Na là một loại quả yêu thích đối với nhiều người vì nó ngon, ngọt và dễ ăn. Nhưng các bà mẹ bỉm sữa sau sinh ăn na được không? Đây là thắc mắc của khá nhiều bà bầu sau vượt cạn. Các mẹ lo lắng rằng na có thế ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa hay lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ đến bé. Hãy để Góc của mẹ giải đáp thắc mắc này giúp mẹ nhé.
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả na
Na không còn là một loại quả quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là với những cư dân vùng nhiệt đới như Việt Nam. Quả na là một loài thuộc chi Na, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, còn được gọi là mãng cầu, sa lê hay phan lệ chi.
Quả na có phần thịt màu trắng, dẻo và mềm với nhiều hạt đen, quả có vị ngọt khá thanh và rất ngon. Đối với nhiều người, quả na giống như một loại quả tổng hợp, nó có chứa các vị của của chuối, đu đủ, dâu tây, dứa… đồng thời, nó cũng mang nhiều lợi ích cả về dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.
Ở Việt Nam, quả na thường gặp gồm 2 loại là mãng cầu dai và mãng cầu xiêm. Mãng cầu dai được trồng cả ngoài Bắc lẫn trong Nam, còn mãng cầu xiêm hay còn gọi là mãng cầu gai thì chỉ được trồng ở trong miền Nam của nước ta.
Quả na có chứa một lượng lớn glucose, vitamin nhóm B và vitamin C. 100g na sẽ cung cấp 64kcal năng lượng; 82,5g nước và 1,6g protein. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày, bên cạnh đó, còn có magie, sắt, photpho, canxi. Chính vì vậy, na đã trở thành một loại quả vô cùng hữu ích, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quả na, duy có hạt na là không tốt cho sức khỏe vì vậy, khi ăn mẹ nên bỏ hết hạt đi.
2. Mẹ sau sinh ăn na được không?
Với lượng dinh dưỡng dồi dào mà quả na mang lại, nó đã được các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ bỉm sữa nên ăn sau sinh. Với hàm lượng cao vitamin A, B, C các loại cùng với canxi, photpho và magie, đã khiến na trở thành một loại quả vô cùng tốt cho bà bầu. Mẹ hãy yên tâm rằng quả na không hề làm cho tuyến sữa của mẹ bị tắc, mà nó còn giúp mẹ lợi sữa trong giai đoạn cho con bú nữa đấy nhé.
3. Lợi ích của quả na cho mẹ sau sinh
Na là loại quả nhiệt đới quen thuộc với nhiều người, dễ ăn, phù hợp với mọi đối tượng. Trong danh sách những loại trái cây lợi sữa thì na cũng góp mặt, đặc biệt là na xiêm hay còn gọi là mãng cầu xiêm. Như vậy, quả na với phụ nữ sau khi sinh có rất nhiều lợi ích phải kể đến như:
3.1. Quả na giúp phụ nữ sau khi sinh lợi sữa
Sau sinh ăn na được không? Với các loại vitamin và khoáng chất có trong quả na sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn. Vậy là, với những bà mẹ bỉm sữa nào còn thắc mắc ăn na có mất sữa không thì câu trả lời là không nhé. Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ loại trái cây này vừa cải thiện chất lượng và số lượng sữa của mẹ, vừa giúp bé hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
3.2. Tốt cho tim mạch
Sau sinh ăn na được không? Vitamin C và chất chống oxy hóa có trong na sẽ giúp ngăn ngừa các loại virus tấn công cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động của tim mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng magie và kali trong quả na cũng góp phần bảo vệ hệ thống tim mạch, thư giãn cơ bắp và kiểm soát huyết áp ổn định. Niacin, vitamin B6 và chất xơ sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp ngăn ngừa những cơ đau tim..
3.3. Phụ nữ sau khi sinh ăn quả na cũng tốt cho hệ thần kinh
Sau sinh ăn na được không? Vitamin nhóm B có trong quả na đóng một phần vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trong cơ thể mẹ. Đặc biệt, trong loại quả này có chứa nhiều vitamin B6. Vitamin này chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa acid amin quan trọng trong đó có việc khử nhóm CO2 để chuyển acid glutamic thành acid gama – aminobutyric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh loại ức chế, kiểm soát mức độ hóa học GABA làm giảm tình trạng căng thẳng, stress. Ngoài ra, ăn na có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm sau sinh nữa đấy mẹ.
3.4. Đẹp da, giảm cân
Sau sinh ăn na được không? Quả na có chữa hàm lượng vitamin A và C cao, ngoài ra còn có thêm chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất ấy sẽ giúp cản thiện sắc tố da từ bên trong, ngăn ngừa lão hóa cho phụ nữ sau sinh. Thêm vào đó, quả na còn giúp cho làn da của mẹ căng mịn, giảm mụn nhọt, đồng thời, đây cũng là một trong những loại thực phẩm giúp phụ nữ giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
3.5. Phụ nữ sau khi sinh ăn na tốt cho hệ tiêu hóa
Sau sinh ăn na được không? Quả na có chứa hàm lượng đồng và chất xơ dồi dào, có công dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, đẩy nhanh việc bài tiết thức ăn và phòng ngừa hiện tượng táo bón sau khi sinh. Ngoài ra, sau khi sinh ăn na sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa giảm cholesterol trong máu, ngăn sự hấp thụ cholesterol xấu trong ruột. Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ mà loại trái cây hữu ích này còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé nữa đấy. Vì bé hấp thụ chất dinh dưỡng qua sữa mẹ mà.
4. Mẹ sau sinh ăn na liệu có sợ mất sữa?
Trên thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn na sẽ khiến cho mẹ bị mất sữa sau sinh. Ngược lại, ăn na sau sinh đều đặn mỗi ngày còn giúp tinh thần mẹ sau sinh ổn định hơn, sức đề kháng trong cơ thể và hệ miễn dịch cũng tốt hơn. Hơn thế ăn na còn tạo cho mẹ cảm giác ngon miệng đồng thời ngăn ngừa các loại bệnh có thể gây hại cho bé thông quá việc bú sữa mẹ.
Bên cạnh đó na còn giúp bảo vệ răng và chống nhiễm trùng răng ở mẹ. Trong na có chất cherimoya giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như viêm khớp, co thắt dạ dày,.. Ngoài ra na còn giúp ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu ở mẹ sau sinh nhờ vitamin C.
Nếu mẹ vẫn còn lo sợ về vấn đề ăn na bị mất sữa hay giảm lượng sữa sau sinh, mẹ có thể lựa chọn viên không ăn hoặc ăn từ 1 đến 2 quả trước để theo dõi những phản ứng của cơ thể. Nếu không thấy gì bất thường, mẹ có thể tiếp tục sử dụng loại trái cây này để đạt được lợi ích tối đa cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kì tình trạng bất thường gì, mẹ hãy dừng ngay lập tức nhé.
Cũng có trường hợp một chất nào đó trong loại thực phẩm khác khi kết hợp với các thành phần dinh dưỡng trong na gây ra hiện tượng sữa bị tắc hoặc ít sữa hơn so với mọi khi. Lúc này, mẹ nên sử dụng thêm một vài thực phẩm như cơm, rau xanh, và các loại thịt cá giàu protein, đồng thời uống nhiều nước và sữa cho bà đẻ để giúp lấy lại sữa đã mất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm các loại trái cây lợi sữa như cam, chuối, đu đủ, vú sữa.
5. Lưu ý cho mẹ sau sinh ăn na
Na là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng chủ quan. Thay vào đó mẹ nên chú ý một vài điểm sau khi ăn na sau sinh:
- Mẹ không nên cắn vỡ hạt vì trong nhân hạt na có chứa độc tố. Nhưng nếu không may nuốt phải hạt, mẹ không cần quá lo lắng vì lớp vỏ hạt khá dày, độc tố sẽ không thể thoát ra ngoài.
- Mẹ không nên ăn na khi quả vẫn còn xanh bởi chúng có thể khiến mẹ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Mẹ không nên ăn quá nhiều na. Do na chứa nhiều chất xơ và tính ấm, ăn nhiều sẽ dẫn tới nổi mụn và đầy hơi.
- Nếu mẹ mắc tiểu đường thì không nên ăn na do hàm lượng đường trong na khá cao.
6. Mách mẹ cách làm sinh tố na siêu ngon
Nếu như mẹ đã chán với việc bóc vỏ để ăn trực tiếp, mẹ có thể đổi vị bằng cách làm sinh tố na. Với những bước làm vô cùng đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1-2 quả na tùy vào kích thước và khẩu phần ăn
- Sữa tươi không đường: 300ml
- Sữa đặc có đường: 40ml
- Đá bào: 1 cốc
Cách làm sinh tố na:
- Bóc na, bỏ vỏ, bỏ hạt.
- Cho na đã bóc vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ. Cách này sẽ khiến sinh tố na ngon hơn.
- Sau 2 tiếng lấy na từ trong tủ lạnh ra, dầm hơi nát.
- Cho hỗn hợp na, sữa tươi, sữa đặc có đường và đá bào vào máy xay, rồi xay nhuyễn.
- Đổ sinh tố na ra cốc rồi thưởng thức.
Hướng dẫn pha chế Sinh tố Na – Lạ miệng | Autoshop
KẾT LUẬN
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính an toàn và sạch sẽ cao nhất trong quá trình sử dụng hoa quả, mẹ có tham khảo sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả của Mamamy. Đây là sản phẩm đạt chuẩn quốc tế nhằm loại bỏ những hóa chất và vi khuẩn trong bình sữa và rau quả. Nhờ đó mang lại sự an toàn cho mẹ và bé trong quá trình sử dụng. Vậy mẹ đã hiểu được sau sinh ăn na được không rồi phải không. Mong rằng bài viết trên đã giúp được mẹ phần nào. Hãy comment ở phía dưới những thắc mắc của mẹ để được Góc giải đáp nhé.
Xem thêm:
Phụ nữ sau sinh ăn gì hậu sản? Tránh ngay 9 loại thực này mẹ nhé!
Sau sinh ăn trắng gà được không? Gợi ý món ăn từ trứng gà cho mẹ yêu