Chúc mừng mẹ đã “vượt cạn” thành công và bé yêu chào đời an toàn. Giờ là giây phút mẹ xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để sức khỏe mau chóng hồi phục. Trong quá trình tìm kiếm thông tin về những loại thực phẩm bổ dưỡng, mẹ nghe nói ăn đậu xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng băn khoăn không biết sau sinh mổ ăn được đậu xanh không hay sinh mổ có ăn chè đậu xanh được không lo sợ ăn sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Không sao đâu mẹ ạ, bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi đẻ mổ ăn đậu xanh được không và mách mẹ nhiều mẹo cực hay!
Mục lục
1. Sau sinh mổ ăn được đậu xanh không?
Câu trả lời là sinh mổ có được ăn đỗ xanh và ăn được cả chè đậu xanh mẹ ơi! Sau sinh mổ, sức khỏe của mẹ giảm sút nhiều, vết mổ cứ đau âm ỉ, râm ran, đặc biệt là những lúc trái gió trở trời. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ kiệt sức, mất ngủ, thao thức cả đêm. Chính vì thế, mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe, ăn uống đúng cách để cân bằng nội tiết tố, chỉ khi mẹ khỏe mạnh thì nguồn sữa mới dồi dào, con yêu mới phát triển toàn diện.
Bổ sung đậu xanh vào khẩu phần ăn sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sinh mổ. Bởi đậu xanh có vị ngọt, tính mát giúp vết thương mau lành, thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố, điều hòa nội tạng nên được nhiều mẹ chọn nấu thành món chè đậu xanh mỗi khi vào hè. Bên cạnh đó, đậu xanh cũng chứa nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, khoáng chất “đáng gờm” hỗ trợ mẹ sinh mổ lấy lại vóc dáng và tạm biệt những vết rạn da, thâm nám xấu xí.
2. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
Chút bùi béo hòa cùng vị ngọt thanh của đậu xanh sẽ là thức quà mùa hè mà mẹ nên bổ sung ngay hôm nay. Chẳng những kích thích vị giác, đậu xanh còn chứa hàm lượng dưỡng chất “siêu to khổng lồ” mà không phải thực phẩm nào cũng có. Mẹ xem bảng dưới đây để biết đó là những dưỡng chất gì nhé:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trong 202g đậu xanh |
Calo | 212 |
Chất béo | 0,8g |
Natri | 4,04g |
Carbohydrate | 38,8g |
Chất xơ | 15,4g |
Đường | 4.04g |
Protein | 14,2g |
Kali | 537mg |
Đồng | 0,32mg |
Mangan | 30% |
Magie | 24% |
Photpho | 20% |
Sắt | 16% |
Kẽm | 11% |
Vitamin B1 | 0,33mg |
Vitamin B5 | 0,83mg |
Vitamin B9 | 80% |
Vitamin C | 32,6mg |
Số liệu được thống kê bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)
Mẹ sinh mổ cần hàm lượng dinh dưỡng cao để mau chóng hồi phục như protein, vitamin, sắt, kẽm,… “Trộm vía” tất cả dưỡng chất này đều có trong đậu xanh. Chính vì hàm lượng dinh dưỡng cao nhiều mẹ muốn biến tấu nấu chè nhưng lại không biết sinh mổ ăn chè đậu xanh được không vì sợ mất các dinh dưỡng. Đậu xanh mẹ thể nấu được nhiều món ăn, trong đó có cả chè nên mẹ đừng lo lắng nha. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của từng thành phần, mẹ kéo xuống bên dưới xem ngay nhé!
3. 9 lợi ích của đậu xanh đối với mẹ sinh mổ
Sau khi đã có câu trả lời sau mổ đẻ có ăn được đỗ xanh không, tiếp theo chúng ta cùng nhau tìm những lợi ích của đậu xanh giúp phục hồi những giúp vết thương sau mổ của mẹ mau lành, kiểm soát đường huyết, ngừa ung thư mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, bài trừ độc tố,….
3.1. Giúp vết thương sau mổ mau lành
Đậu xanh chứa nhiều vitamin C và sắt – hai thành phần chính giúp vết mổ của mẹ mau chóng lành lại. Theo đó, sắt là khoáng chất không thể thiếu trong quá trình tạo máu, vận chuyển nhanh chóng chất dinh dưỡng và oxy đến những mô bị tổn thương, kích thích sản sinh tế bào mới, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trong khi đó, vitamin C hỗ trợ đề kháng, tạo hàng rào bảo vệ mẹ khỏi các tác nhân gây hại; kháng viêm hiệu quả, chống nhiễm trùng hay mưng mủ vết thương. Sắt và vitamin C cùng “song kiếm hợp bích” hỗ trợ mẹ sau mổ rất hiệu quả đấy ạ!
3.2. Kiểm soát đường huyết tốt
Lượng đường trong máu tăng cao là đặc điểm nhận dạng của bệnh tiểu đường và có mối liên hệ mật thiết với các bệnh mãn tính khác. Lúc này, mẹ cần bổ sung đậu xanh để kiểm soát đường huyết sau sinh mổ, bởi đậu xanh chứa nhiều carbohydrate, chất xơ giúp điều hòa lượng đường trong máu, giữ cơ thể mẹ ở trạng thái ổn định.
Một số nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng đậu xanh có lợi trong việc chống lại bệnh đái tháo đường. Thêm vào đó, các nghiên cứu trên động vật cũng khẳng định chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin trong đậu xanh làm giảm lượng đường trong máu và giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn.
3.3. Ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Trong một bài viết được công bố trên Tạp chí Y khoa BMC vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra đậu xanh có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Cụ thể, chất chống oxy hóa (axit phenolic, flavonoid, axit caffeic, axit cinnamic) có trong đậu xanh sẽ vô hiệu hóa tác hại của gốc tự do, ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư phổi, dạ dày,…
3.4. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Mỗi cốc đậu xanh nấu chín 202g cung cấp đến 15,4g chất xơ nên không có gì khó hiểu khi đậu xanh là thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Đặc biệt, thực phẩm này còn chứa chất xơ hòa tan pectin, giúp quá trình đảo trộn thức ăn và di chuyển đến đường ruột trơn tru hơn. Theo Healthline (một trang web y tế, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe nổi tiếng tại Mỹ), hàm lượng carbohydrate (carbs) của đậu xanh dễ tiêu hóa hơn nhiều so với hàm lượng carbs có trong những loại đậu khác, nhờ vậy mẹ có thể ăn đậu xanh mà không lo đầy hơi, chướng bụng.
Giống với những loại đậu khác, đậu xanh cũng chứa tinh bột kháng (một loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non và có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan), nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, biến tinh bột thành các axit béo chuỗi ngắn – cụ thể là butyrate. Butyrate có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, butyrate còn giúp mẹ hạn chế mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng,…
3.5. Hạn chế tình trạng sốc nhiệt
Từ lâu, đậu xanh đã là thực phẩm được yêu thích tại nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Ngoài cảm giác thanh mát, bùi béo thơm ngon, đậu xanh còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt, mất nước, nhiệt độ cơ thể tăng bất thường. Chất chống oxy hóa trong đậu xanh bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi sự tổn thương do tình trạng sốc nhiệt. Sau sinh mổ, sức khỏe mẹ sẽ giảm sút nhiều, dễ hụt hơi, mệt mỏi, để cân bằng điện giải, mẹ nên kết hợp ăn đậu xanh và uống đủ nước nhé!
3.6. Tăng cường sức đề kháng cho mẹ sinh mổ
Trong 202g đậu xanh có chứa 16% sắt, 11% kẽm,… đều là những khoáng chất “vàng” giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, tham gia vào quá trình hình thành, tái tạo tế bào,… Những dưỡng chất này sẽ bảo vệ mẹ khỏi vi rút, vi khuẩn, ngừa cảm sốt hiệu quả. Nhờ đó, mẹ sinh mổ hạn chế ốm vặt, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa khiến con bú không no, không ngon.
3.7. Mẹ được giải độc – thanh nhiệt
Theo Đông y, đậu xanh là một trong những thực phẩm giải nhiệt bậc nhất. Bởi thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, cùng một số vitamin khác như C, B1, B5,.. Bổ sung đậu xanh vào khẩu phần ăn sẽ giúp mẹ sinh mổ tránh tình trạng ứ đọng sản dịch, nguy hiểm đến đến tính mạng. Ngoài ra, đậu xanh còn điều hòa nhiệt độ cơ thể, hạn chế nóng trong, giảm tình trạng sưng phù, đau nhức.
3.8. Giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sắc vóc
Sau sinh mẹ tăng cân nhanh chóng, nhìn bản thân trong gương cảm thấy tự ti vô cùng, nào là những vết rạn, vết mổ, nào là chiếc bụng kém thon gọn. Mẹ muốn lên kế hoạch lấy lại sắc vóc nhưng lo lắng ăn uống kiêng khem sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi con yêu ti mẹ. Trong trường hợp này, thay vì cắt giảm khẩu phần ăn mẹ nên bổ sung những thực phẩm vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp mẹ lấy lại sắc vóc nhanh chóng.
Đậu xanh chứa nhiều protein, chất xơ giúp mẹ no lâu, giảm cảm giác thèm đồ ăn vặt, đồ ngọt và chiên rán nhiều dầu mỡ. Chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo chất xơ và protein có khả năng ngăn chặn các kích thích tố gây đói, chẳng hạn như ghrelin. Bên cạnh đó, việc bổ sung đậu giúp mẹ no hơn 31% so với việc bổ sung những thực phẩm khác như mì ống, bánh mì mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
3.9. Giúp mẹ có trái tim khỏe mạnh
Cholesterol xấu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ làm giảm cholesterol trong máu và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.
Bên cạnh đó, kali và protein trong đậu cũng ức chế các enzyme làm tăng huyết áp bất thường, ảnh hưởng đến nhịp tim của mẹ. Chưa dừng lại ở đó, chất xơ có trong đậu xanh còn giảm bớt sự hấp thụ chất béo, hạ thấp lượng cholesterol xấu, bảo vệ mẹ khỏi các bệnh về tim mạch như suy tim, xơ vữa mạch máu, thiếu máu cơ tim,…
4. Mách mẹ 4 công thức chế biến đậu xanh bổ dưỡng cực dễ làm
Đậu xanh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy thì sau sinh mổ ăn chè đậu xanh được không là điều nhiều mẹ thắc mắc. Mẹ có thể kết hợp chè đậu xanh với nhiều nguyên liệu khác như hạt sen cũng rất tốt, mẹ còn chần chờ gì mà không “xắn tay” vào bếp thực hiện ngay 4 công thức biến tấu đậu xanh cực dễ làm dưới đây:
4.1. Chè hạt sen đậu xanh chống viêm hiệu quả
Gợi ý đầu tiên cho câu hỏi sinh mổ ăn chè đậu xanh được không là món chè hạt sen đậu xanh thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ bỉm nào cũng nên ăn sau khi sinh mổ.
Chè hạt sen đậu xanh là “trợ thủ đắc lực” của mẹ sinh mổ vì hạt sen chứa kaempferol, flavonoid khi kết hợp cùng chất chống oxy hóa trong đậu xanh sẽ tăng gấp đôi khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, nhờ đó vết mổ của mẹ nhanh lành và mau lên da non.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 300gr đậu xanh bỏ vỏ
- 200gr đường phèn
- 100gr hạt sen tươi
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ vo đậu xanh rồi ngâm trong nước khoảng 1 tiếng để hạt đậu xanh nở mềm
- Bước 2: Hạt sen mua về mẹ rửa sạch với nước muối rồi rửa lại lần nữa với nước sạch, sau đó loại bỏ tâm sen
- Bước 3: Đậu xanh đã sơ chế mẹ cho vào xửng hấp hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút
- Bước 3: Mẹ cho hạt sen vào nồi rồi đổ ngập nước, đun sôi đến khi hạt sen chín mềm
- Bước 4: Ở bước này, mẹ cho phần đậu xanh đã hấp vào chung với nồi hạt sen rồi đảo khuấy vài lần, hớt bọt ra và cho thêm 200gr đường phèn
- Bước 5: Mẹ đậy nắp khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Giờ thì đổ ra bát và thưởng thức thôi mẹ ơi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Nếu mẹ ăn được tâm sen thì hãy tận dụng và bỏ qua bước loại bỏ chúng nhé, vì tâm sen rất có ích, giúp mẹ dễ vào giấc và ngủ ngon hơn đó ạ! Ngoài ra, mẹ cũng có thể mang tâm sen phơi khô rồi hãm với trà cũng rất ngon và bổ dưỡng.
4.2. Cháo bồ câu đậu xanh giúp mẹ mau hồi sức
Thịt bồ câu có công dụng bồi bổ cơ thể, đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa lành vết thương. Ngoài ra, thịt chim bồ câu còn có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 9 lần thịt gà, gồm nhiều dưỡng chất như protein, vitamin A, B1, E,… Kết hợp thực phẩm này với đậu xanh sẽ cho ra món cháo thơm ngon, bổ trong dưỡng ngoài đó mẹ ơi!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 con chim bồ câu
- 300gr thịt heo băm
- 180gr gạo
- 2 củ hành tím
- 1 nhánh gừng
- 100gr đậu xanh
- 3 nhánh hành lá
- 2 nhánh ngò rí
- 1 chút dầu ăn
- Gia vị cần thiết (hạt nêm, đường, tiêu,…)
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Để tiện công, mẹ nên mua chim bồ câu đã được làm sạch lông, nội tạng tại chợ, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Sau đó mẹ mang đi rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa thêm 2 lần với nước sạch.
- Bước 2: Mẹ vo sạch gạo rồi cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn để hạt gạo nở to hơn trong quá trình nấu cháo.
- Bước 3: Đậu xanh mua về mẹ vo sạch, sau đó ngâm trong nước khoảng 1 tiếng để hạt đậu xanh nở mềm. Tiếp đến mẹ rửa hành lá, ngò rí, hành tím, gừng rồi cắt nhỏ hoặc thái lát mỏng.
- Bước 4: Mẹ ướp chim bồ câu với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu rồi đảo đều cho thấm gia vị, ướp khoảng 15 phút. Mẹ thực hiện tương tự với thịt băm.
- Bước 5: Ở bước này, mẹ cho dầu ăn lên chảo rồi đập vài tép tỏi phi thơm, cho thịt bồ câu vào chảo xào với lửa lớn khoảng 10 phút rồi đổ thêm thịt băm xào 3-4 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 6: Đổ gạo và đậu xanh đã vo vào nồi chứa 1.3 lít nước, mẹ nấu đến khi đậu xanh và gạo nhừ, nở đều. Sau đó, mẹ cho thịt chim bồ câu và thịt heo băm đã sơ chế vào đảo đều, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn.
- Bước 7: nấu với lửa vừa 5 phút và tắt bếp, đổ cháo ra bát, rắc thêm ít tiêu, hành phi, ngò rí rồi thưởng thức ngay thôi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Muốn biết bồ câu ngon hay không, mẹ giở phần cánh và dùng tay ấn nhẹ, nếu cảm thấy được độ đàn hồi, thịt dày, da dẻ hồng hào không bị tái thì chứng tỏ đây là bồ câu ngon đó ạ.
4.3. Nước rau má đậu xanh thanh nhiệt cơ thể
Nước rau má đậu xanh là thức uống ngày hè không thể thiếu đối với mẹ sinh mổ. Vị ngọt bùi của đậu xanh quyện cùng nước rau má thơm mát sẽ quyến luyến vị giác của mẹ, cung cấp hàm lượng dưỡng chất dồi dào giúp mẹ giải nhiệt cơ thể, tiêu độc sau sinh.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 500gr rau má
- 150gr đậu xanh
- 200ml nước cốt dừa
- 30gr đường
- 1 lít nước
- Một ít đá viên
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ vo sạch đậu xanh, ngâm với nước khoảng 1 tiếng để hạt đậu xanh nở mềm. Tiếp đến, mẹ cho đậu vào xửng hấp hoặc hấp cách thủy trong khoảng 15 phút đến khi chín đều
- Bước 2: Rau má mua về mẹ nhặt lá hư, sâu; rửa nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch. Mẹ cho rau má vào cối xay cùng 1 lít nước lọc xay khoảng 2-3 phút. Sau cùng, mẹ đổ hỗn hợp thu được rồi rây lấy phần nước, bỏ đi phần bã
- Bước 3: Mẹ cho phần đậu xanh đã hấp vào cối xay và đổ phần nước rau má, đường, nước cốt dừa vào xay chung 2-3 phút đến khi có được hỗn hợp nhuyễn mịn, thơm ngon
- Bước 4: Giờ thì chỉ cần cho nước rau má đậu xanh ra ly, bỏ thêm ít đá viên và thưởng thức thôi mẹ ơi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Để mua được rau má ngon, mẹ chọn những bó rau má còn non, màu xanh tươi, phần thân mọng nước; tránh chọn rau má dập, nhiều lá vàng úa hoặc có mùi hôi.
4.4. Canh bí đỏ đậu xanh giúp mẹ ngủ ngon hơn
Mẹ bầu sinh mổ thường gặp tình trạng mất ngủ, mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố, cơn đau từ vết mổ “hành lên hành xuống”. Canh bí đỏ đậu xanh sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn bởi bí đỏ có chứa tryptophan – một loại axit amin mà cơ thể mẹ sẽ chuyển đổi thành hormone melatonin khi ngủ, giúp mẹ dễ vào giấc và ngủ sâu hơn.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 70gr đậu xanh
- 500gr bí đỏ
- 200gr thịt heo băm
- 30gr hành lá
- 1 củ hành tím
- 2 nhánh ngò rí
- Gia vị cần thiết (hạt nêm, nước mắm, tiêu,…)
2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ vo sạch đậu xanh, ngâm với nước khoảng 1 tiếng để hạt đậu xanh nở mềm
- Bước 2: Với bí đỏ, mẹ gọt vỏ, thái thành những miếng mỏng hoặc cắt thành từng khúc vuông tùy theo sở thích, rửa với nước sạch và để ráo. Tiếp đến mẹ rửa hành lá, hành tím rồi cắt nhỏ
- Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, cho vào 2 – 3 muỗng dầu ăn và phi thơm hành tím. Sau đó mẹ đổ thịt heo băm nhuyễn vào đảo qua đảo lại rồi cho thêm 1 lít nước
- Bước 4: Lúc này mẹ vặn nhỏ lửa, cho bí đỏ và đậu xanh nấu cùng, mẹ chú ý vớt bọt để canh được trong, không bị lợn cợn
- Bước 5: Trước khi tắt bếp 5 phút mẹ nhớ cho thêm ít nước mắm đề dằn lại vị và tăng độ thơm ngon rồi rắc thêm ít hành lá, ngò rí lên nhé
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên chọn những quả bí đỏ có vỏ màu xanh, vàng cam, khi ấn vào có cảm giác cứng, cuống bí còn tươi, dài từ 2-3 cm
Trước bước sơ chế đậu xanh, để tiện công và an toàn, mẹ nên sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy làm sạch các hóa chất, chất bẩn còn tồn tại ở bề mặt đậu xanh. Đặc biệt, mẹ sinh mổ rất dễ nhiễm trùng vết thương nếu tiếp xúc với sản phẩm không rõ nguồn gốc, nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn,lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên bảo vệ mẹ khỏi các tác nhân gây kích ứng, mẩn đỏ.
Chẳng những loại bỏ vi khuẩn bám đọng trên đậu xanh mà sản phẩm còn cực an toàn với mẹ và bé yêu, giữ cho hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh, tránh ngộ độc và bảo đảm nguồn sữa cho con. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, mẹ chẳng cần ngâm, rửa, sục ozon cầu kì mà chỉ cần nhấn vòi 1 – 2 lần rửa đậu xanh 1 lần là được rồi!
5. 4 lưu ý mẹ bầu sinh mổ ăn đậu xanh cần nhớ
Những thông tin chia sẻ về đẻ mổ ăn đậu xanh được không mẹ cũng biết đậu xanh tốt như thế nào, nhưng dù tốt thế nào thì nó vẫn có những tác động xấu nếu mẹ không sử dụng đúng cách. Mẹ cần “thuộc lòng” 5 lưu ý dưới đây để tránh phản tác dụng.
1 – Mẹ không nên ăn đậu xanh sau khi dùng thuốc Đông y
Trong quyển Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân có viết rằng đậu xanh vị hàn ngọt không độc. Trong cuốn “Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh cũng từng viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…
Thế nhưng thực phẩm này thường hóa giải công dụng của toàn bộ thảo mộc, hiệu quả thuốc cũng vì thế mà suy giảm theo. Mẹ lưu ý không ăn đậu xanh trước hoặc sau khi uống các loại thuốc Đông Y từ 2 – 3 tiếng nhé! Sau khoảng thời gian này mẹ có thể ăn thoải mái vì cơ thể đã hấp thụ xong thuốc rồi ạ!
2 – Tránh ăn đậu xanh khi bụng đói
Khi đang đói mẹ tuyệt đối không nên ăn đậu xanh, bởi thực phẩm này có tính hàn, ăn lúc đói sẽ không tốt cho dạ dày, khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… Tốt nhất mẹ nên ăn đậu xanh sau khi đã dùng bữa chính khoảng 1 tiếng.
3 – Thời điểm trong ngày mẹ nên ăn đậu xanh
Mẹ nên ăn đậu xanh vào bữa trưa hoặc buổi chiều khi đã dùng xong bữa chính, lúc này đậu xanh sẽ phát huy công dụng và cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Vì đậu xanh có tính hàn, lợi tiểu nên mẹ không ăn vào ban đêm hoặc trước khi ngủ để tránh tình thức giấc giữa đêm vì buồn tiểu hoặc bụng cứ râm ran đau do chướng bụng nhé.
4 – Mẹ ăn đậu xanh bao nhiêu là đủ?
Mẹ sinh mổ cần ăn lượng đậu xanh vừa đủ, tránh ăn quá nhiều gây hại sức khỏe, dẫn đến một số bất thường về dạ dày, đường ruột. Cụ thể, 1 tuần mẹ nên ăn đậu xanh khoảng 2-3 lần, mỗi lần ăn mẹ chỉ nên dùng 1 chén hạt sống là đủ rồi nhé!
Sau khi đọc xong bài viết này, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi sau sinh mổ ăn được đậu xanh không? Mẹ đã có thể an tâm bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn mà không còn lăn tăn, đắn đo cũng như biết cách ăn đậu xanh khoa học rồi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đẻ mổ ăn đậu xanh được không mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật!