Mẹ bỉm chưa biết cách bế cho bé bú bình khiến con yêu bị sặc, đầy hơi, lâu dần bé sẽ sợ ti bình, bỏ ti, chậm lớn, mẹ đau đầu không biết xử lý thế nào. Thấu hiểu được nỗi băn khoăn này, Góc của mẹ xin chia sẻ 3 cách bế bé bú bình giúp con ti sữa ngon lành ngay sau đây. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Mục lục
1. Tại sao cần bế bé bú bình đúng cách?
Tương tự như khi chăm sóc cho bé yêu, bế cho bé ti bình đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, quan trọng nhất là thực hiện đúng cách, tránh những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của con:
- Bú bình đúng cách giúp con yêu thoải mái, ti đủ lượng sữa cơ thể cần trong thời gian phù hợp mà không cần mẹ dỗ dành, vỗ về nhiều.
- Bé bú nhanh hơn mà vẫn đảm bảo không bị sặc sữa, bị trào ngược, đầy hơi.
- Bú bình đúng cách giảm nguy cơ sữa chảy vào tai gây viêm tai, viêm tai giữa, tổn thương ống nhĩ.
2. Cách bế cho bé bú bình đúng chuẩn
2.1. Cho bé bú bình ở tư thế bế một bên
1 – Tại sao nên cho bé ti trong tư thế bế một bên mẹ nhỉ?
Bế bé sang một bên giúp bé vừa cảm thấy an toàn, thoải mái khi nhìn thấy mẹ, lại được tự do quan sát, khám phá các âm thanh, tiếng động xung quanh. Quá trình ti sữa sẽ dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.
2 – Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ bế bé lên, một tay ôm vòng sau lưng bé, để đầu bé tựa vào cánh tay mẹ (phía bắp tay hoặc khuỷu tay). Bàn tay mẹ đặt ở mông bé và đỡ phần thân dưới của bé.
- Bước 2: Tay còn lại cầm bình sữa cho bé bú.
3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ cầm chếch bình sữa khoảng 15- 45 độ để sữa chảy vào miệng dễ dàng hơn, tránh hình thành khí thừa trong bình gây đầy hơi.
2.2. Cho bé bú bình ở tư thế bế tựa vào lòng mẹ
1 – Tại sao nên cho bé ti ở tư thế tựa vào lòng mẹ?
Tương tự như tư thế bế bé một bên, tư thế này cũng khiến dòng sữa chảy vào miệng bé dễ dàng, bụng con quay ra ngoài giúp bé dễ dàng ợ hơi và thoải mái hoạt động. Nếu bé nhà mình thường xuyên bị nôn trớ khi ti, trào ngược dạ dày thì tư thế này chính là “chân ái” cho bé yêu đó ạ.
2 – Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bế bé ngồi lên một bên đùi mẹ, một tay vòng từ sau lưng vòng qua một bên nách bé.
- Bước 2: Dùng tay còn lại đỡ mông và chân bé.
3 – Lưu ý cho mẹ:
- Mẹ chếch đáy bình lên khoảng 15-45 độ cho bé bú dễ dàng hơn.
- Mẹ vừa bế vừa giữ cho lưng bé thẳng, đầu lưng tựa vào ngực mẹ.
2.3. Cho bé bú bình ở tư thế bế tựa lên đùi
1 – Tại sao mẹ nên cho bé bú ở tư thế bế tựa lên đùi?
Với tư thế bế tựa đùi, mẹ và bé đối diện mặt nhau, bé an tâm hơn khi nhìn thấy mặt mẹ và nghe mẹ trò chuyện. Hai mẹ con tương tác được với nhau trong cả quá trình bú bình khiến bé vui vẻ, thoải mái hơn, việc bú bình cũng thuận lợi hơn.
2 – Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đặt bé mông bé trên bụng mẹ, đầu và thân trên bé tựa trên đùi mẹ.
- Bước 2: Một tay mẹ đỡ và điều chỉnh tư thế con ngồi, tránh để bé bị ngã khỏi đùi mẹ. Tay còn lại cầm bình sữa và cho bé bú.
3 – Lưu ý cho mẹ:
- Mẹ ngồi trên sàn nhà, trên giường hay trên ghế sofa để không bị mỏi khi cho bé ti.
- Cân nhắc lót thêm một chiếc khăn hoặc gối mỏng dưới đầu bé, tránh con bị đau đầu hoặc mỏi cổ.
3. Lưu ý không thể bỏ qua khi cho bé bú bình
1 – Không để bé bú khi ngủ: Trong quá trình bú, nếu bé có ngủ quên, mẹ nên dừng việc cho bé bú. Bởi khi đó, bé ti sữa trong vô thức, không làm chủ được lượng sữa bú, khiến bé không nuốt kịp sữa gây sặc.
2 – Không nên thay đổi nhiều tư thế: Mẹ nên sử dụng một trong 3 tư thế bế cho bé bú bình trong suốt quá trình con ti, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột khiến con bị ngắt cữ, khó chịu lắm mẹ ạ.
3 – Mẹ giữ bình sữa ổn định khi bé bú, hạn chế rung lắc: hạn chế hình thành bọt khí xuất hiện trong bình sữa, giảm hiện tượng đầy hơi.
4 – Chọn đúng vị trí cho con bú: Mẹ chọn một nơi thoáng, mát, vị trí dễ ngồi để cho bé bú, như trên giường, trên ghế sofa, trong phòng ngủ của con.
5 – Không nên để bé tự bú bình một mình khi con chưa được 6 tháng tuổi: Đây là một cách giúp bé tự lập từ nhỏ, tuy nhiên với những bé dưới 6 tháng, bé tự ti sẽ không đảm bảo an toàn. Mẹ sẽ không thể hỗ trợ kịp thời khi bé bị sặc, làm rơi vỡ bình hoặc bị ngã. Đợi khi con được 6 tháng, các ngón tay linh hoạt hơn và có khả năng cầm vật nặng, mẹ để con tập cầm bình sẽ tốt hơn đó ạ.
6 – Chọn núm ti phù hợp: Nếu mẹ đã áp dụng đúng cách bế cho bé bú bình nhưng con vẫn không chịu ti, vẫn bị sặc thì sao? Rất có thể do núm ti của con không có chức năng chống sặc, hoặc núm có mùi cao su khó chịu khiến con ti không ngon miệng. Trong trường hợp này, mẹ đổi sang núm ti silicon không mùi, có ống chống sặc để con yêu ti binh thoải mái hơn nhé!
Trên đây là 3 cách bế cho bé bú bình an toàn, đúng cách cùng một số lưu ý quan trọng khi cho bé ti trong vòng tay mẹ. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ tự tin hơn trên hành trình nuôi dưỡng bé yêu. Bé tu ti ngoan ngoãn, mẹ an tâm hơn rất nhiều. Nếu có bất kỳ khó khăn nào khi tập cho con bú bình, mẹ để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé.