Rốn sau rụng cũng giống như vết thương chưa lành của mẹ, rất nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn, sưng tấy nếu mẹ không vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Vậy vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng thế nào để rốn con mau lành? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!
Vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng đúng cách
1. Cách vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng nếu chưa lành
Thông thường rốn sẽ rụng sau khi sinh 7-10 ngày hoặc sau 14-20 ngày tùy cơ địa từng bé. Sau khi rụng, rốn chưa lành hoàn toàn, mẹ lưu ý quan sát, vệ sinh để phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều chỉnh chế độ chăm sóc kịp thời nhé.
1.1 Chỉ định
1 – Các biểu hiện bình thường: Rốn sau khi rụng 1-4 ngày chảy một chút máu, hơi đỏ nhẹ (là vùng da non mới mọc), đáy rốn hơi ướt và có ít chất lỏng vàng, dính chảy ra. Điều này hoàn toàn bình thường mẹ chỉ cần vệ sinh đúng cách là rốn sẽ khô và lành nhanh thôi ạ.
Rốn mới rụng hơi đỏ nhẹ nên khi vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng mẹ cũng đừng quá lo lắng
2 –Các dấu hiệu đặc biệt:
Nhiễm trùng rốn: Chân rốn, vùng xung quanh rốn bị sưng, xuất hiện mẩn đỏ. Có mủ màu vàng hoặc xanh chảy ra nhiều, ngửi có mùi hôi. Rốn của con chảy máu với lượng ít nhưng kéo dài. Nhiều bé còn sốt cao trên 38 độ kèm theo quấy khóc, chán ăn.
Uốn ván rốn: Khi điều kiện môi trường, dụng cụ chăm sóc không được vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ, dẫn đến việc nhiễm trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Khi bị uốn ván rốn, bé thường quấy khóc, bỏ bú, sốt cao, cứng hàm, co cứng toàn thân, thậm chí khó thở.
Viêm động mạch rốn: Đáy rốn được nối thông với các mạch máu, động mạch, nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn rất dễ xâm nhập gây viêm động mạch rốn. Nếu phần bụng dưới rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn có mủ chảy ra, bé có nguy cơ bị viêm động mạch rốn rồi đó ạ.
Viêm tĩnh mạch rốn: Nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, rất có thể bé đã bị viêm tĩnh mạch rốn. Trong trường hợp này, vi khuẩn tấn công sang các cơ quan lân cận như gan, mật, từ đó dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Mẹ đặc biệt lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng, nếu gặp một trong 4 biểu hiện đặc biệt trên, mẹ đưa bé đến phòng khám, bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám, tránh các biến chứng như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nội tạng và ổ bụng rất nguy hiểm. Sau khi khám bác sĩ, me nên kết hợp chăm sóc và vệ sinh tại nhà như hướng dẫn dưới đây để rốn bé lành nhanh hơn.
Cho bé khám bác sĩ để rốn con nhanh lành hơn
1.2 Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh rốn
Dung dịch sát trùng: Cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3%
Gòn viên hoặc que gòn vô trùng, gạc vô trùng
Găng tay vô trùng
Kềm vô trùng
Thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ
Đã đầy đủ dụng cụ rồi, vệ sinh rốn cho con thôi ạ
1.3. Các bước vệ sinh rốn chưa lành
Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng, đợi tay khô và đeo găng tay vô trùng.
Bước 2: Nhẹ nhàng gỡ gạc vô trùng khỏi vị trí rốn, tránh làm đau bé.
Bước 3: Dùng kềm vô trùng gắp gòn viên, hoặc dùng trực tiếp que gòn tẩm dung dịch sát trùng lau sạch xung quanh rốn. Mẹ lau theo chiều từ miệng rốn đến chân rốn, từ ngoài vào trong để tránh lan nhiễm khuẩn từ chân rốn ra ngoài.
Bước 4: Vùng da phía ngoài, xung quanh chân rốn có nguy cơ vi khuẩn lan ra, mẹ nên khử trùng rộng ra khoảng 3 – 4 cm, hạn chế tối đa vi khuẩn phát triển.
Bước 5: Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ với các trường hợp nhiễm trùng, uốn ván, viêm mạch máu rốn, viêm tĩnh mạch rốn. Nếu rốn bé mới rụng và không có biểu hiện bất thường, mẹ bỏ qua bước này nhé.
Bước 6: Thay băng gạc vô trùng mới vào rốn cho bé để tránh dịch rốn hoặc máu chảy ra và tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài gây nhiễm khuẩn.
Vệ sinh rốn sạch sẽ trước khi thay gạc vô trùng
1.4. Nguyên tắc vệ sinh rốn chưa lành
Tần suất: Mẹ thực hiện vệ sinh và thay băng rốn 2 – 3 lần một ngày.
Không tắm rốn: Chỉ cần tắm rửa cơ thể và lau sạch sẽ vùng da quanh rốn mỗi ngày, tuyệt đối không để rốn bé ngâm trong nước mẹ nhé.
Quấn tã bé ở dưới rốn: Mẹ quấn tã dưới rốn và cách rốn tối thiểu 5cm, tránh nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Trong trường hợp bé mới rụng rốn và rốn không có biểu hiện bất thường, không nên tự ý cho bé uống thuốc hoặc bôi thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Hạn chế chạm vào rốn và vùng xung quanh rốn: tránh nhiễm trùng chéo từ tay mẹ, khiến rốn bé lâu lành hơn.
Tiếp tục theo dõi tình trạng của bé: nếu 7-10 ngày chăm sóc mà rốn con vẫn chưa lành, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh cách chăm sóc và sử dụng thuốc kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Vệ sinh rốn con đúng nguyên tắc mẹ nhé
2. Cách vệ sinh khi đáy rốn đã khô
Chăm sóc rốn đúng cách, đều đặn kể cả khi rốn rụng và đáy rốn đã khô rất cần thiết bởi nếu bị ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ thì rốn vẫn có khả năng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm đó mẹ ạ.
2.1. Chỉ định
Rốn đã rụng và đáy rốn khô, không chảy nước, không tạo mủ, không sưng tấy, không chảy máu, không có các hạt trắng, vàng, không có mùi hôi, mùi khó chịu…
2.2 Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh rốn
Tăm bông vô trùng
2 khăn khô đa năng
Khăn khô đa năng vừa tiện lợi, lại đảm bảo vệ sinh hơn khăn xô đó mẹ ạ
2.3 Các bước vệ sinh rốn khi đáy rốn đã khô
Bước 1: Mẹ rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh rốn cho con để vi khuẩn không lây chéo từ tay mẹ sang rốn bé.
Bước 2: Tháo băng rốn và quan sát tình trạng rốn xem có bất kỳ biểu hiện bất thường như chảy nước, chảy máu, sưng tấy hay không.
Bước 3: Dùng đầu tăm bông mở nhẹ phần chân rốn ra và vệ sinh sạch sẽ theo chiều từ trong ra ngoài.
Bước 4: Dùng tăm bông hoặc khăn khô đa năng nước ấm lau nhẹ nhàng lại phần rốn của bé từ 2 đến 3 lượt để đảm bảo không còn chất bẩn.
Bước 5: Dùng một chiếc khăn khô lau khô rốn.
Bước 6: Lấy một chiếc khăn vải khô sạch che rốn để rốn có thời gian “thở”, tránh bé bị lạnh bụng. Mẹ nên để rốn khô tự nhiên, không dùng các loại bột chống hăm, hoặc phấn rôm để làm khô rốn. Sau khoảng 5 phút, mẹ mặc quần áo cho bé, việc vệ sinh rốn hoàn thành rồi đó ạ!
Cho rốn bé có thời gian thở trước khi mặc quần áo
2.4 Nguyên tắc vệ sinh khi rốn đã khô
Mẹ chỉ nên làm sạch rốn khi tắm, không cần vệ sinh 2 – 3 lần 1 ngày vì lúc này rốn con đã lành rồi.
Khử trùng rốn với cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý 2 – 3 lần/tuần.
Không dùng băng hay bất kỳ vật gì băng rốn lại để rốn được thông thoáng.
Mẹ mặc tã, bỉm dưới rốn để tránh rốn nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu. Nếu nước tiểu và phân dính vào, cần vệ sinh rốn ngay mẹ nhé.
Theo dõi tình trạng rốn thường xuyên, nếu rốn bé có biểu hiện bất thường như chảy mủ, chảy máu, sưng tấy, mẹ nên cho bé đi khám ngay nhé.
Mặc tã dưới rốn cho con mẹ nhé
3. Những lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng
1 – Chọn trang phục phù hợp với con: Khi rốn vẫn chưa lành hẳn, mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc quần áo chật, bó sát, đặc biệt là dạng bodysuit vì chúng sẽ cọ sát vào rốn gây đau rát.
2 – Mẹ thao tác nhẹ nhàng khi mặc quần áo: tránh quệt phải rốn con, gây khó chịu cho con mẹ nhé.
3 – Giặt sạch sẽ trang phục, tã lót, khăn lau của bé với nước giặt chuyên dụng: tránh vi khuẩn từ quần áo, tã lót không sạch xâm nhập vào rốn gây viêm, nhiễm. Các sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên nguồn gốc thực vật, không chứa các chất lưu hương, chất tẩy rửa, chất tạo bọt SLS & SLES… và đã được kiểm chứng an toàn là sự lựa chọn tốt nhất cho da bé.
4 – Không đắp bất cứ loại lá thiên nhiên nào lên rốn bé: Rốn chưa lành là một vết thương hở, khi mẹ sử dụng các loại lá thiên nhiên không rõ nguồn gốc, hoặc chứa dư lượng thuốc trừ sâu sẽ gây nóng, rát, sưng viêm, nặng hơn, thậm chí gây hoại tử rốn rất nguy hiểm.
Trên đây là những lời khuyên về cách vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng, Góc của mẹ hy vọng mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc bé, giúp bé luôn khỏe mạnh, mẹ cũng yên tâm hơn nhé. Nếu mẹ còn điều gì băn khoăn, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé.
Cơ thể bé còn non yếu và sức đề kháng kém nên rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, gây ngạt mũi, sổ mũi, khó thở và viêm mũi nhẹ. Nếu con gặp tình trạng này, mẹ hãy áp dụng 5 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để đảm bảo vệ sinh sạch mũi cho bé, rửa trôi dịch mũi và tránh nhiễm khuẩn mũi mẹ nhé!
Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
1. 2 cách rửa mũi cho bé bằng dung dịch
Khi bé có dấu hiệu sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi nhẹ, dịch nhầy lỏng có màu trắng, hoặc xanh, mẹ rửa mũi cho bé bằng nước muối hoặc dung dịch dạng xịt để giúp con thoải mái, thông thoáng đường thở và hô hấp dễ dàng hơn.
1.1. Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Cơ chế chung của các loại nước muối rửa mũi cho bé là làm loãng dịch nhầy mũi và tạo dòng chảy cuốn trôi chúng ra ngoài. Mẹ yên tâm vì nước muối sinh lý rất an toàn và lành tính đối với trẻ, kể cả trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi.
Ưu điểm: dễ tìm mua, giá thành hợp lý (trung bình dưới 50.000 đồng), dễ thực hiện ngay tại nhà.
Nhược điểm: hiệu quả thấp với bé nghẹt mũi nặng, nhiều dịch nhầy, đặc. Mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này với bé sổ mũi nhe, dịch nhầy lỏng thôi nhé.
Dung dịch nước muối giúp làm mềm, loãng dịch mũi sẽ là cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
1 – Chuẩn bị
Dung dịch nước muối chuyên dụng: mẹ chọn một trong hai loại nước muối dưới đây:
Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý – cái tên quá quen thuộc rồi mẹ nhỉ. Dung dịch muối sinh lý được tạo nên từ hai thành phần: nước và muối Natri Clorua (NaCl). Mẹ dễ dàng tìm mua dung dịch nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc và sử dụng trong các trường hợp con bị sổ mũi, nghẹt mũi nhẹ, thở khò khè.
Nước muối ưu trương:nước muối ưu trương có thêm thành phần Natri Hyaluronate – chất dưỡng ẩm tự nhiên có trong niêm mạc mũi, Natri Hyaluronate tạo lớp nhầy bao bọc và ức chế vi khuẩn phát triển, giúp tăng hiệu quả khi rửa mũi. Để hạn chế hiện tượng xót rát, kích ứng khi rửa mũi cho bé, mẹ nên chọn muối ưu trương Nebial 3% tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
2 – 3 khăn vải đa năng: Với bất kỳ phương pháp rửa, hút mũi nào, mẹ cũng nên chuẩn bị khăn vải đa năng được làm từ vật liệu cellulose, là chất liệu mềm mại nhất, để niêm mạc mũi mỏng manh và nhạy cảm của bé được vệ sinh sạch sẽ mà không bị xây xước, đau rát.
Khăn vải đa năng mềm mại, dễ dàng vệ sinh mũi cho bé
2 – Cách thực hiện
Bước 1: Mẹ cho bé nằm trên giường và nghiêng đầu sang 1 bên bằng cách kê cao đầu của bé bằng khăn mỏng, lót thêm khăn ở cổ bé bởi trong quá trình rửa mũi, nước muối có thể chảy một ít ra ngoài. Mẹ lưu ý không nên kê cao đầu con, dễ làm nước muối chảy ngược, khiến con bị sặc.
Bước 2: Mẹ để đầu chai nước muối sát vào mũi bé và nhỏ 1 đến 2 giọt, chờ khoảng 1 – 2 phút để chất nhầy loãng ra. Sau đó dùng tăm bông hoặc khăn khô đã chuẩn bị từ trước để thấm hút chất dịch bên trong mũi.
Bước 3: Nếu nhận thấy dịch mũi vẫn còn ứ bên trong, mẹ tiếp tục nhỏ mũi tối đa 1 – 2 lần cho đến khi mũi bé thông thoáng. Mẹ lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, không ngoáy hay đưa vào sâu bên trong để tránh ảnh hưởng và làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Bước 4: Cuối cùng, mẹ sử dụng khăn mềm lau bên ngoài lỗ mũi của bé thật sạch sẽ.
Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều
1.2. Rửa mũi cho bé bằng dung dịch dạng xịt
Nếu mẹ lo ngại rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý sẽ khiến con dễ bị sặc, không chịu hợp tác, mẹ chuyển sang sử dụng dịch dạng xịt nhé!
Ưu điểm: Dung dịch dạng xịt nhanh chóng giải quyết tình trạng ngạt mũi, sổ mũi và dễ thực hiện. Mẹ xịt với lượng vừa đủ theo hướng dẫn sẽ không làm nước bị chảy ngược, hạn chế tình trạng bé bị sặc.
Nhược điểm: Phương pháp rửa này không hiệu quả cao nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy, dịch nhầy đặc, hơn nữa, độ mạnh của vòi xịt rất dễ khiến con sợ. Vì vậy, khi mới sử dụng, mẹ nên ấn xịt vừa phải, không nên ấn nút bấm hết cỡ xuống mẹ nhé.
Rửa mũi cho bé bằng dung dịch dạng xịt
1 – Chuẩn bị
Dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt: mẹ chọn một trong hai loại sau:
Chai xịt mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ: trong một số dung dịch xịt mũi có chứa các thành phần không nên sử dụng cho bé như Xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason (một corticoid), gây co mạch. Nếu mẹ tự ý sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con đó ạ!
Nước muối sinh lý dạng xịt: trong trường hợp mẹ chưa cho bé đi khám, mẹ dùng nước muối sinh lý dạng xịt để vệ sinh cũng được nhé.
2 – 3 khăn khô đa năng
2 – Hướng dẫn: Mẹ thực hiện các bước tương tự như cách vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, thay vì nhỏ mũi bằng nước muối, mẹ xịt dung dịch vào mũi để rửa mũi cho con.
Lưu ý cho mẹ: Nếu mẹ đã áp dụng 2 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh trên nhưng không sạch hoàn toàn dịch nhầy trong mũi con, tình trạng của bé không cải thiện, thậm chí nặng hơn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau đó, áp dụng các cách rửa mũi bằng dụng cụ, thiết bị chuyên dùng mẹ nhé!
Sử dụng các dụng cụ cơ học để hút dịch mũi cho bé
2. 2 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ cơ học
Đối với bé bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ho có đờm, dịch nhầy trong mũi đặc quánh, sử dụng phương pháp hút mũi bằng dung dịch nước muối sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, mẹ sử dụng các dụng cụ cơ học để lấy dịch đờm ra khỏi khoang mũi miệng bé giúp thông thoáng đường thở, bé dễ hô hấp hơn.
Ưu điểm: Dụng cụ cơ học có giá thành hợp lý, có tác dụng thông thoáng đường hô hấp, loại bỏ dịch mũi, đờm dãi dễ dàng.
Nhược điểm:Mẹ có thấy dụng cụ cơ học rất khó kiểm soát lực hút không ạ. Lực hút quá yếu, sẽ không hút được dịch mũi, ngược lại, lực hút quá mạnh, sẽ làm tổn thương khoang mũi của bé. Ngoài ra, một số dụng cụ hút mũi dây vừa gây khó khăn cho mẹ, vừa không hiệu quả vì bé thường xuyên huơ tay, chạm vào dây hút trong quá trình vệ sinh. .
2.1. Rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U
Dụng cụ hút mũi chữ U có thiết kế tương đối đơn giản, giá thành rẻ, mẹ cũng dễ dàng điều chỉnh lực hút mạnh hoặc nhẹ, tránh làm tổn thương bé. Để hiểu hơn về nguyên tắc hoạt động cũng như cách thực hiện, mẹ đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé!
1 – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
Cấu tạo: Dụng cụ hút mũi chữ U gồm 3 phần: 1 đầu nhỏ để đưa vào mũi của bé, 1 bầu đựng chất dịch chảy ra và 1 đầu khác có dạng dẹt hoặc ống thẳng để mẹ dùng miệng tạo lực hút khi vệ sinh mũi cho bé.
Nguyên tắc hoạt động: Dụng cụ sử dụng lực hút của miệng thông qua ống để hút dịch, chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Đây là phương pháp được mô phỏng dựa trên thói quen dùng miệng hút dịch mũi của mẹ nhưng an toàn hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ miệng của mẹ sang bé.
Hút dịch mũi bằng dụng cụ chữ U
2 – Chuẩn bị
Dụng cụ hút mũi chữ U: Mẹ mua tại các cửa hàng mẹ và bé với mức giá khoảng khoảng 100.000 – 300.000 đồng. Một số thương hiệu uy tín được mẹ bỉm tin dùng có thể kể đến như dụng cụ hút mũi dây Silicone mềm Simba S1514, dụng cụ hút mũi Kuku…
2 – 3 khăn khô đa năng.
1 chai nước muối sinh lý hoặc dung dịch dạng xịt theo chỉ định của bác sĩ.
3 – Hướng dẫn
Bước 1: Mẹ làm ẩm niêm mạc mũi với nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 2: Để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy. Sử dụng khăn mềm lót dưới cằm bé để ngăn ngừa dịch mũi, dãi chảy xuống cổ bé gây khó chịu, ẩm ướt.
Bước 3: Đặt đầu thon vào miệng và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Chốt chặn sẽ giúp dịch nhầy lưu lại trong ống, mẹ không cần lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng trong quá trình vệ sinh nhé.
Bước 4: Mẹ thực hiện hút tương tự với bên mũi còn lại. Sau khi hút xong, mẹ dùng khăn sạch lau mũi cho bé.
Bước 5: Loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
Dụng cụ hút mũi chữ U
2.2. Sử dụng bóng hút mũi hoặc bình hút
Sử dụng bóng hút mũi hoặc bình hút là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng bởi sự tiện lợi, dễ mua và dễ hút rửa.
1 – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
Cấu tạo: Bóng hút mũi có chất liệu cao su hoặc silicon, cấu tạo như hình phễu, gồm 2 phần: phần đầu hình phễu tiếp xúc với mũi của bé và phần thân hình tròn có tác dụng bơm lực giúp lấy dịch từ mũi ra ngoài.
Nguyên tắc hoạt động:Tính đàn hồi cao của bóng khi được bóp dẹt tạo lực hút và có tác dụng đựng dịch mũi sau khi hút.
Hút dịch mũi cho bé bằng bóng hút mũi hoặc bình hút
2 – Chuẩn bị
Bóng hút mũi hoặc bình hút: Mẹ dễ dàng tìm mua ở ở nhà thuốc, siêu thị, bệnh viện với giá dao động từ 100.000 – 300.000 đồng. Mẹ tham khảo một số thương hiệu như: Aspirado, Chicco…
2 – 3 chiếc khăn khô đa năng
1 chai nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ
3 – Hướng dẫn
Bước 1: Mẹ làm ẩm niêm mạc mũi cho bé với nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 2: Dùng tay thuận bóp không khí ra khỏi bầu hút và giữ nguyên tư thế tay.
Bước 3: Nhẹ nhàng đặt đầu hút vào lỗ mũi của bé và đặt một chiếc khăn khô đa năng dưới cằm bé để tránh dịch mũi chảy xuống cổ bé.
Bước 4: Mẹ thả từ từ bầu hút ra để không khí tràn vào, giúp hút chất nhầy từ mũi vào bầu hút.
Bước 5: Lấy bóng ra khỏi mũi bé, vắt chất nhầy ở trong bầu chứa.
Bước 6: Mẹ thực hiện tương tự các bước trên để hút lỗ mũi còn lại.
Bước 7: Nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy quanh mũi bé bằng khăn khô đã chuẩn bị từ trước để tránh kích ứng.
Rửa hút mũi cho bé bằng bóng hút
3. Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút
Máy hút mũi là dụng cụ hút mũi hiện đại nhất, hoạt động bằng pin hoặc điện. Mẹ chỉ việc đưa đầu hút vào mũi bé, bấm nút, máy sẽ tự động hút dịch mũi vào khoang đựng. Bên cạnh đó, máy hút mũi không làm con sặc, chảy ngược nước mũi như khi dùng các dụng cụ cơ học.
Vệ sinh mũi cho bé bằng máy hút mũi
1 – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
Cấu tạo: Thông thường máy hút mũi được cấu tạo bởi 3 phần: nguồn (pin hoặc nguồn cắm điện); van một chiều để lọc không khí, đồng thời ngăn dịch nhầy chảy ngược lên ống; dây hút dài tháo rời cực dễ dàng vệ sinh. Một số máy hút mũi chạy bằng điện có thêm nút điều chỉnh áp lực.
Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của máy rửa mũi tương tự như khi sử dụng máy hút bụi thông thường. Máy có sẵn động cơ có tác dụng hút, khi mẹ đặt đầu nhỏ vào mũi bé, máy sẽ hút những dịch này vào khoang chứa, làm sạch mũi của con chỉ trong 2 phút.
2 – Chuẩn bị
1 máy hút mũi: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ chỉ chọn máy có lực hút nhẹ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của con. Những dòng máy có nút điều chỉnh áp lực sẽ giúp mẹ dễ dàng thao tác hút dịch nhầy cho bé. Một số thương hiệu máy hút mũi uy tín mẹ nên tham khảo như: Little Martin, Yuwel…
2 khăn vải khô đa năng
1 chai nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ nên dùng máy hút mũi để rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh sẽ dễ thực hiện hơn
3 – Hướng dẫn
Bước 1: Đặt bé nằm thẳng trên giường, đầu nghiêng sang bên trái nếu mẹ muốn hút mũi trái và ngược lại.
Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý hoặc xịt dung dịch vệ sinh mũi vào mỗi bên mũi của bé để làm mềm, loãng dịch mũi, giúp mẹ dễ dàng hút ra ngoài hơn.
Bước 3: Đặt đầu máy hút vào bên mũi trái của bé, ấn nút để máy hoạt động. Khoảng 30s -1 phút, dịch mũi sẽ được hút vào bể chứa của máy.
Bước 4: Mẹ thực hiện các bước trên với bên mũi còn lại.
Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng và mặt của bé bằng khăn khô đa năng.
Mũi con sẽ thông thoáng lại ngay sau khi hút thôi ạ
4. Khi nào mẹ nên rửa hút mũi cho bé?
Niêm mạc vùng mũi của bé còn rất mỏng và dễ tổn thương, do đó mẹ không nên lạm dụng việc rửa, hút mũi gây khô rát mũi, làm mất cân bằng độ ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và dẫn tới viêm nhiễm. Mẹ chỉ nên rửa, hút mũi cho con trong các trường hợp sau:
Bé dưới 2 tuổi không có khả năng tự hỉ mũi, khạc đờm. Nếu bé trên 2 tuổi, có thể tự ý thức và biết cách “bắt chước” hành động của người lớn, mẹ làm mẫu và hướng dẫn con để con hỉ mũi thường xuyên, tránh bụi bẩn mũi tích tụ gây khó thở.
Bé gặp vấn đề hô hấp: ho có đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, khó thở
Bé được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi ra.
Dạy bé tự hỉ mũi để đảm bảo vệ sinh mẹ nhé
5. 7 sai lầm thường gặp khi rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh
Mặc dù các thao tác rửa mũi, vệ sinh mũi cho bé khá đơn giản nhưng nếu mẹ không thực hiện không đúng, niêm mạc mũi của bé rất dễ bị tổn thương, thậm chí dẫn tới viêm nhiễm. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp trong cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ theo dõi để tránh mẹ nhé!
1 – Hút mũi cho bé bằng miệng: Mẹ thường xuyên có thói quen này vì nghĩ rằng có thể giúp lấy đờm ra khỏi mũi của bé một cách nhanh chóng mà không hề gây tổn thương mũi con. Tuy nhiên, dùng miệng hút mũi có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng mẹ sang bé, làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn của mũi.
2 – Dùng tay móc họng bé sau khi hút: Mẹ lầm tưởng rằng khi móc họng, bé sẽ ói ra đờm, tuy nhiên niêm mạc hầu họng của bé còn yếu, việc móc họng có thể làm tổn thương niêm mạc hầu họng cho con, gây sặc vào đường thở. Hơn nữa, việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm sang con, cực nguy hiểm mẹ ạ.
3 – Rửa hút mũi quá thường xuyên: Mẹ không nên hút quá 2 – 3 lần/ngày, tránh làm mỏng thành mũi và tạo tổn thương cho niêm mạc mũi.
Chỉ rửa hút mũi cho con 2 – 3 lần 1 ngày thôi nhé
4 – Lạm dụng dung dịch rửa mũi:Mẹ tuân thủ theo tần suất và liều lượng sử dụng được nhà sản xuất khuyên dùng trên bao bì sản phẩm, tránh lạm dụng nước muối, dung dịch xịt mũi gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở và khứu giác của con.
5 – Không vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ: Các dụng cụ hút mũi cần đảm bảo đã được vệ sinh sạch sẽ bằng nước rửa đồ dùng chuyên dụng cho bé trước và sau khi hút chất nhầy.
Mẹ nên chọn nước rửa có thành phần thiên nhiên, lành tính, an toàn với bé như: chiết xuất ngô, rượu dừa, có chứa Decyl Glucoside làm giảm sức căng bề mặt nước, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu hiệu quả. Nếu có sẵn nước rửa bình sữa cho con, mẹ hãy tận dụng luôn để vệ sinh dụng cụ mẹ nhé. Nhờ thành phần làm sạch an toàn Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution, nước rửa bình của một số thương hiệu nổi tiếnggiúp làm sạch bẩn, sạch khuẩn, khử mùi hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bé yêu. Chỉ cần vài giọt là đánh bay được tất cả chất bẩn, vi khuẩn mà không mất nhiều công sức, rất tiện lợi cho mẹ đó ạ.
Dung dịch rửa chuyên dụng cho bé, an toàn, sạch bẩn, sạch khuẩn
6 – Sử dụng các loại khăn lau không phù hợp: Cũng giống như làn da, mũi bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học có hại như huỳnh quang (tinopal), Paraben, Propylene Glycol, hương liệu hóa học…
Mẹ ưu tiên chọn sản phẩmkhăn khô đa năng được sản xuất từ vải không dệt mềm mại, giúp mẹ vệ sinh mũi con sạch sẽ, không gây đau rát, trầy xước. Hơn nữa, sản phẩm khăn khô đa năng chất lượng cao được tiệt trùng từng tờ với công nghệ hiện đại, không chứa paraben, chất huỳnh quang và hương liệu hóa học. Vì thế, mẹ không cần lo lắng các hóa chất độc hại trong khăn khiến mũi con bị kích ứng đâu ạ.
Khăn khô đa năng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ
7 – Không đưa bé đến cơ sở y tế khi tình trạng mũi không tiến triển: Nếu rửa hút đờm mũi trong 3 ngày mà bé vẫn khó thở, ngạt mũi, sổ mũi, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản… từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
Vệ sinh mũi cho bé là việc khá đơn giản, mẹ dễ dàng áp dụng 5 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh trong bài viết trên ngay tại nhà. Mũi thông thoáng sẽ giúp con dễ dàng hô hấp, con ăn uống hay ti sữa cũng ngon miệng hơn đó ạ. Nếu mẹ còn thắc mắc trong quá trình rửa hút mũi cho bé, để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé.
Mua sữa làm sao để tốt cho con mà lại vừa vặn trong chi tiêu của mẹ? 7 Kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh mà Góc Của Mẹ đã tổng hợp dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết nỗi trăn trở này. Mẹ theo dõi nhé!
Kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh dành cho mẹ
1. Lựa chọn mua sữa dựa trên độ tuổi của bé
Ở mỗi độ tuổi, cơ thể bé yêu có những yêu cầu khác nhau. Sau mỗi tuần hay mỗi tháng, mẹ dễ dàng thấy sự thay đổi về cân nặng, chiều cao, thói quen vận động và cả sức ăn của bé. Nếu bé phát triển bình thường như các bạn cùng tuổi, mẹ tham khảo cách chọn sữa cho con theo hướng dẫn dưới đây:
1 – Bé dưới 6 tháng tuổi: Mẹ cho bé uống sữa công thức số 1 hoặc số 0, có chứa thành phần đạm, vitamin và các khoáng chất… tương tự với thành phần tương tự sữa mẹ, hạn chế tình trạng táo bón, đau bụng do lạ sữa. Đây là nguồn cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu giúp con tăng cường hệ miễn dịch và phát triển tốt hơn.
Một số nhãn hiệu sữa công thức phổ biến dễ tiêu hóa, cho con phát triển toàn diện có thể kể đến một số thương hiệu như: Nan Pro 1 của Nestle, Similac Neosure IQ 1 của Abbott, Frisolac Gold 1 của Dutch Lady, Wakodo, Meiji của Nhật, Aptamil Anh & Đức… Tuy nhiên trong giai đoạn này, nếu sữa mẹ ra đều và nhiều, mẹ ưu tiên cho bé ti sữa mẹ để tăng lợi khuẩn tự nhiên và sức đề kháng cho con.
Kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh đầu tiên là mẹ nên cho bé uống thêm sữa công thức bên cạnh bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ở cột mốc này, dinh dưỡng từ sữa mẹ đã sụt giảm đáng kể, không đủ cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày của con. Vì thế, sữa công thức và những món ăn dặm là nguồn dưỡng chất chính giúp con phát triển. Cùng với việc ăn dặm, mẹ bổ sung thêm cho con 500 – 600 ml sữa mỗi ngày để cân bằng các canxi, các vitamin nhóm A, B, C, taurin và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể toàn diện.
Lúc này, mẹ chuyển dần cho bé sang sử dụng sữa công thức số 2, hoặc các loại sữa dành cho bé 6 tháng đến 1 tuổi với hàm lượng chất đạm cao hơn, tăng cường một số dưỡng chất cao cấp giúp chống táo bón, tăng chiều cao, phát triển trí não…Mẹ tham khảo một số loại sữa sau: Dielac 2, Dielac Optimum 2, Nan 2, Similac 2, Novalac…
2. Căn cứ vào thể trạng và sức khỏe của bé
Kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh tiếp theo chia sẻ với mẹ là chọn loại sữa theo sức khỏe từng bé. Mỗi bé thể trạng và nhu cầu ti sữa khác nhau, mẹ lưu ý để lựa chọn sữa phù hợp với con nhất nhé.
Mẹ căn cứ vào thể trạng để chọn sữa phù hợp cho con
2.1. Sữa cho trẻ sơ sinh cần tăng cân
Nếu bé của mẹ có thể trạng yếu, sinh non hay thường xuyên biếng ăn, mẹ chọn sữa có các thành phần hỗ trợ tăng cân để bổ sung năng lượng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này. Vì vậy, theo kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh của nhiều mẹ chia sẻ thì để tăng cân mẹ nên mua sữa đáp ứng các tiêu chí sau:
Thành phần sữa: Có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: vitamin B5, B12, A, C, D… ; các khoáng chất: canxi, sắt, kẽm, magie, DHA, choline, taurine… là những dưỡng chất cơ bản, giúp bé tăng cân đều sau khi sử dụng.
Sữa hỗ trợ tiêu hóa tốt: bé chậm tăng cân còn do khả năng tiêu hóa kém, vì thế mẹ ưu tiên loại sữa có hàm lượng lớn lợi khuẩn probiotic, men vi sinh FOS, GOS hỗ trợ tiêu hóa. Đặc biệt sữa có tỷ lệ đạm gần giống sữa mẹ (tỉ lệ Whey:Casein khoảng 65:35), giúp hệ tiêu hóa hấp thu dễ dàng và chuyển hóa chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể nhanh chóng hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón.
Một số loại sữa cho bé tăng cân giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi được nhiều mẹ bỉm tin dùng như: Blackmores Úc số 1, S26 Úc số 1, Aptamil Úc số 1, sữa Glico Nhật Bản số 0…
Với bé từ 6 – 12 tháng tuổi, mẹ cân nhắc một số sản phẩm như: Meiji số 0, Enfamil A+2 Hoa Kỳ, Similac Gain IQ số 2 Abbott…
Mẹ có biết 6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có sự phát triển cân nặng nhanh chóng
2.2. Sữa cho bé sơ sinh cần tăng chiều cao
Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới: 1000 ngày đầu đời (tính từ khi ở trong bụng mẹ đến khi 24 tháng tuổi) là giai đoạn vàng giúp thúc đẩy chiều cao của bé. Nếu bé được cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này, con sẽ tăng chiều cao tối đa tới 60% đó mẹ.
Mẹ ưu tiên các loại sữa có hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin A, D3, kẽm… giúp chiều cao của bé được cải thiện tốt nhất.
Một số sữa tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đang được đánh giá cao hiện nay có thể kể đến: Abbott Grow 1 & 2, Meiji số 0, Physiolac số 2, Frisolac Gold số 1 & 2, Aptamil…
Bé sơ sinh có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và giảm dần, thêm 10cm cho năm tiếp theo
2.3. Sữa tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa kém khiến bé biếng ăn, thường xuyên nôn trớ, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng… lâu dần dẫn đến còi cọc, thấp bé, khiến mẹ rất lo lắng. Nếu bé nhà mình có những biểu hiện này thì đã đến lúc đầu tư sữa tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa theo những gợi ý sau:
Công thức sữa mô phỏng sữa mẹ: sữa công thức có các thành phần tương tự sữa mẹ như chất béo, lipid, chất bột đường, các kháng thể thụ động…giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thu và chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Thành phần sữa chứa lợi khuẩn và giàu chất xơ: Lợi khuẩn (probiotic) và chất xơ (prebiotic) rất tốt cho đường ruột, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Chất đạm thủy phân trong sữa: Loại đạm này giúp bé hấp thu và tiêu hóa dễ dàng hơn, đặc biệt dành cho bé thường xuyên đau bụng, đi ngoài sau khi uống sữa.
Chiết xuất từ đậu nành: Protein từ thực vật vẫn cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho bé sơ sinh, giải quyết được tình trạng tiêu chảy khi dùng một số loại sữa có thành phần chính là sữa bò.
Chứa thành phần tinh bột gạo hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên: Bột gạo có tác dụng ngừa trào ngược dạ dày và được thêm vào một số loại sữa công thức (như sữa Enfamil AR). Gôm thiên nhiên giúp giảm nôn trớ, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa đau thắt bụng và táo bón (như sữa Frisolac Comfort)
Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu kể trên, mẹ hãy chú ý theo dõi và đưa bé đi khám kịp thời
Mẹ tham khảo thêm một số loại sữa khác tốt cho đường tiêu hóa của bé sơ sinh như: Similac, Dielac 1, Enfalac, Nan Pro 1…
Lưu ý cho mẹ: Sữa có thành phần đạm thủy phân có mùi vị đắng khó uống, trải qua quá trình sản xuất với công nghệ phức tạp nên mức giá khá cao. Khi mua mẹ cân nhắc chọn hộp sữa có dung tích nhỏ, tránh trường hợp mua hộp to đắt tiền mà bé không chịu uống thì phí lắm mẹ ạ.
2.4. Sữa cho bé bị dị ứng, hoặc không dung nạp được một số thành phần trong sữa
Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò xảy ra ở bé sơ sinh sau khoảng 2 giờ hoặc 48 tiếng kể từ khi uống. Khi bị dị ứng, bé thường khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, da phát ban, quấy khóc, quặn bụng, táo bón, đi ngoài ra máu…Nếu thấy những dấu hiệu này, mẹ đưa bé đến cơ sở y tế ngay và cân nhắc sử dụng những loại sữa thay thế sữa bò như sữa đậu nành, sữa gạo…
Mẹ nên dùng loại sữa công thức với đạm thủy phân nếu bé dị ứng với thành phần đạm sữa bò hay đạm thực vật
Trường hợp bé không dung nạp đường lactose trong sữa thường có các dấu hiệu: nôn trớ, đầy hơi, xì hơi, khó tiêu… Lúc này, mẹ cân nhắc chuyển sang loại sữa công thức không chứa lactose để đảm bảo hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh.
3. Chọn thương hiệu sữa uy tín, đảm bảo chất lượng
Ngoài công nghệ sản xuất tiên tiến, bảng thành phần rõ ràng, mẹ nên chọn sữa đạt được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: GMP, ISO, ICE hay FDA. Đây đều là những tiêu chuẩn khắt khe và uy tín hàng đầu thế giới. Thương hiệu sữa đạt được những tiêu chuẩn này đã vượt qua những vòng kiểm tra, đánh giá và được phép lưu hành trên thị trường.
Vậy thương hiệu sữa nào đảm bảo uy tín, chất lượng? Mẹ tham khảo 5 thương hiệu sữa dưới đây nhé.
3.1. Sữa Meiji Nhật Bản cho trẻ sơ sinh
Là thương hiệu sữa đến từ Nhật Bản, có tuổi đời hơn 100 năm, Meiji đã chiếm được cảm tình của mẹ Việt nhờ công thức chứa hàm lượng chất xơ hòa tan FOS cao, mẹ không sợ bé bị nóng hay gặp táo bón. Vì thế, Meiji có tên gọi truyền miệng là sữa rau, sữa mát.
Sữa Meiji hỗ trợ táo bón thương hiệu Nhật Bản
Thành phần đa dạng bao gồm: Nucleotides, fructooligosaccharides, DHA, Omega 3-6, vitamin nhóm A, B và taurine giúp hệ miễn dịch và trí tuệ con con phát triển toàn diện. Sữa Meiji có 2 loại, được đánh số 0, 9 dành cho bé từ 0-3 tuổi.
Giá tham khảo: 500.000 VND/ hộp 800g
Địa chỉ mua hàng: để mua được sữa Meiji chất lượng, giá cả hơp lý, mẹ tham khảo trang web: suabottot.com
3.2. Sữa Similac Newborn 1
Similac là nhãn hiệu sữa thuộc thương hiệu Abbott – Hoa Kỳ. Trải qua hơn 33 năm hình thành và phát triển liên tục, Similac đã trở thành nhãn hiệu số 01 được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng, được sử dụng nhiều nhất trong bệnh viện và được mẹ bỉm cực ưa chuộng.
Thành phần trong Similac Newborn với thành phần DHA, taurine, hệ dưỡng chất vitamin nhóm A, B… giúp bé từ 0 đến 6 tháng tuổi cải thiện và phát triển trí não, tăng cân tốt. Đồng thời hai chất oxy hóa là Lutein và Taurine có trong sữa có tác dụng hỗ trợ hoàn thiện hệ thống giác mạc cho bé. Nhờ thành phần chất béo tự nhiên, bé không chỉ tăng cân tốt mà khả năng hấp thụ canxi còn lên đến 50%.
Giá tham khảo: 559.000 VND/ hộp 900g
Địa chỉ mua hàng: để mua được sữa Meiji chất lượng, giá cả hợp lý, mẹ tham khảo trang web: bibomart.com
3.3. Sữa non Alpha Lipid Lifeline
Dòng sữa này là sản phẩm của công ty New Image, nhập khẩu 100% từ New Zealand. Được áp dụng công nghệ độc quyền, sữa non Alpha Lipid đảm bảo giữ lại toàn bộ dinh dưỡng tự nhiên trong sữa ban đầu, tăng khả năng hấp thụ 90 – 98%.
Sữa non Alpha Lipid Lifeline cho bé từ 1 tuổi
Hàm lượng canxi cao, lợi khuẩn tiêu hóa, khoáng chất và vitamin nhóm A, B, C, D, E giúp bé từ 1 tuổi phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và miễn dịch. Tuy nhiên, sữa có giá khá đắt với mặt bằng chung các loại sữa khác, mẹ nên cân đối khả năng tài chính trước khi cho con sử dụng lâu dài.
Giá tham khảo: 1.280.000 VNĐ/ hộp 450g
Địa chỉ mua hàng: để mua được sữa Alpha Lipid Lifeline chất lượng, giá cả hợp lý, mẹ tham khảo trang web: newimagevietnam.vn
3.4. Sữa non Goodhealth cho trẻ sơ sinh
Đến từ nhà sản xuất số 1 thế giới về chăm sóc sức khỏe Goodhealth, dòng sữa non của thương hiệu này đã trải qua những tiêu chuẩn khắt khe nhất và được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hàm lượng chất béo cao, kháng thể tự nhiên IgG, đạm, carbohydrate cùng các khoáng chất như natri, canxi và các vitamin là sự kết hợp hoàn hảo cho sự phát triển của con.
Có đến 90% gia đình tại New Zealand tin tưởng và sử dụng
Sữa non Goodhealth gồm nhiều dòng sản phẩm khác nhau cho trẻ sơ sinh: Sữa non Goodhealth 9% cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sữa non Goodhealth 100% cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.
Giá tham khảo: 785.000 VNĐ/ Hộp 100g
Địa chỉ mua hàng: để mua được sữa Goodhealth chất lượng, giá cả hợp lý, mẹ tham khảo trang web: kidsplaza.com
3.5. Sữa non Pháp Fenioux Colostrum
Nghiên cứu và phát triển bởi viện nghiên cứu Fenioux hàng đầu tại Pháp, sữa non Fenioux dành cho mọi độ tuổi, đặc biệt phù hợp với bé sơ sinh có sức đề kháng kém, thấp còi. Nguồn dinh dưỡng chuyên biệt như các Enzym tiêu hóa Lipase, DHA, canxi, vitamin nhóm A, B, D sẽ giúp bé tăng trưởng đáng kể.
Sữa non Fenioux được lấy 100% từ sữa non của các cô bò được chăm nuôi đặc biệt, rất giàu dinh dưỡng
Đây là một sản phẩm sữa non có phần khá lạ với nhiều mẹ bởi sữa được đóng gói dạng viên nhộng. Mỗi viên nhộng sữa chứa 300mg tinh chất sữa non 100%. Khi cho bé uống, mẹ tháo viên nhộng, đổ bột vào nước và pha bình thường.
Giá tham khảo: 750.000 VNĐ/hộp 200 viên
Địa chỉ mua hàng: để mua được sữa non Pháp Fenioux Colostrum chất lượng, giá cả hơp lý, mẹ tham khảo trang web: tuticare.com
4. Chọn loại sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Do hệ thống tiêu hóa của bé còn non nớt nên nếu uống phải các loại sữa bột giả không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ khiến bé bị dị ứng, tiêu chảy, rất nguy hiểm với sức khỏe của con. Để tránh mua phải sữa giả, kém chất lượng, lời khuyên dành cho mẹ đây ạ:
Mua sữa nhập khẩu nguyên hộp chính ngạch: Ưu tiên sữa được sản xuất và đóng gói tại nước ngoài, sau đó được nhập khẩu về Việt Nam và có văn phòng đại diện, chịu trách nhiệm về sản phẩm theo quy định của Pháp luật.
Mua sữa nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và dây chuyền đóng gói tại Việt Nam: Sau khi nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ các quốc gia như Hà Lan, New Zealand, Mỹ… nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm khoáng chất, vi lượng và các vitamin phù hợp với cơ địa, độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của các bé Việt Nam.
Mua sữa xách tay: Với sản phẩm xách tay trong nước, không có đơn vị nào đại diện ở Việt Nam cam kết về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm. Vì thế, mẹ ưu tiên sữa xách tay từ người nhà, bạn bè sống ở nước ngoài để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng.
Sử dụng sữa chính hãng để đảm bảo sức khỏe cho con
5. Nắm rõ các thông số trên bảng thành phần
Theo một khảo sát tại Châu Á, 80% bố mẹ gần như bỏ qua việc đọc và tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trên bao bì hay hộp sản phẩm mà mẹ mua. Mẹ tập thói quen đọc thông tin trên vỏ hộp sữa trước khi mua sữa cho con để tránh những thành phần con bị dị ứng, hay không phù hợp với tình trạng sức khỏe của con.
Dưới đây là cách đọc hiểu thông tin ở bảng thành phần dinh dưỡng trên vỏ hộp sữa để mẹ cùng theo dõi:
1 – Protein (Chất đạm): Để bé hấp thu tốt, sữa công thức hiện nay đều cố gắng làm giống sữa mẹ nhất có thể. Vì thế, đa số sữa dùng cho trẻ sơ sinh có tỷ lệ đạm gần giống sữa mẹ, khoảng 60% đạm Whey và 40% đạm Casein.
2 – Chất béo: DHA và ARA là 2 loại axit béo có vai trò quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé và đã được bổ sung trong thành phần sữa công thức tiêu chuẩn.
Sữa công thức hiện nay có thành phần giống sữa mẹ
3 – Carbohydrate (Bột đường): Lactose là một loại carbohydrate trong sữa công thức tiêu chuẩn có chủ yếu trong cả sữa mẹ và chiết xuất từ sữa bò. Tuy nhiên, thành phần này không phù hợp cho những bé bất dung nạp lactose đâu mẹ nhé. Thay vào đó, mẹ nên chọn sữa có nguồn đường glucose và sucrose để bé không bị tiêu chảy khi uống.
4 – Vitamin và khoáng chất: đây là hai dưỡng chất thường thấy ở mọi loại sữa, là bộ đôi chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của mọi bé sơ sinh. Đôi khi nhà sản xuất sử dụng một số thuật ngữ khoa học khác để ghi, như: Ferrous sulfate là chất sắt, Calcium pantothenate là vitamin B5, Sodium ascorbate là vitamin C, mẹ lưu lại để không bỡ ngỡ khi chọn mua nhé.
Sữa công thức chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ
Nucleotide: Hỗ trợ tạo nên ADN & ARN, đồng thời phát triển hệ thống miễn dịch.
Chất xơ: Có tác dụng trong việc chữa trị tạm thời chứng tiêu chảy, chất xơ thường được bổ sung trong sữa có thành phần từ đậu nành.
Axit amin: Trong sữa mẹ, sữa chiết xuất sữa bò hay sữa từ thành phần đậu nành đều thêm vào các loại axit amin như taurine, methionine và carnitine.
Các hãng sữa công thức đôi khi có thêm bớt các thành phần khác nhau
6. Lựa chọn dạng thức sữa tiện lợi và đảm bảo vệ sinh khi pha
Có 3 dạng thức sữa công thức phổ biến cho trẻ sơ sinh bao gồm: dạng bột, thanh, dạng sữa pha sẵn. Mỗi loại có các ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng mẹ bỉm khác nhau.
Dạng bột: Hộp sữa bột là loại mà đại đa số các mẹ bỉm vẫn hay dùng nhất. Tuy nhiên, mẹ bỉm mới làm mẹ lần đầu thường gặp khó khăn khi đong lượng sữa chuẩn cho con. Bột sữa cũng rất dễ rơi rớt ra bên ngoài trong quá trình pha nếu mẹ pha sữa vào bình sữa cổ hẹp.
Dạng thanh: Sữa dạng thanh được đóng trong mỗi gói nhỏ. Khi nào muốn dùng mẹ có thể bỏ số thanh vừa đủ ra để pha cho bé bình thường như dạng bột vậy. Ưu điểm lớn nhất của sữa dạng thanh là giúp mẹ tiết kiệm thời gian pha sữa hơn, dễ mang theo khi ra ngoài. Việc bảo quản cũng đơn giản hơn so với sữa bột trong hộp lớn.
Dạng sữa pha sẵn: Để mẹ đỡ vất vả hơn khi chăm sóc bé, sữa pha sẵn đã được ra đời với khả năng loại bỏ gần như tuyệt đối nguy cơ vi khuẩn tấn công trong quá trình pha hay bảo quản sữa. Mẹ chỉ cần mở hộp sữa và cho con ti trực tiếp mà không cần dụng cụ pha.
Sữa bột dạng lon là loại được các mẹ ưa chuộng nhất
Vậy dạng thức sữa nào đảm bảo an toàn cho con và tiện lợi cho mẹ? Mẹ tham khảo hướng dẫn chọn dạng thức sữa sau đây nhé:
Mẹ đang sử dụng bình sữa cổ hẹp: Khi sử dụng bình sữa cổ hẹp, việc pha sữa sẽ rất khó khăn do bột sữa dễ bị rơi ra ngoài gây mất vệ sinh. Do đó, để tiết kiệm thời gian pha sữa, mẹ nên lựa chọn dạng thanh.
Mẹ bận rộn, phải đi làm sớm: Nếu mẹ mới đi làm, hoặc bận rộn với công việc nhà thì ưu tiên sữa pha sẵn mẹ nhé! Với sữa pha sẵn, mẹ chỉ cần cho con uống luôn mà không cần pha hay vệ sinh bình, cực tiết kiệm thời gian mẹ nhỉ.
Mẹ đã có kinh nghiệm chăm con, nắm rõ nguyên tắc, tỉ lệ khi pha hoặc mẹ dùng bình sữa cổ rộng: Pha sữa dạng bột theo tỉ lệ chính xác không còn là điều khó khăn với những mẹ đã có kinh nghiệm chăm con. Đặc biệt bình sữa cổ rộng giúp mẹ dễ dàng đưa bột sữa vào trong bình mà không gây rơi vãi, không mất công dọn dẹp.
Mẹ tham khảo sản phẩmbình sữa cổ rộng của Mamamy để việc pha sữa trở nên nhanh chóng và tiện lợi nhé. Bình sữa cổ rộng với đường kính miệng bình lớn, phù hợp với tất cả các loại thìa đong có sẵn hoặc không có sẵn trong hộp sữa, giúp mẹ pha sữa cho con chỉ trong 2 phút. Sau khi pha xong mẹ cũng dễ dàng đưa cọ vào từng ngóc ngách để vệ sinh sạch sẽ bình sữa, tránh vi khuẩn và cặn sữa tích tụ gây hại cho sức khỏe của con.
Bình sữa thủy tinh cổ rộng Mamamy giúp bé chống sặc, an toàn vệ sinh cùng mẹ nuôi bé lớn khôn
7. Chọn dung tích sữa tương ứng với lượng ăn của con
Mẹ có thấy hạn sử dụng sau khi mở nắp được ghi trên vỏ hộp sữa chỉ khoảng 20 – 30 ngày không ạ? Sữa để quá lâu so với khuyến nghị của nhà sản xuất, tiếp xúc với không khí ẩm sẽ dần mất chất, biến đổi, thậm chí ẩm mốc, gây ngộ độc cho bé. Mẹ nên chọn dung tích hộp sữa phù hợp với lượng ăn của con nhé.
Vậy để chọn khối lượng sữa phù hợp mẹ làm như thế nào?
Tùy theo mỗi loại sữa, mẹ dễ dàng biết được 1 muỗng bột tương đương với bao nhiêu g và pha với bao nhiêu ml nước. Tiếp đến tính ra mỗi ngày con dùng bao nhiêu muỗng sữa, tương đương với bao nhiêu g và tính ra được số ngày bé yêu dùng hết được một hộp.
Ví dụ: 1 thìa sữa tương đương với 5.6g pha với 40ml nước, tức là nếu bé ăn 3 thìa sữa cần tới 120ml nước. Tương đương pha được 120ml sữa, trong đó có 16.8g sữa một cữ uống. Nếu 1 ngày cần uống khoảng 6 cữ (=720ml/ngày) thì bé tiêu hóa 100.8 (g) sữa. Vậy với một hộp sữa bột 500g, bé khỏe mạnh, thích uống sữa có thể dùng hết trong khoảng 5 ngày.
Trên thực tế, điều này cũng phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé. Nếu đã hiểu rõ về chế độ, thói quen bé ăn sữa, mẹ có thể dễ dàng tính toán được thời gian con yêu dùng hết một hộp sữa.
8. Những thắc mắc của mẹ khi chọn sữa cho trẻ sơ sinh
8.1. Có nên thay đổi sữa của con thường xuyên?
Dù thành phần sữa công thức về cơ bản không có quá nhiều sự khác biệt, song vị giác của bé yêu khi uống quen một loại sữa rồi, thường sẽ không thích chuyển sang hương vị khác. Hơn nữa khi đổi sữa thường xuyên, môi trường vi sinh trong đường ruột của bé cũng thay đổi theo. Dẫn tới ảnh hưởng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của bé.
Để bé dùng được sữa mới, mẹ nên kiên nhẫn tập đổi sữa cho bé dần dần, và tăng dần lượng sữa mới khi bé đã quen và ti nhanh hết. Tuy nhiên, nếu bé đang dùng các loại sữa đặc biệt thì mẹ nên cân nhắc kỹ hơn khi đổi sữa, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mẹ thử đổi sữa nếu bé xuất hiện những dấu hiệu: chán ăn, nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón kéo dài, không tăng cân, chiều cao hoặc bé không thích hương vị sữa
8.2. Loại sữa nào không bị đóng cặn sau khi dùng?
Sữa bị lắng cặn, kết tủa sau khi dùng là hiện tượng bình thường và xảy ra ở mọi loại sữa. Vì thế, mẹ không thể tìm được loại sữa không bị đóng cặn sau khi dùng nếu không vệ sinh bình sữa đúng cách. Để bột sữa được loại bỏ hoàn toàn sau khi bé ti, mẹ nên vệ sinh bình sữa thường xuyên và dùng nước rửa bình sữa từ thành phần thiên nhiên, có khả năng kháng khuẩn và làm sạch hiệu quả để đảm bảo sức khỏe của con nhé.
8.3. Có nên cho bé uống sữa bò tươi thay vì sữa công thức?
Không nên đâu mẹ ạ. Theo kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh, có một số loại sữa công thức trong thành phần có đạm từ sữa bò đã qua tinh chế nên phù hợp với hệ tiêu hóa của con. Tuy nhiên, cho bé sơ sinh uống sữa bò tươi là một chuyện hoàn toàn khác. Trong sữa bò nguyên chất có chứa rất ít sắt, vitamin E hay axit béo thiết yếu, tỷ lệ protein và chất béo cũng không cân bằng như sữa mẹ… Do đó, trẻ sơ sinh khó dung nạp và chuyển hóa các chất này, dễ gây khó tiêu, lâu dần con sẽ sợ ti sữa, biếng ăn, chậm lớn.
Theo viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, bé có thể dùng được sữa bò nếu từ 12 tháng tuổi trở lên, không dị ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bình thường về sức khỏe
8.4. Sữa nhập ngoại có tốt hơn sữa nội không?
Mỗi loại sữa về bản chất đều là sản phẩm tốt cho trẻ sơ sinh nếu mẹ chọn được đúng loại, đúng sản phẩm chính hãng và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con. Sữa ngoại hay sữa nội tốt nhất cho con? Sẽ không có một câu trả lời cụ thể nào cả.
Bất kể là sữa nội hay sữa ngoại, nếu bé ưa sữa, tăng cân đều, không gặp vấn đề về tiêu hóa, đồng thời phù hợp với khả năng tài chính của mẹ, chứng tỏ đây là loại sữa “chân ái” cho hai mẹ con nhà mình. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quá băn khoăn nếu ai đó cho rằng trẻ sơ sinh sử dụng sữa ngoài sớm sẽ làm giảm bớt kết nối giữa bé và mẹ. Bé vẫn cảm nhận được tình cảm của mẹ bằng nhiều cách giao tiếp khác nhau đó.
Hy vọng các kinh nghiệm mua sữa cho trẻ sơ sinh được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ có thể quyết định chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất cho con yêu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất mẹ nhé!
Khi bị ho trong 3 tháng đầu mang thai mẹ thường rất lo lắng bởi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ho ở mẹ bầu tháng đầu. Vậy đó là những nguyên nhân gì? Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cho mẹ câu trả lời!
1. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho
1.1. Nguyên nhân thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên do khiến cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho, mệt mỏi, đau đầu… Đường hô hấp chính là bộ phận trung tâm dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhất. Khi không khí quá lạnh, quá nóng hoặc thay đổi từ lạnh sang nóng, nóng sang lạnh một cách đột ngột cũng có thể làm cho mẹ bầu tháng đầu bị ho, cổ họng đau rát.
1.2. Do hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch yếu gây ho ở mẹ bầu
Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng cơ thể mẹ bị suy giảm nhiều kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố bên trong là cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập. Những loại vi rút này khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các vấn đề liên quan tới đường thở, sinh ra các phản xạ ho là nguyên nhân gây ra hiện tượng ho khi mang thai 3 tháng đầu.
1.3. Trào ngược dạ dày
Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị ho do tử cung có kích thước lớn tạo áp lực lên ổ bụng, dễ gây trào ngược dạ dày. Acid dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, khiến vùng cổ họng bị bỏng gây ra triệu chứng ho.
1.4. Dị ứng
Tình trạng dị ứng dẫn tới hiện tượng ho
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho – nguyên nhân có thể do vốn có dị ứng với một số tác nhân như: phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá… Khi mẹ tiếp xúc có thể tạo ra kích ứng trong đường thở, viêm nhiễm đường hô hấp, gây ra hiện tượng ho khan.
1.5. Hen suyễn
Mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn cũng thường gặp tình trạng ho khi mang thai 3 tháng đầu, hơn thế nữa rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh hen suyễn có thể khiến mẹ bầu bị ho có đờm, kèm theo khó thở, thở rít, đau tức ngực hay nghiêm trọng hơn là khó thở trong thai kỳ. Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cơn ho dữ dội hơn, đặc biệt là về đêm và sáng.
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người, mẹ mang thai là một ví dụ. Khi mẹ bầu tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí như khói bụi, khí kích thích hoặc khói thuốc lá, gây ra những kích thích phía sau cổ họng dẫn đến ho khi mang thai 3 tháng đầu.
1.7. Ho do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
Mẹ bầu bị ho trong 3 tháng đầu do viêm họng, viêm xoang…. hoặc các bệnh lý về phổi như viêm phế quản, viêm phổi,…. Những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp này có thể kèm theo hiện tượng sốt hoặc tức ngực, điều mẹ cần làm là phải đến gặp bác sĩ ngay để có giải pháp kịp thời.
2. Bầu 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường, những cơn ho theo phản xạ tự nhiên nhằm tống xuất dị vật ra khỏi cơ thể sẽ không ảnh hưởng đến bé yêu. Thay vào đó, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho kéo dài liên tục không dứt, cần lưu ý để tránh những tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé:
Mẹ bầu 3 tháng đầu ho liên tục ảnh hưởng đến thai nhi
Hiện tượng ho liên tục có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng hô hấp. Đây là tình trạng rất nguy hiểm vì thế mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng xấu cho thai nhi nhé
Cơn ho kéo dài liên tục làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Do đó gây ra thiếu dinh dưỡng cần thiết, ngủ nghỉ không đầy đủ làm việc bổ sung dưỡng chất để nuôi thai nhi bị thiếu hụt.
Mặc dù cơn ho không đến mức gây kích thích co thắt tử cung nhưng vẫn gây cảm giác khó chịu và đau tức vùng cơ bụng của mẹ.
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể sử dụng thuốc tây với trường hợp bị viêm họng do virus. Thuốc Paracetamol là loại thuốc giảm đau họng, giảm sốt phổ biến và hiệu quả. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ tuyệt đối không sử dụng Aspirin vì có thể gây sảy thai nhé.
Lựa chọn thuốc tây an toàn theo chỉ định
Nếu mẹ bị viêm họng do vi khuẩn gây ra sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định những loại thuốc phù hợp như Cephalosporin, Penicillin… Đây đều là những loại thuốc thuộc nhóm an toàn cho mẹ đang trong thai kỳ và có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…
Trường hợp dị ứng Nếu bị dị ứng với các loại thuốc trên, mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid: Azithromycin, Spiramycin, Erythromycin,…
3.2. Trị ho bằng thuốc ngậm
Thay vì uống thuốc tây, nhiều người lại ưu tiên sử dụng thuốc ngâm giúp giảm ho tức thời. Một số loại thuốc ngậm giảm ho, kháng khuẩn an toàn như: Mekothrocine, Papain, Lysopain,…Các loại thuốc này giúp điều trị viêm nhiễm tại chỗ, giảm đau, giảm sưng.
Sử dụng thuốc ngậm giảm ho
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể dùng thuốc ngậm để cải thiện cơn ho nhưng lưu ý, việc dùng thuốc ngậm cũng không nên tùy tiện, cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc ngậm.
3.3. Trị ho theo phương pháp dân gian
3.3.1. Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong
Mật ong là một sản phẩm tự nhiên đặc biệt tốt được dùng với nhiều mục đích khác nhau như chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,… Trong mật ong có chứa protein, các vitamin, muối khoáng, men có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và bổ dưỡng cho cơ thể nên khi kết hợp quất xanh với mật ong là bài thuốc công hiệu chữa ho rất hiệu quả.
Cách trị ho bằng quất xanh, mật ong
Nguyên liệu:
Quất và mật ong nguyên chất
1 lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín.
Cách làm:
Sử dụng 500 gam trái quất (tắc) rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng hoặc dùng dao khía xung quanh quả và loại bỏ hạt.
Xếp quất vào lọ thủy tinh, cứ một lớp quất thì rưới một lớp mật ong lên trên bề mặt, xen kẽ lẫn nhau. Mẹ lưu ý rưới mật ong đều xung quanh bề mặt của quất để mật ong ngấm đều vào quất.
Đậy chặt nắp để vài ngày sau quất sẽ ra nước và quyện chung với mật ong
Mẹ có thể thêm vào trà nóng tạo thành trà quất mật ong rất thơm ngon. Mẹ thay đổi khẩu vị bằng cách ngậm trực tiếp miếng quất với nước quất mật ong ngày 3-4 lần hoặc pha chung với nước ấm
3.3.2. Cách trị ho bằng chanh
Chanh là một loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau rát cổ và dịu vùng họng. Mẹ co thể áp dụng công thức này để chữa bệnh ho khi mang bầu 3 tháng đầu.
Chuẩn bị:
2-3 quả chanh
đường phèn
1 thìa mật ong
Cách dùng:
Cách trị ho bằng chanh
Ngâm chanh đào với mật ong:
Chanh mẹ đem rửa sạch, pha một ít muối vào nước đã đun sôi để nguội, ngâm khoảng 30 phút. Vớt chanh ra để thật khô, cắt chanh thành những miếng mỏng.
Đường phèn đem đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ rồi đến một lớp chanh cứ như vậy cho đến khi hết chanh. Cuối cùng đổ mật ong vào, đậy kín để khoảng 3 tháng là có thể dùng.
Với chanh thường chưa ngâm: Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ, mẹ pha 1 cốc nước ấm với 1 thìa mật ong nguyên chất, 1 lát chanh để uống. Nó có tác dụng rất tốt để trị ho, tiêu đờm.
3.3.3. Cách trị ho hiệu quả bằng bột nghệ và quất ngâm
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần chính bên trong nghệ là Curcumin có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng virus và là loại dược liệu tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho.
Cách trị ho hiệu quả bằng bột nghệ và quất ngâm
Chuẩn bị:
Tinh bột nghệ (100 gram)
Mật ong (150 gram)
Cách làm:
Trộn đều mật ong và tinh bột nghệ với nhau, cho hỗn hợp vào bảo quản trong lọ sạch và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi lần sử dụng một nửa thìa cà phê đưa vào sâu trong cổ họng và ngậm khoảng 5 phút để thuốc thấm dần vào niêm mạc hầu họng.
Mỗi ngày mẹ dùng 4 – 5 lần và đặc biệt có hiệu quả nếu sử dụng trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
3.3.4. Cách trị ho từ quả lê chưng đường phèn và cam nướng
Lê chưng đường phèn sẽ giúp cải thiện những cơn ho mỗi khi trở trời. Chỉ cần vài bước thực hiện, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể cải thiện được sức khỏe:
Cách trị ho từ quả lê chưng đường phèn và cam nướng
Nguyên liệu:
1 quả lê
1 nhánh gừng nhỏ
Đường phèn theo khẩu vị
Cách làm:
Lê gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Gừng thái sợi
Cho lê, gừng và đường phèn vào bát, cho vào nồi chưng/hấp trong 20′ cho đến khi lê mềm và đường tan hết
Ăn nóng rất ngon và dễ ăn. Ăn cả cái và nước nhé. Dùng kiên trì trong khoảng 2-3 ngày là mẹ thể giảm ho rất nhiều.
3.3.5. Giảm ho nhờ gừng tươi
Củ gừng là một trong những nguyên liệu có tác dụng cải thiện bệnh ho khi mang bầu 3 tháng nhanh chóng hiệu quả. Theo Đông Y, củ gừng có tính ấm, vị cay giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh ho gây ra. Sử dụng củ gừng thường xuyên sẽ nhanh chóng làm tan đờm, giảm đau rát cổ họng.
Giảm ho nhờ gừng tươi
Nguyên liệu:
Mẹ chỉ cần chuẩn bị chỉ cần 1 củ gừng nhỏ
Cách làm:
Mẹ cắt gừng thành những lát mỏng.
Ngậm từng lát gừng tươi vào trong họng và nhai nuốt nước, bỏ bã.
Thực hiện cách này khoảng 2 lần/ ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh ho.
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho nên nhai gừng khoảng 5 phút để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện cách làm này trong 3 ngày bệnh ho mới có thể giảm được.
4. Biện pháp phòng ngừa ho cho mẹ 3 tháng đầu
Biện pháp phòng ngừa ho cho mẹ 3 tháng đầu
Để khắc phục những cơn ho cho mẹ bầu tháng đầu, mẹ hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây nhé:
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu vitamin B, trái cây tươi, rau xanh,…Mẹ có thể lựa chọn 17 loại trái cây tốt cho mẹ bầu
Uống đủ nước hằng ngày. Chú ý mẹ nên uống nước ấm, tránh dùng nước đá lạnh, nước ngọt có gas,…vì có thể làm bệnh ho nặng thêm.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại cho đường hô hấp
Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất có mùi khó chịu;
Khi thời tiết chuyển mùa cần giữ ấm cơ thể Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa;
Vệ sinh cá nhân, tắm gội sạch sẽ hàng ngày nhưng nên tắm nhanh và không nên ngâm trong nước quá lâu
Ngủ đủ giấc, luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ lạc quan
Thông thường mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho có thể chữa trị bằng các phương pháp truyền thống tại nhà. Tuy nhiên nếu xảy ra dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay nhé. Một số dấu hiệu xấu như:
Mẹ bầu bị ho khó thở, nhịp thở khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt
Ho dai dẳng, ho kéo dài, đau rát cổ họng, tức ngực tạo cảm giác khó chịu
Ho có đờm, ho ra máu
Ho kèm theo sốt
6. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho
6.1. Bà bầu bị ho nên kiêng gì?
Một số loại thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho nên tránh như:
Thực phẩm lạnh: Các loại đồ ăn lạnh thường kích thích vị giác rất tốt, Tuy nhiên mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho nên tránh bởi nhiệt độ lạnh thường khiến cho tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ăn đồ lạnh còn làm tăng nguy cơ phù nề niêm mạc cổ họng và dễ gây tắc khí ở phổi. từ đó khiến các cơn ho xuất hiện với tần suất dày đặc và dai dẳng.
Các loại hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cá biển, cua… đều được cho là không tốt cho mẹ đang trong thai kỳ. Bởi chúng có thể làm dị ứng. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản cũng là một trong những yếu tố có thể làm nặng nề thêm cơn ho.
Mẹ tuyệt đối không ăn uống đồ lạnh
Đậu phộng, hạt dưa: Do có chứa dầu cùng một số chất khác có thể khiến cho lượng đờm trong cổ mẹ bầu tăng lên. Từ đó sẽ khiến cho tình trạng ho nghiêm trọng thêm.
Thức ăn cay nóng: Đây là nhóm thực phẩm này thường gây kích ứng niêm mạc họng cũng như tiêu hóa. Thêm vào đó là làm gia tăng tình trạng phù nề, làm cổ họng tăng tiết dịch nhầy. Từ đó sẽ khiến cho tình trạng ho dai dẳng kéo dài, kèm theo đó có thể là khiến cho các phản ứng viêm hình thành và phát triển.
Caffeine và nước ngọt: Chúng có thể kích thích đi tiểu nhiều hơn, khiến cơ thể bị mất nước. Từ đó khiến cho cơ thể bị mất nước và ảnh hưởng đến quá trình khắc phục triệu chứng ho
6.2. Có nên dùng mẹo dân gian chữa ho cho mẹ bầu 3 tháng đầu không?
Có nên dùng mẹo dân gian chữa ho cho mẹ bầu 3 tháng đầu không?
Hoàn toàn được mẹ nhé! Việc dùng các mẹo dân gian để chữa ho khi mang bầu 3 tháng đầu là phương pháp được ưa chuộng bởi vừa tiết kiệm thời gian vừa đem lại hiệu quả cao. Đây là những phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên giải pháp này đôi khi chỉ mang tính tạm thời, khi có dấu hiệu bất thường mẹ vẫn nên gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
6.3. Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không?
Mặc dù họ là triệu chứng rất thường gặp, tuy nhiên bà bầu 3 tháng đầu bị ho về đêm thì không nên chủ quan, bởi có thể gây ra một số tác hại như:
Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không?
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Ho nhiều, liên tục gây co thắt vùng ngực, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược và chán ăn. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Mất thai: Nếu triệu chứng ho là do tụ cầu, liên cầu khuẩn, Rubella virus,… mẹ dễ có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, sảy thai và trẻ sinh ra dễ bị bệnh viêm phổi, câm điếc,…
Động thai: Hoạt động ho liên tục có thể khiến tử cung co bóp dữ dội, gây động thai và tăng nguy cơ sinh non.
Hy vọng với những thông tin mà Góc của mẹ đã cung cấp, mẹ bầu 3 tháng đầu bị ho sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Đồng thời trang bị những biện pháp phòng bệnh cũng như điều trị bệnh hợp lý nhất. Mẹ hãy theo dõi Góc của mẹ để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Bao quy đầu của bé trai sau khi nong cần được vệ sinh đúng cách, nếu không rất dễ dẫn tới viêm nhiễm hoặc hẹp bao quy đầu trở lại. Vậy làm thế nào để vùng kín của con luôn sạch sẽ mà vẫn đảm bảo con không bị đau rát khó chịu? Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu cùng một vài lưu ý cơ bản giúp vết thương nhanh lành hơn, bé yêu của mẹ luôn được thoải mái, dễ chịu. Đừng bỏ qua mẹ nhé!
Mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu cẩn thận tránh bị nhiễm khuẩn
1. Nguyên tắc vệ sinh cho bé trai sau khi nong bao quy đầu
1 – Vệ sinh: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng để sát khuẩn trước khi vệ sinh vùng kín cho bé, tránh những nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay mẹ sang vùng kín đang tổn thương của con. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như chậu, khăn lau, khăn tắm trước và sau khi dùng để tránh vi khuẩn, nấm men tích tụ, khiến vết thương của con lâu lành mẹ nhé.
2 – Nhẹ nhàng: Mẹ lau rửa một cách nhẹ nhàng xung quanh dương vật, đặc biệt phần đầu bao quy đầu. Không nên chà xát mạnh vì rất dễ gây tổn thương, gây viêm nhiễm, mưng mủ.
3 – Theo dõi: Theo dõi tình trạng bao quy đầu của con mỗi khi thay tã, hoặc vệ sinh, tránh trường hợp con bị hẹp bao quy đầu trở lại.
4 – Thời gian “thở”: Sau khi vệ sinh cho bé, mẹ nên để phần dưới của bé được thoải mái trong khoảng 5 phút bằng cách không mặc đồ (bao gồm tã, quần), giúp da con thoáng mát không bị gò bó.
Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi vệ sinh vùng kín cho bé để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn
2. Hướng dẫn vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu đúng cách
2.1. Cách vệ sinh bao quy đầu khi thay bỉm
1 – Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Nước muối sinh lý loại 0.9%
Khăn ướt cho bé sơ sinh
Tăm bông
Xịt chăm sóc da
Mách mẹ: Để đảm bảo mua sản phẩm khăn ướt, xịt chăm sóc da, dụng cụ vệ sinh đảm bảo chất lượng, mẹ nên tìm mua tại những hệ thống hiệu thuốc lớn và uy tín, các điểm chuyên bán sản phẩm mẹ và bé chính hãng như: hệ thống điểm bán hệ sản phẩm chăm sóc bé Mamamy, Pharmacity, nhà thuốc Bệnh viện Nhi, Bệnh viện da liễu…
Mẹ tìm mua sản phẩm tại các hệ thống siêu thị lớn, các điểm mua hàng chính hãng nhé
2 – Các bước thực hiện:
Bước 1: Mẹ rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó đặt con nằm trên giường hoặc nôi, dang rộng hai chân, nhẹ nhàng tháo quần và bỉm của con ra.
Bước 2: Sử dụng từng tờ khăn ướt riêng biệt để lau sạch các vùng bẹn, mông, đùi, hai tinh hoàn để đảm bảo da con sạch khuẩn và được dưỡng ẩm mềm mại. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, mẹ nhớ làm ấm khăn ướt bằng cách nắm chặt khăn trong lòng bàn tay và giữ 3-5 giây. Nhiệt từ tay mẹ làm tờ khăn ướt ấm lên, mẹ thoải mái vệ sinh mà không sợ bé bị lạnh, giật mình khi khăn tiếp xúc với da.
Khăn ướt chất lượng cao an toàn với làn da bé sơ sinh và vùng kín bé trai mới nong bao quy đầu
Bước 3: Lộn bao quy đầu cho bé bằng cách dùng tay đẩy lớp da bao quy đầu ra sau một cách từ từ và nhẹ nhàng.
Bước 4: Khéo léo vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý. Mẹ nhớ lau rửa kỹ các kẽ, khe rãnh ở đầu dương vật để tránh vi khuẩn, nước tiểu tích tụ khiến bé bị hăm hoặc viêm nhiễm. Sau đó đưa bao quy đầu về lại vị trí ban đầu.
Bước 5: Xịt sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu vết thương, không chứa Paraben và các chất độc hại để da con yêu được bảo vệ tốt nhất.
Xịt sản phẩm chăm sóc da có thành phần thiên nhiên kháng khuẩn
1 chai dung dịch vệ sinh dành riêng cho bé hoặc nước muối sinh lý 0.9%
1 chiếc tã hoặc quần sạch
2 – Các bước thực hiện
Bước 1: Mẹ rửa tay sạch, tháo bỉm và quần của con ra, đặt con nằm hoặc bế con. Sau đó sử dụng khăn vải khô đa năng thấm nước ấm để vệ sinh phần ngoài của bao quy đầu, tiếp đến 2 bên bẹn, mông và tinh hoàn.
Bước 2: Lộn bao quy đầu ra sau, rửa sạch phần bao quy đầu đã lộn với một chiếc khăn mềm đã được thấm ướt với dung dịch vệ sinh, hoặc nước muối sinh lý.
Bước 3: Rửa sạch lại với nước để trôi hết tồn dư của dung dịch vệ sinh. Đưa bao quy đầu trở về vị trí cũ và lau sạch toàn bộ dương vật một lần với khăn ướt.
Bước 4: Xịt sản phẩm chăm sóc da và mặc tã, quần cho bé.
Lưu ý cho mẹ: Nếu bé trên 6 tuổi mẹ nên hướng dẫn bé tự vệ sinh và theo dõi con thực hiện để con học thói quen vệ sinh cá nhân.
Bé trên 6 tuổi có tính tự giác cao và học hỏi nhanh, mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh
2.3. Lưu ý
Sau khi nong bao quy đầu, mẹ cần lưu ý cho bé những điều sau:
Tránh mặc quần áo ẩm ướt hoặc đẫm mồ hôi: Đây là môi trường chứa nhiều vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nấm men, khi tiếp xúc trực tiếp với dương vật dễ gây viêm nhiễm.
Không mặc cho bé đồ lót chật hoặc quần bó sát: Những loại quần áo này xiết chặt khiến dương vật bé bị chèn ép, đau rát khi vận động. Ngoài ra, mặc đồ chật sẽ khiến mồ hôi sẽ bị giữ lại, vi khuẩn bên trong sinh sôi gây tổn thương và nhiễm trùng bộ phận sinh dục.
Chú ý về chất liệu đồ lót: Mẹ chọn cho bé đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, muslin hoặc vải sợi tre để bộ phận sinh dục không bị ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu mẹ cũng nên cho bé mặc đồ thoải mái, dễ vận động
3. Tác hại của việc vệ sinh bao quy đầu không đúng cách
Sau khi nong bao quy đầu, nếu mẹ không biết vệ sinh đúng cách, không thay đồ lót thường xuyên rất dễ dẫn đến viêm đau, sưng đỏ bao quy đầu, thậm chí khiến bao quy đầu bị rút vĩnh viễn (Paraphimosis), bao quy đầu bó chặt (Phimosis), chấn thương dây kéo bao quy đầu.
Vệ sinh thường xuyên sẽ giúp vết thương của con nhanh lành, con thoải mái và vui vẻ hơn
4. 3 Lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi vệ sinh cho bé vừa nong bao quy đầu
Mẹ áp dụng biện pháp cầm máu tại chỗ như ép hoặc chèn gạc để cầm máu nếu bao quy đầu của bé bị chảy máu.
Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy phần da bao quy đầu xuất hiện những chất trắng hoặc vàng nhạt. Điều này hoàn toàn bình thường, chất đó được gọi là Smegma (hiểu đơn giản là “bựa sinh dục”) hình thành do quá trình bong tróc tế bào chết của da dương vật và lớp trong của bao quy đầu. Mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ lớp chất bẩn này là được.
Nếu vùng kín của con có biểu hiện sưng tấy, chảy mủ, đau rát kéo dài, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.
Mẹ nên cho bé khám bác sĩ nếu vùng kín sưng tấy, chảy mủ, đau rát kéo dài
Nong bao quy đầu là phương pháp khá an toàn và ít gây đau đớn. Tuy nhiên mẹ chú ý vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu theo đúng hướng dẫn để tránh những tổn thương hoặc nhiễm trùng, khiến bé khó chịu mẹ nhé! Nếu mẹ còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất.
Mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở là tình trạng thường thấy ở mẹ mang thai giai đoạn này. Nếu các biểu hiện này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và các hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân gì khiến bà bầu khó thở và khắc phục tình trạng này như thế nào?
1. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở
1.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu khó thở do cơ thể thay đổi theo sinh lý
1.1.1. Kích thước cơ hoành tăng lên
Kích thước cơ hoành tăng lên là một trong các nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó thở cho mẹ
Cơ hoành là một vân cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp. Cùng với sự thay đổi ở cơ hoành, mẹ bầu cũng hít thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở, hụt hơi rõ ràng hơn vào ban đêm khi nằm ngủ.
1.1.2. Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị thay đổi.
Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi do có sự tăng lên của nồng độ hormone Progesterone. Hormone này trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của mẹ. Điều này dễ dẫn đến việc mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn, cảm giác không thoải mái khi hít thở.
1.1.3. Thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt cũng khiến nồng độ oxy trong cơ bắp giảm xuống gây tình trạng khó thở
Thiếu sắt gây ra nhiều bệnh lý cho mẹ bầu và đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Sắt trong cơ thể ảnh hưởng tới hoạt động của huyết sắc tố – yếu tố đóng vai trò đưa oxy đi khắp cơ thể. Khi cơ thể mẹ bị thiếu sắt, huyết sắc tố hoạt động kém đi, khiến cho nồng độ oxy bị giảm xuống ở trong cơ bắp. Cơ bắp khiến nhịp thở nhanh hơn để nạp oxy vào trong cơ thể. Đó là lý do mà các mẹ bầu luôn được khuyên phải bổ sung sắt thường xuyên trong quá trình mang thai.
1.1.4. Thể tích máu tăng
Khi mang thai thể tích máu tăng 50%, đồng nghĩa với việc tim phải làm việc nhiều hơn và mẹ phải hít thở sâu để trao đổi oxy. Hoạt động này diễn ra nhiều hơn bình thường và khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở, việc hít thở gặp nhiều khó khăn hơn.
1.1.5. Kích thước tử cung tăng lên
Kích thước tử cung tăng lên và gây cảm giác khó thở cho mẹ là hiện tượng sinh lý bình thường
Tử cung to lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi đã gây chèn ép lên các cơ quan khác trong cơ thể khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó thở. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, em bé đã có sự phát triển vượt bậc, tương ứng với đó là sự tăng lên không ngừng của kích thước tử cung. Việc tử cung tăng kích thước sẽ gây chèn ép cơ hoành gây nên tình trạng khó thở. Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở không cần quá lo lắng.
1.2. Bầu 3 tháng đầu khó thở do các nguyên nhân liên quan tới bệnh hen suyễn
Mắc hen suyễn khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn trước khi mang thai bé
Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính liên quan tới phổi. Mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở hơn trong giai đoạn mang thai khi mắc sẵn bệnh hen suyễn trước đó. Triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra nặng nề hơn và khiến mẹ cảm thấy không thoải mái. Khi trong phổi có vấn đề khó chịu, mẹ sẽ lên những cơn suyễn với biểu hiện như khó thở, tức ngực, ho, thở khò khè.
2. Bầu 3 tháng đầu khó thở có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, nhìn chung, tình trạng khó thở, thở nhanh khi mang thai thường không ảnh hưởng xấu đến mức trầm trọng đến mẹ và thai nhi. Bà bầu 3 tháng đầu khó thở chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đi lại, vận động nhẹ nhàng, mẹ không nên làm việc quá sức là có thể cải thiện tình trạng này. Tuy vậy, mẹ cũng không nên quá chủ quan khi những triệu chứng này diễn biến trầm trọng hơn bình thường. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi rơi vào các trường hợp sau :
Một số trường hợp mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Bị hen suyễn nặng: Hen suyễn đi cùng các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho, thở khò khè và ngày càng kéo dài hoặc nặng nề hơn. Lúc này, mẹ cần sự trợ giúp từ người thân để được thăm khám kỹ càng nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Thở gấp, tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao kéo dài: Khi lo lắng hay hồi hộp, tim mẹ dễ đập nhanh, nhịp tim tăng bất thường, điều này khiến mẹ thở gấp và dẫn đến khó thở, gây cảm giác khó chịu và vô cùng mệt mỏi.
Đau tức ngực hoặc đau khi thở: Nhói ở lồng ngực hay đau tức ngực khi thở là biểu hiện rõ rệt cho thấy mẹ nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia.
Ho liên tục, kéo dài kèm theo sốt, ớn lạnh, thở khò khè: Mẹ không nên xem thường những biểu hiện này vì rất có thể mẹ đang bị virus gây bệnh tấn công hệ hô hấp. Những triệu chứng ho liên tục hay sốt cao tuy thường gặp ở người bình thường, tuy nhiên đối với mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở thì cần được đặc biệt quan tâm.
Các ngón chân, tay, môi chuyển sang màu xanh, tím tái: Đây là một trong các dấu hiệu nghiêm trọng khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở. Lúc này, mẹ nên được đưa đến cơ sở y tế khám chữa bệnh nhanh nhất có thể để được chữa trị kịp thời.
Bị mắc các bệnh mãn tính khác: Các bệnh mãn tính như hen suyễn hay viêm phổi đôi khi xuất hiện các triệu chứng nặng nề hơn khi mẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ.Vì thế, để đảm bảo an toàn cho mẹ khi mang thai, mẹ đừng quên thăm khám thường xuyên để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
3. Bầu 3 tháng đầu khó thở nên làm gì?
3.1. Nghỉ ngơi
Mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng quá sức. Làm việc nặng khiến tim mẹ đập nhanh hơn, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho mẹ trong giai đoạn này. Mẹ nên lựa chọn việc nghe nhạc, đọc sách hay tập yoga dành cho mẹ bầu để thư giãn và nghỉ ngơi mà không nhàm chán.
3.2. Thay đổi tư thế
Thay đổi tư thế
Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở thì tư thế nằm giúp mẹ cải thiện tình trạng này hơn rất nhiều, tư thế nằm lý tưởng nhất là nghiêng sang bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở của mẹ trở nên dễ dàng.
Để giảm bớt áp lực lên phổi cũng như giảm thiểu được tình trạng khó thở về đêm, mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Mẹ cần lưu ý không nên chỉ nằm theo một tư thế nhất định dễ khiến tê mỏi tay chân.
3.3. Vận động nhẹ nhàng
Những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thấy giảm bớt các triệu chứng khó thở hơn
Các động tác yoga nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai là liệu pháp giúp mẹ bầu 3 tháng khó thở khắc phục tình trạng này hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ sự giúp đỡ từ huấn luyện viên để có được phương pháp tập luyện phù hợp nhất.
4. Lưu ý dành cho bà bầu 3 tháng đầu tránh gặp tình trạng khó thở
4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu 3 tháng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ khi mang thai. Mọi liệu pháp chỉ là hỗ trợ vì chế độ ăn uống quyết định phần lớn mẹ mang thai có khỏe mạnh hay không? Mẹ nên kết hợp đầy đủ các nhóm chất cần thiết để không bị thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ như: Sắt, Canxi, Vitamin A, B, C,…
4.2. Uống đủ nước
Với mẹ đang mang thai, lời khuyên cho mẹ là nên uống nhiều nước với khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp da dẻ mẹ bầu căng bóng, tràn đầy sức sống và điều hòa các chất trong cơ thể. Bà bầu 3 tháng đầu khó thở cũng được xem là một triệu chứng của tình trạng mất nước mà mẹ nên lưu ý.
4.3. Tránh làm việc quá sức
Tránh làm việc quá sức sẽ là liệu pháp giúp hạn chế tình trạng khó thở ở mẹ bầu
Khi mẹ làm việc nặng, quá sức có thể khiến cho mẹ bầu giảm lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ dọa sảy trong những tháng đầu. Việc này phần lớn gây áp lực lên tim, khiến mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở và mệt mỏi hơn. Mẹ nên nghỉ ngơi và hoạt động hy làm việc nhẹ nhàng, ít áp lực để tránh các cơn căng thẳng không tốt cho mẹ.
Tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu khó thở được coi là bình thường khi xuất hiện với tần suất thấp và nhẹ, mẹ chỉ cần tìm giải pháp phù hợp cho bản thân. Nếu mẹ bầu bị khó thở với các biểu hiện nhẹ thì mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị khó thở nặng và tăng dần thì đến gặp bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và bé. Mẹ hãy nhớ theo dõi Góc của mẹ để thu nạp những kiến thức quý giá dành cho mẹ khi mang thai bé yêu nhé!
Ủ sữa cho bé là cách bảo quản sữa dễ dàng và tiện lợi, mẹ dùng sữa cho bé được ngay khi con đòi bú mà không cần phải hâm nóng lại sữa như cách bảo quản lạnh thông thường. Tham khảo bài viết dưới đây để biết ủ sữa đúng cách, vừa tiện lợi cho mẹ, vừa đảm bảo dinh dưỡng nhất cho con nhé!
Ủ sữa cho bé là cách bảo quản sữa dễ dàng và tiện lợi
1. Lợi ích của việc ủ sữa cho bé
Ủ sữa là cách duy trì độ ấm nóng và dinh dưỡng trong sữa, mang lại nhiều tiện lợi cho mẹ:
Tiết kiệm thời gian: Mẹ pha sữa hoặc hâm nóng sữa cho con nhưng bé chưa muốn ăn, không chịu bú. Lúc này, mẹ không cần bỏ sữa đi ngay đâu ạ. Ủ sữa giúp giữ nguyên được dinh dưỡng trong sữa, đến khi con quấy khóc đòi bú, mẹ dùng luôn sữa đã chuẩn bị mà không phải pha sữa hay hâm nóng sữa mới cho con.
Tiện cho bé bú đêm: Mỗi đêm bé quấy khóc đòi bú, mẹ phải lọ mọ pha sữa hay hâm nóng sữa cho bé. Ủ sữa giúp mẹ luôn có sẵn sữa cho bé bú, con không phải chờ đợi lâu, mẹ cũng không phải dậy đong đếm từng thìa pha sữa cho bé.
Tiện lợi khi bế bé ra ngoài: Khi đi chơi xa, đi du lịch; mẹ ngại phải vén áo cho bé bú hoặc lỉnh kỉnh mang theo nào bình sữa, bột sữa, nước ấm,.. Thay vào đó, một bình sữa được ủ ấm vừa gọn nhẹ, tiện lợi, dinh dưỡng, giúp bé được bú sữa bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
Ủ sữa giúp mẹ tiết kiệm thời gian và tiện lợi khi đi ra ngoài hay cho bé bú đêm
2. 4 cách ủ sữa cho bé được nhiều Mom áp dụng
Có 4 phương pháp ủ sữa sử dụng 4 vật dụng khác nhau: túi giữ nhiệt, máy hâm nóng, bình giữ nhiệt và bình ủ sữa. Mỗi phương pháp có lợi ích riêng, phù hợp với mẹ trong từng trường hợp.
2.1. Ủ sữa cho bé bằng túi giữ nhiệt
Túi giữ nhiệt có thiết kế gọn nhẹ, tiện lợi để mẹ ủ sữa và mang theo khi cần đi ra ngoài.
2.1.1 Túi giữ nhiệt là gì?
Túi giữ nhiệt là túi được làm từ chất liệu có khả năng giữ nhiệt tốt, giữ ấm sữa trong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ. Có hai loại: túi giữ nhiệt bằng điện và túi giữ nhiệt bằng vải. Cả hai loại đều được thiết kế gồm 3 lớp:
Lớp ngoài cùng: được làm từ vải chống thấm nước như vải dù, vải nylon với nhiều màu sắc khác nhau.
Lớp giữa: là lớp cách nhiệt chính, được làm từ xốp bạc cách nhiệt hoặc mút giữ nhiệt, dày từ 3 – 10mm. Lớp giữa càng dày, khả năng giữ nhiệt của túi càng tốt.
Lớp trong cùng: là lớp tiếp xúc với bình sữa, được làm từ vải bạc mềm, vừa cách nhiệt, vừa chống thấm nước và không làm xước bình sữa.
Ngoài ra, túi giữ nhiệt bằng điện được thiết kế thêm bộ phận gia nhiệt, bảo quản và giữ bình sữa ấm nóng trong thời gian dài hơn.
Túi giữ nhiệt gồm hai loại và được cấu tạo từ 3 lớp khác nhau
2.1.2 Lợi ích và đặc điểm nổi bật
Túi giữ nhiệt có ưu điểm:
Giữ ấm và duy trì chất dinh dưỡng của sữa trong 2 – 5 tiếng.
Thiết kế gọn nhẹ, mẹ có thể gấp và cất gọn nếu không sử dụng.
Dễ dàng mang ra ngoài kèm theo bình sữa của bé.
Dễ mua, giá cả phải chăng, khoảng 200.000đ – 300.000đ.
2.1.3 Cách ủ sữa bằng túi giữ nhiệt
Với túi giữ nhiệt bằng vải: mẹ chỉ cần cho bình vào túi giữ nhiệt, sau đó khóa kín miệng túi lại và sử dụng cho bé trong khoảng 2 – 3 giờ.
Với túi giữ nhiệt bằng điện: mẹ đặt bình sữa vào túi, khóa miệng túi và cắm nguồn điện để sữa được giữ ấm lâu hơn, trong vòng 4 – 5 tiếng. Khi không sử dụng, mẹ lưu ý để túi ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt làm hỏng bộ phận gia nhiệt.
Mẹ giữ túi giữ nhiệt bằng điện ở nơi khô ráo, tránh làm hỏng bộ phận gia nhiệt
2.2. Ủ sữa cho bé bằng máy hâm sữa
Dùng máy hâm sữa ủ sữa cho bé là biện pháp khoa học, an toàn, giữ sữa của con ở chính xác nhiệt độ mẹ mong muốn trong thời gian dài.
2.2.1 Máy hâm sữa là gì?
Máy hâm sữa là thiết bị hâm nóng sữa bằng hơi nước hoặc bằng nhiệt từ lớp thép nóng. Máy cũng được sử dụng để ủ ấm sữa do có khả năng giữ nhiệt và cách nhiệt cao, duy trì sữa ấm nóng trong thời gian dài.
Máy hâm sữa gồm hai loại: máy hâm sữa dùng nước và không dùng hơi nước. Cả hai đều có cấu tạo đơn giản, gồm:
Thân máy: chứa bộ phận gia nhiệt và khoang chứa bình sữa.
Phích cắm: dẫn điện từ nguồn điện tới thân máy để hâm nóng sữa.
Khi bật máy, hệ thống điện sẽ làm nóng nước (đối với máy dùng nước) hoặc làm nóng lớp thép không gỉ (đối với máy không dùng nước). Sau đó, nhiệt sẽ truyền từ nước hoặc tấm thép đến bình sữa để hâm nóng và duy trì sữa ở mức nhiệt độ yêu cầu.
Máy hâm sữa giữ ấm sữa của bé trong thời gian dài
2.2.2 Lợi ích và đặc điểm nổi bật
Máy hâm sữa có ưu điểm:
Làm ấm và duy trì sữa ở đúng nhiệt độ mẹ muốn, mẹ không cần dùng thêm nhiệt kế để kiểm tra sữa cho bé.
Giữ nguyên dinh dưỡng và độ thơm ngon của sữa do máy kiểm soát nhiệt độ tốt, làm ấm sữa từ từ, không nâng nhiệt độ sữa lên quá cao, làm hỏng hay biến chất các thành phần trong sữa.
Máy tích hợp nhiều chức năng, vừa hâm nóng, vừa ủ ấm, vừa tiệt trùng bình sữa, cực tiện lợi cho mẹ sử dụng trong giai đoạn cho bé bú bình.
Bước 1: Thêm nước vào máy hâm nóng, đảm bảo mực nước trong máy cao hơn mực sữa trong bình.
Bước 2: Cho bình sữa đã đậy kín nắp vào khay.
Bước 3: Bật máy, đặt nhiệt độ ủ ấm 37 độ C và tiến hành ủ sữa cho bé. Chỉ sau 2 – 3 phút là máy sẽ ủ xong, mẹ lấy ra và dùng được rồi đấy ạ!
Máy hâm sữa giúp hâm nóng, ủ ấm và tiệt trùng bình sữa cho bé
2.3. Ủ sữa bằng bình giữ nhiệt
Ngoài các dụng cụ chuyên dụng trên, dùng bình giữ nhiệt ủ sữa cho bé cũng mang lại hiệu quả giữ nhiệt tốt, tiện lợi cho mẹ khi cần phải mang sữa cho bé khi ra ngoài.
2.3.1 Bình giữ nhiệt là gì?
Bình giữ nhiệt là vật dụng được sử dụng để chứa nước nóng, trà nóng và cả sữa ấm cho bé. Bình có khả năng giữ nhiệt tốt nhờ cấu tạo 2 phần:
Phần thân bình 3 lớp: hai lớp vỏ inox và lớp chân không cách nhiệt ở giữa, ngăn cản nhiệt từ trà, sữa, nước nóng trong bình thoát ra bên ngoài.
Phần nắp bình 2 tầng: tầng nắp bên trong có kèm ron cao su hoặc silicon, giúp miết chặt miệng bình, giảm thoát nhiệt ra ngoài và giữ ấm sữa lâu hơn.
Bình giữ nhiệt được thiết kế gồm 3 lớp, hai lớp inox và lớp chân không ở giữa
2.3.2 Lợi ích và đặc điểm nổi bật
Bình giữ nhiệt có ưu điểm:
Giá thành phải chăng, dễ tìm mua tại các cửa hàng gia dụng.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo khi ra ngoài.
Chất liệu inox bền đẹp, an toàn, không giải phóng chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2.3.3 Cách ủ sữa bằng bình giữ nhiệt
Mẹ ủ ấm sữa cho bé bằng bình giữ nhiệt theo các bước sau:
Bước 1: Vắt sữa hoặc pha sữa cho bé vào bình giữ nhiệt đã được làm sạch và tiệt trùng tương tự như bình sữa của bé.
Bước 3: Dùng sữa ủ trong bình giữ nhiệt trong vòng 2 giờ. Khi cần dùng cho bé, mẹ đổ sữa từ bình giữ nhiệt sang bình sữa và cho bé bú như bình thường.
Mẹ vệ sinh bình sạch sẽ trước khi dùng ủ ấm sữa cho bé
2.4. Ủ sữa cho bé bằng bình ủ sữa
Bình ủ sữa có thiết kế gọn nhẹ và mang lại hiệu quả giữ nhiệt tốt, giúp sữa của con ấm nóng trong thời gian dài.
2.4.1 Bình ủ sữa là gì?
Bình ủ sữa là dụng cụ giúp mẹ ủ ấm sữa cho bé trong khoảng 2 – 5 tiếng. Bình được thiết kế 2 loại:
Bình ủ sữa dùng điện: Bình làm nóng, giữ ấm sữa nhờ nguồn điện từ pin hoặc sạc dự phòng nhỏ gọn, mẹ tiện mang ra ngoài, không cần cắm điện mà bình sữa của con vẫn giữ được độ ấm nóng như ban đầu.
Bình ủ sữa không dùng điện: Được cấu tạo 3 lớp: lớp trong giữ nhiệt, lớp giữa ngăn cản sự tỏa nhiệt, và lớp ngoài cách nhiệt, mang lại hiệu quả ủ sữa cao, duy trì nhiệt độ và dinh dưỡng sữa cho bé.
Bình ủ sữa giúp mẹ giữ ấm sữa cho bé trong vòng 2 – 5 tiếng
2.4.2 Lợi ích và đặc điểm nổi bật
Bình ủ sữa cho bé có ưu điểm:
Thiết kế gọn nhẹ, mẹ dễ mang theo khi ra ngoài.
Dễ sử dụng, mẹ chỉ cần cho bình sữa vào túi khi muốn ủ ấm sữa và lấy bình ra khi muốn cho bé bú.
2.4.3 Cách ủ sữa bằng bình ủ sữa
Với bình ủ sữa không dùng điện: mẹ vắt hoặc pha sữa vào bình sữa, sau đó đặt bình sữa vào bình ủ, khóa chặt miệng bình ủ và dùng sữa cho bé trong vòng 2 giờ.
Với bình ủ dùng điện: mẹ cũng vắt, pha sữa và đặt bình sữa vào bình ủ, khóa miệng bình ủ, sau đó bật công tắc hoặc cắm ổ cắm vào sạc dự phòng. Nguồn điện sẽ giúp mẹ bảo quản sữa lâu hơn, trong vòng 3 – 5 tiếng đồng hồ.
Bình ủ dùng điện giúp giữ nóng bình sữa lâu hơn so với bình không dùng điện
3. Mom thường thắc mắc gì khi ủ sữa cho bé?
3.1. Trong 4 cách ủ sữa trên nên chọn cách nào?
Để ủ sữa cho con, mẹ ưu tiên sử dụng máy hâm sữa, giúp duy trì nhiệt độ sữa ở mức chuẩn nhất trong thời gian dài, mẹ không cần kiểm tra lại nhiệt độ sữa khi muốn dùng sữa cho bé. Trong trường hợp mẹ cần đi ra ngoài, mẹ sử dụng bình ủ sữa hoặc túi giữ nhiệt có sử dụng điện. Nguồn điện sẽ giúp mẹ giữ sữa của bé được ấm nóng lâu hơn, con cũng được dùng sữa dinh dưỡng và thơm ngon nhất.
Mẹ ưu tiên ủ sữa cho bé với máy hâm nóng sữa
3.2. Ủ sữa có mất đi chất dinh dưỡng không?
Ủ sữa là cách giúp duy trì dinh dưỡng trong sữa cho bé. Khi ủ, nhiệt độ ấm nóng sẽ ngăn cản vi khuẩn phát triển và giữ nguyên chất lượng dinh dưỡng sữa như ban đầu. Mẹ an tâm sử dụng sữa ủ cho bé trong vòng 2- 5 giờ mẹ nhé!
3.3. Ủ sữa cho bé được bao lâu?
Khi mẹ ủ sữa đúng cách, tùy từng phương pháp, sữa của bé sẽ giữ được dinh dưỡng trong vòng 2 – 5 giờ. Trừ trường hợp: túi giữ nhiệt, bình ủ sữa bị hở, mẹ đậy nắp không chặt, lượng nước trong máy hâm sữa quá ít…; sữa của bé sẽ bị hỏng và có các dấu hiệu như: sữa nguội lạnh, sủi bọt, có mùi hôi… mẹ bỏ sữa đi và không dùng sữa cho bé nữa.
Sau khi ủ và lấy ra ngoài, sữa của bé ở nhiệt độ phòng chỉ dùng được trong vòng 1 giờ. Quá thời gian 1 giờ, do chứa nhiều dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển, sữa bị nguội sẽ hỏng rất nhanh, dễ gây tiêu chảy, đau bụng… ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
Mẹ không dùng sữa nguội lạnh, có mùi hôi, hay sủi bọt cho bé.
Ủ sữa cho bé giúp mẹ bảo quản, duy trì sữa ấm nóng và dinh dưỡng trong vòng 2 – 5 giờ. Mẹ lưu ý khóa kín nắp bình sữa và miệng vật dụng ủ sữa để sữa ủ không bị thoát nhiệt ra ngoài, làm sữa nguội lạnh, giảm dinh dưỡng và sinh sôi vi khuẩn. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng.
Hỗ trợ bé phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ, không lo táo bón, đâu là sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất mà mẹ đang tìm chọn cho bé yêu? Những chia sẻ về từng loại sữa dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ tìm được “người bạn ăn ý” trên hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ. Mẹ theo dõi nhé!
1. 7 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi
Trong 6 tháng đầu đời, cơ thể non nớt của bé yêu rất nhạy cảm, bé cần nguồn thức ăn đảm bảo an toàn và dinh dưỡng phù hợp. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ nào bị thiếu sữa hay tắc tia sữa, sữa không về đủ cho con ti, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Mẹ hoàn toàn kết hợp sử dụng thêm sữa công thức để hỗ trợ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé. Mẹ xem ngay những gợi ý về các loại sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất nhận được sự tin dùng của mẹ bỉm Việt lâu nay dưới đây:
1.1. Sữa Meiji số 0 Nhật Bản
Đến từ Nhật Bản, thương hiệu sữa Meiji đã xuất hiện và tồn tại hơn 100 năm lịch sử, có độ phủ sóng trên cả thị trường quốc tế. Chất lượng của sữa Meiji được khẳng định là sản phẩm số 1 Nhật Bản nhiều năm liền.
Tại Việt Nam, sữa Meiji thường gắn với tên gọi gần gũi hơn là sữa mát, sữa rau. Tên gọi dân dã này đã phần nào cho thấy đặc tính nổi bật là không gây táo bón của dòng sữa Meiji.
Sữa Meiji là loại sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất giúp mẹ không còn nỗi lo con bị táo bón
Độ tuổi sử dụng: 0 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Thanh sữa cứng
Đánh giá tác dụng:
Cung cấp cho bé đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như protein, DHA, các loại vitamin thiết yếu (A,C,D,E), vitamin nhóm B, và các khoáng chất quan trọng như sắt, magie, photpho, đồng… phục vụ quá trình phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Hàm lượng DHA cao hỗ trợ phát triển trí não cho bé: mỗi 100g sữa Meiji có tới 100mg DHA, là một trong những dòng sữa có lượng DHA cao trên thị trường.
Chất xơ FOS và chất chống oxy hóa và củng cố đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy cho bé!
Giá bán tham khảo: 510.000 VNĐ/hộp 800g và 650.000 VNĐ/hộp 24 thanh.
Ưu điểm:
Sữa mát, phù hợp trẻ khó hấp thu và gặp vấn đề về tiêu hóa (táo bón), trẻ cần phát triển toàn diện về trí tuệ, chiều cao, cân nặng, tăng cường sức đề kháng.
Mùi vị rất giống sữa mẹ, tạo cảm giác gần gũi cho bé, vị nhạt, mát, không béo.
Tiện lợi khi di chuyển và bảo quản nhờ có thêm dạng sữa thanh.
Nhược điểm: Vì Meiji là hãng sữa nổi tiếng nên dễ bị làm nhái. Mẹ cần kiểm tra thật kỹ nguồn gốc trước khi mua hoặc lựa chọn các đơn vị phân phối uy tín để tin tưởng, tránh mua phải sản phẩm chất lượng thấp.
1.2. Sữa cho trẻ sơ sinh S-26 số 1
S-26 Gold Newborn có lẽ là một dòng sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất bắt đầu được nhiều mẹ bỉm quan tâm trong thời gian gần đây. Aspen – Australia (Úc) là thương hiệu sản xuất sữa công thức S-26.
Nguồn năng lượng dồi dào cho bé yêu mỗi ngày
Độ tuổi sử dụng: 0 – 6 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
12mg hàm lượng DHA trong mỗi 100ml sữa. Cùng với ALA, AA trong Omega 3, Omega 6, ngay từ giai đoạn đầu, trí não và thị giác của bé được tăng cường phát triển vượt trội.
15 loại vitamin, 12 khoáng chất cung cấp đầy đủ năng lượng thiết yếu cho bé. 5 loại nucleotide giúp tạo ra kháng thể, kết hợp cùng nhiều vitamin A,E,C, selen… giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Vitamin B1, B2 hỗ trợ hoạt động chuyển hóa năng lượng, giúp bé sơ sinh hấp thu được cả những dinh dưỡng khó dung nạp như canxi, sắt, kẽm…
Đặc biệt, lượng đạm Whey đặc biệt giàu alpha – lactalbumin (có tỷ lệ đạm Whey:Casein là 65:35), tốt cho đường tiêu hóa, tránh gây táo bón hay thừa cân.
Giá bán tham khảo: 567.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Phù hợp cho bé cần tăng cân, hấp thu tốt, ít táo bón.
Tác động mạnh mẽ tới phát triển hệ xương và cơ bắp cho trẻ.
Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thị giác và não bộ.
Vị ngọt tự nhiên, dễ uống.
Nhược điểm:
Giá thành khá cao trên thị trường sữa.
Vì là hãng sữa nổi tiếng nên có nhiều hàng giả, hàng nhái
1.3. Sữa Frisolac Gold 1
Với thâm niên hơn 130 năm kinh nghiệm, Frisolac được biết đến là thương hiệu sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất hàng đầu tại Hà Lan. Các dòng sản phẩm Friso rất đa dạng, hướng tới tương thích với những nhu cầu khác nhau của trẻ.
Frisolac nay đã có dây chuyền sản xuất hiện đại ngay tại Việt Nam
Độ tuổi sử dụng: 0 – 6 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
Một số thành phần dinh dưỡng điển hình như DHA, ARA, Taurine, Choline, vitamin A,B,D,E, các vi chất selen, kẽm… đảm bảo mang lại những nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của bé, giúp bé mau lớn, thông minh, nhanh nhẹn.
Hàm lượng kẽm và nucleotide sẵn có giúp tăng cường chức năng miễn dịch hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
Giá bán tham khảo: 533.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Chứa các loại khuẩn Synbiotic và Nucleotide giúp chuyển hóa dinh dưỡng tốt, giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Bé phát triển cứng cáp, nâng cao thể chất nhờ vào dưỡng chất là các vitamin, khoáng chất, DHA, ARA…
Thành phần Taurine và Choline có trong Frisolac Gold 1 giúp bé ghi nhớ tốt hơn.
Vị sữa thanh, khá vừa miệng, dễ uống.
Nhược điểm:
Hàm lượng DHA và ARA trung bình, còn thấp so với khả năng hấp thụ của bé sơ sinh nên chưa tập trung được vào khả năng phát triển trí não, IQ.
Bé có thể bị táo bón nếu mẹ để bé uống quá nhiều cữ trong ngày và lượng sữa mỗi lần quá nhiều. Cơ thể con không thể hấp thụ được hết dưỡng chất sẽ khiến dưỡng chất thừa đào thải qua đường ruột, dễ khiến con bị táo bón đó mẹ.
Sữa sau khi pha có xuất hiện nhiều bọt hơn các loại khác, khiến không khí đi vào đường ruột con khi con uống phải, khiến con dễ bị đầy hơi, chướng bụng.
1.4. Sữa Nestle NAN Optipro số 1
Bên cạnh Meiji, dòng sản phẩm sữa NAN của tập đoàn thương hiệu toàn cầu Nestle cũng không hề xa lạ với đa số cha mẹ Việt. Hiện nay, Nestle có rất nhiều công ty sản xuất sữa NAN, đặt tại nhiều quốc gia, gồm: Nga, Hà Lan, Philippines, Thụy Sỹ.
Sữa NAN nhập khẩu về Việt Nam đa số sản xuất tại Hà Lan, Thụy Sĩ hay Philippine.
Sữa NAN là sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất được sản xuất tại Thụy Sĩ
Độ tuổi sử dụng: 0 – 6 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
Mang số lượng và hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, gần giống với đa số sữa công thức tiêu chuẩn, giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Chứa thành phần đạm thủy phân, giúp trẻ dễ hấp thu, làm giảm các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Giá bán tham khảo: 215.000đ/hộp 400g hoặc 345.000đ/hộp 800g
Ưu điểm:
Nhờ công thức sữa cân bằng, phù hợp với thể trạng non yếu của trẻ, sữa NAN giúp bé dễ hấp thu và tiêu hóa.
Đạm thủy phân chất lượng cao cùng các vitamin, khoáng chất đáp ứng cho bé phát triển tự nhiên, khỏe mạnh.
Giá cả phải chăng.
Vị sữa thanh mát, khá giống sữa mẹ.
Nhược điểm:
Không chứa các dinh dưỡng thiết yếu để phát triển trí tuệ như DHA, ARA, EPA.
Hàm lượng đạm trong sữa thấp, không phù hợp với những bé còi xương suy dinh dưỡng.
1.5. Sữa Similac số 1 Newborn
Sữa Similac là sản phẩm của hãng sữa Abbott, Hoa Kỳ. Xuất hiện tại Việt Nam nhiều năm nay, sản phẩm sữa của Abbott được nhiều mẹ Việt tin dùng. Giống như Nestle, Abbott là thương hiệu sữa toàn cầu khi sở hữu tới 100 nhà máy khắp thế giới, phân phối ra hơn 130 quốc gia.
Similac Newborn IQ số 1 là sản phẩm sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất giúp nâng cao trí thông minh cho con yêu giai đoạn đầu đời
Độ tuổi sử dụng: 0 – 6 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
Hỗ trợ chính cho hoàn thiện cấu trúc và phát triển chức năng não bộ ở trẻ. Với hàm lượng cao DHA, AA, Taurine, Choline, Omega 3, Omega 6 cùng với một số axit amin, loại sữa này giúp bé hoàn thiện cấu trúc và phát triển chức năng não bộ. Ngoài ra, Phospholipid còn giúp đẩy nhanh quá trình hình thành tế bào não…
Similac có chứa chất xơ GOS, có tác dụng vừa giúp bé trao đổi chất tốt, vừa hạn chế nguy cơ khó tiêu, táo bón.
Giá bán tham khảo: 529.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Nâng cao khả năng nhận thực và ghi nhớ cho bé nhờ các dưỡng chất rất tốt cho não bộ: DHA, ARA, AA, Omega 3 & 6, Taurine, Choline, phospholipid…
Đáp ứng vừa đủ nguồn năng lượng cần thiết cho bé, cùng các vitamin, khoáng chất. Thành phần chất xơ GOS hỗ trợ trao đổi chất, tiêu hóa tốt.
Bổ sung Lutein, Taurine chống oxy hóa, đẩy nhanh sự phát triển thị giác cho trẻ.
Nhược điểm:
Sữa dễ bị vón cục khi pha với nước nóng.
Vị sữa tanh nhẹ, hơi khó uống.
Đặc biệt, đây không phải là loại sữa phù hợp nếu mẹ muốn bé tăng cân nhanh do không có tác dụng hỗ trợ tăng cân đâu mẹ.
1.6. Sữa Wakodo Nutifood số 1
Là một thương hiệu sữa khác đến từ xứ sở Phù Tang, tinh đến nay Wakodo đã tồn tại và phát triển được hơn một thế kỷ. Hướng tới mục tiêu sữa sạch, an toàn, hiệu quả đối với sự phát triển thể lực lẫn trí tuệ của trẻ, sữa công thức Wakodo đã chiếm được lòng tin người tiêu dùng tại cả Nhật Bản và trường quốc tế.
Wakodo thuộc một trong số các sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất chất lượng cao tại Nhật Bản, giúp con phát triển toàn diện với mức giá cả hợp lý
Độ tuổi sử dụng: 0 – 6 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Gói thanh sữa
Đánh giá tác dụng:
Hàm lượng dinh dưỡng tương đối đầy đủ như các loại sữa công thức tiêu chuẩn khác: DHA, AA, Lactoferrin, chất xơ GOS, Nucleotides, Taurine, Sắt, các loại Vitamin và khoáng chất…
Hỗ trợ giúp bé cứng cáp, nhanh nhẹn, phát triển tốt cả về chiều cao và trí tuệ, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa.
Giá bán tham khảo: 450.000đ/hộp 810g
Ưu điểm:
Hỗ trợ con phát triển cân đối, toàn diện với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tương đương sữa mẹ.
Sữa có tính mát, không gây táo bón cho con nhờ vào hàm lượng thành phần chất xơ GOS khá cao có trong sữa.
Vị nhạt tự nhiên, dễ uống.
Nhược điểm:
Không giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Đây là loại sữa nổi tiếng nên mẹ cẩn thận mua phải hàng giả, hàng nhái.
1.7. Sữa Abbott Grow 1
Một dòng sữa nữa đến từ Abbott với chất lượng không kém là Abbott Grow 1. Khác với Similac Newborn thiên về hoàn thiện và nâng cao trí não cho trẻ, Grow 1 cung cấp cho bé nguồn dưỡng chất cho phát triển toàn diện.
Grow 1 nhận sự quan tâm của nhiều mẹ vì giá ổn mà chất lượng lại được đánh giá khá cao
Độ tuổi sử dụng: 0 – 6 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Hộp pha sẵn
Đánh giá tác dụng:
Ngoài các chất dinh dưỡng như hầu hết các loại sữa công thức tiêu chuẩn, Grow 1 có thành phần đạm cao.
Nhờ vào thành phần bổ sung là lysin và đạm dễ tiêu, men vi sinh GOS là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột (probiotic), giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
Không chứa hỗn hợp chất béo từ dầu cọ – dầu cọ là nguyên nhân khiến cơ thể bé khó hấp thụ canxi hơn.
Giá bán tham khảo: 538.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Giảm thiểu nguy cơ táo bón, tiêu chảy nhờ thành phần lysin và đạm dễ tiêu, men vi sinh GOS là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột (probiotic).
Vị sữa thanh mát, hợp khẩu vị của nhiều bé.
Nhược điểm:
Là dòng sữa phổ biến ở Việt Nam nên dẫn tới thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan ngoài thị trường.
Khi pha với nước nóng dễ bị vón cục.
Khó thích hợp với cơ địa một số trẻ sơ sinh Việt Nam.
2. 8 loại sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất từ 6-12 tháng tuổi
Với bé sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi, loại sữa công thức mà bé thường sử dụng là loại sữa công thức số 2. Dưới đây là một số loại sữa tốt nhất gợi ý cho mẹ có bé ở giai đoạn này:
2.1. Sữa cho trẻ sơ sinh Lactoferrin Bb-12
Dòng sữa này thuộc là một sản phẩm của thương hiệu sữa Hoàng Gia Úc – Royal AUSNZ, thuộc công ty GOTOP, với 160 năm kinh nghiệm. Không chỉ nổi tiếng tại nội địa, sản phẩm của GOTOP, đặc biệt là sữa Hoàng Gia Úc còn chiếm sóng tại hơn 10 quốc gia, trong đó có các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay Châu Âu.
Sản phẩm này đặc biệt dành cho những bé sinh non hay gặp tình trạng biếng ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém
Độ tuổi sử dụng: Dành cho mọi đối tượng
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Gói sữa bột
Đánh giá tác dụng:
Sở hữu 4 tác động: Lactoferrin + Sữa non (IgG) + Axit Sialic + Bifidobacterium Animalis (Bb-12). Đây là “công thức miễn dịch vàng”, chống lại các yếu tố gây hại, tăng cường hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng.
Chứa hàm lượng Lactoferrin cao nhất hiện nay 1800 mg/100g sữa bột, có tác dụng cực kỳ lớn xây dựng sức đề kháng vượt trội.
Bb-12 là viết tắt của Bifidobacteriumanimalis – một loại lợi khuẩn tham gia vào sự phát triển tế bào của hệ miễn dịch đường ruột.
Axit Sialic, là thành phần cấu tạo nên Ganglioside – phần tử phân bổ nhiều ở đầu dây thần kinh. Chúng giữ vai trò dẫn truyền tín hiệu thần kinh, cải thiện trí nhớ, tham gia hình thành não bộ ở trẻ (đặc biệt là các bé sơ sinh).
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ/lon 100g
Ưu điểm:
Phù hợp cho các bé sinh non, thể trạng yếu, cần hồi phục sau điều trị do chứa hàm lượng lớn Lactoferrin – thành phần hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.
Không lo táo bón do chứa lợi khuẩn Bb-12 là viết tắt của Bifidobacteriumanimalis, giúp con gia tăng sức khỏe hệ miễn dịch đường ruột.
1 lon sản phẩm có chứa 50 gói nhỏ, tiện lợi cả khi mang theo sử dụng.
Nhược điểm:
Không được phổ biến tại Việt Nam, nhiều mẹ Việt cũng chưa biết tới và sử dụng nhiều.
Giá thành khá đắt đỏ.
2.2. Sữa cho trẻ sơ sinh Enfamil A+ Mỹ số 2
Thuộc hãng sản xuất lâu đời và nổi tiếng Mead Johnson, Enfa là dòng sữa công thức cho bé của Mỹ, ra đời vào những năm 1900. Tính đến nay, Mead Johnson có hơn 70 sản phẩm, bổ sung dinh dưỡng cho hàng triệu đứa trẻ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thương hiệu sữa Enfamil được ưa chuộng ở nhiều thị trường như: Canada, Brazil, Mexico, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippine, Nga, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam…
Độ tuổi sử dụng: 6 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Gói nhỏ hoặc Hộp pha sẵn
Đánh giá tác dụng:
Cung cấp đầy đủ năng lượng thiết yếu cho phát triển thể chất.
So với công thức chỉ có DHA, sự tham gia của cả DHA + MFGM trong sữa giúp bé phát triển trí não tốt hơn.
Trong MFGM, một số các chất còn tác động giúp kháng khuẩn, kháng virut, ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng. Hệ chất xơ hòa tan GOS hỗ trợ làm mềm phân, hạn chế táo bón hay tiêu chảy.
Các dưỡng chất cần thiết phát triển chiều cao tối đa cho trẻ như canxi, photpho, vitamin D, K…
Giá bán tham khảo: 555.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Phù hợp cho các bé muốn có sự phát triển đồng đều về thể chất và trí tuệ nhờ thành phần sữa có sự kết hợp của DHA và MFGM, chất xơ GOS, Choline, Taurine…
Có thành phần hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân
Nhược điểm:
Vị sữa khá ngọt
Giá thành hơi cao
2.3. Sữa Aptamil số 2
Giống như NAN hay Meiji, Aptamil là một thương hiệu khá quen mặt với nhiều mẹ bỉm. Aptamil đã có hơn 1 thế kỷ kinh nghiệm sản xuất sữa với nhà máy ở nhiều nước như Anh, Úc, Đức. Bởi thế mà nếu tìm mua sữa Aptamil, mẹ có thể hơi bối rối vì có cả 3 loại của các quốc gia này.
Độ nổi tiếng của Aptamil không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các quốc gia Châu Âu
Độ tuổi sử dụng: 6 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Hộp bột lớn
Đánh giá tác dụng:
Nhóm thành phần của Aptamil đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Hàm lượng Canxi và sắt cao gấp 40 lần sữa bò, phát triển hệ xương vượt trội.
Thành phần sữa nhạt và mát, giúp bé đi vệ sinh khá dễ dàng. Dưỡng chất Magnesium giữ ổn định cho hệ tiêu hóa của bé, giảm thiểu tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Không chứa Gluten – một loại đạm khiến trẻ khó tiêu hóa.
Tổ hợp vi sinh chiết xuất tự nhiên – Immunortis – giúp chống lại các vi khuẩn có khả năng gây bệnh, bảo vệ cơ thể; kích thích lợi khuẩn phát triển.
Giá bán tham khảo: 415.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Phù hợp với các bé gặp vấn đề tiêu hóa, táo bón, cải thiện chiều cao.
Gia tăng sức đề kháng, phòng chống được các bệnh thường gặp ở bé yêu nhờ hàm lượng vitamin C và D gấp 7 lần so với sữa bò.
Vị nhạt, thơm ngậy, dễ uống; dễ tan khi pha, không vón cục.
Nhược điểm:
Không phải dòng sữa giúp bé tăng cân nhanh, chỉ duy trì cân nặng cho con. Vì vậy, loại sữa này không dành cho những bé suy dinh dưỡng, thiếu cân đâu mẹ nhé.
Hàng nhập và hàng xách tay có sự chênh lệch giá khá lớn. Chính vì vậy, việc phân biệt hàng thật, giả khó khăn hơn. Mẹ nên kiểm tra thật kỹ thông tin sản phẩm trên bao bì trước khi mua mẹ nhé!
2.4. Sữa Morinaga số 0
Ra đời năm 1917, Morinaga là một thương hiệu sữa được đánh giá tốt với nhiều dòng sữa phổ biến tại Nhật được các mẹ bỉm tin dùng. Tất cả các sản phẩm sữa của Morinaga đều trải qua quy trình kiểm tra kép ISO 9001, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tất yếu cho sự phát triển của trẻ, cả về thể chất và trí tuệ.
Viện Nhi của Nhật thường dùng Morinaga cho các bé
Độ tuổi sử dụng:Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Gói thanh sữa
Đánh giá tác dụng:
Giống như nhiều loại sữa công thức tiêu chuẩn, Morinaga cũng bổ sung các dưỡng chất không thể thiếu như: DHA, vitamin A, D, K, C, B6, Canxi, Photpho… thúc đẩy phát triển thể chất, thị giác và hoạt động của não bộ.
Thành phần Lactoferrin và Nucleotide, giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập gây hại của virus, giúp trẻ tăng cường miễn dịch tự nhiên lên gấp 2 lần.
Chứa Lactulose và Raffinose, hỗ trợ trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Và Oligosaccharid, giúp giảm tối đa nguy cơ tiêu chảy, ngăn ngừa táo bón.
Giá bán tham khảo: 525.000đ/hộp 800g
Ưu điểm:
Thành phần đạm whey, lactoferrin, DHA, ARA, nucleotide, canxi, photpho, vitamin A,D,E,K… đa dạng giúp bé phát triển cân đối mà không lo béo phì.
Sức khỏe bé được bảo vệ nhờ thành phần Lactoferrin, tăng khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. Sữa cũng hạn chế các vấn đề sức khỏe cho bé như nhiễm khuẩn đường ruột, các vấn đề về tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể…
Đặc biệt, thành phần đường mát Oligosaccharide là Lactulose và Raffinose hỗ trợ con tiêu hóa tốt hơn, cải thiện sức khỏe đường ruột nhanh hơn.
Nhược điểm:
Có lượng nhỏ dầu cọ trong thành phần, giảm nhẹ hiệu quả hấp thu canxi của con. Chính vì vậy, sữa sẽ không phù hợp với những bé cần tăng chiều cao đâu mẹ ạ!
2.5. Sữa cho trẻ sơ sinh Physiolac Relais 2
Dòng sản phẩm sữa này có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu nguyên lon và phân phối tại thị trường Việt nhiều năm nay. Physiolac do tập đoàn Gilbert Laboratories nghiên cứu và sản xuất.
Đây cũng là một sản phẩm thuộc loại sữa mát, nhiều chất xơ, giúp bé đi nặng “đẹp”, tiêu hóa tốt, ăn ngủ ngon
Độ tuổi sử dụng: 6 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
Cung cấp tới 13 loại vitamin và 12 loại khoáng chất. Bé sơ sinh hấp thu đạm tốt hơn nhờ tỷ lệ casein/đạm hòa tan 45/55 gần giống sữa mẹ 40/50.
100% chất béo từ thực vật và các axit béo không no như AA, ALA, giúp tổng hợp DHA, ARA, EPA cho phát triển thị giác và hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
Chất xơ GOS/FOS có tỷ lệ 90/10 tương đương như sữa mẹ giúp tạo nên nhiều lợi khuẩn cho đường ruột. Bé không chỉ tiêu hóa tốt mà còn nâng cao hệ miễn dịch, chống lại được các tác nhân nhiễm trùng cơ bản.
Giá bán tham khảo: 470.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Công thức thành phần sữa đầy đủ cho sự phát triển khỏe mạnh của bé: 13 loại vitamin và 12 loại khoáng chất…
Physiolac thuộc dòng sữa giúp bé không bị táo bón. Tỷ lệ đạm và đường giúp bé không bị đầy bụng, đi vệ sinh dễ dàng.
Vị sữa ngọt tự nhiên, dễ uống.
Nhược điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng mỗi chất còn thấp, chưa đáp ứng hoàn toàn cho sự phát triển của bé.
Pha với nước nóng dễ bị vón cục. Mẹ nên vừa đổ nước nóng vừa khuấy nhẹ để sữa tan dần, tránh bị tình trạng vón cục mẹ nhé!
2.6. Sữa cho trẻ sơ sinh Dielac Alpha 2
Dielac là dòng sản phẩm thuộc về Vinamilk – một “Ông Lớn” rất quen thuộc và uy tín tại Việt Nam. Từ trước đến nay, có thể nói điểm mạnh các sản phẩm sữa của Vinamilk là sự phù hợp với thể trạng người Việt. So với nhiều sản phẩm cùng loại, giá thành sữa của thương hiệu này cũng tương đối thấp.
Trong tầm giá của mình, Dielac Alpha 2 là sự lựa chọn khá phù hợp cho những gia đình còn eo hẹp về thu nhập
Độ tuổi sử dụng: 6 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
Ngoài các vi chất cần thiết như Kẽm, Selen, Vitamin A, C, D… còn có sữa non Colostrum, giúp bé tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm từ môi trường.
Sữa được bổ sung DHA, ARA, Choline và các axit béo Omega 3, Omega 6… là các dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành, phát triển não bộ và cấu tạo giác mạc.
Chiết xuất từ thực vật, hai loại chất xơ hòa tan Inulin & Oligofructose giúp phát triển hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa.
Giá bán tham khảo: 288.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Có được cơ bản các thành phần thiết yếu cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Đem lại tác động tốt cho trẻ về: hoàn thiện thị giác và não bộ, đường tiêu hóa, sức đề kháng.
Giá thành phải chăng cho mẹ chưa có điều kiện kinh tế cao.
Nhược điểm:
Số lượng và hàm lượng thành phần dinh dưỡng chỉ đảm bảo vừa đủ sự phát triển khỏe mạnh của bé, không hỗ trợ cho con tăng cân. Chính vì vậy, loại sữa này không phù hợp với những bé thiếu cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
2.7. Sữa Dielac Optimum Step 2
Sữa bột công thức Dielac Optimum Step 2 là một dòng sữa khác cho bé giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi của Vinamilk. So với Dielac Alpha 2, sản phẩm Dielac Optimum 2 đem tới nhiều nguồn dinh dưỡng cân bằng hơn cho bé.
Là sản phẩm nội địa Việt Nam, mẹ yên tâm hơn khi hạn chế được sữa giả
Độ tuổi sử dụng: 6 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc
Đánh giá tác dụng:
Thành phần đạm Whey hay có tại nhiều dòng sữa chất lượng cao của nước ngoài giờ đã được bổ sung trong Dielac Optimum 2. Đạm Whey dễ hấp thu và giàu hàm lượng axit amin Tryptophan giúp trẻ ngon giấc, cải thiện trí não.
Các thành phần ARA, DHA, Taurine, Choline… tham gia cấu tạo hệ thần kinh, võng mạc và não bộ cho bé.Chất xơ hòa tan FOS và 18 tỷ vi khuẩn có lợi Probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế hại khuẩn.
Sữa non nguyên bản Colostrum cùng vi chất chất như vitamin A, D ,C, kẽm… tiếp tục giữ vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Tỷ lệ canxi và photpho thích hợp hỗ trợ trẻ tăng chiều cao.
Giá bán tham khảo: 398.000đ/hộp 900g
Ưu điểm:
Đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thể chất của bé: tăng cân, cao lớn, phát triển trí não và nhận thức.
Sản phẩm nội địa có giá thành hợp lý, hợp túi tiền với điều kiện kinh tế của mẹ bỉm Việt.
Nhược điểm:
Có thể xảy ra tình trạng táo bón ở một số bé do không chứa các thành phần đường mát như sữa ngoại.
Vị thơm ngậy, ngọt vừa nhưng khiến bé bỏ bú mẹ nếu con “hảo ngọt” vì vị sữa mẹ có vị nhạt và hơi tanh hơn.
2.8. Sữa cho trẻ sơ sinh Glico Icreo số 0
Là một sản phẩm của tập đoàn Ezaki, Sữa Glico Icreo có xuất xứ từ Nhật Bản. Đến nay, thương hiệu sữa Glico đã thực sự chinh phục được đông đảo các mẹ bỉm bởi chất lượng sản phẩm của mình.
Glico số 0 với thành phần dinh dưỡng dồi dào và hệ dưỡng chất tối ưu, vị nhạt mát cùng mẹ yêu con nhiều hơn
Độ tuổi sử dụng: 0 – 12 tháng tuổi
Quy cách đóng gói: Lon thiếc hoặc Gói thanh sữa
Đánh giá tác dụng:
Ngoài thành phần cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng cân đều đặn, phát triển chiều cao và trí tuệ, sữa Glico có lợi thể vì hương vị và công thức khá giống sữa mẹ. Nhờ vậy, bé dễ thích sữa và ít biếng ăn.
Sữa mát giúp bé dễ đi vệ sinh, không gây táo bón. 5 loại Nucleotide làm tăng lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh hơn.
Giá bán tham khảo: 580.000đ/hộp 800g
Ưu điểm: Phù hợp với sức đề kháng yếu ớt do có thành phần Βeta – Caroten – có tác dụng chống oxy hóa, tăng khả năng miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa các bệnh tim mạch cho bé. Sữa không làm con nóng trong, không gây hiện tượng táo bón có vị nhạt, ngậy, rất giống sữa mẹ.
Nhược điểm:
Giá sữa cao so với mặt bằng chung dao động trong khoảng 475.000 đến 625.000 VNĐ/hộp 820g
Loại sữa này sẽ khó uống với những bé ưa vị ngọt đậm vì mùi vị sữa có chút tanh và nhạt, lúc đầu bé sẽ thấy khó uống, cần thời gian để làm quen với sữa mẹ nhé!
3. 5 tiêu chí chọn sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Với đa dạng sản phẩm, ít nhiều các mẹ cảm thấy ngợp mỗi khi nghĩ đến việc dựa vào đâu để đánh giá và xem xét chọn sữa cho con. Một số tiêu chí để mẹ tham khảo ở ngay dưới đây:
3.1. Chọn sữa theo thể trạng của bé
Các mẹ thường có thói quen nghĩ đến độ tuổi của bé đầu tiên khi hỏi mua một loại sữa. Tuy nhiên, sự phát triển thể chất của mỗi bé là khác nhau. Ngoài việc chọn đúng sữa theo độ tuổi, mẹ cũng cần xem xét, cân nhắc loại sữa phù hợp với cả thể trạng của con.
Ví dụ, một số bé có cơ địa không dung nạp được đạm sữa bò hay dị ứng với thành phần khác có trong sữa, sẽ có thể bị táo bón, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ trên da sau khi dùng sữa. Chính vì vậy, mẹ cho bé uống sữa và đồng thời quan sát những biểu hiện của con xem loại sữa mẹ dùng đã thực sự phù hợp với tình trạng sức khỏe của con chưa mẹ nhé!
Một sản phẩm tốt nhất cho con yêu phải phù hợp với con trước tiên phải không mẹ
Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra những loại sữa theo tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, như: sữa cho trẻ còi xương chậm lớn, sữa tăng chiều cao, sữa tăng cường đề kháng, sữa cho bé cần phát triển toàn diện, sữa cho bé bị dị ứng, hoặc không dung nạp được một số thành phần trong sữa. Dựa trên tình trạng thể chất của con, giờ đây mẹ hoàn toàn có lựa chọn phù hợp nhất cho bé.
3.2. Chọn thương hiệu sữa uy tín, nguồn gốc rõ ràng
Giống như việc chọn lựa các sản phẩm, mẹ đừng bỏ qua việc tìm hiểu nguồn gốc sữa cho bé mẹ nhé. Rất nhiều các thương hiệu sữa lớn ngày nay, được kiểm định nghiêm ngặt, công nghệ tiên tiến, bảng thành phần rõ ràng, không hóa chất gây hại… có độ phủ sóng và nhận được nhiều lòng tin của mẹ bỉm.
Tuy nhiên, mẹ cần xem xét cả nguồn gốc nhập loại sữa đó về, đại lý phân phối, văn phòng hay công ty đại diện. Đó chính là cơ quan chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ trước người tiêu dùng.
Mẹ nhớ tìm hiểu kỹ nguồn gốc, thương hiệu sữa uy tín để an tâm nhất nha
Những thương hiệu sữa trên đây mà Góc Của Mẹ đã gợi ý đều là những thương hiệu uy tín, đã đạt được những chứng nhận về an toàn, sữa công thức tiêu chuẩn cũng như có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam.
3.3. Nắm rõ về bảng thành phần sữa
80% cha mẹ Châu Á ít hoặc bỏ qua việc đọc hoặc hiểu thông tin dinh dưỡng và thành phần dinh dưỡng có trong những thực phẩm họ mua trong cửa hàng hay siêu thị. Nếu mẹ cũng nằm trong 80% phụ huynh này thì mẹ cần thay đổi thói quen này mẹ nhé!
Việc đọc hiểu các thông tin trên bảng thành phần giúp mẹ hiểu được những gì mà con yêu được nhận. Chất đó có phù hợp với thể trạng của bé không?
3.4. Lựa chọn khối lượng hộp sữa phù hợp với lượng ăn của con
Với nhiều bé, khi thời gian đầu tập dùng sữa ngoài, có thể có những vị sữa bé không thích. Nếu mẹ mua ngay hộp lớn lần đầu tiên, sẽ thật phí phạm nếu bé không hợp và mẹ phải bỏ cả hộp sữa.
Ngoài ra, một lon sữa đã mở nắp chỉ được sử dụng trong 3-4 tuần. Vậy nên tùy theo lượng cữ ăn của bé mỗi ngày mà mẹ nên tính toán để mua hộp vừa phải. Vừa tiết kiệm hơn cho mẹ và bé cũng an toàn khi sử dụng.
3.5. Lựa chọn dạng thức sữa tiện lợi và đảm bảo vệ sinh khi pha
Để là người bạn đồng hành tốt nhất giúp mẹ chăm bé hiệu quả và khoa học, ngoài dạng lon sữa bột mẹ thường thấy, nhiều thương hiệu sữa có các hình thức sữa khác như:
Dạng thanh: Dạng thanh rất tiện cho mẹ mang theo khi di chuyển, cách bảo quản cũng dễ hơn nhưng giá cao hơn 1 chút so với sữa bột. Cách pha sữa dạng thanh cũng tương tự như sữa bột, ví dụ như 1 viên sữa tương đương 40ml, quy ước khác nhau tùy hãng.
Dạng sữa pha sẵn: Các ống sữa này đã được nhà sản xuất đóng sẵn, với thể tích cố định trong mỗi ống. Ưu điểm là không mất thời gian pha sữa cho bé, tiện cho mẹ khi bận rộn. Tuy nhiên, hạn sử dụng của dạng sữa này ngắn hơn so với sữa bột bình thường. Giá cả cũng tương đối cao, mẹ cân nhắc kỹ khi lựa chọn sử dụng cho bé nhé!
Nếu mẹ đã có kinh nghiệm chăm con hay muốn theo dõi và nắm được chính xác về nhiệt độ cũng như lượng sữa con uống, sữa bột hay sữa dạng thanh đều phù hợp để mẹ sử dụng cho bé đó ạ!
Dựa vào những thông tin chi tiết về các loại sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất, việc lựa chọn sữa cho con yêu đã đơn giản hơn nhiều rồi mẹ nhỉ? Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề gì, vui lòng để lại bình luận để nhận được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn là kỹ năng mẹ cần nắm vững để con được ăn sữa thơm ngon, dinh dưỡng và an toàn. Vậy cách tiệt trùng bình sữa thế nào để đơn giản, khoa học nhất? Bài viết sau đây sẽ bật mí cho mẹ! Mẹ theo dõi nhé!
Tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con
1. Tại sao cần phải tiệt trùng bình sữa?
Sau khi rửa bình sữa bằng nước thường, nước nóng… bình sữa của con thường chỉ sạch bẩn chứ không sạch hoàn toàn vi khuẩn. Ngoài ra, miệng bình, đáy bình là những vị trí rất dễ bám cặn, nhất là cặn chất béo trong sữa. Mắt thường mẹ không nhìn thấy được nên nghĩ bình đã sạch rồi nhưng không phải đâu ạ! Chúng vẫn bám trong bình, mẹ thử sờ tay vào sẽ thấy bình “nhờn nhờn”, chưa sạch hẳn.
Trong khi đó, bé sơ sinh có hệ miễn dịch rất non yếu, cơ thể nhạy cảm, chỉ một chút vi khuẩn, virus lẫn từ bình sữa vào sữa của con cũng dễ làm bé bị tiêu chảy, tưa lưỡi, đau bụng. Tiệt trùng bình sữa là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của con đó mẹ ạ!
Tiệt trùng bình sữa là cách để mẹ bảo vệ sức khỏe của con
2. Bao lâu tiệt trùng bình sữa 1 lần?
Bố mẹ nên tiệt trùng bình sữa thường xuyên, ngay sau khi bé mỗi lần bé sử dụng hoặc vài tuần 1 lần, tuy nhiên để ngăn ngừa hình thành vi khuẩn và nấm mốc mẹ nên tiệt trùng ngay sau mỗi lần bú.
Riêng với những loại bình sử dụng lần đầu, mẹ cần tiệt trùng cẩn thật núm ti, bình sữa để đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt hết các nấm mốc và vi khuẩn không nhìn thấy.
Như vậy, tiệt trùng bình sữa bao nhiêu lần 1 ngày hay bao lâu tiệt trùng bình sữa 1 lần không có một con số cố định, mẹ nên khử trùng bình sữa sau mỗi lần sử dụng là tốt nhất.
3. Cách tiệt trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng UV
Máy tiệt trùng bình sữa là lựa chọn của nhiều mẹ hiện đại, điều kiện kinh tế tốt. Ngoài công dụng tiệt trùng bình sữa, máy còn có thể làm khô bình sữa, tiệt trùng đồ chơi và các vật dụng trong gia đình…
3.1. 4 Bước tiệt trùng bình sữa bằng máy chi tiết
Chuẩn bị:
Vệ sinh bình sữa sạch sẽ: Ngay sau khi con dùng sữa, mẹ tháo rời các bộ phận, đổ hết sữa thừa đi và vệ sinh bình cho bé với nước rửa bình chuyên dụng. Sữa để càng lâu, cặn bẩn sẽ càng bám chặt hơn vào thành bình, mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để kỳ cọ sạch bình sữa cho con.
Lau khô bình sữa: Mẹ dùng khăn khô đa năng sạchđể lau khô các bộ phận bình sữa trước khi tiệt trùng. Kể cả khi mẹ dùng máy tiệt trùng có khả năng sấy, mẹ cũng để bình ráo bớt nước sau đó mới tiệt trùng bình sữa. Bình khô sẽ giúp rút ngắn thời gian tiệt trùng xuống chỉ bằng một nửa thôi ạ!
Máy tiệt trùng bình sữa
Mẹ vệ sinh bình với nước rửa chuyên dụng trước khi tiệt trùng
Các bước tiến hành:
Bước 1: Thêm 150ml nước lọc vào khoang chứa nước. Mẹ lưu ý không dùng nước lã, nước máy vì chứa nhiều chất ô nhiễm hoặc cặn canxi, dễ làm tắc đường dẫn nước, giảm tuổi thọ máy tiệt trùng.
Bước 2: Đặt phần thân bình vào giá đỡ bình sữa. Mẹ nhớ úp ngược bình xuống để hơi nước tiếp xúc và tiệt trùng hết mặt trong của bình nhé! Các bộ phận còn lại như: núm ti, núm vú giả, nắp bình, ống hút… mẹ đặt vào khay phụ kiện ở phía trên.
Bước 3: Đậy kín bình tiệt trùng lại, cắm điện và bật công tắc, khoảng 10 phút là bình sữa tiệt trùng xong. Tuy nhiên, mẹ không lấy ra dùng ngay mà đợi khoảng 5 phút để bình sữa nguội một chút, tránh bị bỏng hơi nước mẹ nhé!
Bước 4: Rửa tay sạch và dùng kẹp gắp chuyên dụng để lấy bình sữa ra khỏi máy, tránh dùng tay vì có thể khiến vi khuẩn từ tay mẹ bám vào bình sữa của con.
Mẹ dùng kẹp gắp chuyên dụng, tránh lây bẩn từ tay sang bình sữa
Nhiều mẹ thích sử dụng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng vì 3 ưu điểm sau:
Thao tác tiệt trùng nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng thực hiện. Mẹ chỉ cần đặt các bộ phận bình sữa vào máy, bật nút và chờ đợi khoảng 5 – 10 phút là được.
Khả năng tiệt khuẩn cao, loại bỏ tới 90 – 99% vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe bé tối ưu.
An toàn, không gây biến dạng bình vì máy sử dụng hơi nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát nhiệt độ tốt, không làm bỏng tay mẹ hoặc làm méo, biến dạng bình sữa của con.
Tuy nhiên, giá thành cao, giao động từ 700.000 – 2.500.000 VNĐ tùy sản phẩm cũng khiến nhiều mẹ băn khoăn
Máy tiệt trùng mang lại khả năng tiệt trùng cao, nhanh chóng, tiện lợi.
3.2. Sai lầm khi sử dụng máy tiệt trùng
Không đổ nước thừa đi ngay sau khi tiệt trùng:Nước thừa để trong bình lâu tạo môi trường ẩm ướt, dễ sinh sôi vi khuẩn và lây nhiễm sang bình sữa của con nên mẹ cần đổ hết nước còn lại trong máy tiệt trùng bình sữa của bé.
Sử dụng máy tiệt trùng bình sữa liên tục: Làm như vậy máy tiệt trùng rất dễ bị hỏng. Nếu mẹ phải tiệt trùng nhiều lần, mẹ để máy nghỉ khoảng 8 – 10 phút, sau đó mới tiệt trùng lần tiếp theo mẹ nhé!
Mở nắp khi máy đang hoạt động: Điều này khiến vi khuẩn từ ngoài sẽ đi vào trong và bám vào bình sữa của con. Nếu mẹ đã khởi động máy nhưng bỏ sót núm ti hay nắp bình, mẹ ngừng máy, rút nguồn điện, thêm núm ti, nắp bình vào máy và tiệt trùng bình sữa lại từ đầu.
Mẹ không tiệt trùng máy liên tục trong thời gian dài
3.3. Cách vệ sinh và bảo quản máy tiệt trùng đúng cách
Rút ổ cắm điện khi không sử dụng máy
Sau khi sử dụng nên dùng khăn ấm hoặc mút ẩm lau sạch sẽ máy bên trong và bên ngoài. Không nên sử dụng hóa chất bởi nó rất dễ đọng lại trong máy nếu mẹ không vệ sinh kỹ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Đặt máy tiệt trùng ở nơi khô ráo, tránh bị dính nước vừa là cách giúp tránh vi khuẩn xâm nhập và giúp nâng cao tuổi thọ của máy, đặc biệt với những loại máy tiệt trùng bình sữa chạy bằng điện.
4. 4 Cách tiệt trùng bình sữa bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài cách tiệt trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng mẹ có thể tham khảo thêm 4 cách tiệt trùng bằng phương pháp tự nhiên dưới đây cũng rất tiện lợi mà chi phí không quá tốn kém, mẹ có thể sử dụng ở bất cứ đâu. Mỗi cách tiệt trùng bình sữa cho bé đều có những ưu và nhược điểm riêng, mẹ theo dõi để biết cách nào phù hợp với mình nhé!
4.1. Khử trùng bằng nước đun sôi
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ truyền tai nhau áp dụng vì không tốn chi phí mua máy tiệt trùng, lại có thể áp dụng ngay lập tức.
Chuẩn bị nồi inox dùng chuyên dụng, dùng riêng để tiệt trùng bình sữa: Mẹ không dùng nồi nấu ăn để tiệt trùng bình sữa vì dễ làm ám mùi sang bình sữa của con, làm thay đổi mùi vị của sữa khiến bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, bỏ ăn…
Vệ sinh bình sữa trước khi tiệt trùng để làm sạch cặn sữa, bụi bẩn…
Bước 1: Thêm nước đến ⅔ nồi và đun sôi trên bếp.
Bước 2: Thêm các bộ phận khác vào nồi:
Đối với bình thủy tinh: Cho phần thân bình vào ngay từ bước 1, trước khi đun sôi. Khi nước sôi, mẹ cho các bộ phận còn lại vào, đậy nắp và đun thêm 5 phút.
Đối với bình bằng nhựa: Sau khi nước sôi, mẹ cho tất cả các bộ phận của bình sữa vào nồi, đậy nắp và đun tiếp 5 phút.
Bước 3: Chờ nước nguội bớt, mẹ dùng kẹp sạch gắp từng bộ phận ra, và đặt chúng lộn ngược ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, tránh đặt ở nơi nhiều bụi bẩn, ẩm ướt như gần bồn rửa, gần cửa sổ…
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Không đun bình sữa hay các dụng cụ nhựa quá 5 phút bởi đun sôi lâu không tăng khả năng diệt khuẩn nhưng dễ làm nhựa bị chảy, biến dạng… đấy ạ!
Nước sau khi sôi mẹ thêm các bộ phận bình sữa vào và đun thêm 5 phút
Ưu điểm: Phương pháp tiết kiệm, không tốn kém, các dụng cụ sẵn có tại nhà.
Nhược điểm:
Hiệu quả tiệt trùng không cao, đặc biệt là những vi khuẩn chịu nhiệt tốt như nội bào từ, dễ làm bé đau bụng, sốt…
Dễ gây hỏng bình, méo mó các bộ phận từ nhựa và silicon như núm ti, nắp bình…
Tốn nhiều thời gian, mẹ phải chuẩn bị nồi sạch, đun nước, chờ nước sôi sau đó mới tiệt trùng được bình sữa.
Đun sôi là cách tiệt trùng bình sữa thông dụng nhất
4.2. Khử trùng bằng hơi nước
Thay vì sử dụng nước nóng để khử trùng, mẹ có thể sử dụng hơi nước cũng là một cách an toàn được nhiều bà mẹ áp dụng. Để sử dụng phương pháp này mẹ cần sắm cho bé máy khử trùng bình sữa hơi nước bằng điện. Thời gian tiệt trùng bình sữa cho bé 1 lần kéo dài khoảng 12 phút. Các bước khá đơn giản, mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo dưới đây.
Bước 1: Đổ đầy nước vào nồi hấp, cho bình sữa và núm ti vào nồi.
Bước 2: Đập nắp, ấn nút
Bước 3: Đợi khoảng 12 phút đến khi quá trình tiệt trùng bình sữa hoàn tất máy sẽ tự động ngắt điện.
Bước 4: Lấy bình sữa và núm ti của bé ra để ráo nước và sử dụng.
Lưu ý:
Nước còn lại trong máy tiệt trùng hơi nước cần đổ hết đi
Nếu bình sữa không sử dụng sau 24h, mẹ cần tiệt trùng lại cho bé trước khi sử dụng.
4.3. Dùng lò vi sóng
Lò vi sóng kết hợp với khay tiệt trùng mang lại khả năng tiệt trùng không thua kém gì tiệt trùng bằng máy tiệt trùng chuyên dụng, nhưng có nhiều nhược điểm hơn.
Chuẩn bị:
Tháo rời các bộ phận và vệ sinh bình sạch sẽ trước khi tiệt trùng.
Khay tiệt trùng và lò vi sóng.
Tiến hành:
Bước 1: Cho khoảng 200ml nước lọc vào khay tiệt trùng.
Bước 2: Xếp úp các bộ phận vào trong khay, sau đó, đóng chặt nắp khay lại và đặt vào lò vi sóng.
Bước 3: Tiến hành quay lò vi sóng trong vòng 4 phút. Sau 4 phút, mẹ chờ khoảng 3 phút để các khay nguội bớt mới mở lò vi sóng và lấy khay ra ngoài, tránh bỏng tay mẹ.
Bước 4: Đưa khay ra ngoài, mở nắp khay và dùng kẹp chuyên dụng để gắp bình sữa ra khỏi khay. Vi khuẩn rất dễ lây từ tay mẹ sang bình sữa của con nên mẹ không để tay chạm vào bình sữa sau tiệt trùng, đặc biệt là phần núm ti, mặt trong của bình, cổ bình…
Sau tiệt trùng, mẹ đợi 3 phút mới mở nắp và lấy khay tiệt trùng ra khỏi lò vi sóng
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Chỉ dùng 200ml nước, không đổ quá nhiều nước vào khay. Khay nhiều nước cần thời gian làm nóng lâu hơn, tốn thời gian của mẹ và giảm hiệu quả tiệt khuẩn bình sữa cho bé.
Đậy chặt nắp khay tiệt trùng, tránh mùi và vi khuẩn từ lò vi sóng nhiễm vào bình sữa.
Đứng cách lò vi sóng khoảng 1 mét, tránh tiếp xúc vớibức xạ vi sóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhịp tim, đường huyết, mạch máu…
Mẹ đậy chặt nắp khay để bình sữa không bị ám mùi, vi khuẩn từ bên ngoài
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ thực hiện, mẹ chỉ cần bỏ bình sữa đã làm sạch vào lò vi sóng, bấm nút và chờ khoảng 3 – 5 phút.
Hiệu quả tiệt trùng cao, loại bỏ 90 – 99% vi trùng gây hại cho bé.
Nhược điểm:
Không phù hợp tiệt trùng bình nhựa, núm ti, nắp bình… vì lò vi sóng gây nhiệt độ cao, dễ làm hỏng các vật dụng bằng nhựa, silicon.
Lò vi sóng dễ ám mùi thức ăn sang bình sữa của con, làm con ăn không ngon miệng.
Tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng gây nhiệt độ cao, dễ làm hỏng bình sữa
5.4. Tiệt trùng bằng nước cốt chanh
Nếu trong trường hợp mẹ không tiện để thực hiện các phương pháp khử trùng bình sữa trên, mẹ có thể suy nghĩ sử dụng nước cốt chanh. Phương pháp này chỉ nên sử dụng tạm thời khi đi xa không đủ điều kiện vì hiệu quả không cao, chỉ có tác dụng làm sạch và phải sử dụng liên tục.
Các bước khử trùng bình sữa cho bé bằng nước cốt chanh:
Bước 1: Rửa sạch bình sữa và núm ti bằng nước
Bước 2: Vắt 1/2 – 1 quả để lấy nước cốt chanh, pha với nước đun sôi để nguội
Bước 3: Đậy chặt nắp và lắc mạnh liên tục 2-3 lần, sau đó đổ nước đi và đẻ ráo bình và núm ti.
6. Cách tiệt trùng bình sữa bằng chất tẩy rửa chuyên dụng
Ngoài các phương pháp khử trùng bình sữa trên, mẹ có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng để việc vệ sinh đồ của con dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, mọi thứ mẹ cần chuẩn bị là nước tẩy chuyện dụng và cọ rửa bình. Sau đó mẹ tiến hành vệ sinh bình sữa, riêng núm ti mẹ nên lộn trái và chải xả dưới vòi nước để rửa trôi hết các vi khuẩn. Mẹ lưu ý cần cọ và trách thật sạch bình sữa và núm ti của bé với nước lọc rồi để ráo.
7. 5 Sai lầm thường gặp khi tiệt trùng bình sữa cho bé
Bình sữa của con là vật dụng con tiếp xúc và sử dụng hàng ngày. Để con được khỏe mạnh, mẹ cần tránh những sai lầm khi tiệt trùng bình sữa ở dưới:
7.1. Sử dụng nước bẩn, không thay nước khi tiệt trùng
Để hiệu quả tiệt trùng cao nhất, mẹ dùng nước lọc, hoặc nước đóng chai và thay nước tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Không dùng nước máy chứa chất ô nhiễm hay dùng lại nước cũ từ lần tiệt trùng trước vì dễ bám bẩn, vi khuẩn sang bình sữa của con. Ngoài ra, nước máy là nước cứng, chứa nhiều khoáng kim loại như Canxi, Magie, dễ để lại cặn, vết ố màu trên bề mặt bình sữa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.
Mẹ dùng nước lọc, không dùng nước máy khi tiệt trùng bình sữa cho con
7.2. Không vệ sinh bình sữa với nước rửa chuyên dụng trước khi tiệt trùng
Chỉ rửa bình sữa mới nước không thể làm sạch bình sữa cho bé. Cặn sữa hay chất béo trong sữa có khả năng bám dính cao, giống như dầu mỡ mẹ nấu ăn vậy. Mẹ cần dùng nước rửa bình chuyên dụng để loại bỏ hết những thành phần này, nếu không, bình sữa của con sẽ bị hôi, sinh sôi vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không dùng nước rửa chén thông thường để rửa bình cho bé. Nước rửa chén có chứa chất tẩy rửa mạnh và chất lưu hương hóa học như Triclosan, Ammonium sulfate, Formaldehyde… ảnh hưởng đến cơ thể nhạy cảm của con. Thay vào đó, mẹ chọn nước rửa bình sữa chuyên dụng có thành phần thiên nhiên, không mùi, không để lại tồn dư sau khi rửa để con luôn được khỏe mạnh mẹ nhé!
Mẹo cho mẹ: Vệ sinh viền đáy bình sữa chẳng hề dễ dàng, mẹ đưa tay với đáy bình mãi chẳng được. Dụng cụ rửa bình quay 360 độ giúp mẹ làm sạch bình tối đa, kể cả những vị trí khó làm sạch nhất như cổ bình, đáy bình… vừa tiện lợi cho mẹ vừa làm sạch hiệu quả hơn.
Bộ đôi nước rửa và cọ rửa chuyên dụng giúp bình của con được sạch tối đa
7.3. Tiệt trùng bình ở nhiệt độ quá cao
Mẹ chỉ tiệt trùng bình sữa cho con ở nhiệt độ khoảng 100 độ C, không tiệt trùng bình sữa của con ở nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ cao dễ làm méo mó, biến dạng bình nhựa và bình silicon. Nếu bình thủy tinh chịu nhiệt kém, nhiệt độ cao còn dễ làm bình bị nổ, vỡ khiến mẹ bị thương nữa đấy ạ!
Tiệt trùng bình sữa ở 100 độ C, nhiệt độ cao dễ làm hỏng bình sữa của con
7.4. Sử dụng bình sữa, máy tiệt trùng bình sữa từ nhựa BPA
Khả năng chịu nhiệt của vật dụng nhựa rất kém, khoảng 70 – 200 độ C tùy loại nhựa. Trong khi đó, nhiệt độ tiệt khuẩn bình sữa là 100 độ C. Ở nhiệt độ cao như vậy, nhựa, đặc biệt là nhựa BPA sẽ bị chảy, biến dạng, giải phóng vi nhựa và các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con, gây ung thư, dậy thì sớm, vô sinh… Do đó, mẹ cần chọn cho bé các vật dụng làm từ chất liệu nhựa chịu nhiệt tốt, không độc hại, an toàn với bé như: PC, PA, PP, PES, PPSU…
7.5. Không tháo rời bình và núm ti khi tiệt trùng
Mặt trong bình sữa và núm ti là hai bộ phận quan trọng nhất khi tiệt trùng vì chúng đều là phần tiếp xúc trực tiếp với miệng bé và sữa bé uống. Nếu núm ti, hay mặt trong bình sữa còn vi khuẩn, chắc chắn vi khuẩn sẽ theo sữa, miệng, vào cơ thể và gây bệnh cho bé. Vì thế, mẹ nhớ tháo rời tất cả bộ phận bình sữa trước khi tiệt trùng để diệt sạch vi khuẩn ở mọi ngóc ngách bình sữa mẹ nhé!
Mẹ tháo thời hết các bộ phận để bình sữa của con được sạch nhất
Qua bài viết trên đây, mẹ đã chọn được cách tiệt trùng bình sữa tốt nhất cho bé nhà mình rồi. Tiệt trùng bình sữa không khó chút nào đâu mẹ nhỉ! Nếu còn khó khăn hay cần tư vấn thêm, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!
Trong 6 tháng đầu đời, bé thường nuốt phải nhiều không khí khi bú nhưng lại chưa biết cách tự đẩy khí thừa ra ngoài. Vì thế, con thường cảm thấy đầy bụng, khó chịu, quấy khóc và nôn trớ.
Chuyên gia khuyên mẹ vỗ ợ hơi cho bé trong và sau khi bú để hệ tiêu hóa của con được hoạt động tốt hơn. Cụ thể thế nào? Mẹ tham khảo ngay 4 cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi chuẩn khoa học và dễ thực hiện trong bài dưới đây nhé!
Vỗ ợ hơi là cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn
1. Cách bế vác cho trẻ sơ sinh ợ hơi
Với bé từ 0 – 6 tháng tuổi, mẹ bế vác bé trên một bên vai và dùng những tác động nhẹ nhàng như xoa, vỗ lưng, giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt một tấm khăn sạch, mềm, bản to, thấm hút tốt lên vai mẹ, phòng trường hợp bé trớ sữa thì quần áo mẹ cũng không bị bẩn, mẹ không phải thay áo mới.
Bước 2: Dùng một tay đỡ mông, một tay đỡ lưng để bế vác bé lên vai, người bé dựa vào lưng và vai mẹ.
Bước 3: Dùng tay đỡ lưng xoa lưng bé theo hình tròn, hoặc mẹ khép các đầu ngón tay lại, vỗ nhẹ lưng bé theo chiều từ dưới lên trên.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi đúng là mẹ vỗ hoặc xoa lưng bé nhẹ nhàng, không vỗ mạnh vì sẽ làm bé bị đau và sợ đấy ạ!
Trong trường hợp bé quấy khóc, mẹ thực hiện xoa vỗ ợ hơi cho bé trên vai kết hợp với bế bé đi lại trong phòng để bé thoải mái và bình tĩnh hơn mẹ nhé!
Mẹ bế vác bé trên vai, cằm bé dựa trên mỏm vai mẹ
2. Cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi ngồi trên đùi mẹ
Nếu mẹ thấy mỏi tay khi phải đỡ bé cao trên vai, mẹ chuyển tư thế đặt bé ngồi trên đùi và xoa vỗ lưng bé. Cách này phù hợp với bé dưới 6 tháng tuổi và mang lại hiệu quả tương tự như bế vác cho bé ợ hơi. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Mẹ ngồi thẳng, chân đặt vuông góc và đặt một chiếc khăn sạch trên đùi.
Bước 2: Đặt bé ngồi trên đùi mẹ, mặt hướng sang ngang, thân bé dựa vào người mẹ, một tay dùng ngón cái và ngón trỏ đỡ cằm, ngón giữa và các ngón còn lại luồn dưới nách bé. Tay còn lại đặt trên lưng bé.
Bước 3: Dùng tay đỡ lưng xoa lưng bé theo hình tròn, hoặc mẹ khép cái đầu ngón tay lại sau đó vỗ nhẹ lưng bé theo chiều từ dưới lên trên.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Cho bé ngồi hơi ngả về trước giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn.
Không để ngón trỏ và ngón cái tì mạnh vào cổ bé, làm bé khó thở.
Mẹ cho bé ngồi trên đùi, người hơi ngả về trước
3. Cách bế bé nằm sấp ợ hơi trên tay mẹ
Ngoài hai cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi trên, với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ tham khảo thêm cách bế bé nằm sấp vỗ ợ hơi như sau:
Bước 1: Bế bé nằm sấp dọc trên một cánh tay, đầu bé tựa vào khuỷu tay, chỉnh tay đỡ bé để đầu bé cao hơn ngực. Nếu tay mẹ yếu, mẹ đặt bé nằm sấp ngang trên đùi, tay mẹ đỡ ngực và nâng đầu bé.
Bước 2: Tay còn lại xoa lưng bé theo hình tròn, hoặc khép các đầu ngón tay lại sau đó vỗ nhẹ lưng bé theo chiều từ dưới lên trên
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Giữ đầu, lưng và mông bé thẳng hàng, không để con bị cong lưng, dễ lệch cột sống.
Nâng đỡ đầu bé cẩn thận, không để đầu con bị gập xuống bất ngờ, dễ làm con đau, mỏi, thậm chí vẹo lệch cổ.
Đặt bé nằm ngang trên đùi, một tay đỡ ngực và nâng đầu bé cũng là cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi hiệu quả
4. Bế bé trước ngực giúp bé ợ hơi
Với bé trên 4 tháng tuổi, cổ bé đã cứng cáp, giữ vững được đầu. Ngoài những cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi trên, mẹ có thể giúp bé ợ hơi bằng cách tạo áp lực lên bụng bé để đẩy khí thừa từ dạ dày thoát ra ngoài.
Bước 1: Mẹ bế bé trước ngực, lưng bé tựa vào người mẹ, một tay đỡ mông, một tay vòng ngang qua bụng đỡ thân trên bé.
Bước 2: Giữ nguyên tay đỡ mông, tay còn lại ôm sát bụng bé. Chú ý không siết mạnh tay làm bé khó thở, đau tức bụng.
Bước 3: Bế bé đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút. Chuyển động qua lại và áp lực tại bụng sẽ giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Luôn giữ bé tựa vào người mẹ để bé không bị ngã.
Đi lại nhẹ nhàng, không trêu đùa hay rung lắc bé mạnh tay làm trào ngược dạ dày, nôn trớ.
Bế bé ợ hơi trước ngực với bé trên 4 tháng tuổi
5. Làm sao để biết cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi đã đúng tư thế?
Nếu thao tác đúng, mẹ sẽ chỉ mất khoảng 5 – 10 phút để vỗ ợ hơi cho con. Các dấu hiệu cho thấy mẹ đã làm đúng đây ạ!
Bé phát ra tiếng ợ.
Bé không quấy khóc, không cựa quậy, chống cự.
Mẹ thấy thuận tay, dễ thao tác, không bị ngượng tay hay vướng víu.
Mẹ chọn tư thế cả mẹ và bé đều thấy thoải mái để vỗ ợ hơi cho bé
6. Mách mẹ một số mẹo bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi đạt hiệu quả tốt nhất
Để con luôn được khỏe mạnh, mẹ chú ý thêm những mẹo sau đây:
Luôn rửa tay sạch trước khi vỗ ợ hơi cho bé, không để vi khuẩn hay bụi bẩn từ tay mẹ bám sang da, quần áo của con.
Lau miệng bé ngay khi con trớ sữa; không để sữa, nước bọt bám lâu trên da con, dễ gây viêm da, chàm da, mẩn đỏ. Mẹ ưu tiên chọn khăn khô đa năng mềm mại, được tiệt khuẩn từng tờ, êm ái và không gây xước da bé.
Thay đổi tư thế vỗ ợ hơi. Mẹ bắt đầu với cách vỗ ợ hơi mẹ thấy dễ nhất. Sau khoảng 10 – 15 phút, nếu bé chưa ợ hơi, còn quấy khóc, mẹ chuyển tư thế khác và tiếp tục vỗ ợ hơi cho bé. Khi mẹ đã thử các tư thế nhưng bé vẫn không ợ hơi hay ngừng khóc, chứng tỏ con không bị đầy hơi, mẹ không cần vỗ ợ hơi cho bé nữa.
Thao tác nhẹ nhàng, giữ bình tĩnh và dịu dàng với bé, không vì con khóc mà mẹ gấp gáp, thao tác mạnh tay làm con đau, sợ hãi.
Nâng đỡ đầu bé, nhất là với bé dưới 4 tháng tuổi. Lúc này, cổ con còn yếu, chưa có sức nâng đầu, vì thế, mẹ cần chú ý nâng đỡ đầu con kể cả khi bế hay khi đặt bé xuống.
Chú ý nâng đỡ đầu bé để con không bị vẹo cổ
Cách bế cho trẻ sơ sinh ợ hơi không khó đâu ạ. Nếu bé trớ sữa trong lúc vỗ ợ hơi, mẹ bình tĩnh dùng khăn khô lau miệng cho bé, thao tác chậm rãi, nhẹ nhàng để con không bị giật mình mẹ nhé! Nếu còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng.