Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

4 sai lầm chăm sóc trẻ bị cúm A mẹ cần “nằm lòng” 

Mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm, thấy con bị cúm A thì lo lắng bồn chồn không yên. Mẹ muốn tìm cách chăm sóc trẻ bị cúm A chuẩn khoa học cũng như sai lầm thường gặp, lưu ý quan trọng để áp dụng cho phù hợp, giúp bé mau khỏe trở lại. Thấu hiểu tâm tư đó, Góc của mẹ tổng hợp thông tin chi tiết về vấn đề này ngay sau đây, mẹ tham khảo nhé!

Chăm sóc trẻ bị cúm a
Chăm sóc bé bị cúm A đúng chuẩn khoa học – mẹ đã biết chưa?

1. 4 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà mẹ cần biết

Cúm A là nỗi lo của tất cả mẹ bỉm đang có con nhỏ. Không chỉ gây ra sốt, ho, sổ mũi mà cúm còn dẫn đến nhiều hệ lụy đáng ngại cho bé sau này. Vì cúm A nguy hiểm nên mẹ cứ nghe con bị là hoảng loạn, dẫn đến chăm sóc bé sai cách, làm bệnh tình con trở nặng hơn. Xem ngay 4 sai lầm phổ biến khi chăm sóc bé bị cúm A ngay dưới đây để tránh kịp thời mẹ nhé!

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
4 sai lầm mẹ bỉm thường mắc phải trong cách chăm trẻ bị cúm A

1.1. Không quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng

Trong suốt thời gian bị cúm A, bé thường bị sốt, uể oải, đau họng nữa nên con thường ăn ít, chỉ thích uống sữa hoặc cháo loãng thôi. Mẹ xót cũng không dám cho con ăn nhiều, việc này lặp lại nhiều ngày dẫn đến con bị thiếu chất, thấp còi và bị cúm A mãi không khỏi đó ạ. 

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng khi bé bị cúm A, vì thế mẹ tuyệt đối không lơ là và suy nghĩ rằng nếu đói con sẽ nói ra hoặc đòi mẹ đút ăn nhé. Thực tế, bé cưng còn nhỏ nên rất khó biểu hiện được mình đang đói hay no mẹ ạ. Mẹ chủ động lên thực đơn phù hợp cung cấp dinh dưỡng cho bé nhé.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bé khi mắc cúm A, mẹ cần đặc biệt chú ý

1- Chế độ dinh dưỡng khi bé bị cúm A

Cúm A làm suy yếu hệ miễn dịch, con lại càng nhạy cảm hơn nữa nên tốt nhất, mẹ hãy tự tay chuẩn bị đồ ăn cho con. Như vậy vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa hợp khẩu vị của bé cưng nhất. 

Ở giai đoạn cúm A, lúc cơ thể bé mệt mỏi, mẹ nên bổ sung những dưỡng chất như kẽm, sắt và protein để tăng cường miễn dịch, thúc đẩy các cơ khỏe mạnh, hạn chế mệt mỏi, mất sức ở bé. Gợi ý thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cực phù hợp cho bé trong giai đoạn này mẹ tham khảo:

  • Các loại thịt: bò, gà, heo
  • Hải sản: sò, hàu, cá, tôm, cua
  • Trứng, sữa

Nếu bé nhà mình trên 1 tuổi, mẹ thêm gia vị đi kèm như hành, gừng, mật ong với công dụng kháng khuẩn, chống viêm sẽ hỗ trợ rất tốt, giúp bé mau khỏe trở lại. Trước khi chế biến bất cứ món ăn gì, mẹ đều lưu ý sơ chế và rửa sạch sẽ thực phẩm, dụng cụ để chắc chắn rằng không có cơ hội cho đám hại khuẩn xâm nhập, gây tổn thương cho bé yêu. 

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Sơ chế, rửa rau củ quả và dụng cụ ăn uống của bé thật sạch là chăm sóc trẻ cúm A tại nhà được khuyến cáo bởi các bác sĩ

Gợi ý nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy chuyên sử dụng để rửa sạch, đánh bay các loại vi khuẩn, nấm mốc trên rau củ quả mà mắt thường không thể nhìn thấy được, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé yêu.

Khả năng khử khuẩn tuyệt vời đến từ sản phẩm này đã chinh phục hàng triệu mẹ bỉm thông thái trên khắp Việt Nam. Thấu hiểu cơ thể nhạy cảm của bé nên toàn bộ thành phần đều lành tính, 100% từ thiên nhiên như ngô và rượu dừa diệt khuẩn, khử mùi tanh cực xịn mà không để lại tồn dư sau rửa. Rau củ rửa xong sạch bong, không để lại mùi con ăn ngon miệng hơn hẳn mẹ ơi. Thao tác thì siêu đơn giản, mẹ chỉ cần bấm vòi 1 – 2 lần để dung dịch chảy ra, rồi rửa dụng cụ, rau quả như bình thường là được.

Mamamy khuyến mại
Nước rửa bình sữa, rau củ quả lành tính, khử khuẩn cực đỉnh cho mẹ bỉm thông thái

Đang có chương trình siêu sale khủng cùng nhiều phần quà hấp dẫn, mẹ bỉm nào cũng được hưởng ưu đãi đây ạ. Mẹ ghé ngay để tậu hàng xịn, giá mềm về chăm sóc bé cưng tốt nhất nhé!

2- Dinh dưỡng cho bé sau cúm A

Sau khi bé khỏi bệnh, mẹ cũng không nên lơ là mà tiếp tục bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé. Bởi lẽ, cơ thể bé sau cúm A vẫn còn yếu, con cần được cung cấp 4 nhóm chất thiết yếu gồm tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày để phục hồi và cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch. 

  • Tinh bột: từ trái cây, đậu, khoai, bánh mì và ngũ cốc.
  • Protein: Thịt, cá, sữa, trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào cho bé sau cúm A.
  • Vitamin: Lượng vitamin phong phú nhất có ở trái cây như cam, quýt, dâu tây, cà chua và các loại củ như khoai tây, khoai lang cùng chế phẩm từ sữa. 
  • Khoáng chất: có nhiều ở các loại quả hạch, hạt hạnh nhân, hạt macca,…
Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Sau khi bé khỏi bệnh, mẹ vẫn duy trì thực đơn đầy đủ dưỡng chất cho con nhé

Khoảng 3 – 5 ngày đầu, mẹ nấu cháo rồi xay nhuyễn thức ăn cho bé măm măm. Đợi khi bé hồi phục (khoảng 1 tuần) thì mẹ chuyển sang cơm để bé no bụng, hạn chế đi tiểu nhiều nhé.

1.2. Mẹ chẳng dám vệ sinh răng miệng cho con yêu

Vì đang bị cúm A, cơ thể mệt mỏi nên bé quấy khóc cũng là bình thường mẹ ạ. Mẹ đừng vì con quậy phá, không phối hợp mà bỏ luôn việc chăm sóc răng miệng cho con nhé. Đây là việc làm quan trọng trong quá trình chăm sóc bé do virus cúm A thường bám trụ và sinh sôi nhiều nhất ở vùng vòm họng và khoang miệng. 

Bằng cách vệ sinh đúng, răng miệng bé chẳng những sạch sẽ, hạn chế sâu răng mà còn “đẩy lùi” được đám virus cúm A xấu xí tấn công vào hệ hô hấp nữa đó ạ. Mỗi ngày, mẹ vệ sinh răng miệng cho bé cưng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Đồng thời, mẹ cho bé đến bác sĩ nha khoa để khám định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe. 

Đọc ngay bài viết lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm để thực hiện cho chuẩn chỉnh nhất mẹ nhé.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Mẹ bỉm thường sợ con khó chịu do cúm A mà chẳng dám vệ sinh răng miệng cho con

1.3. Cho con cưng nằm phòng tù bí

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bé cưng bị cúm A  là sốt và ớn lạnh. Lúc này, bé cực kỳ ngại gió, con chỉ thích nằm trong phòng kín, ấm áp và tránh gió. Mẹ thấy con vậy nên không suy nghĩ nhiều mà cứ chiều con, cho bé nằm phòng nhỏ, đóng hết cửa sổ lại hoặc cho bé nằm cùng với bố mẹ để thuận tiện chăm sóc. 

Đúng là bé sẽ dễ chịu tức thời nhưng ảnh hưởng về sau đó mẹ ơi. Phòng ốc đóng kín thiếu ánh sáng mặt trời và không khí tự nhiên trong lành sẽ khiến bé bị tù túng, chưa kể đám virus không có chỗ thoát nên cứ “luẩn quẩn” trong phòng mãi, bé lâu khỏi bệnh lắm ạ. 

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Tránh cho bé bị cúm A ở phòng kín, hầm bí sẽ tạo điều kiện cho virus “hoành hành” đó ạ

Mẹ nên cho bé nằm phòng riêng, có cửa sổ thoáng mát, không gian thông thoáng, ít đồ dùng. Nếu nhà mình nhỏ, không có phòng riêng, mẹ nhớ sắm thêm máy lọc không khí, dọn dẹp phòng hàng ngày và sử dụng các loại tinh dầu xả, chanh để diệt vi khuẩn trong không khí mẹ nhé. 

1.4. Không đeo khẩu trang cho con

Cúm A là loại cúm “đáng báo động” vì nó lây nhiễm qua đường hô hấp, tỷ lệ mắc bệnh là rất cao nếu trong nhà có người bị. Mẹ nhớ đeo khẩu trang che kín miệng, mũi để hạn chế lây nhiễm cho anh chị em hoặc bố mẹ nhé. Nếu lỡ lây ra, nhà mình bị ốm hết thì không ai chăm sóc bé tỉ mỉ được cả, hơn nữa virus sẽ càng nhiều và “lởn vởn” trong không khí, phần trăm tái phát bệnh sẽ cực kỳ cao. 

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Đeo khẩu trang kín, che miệng mũi cho bé để hạn chế lây lan bệnh cúm A mẹ nhé

Việc đeo khẩu trang cả ngày đôi lúc dễ khiến bé khó chịu, bực bội, mẹ kiên nhẫn trò chuyện, giải thích để con hiểu sự cần thiết của khẩu trang. Hoặc “dụ” bé bằng cách nói sẽ có thiên thần tặng quà cho bé vào cuối ngày nếu con chịu đeo khẩu trang giỏi. Buổi tối khi bé ngủ, mẹ nhẹ nhàng đặt một chú gấu bông hoặc bánh kẹo bên cạnh, sáng mai dậy bé nhìn thấy sẽ tự động đeo, không cần mẹ nhắc nhở luôn ạ.

Ngoài ra, mẹ ưu tiên chọn khẩu trang y tế thay vì dạng vải để bé dễ thở, nó cũng ngăn ngừa virus tốt hơn, hạn chế lây lan khi hắt hơi, ho khan và nói chuyện.

Trẻ bị cúm a
Khẩu trang y tế giúp bé dễ thở hơn so với loại bằng vải đó ạ

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ chăm sóc trẻ bị cúm A không đúng cách?

Thông thường, trẻ nhỏ bị cúm A sẽ khỏi bệnh trong vòng 3 – 7 ngày tùy thể trạng mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, đó là khi mẹ chăm sóc bé đúng cách còn ngược lại, chỉ cần mẹ lơ là thì không những các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ sẽ kéo dài mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con sau này. 

Một số biến chứng bé có thể gặp phải như: tiêu chảy, tức ngực, khó thở, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, hen phế quản,… Để tránh gặp phải trường hợp xấu, mẹ lưu ý chăm sóc bé cẩn thận và không được chủ quan khi con bị mắc cúm A nhé.

Chăm sóc trẻ bị cúm a
Mẹ lơ là, chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé

3. Mách mẹ 4 lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm A

Vậy chăm bé bị cúm A như thế nào là đúng cách? Câu trả lời có ngay đây ạ, mẹ bỏ túi 4 lưu ý quan trọng sau đây để giúp bé cưng nhanh khỏe trở lại, con ăn giỏi ngủ ngon nhé!

1 – Cho bé mẹ uống đủ nước/sữa 

Bé bị cúm A sốt càng cao, cơ thể mất nước càng nhanh. Dấu hiệu cho thấy bé đang mất nước như là người mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, trũng mắt sâu, da khô, bong tróc môi,… Lúc này, mẹ cần nạp cho bé đủ lượng nước cần thiết để bổ sung phần vừa mất đi, đảm bảo con không bị mệt quá, giảm thiểu nguy cơ co giật. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Bổ sung nước, sữa trong thời gian cúm A cho bé là rất cần thiết

Bên cạnh đó, sữa cũng cần được duy trì, không cắt giảm đi mẹ nhé. Nếu bé mệt và không chịu uống, mẹ hãy chia sữa ra thành nhiều cữ trong ngày, mỗi lần cho bé uống một ít để dưỡng chất đi vào cơ thể, tránh con bị đói càng mệt hơn. Bé lớn hơn từ 2 – 3 tuổi, mẹ thêm nước ép trái cây, rau củ như cam, chuối, dâu tây, dứa… với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào nhằm hỗ trợ con tăng sức đề kháng, khỏe mạnh chống lại đám virus cúm A nha. 

2 – Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Thấy bé bị ốm mệt, mẹ tự ra tiệm thuốc gần nhà để mua kháng sinh cho con uống với hy vọng tiêu diệt virus, giúp con khỏe trở lại. Nhưng mẹ ơi, kháng sinh không hề thuyên giảm được các triệu chứng bệnh mà còn dẫn tới nguy cơ kháng thuốc, ảnh hưởng rất lớn đến con sau này. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được tự tiện cho con dùng thuốc, bất cứ là loại gì, dù nhiều hay ít trong suốt quá trình bị cúm A. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc mà phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Bộ y tế khuyến cáo, khi phát hiện con bị cúm A, mẹ mau chóng cho bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng xử lý phù hợp, cũng như được hướng dẫn cho bé uống thuốc đúng cách. Như vậy mới “đánh bay” được cúm A mẹ nhé!

3 – Cho con nghỉ ngơi nhiều hơn 

Cúm A khiến bé mất nước, đau nhức cơ và mệt mỏi cả người nên con cần được nghỉ ngơi nhiều nhất để hồi phục sức khỏe. Mẹ hãy cho bé tạm rời xa bài vở, nghỉ ngơi nhiều và ngủ ít nhất 8 – 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể điều hòa và sản sinh kháng thể chống lại virus. Bệnh cạnh đó, bé nghỉ ngơi ở nhà cũng giúp hạn chế lây nhiễm cúm A cho bạn học và thầy cô, góp phần đẩy lùi nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Cho bé nghỉ ngơi nhiều để con mau khỏe và hồi phục nhanh hơn mẹ nhé

4 – Rửa mũi cho con thường xuyên

Đa số bé bị cúm A đều gặp triệu chứng ho và chảy nước mũi. Dịch mũi chảy cả ngày làm bé khó thở, con ăn không ngon, lại khó ngủ nên quấy phá. Mẹ sử dụng nước muối sinh lý nhỏ 1 – 2 giọt vào hai bên mũi của bé, dùng tay day nhẹ để rỉ mũi mềm và bong ra, thông thoáng đường thở cho bé nhé. Hoặc mẹ sử dụng xịt thông mũi chuyên dụng cho bé để rửa mũi cho bé cũng được. 

Lưu ý: mẹ không lạm dụng hút mũi vì sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, mẹ không dùng miệng để hút dịch mũi cho con vì vi khuẩn theo đường đó đi vào cơ thể bé, con lại nhạy cảm nữa nên tình trạng bệnh sẽ càng tệ hơn đó ạ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, hạn chế dịch đóng làm con khó thở mẹ nhé

4. Giúp mẹ giải đáp những câu hỏi về cúm A để chăm sóc bé tốt hơn

Chăm sóc bé bị cúm A không phải là việc đơn giản, nhất là đối với mẹ bỉm mới có bé lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, mẹ tham khảo giải đáp khoa học về các vấn đề thường gặp sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích, hỗ trợ cho công cuộc chăm bé mau khỏe và phát triển toàn diện nhé!

1 – Trẻ bị cúm a rồi có bị lại không

Bé bị cúm A sau khi được chữa khỏi vẫn có thể tái nhiễm bình thường mẹ nhé. Các chủng virus cúm không riêng gì cúm A đều hoạt động rất mạnh, chỉ cần mẹ hơi lơ là, chúng sẽ lăm le tấn công bé đó ạ. 

Chăm sóc trẻ bị cúm a
Nếu cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà không đúng cách sẽ tăng nguy cơ tái nhiễm rất cao

2 – Trẻ bị cúm có nên tắm không

Khi bị cúm A, mẹ vẫn tắm cho bé được và không sợ con bị nhiễm lạnh hay bệnh nặng hơn bằng cách cho bé tắm nước ấm và không ngâm mình lâu trong nước. Mẹ cũng lưu ý lau khô người bé với khăn mềm và mặc đồ vào ngay, tránh để bé ở trần con sẽ bị lạnh đó ạ. Để tăng nhiệt độ phòng tắm, nhất là vào mùa đông, mẹ kết hợp thêm đèn sưởi khi tắm cho bé nhé. 

3 – Trẻ con bị cúm a có nguy hiểm không

Mức độ nguy hiểm của cúm A đối với trẻ nhỏ không giống nhau. Một số bé khỏe mạnh sẽ khỏi ngay sau 3 – 4 ngày mà không để lại ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu bé có thể trạng yếu hoặc không được chăm sóc thích hợp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời, tuyệt đối không được chủ quan nhé. 

Cách chăm sóc trẻ bị cúm a
Tùy thể trạng và cách thức chăm sóc mà bé khỏi cúm A nhanh hay chậm đó mẹ ơi

4 – Trẻ cúm a bao lâu thì khỏi

Thời gian khỏi bệnh của bé bị cúm A thường dao động trong khoảng 7 – 14 ngày nhưng thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, đôi khi kéo dài đến 20 – 30 ngày. Kể cả trước – trong – sau cúm A, mẹ đều cần chăm sóc bé chu đáo và vệ sinh răng miệng, vòm họng cho con thật kỹ để tiêu diệt virus cúm, giúp bé lớn khỏe toàn diện. 

Chi tiết hơn, mẹ tham khảo trong bài viết Trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi để nắm được thông tin, có cách chăm sóc bé phù hợp trong từng trường hợp để con yêu mau khỏe, hoạt bát trở lại mẹ nhé.

Nắm rõ các lưu ý quan trọng trên, chắc chắn việc chăm sóc trẻ bị cúm A không còn “làm khó” mẹ nữa rồi. Mẹ tuyệt đối đừng chủ quan, coi nhẹ căn bệnh này và rút kinh nghiệm từ 4 sai lầm thường gặp để có cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà tốt nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “4 sai lầm chăm sóc trẻ bị cúm A mẹ cần “nằm lòng” ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0