Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là một món cháo tốt cho trẻ sơ sinh. Vì cá lóc ít mỡ, giàu khoáng chất và Vitamin. Đặc biệt, mẹ nấu cháo cá lóc cho bé có thể bổ sung dưỡng chất và có lợi cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, đây cũng là một món ăn được các chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ ít sữa. Bồi bổ cho người mới ốm dậy và có tác dụng chống oxy hóa. Mẹ yêu đã thêm món ăn này vào thực đơn hằng ngày cho bé nhà mình chưa? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu thêm về món cháo dinh dưỡng này nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé theo tuổi:
Giúp bé phát triển với thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Giúp con phát triển với thực đơn ăn dặm 9 tháng tuổi
Những lưu ý cho cháo dinh dưỡng của bé
Mục lục
1. Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là một món ăn bổ dưỡng
Theo Đông Y, cá lóc có tính bình, không độc và vị ngọt. Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu thũng, thông tiểu, sinh tân dịch, bổ can tạng, lợi sữa, tốt cho khí huyết. Cá lóc đặc biệt tốt cho dinh dưỡng của trẻ và bà mẹ đang cho con bú. Dùng cháo cá lóc cho bé sau khi ngủ dậy là thời điểm dễ hấp thu nhất.
2. Dinh dưỡng trong cháo cá lóc cho bé ăn dặm
Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là món ăn không thể bỏ qua trong thực đơn của bé từ 7 tháng tuổi. Trong 100g cá lóc có chứa 18.2g protid; 2.7 lipid; 90mg Canxi; 240mg Photpho, 2.2mg Sắt và một số chất khác.
Cứ 100g cá cung cấp 100 calo. Cháo cá lóc có mùi thơm nhẹ, không quá gắt, không gây ngán. Và là một trong những lựa chọn ưa thích để chế biến món ăn cho trẻ nhỏ.
3. Cháo cá lóc cho bé ăn như thế nào là đúng cách?
Để bé có được bữa ăn bổ dưỡng và tránh những tình trạng xấu có thể xảy ra. Mẹ yêu nên lưu ý những điều sau trước khi chế biến và cho bé ăn cháo cá lóc nhé:
- Không nên hâm đi hâm lại cháo nhiều lần. Mẹ chỉ nên nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đủ trong ngày. Cháo cá lóc hay bất cứ thức ăn dặm cho trẻ khác, cũng không nên để qua ngày.
- Có thể sử dụng nước rau củ hoặc nước hầm xương để cháo đặm vị. Không nên sử dụng thêm muối hoặc nước mắm hay gia vị khác. Vì đồ ăn mặn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa phát triển của bé.
- Nếu bé ăn dặm tốt, có thể cho ăn cháo cá lóc từ tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn cá lóc từ tháng thứ 8 trở đi.
4. Dạy mẹ các cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm
Công thức nấu cháo cá lóc khá đa dạng. Cá lóc cũng là một nguyên liệu dễ dàng kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau. Mẹ có thể biến tấu với nấm, súp lơ, cà rốt, bí đỏ,…, đều có thể tạo ra những món cháo cá lóc ngon lành. Những cách nấu cháo cá lóc cho bé sau sẽ làm thực đơn ăn dặm của bé yêu thêm phong phú đấy!
4.1. Cháo cá lóc nấm rơm
Cháo cá lóc nấm rơm mang hương vị nhẹ nhàng. Cá không bị tanh vì gừng trong cháo đã khử bớt mùi. Rất thích hợp với những bé kén ăn và nhạy cảm với mùi vị.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một nửa chén gạo tẻ
- 30g cá lóc.
- Nấm rơm, hành lá, gừng.
- Dầu ăn cho trẻ em.
- Xì dầu hoặc nước mắm.
Cách thực hiện cháo cá lóc cho bé ăn dặm
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Bước 2: Nấm rơm, hành lá, gừng rửa sạch. Nấm rơm băm nhuyễn. Hành lá xắt nhỏ. Gừng nạo vỏ, thái lát.
Bước 3: Cá lóc làm sạch, rửa với muối hoặc chanh để sạch hết nhớt. Luộc chín với vài lát gừng tươi.
Bước 4: Khi cá chín vớt ra, giữ lại nước luộc cá. Cá đem gỡ hết xương, tán nhuyễn phần thịt và phi thơm với đầu hành.
Bước 5: Lọc lại nước luộc cá để hết cặn. Sau đó cho gạo vào ninh. Khi cháo đã nhừ, tiếp tục cho cá và nấm vào đảo đều. Nấu trong 10 phút nữa rồi tắt bếp. Múc cháo ra chén và cho thêm hành lá vào. Nếu trẻ đã được 1 tuổi thì mẹ có thể cho thêm một chút nước mắm hoặc xì dầu vào nhé!
4.2. Cháo cá lóc cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau lành tính và rất tốt cho các bé. Cháo sau khi nấu có màu xanh đẹp mắt. Vì vậy, sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn. Cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào!
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nửa chén gạo tẻ.
- 1 cây cải bó xôi, cà rốt.
- 30g thịt cá lóc.
- Dầu ăn cho bé, một thìa xì dầu hoặc nước mắm.
Các bước thực hiện cháo cá lóc cho bé:
Bước 1: Gạo vo sạch rồi ngâm trong nước ấm tầm 1 tiếng.
Bước 2: Rau bó xôi rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, xắt hạt lựu.
Bước 3: Cá lóc làm sạch, rửa với muối hoặc chanh cho đỡ vị tanh. Phi lê mỏng phần thịt cá, ướp với đầu hành.
Bước 4: Gạo sau khi ngâm đổ chung với nước và ninh nhừ. Khi cháo gần chín cho cải bó xôi và cá vào đảo đều. Đợi cháo sôi lại thì tắt bếp và múc ra chén. Thêm hành tươi để cháo thơm hơn.
5. Những lợi ích của cá lóc đối với sức khỏe của bé
5.1. Phát triển cơ bắp của trẻ nhỏ
Cá lóc có hàm lượng Protein cao hơn so với cá rô phi, cá chép, gà, thịt bò và trứng. Lượng protein cao sẽ giúp ích nhiều cho trẻ trong quá trình hình thành cơ bắp.
5.2. Chữa lành vết thương
Trong cá lóc có chứa nhiều albumin. Đây là một loại protein giúp ích cho quá trình chữa lành vết thương của trẻ. Hỗ trợ chữa lành các bệnh khác như viêm gan, nhiễm trùng phổi, thương hàn, đột quỵ,… Thúc đẩy quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Và khắc phục tình trạng sưng tấy các vết thương.
5.3. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Thịt cá lóc mềm hơn các loại thịt khác. Do đó, rất dễ để trẻ tiêu hóa và hấp thụ.
5.4. Cháo cá lóc cho bé cải thiện suy dinh dưỡng
Trong một 100g cá lóc chứa lượng dưỡng chất đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của trẻ. Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
5.5. Chữa bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ
Cá lóc có các hợp chất đặc biệt có thể hỗ trợ chữa bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Với hương vị thơm ngon và tính bổ dưỡng của món cháo cá lóc cho bé ăn dặm, mẹ đã sẵn sàng thêm món dinh dưỡng này vào thực đơn hằng ngày cho bé chưa? Hãy bắt đầu bằng những công thức đơn giản mà Góc chia sẻ. Sau đó biến tấu để món ăn thêm ngon và phù hợp với bé nhà mình hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp 10 món cháo cá lóc ngon bé ăn hoài không chán