Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 9 tháng bị táo bón là tình trạng khá thường xuyên gặp khi trẻ dưới 1 tuổi. Đây là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không chỉ về mặt dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Cả mẹ và bé đều sẽ phải trải qua sự khó chịu khi bé 9 tháng bị táo bón. Tuy nhiên, bệnh lý này không khó để xử lý dứt điểm. Chỉ cần nắm bắt được nguyên nhân là mẹ đã có thể dễ dàng xử lý “cơn ác mộng” này rồi.

1. Hiểu rõ về trẻ bị táo bón

1.1. Táo bón là gì?

Táo bón là gì?
Táo bón là gì?

Táo bón ở trẻ 9 tháng tuổi là tình trạng bé đi ngoài phân cứng. Hoặc thậm chí bé đi ngoài với tần suất ít, không thường xuyên. Bình thường, khi thức ăn được tiêu hóa và xuống ruột, nước và các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu. Còn lại, phần chất thải sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua hoạt động đại tiện. Phân được đào thải dễ dàng khi đủ mềm. Tức là lượng nước còn lại trong phân cần đủ, đồng thời các cơ ruột già và trực tràng hoạt động bình thường để đẩy ra ngoài. Nếu thiếu đi một trong hai điều kiện này, trẻ 9 tháng bị táo bón rất dễ xảy ra.

Xem thêm:

Giúp mẹ gỡ rối vấn đề bé 4 tháng bị táo bón

Khi bé 1 tháng tuổi bị táo bón thì mẹ cần phải làm gì?

1.2. Khi nào có thể kết luận trẻ bị táo bón?

Khi nào có thể kết luận trẻ bị táo bón?
Khi nào có thể kết luận trẻ bị táo bón?

Chưa chắc khi bé đi ngoài ít đã là táo bón. Cơ thể của mỗi bé sẽ tự quyết định được thời gian cần đào thải phân. Có bé mỗi ngày đại tiện 1-2 lần. Có bé lại cần tới 2 ngày để đi 1 lần. Mẹ cần phải kết hợp cả vào việc quan sát tình trạng phân của bé. Chỉ cần đáp ứng được các điều kiện mềm, không có độ rắn, bé không bị chảy máu ở hậu môn thì bé không bị táo bón. Trẻ 9 tháng đã bắt đầu ăn dặm. Với các thức ăn cứng chứ không còn là sữa hay cháo như trước, phân của bé đã bắt đầu thành khuôn. Thông thường, trẻ 9 tháng bị táo bón nhiều hơn khi dùng sữa công thức.

Nếu bé 9 tháng bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần, đó gọi là tình trạng mãn tính. Điều quan trọng nhất là mẹ cần đánh giá tình trạng dựa trên cả hai tiêu chí ở trên. Một là: số lần đi đại tiện của bé/ngày. Hai là: tình trạng chất thải của bé. Nếu bé đi 3 ngày/lần mà phân mềm là bình thường. Có bé đi 1-2 lần/ngày nhưng phân khô cứng đã được coi là táo bón. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng. Bởi gần như đứa trẻ nào cũng dễ mắc phải bệnh lý này ít nhất một lần khi lớn lên.

2. Triệu chứng của trẻ 9 tháng bị táo bón

Triệu chứng của trẻ 9 tháng bị táo bón
Triệu chứng của trẻ 9 tháng bị táo bón

Trẻ 9 tháng bị táo bón có thể cho thấy rất nhiều các triệu chứng khác nhau. Mẹ cần phải chịu khó và rất tinh ý mới có thể nhận ra được các dấu hiệu này. Nếu mẹ đang nghi ngờ trẻ bị khó đi ngoài, hãy thử quan sát các dấu hiệu sau nhé:

  • Phân thiếu độ mềm, thậm chí bị cứng. Hình dạng phân tròn nhỏ như viên bi (giống phân dê).
  • Tần suất đại tiện của trẻ em 9 tháng tuổi bị táo bón giảm đáng kể.
  • Trẻ bị rách hậu môn khi đi ngoài. Trên chất thải có lẫn các vệt máu là dấu hiệu.Khi đi đại tiện, bé phải rặn rất khổ sở. Các dấu hiệu rõ ràng của việc khó đi đại tiện: tư thế vặn vẹo, nhón gót, gồng người, uốn lưng,…
  • Trước khi đi đại tiện, bé 9 tháng bị táo bón quấy khóc bất thường. Gần như ngay lập tức, bé thôi quấy sau khi đi.
  • Trẻ không kêu khóc khi bị són phân trong quần.
  • Ăn kém, nhưng khi đi đại tiện xong lại ăn tốt hơn.
  • Vùng dạ dày đau, gây ra đau bụng.
  • Hành vi và tâm lý có sự thay đổi rõ rệt: cáu gắt, lo lắng, bồn chồn,…
  • Táo bón ở trẻ 9 tháng tuổi bị nặng có thể gây ra các tình trạng: tắc ruột hoặc đi tiêu trong thời điểm không thích hợp.

3. Nguyên nhân làm trẻ em 9 tháng tuổi bị táo bón

Nguyên nhân làm trẻ em 9 tháng tuổi bị táo bón
Nguyên nhân làm trẻ em 9 tháng tuổi bị táo bón
  • Trẻ 9 tháng bị táo bón do ăn quá nhiều thức ăn chứa đạm cao, nhiều chất béo, thiếu chất khoáng.
  • Dạng thức ăn thiếu độ mềm hoặc không có vitamin B1
  • Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng có nguy cơ bị táo bón cao hơn
  • Nhu động ruột hoạt động kém
  • Trẻ mải chơi nên nhịn đại tiện làm cho phân bị tích tụ lại, tạo kích thước to và cứng hơn.
  • Do thay đổi môi trường. Bé cảm thấy lạ lẫm và không thoải mái khi ở trong một nhà vệ sinh lạ.
  • Nguyên nhân khác: bệnh lý đại tràng, thần kinh, nội tiết,…

4. Cách xử lý “cơn ác mộng” trẻ 9 tháng bị táo bón

4.1. Đánh giá lại chế độ ăn uống

Đánh giá lại chế độ ăn uống
Đánh giá lại chế độ ăn uống

Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, mẹ cần xem lại chế độ ăn của mình. Mẹ uống đủ nước, ăn uống đủ dinh dưỡng thì bé cũng khó bị táo bón hơn. Trong trường hợp trẻ đã có thể uống nước, mẹ hãy tập cho bé uống đủ nước để phân luôn có độ giữ nước cần thiết. Ngoài ra, trẻ 9 tháng bị táo bón cần được ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, việc ăn đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. các loại rau và trái cây nhiều chất xơ cần được ưu tiên trong khẩu phần. Nếu trong trường hợp mẹ quan sát được bé đang có nhu cầu đại tiện, mẹ cần nhanh chóng có các biện pháp hỗ trợ bé.

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu Nhật 

Hiểu đúng về ăn dặm cho con ăn đúng cách

Trẻ ăn dặm bị táo bón: nguyên nhân và cách phòng ngừa

4.2. Thực hiện các biện pháp massage

Thực hiện các biện pháp massage
Thực hiện các biện pháp massage

Massage bụng cho bé là cách rất hiệu quả khi bé 9 tháng bị táo bón. Mẹ chụm 3 ngón tay lại, sau đó xoa xung quanh rốn rồi ấn nhẹ lên bụng. Khoảng 3 phút/lần, mẹ lặp lại động tác này để kích thích ruột tiêu hóa thức ăn còn thừa. Ngoài ra, mẹ có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm cho trẻ 9 tháng bị táo bón. Từ 1-2 lượt trong ngày, mỗi lượt không quá 5 phút cách thực hiện. Mục đích của việc này là để làm giãn nở cơ vòng hậu môn, giúp bé đại tiện dễ hơn.

Trẻ 9 tháng bị táo bón không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn làm mẹ mệt mỏi rất nhiều. Tốt nhất, mẹ đừng nên để tình trạng đã xảy ra mới đi tìm giải pháp. Cách tốt nhất, ngay từ khi còn nhỏ, mẹ tập cho bé thói quen ăn đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, chất xơ trong rau và hoa quả là “bước đánh chặn” hữu hiệu. Tất nhiên, nếu trẻ có bị táo bón, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đây là bệnh lý dễ điều trị nên không quá đáng lo. Các bệnh viện, cơ sở y tế luôn có sẵn giải pháp cho bệnh lý này của trẻ.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tao-bon-o-tre-em-duoi-1-tuoi/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tao-bon-o-tre-em-nguyen-nhan-la-gi/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324543

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, xôi là một món ăn vô cùng quen thuộc và dân dã. Có thể nói xôi chính là món ăn mang lại bản sắc của một dân tộc trồng lúa nước từ bao đời nay. Đặc biệt không thể không kể đến món ăn xuất hiện trong các ngày lễ Tết, ngày cỗ cưới – xôi vò. Ở mỗi vùng miền lại có các cách nấu xôi vò khác nhau. Vậy hôm nay Góc của mẹ sẽ giới thiệu cho mẹ cách nấu xôi vò dẻo thơm chuẩn vị các miền nhé!

Tham khảo: Cách nấu xôi đậu xanh chuẩn công thức cho mẹ yêu

1. Nấu xôi vò miền Bắc (xôi vò mặn)

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để nấu xôi vò, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

  • 300gr gạo nếp
  • 150gr đậu xanh bóc vỏ sẵn
  • Dầu ăn, muối, đường

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ nấu ăn như nồi hấp hoặc chõ đồ xôi để nấu xôi được ngon.

nấu xôi vò
Nấu xôi vò miền Bắc (xôi vò mặn)

1.2. Sơ chế nguyên liệu

Trước khi bắt tay vào nấu xôi vò, mẹ cần sơ chế qua các nguyên liệu. Cách làm cụ thể như sau, mẹ hãy theo dõi nhé.

  • Gạo vo thật sạch cho tới khi nước trong, sau đó ngâm khoảng 6 – 8 tiếng hoặc để qua đêm.
  • Đỗ xanh rửa sạch, cũng ngâm khoảng 3 – 4 tiếng hoặc có thể ngâm cùng với gạo luôn.
  • Nếu mẹ không kịp ngâm với thời gian như vậy, mẹ có thể ngâm gạo và đỗ với nước ấm 40 – 45°C khoảng 3 tiếng trước khi nấu. Như vậy hạt nếp và đỗ sẽ nở và món xôi được chín mềm, dẻo thơm.
  • Sau khi ngâm xong thì cho xôi và đỗ ra để ráo nước. Để ngoài trời khoảng 30 – 45 phút cho thật khô nước. Mẹ có thể xóc cho nhanh ráo hơn.
  • Trộn đều vào mỗi phần gạo và đỗ khoảng ½ thìa cafe muối. Chú ý không nên trộn nhiều quá sẽ khiến xôi bị mặn.

1.3. Nấu xôi vò

Đầu tiên, mẹ cần hấp chín đỗ xanh trước theo cách sau:

  • Đỗ xanh róc hết nước, mẹ hấp đỗ xanh bằng nồi cơm điện hoặc dùng chõ đồ xôi cũng được. Chú ý rải đều đỗ thành một lớp vừa, để hở các lỗ thông hơi cho hơi nóng lan đều ra đỗ. Như vậy đỗ sẽ chín mềm và thơm.
  • Gạt lại lớp đỗ xanh sau 5 – 10 phút đun, sau đó đun thêm khoảng 10 phút nữa với lửa nhỏ. Dùng tay bóp xem đỗ đã chín mềm hay chưa, nếu rồi thì tắt bếp, để nguội.
  • Xay đỗ xanh bằng máy xay sinh tố, hạt đỗ vỡ đều, tơi, không bị vón cục. Mẹ cũng có thể giã bằng tay, chú ý không giã quá nát và nhuyễn là được.

Sau đó mẹ có thể bắt đầu đồ xôi.

  • Lấy ½ phần đỗ đã nghiền trộn với gạo đã ráo nước cho tới khi đỗ bám đều trên hạt gạo. Sau đó trộn thêm một chút dầu ăn cho hạt nếp căng bóng và ngậy hơn.
  • Cho hỗn hợp vào chõ đồ xôi, hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút là xôi chín.
  • Khi thấy xôi chín mềm, mẹ lấy ra trải đều trên mâm để xôi nhanh nguội. Trộn nốt ½ phần đỗ nghiền còn lại vào xôi.

Như vậy là món xôi vò kiểu miền Bắc đã hoàn thành.

2. Nấu xôi vò kiểu miền Nam (xôi vò nước cốt dừa)

xôi vò nước cốt dừa
Nấu xôi vò kiểu miền Nam (xôi vò nước cốt dừa)

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Về nguyên liệu của món xôi vò nước cốt dừa thì hầu như không có gì khác xôi vò mặn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị thêm khoảng 50ml nước cốt dừa là được. Mẹ có thể dùng nước cốt dừa đóng hộp hoặc tự làm bằng cách nạo cùi dừa xay nhuyễn, chắt qua màng lọc vải và đun sôi để lấy nước sốt.

Ngoài ra, mẹ có thể lấy một chút nghệ giã nhuyễn lấy nước rồi ngâm cùng gạo. Như vậy hạt xôi sẽ có màu vàng nghệ đẹp mắt khiến ăn ngon hơn. Mẹ cũng có thể cho thêm lá dứa để tăng hương vị cho món ăn.

Mẹ sơ chế gạo và đỗ xanh giống hệt công thức bên trên mẹ nhé.

2.2. Cách nấu xôi vò nước cốt dừa

  • Đầu tiên, mẹ trộn đều gạo nếp với ½ đỗ xanh đã xay nhuyễn, thêm một chút muối cho đậm đà.
  • Nếu mẹ có lá dứa thì xếp một lớp lên trên bề mặt gạo. Tuy nhiên nguyên liệu này không bắt buộc mẹ nhé.
  • Cho chõ đồ xôi lên bếp, đun khoảng 25 – 30 phút cho xôi chín dẻo. Mở nắp nồi, dùng muôi xới đều lên. Rải nước cốt dừa vào xôi, rải vừa đủ và đều tay. Mẹ cần chú ý không nên cho quá nhiều nước cốt dừa sẽ làm xôi bị nhão và không ngon.
  • Đảo đều cho xôi thấm nước cốt dừa, rồi tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút là được.
  • Đổ xôi ra mâm hoặc đĩa rộng cho nhanh nguội, sau đó mẹ rắc thêm đường và trộn đều lên. 

Món xôi vò nước cốt dừa như vậy là đã hoàn thành. Mẹ xếp ra đĩa để thưởng thức nhé!

3. Một số lưu ý khi nấu xôi vò

nấu xôi vò
Mẹ có thể ăn kèm xôi vò với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây theo kiểu miền Bắc
  • Xôi vò thành phẩm có hạt tơi, không dính vào nhau, dẻo và mịn. 
  • Tùy vào khẩu vị mỗi người mà rắc thêm đỗ xanh để ăn khô hơn.
  • Nêm nếm các gia vị một cách vừa đủ, tránh xôi bị mặn quá hay ngọt quá sẽ không ngon. Với món xôi vò kiểu miền Nam, không nên cho quá nhiều đường sẽ khiến xôi bị cứng lại do đường vón cục.
  • Chú ý chọn nguyên liệu ngon và chuẩn thì món xôi vò sẽ ngon hơn rất nhiều. Nên chọn gạo nếp nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng. Đỗ xanh cần chọn loại bỏ vỏ có màu vàng nhạt, đều hạt, không ẩm mốc, không có hạt lép.
  • Có thể ăn kèm xôi vò với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây theo kiểu miền Bắc.
  • Hoặc ăn kèm với giò, chả lụa, gà quay, hành phi thơm theo kiểu Sài Gòn đậm đà, ngon miệng.

Như vậy là mẹ đã biết cách nấu xôi vò ngon rồi đấy. Thật dễ dàng đúng không nào? Hy vọng mẹ sẽ có những giây phút đầm ấm và đầy ắp tiếng cười bên mâm cơm của gia đình.

Xem thêm: Bữa ăn gia đình – khoảnh khắc đáng giá hay bị lãng quên

Xôi nếp là một món ăn vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ xưa đến nay, các món xôi luôn xuất hiện chủ yếu trong các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày cúng giỗ… Chỉ với gạo nếp là đã có thể biến tấu ra rất nhiều món khác nhau. Và quen thuộc nhất có lẽ vẫn là xôi đậu xanh. Để nấu được ra một món xôi đậu xanh dẻo, thơm cũng cần rất nhiều kỹ thuật. Vậy mẹ hãy tham khảo cách nấu xôi đậu xanh ngay dưới đây nhé!

Tham khảo thêm: Nấu xôi vò không còn là khó khăn với công thức sau đây!

1. Cách nấu xôi đậu xanh đơn giản

Nấu xôi đậu xanh không phải việc quá khó khăn đâu mẹ nha. Nếu như mẹ bận rộn hay ít khi vào bếp cũng có thể nấu được món xôi cực dẻo thơm đúng vị. Sau đây góc của mẹ xin giới thiệu cách nấu xôi đậu xanh đơn giản nhất cho mẹ.

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500gr gạo nếp
  • 200gr đậu xanh bỏ vỏ
  • Dầu ăn, muối hạt
 nấu xôi đậu xanh
Cách nấu xôi đậu xanh đơn giản

1.2. Cách nấu xôi đậu xanh

Để nấu xôi đậu xanh với các nguyên liệu siêu đơn giản như trên, mẹ hãy làm theo các bước sau:

  • Với gạo nếp, mẹ nên chọn gạo ngon, đều hạt. Sau đó đem vo thật sạch, rồi ngâm nước cho gạo nở, như vậy khi nấu xôi sẽ dẻo hơn.
  • Đậu xanh mẹ chọn loại xanh vỏ ruột vàng, ngâm nước khoảng 4 giờ trước khi nấu.
  • Sau khi ngâm xong, mẹ lấy gạo và đậu xanh trộn đều với nhau rồi vo lại vài lần cho sạch hẳn, để ráo nước.
  • Trộn đều vào 2 thìa muối hạt cho gạo và đậu ngấm muối.
  • Chuẩn bị nồi hấp cách thủy, rồi cho hỗn hợp vào đồ xôi trong khoảng 30 phút.
  • Sau khi xôi đã chín mềm, dẻo, mẹ xới đều xôi lên, sau đó cho một chút dầu ăn vào trộn đều. Hấp thêm 10 phút cho hạt xôi ngấm dầu và căng mọng.
  • Xới xôi đậu xanh ra đĩa, đắp thành hình tròn cho đẹp mắt.

2. Cách nấu xôi đậu xanh hạt sen nước cốt dừa

Công thức nấu xôi đậu xanh bên trên rất đơn giản đúng không mẹ? Tuy nhiên, nếu muốn cầu kì và ngon miệng hơn, mẹ có thể làm món xôi đậu xanh hạt sen nước cốt dừa. Với hai nguyên liệu hạt sen và nước cốt dừa, món xôi đậu xanh sẽ càng thơm ngon hơn đấy! Mẹ hãy tham khảo công thức dưới đây nhé.

 nấu xôi đậu xanh hạt sen cốt dừa
Cách nấu xôi đậu xanh hạt sen cốt dừa

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500gr gạo nếp
  • 100gr đậu xanh bỏ vỏ
  • 50ml nước cốt dừa
  • 200gr hạt sen
  • 50gr dừa nạo sợi
  • Đường, muối

2.2. Cách nấu xôi đậu xanh hạt sen nước cốt dừa

Trước khi nấu, mẹ cần sơ chế các nguyên liệu theo các bước như sau:

  • Vo sạch gạo nếp rồi ngâm nước trong khoảng 6 – 8 tiếng. Tốt nhất mẹ nên ngâm qua đêm, sau đó đổ ra rổ cho ráo nước.
  • Đậu xanh vo sạch, nhặt hết các hạt lép, hỏng rồi ngâm nước khoảng 3 – 4 tiếng rồi vớt ra để cho ráo.
  • Hạt sen mẹ có thể dùng hạt sen tươi hoặc hạt sen khô. Với hạt sen tươi, mẹ cần bóc lớp vỏ bên ngoài và lấy tâm sen ra vì tâm sen khá đắng. Sau đó rửa bằng nước muối loãng cho sạch. Còn hạt sen khô thì mẹ nên ngâm nước cùng với đậu xanh luôn.

Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, mẹ có thể bắt tay vào nấu xôi.

 nấu xôi đậu xanh hạt sen cốt dừa
Nấu xôi đậu xanh hạt sen cốt dừa đơn giản
  • Đem gạo và đậu xanh đã ngâm vo thêm một lần nước nữa rồi để ráo nước. 
  • Cho gạo, đậu xanh, hạt sen vào trộn đều với muối hạt cho ngấm muối giúp món xôi đậm đà và vừa miệng hơn.
  • Cho hỗn hợp trên vào chõ đồ xôi, đậy kín nắp, hấp khoảng 20 – 30 phút cho xôi chín mềm.
  • Trộn khoảng 20g đường vào nước cốt dừa, khuấy đều cho đường tan.
  • Dừa nạo mẹ cũng trộn với 20g đường nhé.
  • Sau khoảng 20 phút, mẹ kiểm tra xem xôi và hạt sen đã chín mềm và nở đều chưa.
  • Sau đó cho dừa nạo vào trộn đều lên, rồi tưới hỗn hợp nước cốt dừa vào xôi, đánh cho tơi.
  • Đồ thêm khoảng 15 phút nữa cho hạt xôi với hạt sen thấm nước cốt dừa.

Như vậy là món xôi đậu xanh hạt sen nước cốt dừa đã xong.

3. Xôi đậu xanh ăn cùng với gì?

Bên cạnh việc làm ra món xôi đậu xanh cực thơm, dẻo như các công thức trên, mẹ cũng cần chú ý tới các món ăn kèm. Thông thường, chỉ xôi thôi đã khá thơm ngon và dễ ăn do đã có gia vị vừa phải. Tuy nhiên mẹ có thể thêm món ăn kèm như muối vừng, muối rang mè… Muối vừng có lẽ vẫn là món quen thuộc nhất. Để làm muối vừng, mẹ chỉ cần rang lạc, vừng, muối lên. Sau đó giã lạc cho nhỏ ra thành các hạt lợn cợn vừa phải, rồi trộn đều vừng với muối vào. Khi ăn với xôi đậu xanh rất vừa miệng và ngon.

 nấu xôi đậu xanh
Mẹ có thể ăn kèm xôi đậu xanh với pate, giò chả, thịt rang mỡ hành… tùy theo khẩu vị của gia đình

Ngoài ra, mẹ có thể ăn kèm xôi đậu xanh với pate, giò chả, thịt rang mỡ hành… tùy theo khẩu vị của gia đình. Hoặc mẹ có thể làm món ăn kèm là thịt chim bồ câu rang cũng rất đậm đà và hợp vị. Món ăn này rất dễ kết hợp, vì vậy mẹ có thể tùy ý biến tấu để thay đổi thành nhiều cách ăn khác nhau. 

Xôi đậu xanh thường được nấu để bày biện trong các ngày rằm, ngày đầu tháng, các ngày cúng tổ tiên… Ngoài ra đây cũng là một món ăn sáng được khá nhiều người ưa thích, trong đó có cả trẻ em. 

Nấu xôi đậu xanh rất đơn giản thôi phải không mẹ? Món ăn này không quá khó làm, vì vậy mẹ hãy để dành công thức này để nấu cho cả gia đình thưởng thức nhé! Chúc mẹ thành công!

Xem thêm:

Một “ngoại hình” mới của khăn ướt Mamamy.

Từ tháng 07/2021, Mamamy thay nắp chặn tròn thành nắp chặn vuông đối với các sản phẩm khăn giấy ướt mamamy 80 tờ trở lên. Với sự thay đổi này, Mamamy vẫn đảm bảo:

  • Không ba via tại các đường viền của nắp chặn, hạn chế tối đa gây trầy xước.
  • Rút rời từng tờ mà không cần miếng chặn giấy ở bên trong. Đây cũng là công nghệ mới được sản xuất trên dây chuyền mới không chỉ giúp sản phẩm tránh được nhiễm khuẩn ngược mà còn dễ dàng sử dụng hơn.
Một "ngoại hình" mới của khăn ướt Mamamy
Một “ngoại hình” mới của khăn ướt Mamamy

Ngoài ra, nắp chặn mới được thiết kế để người sử dụng luôn đóng mở dễ dàng dù đang trong các tình huống bất tiện nhất lúc chăm con.

Hiện trên thị trường sẽ xuất hiện cả mẫu khăn ướt nắp chặn cũ (hình tròn) với ngày sản xuất trước tháng 7/2021 cùng mẫu khăn ướt nắp chặn mới này. Chất lượng sản phẩm không khác biệt. Khách hàng yên tâm lựa chọn bất kỳ mẫu nắp chặn nào.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Toàn bộ khăn ướt Mamamy sản xuất từ tháng 7/2021 sẽ có nắp chặn mới. Hãy là những khách hàng trải nghiệm sớm nhất sản phẩm của Mamamy nhé!

Cách làm gỏi gà bắp cải giòn ngon, đưa cơm ngay tại nhà. Giống như nhiều món gỏi khác, gỏi gà bắp cải rất dễ làm nhưng lại có hương vị lôi cuốn đặc trưng. Mời mẹ cùng bắt tay làm món gỏi gà bắp cải với bài viết sau đây.

1. Gỏi gà là gì, cách làm gỏi gà bắp cải có khó không?

Gỏi gà là gì, cách làm gỏi gà bắp cải có khó không?
Gỏi gà là gì, cách làm gỏi gà bắp cải có khó không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt gà là một thực phẩm cực tốt cho sức khỏe con người. Trong thịt gà có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như: vitamin A, B1, C, E, sắt, canxi, photpho và rất nhiều chất béo giàu năng lượng khác. Thịt gà khi đi vào cơ thể con người rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Ăn thịt gà có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch, trầm cảm… Ngoài ra thịt gà còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn gia đình thường xuyên. 

Gỏi gà là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Đây là món ăn vừa dễ chế biến lại vừa không ngán khi ăn với cơm trắng. Trong số các cách chế biến thịt gà thì đây là cách làm đơn giản và ít dùng dầu mỡ nhất. Cách làm gỏi gà bắp cải cũng cực kỳ là đơn giản và tận dụng được nhiều nguyên liệu có sẵn trong gian bếp. 

2. Chuẩn bị để làm gỏi gà bắp cải

2.1. Nguyên liệu chính

Nguyên liệu chính 
Nguyên liệu chính 
  • 500g ức gà hoặc đùi gà
  • 300g rau bắp cải non
  • 1 củ hành tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ gừng
  • 1 quả chanh
  • 1 củ hành tím
  • 5 cọng rau ngò rí

2.2. Gia vị

Gia vị
Gia vị
  • 3 thìa canh nước mắm
  • 2 thìa nước sôi để nguội
  • 1 thìa tiêu xay

2.3. Dụng cụ

  • Bếp ga hoặc bếp điện
  • Nồi lớn luộc gà
  • Chảo chống dính
  • Chén bát, dĩa

2.4. Cách làm gỏi gà bắp cải ngon như nhà hàng

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu
Sơ chế các nguyên liệu
  • Các mẹ nếu mua được gà sống về sau đó tự làm thịt và nhặt lông là tốt nhất, đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên nếu như quá bận thì hãy mua gà làm sẵn. Nhưng khi mua về nhớ rửa kỹ lại với nước sạch. Ngoài ra mẹ hãy chà muối lên khắp người con gà để khử bớt mùi hôi và nhớt.
  • Chuẩn bị một  nồi nước lớn sau đó là cho gà luộc. Trong khi luộc nhớ cho thêm một nhánh gừng đập dập giúp gà thơm và màu đẹp hơn. Khi nước sôi hạ bớt lửa xuống. Các mẹ dùng đũa hoặc tăm để kiểm tra độ chín của gà. Đối với cách làm gỏi gà bắp cải gà chín quá mềm hoặc chưa chín làm ăn đều không ngon. Gà chín tiếp tục ngâm thêm vài phút trong nồi để gà chín hẳn không bị đỏ bên trong.
  • Vớt gà ra rổ và đợi cho ráo nước hẳn. Đeo bao tay nilon và xé gà ra thành miếng nhỏ vừa ăn. Mẹ ướp gà với 1/ 3 muỗng cà phê muối và 1/ 3 muỗng cà phê tươi. Ướp khoảng 15-20 phút cho thịt gà thấm gia vị.
  • Rau bắp cải mẹ đem rửa sạch rồi thái sợi. Hoặc các mẹ có thể thái sợi rồi đem đi rửa sạch. Cho rau vào ngâm cùng với 1 muỗng cà phê muối trắng tầm 10 phút. Nhưng nhớ phải để rau khô mới đem bóp gỏi để tránh bị ra nước. 
  • Hành tây lột bỏ áo bên ngoài rồi bổ đôi và cắt thành hình múi cau. Sau đó mẹ có thể để hành tây vào tủ lạnh cho bớt hăng. Nếu không có thể trộn hành tây với giấm và đường để có vị ngon đặc trưng hơn.
  • Cà rốt cạo sạch vỏ và nạo sợi mỏng. Rau răm nhặt lá úa, rửa sạch. Còn ớt mẹ đem bỏ hạt và thái khoanh nhỏ.

Bước 2: Cách làm gỏi gà bắp cải ngon đậm đà: pha nước trộn ngon

Cách làm gỏi gà bắp cải ngon đậm đà: pha nước trộn ngon
Cách làm gỏi gà bắp cải ngon đậm đà: pha nước trộn ngon

Mẹ lấy một chén nhỏ sau đó cho vào 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, nước cốt nửa quả chanh, ớt và tỏi băm… Sau đó mẹ khuấy đều để các gia vị hòa tan, quyện vào nhau.

Bước 3: Trộn gỏi gà bắp cải

Cách làm gỏi gà bắp cải ngon chuẩn vị như nhà hàng hao cơm cho mẹ. Các mẹ cho thịt gà xé nhỏ, rau bắp cải thái sợi, cà rốt, hành tây vào trong một âu lớn. Tiếp theo đổ phần nước trộn gỏi đã chuẩn bị vào âu luôn. Mẹ đeo găng tay nilon và đảo nhẹ nhàng tránh làm gỏi bị ra nước ăn không ngon. Cuối cùng các mẹ cho rau thơm thái nhỏ, hành tím phi rắc lên trên và bày trí ra đĩa mời cả nhà thưởng thức. 

3. Yêu cầu thành phẩm của món gỏi gà bắp cải

Yêu cầu thành phẩm của món gỏi gà bắp cải
Yêu cầu thành phẩm của món gỏi gà bắp cải

Mẹ chắt bỏ phần nước gỏi đi sau đó cho gỏi lên đĩa và rắc thêm một vài cọng rau thơm để trang trí cho bắt mắt. Món ăn này có thể chấm với nước mắm tỏi ớt ăn rất ngon. Nếu không chấm cùng muối tiêu chanh cũng khá đưa cơm. Gỏi gà bắp cải có vị chua nhẹ, cay nhẹ hấp dẫn. Món ăn có mùi thơm đặc trưng của gà của hành tây và vị mát thanh của rau bắp cải. Mẹ có thể dùng làm món khai vị cho bữa tiệc hoặc làm món ăn chính trong bữa cơm gia đình đều phù hợp. 

Trên đây là cách làm gỏi gà bắp cải thanh mát đơn giản cho chiều cuối tuần mùa hè. Với những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ mua và những hướng dẫn chi tiết của bài viết. Hi vọng các mẹ sẽ thực hiện thành công món ăn này dành cho gia đình nhỏ thân yêu của mình. Cùng theo dõi Góc của mẹ để tham khảo thêm nhiều công thức nấu ăn ngon và đậm đà hương vị nữa nhé. 

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là một trong những vấn đề làm cho bố mẹ lo lắng. Như vậy, táo bón có thực sự nguy hiểm hay không? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón? 

1. Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Bình thường, khi thức ăn đã tiêu hóa, đi dọc theo ruột, các chất dinh dưỡng và nước được hấp thu, còn chất thải trở thành phân. Để phân mềm cần hội tụ đủ hai điều kiện là: lượng nước nằm lại trong phần chất thải là vừa đủ. Đồng thời các cơ của ruột già và trực tràng co giãn đẩy phân dọc theo ruột ra bên ngoài. Sự rối loạn của một trong hai cơ chế này như quá ít nước hoặc nhu động ruột kém có thể gây táo bón. Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón sẽ có những biểu hiện sau:

  • Phân cứng, tròn nhỏ giống các viên bi (giống phân dê);
  • Trẻ đi cầu ít lần hơn so với thói quen trước đó (dưới 3 lần/tuần);
  •  Phân có lẫn vệt máu bên ngoài – biểu hiện của tình trạng rách hậu môn;
  • Bé khóc khi rặn, uốn cong lưng, khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn. Hoặc có tư thế bất thường;
  • Bé quấy khóc bất thường, thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân;
  • Có hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết;
  • Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn;
  •  Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu;
  • Thay đổi tâm lý, hành vi: cáu bẳn, không vui vẻ, sốt ruột, bồn chồn;
  • Táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc tình trạng són phân (đi cầu trong hoàn cảnh không thích hợp).

2. Nguyên nhân

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Dấu hiệu khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Nguyên nhân của trẻ 7 tháng bị táo bón khá đa dạng. Có thể kể đến chẳng hạn như là:

  • Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng đột ngột: Phân mềm và ẩm giúp quá trình thải ra ngoài dễ dàng, quá trình này là nhờ hệ vi sinh vật trong đường ruột. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi có thể trẻ không còn bú mẹ nhiều như trước nên có thể gây ra mất cân bằng. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị ốm và buộc phải dùng thuốc kháng sinh thì rất có thể hệ vi sinh này sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn thiếu đi chất xơ: 7 tháng tuổi nhiều trẻ đã bắt đầu ăn dặm, gia đình khi ấy rất có thể chưa cân bằng lượng dinh dưỡng trong bữa ăn. Đôi khi là quá nhiều đạm, đôi khi là quá đặc và thiếu đi chất xơ.
  • Thiếu nước: Khi dần chuyển sang ăn dặm, bé sẽ không còn được uống sữa nhiều như trước mà sẽ phải giảm bớt đi. Đôi khi sự giảm bớt đột ngột khiến cơ thể trẻ không đủ nước nên táo bón, khó đi nặng.
  •  Thay đổi trong chế độ ăn: việc gia đình chuyển sang ăn dặm, ruột bé chưa quen ngay nên thời gian đầu có thể sẽ khiến bé bị táo bón. Nhưng dần tăng chất xơ cũng như ruột bé quen hơn thì sẽ trở về bình thường.
  • Sữa công thức gia đình đang sử dụng không phù hợp: Không phải loại sữa nào cũng sẽ tương thích với tất cả các trẻ. Chính vì vậy nên xem xét kỹ trường hợp của con để mua loại sữa phù cho bé, mẹ nhé.

3. Mẹ cần làm gì khi bé 7 tháng tuổi bị táo bón?

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón
Mẹ cần làm gì khi bé 7 tháng tuổi bị táo bón?

Khi trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé bú nhiều, bổ sung thêm nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100 ml trên mỗi kg trong một. Trong độ tuổi này, mẹ chỉ nên cho bé ăn ngày 1 – 2 bữa ăn dặm và bổ sung lượng sữa là chủ yếu. Điều này sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, phân mềm hơn và đi vệ sinh tốt hơn
  • Thay đổi sữa công thức phù hợp: Khi mẹ đổi sữa mới cần theo dõi đáp ứng trên cơ thể của trẻ. Nếu thấy con có dấu hiệu tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ nhiều thì mẹ cần đổi sữa khác cho bé.
  • Cho bé vận động hợp lý: Thực hiện các động mát xa nhẹ nhàng giúp làm tăng tuần hoàn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Hãy chơi đùa cùng con để con vận động nhiều hơn. Điều này sẽ rất tốt cho tiêu hóa của bé.

Mẹ có thể thực hiện 3 bước sau để mát xa bụng cho bé một cách hiệu quả:

  • Bước 1: Chà xát bàn tay của mình vào nhau để tạo hơi ấm. Để hiệu quả hơn mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió vào lòng bàn tay rồi xoa đều.
  • Bước 2: Để cho bé nằm ngửa, ba mẹ nên sử dụng đầu ngón tay, dùng một lực nhẹ từ từ ấn lên bụng bé thành hình chữ U ngược. Mát xa bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên rồi kéo ngang qua trên rốn. Sau đó tiếp tục di chuyển xuống dưới.
  • Bước 3: Thao tác nên được lặp lại từ 10 – 15 lần và làm 2 – 3 lần/ngày.

4. Bé 7 tháng tuổi bị táo bón như thế nào thì cần đưa đi khám bác sĩ?

Bé 7 tháng tuổi bị táo bón như thế nào thì cần đưa đi khám bác sĩ?

Bên cạnh các các xử lý tại nhà đã được đề cập, ba mệ cần đưa trẻ 7 tháng bị táo bón đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

  • Bé bị đau bụng dữ dội;
  • Chướng bụng, nôn ói;
  • Chậm lớn;
  • Tiêu chảy có máu;
  • Chậm phát triển thần kinh;
  • Hậu môn bất thường;
  • Có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.

Xem thêm: MÁCH MẸ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 7 THÁNG TUỔI

Trẻ 7 tháng bị táo bón không hề hiếm gặp. Bên cạnh việc hình thành thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Mẹ cũng cần cung cấp chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để làm phân mềm, đi ngoài dễ hơn. Nếu cải thiện khẩu phần ăn không làm thay đổi tình trạng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Nguồn tham khảo: Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi

Cách làm lẩu đuôi bò là một công thức cho món ăn rất thú vị trong bữa cơm của cả nhà. Đây là món lẩu được các ông bố vô cùng yêu thích. Đuôi bò vốn là một món ăn phù hợp cho những bữa ăn nhâm nhi của cả gia đình. Đồng thời, khi hầm nhừ thì các bé cũng sẽ rất thích đuôi bò đấy!

Giống với chân giò, đuôi bò cũng có hương vị thơm ngon. Về chất dinh dưỡng, nấu lẩu đuôi bò cũng mang lại một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho cả gia đình. Cách làm lẩu đuôi bò đòi hỏi khá nhiều thành phần cần chuẩn bị. Ngoài đuôi bò, mẹ cũng có thể cho thêm gân bò để món lẩu không bị ngấy. Bởi đuôi bò có lớp da khá dày. Cùng với đó là một lượng mỡ đáng kể.

1. Bước 1: Cách nấu lẩu đuôi bò ngon không thể thiếu nguyên liệu sạch

cách nấu lẩu đuôi bò
Nguyên liệu cho lẩu đuôi bò
  • Đuôi bò: thành phần quan trọng nhất trong nồi lẩu. Mẹ cần khoảng 1kg đuôi bò, tùy theo số lượng người ăn.
  • Gân bò: khoảng 500g đến 700g. Nếu gia đình có người thích ăn gân bò, mẹ có thể mua thêm.
  • Khoai môn: 400g.
  • Củ sen: đây là một thành phần khá quan trọng trong cách làm lẩu đuôi bò. Trung bình, mẹ cần khoảng 250g củ sen.
  • Sả: 100g sả tươi.
  • Sa tế: cách nấu lẩu đuôi bò tạo nên hương vị đậm đà hấp dẫn khi có sa tế đi kèm. Tùy theo sở thích ăn cay của gia đình, mẹ có thể cho thêm sa tế. Thường thì 2 muỗng thìa cà phê sa tế là vừa đủ.
  • Ớt bột: đây là thành phần tạo nên độ thơm và chuẩn vị cho lẩu đuôi bò. 2 thìa cà phê ớt bột là công thức chuẩn cho loại gia vị này.
  • Hành tím: với hành tím, mẹ cần băm nhỏ khi chuẩn bị nguyên liệu. Mẹ băm nhỏ hành cho vừa đủ 1 muỗng canh là tốt nhất.
  • Tỏi băm: thiếu tỏi, món lẩu đuôi bò dường như bị “thiếu thiếu”. 1 muỗng canh tỏi băm nhỏ sẽ giải quyết được vấn đề này.
  • Dứa: loại trái cây góp phần điều hòa hương vị của nước lẩu. 1/4 quả dứa giúp nồi lẩu ngọt thanh hơn, tránh cho bữa ăn bị nhanh ngấy.
  • Các loại gia vị khác: bột ngọt, tỏi, chanh, dầu ăn, muối, hạt tiêu, đường.

2. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu sao cho chuẩn?

 lẩu đuôi bò
Sơ chế nguyên liệu lẩu đuôi bò

Đuôi bò khi mua từ chợ về còn lưu lại rất nhiều lông. Nếu mẹ không thể nhờ người bán hàng làm giúp thì hãy sơ chế theo cách sau. Mẹ cho đuôi bò vào lửa than hơ một lúc. Sau đó, những phần lông đã bị cháy và khét thì hãy cạo hết đi. Lúc này, mẹ cạo lông ở đuôi bò khá dễ do lông đã bị cháy. Tiếp theo, mẹ rửa sạch đuôi bò bằng nước muối. Cách nấu lẩu đuôi bò ngon hay dở phụ thuộc khá nhiều vào bước sơ chế đuôi bò.

Rửa sạch đuôi bằng nước muối là chưa đủ. Để có thể khử hết mùi hôi, mẹ cần một bí quyết khác cho cách làm lẩu đuôi bò chuẩn vị. Đó chính là rượu. Rượu là một chất khử mùi rất mạnh. Mẹ rửa đuôi với rượu và dùng gừng đã giã nhỏ để chà xát bên ngoài. Sau khi đã rửa lại với nước, đuôi bò mẹ chặt thành từng miếng vừa ăn. Chuẩn bị sẵn một nồi nhỏ đã có ít gừng đập dập bên trong. Tiếp đó, mẹ cho đuôi bò vào đun. Đến khi nồi sôi, vớt đuôi ra và để ráo nước. Khoai môn và củ sen rửa sạch, sau đó gọt vỏ và thái thành miếng nhỏ vừa ăn.

3. Bước 3: Ướp đuôi bò là bí quyết nấu lẩu đuôi bò thêm hấp dẫn

Ướp đuôi bò
Ướp đuôi bò là bí quyết nấu lẩu đuôi bò thêm hấp dẫn

Đây là một trong những bước tốn thời gian nhất trong cách nấu lẩu đuôi bò. Trung bình, mẹ cần khoảng 2 giờ cho công đoạn này để đuôi bò có thể ngấm gia vị tối đa. Đầu tiên, mẹ cho vào nồi các loại gia vị sau: 1/2 sả băm, hành tím (băm), 1/2 chỗ tỏi đã băm, ớt bột, sa tế. Cùng với đó, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng muối, một chút đường thêm vào để trộn cùng đuôi bò là hoàn hảo. Mẹ để đuôi ngấm gia vị khoảng 2 tiếng rồi thực hiện tiếp các bước sau.

Xem thêm:

Thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm – ăn đến đâu hết đến đấy

Cách kho cá ngon siêu đơn giản mẹ nên thử làm

Bữa ăn gia đình – khoảnh khắc đáng giá hay bị lãng quên

4. Bước 4: Phải hầm đuôi và gân cho ngon

Củ sen
Củ sen giúp nước lẩu đuôi bò đậm đà vị ngọt hơn

Rửa sạch gân bò cùng với nước muối pha loãng. Mẹ tiếp tục dùng gừng đã đập dập cho vào nồi nước đun sôi với gân. Việc này nhằm khử hoàn toàn mùi hôi của gân bò. Sau khi đun khoảng 5 phút, mẹ vớt gân ra một nồi khác. Ở nồi này, mẹ hầm gân bò trong 20 đến 25 phút cùng khoảng 500ml nước. Đến khi thấy gân đã mềm, mẹ vớt gân ra và để vào bát riêng.

Đuôi bò sau khi đã ngấm gia vị sẽ được cho vào một nồi nước hầm cùng sả trong khoảng 15 phút. Khác biệt với hầm gân bò ở chỗ, mẹ không đổ nước đi mà giữ lại để làm nước dùng. Chỉ cần vớt đuôi bò ra bát riêng để nguội là được. Cách làm lẩu đuôi bò ngon đã bắt đầu lộ diện từ bước này.

Với lượng sả băm còn lại, mẹ phi thơm lên cùng hành tím, tỏi và dầu ăn. Cuối cùng, mẹ cho gân bò và đuôi bò đã hầm chín vào xào. Đảo đều chảo sau khoảng 5 phút là mẹ đã hoàn thành để chuyển tới bước cuối cùng trong cách nấu lẩu đuôi bò.

5. Bước 5: Làm nước dùng lẩu

nước dùng lẩu
Làm nước dùng lẩu đuôi bò

Cho hạt điều cùng dầu ăn lên chảo phi. Đến khi phần dầu ăn đã chuyển màu điều, mẹ bỏ phần hạt điều đi. Sau đó, mẹ giữ lại phần dầu này và bỏ vào nồi nước dùng ninh đuôi bò lúc nãy. Vừa đun nồi nước, mẹ vừa nêm thêm các loại gia vị khác nhau cho vừa đủ. Đừng quên cho đuôi bò, gân bò, củ sen và khoai môn vào nồi đun cùng. Mẹ chỉ cần đun đến khi củ sen và khoai môn chín nhừ là đã hoàn thành xong cách nấu lẩu đuôi bò ngon.

Cách làm lẩu đuôi bò tuy hơi phức tạp, nhưng cũng rất đáng để thử. Một bữa ăn cuối tuần thơm ngon bên nồi lẩu đuôi bò ngào ngạt hương vị sẽ giúp cả gia đình thư giãn. Đuôi bò và gân bò cũng là những loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng. Bố mẹ có thể cắt nhỏ gân và đuôi để bé có thể tập làm quen với món lẩu này nhé.

Nguồn tham khảo:

https://dienmaynewsun.com/lau-duoi-bo-an-voi-rau-gi

https://monngonmoingay.com/lau-duoi-bo-cay/

Cách làm gỏi cá trích cực đơn giản ngay tại nhà dành cho các mẹ. Gỏi cá trích là món ăn đặc sản của đảo Phú Quốc được rất nhiều người yêu thích. Cùng vào bếp làm gỏi cá trích ngay với những hướng dẫn sau đây nhé.

1. Gỏi cá trích là gì, cách làm gỏi cá trích ngon?

Gỏi cá trích là gì, cách làm gỏi cá trích ngon?
Gỏi cá trích là gì, cách làm gỏi cá trích ngon?

Gỏi cá trích là món ăn đặc sản của người dân vùng biển nước ta. Ngư dân biển hầu như đều biết đến món gỏi cá trích và biết cách chế biến. Tuy nhiên gỏi cá trích ngon hơn cả vẫn là được làm tại Phú Quốc theo công thức riêng của người dân bản địa. Món ăn này sẽ tuyệt vời hơn nữa khi thưởng thức cùng với rượu sim Phú Quốc. 

2. Chuẩn bị nguyên liệu, gia vị làm gỏi cá trích

Nguyên liệu chính

  • 500g cá trích
  • 500g bún tươi
  • 100g bánh tráng
  • 100g dừa nạo sợi
  • 100g lạc rang
  • 1 củ hành tây
  • 1 củ hành khô
  • 1 củ tỏi
  • 1 củ gừng
  • 3 quả chanh
  • 3 quả ớt

Gia vị

  • 3 thìa canh nước mắm Phú Quốc
  • 2 thìa canh đường
  • 1 thìa bột tiêu xay
  • Rau thơm các loại tùy mùa và sở thích

3. Mẹo chọn cá trích tươi trong cách làm gỏi cá trích ngon

Mẹo chọn cá trích tươi trong cách làm gỏi cá trích ngon
Mẹo chọn cá trích tươi trong cách làm gỏi cá trích ngon

Để mua được cá trích tươi ngon các mẹ cố gắng quan sát phần bên ngoài con cá. Con cá có mắt sáng, không đỏ và mang đỏ thẫm là con cá ngon. Nếu mang nhạt màu, mắt có vệt đỏ hay đỏ ngầu là con cá chết, bị ươn. Các mẹ nên chọn những con cá có bụng màu hồng nhạt, mình dày, mình thon. Đây là những con cá thịt nhiều xương ít, săn chắc và ngọt thịt.

4. Cách làm gỏi cá trích ngon như tại Phú Quốc

4.1. Bước 1: Sơ chế cá trích

Cá mua ở chợ về đem rửa sạch với nước. Tiếp theo đặt cá lên thớt chặt đuôi, đánh vảy và móc mang rồi rửa sạch dưới vòi nước. Cắt bỏ đi phần đầu và moi ruột bỏ đi. Các mẹ nên cắt luôn phần bụng chứa ruột để làm gỏi cá trích không bị mùi hôi khó chịu. Sau khi làm sạch cá, mẹ lấy một bát nước lớn bỏ vào đó vài giọt nước cốt chanh rồi cho cá vào ngâm 5-7 phút.

4.2. Bước 2: Lọc cá để làm gỏi cá trích

Cách làm gỏi cá trích đúng không bị tanh. Đầu tiên hãy chuẩn bị một con dao thật sắc và bén. Sau đó tiến hành dùng khăn sạch lau khô nước trên con cá. Hành động này nhằm mục đích để khi phi lê sẽ ít bị trượt dao. Tiếp theo mẹ hãy một tay giữ cố định cá, tay còn lại cầm dao rạch sâu vào thịt cá. Khi nhận thấy mũi dao chạm tới xương, mẹ trở ngang con cá lại và tiếp tục rạch theo sống lưng. 

Sau khi đã lọc được quá nửa con cá trích, mẹ hãy dùng dao đâm xuyên qua con cá. Một tay còn lại mẹ kéo miếng thịt cá ra theo hướng về phía đuôi. Tiếp tục lại những động tác như vừa rồi với những con cá khác.

4.3. Bước 3: Chuẩn bị các nguyên liệu làm gỏi cá trích

Chuẩn bị các nguyên liệu làm gỏi cá trích
Chuẩn bị các nguyên liệu làm gỏi cá trích

Rau sống mẹ nhặt sạch lá ủng, bỏ gốc có thể ngâm trong nước muối loãng tầm 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo.

Chanh bỏ ngang, loại bỏ hạt, vắt lấy phần nước cốt.

Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ rồi băm thật nhuyễn.

Ớt rửa sạch, loại bỏ hạt và thái nhỏ.

Lạc đem rang chín rồi giã vỡ.

Hành tây bóc lớp áo ngoài cùng đi, thái sợi nhỏ rồi cho ngâm vào nước để hành bớt hăng.

4.4. Bước 4: Ướp cá trích

Mẹ bắc lên bếp một cái chảo dày, cho 3 thìa nước mắm và 2 thìa đường vào đun nhỏ. Trong khi đun dùng đũa khuấy đều tay để chảo không dính. Khi thấy hỗn hợp trên đã đặc và sánh lại thì tắt bếp. Cho cá trích vào một tô lớn và cho 2 thìa hỗn hợp vừa tạo được vào ướp. Thêm một phần tỏi ớt băm nhuyễn vào ướp cùng luôn. Phần còn lại của hỗn hợp dùng để chấm gỏi. Cá trích ướp khoảng 15-20 phút là ngấm gia vị.

5. Cách làm gỏi cá trích ngon với nước chấm đặc biệt

Cách làm gỏi cá trịch cực dễ trong 30 phút. Mẹ sử dụng chính phần còn lại của hỗn hợp mới đun để làm nước chấm gỏi cá trích. Nhưng cho thêm 2 thìa nước cốt chanh và một nửa phần tỏi băm vào vào bát hỗn hợp vừa đun rồi đảo đều. Cho nốt phần tỏi, ớt còn lại vào bát nước chấm rồi khuấy đều. Cuối cùng cho lạc rang giã vỡ vào là xong.

6. Sản phẩm gỏi cá trích tại nhà 

Sản phẩm gỏi cá trích tại nhà
Sản phẩm gỏi cá trích tại nhà

Cách làm gỏi cá trích đơn giản chỉ với vài thao tác. Lấy phần cá đã ướp ra, cho thêm hành tây vào trộn đều lên. Sau đó rắc lạc rang lên trên và bày ra đĩa. Mẹ mang bún, bánh tráng, rau sống và nước chấm ra mời cả nhà thưởng thức. Đĩa gỏi cá trích khi hoàn thiện phải có màu sắc hấp dẫn, vị giòn ngon và hương thơm đặc trưng của hành tây và đậu phộng. Món cá trích làm theo hướng dẫn tuyệt đối sẽ không bị tanh và hôi. 

7. Một vài gợi ý khi ăn gỏi cá trích tại nhà

  • Gỏi cá trích thường được ăn kèm bánh tráng hoặc bún chấm nước mắm tỏi ớt. 
  • Các loại rau ăn kèm với gỏi cá trích bao gồm: khế chua, rau rừng, hoa chuối, xà lách, tía tô…
  • Ban đầu khi nhìn thấy đĩa gỏi cá trích chắc hẳn có người sẽ thấy ngại đụng đũa. Nhưng khi cuốn cá vào bánh tráng kèm các loại rau rừng, dừa nạo và chấm vào nước mắm Phú Quốc sẽ thấy cá hoàn toàn không hề tanh. Những năm qua gỏi cá trích đã níu giữ bước chân của các du khách khi đến với Phú Quốc. 

Trên đây là cách làm gỏi cá trích đơn giản nhất mẹ nào cũng có thể thực hiện được. Các mẹ đã kịp ghi nhớ các bước thực hiện để cuối tuần này vào bếp thể hiện đổi món cho gia đình chưa. Chúc mẹ sẽ thực hiện thành công món ăn đặc biệt này. 

Ngày một em bé cất tiếng khóc chào đời, mọi ánh mắt và sự yêu thương đều dồn về phía sinh linh nhỏ bé ấy. Chỉ có duy nhất một người nhìn về phía con gái mình và bật khóc đó chính là “bà ngoại”. “Cháu bà nội, tội bà ngoại”. Con gái đi lấy chồng, đến ở nhà người ta, chăm sóc người nhà khác. Nhưng đến khi con của con ra đời, “mẹ” bà ngoại luôn sẵn sàng là người chăm sóc cháu của mình chẳng ngại khó khăn. Tất cả chỉ vì mong con gái được ngơi nhàn, đỡ vất vả. Bạn sẽ chẳng biết được bà ngoại vĩ đại đến mức nào đâu.

1. Bà ngoại là người mẹ của một người mẹ

Có em bé bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng vui. Nhưng vượt ra khỏi niềm vui đó, bà ngoại còn lo lắng cho cả con gái của mình.

Bà ngoại là người mẹ của một người mẹ
Bà ngoại cũng có những niềm vui riêng nhưng khi cần bà luôn có mặt bên cạnh cháu

Bà lo con mình mới sinh em bé xong còn mệt lại dành thời gian xuống ở cùng con cả tháng. Bà lo con gái ăn không ngon, cháu bà thiếu sữa lại đùm đùm xách xách mang đồ ăn qua cho con gái. Bà sợ con gái vừa mới đẻ đã phải động đến nước giá sẽ khổ nên lại thay con giặt giũ, tắm rửa cho cháu. Chỉ có bà ngoại mới sẵn sàng hy sinh cho cháu vậy thôi. Nên thật vui biết bao khi sinh ra con đã có tới 2 người mẹ.

Mẹ là người sinh ra con nhưng có khi lại chẳng bên con được nhiều như bà ngoại. Hết thời gian nghỉ sinh ở cữ lại phải đi làm. Cứ sấp sấp ngửa ngửa tìm người chăm con, lo cho con ăn, lo con bị đói, khát. Nhưng chỉ cần đem cháu đến gửi bên ngoại là mọi vấn đề đều được giải quyết hết.

Bà lo cho cháu từng bữa ăn, giấc ngủ. Mẹ chẳng phải lo con đói hay con thiếu tình thương. Bà luôn nhẹ nhàng, sợ cháu đau, cháu khóc vì thế luôn ở bên cạnh để bảo vệ cháu. Tất cả chỉ mong đổi lại lấy nụ cười ngây thơ.

Bà cũng là người chơi cùng cháu, học hát, học múa, xem ti vi cùng cháu, khám phá mọi thứ xung quanh với cháu. Chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ lắm đấy khi đi làm về thấy con đã bắt đầu gọi mẹ gọi cha.

2. “Mẹ” bà ngoại cũng cực kỳ khó tính

“Mẹ” bà ngoại cũng cực kỳ khó tính
Bà ngoại cũng chính là người mẹ thứ 2 của các cháu

Bà ngoại yêu thương cháu là thế nhưng các cụ dạy rồi “Yêu cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi”. Yêu đến mấy cũng không thể chiều hư. Bà luôn là người chuẩn mực để con cháu noi theo, bà dạy cho cháu điều hay lẽ phải. Bà giúp cháu biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.

Mỗi khi cháu làm sai việc gì cũng phải uốn nắn răn đe. Dù lòng đau nhưng mong cháu sẽ trưởng thành.

Bà và mẹ chắc chắn cũng sẽ không thể tránh khỏi những xung đột trong việc giáo dục con cháu. Bà có suy nghĩ của bà, mẹ có suy nghĩ của mẹ. Vậy nên, mẹ hãy biết cách lắng nghe và hòa hợp để hai người cùng có thể chia sẻ với nhau nhé.

3. Mẹ đi làm về bà cũng vẫn chẳng nguôi chân nguôi tay

Mẹ đi làm về bà cũng vẫn chẳng nguôi chân nguôi tay
Bên cạnh mẹ, bà ngoại cũng là người dạy con nhiều điều trong cuộc sống

Cứ ngờ rằng mẹ mà đi làm về thì bà phải được nghỉ ngơi. Nhưng nghĩ đến con cả ngày vất vả, cháu thì xa mẹ cả ngày. Thế nên là lại cầm cái chổi quét nhà, nhặt rau giúp con chuẩn bị bữa tối.

Bà ngoại là thế đấy, một người “cuồng” công việc nhà. Chẳng phải là vì bà thích. Bà cũng muốn nghỉ ngơi chứ. Bà cũng muốn được chạy ra đầu ngõ thể dục thể thao với mấy bà hàng xóm. Cũng muốn ngồi “buôn chuyện” với mấy bà bạn thân. Nhưng vì con vì cháu. Vì thời gian này chúng nó cần đến mình lên bà sẵn sàng làm mọi việc chẳng quản ngại vất vả.

4. Với cháu bà là điều gì đó thật thân thương

Với cháu bà là điều gì đó thật thân thương
Đừng quên dành tặng bà ngoại những món quà thay cho lời cảm ơn

Quen được bà chăm sóc, đến khi bà đi vắng vài ngày thật nhớ biết bao. Chỉ cần nghe thấy tiếng bà là chạy theo. Tối đến là đòi sang bà ngoại ngủ để được bà kể chuyện. Để sáng hôm sau bà mua bánh mì cho ăn. Mọi thứ bà dành cho cháu thật giản dị nhưng nó cứ ngấm dần ngấm dần mỗi ngày đến khi chúng trở thành cuộc sống của cháu.

Dù có lớn lên, dù có trở thành ông này bà nọ thì bà ngoại vẫn là một phần hồi ức không thể nào quên. Đi học xa nhà cuối tháng mới về là chạy sang bà ngoại. Đi làm, lập nghiệp trên thành phố không chỉ gọi về cho mẹ mà còn gọi về cho ngoại để được gọi hai tiếng “Ngoại ơi!”

5. Tay bà ngoại và tay mẹ ghép lại thành hình trái tim

Tay bà ngoại và tay mẹ ghép lại thành hình trái tim
Cảm ơn bà ngoại vì đã luôn quan tâm và chăm sóc những đứa cháu của mình

Như vậy đấy, bà ngoại và mẹ là hai mảnh ghép hoàn hảo nâng đỡ cháu. Để cháu có thể được lớn lên trong môi trường tốt nhất, chẳng phải lo lắng chuyện ngày mai ăn gì. Để con tập những bước đi đầu đời giúp vững vàng hơn cho tương lai.

Nhưng dưới bàn tay nhào nặn của cả hai người, hình hài, tính cách của con mới dần được hình thành rõ nét nhất. Nếu không có sự kết hợp nhuần nhuyễn của đôi tay ấy thì chắc chắn con sẽ chẳng thể hoàn hảo như ngày hôm nay.

Cảm ơn gia đình ở đó có mẹ và BÀ NGOẠI. Cảm ơn những yêu thương và vỗ về bà đã dành cho con. Để hôm nay con có thể vững tâm và bước tiếp. Thật tuyệt vời khi ngày mai thức dậy, con vẫn còn cả 2 người MẸ bên cạnh mình.

Thịt gà là một món ăn quen thuộc và có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau. Trong đó có món gỏi gà hành tây rau răm. Tuy đơn giản nhưng đây là món ăn cực đưa cơm. Hãy tham khảo ngay cách làm gỏi gà hành tây sau đây để cuối tuần này vào bếp trổ tài chiêu đãi gia đình thân yêu nhé. 

1. Cách làm gỏi gà hành tây ngon từ chọn nguyên liệu

Cách làm gỏi gà hành tây ngon từ chọn nguyên liệu
Cách làm gỏi gà hành tây ngon từ chọn nguyên liệu

1.1. Nguyên liệu

500g thịt gà (đùi gà hoặc ức gà)

1 củ hành tây

100g lạc rang

1 củ gừng

1 quả chanh

1 bó rau răm

1 củ tỏi, 2 quả ớt

1.2. Gia vị

1 thìa cà phê muối

1 thìa cà phê đường

1 thìa cà phê tiêu

2. Cách làm gỏi gà hành tây đơn giản nhất

Cách làm gỏi gà hành tây đơn giản nhất
Cách làm gỏi gà hành tây đơn giản nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Để tiết kiệm thời gian mẹ có thể mua gà mổ sẵn. Hoặc mua gà sống sau đó nhờ người bán làm thịt giúp. Các mẹ dùng muối sát lên toàn bộ thân gà để sát khuẩn và bớt nhớt. Sau đó rửa sạch lại dưới vòi nước và để cho ráo.

– Chuẩn bị một chiếc nồi lớn, đặt gà vào và đổ nước ngập gà. Tiến hành luộc gà với lửa lửa vừa, không quá to hay quá nhỏ. Trong khi luộc bỏ thêm một lát gừng để khử bớt mùi tanh. Để luộc chín một con gà khoảng 1,5kg sẽ cần khoảng 30 phút. Muốn kiểm tra xem gà đã chín hay chưa? Mẹ lấy đầu đũa đâm thử vào con gà. Nếu như không có nước màu đỏ chảy ra chứng tỏ gà đã chín. 

– Vớt gà đã luộc ra rổ, để nguội sau đó xé thành thớ vừa ăn. 

– Hành tây lột bỏ vỏ ngoài sau đó thái mỏng. Đem hành tây ngâm với giấm và vài viên đá lạnh trong khoảng 30 phút để hành bớt hăng.

– Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ rồi băm tinh.

– Rau răm nhặt cỏ, bỏ cọng thái nhỏ và để ráo nước.

Bước 2: Pha nước trộn gỏi gà hành tây

Pha nước trộn gỏi gà hành tây
Pha nước trộn gỏi gà hành tây

Nước trộn sẽ đóng vai trò quyết định trong cách làm gỏi gà hành tây của mẹ có ngon hay không. Đây tưởng như là bước đơn giản nhưng tốn nhiều tâm tư nhất. Các mẹ cần phải căn chỉnh thật chính xác theo tỉ lệ sau để có hỗn hợp nước trộn ngon như ngoài hàng. Mẹ lấy bát lớn cho ba thìa nước sôi để nguội đổ vào. Mẹ thêm ba thìa nước mắm, hai thìa nước cốt chanh, hai quả ớt và một thìa đường cho vào bát. Sau đó khuấy đều để đường tan và các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Mẹ có thể thay đổi, nêm nếm một chút cho vừa khẩu vị cả nhà.

Bước 3: Cách làm gỏi gà hành tây ngon nhức nách

Chuẩn bị một bát to, cho thịt gà xé vào bát. Cho thêm hai thìa nước trộn gỏi đã pha chế vào và trộn đều để yên khoảng 5-7 phút. Sau đó cho hành tây và rau răm vào trộn cùng. Để thêm khoảng 15 phút rồi rắc thêm lạc rang và chút tiêu là có thể đem lên bàn thưởng thức cùng cả gia đình. 

Đĩa gỏi gà hành tây thành phẩm có màu sắc bắt mắt và hương thơm đặc trưng từ rau răm, hành tây… Đây là món ăn tuy đơn giản nhưng cực đưa cơm và phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. 

3. Một số lưu ý trong cách làm gỏi gà hành tây ngon chuẩn vị

Một số lưu ý trong cách làm gỏi gà hành tây ngon chuẩn vị
Một số lưu ý trong cách làm gỏi gà hành tây ngon chuẩn vị

Không cần tách bước trộn gỏi làm hai. Gộp chung thành một bước nếu mẹ đang rất bận và cần nhanh chóng lên món cho bữa ăn. Trộn gà với nước mắm trước để thịt gà ngấm vị. Sau đó mới cho các nguyên liệu khác vào trộn cùng. Việc làm này tránh tình trạng hành tây bị ra nước, các nguyên liệu bị mặn trong khi gà lại nhạt. 

4. Bí quyết chọn gà ngon không phải ai cũng biết

Bí quyết chọn gà ngon không phải ai cũng biết
Bí quyết chọn gà ngon không phải ai cũng biết

4.1. Đối với gà còn sống

Con gà ngon sẽ di chuyển liên tục, hoạt động thể chất tích cực. Lông gà khỏe mạnh sẽ bóng và suôn mượt. Ngược lại những con gà có phần mào bầm tím hay nhợt nhạt thường là gà bệnh. Chân gà ốm thường có vết bầm, tấy, mắt nhắm và mũi chảy nhiều dịch. 

4.2. Đối với gà đã làm sẵn

Các mẹ hãy chọn những con gà có cân nặng vừa phải, Con gà quá to có thể đã bị người bán bơm nước. Con gà quá nhỏ có thể do còn non ốm, bệnh chết. Thịt gà ngon là khi da gà có màu vàng óng, mỏng sờ vào mịn tay và có độ đàn hồi tốt. 

5. Mách mẹ cách chọn hành tây ngon, tươi

Mách mẹ cách chọn hành tây ngon, tươi
Mách mẹ cách chọn hành tây ngon, tươi

Trong cách làm gỏi gà hành tây ngon không thể thiếu bước chọn được hành tây ngon. Lựa chọn củ hành tây có kích thước vừa phải, không cần quá to. Mẹ nên lấy những củ hành tây có lớp vỏ mỏng, có màu vàng cam đẹp mắt. Hành tây ngon sẽ có hình tròn đều khi cầm sẽ thấy chắc tay. Tránh lấy những củ hành tây mọc mầm, bị héo, bị mềm… Khi đó vị ngọt của của hành đã giảm đi rất nhiều khiến món gỏi gà của mẹ không còn ngon nữa. Để tránh bị hành tây làm cay mắt mẹ có thể làm ướt dao hoặc để hành vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 5 phút. 

6. Cách chọn mua chanh giúp làm gỏi gà hành tây ngon hơn

Chọn mua chanh vừa phải, còn cuống và lá, cầm lên thấy nặng tay. Quả chanh sáng màu, trông căng mọng, da láng mịn, không có sẹo. Tuyệt đối không mua chanh có màu xanh xám hoặc đốm vàng. Nếu mua phải chanh ủng và héo vị ngon của món gỏi gà hành tây sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu không có sẵn chanh trong tủ lạnh. Mẹ có thể thay thế bằng giấm gạo. Vị ngon của món gà xé phay với hành tây sẽ không bị giảm.

Trên đây là cách làm gỏi gà hành tây đơn giản nhất. Các mẹ đã kịp ghi nhớ để thực hiện chưa nào. Chúc các mẹ thành công với món ăn mới này nhé.

Giỏ hàng 0