Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

BÉ 9 THÁNG TUỔI – BƯỚC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG TRONG CUỘC ĐỜI

Bé 9 tháng tuổi là một mốc lớn trong giai đoạn hình thành và phát triển. Bé 9 tháng tuổi biết làm gì là một trong những câu hỏi thường gặp của bố mẹ. Góc của mẹ sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu về giai đoạn phát triển đặc biệt này của bé.

1. Những điều cha mẹ cần phải nắm được về bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu thích khám phá thế giới bên ngoài
Bé 9 tháng tuổi bắt đầu thích khám phá thế giới bên ngoài

Bắt đầu từ giai đoạn này, bé bộc lộ các tính cách đầu tiên. Bướng bỉnh, giận dỗi hay thể hiện niềm vui đều có thể nhận biết được rõ ràng. Bé 9 tháng tuổi bắt đầu thích khám phá thế giới bên ngoài. Bố mẹ hãy để bé tự do làm những gì bé thích để tính cách bé được hình thành và phát triển tự nhiên nhất có thể.

Để làm được điều này, bố mẹ hãy cho bé một phòng riêng hoặc một khu vực chơi bên ngoài trời. Ở mốc 9 tháng, bé đã muốn làm quen dần với các loại đồ chơi – đây là điều bố mẹ cần lưu ý. Chỉ cần để ý đến an toàn cho bé một chút, còn lại hãy để bé thỏa thích “vẫy vùng”. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên biết điểm dừng trong quá trình bé chơi đùa. Nếu thấy có dấu hiệu cần dừng lại, bố mẹ cũng nên ra hiệu hoặc nói cho bé. Bởi lúc này bé đã có thể nhận biết được từ “không” và các dấu hiệu dừng lại.

2. Bé thay đổi ngoại hình như thế nào?

Trung bình, trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc vào cân nặng khi mới sinh
Trung bình, trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc vào cân nặng khi mới sinh

2.1. Thay đổi về cân nặng và chiều cao

Bố mẹ mới sinh con luôn luôn tìm nhiều nguồn thông tin về việc bé 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg. Về cơ bản, ở giai đoạn này bé bắt đầu tăng cân chậm hơn. Trung bình, trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg phụ thuộc vào cân nặng khi mới sinh. Thông thường, tỷ lệ cân nặng khi sơ sinh so với thời điểm này là ⅓. Làm phép tính đơn giản, bé sẽ có cân nặng trung bình từ 7.5 đến 10kg. Chiều cao của bé ở thời điểm 9 tháng sau sinh sẽ tăng liên tục. So với bé lúc sơ sinh, bé tăng khoảng 25cm. Từ tháng thứ 9, bé cao lên từ 0.6 đến 1.2 cm mỗi tháng.

2.2. Thay đổi về vẻ bề ngoài

Ngoại hình của bé 9 tháng tuổi vẫn chưa cho thấy sự khác biệt nhiều dù đã bước sang giai đoạn mới. Trông vóc dáng của bé vẫn khá nhỏ và còn một vài đặc điểm của trẻ mới sinh còn sót lại. Thân hình và tay chân mũm mĩm, kích thước đầu lớn, chiều cao chưa phát triển đáng kể. Nhưng ngay sau mốc tuổi này, cơ thể của bé sẽ dần thay đổi để thích nghi với các hoạt động mới. Các đặc điểm trên cơ thể trẻ sơ sinh biến mất dần, các nhóm cơ phát triển thay thế cho sự mũm mĩm trước kia.

Xem thêm:

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 10 tháng tuổi đầy đủ, khoa học

3. Bé 9 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu được đánh giá như một giai đoạn mới
Bé 9 tháng tuổi bắt đầu được đánh giá như một giai đoạn mới

3.1. Sự thay đổi về thể chất và tâm lý

Bé 9 tháng tuổi bắt đầu được đánh giá như một giai đoạn mới: trẻ tập di chuyển. Mất dần các đặc điểm của trẻ sơ sinh, bé phát triển cả về thể chất và tâm lý. Bố mẹ sẽ dần nhận ra sự thay đổi đáng chú ý của bé trong các hành vi hàng ngày. Ví dụ:

3.2. Thay đổi về thể chất:

  • Chuyển từ nằm sang ngồi, cố gắng đứng lên (bám vào đồ vật)
  • Bò trườn, đẩy đồ vật đi (bám vào đồ vật như bàn, ghế rồi đẩy)
  • Bé đứng lên mà không cần người lớn hỗ trợ
  • Bé tập đi những bước đầu tiên
  • Chỉ tay vào hoặc tự đến lấy đồ vật bé thích
  • Cho bất cứ thứ gì trước mặt vào gặm, ăn vặt nhiều hơn
  • Bập bẹ nói, bắt chước nói các từ bé nghe hàng ngày
  • Vẫy tay bye bye
  • Bắt đầu tập nói các từ đơn giản như “ba”, “mẹ”,…
  • Lăn lộn lúc nằm sấp, lúc nằm ngửa

3.3. Thay đổi về trí não:

  • Phân biệt rõ các màu
  • Phát triển sự yêu thích đặc biệt với các hương vị và biết đồ thích ăn – không thích ăn, tỏ ra tò mò
  • Khám phá cách mọi thứ vận hành
  • Xuất hiện cảm xúc lo lắng
  • Nhớ rõ vị trí các đồ vật trong nhà (không lừa đc trẻ bằng cách giấu đồ khỏi tầm nhìn)
  • Thích đóng/mở mọi thứ
  • Phát triển khả năng chơi đùa cùng đồ vật.

3.4. Tập trườn – mốc phát triển đánh dấu bước ngoặt của bé 9 tháng tuổi

Thời điểm bắt đầu tập trường giữa các bé 9 tháng tuổi là không hề tương đồng
Thời điểm bắt đầu tập trường giữa các bé 9 tháng tuổi là không hề tương đồng

Sẽ không sai khi nói rằng tập trườn là một bước ngoặt trong dấu mốc 9 tháng tuổi của bé. Do trước kia bé chỉ nằm sấp hoặc nằm ngửa, nên khi bé tự di chuyển bằng sức mình là sự thay đổi lớn đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá quan trọng chuyện con tập trườn như thế nào.

Thời điểm bắt đầu tập trường giữa các bé 9 tháng tuổi là không hề tương đồng. Một số bé biết trườn chậm hơn các bạn đồng trang lứa. Hoặc thậm chí, có bé còn bỏ qua giai đoạn tập trườn để đến giai đoạn tập đi. Đó có thể do thời gian các bé này được bế trên tay nhiều hơn so với những bé còn lại. Như vậy, bố mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi bé 9 tháng tuổi biết làm gì rồi phải không? Tập trườn, tập đứng lên, tập khám phá thế giới, cả tập nói nữa chứ!

4. Nên cho bé 9 tháng tuổi ăn gì?

Từ 8 tháng tuổi đến dưới 1 năm, bé cần nạp 750-900 calo/ngày
Từ 8 tháng tuổi đến dưới 1 năm, bé cần nạp 750-900 calo/ngày

4.1. Chế độ ăn cho bé 9 tháng khác gì cho bé sơ sinh?

Từ 8 tháng tuổi đến dưới 1 năm, bé cần nạp 750-900 calo/ngày. Một nửa số calo trong đó đến từ sữa mẹ (khoảng 720 ml). Như vậy, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu cho bé trong giai đoạn này. Sự khác biệt lớn nhất ở chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi là cách mẹ cho bé tập ăn thức ăn. Thay vì cho bé uống sữa trước rồi cho ăn thức ăn, mẹ có thể làm ngược lại. Ngoài ra, trước giai đoạn 9 tháng tuổi, mẹ không cần cho bé uống nước. Tuy nhiên, đến khi bé đã sẵn sàng, bố mẹ có thể tập cho bé uống từng ngụm nước nhỏ.

4.2. Lưu ý cho bố mẹ khi cho bé tập ăn

Trong giai đoạn này, bé tập dùng bình sữa rất nhiều
Trong giai đoạn này, bé tập dùng bình sữa rất nhiều

Đồng thời, bố mẹ cũng nên tập cho bé ăn những đồ ăn mới. Các tiêu chí sau đây cần được mẹ để ý:

  • Cho bé ăn bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ngắn
  • Không bắt bé phải ăn
  • Cho bé ăn đa dạng các món ăn vặt an toàn: từ mềm đến rắn
  • Thử cho bé dùng thìa
  • Tập thói quen dùng bình sữa cho bé

Với bình sữa cho bé, mẹ nên lựa chọn những sản phẩm cứng cáp, dày dặn và có chức năng đặc biệt. Trong giai đoạn này, bé tập dùng bình sữa rất nhiều. Do vậy, sắm cho bé một chiếc bình sữa thủy tinh chống sặc và đầy hơi đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ là việc mẹ cần làm ngay. Mẹ tham khảo sản phẩm tại đây nhé.

Như vậy là Góc của mẹ đã cùng gia đình tham khảo những thông tin vô cùng cần thiết về bé 9 tháng tuổi. Em bé 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, bé 9 tháng tuổi biết làm gì,… hẳn không còn là những “cơn đau đầu” dành cho mẹ khi có con trong giai đoạn quan trọng này.

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellfamily.com/your-9-month-old-baby-development-and-milestones-4172786

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-9-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi/

https://www.parents.com/baby/feeding/solid-foods/feeding-9-12-month-old-baby/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÉ 9 THÁNG TUỔI – BƯỚC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG TRONG CUỘC ĐỜI”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0