Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách làm phô mai cho bé ăn dặm đơn giản mà lại cực ngon

Phô mai là nguyên liệu thường được các bà mẹ ưu ái trong các bữa ăn dặm của bé. Nguyên liệu này không những chứa các thành phần dinh dưỡng mà còn có hương vị đặc biệt thu hút các bé. Hãy cùng Góc của mẹ học cách làm phô mai cho bé ăn dặm theo những mẫu thực đơn dưới đây nhé.

1. Tại sao lại lựa chọn phô mai?

Cách lựa chọn phô mai cho bé
Cách lựa chọn phô mai cho bé

Phô mai là một loại chế phẩm từ sữa nên cấu tạo chủ yếu từ chất béo và protein. Hàm lượng hai chất này trong phô mai còn phụ thuộc và mỗi loại phô mai khác nhau.

Protein trong phô mai giúp làm giảm huyết áp và hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Trong khi đó, chất béo có nguồn gốc từ động vật nhai lại (chất béo chuyển hóa) cũng đem lại một số lợi ích nhất định cho cơ thể.

Ngoài ra, trong phô mai còn có các loại vitamin và chất khoáng như kẽm, canxi, vitamin A, vitamin K2 và riboflavin.

Chính nhờ các thành phần trên mà phô mai có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh loãng xương và các bệnh liên quan.

2. Bảo quản phô mai đúng cách

Bảo quản phô mai trong hộp kín và cất vào tủ lạnh
Bảo quản phô mai trong hộp kín và cất vào tủ lạnh

Phô mai dùng ngay trong ngày có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, nếu bạn mua với một lượng lớn, hãy bảo quản chúng ở ngăn mát tủ lạnh. Giữ phô mai ở ngăn đông sẽ làm giảm chất lượng và hương vị của chúng đấy.

Để bảo quản hương vị lâu hơn, phô mai nên được bọc trong giấy nến thay vì màn bọc thực phẩm. Tốt nhất, hãy cho chúng vào hộp kín và cất vào tủ lạnh. Loại phô mai càng cứng sẽ càng dễ bảo quản.

Nếu phát hiện lớp ngoài phô mai bị mốc, bạn chỉ cần cắt bỏ lớp mốc bên ngoài (tầm 1,5cm). Sau khi loại bỏ lớp mốc, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng phần phô mai còn lại.

Xem thêm: Thế giới đang dần trở lại với xu hướng sử dụng bình sữa thủy tinh – Tại sao?

3. Tự làm phô mai tươi cho bé ăn dặm

Có thể tự làm phô mai tươi ở nhà
Có thể tự làm phô mai tươi ở nhà

Nếu mẹ không muốn mua phô mai ngoài để tiết kiệm chi phí, mẹ hoàn toàn có thể tự làm phô mai tươi ở nhà.

3.1. Nguyên liệu và dụng cụ:

  • Sữa tươi không đường (32gr chất béo): 1 lít
  • Chanh tươi: 2 quả
  • Hộp đựng phô mai
  • Rây lọc hoặc rổ i-noc (lỗ nhỏ) không gỉ

3.2. Cách làm:

  • Đun sữa cho tới khi sữa bốc hơi nhưng chưa sôi tới (chưa nổi các bọt khí)
  • Cho nước cốt chanh đã vắt sẵn vào sữa, khuấy nhẹ
  • Đậy nắp, chờ cho sữa tách nước từ nửa tiếng đến 1 tiếng
  • Đặt rây hoặc rổ i-noc lên một cái thau, đặt khăn xô (loại to) phủ lên rây
  • Chờ đến khi sữa tách nước tức sữa đóng thành mảng còn nước có màu vàng nhẹ, đổ sữa lên khăn xô
  • Vắt nước hoặc túm ngược khăn treo lên để nước chảy ra hết, giữ lại phần phô mai trong khăn
  • Để đóng phô mai thành miếng, cho phô mai vào hộp chữ nhật có lót màng bọc. Nén ép đều phô mai rồi bảo quản tủ lạnh.

3.3. Lưu ý:

  • Nếu sau khi tách nước mà nước có màu trắng thì đổ phô mai vào lại nồi để đun tiếp cho đến khi được nước vàng. Lặp lại quá trình trên để làm phô mai.
  • Các chị em mới làm lần đầu nên thử với 2 bịch sữa tươi không đường vinamlik và nửa quả chanh để tránh phí sữa nếu hỏng phô mai.

4. Các thực đơn đơn giản làm cùng phô mai cho bé ăn dặm

4.1. Súp khoai tây phô mai cho bé ăn dặm

Súp khoai tây phô mai
Súp khoai tây phô mai
  • Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ sau đó hấp chín
  • Xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn thịt
  • Hầm xương thịt lấy nước
  • Cho khoai tây, thịt băm nhuyễn và nước hầm xương thịt vào đun sôi
  • Chờ cho súp chín thì thả phô mai vào, khuấy đều cho phô mai tan ra. Cho bé ăn lúc súp còn ấm.

4.2. Cháo cá hồi phô mai cho bé ăn dặm

Cháo cá hồi phô mai
Cháo cá hồi phô mai
  • Sơ chế thật kí cá hồi. Lóc hết xương, dùng chanh khử mùi tanh sau đó băm nhuyễn thịt cá.
  • Thái nhỏ hành lá và gừng. Hành tím và tỏi thì băm nhỏ.
  • Gạo vo thật sạch, cho vào nồi.
  • Cho chảo lên bếp. Phi hành tỏi rồi cho cá hồi đã băm nhuyễn vào. Có thể cho thêm một ít nước mắm cho đậm vị.
  • Múc cháo ra bát rồi thêm cá hồi đã lăn vào. Cho thêm một miếng phô mai và khuấy đều. Cho bé ăn lúc cháo còn ấm.

4.3. Cháo cà rốt phô mai cho bé ăn dặm

Cháo cà rốt phô mai
Cháo cà rốt phô mai
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, luộc chín.
  • Cà rốt sau khi chín rục thì đem ra xay nhuyễn. Có thể cho thêm chút muối để cà rốt được đậm vị.
  • Vo sạch gạo, cho vào nồi để nấu cháo. (ngâm gạo 1 tiếng trước khi nấu để gạo nở ra, dễ mềm hơn)
  • Cháo chín thì cho cà rốt xay nhuyễn vào, trộn đều. Thêm chút nước mắm đượm vị.
  • Cho một miếng phô mai vào nồi, khuấy đến khi phô mai tan ra.
  • Múc cháo ra bát và cho bé ăn khi cháo còn ấm.

4.4. Cháo tôm súp lơ phô mai cho bé ăn dặm

Cháo tôm súp lơ phô mai
Cháo tôm súp lơ phô mai
  • Vo sạch gạo và ngâm trước khi nấu nửa tiếng để cháo được mềm hơn,
  • Bóc vỏ tôm, lấy chỉ sống lưng rồi rửa sạch.
  • Thái nhỏ hành tây và súp lơ xanh, cho ngâm nước muối rồi rửa sạch.
  • Đem luộc hành tây, súp lơ và tôm.
  • Cho chảo lên bếp, lăn dầu ô liu sau đó cho tôm và hành tây vào đảo đều. Thêm chút muối để dậy vị.
  • Sau khi tôm và hành tây chín thì cho gạo đã ngâm vào khuấy đều. Được một lúc thì cho nước dùng vào và ninh nhừ cháo.
  • Sau khi cháo nhừ thì cho súp lơ vào.
  • Tắt bếp, cho một miếng phô mai vào và khuấy đều cho tan ra.
  • Múc ra tô và cho bé dùng khi cháo còn nóng.

Phô mai có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Trên đây là những cách bảo quản, tự làm cũng như sử dụng phô mai cho các thực đơn ăn dặm của bé. Qua bài viết này, Mamamy hi vọng chị em đã thu thập được thêm những mẹo nấu ăn hữu dụng để áp dụng vào bữa ăn cho bé yêu nhà mình.

Nguồn tham khảo: Dùng phô mai cho bé ăn dặm mẹ cần ghi nhớ 5 điều sau

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách làm phô mai cho bé ăn dặm đơn giản mà lại cực ngon”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0