Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật cho bé hay ăn chóng lớn

Nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật ngày càng được nhiều bà mẹ lựa chọn. Không chỉ vì giá trị dinh dưỡng mà còn vì những thói quen ăn uống tốt mà bé sẽ có khi trường thành.

1. 4 giai đoạn của bé theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật

4 giai đoạn của bé theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật
4 giai đoạn của bé theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật

1.1. Giai đoạn nuốt chửng cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi: 

Ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa nghiền nát được thức ăn trong miệng. Nên mẹ cần chế biến đồ ăn nhuyễn và dễ nuốt. 

Bên cạnh đó. mẹ có thể nêm thêm rau vào thức ăn của bé bằng cách nấu nước dùng và rau củ nghiền mịn.

1.2. Giai đoạn nhai “trệu trạo” cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi: 

Ở giai đoạn này trẻ đã có thể nghiền nát thức ăn bằng lưỡi. Do đó, cháo ăn dặm của nhật phải được nấu đặc hơn. Đồng thời cháo phải có độ lợn cợn để bé tập nhai. 

Mẹ hãy hấp các món rau củ chín mềm, có thể không cần nghiền thành bột nữa mà bé vẫn có thể ăn được. 

1.3. Giai đoạn nhai tóp tép cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi: 

Đây là lúc trẻ có thể dùng lợi để nghiền nát một số loại đồ ăn có độ cứng nhất định.

Mẹ chỉ cần nấu mềm thức ăn sao cho bé có thể sử dụng lợi để nhai được, độ mềm tương đương như chuối chín là được.

1.4. Giai đoạn nhai thành thạo cho 12 – 18 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 1 tuổi trở đi bé sẽ được ăn ba bữa chính như người lớn. Thức ăn của bé trong giai đoạn này được chế biến to hơn và cứng hơn phù hợp với độ thô của tuổi bé. Bước đầu mẹ có thể cho bé ăn cơm nhão, cơm nát, sau đó sẽ cứng dần lên thành cơm như người lớn. Bé sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn và hạn chế việc uống sữa.

2. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật

2.1. Nấu cháo ăn dặm của Nhật từ gạo

Nấu cháo ăn dặm của Nhật từ gạo
Nấu cháo ăn dặm của Nhật từ gạo

Như đã nói ở trên, để nấu cháo ăn dặm kiểu nhật cho bé, mẹ cần phải quan tâm tới tỉ lệ gạo:nước. Để đảm bảo độ loãng, độ mềm của cháo. Qua đó đảm bảo việc ăn dặm của trẻ diễn ra thành công, suôn sẻ:

  • Với trẻ từ 5-6 tháng, mẹ nên nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau khi cháo chín mềm, mẹ vẫn cần rây qua lưới để loại bỏ những hạt lợn cợn. Điều này giúp bé không bị hóc khi nuốt chửng.
  • Với bé từ 7-8 tháng, tỷ lệ gạo : nước sẽ là 1 : 7. Và mẹ không cần rây cháo nữa. Vì bé đã có thể ăn cháo nguyên hạt.
  • Với bé từ 9-11 tuổi, mẹ nên tuân theo tỷ lệ 1 gạo : 7 nước. Và tiếp tục cho bé ăn nguyên hạt.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật:

  • Đầu tiên mẹ vo gạo với nước. Lưu ý không vo gạo quá kỹ để tránh làm mất đi hàm lượng dưỡng chất bổ dưỡng trong cám gạo.
  • Cho gạo và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi.
  • Ngâm gạo trong nồi trong khoảng 30 đến 60 phút.
  • Tiếp đó, cho nồi lên bếp đun ở lửa nhỏ trong khoảng 40 phút.
  • Cuối cùng là tắt bếp. Và đậy kín vung để ủ thêm 15 phút nữa. Việc này sẽ khiến cháo chín ngon hơn đó.

2.2. Nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ bánh mì

cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật
Nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ bánh mì

Ngoài việc nấu cháo từ 2 nguyên liệu chính gạo và cơm. Các mẹ người Nhật còn thường sử dụng bánh mì để nấu cháo cho bé. Điều này giúp thay đổi khẩu vị và làm bé có hứng thú ăn dặm hơn. Khi thực hiện nấu cháo ăn dặm của nhật từ bánh mì, mẹ cần làm theo tỉ lệ chuẩn 1 bánh mì : 5 nước.

Cách nấu:

  • Mẹ cắt hết phần vỏ bánh mì. Chỉ lấy phần ruột và xé nhỏ. Rồi cho vào nồi.
  • Thêm nước theo tỷ lệ. Và đun sôi với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Cuối cùng, cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)

2.3.Nấu cháo ăn dặm kiểu nhật với nước dùng dashi

cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật
Nấu cháo ăn dặm kiểu nhật với nước dùng dashi

Để gia tăng giá trị dinh dưỡng, khi nấu cháo ăn dặm cho bé, người nhật có thể thay thế nước thông thường bằng nước dùng dashi. Có hai loại nước dùng dashi phổ biến:

  • Nước dùng dashi từ rau: Ngoài những loại rau có vị đắng, chát. Mẹ có thể dùng bất cứ rau nào để làm nước dùng cho bé.
  • Nước dùng dashi từ tảo bẹ và cá thu bào.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ nước dùng dashi rau củ mẹ nhé!

Nguyên liệu:

  • Bắp cải, cà rốt, hành tây: 250g
  • Nước: 4 cốc

Cách nấu:

  • Mẹ rửa sạch, cạo vỏ tất cả các loại rau củ. Sau đó cắt miếng cho phù hợp.
  • Cho rau và nước vào nồi rồi đun lên. 
  • Khi nước đã sôi sẽ vặn nhỏ lửa ninh khoảng 20 phút đến khi rau củ chín mềm.
  • Trải giấy làm bếp lên rổ rồi đặt lên bát to, đổ toàn bộ rau lên đó.
  • Dùng rau để nấu đồ ăn dặm. Nước dùng được tận dụng để nấu cháo cho bé.

3. Một số nguyên tắc khi nấu cháo ăn dặm kiểu nhật

cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật
Chọn những thực phẩm thật tươi ngon, sạch đảm bảo vệ sinh như rau, củ, thịt…
  • Chọn những thực phẩm thật tươi ngon, sạch đảm bảo vệ sinh như rau, củ, thịt… Không nên dùng những thực phẩm đóng hộp, có chất bảo quản để làm nguyên liệu nấu cháo ăn dặm kiểu nhật cho bé.
  • Để tốt cho thận của bé, các mẹ không nên thêm bất cứ gia vị nào khác vào thức ăn dặm của bé.
  • Không thúc ép hay bắt con phải ăn khi trẻ đã không thích.
  • Không nên trộn lẫn các loại thức ăn lại với nhau, các món ăn được trình bày riêng. Đây là cách để trẻ cảm nhận được mùi vị tốt nhất.

Mẹ có thể tham khảo thêm: 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng tuổi

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi – Những lưu ý mà mẹ cần biết

Nguồn tham khảo: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và 5 điều mẹ cần nhớ

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật cho bé hay ăn chóng lớn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0