Ăn dặm – chủ đề mỗi mẹ đều quan tâm khi bé sắp được 6 tháng tuổi. Trước khi đi vào loạt bài viết chi tiết về thực đơn ăn dặm cho bé, Góc của mẹ muốn các mẹ hiểu đúng về ăn dặm để cho con ăn đúng cách trước. Khi hiểu đúng, các mẹ sẽ làm đúng, hạn chế được những trường hợp không mong muốn. Vì vậy, hãy đọc bài viết này ngay, các mẹ nhé!
Mục lục
1. Tại sao bé cần ăn dặm?
Để hiểu đúng về ăn dặm, hẳn là nhiều người sẽ thắc mắc tại sao cần cho bé ăn dặm, khi mà sữa mẹ hay sữa công thức đều có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho bé? Lí do là sau 6 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tất nhiên là bé vẫn cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé một tuổi.
Trong 6 tháng đầu tiên của bé, hệ thống tiêu hoá và miễn dịch của bé dần phát triển toàn diện hơn. Cơ thể em bé sẵn sàng để tiêu hoá thức ăn dạng rắn. Đây là lúc các mẹ có thể tập ăn dặm blw cho bé.
2. 3 giai đoạn ăn dặm
2.1. Giai đoạn 1: 4 đến 6 tháng
Khi bé được 6 tháng tuổi, về lý thuyết các mẹ có thể cho bé ăn hầu hết các loại thức ăn, và thử những món mới khá nhanh. Dưới đây là một số thực phẩm các mẹ có thể cho bé ăn dặm:
- Các loại rau nấu chín hoặc xay nhuyễn. Ví dụ: khoai tây, khoai lang, rau mùi tây, cà rốt, bí, bông cải xanh hoặc súp lơ
- Trái cây xay nhuyễn. Ví dụ: táo chín, lê, xoài, đu đủ, quả bơ, chuối
- Ngũ cốc trộn với sữa bé uống hàng ngày
Khi bé có thể ăn bằng thìa, mẹ có thể đa dạng món ăn dặm cho bé:
- Thịt, cá hoặc thịt gà xay nhuyễn. Các mẹ nhớ nấu kỹ và loại bỏ xương
- Đậu lăng/ đậu Hà Lan/ các loại đậu khác xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn
2.1.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé
Ban đầu các bé ăn thức ăn được xay nhuyễn. Sau đó, các bé có thể nhanh chóng học cách nhai thức ăn mềm, đặc hơn.
Các phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé trong giai đoạn này đã được Góc của mẹ tổng hợp, mẹ tham khảo tại đây nhé!
2.1.2. Kỹ năng bé cần học
- Lấy thức ăn từ thìa
- Đưa thức ăn vào miệng để nuốt
2.2. Giai đoạn 2: 6 đến 9 tháng
Đây là khoảng thời gian bé có thể thử món ăn dạng nghiền hoăc băm nhỏ, thay vì xay nhuyễn như trước. Các mẹ có thể dựa vào từng bữa ăn của bé để bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu tinh bột. Một số loại sau rất tốt cho bé:
- Cơm
- Yến mạch
- Mỳ ống
- Khoai tây
Bên cạnh tinh bột, bé cũng cần thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn:
- Cá
- Trứng nấu chín
- Sản phẩm từ sữa
- Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm
- Đậu lăng
2.2.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé
Thực phẩm nghiền, băm nhỏ với cục mềm. Ngoài ra còn các phương pháp làm mềm đồ ăn dặm khác như mài, rây,…
2.2.2. Kỹ năng bé cần học
- Di chuyển thức ăn trong miệng
- Nhai
- Tự ăn bằng tay
- Uống nước từ cốc
2.2.3. Những thực phẩm các mẹ có thể cho bé bốc bằng tay
- Những miếng trái cây mềm: xoài, chuối, đu đủ, kiwi,…
- Rau nấu chín: súp lơ, bông cải xanh, cà rốt,…
2.2.4. Đồ uống cho bé
Ngoài sữa, các bé có thể uống những đồ uống khác. Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé có thể uống nước trái cây. Các mẹ pha loãng nước trái cây với nước thường, tỉ lệ 1:10. Thay vì cho vào bình sữa, các mẹ có thể cho nước ra cốc thuỷ tinh/ cốc dảnh riêng cho bé. Đây là cách giúp bé học cách uống nước từ cốc.
2.3. Giai đoạn 3: từ 9 đến 12 tháng
Các mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm ở trên. Nếu mua bất kỳ thực phẩm đóng gói sẵn cho bé, các mẹ nhớ kiểm tra thành phần và chọn sản phẩm có lượng muối và đường thấp nhất.
2.3.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé
Thực phẩm cắt nhỏ, băm nhỏ, hoặc những loại thực phẩm mềm để bé bốc ăn bằng tay (chuối chín, rau luộc,…).
2.3.2. Kỹ năng bé cần học
- Nhai thức ăn băm nhỏ
- Tự ăn bằng thìa
3. Những thứ không nên cho bé dưới một tuổi ăn
Có một số thực phẩm và thành phần các mẹ nên lưu ý không cho bé ăn nếu bé dưới 1 tuổi.
- Muối, vì thận của bé chưa được như người lớn.
- Mật ong. Ngay cả khi bé bị ho, các mẹ không nên dùng mật ong cho bé giai đoạn này. Bởi thỉnh thoảng, trong mật ong có thể chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc cho ruột bé.
- Đường. Nên sử dụng đường tự nhiên từ trái cây cho bé: chuối, đu đủ.
- Chất tạo ngọt nhân tạo.
- Một số loại cá, vì chúng có thể chứa thuỷ ngân.
- Trà hoặc cà phê. Chất tanin trong trà có thể ngăn cơ thể bé hấp thụ chất sắt trong thức ăn đúng cách.
- Thức ăn ít chất béo. Phô mai có hàm lượng calo thấp, sữa chưa tách béo,… đều không phù hợp với bé. Hãy luôn cho bé ăn những thực phẩm đầy đủ chất béo, các mẹ nhé.
Lưu ý khi ăn dặm, tránh các thực phẩm không tốt và cho con ăn đúng cách là rất quan trọng trong giai đoạn ăn dặm
3.1. Một số thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho bé
- Động vật có vỏ sống hoặc chưa được nấu chín
- Trứng luộc lòng đào, trứng sống
- Pate ga
4. Dị ứng thực phẩm
Một số bé có thể dị ứng với một số loại thực phẩm. Chẳng hạn đậu phộng. Vì vậy, các mẹ nên để ý thật kỹ mỗi khi cho bé ăn bất kỳ thứ gì. Nên cho bé với lượng nhỏ và quan sát phản ứng của bé.
Trên đây là những thông tin về ăn dặm các mẹ có thể tham khảo. Những thông tin này phần nào giúp các mẹ hiểu đúng về ăn dặm, cho con ăn đúng cách hơn.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!