Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

CÁCH BẾ TRẺ 3 THÁNG TUỔI SAO CHO ĐÚNG TƯ THẾ NHẤT?

3 tháng tuổi là khoảng thời gian khá quan trọng đối với trẻ. Không chỉ ăn uống, chăm sóc, tắm rửa mà cách bế bé cũng là những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý tới. Được ẵm bồng đúng tư thế sẽ cho bé cảm giác thoải mái. Tránh làm ảnh hưởng đến tư thế, xương và các bộ phận khác trong cơ thể bé sau này. Với những cách bế trẻ 3 tháng tuổi dưới đây sẽ là tip quan trọng cho mẹ yêu và người thân tự tin trao yêu thương cho bé.

1. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – cần lưu ý gì trước khi bế bé

Bé 3 tháng tuổi còn khá nhạy cảm. Khi bạn bế bé yêu cần lưu ý một số điểm sau:

Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – cần lưu ý gì trước khi bế bé
Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – cần lưu ý gì trước khi bế bé

1.1. Rửa tay sạch sẽ

Bố mẹ cần vệ sinh sạch tay trước khi đưa bế bé lên. Vì khoảng thời gian này hệ miễn dịch của bé còn đang non nớt. Việc vệ sinh tay nhằm ngăn chặn các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng có thể lây lan. Dùng xà phòng nhẹ, nước ấm và có thể thêm bọt rửa tay thiên nhiên để rửa tay. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng.

1.2. Tạo sự thoải mái cho bản thân

Lúc đầu bạn có thể cảm thấy khá sợ hãi khi không biết cách bế trẻ 3 tháng tuổi. Mẹ đang mang những nỗi lo như: sợ bế sai tư thế, sợ làm bé đau, sợ làm rơi bé,… Tất cả những điều đó sẽ làm mất đi sự tự tin của mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian khi đã quen dần với việc này, mẹ sẽ dễ dàng điều chỉnh được cảm giác cũng như tư thế của bản thân.

1.3. Nâng đỡ

mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé
mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé

Trẻ 3 tháng tuổi khả năng kiểm soát cơ cổ vẫn còn kém. Do đó, mẹ cần nâng đỡ đầu và cổ của bé. Ngoài ra, cần đảm bảo không ấn vào các điểm mềm (thóp) trên đầu. Động tác nâng đỡ này cần được thực hiện từ khi bé mới sinh ra cho đến khi hơn 3 tháng tuổi. Khi mà khả năng kiểm soát cơ đầu và cổ của bé phát triển hơn.

2. Những Cách bế trẻ 3 tháng tuổi 

Để bế bé bạn cần phải nhấc bé lên trước. Đặt một tay nâng đầu bé, tay khác ở dưới mông. Tiếp đó, nâng cơ thể bé đặt vào vùng ngực của bạn. Mẹ có thể bế bé ở tư thế này miễn là cảm thấy thoải mái khi ôm cổ và đầu của trẻ.

Mẹ cũng có thể thay đổi tư thế theo những cách bế bé 3 tháng tuổi sau nếu bé không thoải mái với một tư thế duy nhất.

2.1. Giữ vai

Nâng trẻ lên cao bằng vai của mẹ sao cho cơ thể bé song song với cơ thể mẹ
Nâng trẻ lên cao bằng vai của mẹ sao cho cơ thể bé song song với cơ thể mẹ

Đây là một trong những cách bồng trẻ 3 tháng tuổi tự nhiên nhất. Nâng trẻ lên cao bằng vai của mẹ sao cho cơ thể bé song song với cơ thể mẹ. Giữ cho đầu của bé yêu tựa vào vai mẹ để bé có thể nhìn ra phía sau mẹ. Dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay khác bợ mông bé.

Ở vị trí này cho phép bé nghe thấy nhịp tim của mẹ. Tăng sự kết nối, phát triển tình cảm yêu thương giữa bé với người thân.

2.2. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – Bế trên tay

Tư thế bế trên tay khá đơn giản và tự nhiên. Đây là cách mà mẹ có thể dùng để cho trẻ ngủ. Đặt bé song song với ngực của mẹ, đầu bé nằm trên khuỷu tay, cánh tay bợ dọc theo phần thân bé. Tay còn lại nâng phần mông của bé. Mẹ hãy ôm bé gần cơ thể mình hơn, và như thế bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

2.3. Bế bụng

Bé chắc chắn sẽ thích thú với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này đó. Đặt trẻ nằm sấp trên một cánh tay. Đầu nằm ở phía khuỷu tay và quay sang một bên. Hai tay và hai chân của bé thả rơi tự do. Tay còn lại đặt lên lưng bé để bé có cảm giác an tâm hơn. Nằm tư thế này giống như cách mèo hay báo ngủ trên cành cây vậy. Tư thế này hữu ích khi bé ợ hơi. Mẹ có thể nhẹ nhàng vuốt dọc theo lưng bé để thoát khí và cảm thấy dễ chịu hơn.

2.4. Mặt đối mặt

Với tư thế này bạn có thể nói chuyện, tương tác, chọc bé cười,…
Với tư thế này bạn có thể nói chuyện, tương tác, chọc bé cười,…

Tư thế này giúp cho mẹ yêu có thể tương tác với con. Nâng đỡ đầu và cổ của con bằng một tay. Tay kia nâng phần hông trẻ. Bế trẻ ngang tầm dưới ngực đối diện với bạn. Với tư thế này bạn có thể nói chuyện, tương tác, chọc bé cười,…

Mẹo giúp mẹ nhiều sữa để con thoải mái tu ti

Hiểu rõ về việc cho bé bú bình đúng cách 

Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn

2.5. Tư thế ”Xin chào thế giới”

Với tư thế này, con bạn có thể nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. Bé sẽ ngồi trên tay mẹ yêu như đang ngồi trên ghế. Để bé tựa lưng vào ngực mẹ. Đặt một tay giữ trước ngực bé. Tay kia ở dưới mông. Nếu muốn giữ nguyên tư thế này khi ngồi. Mẹ có thể đặt bé trên đùi và không cần giữ phần mông bé.

2.6. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi – Cho bé bú

Tư thế này phù hợp cho bé bú và bạn có thể sử dụng khi ngồi hoặc đứng. Đỡ đầu, cổ và phần lưng của con bằng cẳng tay của bạn. Kéo sát bé vào và cong người về phía cơ thể mẹ, với hai chân mở rộng ra phía sau. Tay kia điều chỉnh đầu và cổ bé hoặc cho bé bú.

2.7. Ngồi trong lòng mẹ

Với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này, mẹ có thể dùng cho bé bú bình khi bạn đang ngồi
Với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này, mẹ có thể dùng cho bé bú bình khi bạn đang ngồi

Với cách bế trẻ 3 tháng tuổi này, mẹ có thể dùng cho bé bú bình khi bạn đang ngồi. Đặt trẻ nằm dọc theo đùi bạn, mặt hướng lên trên. Lòng hai bàn tay đặt dưới đầu trẻ để làm điểm tựa, cẳng tay dọc theo cơ thể bé.

Phần kết

Vào giai đoạn 3 tháng tuổi, cơ thể bé còn chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì thế người lớn cần bế trẻ ở những tư thế thích hợp. Biết cách bế trẻ 3 tháng tuổi sẽ giúp mẹ tự tin ẵm bồng bé yêu nhà mình. Vào lúc đầu có thể hơi khó khăn, nhưng khi thực hiện nhiều lần, mẹ sẽ dần quen hơn. Ẵm bé là cách giúp bé thoải mái, tăng khả năng tương tác với môi trường xung quanh và cải thiện tình cảm, tình yêu thương giữa trẻ với mọi người.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁCH BẾ TRẺ 3 THÁNG TUỔI SAO CHO ĐÚNG TƯ THẾ NHẤT?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0