Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng hay còn được gọi là thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi ngày càng được các bố mẹ ưu ái. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp ăn dặm BLW, mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên tắc và cách thức thực hiện để đem đến lợi ích lớn nhất cho bé yêu.

Thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày

1. Lợi ích khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng 

Mẹ hoàn toàn có thể lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng
Mẹ hoàn toàn có thể lên thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi một cách rất đơn giản

Nhờ sự khác biệt trong cách thức thực hiện, khi mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng thì trẻ sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Khi tiếp xúc hay xử lý món ăn, bé sẽ được rèn luyện sự khéo léo trong việc phối hợp hoạt động của mắt, tay và miệng.
  • Bé được hình thành khả năng phân biệt thức ăn thông qua các giác quan như thị giác, vị giác và khứu giác.
  • Bên cạnh đó, vì được ngồi ăn cùng gia đình, phương pháp ăn dặm này cũng giúp trẻ gia tăng sự thân thiết với các thành viên khác. Đồng thời tiếp thu văn hóa ăn uống, thói quen ăn uống của mọi người.
  • Có thể giảm nguy cơ béo phí ở trẻ nhỏ vì toàn bộ lượng thức ăn được nạp vào theo khả năng ăn uống của từng bé

2. Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng

Với những mẹ lần đầu chăm con, đặc biệt lại còn áp dụng ăn dặm blw cho bé mới bắt đầu thì không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và lúng túng không biết nên làm gì. Vì thế mẹ cần nắm được một số nguyên tắc nhất định dưới đây để lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu.

Về thực đơn:

  • Việc tự chọn món ăn của bé nên được hình thành trên một thực đơn khoa học. Vì đây là cơ sở để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tùy theo độ tuổi và thể trạng của trẻ, mẹ cần lựa chọn những món ăn phù hợp, dễ hấp thu.
  • Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Do đó, mẹ không nên lựa chọn các món ăn gây khó tiêu hóa như đường, mật, muối, đồ ăn sẵn… 
  • Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ nên cắt hay tạo hình thức ăn thành dạng que, dạng sợi để bé có thể dễ cầm nắm hơn.
  • Trong thực ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi cần tránh các thức ăn dễ gây mặc nghẹn, hóc như: các loại hạt nho, rau sống, trái cây xấy khô,…
  • Tránh các món ăn bé bị dị ứng hoặc dễ bị dị ứng. Nếu mẹ chưa biết con bị dị ứng với những món nào thì cần quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé trong quá trình thưởng thức từng món để dễ dàng nhận ra điểm khác thường.
Việc áp dụng thực đơn BLW cho bé 6 tháng không hề khó
Việc áp dụng thực đơn BLW cho bé 6 tháng không hề khó

Về cách ăn:

  • Mẹ nên đặt bé ngồi vào ghế tập ăn và quay mặt về phía bàn ăn chung.
  • Khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW, mẹ chỉ là người đầu bếp – nấu và cung cấp thức ăn chứ không phải người phục vụ – người bón trẻ ăn.
  • Không thúc ép bé ăn.
  • Không buộc bé ăn thêm.
  • Không ép bé ăn những món bé không muốn.
  • Và đặc biệt, không áp dụng ăn dặm BLW nếu bé đang quấy khóc.
Mẹ không áp dụng ăn dặm BLW cho bé 6 tháng nếu bé đang quấy khóc mẹ nhé
Mẹ không áp dụng thực đơn BLW cho bé 6 tháng nếu bé đang quấy khóc mẹ nhé

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi – Mamamy

Ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy

3. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng trong 30 ngày “hay ăn chóng lớn”

Dưới đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho trẻ 6 tháng tuổi được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích nên áp dụng khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Các thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi này có ưu điểm là có công thức nấu đơn giản, dễ chế biến trong thời gian ngắn, đặc biệt là vẫn giữ được nguyên các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sau khi chế biến, tốt nhất cho sự phát triển của bé. 

Trong những ngày đầu tiên bé tập ăn dặm, mẹ nên áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu (thực đơn ngày 1 đến ngày 15) giúp trẻ làm quen dần với đồ ăn và sự thay đổi trong chế độ ăn hàng ngày của mình.

3.1. Thực đơn ăn dặm ngày 1: Súp lơ, bí ngòi, ớt chuông

Nguyên liệu:

  • Súp lơ: 100g
  • Bí ngòi (nên chọn quả non, chưa có hạt lớn): 100g
  • Ớt chuông: 50g

Chế biến:

  • Súp lơ mẹ chỉ lấy phần bông, bỏ phần cuống. Ngâm bông súp lơ trong nước muối khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Cắt bông súp lơ thành những miếng bé vừa ăn, phù hợp với khả năng cầm của bé nữa.
  • Bí ngòi xanh rửa sạch, để ráo nước. Cắt thành các miếng bé vừa ăn. Nếu bên trong ruột bí ngòi có hạt lớn mẹ nên bỏ ruột để tránh bé bị hóc.
  • Ớt chuông rửa sạch, loại sạch hạt. Cắt ớt chuông thành các miếng dài hoặc vuông bản lớn cho bé dễ cầm nắm.
  • Đem bí ngòi, bông cải, ớt chuông sau khi đã cắt khúc vào nồi hấp chín hoặc luộc chín. Nếu được mẹ nên hấp thì sẽ giữ được độ ngọt của rau củ tốt hơn.

3.2. Thực đơn ăn dặm ngày 2: Cà rốt, bí hương, mướp hương

Nguyên liệu: 

  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Bí hương: 150g
  • Mướp hương: 200g

Chế biến: 

  • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch. Cà rốt cắt thành các khúc dài nhỏ vừa ăn với bé.
  • Bí hương gọt sạch vỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Sau đó cắt thành các miếng dài vừa cầm và vừa ăn cho dễ với bé.
  • Mướp hương gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành các miếng vừa ăn.
  • Đem cà rốt, bí hương và mướp hương đem luộc chín mềm hoặc hấp chín.

Lưu ý: Mướp hương và bí hương là những lại quả nhanh chín nên mẹ cần chú ý thời gian luộc tránh bị chín quá làm mất hết chất dinh dưỡng.

3.3. Thực đơn ăn dặm ngày 3: Táo, đỗ xanh, khoai lang

Nguyên liệu: 

  • Táo xanh hoặc táo đỏ: 1/2 quả
  • Đỗ xanh: 100g
  • Khoai lang: 100g

Chế biến:

  • Táo xanh mẹ đem ngâm với nước muối khoảng 10-15 phút, sau đó đem rửa sạch với nước. Cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn để ra đĩa
  • Đỗ xanh mẹ nhặt bỏ toàn xơ hai bên và hai đầu. Rửa sạch với nước và bẻ thành các khúc vừa phải, sau đó luộc chín.
  • Khoai lang rửa sạch bụi bẩn bên ngoài vỏ. Cắt thành khúc vừa phải đem vào hồi hấp chín mềm. Sau khi khoai loang chín mềm, mẹ đợi nguội rồi lột bỏ vỏ, đặt ra đĩa cho bé.

3.4. Thực đơn ăn dặm ngày 4: Cà rốt, su su, bí đỏ, măng tây

Nguyên liệu: 

  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Su su: 1 củ nhỏ
  • Bí đỏ: 100g
  • Măng tây: 50g

Chế biến: 

  • Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc dài bé vừa ăn
  • Su su gọt sạch bỏ, loại bỏ hạt, mẹ cần làm sạch vỏ ở các phần khứa/rãnh trên su su vì nó khá là cứng. Cắt su su thành các khúc dài nhỏ.
  • Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc vừa ăn
  • Măng tây rửa sạch, có thể cắt thành các khúc ngắn vừa phải hoặc để nguyên cây cho bé dễ cầm nắm.
  • Đem cà rốt, su su, bí đỏ và măng tây luộc chín mềm hoặc đem hấp chín.
Thực đơn ân dặm BLW cho bé 6 tháng từ ngày 0 – 15
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng từ ngày 0 – 15 nên bổ sung thêm nhiều rau, củ

3.5. Thực đơn ăn dặm ngày 5: Đậu đũa, bí đỏ, su su, thanh long

Nguyên liệu: 

  • Đậu đũa: 100g
  • Bí đỏ: 100g
  • Su su: 50g
  • Thanh long: 1/3 quả

Chế biến: 

  • Thanh long bỏ vỏ, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn, đặt ra đĩa cho bé
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn
  • Su su gọt sạch vỏ và loại bỏ hạt, rửa sạch. Sau đó, su su cách thành các miếng vừa ăn
  • Đậu đũa bỏ sạch sơ hai đầu, rửa sạch với nước. Bẻ đậu đũa thành khúc vừa phải sao cho bé dễ cầm nắm khi ăn.
  • Đem bí đỏ, su su và đậu đũa luộc/hấp chín mềm.

3.6. Thực đơn ăn dặm ngày 6: Măng tây, cà rốt, đậu đũa, dưa chuột

Nguyên liệu: 

  • Măng tây: 100g
  • Cà rốt: 1/2 củ lớn (hoặc 1 củ bé)
  • Đậu đũa: 100g
  • Dưa chuột: 1/2 quả

Chế biến: 

  • Măng tây rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn hoặc để nguyên cây
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc dài vừa ăn với bé
  • Đậu đũa bỏ sơ hai đầu, bẻ thành các khúc dài vừa phải, đem rửa sạch.
  • Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ. Cắt thành các khúc dài vừa tay cầm với bé, đặt ra đĩa. Nếu dưa chuột có hạt lớn mẹ nên cắt bỏ ruột và hạt tránh để bé hóc.
  • Đem măng tây, cà rốt, đậu đũa đem luộc/hấp chín mềm sau đó đợi nguội đem cho bé thưởng thức.

3.7. Thực đơn ăn dặm ngày 7: Mướp, bí đỏ, măng tây, bí đao

Nguyên liệu: 

  • Mướp: 100g
  • Bí đỏ: 50g
  • Măng tây: 100g
  • Bí đao: 50g

Chế biến: 

  • Mướp mẹ nên chọn những quả non, tránh những quả mướp có hạt lớn. Sau khi mua về mẹ đem mướp gọt vỏ, rửa sạch với nước. Cắt thành miếng dài hoặc khoanh tròn theo quả đều được.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch với nước, loại bỏ hạt (nếu có)
  • Măng tây rửa sạch, có thể cắt thành khúc dài hoặc để nguyên cây
  • Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khúc dài vừa ăn hoặc khoanh tròn theo quả.
  • Đem mướp, bí đỏ, măng tây, bí đao luộc/hấp chín mềm.
Khoai lang luộc ăn dặm cho bé 6 tháng
Măng tây là món ăn phổ biến trong thực đơn BLW cho bé 6 tháng

3.8. Thực đơn ăn dặm ngày 8: Bí ngô, đỗ xanh, nho

Nguyên liệu: 

  • Bí ngô: 100g
  • Đỗ xanh: 100g
  • Nho tươi (nho xanh, nho tím): 4-5 quả

Chế biến: 

  • Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn với bé, đem luộc/hấp chín mềm, bày ra đĩa ăn của bé.
  • Đỗ xanh bỏ xơ hai đầu và hai bên, rửa sạch, bẻ thành các khúc vừa ăn hoặc mẹ có thể nguyên quả đem luộc/hấp chín mềm.
  • Nho tươi ngâm với nước muốn pha loãng 10-15 phút, sau đó rửa sạch lại nước thường 1 lần nữa.

3.9. Thực đơn ăn dặm ngày 9: Bí xanh, mướp, hành tây, măng tây

Nguyên liệu: 

  • Bí xanh: 100g
  • Mướp: 100g
  • Hành tây: 1/2 củ nhỏ
  • Măng tây: 100g

Chế biến: 

  • Bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành các khúc dài hoặc cắt thành miếng tròn theo quả. Đem hấp/luộc 2-3 phút là bí xanh đã chín mềm rồi.
  • Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh tròn hoặc khúc dài, sau đó luộc/hấp chín trong khoảng 2-3 phút. Nếu ruột mướp có các hạt to/già thì mẹ cần bỏ sạch chúng tránh để bé bị hóng trong quá trình ăn vì nó khá cứng.
  • Hành tây lọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ theo chiều dọc hoặc cắt thành các ô vuông vừa ăn, sau đó đem hấp/luộc chín. Mẹ nên luộc hành tây chín hơn so với người lớn dùng vì hành tây có vị cay và hăng, rất dễ làm bé sợ.
bí xanh luộc cho bé ăn dặm
Món bí xanh luộc có cách làm đơn giản và nhanh mà còn rất mát nên được các mẹ áp dụng nhiều trong thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 6 tháng

3.10. Thực đơn ăn dặm ngày 10: Su su, cà rốt, cà chua, măng tây, đu đủ

Nguyên liệu:

  • Su su: 1/2 quả
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Cà chua: 1/2 quả (hoặc 1 quả nhỏ)
  • Măng tây: 100g
  • Đủ đủ chín: 50g

Chế biến:

  • Su su gọt sạch vỏ, bỏ hạt, bỏ các khía cứng, rửa sạch với nước. Sau đó, cắt su su thành các miếng nhỏ vừa ăn, đem luộc/hấp chín khoảng 5-6 phút.
  • Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch. Mẹ có thể cắt thành các khúc nhỏ dài hoặc khoanh tròn mỏng để tạo thành các hình thù khác nhau, tăng thêm hứng thú cho bé ăn. Đem cà rốt luộc/hấp chín mềm trong 5-7 phút.
  • Măng tây cắt bỏ phần cứng, rửa sạch. Mẹ có thể cắt thành khúc ngắn cho bé dễ cầm hoặc để nguyên cây đem hấp/luộc chín khoảng 3-4 phút.
  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành các miếng vuông vừa ăn.
  • Mẹ trình bày tất cả các món ăn ra khai ăn dặm cho bé và bữa ăn của bé đã sẵn sàng.

3.11. Thực đơn ăn dặm ngày 11: Mướp, cà rốt, đậu đũa, xoài

Nguyên liệu:

  • Mướp: 1 quả nhỏ (hoặc 1/2 quả vừa)
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Đậu đũa: 100g
  • Xoài chín: 100g

Chế biến: 

  • Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khoanh tròn hoặc thanh dài đem luộc/hấp chín trong khoảng 2-3 phút. Mẹ nên chọn những quả mướp non, hạt nhỏ để bé dễ ăn hơn và cũng ngọt hơn.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các khoanh tròn mỏng hoặc thanh nhỏ dài cho bé dễ cầm, mẹ có thể linh hoạt cắt thành các hình thù khác nhau để bé cảm thấy thích hơn hơn. Sau đó, đem cà rốt đi luộc/hấp chín trong khoảng 5-7 phút
  • Đậu đũa nhặt sạch sơ, rửa sạch, cắt thành các khúc vừa phải từ 3-4 cm. Mang đậu đũa đi luộc/hấp chín mềm trong khoảng 4-6 phút.
  • Xoài gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Mẹ nên chọn những quả xoài ngọt, chín mềm cho bé dễ nhai hơn.
Thực đơn ân dặm BLW cho bé 6 tháng từ ngày 0 – 15
Trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn thêm trứng

3.12. Thực đơn ăn dặm ngày 12: Đủ đủ, cà chua, bí xanh, su su, măng tây

Nguyên liệu:

  • Cà chua chín: 1 quả (khoảng 50g) hoặc cà chua bi: 2-3 quả
  • Bí xanh: 100g
  • Su su: 1/2 quả
  • Măng tây: 100g
  • Đu đủ chín: 3-4 miếng vuông nhỏ

Chế biến: 

  • Mẹ có thể làm muốn cà chua hấp hoặc thay bằng cà chua bi cho bé luôn. Với cà chua bi mẹ rửa sạch, cắt làm đôi, bày ra đĩa. Với cà chua hấp, mẹ rửa sạch cà chua cho vào nồi hấp chín trong khoảng 3-4 phút, sau đó lột vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn.
  • Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn. Sau đó, đem bí xanh hấp/luộc chín mềm trong 2-3 phút.
  • Su su gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, sau đó đem su su hấp/luộc chín mềm khoảng 4-6 phút
  • Măng tây rửa sạch, cắt khúc ngắn, đem rửa sạch. Sau đó, luộc/hấp chín măng tây khoảng 3-5 phút.
  • Đu đủ bỏ vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa.

3.13. Thực đơn ăn dặm ngày 13: Hành tây, mướp, đậu đũa, cà rốt, bầu trắng, xoài

Nguyên liệu: 

  • Mướp: 100g
  • Hành tây: 20g
  • Đậu đũa: 100g
  • Bầu trắng: 50g
  • Cà rốt: 50g
  • Xoài chín: 3 – 4 miếng vuông nhỏ

Chế biến: 

  • Mướp, bầu trắng, đậu đũa, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn sao cho bé dễ cầm nắm. Sau đó đem toàn bộ luộc chín mềm
  • Hành tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng dài theo chiều củ hành. Sau đó hấp chín mềm trong khoảng 2-3 phút, để tránh hành bị hăng
  • Xoài chín cắt thành các miếng vuông vừa ăn, bày ra đĩa.

3.14. Thực đơn ăn dặm ngày 14: Bầu trắng, cà chua, cơm cuộn, đậu đũa, hành tây, su su

Nguyên liệu:

  • Cà chua: 50g (1 quả nhỏ)
  • Bí xanh: 50g
  • Su su: 1/2 quả
  • Măng tây: 100g
  • Đu đủ chín: 50g
  • Cơm nát: 2-3 thìa nhỏ
  • Rong biển

Chế biến:

  • Vì bé 6 tháng mới học ăn dặm nên khi cho bé ăn cơm mẹ nên nấu hơi nát một chút. Sau đó chọn cơm với một chút rong biển dạng vụn. Nắm cơm thành các miếng nhỏ cuộn với lá rong biển.
  • Cà chua rửa sạch, đem hấp chín mềm sau đó lột vỏ. Cà chua sau khi hấp chín, mẹ có thể cho bé cầm ăn cả quả hoặc cắt thành các miếng cho bé dễ cầm.
  • Măng tây rửa sạch. Mẹ có thể cắt khúc hoặc để nguyên cây đem hấp/luộc chín mềm, bày ra đĩa.
  • Su su gọt bỏ vỏ, hạt và các khía đem rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ. Đem su su luộc/hấp chín mềm, bày ra đĩa
  • Đu đủ gọt vỏ, căt thành miếng vừa phải, bày ra đĩa.
Cơm cuộn rong biển
Để bé hứng thú hơn khi ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu thì những món ăn có hình thù bắt mắt như này rất được các bé yêu thích và ăn nhiều hơn

3.15. Thực đơn ăn dặm ngày 15: Bí xanh, đậu đũa, cà rốt, su su, xoài chín

Nguyên liệu:

  • Bí xanh: 100g
  • Đậu đũa: 100g
  • Su su: 1/2 quả
  • Xoài chín: 1/2 quả vừa

Chế biến:

  • Bí xanh, su su gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó, cắt bí xanh và su su thành các miếng dài hoặc khúc theo hình quả để thêm hình dáng ngộ nghĩnh. Tiếp theo, mang chúng đi luộc/hấp chín mền trong khoảng 3-5 phút.
  • Đậu đũa nhặt bỏ sơ, rửa sạch, bẻ thành các khúc dài 2-3 cm. Sau đó, luộc chín mềm trong khoảng 3-4 phút.
  • Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn, bày ra đĩa

Xem thêm: Trẻ em 6 tháng ăn được trái cây gì?

3.16. Thực đơn ăn dặm ngày 16: Cơm cuộn rong biển, đậu đũa, su su, dưa chuột, đu đủ

Nguyên liệu:

  • Cơm nát: 2-3 nắm nhỏ xinh
  • Rong biển (vụn, miếng): 10-20g
  • Đậu đũa: 50g
  • Su su: 50g
  • Dưa chuột: 1/2 quả
  • Đu đủ: 4-5 miếng vuông nhỏ xinh

Chế biến:

  • Cơm nấu nát hơn so với nấu với người lớn. Trộn cơm với một chút rong biển vụn, tiếp theo nắm thành các nắm cơm nhỏ cuộn lá rong biển bên ngoài.
  • Đậu đũa nhặt bỏ sơ, rửa sạch, bẻ thành khúc 2-3cm. Sau đó, luộc chín mềm trong 3-4 phút.
  • Su su gọt sạch vỏ, các khía cứng và hạt, rửa sạch. Sau đó cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn, đem luộc chín mềm trong 3-4 phút.
  • Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, sau đó cắt thành các miếng dài 2-3 cm vừa ăn.
  • Đu đủ gọt sạch vỏ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn với bé.

3.17. Thực đơn ăn dặm ngày 17: Trứng, ngô ngọt, măng tây, cà rốt, bí ngòi, ớt chuông

Nguyên liệu:

  • Lòng đỏ trứng: 1 quả
  • Ngô ngọt: 1/2 bắp
  • Măng tây: 50g
  • Bí ngòi: 100g
  • Ớt chuông: 1/2 quả
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Dầu oliu

Chế biến:

  • Lòng quả trứng chiên với chút dầu oliu
  • Ngô ngọt tỉa lấy hạt, loại bỏ sạch dâu ngô, sau đó đem rửa sạch. Ngô ngọt mang đi hấp chín mềm khoảng 7-10 phút. Hoặc mẹ có thể chế biến theo cách khác như: cắt thành các khúc, luộc chín, sau đó bé gập ăn.
  • Măng tây cắt bỏ phần cứng, rửa sạch với nước. Sau đó cắt khúc hoặc để nguyên cây đem luộc chín mềm khoảng 5-7 phút
  • Bí ngòi rửa sạch, cắt khúc bé vừa ăn. Sau đó mang luộc/hấp chín mềm khoảng 3-4 phút.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc dài hoặc khoanh nhỏ theo hình củ cà rốt, tiếp theo mang luộc/hấp chín mềm trong 5-7 phút
  • Ớt chuông rửa sạch, cắt thành miếng dài theo chiều của quả, sau đó hấp chín mềm trong khoảng 3-5 phút.
Làm món ngô ngột hấp cho bé ăn dặm
Trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng mẹ nên đa dạng thực phẩm để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con

3.18. Thực đơn ăn dặm ngày 18: Cơm cuộn, mướp, ớt chuông, bí xanh, đậu đũa, xoài chín

Nguyên liệu:

  • Cơm nát: 2-3 thìa con cơm
  • Mướp: 100g
  • Ớt chuông: 50g
  • Bí xanh: 30g
  • Đậu đũa: 70g
  • Xoài chín: 3-4 miếng vuông nhỏ

Chế biến:

  • Cơm nát mẹ trộn với một chút rong biển vụn, dầu oliu, sau đó nắm thành các miếng nhỏ cuộn với lá rong biển. Để dễ hơn mẹ có thể sử dụng các khuôn cuốn cơm chuyên dành cho bé ăn dặm tạo các hình thù rất ngộ ngĩnh.
  • Mướp, bí xanh gọt vỏ, rửa sạch với nước, cắt thành các miếng sao cho bé vừa ăn. Sau đó, đem mướp và bí xanh đi luộc/hấp chín mềm khoảng 3-5 phút
  • Đậu đũa nhặt sạch sơ, rửa sạch, bẻ thành các khúc dài khoảng 2-3cm. Cuối cùng là đem đậu đũa luộc chín mềm khoảng 4-6 phút
  • Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ xinh.

3.19. Thực đơn ăn dặm ngày 19: Trứng áp chảo, mướp, su su, đậu đũa

Nguyên liệu:

  • Lòng đỏ trứng: 1 quả
  • Mướp: 100g
  • Su su: 1/2 quả
  • Đậu đũa: 100g
  • Dầu oliu
Lòng đỏ trứng gà
Với những thực đơn ăn dặm blw cho bé mới bắt đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng

Chế biến:

  • Mẹ lấy lòng đỏ trứng áp chảo với một chút dầu oliu khoảng 1-2 phút là trứng chín.
  • Mướp, su su gọt sạch vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn với bé. Tiếp theo đem chúng đi luộc/hấp chín mềm khoảng 3-5 phút, thường mướp sẽ thành chín hơn su su nên mẹ chú ý vớt chúng ra trước nếu luộc chung.
  • Đậu đũa nhặt bỏ xơ, rửa sạch, bẻ khúc dài 2-3 cm. Mang đậu đua đi luộc chín mềm khoảng 3-5 phút

3.20. Thực đơn ăn dặm ngày 20: Cơm hạt chia, mướp, ớt chuông, hành tây, bí xanh, xoài chín

Nguyên liệu:

  • Cơm nát: 2-3 thìa con
  • Hạt chia: 1/3 thìa cà phê
  • Mướp: 100g
  • Ớt chuông: 1/2 quả
  • Hành tây: 1/3 củ nhỏ
  • Bí xanh: 100g
  • Xoài chín: 3-4 miếng vuông nhỏ

Chế biến:

  • Hạt chia ngâm với nước khoảng 15 phút cho hạt chia nở. Sau khi hạt chia nở xong, vớt sạch để ráo nước. Sau đó chọn cơm với hạt chia, nắm thành các miếng nhỏ cho bé dễ cầm.
  • Mướp, bí xanh gọt sạch vỏ, rửa sạch. Cắt mướp, bí xanh thành các miếng sao cho bé vừa ăn, sau đó đem hấp/luộc chín mềm trong 3-5 phút.
  • Ớt chuông rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ theo chiều quả, sau đó mang hấp/luộc mềm trong 2-3 phút
  • Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ, bày ra đĩa.
 cơm trộn hạt chia
Cơm trộn hạt chia là món ăn dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 6 tháng

3.21. Thực đơn ăn dặm ngày 21: Chả tôm hạt sen, bí xanh, mì spaghetti bí đỏ, xoài.

Nguyên liệu:

  • Chả tôm hạt sen: 2-3 miếng
  • Bí xanh: 100g
  • Mì spaghetti theo mức nhu cầu ăn của bé
  • Bí đỏ: 100g
  • Xoài chín: 3-5 miếng vuông nhỏ

Chế biến:

  • Chả tôm hạt sen mẹ có thể mua làm sẵn ở các siêu thị, sau đó về hấp chín, cắt thành các miếng vừa ăn.
  • Bí đỏ gọt bỏ, cắt thành các miếng nhỏ, hấp chín mềm, nghiền nhuyễn. Sau đó, thêm một chút nước lọc với bí ngô nghiền, đun sền sệt lại.
  • Mì spaghetti luộc chín trong 9-10 phút. Vớt mì spaghetti để ráo nước sau đó bỏ mì vào đu chung với bí ngô vừa đun khoảng 2-3 phút.
  • Xoài chín gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông vừa ăn.

3.22. Thực đơn ăn dặm ngày 22: Ớt chuông, bông cải trắng, thanh long đỏ

Nguyên liệu:

  • Ớt chuông: 50g
  • Bông cải trắng: 100g
  • Thanh long đỏ: 100g

Chế biến:

  • Ớt chuông rửa sạch, cắt thành các miếng dài, hấp chín mền trong 2-3 phút
  • Bông cải trắng ngâm trong nước muối pha loãng 10-15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp theo, cắt bông cải trắng thành các miếng nhỏ, rồi đem hấp/luộc chín mềm khoảng 3-5 phút.
  • Thanh long đỏ bỏ vỏ, cắt thành các miếng vuông sao cho bé vừa ăn, bày ra đĩa.
Thực đơn ăn dặm ngày 22
Thực đơn BLW cho bé 6 tháng tuổi nên đa dạng các thực phẩm vừa giúp bé không bị ngán và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ

3.23. Thực đơn ăn dặm ngày 23: Bò xào ớt chuông hành tây, dưa chuột, bơ

Nguyên liệu:

  • Thịt bò thăn mềm: 100g
  • Ớt chuông: 1/2 quả
  • Hành tây: 1/3 củ
  • Dưa chuột: 1/2 quả (hoặc 1 quả nhỏ)
  • Bơ chín: 1/3 quả
  • Dầu oliu

Chế biến:

  • Thịt bò thái thành các miếng nhỏ, nếu mẹ muốn thịt mềm hơn có thể dùng búa đập thịt đập sơ qua.
  • Ớt chuông cắt bỏ hạt, thái thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn
  • Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các vuông vừa ăn
  • Bắc chảo lên bếp cho thêm một chút dầu oliu, đợi đến khi nóng bỏ hành tây và ớt chuông xào chín xơ, sau đó cho thịt bò vào đảo đều. Đến khi thịt bò, ớt chuông, hành tây vừa chín thì tắt bếp, bày ra đĩa.
  • Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các khúc dài, bày ra đĩa
  • Bơ lọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành các miếng vuông nhỏ, bày ra đĩa ăn của bé.
Bò xào ớt chuông hành tây
Trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng mẹ không nên sử dụng thêm các gia vị để nêm nếm thức ăn.

3.24. Thực đơn ăn dặm ngày 24: Ớt chuông hấp, khoai lang hấp, chuối, kiwi, bò xào tỏi.

Nguyên liệu: 

  • Ớt chuông: 50g
  • Khoai lang: 1/2 củ
  • Chuối: 1/2 quả
  • Kiwi: 1 quả
  • Thịt bò thăn: 100g
  • Vài nhánh tỏi
  • Dầu oliu

Chế biến: 

  • Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập thịt sơ qua cho mềm.
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập.
  • Phi tỏi thơm với một chút dầu oliu, sau đó cho thịt bò vào xào chung đến khi chín
  • Ớt chuông rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn, hấp/chín trong khoảng 3-4 phút
  • Khoai lang rửa sạch phần vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, sau đó hấp chín mềm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khi khoai lang chín, mẹ bắc ra để nguội và lọt bỏ vỏ với cho bé ăn.
  • Các loại quả: kiwi, chuối gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa

3.25. Thực đơn ăn dặm ngày 25: Su su luộc, củ cải luộc, táo nướng quế.

Nguyên liệu: 

  • Su su: 1/2 quả
  • Củ cải: 70g
  • Táo xanh: 1/2 quả
  • Quế

Chế biến:

  • Su su gọt sạch vỏ, bỏ hạt và các phần khía cứng, rửa sạch. Sau đó, mẹ cắt su su thành các miếng vừa ăn với bé, đem luộc/hấp chín mềm trong khoảng 3-5 phút.
  • Củ cải gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng tròn vừa ăn. Hấp/luộc chín mềm củ cải trong 3-5 phút. Với củ cải mẹ nên hấp để giữ được vị ngọt tốt nhất.
  • Táo xanh rửa sạch, mẹ cắt làm đôi sau đó đặt một chút quế lên bề mặt, mẹ chỉ cho 1 chút cho thơm thôi ạ tránh quá nhiều làm cay bé khi ăn. Sau đó, mẹ nướng táo trong lò vi sóng khoảng 3-5 phút trong nhiệt độ 370 độ C hoặc sử dụng nồi chiên không dầu.
táo nướng quế
Táo nướng quế là món ăn tráng miệng yêu thích của nhiều trẻ trong thực đơn BLW cho bé 6 tháng

3.26. Thực đơn ăn dặm ngày 26: Măng tây nướng, cà tím nướng, dưa lưới.

Nguyên liệu:

  • Măng tây: 100g
  • Cà tím: 1 quả vừa hoặc 1/2 quả lớn
  • Dưa lưới: 50-70g

Chế biến: 

  • Măng tây cắt bỏ các phần cứng già, rửa sạch. Măng tây mẹ có thể cắt khúc dài 2-3cm hoặc để nguyên cây. Hấp/luộc chín mềm trong 3-4 phút.
  • Cà tím mẹ có thể chọn loại quả cà tím tròn hoặc dài. Mẹ rửa sạch cà tím, để ráo nước. Nướng cà tím bằng nồi chiên không dầu hoặc trong lò nướng trong 3-5 phút ở nhiệt độ 370 độ C.
  • Dưa lưới gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ sao cho bé dễ ăn.

3.27. Thực đơn ăn dặm ngày 27: Cơm ruốc cá hồi, đỗ xào thịt bò, đậu bắp luộc, chuối.

Nguyên liệu: 

  • Cơm nát: 2-3 thìa con
  • Ruốc cá hồi: tùy chỉnh
  • Đậu Hà Lan: 3-4 quả
  • Thịt bò thăn: 50g
  • Đậu bắp: 1-2 quả
  • Chuối: 1/2 quả
  • Dầu oliu

Chế biến: 

  • Ruốc cá hồi mẹ có thể mua sẵn ở các siêu thị hoặc tự làm. Cách làm ruốc cá hồi cũng khá đơn giản gần giống làm ruốc thịt, mẹ không nên dùng gia vị khi làm ruốc.
  • Trộn đều cơm với ruốc cá hồi.
  • Đậu Hà Lan bỏ xơ, rửa sạch, cắt thành vát chéo thành các miếng nhỏ.
  • Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập để thịt được mềm hơn.
  • Xào đậu Hà Lan gần chín với chút dầu oliu, sau đó thêm thịt bò vào. Đảo đều thịt bò và đậu Hà Lan đến khi chín.
  • Đậu bắp cắt bỏ đầu, rửa sạch. Hấp/luộc chín mềm trong 2-3 phút.
  • Chuối cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa.
Cơm ruốc cá hồi
Món cơm ruốc cá hồi trong thực đơn ăn BLW cho bé 6 tháng mẹ có thể áp dụng trong những ngày bận rộn, không có nhiều thời gian chế biến

3.28. Thực đơn ăn dặm ngày 28: Bánh mì sandwich, dưa hấu, ngô bao tử hấp, bò cháy tỏi.

Nguyên liệu:

  • Bánh mì Sandwich
  • Dưa hấu: 2 miếng nhỏ
  • Ngô bao tử: 1-2 bắp nhỏ
  • Thịt bò thăn mềm: 100g

Chế biến:

  • Bánh mì Sandwich bỏ áp chảo nóng đều hai mặt hoặc cho vào lò vi sóng làm nóng trong 30s. Sau đó, cắt miếng bánh mì ra làm hai theo hình tam giác.
  • Ngô bao tử rửa sạch. Mẹ có thể cắt thành các khúc ngắn hoặc để nguyên cả bắp cho vào luộc/hấp chín cho bé
  • Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập để thịt được mềm hơn.
  • Tỏi mẹ bóc một phần vỏ ngoài, cắt làm đôi củ tỏi. Sau đó đặt lên chảo nóng nướng vừa xém cháy, tiếp theo là bỏ thịt bò vào chung đến khi chín. Cho thịt bò ra đĩa, không lấy tỏi.
  • Dưa hấu cắt thành các miếng nhỏ, bày ra đĩa.
Mẹ hãy lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng thật cẩn thận mẹ nhé!
Mẹ hãy lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng thật cẩn thận mẹ nhé!

3.29. Thực đơn ăn dặm ngày 29: Bí xanh cuộn tôm, kiwi, cà rốt hấp, bí đỏ hấp.

Nguyên liệu: 

  • Bí xanh: 50g
  • Tôm: 200g
  • Kiwi: 1 quả
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Bí đỏ: 50g

Chế biến:

  • Tôm sau khi làm sạch, bỏ vỏ và sợi chỉ đen, để ráo nước. Sau đó băm hoặc xay nhuyễn.
  • Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch. Mẹ cắt thành các khoanh tròn, mỏng vừa phải. Sau đó nhồi thịt tôm vào bên trong bí xanh. Hấp chín trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Cà rốt và bí đỏ gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn. Hấp/luộc chín mềm trong 3-5 phút. Mẹ lưu ý, bí đỏ lâu chín hơn cà rốt nên thời gian làm chín có thể kéo tới 7 – 10 phút.
  • Kiwi gọt vỏ, cắt thành các miếng mỏng bé vừa ăn.

3.30. Thực đơn ăn dặm ngày 30: Khoai lang luộc, chuối, thịt bò xào ngô bao tử.

Nguyên liệu: 

  • Khoai lang: 1 củ nhỏ
  • Thịt bò thăn: 100g
  • Ngô bao tử: 2-3 bắp
  • Chuối: 1 quả
  • Dầu oliu

Chế biến: 

  • Khoai lang làm sạch. Hấp/luộc chín mềm trong 15 – 20 phút. Sau khi để nguội, mẹ lọt vỏ khoai và cắt thành các miếng vừa ăn.
  • Thịt bò thăn thái mỏng, mẹ có thể đập dập để thịt được mềm hơn.
  • Ngô bao tử rửa sạch, cắt thành các miếng bé vừa ăn.
  • Xào ngô tử với một chút dầu oliu đến gần chín, sau đó thêm thịt bò vào xào chung đến khi hỗn hợp chín đều.
  • Chuối bỏ vỏ, cắt thành các khoan tròn mỏng, bày ra đĩa.

Khoai lang luộc ăn dặm cho bé 6 tháng

4. Các nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi

Trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng tuổi mẹ cần đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng ở 4 nhóm thực phẩm chính dưới đây để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.

  • Nhóm rau củ: bông cải xanh, đậu đũa, khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ.
  • Nhóm quả trái cây: táo, bơ, chuối, xoài, lê
  • Nhóm đạm: lòng đỏ trứng, thịt bò hoặc heo
  • Nhóm Carbodrate: gạo, nui, mì

5. Thực đơn ăn dặm BLW không áp dụng cho bé như nào?

Theo thông tin nghiên cứu từ viện dinh dưỡng Interior – Anh, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sử dụng chủ yếu là thực phẩm chế biến dạng thô nên với những bé thường xuyên gặp vấn đề về đường tiêu hóa (khó tiêu, hấp thụ kém), suy dinh dưỡng,… thì không nên áp dụng thực đơn ăn dặm BLW.

Lúc này, mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra được phương pháp và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất và thúc đẩy phát triển hiệu quả hơn.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng từ ngày 15 – 29
Thực đơn ăn BLW cho bé 6 tháng mau lớn

6. Một số câu hỏi thường gặp khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi.

Câu 1: Bé 6 tháng có cho ăn trứng hay lòng trắng trứng được không?

Có. Bé từ 6 tuổi trở lên hoàn toàn có thể ăn được lòng trắng trứng (hay nguyên quả) tuy nhiên mẹ cần đánh nhuyễn hoặc xay nhuyễn với một chút nước để bé dễ ăn hơn. Vì thế, nếu mẹ không thể làm nhuyễn thì có thể chỉ sử dụng lòng đỏ trứng

Câu 2: Bé 6 tháng ăn được sữa chua không?

Ở độ tuổi này, bé cũng đã có thể ăn được các loại sữa chua và kem. Mẹ chỉ cần lưu ý không sử dụng các loại kem hay sữa chua có phần nhân (cái) bên trong dễ làm bé bị hóc.

Câu 3: Trẻ 6 tháng tuổi uống được nước trái cây không?

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể uống được nước trái cây, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa nhi không khuyến khích bố mẹ cho bé uống nhiều và thường xuyên trong thực đơn ăn blw cho bé 6 tháng. Bởi nước trái cây bổ sung khá nhiều calo mà không có các chất dinh duỗng cân bằng trong sữa công thức và sữa mẹ, dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng.

Việc cho bé ăn dặm không quá khó. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng có thể cho bé ăn dễ dàng, hiệu quả. Hy vọng với gợi ý thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng, bé yêu nhà mình có thể ăn dặm nhẹ nhàng và đạt hiệu quả tối ưu.

Khi được 11 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ăn nhiều loại đồ như trái cây, rau và thịt. Ba bữa ăn và một bữa ăn nhẹ bên cạnh sữa công thức hoặc sữa mẹ là những gì một em bé 11 tháng tuổi trung bình cần mỗi ngày. Thời gian bữa ăn và bữa ăn nhẹ sẽ phụ thuộc vào thói quen hàng ngày của bé cũng như của mẹ. Dưới đây là những ý tưởng hay khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi có thể mẹ sẽ cần.

1. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi nên có gì?

1.1. Thực phẩm cần hấp thụ khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi

Thực phẩm cần hấp thụ khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi
Thực phẩm cần hấp thụ khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi

Sự thèm ăn của bé sẽ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động của bé và sự phát triển của bé ở mức độ lớn. Sau đây là ước tính gần đúng về số lượng thực phẩm bé cần mỗi ngày:

  •  Nửa cốc ngũ cốc
  •  Nửa chén rau
  •  Nửa cốc trái cây
  •  3 muỗng canh sữa
  •  Nửa cốc ngũ cốc hỗn hợp
  •  4 muỗng canh thịt hoặc các protein khác

1.2. Thực phẩm nên cần phải ăn khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi

Điều quan trọng trong giai đoạn này là mẹ cần tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Và cho bé ăn tất cả các loại thực phẩm. Dưới đây là những loại thực phẩm khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng:

  • Trái cây: là một nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Vì thế, đây là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mẹ có thể cho trẻ ăn táo, cam, chuối và lê, hãy để bé thử mọi thứ.
Trái cây là một nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời
Trái cây là một nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời
  • Gia cầm và cá: có chứa nhiều protein nhất. Đặc biệt là cá và thịt gà rất tốt cho sự phát triển và tăng trưởng trí não của trẻ.
  • Phô mai: Các loại phô mai khác nhau như phô mai, cheddar, ricotta và phô mai dê có thể làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày.
  • Các loại hạt: Bạn có thể cho bé 11 tháng tuổi ăn các loại hạt ngũ cốc trong các giờ ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị ngoài gạo.
Các loại hạt
Các loại hạt
  • Sản phẩm sữa: Các mặt hàng sữa như sữa chua rất tốt cho trẻ sơ sinh. Không cho bé ăn sữa bò, chỉ nên cho bé ăn sau 1 tuổi.
  • Rau xanh lá: Các loại rau lá, đặc biệt là rau xanh như rau bina và cây hồ lô rất có lợi cho trẻ nhỏ vì chúng có chứa nhiều chất sắt
  • Trứng: trứng rất tốt cho bé  ở độ tuổi này và đặc biệt là lòng đỏ. Nó cũng dễ ăn và tiêu hóa.

2. Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi

2.1. Cháo ăn kèm thịt gà sốt cà chua

Cháo ăn kèm thịt gà sốt cà chua
Cháo ăn kèm thịt gà sốt cà chua

Cách làm: Lấy 10–15g thịt gà bỏ da, băm nhỏ. Dùng 25g cà chua trụng sơ nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt và thái nhỏ. Sau đó xào thịt gà với cà chua thành sốt. Cho bé ăn kèm với 50g cháo đặc, thậm chí là cơm nát.

2.2. Cháo bí đỏ xào thịt gà

Cháo bí đỏ xào thịt gà
Cháo bí đỏ xào thịt gà

Cách làm: 15g bí đỏ gọt vỏ hấp chín, cắt miếng nhỏ. 10–15 thịt gà luộc chín, xé nhỏ. Cho bí đỏ xào với thịt gà. Sau đó cho bé dùng với 50g cháo đặc. Đây là món ăn bổ ích khi các mẹ lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi.

2.3. Súp gà nấm cà rốt

Súp gà nấm cà rốt
Súp gà nấm cà rốt

Cách làm: 20g thịt gà chín xé nhỏ, bỏ da. Trụng sơ nước sôi 10–15g nấm hương, sau đó thái nhỏ. Cà rốt luộc với gà, sau đó thái nhỏ. Cho thịt gà, nấm hương, cà rốt vào nồi luộc gà nấu cho chín mềm. Cuối cùng cho một ít (5g) bột năng hòa vào nồi gà cho sánh là được.

2.4. Cháo bông cải nấu cá

Cháo bông cải nấu cá
Cháo bông cải nấu cá

Cách làm: Chọn cá ít xương tầm 20g, hấp chín bỏ da, lọc sạch xương, dùng thìa dằm nát. Bông cải mẹ tước xơ, luộc chín và thái nhỏ. Cho bông cải vào 1–2 bát nước luộc rau, đun đến khi mềm, sau đó cho cá vào đun đến khi cạn nước là được. Mẹ cho bé ăn kèm với 50g cháo đặc hoặc cơm nát nếu bé ăn được.

2.5. Cơm nát trứng chiên nấm rơm

Cơm nát trứng chiên nấm rơm
Cơm nát trứng chiên nấm rơm

Cách làm: Khi bé quen mẹ có thể cho bé dùng 1 bát cơm nát, lòng đỏ trứng chiên với một ít nấm rơm thái nhỏ cho bé dùng.

2.6. Cơm nát ăn kèm cá hồi bông cải

Cơm nát ăn kèm cá hồi bông cải
Cơm nát ăn kèm cá hồi bông cải

Cách làm: ½ bát cơm nát, ăn kèm với bông cải hấp xào với 20–25g cá hồi với dầu ăn, có thể thêm ít xì dầu. Đây hẳn là món ăn ngon mới lạ dành khi mẹ lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé.

Xem thêm: 

3. Lời khuyên khi cho bé 11 tháng ăn dặm truyền thống

Tổng hợp danh sách thực phẩm khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi. Và sử dụng nó làm tài liệu tham khảo có thể đơn giản hóa mọi thứ cho mẹ.

Lời khuyên khi cho bé 11 tháng ăn dặm truyền thống
Lời khuyên khi cho bé 11 tháng ăn dặm truyền thống

Tiệt trùng các dụng cụ như thìa, đĩa, bát và ly mà bạn sẽ sử dụng để cho bé ăn. Mẹ có thể ngâm chúng trong nước nóng trong vài phút và lấy chúng ra khi bạn sẵn sàng phục vụ thức ăn.

Mỗi khi mẹ giới thiệu một loại thực phẩm lành mạnh mới, hãy chắc chắn để mắt đến bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào . Ngoài ra, hãy chắc chắn cung cấp một khoảng cách ít nhất ba đến năm ngày trước khi giới thiệu thực phẩm mới tiếp theo và chỉ giới thiệu một loại thực phẩm tại một thời điểm.

Cố gắng tránh đường và muối trong thức ăn của bé ít nhất là cho đến sinh nhật đầu tiên. Sữa bò và mật ong cũng không được khuyên dùng trừ khi bé trên 1 tuổi.

Sữa bò và mật ong không được khuyên dùng trừ khi bé trên 1 tuổi
Sữa bò và mật ong không được khuyên dùng trừ khi bé trên 1 tuổi

Hãy chắc chắn để bổ sung thức ăn đặc của bé bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức dựa trên nhu cầu của các bé.

Kiểm tra với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về thói quen ăn uống của bé.

Kết luận

Bé của mẹ đang lớn nhanh và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho bé những loại thực phẩm mới trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi cùng một lúc và dần dần cho bé ăn những gì gia đình ăn. Chỉ cần đảm bảo rằng thực phẩm bạn cung cấp cho các bé là khỏe mạnh và nấu tại nhà.

Mì ăn dặm cho bé là sự lựa chọn khoa học cho mẹ. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng, mì ăn dặm còn giúp bé làm quen với những thực phẩm mới.

1. Các món mì cho trẻ ăn dặm

Các món mì cho trẻ ăn dặm
Các món mì cho trẻ ăn dặm

Mì ăn dặm cho bé rất đa dạng. Mẹ có thể mua một số loại mì như Mennosato; mì udon cắt nhỏ không muối Wadoko; mì ăn dặm cho bé Ryohin vị bí đỏ và rau cải,… tại các siêu thị hoặc hoặc cửa hàng Nhật để thay đổi khẩu vị cho bé.

Mẹ có thể tham khảo thêm tại: organicbanme.com

2. Các cách nấu mì cho bé ăn dặm

2.1. Cách nấu mì Ý cho bé ăn dặm

mì Ý
Mì Ý

1- Nguyên liệu

  • 40g mì Ý.
  • 10g thịt heo/bò.
  • 1ml dầu thực vật; 1g muối; 2g đường; 3ml mật ong; 20g sốt cà chua (ketchup); 5ml xì dầu; 5ml rượu nấu ăn; 5g gừng băm; 5g tỏi băm; 1 thìa cà phê bột năng.
  • Húng quế, hương thảo, phô mai bào
Cách nấu mì Ý cho bé ăn dặm
Cách nấu mì Ý cho bé ăn dặm

2- Cách chế biến

  • Bước 1: Mẹ băm nhỏ thịt, trộn cùng với dầu thực vật, muối, đường, mật ong, xì dầu, rượu nấu ăn, gừng băm, tỏi băm.
  • Bước 2: Mẹ cho đun sôi nước, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê dầu ăn để giúp cọng mì không bị dính lại với nhau.
  • Bước 3: Mẹ cho mì vào từ từ, chờ khoảng 1 phút để các sợi mì mềm và ngập hết trong nước. Tiếp tục luộc khoảng 8-10 phút để mì chín hết. Trong quá trình nấu, mẹ nhớ dùng đũa đảo đều để mì tơi và không dính vào nhau. Khi mì chín, mẹ nhớ trụng sơ qua nước lạnh để mì không nát và dai ngon hơn nhé.
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp, thêm dầu, chờ dầu sôi thì cho tỏi băm, gừng băm vào phi thơm. Sau đó, mẹ cho thịt bò đã ướp gia vị vào xào săn, thêm sốt cà chua, một ít nước và bột năng để tăng độ sánh của nước sốt.
  • Bước 5: Mẹ xếp mì Ý lên đĩa, cho hỗn hợp sốt bò lên trên rồi rắc ít húng quê,hương thảo thái nhỏ, phô mai bào sợi. Mẹ trộn đều trước khi cho bé ăn.

2.2. Chế biến mì cho bé ăn dặm vị bí ngòi và phô mai

Chế biến mì cho bé ăn dặm vị bí ngòi và phô mai
Chế biến mì cho bé ăn dặm vị bí ngòi và phô mai

1- Nguyên liệu

  • Mì ăn dặm Men No Sato: 20g
  • 15g bí ngòi; 10g hành tây; 1g tỏi băm; 50g phô mai bào; 2 muỗng cà phê dầu oliu.
Chế biến mì cho bé ăn dặm vị bí ngòi và phô mai
Chế biến mì cho bé ăn dặm vị bí ngòi và phô mai

2- Cách chế biến

  • Bước 1: Đun sôi nước, cho mì vào luộc chín mềm, vớt ra để ráo rồi cắt đoạn dài vừa ăn cho bé.
  • Bước 2: Bí ngòi cắt miếng mỏng. Cho dầu vào chảo,cho tỏi, hành tây phi thơm rồi cho bí ngòi vào xào cùng.
  • Bước 3: Cho mì vào xào cùng trong 5 phút. Tắt bếp, mẹ đổ mì ra đĩa, rắc phô mai, chờ nguội là có thể cho bé ăn.

2.3. Cách nấu mì cho bé ăn dặm với thịt gà và nước Dashi

Cách nấu mì cho bé ăn dặm với thịt gà và nước Dashi
Cách nấu mì cho bé ăn dặm với thịt gà và nước Dashi

1- Nguyên liệu

  • Mì ăn dặm Men No Sato : 20g.
  • Đậu cô ve: 1 quả; thịt gà: 15g; nước Dashi: 100ml; nước tương tách muối: 2 muỗng cà phê.

2- Cách chế biến

Cách nấu mì cho bé ăn dặm với thịt gà và nước Dashi
Cách nấu mì cho bé ăn dặm với thịt gà và nước Dashi
  • Bước 1: Mì luộc cho sợi mềm, vớt ra, trộn với chút dầu ăn cho sợi mỳ không bị dính, sau đó, mẹ cắt sợi vừa ăn với bé.
  • Bước 2: Đậu cô ve luộc chín mềm cắt nhỏ. Thịt gà băm nhỏ, xào chín với một chút nước và xì dầu.
  • Bước 3: Bày sẵn mì, đậu, thịt gà đã nấu chín vào bát cho bé. Chế nước Dashi cùng một ít xì dầu vào nồi, đun đến khi sôi thì để vào bát cho bé

2.4. Chế biến bánh mì cho bé ăn dặm với mì Men No Sato

Chế biến bánh mì cho bé ăn dặm với mì Men No Sato
Chế biến bánh mì cho bé ăn dặm với mì Men No Sato

1- Nguyên liệu:

  • Mì ăn dặm : 15g
  • 1 muỗng cà rốt; 1 muỗng dưa leo; 30g thịt gà; 1 quả trứng: 1 quả; 2 muỗng dầu hoa cải.

2- Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho mì vào nước, sau đó luộc chín mềm, vớt ra, để ráo, cắt vừa ăn cho bé. Dưa leo, cà rốt nạo vỏ, cắt hạt lựu rồi luộc chín. Thịt gà luộc chín rồi xé nhỏ.
  • Bước 2: Mẹ trộn mì, trứng, dưa leo, cà rốt, thịt gà cùng với nhau, trộn đều rồi đổ lên chảo nóng dầu, chiên chín đều 2 mặt. Mẹ nhớ lưu ý để bánh không bị cháy.

Những cách chế biến này có thể áp dụng tương tự với các loại mì, miến, bún ăn dặm cho bé.

3. Một số lưu ý khi nấu mì ăn dặm cho bé

Một số lưu ý khi nấu mì ăn dặm cho bé:
Một số lưu ý khi nấu mì ăn dặm cho bé

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo rằng mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé đã 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên lưu ý xem bé đã có khả năng ngồi vững (với sự hỗ trợ của người lớn), quay đầu đi nơi khác và có khả năng nhai nuốt thức ăn.

Bên cạnh đó khi nấu mì ăn dặm cho bé, mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, bé mới tập ăn dặm, chưa hoàn toàn quen với các thức ăn rắn. Nếu cần, mẹ có thể trộn chung thức ăn dặm với sữa mẹ hoặc sữa bột để bé làm quen.

Khi nấu mì cho bé ăn dặm, mẹ có thể kết hợp với trái cây, rau quả, ngũ cốc, các loại thịt xay nhuyễn, hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, các thực phẩm khó tiêu hoặc dễ gây dị ứng, ngộ độc. Mẹ cố gắng cho bé ăn đủ chất, lưu ý cách sơ chế và nấu thực phẩm để tránh hao hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên tập cho bé ăn dần dần, để bé làm quen với các thức ăn rắn.

Mẹ có thể tham khảo thêm một số cách nấu đồ ăn dặm khác tại:

Món ăn từ trứng cho bé với những lợi ích và cách làm tiện lợi

Mách mẹ Tip nhỏ về cách nấu ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Trên đây là một số hướng dẫn và cách nấu mì ăn dặm cho bé. Mẹ nhớ theo dõi những bài viết khác của Mamamy để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Bé yêu của mẹ thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương và mẹ muốn thấu hiểu tính cách của bé bằng việc tìm hiểu cung hoàng đạo này. Việc này giúp mẹ phần nào nắm được tổng quan về tâm lý, đặc điểm của bé để có định hướng phù hợp cho hành trình nuôi dạy con trong tương lai. Bài viết hôm nay của Góc của mẹ sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin chi tiết về cung hoàng đạo Bạch Dương, mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

1. Tổng quan về cung hoàng đạo Bạch Dương của bé 

Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương là cung hoàng đạo được nữ thần Athena nâng đỡ và bảo hộ. Đây là vị thần biểu trưng cho vẻ đẹp của trí tuệ và sự thông thái vì thế bé yêu cung Bạch Dương sẽ được sở hữu các ưu điểm của nữ thần như trí thông minh, tính thần ham học hỏi, có nhiều năng khiếu về nghệ thuật. 

Bé cung hoàng đạo Bạch Dương có tố chất trở thành thủ lĩnh, người tài giỏi
Bé cung hoàng đạo Bạch Dương có tố chất trở thành thủ lĩnh, người tài giỏi
  • Vị trí trong 12 cung hoàng đạo: Đứng hàng thứ nhất
  • Ngày sinh cung hoàng đạo Bạch Dương: 21/03 – 19/04
  • Tính chất chung: Bé cung Bạch Dương có tố chất trở thành thủ lĩnh, người tài giỏi
  • Nguyên tố ngũ hành: Lửa
  • Sao chiếu mệnh: Sao Hỏa (biểu tượng cho khát vọng, quyền lực, cạnh tranh, chiến tranh, bạo lực và lòng can đảm)
  • Biểu tượng chòm sao: Con cừu đực
  • Ngày trong tuần: Thứ Ba
  • Màu sắc: Màu đỏ thẫm, cam
  • Hoa: Hoa cẩm chướng, hoa anh túc, hoa tulip, cây đậu chổi
  • Kim loại: Sắt
  • Động vật: Sói, gà trống
  • Bộ phận cơ thể: Đầu, khuôn mặt
  • Con số may mắn: 1 và 9
  • Cung hoàng đạo Bạch Dương hợp với cung nào nhất: Sư Tử, Nhân Mã
  • Cung hoàng đạo hợp làm bạn: Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã
  • Cung hoàng đạo tương khắc: Thiên Bình
  • Đá may mắn: Kim cương, hồng ngọc (ruby), ngọc thạch anh đỏ

2. Đặc điểm tính cách của bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương

Dù đều thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương nhưng ở bé trai và bé gái cung này sẽ có sự khác biệt nhất định về tính cách. Vì thế mẹ cũng cần nắm vững yếu tố này để thấu hiểu về tính cách  bé yêu nhà mình nhé!

2.1. Tính cách của bé trai cung Bạch Dương

Bé trai cung Bạch Dương luôn cháy trong mình ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết và đầy tham vọng. Bé trai cung này được dự đoán là những người tiềm năng, những chiến binh bất bại bằng ý chí mạnh mẽ và tinh thần “thép”. Bé trai này khi lớn lên sẽ mang trong mình tâm hồn tự do, phiêu lưu và bay bổng. 

  • Bé trai cung Bạch Dương sở hữu nét quyến rũ từ trí tuệ

Bé trai Bạch Dương rất biết cách thu hút đối phương bởi tính cách năng động, thông minh và tài năng. Đây chính là nét quyến rũ từ trí tuệ, khả năng ăn nói khéo léo mà bé trai cung này may mắn sở hữu.

Bé trai cung hoàng đạo Bạch Dương được dự đoán là những người tài năng
Bé trai cung hoàng đạo Bạch Dương được dự đoán là những người tài năng
  • Bé trai cung Bạch Dương mang trong mình dòng máu dũng cảm, mạnh mẽ

Bé trai cung Bạch Dương mang trong mình dòng máu chiến binh. Mẹ có thể yên lòng vì bé trai cung này sẽ không dễ dàng khuất phục trước những khó khăn, thử thách. Hơn thế nữa, trong tương lai, bé sẽ còn bộc lộ nhiều sức mạnh tiềm ẩn mà chính bản thân cũng không ngờ đến.

  • Bé trai giàu khả năng sáng tạo

Bé trai cung Bạch Dương ghét sự cũ kỹ, những tư duy lối mòn. Bé được thừa hưởng tính sáng tạo và nghệ thuật từ nữ thần Athena. Bé trai thuộc cung này luôn tìm tòi, học hỏi để biến những cái của người khác thành những thứ sáng tạo của riêng mình. Trong tương lai, khi đứng trước những thử thách bé trai Bạch Dương không những không những không chán nản mà cảm thấy thích thú vì được thử thách trí sáng tạo.

  • Bé trai Bạch Dương có đam mê phiêu lưu

Bé trai mệnh hỏa này đặc biệt thích phiêu lưu. Nếu được lựa chọn các bộ bộn thể thao chắc chắn bé sẽ lựa chọn những bộ môn mạo hiểm, đầy thử thách. Cuộc sống của bé trai cung Bạch Dương tràn đầy màu sắc, sôi động những trải nghiệm khám phá khiến họ cảm thấy kích thích. Bé trai Bạch Dương luôn khao khát chinh phục đỉnh cao một cách mãnh liệt.

  • Bé trai cung Bạch Dương hay nổi loạn

Bé trai Bạch Dương không muốn ở yên vị một chỗ và luôn làm theo bản năng của mình. Những thứ được sắp đặt trước khiến bé cảm thấy bị kìm hãm và khó chịu. Tính cách quá tự tin, hiếu thắng làm bé trai cung này khó kiểm soát cơn nổi loạn của mình.

2.2. Tính cách của bé gái cung Bạch Dương

Bạch Dương là một cô bé có sức mạnh khiến người khác nể phục. Tinh thần lạc quan, hăng hái tiến về phía là ưu thế của bé gái cung này. Mặc dù khá mạnh mẽ, cứng đầu nhưng bé gái Bạch Dương lại sở hữu những tính cách trẻ con và đáng yêu.

  • Bé gái cung Bạch Dương luôn lạc quan giữa cuộc đời

Bé gái cung Bạch Dương sở hữu tâm hồn luôn vui tươi, lạc quan trước mọi biến cố. Bé gái thuộc cung này biết cách tận hưởng cuộc sống và biến những khó khăn thành những trải nghiệm thú vị. 

Bé gái Bạch Dương có sức mạnh khiến nhiều người nể phục
Bé gái Bạch Dương có sức mạnh khiến nhiều người nể phục
  • Bé gái Bạch Dương mang trong mình sự can đảm

Bé gái cung Bạch Dương có lòng can đảm, tính kiên định, khí chất hơn người. Trong mọi hoàn cảnh, bé luôn giữ vững lý trí và nhìn mọi việc theo hướng khách quan để giải quyết. Một khi đã đặt mục tiêu bé gái cung này sẽ kiên định đến cùng và sẵn sàng đưa ra mọi lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Có lẽ những đặc trưng tính cách này của Bạch Dương khiến bé gái luôn thành công, đạt được những thành tựu cao trong tương lai.

  • Bé gái thuộc cung Bạch Dương rất thẳng thắn 

Bé gái Bạch Dương không những sở hữu nét lạc quan mà còn rất thẳng thắn. Bé gái thuộc cung này thể hiện sự yêu ghét rõ ràng. Trong tương lai, bé sẽ cho người khác những lời góp ý chân thật, không xu nịnh hay những lời nói ngọt tai, vì thế bé gái cung Bạch Dương rất được bạn bè yêu mến.

  • Bé gái Bạch Dương có trái tim ấm áp

Bé gái cung hoàng đạo Bạch Dương tuy vẻ ngoài rất cá tính, thẳng thắn nhưng nội tâm lại sở hữu trái tim ấm áp, đầy tính tế. Bé gái thuộc cung này sẽ là điểm tựa tâm hồn cho những ai cần sẻ chia.

3. Ưu, nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương

3.1. Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có ưu điểm gì?

Bé cung hoàng đạo Bạch Dương sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Bé cung hoàng đạo Bạch Dương sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
  • Tràn đầy năng lượng: Bé thuộc cung Bạch Dương luôn nhiệt huyết với mọi hoạt động, sẵn sàng xông pha vào những khó khăn để thử thách bản thân mà ít khi nào chùn bước.
  • Trung thực: Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương rất thẳng thắn và trung thực. Vốn có gì nói đó, yêu ghét rõ ràng nên khiến người khác tin tưởng và yêu mến.
  • Dũng cảm: Bé thuộc cung này có trái tim dũng cảm, dám nghĩ, dám làm dù đoạn đường thực hiện có nhiều chông gai phía trước. Bé sẽ là chỗ dựa vững chắc cho mẹ và những người thân yêu trong tương lai.
  • Thích mạo hiểm: Với cá tính của bé cung Bạch Dương, bé sẽ chọn dấn thân vào những cuộc phiêu lưu đầy thách thức. Bé sẽ không chọn hướng đi an toàn, nhàn hạ. Ngược lại, bé Bạch Dương cảm thấy được đánh thức sự sáng tạo bên trong khi đối diện với thử thách.

3.2. Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có nhược điểm gì?

Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có những nhược điểm cần khắc phục
Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có những nhược điểm cần khắc phục
  • Hiếu chiến: Với sự can đảm,không sợ thử thách đôi khi lại là nhược điểm đối với bé thuộc cung này. Vì điều này dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn, khiến bản thân bị người khác nhìn nhận là lập dị.
  • Thiếu kiên nhẫn: Bé cung Bạch Dương vốn có tính hấp tấp, nóng vội nên đôi khi mắc phải những sai lầm không đáng có. Kết quả của mọi cố gắng có thể trở nên vô nghĩa chỉ vì thiếu kiên nhẫn.
  • Bốc đồng: Đôi lúc bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có khoảng cách với mọi người xung quanh vì tính bốc đồng. Bé sẽ thường nóng giận và khó khăn khi kiểm soát lời nói quá thẳng thừng.

4. Bé yêu cung hoàng đạo Bạch Dương hợp với cung nào?

4.1. Bé gái cung hoàng đạo Bạch Dương hợp với cung nào?

  • Bé trai cung Nhân Mã

Hai bé thuộc mệnh hỏa này có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm tương khắc. Cả hai đều thích tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, hào hứng. Một bé gái lạc quan, đáng yêu cùng với một bé trai thông minh hài hước. 

Bé trai cung Nhân Mã có nhiều điểm tương đồng với bé gái cung hoàng đạo Bạch Dương
Bé trai cung Nhân Mã có nhiều điểm tương đồng với bé gái cung hoàng đạo Bạch Dương
  • Bé trai cung Thiên Bình

Một bé trai tao nhã như Thiên Bình rất hợp với bé gái xinh đẹp, lạc quan như Bạch Dương. Cả hai cùng nhau khám phá những điều mới mẻ, tạo những niềm vui và hưởng thụ cuộc sống. 

  • Bé trai cung Bọ cạp

Nhìn qua thì có vẻ cả 2 bé không có nhiều sự liên kết với nhau. Nhưng thật ra đây là một đôi ăn ý đến ngạc nhiên. Trái ngược với bé gái Bạch Dương năng động, tự tin, thích sự mới mẻ thì bé trai cung Bọ Cạp này lại khá trầm tính nhưng cũng rất chu đáo, sẵn sàng làm mọi thứ. 

4.2. Bé trai cung hoàng đạo Bạch Dương hợp với cung nào?

  • Bé gái thuộc cung Sư Tử 

Cả hai bé thuộc cung hoàng đạo này đều rất năng động, thoải mái, nổi loạn. Bé gái Sư Tử thu hút bé trai Bạch Dương bởi sự hào phóng và tốt bụng, còn Bạch Dương khiến Sư Tử bị thu hút bởi sự lạc quan, cởi mở, chân thành. Hơn nữa, cả hai đều thuộc nguyên tố lửa, lửa cộng lửa sẽ làm lửa tình bạn của bé thân thiết hơn. 

Bé trai cung Bạch Dương bị thu hút bởi sự hào phóng và tốt bụng của bé gái cung Sư Tử
Bé trai cung Bạch Dương bị thu hút bởi sự hào phóng và tốt bụng của bé gái cung Sư Tử
  • Bé gái thuộc cung Thần Nông

Bé thuộc cung Thần Nông và Bạch Dương đều rất tài năng, am hiểu nghệ thuật. Những môn thể thao cũng là điểm chung để cả hai gắn kết với nhau hơn. Các bé thuộc 2 cung này cảm thấy đồng điệu với nhau về tâm hồn.

  • Bé gái thuộc cung Song Tử

Cặp đôi gà bông này kết đôi khá thú vị. Bé trai Bạch Dương tuy luôn thể hiện mình đứng đầu nhưng nhiều lúc khá trẻ con. Vì vậy, Bạch Dương rất phù hợp với bé gái Song Tử ngây thơ và hoạt bát. Khi ở cạnh nhau, các bé sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái và nói chuyện với nhau không hồi kết. Những ưu điểm chung khiến các bé trở nên gắn kết hơn bao giờ hết.

5. Cuộc sống tương lai của bé yêu cung hoàng đạo Bạch Dương

  • Sự nghiệp

Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có nguồn năng lượng dồi dào, sức khỏe tốt, thuận lợi khi làm những công việc liên quan đến dùng sức. Vốn thích sự cạnh tranh, khi làm việc cung Bạch Dương luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành công việc tốt hơn mọi người.

Nghề nghiệp lý tưởng thích hợp nhất với bé Bạch Dương sẽ là nhân viên cứu hỏa, luật sư, kĩ sư hay những công việc liên quan tới võ thuật như cảnh sát, quân nhân…Hoặc những công việc về thể thao, vận động viên. 

Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có nguồn năng lượng dồi dào thích hợp với những công việc liên quan đến dùng sức.
Bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương có nguồn năng lượng dồi dào thích hợp với những công việc liên quan đến dùng sức.

Bé thuộc cung này rất nhiệt tình, nhanh nhạy, dám nói, dám làm trong công việc. Có thể một công việc nhà báo, phát thanh truyền hình sẽ rất thích hợp với bé, quảng cáo và kiến trúc sẽ giúp bé thỏa sự đam mê, sáng tạo của mình. 

  • Tình cảm
Đối với những người thân, bé thuộc cung Bạch Dương sẽ luôn bộc lộ một tình cảm ấm áp
Đối với những người thân, bé thuộc cung Bạch Dương sẽ luôn bộc lộ một tình cảm ấm áp

Trong cuộc sống tình yêu không chỉ có tình cảm đôi lứa mà trong đó bao gồm cả tình yêu đối với gia đình, người thân, bạn bè, con cái… Đối với những người thân, bé thuộc cung Bạch Dương sẽ luôn bộc lộ một tình cảm ấm áp, sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc chu đáo. Vì thế, đời sống của bé cung này tràn đầy tình cảm ấm áp từ người thân đến bạn bè và đồng nghiệp.

  • Gia đình, bạn bè
Bé cung Bạch Dương được lòng bạn bè vì tính tình thẳng thắn, bộc trực
Bé cung Bạch Dương được lòng bạn bè vì tính tình thẳng thắn, bộc trực

Trong cuộc sống sau này, bé thuộc cung Bạch Dương có rất nhiều bạn bè thuộc các tầng lớp, lĩnh vực khác nhau do sự hòa đồng, hài hước của mình. Tuy nhiên tuýp người kết bạn của bé thuộc chòm sao này phải có chung sở thích, tính cách. Bạch Dương thích những ai tính tình thẳng thắn, thật thà, không ưa những lời ong bướm nịnh nọt. Trong đời sống gia đình, bé cung Bạch Dương là một người tình cảm, luôn thể hiện sự quan tâm của mình với mọi người xung quanh.

Mẹ có thể tham khảo thêm: Khám phá bí ẩn cung hoàng đạo của bé yêu

Hy vọng những thông tin thú vị trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tính cách, khí chất của bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương. Mẹ có thể tham khảo những kiến thức mà Góc của mẹ đã mang lại để vận dụng khi cần, đặc biệt là khi giáo dục bé một cách khoa học, mẹ nhé!

Hậu sản được hiểu là những vấn đề liên quan tới sức khỏe sản phụ có thể gặp sau khi sinh như: băng huyết, sốt, nhiễm trùng,… Vậy phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản? sau sinh ăn gì để cả mẹ và bé đều khỏe, sau sinh ăn gì để hết bị sản dịch đang là mối quan tâm rất lớn của nhiều người hiện nay. Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc liên quan tới vấn đề hậu sản của mẹ bầu và tìm ra câu trả lời phù hợp.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người đều đang lao vào vòng xoáy cuộc sống, công việc ngày càng bận bịu. Mẹ sau sinh thường chỉ có một khoảng thời gian ngắn đã phải đi làm, cũng không thể thực hiện đầy đủ chế độ kiêng cữ và có nguy cơ hậu sản rất cao. Ngoài ra, cũng có mẹ quá tự tin vào sức khỏe của mình nên không lưu ý đến chế độ ăn hợp lý. Việc thực hiện chế độ kiêng cữ, tránh các thực phẩm gây ra tình trạng bị hậu sản về sau sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe, thời gian làm lành vết thương nhanh hơn.  Vậy sau sinh ăn gì bị hậu sản? Dưới đây sẽ là một số nhóm thực phẩm các mẹ cần tránh để không bị chứng hậu sản!

1. Phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Thịt bò, thịt trâu, hải sản 

Bà đẻ ăn gì bị hậu sản
Bà đẻ ăn gì bị hậu sản

Thịt bò, thịt trâu thuộc nhóm thịt đỏ, chứa một nguồn cung cấp sắt, ngăn ngừa tình trạng mất máu, bổ sung các khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B12, B6 cho cơ thể. Tuy nhiên, thịt bò, thịt trâu lại thuộc nhóm thực phẩm gây ra tình trạng bị hậu sản cho mẹ bầu nên mẹ cần tránh loại thực phẩm này sau khi sinh nhé! 

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh thực phẩm có tính hàn cao như hải sản bởi nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng và không tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé. Thậm chí, khi mẹ ăn hải sản và cho bé bú sẽ khiến bé đau bụng, nổi mụn, quấy khóc không ngừng.

2. Đồ lạnh khiến mẹ sau sinh dễ bị hậu sản hơn

Mẹ bầu không nên ăn các đồ ăn lạnh
Mẹ bầu không nên ăn các đồ ăn lạnh

Lúc này, hệ tiêu hoá của mẹ rất yếu nên khi ăn thức ăn lạnh như sữa chua, kem, trái cây trong tủ lạnh có thể gây hại đến quá trình tiêu hóa. Việc khó tiêu hoá có thể dẫn đến hình thành khí hư, gây khó chịu, thậm chí gây nên tình trạng đau đớn đối với mẹ sau sinh mổ.

Hơn nữa tủ lạnh là môi trường chứa rất nhiều vi khuẩn, vì thế đồ ăn để trong tủ lạnh sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn chéo cao. Thực tế, có rất nhiều vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ thấp mà tủ lạnh chỉ có thể đảm bảo và ức chế vi khuẩn chứ không có khả năng diệt khuẩn. Ngoài ra, khi ăn đồ lạnh còn có thể gây ảnh hưởng tới đường hô hấp,làm nhiệt độ trong họng giảm, xuất hiện hiện tượng co mạch gây viêm, sưng, đau rát, có đờm ở họng.

Vì thế để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé, mẹ không nên ăn các đồ ăn lạnh và thực phẩm để trong tủ lạnh. Đồng thời đây cũng là điều kiện đảm bảo để không phát sinh các bệnh lý mãn tính về sau cho mẹ. 

3. Phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Socola

 Socola gây ra chứng hậu sản cho mẹ bầu
Socola gây ra chứng hậu sản cho mẹ bầu

Socola là một món ăn hấp dẫn, giúp giảm stress, cải thiện chứng suy giảm trí nhớ tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, socola gây ra chứng hậu sản cho mẹ bầu sau sinh bởi trong đó có chứa một hàm lượng cafein nhất định khiến cho mẹ bị tăng cân mất kiểm soát, dễ mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra khi mẹ ăn socola, cũng có nghĩa rằng trong sữa mẹ lúc đó chứa chất cafein, bé bú sữa mẹ lúc đó sẽ bị khó chịu, khó ngủ.

4. Mẹ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Gia vị cay

Mẹ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Gia vị cay
Mẹ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Gia vị cay

Hạn chế tối đa tình trạng bị hậu sản, mẹ cần tránh nhóm thực phẩm dễ gây tình trạng khó tiêu hay gây đầy bụng như những đồ có gia vị cay, gây nóng trong. Bởi sau khi sinh, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi bất thường tại khoang bụng, dễ gây kích ứng tới cơ quan tiêu hóa và các cơ quan xung quanh. Lúc này chức năng hoạt động của ruột và dạ dày đều bị suy giảm, mẹ sẽ cảm thấy bị khó tiêu, chậm tiêu.  Những thực phẩm như tỏi, ớt, tiêu có nguy cơ gây ra tình trạng bị hậu sản, mẹ có thể sẽ có cảm giác đau, khó chịu hơn.

5. Phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Một số loại hoa quả cần tránh

Sau sinh ăn gì bị hậu sản
Sau sinh ăn gì bị hậu sản

Hoa quả là một nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bơ, nhãn và sầu riêng lại không hề tốt cho cả mẹ sau sinh và bé. Thậm chí nếu mẹ ăn những loại hoa quả này trong thời gian cho bé bú,  bé sẽ bị nổi mụn li ti, khó chịu, quấy khóc nhiều. 

6. Đồ ăn nhanh – Thủ phạm khiến mẹ sau sinh bị hậu sản

Đồ ăn nhanh - Thủ phạm khiến mẹ sau sinh bị hậu sản
Đồ ăn nhanh – Thủ phạm khiến mẹ sau sinh bị hậu sản

Trên thực tế các món ăn nhanh thường có độ ngon và hấp dẫn đối với mọi người. Tuy nhiên với đa số đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ lại không hề tốt cho mẹ và bé. Ví dụ khoai tây chiên, nem rán,  xúc xích rán, gà rán,… là những thực phẩm có nguy cơ làm cho mẹ bị hậu sản. Ngoài ra các thực phẩm như mì tôm, bim bim… đều không đảm bảo đủ dưỡng chất nên mẹ cũng lưu ý không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

7. Phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe mẹ và bé
Đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe mẹ và bé

Những thức uống có cồn như rượu, bia chính là loại đồ uống nằm trong danh sách những thực phẩm mà mẹ sau sinh không nên sử dụng. Những loại đồ uống này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà nó còn gây ra các hiện tượng khác như tắc sữa và mất sữa.

8. Phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản: Thực phẩm tái sống, đồ ăn hâm lại nhiều lần

Bà đẻ ăn gì bị hậu sản
Bà đẻ ăn gì bị hậu sản

Những thực phẩm tái, sống có nguy cơ làm ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cho cơ thể mẹ sau sinh, nguy hiểm hơn nữa, bé có thể bị ảnh hưởng tới đường ruột nếu bú sữa mẹ. Ngoài ra, việc hâm nóng lại đồ ăn trong tủ lạnh sẽ làm hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn giảm sút. Nên các thực phẩm tái sống, đồ ăn hâm lại nhiều lần là những thực phẩm mà mẹ cần “xa lánh” càng xa càng tốt. Bởi việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng, chất lượng sữa cho bé.

9. Mẹ cần tránh những loại rau củ sau

Phụ nữ sau khi sinh ăn gì
Phụ nữ sau khi sinh ăn gì

Bắp cải là loại rau củ chứa rất nhiều vitamin bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh cần lưu ý không được ăn loại thực phẩm này vì nó không tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài bắp cải ra thì mẹ cũng cần “xa lánh” bông cải xanh bởi nó là loại rau khiến trẻ nhỏ dễ bị kích thích, cáu kỉnh, đi ngoài và đầy hơi.

Bên cạnh đó, mùi tây cũng nằm trong danh sách các thực phẩm có nguy cơ gây hậu sản cho mẹ sau sinh. Mặc dù mùi tây chứa rất giàu vitamin A có khả năng phòng ngừa vết thương, giúp cho xương chắc khỏe… nhưng nó lại gây mất sữa cho phụ sản.

Lá lốt, lá đinh lăng cũng là những thực phẩm mẹ sau sinh không được ăn. Mặc dù loại rau này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp nhưng chúng lại gây mất sữa cho mẹ sau sinh.

10. 7 thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn để tránh bị hậu sản

Bên cạnh những thực phẩm cần lưu ý trên, mẹ cũng nên ăn các loại thực phẩm dưới đây để bổ sung thêm nhiều năng lượng, hỗ trợ phục hồi tốt cho sức khỏe, tránh bị hậu sản:

  • Ngũ cốc, các loại hạt: Các loại ngũ cốc được chế biến từ các loại hạt và lúa mì, bột ngô, gạo, yến mạch, lúa mạch đều thuộc trong danh mục những thực phẩm tốt cho mẹ bầu sau sinh. Bởi vì trong các loại hạt, ngũ cốc, lúa mì, bột ngô,… đều chứa rất nhiều chất axit folic và sắt giúp phục hồi và chống thiếu máu, đảm bảo hệ tiêu hóa của mẹ và bé khỏe mạnh.
  • Các loại rau: Ngoại trừ các loại rau mà mẹ lưu ý cần tránh bên trên, mẹ nên ăn các loại rau có màu đỏ, xanh đậm và cam như các loại đậu bởi trong chúng chứa vitamin A, canxi, chống oxy hóa tốt cho cơ thể của mẹ.
7 thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn để tránh bị hậu sản
7 thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn để tránh bị hậu sản
  • Trái cây: Ngoại trừ nhãn, bơ, sầu riêng, mẹ có thể lựa chọn các loại trái cây khác, có thể là trái cây tươi, đóng hộp hoặc khô. Trái cây có vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn của mẹ, chúng giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng rõ rệt và tốt cho đường tiêu hóa. Điển hình như quả việt quất rất tốt cho bà bầu sau sinh vì chúng chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất và carbohydrate giúp mẹ khỏe mạnh hơn.
  • Sản phẩm từ sữa: Mẹ cần lưu ý chọn những loại sữa ít béo như bơ sữa hoặc nước uống sữa chua lên men nhé!
  • Cá hồi: Cá hồi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mẹ mới sinh bởi chúng chứa DHA nên có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, cá hồi cũng có thể giúp mẹ giải tỏa stress, tránh âu lo, trầm cảm sau sinh.
  • Thực phẩm nhiều protein: Các loại hạt, đậu Hà Lan luôn là nguồn protein phong phú nên xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày của mẹ. Mẹ có thể lựa chọn thịt nạc, thịt gia cầm và các loại đậu như đậu đen để bổ sung protein tốt hơn
  • Uống đủ nước: Để cung cấp một lượng sữa dồi dào, việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, mẹ có thể thay thế nước bằng nước ép trái cây và nước ép rau củ.

Ngoài các loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh bị hậu sản, mẹ cũng cần chú ý chế độ rèn luyện sức khỏe phù hợp, mẹ có thể tập yoga, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ,… Hơn nữa, việc trải qua chu trình sinh nở cũng khiến mẹ bị thương ở vùng nhạy cảm. Vì vậy, mẹ cần chăm sóc vùng này kỹ để vết thương lành lại một cách nhanh chóng, mẹ có thể tham khảo dung dịch vệ sinh tại đây

Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ cũng đã phần nào giải đáp được thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn gì bị hậu sản và các cách chăm sóc sức khỏe sau sinh rồi phải không? Mong rằng bài viết trên đã giúp ích cho mẹ, đặc biệt là mẹ bầu sau sinh. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Việc nấu cháo dinh dưỡng cho con tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, lượng cháo mà con ăn một này lại khá ít. Chính vì thế, các mẹ bỉm sữa thường sẽ nấu một lần và hâm nóng cháo cho con ăn cả ngày. Thực tế của việc này có tốt hay không và cách hâm cháo cho bé đúng và đảm bảo dinh dưỡng là như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

1. Có nên hâm đi hâm lại cháo dinh dưỡng nhiều lần?

Có nên hâm đi hâm lại cháo dinh dưỡng nhiều lần?
Có nên hâm đi hâm lại cháo dinh dưỡng nhiều lần?

Việc hâm đi hâm lại cháo chắc chắn là điều mà chúng ta hoàn toàn không nên làm. Lý do là bởi:

  • Khi mẹ nấu cháo vào buổi sáng và để ở nhiệt độ phòng thì chỉ cần khoảng 2 tiếng là cháo đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, các loại vi sinh vật có hại cũng luôn tiềm ẩn và tấn công thức ăn. Bên cạnh đó, dưỡng chất trong thức ăn khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh cũng sẽ mất đi đáng kể. Vì vậy, dù bảo quản như thế nào đi chăng nữa cháo cũng không còn đảm bảo.
  • Cách hâm cháo cho bé dù có cẩn thận thế nào cũng làm mất đi vitamin, khoáng chất có trong các loại nguyên liệu. Như vậy cháo không còn dinh dưỡng nữa.
  • Đồ ăn hâm lại sẽ có vị khó khăn hơn. Con cũng vì thế mà cảm thấy không còn hứng thú nữa. Chúng sẽ bỏ ăn và sau là là sợ ăn.

2. Cách hâm cháo cho bé ăn cả ngày?

Cách hâm cháo cho bé ăn cả ngày?
Cách hâm cháo cho bé ăn cả ngày?

Vậy làm cách nào để nấu cháo buổi sáng và cho con ăn cả ngày. Mẹ hãy áp dụng cách hâm cháo cho bé vô cùng đơn giản đó là:

Nấu 1 nồi cháo trắng vào buổi sáng. Mẹ hãy tính lượng cháo làm sao vừa đủ cho con ăn 3 bữa/ngày. Sau đó chia nhỏ ra các phần, bữa nào ăn phần nào và bảo quản bên trong tủ lạnh. Việc chia nhỏ thức ăn sẽ giúp mẹ lấy đồ nhanh chóng hơn. Đồng thời tránh tạo điều kiện để các loại vi khuẩn xâm nhập trong quá trình lấy đồ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Trước giờ ăn của con, mẹ hãy lấy một phần cháo cho vào nồi nhỏ. Tiếp đó, thêm các nguyên liệu rau, thịt cá cho từng bữa và đun lên. Cuối cùng là tắt bếp và cho dầu ăn dành cho

3. Cách bảo quản cháo cho bé trong tủ lạnh

Với cách hâm cháo cho bé như trên, chúng ta vẫn cần phải bảo quản cháo trắng trong tủ lạnh. Vậy thực hiện bảo quản cháo như thế nào là đúng?

Cách bảo quản cháo cho bé trong tủ lạnh
Cách bảo quản cháo cho bé trong tủ lạnh

Sau khi nấu cháo trắng cho con, mẹ hãy đổ phần cháo cần ăn cho bữa đó ngay ra nồi. Phần còn lại sẽ chia nhỏ ra các hộp thực phẩm nhỏ. Mỗi một phần sẽ vừa đủ cho một bữa của con. Sau đó cất lên trên ngăn đá của tủ lạnh.

Các loại rau, thịt, cá mẹ có thể sử dụng luôn nguyên liệu trong bữa ăn hôm đó và chế biến cho con. Hoặc nếu mẹ muốn làm tiện một lần với đa dạng các loại thực phẩm thì cũng thực hiện như đối với cháo. Đó là sau khi chế biến bảo quản trong các hũ thủy tinh hoặc khay, vỉ đựng nguyên liệu ăn dặm của trẻ có bán sẵn. Sau đó cất lên trên ngăn đó. Cách bảo quản thực phẩm này áp dụng thực hiện ăn dặm kiểu BLW cho trẻ giữ cho đồ ăn tươi lâu và đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất. 

Khi nấu cháo cho con, mẹ chỉ cần lấy đủ phần thức ăn cho ngày hôm đó và để xuống ngăn mát. Như vậy đến bữa là có thể sử dụng.

Cách bảo quản cháo cho bé trong tủ lạnh
Cách bảo quản cháo cho bé trong tủ lạnh

Cháo để ngăn mát được bao lâu? Cháo và các nguyên liệu nếu chỉ để trong ngăn mát của tủ lạnh thì chỉ được khoảng 2 ngày. Còn nếu để trên ngăn đá thì thời gian có thể lên đến 1 tháng.

Để đảm bảo thức ăn cho con trong thời hạn sử dụng, mẹ hãy ghi chú ngày làm thực phẩm lên trên đó. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Xem thêm: 

4. Xử lí thực phẩm để trong tủ lạnh và cách hâm cháo cho bé

Đồ ăn sau khi bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh thì thực hiện cách hâm cháo cho bé như thế nào cho đúng?

4.1. Rã đông thực phẩm

Rã đông thực phẩm
Rã đông thực phẩm

Có 3 cách rã đông các loại nguyên liệu là:

  • Dùng lò vi sóng: Mẹ chỉ cần cho thức ăn vào trong tô thủy tinh hoặc bát chuyên dụng sau đó cho vào lò vi sóng. Khuấy đều thức ăn để chúng không vón cục và có thể tan hết.
  • Hấp cách thủy: Gỡ viên thức văn và cho vào chén nhỏ. Sau đó đặt vào nồi nước đun sôi. Đun trong khoảng từ 10 đến 20 phút.
  • Rã đông bằng tủ lạnh: Tối hôm trước, mẹ hãy chuyển lượng đồ ăn cần thiết trong một ngày cho con từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh. Thức ăn sẽ mất khoảng 12 tiếng để rã đông.

Tuyệt đối không rã đông bằng cách để thực phẩm ra môi trường bên ngoài. Vì vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào đồ ăn dễ dàng hơn.

4.2. Cách hâm cháo cho bé

Cách hâm cháo cho bé
Cách hâm cháo cho bé

Sau khi đã rã đông nguyên liệu, mẹ có thể thực hiện hâm cháo cho bé bằng 2 cách sau:

  • Sử dụng lò vi sóng: Cho thức ăn vừa rã đông vào chén. Sau đó hâm nóng 15 giây/lần. Hết thời gian lại khuấy đều lên cho nguyên liệu hòa quyện vào với nhau.
  • Sử dụng nồi đun bằng bếp: Cho các loại nguyên liệu vào nồi chuyên đun cháo cho trẻ sau đó khuấy đều tay để thức ăn không bị cháy.

Trên đây là cách hâm cháo cho bé khoa học và đảm bảo an toàn nhất mà mẹ có thể tham khảo để thực hiện cho con. Hãy là một bà mẹ thông thái. Từ đó giúp con có được nguồn dinh dưỡng thực sự bổ dưỡng để phát triển toàn diện.

Cơ thể các mẹ sau sinh cần phải bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để sức khỏe mau hồi phục. Thế nhưng theo quan niệm xưa, sau sinh phải kiêng cữ rất nhiều thứ trong đó có thịt gà. Bởi sợ thịt gà sẽ gây ngứa, ảnh hưởng đến vết mổ hoặc khiến mẹ bị lạnh tay chân. Vậy các mẹ sau sinh có ăn thịt gà được không? Nhà mình sẽ giải đáp sự lo lắng của mẹ sau sinh ăn thịt gà được không nhé!

Sau sinh ăn thịt gà được không?
Sau sinh ăn thịt gà được không?

1. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đối với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đối với sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đối với sức khỏe

Để trả lời câu hỏi “Sau sinh ăn thịt gà được không?”, mẹ cũng cần nắm rõ thành phần dinh dưỡng của thịt gà. Thịt gà được xem là loại thịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong thịt gà có nhiều chất albumin, chất béo, các loại Vitamin A, B1, B2, C, E và các axit canxi, phốt pho, sắt.

Hàm lượng protein và phức hợp của amino axit có trong thịt gà. Có tác dụng ảnh hưởng tích cực tới não bộ, làm phấn chấn tin thần, giảm sự lo lắng, stress. Đồng thời có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Thịt gà còn có tác dụng bồi bổ cao cho người bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu. Cơ thể khó hấp thu được thức ăn.

Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm
Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm

2. Sau sinh ăn thịt gà được không?

Sau sinh ăn được thịt gà không?
Sau sinh ăn được thịt gà không?

Sau sinh có nên ăn thịt gà không? Theo quan niệm của các cụ thì sau khi đẻ xong thì nên kiêng thịt gà. Hay một số những thực phẩm như xôi, rau cải, rau muống… nhưng theo lời khuyên của các bác sĩ thì việc kiêng quá nhiều sẽ chỉ khiến cho người mẹ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến con cũng bị thiếu chất. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc các mẹ sau sinh luôn là vấn đề được ưu tiên. Nếu mẹ đang thắc liệu sau sinh ăn thịt gà được không thì câu trả lời chính là có. Tuy nhiên, mẹ sau sinh nên ưu tiên nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cũng như cách chế biến kỹ lưỡng.

Lượng chất đạm dồi dào trong thịt gà còn giúp cơ thể mẹ hình thành kháng thể, chống lại những tác nhân gây bệnh. Cũng như góp phần tổng hợp collagen, giúp giảm sẹo từ vết mổ. Bên cạnh đó, thịt gia cầm nạc như thịt gà có thể giúp mẹ giảm hiện tượng viêm khi mẹ ăn một lượng thích hợp nữa đấy. Do đó, để đảm bảo cho các mẹ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là thời kỳ sau sinh thì nhà mình khuyên các mẹ nên ăn thịt gà mà bỏ da gà nhé.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

3. Sau khi bao lâu mới ăn được thịt gà?

Sau khi sinh ăn thịt gà được không và bao lâu mới ăn được?
Sau khi sinh ăn thịt gà được không và bao lâu mới ăn được?

Vậy đã trả lời được câu hỏi sau sinh ăn thịt gà được không, mẹ cũng cần nắm rõ mẹ sau sinh bao lâu mới ăn được thịt gà?

Đối với sinh thường: Khi vừa sinh xong, dù là đẻ thường thì dạ dày đường ruột của mẹ vẫn chưa được hồi phục. Vì thế trong vòng 6 tiếng đầu. Tốt nhất các mẹ chỉ nên ăn những đồ ăn loãng, lỏng dễ tiêu hóa và thực phẩm mềm. Tránh không được ăn thịt gà luôn sau khi vừa ra khỏi phòng mổ. Vì chúng sẽ dễ khiến các mẹ khó tiêu hóa, gây táo bón nặng.

Đối với sinh mổ: Đây là câu hỏi của nhìu mẹ đang thắc mắc “sau sinh ăn thịt gà có được không?” Bởi có vết mổ sâu và dài nên mẹ sinh mổ cần có thời gian kiêng thịt gà lâu hơn sinh thường. Nguyên nhân là trong thịt gà có chất gây ngứa và để lại sẹo lồi cho vết thương. Thời gian tốt nhất mẹ có thể thoải mái ăn thịt gà là sau khi sinh 2 tháng.

Tuy nhiên, mẹ sau sinh cần ăn với hàm lượng vừa đủ. Dù đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều trong 1 bữa hay ăn quá nhiều trong một tuần cũng sẽ không tốt cho mẹ và bé. Ngoài ra, ăn nhiều thịt gà còn khiến mẹ không thể bổ sung các dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác.

Mẹ sau sinh ăn thịt gà cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bà đẻ ăn thịt gà không nên ăn cả da.
  • Nên nấu chín kỹ trước khi ăn để được không bị đau bụng, không nên ăn các món gỏi từ thịt gà.
  • Mỗi bữa ăn mẹ chỉ nên bổ sung 100g thịt gà và mỗi tuần chỉ nên ăn 3, 4 bữa.

Mẹ tham khảo thêm: Giải đáp thắc mắc sau sinh ăn hải sản được không?

4. Các món với thịt gà cho mẹ sau sinh tham khảo

Mẹ sau sinh ăn những món thịt gà nào cho có chất?
Mẹ sau sinh ăn những món thịt gà nào cho có chất?

Để giải đáp nỗi lo âu của các mẹ sau sinh ăn thịt gà được không và có những món nào là có nhìu chất dinh dưỡng nhất. Nhà mình sẽ đưa ra một số món gợi ý cho mẹ nhé.

  • Thịt gà tần tam thất: giúp lưu thông tuần hoàn máu, giúp cầm máu, nâng cao sức khỏe, nhanh chóng hồi phục. Thành phần trong củ tam thất rất phù hợp với mẹ sau sinh bởi trị được chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Gà hầm tam thất là món ăn bổ dưỡng nhất được các chuyên gia khuyên dùng.
  • Ăn thịt gà luộc: tránh dầu mỡ, gia vị kích thích như hạt tiêu, ớt, dấm,…
  • Gà hầm hạt sen: Trong hạt sen có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như photpho, sắt, lipid,… giúp sản phụ nhanh chóng khỏe mạnh. Gà hầm hạt sen giúp bổ máu, giàu dinh dưỡng.
  • Gà hầm ngải cứu, thuốc bắc: cũng là một món ăn ngon, bổ dưỡng giúp mẹ sau sinh lưu thông khí huyết tốt hơn.
  • Món gà tần sâm Hàn Quốc: là một món ăn truyền thống và rất bổ dưỡng. Được người dân Xứ sở Kim chi vô cùng yêu thích. Món này giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.

5. Những điều lưu ý khác cho mẹ sau sinh

  • Không ăn mặn và kiêng khem quá mức
  • Phụ nữ sau sinh nên tránh mang vác vật nặng
  • Phụ nữ kiêng cữ sau sinh đừng tập thể dục nặng
  • Không uống rượu và thức uống có cồn, caffeine
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi
  • Tránh quan hệ tình dục sớm
  • Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to
  • Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi
  • Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Trên đây là tất tần tật về Sau sinh ăn thịt gà được không. Vậy mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình rồi chứ ạ? Mẹ hãy giữ gìn sức khỏe và tham khảo thêm các món ăn khác xem ăn được không mẹ nhé!

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:

Sau sinh ăn tôm được không?

Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần nhận thấy các dấu hiệu sắp sinh như co thắt tử cung, vỡ nước ối… Cũng có nghĩa là quá trình chuyển dạ đang bắt đầu. Dù chờ đợi cơn chuyển dạ đến tự nhiên sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ vẫn có thể sử dụng đến các phương pháp để hỗ trợ kích thích chuyển dạ. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là điều không thể bỏ qua. Vậy mẹ nên ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn mà vẫn an toàn, đảm bảo được sức khỏe?

1. Dứa

Khi nói tới việc ăn gì để chuyển dạ nhanh, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới dứa. Dứa luôn đứng đầu trong top các thực phẩm kích thích sinh nở tốt cho mẹ nhờ những chất dinh dưỡng có trong nó.

Dứa luôn đứng đầu trong top các thực phẩm kích thích sinh nở tốt cho mẹ nhờ những chất dinh dưỡng có trong nó
Dứa luôn đứng đầu trong top các thực phẩm kích thích sinh nở tốt cho mẹ

Trong dứa có chứa bromelain – một hoạt chất enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơ co bóp để chuyển dạ. Hàm lượng bromelain có nhiều trong dứa tươi, vì vậy mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép từ dứa.

Tuy nhiên, dứa được khuyến cáo không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, khi lựa chọn dứa để kích thích chuyển dạ, mẹ nên lưu ý và có thể bắt đầu dùng khi bước vào tuần thai thứ 39.

Ngoài ra, dứa cũng chứa hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn suy giảm tế bào.

2. Vừng đen

Ăn vừng đen cũng là một cách kích thích sinh nở tự nhiên được các bác sĩ khuyên dùng
Ăn vừng đen cũng là một cách kích thích sinh nở tự nhiên được các bác sĩ khuyên dùng

Ăn vừng đen cũng là một cách kích thích sinh nở tự nhiên được các bác sĩ khuyên dùng. Vừng đen chứa nhiểu chất dưỡng chất tốt như: protein, vitamin E, axit folic,… không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cho mẹ chuyển dạ nhanh hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian, vừng đen còn có tác dụng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy với vừng đen, mẹ nên ăn gì để chuyển dạ nhanh? Khi bước vào tuần thai thứ 35, mẹ có thể chế biến và ăn bổ sung thêm các món đơn giản từ vừng đen như chè vừng đen hay cháo vừng đen.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

3. Thực phẩm cay

Theo quan niệm phương Tây, đồ cay nóng giúp kích thích cổ tử cung co bóp nhiều hơn. Bởi đồ cay có thể tác động khiến cơ thể mẹ sản sinh prostaglandin – hoocmon giúp co thắt thành tử cung.

Đồ cay có tác dụng giảm bớt các cơn đau mà mẹ gặp phải trong quá trình sinh nở
Đồ cay có tác dụng giảm bớt các cơn đau mà mẹ gặp phải trong quá trình sinh nở

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thức ăn cay, cụ thể là ớt, chứa nhiều capsaisin. Đây là chất có tác dụng giảm bớt các cơn đau mà mẹ gặp phải trong quá trình sinh nở.

Mặc dù vậy, mẹ cũng cần hết sức chú ý khi ăn đồ cay nóng khi mang bầu. Vị cay thường có tính nóng và kích thích mạnh. Nếu sử dụng không đúng cách, cơ thể mẹ có thể sinh ra các phản ứng ngoài ý muốn. Ví dụ như tiêu hóa kém, đau dạ dày, tăng huyết áp… thậm chí là cả trường hợp sinh non. Trước khi chọn ăn gì để nhanh chuyển dạ, đặc biệt là đồ cay, mẹ nên kiểm tra tình hình sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết thì nên nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.

4. Đu đủ xanh

Đu đủ xanh cũng là câu trả lời được nhiều người tin tưởng khi được hỏi ăn gì để mau chuyển dạ. Nhờ enzyme papain được tìm thấy nhiều trong nhựa đu đủ xanh, các cơn co thắt tử cung tăng lên. Quá trình chuyển dạ cũng có thể được đẩy nhanh.

Đu đủ xanh giúp quá trình chuyển dạ được đẩy nhanh
Đu đủ xanh giúp quá trình chuyển dạ được đẩy nhanh

Tuy vậy, papain chỉ có trong nhựa nên ăn đu đủ chín sẽ không có tác dụng giục sinh tự nhiên.

Từ đu đủ xanh, mẹ có thể chế biến một vài món ăn bổ sung chất kích thích tự nhiên. Đơn giản phải kể đến như canh đu đủ xanh móng giò, nộm đu đủ xanh…

5. Nước lá tía tô

Nước lá tía tô có tác dụng trong việc kích thích sinh nở cho mẹ
Nước lá tía tô có tác dụng trong việc kích thích sinh nở cho mẹ

Tía tô có thể giúp mẹ trong việc ăn gì để nhanh chuyển dạ. Tía tô là thực phẩm tốt cho sức khỏe, được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Bên cạnh đó, nước lá tía tô cũng có tác dụng trong việc kích thích sinh nở cho mẹ.

Theo dân gian, các chất trong tía tô giúp làm mềm và khiến cho tử cung mở nhanh hơn. Do đó giảm được cơn đau đáng kể, hạn chế việc quá trình chuyển dạ bị kéo dài làm mẹ mất sức, mệt mỏi.

Mẹ nên uống nước lá tía tô vào thời điểm bắt đầu nhận thấy dấu hiệu sắp sinh. Bởi uống quá nhiều có thể tăng nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Sau khi xuất hiện các cơn đau, mẹ hãy nhờ người nhà lấy lá tía tô rửa sạch, đun sôi và để nguội thành nước uống.

6. Rau lang

Rau lang có tác dụng kích thích chuyển dạ an toàn và lành tính
Rau lang có tác dụng kích thích chuyển dạ an toàn và lành tính

Khi muốn ăn các loại rau xanh mà chưa biết ăn gì cho nhanh chuyển dạ, mẹ có thể nghĩ đến rau lang. Rau lang được biết đến là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Có khả năng thanh nhiệt cơ thể và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích chuyển dạ an toàn và lành tính.

Ăn rau lang mỗi ngày vào tháng cuối của thai kỳ có thể chống táo bón, lợi sữa. Ngoài ra cũng giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn, sinh nở dễ dàng. Vitamin B6 trong rau lang có tác dụng giảm đáng kể cảm giác buồn nôn đối với mẹ. Qua đó, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng trong thời gian đầu mang thai.

Có rất nhiều món ngon có nguyên liệu từ rau lang mà mẹ có thể chế biến. Ví dụ như: rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm, rau lang luộc…

Lưu ý nho nhỏ: Mọi loại rau khác khi mua về không tránh khỏi bụi bẩn, vi khuẩn còn sót lại ngoài vỏ mà chỉ rửa với nước thường không thể loại bỏ hết được. Thay vì phải đợi 1 khoảng thời gian ngâm đi ngâm lại có khi còn chưa sạch, hay tốn một khoản chi phí mua máy sục ozon, lích kích chuẩn bị, Góc của mẹ gợi ý mẹ giải pháp thay thế tiện hơn: Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy hoàn toàn lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên, thành phần cao cấp được nghiên cứu từ các bệnh viện Nhật Bản, rửa sạch các hóa chất, chất bẩn còn tồn tại ở rau quả. Chỉ cần 1 lượng nhỏ, rửa 1 lần là đảm bảo sạch sẽ, chế biến luôn mà không phải lo lắng gì rồi! Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm chuyên dùng để rửa bình sữa và các đồ dùng cho bé yêu nhà mình đó. Vừa tiện cho mẹ, lại chuẩn bị sẵn sàng đón bé cưng chào đời mẹ ơi!.

Mamamy đang có những ưu đãi gIảm tới 50% với số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng mẹ ơi!

7. Nước dừa nóng

Đun nóng nước dừa uống có thể giúp quá trình chuyển dạ tới sớm hơn với mẹ. Theo dân gian, nước dừa nóng kết hợp ăn trứng luộc sẽ giúp tử cung giãn nở nhanh hơn.

Đun nóng nước dừa uống có thể giúp quá trình chuyển dạ tới sớm hơn với mẹ
Đun nóng nước dừa uống có thể giúp quá trình chuyển dạ tới sớm hơn với mẹ

Nên lưu ý rằng đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh cụ thể. Vì thế, mẹ cần cân nhắc xem cơ thể có phù hợp với phương pháp này hay không nhé.

8. Tỏi 

Tỏi giúp kích thích đường ruột, khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định
Tỏi giúp kích thích đường ruột, khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định

Xuất hiện trong danh sách ăn gì để chuyển dạ nhanh, tỏi sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ với công dụng của nó. Tỏi giúp kích thích đường ruột, khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định. Khi không gặp phải tình trạng táo bón, không gian bên trong ổ bụng sẽ rộng rãi hơn. Em bé cũng sẽ thuận lợi di chuyển xuống dưới. Nhờ đó tăng tương tác với tử cung và cổ tử cung của mẹ, chuẩn bị cho việc chuyển dạ.

Mẹ có thể thêm tỏi trong bữa ăn hàng ngày rất đơn giản. Các món rau củ xào hay bò bít tết sử dụng tỏi đều có tác dụng kích thích chuyển dạ.

Món bò bít tết sử dụng tỏi có tác dụng kích thích chuyển dạ
Món bò bít tết sử dụng tỏi có tác dụng kích thích chuyển dạ

9. Thực phẩm chứa chất xơ

Ngoài ra, tăng cường chất xơ cũng là một cách để ngăn ngừa táo bón. Do đó nó có tác dụng tương tự như tỏi đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong giai đoạn thai kỳ cuối cũng là một cách để chuyển dạ tới sớm hơn.

Tăng cường chất xơ là một cách để ngăn ngừa táo bón
Tăng cường chất xơ là một cách để ngăn ngừa táo bón

Các loại hoa qua chứa nhiều chất xơ có ích trong việc ăn gì để nhanh chuyển dạ phổ biến như: táo, dâu tây, chuối… Và một số loại rau như cà rốt, đậu xanh, củ cải đường…

10. Trà cam thảo

Không chỉ ăn gì để chuyển dạ sớm, uống gì cũng là một phương pháp hay mẹ nên tham khảo. Ví dụ các loại trà như trà cam thảo. Cam thảo là một vị thuốc bổ trong Đông Y. Tuy nhiên, nó cũng được biết đến với vai trò hỗ trợ các cơn co xuất hiện nhiều hơn. Glycyrrhizin trong cam thảo thúc đẩy sản xuất hợp chất prostaglandin, gây thắt tử cung và kích thích sinh con.

Cách dễ nhất là mẹ hãy pha trà cam thảo uống trước khi sinh vài tuần để cuộc vượt cạn đơn giản hơn nhé.

Trà cam thảo hỗ trợ các cơn co xuất hiện
Trà cam thảo hỗ trợ các cơn co xuất hiện

11. Trà lá mâm xôi đỏ

Trà lá mâm xôi đỏ cũng là một trong số các thực phẩm kích thích sinh nở tự nhiên. Loại trà này có công dụng làm săn chắc tử cung, thúc đẩy nhanh hơn các cơn co thắt.

Trà lá mâm xôi đỏ làm săn chắc tử cung, thúc đẩy nhanh hơn các cơn co thắt
Trà lá mâm xôi đỏ làm săn chắc tử cung, thúc đẩy nhanh hơn các cơn co thắt

Trà lá mâm xôi còn giúp giảm khả năng sinh muộn nếu mẹ sử dụng từ tuần thai thứ 32. Loại trà này bán nhiều trong siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Mẹ có thể mua gói pha sẵn, pha với nước và uống.

Chuyển dạ là giai đoạn quan trọng trước khi ngày sinh càng đến gần. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá căng thẳng và lo lắng. Chú ý ăn gì để chuyển dạ nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn và sức khỏe cả mẹ và bé là điều rất quan trọng. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ tác dụng của từng loại thực phẩm cũng như lắng nghe cơ thể mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Trên hết, mẹ vẫn cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái nhất để sẵn sàng đối mặt với ngày vượt cạn, chào đón bé ra đời.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về chuyển dạ tại đây nhé:

Quá trình chuyển dạ và các dấu hiệu không thể bỏ qua mẹ nên biết

8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết

Phương pháp sử dụng 12 cung Hoàng Đạo để xem sự hòa hợp giữa bố mẹ và bé yêu có độ chính xác khá cao. Đây là phương pháp phân tích dựa vào ngày tháng năm sinh của bé có tính khoa học cao. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Góc của mẹ đi tìm hiểu về cung hoàng đạo Song Ngư về tính cách, đặc điểm và cung hợp mẹ nhé!

1. Tổng quan về cung hoàng đạo Song Ngư của bé 

  • Những bé sinh vào ngày 19/02 đến ngày 20/03 là những bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư. Cung Song Ngư là cung hoàng đạo thứ 12 (cũng là cung Hoàng Đạo cuối cùng) trong các cung Hoàng Đạo.
  • Những bé mang cung hoàng đạo Song Ngư thường không kiên định hay thay đổi. Bé có thể linh hoạt thay đổi theo các môi trường khác nhau. Điều này còn được củng cố qua nguyên tố đại diện cho cung Song Ngư cũng là nước. Ngoài ra ngày đại diện cho cung hoàng đạo Song Ngư của bé là thứ ba.
  • Biểu tượng cung hoàng đạo song ngư là con cá, con vật đem lại may mắn cho bé cung Song Ngư là con voi, cá heo và chó. Màu sắc hợp với bé là những màu sau: màu tím, xanh dương và cả màu xám cũng rất hợp với con. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý rằng bé rất hợp với kim loại thiếc nhé!
Bé yêu cung Song Ngư thích âm nhạc và ca hát.
Bé yêu cung Song Ngư thích âm nhạc và ca hát.
  • Sao chiếu mệnh của bé cung Song Ngư là sao Hải Vương, sao Hải Vương được cho là đại diện cho những giấc mơ, sự mơ mộng, sự bí ẩn. Sao Hải Vương cũng cho thấy rằng bé là người yêu thích âm nhạc và thơ ca, vậy nên mẹ có thể chú ý để phát triển khía cạnh này cho bé mẹ nhé!
  • Bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư hợp với các loại đá tự nhiên như: san hô đỏ, đá heliotrope màu đỏ ánh xanh, đá màu lam ngọc, ngọc xanh biển và cả đá hình mặt trăng. Những loại hoa mang lại sự thoải mái cho bé là: Hoa trà, hoa huệ tây (hay còn gọi là hoa loa kèn), hoa sen, hoa nhài và cả cây irit.
  • Bé thuộc cung Song Ngư có đặc trưng đấy là rất dễ thay đổi cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Bé có thể rất dễ làm quen môi trường mới và cũng rất năng động, vậy nên mẹ chú ý tới chân của con nữa nhé! 
  • Sau này khi lớn lên con rất hợp để hẹn hò với các bạn khác giới cung Cự Giải hay cung Bọ Cạp (Hổ Cáp). Ngoài ra con cũng hợp chơi với các bạn cung Song Tử và Nhân Mã. Tuy nhiên mẹ nên chú ý và tránh để các bé chơi và đùa nghịch với những người cung Xử Nữ vì đây là cung khắc của bé thuộc cung Hoàng Đạo Song Ngư.  
  • Mẹ nên lưu tâm tới các con số 1, 3, 4 và 9 nhé, vì đây là các con số may mắn cho các bé cung Song Ngư.

2. Đặc điểm tính cách của bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư

2.1.Tính cách của bé trai cung Song Ngư

Những bé trai thuộc cung hoàng đạo Song Ngư có một tinh thần hi sinh mạnh mẽ tuy nhiên cũng khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, đây là tính cách cung hoàng đạo Song Ngư nổi bật nhất. Vì vậy bé luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở ngay cả khi đã lớn. Bé thường thích tự mình làm việc riêng cũng như thực hiện những giấc mơ.

Bé trai cung Song Ngư lớn lên là người có lí trí.
Bé trai cung Song Ngư lớn lên là người có lí trí.

Bé thuộc cung hoàng đạo song ngư nam là người có lí tưởng, khi lớn lên bé sẽ là người có tầm nhìn rộng lớn. Tuy nhiên những kế hoạch và lí tưởng này có thể hơi phi thực tế và rất dễ bị thực tế cuộc sống làm thất vọng. Vậy nên mẹ hãy dành nhiều thời gian và tình yêu cho bé nhé!

Bé trai Song Ngư có xu hướng tích cực và thích giúp đỡ mọi người. Vậy nên bé luôn được mọi người xung quanh đánh giá là người giàu lòng nhân ái, tốt bụng và nhẹ nhàng. Trong tương lai, khi lớn lên, bé trai thuộc cung hoàng đạo Song Ngư cũng được đánh giá là rất lãng mạn và thu hút người khác giới.

2.2. Tính cách của bé gái cung Song Ngư

Bé gái thuộc cung hoàng đạo Song Ngư là những bé rất khôn ngoan, con hòa đồng và rất dịu dàng, đây cũng là đặc điểm cung hoàng đạo Song Ngư. Ngoài ra bé cũng là người có trí tưởng tượng phong phú. Đây là những đặc trưng tính cách mà mẹ có thể nhận thấy rõ ràng nhất ở bé.

Cung hoàng đạo Song Ngư nữ có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ. Bé là người giàu lòng nhân ái tương tự như bé trai, luôn muốn yêu thương và giúp đỡ người khác.

Bé gái thuộc cung Song Ngư là người mong manh.
Bé gái thuộc cung Song Ngư là người mong manh.

Tuy nhiên, bé gái cung Song Ngư cũng là người tương đối mong manh, bé có đôi lúc thất thường vậy nên dễ bị ảnh hưởng với người khác và phụ lòng người khác.

Cung hoàng đạo Song Ngư nữ thường thiên về trực giác, lý tính hơn là logic hơn cung hoàng đạo Song Ngư nam. Cũng giống như các bé trai, bé gái thường “mơ mộng” và những lý tưởng của con có nguy cơ bị những khắc nghiệt xã hội làm cho sụp đổ.

Tham khảo thêm: 12 cung hoàng đạo tháng sinh là gì? Cách tính cung hoàng đạo cho bé.

3. Ưu, nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư

Mẹ có thắc mắc ưu nhược điểm của các bé thuộc cung Song Ngư không? Sau đây hãy cùng giải mã cung hoàng đạo Song Ngư để biết những sự thật về bé yêu cung hoàng đạo Song Ngư mẹ nhé!

3.1. Bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư có ưu điểm gì?

Bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư rất sáng tạo và đầy tính nghệ thuật trong mình. Bé có khả năng tiếp thu và phát triển tài năng nghệ thuật từ nhỏ. Nếu  thích vẽ bé có thể sáng tạo ra những bức tranh rực rỡ và thơ mộng như tính cách của mình.

Nếu bé yêu thích các con chữ, trong tương lai gần con có thể sáng tác những tác phẩm đa dạng và cuốn hút người đọc. Nếu bé  bộc lộ sự yêu thích với âm nhạc hay nhạc cụ từ bé, hay cả đến thủ công nghệ thuật bé cũng có thể tạo ra những điều mới mẻ và màu sắc. Bé thuộc cung này thường nhạy cảm, bé rất dễ buồn hoặc tức giận vì vậy mẹ chú ý tránh gây tổn thương bé nhé!

Bé thuộc cung Song Ngư là người dễ bày tỏ cảm xúc.
Bé thuộc cung Song Ngư là người dễ bày tỏ cảm xúc.

Tuy nhạy cảm nhưng bé là người rất dễ dàng bày tỏ cảm xúc với mọi người và đồ vật xung quanh. Bé sẽ thoải mái bày tỏ cảm xúc của mình cho cả thế giới thấy. Nếu mẹ có lỡ làm bé buồn hay tức giận bé cũng sẽ nói với mẹ về điều đó.

Bé thuộc cung Song Ngư sẽ luôn nghĩ đến người khác, bé rất thích giúp đỡ mọi người xung quanh mà có thể không cần sự báo đáp. Không những vậy mà bé cũng rất muốn san sẻ công việc với mẹ. 

Bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư rất đam mê và đầy nhiệt huyết. Một khi bé có động lực để làm một điều gì đó, chẳng hạn như vẽ một bức tranh, giải bài hay giải câu đố, bé sẽ cố gắng hoàn thành đến cùng.

Mẹ nên nhớ bé thuộc cung Song Ngư là cực kỳ giàu trí tưởng tượng, vì bé sẽ thường xuyên kể cho mẹ nghe những câu chuyện đầy màu sắc và trí tưởng tượng. Bé thích tạo ra những câu chuyện bằng khả năng sáng tạo và có thể xây dựng cả một vũ trụ cho riêng mình. 

3.2. Bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư có nhược điểm gì?

Như đã đề cập ở phần trước, bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư rất thuần chất, đáng yêu và ngây thơ. Vậy nên bé đôi khi có hơi mơ mộng thiếu thực tế và dễ bị cảm xúc chi phối dẫn đến những quyết định của cũng ít nhiều mang tính nhất thời. Mẹ nên chú ý để rèn tính kiên nhẫn, và dạy bé cách suy nghĩ thấu đáo nhé! 

Song Ngư nhiệt huyết và lí trí.
Song Ngư nhiệt huyết và lí trí.

Bé yêu cung Song Ngư nhiệt huyết và lý trí như vậy nhưng  cũng sẽ thường xuyên thể hiện mặt yếu đuối, và “bánh bèo” hơi thái quá. Khi vướng vào những khó khăn bé sẽ có xu hướng than thở và trách móc ông trời và số phận. Bên cạnh đó, bé có nhược điểm là ỷ lại và luôn muốn mẹ hoặc người khác an ủi, cứu giúp thay vì tự mình cố gắng giải quyết những khó khăn. 

Vậy nên mẹ hãy rèn và hướng dẫn để thúc đẩy bé chủ động hơn thông qua các trò chơi hay làm việc nhà phụ mẹ. Mẹ đừng bao bọc cung hoàng đạo Song Ngư hôm nay một cách thái quá vì chỉ khiến mai này con khi lớn nhõng nhẽo, ỷ lại và phụ thuộc nhiều hơn.

4. Bé yêu cung hoàng đạo Song Ngư hợp với cung nào?

Rất nhiều mẹ băn khoăn bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư hợp với cung nào? Hãy cùng bài viết này phân tích chi tiết những cung tương hợp với bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư mẹ nhé!

4.1. Bé gái cung hoàng đạo Song Ngư hợp với cung nào?

Bé gái cung hoàng đạo Song Ngư hợp với các bé trai cung: Kim Ngưu, Song Ngư và Bọ Cạp

Đối với cung Kim Ngưu: Những chàng trai Kim Ngưu có thể mang đến cho cô nàng Song Ngư cảm giác bình yên và an toàn. Càng ở bên nhau hai cung này càng trở nên hoàn hảo hơn. Đôi khi cặp đôi này có thể xảy ra mâu thuẫn nhưng họ rất ít khi to tiếng mà tìm cách giải quyết trong hòa bình

Đối với cung Song Ngư: Song Ngư nam và Song Ngư nữ được xem là cặp đôi đẹp nhất và mơ mộng nhất trong 12 cung hoàng đạo, khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên tình yêu lãng mạn và ngọt ngào. Chung cung hoàng đạo có tính cách tương đồng nên họ dễ tìm được tiếng nói chung và luôn thấu hiểu nhau. 

Song Ngư hợp nhất với ba cung hoàng đạo khác.
Song Ngư hợp nhất với ba cung hoàng đạo khác.

Đối với cung Bọ Cạp: Đây là cặp đôi sinh ra là để dành cho nhau. Hai cung hoàng đạo đều thuộc nguyên tố nước nên rất hòa hợp và thấu hiểu nhau. Ngoài ra cặp đôi này còn khá tương đồng về cả sở thích lẫn cách giận dỗi. Tuy nhiên bé luôn biết cách chữa lành những vết thương của nhau. 

4.2. Bé trai cung hoàng đạo Song Ngư hợp với cung nào?

Bé trai thuộc cung hoàng đạo Song Ngư sẽ hợp với những bạn khác giới thuộc cung: Bạch Dương, Cự Giải và Ma Kết.

Đối với cung Bạch Dương: Bé trai cung Song Ngư rất lãng mạn, chu đáo và đặc biệt phóng khoáng. Những tính cách nổi bật này có thể đáp ứng được yêu cầu của cô nàng ưa chiều chuộng như Bạch Dương. Ngoài ra, sự năng động, hoạt bát, mạnh mẽ vốn có của cô nàng Bạch Dương cũng mang đến nguồn năng lượng tích cực cho bé trai Song Ngư.

Nam Song Ngữ cũng tương hợp nhất với 3 cung khác.
Nam Song Ngữ cũng tương hợp nhất với 3 cung khác.

Đối với cung Cự Giải: Tình cảm của Song Ngư và nữ Cự Giải là thứ tình cảm tinh tế và nhẹ nhàng. Cả hai cung đều là những người thông minh, nhạy bén nên  dường như được liên kết bền chắc bởi sợi dây tơ hồng. Cả hai bé đều là người trực giác nên có thể nhìn thấu được suy nghĩ của nhau, nhưng  đủ thông minh để không đào xới quá khứ nhằm tạo nên bầu không khí vui vẻ.

Đối với cung Ma Kết: Cặp đôi này thực sự là ví dụ điển hình cho câu nói “không phải ai sinh ra cũng đã hợp nhau”, chỉ cần vì nhau thôi thì mọi chuyện sẽ khác. Sự nhẹ nhàng, chu đáo cùng sự ân cần của Song Ngư sẽ giúp cô nàng Ma Kết giải tỏa được những căng thẳng trong cuộc sống.

5. Cuộc sống tương lai của bé yêu cung hoàng đạo Song Ngư

  • Sự nghiệp

Bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư khá phù hợp với những công việc có yêu cầu cao về nghệ thuật như nhạc sĩ, hoạ sĩ, kiến trúc sư,…Trong công việc  bé sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến và sự góp ý của người khác. Bé Song Ngư luôn sẵn sàng sửa chữa lỗi lầm khi  phạm phải. Ngoài ra cung Song Ngư là người lịch sự, biết cách đối nhân xử thế nên dễ khiến người khác hài lòng.

Bên cạnh đó, với tính cách luôn thương yêu người xung quanh và bé cung hoàng đạo Song Ngư sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Vậy nên  bé có thể sẽ thích hợp với công việc điều dưỡng hoặc công tác xã hội.

Bé trai Song Ngư là người ấm áp, luôn biết cách chăm sóc mọi người xung quanh. Mẹ hoàn toàn có thể định hướng con trở thành bác sỹ, y sỹ hoặc bác sĩ tâm lý.

  • Tình cảm

Trong chuyện tình cảm, bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư luôn luôn tôn trọng một nửa của mình. Song Ngư không bao giờ tỏ ra gia trưởng hay sở hữu người yêu. Bé Song Ngư khi lớn luôn biết cách chia sẻ, thấu hiểu và bao dung nửa kia trong lúc cần thiết.

Song Ngư là người trọng tình cảm.
Song Ngư là người trọng tình cảm.

Song Ngư rất giỏi trong việc duy trì trạng thái mãnh liệt và nồng nàn của tình yêu. Yêu một bé gái hay bé trai thuộc cung hoàng đạo Song Ngư, đối phương sẽ luôn nhận được những bất ngờ thú vị. Tuy nhiên bé có xu hướng tìm kiếm cuộc tình mới khi rơi vào trạng thái khủng hoảng hoặc khó khăn.

Nếu muốn duy trì một tình cảm chân thành với bé cung Song Ngư, hãy thấu hiểu tâm tư tình cảm của Song Ngư nhé!

  • Gia đình bạn bè

Với những người bạn của mình, bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư rất hào phóng và nhiệt tình giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Bé Song Ngư là người hòa đồng và thân thiện nên  dễ dàng kết bạn và đạt được nhiều lòng tin ngay từ lần gặp đầu tiên.

Song Ngư rất yêu quý gia đình và nhiệt tình với bạn bè.
Song Ngư rất yêu quý gia đình và nhiệt tình với bạn bè.

Bé thuộc cung này khi lớn lên rất coi trọng lời hứa và danh dự của mình. Mặc dù luôn tỏ ra khá lạnh lùng, ít nói nhưng bên trong bé lại rất tình cảm với bạn bè đặc biệt là với người thân trong gia đình. Bé yêu cung hoàng đạo Song Ngư luôn quan tâm, yêu thương và nỗ lực làm tròn bổn phận, vai trò của mình trong gia đình.

Trên đây là bài viết về cung hoàng đạo Song Ngư, hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để  mẹ có thể hiểu bé hơn. Chúc cho  bé yêu cung Song Ngư của mẹ sẽ luôn mạnh khỏe, mau lớn và thật ngoan!

Xem thêm: Tính cách, tương lai của 12 cung hoàng đạo nữ- Bé gái của mẹ cung gì?

Bất kể cung hoàng đạo nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng biệt nhất định. Những chia sẻ về ưu điểm của 12 cung hoàng đạo dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ thấu hiểu những sở trường của bé và định hướng phát huy tối đa những điểm mạnh đó cho tương lai của bé. Mẹ xem ngay và đừng bỏ lỡ nhé!

1. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Bạch Dương (Aries)

1.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Bạch Dương

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương: 21/03 – 19/04
  • Chòm sao: Bạch dương
  • Biểu tượng hoàng đạo: Con cừu
  • Yếu tố: Lửa
  • Hợp màu sắc: Màu đỏ
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Thiên Bình, Sư Tử
  • Số may mắn: 1, 8, 17

1.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương

Bé thuộc cung Bạch Dương được cho là dễ hiểu nhất, thoải mái nhất và vô tư nhất trong vòng tròn hoàng đạo
Bé cung Bạch Dương được cho là dễ hiểu nhất, thoải mái nhất và vô tư nhất trong vòng tròn hoàng đạo
  • Nhà lãnh đạo tài ba

Đứng đầu danh sách ưu điểm của 12 cung hoàng đạo và cũng là nhà lãnh đạo tài ba nhất trong tương lai thuộc về bé có cung hoàng đạo Bạch Dương. Đây cũng là sở trường mạnh mẽ nhất của cung hoàng đạo này. Bên trong bé thuộc cung Bạch Dương sở hữu một sức mạnh phi thường hiếm ai có được, bé cung này làm gì cũng đầy nhiệt huyết, quyết không chùn bước và phấn đấu đến cùng. Sẽ không có chuyện bé thuộc cung Bạch Dương sẽ bỏ cuộc, một khi đã có kế hoạch, bé sẽ không nhượng bộ đâu nhé, sự cạnh tranh để dành chiến thắng trong nội tâm của bé thuộc cung hoàng đạo này là hiển nhiên.

  • Tinh thần lạc quan

Bé Bạch Dương luôn tự biết cách để bản thân trở nên lạc quan nhất. Những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của bé chỉ khiến bé thuộc cung này cảm thấy thú vị hơn. Vì đối với bé cung hoàng đạo Bạch Dương, được phiêu lưu mạo hiểm giữa những thách thức mới chính là cơ hội để phát triển bản thân. Vì tinh thần lạc quan, không ngại khó khăn nên sau này bé sẽ được bạn bè, đồng nghiệp yêu quý và xứng đáng với vai trò thủ lĩnh.

  • Hào phóng

Bé thuộc cung Bạch Dương được cho là dễ hiểu nhất, thoải mái nhất và vô tư nhất trong vòng tròn hoàng đạo. Không nghĩ ngợi tính toán nhiều, bé hào phóng và tốt bụng với bạn bè, luôn sẵn sàng đứng lên vì lẽ phải và chẳng hề nghĩ ngợi hoặc phiền não khi mình trót cho đi quá nhiều.

1.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương

  • Bốc đồng

Vốn tính tình hấp tấp, thiếu kiên nhẫn nên bé thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương thường bị phàn nàn vì bản tính nóng vội. Điều này dễ dẫn đến kết quả công việc sau này gặp nhiều khó khăn.

2. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Kim Ngưu (Taurus)

Nói về sở trường của bé Kim Ngưu thì nổi bật nhất trong các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo vẫn là tài chính
Sở trường nổi bật nhất của bé Kim Ngưu trong các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo là tài chính

2.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Kim Ngưu

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Kim Ngưu: 21/04 – 21/05
  • Chòm sao: Kim Ngưu
  • Biểu tượng hoàng đạo: Con bò
  • Yếu tố: Đất
  • Hợp màu sắc: Màu hồng
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Ma Kết, Xử Nữ
  • Số may mắn: 2 và 8

2.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Kim Ngưu

  • Năng lực tài chính

Nói về sở trường của bé Kim Ngưu thì nổi bật nhất trong các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo vẫn là tài chính, năng lực vượt trội về tài chính cũng giúp bé sở hữu khối gia tài đáng mơ ước nhất trong 12 cung hoàng đạo. Năng lực tài chính của bé thuộc cung Kim Ngưu không những thể hiện ở khả năng kiếm tiền, mà cách chi tiền, tiết kiệm tiền, đầu tư kiếm lời cũng rất đáng ngưỡng mộ. Bé Kim Ngưu tuyệt đối không chịu để yên tiền ở một chỗ an toàn yên phận, bé thường dùng tiền kiếm được để đầu tư bất động sản, cổ phiếu. Nói cách khác, bé Ngưu Ngưu rất biết cách làm “ tiền đẻ ra tiền”.

  • Trung thành

Bé thuộc cung hoàng đạo Kim Ngưu luôn một lòng trung thành với những ai đã đặt niềm tin. Đây là cung hoàng đạo tôn thờ chủ nghĩa hòa bình, hướng tới lối sống tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

  • Kiên định

Bé thuộc cung Kim Ngưu khiến người khác ngưỡng mộ vì tính tình kiên định, chắc chắn. Là cung hoàng đạo thực tế nhất trong vòng tròn hoàng đạo, bé Kim Ngưu nổi tiếng với việc luôn là người chăm chỉ, kiên nhẫn, bền bỉ trong công việc. Ngoài ra, bé cung Kim Ngưu cũng ưa thích các giá trị truyền thống và nổi tiếng chung thủy trong tình yêu.

2.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Kim Ngưu

  • Thiếu linh hoạt

Bé thuộc chòm sao này có thể thiếu linh hoạt đến mức khó tin, bởi bé luôn tin rằng những điều mình lựa chọn là đúng. Không có gì gây khó chịu cho bé thuộc cung này bằng việc yêu cầu bé thử một điều gì mới.

3. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Song Tử (Gemini)

Ngoại giao là một trong những điểm mạnh trời phú của bé thuộc cung Song Tử
Ngoại giao là một trong những điểm mạnh trời phú của bé thuộc cung Song Tử

3.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Song Tử

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Song Tử: 22/05 – 21/06
  • Chòm sao: Song Tử
  • Biểu tượng hoàng đạo: Anh em sinh đôi
  • Yếu tố: Không khí
  • Hợp màu sắc: Màu vàng
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất:  Bảo Bình, Thiên Bình
  • Số may mắn: 3 và 7

3.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Song Tử

  • Nhà ngoại giao sắc sảo

Ngoại giao là một trong những điểm mạnh trời phú của bé thuộc cung Song Tử. Trong đời sống hằng ngày, bé Song Tử hay tỏ ra khép kín nên quên đi mình có một thế mạnh ít ai có được. Sự thông minh, sắc bén khiến cho lối giao tiếp của bé thuộc cung này được nhiều người tiếp nhận và tin cậy. Vì vậy, bé cung Song Tử hợp với các công việc như nhà văn, phóng viên, chính trị gia, nhà ngoại giao, luật sư… 

  • Nhiệt tình

Bé thuộc cung Song Tử dễ thu hút người khác bởi khả năng ăn nói duyên dáng, dí dỏm và nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Bé Song Tử là cầu nối hàn gắn nhiều mối quan hệ với nhau trong tương lai.

  • Khôn ngoan

Là cung hoàng đạo khéo léo và đa tài nhất trong ưu điểm của 12 cung hoàng đạo, sẽ khó có ai có thể bắt kịp tài năng ăn nói của bé Song Tử. Duyên dáng, biết nắm lấy cơ hội, nhiều tài lẻ và nhanh trí, bé thuộc cung hoàng đạo Song Tử luôn là những nhà tranh luận hùng hồn và cực giỏi trong việc thuyết phục người khác.

3.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Song Tử

  • Thiếu khả năng lắng nghe

Bé thuộc cung này sở hữu khả năng ăn nói khéo léo khôn ngoan, tuy nhiên lại thiếu sự lắng nghe nên dễ dẫn đến một cuộc tranh cãi không đáng có.

Mẹ có thể tham khảo thêm: 12 cung hoàng đạo tháng sinh là gì? Cách tính cung hoàng đạo cho bé

4. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Cự Giải (Cancer)

Sự hiền lành và tấm lòng thánh thiện vốn là bản tính của bé thuộc cung Cự Giải
Sự hiền lành và tấm lòng thánh thiện vốn là bản tính của bé thuộc cung Cự Giải

4.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Cự Giải

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Cự Giải: 22/06 – 23/07
  • Chòm sao: Cự Giải
  • Biểu tượng hoàng đạo: Con cua
  • Yếu tố: Nước
  • Hợp màu sắc: Màu xanh lá
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Song Ngư, Bọ Cạp
  • Số may mắn: 4 và 6

4.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải

  • Nhân đạo và chu đáo

Sự hiền lành và tấm lòng thánh thiện vốn là bản tính của bé thuộc cung Cự Giải. Tâm hồn đồng cảm trước những mảnh đời kém may mắn, muốn che chở và săn sóc đem lại yên bình cho người khác,… Từng đó thôi đã đủ thấy bé thuộc cung hoàng đạo này dạt dào sự nhân hậu đến nhường nào.

  • Mẫu mực 

Bé thuộc cung hoàng đạo này luôn đưa tay giúp đỡ, hỗ trợ và đồng cảm với bạn bè, gia đình, người xung quanh. Đây cũng là điểm khác biệt với ưu điểm của 12 cung hoàng đạo khác khiến bé Cự Giải luôn được nhiều người yêu mến.

  • Dịu dàng

Bé Cự Giải là cung hoàng đạo tình cảm nhất, quan tâm nhất, và thích chăm sóc người khác nhất. Luôn hướng về gia đình và những điều bình yên, ổn định, bé đem đến sự ấm áp cho những người xung quanh. Thực sự, có được một người bạn, người thân bé Cự Giải là niềm hạnh phúc và mơ ước của tất cả mọi người.

4.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải

  • Nhạy cảm

Là cung hoàng đạo sống thiên về cảm xúc nên không thể tránh khỏi đôi lúc bé cung Cự Giải trở nên quá nhạy cảm với mọi việc. Đôi khi điều này khiến bé dễ rơi vào trạng thái cô đơn, bi quan trước một số tình huống.

5. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Sư Tử (Leo)

Bản thân những bé thuộc cung hoàng đạo này vốn có một trí óc thông minh, sáng tạo và linh hoạt
Bản thân những bé thuộc cung hoàng đạo này vốn có một trí óc thông minh, sáng tạo và linh hoạt

5.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Sư Tử

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Sư Tử: 24/07 – 22/08
  • Chòm sao: Sư Tử
  • Biểu tượng hoàng đạo: Con sư tử
  • Yếu tố: Lửa
  • Hợp màu sắc: Màu đỏ, vàng
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Bạch Dương, Nhân Mã
  • Số may mắn: 1, 4 và 6

5.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Sư Tử

  • Bất chấp mọi áp lực

Bản thân những bé thuộc cung hoàng đạo này vốn có một trí óc thông minh, sáng tạo và linh hoạt. Chính những ưu điểm này khiến bé thuộc cung Sư Tử làm gì cũng có kế hoạch, mục tiêu và phương án xử lý rõ ràng. Nhờ vậy mà bé ít khi bị những áp lực đè nén, vì bản thân đã dự trù được cách xử lý. Đây cũng được đánh giá là một trong những ưu điểm của 12 cung hoàng đạo có khả năng truyền cảm hứng tích cực đến mọi người nhiều nhất.

  • Thân thiện, lôi cuốn

Bé thuộc cung này được nhiều người yêu quý do tính cách thân thiện, cởi mở. Trò chuyện cùng cung hoàng đạo này khiến người khác cảm thấy gần gũi, tự nhiên. 

  • Dũng cảm

Dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn chính là ưu điểm mà 12 cung hoàng đạo đều muốn có được. Điều này giúp bé thuộc cung Sư Tử vững vàng trước mọi sóng gió cuộc đời.

5.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Sư Tử

  • Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc

Bé thuộc chòm sao này luôn muốn được người khác khen ngợi, nếu thừa năng lượng dễ trở thành cảm giác tự mãn, tự cho mình là trung tâm, dễ tự phụ, tự cao tự đại.

6. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Xử Nữ (Virgo)

Tuy tài năng vượt bậc nhưng bé cung Xử Nữ sở hữu tinh thần khiêm tốn
Tuy tài năng vượt bậc nhưng bé cung Xử Nữ sở hữu tinh thần khiêm tốn

6.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Xử Nữ

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Xử Nữ: 23/08 – 23/09
  • Chòm sao: Xử Nữ
  • Biểu tượng hoàng đạo: Trinh nữ
  • Yếu tố: Đất
  • Hợp màu sắc: Màu xám
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Cự Giải, Kim Ngưu và Ma Kết
  • Số may mắn: 2, 5, 7

6.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Xử Nữ

  • Sự tập trung và kỹ năng phân tích

Không quá khó hiểu khi bé có tính cách tỉ mỉ nhất 12 cung hoàng đạo này có lại sở trường về sự tập trung và kỹ năng phân tích thượng thừa. Tính cách cầu toàn chính là một trong những mấu chốt khiến bé Xử Nữ khi làm bất kỳ việc gì cũng dành sự tập trung cao độ và khả năng phân tích tỉ mỉ của mình để đạt kết quả tốt nhất.

  • Cẩn thận

Bé thuộc cung Xử Nữ nổi tiếng với trí thông minh sắc sảo vượt bậc và khả năng nhìn ra mọi chi tiết nhỏ nhất trong bất cứ vấn đề gì. Vừa thận trọng, vừa thực tế, lại giỏi giang và thông thái, thực sự bé cung Xử Nữ xứng đáng với danh hiệu cung hoàng đạo cầu toàn và hoàn hảo nhất trong vòng tròn hoàng đạo.

  • Khiêm tốn

Tuy tài năng vượt bậc nhưng bé cung này sở hữu tinh thần khiêm tốn- điểm sáng nhất trong các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo. Bé khiến mọi người phải kính nể vì tính cách này, trong tương lai bé sẽ khiến mẹ tự hào rất nhiều đấy!

6.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Xử Nữ

  • Quá cầu toàn

Vốn hướng đến mọi sự hoàn hảo nên bé thuộc cung Xử Nữ dễ bị áp lực do chính mình tạo ra. Bé luôn muốn vươn đến những đỉnh cao thành công, mọi việc phải trở nên hoàn hảo nên không ít khi rơi vào trạng thái bị đè nén và mệt mỏi.

7. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Thiên Bình (Libra)

Bé thuộc cung Thiên Bình được nhận định là chòm sao sở hữu nhiều sở trường trong danh sách các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo
Bé thuộc cung Thiên Bình được nhận định là chòm sao sở hữu nhiều sở trường trong danh sách các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo

7.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Thiên Bình

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Thiên Bình: 24/09 – 23/10
  • Chòm sao: Thiên Bình
  • Biểu tượng hoàng đạo: Cái cân
  • Yếu tố: Không khí
  • Hợp màu sắc: Màu nâu
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Bảo Bình, Song Tử 
  • Số may mắn: 1, 2, 7

7.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Thiên Bình

  • Công tâm, công bằng

Khi làm việc, bé thuộc cung Thiên Bình luôn ưu tiên sự công bằng nên tuyệt đối không có điều thiên vị trong cách giải quyết vấn đề của những người thuộc cung hoàng đạo này.

  • Tài năng nghệ thuật

Được nhận định là chòm sao sở hữu nhiều sở trường trong danh sách các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo, đa phần những bé thuộc cung Thiên Bình đều có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh. Trời cho bé Thiên Bình máu nghệ sĩ, bé sẽ dùng sự khéo léo, thân thiện và năng khiếu của mình để đem lại niềm vui cho mọi người, thậm chí bé Thiên Bình có thể kiếm ra tiền cho bản thân.

7.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Thiên Bình

  • Thiếu quyết đoán

Vì luôn quan tâm đến tính công bằng nên bé thuộc cung này đôi khi rất khó khăn để đưa ra các quyết định sao cho vừa lòng mọi người.

8. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Bọ Cạp (Scorpio)

Tương tự Xử Nữ, khả năng phân tích nhanh nhạy và nhạy bén của bé thuộc cung Bọ Cạp cũng khiến mọi người xung quanh phải nể phục
Tương tự Xử Nữ, khả năng phân tích nhanh nhạy và nhạy bén của bé thuộc cung Bọ Cạp cũng khiến mọi người xung quanh phải nể phục

8.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Bọ Cạp

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Bọ Cạp: 24/10 – 22/11
  • Chòm sao: Bọ Cạp
  • Biểu tượng hoàng đạo: Con bọ cạp
  • Yếu tố: Nước
  • Hợp màu sắc: Màu tím, đen
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Cự giải, Ma kết, Song Ngư
  • Số may mắn: 2, 7, 9

8.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bọ Cạp

  • Óc phân tích cực kỳ nhanh nhạy

Tương tự Xử Nữ, khả năng phân tích nhanh nhạy và nhạy bén của bé thuộc cung Bọ Cạp cũng khiến mọi người xung quanh phải nể phục. Phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách tinh tế giúp bé Bọ Cạp tỏa sáng trong những công việc như bác sĩ tâm lý, tư vấn tình cảm,… Sự cảm thông và lòng trắc ẩn của bé thuộc cung này cũng được nhắc đến trong danh sách những ưu điểm của 12 cung hoàng đạo.

  • Quyến rũ

Bé thuộc cung Bọ Cạp nổi tiếng bí ẩn và ít nói, thế nhưng bé cung này luôn mang trong mình một sức hút đặc biệt vô cùng. Với đôi mắt được đánh giá là đẹp nhất vòng tròn hoàng đạo, bé Bọ Cạp xứng đáng với danh hiệu cung hoàng đạo quyến rũ và hấp dẫn nhất.

  • Tràn đầy đam mê

Lối sống đam mê mãnh liệt của các bé cung này tác động sâu sắc đến người khác, đa phần theo hướng tích cực, tạo kết nối trực quan.

8.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bọ Cạp

  • Tâm trạng thất thường

Tính cách của bé mang cung Bọ Cạp thay đổi thất thường. Bé dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ, sợ hãi và tổn thương.

9. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Nhân Mã (Sagittarius)

Không cung hoàng đạo nào có thể siêu hoạt bát như bé thuộc cung Nhân Mã
Không cung hoàng đạo nào có thể siêu hoạt bát như bé thuộc cung Nhân Mã

9.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Nhân Mã

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Nhân Mã: 23/11 – 21/12
  • Chòm sao: Nhân Mã
  • Biểu tượng hoàng đạo: Người bắn cung
  • Yếu tố: Lửa
  • Hợp màu sắc: Màu xanh biển
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Thiên Bình, Sư Tử, Bạch Dương
  • Số may mắn: 3, 5, 8

9.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Nhân Mã

  • Siêu hoạt bát

Không cung hoàng đạo nào có thể siêu hoạt bát như bé thuộc cung Nhân Mã, sự hoạt bát này cạnh tranh với các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo nhưng vẫn vô cùng nổi trội. Bé thuộc cung Nhân Mã khá ham chơi, bé thích sự phiêu lưu và khám phá. Vì khám phá nhiều, đi nhiều nên bé cũng biết nhiều thứ và áp dụng nhiều vào thực tiễn mà nhiều người ngưỡng mộ.

  • Ý thức tự lập

Bé thuộc cung Nhân Mã cực kỳ độc lập, bé luôn muốn tự thân vận động và không thích nhờ cậy ai quá nhiều.

  • May mắn

Nhân Mã là bé may mắn nhất trong 12 cung hoàng đạo. Ít lo lắng, thoải mái và vô tư như những cơn gió, tâm hồn bé thuộc cung Nhân Mã dường như chẳng bao giờ vướng bận bởi các vấn đề thường ngày. Thế nên đây có thể coi là cung hoàng đạo lạc quan nhất và hay mỉm cười nhất trong các cung hoàng đạo.

9.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Nhân Mã

  • Không giỏi thể hiện cảm xúc

Các bé cung này không khéo léo khi biểu lộ cảm xúc. Đôi khi bé có thể lớn tiếng, cố chấp quá mức và không muốn cho phép người khác nói.

10. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Ma Kết (Capricorn)

Được mệnh danh là thiên tài quản lý thời gian, bé thuộc cung Ma Kết có khả năng sắp xếp công việc và thời gian biểu rất tài tình
Được mệnh danh là thiên tài quản lý thời gian, bé thuộc cung Ma Kết có khả năng sắp xếp công việc và thời gian biểu rất tài tình

10.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Ma Kết

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Ma Kết: 22/12 – 20/01
  • Chòm sao: Ma Kết
  • Biểu tượng hoàng đạo: Con dê
  • Yếu tố: Đất
  • Hợp màu sắc: Màu nâu. đen, đỏ
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Xử Nữ, Kim Ngưu, Song Ngư
  • Số may mắn: 6, 8, 9

10.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Ma Kết

  • Thiên tài quản lý thời gian

Được mệnh danh là thiên tài quản lý thời gian, bé thuộc cung Ma Kết có khả năng sắp xếp công việc và thời gian biểu rất tài tình. Bé tuyệt đối không làm gì thiếu khoa học, nhờ tư duy quản lý thời gian hợp lý, bé Ma Kết có thể làm được nhiều việc trong một ngày mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu nhất.

  • Trưởng thành

Trưởng thành, giỏi giang, thực tế và cẩn trọng, bé Ma Kết luôn có khả năng tiến xa và nổi trội trong sự nghiệp của mình. Luôn đặt rõ mục tiêu của bản thân, bé dễ có được thành công và thăng tiến nhanh hơn hẳn so với các cung hoàng đạo khác trong cuộc sống. Đây là điểm khác biệt của Ma Kết trong các ưu điểm của 12 cung hoàng đạo.

  • Tham vọng và chịu được áp lực cao

Bé yêu cung này có khả năng chịu áp lực và có thể khắc phục hầu hết mọi tình huống xấu. Điều này kết hợp với tham vọng có thể đưa bé tiến rất xa trong cuộc sống sau này.

10.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Ma Kết

  • Lạnh lùng

Đôi khi vì tính cách trưởng thành của bé cung Ma Kết, người khác dễ nhìn nhận bé là người lạnh lùng và ít thể hiện tình cảm.

11. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Bảo Bình (Aquarius)

Mọi người thường mô tả suy nghĩ của bé thuộc chòm sao Bảo Bình luôn ngược lại hẳn với phần còn lại của thế giới
Mọi người thường mô tả suy nghĩ của bé thuộc chòm sao Bảo Bình luôn ngược lại hẳn với phần còn lại của thế giới

11.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Bảo Bình

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình: 21/01 – 19/02
  • Chòm sao: Bảo Bình
  • Biểu tượng hoàng đạo: Người mang bình nước
  • Yếu tố: Không khí
  • Hợp màu sắc: Màu đồng
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Thiên Bình, Song Tử
  • Số may mắn: 2, 3, 7

11.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình

  • Tinh thần lao động bất diệt

Trong tương lai Bảo Bình là bé nghiện công việc, các bé yêu thích được làm việc và cống hiến hơn bất kỳ ai khác. Mọi hành động của bé thuộc cung Bảo Bình đều có mục tiêu đem lại lợi ích cho bản thân và làm cho tập thể, xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Thật là một tinh thần lao động cao cả và bất diệt, xứng đáng được ngưỡng mộ nhất trong những ưu điểm của 12 cung hoàng đạo.

  • Độc đáo nhất

Mọi người thường mô tả suy nghĩ của bé thuộc chòm sao Bảo Bình luôn ngược lại hẳn với phần còn lại của thế giới. Chính vì thế, bé Bảo Bình là cung hoàng đạo của nhiều tài nhất, và đây cũng là chòm sao độc đáo, lạ lùng nhất. Các bé Bảo Bình sáng tạo, ít nguyên tắc và cũng là chòm sao tân tiến, phát triển nhất.

  • Lòng trắc ẩn

Lòng trắc ẩn, trái tim nhân đạo chiếm hầu hết ưu điểm của 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình cũng không ngoại lệ. Bé thuộc cung này luôn mang lại sự ấm áp, nguồn năng lượng của tình yêu chân thành đến mọi người.

11.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình

  • Bướng bỉnh

Đôi khi bé Bảo Bình cần chú ý đến tính bướng bỉnh của bản thân để tránh mắc những sai lầm ảnh hưởng đến bản thân và cả đội nhóm khi học tập, làm việc.

Mẹ có thể tham khảo thêm: Khám phá bí ẩn cung hoàng đạo của bé yêu

12. Ưu điểm của bé yêu cung hoàng đạo Song Ngư (Pisces)

Song Ngư chính là chòm sao cuối cùng trong danh sách ưu điểm của 12 cung hoàng đạo.
Song Ngư chính là chòm sao cuối cùng trong danh sách ưu điểm của 12 cung hoàng đạo.

12.1. Đặc điểm chung của cung hoàng đạo Song Ngư

  • Ngày sinh thuộc cung hoàng đạo Song Ngư: 20/02 – 20/03
  • Chòm sao: Song Ngư
  • Biểu tượng hoàng đạo: Hai con cá đan đuôi vào nhau
  • Yếu tố: Nước
  • Hợp màu sắc: Màu trắng
  • Cung hoàng đạo tương thích nhất: Bọ Cạp, Cự Giải, Ma Kết
  • Số may mắn: 4, 8 và 22

12.2. Ưu điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư

  • Sáng tạo

Song Ngư chính là chòm sao cuối cùng trong danh sách ưu điểm của 12 cung hoàng đạo. Với ưu điểm là một người sáng tạo vô bờ bến, cộng với trí tưởng tượng phong phú, bé cung Song Ngư thuộc kiểu người không dễ bị khuất phục. Hễ cứ là việc gì cần sáng tạo, bé không hề cảm thấy trở ngại mà tự tin đối mặt, vận dụng hết điểm mạnh vốn có của mình để giải quyết.

  • Ngọt ngào

Bé thuộc cung Song Ngư là cung hoàng đạo lương thiện nhất, giàu tình thương và đức hy sinh nhất trong vòng tròn hoàng đạo. Chẳng có cung hoàng đạo nào thấu hiểu và có thể chiều chuộng cảm xúc người khác như bé Song Ngư. Bé thuộc cung này biết lắng nghe, dễ thông cảm và luôn là chỗ dựa cảm xúc của tất cả mọi người.

12.3. Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Song Ngư

  • Nhạy cảm quá mức

Đôi khi các bé có thể là những kẻ trốn chạy thực tế, dễ u sầu. Be thuộc cung Song Ngư có thể làm mọi thứ hơi quá đáng khi cảm xúc của bé bị tổn thương.

Cho dù ưu điểm của 12 cung hoàng đạo như thế nào, việc nhận biết và phát huy được những yếu tố đó mới quan trọng. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu được ưu điểm của 12 cung hoàng đạo và làm tiền đề giúp bé phát triển tài năng trong tương lai sau này. Mẹ đừng quên theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị mỗi ngày tại Góc của mẹ nhé!

Giỏ hàng 0