Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không? Câu trả lời là có mẹ nhé!

Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều mẹ phân vân, muốn tìm hiểu để chăm sóc con tốt hơn, bảo vệ bé trước những biến chứng khó lường. Thấu hiểu tâm tư đó, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp “tất tần tật” và mách mẹ những lưu ý khi chăm bé nếu chẳng may bé bị cúm A. Cùng Góc của mẹ theo dõi ngay nhé.

Trẻ bị cúm a có nguy hiểm không?
Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không? Câu trả lời là có mẹ nhé!

1. Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không?

Câu trả lời là trẻ cúm A nguy hiểm hay không còn tùy từng trường hợp, mẹ theo dõi để biết được cách xử lý phù hợp nhất nhé, cụ thể: 

1 – Trường hợp trẻ bị cúm A không nguy hiểm 

Trẻ bị cúm A không nguy hiểm nếu như mẹ phát hiện kịp thời và có hướng điều trị đúng, không lơ là, chủ quan. Ngoài ra, cúm A thường không quá nguy hiểm nếu bé có một số biểu hiện quen thuộc như ho, đau họng, sổ mũi nhưng thân nhiệt vẫn ổn định (không quá 37,5 độ C). 

2 – Trường hợp trẻ bị cúm A nguy hiểm 

Khi xuất hiện những triệu chứng sốt cao, ho dữ dội, nhiệt độ tăng đột biến, lên đến 38 – 39 độ C có nghĩa là trẻ bị cúm A nặng, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần gần nhất để bác sĩ thăm khám kịp thời, không tự ý mua thuốc hoặc điều trị tại nhà vì có thể khiến tình trạng bé trở nặng hơn đó mẹ. 

Trẻ bị cúm a có nguy hiểm không?
Khi xuất hiện những triệu chứng sốt cao, ho dữ dội, nhiệt độ tăng đột biến, lên đến 38 – 39 độ C có nghĩa là trẻ bị cúm A nặng

2. 3 giai đoạn chuyển biến của cúm A mẹ nên biết

Để biết được cúm A có nguy hiểm không, mẹ cũng cần quan sát những biểu hiện của bé cưng và biết được bé đang ở giai đoạn nào trong 3 giai đoạn chuyển biến cúm A nhằm tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất: 

2.1. Giai đoạn lây lan

Virus cúm A rất dễ lây lan, các chủng virus thường tồn tại “dai dẳng” trong môi trường sống bên ngoài. Cụ thể, chúng có thể sống sót và sinh sôi đến 48 giờ trên nhiều bề mặt khác nhau và tồn tại trong lòng bàn tay của bé cưng từ 5 – 6 giờ. Do đó, con yêu có thể nhiễm virus cúm A nếu chạm tay vào lan can, tay nắm, dụng cụ ăn uống, đồ chơi, bàn ghế,… 

Các giai đoạn chuyển biến của Cúm a
Bé đang sinh hoạt trong môi trường cộng đồng như trường lớp, công viên thường bị cúm A do lây lan rất nhanh

Đặc biệt là bé đang sinh hoạt trong môi trường cộng đồng, có người mắc phải cúm A (đã được phát hiện hoặc trong thời gian ủ bệnh). Trong giai đoạn này, bé chưa có biểu hiện rõ rệt, nếu có thì con cũng chỉ khụt khịt mũi, ho vài tiếng nhẹ rồi tắt hẳn. 

2.2. Giai đoạn mầm bệnh phát triển

Sau thời gian ủ bệnh, bé cưng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh cảm sốt thông thường như ho khan, nóng người, khô môi và sổ mũi. Nếu mẹ không phát hiện kịp lúc thì có thể bỏ qua giai đoạn này khiến tình trạng cúm A của con ngày càng trở nặng. 

Các giai đoạn chuyển biến của Cúm a
Sau thời gian ủ bệnh, bé cưng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh cảm sốt thông thường như ho khan, nóng người

Đến khi cúm A phát triển hơn thì hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu, suy hô hấp, cực nguy hiểm với trẻ nhỏ. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng kể trên mẹ không nên lơ là mà nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh nhé. 

2.3. Giai đoạn biến chứng của cúm A

Nếu cúm A không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng nặng hơn như khó thở, thở gấp, tím tái,… Trong trường hợp nặng hơn bé cưng còn mắc phải một số bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, tiêu chảy không dứt,…

Các giai đoạn chuyển biến của Cúm a
Khi thấy con sốt cao quá 38 độ và có không có xu hướng giảm kèm theo những cơn ớn lạnh, khóc mãi không dứt, mẹ nên đưa bé đến trạm y tế

Đối với những bé có tiền sử hen suyễn, tim mạch, thừa cân,… thì những biến chứng này còn diễn ra nhanh và nặng hơn, cực nguy hiểm. Do đó, khi thấy con sốt cao quá 38 độ và có không có xu hướng giảm kèm theo những cơn ớn lạnh, khóc mãi không dứt thì mẹ cần đưa bé đến trạm y tế gấp nhé! 

3. Nếu chẳng may trẻ con bị cúm A, mẹ nên làm gì?

Trong trường hợp này mẹ nên bình tĩnh và thực hiện đầy đủ những lưu ý dưới đây để tình trạng của con không trở nặng nhé. Cụ thể là cho bé nằm ở nơi thoáng mát, đảm bảo bé uống đủ nước/sữa, chú ý khâu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết, mẹ theo dõi ngay nội dung bên dưới nha: 

Trẻ bị cúm A mẹ nên làm gì?
Trong trường hợp này mẹ nên bình tĩnh và thực hiện đầy đủ những lưu ý dưới đây để tình trạng của con không trở nặng

1 – Cho bé nằm phòng thoáng mát 

Khi bị cúm A, bé thường có những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, mẹ sợ bé gặp gió sẽ bệnh càng thêm bệnh nên cho con nằm phòng kín, thiếu sáng và đóng kín hết cửa sổ. Quan điểm này không đúng đâu mẹ ơi, phòng càng tù bí bé cưng càng mệt mỏi hơn 

Thay vào đó mẹ nên cho bé nằm ở phòng riêng, có cửa sổ, không gian thông thoáng, ít vật dụng để con thoải mái. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sắm thêm máy lọc không khí, đốt ít nến thơm organic hoặc tình dầu sả chanh và quét dọn sạch sẽ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 

Trẻ bị cúm A mẹ nên làm gì?
Mẹ cho bé nằm phòng thoáng mát để bé hạ sốt nhanh chóng, tránh phòng tù bí, ngột ngạt

2 – Cung cấp đủ sữa/nước cho con 

Bé cúm A sẽ sốt cao, cơ thể mất nước khiến bé cứ mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, bong tróc môi, mắt lờ đờ. Do vậy, mẹ cần cho bé cưng uống đủ nước/sữa để bù lại phần năng lượng vừa mất đi, hạn chế tối đa nguy cơ cơ giật do sốt quá cao. 

Theo đó, mẹ nên cho bé uống từ từ, chia thành nhiều cữ nước/sữa trong, mỗi lần cho bé uống khoảng 100ml. Đối với bé lớn hơn 2 – 3 tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm nhiều loại nước ép, sinh tố khác nhau như cam, chuối, dâu tây, dứa…để cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, giúp bé hồi phục nhanh chóng. 

Trẻ bị cúm A mẹ nên làm gì?
Mẹ cần cho bé cưng uống đủ nước/sữa để bù lại phần năng lượng vừa mất đi, hạn chế tối đa nguy cơ cơ giật do sốt quá cao

3 – Chú ý khâu vệ sinh thực phẩm, vật dụng 

Trẻ bị cúm A thường có hệ miễn dịch suy yếu, nhạy cảm, mẹ nên tự tay chuẩn bị món ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bé măm măm ngon lành mà không vi khuẩn, vi rút xâm nhập làm tình trạng bệnh nặng thêm. Trong quá trình vệ sinh thực phẩm, chùi rửa vật dụng, mẹ cần lựa chọn sản phẩm lành tính, dịu nhẹ để bảo vệ thể trạng non nớt của con yêu. 

Chẳng cần tìm đâu xa, Góc của mẹ gợi ý Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy giúp mẹ đánh bay mảng bám trên dụng cụ ăn uống (bát, muỗng,…) và rửa sạch thực phẩm vừa tiện lợi vừa an toàn. Với thành phần lành tính, chiết xuất từ ngô và rượu dừa, nước rửa chuyên dụng nhà Mamamy phù hợp với những bé có cơ địa nhạy cảm khi bị cúm A, mẹ không lo con kích ứng hay khó chịu gì cả. Chẳng cần lỉnh kỉnh nhiều vật dụng, mẹ chỉ cần nhấn vòi và lấy lượng sản phẩm vừa đủ và sử dụng thôi ạ. 

Bên cạnh đó, nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy còn có phần quà hấp dẫn dành tặng và miễn phí vận chuyển. Mẹ chỉ cần mua 1 mà hời được quá chừng món, ngại gì không thử phải không ạ? Giờ thì click chuột để săn deal khủng ngay mẹ ơi! 

4 – Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Mẹ phát hiện con bị cúm A thì hoang mang, vội vàng chạy ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh và cho bé uống với mong muốn tiêu diệt virus, con yêu chóng khỏe. Thế nhưng, việc tự ý cho bé cưng dùng thuốc chẳng những không cải thiện tình hình còn có nguy cơ trở nặng, thậm chí kháng thuốc sau này đó mẹ. 

Trẻ bị cúm A mẹ nên làm gì?
Mẹ đưa con đến trạm y tế gần nhất, các y bác sĩ sẽ là những người có chuyên môn cao nên sẽ chẩn đoán chính xác tình hình

Vì thế, mẹ nên đưa con đến trạm y tế gần nhất, các y bác sĩ sẽ là những người có chuyên môn cao, tiến hành xét nghiệm và vạch ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất. Chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ thì con yêu sẽ sớm hồi phục thôi mẹ ơi! 

5 – Mẹ cho con nghỉ ngơi nhiều hơn 

Cúm A khiến bé yêu mất nước, cơ thể mệt mỏi, đau nhức nên mẹ cần cho bé nghỉ ngơi thường xuyên để mau chóng hồi phục. Cụ thể, mẹ nên cho bé tạm dừng việc học ở trường, đảm bảo bé cưng ngủ đủ 8 – 9 tiếng/ngày để cơ thể sản sinh nhiều kháng thể chống lại virus gây cúm A. Việc cho bé nghỉ ngơi ở nhà cũng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, bùng phát cúm A trong cộng đồng, mẹ nhớ thực hiện đúng nhé! 

Trẻ bị cúm A mẹ nên làm gì?
Cúm A khiến bé yêu mất nước, cơ thể mệt mỏi, đau nhức nên mẹ cần cho bé nghỉ ngơi thường xuyên để mau chóng hồi phục

Nếu vẫn còn thắc mắc, muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn cũng như biết được những sai lầm cần tránh trong quá trình chăm sóc bé bị cúm A thì mẹ không nên bỏ lỡ bài viết 4 sai lầm chăm sóc trẻ bị cúm A mẹ cần “nằm lòng”. Chỉ cần một cú click chuột là mẹ đã có thêm vô vàn thông tin bổ ích rồi ạ!  

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không, câu trả lời là không nếu được điều trị kịp thời và có nếu mẹ phát hiện muộn, con sốt cao lên đến 38 – 39 độ. Ngoài ra, mẹ cũng biết thêm 3 giai đoạn phát triển của cúm A và biết cách chăm sóc nếu chẳng may con mắc phải. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, mẹ đừng ngần ngại để lại mình luận, Góc của mẹ sẽ tư vấn thật nhiệt tình. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không? Câu trả lời là có mẹ nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0