong mật ong có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ
Các vi sinh khuẩn trong mật ong có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ

Các vi sinh khuẩn trong mật ong có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

6. Các loại đậu hạt

Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ
Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ

Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ. Nên tránh các loại đậu cứng cho đến khi trẻ đã có thể nhai nuốt trong thực phẩm ăn dặm cho bé. Đồng thời cần chú ý xem trẻ có bị dị ứng đậu hay không, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử dị ứng.

7. Trái cây họ cam chanh, trái cây mọng nước

Dù không có hại, mẹ vẫn nên tránh các loại trái cây này trong thời kỳ đầu cai sữa
Dù không có hại, mẹ vẫn nên tránh các loại trái cây này trong thời kỳ đầu cai sữa

Dù không có hại, mẹ vẫn nên tránh các loại trái cây này trong thời kỳ đầu cai sữa. Chúng có thể gây dị ứng, kích ứng ở một số trẻ.

Các loại trái cây nên ăn là chuối, táo, lê…

8. Hải sản

Cá có thể bị ô nhiễm và gây kích ứng cho bao tử trẻ bắt đầu ăn dặm
Cá có thể bị ô nhiễm và gây kích ứng cho bao tử trẻ bắt đầu ăn dặm

Nên tránh hải sản cho tới sau chín tháng tuổi và tránh trong thời kỳ cai sữa. Cá có thể bị ô nhiễm và gây kích ứng cho bao tử trẻ bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật

9. Trứng

Trẻ sau sáu tháng có thể ăn trứng luộc kỹ nhưng nên tránh trứng chưa nấu chín kỹ
Trẻ sau sáu tháng có thể ăn trứng luộc kỹ nhưng nên tránh trứng chưa nấu chín kỹ

Trẻ sau sáu tháng có thể ăn trứng luộc kỹ nhưng nên tránh trứng chưa nấu chín kỹ.

10. Thịt

Thịt có thể hơi khó tiêu hóa trong những ngày đầu bé ăn dặm, chúng cũng có mùi vị mạnh khiến bao tử trẻ khó chịu
Thịt có thể hơi khó tiêu hóa trong những ngày đầu bé ăn dặm, chúng cũng có mùi vị mạnh khiến bao tử trẻ khó chịu

Thịt có thể hơi khó tiêu hóa trong những ngày đầu bé ăn dặm, chúng cũng có mùi vị mạnh khiến bao tử trẻ khó chịu. Nên cho trẻ ăn thịt sau một tuổi.

11. Rau tạo khí

Các loại rau như bắp cải và súp lơ, tỏi có thể gây đầy hơi ở trẻ còn nhỏ
Các loại rau như bắp cải và súp lơ, tỏi có thể gây đầy hơi ở trẻ còn nhỏ

Các loại rau như bắp cải và súp lơ, tỏi có thể gây đầy hơi ở trẻ còn nhỏ. Tốt hơn nên cho trẻ ăn những loại rau này sau khi trẻ đã quen với thức ăn cứng.

12. Nước ngọt có ga là những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm 

Nước ngọt có ga là chất gây ra các bệnh như tiểu đường hay béo phì và đặc biệt là hành vi hung hăng của trẻ
Nước ngọt có ga là chất gây ra các bệnh như tiểu đường hay béo phì và đặc biệt là hành vi hung hăng của trẻ

Nước ngọt có ga là chất gây ra các bệnh như tiểu đường hay béo phì và đặc biệt là hành vi hung hăng của trẻ. Bố mẹ có thể thấy trong nước ngọt có ga không chứa chất dinh dưỡng và chỉ là calo rỗng. Cụ thể nước ngọt chứa 60g đường và gấp đôi nhu cầu đường của trẻ mỗi ngày. Ngoài ra, nước ngọt có ga gây ra các hiện tượng khó thở, tim đập nhanh, khó ngủ ở trẻ.

Xem thêm: 

13. Thực phẩm đóng hộp là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Trong thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất phụ gia và nhiều muối
Trong thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất phụ gia và nhiều muối

Trong thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất phụ gia và nhiều muối. Đây là những nguyên liệu không tốt cho tiêu hóa cũng như cơ thể của trẻ. Mặc dù trong thực phẩm đóng hộp là các nguồn dinh dưỡng dồi dào bởi cá, thịt, rau củ…Tuy nhiên khi đóng hộp kim loại có thể ngấm vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, cá ngừ đóng hộp có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Vì khi đóng hộp trong có ngừ chứa nhiều thủy ngân.

Kết luận

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên về những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là người bạn đồng hành cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc trẻ.

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!

Bé 6 tuổi đang là giai đoạn vàng để phát triển nên vẫn rất cần chế độ dinh dưỡng cân đối và chỉnh chu. Mamamy bật mí cho Mẹ thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi – thơm ngon, hấp dẫn và cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể và trí tuệ bé.

1. Chiều cao cân nặng của bé 6 tuổi

thực đơn cho bé 6 tuổi
Cân nặng và chiều cao trung bình không là thước đo chính xác 100% cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên đây là một kênh tham khảo hữu ích và khoa học

Với trẻ  từ 2 – 10 tuổi, Mẹ nên đo cân nặng và chiều cao cho bé 6 tháng một lần để có thể nắm được tình trạng phát triển và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập để phù hợp với cơ thể bé nhất.

1.1. Chiều cao

  • Giai đoạn 6 tuổi: Trung bình, bé trai 6 tuổi sẽ cao khoảng 116.0cm và tương tự 115.1cm với bé gái.
  • Giai đoạn 6,5 tuổi: Bé trai 6 tuổi sẽ cao khoảng 118.9cm và 118.0cm đối với bé gái.

1.2. Cân nặng

  • Giai đoạn 6 tuổi: Một bé trai tròn 6 tuổi sẽ có cân nặng khoảng 20.5kg và sẽ là 20.2kg với một bé gái.
  • Giai đoạn 6,5 tuổi: Sau nửa năm, các bé sẽ dao động tăng hơn 1kg. Như vậy là bé trai sẽ khoảng 21.7kg và bé gái đạt khoảng 21.2kg.

Cân nặng và chiều cao trung bình không là thước đo chính xác 100% cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên đây là một kênh tham khảo hữu ích và khoa học để Mẹ nắm bắt được tình trạng của con, từ đó tham khảo lời khuyên của bác sỹ và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.

2. Thực phẩm cần thiết cho bé 6 tuổi

thực đơn cho bé 6 tuổi
Truyền thống trong căn bếp của người Việt, cơm là thực phẩm không thể thiếu. Các Mẹ thường quan niệm bé ăn càng nhiều cơm càng tốt, tuy nhiên không phải vậy.

Về cơ bản, thực phẩm cần thiết cho nhóm tuổi 6 – 10 là giống nhau.

2.1. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột đứng đầu trong những nguồn cấp năng lượng cho cơ thể. Tinh bột có ở cơm, bánh mì, các loại khoai,…

Truyền thống trong căn bếp của người Việt, cơm là thực phẩm không thể thiếu. Các Mẹ thường quan niệm bé ăn càng nhiều cơm càng tốt, tuy nhiên không phải vậy. Mẹ nên cho bé ăn chế độ cơm hợp lý, đủ no và đủ năng lượng hoạt động. Việc dư thừa tinh bột có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ và béo phì về lâu dài.

2.2. Nhóm thực phẩm giàu đạm

Đạm là dưỡng chất nhằm chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong quá trình vận động. Ngoài ra, đạm còn quan trọng trong quá trình ghi nhớ và sáng tạo của bé.

Nhóm thực phẩm giàu đạm là các loại thịt, cá và trứng. Với bé 6 tuổi, Mẹ nên nấu chín hẳn thay vì những món thịt tái, gỏi cá, trứng lòng đào. Đặc biệt với cá, Mẹ nên chế biến trước và chỉ cho bé ăn phần thịt để tránh hóc xương Mẹ nhé.

Ngoài ra, đậu phộng, hạnh nhân cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu đạm Mẹ nên biết.

Sữa là thành phẩm thuộc nhóm đạm. Sữa có nhiều loại, như sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa bột, váng sữa,… Mẹ nên cho bé uống 200 – 250 ml sữa sau mỗi bữa sáng hoặc tối.

2.3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Nhóm chất béo có trong các loại bánh. Lượng béo này cần được cung cấp vừa đủ cho cơ thể, vì dễ gây ra tình trạng béo phì.

Nhiều Mẹ cắt triệt để đồ ngọt trong thực đơn của bé. Đây là kiến thức sai lầm đối với dinh dưỡng cho bé. Trong chất béo có Omega3 bổ sung và bảo vệ màng chế bào thần kinh, não bộ và giúp não bộ hoạt động hiệu quả.

Ngoài bánh, nhóm chất béo còn có ở trong dầu thực vật, hạt óc chó, quả bơ,…

2.4 Nhóm Vitamin và khoáng chất

Ngoài ra, Mẹ nên cho bé ăn các loại hoa quả, rau xanh để bổ sung xơ và vitamin tăng sức đề kháng, hoạt động hiệu quả.

3. Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi còi xương

Còi xương thường do trẻ thiếu Vitamin D3, biếng ăn và ít vận động ngoài trời, hấp thụ ánh nắng mặt trời. Với những bé có dấu hiệu còi xương, Mẹ nên:

  • Cho bé chơi ngoài trời nhiều hơn, đặc biệt là khung thời gian 7 giờ – 9 giờ 30 phút buổi sáng. Ánh nắng buổi sáng rất tốt cho con vì bổ sung Vitamin D giúp con cao lớn, chắc khỏe và trạng thái tích cực, vui vẻ;
  • Xây dựng thực đơn khoa học và hấp dẫn, bổ sung các dưỡng chất cho bé;
  • Cho bé ngủ đủ giấc và đúng giờ để bổ sung hooc môn tăng trưởng.

thực đơn cho bé 6 tuổi

4. Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi béo phì

Nếu bé có dấu hiệu béo phì hoặc béo phì, Mẹ nên:

  • Kiểm soát số bữa ăn và hàm lượng thức ăn bé nạp vào cơ thể mỗi ngày. Mẹ tránh cho bé ăn quá nhiều cơm và hạn chế chất béo;
  • Cho bé ăn đúng giờ, không nên vừa ăn vừa xem tivi, điện thọai, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ;
  • Sau 21 giờ chỉ nên cho bé ăn nhẹ hoặc uống sữa. Hạn chế cho bé ăn nhiều vì gây ra táo bón, khó tiêu ở bé;
  • Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả;
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán. Đồ ăn chiên rán không chỉ gây béo phì ở trẻ, mà còn là nguồn cơn của các bệnh mỡ máu, tiểu đường sớm;
  • Khuyến khích và dành thời gian tập luyện thể chất cùng bé.

5. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 6 tuổi

Ở tuổi này, bé của Mẹ vẫn chưa có nhiều ý thức trong việc tự giác ăn uống. Mẹ nên quan tâm đến bữa ăn của bé nhiều hơn.

  • Lựa chọn thực phẩm và chế biến đa dạng để kích thích thị giác và vị giác cho bé
  • Chia ra thành nhiều bữa khoa học trong ngày, bao gồm bữa chính và bữa phụ
  • Bổ sung thêm sữa và sữa chua, men tiêu hóa phù hợp với bé 6 tuổi

Bé 6 tuổi đang là giai đoạn vàng để phát triển nên vẫn rất cần chế độ dinh dưỡng cân đối và chỉnh chu để bổ sung dưỡng chất phát triển trí tuệ, cơ thể. Mẹ tham khảo và quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi nhà mình hơn nhé!

Tham khảo:

5 Lưu ý khi trẻ quay lại trường đi học trong mùa dịch Covid -19

10 điều hữu ích để mẹ dạy trẻ tư duy tích cực

Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, bé 3 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của con. Bởi đây là giai đoạn bé phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về não bộ, thời điểm này bộ não của con đã hoàn thiện tới 80% so với người trưởng thành. Vì thế, lên thực đơn cho bé 3 tuổi thế nào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con, đặc biệt với nhưng bé biếng ăn, thường xuyên bị táo bón.

Mẹ đừng quá lo lắng, dưới đây là gợi ý các thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn, suy dinh dưỡng và thực đơn cho bé 3 tuổi bị táo bón mẹ có thể tham khảo chế biến giúp bé cải thiện tình trạng sức khỏe. 

thực đơn cho bé 3 tuổi
Thực đơn cho trẻ 3 tuổi để con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí não

1. Trẻ 3 tuổi phát triển như nào là bình thường?

Trước khi tìm hiểu về những bữa ăn, cùng thực đơn của bé 3 tuổi thì chúng ta hãy xem con ở giai đoạn này đã có những kỹ năng và có thể làm gì được.

  • Hoạt động: Bé đã biết đi vững, chạy nhảy, đi lên xuống cầu thang mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ. Có thể chơi một số môn như: đá bóng, ném bóng, cầm bút vẽ,…
  • Ngôn ngữ: Bé có thể nói được một số câu phức tạp khoảng 5 từ một lúc, thích bắt chước và phân biệt rõ được người lạ và người quen.
  • Nhận thức: Bé đã phân biệt được các màu sắc với nhau, con số và chữ cái. Hiểu được các vấn đề người lớn đang nói
  • Các hoạt động ăn uống: Bé có thể tự cầm bát đĩa tự ăn, biết lấy những món ăn mình yêu thích.
  • Chiều cao – Cân nặng: Theo WHO, trung bình bé gái cân nặng từ 10,8 – 18,1 kg và chiều cao từ 95,1 cm; bé trai nặng khoảng 11,3 – 18,3 kg và chiều cao 96,1 cm.
thực đơn cho bé 3 tuổi
Sự phát triển của bé 3 tuổi

2. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 3 – 5 tuổi

Trong giai đoạn này mẹ nên có những chế độ dinh dưỡng phù hợp với con. Chủ yếu được thông qua thực đơn có đủ các nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại rau và các loai vitamin.

Mẹ có thể tham khảo một số các thành phần dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho bé 3 tuổi như sau:

  • Cơm có thể cắt giảm, bé có thể ăn thêm mì, bún, phở… từ 150 đến 200 gram
  • Thực phẩm giàu chất đạm: thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa… từ 150 đến 200 gram
  • Dầu thực vật: 3 thìa cho mỗi bữa chính.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, các loại củ… từ 150 đến 200 gram
  • Sữa: từ 400 đến 500 ml.
  • Nước lọc: từ 700 đến 800ml/ngày.

Riêng với những bé biếng ăn, lười ăn hay thường xuyên ngậm trong lúc ăn, các chuyên gia khuyên mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bên cạnh đó, thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn mẹ cũng cần đa dạng các thực phẩm, tập dần cho bé thói quen tự xúc ăn và đừng bắt ép bé ăn khi bé không muốn. 

thực đơn cho bé 3 tuổi
Trong giai đoạn này mẹ nên có những chế độ dinh dưỡng phù hợp với con

Thời gian này, mẹ cũng nên khuyến khích con có một chế độ ăn uống nhiều rau và trái cây. Bổ sung vừa đủ các loại thực phẩm giàu đạm và protein. Không nên để cho trẻ ăn nhiều kẹo hoặc các loại hạt cứng, điều này sẽ ảnh hưởng tới răng của bé. Hoặc có thể khiến bé gặp nguy hiểm trong trường hợp bị nghẹn các dị vật cứng.

Lúc này, bé hầu như đã có đủ 20 răng sữa, nên mẹ nên đánh răng cho con sau mỗi bữa ăn. Đồng thời cần bổ sung canxi vào thực đơn cho bé 3. Cũng sẽ giúp răng con khỏe mạnh, và giảm các nguy cơ bị sâu răng, mòn răng.

3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên rèn tạo cho bé thời gian ăn khoa học cố định sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bé.

  • Thời gian bữa sáng: Từ 6h30 – 7h30
  • Thời gian bữa phụ sáng: Từ 9h – 9h30
  • Thời gian bữa trưa: Từ 11h – 11h30
  • Thời gian bữa phụ chiều (bữa xế chiều): Từ 14h – 14h30
  • Thời gian bữa tối: Từ 17h – 18h30
  • Bữa phụ buổi tối: Từ 20h – 20h30 (bữa này mẹ chỉ nên cho bé uống sữa nóng để giúp bé dễ đi ngủ hơn)
thực đơn cho bé 3 tuổi
Tham khảo các bữa ăn cho bé 3 tuổi tăng cân, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển

3.1. Bữa sáng

Con có thể ăn những món ăn nhẹ nhàng. Nhưng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, để cung cấp năng lượng cho cơ thể sau cả một đêm nghỉ ngơi như:

  • Trứng luộc
  • Các loại bánh: bánh bao, bánh giò…
  • Sữa tươi hoặc sữa công thức
  • Các loại cháo đậu, cháo thịt…
  • Rau xanh

3.2. Bữa trưa

Thực đơn bữa trưa, mẹ nên thay đổi thường xuyên và linh hoạt với các thực phẩm từ tôm, cua, thịt, cá… có bổ sung dầu. Cơm của con lúc này có thể ăn cùng cả nhà, có rau xanh. Sau đó là những loại trái cây để bé ăn tráng miệng như nho, táo, cam…

4.3. Bữa tối

Bữa tối con có thể giảm bớt phần tinh bột từ cơm mà thay vào đó là mì, phở, bún…Mẹ vẫn nên bổ sung đầy đủ rau xanh và thịt, cá cho con trong bữa tối. Cuối cùng, bé có thể uống thêm sữa trước 1 tiếng khi đi ngủ.

3.4. Bữa phụ

Giữa khoảng thời gian trống của các bữa chính trong ngày là sáng – trưa – tối. Mẹ có thể lên thực đơn cho bé 3 tuổi lười ăn bằng những bữa phụ xen kẽ. Bữa ăn này vừa giúp con không quá đói sau những hoạt động trong ngày. Lại vừa giúp con đảm bảo năng lượng cho các hoạt động.  Một số món như: chè, sinh tố, nước ép, các loại bánh ngọt…

4. Thực đơn cho bé 3 tuổi bị táo bón

thực đơn cho bé 3 tuổi
Thực đơn cho bé 3 tuổi bị táo bón nên có nhiều rau xanh và các thực phẩm dễ tiêu hóa

Thực đơn cho bé từ 3 – 4 tuổi rất quan trọng nên mẹ có thể xây dựng thực đơn trong cả tuần để bé vừa không cảm thấy nhàm chán, vừa có những trải nghiệm thích thú và hứng khởi để khám phá món ăn. Đặc biệt, trong thực đơn cho bé 3 tuổi bị táo bón nên phân chia món ăn theo các bữa sáng – trưa – chiều tối khác nhau.

4.1. Thực đơn bữa sáng

  • Cháo thịt lợn và táo
  • Cháo thịt bò và đu đủ
  • Cháo gà và cam
  • Cháo sườn và dưa hấu

4.2. Thực đơn bữa trưa

  • Cơm, thịt gà kho, canh rau muống, trái cây: bơ.
  • Cơm, cá rán, rau xào, canh dền, trái cây: cam.
  • Cơm, thịt viên sốt, canh thịt bằm, trái cây: chuối.
  • Cơm, thịt bò xào, canh mướp, trái cây: táo.

4.3. Thực đơn bữa tối

  • Phở bò, súp lơ luộc, quýt.
  • Cơm, gà luộc, su hào luộc, dưa hấu.
  • Nui xào hải sản (tôm, ngao), đậu xanh luộc, đu đủ.
  • Miến xào thịt bò, mướp luộc, nho.

5. Thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn, suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Với những bé biếng ăn, ngoài cung cấp đủ các dưỡng chất hàng ngày cho bé, thực đơn tăng cân cho bé 3 tuổi mẹ cần lưu đến số lượng mỗi món ăn, bởi bé thường sẽ thấy sợ khi thấy quá nhiều đồ ăn và mẹ cũng đừng ép bé quá mức. Mẹ có thể đa dạng số món ăn trong 1 bữa của bé với lượng ít lại, sử dụng các thực phẩm có màu sắc bắt mắt để kích thích tính tò mò của bé. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, lười ăn cho mẹ tham khảo. 

5.1. Thực đơn bữa sáng cho bé 3 tuổi biếng ăn

  • Các món ăn với trứng: Bánh xốp nướng trứng và rau, bánh mì trứng nướng hoa quả, trứng đảo, salad trứng luộc và hoa quả…
  • Các món thực phẩm nguyên cám: Bánh yến mạch, bánh việt quất nướng, cháo bí ngô yến mạch, bánh chuối bơ đậu phộng, bánh mì gối nguyên cám,…
  • Các món bún: Bún thịt xay, bún riêu cua, bún mộc,…
  • Các món phở: Cháo thịt xay, cháo bí ngô, cháo chim cây, cháo cá hồi, cháo thịt sườn,…
  • Các món với nui: Nui bò, nui gà, nui hải sản,…

5.2. Thực đơn bữa trưa cho bé 3 tuổi lười ăn

Bữa trưa mẹ nên cho bé ăn thêm cơm và một số món ăn nhiều dinh dưỡng hơn, để bé đủ năng lượng hoạt động vui chơi buổi chiều.

  • Cơm, canh rau cải nấu tôm, cá thu hấp/kho tương, vài miếng cam tươi
  • Cơm, thịt kho trứng cút, canh rau bắp cải luộc, vài miếng mận cắt nhỏ đã bỏ hạt.
  • Cơm, gà kho nấm, canh chua cá hồi, vài miếng đu đủ nhỏ
  • Cơm, thịt kho mè, canh trứng, vài miếng roi đường
  • Cơm, sườn kho đậu hũ, canh cải xoong thịt bò, bưởi
  • Cơm, sườn xào chua ngọt, đậu phụ rán, yaourt
  • Cợm, thịt bò xào nấm, trứng cút luộc, xoài
  • Cơm, cá hồi áp chảo, thịt viên sốt cà chua, canh cải thịt bằm, quýt
  • Cơm, nấu xào thịt, cá thu rán, nho
  • Cơm, thịt gà xào nấm, canh bí đỏ hầm xương, táo
  • Cơm, thịt bò viên sốt, tôm rim, canh rau ngót, chuối

5.3. Thực đơn bữa tối cho bé 3 tuổi biếng ăn tăng cân

Sau một ngày hoạt động vui chơi, thường bữa tối bé sẽ ăn được khá nhiều bởi lúc này bé có cảm giác đói và thèm ăn hơn các bữa khác. Vì thế, mẹ nên chuẩn bị cho bé những món ăn thật nhiều máu sắc, hình thù khác nhau. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa để tránh bé bị nặng bụng, khó tiêu.

  • Cơm, đậu cove xào thịt, thịt heo luộc
  • Cơm, rau bắp cải luộc, giá dỗ xào thịt, cá rán
  • Cơm, tôm hấp xả, thịt kho trứng
  • Cơm, canh rau rền nấu ngao, thịt bò xào
  • Cơm, trứng óc đúc thịt, sườn xào dưa
  • Cơm, tôm rim, canh cải nấu thịt bằm
  • Cơm, canh trứng đậu phụ, tôm hấp
  • Cơm, thịt bò xào, canh cá nấu chua
  • Cơm, thịt chim nướng bỏ lò, su su luộc
  • Cơm, thịt bò viên sốt cà chua, canh tôm nấu bầu
  • Cơm, đậu rán, cá hồi áp chảo

5.4. Thực đơn bữa phụ cho bé 3 tuổi biếng ăn

Vì bé lười ăn nên các bữa chính thường bé sẽ không ăn được nhiều nên mẹ cần bổ sung thêm các bữa phụ cho bé, vừa giúp bé không bị đó và cũng gia tăng thêm lượng thức ăn nạp vào cơ thể bé hàng ngày. Trong bữa phụ mẹ không nên cho bé ăn các loại bánh kẹo, bim bim,… vì chính nó sẽ là tác nhân khiến bé lười ăn, chán ăn.

Một số gợi ý các món ăn trong thực đơn tăng cân cho bé 3 tuổi hiệu quả như:

  • Sữa hạt sen với khoai lang mật
  • Sữa bắp
  • Bánh flan yến mạch
  • Kem bơ trứng sữa
  • Sữa chua phô mai
  • Sữa yến mạch hạt óc chó hạnh nhân
  • Sinh tố táo việt quất
  • Sữa đậu xanh hạt sen
  • Bánh bí đỏ
  • Bánh yến mạch
  • Sữa chua dẻo trộn với trái cây
  • Bánh táo nướng
  • Bánh khoai tây

6. 7 Lưu ý lên thực đơn giúp bé ăn ngon miệng hơn

thực đơn cho bé 3 tuổi
Việc lên thực đơn tăng cân cho bé 3 tuổi ngoài những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phong phú và an toàn cho bé

Việc lên thực đơn cho bé 3 tuổi tăng chiều cao ngoài những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phong phú và an toàn cho bé. Mẹ cũng còn cần lưu ý một số điều sau khi lên thực đơn và trong quá trình chế biến.

  • Thực đơn cần thay đổi và phù hợp với sở thích của bé 3 tuổi. Trong lúc này, con có thể thay đổi sở thích và hứng thúc với món ăn tùy theo từng thời điểm. Do đó, mẹ không cần lo lắng, chỉ cần đảm bảo được món ăn con thích ăn là được.
  • Khi con tiếp nhận món ăn mới, không phải lúc nào cũng thành công. Vì thế, mẹ nên khuyến khích con nếm thử trước, sau đó tập ăn những món này mà không cần phải gượng ép.
  • Cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm tinh bột – chất đạm – chất xơ- rau xanh trong thực đơn cho bé 3 tuổi. Để đảm bảo con không bị thiếu loại dưỡng chất cần thiết nào. Từ đây cũng tiền đề để con có sức khỏe.
  • Trong món ăn nếu có thịt thì nên băm nhỏ hoặc ninh kỹ. Điều này con phụ thuộc vào mức độ ăn của từng bé.
  • Nếu có món cá thì mẹ cần đảm bảo không còn xương khi cho bé ăn để tránh con bị hóc sau này. Đối với rau củ quả thì cần được thái nhỏ. Sau đó mẹ chế biến nấu, hoặc luộc để chín mềm.
  • Bé 3 tuổi trong thực đơn đã cần bổ sung cả dầu và mắm. Tuy nhiên mẹ cần nêm nếm nhạt hơn khẩu vị ăn của người lớn. Để tránh co thể con bị hấp thụ quá nhiều hoặc thừa muối.
  • Điều lưu ý cuối cùng trong khi lên thực đơn cho trẻ 3 tuổi đó chính là mẹ nên tham khảo và tìm hiểu nhiều món ăn hơn. Khi đó, với việc đổi mới món ăn thường xuyên giúp con có nhiều hứng thú trong việc thưởng thức thức ăn hơn.

Bé ở tuổi lên 3 rất hoạt bát và rất muốn khám phá thế giới xung quanh mình. Cả ngày như vậy con sẽ tiêu hao lượng năng lớn. Bên cạnh đó, giai đoạn 3 – 4 tuổi cũng là lúc “bứt phá” trong phát triển não bộ cho bé. Vì thế, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưởng cho bé là điều rất quan trọng.

Mẹ có thể lên thực đơn cho bé 3 tuổi một cách linh hoạt và phù hợp với khẩu vị, sở thích của con. Nhưng những bữa ăn thì cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất như tinh bột, protein, chất đạm, rau xanh và trái cây.. để bé “nạp” đủ năng lượng và phát triển khỏe mạnh.

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu hiếu động và thích thú với việc khám phá thế giới xung quanh. Bởi vậy, mẹ cần chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng Blw. Giúp bé yêu đảm bảo dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ để phát triển toàn diện. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết thực đơn Blw cho bé 9 tháng ngay bên dưới nhé!

1. Tại sao nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW?

Bé đang ăn dặm
Tại sao nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW?

Khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW. Mẹ là người hỗ trợ, chuẩn bị đồ ăn cho con. Khi đó, bé sẽ dùng các kĩ năng của mình để tự ăn, tự lựa chọn đồ ăn. Ăn dặm Blw đem lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé.

Đồng thời khi bé tự ăn. Sự tiếp xúc trực tiếp giữa tay và đồ ăn cho bé phát triển các giác quan hơn. Đồng thời việc cho bé tập bốc thức ăn và làm quen với thực phẩm. Sẽ giúp bé yêu hạn chế tình trạng biếng ăn.

Đặc biệt khi con 9 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của con được đủ “khoẻ”. Để đảm bảo có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn, thực phẩm khác nhau. Đây cũng là thời gian vàng giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết bên cạnh sữa mẹ.

2. Chế độ dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi đã có thể ăn được bột đặc hoặc cơm nhuyễn. Bé cũng đã có thể ăn được cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Và hầu hết các món cá (trừ các loại cá sống, gỏi cá). Hay các loại rau. Vì vậy, mẹ nên chú ý để bổ sung đủ dưỡng chất cho con.

Trẻ 9 tháng tuổi cần được đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và sữa mẹ. Không kéo dài thời gian ăn quá 30 phút. Trong đó:

  • 3 bữa chính sẽ bao gồm món ăn: Cháo ăn dặm, bột ăn dặm hoặc cơm nhão. Với tổng lượng đồ ăn tăng dần theo từng thời kỳ.
  • 3 bữa phụ là: Trái cây, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua (yaourt), bánh quy…
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500-600ml/ngày.
Bé ăn dặm với chuối
Bé 9 tháng tuổi đã có thể ăn được bột đặc hoặc cơm nhuyễn

Mẹ nên nhớ trong quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW. Chế độ dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm: Vitamin, Đạm, Chất béo và Chất xơ.

3. Cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

  • Thời điểm này, các món ăn của bé không cần phải nấu quá mềm. Các món ăn nên được cắt vừa miếng. Để bé dễ dàng cầm nắm và tự cho vào miệng.
  • Không nên lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn. Bé 9 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng. Và dần hình thành khả năng ăn thực phẩm thô nhiều hơn và ăn tốt hơn. Bởi vậy, nếu mẹ vẫn tiếp tục chỉ cho bé ăn cháo được xay nhuyễn. Sẽ ảnh hưởng đến phải xạ nhai của bé khi ăn. Bé sẽ dễ dàng bỏ qua giai đoạn nhai mà chuyển sang giai đoạn nuốt.
Bé 9 tháng tuổi đang ngồi trên bàn ăn dặm
Thời điểm này, các món ăn của bé không cần phải nấu quá mềm
  • Cần chú ý tới những loại trái cây dễ gây hóc. Như nhãn, nho… Nặc dù chúng rất ngon và tốt cho sức khoẻ của bé.
  • Không nên hâm cháo quá nhiều. Bởi việc hâm lại cháo quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới mùi vị. Và hàm lượng chất dinh dưỡng trong món ăn. Do đó, khi chế biến các món ăn dặm cho bé. Mẹ cần tính toán lượng ăn cho bé sao cho vừa đủ. Và không bị thừa gây lãng phí.

Xem thêm: 

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW để con phát triển toàn diện

Đùi gà và ức gà trong thực đơn cho bé 9 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW để con phát triển toàn diện

Thực đơn Blw 1

  • Bánh Sandwich
  • Thịt gà luộc
  • Bông cải luộc

Thực đơn Blw 2

  • Bánh khoai tây với thịt bò và hành lá (chưa rán)
  • Cà rốt
  • Bí đao

Thực đơn Blw 3

  • Bánh khoai tây cá hồi
  • Tôm
  • Bông cải trắng

Thực đơn Blw 4

  • Bánh thịt bò mix rau ngót
Bánh sandwich và rau xà lách
Bánh sandwich và rau xà lách

Thực đơn Blw 5

  • Sandwich
  • Đùi gà luộc
  • Dưa hấu

Thực đơn Blw 6

  • Tôm
  • Su su
  • Cà rốt
  • Mướp đắng
Trứng ốp la và bánh mì trong thực đơn ăn dặm BLW
Trứng ốp la và bánh mì trong thực đơn ăn dặm BLW

Thực đơn Blw 7

  • Cơm trứng gà
  • Bí đỏ
  • Dưa leo
  • Bí đao

Thực đơn Blw 8

  • Bánh khoai lang + trứng gà + rau dền
  • Xíu mại

Thực đơn Blw 9

  • Cơm nắm
  • Bí ngòi
  • Cải thìa
  • Trứng rán
Cơm cuộn rong biển và thịt
Cơm cuộn rong biển và thịt

Thực đơn Blw 10

  • Cơm nắm cá hồi
  • Cà rốt
  • Tôm
  • Cải thìa

5. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng 

  • Nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé thường xuyên. Để trẻ không bị có cảm giác chán ăn, lười ăn. Không nên thêm gia vị khi cho bé ăn dặm. Bởi trẻ sẽ hài lòng với hương vị tự nhiên của món ăn. Hơn là thêm đường và muối vào món ăn.
  • Không cho bé ăn quá nhiều đạm. Nếu trong khẩu phần ăn của bé có quá nhiều đạm thì sẽ dễ gây ra những vấn đề như: táo bón, đau bụng, khó tiêu. Điều này gây áp lực lớn đến thận và gan của con.
  • Không lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn. Bởi bé 9 tháng tuổi thường đã mọc răng. Nếu vẫn còn tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn thì bé sẽ nuốt chửng. Không biết cách nhai thức ăn và không cảm nhận được mùi vị.
  • Không hâm cháo nhiều lần. Bởi sẽ khiến cho mùi vị của món ăn kém hấp dẫn. Đồng thời các chất dinh dưỡng mất đi hoặc chuyển sang có hại. Vì thế nên khi nấu cần tính liều lượng sao cho vừa đủ bé ăn, không bị thừa.

Trên đây là tất cả quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng Blw. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quá trình nuôi dạy con của các mẹ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Chắc hẳn mẹ cũng đã được nghe về “Ăn dặm kiểu Nhật. Đây thực sự là một cuộc cách mạng ăn dặm. Với thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu Nhật. Mẹ sẽ có rất nhiều nguồn cảm ứng chăm con, cũng như sáng tạo món ăn dặm cho con một cách tốt nhất cho cả bé và mẹ.

1. Lợi ích khi theo thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu Nhật

Lợi ích khi theo thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu Nhật
Lợi ích khi theo thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu Nhật

Không phải tự nhiên mà “ Ăn dặm kiểu Nhật” lại được nhiều mẹ ưa chuộng và thi nhau truyền tai nhau như vậy.  Dưới đây là rất nhiều lợi ích khi theo thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi. Tạo động lực cho mẹ theo phương pháp ăn dặm  này.

1.1. Rèn luyện thói quen ăn thô sớm cho con

Với kiểu ăn dặm truyền thống. Bột là món ăn phổ biến nhất trong thực đơn. Tuy nhiên, nếu như để con ăn bột quá nhiều. Con sẽ không được tập nhai sớm. Ngược lại với ăn dặm kiểu nhật. Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, bé đã phải làm quen với thức ăn thô. Mẹ đừng hoảng khi nghe đến đây nha, thức ăn thô nhưng vẫn đảm bảo cho con có thể nuốt và tiêu hóa dễ dàng. Món ăn chính phổ biến khi cho bé theo thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 10 tháng đó chính là cháo. Cháo sẽ được pha loãng theo tỉ lệ nước và gạo 10:1.

Rèn luyện thói quen ăn thô sớm cho con
Rèn luyện thói quen ăn thô sớm cho con

Mẹ cũng hoàn toàn có thể yên tâm. Con sẽ được làm quen dần với đô thô ( tăng dần theo độ tuổi của bé). Việc ăn thô sớm sẽ giúp con rèn luyện được khả năng nhai và nuốt từ sớm. Tránh tình trạng con ăn bột quen, nên chỉ biết nuốt chửng. Lâu dần con sẽ ăn thụ động, dễ nôn trớ và hóc nghẹn.

1.2. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe

thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu nhật
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe

Khi làm thực đơn cho trẻ ăn dặm 10 tháng. Mẹ cần chuẩn bị món ăn sao cho đủ 4 chất: Chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Đặc biệt, khi nấu ăn theo kiểu Nhật, mẹ thường sẽ không nêm nếm bất kỳ loại gia vị nào khác vào món ăn. Hoặc có thêm cũng chỉ nêm một chút. Rèn luyện cho con thói quen ăn nhật từ bé, giúp bảo vệ cơ thể con hiệu quả, đặc biệt là thận.

Xem thêm: 

1.3. Kích thích khả năng vị giác của con

Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 10 tháng đem tới cho con một môi trường cảm nhận hương vị tuyệt vời. Thay vì trộn lẫn các món ăn vào với nhau. Thì mẹ sẽ cần chế biến món ăn riêng biệt từng món. Tạo điều kiện cho con thường thức từng món ăn. Cảm nhận hương vị và nhận biết từng loại thực phẩm khác nhau.

thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu nhật
Kích thích khả năng vị giác của con

1.4. Ăn dặm kiểu nhật cho bé 10 tháng rèn luyện khả năng tập trung, giúp con ăn ngoan

Thay vì đi rong, cho con xem máy tính, điện thoại, tivi… Để con có thể ăn. Thì với phong cách ăn dặm kiểu Nhật. Mẹ lại rất nhàn hạ. Con sẽ cần phải ngồi ăn trên ghế ăn của mình. Không khóc, không ngậm thìa. Thậm chí theo thời gian, mẹ sẽ cho con tự bốc tay, rồi sau đó là tự cầm muốn, thìa của mình. Đây chính là rèn luyện tinh thần và giúp con ăn ngoan hơn. Mẹ cũng nhàn hơn.

2. Lưu ý khi ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 10 tháng

thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu nhật
Lưu ý khi ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 10 tháng

Nguyên tắc lớn nhất của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đó là ăn từ ít đến nhiều, lỏng đến đặc. Chất lượng và yếu tố đầy đủ chất dinh dưỡng là quan trọng hàng đầu. Trong khi tạo ra thực đơn hoàn chỉnh, mẹ còn phải quan tâm tới yếu tố tâm lý và sở thích của con. Để cân đối thực đơn sao cho hoàn chỉnh. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần biết khi muốn thử ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 10 tháng tuổi.

2.1. Cho con làm quen dần với thực đơn

Để làm quen dần với thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi kiểu Nhật. Mẹ hãy cho con thử với những bát cháo đầu tiên. Tỷ lệ vàng được khi pha cháo đó là 1 phần gạo và 10 phần loãn. Đây là tỉ lệ chão cực loãng. Rất phù hợp cho con làm quen, dễ nuốt và cũng dễ tiêu hóa. Độ thô của cháo sẽ được tăng dần, khi bé lớn lên và quen với đồ ăn. Thậm chí sau này mẹ hoàn toàn có thể chuyển sang cho con ăn cơm.

2.2. Đảm bảo thực đơn đủ dinh dưỡng

thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu nhật
Đảm bảo thực đơn đủ dinh dưỡng

Vừa đản bảo đủ 4 nhóm chất trong thực đơn ( Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin). Mẹ vừa phải đảm bảo rằng con cảm thấy thích thú với thực đơn. Không có tính trạng chán ăn. Bằng cách là thay đổi cách chế biến món ăn. Sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau.

2.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu nhật: Hạn chế nêm gia vị

Hãy giảm tối đa việc nêm nếm gia vị. Vì thứ nhất sẽ giữ được những hương vị thuần túy nhất của thực phẩm. Thứ 2, giúp con tiêu hóa nhanh và dễ ăn hơn.

2.4. Những lưu ý khác

thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu nhật
Mẹ hãy giúp con ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh việc ăn dặm trước bữa chính
  • Mẹ hãy giúp con ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh việc ăn dặm trước bữa chính.
  • Mẹ không thúc ép con ăn. Thay vào đó hãy tìm hiểu sở thích của con. Hãy cho con ăn theo nhu cầu của mình.
  • Với những món ăn mới. Mẹ nên kiên trì theo dõi trong 3-4 ngày để xem con có thích không nhé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi kiểu Nhật là một thực đơn vàng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu mẹ thực sự muốn theo phương pháp ăn dặm này. Hãy tìm hiểu thật kỹ, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ăn dặm của con. Góc của mẹ sẽ lên nhiều bài viết mới về ăn dặm kiểu Nhật cho mẹ tham khảo nhé!

Giỏ hàng 0