Củ dền là thực phẩm quen thuộc và được biết đến là loại củ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vậy sau sinh ăn củ dền được không và có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mẹ? Cùng tham khảo chia sẻ đến từ Góc của mẹ để có thêm nhiều cái nhìn đa dạng hơn trong việc xây dựng thực đơn sau sinh mẹ nhé!
Mục lục
1. Giá trị dinh dưỡng có trong củ dền
Để nắm rõ sau sinh ăn củ dền được không, mẹ cần biết rõ giá trị dinh dưỡng củ dền mang lại. Củ dền từ lâu đã được biết đến như loại thực phẩm dinh dưỡng, chứa nhiều Vitamin nhóm A, C và Acid Folic giúp tăng cường đề kháng và ngăn ngừa ung thư. Không chỉ thế, lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể có trong củ dền thậm chí còn nhiều hơn so với một vài loại rau có độ dinh dưỡng cao khác như rau chân vịt, bông cải xanh,…
1.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong củ dền
Thành phần chủ yếu có trong củ dền bao gồm nước, carbohydrate và chất xơ, cụ thể, trong 100 gam củ dền sẽ có hàm lượng dinh dưỡng được liệt kê như bảng dưới đây:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 88 gam |
Đạm | 1.6 gam |
Carbohydrate | 9.6 gam |
Đường | 6.8 gam |
Chất xơ | 2.8 gam |
Chất béo | 0,2 gam |
Calo | 43 |
1.2. Lợi ích của củ dền
Sau sinh ăn củ dền được không? Củ dền thực chất là loại rau củ lành tính, phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt là với sức khỏe của mẹ sau sinh. Dưới đây là một vài hiệu quả rất đáng được mẹ cân nhắc để đưa củ dền vào các món ăn dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể trong giai đoạn đang cho con bú:
- Cải thiện tình trạng thiếu máu: Mẹ sau sinh sẽ có nguy cơ thiếu máu nên việc bổ sung sắt thông qua củ dền là hoàn toàn cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe của mẹ, lọc máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng qua nguồn sữa cho bé.
- Điều chỉnh lượng đường trong máu: trong giai đoạn mang thai, sản phụ thường có cảm giảm thèm ngọt. Nhưng việc hấp thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến, không tốt cho sức khỏe. Củ dền cũng là thực phẩm có vị ngọt nhưng là ngọt lành kèm theo lượng đường thấp. Chính vì vậy nếu thèm ngọt sản phụ có thể ăn các món từ củ dền để thỏa mãn cơn nghén mà không có hại cho sức khỏe
- Phòng ngừa loãng xương: Từ lúc mang thai cho đến khi sinh bé xong là khoảng thời gian cơ thể mẹ dễ thiếu hụt canxi, gây nên các triệu chứng của bệnh loãng xương như: đau cột sống, thắt lưng,… Như vậy, canxi và silic có trong củ dền sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng trên một cách hiệu quả.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Sau sinh là khoảng thời gian nhạy cảm của cả mẹ và bé khi cả hai có sự gắn kết với nhau thông qua nguồn sữa. Bổ sung chất chống oxy hóa có trong các loại rau củ, thực phẩm sẽ củng cố tấm lá chắn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt, trong củ dền giàu Nitrat, dễ dàng chuyển hóa thành Nitric Oxide tại môi trường trong, đóng vai trò đưa các chất vận chuyển và nuôi dưỡng các cơ quan khác toàn diện.
2. Sau sinh ăn củ dền được không?
Với những lợi ích đã nêu trên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề “sau sinh ăn củ dền được không”, bởi những thành phần dinh dưỡng có trong củ dền sẽ là “trợ thủ đắc lực” hỗ trợ mẹ phục hồi sức khỏe, cũng như bảo vệ mẹ khỏi các triệu chứng hậu sản như: thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, lão hóa da và thừa cân.
Mẹ có thể thêm củ dền vào chế độ dinh dưỡng của bản thân với tần suất 2-3 bữa/tuần trong khoảng từ 1-2 tuần sau sinh. Đây là lượng củ dền vừa phải mà mẹ có thể nạp vào cơ thể, không lạm dụng và giúp mẹ tránh được nhiều tác dụng phụ do củ dền gây ra.
3. Lưu ý cho mẹ sau sinh ăn củ dền được không
Tuy củ dền mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, có ích cho cơ thể của mẹ sau sinh, nhưng tại thời điểm sức khỏe mẹ còn yếu, ăn củ dền có thể gây ra một vài phản ứng và tác dụng phụ không mong muốn.
- Nước tiểu có màu hồng: Ăn nhiều củ dền có thể làm đổi màu nước tiểu nếu cơ thể mẹ thiếu sắt, đặc biệt là khoảng thời gian sau “vượt cạn”. Nhưng mẹ đừng lo lắng vì đây chỉ là biểu hiện bình thường, không tạo ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe.
- Hạ huyết áp: Mẹ sau sinh ăn củ dền sẽ nạp vào cơ thể một lượng nitrat đủ để chuyển hóa và làm giảm áp lực máu lên thành mạch, khiến huyết áp hạ xuống. Vậy nên, nếu đang sử dụng thuốc Viagra hay bị giãn tĩnh mạch thì mẹ không nên ăn củ dền quá nhiều, khiến huyết áp hạ thấp hơn so với mức bình thường.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nếu mẹ có đường ruột nhạy cảm hoặc mắc chứng ruột kích thích, mẹ nên tránh tiêu thụ lượng củ dền quá nhiều. Thay vào đó, mẹ có thể điều chỉnh bằng cách chia nhỏ phần nước củ dền và uống kết hợp với nhiều loại nước ép khác.
- Rối loạn liên quan đến sắt và đồng: Mẹ bị bệnh thừa sắt hoặc gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson) không nên ăn quá nhiều củ dền chứa nhiều sắt. Bởi ruột sẽ mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt, khiến sắt bị tích tụ ở gan, gây tổn thương đến các cơ quan tiêu hóa.
- Hàm lượng đường cao: Được biết, trong 100g củ dền có khoảng 7g đường. Đồng thời, mẹ cần lưu ý rằng chỉ số đường huyết thực phẩm của củ dền là 64, trong khi lượng đường huyết của củ dền chỉ có 5. Tức củ dền sẽ không tác động quá lớn đến lượng đường trong máu.
4. Các món ăn với củ dền cho mẹ sau sinh cực bổ dưỡng
4.1. Canh củ dền nấu sườn non
Mẹ cần chuẩn bị: 1 củ dền đỏ, 1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, 100 gam sườn non, tỏi, hành lá, tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ sau đó cắt củ dền, khoai tây cà rốt thành miếng vừa ăn. Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ, ướp cùng với tỏi, muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm.
- Bước 2: Làm nóng nồi trên bếp với ít dầu ăn, phi hành củ cùng tỏi đến khi thơm vàng. Cho thêm sườn non vào đảo cho đến khi thịt săn lại thì cho đủ lượng nước cần thiết và đun sôi.
- Bước 3: Khi nước đã sôi thì cho lần lượt củ dền, cà rốt vào hầm, đợi củ dền và cả rốt gần mềm thì bỏ nốt khoai tây vào. Đun cho đến khi chín hết các loại củ thì bắt đầu nêm nếm cho vừa khẩu vị.
4.2. Salad củ dền cho mẹ sau sinh
Mẹ cần chuẩn bị: 150gam củ dền, 50gam cà chua bi, 150gam cà rốt, 10gam xà lách xoăn, 200gam tôm, hành lá, tỏi, hạt nêm, giấm, dầu oliu, muối, tiêu, mù tạt…
Vào bếp nào mẹ ơi!
- Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ, đem luộc chín củ dền, sau đó thái thành que nhỏ. Tôm rửa sạch, đem đi hấp chín sau đó bóc vỏ, bỏ đầu đuôi và phần chỉ đen. Cắt đôi cà chua bi, thái sợi hành lá và làm sạch rau xà lách.
- Bước 2: Hòa hỗn hợp giấm, mù tạt, tiêu, đường, hạt nêm, muối, dầu oliu và tỏi băm. Cho củ dền, cà rốt, tôm trộn đều với sốt trong 3 phút cho ngấm, rồi cuối cùng là thêm cà chua vào.
- Bước 3: Dùng ăn kèm với rau xà lách và trang trí bằng hành thái sợi.
4.3. Nước ép củ dền
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm: 1/2 củ dền, 1 quả cam vàng không hạt, 2 củ cà rốt.
Bắt tay vào làm với các bước sau mẹ nhé!
- Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ sau đó cắt nhỏ củ dền, cà rốt và cam cho vừa máy ép. Riêng đối với củ dền và cà rốt hữu cơ thì mẹ có thể để nguyên vỏ.
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy ép và nên dùng ngay sau khi ép.
Với những thông tin đã được chia sẻ ở trên, hi vọng rằng mẹ đã tìm ra được cách đưa củ dền vào thực đơn dinh dưỡng và không còn băn khoăn “sau sinh ăn củ dền được không”. Sử dụng củ dền tạo nên sự đa dạng trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là điều mà mẹ nên làm, chỉ cần cân nhắc và điều chỉnh hợp lý, mẹ đã tránh được phần lớn các tác hại không mong muốn do củ dền gây ra rồi đấy!
Mẹ tham khảo thêm: