Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi từ A đến Z

Dù là lần đầu tiên làm cha mẹ hay đã có kinh nghiệm thì mẹ cũng cần phải tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi đúng khoa học để áp dụng. Mẹ đừng quá hoang mang lo lắng. Hãy nắm vững kiến thức sau đây và áp dụng để chăm con hiệu quả. Điều này sẽ giúp mẹ nhàn, con thoải mái và phát triển toàn diện.

1. Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi như thế nào là điều mà mẹ cần quan tâm
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi như thế nào là điều mà mẹ cần quan tâm

Điều đầu tiên mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng cần phải quan tâm khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó chính là cách bế trẻ sơ sinh đúng cách. Chắc chắn khi bế con lần đầu mẹ sẽ không tránh khỏi lúng túng. Điều này không chỉ đến từ việc mẹ chưa có kinh nghiệm mà còn bởi cảm xúc, sự lo lắng. Nhưng đừng lo, chỉ vài ngày là sẽ quen.

Mỗi trẻ sẽ thích được bế theo tư thế khác nhau. Phổ biến nhất là cho con nằm trên cánh tay của người lớn. Nâng phần đầu của con cao hơn một chút. Tay còn lại đỡ ngực, cổ để con áp vào cơ thể của chúng ta.

Ngoài ra cũng có thể thay đổi tư thế như: bế vác trên vai sau khi cho con bú. Một tay đỡ chân, 1 tay đỡ lưng. Hoặc bế vác trên tay người lớn, 1 tay đỡ chân, 1 tay đỡ ngực.

Bố mẹ cần lưu ý khi tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh đúng cách:

  • Để bế bé sơ sinh an toàn thì bố mẹ nên rữa tay sạch sẽ và có thể nói là không nên đeo bất cứ thứ gì trên người. Để tránh được những tình trạng cấp và có thể làm cho hệ thống xương còn non nớt của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.
  • Không nên cho trẻ tập ngồi quá sớm có thể làm rối loại hệ thống cơ xương của trẻ khi này còn chưa có hoàn thiện. Một trong những cách để tránh những các tật về hệ có xương của trẻ tốt hơn.
  • Hãy luôn chú ý đến việc phải dùng tay đỡ phần đầu của trẻ tốt nhất trong quá trình ẵm bé từ 0 đến 3 tháng tuổi.

2. Cho bé bú thế nào?

Sau 6 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa công thức dần mẹ nhé!
Sau 6 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa công thức dần mẹ nhé!

2.1. Cho trẻ sơ sinh bú

Tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi mà bỏ qua việc cho bé ti thì quả là thiết sót. Tư thế cho bé bú đúng cách không phải là bản năng mà là kỹ năng và kinh nghiệm.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng mẹ hãy cho con ăn hoàn toàn sữa mẹ. Ngay sau khi sinh hãy cho con bú luôn để tăng tiết sữa cũng như giúp con làm quen với việc này. Sau 6 tháng thì mẹ có thể cho bé làm quen với sữa công thức dần mẹ nhé!

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng vô cùng quan trọng mẹ nhé! Dạ dày của con lúc này còn bé nên chỉ cần ăn 6 đến 7 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau từ 1 đến 2 tiếng. Thời gian bú 15 đến 30 phút tùy lượng sữa.

Về lượng sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy nhớ:

  • Ngày thứ 1 và 2 con chỉ cần ăn khoảng 10ml/bữa.
  • Ngày thứ 3 đến thứ 8: Mỗi ngày tăng thêm 10ml/bữa để đến ngày thứ 8 trẻ đã có thể bú được 60ml/bữa.
  • Từ ngày 15 đến 1 tháng: Tăng dần số lượng sữa cho đến khoảng 100ml/bữa.
  • Trong tháng thứ 2 và 3: Mỗi bữa trẻ cần ăn khoảng 120ml.
  • Từ tháng thứ 4: Lượng sữa cần cho 1 bữa là 130ml. Mẹ cũng có thể cho con uống từ 2 đến 3 thìa café nước hoa quả trong 1 ngày.
  • Tháng thứ 5: Mẹ cho con ăn 140 – 150ml sữa và giảm còn 5 bữa/ngày.
  • Đến tháng thứ 6: Lượng sữa mỗi bữa của trẻ là 150-170ml.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cho bé bú như thế nào?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cho bé bú như thế nào?

2.2. Cho bé ợ hơi sau khi bú

Dù mẹ cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức, sau khi bé bú no, hãy cho bé ợ hơi, để tránh tình trạng ọc sữa.

Để cho bé ợ hơi, hãy bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực mẹ, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, mẹ hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé sơ sinh còn rất yếu. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện.

3. Giấc ngủ của bé – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

3.1. Đặt bé ngủ sao cho đúng?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Đặt bé ngủ sao cho đúng?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Đặt bé ngủ sao cho đúng?

Tư thế ngủ trẻ sơ sinh như thế nào cũng là điều mẹ cần biết trong cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi. Bởi ngoài việc ăn thì ngủ đủ giấc cũng là điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện. Và để con ngủ thoải mái mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Đầu tiên, hãy đảm bảo phòng ngủ của trẻ sạch sẽ và thoáng mát. Đồng thời giữ không gian yên tĩnh cho trẻ.
  • Nhiệt độ trong phòng phù hợp nhất là ở mức 28 độ C.
  • Hãy mát-xa cho trẻ sơ sinh trước khi ngủ.
  • Có thể cho con nằm nôi và đung đưa nhẹ cho con dễ ngủ. Áp dụng việc hát ru hoặc bật nhạc nhẹ nhàng để con dễ ngủ hơn.

3.2. Hãy hát ru bé ngủ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Mở nhạc giúp bé ngủ ngon hơn
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Mở nhạc giúp bé ngủ ngon hơn

Nhiều người nó rằng trẻ sơ sinh sẽ không hiểu gì mẹ nói khi mọi lúc mọi nơi chỉ thấy trẻ ngủ và chỉ nhìn. Tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ sẽ phát triển tốt hơn mà do đó mà trẻ có thể nghe được mọi thứ. Bởi vì vậy mà người lớn trước đây và hiện tại vẫn luôn muốn các bà mẹ ru con ngủ bằng những câu hát trong thời gian này.

Hay có thể là đọc những câu truyện trong lúc chuẩn bị vào giấc ngủ của mình được tốt hơn, nó cũng thể hiện mẹ luôn luôn ở cạnh của mẹ ở mọi lúc. Khi ru cho trẻ thì các hệ thần kinh của trẻ sẽ hoạt động và xoa dịu bé để có thể đi vào giấc ngủ dễ hơn. Còn một cách khác dể giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn là ẵm bế lên và đu đưa một cách nhẹ nhàn để bé cảm giác an toàn ở bên mẹ.

Nếu mẹ không thể hát thì hãy bật một gia điệu của một bài hát ru nhẹ nhàn, 1 bài nhạc cổ điển… Tùy vậy, nhưng cũng cần tránh âm thanh quá lơn và bật ánh sáng nhẹ để tránh việc quá chói làm cho trẻ tỉnh táo.

3.3. Ngủ chung với bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Ngủ chung với bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Ngủ chung với bé

Việc ngủ chung với trẻ sẽ giúp cho trẻ có được cảm giác an toàn và đem lại nhịp thở ổn định khi ở trên người của mẹ. Một trong những cách giúp trẻ có thể tránh được việc đột tử vì chứng ngưng thể trong lúc ngủ. Ngủ cùng nhau thì bé có thể ti vào những lúc đói và cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và đúng lúc.

Lưu ý không ngủ với trẻ khi bố hoặc mẹ đang ở trong tình trạng sau:

  • Tránh cho trẻ ngủ cùng bố hoặc mẹ sử dụng các chất kích thích
  • Người đang sử dụng thuốc lá
  • Những thành viên ngủ quá sâu giấc không kiểm soát được giất ngủ của mình
  • Người đang bi ốm

4. Chú ý vệ sinh thân thể trong cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Trong số những cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi thì tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách là điều khó khăn nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm hãy nhờ đến sự trợ giúp từ người có chuyên môn.

4.1. Danh sách đồ mẹ cần chuẩn bị để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Ví dụ như tắm cho con như thế nào trong những ngày đầu cũng khá khó khăn mẹ có thể nhờ nhân viên chuyên nghiệp. Để tắm cho trẻ hãy chuẩn bị:

  • Khăn xô khổ lớn và nhỏ.
  • Các loại quần áo, tã, mũ, vớ… cần thiết.
  • Gạc, tăm bông, bông gòn, băng rốn vô trùng.
  • Nước muối sinh lý loại 0,9%.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy – Sản phẩm được Hội Phụ Sản Việt Nam khuyên dùng cho trẻ đó!

4.2. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ của mẹ. Lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C là điều khiển đủ để bé có thể tắm được. Với điều kiện lạnh thì mẹ có thể sử dụng cặp nhiệt độ để cảm nhận nhiệt độ của độ nóng của nước.
  • Sử dụng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm bé người, ngửa đầu sao cho thuận tiện vệ sinh mặt của trẻ.
  • Lấy khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Làm một cách trình tự khóa mắt và 2 bên tai để bé không bị đau, sau đó lật khăn lại để lau phần còn lai trên khuôn mặt của bé.
  • Để gọi đầu cho bé mẹ nên làm ướt tóc bé trước sau đó lấy ít xà phòng xoa nhẹ lên phần tóc bé massage nhẹ nhàn để bé cảm thấy thoải mái. Tiếp theo trẻ mẹ xả lại bằng nước ấm để làm sạch lại cho bé phần đã sử dụng nước gội của bé.
  • Tiếp theo mẹ lau khô tóc ngay sau khi xả nước lại và đặt bé vào bên trong buồn tắm trẻ sơ sinh khi đã tháo khi quấn quanh người bé.
  • Sử dụng 1 tay đỡ đầu bé một tay con lại thì tắm bé để bé có thể giữ bé được ở vị trí an toàn
  • Sau khi tắm cho bé xong mẹ nên nhấc bé ra khoải thau nước và đặt bé bên trong khăn tắm và quán bé lại
  • Nên lâu khô bé và mặc quần áo cho bé trong thời gian nhanh nhất

4.3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
  • Việc canh nước pha để có thể đem lại cho bé được nhiệt độ phù hợp nhất giúp trẻ sơ sinh không bị lạnh hoặc phỏng trong lúc tắm. Không bật quạt, máy lạnh khi con tắm. Nhiệt độ nước phù hợp từ 36 đến 38 độ C.
  • Điều quan trong là gia đình nên cẩn trọng đối với 1 đứa trẻ sơ sinh thì bé sẽ rất nhỏ. Do đó việc trẻ có thể bị tuột là điều có thể xảy ra trong lúc thực hiện thao tác tắm cho trẻ.
  • Một điều khác cũng quan trong không kém đó là tắm cho trẻ ở những nơi không gian kín.
  • Và tránh tình trạng khi gộ đầu cho trẻ thì không nên để nước xà phòng rơi vào khóe mặt, mũi, miệng tai của trẻ.
  • Sau khi tắm xong với xà phòng thì gia đình cần cho bé tăm lại với nước sạch
  • Nên lau trẻ bằng khăn bông thập hút để có thể lấy hết phần nước còn lại trên cơ thể của trẻ.
  • Và điều tốt nhất là nên ủ trẻ ấm khi vừa tắm xong để trẻ tránh bị cảm lạnh
  • Hãy đảm bảo tay mẹ sạch sẽ, không để móng tay dài hoặc đeo trang sức.
  • Lưu ý mỗi lần tắm hãy vệ sinh rốn của trẻ thật nhẹ nhàng và sát khuẩn đầy đủ. Tránh mọi thứ làm vấy bẩn khu vực này. Khi tắm cũng không nên để rốn chạm vào nước.

4.4. Khăn tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Khăn tắm cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Khăn tắm cho trẻ sơ sinh
  • Khăn bông có thể là khăn xô loại lớn 1 đến 2 chiếc
  • 1 khăn cotton kích thước tầm trung thấp hút tốt
  • 1 khăn nhỏ dùng để lau và sử dụng trong lúc tắm.

Có nên dùng miếng lót sơ sinh hay không?

Miếng lót sơ sinh dùng cho những trường hợp giúp mẹ có thể giữ cho bé sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, để tránh sự hốt hoảng của mẹ thì gia đình nên tìm hiểu trước khi sử dụng để suy nghĩ có hay không nên sử dụng tấm lót cho bé hay không.

Việt thay vì sẽ giặt đồ bé nhiều hơn thì gia đình sẽ tận dụng các miếng tả và bỉm; để giảm được phần nào việc thay quần áo trẻ sơ sinh những lúc không cần thiết.

Bố mẹ có thể tim hiểu thêm các loại tả giấy và tả vả để xem cái nào phù hợp với thời gian nào cho bé của mình. Nó sẽ rất tốt khi gia đình sử dụng miếng tả lót vào ban đem cho bé, giúp bé không phải giật mình và tỉnh giấc và lúc mà mình đang ngủ sâu giấc.

4.5. Quấn tã cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Quấn tã cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Quấn tã cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Một trong những thời gian cho bé sự thoải mái không có cảm giác ẩm ước khó chịu. Và tình trạng viên nhiễm, rôm sảy sẽ say ra thường xuyên hơn nếu không thay tả trong thời gian cần thiết. Một trong những những điều mà mọi gia đình cần lưu ý để trẻ sử dụng tả và bỉm khi còn nhỏ.

Trong độ tuổi này thường thì một trong những điều mà mọi bà mẹ cần chú ý đó là độ nhạy cảm của da trẻ. Đối với trẻ từ 0 đến 3 tháng tuồi da trẻ thật sự là rất mỏng và có thể bị viêm nhiễm mọi thứ nếu không được bảo vệ một tốt nhất. Trẻ có khả năng tăng nguy cơ bị dị ứng lên gấp 3 trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Do đó, mà gia đình cần chú ý đến một vị để những thoái quen không tốt đến làng da của trẻ.

Hãy tìm ra cách quấn tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất để có thể bé hoạt động mà không bị vương vấn. Một trong những cách để trẻ có thể hoạt động cự quậy tay chân của mình trong không gian thoải mái.

5. Cách chăm rốn cho bé sơ sinh

5.1. Các bước vệ sinh rốn cho bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Việc chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh phải được làm hằng ngày và theo các bước sau:

  • Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°.
  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn ra.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
  • Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

5.2. Các lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé sơ sinh

Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau, hãy đưa bé đi khám tại chuyên khoa nhi ngay:

  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.
  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.
  • Da quanh rốn sưng, đỏ.
  • Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chưa rụng dù bé đã sinh được 3 tuần.

Nếu thấy rốn con có dấu hiệu bất thường, mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

6. Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

6.1. Cách chăm sóc da nhạy cảm cho bé

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, chọn các sản phẩm chăm sóc da cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Mẹ hãy chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác. Dù sự cọ xát là nhẹ nhưng lặp đi lặp lại cũng có thể khiến da trẻ bị trầy xước dễ dẫn đến viêm nhiễm. Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé. Bạn nên dùng các sản phẩm nhẹ dịu đã được kiểm chứng lâm sàng để tránh kích ứng da.
  • Hn chế để da bé tiếp xúc với phân và nước tiểu: Mẹ thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Chọn loại tã phù hợp cho bé. Việc không thay tã thường xuyên (kể cả tã vải, tã giấy) và môi trường nóng ẩm có thể khiến da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Mỗi khi thay tã cho bé, mẹ cần rửa sạch vùng mặc tã với chất làm sạch nhẹ dịu và lau khô cho bé.
  • Tránh để các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mắt bé: Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm. Dùng các sản phẩm chăm sóc da và tóc nhẹ dịu, không gây cay mắt. Tránh các sản phẩm làm sạch có chứa cồn hoặc xà phòng có chất tẩy mạnh.
  • Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp: Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc của bé.
  • Hạn chế tác động đến sự cân bằng của các loại vi khuẩn thường trú trên da của trẻ: Các chủng vi khuẩn thường trú trên da trẻ sơ sinh có ngay sau khi bé sinh ra. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. Do vậy, mẹ cần phải giữ cuống rốn luôn sạch và khô, thoáng. Tắm cho bé bằng loại sữa tắm nhẹ dịu và có độ pH cân bằng phù hợp với làn da của trẻ.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để con có đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển. Việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn là cơ hội cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

6.2. Theo dõi tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bị vàng da
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bị vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da là tình trạng khá phổ biến. Nhiều thống kê cho thấy 25 – 30% trẻ sinh đủ tháng và gần 100% trẻ sinh non, nặng dưới 1,5kg bị vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân, tình trạng vàng da dễ gây ra biến chứng do tình trạng nhiễm độc thần kinh dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề. Do đó, mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu thấy bé có dấu hiệu vàng da.

Hãy lưu ý rằng tình trạng vàng da ở trẻ chỉ được coi là vàng da sinh lý tại thời điểm được khám nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Vàng da xuất hiện sau khi sinh 24 giờ.
  • Bé bị vàng da và hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.
  • Mức độ vàng da nhẹ (chỉ ở vùng mặt, cổ, ngực).
  • Chỉ vàng da và không có các triệu chứng bất thường khác như trẻ bị thiếu máu, gan lách to, bé bỏ bú, lừ đừ…
  • Nồng độ billirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ sinh đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ sinh thiếu tháng.
  • Tốc độ tăng billirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
Nếu con mẹ có bất thường với một hoặc vài yếu tố kể trên, tình trạng vàng da của bé sẽ được xem là vàng da bệnh lý, bé cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Lưu ý, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng sẽ giúp mẹ theo dõi mức độ vàng da của bé dễ dàng hơn.

7. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Mẹ hãy tìm hiểu trẻ cần phải chích ngừa những vắc xin gì và chích như thế nào? Hãy cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ và cho bé chích đầy đủ, đúng lịch. Việc cho trẻ chích ngừa vắc xin giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết mẹ nhé.

8. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh
Mẹ nên mua một nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. Khi thấy bé sơ sinh bị sốt, mẹ nên đo nhiệt độ cho bé trước khi cân nhắc đến việc có nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay không. Tùy theo thân nhiệt của bé, mẹ có các điều chỉnh việc chăm sóc bé cho phù hợp:
  • Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C.
  • Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5°C, bạn cần ủ ấm cho bé ngay.
  • Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5°C, bạn nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, vớ, cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.
  • Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. MẸ làm như trên, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Khi đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý đến vị trí lấy nhiệt độ của bé:
  • Ở nách: Mẹ đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50C mới là nhiệt độ thực tế của bé.
  • Ở hậu môn: Mẹ đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút, nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.

6. Cần dỗ bé ngưng khóc khi bé quấy khóc đêm

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cần dỗ bé ngưng khóc khi bé khóc
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Cần dỗ bé ngưng khóc khi bé khóc

Nếu mẹ hoặc ai đó trong gia đình thấy bé có triệu trứng muốn khóc hoặc mếu máo, ọ ẹ khó chịu… thì gia đình nên dỗ ngay để bé được xoa dịu. Nếu để trẻ sơ sinh khóc quá lâu sẽ gây hại đến thần kinh của trẻ và trẻ sẽ có chịu chứng chậm phát triển và kém thông minh hơn bình thường.

Một số trẻ sơ sinh khóc đêm (dân gian gọi là khóc dạ đề, Tây y gọi là hội chứng Colic). Khóc dạ đề thường gặp ở trẻ từ 2 – 16 tuần tuổi, cơn khóc của trẻ thường kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn và hay xảy ra vào chiều, tối. Ngoài một số bệnh lý thực thể ở trẻ sơ sinh cần được bác sĩ nhi khoa khám và loại trừ, Colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khóc đêm. Hội chứng này xảy ra ở 1/3 số trẻ sơ sinh và tự khỏi mà không cần phải điều trị. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hội chứng Colic để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khóc đêm nhé.

Tuy nhiên, nếu đứa trẻ của mẹ khóc và kèo theo biếng ăn và tình trạng vã mồ hôi trộm thì gia đình nên đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân nhanh nhất.

Cha mẹ nên cho tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là dấu hiệu đứa trẻ của thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương và hô hấp cũng có thể là bệnh về da liễu. Nếu gia đình không chăm sóc một các đúng cách do môi trường ẩm thấp xung quanh của bé đang sống.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi ở trên đã có thể giúp cha mẹ nhiều hơn trong việc chăm con hằng ngày. Từ đó giúp con phát triển toàn diện nhất.

Cha mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại:

Chuyên gia khuyên dùng khăn ướt để chăm sóc da đúng cách cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi từ A đến Z”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0