Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mỗi một con người khi sinh ra trên thế giới này không một ai lại muốn chọn cho mình cái chết. Cũng chẳng có ai muốn bản thân chết đi một cách vô nghĩa. Nhưng khi Đất nước gọi tên thì dù có phải từ bỏ mọi thứ cũng phải chiến đấu đến cùng. Tất cả đối lấy nền hòa bình và ấm no cho Dân tộc mai này. Nhân ngày quốc tế hòa bình 21/09 hãy cùng mẹ tìm hiểu về những trang lịch sử hào hùng con nhé.

1. Đất nước là gia đình

Con đừng nghĩ đến những thứ xa xôi bơi đất nước chính là hình ảnh của gia đình. Chúng ta sống trên mảnh đất quê hương cùng với cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng… Đó đều là những thứ thiêng liêng mà mỗi người phải gìn giữ. Tất cả gộp lại chính là hồn cốt của dân tộc yêu thương.

Nhưng một khi đất nước lâm nguy thì gia đình cũng chẳng còn nguyên vẹn. Để bảo vệ gia đình trước hết phải bảo vệ được Quốc gia. Con nhớ nhé đó chính là tự tôn Dân tộc và không ai được để mất.

Chúng ta ai cũng muốn sống trong Hòa bình và Độc lập nhưng không phải lúc nào cũng được như thế. Con biết không, ông bà ta, cha mẹ ta đã phải vất vả như thế nào để giữ được mảnh đất quê hương. Cắt đi một phần Đất nước cũng là cắt đi một phần máu thịt sẽ rất đau và không bao giờ quên được.

ngày quốc tế hòa bình
Chiến tranh là điều mà không ai mong muốn

2. Đổi xương máu để lấy hòa bình hôm nay

Đất nước Việt Nam dọc dài theo hình chữ S gánh gồng vượt qua bao gian nan vất vả mới có được nền độc lập như ngày hôm nay. Để có ngày quốc tế hòa bình 21/09 hôm nay, không biết bao nhiêu thân thể đã ngã xuống. Mỗi bước đi của con hôm nay là được nâng đỡ bởi bàn tay của biết bao chiến sĩ anh dũng hy sinh.

Ngược dòng thời gian trở về thời chiến tranh, bom đạn nó khốc liệt đến mức nào chắc chắn con không thể tưởng tượng nổi. Giặc đàn áp, cướp bóc, đánh đập, thậm chí còn giết người nữa… Chúng có giã tâm xâm lược nước ta. Già trẻ, trai gái cũng đều không tha.

Nhưng ông cha ta đã kiên cường anh dũng nhất định không chịu đầu hàng, không chịu mất nước, cùng quyết tâm, đồng lòng đứng lên đấu tranh dành độc lập.

ngày quốc tế hòa bình
Mẹ kể con nghe về lịch sử chiến đấu oai hùng của dân tộc

2.1. Lịch sử lưu danh những anh hùng trẻ tuổi

Bất cứ ai, dù lớn hay nhỏ, chỉ cần được cống hiến cho tổ quốc là xung phong ra trận, chẳng ngại hy vinh.

Chị Võ Thị Sáu – người con gái “Đi giữa  hai hàng lính vẫn ung dung mỉm cưới. Chị là nữ du kích nhiều lần ám sát chỉ huy của Pháp. Chị bị bắt và xử tử hình ở tuổi 19 nhưng hình ảnh hiên ngang, bất khuất vẫn còn mãi trong lòng người dân Việt.

Anh Phan Đình Giót – một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong một trận đối đầu với quân Pháp, anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để giết giặc và cũng hy sinh. Trước khi ra đi anh hô to “Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân”

2.2. Những vị tướng giỏi của lịch sử Việt Nam

Những cái tên mà con không bao giờ được quên được đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cả đời hy sinh vì dân, vì nước. Người tìm ra đường đi, chân lý cho cả dân tộc lầm than bước theo. Mặc dù với cương vị là chủ tịch nước nhưng Bác Hồ vẫn luôn giản dị với đôi dép lốp và bộ kaki vải.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh hùng mẫu mực. Người học trò xuất sắc nhất của Hồ Chí Minh. Ông là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh đuổi Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975), thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.

Để có được chiến thắng và giành được độc lập là nhờ vào quyết tâm của cả dân tộc, nhân dân ta từ Bắc chí Nam đều đồng lòng để chống lại giặc ngoại xâm. Những vị anh hùng nhiều khi thật bình dị nhưng thiếu đi họ chắc chắn ta khó có ngày hôm nay.

3. Cờ đỏ sao vàng – minh chứng của một thời oanh liệt

ngày quốc tế hòa bình
Cờ đỏ sao vàng – minh chứng của một thời oanh liệt

Dù chiến tranh đã qua, chúng ta cùng thế giới tổ chức ngày quốc tế hòa bình 21/09 hằng năm nhưng con biết không “vết sẹo” chiến tranh thì vẫn âm ỷ. Chúng sẽ buốt lên mỗi khi trái nắng trở trời. Hình ảnh của những em bé vừa mới sinh ra đã bị dị tật do di chứng của chất độc da cam. Hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng mòn mỏi chờ con, bữa cơm chỉ một mình nhưng không bao giờ thiếu bát đũa cho chồng, cho con đã hy sinh. Khi con thấy được con sẽ không thể cầm nổi nước mắt.

Bác Hồ kính yêu đã viết: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên là một phần của Tổ quốc mẹ con ta không được quên những mất mát đau thương đó và phải làm sao để đền đáp thật xứng đáng.

4. Ngày quốc tế hòa bình 21/09 con luôn phải nhớ Hòa bình hôm nay không phải tự nhiên mà có

ngày quốc tế hòa bình
Từ những câu chuyện mẹ kể, con tự tìm hiểu thêm lịch sử qua sách báo

Mẹ mong con hãy là một người luôn biết ơn những người đã hy sinh để có được Ngày quốc tế hòa bình 21/09 hôm nay. Chúng ta sống trong thời đại mà xã hội ngày nay nhưng vẫn không được quên quá khứ. Nó là bàn đạp để con cố gắng và phấn đấu sau này.

Để đền đáp công ơn trời biển của các anh hùng dân tộc, mẹ mong con sẽ trở thành một người biết ơn và sống thật tốt, cùng xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp. Nghe thì có vẻ hơi trừu tượng nhưng Bác Hồ đã nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tùy theo sức của mình”. Con không cần làm việc gì quá to tát, chỉ cần biết yêu thương ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ bạn bè, nghe lời thầy cô đó là cách đền đáp công ơn tốt nhất.

Con biết vì sao mỗi thứ 2 các con lại được Chào cờ và hát vang bài Quốc ca không? Đó là cách nhắc nhớ về giá trị của Dân tộc. Mọi thứ sẽ mất đi khi Dân tộc không còn. Vì thế, tình yêu nước luôn phải là tình yêu lớn nhất con nhé. Yêu nước, chiến đấu vì đất nước thì mới bảo vệ được gia đình mình.

Xin cảm ơn những người anh hùng đã anh dũng hy sinh để ngày hôm nay chúng ta được kỷ niệm Ngày quốc tế hòa bình 21/09. Trân trọng!

Rau muống là thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mời mẹ cùng tìm hiểu xem có nên cho bé ăn rau muống hay không? Và cách xào rau muống thơm ngon bổ dưỡng nhé?

1. Rau muống là gì? Lợi ích của rau muống xào với trẻ nhỏ?

cách xào rau muống
Rau muống được đánh giá làm một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng: vitamin A, B, C, Canxi, Phospho,…

Rau muống là một loại giống cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Rau muống có thân dài, rỗng. Riêng với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp sẽ có rễ ngắn bám xung quanh thân cây.

Rau muống được đánh giá làm một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bởi nó chứa không chỉ vitamin A, B, C, Canxi, Phospho… Mà còn có hàm lượng sắt dồi dào. Đặc biệt phù hợp với những người có thể trạng thiếu sắt, muốn bổ sung thêm sắt.

Lợi ích mà rau muống xào và các món chế biến từ rau muống đem lại cho trẻ nhỏ là:

  • Cung cấp cho trẻ một nguồn năng lượng dồi dào để hoạt động, vui chơi thoải mái.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Rau muống cũng chứa nhiều enzyme tốt cho hệ tiêu hóa. Qua đó giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh. Tránh gặp các tình trạng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón
  • Bổ sung dinh dưỡng: Như đã đề cập, rau muống rất giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết khác. Do đó, đây là một lựa chọn tốt cho thực đơn dinh dưỡng của trẻ.
  • Giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim ở trẻ nhỏ, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ béo phì và huyết áp cao.
  • Tốt cho da của trẻ: Rau muống xào chứa nhiều vitamin C, A và glucoraphanin giúp hỗ trợ làn da của bé luôn mịn màng và khỏe mạnh.
  • Rau muống có tác dụng giúp mắt sáng khỏe: Trong rau muống có chứa hàm lượng vitamin A và lutein, là những dưỡng chất có lợi cho mắt. Giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh về mắt.

2. Mách mẹ 2 cách xào rau muống thơm ngon, bổ dưỡng

2.1. Cách làm rau muống xào tỏi

cách xào rau muống
Rau muống xào tỏi

Nguyên liệu rau muống xào tỏi:

  • Rau muống: 200g
  • Tỏi: 2 nhánh
  • Dầu ăn trẻ em
  • Hạt nêm trẻ em

Cách xào rau muống:

  • Mẹ nhặt rau muống nhặt thành các khúc vừa ăn. Sau đó, đem ngâm với nước muối loãng trong chừng 10 – 15 phút. Rồi rửa sạch với 3 lần nước và vớt ra rổ để ráo. Tỏi bóc sạch lớp vỏ khô bên ngoài. Đập dập rồi băm nhỏ.
  • Mẹ chuẩn bị một chảo rộng. Cho 1 muỗng canh dầu ăn trẻ em vào rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi dầu sôi, mẹ thả tỏi vào phi thơm.
  • Đợi đến khi tỏi ngả vàng và có mùi thơm. Thì mẹ cho rau muống đã ráo nước vào. Để lửa vừa rồi đảo rau đều tay.
  • Khi rau vừa chín tới, mẹ có thể cho thêm hạt nêm trẻ em để món ăn được vừa miệng hơn. Mẹ lưu ý đừng để rau chín quá. Như vậy sẽ mất đi độ giòn ngon.
  • Vậy là món ăn đã hoàn thành. Mẹ có thể để ra đĩa và cho bé thưởng thức thôi.

2.2. Cách xào rau muống với thịt bò

cách xào rau muống
Xào rau muống với thịt bò

Nguyên liệu làm rau muống xào thịt bò:

  •  Thịt bò: 100g
  • Rau muống: 150 g
  • Dầu ăn trẻ em
  • Hạt nêm trẻ em

Cách xào rau muống:

  • Rau muống mẹ cũng sơ chế như trên. Bỏ gốc, nhặt thành các đoạn vừa ăn. Và rửa sạch với nước.
  • Để khử mùi hôi của thịt bò, mẹ nên rửa qua thịt bò với nước muối loãng. Cắt thành các miếng mỏng. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và vớt ra để ráo.
  • Mẹ bắc chảo lên bếp. Cho một muỗng canh dầu ăn trẻ em vào. Điều chỉnh lửa lớn, đợi dầu nóng thì cho thịt bò vào xào. Đảo nhanh tay khoảng 2 phút cho thịt săn lại thì hạ nhỏ lửa và cho thịt ra đĩa sạch.
  • Tiếp tục cho rau muống vào chảo để xào. Rau muống hơi chín tới thì mẹ cho thịt bò vào xào chung.
  • Nêm nếm thêm một ít hạt nêm trẻ em cho vừa vị là món ăn hoàn thành rồi.

3. Mẹ cần lưu ý điều gì khi chế biến các món rau muống xào cho trẻ?

cách xào rau muống
Tuyệt đối không được cho bé ăn rau mầm sống

Rau muống là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Nhưng khi cho trẻ ăn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mẹ cần chọn mua rau ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó giúp loại trừ nguy cơ rau bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do cố ý sử dụng đất không đảm bảo. Hay dùng thêm phân bón, hóa chất, bảo quản không đúng cách
  • Mẹ nên rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy (ít nhất 3 lần) để đảm bảo rửa trôi các chất bẩn.
  • Tuy nhiên khi rửa, mẹ nên nhẹ tay để tránh rau bị nát, sẽ mất chất dinh dưỡng.
  • Mẹ có thể ngâm rau trong nước muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.
  • Tuyệt đối không được cho bé ăn rau mầm sống. Vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất yếu, sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Với trẻ nhỏ, nên xay nhuyễn, nấu với cháo cho bé ăn dặm và nấu chín,
  • Với trẻ lớn hơn, cho bé ăn trực tiếp khi đã nấu chín hay xào rau muống.
  • Để đảm bảo có rau sạch cho bé ăn hàng ngày, mẹ có thể tự trồng rau muống tại nhà.

Xem thêm:

Nui xào – vũ khí chữa bệnh biếng ăn ở trẻ mà mẹ yêu nên biết

6 món cháo cá lóc bổ dưỡng cho bé mẹ không thể “làm ngơ”

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/rau-muong-co-tac-dung-gi/

Trên đây là 3 cách xào rau muống đơn giản tại nhà giúp món ăn được giòn ngon, xanh tươi. Với những hướng dẫn trên, chúc mẹ thực hiện thành công để bé có những bữa ăn ngon miệng hơn!

Chia sẻ với Góc của mẹ các cách xào rau muống mẹ nhé!

Mực xào là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng.Tuy nhiên, nếu không biết cách xào mực, thì món ăn dễ bị tanh khiến bé không thích ăn. Dưới đây là mẹo giúp mẹ chế biến mực xào cho bé vừa thơm ngon, không bị tanh. Mà lại giàu giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.

1. Tại sao mẹ nên cho bé ăn mực xào và các món chế biến từ mực?

cách xào mực
Mực chứa đủ đồng đáp ứng 90% nhu cầu của cơ thể

Mực chứa đủ đồng đáp ứng 90% nhu cầu của cơ thể. Đồng là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết để hấp thụ, lưu trữ. Và chuyển hóa sắt, kích thích sự hình thành các tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, protein được tìm thấy trong mực cực kỳ có lợi cho các hoạt động của cơ thể. Tiêu thụ các món ăn được chế biến từ mực giúp cơ thể bé giữ cho da, cơ, tóc và móng luôn khỏe mạnh.

Tương tự như các loại hải sản khác trong mực cũng rất giàu kẽm. Giúp kích thích bé ăn ngon miệng, phát triển trí não. Kẽm còn là thành phần không thể thiếu của hơn 200 loại enzym quan trọng trong cơ thể.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ở nước ta có từ 60 – 80% trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán là thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thấp còi và kém phát triển trí tuệ khi trẻ lớn.

Do đó, mực xào và các món ăn chế biến từ mực là một lựa chọn không thể thiếu trong những bữa ăn của con trẻ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ không nên cho bé dùng các món mực khi trẻ vừa ăn dặm. Thời điểm thích hợp nhất để bé tập làm quen với mực đó là vào tháng thứ 8 hoặc tháng thứ 9.

2. Mách mẹ các cách cách xào mực vừa đơn giản lại ngon cho bé yêu

2.1. Mực xào chua ngọt cho bé ăn hoài không chán

cách xào mực
Mực xào chua ngọt cho bé ăn hoài không chán

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200 g mực ống
  • 1 quả vừa Cà chua
  • 1/4 quả Dứa
  • 1/3 quả vừa Ớt chuông xanh đỏ (mỗi loại)
  • 1/3 củ nhỏ Hành tây
  • Tỏi, tiêu
  • 1 quả Dưa leo baby

Cách xào mực chua ngọt:

  • Đầu tiên mẹ sơ chế mực: Lấy túi mực; Rút nang; Bóc da; Và rửa mực thật sạch. Sau đó cắt mực thành các miếng nhỏ vừa ăn. 
  • Với cà chua mẹ bổ múi cau. Còn dứa thì cắt miếng vừa ăn
  • Các nguyên liệu khác như ớt chuông, hành tây thì cắt miếng vuông. Bên cạnh đó cắt lát quả dưa leo.
  • Tiếp đó, mẹ bắc chảo lên bếp. Cho dầu ăn trẻ em rồi phi thơm tỏi. 
  • Sau đó cho hành tây, cà chua vào.
  • Tiếp theo, cho mực vào xào.
  • Chờ đến khi mực săn lại thì mẹ cho dứa, ớt chuông, dưa leo vào đảo đều. Thêm chút tiêu cho thơm.

Vậy là mẹ đã hoàn thành món mực xào chua ngọt khiến bé ăn hoài không ngán rồi.

2.2. Mực xào dứa thơm nức không thể bỏ qua

cách xào mực
Mực xào dứa thơm nức không thể bỏ qua

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mực xào dứa:

  • Mực tươi: 600g
  • Dứa chín vừa: 1 quả
  • Hành hoa, cần tây, ớt ngọt, tỏi, gừng tươi

Cách xào mực:

  • Sau khi mua về, mẹ rửa sơ lại dứa với nước muối nhạt. Sau khi để ráo thì thái thành các miếng mỏng vừa ăn. 

Lưu ý: Mẹ nên lựa chọn các quả dứa chín đều để khi xào không bị chua quá. Tuy nhiên cũng không nên chọn các quá dứa quá chín. Tránh cho dứa bị nhũn và quá ngọt khi xào. 

  • Ớt ngọt mẹ rửa sạch, bỏ hạt và cắt lát xéo. Còn hành hoa và cần tây thì sơ chế sạch, thái khúc dài cùng 4cm.
  • Mực tươi sơ chế sạch, thái miếng vừa ăn. Mẹ có thể cắt khoanh tròn và khía dọc 1 bên để khi xào chín mực sẽ nở ra như bông hoa, rất đẹp mắt. Như vậy món ăn sẽ càng thêm bắt mắt và bé yêu cũng càng thích thú đó. Sau đó mẹ đập dập 1 nhánh gừng tươi, thả vào nồi nước đun sôi. Thả phần mực vào trần nhanh trong nước gừng sôi để mực ra bớt nước và khử hết mùi tanh của mực. Cho mực vừa trần ra, để thật ráo nước.
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cho chảo với 1 thìa dầu ăn lên bếp, cho tỏi băm vào phi thơm. Rồi xào mực cho chín.
  • Bỏ mực ra và cho dứa vào xào chín.
  • Cuối cùng cho mực, hành hoa, cần tây và ớt ngọt vào đảo đến khi các nguyên liệu hòa quyện cùng nhau là được.

2.3. Mực xào cần tây thơm ngon bổ dưỡng

cách xào mực
Mực xào cần tây thơm ngon bổ dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mực xào cần tây:

  • Mực ống tươi: 300 gr
  • Hành tây: 1 củ
  • Cần tây: 100gr
  • Cà chua: 1 quả
  • Hành tím, tỏi.
  • Bôt năng.
  • Gia vị: hạt tiêu, đường, muối, hạt nêm…

Cách xào mực ngon:

  • Mực ống mua về. Mẹ bỏ túi mực, răng và da mực. Rồi rửa qua nước sạch. Để ráo rồi cắt thành các miếng.
  • Hành tây, cà chua thì rửa sạch, thái múi cau. Cần tây nhặt sạch, rửa với nước, cắt khúc khoảng 2 cm. Hành tím và tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó pha loãng bột năng với nước lạnh, khuấy đều.
  • Bắc chảo lên bếp. Cho dầu ăn trẻ em và phi thơm tỏi băm. Sau đó cho mực vào đảo đến khi săn lại thì bỏ ra đĩa.
  • Tiếp tục cho hành tây và cà chua vào đảo đều. Rồi lại cho mực vào chảo. Đổ nước bột năng cho xâm xấp mực.
  • Rồi mẹ thả cần tây và nồi. Đảo đều và tắt bếp.

Ngoài việc xào mực với cần tây, mẹ cũng có thể làm mực xào cần tỏi với công thức như trên.

Xem thêm:

8 Món ăn dặm dễ làm từ Cải bó xôi

Mách nhỏ mẹ cách nấu canh khoai mỡ “chuẩn vị” cho bé

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/thanh-phan-dinh-duong-tu-muc-ong/?link_type=related_posts

Vậy là mẹ đã biết thêm được 3 cách xào mực vừa thơm ngon, bổ dưỡng. Lại đơn giản và nhanh chóng. Với các món mực xào này, chắc chắc bé yêu nhà mình sẽ có những bữa ăn thật ngon.

Chia sẻ với Góc của mẹ những công thức nấu ăn siêu ngon của mẹ nhé!

Những bộ phim hoạt hình trẻ em luôn được các bạn nhỏ yêu thích. Nếu bé yêu đã quá quen với các bộ phim được sản xuất bởi Disney. Hay series anime Nhật Bản, hoặc Trung Quốc. Thì tại sao ba mẹ không cho bé “thử sức” với phim hoạt hình made-in-vietnam nhỉ?

1. Hoạt hình trẻ em – Đại Vương, Xin Hãy Tiết Chế: Màn Cướp Vợ Bá Đạo Lịch Sử Của Trần Quốc Tuấn 

Bộ phim hoạt hình trẻ em này được sản xuất bởi DeeDee Animation Studio. Kể về giai thoại “cướp vợ” vào năm 1251 của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn mà sử sách rất ít ghi lại. Chỉ trong chưa đầy 5 phút, DeeDee khiến khán giả cười nghiêng ngả.

Bằng lối dẫn dắt hấp dẫn, những hình ảnh dí dỏm. Kết hợp cùng nét vẽ phóng đại và tương phản rõ rệt. Đồng thời lồng ghép được nhiều câu chuyện lịch sử dưới thời nhà Trần.  DeeDee đã biến chủ đề lịch sử trở nên gần gũi, dễ hiểu. Chẳng hạn như màn cưỡi ngựa mở màn của Trần Quốc Tuấn khiến các bé không khỏi phì cười bởi vị anh hùng oai phong lẫm liệt ngồi trên một chú ngựa tú hơn, mũm mĩm.Chắc chắc các con không thể dời mắt khỏi màn hình đâu.

Mẹ và bé cùng xem “Đại Vương, Xin Hãy Tiết Chế: Màn Cướp Vợ Bá Đạo Lịch Sử Của Trần Quốc Tuấn” tại đây:

Nguồn: DeeDee Animation Studio

2. Hoạt hình trẻ em –Tiểu Sử Anh Hùng Võ Thị Sáu

Nguồn: POPS KidsCũng khai thác đề tài lịch sử. Xưởng phim hoạt hình Goolee đã cho ra mắt một tác phẩm cách đây hai tháng để tôn vinh nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Thay vì đi vào các chi tiết, Tiểu Sử Anh Hùng Võ Thị Sáu đã điểm lại các dấu mốc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chị Sáu trong clip chỉ dài 1 phút 40 giây. Không kể đến các bối cảnh phức tạp, bộ phim khai thác các cảnh được vẽ 2D. Tập trung khắc họa thần thái của nhân vật và tính chất của sự kiện.

Không chỉ mang tính giải trí vui nhộn. Ba mẹ có thể sử dụng bộ phim hoạt hình trẻ em làm nguồn tham khảo hữu ích, sinh động. Qua đó để con trẻ có thể tiếp xúc gần gũi hơn với lịch sử nước nha. Ngoài ra, Tiểu sử anh hùng Võ Thị Sáu có thể vun đắp cho trẻ tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc nữa.

Nguồn: Goolee Animation

3. Hoạt hình trẻ em –Tấm Cám Phiên Bản Lỗi

Tự gắn mác “hoạt hình bựa,” D Cartoon chủ trương hài hước hóa mọi yếu tố từ hình ảnh, nội dung cho tới hiệu ứng âm thanh. Các sáng tạo của studio đều rất ngắn gọn và đi kèm với những cú twist hú hồn. Hứa hẹn mang lại những giây phút xả stress hiệu quả cho người xem. 

Tấm Cám phiên bản lỗi là một tác phẩm không lời thoại. Với tạo hình Tấm, Cám, Mẹ Cám và Bụt dí dỏm, bộ phim hoạt hình trẻ em này tập trung vào phân đoạn Tấm bị mẹ con Cám chèn ép và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Điểm cộng cho video là phần âm thanh tối giản nhưng được tính toán thông minh. Các âm thanh, tiếng động thô sơ. Nhưng được lồng ghép đúng nhân vật và thời điểm sẽ khiến cả gia đình mình không khỏi phì cười vì nét hài rất duyên dáng. Chẳng ngoa khi nói rằng Tấm Cám phiên bản lỗi sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những ngày ba mẹ và con cùng nhau quây quần, thư giãn.

Nguồn: D cartoon

4. Hoạt hình trẻ em – Monkey Cannon Short Film 

Phim ngắn hoạt hình trẻ em Monkey Cannon kể về tình bạn chân thành, hồn nhiên giữa một chú khỉ diễn xiếc và cô con gái nhỏ của một ông chủ rạp xiếc. Bộ phim 3D dài 5 phút được Animost Studio sản xuất công phu. Với sự chuyển động mượt mà và tạo hình nhân vật đáng yêu. Thước phim dài 5 phút dễ khiến người xem liên tưởng tới các bộ phim hoạt hình của Disney. 

Với bộ phim này, ba mẹ có thể dẫn dắt các bé tìm hiểu thêm về tình cảm bạn bè. Bên cạnh đó dạy cho con tình yêu thiên nhiên, yêu thương các loài vật khác quanh mình.

Nguồn: Animost Studio

5. Hoạt hình trẻ em – Monta Trong Dải Ngân Hà Kỳ Cục

Series hoạt hình Monta Trong Dải Ngân Hà Kỳ Cục kể về chú khỉ Monta – đầu bếp tập sự trong căn bếp Vũ Trụ của đầu bếp Tối Thượng. Trong một lần nghịch ngợm, Monta đã vô tình tạo ra một đám hỗn độn các hành tinh kỳ cục. Do đó cậu chàng phải khôi phục lại trật tự trong dải ngân hà. Vậy là Monta lên đường cùng những người bạn của mình tới những nơi kỳ cục để giải quyết những vấn đề cũng kỳ cục. 

Ứng dụng công nghệ hiện đại. Series có bối cảnh sống động. Chuyển động linh hoạt. Và thiết kế nhân vật độc đáo không hề thua kém những bộ phim hoạt hình đình đám của Cartoon Network. Bộ phim không chỉ chiếm được cảm tình của các bạn nhỏ. Mà ngay cả nhiều người lớn cũng rất yêu thích. 

Với Monta Trong Dải Ngân Hà Kỳ Cục, ba mẹ có thể khéo léo nhắc nhở các bé tinh thần trách nhiệm, biết tự nhận lỗi và sửa chữa những sai lầm mà mình gây ra. Do đó, đây cũng là một bộ hoạt hình trẻ em không thể bỏ qua trong mùa hè này.

Nguồn: VinTaTa

Xem thêm:

Bỏ túi kinh nghiệm chọn trò chơi cho bé

7 hoạt động gắn kết cha con khi mẹ vắng nhà

Bài viết kể về 5 bộ phim hoạt hình trẻ em made in VietNam người lớn cũng thích, trẻ con cũng me. Đây sẽ là những lựa chọn hoàn hảo cho bé yêu trong mùa hè này. Hy vọng bé yêu sẽ có những phút giây vừa thư giãn, giải trí mà vừa bổ ích. 

Ông bà ta vẫn có câu “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Vậy nếu bé 8 tháng chưa biết bò thì ba mẹ có nên lo lắng hay không?

Mốc 8 tháng bé phát triển như thế nào?
Mốc 8 tháng bé phát triển như thế nào?

1. Khả năng vận động của trẻ 8 tháng tuổi như thế nào?

bé 8 tháng chưa biết bò
Hai bàn tay bé hoạt động liên tục, bé cũng thích thú bò và di chuyển để khám phá mọi ngóc ngách

Thông thường, khi đến giai đoạn này, bé yêu sẽ khiến các mẹ vô cùng bận rộn. Bởi hai bàn tay trẻ hoạt động liên tục. Trẻ cũng thích thú bò và di chuyển để khám phá những ngóc ngách nhỏ trong ngôi nhà nhỏ của mình…. 

Vận động tinh:

  • Bé 8 tháng đã có thể tự ngồi dậy. Tuy rằng đôi lúc đầu vẫn gập về trước. Thế nhưng hầu như bé đã có thể dùng hai tay để chống đỡ thân người.
  • Khi nằm ở nơi bằng phẳng, trẻ sẽ vận động liên tục. Ngoài ra còn biết cầm chân của mình hoặc bất cứ vật gì ở bên cạnh để cho vào miệng. Thế nhưng bé lại nhanh chán tư thế nằm ngửa nên có thể tự động lật người.
  • Bé yêu của mẹ sẽ biết cong lưng lên để mình có thể nhìn được xung quanh.
  • Ở trong phòng, bé bắt đầu bò đến những nơi mà bé muốn đến. Hoặc bé cũng có thể ngồi lết để di chuyển.
  • Trẻ có thể vịn vào vật để đứng lên. Nhưng sau khi đứng lên, bé cần có sự giúp đỡ của người lớn mới có thể ngồi xuống được.
  • Biết tự vươn tay để lấy đồ chơi, cũng bắt đầu học cách nhặt đồ chơi.

Vận động tinh:

  • Bé đã có thể dùng ngón trái, ngón trỏ, ngón giữa để cầm khối xếp hình. Bên cạnh đó, bé cũng biết phối hợp ngón cái và ngón trỏ để cầm đồ vật và nhặt những vật nhỏ từ dưới đất lên.
  • Dù vậy, khi bé lấy đồ chơi, tay bé cố gắng hướng đến đồ chơi và tập trung toàn bộ tinh thần. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa ý thức được nhiều nên thường ném hoặc thả rơi đồ vật sau khi nắm bắt được.

2. Bé 8 tháng chưa biết bò có sao không?

bé 8 tháng chưa biết bò
Bé 8 tháng chưa biết bò là hoàn toàn bình thường mẹ nhé

Tuy đa số các bé 8 tháng sẽ có mức độ phát triển vận động như trên. Theo các chuyên gia, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt. Thời điểm bé bắt đầu tập bò thường diễn ra trong giai đoạn 6-10 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu bé yêu nhà mình hơi “mũm mĩm” một chút thì con sẽ cần nhiều sức lực hơn để tập bò. Do đó cũng kéo dài thời gian biết bò của trẻ. Vậy nên việc bé 8 tháng chưa biết bò là hoàn toàn bình thường. 

Ba mẹ không cần lo lắng đâu. Có lẽ con vẫn cần thêm một chút thời gian để sẵn sàng tập bò. Miễn là khi 8 tháng tuổi mà con đã có thể tự ngồi vững. Con biết lẫy. Con biết xoay, trườn. Và biết cầm nắm các đồ vật theo ý muốn… Thì ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với sự phát triển của trẻ.

3. Bé 8 tháng chưa biết bò như thế nào là không bình thường?

bé 8 tháng chưa biết bò
Việc chưa biết bò đi kèm với việc chưa mọc răng, không biết trường, không thể ngồi vững và cũng không biết lấy thì đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu canxi

Với trẻ, điều ba mẹ cần để ý nhất chính là sự phát triển của trẻ chứ không phải thời điểm. Như đã đề cập ở phần trên. Nếu vào 8 tháng tuổi trẻ đã biết ngồi, biết lẫy, xoay, trườn, cầm nắm đồ vật… thì việc bé 8 tháng chưa biết bò là điều bình thường.

Tuy nhiên, nếu việc chưa biết bò đi kèm với việc chưa mọc răng, không biết trường, không thể ngồi vững và cũng không biết lấy thì đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu canxi. Ba mẹ cần nhanh chóng phát hiện và có những giải pháp kịp thời để tránh việc phát triển thành hiện tượng còi xương.

Bên cạnh những biểu hiện trên, nếu mẹ nhận thấy con dễ ra mồ hôi trộm; ngủ không ngon; hay rụng tóc… Thì nên đưa trẻ đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân khiến bé 8 tháng chưa biết bò. Từ đó có những phương án khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.

Ngoài nguyên nhân do trẻ thiếu canxi thì trẻ 8 tháng chưa biết bò cũng có thể do:

  • Trẻ thường xuyên được ẵm bồng. Do đó không có nhiều thời gian được nằm dưới sàn tự do. Điều này khiến trẻ lười nằm, lười ngồi và lười vận động.
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì, ít vận động sẽ chậm biết bò hơn.
  • Những trẻ có tính cách hơi trầm và không tinh nghịch nhiều.

4. Bé 8 tháng chưa biết bò: Mẹ nên làm gì?

Với từng nguyên nhân khác nhau thì giải pháp khắc phục việc bé 8 tháng chưa biết bò cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó đầu tiên, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

4.1. Bé 8 tháng chưa biết bò do thiếu hụt canxi hay béo phì

bé 8 tháng chưa biết bò
Để đảm bảo dinh dưỡng, mỗi ăn bé cần khoảng 500ml sữa, 200ml/bữa ăn

Giải pháp hiệu quả nhất cho nguyên nhân này chính là việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Để đảm bảo dinh dưỡng, mỗi ăn bé cần khoảng 500ml sữa và 200ml/bữa ăn. Trong các bữa ăn của bé 8 tháng chưa biết bò mẹ cần chuẩn bị đầy đủ:

  • Tinh bột: tinh bột cho bé chủ yêu đến từ bột gạo. Mỗi ngày bé cần cung cấp từ 50 – 60g tinh bột
  • Chất đạm: khi lên 8 tháng tuổi, con có thể ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung chất đạm. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 50 – 60g chất đạm cho cơ thể.
  • Vitamin và khoáng chất: Ở giai đoạn này, bé cần bổ sung một lượng lớn các loại rau xanh và trái cây để có chất xơ cùng các loại vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, B3,… Những vitamin và khoáng chất này sẽ nâng cao sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
  • Chất béo: Ngoài ra, em bé của Mẹ cũng cần khoảng 10 – 15g chất béo đến từ dầu ăn hoặc mỡ động thực vật.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể xin tư vấn của các bác sĩ để cho bé yêu bổ sung thêm các thực phẩm chức năng. Qua đó giúp con nhanh chóng lấy lại cân bằng dinh dưỡng và phát triển toàn diện

Mẹ có thể tham khảo thêm về thực đơn ăn uống của trẻ 8 tháng qua: Thực đơn ăn dặm 8 tháng giúp bé phát triển khỏe mạnh

4.2. Bé 8 tháng chưa biết bò do lười vận động

bé 8 tháng chưa biết bò
Tập cơ tay, cơ chân cho trẻ

Nếu bé 8 tháng chưa biết bò là do trẻ lười vận động thì ba mẹ có thể hỗ trợ và kích thích việc tập bò bằng các phương pháp sau:

  • Hạn chế việc ẵm bồng: Ẵm bồng trẻ thường xuyên khiến bé sẽ bị hạn chế vận động. Đây chính là “kẻ thù” số một khiến bé lười tập bò. Do đó để kích thích trẻ vận động, mẹ có thể đặt bé nằm trên sàn nhà sạch sẽ, an toàn. Bày thêm các loại đồ chơi màu sắc hay bật các bản nhạc vui nhộn để trẻ thích thú chơi đùa. 
  • Tập cơ tay, cơ chân cho trẻ: Để có thể chống đỡ cơ thể khi bò, tay chân của bé phải có đủ sức mạnh. Do đó, để kích thích việc học bò, ba mẹ có thể hỗ trợ tập cơ tay chân của con. Đặt trẻ nằm sấp, hai tay chống xuống sàn và mẹ dùng tay đỡ ở phần hông và chân trẻ. Khi trẻ quen thì dần dần thả tay ở hông để trẻ thích nghi với tư thế bò. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần thì trẻ sẽ quen và tự bò được 
  • Cho trẻ bắt chước: Trẻ em luôn có thói quen bắt chước bố mẹ. Vì vậy khi chơi đùa cùng con, ba mẹ có thể bò làm mẫu để con noi theo. 

Xem thêm:

Trẻ 8 tháng phát triển như thế nào?

Mách nhỏ bé 8 tháng bao nhiêu kg là đạt chuẩn

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-8-thang-tuoi-biet-lam-nhung-gi/

Thông thường đến 8 tháng tuổi là các bé đã ngồi vững, biết bò và một số bé đã có thể biết tập đứng. Tuy nhiên, một số bé 8 tháng chưa biết bò, chưa cứng cổ là do sự phát triển về vận động của mỗi bé khác nhau. Hy vọng bài viết này có thể giúp ba mẹ giải pháp thắc mắc và yên tâm hơn về sự phát triển của con.

Trẻ 8 tháng bị ho là một trong những triệu chứng khá phổ biến. Nguyên nhân là do các bé còn nhỏ, sức đề kháng kém. Do đó dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp. Đặc biệt là tình trạng ho đờm, khò khè…

1. Bé 8 tháng bị ho có biểu hiện như thế nào?

trẻ 8 tháng bị ho
Bé ho liên tục không ngừng

Ho được định nghĩa là một hiện tượng phản xạ có điều kiện của con người giúp bảo vệ cơ thể khỏi các dị vật, bụi bẩn… có trong đường hô hấp. Mặc dù đây là một triệu chứng khá phổ biến nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm khó lường. Do đó bố mẹ cần nắm chắc các biểu hiện để có những biện pháp giải quyết hợp lý, kịp thời. 

Trẻ 8 tháng bị ho thường có các biểu hiện như:

  • Trẻ ho liên tục không ngừng;
  • Trẻ bị ho về đêm;
  • Bé bị ho khan từng cơn;
  • Bé ho nặng tiếng nhiều đờm;
  • Trẻ buồn nôn, bỏ ăn, khó chịu trong người, quấy khóc…

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử – Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Trẻ 8 tháng bị ho là do đâu?

trẻ 8 tháng bị ho
Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài

Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Qua đó hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc giúp cơ thể tống xuất dịch tiết. Bé 8 tháng bị ho có thể là do 3 nguyên nhân sau: 

  • Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của bé: Bé yêu sẽ thường ho khan hoặc ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang hay mũi sau. Nguyên nhân chính gây nên là các bệnh lý như cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan.
  • Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của bé: Trẻ 8 tháng bị ho khan, vang dội ong ỏng nếu bị viêm thanh quản. Hoặc bị ho có đờm nếu mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
  • Các nguyên nhân khác: Có thể kể đến như bệnh trào ngược dạ dày thực quản; dị ứng; hút thuốc lá thụ động….

3. Mách mẹ 4 cách chữa trẻ 8 tháng bị ho ngay tại nhà

Một số nguyên liệu tự nhiên đơn giản tại nhà như muối, gừng, chanh, mật ong,… có thể giúp trị ho hiệu quả và cực kỳ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3.1. Rửa mũi bằng nước muối loãng cho trẻ 8 tháng bị ho

trẻ 8 tháng bị ho
Sử dụng nước muối loãng để trị ho cho trẻ 8 tháng bị ho là cách an toàn nhất

Sử dụng nước muối loãng để trị ho cho trẻ 8 tháng bị ho là cách an toàn nhất. Tuy nhiên nếu bé bị ho khan hoặc ho do dị ứng thì mẹ nên tham khảo các mẹo khác thích hợp hơn.

Nếu mũi bé tiết ra các dịch nhầy, bé sẽ bị nghẹt mũi và khó thở. Đồng thời chất dịch này có thể tràn xuống đường hô hấp khiến trẻ thở khò khè đi kèm triệu chứng ho. Khi ấy mẹ nên nhỏ vài giọt nước muối pha loãng để giảm dịch nhầy. Và giúp thông thoáng đường thở của trẻ. Như vậy, các triệu chứng nghẹt mũi, ho sẽ dần dần biến mất.

Bên cạnh việc nhỏ nước muối, mẹ cũng có thể dùng dụng cụ hút dịch mũi rồi rửa mũi cho bé bằng nước muối loãng. Đây cũng chính là biện pháp hiệu quả hơn mà nhiều gia đình đang sử dụng.

3.2. Cho trẻ 8 tháng bị ho uống nhiều nước

trẻ 8 tháng bị ho
Khi trẻ ốm hoặc không khỏe, việc bổ sung nước nhiều hơn bình thường là điều cần thiết

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Do đó, khi trẻ ốm hoặc không khỏe, việc bổ sung nước nhiều hơn bình thường là điều cần thiết.

Hơn thế nữa, việc bú sữa mẹ giúp bổ sung thêm nước khi bé 8 tháng bị ho nhiều mất nước. Thật sự đây là một phương pháp quá đơn giản nhưng lại trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh.

3.3. Tắm bé 8 tháng bị ho trong nước gừng ấm

trẻ 8 tháng bị ho
Việc tắm nước gừng sẽ giúp cơ thể trẻ 8 tháng bị ho ấm lên

Gừng là một vị thuốc có vị cay, tính ôn. Do đó việc tắm nước gừng sẽ giúp cơ thể trẻ 8 tháng bị ho ấm lên. Từ đó hạn chế tình trạng ho. 

Cách thực hiện: 

  • Gừng đem rửa sạch, để nguyên vỏ và nướng đến khi cháy xém. 
  • Sau đó, để nguội rồi lột vỏ gừng, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào thau nước ấm, chờ tinh chất trong gừng tan ra thì tắm cho bé. 
  • Khi tắm, bé cũng hít được hơi nước gừng khiến cho cổ họng dễ chịu và sảng khoái, hít thở đều hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hà để thay thế cho gừng để trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà.

Lưu ý: 

  • Khi tắm cho trẻ, mẹ nên cho ngực và lưng con ngập nước. 
  • Không nên tắm cho trẻ quá lâu và phòng tắm phải kín gió, tránh bé bị cảm lạnh. 
  • Sau khi tắm xong, dùng khăn sạch lau khô cho bé rồi mặc áo quần thoáng mát cho trẻ.

4. Khi nào thì cần đưa trẻ 8 tháng bị ho đến gặp bác sĩ?

trẻ 8 tháng bị ho
Đưa trẻ đến khám nếu có 1 trong những biểu hiện sau mẹ nhé

Đa phần các triệu chứng bé 8 tháng bị ho sẽ tự khỏi, Tuy nhiên vẫn có những biểu hiện ho mà mẹ cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Bé có biểu hiện tím tái môi và quanh môi.
  • Bé thở mệt, thở gắng sức.
  • Bé ngừng thở.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:

  • Trẻ khó chịu khi thở hay nói chuyện.
  • Trẻ ho kèm nôn mửa.
  • Mặt hay da môi của bé tím lại khi ho.
  • Trẻ bị chảy dãi hoặc khó nuốt.
  • Bé có biểu hiện yếu ớt hoặc mệt mỏi.
  • Bản thân bé hoặc bố mẹ cảm thấy có dị vật bị kẹt trong họng.
  • Nhận thấy bé đau ngực khi thở sâu.
  • Trẻ ho và thở khò khè.
  • Bé sốt cao 40° C , không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.

Xem thêm:

Bé 7 tháng bú ít phải làm sao để mẹ hết lo lắng?

Bé ngủ hay giật mình – mẹ phải làm thế nào?

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/giai-ma-benh-ho-cua-be-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-dut-diem/

Trẻ 8 tháng bị ho là một triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ho. Từ đó có xác định chính xác phương hướng giải quyết.

Nhận thức của trẻ sơ sinh thay đổi liên tục hàng ngày, hàng giờ. Do vậy, hình ảnh về bố trong con cũng không ngừng biến hóa. Cùng xem, hình ảnh của bố như thế nào qua góc nhìn của con nhé!

1. Khi con còn nằm nôi

Khi con còn nằm nôi
Khi con còn nằm nôi

Khi bé con nằm nôi, tất cả mọi việc đều một tay bố và mẹ làm hộ. Từ cho con bú, thay tã, tắm rửa,… con không phải làm gì hết, chỉ việc nằm 1 chỗ tận hưởng. Nhưng mà hầu như toàn mẹ với bà làm thôi à. Bố vụng về lắm! Mẹ với bà làm nhoáy cái là xong, mà bố loay hoay cả buổi không làm ra hồn luôn. 

Còn cả ru ngủ nữa. Bà với mẹ ru nhẹ nhàng, hát du dương bao nhiêu thì bố ru bé như đang cho bé chơi trò thuyền hải tặc vậy, làm bé tỉnh cả ngủ mất.

Bé còn nhớ 1 lần mẹ đi vắng có một ngày thôi mà cả ngày hôm ấy bé bị bố lôi ra làm “thí nghiệm” suốt. Bố cho bé mặc áo với quần không đồng bộ với nhau gì cả. Bố không có khả năng thời trang gì hết. Riêng việc chọn quần áo thôi đã hết một buổi mất rồi! Đến giờ ăn mà mãi bé chỉ nghe tiếng “loảng xoảng” vọng lại chứ không nghe âm thanh dỗ dành như thường ngày của mẹ. May mà cuối cùng, sau thời gian chờ đợi đầy kiên nhẫn thì bé cũng được cầm bình sữa trong tay. Bé nghĩ mẹ cần trao cho bé bằng khen vì sự kiên nhẫn này mới đúng! Bố thật vụng về quá đi thôi.

Vì vậy, bé chỉ thích ở với bà với mẹ thôi, không thích gần bố đâu. À nhưng,  lúc mẹ đi vắng, bé ở nhà với bố chơi máy bay vui lắm. Bố khỏe lắm nên bé bay mà k sợ bố trượt tay tý nào!

2. Khi bé đến tuổi đi mẫu giáo: hình ảnh về bố như thế nào ?

Khi bé đến tuổi đi mẫu giáo: hình ảnh về bố như thế nào ?
Khi bé đến tuổi đi mẫu giáo: hình ảnh về bố như thế nào ?

Bé thích bố lắm! Bố đi làm về hay mua đồ chơi với chơi cùng bé! Mấy ngày ở nhà bố sẽ chơi trò hóa thân, cùng bé dựng trại,… mấy trò này chỉ bố mới làm được thôi. Bố của bé là giỏi nhất. 

Bé phát hiện ra một bí mật: bố của bé biết ảo thuật. Trong nhà có đồ gì hỏng thì chỉ cần qua bàn tay của bố là tất cả đều trở về bình thường hết!

Bố bé là tuyệt nhất! Đặc biệt là bố hay tan làm sớm lắm. Lúc đó, bố sẽ đến nhà trẻ và đón bé về nhà. Cả lớp có bé là được đón sớm nhất! Nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của các bạn mà bé tự hào ghê lắm đó!

Nhưng bé không thích ăn cơm cùng bố tý nào. Mấy lần bé làm biếng không chịu ăn là bố quát. Mỗi lần như vậy, bé sợ lắm, chỉ có mẹ là hiền lành, nhẹ nhàng thôi.

Mẹ với bé hay chơi trò vẽ hình. Và điểm đặc biệt là bé sẽ đợi bố ngủ rồi vẽ lén lên mặt bố đó! Vẽ cho bố một bộ râu, thêm ít má hồng,… nhìn thành quả sau một buổi vẽ mà bé nghĩ mình có tương lai của một họa sĩ rồi đó!

3. Khi con đến tuổi dậy thì

Khi con đến tuổi dậy thì
Khi con đến tuổi dậy thì

Bố mẹ thật chẳng biết gì cả, chẳng bao giờ chịu nghe con nói, lúc nào cũng cho mình là đúng. Mình lớn rồi, cũng biết nghĩ mà bố mẹ chẳng chịu tin gì cả. Mình muốn mua điện thoại mới, mấy thằng bạn đều khoe được mua máy mới, mình cũng thích thế. Nhưng nói với bố mẹ đều không được. Bố còn bảo đợi mình thi vào top 3 của lớp thì mới mua. Bố nói vậy thì khác gì với từ chối. Thật là chẳng biết mình có phải con ruột không nữa. Thật chẳng muốn ở nhà tý nào.

4. Hình ảnh về bố khi con vào đại học

Mình đỗ đại học rồi! Đêm trước ngày lên nhập học trên Hà Nội, bố còn gọi mình ra tâm sự riêng nữa. Lần đầu tiên nghe bố nói bố tự hào về mình, thật vui ghê! Bố còn dặn dò mình nhiều thứ nữa, từ sắp xếp chỗ ở cho đến việc chú tâm học hành,… bố còn dặn đi dặn lại mình không được vội vàng tin lời người lạ. Con trai bố lớn rồi, tự lập được rồi mà bố vẫn coi mình như trẻ con vậy. Nhưng mà lần đầu tiên mình mới để ý, mấy sợi tóc bạc trên đầu bố có từ bao giờ nhỉ?

Mỗi lần về nhà chơi, bố mẹ đều nấu cả 1 bàn thức ăn, đúng cơm nhà là ngon nhất! Có phải lâu không về nên mình thấy bố mẹ quan tâm, nhẹ nhàng với mình hơn không nhỉ?

5. Khi con đi làm

Mình đi làm rồi mà bố vẫn hay hỏi mình có thiếu tiền tiêu không, có ăn uống đầy đủ không? Lần về nhà vừa rồi mình thấy tóc bố bạc nhiều rồi! Mình nhất định phải kiếm được nhiều tiền để đưa bố mẹ đi du lịch mới được. 

Khi con đi làm
Khi con đi làm

6. Khi con lập gia đình

Một lần nữa bố tâm sự riêng với mình, nhưng lần này bố chia sẻ về trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình, trách nhiệm với vợ con. Lần đầu tiên mình thấy, hóa ra suốt bao năm qua bố lại mang trong mình trách nhiệm to lớn đến vậy. Liệu mình có làm được như bố không nhỉ? 

Cuối cùng mình cũng có gia đình nhỏ cho mình rồi! Khoảnh khắc này mình mới nhận ra, thì ra công lao của bố mẹ còn to hơn mình tưởng nhiều. Bây giờ mình mới thấm thía được. Thật biết ơn bố mẹ vì tất cả. 

Ngoài kia dù có bão tố ra sao thì con sẽ mãi bình yên trong vòng tay bố mẹ. Dù có những lúc ngỗ nghịch đến đâu, bố mẹ cũng bỏ qua. Hình ảnh về bố, về mẹ trong con thật to lớn, vĩ đại biết bao. Hôm nay, giữa dòng đời tấp nập, thật muốn chạy thật nhanh về nhà, về với vòng tay của bố mẹ, ăn bữa cơm mẹ nấu, bàn với bố trận bóng, cảm nhận tình yêu thương của gia đình. 

Hệ miễn dịch của bé 6 tháng tuổi vẫn còn non nước vì thế bé rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong đó hệ tiêu hóa của bé cần được đặc biệt quan tâm. Những loại thức ăn bé nạp vào cơ thể có thể sẽ gây ra một số tình trạng về đường ruột khiến con gặp nguy hiểm. Bên cạnh táo bón, nhiều bé 6 tháng bị tiêu chảy khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Khi con mắc phải tình trạng này, mẹ cần ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị để giúp con trở lại bình thường. Tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 

1. Nguyên nhân bé 6 tháng bị tiêu chảy

Nguyên nhân bé 6 tháng bị tiêu chảy
Nguyên nhân bé 6 tháng bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ 6 tháng bị tiêu chảy. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân sớm để biết cách điều trị cho con. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Nhiễm vi khuẩn đường ruột Rotavirus: đây là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy có thể kéo theo các biểu hiện nôn, sốt, ít đi ngoài toé nước, đi nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có màu vàng và xanh. 
  • Nhiễm ký sinh trùng qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé tiêu thụ vào cơ thể. Ký sinh trùng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo của con. Biểu hiện của tình trạng này đó chính là con bị tiêu chảy tóe nước, phân có chứa chất béo nổi trên mặt nước, bóng như mỡ, có mùi hôi. 
  • Do dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn cũng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt… thậm chí là tử vong.
  • Cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
  • Sinh hoạt không sạch sẽ như cho bé bú bình không đảm bảo vệ sinh, nước uống không sạch, thức ăn bị ô nhiễm. 

2. Biện pháp điều trị cho bé 6 tháng bị tiêu chảy

2.1. Bù nước và điện giải cho con

Bù nước và điện giải cho con
Bù nước và điện giải cho con

Khi bé 6 tháng bị tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước, mất các chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Vì vậy việc bố mẹ cần làm lúc này cố là bù nước và điện giải cho bé. Cách làm nhanh và hiệu quả nhất là sử dụng Oresol cho bé uống. Mẹ có thể mua sản phẩm này ở các hiệu thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng. Sau đó pha theo đúng công thức trên bao bì và cho con uống đúng liều lượng. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Oresol không phải là thuốc điều trị tiêu chảy. Nó chỉ giúp điều trị tình trạng mất nước và điện giải do tiêu chảy gây ra cho bé.
  • Pha Oresol với nước đun sôi để đảm bảo nước sạch.
  • Cho bé uống chậm, từ từ, uống thay nước sau mỗi lần bé tiêu chảy.
  • Bé trên 6 tháng có thể uống thêm nước dừa, nước cơm, súp thay Oresol.

2.2. Chú ý chế độ dinh dưỡng của con

Chú ý chế độ dinh dưỡng của con
Chú ý chế độ dinh dưỡng của con

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới đường ruột của bé. Nếu thấy trẻ 6 tháng bị tiêu chảy, mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của bé để điều chỉnh cho phù hợp. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, cữ bú lâu hơn để giúp bé bù nước. Nếu bé đã ăn dặm có thể cho con ăn thêm nhiều bữa. Thức ăn cho bé cần nấu chín nhừ, dễ tiêu hóa. Cho bé ăn nhiều để con có sức khỏe chống lại bệnh tiêu chảy, tuyệt đối không nên cho bé nhịn ăn vì có thể gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Mẹ cần hạn chế cho bé uống nước trái cây vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

2.3. Đưa bé tới bệnh viện khám

Đưa bé tới bệnh viện khám
Đưa bé tới bệnh viện khám

Để điều trị cho bé 6 tháng bị tiêu chảy một cách hiệu quả nhất, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu bé có những biểu hiện sau, cần ngay lập tức đưa con đi khám:

  • Bé sốt cao, không có dấu hiệu giảm nhiệt.
  • Tiêu chảy kéo dài không hết sau 7 ngày.
  • Con khát nước nhiều dù đã bù nước và điện giải.
  • Con có những tình trạng mất nước như: khô môi, mắt trũng, thóp lõm, khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong vòng 4 – 6 giờ.
  • Con mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc, uống nước li bì.
  • Ăn kém, bú kém, bỏ bữa.
  • Con bị nôn, trớ nhiều, dịch nôn màu xanh lá cây.
  • Bé đi ngoài ra máu.
  • Tiêu chảy chuyển sang tình trạng kiết lỵ.
  • Ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Bé bị co giật.

3. Phòng tránh bé 6 tháng bị tiêu chảy

  • Đảm bảo nguồn nước tiêu dùng sạch sẽ, không nhiễm khuẩn.
  • Chế độ ăn uống đủ chất.
  • Chế biến thức ăn hợp vệ sinh, thực phẩm an toàn không chứa chất độc hại.
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh phòng ốc, nhà ở.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, đồ dùng của bé như bình sữa.
  • Cho con uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chơi đùa, tiếp xúc với bé.
  • Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, không để bé tiếp xúc với chất bẩn, mút ngón tay bẩn…

Xem thêm: HÀNH TRÌNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 6 THÁNG TUỔI NHƯ THẾ NÀO ?

Bé 6 tháng bị tiêu chảy là tình trạng gây nhiều nguy hiểm mà bố mẹ cần lưu tâm. Mẹ hãy trang bị đầy đủ kiến thức để biết cách ngăn ngừa và xử lý tình trạng này nhé. Chúc bé được phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc!

Nguồn tham khảo: Tiêu chảy ở trẻ em – bố mẹ cần đặc biệt lưu ý 3 điều sau

Khăn khô đa năng để làm gì là băn khoăn của nhiều mẹ? Thực tế, khăn khô đa năng có thể sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp như: Tắm cho bé, cho bé bú, vệ sinh vùng mặc tã,… Để rõ hơn, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé!

1. Đôi nét về khăn khô đa năng dành cho bé yêu

Khăn khô đa năng là khăn vải cotton khô, chưa được tẩm dịch thường dùng để vệ sinh ngoài da cho bé.

Hình ảnh khăn khô đa năng
Hình ảnh khăn khô đa năng

Mẹ đã rất quen thuộc với các loại khăn xô (khăn sữa) có thể tái sử dụng nhiều lần để làm sạch da bé. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, sử dụng khăn xô có nhiều hạn chế như:

  • Khăn dễ bị nấm, mốc gây hại cho da bé: Vào những ngày trời trở lạnh, thời tiết nồm, ẩm ướt, mẹ phơi khăn xô mà mãi không khô. Điều này vô tình hình thành nên môi trường cực thuận lợi cho nấm mốc phát triển, gây hại cho da bé mỗi lần sử dụng.
  • Nguy cơ gây kích ứng da bé: Nếu chẳng may, mẹ dùng nước giặt xả chứa hóa chất hoặc thành phần tẩy rửa mạnh để giặt khăn vải sau mỗi lần sử dụng, những thành phần này có thể bám trên khăn lâu ngày và gây kích ứng da bé khi tiếp xúc.
  • Dễ bị đổi màu mất thẩm mỹ: Một số mẹ có thói quen sử dụng khăn xô để tắm nước lá cho bé, khăn có thể bị nhuốm màu nước lá. Những chiếc khăn trắng tinh tươm bị đổi màu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn mang lại cảm giác không sạch sẽ mẹ nhỉ?

Chính vì vậy, khăn khô đa năng được các mẹ tin dùng để thay thế khăn xô vì chỉ dùng 1 lần, tránh nhiễm nấm mốc, mất thẩm mỹ,… giá cả phải chăng, tiết kiệm thời gian cho mẹ mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch tối đa.

Mẹ băn khoăn khăn khô đa năng để làm gì?
Khăn khô đa năng là giải pháp an toàn, tiện lợi và tiết kiệm cho mẹ trong việc chăm sóc bé yêu

Khi so với khăn ướt, khăn khô đa năng lại “chiếm ưu thế” hơn bởi các đặc điểm sau:

  • Tiết kiệm hơn: Giá khăn khô đa năng thường rẻ chỉ bằng 1/3 giá khăn ướt.
  • Đa năng hơn: Khăn khô đa năng có thể dùng cả dạng khô và dạng ướt. Mẹ nhúng khăn khô vào nước sạch để vệ sinh cho bé.

Cụ thể khăn khô đa năng để làm gì và cách sử dụng khăn khô đa năng như thế nào đúng cách mẹ kéo xuống dưới để đọc chi tiết nhé!

2. 4 công dụng của khăn khô đa năng giúp mẹ chăm bé đơn giản hơn

Khăn khô đa năng là sản phẩm giúp mẹ làm sạch, vệ sinh da hàng ngày cho bé tiện lợi và an toàn. Dưới đây, Góc của mẹ đã tổng hợp 4 công dụng quen thuộc nhất của khăn khô đa năng giúp mẹ dễ dàng sử dụng cho bé yêu.

2.1. Sử dụng khăn khô đa năng tắm cho trẻ sơ sinh

Với đặc tính mềm mại, dai, thấm hút nước không thua kém gì khăn xô, lại khắc phục được hết các nhược điểm kể trên, khăn khô được các mẹ hiện đại lựa chọn để tắm rửa hàng ngày cho bé. Cùng với đó, mẹ cũng thêm thời gian được gần con khi không phải giặt lại khăn sau khi sử dụng.

Tắm cho bé bằng khăn khô đa năng như thế nào? Đơn giản như thế này thôi ạ!

  • Chuẩn bị: Ít nhất 3 tờ khăn khô đa năng và các vật dụng cần thiết khi tắm cho bé (nước tắm, khăn tắm để lau khô người cho bé, quần áo và tã bỉm). Mách nhỏ mẹ: Thông thường nếu dùng khăn xô, mẹ cần khoảng 2 chiếc là đủ tắm cho bé. Nhưng do kích thước khăn khô đa năng thường nhỏ hơn (chỉ khoảng 15x20cm) nên có thể mẹ sẽ cần nhiều hơn 1 chút mẹ nhé!
  • Cho khăn khô đa năng vào nước và thực hiện các thao tác:
    • Rửa mặt: Mẹ dùng 1 khăn khô đa năng vắt ráo nước và rửa mặt cho bé, lau nhẹ nhàng mặt bé theo thứ tự mắt, mũi, cằm và 2 tai.
    • Gội đầu: Mẹ làm ướt tóc bé, sử dụng khăn nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm và xoa nhẹ nhàng đầu bé.
    • Tắm toàn thân cho bé: Mẹ dùng 1 khăn khô đa năng nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm. Sau đó, mẹ lau nhẹ nhàng lau khắp người bé theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trước ra sau. Cuối cùng, mẹ tráng lại bằng nước thường rồi lau khô người ngay để bé không bị cảm lạnh.
Khăn khô đa năng là lựa chọn an toàn, tiện lợi để thay thế khăn xô trong việc tắm cho bé
Khăn khô đa năng là lựa chọn an toàn, tiện lợi để thay thế khăn xô trong việc tắm cho bé

Lưu ý:

  • Nhiệt độ nước sử dụng phù hợp khoảng từ 35 – 38 độ C.
  • Đối với bé sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ không nên lau khăn vào vùng rốn. Đến khi rốn khô, rụng, mẹ tắm vùng đó như bình thường.
  • Khăn khô đa năng chỉ dùng 1 lần, tuyệt đối không tái sử dụng

2.2. Sử dụng khăn khô đa năng khi cho bé bú

Thêm một lý do nữa để khăn khô trở thành vật không thể thiếu trong giỏ đồ chăm sóc bé, chỉ cần một hộp khăn khô đa năng, mẹ dùng để lau trong mọi tình huống có thể xảy ra khi cho bé bú. Một tay mẹ bế bé, tay còn lại mẹ có thể rút từng tờ khăn khô để dùng. Dùng xong mẹ không cần mất công giặt lại.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 2 khăn khô đa năng
  • Các bước thực hiện: Nếu cho bé ti trực tiếp, mẹ dùng 1 khăn khô lau qua đầu ti trước khi cho bé ngậm. Trong quá trình bé bú, mẹ dùng thêm 1 khăn để lót cổ, lau sữa nếu bé bú tràn ra ngoài. Bé bú xong, mẹ dùng lại khăn đó để lau miệng bé và lau đầu ti sạch sẽ.

Trong trường hợp mẹ bị chảy sữa, mẹ chỉ cần gấp khăn lại rồi ấn chặt vào đầu ti, giữ liền trong 3-5 giây, sữa sẽ không bị chảy ra nữa mẹ nhé.

Khăn khô đa năng dùng để lau miệng cho bé sau khi ti hoặc dùng để vệ sinh bầu ti mẹ trước và sau khi bé ti
Khăn khô đa năng dùng để lau miệng cho bé sau khi ti hoặc dùng để vệ sinh bầu ti mẹ trước và sau khi bé ti

2.3. Sử dụng khăn khô đa năng vệ sinh vùng kín cho bé khi thay tã

Trung bình, mỗi ngày bé thay tã khoảng 6 – 10 lần (phụ thuộc vào độ tuổi). Lúc này, mẹ thường sử dụng khăn khô đa năng nhúng vào nước hoặc dùng khăn ướt để vệ sinh vùng mặc tã cho bé.

Cách dùng khăn khô đa năng để vệ sinh vùng mặc tã của bé:

  • Chuẩn bị: 2 – 3 khăn khô đa năng và các dụng cụ mặc tã cho bé (1 tã mới, đồ chơi cho bé, quần áo sạch, …)
  • Các bước thực hiện: Mẹ nhúng khăn vào nước sạch, vắt ráo và lau sạch bẩn ở vùng mặc tã của bé, chú ý lau kỹ ở các vùng có nhiều nếp nhăn như bẹn, đùi để tránh bé bị hăm. Sau đó, mẹ dùng thêm 1 khăn nữa nhúng vào nước sạch để lau lại 1 lần nữa, đợi vài phút cho mông bé khô thì mới mặc tã mới cho bé.
Mẹ có thể dùng khăn khô đa năng để vệ sinh vùng mặc tã của bé
Mẹ có thể dùng khăn khô đa năng rất thuận lợi cho vệ sinh vùng mặc tã của bé

Lưu ý: 

  • Mẹ nên nhúng khăn vào nước sạch với nhiệt độ khoảng 35 – 38 độ C.
  • Đối với bé gái, mẹ nên lau từ trước ra sau, tránh để kéo phân từ hậu môn lên vùng sinh dục và gây nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn.

Bên cạnh việc vệ sinh cho bé bằng khăn khô nhúng nước, nhiều mẹ thường chuyển hẳn sang dùng khăn ướt để vệ sinh khi thay bỉm do không phải chuẩn bị “lỉnh kỉnh” nhiều đồ, mà hiệu quả làm sạch lại tốt hơn.

Các thương hiệu khăn ướt lớn có bổ sung thành phần chăm sóc da cao cấp có công dụng dưỡng ẩm và kháng khuẩn – điều mà khăn khô đa năng nhúng nước không thể có được. Vùng da mặc tã của con rất nhạy cảm, chỉ làm sạch bẩn thôi chưa đủ. Mẹ cần giúp làm sạch khuẩn cho bé nữa mẹ nha.

Mẹ xem thêm:

[Cập nhật] Địa chỉ mua khăn vải khô đa năng giá ưu đãi nhất hiện nay

3 lý do mẹ nên sử dụng khăn giấy khô đa năng cho trẻ sơ sinh

2.4. Công dụng khác của khăn khô đa năng

Ngoài ra, khăn khô đa năng còn được mẹ ưu ái dùng với những công dụng sau:

  • Lau dãi, nôn trớ cho bé: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất hay bị nôn, trớ và chảy dãi. Với khăn khô dùng 1 lần, mẹ chỉ cần rút khăn giấy và vệ sinh miệng cho bé được ngay.
  • Lau mát cho bé: Vào mùa hè nóng bức, mẹ có thể dùng khăn khô đa năng làm khăn mát cho bé. Mẹ nên giặt khăn với nước sạch, vắt ráo nước, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 phút cho khăn mát, sau đó dùng khăn này lau chườm làm mát cho bé.

3. Lưu ý khi sử dụng khăn khô đa năng cho bé yêu

Để sử dụng khăn khô an toàn, hiệu quả, mẹ bỏ túi ngay 1 số lưu ý nhỏ dưới đây nhé:

  • Chỉ sử dụng 1 lần, không giặt lại: Khăn khô đa năng chỉ sử dụng 1 lần vì mỗi tờ khăn đã được tiệt trùng, đảm bảo vô khuẩn khi sử dụng cho bé. Nếu mẹ giặt lại, tái sử dụng nhiều lần, khăn có thể trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, vi nấm gây hại cho da bé.
  • Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm ướt, nấm mốc xâm nhập. Sau khi sử dụng khăn xong, mẹ nên đóng kín hộp, túi đựng để tránh nhiễm khuẩn chéo từ môi trường bên ngoài vào.
  • Chỉ sử dụng sản phẩm khi còn hạn sử dụng: Những sản phẩm hết hạn, do để quá lâu trong môi trường có nguy cơ bị hỏng, nấm men, nấm mốc cư trú cực kỳ gây hại da bé. Mẹ kiểm tra hạn sử dụng bằng cách lật mặt sau của hộp khăn khô, tốt nhất nên chọn khăn còn hạn sử dụng trên 1 năm mẹ nha!
  • Cần chọn thương hiệu uy tín, chất lượng tốt để sử dụng cho bé: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại khăn khô đa năng, trong số đó không ít hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Vì vậy, mẹ đọc kỹ thông tin về sản phẩm và chọn khăn khô có đầy đủ chứng nhận đạt chuẩn, nhận được nhiều phản hồi tốt từ cộng đồng mẹ bỉm sữa
  • Không vứt khăn khô đa năng vào bồn cầu vì đây là khăn vải không có khả năng tự phân hủy.
Sau khi sử dụng khăn khô/khăn ướt để thay tã cho con, mẹ nhớ bỏ giấy đã sử dụng vào thùng rác mẹ nhé
Sau khi sử dụng khăn khô/khăn ướt để thay tã cho con, mẹ nhớ bỏ giấy đã sử dụng vào thùng rác mẹ nhé

Khăn khô đa năng với rất nhiều công dụng hữu ích là người bạn không thể thiếu của con trong những năm đầu đời. Ngoài câu hỏi Khăn khô đa năng để làm gì, mẹ cũng có thể gửi các băn khoăn khác đến Mamamy thông qua Hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất mẹ nhé!

Với nhiều cách chế biến khác nhau, cá bống có thể cho ra nhiều món ngon như cá bống kho tiêu, cá bống kho nghệ. Dù là chế biến theo kiểu nào thì cá bống kho đều có hương vị đậm đà, đặc trưng riêng. Cá cũng là một loại thực phẩm bé cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Vậy nên, mẹ hãy tham khảo cách kho cá bống ngon để bé ăn ngon, cả nhà vui nhé.

1. Mách Mẹ cách biết chọn cá bống ngon để có một nồi cá kho chất lượng ?

Mách Mẹ cách biết chọn cá bống ngon để có một nồi cá kho chất lượng ?
Mách Mẹ cách biết chọn cá bống ngon để có một nồi cá kho chất lượng ?
  • Cá bống ngon nhất là cá bống sông, được người ta vừa bắt lên còn sống và rất tươi ngon. Vậy nên, bạn cần chọn mua cá bống vào những phiên chợ sáng sớm, lúc này mới có thể mua được cá bống ngon nha.
  • Khi mua cá bống, nên chọn những con có kích thước vừa, không quá to cũng không quá nhỏ và đều nhau.

2. Lưu ý để kho cá bống ngon, không tanh

Lưu ý để kho cá bống ngon, không tanh
Lưu ý để kho cá bống ngon, không tanh
  • Cá bống là loại cá sông suối nên khá nhiều bùn đất và nhớt, bởi vậy khi sơ chế bạn cần rửa qua với nước muối loãng hoặc xóc qua muối hột để làm sạch nhớt và chất bẩn, cá bớt tanh.
  • Ngoài ra khi sơ chế cá bống bạn có thể làm sạch ruột hoặc không, nếu bỏ ruột thì phải làm cẩn thận nếu không cá dễ bị nát. Tương tự là đầu cá, nếu cá hơi to thì bạn nên bỏ đầu còn cá nhỏ thì không cần.
  • Cá bống kho rất hợp với các nguyên liệu nồng như tiêu, gừng hay nghệ bởi các loại nguyên liệu này giúp mùi tanh của cá bị át đi, hương vị sẽ ngon hơn. Nên dùng hành tím thay cho tỏi để ướp cá.

3. Công thức kho cá bống ngon cho cả nhà cũng mê

3.1. Cá bống kho tiêu

Cá bống kho tiêu
Cá bống kho tiêu

3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cá bống
  • Đường hoa mai
  • Nước mắng, tiêu, muối, ớt

3.1.2. Cách chế biến

Bước 1: Cá bống sau khi mua sơ chế sạch, rồi bỏ đầu, bỏ đuôi, bóp nhẹ với muối để, rửa sạch lại một lần nữa, để ráo nước. Rồi cho vào rán sơ 2 mặt.

Bước 2: Nước hàng giúp món cá đẹp mắt hơn, hấp dẫn hơn. Mẹ cho 3 thìa đường hoa mai để làm nước hàng, khi đường lên màu, cho thêm nước sôi để bạn có nước hàng kho cá bống, rồi bớt ra vài thìa nước hàng, để rưới lên bề mặt cá cho đều màu.

Bước 3: Vẫn nồi kho nước hàng, bạn cho thêm nước mắm, nước sôi, đường, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đun sôi lên, rồi đổ nước mắm vào, cho cá đã rán vào kho, rắc thêm gừng, hạt tiêu, đổ bát nước hàng đã bớt lại vào nồi, để cho món cá đều màu. Kho cá ở lửa nhỏ để cá bóng săn chắc lại, thỉnh thoảng lật nhẹ để cá ngấm đều các gia vị.

3.2. Cá bống kho nước dừa

Cá bống kho nước dừa
Cá bống kho nước dừa

3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cá bống
  • Nước dừa
  • Hành lá
  • Gia vị: nước mắm, đường,…

3.2.2. Cách chế biến

Bước 1: Cá bống mẹ mua về, dùng dao cắt đi phần đuôi và loại bỏ phần ruột của cá rồi rửa sạch với nước.

Sau đó, để cá bớt tanh và nhớt, mẹ ngâm cá trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Bước 2: Cho vào nồi đựng cá bống lần lượt 2 nhánh hành lá cắt nhỏ, 1 quả ớt cắt nhỏ, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước mắm và 2 muỗng cà phê sốt tương đen rồi trộn đều, ướp trong 15 phút để cá ngấm gia vị.

Bước 3: Bắc nồi lên bếp, kho cá với lửa vừa khoảng 15 phút đến khi nước ướp cá rút lại thì cho vào 400ml nước dừa.

Sau đó, kho cá với lửa lớn khoảng 10 phút đến khi nước có màu vàng và keo lại, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, bày ra dĩa.

3.3. Cá bống kho thịt ba chỉ

Cá bống kho thịt ba chỉ
Cá bống kho thịt ba chỉ

3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cá bống
  • Thịt ba chỉ
  • Gia vị: đường, hạt nêm,…
  • Nước dừa
  • Hành tím băm
  • Nước hàng

3.3.2. Cách chế biến

Bước 1: Đầu tiên mẹ cần sơ chế, làm sạch cá bống

Tiếp đó mẹ cho cá vào tô cùng với hành tím băm, hạt nêm, đường, tiêu, muối, nước màu, nước mắm và ớt băm vào trộn đều nhẹ tay và ướp như vậy tầm 15 phút cho cá thấm gia vị.

Bước 2: Thịt ba chỉ mẹ rửa sạch, thái lát nhỏ, hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ là được.

Bước 3: Trút phần cá bống đã ướp vào nồi và đun với lửa vừa một lúc cho cá hơi săn lại. Lúc này mẹ trút thịt ba chỉ vào, chêm thêm nước dừa, nếu ít thì có thể thêm nước sao cho xâm xấp mặt cá và đun cho tới khi nước sôi.

Bước 4: Hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun liu riu tầm nửa tiếng hoặc cho tới khi nước kho hơi cạn, cá và thịt đều chín thì rắc vào ít hành lá và tiêu, tắt bếp là xong.

4. Những điều mẹ chưa biết về cá bống

Những điều mẹ chưa biết về cá bống
Những điều mẹ chưa biết về cá bống

Theo Đông y, cá bống vị ngọt mặn, tính bình, không độc, có tác dụng an thai, tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo y học hiện đại, cá bống là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong cá chứa nhiều protein, vitamin B2, D, E, PP và chất khoáng Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca,… mà lại rất ít chất béo. Cá bống tốt cho người cơ thể suy kiệt, yếu mỏi tay chân, ho suyễn, tiêu hóa kém.

Ngoài ra, trong cá bống có chứa một lượng lớn collagen, được xem là thực phẩm lý tưởng cho phái đẹp, giúp làm giảm các vấn đề tóc khô, da khô, gàu, làm đẹp da.

Như vậy, cá bống thực sự là một thực phẩm mà mẹ nên đưa vào thực đơn thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng cho cả bé và gia đình.

Xem thêm:

Cách kho cá ngon siêu đơn giản mẹ nên thử làm

Cách kho cá nục đậm đà cực ngon và dễ làm cho mẹ

Giỏ hàng 0