Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Những bữa tiệc nướng ngoài trời hay dã ngoại, cắm trại không thể thiếu được món gà nướng tuyệt hảo được nhiều người yêu thích. Chúng ta có thể tiến hành ướp gà từ trước. Sau đó chỉ cần cho lên vỉ nướng là đã có một món ăn vô cùng hấp dẫn. Cách nướng gà ngon nằm ở bí quyết ướp gà hoàn hảo. Với 3 cách tẩm ướp gia vị dưới đây đảm bảo mẹ sẽ có những món ăm ngon không kém gì ngoài hàng.

1. Cách làm gà nướng muối ớt siêu ngon

Cách làm gà nướng muối ớt siêu ngon
Chọn những miếng thịt gà ngon nhất để làm món gà nướng

Gà nướng muối ớt là một trong những cách nướng gà đơn giản và thường được lựa chọn nhất. Để thực hiện món ăn này, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 1 con gà hoặc nửa con gà
  • 2 thìa dầu ăn
  • 1 thìa cà phê rượu trắng
  • 2 thìa muối
  • 2 thìa ớt và tỏi băm

1.1 Cách ướp gà nướng muối ớt

Ướp gà là một khâu vô cùng quan trọng quyết định lớn đến mùi vị của món ăn. Vì thế, hãy thực hiện thật cẩn thận theo các bước sau:

Bước 1: Sơ chế và rửa sạch các loại nguyên liệu.

  • Gà sau khi mua về mẹ đem rửa sạch, loại bỏ hết phần lông còn dính lại trên da. Dùng dao khía vài đường trên gà để khi ướp gia vị sẽ ngấm đều và nướng chín đều bên trong.
  • Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ. Ớt rửa sạch rồi cũng đem thái nhỏ.

Bước 2: Làm gia vị ướp gà.

  • Bắc chảo lên bếp và cho dầu cùng với tỏi và băm vào và phi cho hỗn hợp vàng thơm.
  • Sau đó tắt bếp và cho rượu trắng, muối vào hỗn hợp đánh đều tay đến khi hỗn hợp sánh lại.

Bước 3: Cho gà vào trong nồi to và đổ hỗn hợp vừa trộn vào ướp từ 3 tiếng trở lên. Thỉnh thoảng hãy kiểm tra và dùng tay xoa đều các loại gia vị giúp gà ngấm hơn mẹ nhé.

1.2 Cách nướng gà muối ớt

Cách nướng gà muối ớt
Mẹ chú ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để gà chín cả bên trong

Trong thời gian chờ gà ngấm gia vị, mẹ có thể tiến hành quạt than để nướng. Hãy đảm bảo cho than đỏ đều để hạn chế mày than độc hại còn lại nhiều. Mẹ cũng có thể dùng bếp nướng thịt tự quay để tiết kiệm sức lực, thời gian đồng thời giúp gà chín đều.

Trước khi nướng, hãy phết một lớp dầu lên gà để nướng không bị cháy. Mẹ chú ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để gà chín cả bên trong. Kiểm tra gà để không bị cháy. Nướng đến khi nào thấy gà chín là được.

2. Tuyệt chiêu nướng gà mật ong ngon hết ý

Cách nướng gà tiếp theo cũng được nhiều mẹ lựa chọn đó là gà nướng mật ong. Vị thơm ngon của gà quyện với mùi hương của mật ong chắc chắn sẽ làm nên món ăn độc đáo. Cùng thực hiện nhé.

Tuyệt chiêu nướng gà mật ong ngon hết ý
Vị thơm ngon của gà quyện với mùi hương của mật ong chắc chắn sẽ làm nên món ăn độc đáo

Đầu tiên vẫn là lựa chọn các nguyên liệu cho món ăn.

  • Nửa con gà hoặc cả con
  • 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn
  • ½ thìa cà phê ngũ vị hương
  • 1 thìa canh đường
  • 3 thìa canh mật ong
  • 2 thìa canh nước mắm
  • 1 thìa canh dầu hào

Các bước nướng gà như sau

  • Cho dầu vào chảo cùng với 1 lát tỏi và phi thơm để giúp dầu bắt vị hơn. Sau đó mẹ hãy lấy bỏ miếng tỏi ra ngoài.
  • Các loại nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn bao gồm: ngũ vị hương, hành tỏi băm nhuyễn, đường, mật ong, nước mắm và dầu hào mẹ cho vào dầu nóng. Quấy đều tay cho đến khi hỗn hợp quyện vào với nhau và hơi sền sệt.
  • Khi thực hiện, hãy vặn nhỏ lửa để mật ong và đường không bị cháy. Sau 5 phút thì tắt bếp và để hỗn hợp nguội.
  • Tiến hành ướp gia vị cho gà. Mẹ sử dụng găng tay và xoa đều các loại gia vị lên phần da gà. Hãy ướp gà ít nhất 3 tiếng để thịt ngấm gia vị.
  • Sau khi đã đủ thời gian, mẹ đặt gà lên khay và nướng. Có nhiều cách nướng gà mật ong. Nướng bằng than hoặc sử dụng nồi chiên không dầu, lò nướng… Tùy sở thích của gia đình ra sao mà chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp mẹ nhé.

3. Cách làm gà bơ tỏi cực đơn giản

Cách làm gà bơ tỏi cực đơn giản
Mùi bơ và tỏi quyện vào từng miếng thịt gà sẽ khiến bất cứ ai cũng không thể cưỡng lại được

Gà nướng bơ tỏi cũng là một sự lựa chọn hấp dẫn. Mùi bơ và tỏi quyện vào từng miếng thịt gà sẽ khiến bất cứ ai cũng không thể cưỡng lại được. Cùng học cách nướng gà bơ tỏi ngay thôi.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 5 kg cánh gà/ đùi gà
  • 30 gr bơ mềm
  • 20 gr dầu ăn
  • 1 thìa canh tỏi băm
  • 1 thìa canh hành khô băm nhuyễn
  • 1 thìa cà phê muối
  • Bột gia vị hoặc tiêu để ướp cánh gà

Sau đây sẽ là cách ướp gà nướng bơ tỏi ngon nhất “Vịnh Bắc Bộ”.

  • Đặt chảo lên bếp và đun bơ nóng chảy. Sau đó cho tỏi băm và hành khô băm nhỏ vào phi thơm vàng lên.
  • Cho tiếp các loại gia vị còn lại đã chuẩn bị trước đó vào chảo và đảo đều đến khi hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội rồi tiến hành cho gà vào và xóc thật đều. Làm như vậy giúp gà sau khi nướng xong sẽ không bị chỗ mặn chỗ nhạt mẹ nhé.
  • Tiến hành ướp gà ít nhất trong khoảng 1 tiếng rồi đem nướng.

Chú ý: Khi nướng gà bơ tỏi hãy sử dụng giấy bạc lót trên vỉ hoặc bếp nướng BBQ như vậy thì bơ sẽ không bị chảy xuống rãnh của bếp. Bếp nướng ngoài trời sẽ giúp gà chính nhanh hơn và đều hơn đấy.

Trên đây là 3 cách nướng gà vô cùng hấp dẫn mà mẹ có thể tham khảo và thực hiện cho cả gia đình. Ngoài gà nướng, chúng ta cũng có thể làm lẩu gà, gỏi gà để thay đổi bữa cho cả gia đình. Hãy bắt tay vào làm ngay thôi nào. Cả nhà sẽ trầm trồ cho xem.

Mùa hè, được ăn bát canh bầu vừa ngon vừa mát chắc chắn là điều mà nhiều người mong muốn. Nếu đã quá chán với những bát canh bầu luộc thì sao không thừ ngay 3 cách nấu canh bầu vô cùng hấp dẫn dưới đây. Cả nhà ai cũng sẽ mê tít cho xem.

1. Lợi ích về sức khỏe của trái bầu ít ai ngờ tới

Trước khi học cách nấu canh bầu ngon hết ý, hãy tìm hiểu qua một chút về loại quả này mẹ nhé. Bầu là loại thực vật có tính ngọt mát. Từ loại quả này, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Lợi ích về sức khỏe của trái bầu ít ai ngờ tới
Trong bầu có chứa các loại vitamin cũng như dưỡng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể

Trong bầu có chứa các loại vitamin cũng như dưỡng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể. Ví dụ như: Calorie, Carbohydrate, Protein, Chất béo, Vitamin A, C, B5, B6…

Chính nhờ vào những dưỡng chất này mà ăn bầu rất tốt cho sức khỏe. Chúng có tác dụng là: làm mát cơ thể, giảm căng thẳng, giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm sỏi thận, cải thiện các bệnh về đường hô hấp…

Vậy thì không có lý do gì mà chúng ta không chọn canh bầu để đưa vào thực đơn hằng ngày đúng không các mẹ. Cùng học nấu canh bầu ở phần tiếp theo của bài viết nhé.

2. Cách nấu canh bầu vô cùng đơn giản

Sau đây sẽ là 3 cách chế biến món canh bầu vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể tự thực hiện được. Cùng vào bếp ngay thôi nào.

2.1 Canh bầu với thịt bằm

Canh bầu với thịt bằm
Chỉ cần một bát canh bầu nấu với thịt băm là đã có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như giải nhiệt mùa hè rồi

Canh bầu thịt bằm là món ăn rất dễ làm và dễ ăn. Chỉ cần một bát canh bầu nấu với thịt băm là đã có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như giải nhiệt mùa hè rồi.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món canh này gồm có:

  • Bầu: 1 trái (khoảng 500g)
  • Thịt băm: 200g
  • Hành khô :  1-2 củ
  • Rau mùi, hành lá
  • Gia vị các loại : Dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, bột canh.

Cùng thực hiện nấu canh bầu thịt băm theo các bước sau đây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bầu sau khi mua về chúng ra gọt vỏ và rửa sạch sau đó cắt tành từng miếng vừa ăn. Nếu gia đình thích ăn bầu băm rối thì mẹ cũng có thể sơ chế theo cách này nhé. Ruột bầu mềm và dễ ăn nên không cần phải bỏ.
  • Hành khô: bóc bỏ vỏ sau đó dập dập và băm nhỏ.
  • Các loại rau thơm là mùi, hành lá mẹ nhặt lấy phần non sau đó và rửa sạch và thái nhỏ.
  • Thị băm mẹ có thể mua sẵn ở chợ hoặc mua thị về và tự băm nhỏ. Sau đó ướp thịt cùng với: 1/2 thìa nước mắm, 1/2 muỗng hạt nêm để trong khoảng 10-15 phút.

Bước 2: Tiến hành nấu canh bầu với thịt bằm

  • Chúng ta bắc xoong lên bếp sau đó cho dầu ăn và hành đã băm nhỏ phi thơm.
  • Sau đó cho thịt băm vào nồi và xào qua. Khi thấy thịt đã săn lại thì cho lượng nước vừa đủ vào trong nồi.
  • Khi thấy nước sôi mẹ hãy vót bỏ bọt nhé. Sau đấy cho bầu vào đun.
  • Gia giảm các loại gia vị cho vừa ăn.
  • Khi thấy bầu có màu trong trong thì cho hành lá và rau răm vào rồi tắt bếp.

Múc ra bát và mời mọi người thưởng thức thôi nào.

2.2 Canh bầu nấu tôm

canh bầu nấu tôm
Bí kíp nấu canh bầu cùng với tôm ngon ngọt hết sẩy

Tiếp theo sẽ là bí kíp nấu canh bầu cùng với tôm ngon ngọt hết sẩy. Các nguyên liệu gồm có:

  • Bầu: 1 quả (khoảng 500g)
  • Tôm: 300g
  • Hành khô, hành lá, rau mùi
  • Gia vị các loại :  Bột ngot, bột canh, hạt nêm, tiêu xay, …

Cùng học cách nấu canh bầu với tôm theo cách bước sau đây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Các nguyên liệu bầu, hành tím, hành lá, rau mùi chúng ta sơ chế như phía trên.
  • Tôm sau khi mua về tiến hành lột vỏ, bỏ đầu. Sử dụng kéo nhọn rút bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm. Ướp phần thịt tôm cùng với 1/2 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa hạt nêm để trong khoảng 30 phút cho ngấm. Phần đầu và vỏ tôm cho vào cối giã hoặc xay mịn. Sau đó lọc lấy nước để đun canh còn bỏ phần bã.

Bước 2: Tiến hành nấu canh bầu với tôm đồng

  • Bắc chảo lên bếp cùng với dầu ăn và hành khô băm nhỏ rồi phi thơm. Tiếp đó bỏ tôm vào xào cho đến khi thịt tôm săn lại và gắp ra bát.
  • Đổ nước vào nồi vừa xào đun cho đến khi sôi thì cho bầu vào đun cùng.
  • Khi thấy nước sôi lại thì nêm gia vị vừa miệng.
  • Cuối cùng cho tôm vừa xào cũng với hành lá và rau mùi rồi tắt bếp

2.3 Nấu canh bầu với trứng

nấu canh bầu với trứng
Trứng rất giàu dinh dưỡng, khi nấu cùng với bầu sẽ giúp món ăn thêm ngon hơn

Trứng rất giàu dinh dưỡng, khi nấu cùng với bầu sẽ giúp món ăn thêm ngon hơn. Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu canh bầu với trứng gồm:

  • Bầu: 1 quả (khoảng 400g)
  • Trứng: 1 đến 2 quả tùy mẹ thích ăn nhiều hay ít trứng.
  • Hành lá, rau răm, mùi tàu.
  • Gia vị: Dầu ăn, bột canh, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, …

Cách nấu canh bầu cùng với trứng như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Bầu, hành tím, hành lá, rau mùi cũng thực hiện sơ chế như phía trên.
  • Trứng đập ra sau đó cho thêm một chút muối vào và đánh bông lên.

Bước 2: Tiến hành nấu canh trứng với bầu

  • Bắc nồi lên bếp và phi thơm hành sau đó cho bầu vào sào xơ cùng với gia vị.
  • Đổ nước vào bầu và đun cho đến khi bầu chín.
  • Cuối cùng là đổ từ từ trứng vừa đánh vào nồi đồng thời khua nhẹ nồi canh để trứng được bông.
  • Khi nước sôi lại thì cho hành, mùi tàu vào và tắt bếp.

Như vậy là 3 cách nấu canh bầu cực kỳ nhanh chóng mà lại bổ dưỡng đã được giới thiệu. Đang là chính vụ của loại quả này sao mẹ còn chưa làm ngay để thiết đãi cả gia đình?

Mẹ xem thêm Các công thức nấu ăn cho gia đình tại đây

Đơn giản và bổ dưỡng đó là những gì chúng ta nhớ ngay khi được nhắc về món canh trứng cà chua. Vào những ngày mẹ quá bận bịu, không có thời gian để nấu các món cầu kỳ thì sao không chọn ngay nấu canh cà chua trứng. Các thành viên trong gia đình dù ở lứa tuổi nào cũng cực kỳ yêu thích món ăn này đấy. Cùng tìm hiểu ngay cách nấu vô cùng hấp dẫn ngay sau đây.

1. Bí quyết nấu canh cà chua trứng không tanh, ngon hết ý

Bí quyết nấu canh cà chua trứng không tanh, ngon hết ý
Cách nấu canh trứng cà chua cực kỳ đơn giản, nhanh chóng đảm bảo cho cả gia đình có một món ăn bổ dưỡng

Sau đây sẽ là cách nấu canh trứng cà chua cực kỳ đơn giản, nhanh chóng đảm bảo cho cả gia đình có một món ăn bổ dưỡng. Trước hết, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • 3 quả cà chua chín
  • 2-3 quả trứng
  • 1 mớ hành lá, rau mùi
  • 2 củ hành khô
  • Gia vị: nước mắm. muối, hạt nêm, dầu ăn

1.1 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu sau khi đã được chuẩn bị đầy đủ, chúng ta thực hiện sơ chế theo các cách sau đây:

  • Hành lá, rau mùi nhặt bỏ phần già và gốc sau đó rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Cắt nhỏ để cho vào canh sau khi sôi.
  • Cà chua bỏ phần cuống sau đó rửa sạch và bổ múi cau.
  • Hành khô bóc bỏ phần vỏ ngoài rồi tiến hành cắt thành từng lát mỏng.
  • Trứng gà đập vào bát và sử dụng đũa để đánh bông lên.

1.2 Bước 2: Nấu canh cà chua trứng

Nấu canh cà chua trứng
Cách nấu canh cà chua trứng

Nguyên liệu đã được sơ chế, bắt tay ngay vào nấu canh cà chua trứng ngay thôi nào.

  • Bắc nồi lên bếp rồi cho dầu và phi khô vào phi thơm.
  • Tiếp đó cho chà chua vào và đảo đều cho mềm. Bước này sẽ giúp cho canh trứng cà chua có màu đỏ vô cùng đẹp mắt.
  • Sau khi cà chua đã chín mềm, chúng sẽ sẽ cho một lượng nước vừa ăn vào trong nồi và đun sôi lên. Lúc này, hãy nêm vào nổi 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Khuấy nhẹ tay để cho gia vị có thể tan đều vào trong nước.
  • Sau khi nước sôi, hãy vặn nhỏ lửa để đổ trứng vào.
  • Cầm bát trứng và đổ từ từ vào trong nồi canh. Tay còn lại khuấy đều và nhẹ theo vòng tròn để trứng tạo thành từng sợi bông đẹp.
  • Nấu sôi thêm khoảng 2-3 phút để trứng chín hẳn sau đó cho hành lá, rau mùi vào và tắt bếp.

Bây giờ hãy múc ra bát và cùng thưởng thức với cả nhà thôi nào.

2. Lưu ý khi nấu canh trứng cà chua

Lưu ý khi nấu canh trứng cà chua
Nên sử dụng trứng gà, không nên dùng trứng vịt để nấu canh cà chua trứng

Để đảm bảo có món canh trứng cà chua thật sự hấp dẫn, khi thực hiện mẹ cần chú ý những điều sau đây:

  • Nên sử dụng trứng gà, không nên dùng trứng vịt để nấu canh cà chua trứng. Bởi nếu dùng trứng vịt sẽ khiến cho món canh của chúng ta bị tanh.
  • Đối với cà chua hãy xào chín kỹ. Như vậy sẽ giúp cho canh có màu đẹp và ăn sẽ không gây lạnh bụng, khó tiêu cũng như hại cho dạ dày.
  • Cũng vẫn là cà chua, hãy chọn quả cà chín để chế biến. Vì trong cà chua xanh có chất Solanin. Đây là một loại glyco-alkaloid dễ gây ra ngộ độc khi ăn.
  • Một vài người thích cho thêm đậu hũ vào món canh cà chua trứng. Nếu muốn nấu món này, nên cho đậu sau khi cho trưng như vậy thì đậu mới không bị nát.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể nếu món canh trứng thịt băm cà chua để thay đổi món cho cả gia đình. Nên xào thịt cùng với cà chua để nước canh được ngọt hơn.

3. Ăn canh trứng cà chua gây độc: Đúng hay không?

Có nhiều ý kiến cho rằng việc ăn canh cà chua trứng độc. Liệu đây có phải là một thông tin chính xác hay không?

Vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào nói về việc ăn canh trứng cà chua gây độc cả. Chính vì thế, mẹ hoàn toàn có thể nấu món ăn này để cả gia đình cùng thưởng thức.

Ngược lại, đây là món ăn vô cùng hấp dẫn, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Chúng mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Cụ thể là:

3.1 Trứng cà chua giúp bổ mắt

Trứng cà chua giúp bổ mắt
Chọn nguyên liệu đảm bảo và nấu canh cà chua trứng đúng cách sẽ có tác dụng bổ mắt cho cả gia đình

Chọn nguyên liệu đảm bảo và nấu canh cà chua trứng đúng cách sẽ có tác dụng bổ mắt cho cả gia đình. Tất cả là nhờ vào Carotene trong cà chua cũng như riboflavin có trong trứng. Đây là những đều là các loại dưỡng chất rất có lợi cho mắt. Vì vậy, khi ăn món canh này sẽ rất tốt cho thị lực.

Bên cạnh đó, những người có thể trạng ốm yếu hay bị suy giảm thị lực, đặc biệt là phụ nữ đang trong thời gian hành kinh rất nên ăn món này. Chúng rất dễ ăn và giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Ngoài ra, ăn cà chua và trứng cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư vô cùng hiệu quả. Mẹ có thể tìm hiểu thêm ở các bài viết có liên quan khác.

3.2 Cà chua trứng bổ não

Cà chua trứng bổ não
Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là B2 trong canh cà chua trứng sẽ giúp phân giải độc tố cũng như thải trừ các chất gây ung thư

Một tác dụng nữa của món canh này đó là bổ não. Vì trong lòng trắng trứng gà chứa lecithin có tác dụng kích thích tăng nhu động ở ruột non. Đồng thời cũng giúp chúng ta có thể giảm cholesterol trong cơ thể và hạn chế mỡ bám vào thành mạch. Từ đó tăng khả năng chống xơ vữa động mạch.

Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là B2 trong món ăn này sẽ giúp phân giải độc tố cũng như thải trừ các chất gây ung thư. Lòng đỏ trứng gà cũng có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ cho người dùng.

Mẹ đã nắm được bí quyết nấu canh cà chua trứng chưa nào? Ghi nhớ để dành tặng cho cả gia đình một món ăn thật hấp dẫn nhé.

Trong mỗi giai đoạn phát triển, bé sơ sinh lại đi ngoài với tần suất khác nhau. Việc đi ngoài bất thường có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó về sức khỏe của con. Bé 8 tháng tuổi vẫn đang bú sữa mẹ và đang trong giai đoạn ăn dặm. Bé có thể đi nhiều hoặc ít hơn so với mức bình thường, màu sắc khác đi, tính chất phân cũng thay đổi. Trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể tiềm ẩn những nguy cơ về những căn bệnh như tiêu chảy mà mẹ không nên bỏ qua. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.

Tham khảo: Mách mẹ bí kíp cầm tiêu chảy cho bé nhanh nhất tại nhà

1. Trẻ 8 tháng đi ngoài mấy lần 1 ngày?

trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần
Bé có thể đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn

Bé sơ sinh khi còn đang bú mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài lên tới 6 lần/ngày. việc đi ngoài này sẽ thay đổi tùy vào việc bé uống sữa nhiều hay ít, dùng sữa mẹ hay sữa công thức. Bé bú sữa mẹ thì phân có màu vàng sáng tươi, lỏng. Bé dùng sữa công thức có thể đi ngoài ít hơn, phân có màu vàng nâu hoặc vàng nhạt, kết cấu hơi dính.

Khi con lớn hơn, tần suất đi ngoài sẽ giảm dần. Đó là do các hệ cơ quan của con đang dần được hoàn thiện hơn, hệ tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bé 8 tháng tuổi thì đã có thể ăn dặm, vì vậy việc đi ngoài cũng sẽ thay đổi. Con đi ngoài ít hơn, phân cũng có kết cấu đặc dính hơn. Con có thể đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

Có nhiều trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày, điều này khiến cho nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên nếu như bé vẫn vui chơi, ăn uống và sinh hoạt một cách bình thường chứng tỏ con không bị làm sao cả. Bé vẫn đang phát triển đều đặn, do vậy mẹ không cần phải đau đầu về chuyện này. Tuy nhiên nếu con đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày mà phân lỏng, nhiều nước thì đó lại là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Ngoài ra nếu có kèm theo những dấu hiệu khác như quấy khóc, sốt bỏ bú… thì mẹ cần lập tức phải chú ý ngay.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tiêu chảy

trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần
Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày bị tiêu chảy:

  • Do dị ứng sữa, dị ứng thực phẩm: Con có thể bị dị ứng với thức ăn hàng ngày. Đó là do hệ tiêu hóa chưa thật sự hoàn thiện, dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
  • Bé bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ảnh hưởng tới đường ruột làm tiêu chảy.
  • Con bị mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Viêm loét đại tràng.
  • Chế độ ăn của mẹ thay đổi nếu bé đang bú mẹ.
  • Sử dụng kháng sinh.

Bé bị tiêu chảy có những dấu hiệu sau:

  • Số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường, lớn hơn 3 lần/ngày.
  • Phân lỏng, tóe nước, sủi bọt.
  • Phân đổi màu kì lạ như xanh lá…
  • Bé đi ngoài ra máu.
  • Phân có nhầy.
  • Đi kèm một số dấu hiệu: quấy khóc, bỏ bú, sốt, không ăn uống, cơ thể mất nước…

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua

3. Trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày bị tiêu chảy phải làm sao?

trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần
Không cho bé uống nước ép trái cây vì có thể khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn

Nếu trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày và có những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, mẹ cần xử trí như sau:

  • Bé bị tiêu chảy sẽ dễ mất nước, vì vậy cần bổ sung nước cho bé. Tăng cữ bú và lượng bú cho bé, cho con ăn cháo, súp hoặc cháo loãng. Nên cho bé uống Oresol để bù nước và điện giải.
  • Không cho bé uống nước ép trái cây vì có thể khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn.
  • Cho bé ăn sữa chua để giúp bé dễ tiêu hóa hơn tránh bị tiêu chảy.
  • Đồ ăn chế biến sạch sẽ, cho bé ăn đồ mới nấu.

Nếu bé có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đưa bé tới bác sĩ để được tham khám và điều trị:

  • Con quấy khóc không dứt.
  • Sốt cao, không hạ nhiệt.
  • Bé bỏ ăn, bỏ bú.
  • Con bị nôn, trớ, không ăn được.
  • Da, đầu ngón tay tím tái hoặc xanh nhợt thiếu sức sống.
  • Bé ngủ li bì, khó tỉnh giấc.
  • Liên tục khát nước dù đã uống rất nhiều.
  • Có những biểu hiện của sự mất nước như: môi khô, khóc không ra nước mắt…

4. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy

trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần
Không cho bé tạo thành thói quen mút ngón tay ngón chân, ngậm đồ chơi

Để tránh trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày gặp phải bệnh tiêu chảy gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mẹ cần có những biện pháp phòng tránh. Sau đây là một số cách phòng bệnh tiêu chảy:

  • Cho con ăn chín uống ối, đồ ăn thức uống phải đảm bảo hợp vệ sinh, sạch sẽ tránh bị ngộ độc.
  • Nấu ăn sạch sẽ, không cho bé ăn đồ thừa, đồ ôi thiu.
  • Chú ý không cho bé tạo thành thói quen mút ngón tay ngón chân, ngậm đồ chơi.
  • Cần giữu vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sinh hoạt cho bé, vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy so virus Rota gây ra,
  • Điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp với khẩu vị và hệ tiêu hóa của con.

Trẻ 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Vì vậy mẹ cần chú ý để biết chính xác con có đang mắc phải bệnh này hay không. Nếu như bé mắc phải, mẹ cần nhanh chóng tìm nguyên nhân để biết cách xử lý là loại bỏ tình trạng này một cách sớm nhất. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Tham khảo: Thực đơn cho bé bị tiêu chảy?

Cá kho là một món ăn vô cùng quen thuộc và dân dã trên mâm cơm của người Việt Nam. Món ăn này được các gia đình Việt ưa chuộng vì độ ngon và bổ dưỡng của nó. Một nồi cá kho ngon cần phải đạt chuẩn rất nhiều các yếu tố. Mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách kho cá ngon nhé!

Tham khảo: Cách kho cá nục đậm đà cực ngon và dễ làm cho mẹ

1. Tiêu chuẩn cho một nồi cá kho ngon

cách kho cá ngon
Để kho cá ngon, mẹ cần chọn nguyên liệu chuẩn nhé

Trước khi tìm hiểu các cách kho cá ngon, mẹ cần biết một nồi cá kho cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì. Để nấu ra một món cá kho vừa miệng, đúng công thức, món cá cần có những tiêu chí sau đây:

  • Thịt cá phải còn giữ nguyên thớ, có độ chắc vừa phải. Thịt không được bị nát quá hay bở quá.
  • Màu sắc của món ăn có màu nâu óng ánh như mật ong hoặc nâu cánh gián đẹp mắt.
  • Hoàn toàn không còn mùi tanh của cá mà thiên về mùi thơm cay nồng của gia vị như tỏi, ớt, hành, riềng… có trong món ăn.

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo những khẩu vị đặc biệt cho món cá kho theo vùng miền:

  • Ở miền Bắc thường kho cá chung với riềng, dưa chua. Theo truyền thống ở các làng quê, cá kho phải được đun trong niêu đất (cá kho tộ) mới có độ ngon hoàn chỉnh nhất. Loại cá thường dùng ở đây là cá chép, cá trắm, cá trôi…
  • Miền Nam ưa các món ngọt và cay hơn. Món cá kho nổi tiếng ở miền Nam là cá kèo kho rau răm, kết hợp với ớt và tiêu để tạo độ cay.
  • Còn miền Trung, khẩu vị thường thiên về vị cay, mặn. Ngoài ra người miền Trung thường dụng nghệ trong các món ăn. Vì vậy món cá kho có thể kết hợp với bột nghệ, lá nghệ, củ nghệ tươi, nấu cùng bắp chuối hoặc bạc hà.

2. Cách sơ chế để kho cá ngon

Cách kho cá ngon
Với cá biển, mẹ nên chiên hoặc nướng sơ qua trước khi kho

Để làm ra một nồi cá kho ngon, mẹ cần sơ chế cá cẩn thận trước. Khâu chuẩn bị nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Sau đây là cách sơ chế cá trước khi kho:

  • Dù là cá sông hay cá biển thì cũng cần chọn mua cá tươi ngon, không mua cá ươn sẽ làm hỏng mùi vị của món ăn. Cá tươi là cá có phần thịt săn chắc, các bộ phận không bị đứt rời lẻ tẻ, không có mùi ươn, hôi.
  • Sau đó cần khử tanh cá bằng cách đánh thật sạch vảy cá trên thân, bỏ hết nội tạng, vây, mang, các tơ máu. Rửa cá với nước cho tới khi nước trong.
  • Dùng muối hột, cốt chanh, rượu trắng và dao để cạo hết nhớt trên da cá.
  • Ướp cá với các gia vị trước khi kho để cá thấm gia vị, thịt không bị nát. Mẹ có thể dùng các gia vị sau: muối, đường, mắm, tiêu, hành tỏi, ớt băm nhuyễn. Nên ướp ít nhất khoảng 30 phút để cá được thấm đều và ngon hơn, nếu có thời gian mẹ có thể ướp 2 tiếng. Sau đó rửa lại với nước, để ráo nước.
  • Với cá biển, mẹ nên chiên hoặc nướng sơ qua trước khi kho.

3. Cách kho cá ngon đơn giản cho mẹ

3.1. Cách kho cá với thịt ba chỉ và riềng

cách kho cá ngon
Vị thơm ngon của cá kết hợp với vị ngậy của thịt lợn sẽ làm tăng hương vị món ăn

Kho cá chung với thịt lợn là một cách làm quen thuộc ở Việt Nam. Vị thơm ngon của cá kết hợp với vị ngậy của thịt lợn sẽ làm tăng hương vị món ăn. Sau đây là cách kho cá ngon với thịt lợn và riềng mẹ nên tham khảo:

Nguyên liệu:

  • 1kg cá (có thể sử dụng loại cá nào cũng được)
  • 200gr thịt ba chỉ lợn (nên chọn loại mỡ một chút để tạo độ ngậy)
  • 1 – 2 củ riềng, sả
  • Ớt, tỏi băm nhuyễn
  • Các gia vị khác: muối, tiêu, mắm…

Cách làm:

  • Sơ chế và ướp cá như bình thường.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vuông to, sau đó ướp với mắm, muối, tiêu trong khoảng 30 phút.
  • Rửa sạch riềng, sả cho hết đất bẩn, thái thành lát mỏng hoặc xay nhỏ.
  • Đặt lớp riềng sả xuống đáy nồi, sau đó cho cá đã ướp lên trên. Tiếp tục thêm thịt và riềng sả xen kẽ với nhau trong nồi.
  • Thêm nước vào xâm xấp mặt cá rồi đun sôi. Khi nước sôi thì chỉnh lửa nhỏ lại, đun liu riu cho cá chín mà không bị nát.
  • Mẹ có thể thắng đường hoặc cho đường trực tiếp vào nồi đun để tạo màu cánh gián đẹp mắt.
  • Sau khi cá chín, mẹ cho thêm các gia vị khác như tỏi, ớt, hành lá… và nêm nếm sao cho vừa với khẩu vị.

3.2. Cách làm cá kho tương cực ngon

cách kho cá ngon
Khi kết hợp với cá kho, tương sẽ giúp mùi vì món ăn đạt tiêu chuẩn siêu ngon mà cả nhà ai cũng thích mê

Tương bần là một nguyên liệu nấu ăn vô cùng quen thuộc và dân dã. Đặc biệt khi kết hợp với cá kho, tương sẽ giúp mùi vì món ăn đạt tiêu chuẩn siêu ngon mà cả nhà ai cũng thích mê.

Nguyên liệu:

  • 1 – 2kg cá
  • 100gr thịt ba chỉ
  • 400ml tương bần
  • 1 nhánh riềng tươi
  • 1 nhánh gừng
  • 3 cây sả
  • Các gia vi khác: hành lá, hành củ, tỏi, ớt…
  • Muối, mắm, tiêu…

Cách làm:

  • Sơ chế và ướp cá, thịt như cách làm nêu trên.
  • Riềng tươi thái lát 1 nửa, giã nhỏ hoặc băm nhuyễn một nửa. Sả bỏ gốc già rồi dập dập.
  • Lót riềng đã thái lát và sả vào đáy nồi để chuẩn bị kho cá.
  • Xếp thịt và cá vào nồi xen kẽ nhau,
  • Sau đó mẹ cho thêm các nguyên liệu tỏi, ớt băm nhỏ, gừng, riềng băm nhuyễn lên trên,
  • Sau đó cho tương vào ướp khoảng 15 phút.
  • Bắc nồi lên bếp đun nhỏ lửa liu riu khoảng 2 tiếng, cho tới khi cá và thịt chín mềm là được.
  • Cho hành lá vào và cùng cả nhà thưởng thức thôi nào!

Cách kho cá ngon thật ra không hề quá khó khăn như mẹ nghĩ đâu! Mẹ hãy áp dụng những công thức trên để chiêu đãi gia đình một bữa cơm ngon vào cuối tuần nha! Chúc mẹ thành công!

Xem thêm: Cách kho thịt kho tàu cực dễ cho mẹ chiêu đãi bé yêu

Chia sẻ nhiều hơn với Góc của mẹ các công thức kho cá siêu ngon của mẹ nhé!

Cá nục là một loài cá biển khá quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cá nục có giá trị dinh dưỡng cao, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Loại thực phẩm này có thể dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon miệng đầy hấp dẫn. Trong đó phải kể đến món cá nục kho. Món ăn này khá phổ biến vì độ thơm ngon của nó.  Hãy đọc bài viết này để biết cách kho cá nục siêu ngon nhé!

Tham khảo: Cách kho cá ngon siêu đơn giản mẹ nên thử làm

1. Cách chọn mua cá nục ngon

cách kho cá nục
Cá tươi thì mang có màu đỏ tươi, không mùi, không nhớt, nắp mang dính chặt với miệng mang

Để làm ra món cá nục kho ngon thì đầu tiên mẹ cần biết cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon nha mẹ. Mẹ hãy tham khảo những điều dưới đây để biết cách chọn mua cá nục tươi ngon, không chứa hóa chất cho bữa cơm gia đình nhé.

  • Quan sát mang cá để biết cá còn tươi hay không. Cá tươi thì mang có màu đỏ tươi, không mùi, không nhớt, nắp mang dính chặt với miệng mang.
  • Quan sát mắt cá thật kí. Cá tươi thì mắt sẽ trong suốt, giác mạc đàn hồi.
  • Vảy cá tươi có màu sáng óng ánh, bám chặt với thân, không bong tróc, không có mùi hôi.
  • Cá tươi có hậu môn thụt vò trong, màu trắng nhạt, bụng cá lép. Cá ươn thì hậu môn đỏ, hồng, lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
  • Miệng cá tươi đóng chặt còn cá ươn thường hé mở.
  • Thịt cá săn chắc, đàn hồi, khi ấn vào không hằn vết tay.
  • Nếu cá bị ướp urê để giữ tươi lâu thì mắt cá trong và mang cá đỏ hơn bình thương, tu nhiên thịt cá mềm, độ đàn hồi thấp. Khi ngửi thấy có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

2. Cách kho cá nục ngon

Cá nục kho có rất nhiều cách làm và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể tham khảo nhiều cách để kho cá phù hợp với khẩu vị của gia đình. Mẹ hay tham khảo những cách kho cá nục dưới đây nhé!

2.1. Cá nục kho cà chua

cách kho cá nục
Ướp cá nục với hành củ băm nhỏ, hạt nêm, hạt tiêu và nước mắm trong khoảng 30 phút cho thấm đều gia vị

Nguyên liệu:

  • 500gr cá nục tươi
  • 500gr cà chua chín
  • Hành củ, gừng, hành lá, ớt, ngò
  • Các gia vị: mắm, muối, đường, dầu ăn, hạt nêm…

Cách chế biến:

  • Đầu tiên mẹ rửa sạch cá, sau đó bỏ hết ruột cá. Dùng muối hột chà xát cả trong lẫn ngoài để khử mùi tanh của cá. Khi cá đã hết mùi tanh, rửa lại với nước.
  • Tùy theo kích cỡ của cá mà cắt mỗi con thành 2 – 3 phần.
  • Sau đó mẹ ướp cá nục với hành củ băm nhỏ, hạt nêm, hạt tiêu và nước mắm trong khoảng 30 phút cho thấm đều gia vị.
  • Cà chua mẹ cắt cuống, rửa sạch rồi bổ thành múi cau vừa ăn.
  • Hành lá, gừng, ngò rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đợi nóng già. Sau đó mẹ chiên cá sơ qua để cá được dai giòn hơn. Khi cá chỉ vừa vàng đều 2 mặt thì vớt ra, để cho ráo dầu.
  • Cho dầu ăn và hành băm vào phi thơm, sau đó cho cà chua vào, nêm thêm bột nêm và đường, đảo đều tay cho cà chua chín.
  • Cho cá và gừng, ớt vào nồi. Sau đó mẹ cho nước vào nồi sâm sấp mặt cá, đun sối. Khi nồi cá đã sôi thì vặn nhỏ bếp đun liu riu cho cá nhừ.
  • Khi cá đã nhừ, mẹ nếm nếm lại sao cho vừa ăn. sau đó cho hành lá, ngò và thêm chút tiêu cho dậy mùi thơm. Tắt bếp và mẹ đã có thể thưởng thức món cá nục kho cà chua rồi!

2.2. Cá nục kho dứa (thơm)

cách kho cá nục
Xếp dứa thái lát thành 1 lớp xuống đáy nồi rồi cho gừng vào

Nguyên liệu:

  • 500gr cá nục tươi
  • 1 quả dứa
  • 300ml nước dừa tươi
  • hành củ, tỏi băm nhỏ
  • Gừng, hành lá, ngò, ớt
  • Các gia vị khác: mắm, muối, mì chính, dầu ăn, tiêu…

Cách chế biến:

  • Sơ chế cá như cách trên để khử mùi tanh cho cá. Ngoài ra mẹ có thể dừng rượu gừng và dấm để khử mùi cũng được. Sau đó đem ướp cá trong 30 phút cho thấm đều gia vị.
  • Dứa mẹ gọt vỏ, cắt mắt sau đó thái thành các miếng vừa ăn.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái sợi.
  • Cho khoảng 2 muỗng canh nước và 2 muỗng canh đường vào nồi, sau đó đun lửa nhỏ cho đường tan hết.
  • Xếp dứa thái lát thành 1 lớp xuống đáy nồi rồi cho gừng lên. Sau đó xếp cá vào nồi, rồi xếp thêm một lớp dứa nữa lên trên cùng.
  • Đổ nước dừa tươi vào cho xâm xấp mặt cá.
  • Nêm nếm gia vị theo tùy chỉnh của mẹ, sau đó đun lửa liu riu cho tới khi cá chín mềm. Khi cá đủ mềm và nước kho sánh lại, mẹ cho hành lá và ngò vào, hoàn tất món cá nục kho.

2.3. Một số lưu ý cho mẹ

cách kho cá nục
Mẹ có thể sử dụng nồi áp suất để kho cá nếu không có nhiều thời gian
  • Mẹ cần chú ý lựa chọn mua cá nục cẩn thận, tránh mua phải cá nhiễm độc, nhiễm hóa chất, cá ươn khi ăn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình.
  • Nếu mẹ không thích ăn gừng có thể không cần sử dụng. Tuy nhiên mùi vị của gừng sẽ giúp tẩy đi mùi tanh của cá, tạo nên vị cay nồng thơm ngon.
  • Mẹ có thể bỏ qua bước chiên cá. Nếu không chiên cá sẽ giúp giữ được nguyên hương vị tươi ngon.
  • Mẹ có thể sử dụng nồi áp suất để kho cá nếu không có nhiều thời gian.

Món cá nục kho thành phẩm là cá mềm, nước dùng sánh, dậy mùi thơm của cá biển và các gia vị. Món ăn này rất đưa cơm, hợp với các bữa ăn chính trong mâm cơm gia đình. Mẹ hãy trổ tài đầu bếp nấu món này cho cả nhà cùng ăn nhé! Cách kho cá nục siêu ngon và hấp dẫn, mẹ học được chưa?

Xem thêm: Cách kho thịt kho tàu cực dễ cho mẹ chiêu đãi bé yêu

Chia sẻ với Góc của mẹ những bí kíp nấu cá nục siêu ngon của mẹ nha!

Thịt kho tàu là một món ăn dân dã quen thuộc với người dân Việt Nam trên khắp các miền từ Bắc vào Nam. Món ăn này thường rất hay xuất hiện trong mâm cơm của gia đình. Đặc biệt, ở miền Nam, đây còn là món ăn được nấu rất nhiều vào những ngày Tết cổ truyền. Tham khảo ngay cách kho thịt kho tàu cực ngon mà lại đơn giản dưới đây mẹ nhé!

Xem thêm: Cách kho cá ngon siêu đơn giản mẹ nên thử làm

1. Cách chọn nguyên liệu làm thịt kho tàu

cách kho thịt kho tàu
Nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn thì món ăn mới có thể ngon miệng được mẹ nha

Thành phần quan trọng nhất trong món thịt kho tàu chính là thịt lợn. Trước khi tìm hiểu cách kho thịt kho tàu, mẹ cần biết cách chọn phần thịt ba chỉ tươi ngon nhất. Nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn thì món ăn mới có thể ngon miệng được mẹ nha.

Để làm ra món thịt kho tàu chuẩn và ngon, mạ cần sử dụng thịt ba chỉ (hay còn gọi là ba rọi). Thịt ba chỉ là phần thịt ở bụng của con lợn, có mỡ và nạc xen kẽ nhau thành từng dải, không có xương. Đây được xem như phần thịt ngon nhất của một con lợn.

Một miếng thịt ba chỉ tươi ngon cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Tỷ lệ nạc và mỡ của thịt cân bằng, không quá nạc cũng không quá béo. Nếu nhiều mỡ sẽ khiến món ăn bị ngấy, nếu nhiều nạc sẽ bị khô.
  • Lớp mỡ của thịt dầy khoảng 1 – 2cm, phần nạc dính chặt vào phần mỡ. Để chọn thịt làm món kho tàu, mẹ không nên mua thịt có lớp da và mỡ bên ngoài quá dày vì đó là thịt lợn nuôi lâu năm, khi ăn sẽ cảm thấy dai.
  • Màu thịt đỏ nhạt hoặc hồng tươi. Khi cắt, miếng thịt có màu hồng sáng, da trắng mềm mại, lớp mỡ sáng màu và chắc.
  • Thịt không có mùi hôi.
  • Thịt có độ đàn hồi trở lại ngay khi dùng tay ấn vào thịt.

2. Cách kho thịt kho tàu cực ngon và chuẩn

2.1. Nguyên liệu

cách kho thịt kho tàu
Để làm được thịt kho tàu, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau

Để làm được thịt kho tàu, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • 500gr thịt ba chỉ lợn (có thể tăng theo khẩu phần ăn của gia đình)
  • 10 – 15 quả trứng cút
  • 2 – 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt
  • 1 quả nước dừa tươi
  • Nước mắm ngon
  • Đường
  • Tỏi, ớt băm
  • Các gia vị: muối, tiêu, mì chính…

Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu mẹ hãy tiếp tục phần dưới đây để biết cách kho thịt kho tàu nhé.

2.2. Cách nấu thịt kho tàu

cách kho thịt kho tàu
Món ăn này rất đưa cơm, có thể dùng vào các bữa chính như bữa trưa hoặc bữa tối

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu nấu

Bước đầu tiên trong để làm thịt kho tàu đó là chuẩn bị thịt để nấu.

  • Thịt mẹ rửa sạch, cạo hết lông, ngâm trong nước muối ấm khoảng 5 – 10 phút để khử mùi. Sau đó mẹ thái thành miếng vuông to.
  • Ướp thịt đã thái với 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1/2 thìa muối, mì chính. Thêm tỏi băm, hạt tiêu và dầu ăn vào đảo đều, ướp trong 30 phút.
  • Lưu ý không nên ướp với hành tím vì sẽ làm mất mùi vị của thịt.

Sau đó mẹ chuẩn bị trứng như sau:

  • Luộc chín trứng trong khi chờ thịt ngấm gia vị.
  • Để dễ bóc vỏ hơn, khi luộc mẹ có thể cho chút muối hoặc dấm gạo vào.
  • Cho lên chảo chiên sơ qua cho vàng, trứng sẽ ngon hơn và có độ dai giòn khi kho cùng với thịt.

Khi đã chuẩn bị thịt và trứng xong, mẹ tiếp tục chưng nước màu thịt. Mẹ cho đường vào nồi, đun cho tới khi đường chảy ra và ngả màu nâu cánh gián đẹp mắt. Sau đó cho vào lượng nước đủ để kho thịt, đun sôi cho đường hòa vào với nước.

2.2.2. Cách nấu

  • Đầu tiên mẹ cho phần thịt đã ướp vào nồi, cho thêm một chút dầu ăn và đảo đều cho thịt săn lại. Có thể thêm chút gia vị cho món thịt đậm đà hơn.
  • Sau đó cho nước hàng và nước dừa vào xâm xấp mặt thịt rồi đun sôi. Mẹ để nhỏ lửa, kho trong vòng 1 tiếng rưỡi cho thịt chín mềm.
  • Khi đã thấy thịt chín mềm và mùi vị đạt chuẩn, mẹ cho trứng vào nồi thịt. Tiếp tục đun trong vòng 15 phút để trứng ngấm màu và gia vị.

Thành phẩm thu được là món thịt kho tàu thơm ngon, thịt chín mềm có thể dùng đũa xắt ra được. Trứng ngấm màu và nước thịt, không bị nát. Món ăn này rất đưa cơm, có thể dùng vào các bữa chính như bữa trưa hoặc bữa tối.

2.3. Một số lưu ý

cách kho thịt kho tàu
Chú ý khi kho thịt mẹ cần hớt bọt đi để món ăn được ngon hơn

Bên cạnh công thức nấu, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi làm thịt kho trứng:

  • Nếu không có nước dừa, mẹ có thể tăng thêm lượng nước hàng. Thịt vẫn có thể nấu được ngọt và ngon nhờ vào lượng đường trong nước màu. Tuy nhiên, có thêm nước dừa sẽ tăng hương vị cho món ăn mẹ nha.
  • Chú ý khi kho thịt mẹ cần hớt bọt đi để món ăn được ngon hơn.
  • Không nên cho trứng vào kho cùng thịt ngay từ đầu vì có thể khiến trứng bị cứng.
  • Không nên đảo thịt quá nhiều sẽ làm nát trứng và vỡ thịt.
  • Mẹ cần chú ý không nên kho cạn sẽ làm món ăn bị đắng do có đường, nước dừa bị chua.
  • Nên ăn kèm với dưa muối hoặc đồ chua để giảm độ ngậy của thịt.

Như vậy là mẹ đã biết cách kho thịt kho tàu siêu ngon mà lại đơn giản rồi đó! Mẹ hãy xuống bếp trổ tài chiêu đãi cả gia đình bằng món ăn này nha! Chúc mẹ thành công!

Chia sẻ với Góc của mẹ những công thức kho thịt thật ngon của mẹ nhé!

Có câu nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” dùng để chỉ các mốc phát triển “vàng” của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có bé phát triển sớm, có bé lại phát triển chậm hơn. Vì vậy chắc hẳn có nhiều mẹ rất lo lắng khi trẻ 9 tháng chưa biết ngồi. Liệu con có vấn đề về sức khỏe hay không? Mẹ tìm hiểu dưới đây nhé!

Tham khảo: Bé 9 tháng tuổi – Bước phát triển quan trọng

1. Sự phát triển kỹ năng vận động của bé 9 tháng tuổi

trẻ 9 tháng chưa biết ngồi
Nếu trẻ 9 tháng chưa biết ngồi, bò thì cũng là một trường hợp bố mẹ không cần quá lo lắng.

Khi đã được 9 tháng tuổi, kỹ năng vận động của bé thông thường lúc này cũng đã phát triển hơn trước rất nhiều. Con lúc này đã biết bò trườn để tự đi tới vị trí mình muốn. Bé biết cầm nắm, rướn người để lấy món đồ mình thích. Bé lúc này rất tò mò với thế giới xung quanh cho nên rất thích được khám phá các đồ vật và cuộc sống hàng ngày.

Nhiều bé 9 tháng tuổi đã có thể bắt đầu lò do vịn tay vào các mép bàn, cạnh ghế để đứng lên. Thậm chí có bé đã bắt đầu chập chững những bước chân đầu tiên. Con biết men theo tường hoặc bàn, ghế để di chuyển bằng chân và quậy phá khắp nơi. Còn có những trường hợp được gọi là trốn bò, con không tập bò mà tập đi luôn. Đây là trường hợp bé thích “nhảy cóc” tới giai đoạn tập đi ngay lập tức.

Đây là cột mốc phát triển khá bình thường ở các bé. Tuy nhiên nếu trẻ 9 tháng chưa biết ngồi, bò thì cũng là một trường hợp bố mẹ không cần quá lo lắng. Kỹ năng vận động của con phát triển nhanh hay chậm thì đều không liên quan tới thể chất và trí tuệ. Con biết bò chậm hơn không có nghĩa là con phát triển chậm hơn hay có vấn đề về sức khỏe. Cho nên đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Vì sao trẻ 9 tháng chưa biết ngồi, bò?

trẻ 9 tháng chưa biết ngồi
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi tùy thuộc vào các nhóm cơ vận động của bé

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ 9 tháng chưa biết ngồi, bò là do các cột mốc phát triển vận động có thể biến đổi không giống các cột mốc tiêu chuẩn. Có bé phát triển nhanh, có bé lại phát triển chậm hơn. Bé có thể biết bò vào tháng thứ 7, 8 hay tháng thứ 11, 12 đều không đáng lo ngại đâu mẹ nhé. Không nhất thiết cứ phải là tháng thứ 9 là con sẽ biết bò. Điều này còn tùy thuộc vào các nhóm cơ vận động của bé đã phát triển đủ hay chưa. Các cơ của con đã đủ khỏe để nâng được cơ thể mình hay chưa.

Ngoài ra khả năng bò của con cũng phụ thuộc vào các đặc điểm cơ thể và cân nặng nữa. Ví dụ như những bé ham chơi, ham vận động sẽ biết bò nhanh hơn những bé có tính cách trầm lắng. Cân nặng của con cũng ảnh hưởng tới việc biết bò nhanh hay chậm. Những bé có cân nặng vừa đủ sẽ biết bò sớm hơn. Ngược lại những bé mập mạp hơn chút có thể chậm hơn do cần thêm thời gian để nâng được khối lượng cơ thể của chính mình.

3. Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không?

trẻ 9 tháng chưa biết ngồi
Bé 9 tháng chưa biết ngồi không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não

Mặc dù con phát triển chậm hơn so với đa số các em bé khác nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng. Việc con biết ngồi, bò sớm hay muộn không ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và thể chất của bé. Con vẫn sinh hoạt một cách bình thường, các cơ quan trong cơ thể cũng được phát triển bình thường. Điều này phụ thuộc vào các nhóm cơ vận động của bé. Vì vậy mẹ không nên mất bình tĩnh, cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Mẹ hoàn toàn có thể giúp đỡ con tập ngồi, bò để mau chóng phát triển các kĩ năng vận động này.

4. Mẹ phải làm gì để giúp con biết ngồi, bò?

trẻ 9 tháng chưa biết ngồi
Mẹ có thể tập bò cho con bằng cách kích thích con tự trườn, bò tới lấy món đồ chơi yêu thích

Sự giúp đỡ của mẹ rất cần thiết với con vào những lúc như thế này đây. Mẹ hoàn toàn có thể giúp con để nhanh biết ngồi, biết bò hơn đấy. Sau đây là một số cách giúp mẹ khi trẻ 9 tháng chưa biết bò:

  • Tập cho con ngồi dựa lưng vào bố mẹ hoặc gối tựa, sofa… Việc này sẽ giúp con học được cách ngồi thẳng lưng và giữ thăng bằng.
  • Mẹ có thể tập bò cho con bằng cách kích thích con tự trườn, bò tới lấy món đồ chơi yêu thích. Đặt đồ vật ở cự li gần để giúp con học từng bước nhỏ một. Nếu con không biết trườn đi mẹ có thể giúp bé chuyển động chân về phía trước.
  • Cho con tập bò nhiều lần trong ngày để con quen dần với kỹ năng vận động này.
  • Cho bé nằm ở mọi tư thế để kích thích sự phát triển nhóm cơ vận động của con. Mẹ không nên cho bé nằm ngửa cả ngày sẽ khiến con không thể luyện tập cơ bụng của mình. Đặt con nằm sấp thường xuyên sẽ giúp con nhanh biết trườn, bò hơn.
  • Nếu sau 2 – 3 tháng mà bé không có tiến triển gì, mẹ nên liên lạc với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn.

Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi, bò không phải là một vấn đề quá mức nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần có sự kiên nhẫn và giúp đỡ con phát triển hệ vận động nhiều hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Xem thêm: Ghế tập ngồi cho bé và tất cả những gì mẹ không thể bỏ qua

Không một ai khi mới sinh ra đã biết cách để trở thành một người mẹ thông thái. Tất cả chỉ là từ bản năng, sự quan sát và học dần, biết dần. Nhưng thời đại 4.0 rồi, đừng chỉ đơn thuần là một người phụ nữ mang danh “Mẹ”. Hãy thực sự trở thành mẹ thông thái của con mình. Nhân ngày phụ nữ Việt Nam cùng bàn một chút về điều này nhé.

1. Mẹ là “mối tình đầu” của con 

Chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại có Ngày phụ nữ Việt Nam để tôn vinh hình ảnh của những người phụ nữ bình dị nhưng cao quý. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liên mà không có bất cứ một thứ tình cảm nào có thể tranh đấu được.

Người xưa có câu, “Con người chỉ hy sinh bản thân mình vì người sinh ra mình và người mình sinh ra”. Con cái dù có đi trăm phương trời thì lòng vẫn luôn hướng về mẹ cha và gia đình.

ngày phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ là một phần quan trọng của mỗi gia đình

Điều này cũng cho tháy rằng mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con. Mẹ thông thái con sẽ thông minh. Mẹ hiện đại con sẽ có cơ hội để thoải mái phát triển.

Nhưng mẹ là tình đầu của con vậy nên nhiều lúc cũng không tránh khỏi sự mù quáng trong việc dạy dỗ và chăm sóc con cái. Hãy luôn giữ một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để yêu thương con mẹ nhé.

2. Mẹ thông thái – Là chuyên gia dinh dưỡng của con

Không nguồn dinh dưỡng nào quý giá hơn dòng sữa mẹ. Và cũng không ai hiểu để lựa chọn dinh dưỡng cho con phù hợp như mẹ. Mẹ chính là những “chuyên gia dinh dưỡng tại gia” mang đến cho con những bữa ăn thực sự dinh dưỡng mỗi ngày.

Mỗi đứa trẻ sẽ lại có thể trạng khác nhau. Mẹ là người theo sát con và giúp lên những thực đơn hoàn hảo nhất. Mẹ thông thái cần biết thay đổi chế độ ăn cho con theo từng giai đoạn phát triển. Tạo hứng thú cho con trong việc ăn uống. Và giúp con cảm thấy mỗi bữa ăn là một niềm vui. Đừng khiến chon sợ hãi khi ăn, tôn trọng sở thích của con vẫn là trên hết.

2.1. Mẹ thông thái – Là bác sĩ đa khoa của con

ngày phụ nữ Việt Nam
Con yêu mẹ và luôn biết ơn mẹ

Chẳng có người mẹ nào muốn con mình bị bệnh. Nhưng chắc chắn đây là điều không thể tránh khỏi. Mẹ thông thái cần tìm hiểu những kiến thức y khoa cơ bản để giúp con có thể phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Đơn giản chỉ là giữ gìn sạch sẽ cho con, chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Rồi chọn thuốc phù hợp với con… Hãy là những người mẹ hiểu con và chăm con tốt nhất mẹ nhé.

2.2. Mẹ thông thái – Là người giúp con tự tin và năng động hơn

Sự phát triển của xã hội hiện đại có 2 mặt tác động đến những đứa trẻ. Nó đẩy con phải năng động hơn, phát triển hơn thì mới kịch thích nghi. Nhưng nó cũng dìm con xuống nếu mẹ luôn cảm thấy có mối lo xung quanh mà chẳng dám thả chúng ra bên ngoài.

Đến Ngày phụ nữ Việt Nam con còn không biết, còn chẳng gửi tặng mẹ nổi một tấm thiệp, một bó hoa thì mẹ cần phải xem lại cách mà mình cùng con lớn lên đã phù hợp hay chưa.

Vậy làm thế nào để giúp con tự tin hơn. Hãy ghi nhớ những gạch đầu dòng dưới đây và cùng thực hiện.

2.3. Dạy con suy nghĩ tích cực

ngày phụ nữ Việt Nam
Mẹ cùng con khám phá thế giới này

Đừng nuôi dạy con bằng roi vọi và sự mắng nhiếc. Cũng đừng so sánh con với bất cứ đứa trẻ nào khác. Bởi con là duy nhất và ai cũng mắc sai lầm. Những điều này chỉ khiến con rụt rè và nhút nhát hơn mà thôi. Trẻ cũng dần bó buộc lại suy nghĩ của mình. Chúng ngại chia sẻ và tâm sự. Cũng như luôn có một viên gạch tự ti đè nén để chúng chẳng dám tự làm gì hết đơn giản vì sợ sai.

2.4. Dạy con tính tự lập

Mẹ có thể làm mọi thứ nhưng đừng “tranh việc” của con. Hãy cứ cho con thử và sai. Một lần chưa thành thạo thì lần sau con sẽ tự tìm cách để làm tốt hơn. Khả năng của con trẻ vượt xa những gì chúng ta nghĩ. Đừng kìm hãm điều này. Cũng đừng cung phụng con một cách quá mức. Lười thì phải chính. Và làm điều này càng sớm càng tốt.

2.5. Dạy con tự tin thể hiện bản thân

Tạo điều kiện để con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa mẹ nhé. Đừng ép con học, học và học chì vì sờ thành tích của con không bằng các bạn. Sợ con chạy nhảy sẽ bị ngã đau, Sợ con bị bạn đánh, bị lừa… Khả năng sinh tồn của con trẻ chình là được rèn luyện từ những điều này.

2.6. Cùng con nuôi dưỡng ước mơ

Một đứa trẻ có ước mơ chính là một đứa trẻ hạnh phúc. Mẹ hãy cùng con xây dựng và biến ước mơ đó thành sự thật. Cho dù là mơ ước lớn lao hay nhỏ bé mẹ hãy cứ ủng hộ con mẹ nhé.

3. Ngày phụ nữ Việt Nam – tôn vinh vẻ đẹp của mẹ thông thái

ngày phụ nữ Việt Nam
Dù có già đi mẹ vẫn mãi là điểm tựa vững chắc cho con

Hãy để Ngày phụ nữ Việt Nam thực sự là một ngày tôn vinh những người mẹ thông thái. Nuôi dạy con chắc chắn là một hành trình đầy vất vả và gian nan. Nhưng chỉ cần mẹ học hỏi và thay đổi suy nghĩ đồng thời lắng nghe sự phát triển của con mình thì mọi việc cũng sẽ được giải quyết.

Những người mẹ hiện đại và thông thái sẽ biết cách giúp con mình phát triển một cách toàn diện nhất. Xã hội đã thay đổi và tân tiến, mẹ đã biết cách thay đổi bản thân chưa?

Nhân Ngày phụ nữ Việt Nam xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến những người mẹ kính yêu. Cảm ơn mẹ vì đã góp phần nuôi dạy những đứa trẻ thực sự trưởng thành.

Thế giới này không chỉ có một Wonder Woman trong truyền thuyết. Bởi trong mỗi ngôi nhà, đối với mỗi đứa trẻ, người phụ nữ, người Mẹ chính là một người hùng. Cứ nhìn vào trong trách “trời bạn” là mẹ chăm con bạn sẽ thấy được điều đó. Vô vàn khó khăn, hàng ngàn sóng gió nhưng chỉ cần con gọi “Mẹ ơi!” là mọi thứ đều sẽ được giải quyết.

1. Mẹ trở thành siêu anh hùng sau khi con xuất hiện

Trước đây, mẹ có thể là một cô gái điệu đà, thích mua sắm quần áo vô tội vạ. Mẹ cũng có thể là một người chẳng màng đến việc ăn ngon mặc đẹp. Mẹ chẳng phải động tay động chân làm việc gì hết. Nhưng khi con xuất hiện mọi thứ dần thay đổi.

Ngay khi tín hiệu được bật lên, chế độ LÀM MẸ cũng lập tức được khởi động. Mẹ không còn là người phụ nữ yếu đuối nữa. Thay vào đó, bất cứ việc gì mẹ cũng có thể một mình “cân hết”.

mẹ chăm con
Chăm con là cả một hành trình dài

Con nói dối mẹ biết. Con gặp vấn đề mẹ cũng biết. Con bắt đầu biết yêu mẹ cũng biết. Chỉ là mẹ không hỏi cũng chẳng chất vấn mà sẽ âm thầm làm mọi điều vì bạn.

Mỗi người mẹ như một người hùng, xây dựng cho con mình rào chắn để bảo vệ. Chỉ là mỗi tấm rào chắn mang tên mẹ chăm con và bảo vệ con sẽ làm từ chất liệu khác nhau. Có người làm bằng nilong khiến con ngột thở. Có người làm bằng gỗ và có cửa để con thoải mái vui chơi…

Việc con phát triển ra sao, lớn lên thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cách mẹ bao bọc con. Người hùng cũng chỉ giúp đỡ người khác trong tình huống nguy kịch. Mẹ cũng hãy nhận biết khi nào cần giang tay để con không bị úng trong môi trường thiếu sáng.

2. Mẹ vừa là mẹ vừa là bạn của con

mẹ chăm con
Đồng hành cùng sự lớn lên của con cũng là niềm vui của mẹ

Điều mà bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn thấy được ở con mình đó là sự vui vẻ. Và dĩ nhiên mẹ cũng mong muốn con chia sẻ điều đó với mình. Khi còn bé, con luôn muốn chia sẻ, tâm sự với mẹ. Nhưng dần lớn lên, cánh cửa đó khép dần lại. Thay vào đó là chia sẻ và tâm sự với bạn bè.

Chúng nghĩ rằng mẹ không hiểu con, mẹ không đồng quan điểm với con. Vậy nên cách duy nhất để mẹ luôn ở bên con đó là vừa làm mẹ chăm con vừa làm bạn chơi cùng con.

Mẹ là người duy nhất thuộc lời bài hát, lời thoại hoạt hình cùng với con. Mẹ kiên nhẫn học mọi điều cùng với con. Đó vừa là cách dạy dỗ vừa là cách bảo vệ con khỏi những tác nhân xấu của những người mẹ thông minh.

3. Mẹ chăm con và luôn mong muốn con được hưởng những điều tốt đẹp nhất

mẹ chăm con
Mẹ sẵn sàng làm mọi điều mà con thích

Chỉ có mẹ chăm con là tình yêu vô điều kiện trên cuộc đời này mà thôi. Nhưng khi lớn dần lên, không ít người lại quên đi điều đó.

Ngồi ngẫm lại với thấy. Mẹ luôn là người gắp cho con những miếng ngon nhất. Mẹ cũng là người mua cho con những bộ quần áo tốt nhất với mong muốn con được bằng bạn bằng bè. Mọi chi tiêu trong nhà trước hết luôn là ưu tiên cho con.

Tất cả nói lên một điều đối với mẹ con là quan trọng nhất. Niềm vui của con cũng chính là nỗi vui của mẹ. Nỗi buồn con mang mẹ cũng ghim trong lòng.

Dù phải đối mặt với bất cứ sóng gió gì mẹ cũng mong con luôn được vui vẻ, lớn lên trong vòng tay yêu thương và không bận tâm trước bất cứ vấn đề gì. Mẹ sẽ giúp con tránh mọi sóng gió trong gia đình để con cứ vô tư mà lớn.

4. Mẹ luôn là người tiếp thêm động lực cho con trong cuộc sống

Điều vui mừng nhất trong quá trình mẹ chăm con đó là trở thành người đầu tiên thấy được sự trưởng thành của con. Con biết lẫy, biết ngồi, biết đi, biết nói. Để làm được điều đó mẹ chính là người cổ vũ và động viên con rất nhiều. Không có những tràng vỗ tay, nụ cười và cả câu nói động viên của mẹ thì chắc chắn mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn.

mẹ chăm con
Cùng con khám phá thiên nhiên để thấy yêu cuộc sống này hơn

Sự động viên, cổ vũ của mẹ chính là liều thuốc giúp con vực dậy tinh thần một cách tốt nhất. Đơn giản chỉ là một hộp cơm trưa mang đi làm kèm theo lời nhắn “Hãy thật cố gắng mỗi ngày con nhé”. Hay một tin nhắn “Hãy thật bình tĩnh và tự tin. Chúc con may mắn” khi con đi xin việc. Con cũng chỉ cần mẹ nói rằng “Ngoài kia nếu mệt mỏi quá thì về nhà có mẹ” mỗi khi con thất bại.

Một cái cây sẽ chẳng thể tươi tốt nếu suốt ngày chúng chỉ được nghe những lời chì triết. Và với con, một lời nói tưởng như bình thường của mẹ đã tiếp cho con nguồn sức mạnh to lớn để bước tiếp trên đường đời.

5. Chắc chắn không thể tránh khỏi đôi lúc “cằn nhằn” 

Nhưng “Người hùng” mẹ làm nhiệm vụ chăm con chắc chắn cũng không thể tránh được những lúc gắt gỏng, cằn nhằn. Mẹ có quá nhiều áp lực từ cuộc sống lẫn gia đình nên nhiều khi chẳng thể kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân.

mẹ chăm con
Hướng dẫn con làm những việc nhỏ nhất để hoàn thiện kỹ năng

“Người hùng” cũng có thể bị thương và mệt mỏi cơ mà. Vậy nên có cằn nhằn cũng sao đâu, tất cả đều xuất phát từ tình yêu và mong muốn con tốt dần lên của mẹ mà thôi.

Đừng nghĩ rằng mẹ chăm con là công việc nhàn nhã nhất trên cuộc đời này. Không gì khăn khăn hơn bằng việc chăn sóc và uốn nắn một đứa trẻ. Cảm ơn những người mẹ. Dù chẳng được học qua một trường lớp nào vẫn có thể làm tốt vai trò này.

Giỏ hàng 0