Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

“Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chông”. Hay mối quan hệ Mẹ chồng – Nàng dâu chẳng thể nào hòa hợp. Đó là những điều khiến không ít cô gái lo lắng trước khi về nhà chồng. Sống chung với gia đình chồng không hề đơn giản. Và chị em phụ nữ thì luôn muốn ở riêng sau khi lấy chồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tránh được và bắt buộc chúng ta phải tìm cách để dung hòa mọi thứ.

1. Sống chung với gia đình chồng – Nỗi lo của nhiều chị em

Sống chung với gia đình chồng – Nỗi lo của nhiều chị em
Gia đình hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với nhau

Ai rồi khi lớn lên cũng sẽ phải có cuộc sống riêng. Lớn lên, chúng ta phải rời xa vòng tay cha mẹ. Thường thì cánh mày râu sẽ ít phải chịu những sự thay đổi cũng như tác động sau khi kết hôn. Nhưng đối với chị em phụ nữ thì đây là một bước ngoặt rất lớn.

Nhiều cặp vợ chồng dù rất nhiều nhau, thấu hiểu cho nhau nhưng khi sống chung với gia đình chồng thì lại chẳng thể hòa hợp được. Ngay đến cả bố mẹ mình khi sống chung thời còn con gái cũng không thể tránh khỏi mâu thuẫn. Huống hồ đây lại là một môi trường mới, những người thân mới.

Chính vì vậy mà nhiều chị em lo lắng sau khi kết hôn sẽ phải về sống cùng với gia đình nhà chồng. Những mối quan hệ sẽ phức tạp hơn. Nhiều người để ý hơn. Công việc cũng nhiều hơn. Tất cả sẽ là những gánh nặng vô hình đè lên vai người vợ.

Chồng thấu hiểu, chia sẻ và biết bảo vệ vợ, có tiếng nói trong gia đình thì là điều may mắn. Nhưng chồng không thông cảm, không thể bảo vệ được vợ mình thì chẳng khác gì “địa ngục” đối với chị em.

2. Nên sống chung với nhà chồng

Việc gì cũng sẽ có 2 mặt của nó. Và sống chung với gia đình chồng cũng vậy. Ngay bây giờ hãy cùng phân tích về những mặt lợi và hại của vấn đề này.

2.1. Lợi ích khi sống chung với nhà chồng

Thực tế, việc các cặp vợ chồng mới cưới sống chung với gia đình của chồng cũng có những lợi ích không nhỏ. Trước hết, chúng ta sẽ có thêm người phụ giúp thêm công việc của gia đình. Bố mẹ, anh chị em chồng là người tâm lý, biết chia sẻ sẽ giúp chúng ta những việc nhơ đi chợ, nấu nướng để cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Hãy tưởng tượng, khi chúng ta có con, các thành viên trong gia đình cũng sẽ trợ giúp trong việc chăm em bé và làm việc nhà. Nhờ đó mà sẽ giúp mẹ bỉm đỡ vất vả, mệt mỏi hơn.

Rất nhiều cô gái về làm dâu trong gia đình có những thành viên biết yêu thương nhau. Từ đó sẽ còn có thêm người tâm sự và bầu bạn. Những lúc có vấn đề khó khăn, sẽ thêm người đưa ra lời khuyên. Khi có chuyện vui, cả gia đình chia sẻ. Nếu nhìn vào những mặt tích cực này thì việc sống chung với gia đình chồng cũng phải là điều gì quá tối tệ.

2.2. Bất lợi khi sống chung với nhà chồng

Bất lợi khi sống chung với nhà chồng
Có chị em phải chịu những áp lực cực kỳ lớn khi sống chung với gia đình chồng

Nhìn đi cũng phải nhìn lại, không phải ai cũng có may mắn chọn được nhà chồng tử tế. Có chị em phải chịu những áp lực cực kỳ lớn khi sống chung với gia đình chồng.  Đầu tiên đó là việc hai vợ chồng không được thoải mái thể hiện tình cảm. Chẳng được muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi như khi ở riêng. Ăn ngủ, sinh hoạt phải theo giờ giấc. Mọi hành động sẽ có người soi mói, xét nét và so sánh.

Điều khiến nhiều gia đình mới cưới tan vỡ khi sống với gia đình chồng đó là do quan hệ mẹ chống nàng dâu không hòa hợp. Đến khi có con, mâu thuẫn sẽ lại càng nhiều. Mỗi người sẽ muốn dạy con, cháu theo một cách khác nhau. Làm sao để có thể giải quyết vấn đề đó?

Và còn rất rất nhiều vấn đề mà khi sống chung với bộc lộ. Chắc chắn chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến nhiều chị em lo lắng.

3. Bí quyết sống chung với gia đình chồng thật hòa hợp

Ra ở riêng thì ai cũng muốn nhưng nếu bắt buộc phải sống chung với gia đình chồng, chị em hãy cố gắng để dung hòa mọi thứ bằng những cách sau đây.

3.1. Xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong gia đình

Xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong gia đình
Coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ của mình

Ngay từ khi mới về nhà chồng, hãy coi những người thân của chồng là người thân của mình. Như vậy chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người trong nhà. Hãy thông qua cầu nối là chồng để thực hiện điều này. Bạn cũng hãy tâm sự, chia sẻ với mọi người về lo lắng của mình. Nói thẳng với cha mẹ và anh chị em của gia đình chống rằng mỗi môi trường sống sẽ khác nhau. Mâu thuẫn chắc chắn sẽ khó tránh được. Có điều gì sai sót hoặc gia đình mình có những quy tắc riêng thì có thể nói luôn để con có thể rút kinh nghiệm. Không biết làm hãy hỏi để được giúp đỡ.

“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”. Khi bạn biết chia sẻ điều đó, gia đình chồng cũng sẽ thông cảm cho bạn. Nếu có bất cứ sai sót gì cũng sẽ được chỉ bảo tận tình.

3.2. Nói năng cư xử đúng mực khi sống chung với gia đình chồng

Khi sống cùng với gia đình chồng có nhiều thế hệ, chúng ta nên có cách nói năng và cư xử phù hợp với từng người. Không nên chê bai mọi người trước mặt họ khiến đối phương mất lòng. Khi nói chuyện, hãy thể hiện sự tôn trọng và sử dụng kính ngữ phù hợp.

Việc thay đổi không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Vì thế chúng ta nên thay đổi và điều chỉnh dần trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử để phù hợp hơn với gia đình nhà chống.

3.3. Cách thể hiện tình cảm với chị em bên chồng

Cách thể hiện tình cảm với chị em bên chồng
Hãy chia sẻ và thấu hiểu để mối quan hệ của các thành viên tốt đẹp hơn

Bạn muốn gia đình nhà chống yêu thương mình thì cũng hãy thể hiện tình cảm đó với những người trong gia đình. Đừng chỉ mong nhận lại mà trước hết bạn cần biết cách cho đi.

Tuyệt đối không được phép nói xấu nhà chống. Bởi bộ mặt, hình ảnh của nhà chồng cũng là hình ảnh của mình, đừng khiến cho nó bị xấu đi.

Đối với bạn bè, người thân, họ hàng của gia đình chồng, hãy tiếp đón một cách niềm nở. Hãy tìm hiểu về họ và hòa hợp để có thêm thật nhiều người thân và bạn bè nữa. Khi đó, cuộc sống bên gia đình chồng của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều.

Sống chung với gia đình chồng sẽ không còn là nỗi lo khi bạn biết cách giải quyết vấn đề. Phụ nữ hiện đại không ngại đối đầu với khó khăn. Hãy cứ vui vẻ là chính mình. Nhưng cũng học cách để thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh bạn nhé.

Trẻ nhỏ thường rất thích nghe kể chuyện trước khi đi ngủ. Việc kể chuyện giúp cho bé phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo và đem lại nhiều lợi ích cho bé trong việc tư duy. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng tìm những câu truyện hay và hữu ích để kể cho bé nghe trước khi đi ngủ nhé. Với mỗi bé sẽ có những sở thích tìm hiểu và những câu chuyện khác nhau để phù hợp với độ tuổi. Các mẹ hãy tham khảo 10 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ cùng Mamamy!

Trước khi vào từng câu chuyện kể mẹ hãy cho bé xem hình ảnh của từng câu chuyện để bé có thể dễ dàng sáng tạo được trí tưởng tượng của mình nhá!

1. Kể chuyện bé ngủ 1: Chuyện cừu con kêu be be

Với câu chuyện này, mẹ hãy cho bé xem hình con cừu nhá. Mẹ có thể bắt đầu con chuyện bằng hình ảnh. Mẹ có thể hỏi con:

  • Con có biết đây là con gì không?
  • Con cừu trong hình có màu gì nhỉ?
  • Vậy hôm nay mẹ sẽ kể cho con Chuyện cừu con kêu be be nhá!

Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng có một chú cừu có lông màu đen sống ở một ngôi nhà nhỏ. Khi vào mùa xuân, chú cừu đen thường tự cạo lông của mình đi để đem ra ngoài chợ bán cho những ai muốn làm quần áo vào mùa đông.

Nhưng một thời gian sau thì chú cừu nhận ra lông đen của mình không được mọi người ưa chuộng nữa. Do đó, lông của chú cừu còn khá nhiều. Dù vậy, không muốn lãng phí số lông của mình, chú cừu vẫn tiếp tục mang số lông của mình ra bán. Và cứ tiếp tục như vậy, chú cừu mang số lông của mình đem ra bán rồi lại mang về vì không có ai mua.

Đến một ngày, chú cừu đã quá nản rồi thì bổng dưng lại có một cậu bé đến mua hết số lông của chú cừu. Chú cừu vui mừng lấy hết số lông của mình bán cho cậu bé đó. Cậu bé khen bộ lông đen của cừu rất đẹp và chú đã tìm kiếm bộ lông rất nhiều.

Chú cừu trở về nhà với sự hạnh phúc vì đã bán được hết số lông đen của mình và có người khen là bộ lông của chú rất đẹp.

Khi kể xong mẹ có thể hỏi con để xem có nhớ được câu chuyện không.

2. Kể chuyện bé ngủ 2: Cún con đi lạc

Với câu chuyện này mẹ có thể cho con xem hình ảnh cậu bé dắt chú cún và mẹ hỏi:

  • Con hãy cho mẹ biết bức tranh này vẽ gì đây?
  • Cậu bé dắt chú cún đi đâu nhỉ?

Để biết được cậu bé dắt chú cún đi đâu thì mẹ và con sẽ cùng nhau đọc chuyện Cún con đi lạc nha.

Tít có một chú cún rất là dễ thương và Tít cực kì yêu chú Cún đó. Một hôm, Tít dẫn chú Cún đi chơi cùng mình do mải chơi nên Tít đã làm lạc mất chú Cún của mình. Tít đi tìm khắp nơi xung quanh và không tìm thấy chú Cún đâu. Tít rất là buồn. Tít nhìn thấy chị Mai đi qua Tít hỏi chị có nhìn thấy chú Cún của mình đâu không.

Tít cùng các bạn đi tìm chú Cún. Trời đã tối Tít cùng các bạn đi về nhà. Tít chưa tìm được chú Cún của mình, Tít rất là buồn. Buổi tối, đang trong giờ anh cơm cùng gia đình, Tít thấy tiếng kêu ở ngoài cửa, Tít chạy ra ngoài và vui mừng khi thấy chú Cún của mình đứng ở cửa.

Sau khi kể chuyện cho con xong mẹ có thể hỏi con là Vậy Tít dẫn chú Cún đi đâu nhỉ?

3. Câu chuyện 3: Thỏ và Rùa

Mẹ có thể chơi trò đố vui với các con: ” Mẹ đố con, con rùa và con thỏ thi chạy thì con nào chạy nhanh hơn?”

Để biết được con nào chạy nhanh hơn thì hôm nay mẹ sẽ kể cho con 1 câu chuyện có tên là Thỏ và rùa

Rùa và Thỏ có cãi nhau xem con nào chạy nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận xem ai chạy nhanh hơn bằng việc chạy đua.

Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Khi Thỏ thức dậy thì thấy Rùa đã chạy gần đến đích. Lúc đó Thỏ giật mình chạy thật nhanh nhưng mà chú đa thua Rùa.

Kết thúc câu chuyện mẹ và con cùng nhau nói về câu chuyện và hỏi con xem tại sao Thỏ lại chạy thua chú Rùa

4. Câu chuyện 4: Khỉ và cá sấu

Ngày xưa có một con khỉ sống trên cây cao lớn và một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày khỉ sẽ hái quả ở trên cây và cho cá sấu ăn. Khỉ và cá sâu làm đôi bạn thân với nhau. Vợ của cá xấu rất tham lam và muốn lấy trái tim của chú khỉ.

Một hôm các xấu mời khỉ đến nhà của mình chơi. Khi đi được nửa đường cá xấu kể với khỉ  là vợ mình đang bị bệnh nặng và muốn lấy trái tim của khỉ để cứu vợ mình. Khỉ đã biết được mưu đồ của cá xấu nhỉ liền nhanh trí nói: Ta sẽ cho trái tim của ta nhưng ta lại để quên tim của mình ở nhà rồi, muốn lấy thì phải quay lại lấy. Cá sấu nghe thấy vậy vui mừng đưa khỉ quay lại lấy tim. Khi về đến nơi thì khỉ đã thoăn thoắt chèo lên cây. Cá sấu không lấy được trái tim mà con bị khỉ lừa xấu hổ quá, cá sấu bơi nhanh đi.

Mẹ kể chuyện cho con xong, mẹ hãy cùng con kể lại câu chuyện nhá!

5. Câu chuyện 5: Ba chú heo con

Có ba chú heo sống với mẹ. Một hôm, Lợn mẹ nói với 3 chú lợn con rằng:

  • Các con giờ đã lớn, đã đến lúc phải xây cho mình một căn nhà ở riêng đi thôi

Ba chú heo nghe lời mẹ và đi xây nhà cho riêng mình. Anh cả là một người lười biếng, anh đã xây cho mình ngôi nhà bằng cỏ. Còn anh hai thì xây cho mình ngôi nhà bằng gỗ. Chú heo ít xây cho mình ngôi nhà bawfg gạch.

Một hôm, chú Sói xám đến. Sói đã làm sụp ngôi nhà của chú heo cả, anh cả liền chạy đến nhà của anh hai để trốn Sói. Sói cũng  tìm đến nhà anh hai. Ngôi nhà của anh hai cũng bị sụp, thế là anh cả và anh hai đến nhà của em út. Nó cũng chạy theo và đuổi đến nhà chú út. Nó hít một hơi thật sâu và thổi mạnh nhưng ngôi nhà vẫn đứng yên không đổ. Sói xám nhìn thấy trên nóc nhà có một cái ống khói, nó bèn nảy ra ý định vào nhà bằng đường ống khói. Nhưng ba chú Lợn con đã chuẩn bị trước rồi, các chú đã đun một nồi nước sôi dưới chân ống khói, đợi Sói xám tự chui xuống. Kết quả là Sói xám rơi trúng vào nồi nước sôi và bị chết bỏng. Thế là từ đó heo cả và heo thứ hai về nhà xây lại ngôi nhà của mình bằng gạch thật chắc.

Vậy là qua 5 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ, mẹ có thể kể cho các con nghe những câu chuyện. Hãy cùng Mamamy chia sẻ những câu chuyện hay để kể cho con trước giờ đi ngủ nha!

Hàu nướng là món ăn được nhiều người yêu thích. Trong đó phải kể đến hàu nướng mỡ hành và nước phô mai béo ngậy. Hàu là loại hải sản có lượng kẽm cao cấp 10 lần thịt lợn và 50 lần cá tươi. Vì vậy, ăn hàu cũng rất tốt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, hãy cùng học 2 cách nướng hàu phía trên để đãi cả nhà vào dịp cuối tuần này mẹ nhé.

1. Dinh dưỡng của hàu biển

Trước khi đến với cách nướng hàu, hãy cùng tìm hiểu một chút về hàm lượng dinh dưỡng của loại hải sản này mẹ nhé. Hàu biển được coi là một loại thực phẩm cao cấp. Giá bán của chúng thường cao hơn so với các loại hải sản khác.

Dinh dưỡng của hàu biển
Trong hàu có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, D1, protein, carbohydrates, magie, canxi, sắt, kali, magan, natri, i ốt, phốt pho,…

Trong hàu có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, D1, protein, carbohydrates, magie, canxi, sắt, kali, magan, natri, i ốt, phốt pho,…

Khi ăn hàu chúng ta có thể cảm nhận được vị ngọt, tính mát của món ăn này. Và đặc biệt là chúng ta có thể ăn hàu sống hoặc chín đều được. Công dụng khi ăn hàu là:

  • Bổ thận, cường dương rất tốt cho nam giới giúp cải thiện chức năng sinh lý.
  • Đối với phụ nữ sẽ thì giúp tu âm và dưỡng huyết.
  • Ăn hàu cũng chữa được bệnh mất ngủ, tránh hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nóng trong, khô khát,…
  • Phụ nữ sau sinh nên ăn hàu để cải thiện tình trạng thiếu máu và mất sữa.
  • Mẹ cũng có thể nấu cháo hàu cho con để những bữa ăn dặm thêm phong phú và đa dạng hơn.

Nhờ những công dụng kể trên mà hàu được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Ở phần tiếp theo hãy cùng đến với cách làm hàu nướng mỡ hành và nướng phô mai cực kỳ ngon mẹ nhé.

2. Cách làm hàu nướng mỡ hành

Nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện gồm có:

  • Hàu tươi sống 3 kg
  • Mỡ lợn tươi 200 gr
  • Đậu phộng 300 gr
  • Hành lá 250 gr

Đối với món hàu nướng mỡ hành, điều mẹ cần lưu ý trong khâu sơ chế là làm sạch hàu và chuẩn bị mỡ hành để nướng nhanh mà không bị cháy. Mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau.

Cách làm hàu nướng mỡ hành
Đối với món hàu nướng mỡ hành, điều mẹ cần lưu ý trong khâu sơ chế là làm sạch hàu và chuẩn bị mỡ hành để nướng nhanh mà không bị cháy

2.1 Bước 1: Sơ chế hàu

  • Hàu sau khi mua về mang đi ngâm trong nước khoảng từ 10-20 phút. Sau đó mẹ hãy lấy bàn chải và cọ sạch bùn đất bên ngoài vỏ rồi để ráo nước.
  • Sử dụng dụng cụ cứng để tách đôi vỏ của hàu. Mẹ chú ý đeo găng tay khi làm và thực hiện thật cẩn thận vì vỏ rất sắc có thể khiến chúng ta bị đứt tay. Một bí quyết mẹ có thể áp dụng là cho hàu đã rửa sạch vào lò vi sóng quay từ 1-2 phút thì chúng sẽ tự động há miệng. Như vậy việc tách vỏ sẽ dễ dàng hơn.

2.2 Bước 2: Sơ chế cá nguyên liệu khác

Đối với các loại nguyên liệu khác, chúng ta thực hiện sơ chế như sau:

  • Hành lá, rau răm loại bỏ phần rễ và già. Sau đó rửa cùng với nước sạch và để ráo. Cắt nhỏ hành lá và để riêng ra một bát.
  • Đậu phộng mua loại rang sẵn sau đó đập dập.
  • Mỡ lợn tươi mẹ hãy rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ.

2.3 Bước 3: Làm mỡ hành

Mẹ lấy chảo và bật bếp rồi cho mỡ vào đun. Sau khi tóp đã chảy hết mỡ, hãy vớt ra để riêng. Đổ hành cắt nhỏ vào trong mỡ rồi đảo thật nhẹ tay cho hơi seo lại. Mẹ có thể thêm vào một chút hạt nên và muối rồi tắt bếp. Cho phần mỡ hành này ra một bát riêng để chuẩn bị nướng hàu.

Cách nướng hàu mỡ hành
Mẹ có thể nường bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng hoặc bếp than đều được mẹ nhé

2.4 Bước 4: Cách nướng hàu mỡ hành

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các loại nguyên liệu, hãy cùng thực hiện món hàu nướng mỡ hành thôi nào. Mẹ có thể nường bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng hoặc bếp than đều được mẹ nhé. Nhưng nướng bằng than sẽ vẫn là ngon nhất. Lời khuyên dành cho mẹ là sau khi nướng nên ăn luôn để giữ được hương vị thơm ngon của món ăn.

Cách nướng hàu như sau:

  • Đặt hàu lên vỉ nướng thật ngay ngắn.
  • Lần lượt rưới mỡ hành lên từng con hàu và nướng khoảng 4-5 phút.
  • Sau khi hàu nướng đã chín, chúng ta cho thêm đậu phộng và hạt tiêu vào hàu cho thơm.
  • Cho ra đĩa và mời cả nhà cùng thưởng thức thôi nào.

Thành phẩm:

Hàu nướng mỡ hành sẽ có vị ngọt của thịt hàu, vị béo của mỡ hành và đậu phộng rang giòn. Cả nhà có thể ăn món này kèm với rau răm và nước mắm ngọt để thêm đậm đà.

3. Cách làm hàu nướng phô mai

Cách làm hàu nướng phô mai
Cách làm hàu nướng cùng với phô mai không khó chút nào và mẹ có thể thực hiện tại nhà

Hàu nướng phô mai cũng là món ăn được nhiều người yêu thích đặc biệt là giới trẻ. Các quán hàu nướng phô mai được nhiều quán cho thêm vào thực đơn của mình và được nhiều người lựa chọn.

Cách làm hàu nướng cùng với phô mai không khó chút nào và mẹ có thể thực hiện tại nhà. Để thực hiện món ăn,  cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:

  • 1kg hàu sữa
  • 50g sốt mayonnaise
  • 30ml sữa tươi không đường
  • 10g bơ lạt
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 chút muối và tiêu xay
  • 100g phô mai bào sợi

Học cách nướng hàu phô mai vô cùng đơn giản như sau:

3.1 Bước 1: Sơ chế hàu

Thực hiện sơ chế hàu và tách vỏ theo cách đã được hướng dẫn ở trên.

3.2 Bước 2: Làm phô mai nướng hàu

Để chuẩn bị phô mai nướng hàu, chúng ta thực hiện như sau:

  • Cho 30ml sữa tươi vào nồi và đun nhỏ lửa.
  • Tiếp theo cho 50g mayonnaise +10g bơ lạt vào sữa và khuấy đều để cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
  • Sau khi nguyên liệu tan hết cho muối và tiêu vào. Chỉ cho một chút vì hàu đã mặn sẵn.
  • Thêm vào nồi một lòng đỏ trứng gà và khuấy tan.
  • Cuối cùng mẹ hãy cho 50g phô mai bào vào và khuấy đều hỗn hợp.

3.3 Bước 3: Nướng hàu

  • Lấy hàu vừa tách vỏ ra và rải hỗn hợp phô mai lên trên. Chúng ta có thể rắc thêm phô mai bào nếu cả gia đình cùng thích ăn nhiều phô mai. Sau đó đem đi nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng từ 8 đến 10 phút.
  • Sau khi hàu chín, lớp phô mai phía trên chuyển màu nhẹ thì thôi nướng và cho ra đĩa. Nên ăn nóng để giữ được hương vị tươi ngon của món ăn.

Trên đây là 2 cách nướng hàu cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể áp dụng tại nhà. Mẹ còn đợi gì mà chưa thực hiện ngay để đổi bữa cho cả gia đình?

Có nên cậy nhờ nhờ bố mẹ già trông con trẻ? Ba mẹ có cảm giác an tâm hơn rất nhiều khi gửi gắm con cho ông bà. Bởi đây cũng là niềm vui của ông bà, khi được ở bên cháu của mình. Thực tế thì như thế nào các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé

1.  Niềm vui của ông bà

Bà Nguyễn Thị Huệ (62 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, có thể đối với nhiều người. Nghỉ hưu xong phải chăm cháu là cực nhọc và mệt mỏi. Nhưng với tôi, đó là niềm hạnh phúc. Vợ chồng tôi đều lấy sự vất vả, ông bà trông cháu làm niềm vui.

  Niềm vui của ông bà
Cảm giác mỗi khi đi chợ về có cháu chạy ùa ra đón, ôm, thơm má thật là hạnh phúc

Tôi có hai người con trai, cháu lớn đã lập gia đình có một con trai hơn 2 tuổi, con thứ 2 mới ra trường được vài năm, chưa lập gia đình. Hiện cả gia đình con trai cả và con trai thứ đều ở cùng vợ chồng tôi. Nhà tôi tương đối rộng nên mọi sinh hoạt trong nhà không hề cảm thấy gì bí bách hay chật chội.

Buổi sáng, tôi xách làn đi chợ, nấu cơm cho cả nhà rồi giặt quần áo, nhưng riêng quần áo của cháu, tôi đều tự tay giặt riêng. Khi tôi đi chợ thì chồng tôi trông cháu. Cảm giác mỗi khi đi chợ về có cháu chạy ùa ra đón, ôm, thơm má thật là hạnh phúc. Vì ý thức cần phải thiết lập giờ giấc ăn ngủ khoa học cho cháu nên vợ chồng tôi cũng sinh hoạt rất điều độ

Nhiều người hỏi tôi cả ngày “quanh quẩn” ở nhà trông cháu có chán không? Câu trả lời là không! Mỗi giây phút tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc. Hai vợ chồng tôi nghĩ ra các trò vận động cho cháu, từ đó ông bà cũng được tập thể dục luôn nên không lo bị “ì” khi ở nhà cả ngày. Đến chiều chiều chúng tôi cho cháu ra sân chơi của khu, cháu đạp xe còn ông bà đi thể dục, găp gỡ bạn bè rất vui.

2. Ở đâu khó, có… ông bà trông cháu

Mỗi dịp hè về thì nhà ông bà nội, ngoại lại trở thành nơi nghỉ hè an toàn, ý nghĩa . Do vợ chồng đều công tác ở cơ quan nhà nước, nên mỗi dịp hè về vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Trân lại đau đầu với chuyện gửi con ở đâu. Nhưng rồi, khó khăn đó được giải quyết nhanh chóng khi có sự hỗ trợ của ông bà.

Chị Trân cho biết: “Hè này, dịch nên vợ chồng tôi không thể gửi trẻ đi học ở các lớp năng khiếu hay nhà trẻ. Chúng tôi phải cho hai bé ở nhà để đứa lớn chăm đứa nhỏ. Nghe vậy, ông bà nội của các cháu cũng từ quê lên giúp vợ chồng tôi giữ cháu trong những tháng hè này”

Ở đâu khó, có… ông bà trông cháu
Mỗi dịp hè về, nhà ông bà nội, ngoại lại trở thành nơi nghỉ hè an toàn, ý nghĩa

Đối với bà Trần Thị Ba, hè năm nào bà cũng giúp mấy đứa con bằng cách giữ cháu trong suốt thời gian hè. Bà Ba bộc bạch. “Hè năm nào, mấy đứa cháu của tôi cũng được cha mẹ gửi về ở với bà.

Do từ nhỏ chúng đã được sống ở thành phố, nên mỗi khi về ở với bà. Tôi đều dạy chúng cách đi chợ, trồng rau hay tự chăm sóc bản thân, chứ không dạy bài tập, vì chương trình của mấy đứa nhỏ giờ người già đâu có theo kịp mà dạy”.

Mỗi dịp hè về, khi các trường học đóng cửa, đứa con gái út của bà Ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng gửi 2 đứa con gái về quê nhờ bà giữ hộ trong suốt 3 tháng hè. Theo bà Ba, lớn tuổi nên giữ cháu tuy có vất vả, nhưng khoảng thời gian này, giúp bà phần nào thấy được niềm vui tuổi già.

3. Khi ông bà trông cháu…

Khi ông bà tham gia chăm sóc cháu, mặt được nhất ở đây là gắn kết tình cảm gia đình. Tình cảm của ba thế hệ đặc biệt là tình cảm giữa ông bà và các cháu.

Thứ hai, ông bà chăm cháu sẽ an toàn hơn, bố mẹ cũng yên tâm hơn so với việc phải giao con mình cho người giúp việc hay cô trông trẻ vì ông bà bao giờ cũng có tình cảm ruột thịt với cháu mình. Thứ ba, ông bà đỡ đần về mặt kinh tế cũng như thời gian cho bố mẹ các cháu. Thứ tư, ông bà truyền lại cho thế hệ tiếp nối một số kinh nghiệm dân gian. Truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc,…

Khi ông bà trông cháu
Ngoài nhìn con cháu trưởng và hạnh phúc, người già luôn cần con cháu bên cạnh

Có nhiều người con khi xa nhà, xa gia đình, xa quê hương thường có quan niệm và cho rằng. Nếu không có điều kiện ở với cha mẹ hoặc không thường xuyên về thăm nhà, thăm cha mẹ thì có thể báo hiếu bằng cách hằng tháng gửi quà, gửi tiền về quê nhà cho ông bà, cha mẹ già. Đó cũng là cách sẻ chia, báo hiếu, làm tròn bổn phận, trách nhiệm để cho cha mẹ được đủ đầy.

Thế nhưng, có mấy ai biết và hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Ngoài nhìn con cháu trưởng và hạnh phúc, người già luôn cần con cháu bên cạnh. Họ cần một không khí gia đình đúng nghĩa hơn là tiền bạc được gửi đều đặn hằng tháng. Cha mẹ già cần nhìn thấy con cháu sum họp đầy đủ trong những ngày lễ Tết.  Đó là niềm vui, hạnh phúc, sợi dây gắn kết tình cảm và sự quan tâm, sẻ chia lúc tuổi già.

Tham khảo: “Giúp” chồng thành công bằng cách tạo động lực 

Cùng chia sẻ với Góc của mẹ những khoảnh khắc, những câu chuyện hạnh phúc của gia đình mình mẹ nhé!

Trẻ 8 tháng biếng ăn là vấn đề khủng hoảng mà nhiều bậc phụ huynh phải đối mặt khi nuôi con nhỏ. Thay vì háo hức thưởng thức những món ăn hấp dẫn như mọi người. Trẻ sẽ trở nên kén chọn ngay cả với những món ăn mà bé thích. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể ăn rất ít hoặc bỏ ăn mặc dù bố mẹ rất kiên nhẫn. Trong bài viết bên dưới. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ nguyên nhân và cách điều trị phù hợp khi trẻ 8 tháng biếng ăn.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng biếng ăn

1.1. Trẻ 8 tháng biếng ăn do sinh lý

trẻ 8 tháng biếng ăn
Có một số trẻ biếng ăn là do bé đang mọc răng nên cảm thấy khó chịu, đau nướu, sốt nhẹ, tiêu chảy khiến con mất vị giác và lười nhai

Khi xác định được trẻ 8 tháng biếng ăn do sinh lý thì đây không phải lỗi của con mà trong thời điểm này, sự phát triển về thể chất và hình thành những kỹ năng khác có thể ảnh hưởng tới thói quen ăn uống và nhịp sinh học của bé. Có một số trẻ biếng ăn là do bé đang mọc răng nên cảm thấy khó chịu, đau nướu, sốt nhẹ, tiêu chảy khiến con mất vị giác và lười nhai.

Bên cạnh đó, một số trẻ 8 tháng tuổi khác lại rơi vào tuần khủng hoảng nên thường xuyên quấy khóc, khó tính, bám mẹ, biếng ăn và ít ngủ trong giai đoạn này. Ngoài ra, trường hợp trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn sinh lý còn có thể xuất phát từ việc con chưa thích nghi được với việc thay đổi cách chế biến món ăn từ loãng tới đặc dần. Hơn nữa, số bữa ăn và lượng thức ăn cũng tăng lên khiến hệ tiêu hóa của con trở nên nhạy cảm dẫn tới việc trẻ không muốn ăn, chán ăn và biếng ăn trong nhiều ngày.

1.2. Trẻ 8 tháng biếng ăn do bệnh lý

trẻ 8 tháng biếng ăn
Trẻ 8 tháng tuổi còn gặp một số vấn đề về thể chất do những tác động từ điều kiện sống hoặc hệ miễn dịch còn non yếu

Trẻ 8 tháng tuổi còn gặp một số vấn đề về thể chất do những tác động từ điều kiện sống hoặc hệ miễn dịch còn non yếu. Do đó, trẻ 8 tháng biếng ăn cũng có thể là do bé đang mắc phải một số căn bệnh thông thường như cúm, sốt, đầy bụng khó tiêu, ho viêm họng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu, táo bón, tiêu chảy hoặc những vấn đề khác về da. Hơn nữa, những bé đang phải điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc miệng và hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn tới chứng biếng ăn trong thời gian này.

1.3. Một số nguyên nhân khác

trẻ 8 tháng biếng ăn
Vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi thì trẻ sẽ không tập trung và việc ăn uống

Bên cạnh đó, giờ giấc và thói quen ăn uống không khoa học, thời gian giữa các bữa kéo dài quá gần nhau, mỗi bữa ăn kéo dài quá lâu, cho trẻ ăn tùy tiện bất cứ lúc nào mà không theo thời gian biểu sẽ làm hệ tiêu hóa của bé bị đảo lộn do làm việc quá tải và liên tục. Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu cho bé ăn dặm không hình thành thói quen tốt là ngồi ghế đàng hoàng mà cho vừa ăn vừa chơi, đi ăn rong, vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi thì trẻ sẽ không tập trung và việc ăn uống.

Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn triền miên. Ngoài ra, trẻ sẽ đòi hỏi hơn và bắt người lớn phải đáp ứng cho bằng được.

2. Giải pháp phù hợp cho trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn

2.1. Với những trẻ biếng ăn do sinh lý

trẻ 8 tháng biếng ăn
Vỗ về trẻ khi bé gặp phải những cơn đau nhức khi mọc răng

Nếu trẻ biếng ăn do sinh lý thì giai đoạn này sẽ không kéo dài quá lâu. Đôi khi chỉ xảy ra trong vài ngày hay nhiều nhất là 7 ngày. Qua khoảng thời gian này. Bố mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi trẻ đã phát triển thêm một nấc mới trong quá trình khôn lớn như thành thục một kỹ năng mới hoặc mọc những chú răng xinh.

Lúc này, việc bố mẹ cần phải là quan tâm bé nhiều hơn, kiên nhẫn hơn và không được ép con nếu trẻ không thích vì điều này sẽ gây ra rất nhiều điều bất cập. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên vỗ về trẻ khi bé gặp phải những cơn đau nhức khi mọc răng. Khi thời điểm này qua đi. Con sẽ ăn uống bình thường trở lại nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng nếu sợ trẻ thiếu chất, chậm tăng cân.

2.2. Với những trẻ biếng ăn do bệnh lý

trẻ 8 tháng biếng ăn
Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm một số loại men vi sinh.

Trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý luôn khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng vì nếu không được chữa trị dứt điểm, tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất của bé. Bên cạnh việc cho con đi khám để biết được nguyên nhân chính xác và cách điều trị. Bố mẹ có thể tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa bằng việc cho trẻ ăn thêm hoa quả, sữa chua, uống nước trái cây giàu vitamin, khoáng chất.

Nếu cần, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm một số loại men vi sinh. Hoặc vi chất cần thiết như selen, kẽm, vitamin D, vitamin B. Để kích thích hệ tiêu hóa của bé sản sinh ra enzym giúp chuyển hóa thức ăn thành những dưỡng chất có lợi và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp trẻ làm tăng cảm giác ngon miệng khi ăn uống.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hình thành thói quen tốt cho trẻ khi ăn như cho con ngồi vào ghế ăn dặm. Không cho con đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi. Thay vào đó, bố mẹ hãy cho trẻ tập trung vào việc ăn uống.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn. Từ đó, bố mẹ sẽ biết được nguyên nhân. Và giải pháp phù hợp giúp trẻ 8 tháng tuổi ăn ngon miệng hơn.

Tham khảo: Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi

Lẩu sẽ chỉ là món ngon, bổ dưỡng nếu chúng ta sử dụng nguyên liệu an toàn. Hiện nay, nhiều hàng quán thay vì sử dụng nước hầm xương đã thay thế bằng các loại gia vị chứa chất tạo ngọt, điều này có thể không phù hợp với một số người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người lớn tuổi hay bà bầu. Do vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ có thể tham khảo cách nấu lẩu thái đơn giản không cần gói gia vị sau đây.

1. Nguyên liệu nhúng lẩu

cách nấu lẩu thái
Nguyên liệu nhúng lẩu
  • Thịt bò: 1kg
  • Tôm: 1kg
  • Mực: 1,5kg
  • Bạch tuộc: 1 kg
  • Nghêu (hoặc ngao): 1kg
  • Bún tươi, mì hoặc miến
  • Các loại rau: rau muống, rau cần nước, cần tây, cải thảo, cải bó xôi, bắp chuối, kèo nèo, bông bí,…
  • Các loại nấm: nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm

2. Nguyên liệu làm nước chấm

  • Chanh: 1 quả
  • Đường: 3 muỗng cà phê
  • Muối: 3 muỗng cà phê
  • Bột ngọt: 1/2 muỗng cà phê
  • Ớt xiêm
  • Lá cải xanh
  • Wasabi

3. Nguyên liệu nấu lẩu thái

cách nấu lẩu thái
Nguyên liệu nấu lẩu thái
  • Xương ống: 1kg
  • Ớt tươi: 2 quả
  • Lá chanh: 10 lá
  • Riềng: 2 củ
  • Sả: 5 củ
  • Tỏi: 5 tép
  • Hành tây: 1 củ
  • Cà chua: 3 quả
  • Quế: 1 nhánh
  • Gia vị: tương ớt, tương cà, muối, đường, bột ngọt, sa tế

4. Cách nấu lẩu thái

 nấu lẩu thái
Cách nấu lẩu thái

4.1 Sơ chế nguyên liệu

  • Xương ống rửa sạch, chặt miếng to, đập dập các khớp ống để khi hầm xương dễ tiết ra nước ngọt.
  • Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở sống lưng và cắt bỏ râu. Mực và bạch tuộc làm sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nghêu rửa sạch phần vỏ, ngâm nghêu trong nước có vài lát ớt tươi khoảng 30 phút để nghêu nhả sạch sạn, đất. Sau khi sơ chế sạch sẽ, xếp tôm, mực, bạch tuộc và nghêu ra đĩa để riêng.
  • Thịt bò rửa cùng với nước muối cho sạch rồi cắt thành từng lát mỏng để nhanh chín và ăn sẽ mềm hơn.
  • Sả đập dập, cắt khúc phần lá, cắt nhuyễn phần đầu. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Riềng cạo vỏ rồi cắt lát mỏng. Lá chanh rửa sạch, vò nhẹ.
  • Cà chua và hành tây rửa sạch, cắt múi cau.
  • Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm.
  • Các loại nấm ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Nấm rơm chẻ chữ thập trên đầu cho đẹp mắt.

4.2 Cách làm nước lẩu thái

  • Xương ống chần sơ với nước nóng cho sạch mùi hôi và bọt bẩn rồi cho vào nồi cùng với 3,5 lít nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi khoảng 20 phút thì cho thêm 1 nhánh quế, lá chanh, riềng, sả đập dập vào nấu cùng, hạ nhỏ lửa. Để cho món LẨU thơm ngon hơn, mẹ nêm nếm gia vị với 2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 5 muỗng canh nước mắm. Quá trình hầm xương nếu thấy có bọt thì dùng muôi vớt sạch.
  • Trong lúc đợi các nguyên liệu nồi nước dùng tiết ra chất ngọt, mẹ bắc chảo lên bếp, cho hành, tỏi và sả băm nhuyễn vào phi thơm với dầu ăn. Tiếp đến, cho 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, cà chua và hành tây vào xào sơ qua, sau đó trút tất cả hỗn hợp này vào nồi nước dùng đang sôi.
  • Cho thêm 2 muỗng canh sa tế để giúp nồi lẩu có vị cay ngon hơn, mẹ có thể gia giảm tùy vào người dùng có ăn cay được hay không. Đun nồi nước dùng thêm 30 phút nữa, sau đó mẹ có thể nêm nếm lại theo khẩu vị của gia đình cho vừa ăn. Vậy là hoàn thành xong phần nước lẩu.

4.3 Làm nước chấm

Mẹ có thể pha nước chấm lẩu Thái theo hai cách sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho vào nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê muối, ớt xiêm băm nhuyễn, lá chanh cắt sợi nhỏ, lá cải xanh bỏ cuống và một ít wasabi. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Cách 2: Cho muối, đường, bột ngọt, ớt sừng, ớt hiểm vào cối giã thật nhuyễn, sau đó múc ra chén, vắt nước cốt chanh vào, khuấy đều.

5. Trình bày và thưởng thức

Cách nấu lẩu thái
Ngoài xương ống heo, có thể dùng thêm xương gà để nước dùng có vị ngọt thơm

Múc nước dùng ra nồi lẩu chuyên dụng, bắc lên bếp mini. Phần nước còn dư mẹ để châm thêm trong quá trình ăn lẩu.

Đun sôi nước lẩu, lần lượt nhúng nghêu, tôm, mực, bạch tuộc, thịt bò vào trước, nước sôi lại tiếp tục cho nấm và các loại rau ăn kèm vào đợi chín rồi thưởng thức.

Lưu ý để nấu lẩu thái ngon

  • Ngoài xương ống heo, có thể dùng thêm xương gà để nước dùng có vị ngọt thơm.
  • Nguyên liệu hải sản, thịt bò, rau củ tuỳ vào khẩu vị người dùng mà thêm bớt theo sở thích.
  • Để thưởng thức món lẩu Thái được ngon hơn, nên ăn rau đến đâu thì trụng đến đó.
  • Có thể thêm nước cốt me hoặc giấm bỗng cho nước lẩu có vị chua thanh.

Nếu vẫn còn phân vân “hôm nay ăn gì” hãy nhanh chóng vào bếp và nấu ngay một nồi lẩu Thái để thưởng thức cùng những người thân yêu mẹ nhé. Hương vị thơm ngon, chua cay đậm đà của sả, ớt, lá chanh kết hợp với các loại thịt và hải sản tươi ngon chắc chắn sẽ giúp cho bữa ăn của gia đình mẹ trở nên hấp dẫn và ấm cúng hơn. Chúc các mẹ thành công với cách nấu lẩu Thái chua cay

Tham khảo: 3 món ăn dễ làm cho bữa sáng của bé ngon miệng 

Khoai tây xào thịt bò tuy là món ăn khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết chế biến món ăn này sao cho đúng cách. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay Mamamy xin chia sẻ với các mẹ cách xào khoai tây với thịt bò đúng chuẩn nhé.

1. Nguyên liệu và cách xào khoai tây với thịt bò

cách xào khoai tây
Nguyên liệu và cách xào khoai tây với thịt bò
  • Thịt bò: 200 gam. Chọn bò phi lê tinh nạc, không chọn bò gân.
  • Khoai tây: 4 củ. Chọn củ cầm nặng tay, không có mầm.
  • Cà rốt: 1 củ. chọn quả cầm nặng tay.
  • Hành lá, cần tây,
  • Hẹ: 1 nắm nhỏ.
  • Tỏi, hành: 1 củ.
  • Ớt: 5 trái.
  • Gia vị thông thường: muối, hạt nêm, bột ngọt. đường, tương ớt, nước mắm, dầu hào, nước tương, tiêu.

2. Cách xào khoai tây với thịt bò

Bước 1: Sơ chế

Sơ chế là một bước quan trọng để đảm bảo tiến độ trong quá trình chế biến món ăn. Nguyên liệu của mẹ có thực sự sạch sẽ và sơ chế đúng cách chính là ở bước này.

  • Thịt bò: cắt lát mỏng, vừa ăn.
  • Khoai tây, cà rốt: Bỏ vỏ, cắt lát tròn, rửa sạch nước muối.
  • Hành lá, khoai tây, hẹ: rửa sạch, cắt khúc.
  • Tỏi, hành: bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Ớt: cắt nhỏ.

Bước 2: Ướp và xào thịt bò

  • Ướp thịt bò: Mẹ cho thịt bò và tô, thêm 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng bột ngọt, 1 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng tương ớt, hành, tỏi, ớt. Sau đó trộn đều tất cả gia vị và thịt bò, rồi ướp trong vòng 10 – 15 phút cho thịt bò thấm gia vị.
  • Thịt bò sau khi đã ướp xong thì mẹ mang ra xào. Mẹ cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào xào khoảng một phút rồi múc ra để riêng. Đảo nhanh tay để thịt bò ít tiếp xúc với mặt chảo để làm cho thịt bò mềm hơn.
cách xào khoai tây
Tiến hành cách xào khoai tây với thịt bò

Bước 3: Tiến hành cách xào khoai tây với thịt bò

  • Cho dầu vào chảo phi thơm tỏi, cho phần khoai tây và cà rốt vào xào đều khoảng 2 phút thì thêm nước vào xào và nêm gia vị cho đến khi chín. Nếu các mẹ cắt khoai tây hơi dày thì có thể xào lâu hơn một chút để khoai tây chín mềm. Để thịt bò mềm và ngon hơn các mẹ nên xào với lửa to.
  • Tiếp đến, để cho món ăn thêm phần bắt mắt các mẹ cho rau cần, hẹ và hành lá vào xào chung.
  • Cuối cùng, cho thịt bò vào xào và đảo đều tay cho thịt bò nóng. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

3. Yêu cầu thành phẩm đối với món khoai tây xào thịt bò

Món khoai tây xào thịt bò được xem là đạt yêu cầu khi:

  • Thịt bò chín mềm đều, không bị dai hoặc khô và ngọt thịt.
  • Khoai tây vừa chín tới, không bị nát.
  • Đĩa thịt thơm vị rau cần tây và hành tây, màu sắc bắt mắt với màu đỏ của cà rốt và cà chua, màu vàng của khoai tây và màu nâu nhạt của thịt bò đã chín.

Một số lưu ý khi làm khoai tây xào thịt bò

xoài khoai tây với thịt bò
Mẹ có thể thêm chút tiêu xay vào món ăn khi bày ra đĩa để món ăn thơm hơn
  • Khoai tây mẹ chọn loại lòng vàng thì khoai sẽ bở và ngon hơn.
  • Khi làm chiên qua khoai tây như vậy để khoai chín vừa tới, lại không bị nát trong quá trình xào với thịt bò.
  • Thịt bò chọn thịt thăn thì sẽ mềm và ngọt thịt hơn.
  • Mẹ có thể thêm chút tiêu xay vào món ăn khi bày ra đĩa để món ăn thơm hơn.
  • Khi chọn thịt bò để nấu ăn, mẹ có thể quan sát màu sắc của thịt, thịt có màu đỏ tươi, gân màu trắng, khi ấn tay vào có độ đàn hồi tốt và không bị dính tay. Hơn nữa qua mùi thịt mẹ cũng sẽ nhận ra thịt tươi.
  • Thông thường thịt bò cái sẽ ngon hơn thịt bò đực. Nếu các mẹ chọn được thịt bò tơ thì càng ngọt thịt, không bị dai mà ăn lại ngon hơn.
  • Khi xào thịt bò các mẹ nên xào với lửa to, thịt vừa chín tới thì sẽ dừng ngay, nếu xào quá chín thịt sẽ bị dai, khô và mất đi vị ngon.

4. Thịt bò xào khoai tây phù hợp với đối tượng nào?

xoài khoai tây với thịt bò
Món ăn giàu dinh dưỡng này phù hợp với mọi đối tượng
  • Món ăn giàu dinh dưỡng này phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ vận động nhiều bởi thịt bò có nhiều dưỡng chất giúp tốt cơ bắp, nhiều calo… Phụ nữ hiện đại không chỉ làm nội trợ mà còn vận động nhiều, sau một ngày vất vả nếu được nạp năng lượng từ một món ăn ngon thì chắc chắn sẽ bớt mệt mỏi rất nhiều.
  • Món ăn này phù hợp dùng vào bữa trưa, bởi trong thịt bò chứa nhiều sắt, do đó khi ăn thịt bò vào bữa trưa thì chiều hoạt động lượng calo sẽ tiêu thụ đi. Nếu dùng vào bữa tối thì sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của gan, có thể gây đầy bụng.

Với hướng dẫn nấu món thịt bò xào khoai tây thì chắc chắn mẹ đã có thêm một món ngon vào thực đơn vào bữa con nhà mình rồi phải không nào? Chúc các mẹ thành công với cách xào khoai tây với thịt bò thơm ngon này nhé!

Tham khảo thêm:

8 món ăn dặm dễ làm từ cải bó xôi 

3 món ăn dễ làm cho bữa sáng của bé ngon miệng 

Trong ngày giãn cách xã hội không biết làm gì thì nên ở nhà nấu ăn, rất thích hợp để thưởng thức bắp xào. Với vị mặn ngọt hài hòa, hương thơm của bơ, vị dẻo ngọt của bắp thêm ít tép khô, hành lá mang đến sức hấp dẫn không thể chối từ. Cùng vào bếp với Mamamy để biết cách xào bắp ngon và lạ miệng nhé.

1. Cách xào bắp với tôm khô ngon đậm đà

1.1 Nguyên liệu gồm có

  • Ngô mỹ: 2 quả
  • Tép hoặc tôm khô đóng gói sẵn
  • 1 hộp bơ thực vật
  • Hành lá
  • Gia vị: Đường, hạt nêm, nước mắm, bột ớt khô

Lưu ý: Có 2 loại bắp xào thường được dùng là ngô mỹ và ngô nếp. Nếu mẹ thích ăn ngô ngọt thì chọn ngô mỹ còn muốn bắp có độ dẻo, thơm thì chọn ngô nếp.

bắp xào tôm khô
Cách xào bắp với tôm khô ngon đậm đà

1.2 Chi tiết cách xào bắp tôm khô

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bắp mua về lột sạch vỏ và râu, tách lấy hạt, rửa sạch và để ráo. Nhớ tách cẩn thận tránh làm vỡ hạt ngô.

– Nếu không có loại đóng gói thì mẹ ngâm tép/ tôm ngô vào bát nước 5 phút cho mềm rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Cách xào bắp với tôm khô

– Chuẩn bị một cái chảo, cho dầu ăn vào phi đầu hành lá băm nhuyễn cho thơm.

– Khi hành đã dậy mùi thì cho bắp vào xào. Chỉnh lửa nhỏ, đảo đều đến khi ngô bắt đầu mềm thì cho tép/ tôm khô vào xào chín. Cho nước mắm, đường và hạt nêm sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình mẹ.

Bước 3: Hoàn thành

– Sau đó cho vào 3-4 thìa bơ xào tiếp cho ngô ngấm gia vị. Tắt bếp, thêm hành lá và ớt bột vào đảo đều rồi cho ra đĩa. Nhớ nêm nếm lại gia vị lần nữa nha.

Trang trí đĩa ngô cho đẹp mắt và thưởng thức thôi. Món này ngon nhất khi ăn nóng, để nguội hạt ngô sẽ bị cứng. Khi ăn có thể thêm tương ớt cho đậm vị.

2. Cách xào bắp với trứng (béo ngậy)

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Bắp nếp: 4 trái
  • Trứng gà: 1 quả
  • Hành lá: 2 cây
  • Các loại gia vị: Hạt nêm, đường, muối, tiêu xay và dầu ăn
  • Tương ớt, tương cà chua.
bắp xào trứng
Cách xào bắp với trứng (béo ngậy)

2.2 Chi tiết cách xào bắp với trứng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bắp chọn quả già, hạt to tròn đều. Bóc sạch vỏ và râu, tách lấy hạt. Rửa lại với nước cho sạch và để ráo.

– Để bắp nhanh chín và mềm hơn thì luộc bắp với xíu muối 2 phút trong nước sôi rồi vớt ra để ráo.

– Hành lá cắt bỏ rễ và lá úa. Cắt riêng phần đầu hành, đập dập rồi băm nhuyễn. Phần lá hành thái nhỏ.

Bước 2: Cách xào bắp

– Làm nóng chảo và cho vào 2 thìa dầu ăn. Cho đầu hành đã băm nhỏ vào phi thơm. Khi hành đã vàng thì đập trứng vào, cùng lúc dùng đũa khuấy cho trứng nát ra.

– Khi trứng hơi se lại thì cho hết phần ngô đã luộc vào. Xào trứng và ngô trên lửa nhỏ, đảo liên tục tránh làm cháy trứng.

–  Nêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê hạt nêm, ⅓ thì cà phê tiêu xay vào rồi tiếp tục đảo. Khi bắp đã chín mẹ cho hết phần hành lá đã cắt vào trộn đều và tắt bếp.

– Đổ phần bắp xào trứng ra đĩa. Ăn ngay khi còn nóng với tương ớt hoặc tương cà.

3. Lợi ích sức khỏe của bắp (Ngô)

Ngô là loại ngũ cốc được trồng và sử dụng ở khắp nơi trên thế giới. Ngô không chỉ giàu tinh bột mà còn chứa lượng chất xơ, vitamin đáng kể.

Đặc biệt là ngô tím, loại ngô được khuyên dùng vì có chứa rất nhiều anthocyanin đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó là ngô vàng và ngô trắng có cùng lượng dinh dưỡng nhưng xét về chất xơ thì trong ngô vàng có nhiều hơn. Sau đây ta có thể liệt kê một vài lợi ích cho sức khỏe khi ăn ngô:

cách xào bắp
Ngô không chỉ giàu tinh bột mà còn chứa lượng chất xơ, vitamin đáng kể

3.1 Ăn ngô ngăn ngừa thiếu máu

Trong ngô có chứa sắt – một thành phần nguyên tố quan trọng chứa trong máu. Vậy nên ăn ngô thường xuyên có thể chống bệnh thiếu máu.

3.2 Tốt cho người bị tiểu đường

Như đã nói ở trên, trong ngô có chứa , chất này cùng với flavonoid sẽ bảo vệ tuyến tụy , giảm tốc độ đường sản sinh trong máu.

3.3 Giảm cân

Ngô chứa nhiều tinh bổ nên khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tăng cân. Điều đó không sai nhưng râu ngô lại khác.

Râu ngô hay nhụy ngô có thể điều chỉnh gen kiểm soát sự tích tụ chất béo, điều này giúp mẹ có thể giảm cân. Vì vậy râu ngô thường được xem như là một vị thuốc dân gian.

3.4 Tác dụng tốt với người bị cao huyết áp

Ngô giàu vitamin B,C có ích cho việc trao đổi chất trong cơ thể do đó làm giảm căng thẳng.

4. Kết bài

Cách xào bắp
Cách xào bắp

Bắp( ngô) là loại thực phẩm có giá thành rất rẻ lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe vậy nên các món ăn từ bắp  được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh các món ăn dân dã quen thuộc như ngô luộc, chè ngô hay bánh ngô chiên thì ngô xào là món ăn biến tấu rất thành công.

Với một vài nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, Hương vị lại thơm ngon không khó để nó trở thành visual của các quán ăn vặt lề đường. Áp dụng cách xào bắp trên, nhâm nhi vài lon bia với đĩa bắp xào, trò chuyện râm ran cùng bạn bè hay đơn giản là nằm xem phim thôi cũng hạnh phúc vô cùng.

Xem thêm: 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật cho bé hay ăn chóng lớn

Cà tím không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn có hương vị rất đặc biệt, vì vậy được rất nhiều bà nội trợ lựa chọn khi vào bếp. Cùng Mamamy tham khảo ngay 2 cách xào cà tím dễ làm ăn với cơm ngon tuyệt.

1. Cách xào cà tím với thịt bò

1.1 Nguyên liệu làm Cà tím xào thịt bò

  • Cà tím 300 gram
  • Thịt bò 300 gram
  • Hành lá 1/2 cây
  • Ớt 2 trái
  • Tía tô 10 gram
  • Tỏi băm 1/2 muỗng cà phê
  • Gừng băm 1 muỗng cà phê
  • Nước tương 1 muỗng canh
  • Dầu mè 1/2 muỗng cà phê
  • Tiêu 1/2 muỗng cà phê
  • Muối 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 2 muỗng cà phê
  • Mè trắng 1 muỗng cà phê

1.2 Cách xào cà tím với thịt bò

cách xào cà tím
Cách xào cà tím với thịt bò

1.2.1 Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt bò mua về, rửa sạch, cắt con chì dài khoảng 0,6 cm. Mè rang chín.
  • Cà tím rửa sạch, bổ làm tư, cắt thành những miếng dài khoảng 5 cm, ngâm cà tím vào nước muối loãng 10 phút cho cà không bị thâm. Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài 5 cm. Ớt trái rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ. Tía tô rửa sạch, cắt nhỏ.

1.2.2 Ướp thịt bò

Cho vào chén thịt bò 1 muỗng canh xì dầu, gừng băm, tỏi băm nhỏ, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1,5 muỗng cà phê dầu mè, ướp từ 30 phút đến 1 tiếng.

1.2.3 Cách xào cà tím

Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, thả cà tím vào xào với 1/2 muỗng cà phê muối, xào khoảng 3 – 5 phút. Khi cà mềm cho hành lá và ớt trái vào đảo 30 giây thì tắt bếp, đổ ra chén riêng.

cách xào cà tím
Xào cà tím với thịt bò

1.2.4 Xào thịt bò với cà

Dùng lại chảo trên, cho dầu ăn vào, xào thịt bò lửa lớn. Thịt bò chín mềm thì đổ cà tím vào đảo cùng khoảng 1 phút thì tắt bếp, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.

1.2.5 Thành phẩm

Trút thịt bò và cà tím ra đĩa, trộn cùng mè rang, rắc lên đĩa thịt bò xào để trang trí.

2. Cách xào cà tím với tôm thịt

2.1 Nguyên liệu làm Cà tím xào tôm thịt

  • Cà tím 200 gr(1 trái vừa)
  • Tôm sú 200 gr
  • Cà chua bi 150 gr(15 trái)
  • Rau tía tô 20 gr
  • Lá lốt 20 gr
  • Tỏi và hành tím băm 2 thìa cà phê
  • Ớt hiểm 2 trái
  • Dầu ăn 2 thìa canh
  • Bột nghệ 2 thìa cà phê
  • Hạt nêm 3 thìa cà phê
  • Giấm gạo lên men. 2 thìa canh
xào cà tím với tôm thịt
Xào cà tím với tôm thịt

2.2 Cách xào cà tím với tôm thịt

2.2.1 Sơ chế các loại rau củ

  • Cà tím mua về mẹ cắt bỏ cuống, bào vỏ, cắt đôi và bổ làm 4 theo chiều dọc.
  • Mẹ cho cà tím vào ngâm cùng 1 tô nước lọc hòa với 1 thìa canh giấm gạo lên men khoảng 15 phút.
  • Lá lốt và tía tô mẹ rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
  • Cà chua bi rửa sạch và cắt đôi.
  • Ớt hiểm rửa sạch, đập dập.

2.2.2 Sơ chế tôm thịt

  • Tôm mẹ bóc vỏ, bỏ đầu, rút bỏ chỉ lưng và rửa sạch.
  • Thịt ba chỉ mẹ rửa sạch, để ráo rồi cắt miếng vừa ăn.

2.2.3 Cách lấy chỉ tôm nhanh

  • Đầu tiên mẹ dùng 2 tay cầm úp con tôm sao cho nhìn thấy chỉ tôm.
  • Một tay cầm phần đầu tôm, một tay cầm phần thân trên gần đầu tôm sao cho 2 điểm cách nhau khoảng 1cm.
  • Tiếp theo, bóp nhẹ phần đầu tôm từ dưới lên trên để đẩy phân ở đầu của tôm ra ngoài.
  • Cuối cùng, cầm phân tôm kéo từ từ sợ chỉ tôm ra khỏi thân là hoàn thành.
xào cà tím với tôm thịt
Chần cà tím với gia vị sẽ giúp cà tím có màu đẹp và thấm gia vị hơn

2.2.4 Ướp tôm thịt

Mẹ cho vào chén 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê tỏi và hành tím băm rồi trộn đều. 1 nửa mẹ cho vào ướp chung với thịt, phần còn lại mẹ ướp với tôm.

2.2.5 Chần cà tím

  • Mẹ bắc lên bếp một cái nồi hoặc chảo sâu lòng, sau đó cho 2 chén nước lọc vào cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột nghệ.
  • Khi nước sôi, mẹ cho hành tím vào chần sơ rồi vớt ra.

Mách nhỏ: Chần cà tím với gia vị sẽ giúp cà tím có màu đẹp và thấm gia vị hơn

2.2.6 Xào tôm thịt

  • Mẹ phi thơm 1 thìa cà phê tỏi và hành tím băm cùng 1 thìa canh dầu.
  • Sau đó, mẹ cho phần thịt đã được ướp gia vị vào xào đến khi săn lại.
  • Tiếp theo, mẹ cho phần tôm vào và đảo nhanh tay cho tôm vừa chín thì tắt bếp và cho ngay ra đĩa.

Mách nhỏ: Xào tôm thịt sẽ giúp các nguyên liệu săn lại, thịt tươm mỡ và thấm gia vị hơn.

2.2.7 Cách xào cà tím

  • Mẹ cho vào chảo 1 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng mẹ cho cà tím đã chần vào đảo khoảng 1 phút thì cho cà chua bi vào xào cùng 1 chén nước lọc nhỏ.
  • Tiếp tục cho vào chảo 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa canh giấm gạo lên men và ớt đập dập rồi bật lửa lớn và đảo đều.
  • Sau đó, mẹ cho phần tôm thịt đã xào săn trước đó vào xào chung khoảng 30 giây thì cho lá lốt và lá tía tô vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp.

Tham khảo thêm:

6 món cháo cá lóc bổ dưỡng cho bé mẹ không thể “làm ngơ”

8 món canh mùa hè cho bà bầu dễ nấu mà giải nhiệt cực tốt

Vịt là một loại thức ăn quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình Việt. Từ vịt có thể chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau trong đó có món gỏi vịt bắp cải. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách làm gỏi vịt đơn giản mà lạ miệng.

1. Cách làm gỏi vịt ngon: chọn được vịt ngon

Cách làm gỏi vịt ngon: chọn được vịt ngon
Cách làm gỏi vịt ngon: chọn được vịt ngon

Để có món gỏi vịt ngon thì đầu tiên mẹ phải chọn được con vịt ngon. Các mẹ có ý định làm gỏi vịt nên mua vịt đực, vì nó ngon và thơm hơn vịt cái. Ngoài ra nên chọn con vịt có kích thước trung bình không quá to hay quá bé. Trọng lượng lý tưởng nhất lf 1-1,5kg. 

Để đảm bảo vệ sinh các mẹ nên mua về sau đó tự mình sơ chế thay vì mua vịt làm sẵn. Nhiều trường hợp vịt bán sẵn được người bán để cấp đông sẽ không còn tươi nữa. Nếu bắt buộc phải mua vịt làm sẵn, hãy ấn thử tay vào vịt để thử độ đàn hồi. Nếu da vịt nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu chứng tỏ vịt tươi. 

2. Cách làm gỏi vịt bắp cải nhanh gọn

2.1. Nguyên liệu chính

1 con vịt 1-1,5kg

1 cây bắp cải 0,5kg

1 củ cà rốt

1 củ hành tây

1 bó rau mùi

1 củ gừng

1 củ hành tím

1 bó rau húng quế

100g lạc rang

100ml rượu trắng

Nguyên liệu chính
Nguyên liệu chính

2.2. Nguyên liệu làm nước chấm vịt

1 thìa cà phê nước mắm

1 thìa cà phê đường

1 thìa cà phê mì chính

1 thìa cà phê nước sôi để nguội

1 quả chanh

1 quả ớt

2 nhánh gừng

2.3. Nguyên liệu làm nước trộn gỏi vịt bắp cải

1 thìa cà phê đường

2 thìa nước mắm

1 quả chanh

3. Cách làm gỏi vịt ngon ngay tại nhà

Cách làm gỏi vịt ngon ngay tại nhà
Cách làm gỏi vịt ngon ngay tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để làm gỏi vịt

Vịt sau khi cắt tiết, làm lông đem rửa sạch dưới vòi nước. Dùng muối chà xát lên khắp mình vịt để sạch nhớt sau đó rửa kỹ lại với nước. Lấy một củ gừng cạo vỏ, băm nhỏ rồi đem trộn cùng với rượu trắng. Đem hỗn hợp trên xoa đều lên toàn bộ thân vịt để khử cho hết mùi hôi. 

Rau bắp cải bóc bỏ lớp lá già bên ngoài. Sau đó bào sợi hoặc thái nhỏ rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút. Khi vớt ra để ráo trộn gỏi sẽ ngon hơn.

Hành tây mẹ bóc vỏ rửa sạch thái lát mỏng. Mẹ có thể đem hành tây để vào ngăn mát tủ lạnh để khi ăn giòn hơn và bớt hăng. 

Cà rốt mẹ gọt vỏ, rửa sạch sau đó nạo thành sợi.

Gừng cạo vỏ ngoài, rửa sạch rồi thái thành sợi.

Hành tím bóc vỏ ngoài, thái mỏng rồi đem phơi nắng cho héo đi. Nếu trời không nắng các mẹ có thể đem nướng trên bếp ga sẽ rất thơm.

Lạc đem rang, chà cho lớp vỏ giấy bong ra rồi đem giã vỡ.

Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm tinh.

Rau mùi nhặt bỏ lá ủng, rửa dưới vòi nước rồi thái khúc ngắn khoảng 1,5cm.

Bước 2: Luộc vịt để làm gỏi vịt bắp cải

Luộc vịt để làm gỏi vịt bắp cải
Luộc vịt để làm gỏi vịt bắp cải

Cách làm gỏi vịt ngon đổi món cho gia đình rất dễ thực hiện. Lấy một chiếc nồi lớn, cho vịt vào nồi, đổ nước vào sao cho ngập cả con vịt. Thêm vào nồi một củ hành tím đã nướng, một nhánh gừng đập dập và một thìa muối trắng. Luộc vịt với lửa lớn khoảng 30 phút rồi dùng đầu nhỏ của cây đũa tiêm thử vào đùi vịt.  

Nếu không có nước màu đỏ chảy ra tức là vịt đã chín. Đem vịt vớt ra ngâm vào chậu nước đá lạnh để lớp da vịt giòn và có màu sáng đẹp hơn. Sau khi vịt nguội chặt vịt thành những miếng vừa ăn. Ngoài ra các mẹ có thể lọc thịt vịt ra khỏi xương rồi xé sợi nhỏ. Làm như vậy sẽ ngấm gia vị và thuận tiện khi ăn hơn. 

Bước 3: Làm nước trộn gỏi vịt bắp cải

Các mẹ cho một thìa cà phê nước mắm, một thìa nước cốt chanh, một thìa đường, một quả ớt vào trộn với nhau. Có thể điều chỉnh, nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình.

Bước 4: Làm nước mắm chấm gỏi vịt

Chuẩn bị một chiếc bát lớn, cho đường, mì chính vào bát. Sau đó cho thêm nước mắm, nước sôi để nguội và nước cốt chanh vào đánh tan. Sau cùng cho phần tỏi băm, ớt băm và gừng thái sợi vào khuấy đều lên là các mẹ đã có bát nước chấm đậm vị, thơm ngon rồi. 

Bước 5: Trộn gỏi vịt bắp cải

Cách làm gỏi vịt ngon chuẩn vị như nhà hàng. Đầu tiên chuẩn bị một gang tay ni lông và một bát tô thật lớn. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu bắp cải, thịt vịt, hành tây, cà rốt vào bát. Tiếp đến mẹ đổ bát nước trộn gỏi đã chuẩn bị vào trộn đều lên. Cuối cùng rắc thêm húng quế và rau mùi vào rồi để yên khoảng 10-20 phút. Trước khi ăn các mẹ rắc thêm lạc rang lên trên cho thơm và bày một vài cọng rau thơm để đĩa gỏi vịt bắp cải thêm bắt mắt. 

4. Một số lưu ý trong cách làm gỏi vịt

Một số lưu ý trong cách làm gỏi vịt
Một số lưu ý trong cách làm gỏi vịt

Ngoài món gỏi vịt bắp cải, các mẹ có thể làm một số món gỏi vịt khác như: gỏi vịt hành tây, gỏi vịt rau càng cua cũng rất ngon và đưa cơm. 

Nếu muốn các mẹ có thể để phần thịt vịt ra riêng và phần nước chấm riêng chứ không nhất thiết phải trộn lẫn lại với nhau.

Phần nước luộc vịt rất thơm và béo, mẹ có thể tận dụng nấu cháo ăn kèm gỏi cũng rất ngon.

Trên đây là cách làm gỏi vịt đơn giản ngay tại nhà. Mặc dù đơn giản nhưng món này rất gây “nghiện” đó nhé. Món gỏi vịt bắp cải phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc các mẹ thực hiện thành công món ăn này đãi cả nhà dịp cuối tuần. 

Giỏ hàng 0