Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn cho bé bị tiêu chảy – Đầy đủ từ A đến Z

Do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ, đôi khi bé gặp vấn đề như tiêu chảy, đi ngoài. Vấn đề này khiến các Mẹ vô cùng lo lắng vì nó dẫn đến việc trẻ bị mất dinh dưỡng và mất nước. Khi bé đi ngoài, có lẽ câu hỏi lớn nhất của các Mẹ là Thực đơn cho bé bị tiêu chảy là gì. Quả thật, việc lên thực đơn cho bé tiêu chảy rất cần sự đầu tư thời gian và tìm hiểu  của các Mẹ. Trong bài viết dưới đây, thực đơn cho bé bị tiêu chảy sẽ gợi ý món ăn để giúp các Mẹ đỡ lo lắng hơn nhé !

1. Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu để các Mẹ biết hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề. Bệnh tiêu chảy nói chung có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng đường ruột. Bệnh gây ra bởi một số ký sinh trùng, vi khuẩn thâm nhập vào đường ruột. Ngoài ra, một số bệnh về đường ruột hay chế độ ăn không hợp lý cũng dễ khiến bé bị tiêu chảy.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là đi tiêu phân lỏng nước. Bé thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn… Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy không phải là một bệnh hiếm gặp, nhưng các Mẹ không được vì thế mà chủ quan. Đặc biệt trong giai đoạn bé bị tiêu chảy, các Mẹ phải chú ý đến việc bổ sung lại chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu hụt.

Các mẹ có thể xem thêm: Hé lộ cho các Mẹ: Thực đơn cho trẻ bị táo bón

2. Lưu ý dinh dưỡng trong Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy

Lưu ý dinh dưỡng trong Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy
Lưu ý dinh dưỡng trong Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy

Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và bổ sung dưỡng chất bị thiếu hụt bằng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ.

Để phòng mất nước, các mẹ hãy cho con uống nhiều nước hơn bình thường bằng cách uống ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang,…

 Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml.
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, bên cạnh việc mất nước các bé cũng sẽ quấy khóc, khó chịu trong người và không chịu ăn. Dù như thế, các mẹ không được để trẻ bỏ bữa và luôn đảm bảo bổ sung lại đầy đủ dưỡng cho bé. 

3. Chế độ ăn cho bé bị tiêu chảy

3.1. Thực đơn cho bé bị tiêu chảy nên có gì ?

Chế độ ăn cho bé bị tiêu chảy
Chế độ ăn cho bé bị tiêu chảy
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi:

Với những bé dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ, Vì thế, các mẹ hãy bổ sung thêm chất để nguồn sữa đầy đủ chất hơn và cho bé bú thêm để tránh mất nước. Ngoài ra, các mẹ có thể cân nhắc việc cho bé uống nước cháo, nước bột gao (lọc nhuyễn hỗn hợp bột/cháo + cà rốt nghiền để lấy nước). Ngoài ra, với trẻ dùng sữa công thức mẹ cần lưu ý pha sữa loãng hơn so với bình thường. Cụ thể, lượng nước giữ nguyên nhưng giảm một nửa lượng sữa. Bên cạnh đó, khi cho ăn sữa, bạn nên cho bé uống từng ít một để việc tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn.

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi:

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các món ăn giàu dinh dưỡng. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. 

  • Nhóm thực phẩm bổ sung tinh bột: Gạo, bánh mì nướng bơ, khoai tây,… Đây là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà lại tốt cho sức khỏe khi bé bị tiêu chảy.
  • Nhóm thực phẩm bổ sung đạm: Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò …
  •  Nhóm chứa chất béo: Bữa ăn cho trẻ vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần. Vì trẻ đang bị đi ngoài, mẹ nên thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…
  • Nhóm bổ sung vitamin: Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo, ổi…Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin, glucid, chúng còn chứa nhiều pectin  săn se bề mặt niêm mạc, giảm kích ứng niêm mạc tiêu hóa.
  •  Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Tuy nhiên, các mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.

3.2. Bé bị tiêu chảy cần tránh ăn gì ?

Bé bị tiêu chảy cần tránh ăn gì ?
Bé bị tiêu chảy cần tránh ăn gì ?

Các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa. Thông thường, chất xơ giúp giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động, tránh táo bón. Nhưng khi cơ thể đang cố gắng để phục hồi từ tiêu chảy, nên hạn chế chất xơ trong khẩu phần của bé.

  •  Không uống đồ uống có ga

Không cho trẻ uống đồ uống có ga hay nước giải khát công nghiệp. Vì chúng sẽ khiến trẻ bị đầy hơi khó chịu, dễ bị no bụng nên ăn uống kém hơn.

  • Thực phẩm tái sống

Tuyệt đối không cho bé bị tiêu chảy ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Không cho trẻ uống nước lã vì chúng có thể mang mầm bệnh gây tiêu chảy kéo dài thêm.

  • Cá, tôm và các loại thủy sản bởi những thực phẩm này dễ gây dị ứng, đi ngoài khi ăn. Với những trẻ bị tiêu chảy, lúc này hệ tiêu hóa đang yếu hơn bình thường. Do đó nếu ăn các đồ ăn này bụng có thể sẽ không quen hoặc phản ứng lại, gây tiêu chảy nặng hơn. Do đó, đây là những thực phẩm cho bé bị tiêu chảy nên hạn chế.

4. Thực đơn cho bé bị tiêu chảy (cách chế biến thay đổi theo độ tuổi)

Thực đơn cho bé bị tiêu chảy (cách chế biến thay đổi theo độ tuổi)
Thực đơn cho bé bị tiêu chảy (cách chế biến thay đổi theo độ tuổi)

Bữa 6h: Sữa mẹ/Sữa công thức

Bữa 9h: (nước nghiền/hỗn hợp) bột gạo + cà rốt nghiền + 1/2 quả hồng xiêm nghiền

Bữa 12h: Sữa mẹ/Sữa công thức

Bữa 14h: (nước nghiền/hỗn hợp) bột thịt lợn + cà rốt nghiền

Bữa 16h: Sữa mẹ

Bữa 18h: (nước nghiền/hỗn hợp) bột thịt lợn + cà rốt nghiền +1/2 quả chuối nghiền

Bữa 21h: Sữa mẹ

Các mẹ có thế áp dụng thực đơn cho bé bị tiêu chảy trong vòng từ 3-4 ngày. Chế độ ăn có thể trở lại bình thường nếu vấn đề tiêu hóa của con ổn định hơn.  Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp những thắc mắc của Mẹ về thực đơn cho bé bị tiêu chảy. Cha mẹ lưu ý các thực phẩm trên đây để sử giúp cho con mình để tình trạng đi ngoài của con mau thuyên giảm và hồi phục sớm nhất có thể.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn cho bé bị tiêu chảy – Đầy đủ từ A đến Z”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0