Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách bế trẻ theo từng tháng tuổi – Con mạnh khỏe, mẹ nhàn tênh

Bé càng nhỏ, cơ xương của bé càng yếu. Do vậy, ở mỗi tháng tuổi khác nhau, tùy vào sự phát triển của con mà mẹ cần chú ý tư thế bế bé sao cho phù hợp. Tham khảo ngay bài viết sau để biết cách bế trẻ theo từng tháng tuổi chuẩn khoa học mẹ nhé!

Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Bé càng nhỏ, cơ xương của bé càng yếu, mẹ cẩn thận hơn khi bế bé
Bé càng nhỏ, cơ xương của bé càng yếu, mẹ cẩn thận hơn khi bế bé

1. Cách bế trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tuần tuổi

Từ 0 – 4 tuần tuổi là giai đoạn bé mong manh nhất, xương của bé rất mềm và yếu. Vì thế, khi bế bé mẹ cần nhẹ nhàng và chú ý kỹ các điều sau:

1.1. Bế trẻ sơ sinh lên

Bế và ôm bé vào lòng giúp con cảm thấy an toàn, ấm áp, yêu thương như đang ở trong bụng mẹ. Trước khi bế bé lên, mẹ xoa hai lòng bàn tay vào nhau trong khoảng 30 giây để tay mẹ ấm hơn, tránh làm con bị giật mình mẹ nhé!

1 – Bế bé tư thế nằm ngửa: 

  • Bước 1: Cúi người về phía bé, một tay luồn dưới gáy, đỡ đầu và cổ bé, tay còn lại đỡ mông và lưng bé. Mẹ lưu ý mở rộng lòng bàn tay để nâng đỡ bé được tốt hơn. 
  • Bước 2: Giữ vững tay và nhẹ nhàng nâng bé lên. Chú ý nâng đầu bé lên trước, sau đó nâng mông bé vá giữ đầu bé cao hơn mông để bé không bị máu dồn lên não. 
  • Bước 3: Đưa bé nằm ngang trước ngực, áp sát vào lòng mẹ để con thấy ấm áp hơn. 
  • Bước 4: Đưa cánh tay đỡ đầu bé xuống sâu hơn, bàn tay ôm phần hông ngoài của bé, đầu bé tựa trên chỗ gấp khuỷu tay mẹ. Tay còn lại mẹ vẫn giữ mông và lưng bé. 
Dùng một tay đỡ đầu, một tay đỡ lưng và mông bé, từ từ nâng bé lên
Dùng một tay đỡ đầu, một tay đỡ lưng và mông bé, từ từ nâng bé lên

2 – Bế bé lên từ tư thế nằm sấp: 

  • Bước 1: Luồn tay xuống dưới cổ để đỡ đầu bé, tay còn lại luồn từ giữa hai chân lên đỡ ngực và bụng bé. 
  • Bước 2: Từ từ nâng bé lên ngang ngực mẹ.
  • Bước 3: Xoay đầu bé về phía gập khuỷu tay mẹ, đồng thời, đưa tay đỡ ngực và bụng bé về phía sau, đỡ lưng và mông bé. 
  • Bước 4: Gập cánh tay đỡ đầu bé lại, bàn tay ôm lấy phần hông ngoài của bé, giúp bé cảm thấy ấm áp và an toàn hơn.
Gập cánh tay đỡ đầu bé lại, bàn tay ôm lấy phần hông ngoài của bé
Gập cánh tay đỡ đầu bé lại, bàn tay ôm lấy phần hông ngoài của bé

1.2. Đặt trẻ sơ sinh xuống

Bé luôn thích được mẹ ôm ấp trong lòng, vì thế, đặt bé xuống luôn là điều khó khăn với mẹ bỉm. Khi đặt bé xuống, lúc đầu con rời tay mẹ là lúc bé dễ khóc đòi mẹ nhất! Mẹ chú ý dùng cả hai tay nâng đỡ và hạ đầu bé xuống nhẹ nhàng, cẩn thận để con an tâm nằm trên giường, trên nôi mẹ nhé!

  • Bước 1: Dùng một tay đỡ đầu, một tay đỡ mông bé đưa bé về phía giường, nôi…
  • Bước 2: Đặt chân và mông bé xuống nôi, sau đó, rút cánh tay đỡ mông bé ra, giữ nguyên tay đang đỡ đầu bé.
  • Bước 3: Đưa bàn tay vừa đỡ mông bé lên đỡ đầu bé, dùng cả hai tay nhẹ nhàng đặt đầu bé xuống. 
  • Bước 4: Chỉnh lại tư thế để bé nằm thẳng; đầu, cổ , lưng và mông thẳng hàng, không cong vẹo, ảnh hưởng đến cột sống.
Đặt bé nằm sao cho đầu, cổ, lưng và mông bé thẳng hàng
Đặt bé nằm sao cho đầu, cổ, lưng và mông bé thẳng hàng

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Cách bế trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi 

Từ 1 – 2 tháng tuổi, cơ thể và cột sống bé còn khá yếu; cổ bé chưa vững, chưa thể tự nâng đỡ đầu của mình. Mẹ chú ý nâng đỡ đầu bé, không để đầu bé dồn trọng lượng xuống cổ và cột sống, dễ làm con bị gù, cong vẹo sống lưng. 

Chuyên gia khuyên mẹ bế bé từ 1 – 2 tháng tuổi theo tư thế nằm ngang, vừa giúp mẹ nâng đỡ đầu bé, vừa giúp bé được ấm áp khi nằm trọn trong vòng tay mẹ.

Cách bế bé nằm ngang như sau: 

  • Bước 1: Một tay luồn dưới gáy, đỡ đầu và cổ bé, tay còn lại đỡ mông bé, nâng bé lên và đưa bé về trước ngực.
  • Bước 2: Trượt tay nâng đầu bé dọc theo sống lưng để đầu bé nằm trên gập khuỷu tay, thân trên của bé nằm trên cánh tay mẹ, bàn tay mẹ ôm lấy hông ngoài của bé.
  • Bước 3: Ôm bé áp sát vào người mẹ, đung đứa bé nhẹ nhàng như đưa nôi để bé cảm thấy an toàn và dễ ngủ hơn.
Với bé từ 1 - 2 tháng tuổi, mẹ bế bé theo tư thế nằm ngang
Với bé từ 1 – 2 tháng tuổi, mẹ bế bé theo tư thế nằm ngang

3. Cách bế trẻ sơ sinh từ 3 – 5 tháng tuổi 

Với bé từ 3 – 5 tháng tuổi, bé có thể tự ngóc đầu dậy khi nằm sấp; cổ bé đã giữ vững đầu trong thời gian ngắn. Mẹ kết hợp bế bé nằm ngang và bế đứng bé, giúp cơ thể bé quen dần với tư thế thẳng mẹ nhé!

  • Bước 1: Đặt một tay đỡ mông, một tay đỡ đầu bé.
  • Bước 2: Từ từ bế bé lên ngang ngực mẹ.
  • Bước 3: Hạ tay đỡ mông và nâng tay đỡ đầu bé lên để xoay người bé để bé về tư thế “đứng”, bé nằm dọc song song với người mẹ, đầu và bụng bé tựa sát vai và ngực mẹ.
  • Bước 4: Chỉnh lại tư thế để mẹ cảm thấy thoải mái nhất, một tay đỡ mông, một tay đỡ lưng và cổ bé. Mẹ lưu ý để mặt bé hướng ra ngoài giúp con dễ thở hơn nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể bế đứng bé bằng cách cho bé ngồi trên 1 cánh tay, mặt bé hướng ra ngoài, cánh tay còn lại vòng qua bụng và ngực để đỡ người bé. Tư thế này giúp bé được thoải mái quan sát thế giới xung quanh, chắc chắn bé sẽ rất thích đấy ạ.

Xem thêm: Cách bế đứng trẻ sơ sinh

Bế bé ở tư thế đứng với bé trên 3 tháng tuổi
Bế bé ở tư thế đứng với bé trên 3 tháng tuổi

4. Cách bế trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên

Bé từ 6 tháng tuổi đã cứng cáp hơn, mẹ bế bé nằm ngang hay bế đứng bé đều được. Tuy nhiên, mẹ lưu ý: tuyệt đối không bế cắp nách bé khi bé chưa đủ 12 tháng tuổi. Giai đoạn này, xương chân bé chưa được định hình hoàn toàn. Bế cắp nách dễ làm xô lệch xương chậu, xương đùi và cẳng chân, khiến bé bị chân vòng kiềng, chân chữ X, chữ O.

Mẹ không bế cặp nách bé khi bé dưới 12 tháng tuổi
Mẹ không bế cặp nách bé khi bé dưới 12 tháng tuổi

5. Lưu ý chung khi bế trẻ

Ôm ẵm và trò chuyện giúp bé được an toàn, yêu thương, kết nối với mẹ
Ôm ẵm và trò chuyện giúp bé được an toàn, yêu thương, kết nối với mẹ

Dù bé ở giai đoạn nào, để con được bảo vệ tốt nhất, mẹ đều cần lưu ý những điều sau: 

  • Vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi bế bé, nhất là khi mẹ mới ra ngoài về để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên tay mẹ gây mẩn đỏ, rôm sảy cho con. Sau khi rửa tay, mẹ dùng khăn khô đa năng lau khô tay để không làm ướt áo bé khiến con khó chịu. 
  • Không rung lắc, đung đưa bé mạnh tay, nhất là khi bé mới bú xong vì dễ làm con bị nôn trớ, trào ngược dạ dày đó ạ.
  • Trò chuyện, giao tiếp với bé nhiều hơn để bé được yêu thương và kết nối với mẹ. Nếu bé quấy khóc, mẹ bình tĩnh bế bé vào lòng; an ủi bé bằng cách ẵm bé đi lại trong phòng, vỗ nhẹ vào lưng bé và dịu dàng nói với bé rằng: “Mẹ đây rồi!”, “Không sao!”, “Con ngoan nhé!”. Được ôm ấp và nghe giọng nói của mẹ, bé sẽ được trấn an và nín khóc ngay thôi ạ.

Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!

Cách bế trẻ theo từng tháng tuổi đúng tư thế giúp bảo vệ cột sống và cơ xương của bé. Mẹ chú ý nâng đỡ đầu bé để con không bị vẹo cổ, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 3 tháng tuổi, khi xương bé còn mềm và non yếu nhất! Nếu còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Xem thêm: 7 Cách đánh thức trẻ sơ sinh hiệu quả chuyên gia mách mẹ

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách bế trẻ theo từng tháng tuổi – Con mạnh khỏe, mẹ nhàn tênh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách bế em bé mới sinh CHUẨN theo lời chuyên gia
Cách bế em bé mới sinh CHUẨN theo lời chuyên gia
Mẹ bỉm mới sinh con đầu lòng chắc hẳn còn bỡ ngỡ, thấy cổ và cơ xương của sinh linh bé bỏng mới ra đời chưa cứng cáp, không biết nên bế con như thế nào để không ảnh hưởng đến sự phát triển và sự thoải mái của con. Thấu hiểu được băn khoăn […]
4 CÁCH BẾ TRẺ 4 THÁNG TUỔI ĐƠN GIẢN MẸ YÊU NÊN BIẾT
4 CÁCH BẾ TRẺ 4 THÁNG TUỔI ĐƠN GIẢN MẸ YÊU NÊN BIẾT
Nếu là lần đầu tiên làm bố mẹ, biết các tư thế ẵm bé rất quan trọng. Với những cách bế trẻ 4 tháng tuổi dễ dàng dưới đây sẽ giúp bố mẹ tự tin ôm ấp thiên thần nhỏ của mình. Có nhiều tư thế bế đúng cách, từ ôm sát đến bế trực tiếp bằng […]
CÁCH BẾ TRẺ 3 THÁNG TUỔI SAO CHO ĐÚNG TƯ THẾ NHẤT?
CÁCH BẾ TRẺ 3 THÁNG TUỔI SAO CHO ĐÚNG TƯ THẾ NHẤT?
3 tháng tuổi là khoảng thời gian khá quan trọng đối với trẻ. Không chỉ ăn uống, chăm sóc, tắm rửa mà cách bế bé cũng là những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý tới. Được ẵm bồng đúng tư thế sẽ cho bé cảm giác thoải mái. Tránh làm ảnh hưởng đến […]
Giỏ hàng 0