Việc ăn dặm không chỉ là một bước đầu quan trọng trong sự phát triển của bé mà còn là cơ hội tuyệt vời để giáo dục vị giác của các bé cưng. Ăn dặm bằng trái cây luôn là một sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm sữa. Trong số các loại trái cây thì táo là thức quả có lẽ vô cùng quen thuộc, với vị ngọt tự nhiên và đầy đủ chất dinh dưỡng, là một lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé yêu. Nguồn dinh dưỡng mà táo mang lại đặc biệt rất tốt cho sức khỏe của con. Vậy mẹ đã biết cách chế biến táo cho bé ăn dặm hấp dẫn chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguồn dinh dưỡng có trong táo
Táo là một trong những loại trái cây phổ biến nhất thế giới. Trong táo chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác. Các chuyên gia khuyến khích nên duy trì thói quen ăn táo mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giảm lượng calo. Sau đây là thành phần dinh dưỡng có trong một quả táo nguyên chưa gọt vỏ:
- 52 calo
- 86% nước
- 0,3g proteein
- 13,8g carbs
- 10,4g đường: chủ yếu là các loại đường đơn giản như fructozơ, sucrozơ và glucozơ.
- 2,4g chất xơ
- 0,2g chất béo
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của táo là carbs và nước. Mặc dù vậy, chỉ số đường huyết của táo rất thấp. Chất xơ, vitamin và các khoáng chất trong táo cũng rất dồi dào, nhất là vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển tốt cho cả não, duy trì sức khỏe tim mạch. Ngoài ra táo có nhiều các hợp chất chống oxy hóa như quercetin, catechin. Ăn táo có thể thúc đẩy giảm cân lâu dài. Vì vậy món táo ăn dặm cho trẻ là vô cùng thích hợp, nhất là với những bé đang tập ăn dặm. Vừa có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ, lại kích thích vị giác khiến bé ăn ngon miệng hơn. Bé vui khỏe, bố mẹ thêm an tâm.
2. Lợi ích của táo ăn dặm với sức khỏe bé yêu
Táo không chỉ là một loại trái cây phổ biến mà còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với những lợi ích dinh dưỡng đặc biệt này, táo không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho bé cưng.
- Tránh táo bón và phòng tiêu chảy: Lượng chất xơ có trong táo sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé. Táo sẽ giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa, tăng cường chức năng đường ruột.
- Tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch: Vitamin C trong táo giúp chúng chống lại vi khuẩn và virus, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ hơn.
- Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch: Táo rất tốt cho hệ tim mạch của bé. Chất xơ hòa tan pectin có chức năng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả.
- Bảo vệ hệ thần kinh: Chất oxy hóa và chất quercetin trong táo có khả năng đặc biệt là giúp bảo vệ các tế bào não khỏi hư hại và phòng tránh các bệnh liên quan đến thần kinh. Sự phát triển toàn diện của não là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm.
- Phát triển xương và răng: Nguyên tố dẫn như boron trong táo đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn dặm của trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của hệ xương-sụn
Chính vì những lợi ích trên mà món táo ăn dặm cho trẻ là một món ăn vô cùng thích hợp. Tất cả những tác động tích cực này cùng nhau tạo nên một lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời khi chế biến thức ăn dặm với táo cho bé, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất.
3. Cách chế biến táo cho trẻ ăn dặm thơm ngon tại nhà
3.1. Táo hấp nghiền cho bé ăn dặm
Táo là một loại quả chứa nhiều nước, vì vậy hấp và luộc là cách chế biến khoa học nhất. Thay vì khi xay, táo sẽ bị chảy nước thì hấp táo sẽ giúp giữ lại hình dáng và dinh dưỡng. Trong thời gian bé mới tập ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), mẹ nên hấp táo cho con để làm quen dần. Món táo hấp cho bé ăn dặm này rất dễ ăn mà lại bổ sung dinh dưỡng cho bé sơ sinh. Vì vậy mẹ không nên bỏ qua món này nhé! Cách làm món táo nghiền cho bé ăn dặm như sau:
- Đầu tiên mẹ rửa sạch táo dưới vòi nước, rồi gọt vỏ (hoặc không cần gọt). Nếu mẹ lo sợ vỏ táo có hóa chất thì tốt nhất nên gọt vỏ trước khi chế biến.
- Mẹ cắt táo nhỏ thành miếng hoặc hạt lựu rồi cho vào lồng hấp.
- Táo được hấp chín mềm, mẹ lấy ra rồi xả ngay nước lạnh giúp táo săn lại, không bị nhão. Mẹ lưu ý phải sử dụng nước đã đun sôi để đảm bảo an toàn.
- Sau đó mẹ đem táo nghiền nhuyễn hoặc xay mịn. Như vậy là mẹ đã có món táo hấp nghiền nhuyễn cho bé ăn dặm cực ngon rồi!
3.2. Táo kết hợp với chuối
Bên cạnh táo, chuối cũng là một loại quả có nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé. Sự kết hợp của 2 loại quả này không phải quá xa lạ đúng không nào? Như vậy vừa làm tăng độ ngon của món ăn, lại vừa tăng sự đa dạng đó! Mẹ có thể tham khảo cách làm món táo và chuối nghiền cho bé ăn dặm sau đây:
- Mẹ chuẩn bị 1 quả chuối chín và 1 quả táo, hoặc thay đổi khẩu phần ăn chi vừa với bé.
- Mẹ chuẩn bị táo hấp với các bước như phần trên.
- Sau đó mẹ đem táo xay hoặc nghiền nhuyễn.
- Với chuối, mẹ dằm nát ra. Mẹ có thể cho chuối vào lò vi sóng quay khoảng 20 giây để chuối mềm hơn.
- Trộn táo đã xay với chuối nghiền, như vậy mẹ đã có món táo và chuối kết hợp cực thơm ngon rồi.
- Ngoài ra mẹ có thể rắc thêm ngũ cốc trẻ sơ sinh hoặc trộn thêm với sữa cho bé ăn.
Xem thêm: 12 cách chế biến chuối vừa ngon vừa bổ cho bé ăn dặm
3.3. Hỗn hợp táo, lê và sữa chua
Cùng với táo, lê cũng là một loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng và ngon miệng. Sữa chua thì lại có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sự kết hợp của bộ ba này thật hoàn hảo cho bé ăn dặm. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà chưa bắt tay vào làm cho bé nào?
- Bước đầu, mẹ chuẩn bị 1 quả táo, 1 quả lê và 500 – 600ml sữa chua không đường.
- Táo và lê mẹ rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt hạt lựu. Sau đó đem hấp chín mềm.
- Đối với bé mới tập ăn dặm, mẹ cần nghiền táo và lê nhuyễn để bé dễ ăn. Mẹ đem hỗn hợp đã nghiền trộn chung với sữa chua là đã hoàn thành món ăn rồi.
- Với bé đã ăn quen và có thể ăn đồ thô cứng, mẹ nghiền vừa phải, lợn cợn tùy với độ ăn thô của con. Hỗn hợp táo, lê, sữa chua hẳn rất ngon miệng với bé nên mẹ yên tâm làm cho con nhé!
3.4. Táo hấp bơ cho bé ăn dặm
Sự kết hợp hoàn hảo giữa táo và bơ giúp bổ sung nhiều dạng chất dinh dưỡng khác nhau, tăng cường chế độ ăn đa dạng cho bé. Táo cung cấp chất xơ, vitamin C, còn trong quả bơ lại chứa chất béo lành mạnh, vitamin E, omega-3 và omega-6 – quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của trẻ. Sự kết hợp giữa táo và bơ tạo ra một hương vị ăn dặm mới mẻ và thú vị, khuyến khích bé thích nghi với những loại thức ăn mới và làm giàu khẩu phần ăn uống.
- Bước đầu, mẹ chuẩn bị 1/4 cốc sốt táo, mẹ có thể tự tay làm từ quả táo chín hoặc cũng có thể mua ở siêu thị.
- Bên cạnh đó, mẹ chuẩn bị thêm 1/2 quả bơ chín đã gọt vỏ bỏ hạt.
- Sau các bước chuẩn bị nguyên liệu, mẹ dùng máy xay sinh tố để làm nhuyễn bơ hoặc có thể cho bơ vào tô rồi lấy nĩa dầm nát bơ ra.
- Tiếp theo, mẹ trộn hỗn hợp bơ vừa làm xong với nước sốt táo rồi cho bé ăn là thành một bữa ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé cưng thưởng thức rồi.
3.5. Táo và bột ăn dặm
Sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị ngọt ngon của táo và sự nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa của bột ăn dặm tạo ra một bữa ăn hấp dẫn cho trẻ. Bột ăn dặm chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho bé cưng trong giai đoạn ăn dặm này. Vậy nên khi được kết hợp cùng với táo sẽ làm tăng sự yêu thích của bé với món ăn bởi hương vị quen thuộc của bột ăn dặm và vị ngọt thanh mát của táo.
- Bước đầu tiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên rửa táo với hỗn hợp 3 phần nước: 1 phần dấm trắng để loại bỏ vi khuẩn. Rửa sạch táo lại lần nữa dưới vòi nước đang chảy.
- Tiếp sau đó mẹ gọt bỏ vỏ táo, bổ đôi để tách phần lõi và cắt táo thành những miếng nhỏ. Hấp hoặc luộc táo cho chín mềm. Chỉ nên nấu táo tối đa 10 phút để giữ lại được các vitamin và chất khoáng.
- Rồi mẹ dầm nát hoặc xay nhuyễn táo rồi trộn với bột ăn dặm thành món bột ăn dặm và táo thơm ngon.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp thêm với sữa công thức. Cách làm hoàn toàn tương tự, chỉ cần trộn táo vào bát sữa công thức đã được pha sẵn dành cho bé (khoảng 50-100ml sữa). Cuối cùng, trộn vào bột ăn dặm cho bé.
4. Lưu ý nhỏ khi cho bé ăn dặm với táo
- Khi mua táo nên chọn những quả táo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Vì bé mới tập ăn dặm nên mẹ chỉ cho bé ăn với liều lượng vừa phải tùy thuộc vào độ tuổi. Ví dụ bé 6 tháng chỉ nên ăn 5.69 gram táo một lần.
- Trong lần đầu tiên khi cho bé ăn dặm với táo, mẹ cho bé ăn một ít rồi quan sát phản ứng của con. Nếu có các dấu hiệu dị ứng thì cần dừng cho bé ăn táo – đảm bảo nguyên tắc thử dị ứng thực phẩm cho trẻ.
- Bé dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên uống nước ép táo hoặc sử dụng giấm táo, tốt nhất là bé phải trên 2 tuổi mới cho uống nước ép.
- Táo là một trong những thực phẩm có nguy cơ khiến bé mắc nghẹn. Do đó, mẹ cần đảm bảo nghiền nhuyễn táo trước khi cho bé ăn và canh chừng cẩn thận lúc bé đang ăn.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách chế biến táo cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn tại nhà. Chúc mẹ thành công! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!
Xem thêm: