Trẻ ăn dặm bị táo bón thường xuyên xảy ra. Do vậy có rất nhiều bố mẹ lo lắng và tìm nhiều cách chữa trị không thành công. Bài viết dưới đây, Mamamy sẽ cung cấp chi tiết nguyên nhân và cách phòng ngừa về táo bón của trẻ. Mời bố mẹ tham khảo!
Mục lục
1. Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?
Trong giai đoạn sơ sinh từ 0 -6 tháng tuổi, bé sử dụng hoàn toàn nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể là sữa mẹ. Do vậy bé không tác động bởi các thực phẩm hay thức ăn bên ngoài đến hệ tiêu hóa. Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt cho cơ thể của trẻ nhất. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu bắt đầu có những biến đổi. Và dấu hiệu bố mẹ có thể thấy rõ nhất là trẻ ăn dặm bị táo bón. Hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chưa thích ứng kịp với sự thay đổi của thức ăn. Ngoài ra, thức ăn sẽ thô hơn và đặc hơn rất nhiều so với sữa của mẹ.
Bố mẹ có thể thấy thức ăn thay đổi phân của bé sẽ khác hơn rất nhiều so với lúc bú. Phân sẽ có mùi nặng hơn, khuôn hơn và màu cũng đậm hơn. Nhưng bố mẹ an tâm, đây là hiện tượng bình thường. Đối với trường hợp bé không đi vệ sinh nặng được và phải ráng sức rặn, bị chướng bụng. Thì đây chính là dấu hiệu của táo bón.
2. Những sai lầm mẹ hay mắc phải cho trẻ ăn dặm
Nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón xuất phát phần lớn từ mẹ. Bởi vì mẹ bé áp dụng phương pháp và cách thức sai khiến cho hệ tiêu hóa của bé không đáp ứng kịp thời. Dưới đây là những lỗi sai phổ biến mà các mẹ hay mắc phải:
2.1. Lựa chọn thời điểm cho bé ăn dặm quá sớm
Nhiều bố mẹ thấy bé có biểu hiện đòi ăn bột mặc dù chỉ ở độ tuổi 4 tháng đã lựa chọn cho bé ăn dặm. Hoặc có thể do mẹ bé không đủ sữa nên gia đình quyết định cho bé ăn dặm sớm. Tuy nhiên, việc bé tò mò về thế giới xung quanh và nếm thức ăn không đồng nghĩa với việc bé có thể ăn dặm. Bởi vì, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, chưa có thể tiêu hóa được thức ăn. Do vậy lượng thức ăn không tiêu hóa được sẽ dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón.
2.2. Cung cấp sữa mẹ cho bé quá ít
Nhiều mẹ cho rằng sữa mẹ không còn đủ chất để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Do vậy, mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm nhiều hơn và giảm lượng sữa dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón. Tuy nhiên, sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt trong sữa mẹ chứa enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Do vậy dù bé có ăn dặm thì cũng cần bú sữa mẹ nhiều nhất có thể.
2.3. Pha sữa quá đặc
Có rất nhiều mẹ lo lắng về cân nặng cũng như sợ con bị thiếu chất. Do vậy có rất nhiều mẹ dùng cách pha sữa đặc hơn để con có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra quá tải dinh dưỡng khiến bé không thể hấp thụ được – ăn dặm bị táo bón. Trường hợp bé không tăng cân đều là do bé hoạt động nhiều hơn, năng động hơn. Mẹ bé đừng quá lo lắng, nếu vấn đề cân nặng kéo dài có thể đưa bé khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng thức ăn hoặc tạo ra những ” sáng kiến” khác biệt mà chưa có thử nghiệm cho bé.
2.4. Lượng nước mỗi ngày cho bé không đủ
Nhiều mẹ cho rằng bé ăn dặm và bú mẹ thì không cần cung cấp thêm nước cho trẻ. Tuy nhiên đây là “sai lầm” khiến trẻ ăn dặm bị táo bón. Bé bú mẹ hoàn toàn hoặc có chuyển sang ăn dặm cũng cần lượng nước cần thiết cho cơ thể.
3. Cách phòng tránh ăn dặm bị táo bón
Để tránh trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ bé nên cập nhập những thông tin cần thiết. Do vậy để có thể áp dụng giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Dưới đây là cách phòng tránh táo bón khi cho bé ăn dặm:
- Lựa chọn các phương pháp ăn dặm được các chuyên gia khuyên. Điển hình các phương pháp ăn dặm như BLW, ăn dặm kiểu Nhật.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ bé chỉ nên cho bé ăn ít một. Đặc biệt kết hợp các loại rau xanh, bí ngô, cà rốt để bé có đủ dưỡng chất.
- Pha sữa cho bé mẹ nên chú ý tới công thức. Tuyệt đối không pha thêm cho đặc hơn hay bớt cho nhạt hơn. Đặc biệt không được trộn nhiều loại sữa với nhau.
- Lượng nước mỗi ngày bé cần nạp vào cơ thể là 100ml/kg/ngày. Dù bé ăn dặm hay bú sữa hoàn toàn mẹ cũng cần cho bé uống thêm nước suối tránh táo bón.
- Hệ tiêu hóa của bé sẽ được thúc đẩy tốt hơn nếu bé vận động nhiều hơn. Đồng thời cơ thể khỏe mạnh hơn và chắc hơn khi bé năng động.
4. Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?
- Tăng chất xơ bằng cách cho bé ăn các món như rau xanh, sữa chua, khoai lang…Đặc biệt cho bé uống đủ nước.
- Lựa chọn sữa có thương hiệu uy tín và chưa đủ các dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ bé lưu ý cần phải pha sữa đúng tỷ lệ.
- Cho bé chơi và mát xa bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích hệ tiêu hóa.
- Luyện tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ để có giờ giấc sinh hoạt hợp lý. Hơn nữa, việc đi vệ sinh đúng giờ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe.
- Mẹ bé có thể kết hợp men tiêu hóa giúp bổ sung lợi khuẩn để cải thiện tình trạng táo báo của trẻ.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ là hành trang sẽ đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm bé. Thông qua bài viết này, mong rằng các bé ăn dặm bị táo bón sẽ không diễn ra nhờ những mẹo trên. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích của Mamamy nhé! Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!