Bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người do nhiều nguyên nhân khác nhau như rôm sảy, phát ban, sởi, chàm sữa hay viêm da cơ địa. Thực chất, những vấn đề về da này sẽ biến mất sau vài ngày nếu mẹ hiểu da con và có phương pháp xử lý khoa học. Vậy chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi? Câu trả lời cho mẹ có ngay dưới đây, cùng theo dõi mẹ nhé!
Mục lục
1. 5 nguyên nhân chính bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người
1.1. Rôm sảy
1 – Nguyên nhân: Mẹ thường xuyên quấn tã quá chặt, quần áo làm bằng vải nilon không thấm hút mồ hôi hay bé nằm nhiều, đều khiến da con bị bí bách, mồ hôi không thoát ra ngoài dẫn đến rôm sảy. Ngoài ra, sử dụng sản phẩm tắm gội, nước giặt, xả vải không phù hợp cũng là “thủ phạm” khiến con bị nổi mẩn, rôm sảy khắp người.
2 – Biểu hiện: Da bé xuất hiện nốt sần màu trắng hoặc đỏ, có thể có mụn nước li ti, mụn mủ trắng. Các vết mẩn thường tập trung ở những vị trí như vùng mặt, cổ, ngực, lưng gây ngứa ngáy, khó chịu, châm chích.
3 – Chăm sóc bé bị rôm sảy
Da của bé yêu rất mỏng manh và nhạy cảm, do đó, khi chăm sóc con bị rôm sảy, mẹ ưu tiên những phương pháp an toàn, lành tính, phù hợp với độ tuổi và tình trạng cơ thể của con. Mẹ tham khảo một số cách chăm sóc bé bị rôm sảy dưới đây nhé!
- Giữ cơ thể bé luôn khô ráo, thoáng mát: Mẹ duy trì nhiệt độ phòng ở mức 26 – 28 độ C, kết hợp mở cửa sổ để không khí lưu thông, mát mẻ.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại cho bé: Cho bé mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, chất liệu mềm mại như cotton, muslin và nhỉnh hơn size thực khoảng 0.5 size. Điều này giúp cho làn da bé thoáng khí, hạn chế cọ xát vào những khu vực bị nổi rôm sảy, mẩn đỏ.
- Tắm cho bé 1 – 2 lần/ngày: Mẹ tắm cho bé bằng nước ấm ở nhiệt độ 36 – 38 độ C, duy trì 1 – 2 lần/ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây rôm sảy. Trong khi tắm, mẹ kết hợp massage nhẹ nhàng bằng tay, tránh chà xát gây tổn thương da con.
- Sử dụng sản phẩm tắm gội thiên nhiên, an toàn: Khi bé bị nổi mẩn đỏ, rôm sảy, mẹ ưu tiên sử dụng sản phẩm tắm gội thiên nhiên có tinh chất ngừa hăm, mẩn đỏ đi kèm công dụng làm sạch sâu, dưỡng ẩm tốt, hình thành lớp màng bảo vệ, giúp vùng da bị nổi rôm sảy, mẩn đỏ nhẹ dịu ngay tức thời.
4 – Bé bị rôm sảy bao lâu thì khỏi?
Khi bé bị rôm sảy mẹ đừng quá lo lắng, bởi các nốt rôm thường xuất hiện trong thời gian ngắn từ vài giờ tới vài ngày, mẹ hoàn toàn có khả năng chăm sóc con tại nhà theo những phương pháp chăm sóc thông thường mà không cần sử dụng thuốc. Tình trạng rôm sảy sẽ cải thiện ngay sau 3 – 7 ngày, bé yêu sẽ hoạt bát, vui vẻ trở lại nhanh thôi ạ.
5 – Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Nếu sau 3 – 7 ngày mà vết rôm sảy không chuyển biến tốt, con vẫn ngứa ngáy, thậm chí chuyển biến nặng, xuất hiện các triệu chứng kéo dài như: đau nhiều, sưng, đỏ, nốt rôm vỡ và có mủ chảy ra, bé sốt hơn 38 độ C hoặc ớn lạnh, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn xử lý kịp thời.
1.2. Sốt phát ban
1 – Nguyên nhân: Sốt phát ban thường xuất hiện ở bé trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Nguyên nhân chính khiến bé bị sốt phát ban là do nhiễm virus như virus sởi, virus rubella, adenovirus. Tuy nhiên, nhà mẹ nào có nuôi thú cưng như chó, mèo hay gần nhà có nhiều cây cối, hoa lá… mẹ cần để ý hơn một chút nhé. Vì lông chó, lông mèo, côn trùng “cư trú” trong những lùm cây rậm rạp cắn bé cũng trở thành “thủ phạm” khiến con bị sốt phát ban.
2 – Biểu hiện: Bé bị sốt cao trên 38°C, trên lưng, chân, tay, đùi, cổ xuất hiện các nốt mẩn đỏ với mật độ dày. Một số vết mẩn có vòng màu trắng bao quanh, vùng da phát ban sưng đỏ khiến con yêu khó chịu, biếng ăn.
3 – Chăm sóc bé bị sốt phát ban
Bé bị sốt phát ban mẹ cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần bình tĩnh xử lý và áp dụng các phương pháp chăm sóc và vệ sinh khoa học dưới đây, tình trạng phát ban sẽ được cải thiện nhanh thôi:
- Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể con và làm mát cơ thế bé bằng nước ấm nếu con sốt trên 38 độ C.
- Tắm nước ấm khoảng 36 – 38 độ C hoặc chườm ấm không quá 10 phút/ngày để làm dịu cảm giác khó chịu khi bị sốt. Mẹ không nên sử dụng nước đá để chườm, nước lạnh để tắm và quạt thổi thẳng vào người, tránh bé bị ớn lạnh.
- Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm như cháo, súp, sữa để bé dễ tiêu hóa, cung cấp đầy dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ nên cho bé uống nước, sữa và bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, sữa tắm, tã, giấy ướt có thành phần nhẹ dịu, lành tính, không chứa các chất gây kích ứng với da con như chất bảo quản Paraben, hóa chất, chất lưu hương…
4 – Bé bị sốt phát ban bao lâu thì khỏi?
Sốt phát ban sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày nếu mẹ phát hiện sớm và làm theo các hướng dẫn chăm sóc trên nhé.
5 – Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Trong trường hợp bé sốt cao hơn 39,5°C, kéo dài hơn 7 ngày và tình trạng phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.
1.3. Viêm da cơ địa
1 – Nguyên nhân: Bé 1 tuổi bị viêm da cơ địa, dẫn đến mẩn đỏ khắp người có thể do yếu tố di truyền, do dị ứng với tác nhân bên ngoài như lông thú cưng trong nhà, bụi bẩn hoặc thời tiết. Mẹ vệ sinh da bé chưa đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm tắm gội không phù hợp cũng gây nên tình trạng viêm da cơ địa.
2 – Biểu hiện: Mẹ quan sát da bé sẽ thấy xuất hiện các đám da đỏ ranh giới không rõ hoặc các mảng bong tróc đỏ khiến bé ngứa ngáy, hay gãi, bứt rứt và khó chịu. Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở lưng, cổ tay, mặt trong đầu gối, háng, bẹn và bộ phận sinh dục.
3 – Chăm sóc bé bị viêm da cơ địa
Mẹ áp dụng các phương pháp chăm sóc như khi bé bị rôm sảy, sốt phát ban. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, Omega-3 như thịt, cá, rau lá xanh, cà rốt… để tăng cường sức đề kháng và chống viêm từ bên trong cơ thể.
4 – Bé bị viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?
Nếu mẹ biết cách chăm sóc da và cho con ăn uống theo chế độ phù hợp, viêm da sẽ biến mất sau 2 đến 4 tuần. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!
5 – Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Sau khi đã áp dụng các phương pháp chăm sóc trên rồi nhưng tình trạng viêm da cơ địa không giảm sau 1 tuần, các vùng da bị viêm xuất hiện các lớp vảy màu vàng hoặc nâu nhạt, mụn nước có mủ, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay để có cách xử lý phù hợp.
1.4. Sởi
1 – Nguyên nhân: Sởi gây ra bởi virus Paramyxo, dễ lây nhiễm và gây bệnh cho bé vào mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ không khí cao. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ “cư trú” trong mũi và cổ họng khoảng 1 – 2 tuần và sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương tới đường hô hấp và miễn dịch của con.
2 – Biểu hiện: Da bé xuất hiện các nốt đỏ, mẩn thành từng đám tròn đường kính 3-6mm tại vùng cổ, ngực, đùi, chân, cánh tay, xen kẽ với các vùng da lành. Bé có biểu hiện sốt, đau họng, chán ăn, chảy nước mắt, nước mũi kèm theo ho.
3 – Chăm sóc bé bị sởi
Cách chăm sóc bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người do bị sởi không quá phức tạp đâu ạ. Mẹ áp dụng những phương pháp vệ sinh cơ thể an toàn và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ dưới đây, tình trạng của con sẽ được cải thiện ngay thôi!
- Vệ sinh cơ thể bé 1 – 2 lần/ngày, giữ phòng ngủ thoáng mát, khô ráo, tránh cho bé chơi ở môi trường nóng bức và ẩm ướt, tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
- Mặc quần áo chất liệu mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt như vải sợi bông, vải sợi len, cotton…
- Nếu bé sốt trên 38.5 độ C, mẹ làm mát cơ thể bé bằng nước ấm 36 – 38 độ C và cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh mắt, mũi con 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương.
- Bổ sung nước, sữa, vitamin A để tăng cường sức đề kháng. Ưu tiên lựa chọn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ để con ăn được nhiều hơn.
- Sử dụng các sản phẩm tắm gội, khăn lau, tã, giấy ướt có thành phần nhẹ dịu, chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính. Mẹ tránh các sản phẩm chứa corticoid, prednisolone, methylprednisolone… Bởi đây là những chất hỗ trợ kháng viêm, giảm dị ứng gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí dẫn đến loãng xương, đục thủy tinh thể, suy nhược cơ thể, rất nguy hiểm với bé.
4 – Bé bị sởi bao lâu thì khỏi?
Triệu chứng sởi sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn sau 2 – 4 tuần nếu mẹ làm theo nguyên tắc chăm sóc và vệ sinh đúng cách cho bé. Sau khi khỏi, mẹ nhớ bôi hoặc xịt sản phẩm chăm sóc da để da con không bị sẹo và sớm mềm mại trở lại.
5 – Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Trong quá trình chăm sóc bé bị sởi, khoảng sau 2 – 4 tuần, nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp xử lý phù hợp:
- Bé bị loét miệng, biếng ăn, kèm theo tiêu chảy, nôn trớ, sốt cao kéo dài trên 4 ngày.
- Bé có các biểu hiện mất nước như: khô môi, khóc khan, khóc không ra nước mắt, thở rít, thở nhanh và giọng bị khàn.
1.5. Chàm sữa (lác sữa)
1 – Nguyên nhân
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, rất phổ biến ở bé sơ sinh. Nguyên nhân do di truyền từ gia đình hoặc cơ địa của bé dễ bị dị ứng với những thực phẩm như trứng, sữa lạ, hải sản hoặc các loại hạt… Hay do mẹ sử dụng các sản phẩm tắm gội, giặt xả, kem bôi da… kém chất lượng, chứa các chất hóa học độc hại, chất lưu hương.
2 – Biểu hiện: Da bé bị mẩn đỏ li ti từ mặt, hai bên má rồi lan xuống cổ, tay, chân… Sau một vài ngày, các nốt mẩn này sẽ phát triển thành mụn nước rồi vỡ ra, đóng vảy, gây ngứa, khô, nứt nẻ khiến bé yêu rất khó chịu.
3 – Chăm sóc bé bị chàm sữa
Mẹ chăm sóc tương tự như khi con bị sởi, lưu ý để vùng da chàm của con khô ráo, khi cho con ti không cọ xát ti mẹ vào má bé, tránh vết chàm trở nặng mẹ nhé.
4 – Bé bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?
Nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách, chàm sữa sẽ hết sau khoảng 7 – 10 ngày mà không hề cần dùng thuốc. Ngoài ra, nếu thấy vết chàm của con chưa khỏi ngay, mẹ không nên vội vàng sử dụng các loại lá dân gian không rõ nguồn gốc để tắm, bôi da, tránh trường hợp con bị nhiễm vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu độc hại gây nhiễm trùng, lở loét.
5 – Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Trong trường hợp vùng da chàm sữa có dấu hiệu sưng tấy, viêm, có mủ, mẩn đỏ nghiêm trọng, kéo dài hơn 10 ngày, mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, tránh biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm.
2. Bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người do một số nguyên nhân khác
Trên thực tế, bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng điểm qua những nguyên nhân dưới đây để biết cách xử lý mẹ nhé!
1 – Kem chống nắng gây kích ứng da: Nhiều loại kem chống nắng có chứa thành phần hóa học gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé như axit para – aminobenzoic (PABA). Mẹ hạn chế bôi kem chống nắng cho bé hoặc chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc rõ ràng như Limo Limo, Alphanova, Neutrogena Skin Kids, Baby Organic…
2 – Do chất Triclosan trong hóa mỹ phẩm: Triclosan là một thành phần được tìm thấy trong một số loại xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng, sữa tắm và mỹ phẩm, là nguyên nhân gây dị ứng, phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người. Mẹ lưu ý đọc kỹ bảng thành phần trước khi mua để không mua phải sản phẩm có Triclosan nhé.
3 – Kem dưỡng da kém chất lượng: Mẹ tránh mua những loại kem dưỡng da có chứa hương liệu hóa học, paraben, phthalates và chất gây kích ứng, tránh trường hợp làn da mỏng manh của con bị tổn thương nghiêm trọng.
4 – Khăn ướt có chứa hóa chất kích ứng: Một số sản phẩm khăn ướt dùng 1 lần chứa cồn và hóa chất tạo mùi hương, chất bảo quản gây kích ứng da, khiến con bị viêm da, phát ban hoặc rôm sảy. Mẹ chú ý tìm hiểu kỹ thông tin về thành phần, chọn khăn ướt của các thương hiệu chuyên sản xuất sản phẩm cho mẹ và bé uy tín, chất lượng, có thành phần thiên nhiên, an toàn với làn da nhạy cảm của bé.
Mách nhỏ: Khăn ướt cho bé sơ sinh Mamamy là sản phẩm đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh và giá cả hợp lý. Bạn khăn này không hề chứa chất bảo quản, hương liệu hóa học, chất tạo mùi gây hại cho da bé. Sản phẩm còn được bổ sung tinh chất đường nho thiên nhiên dưỡng ẩm vượt trội, chất kháng khuẩn cao cấp loại bỏ tối đa vi khuẩn gây mẩn đỏ, giúp da con vẫn luôn mềm mại, mịn màng, không hề bị khô rát.
5 – Bột giặt, nước xả mềm vải có chất độc hại: Các hóa chất, chất tạo mùi, hương liệu limonene, benzyl acetate trong một số chất tẩy rửa, bột giặt, nước xả vải có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người. Để ngăn chặn tình trạng con bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu mẹ nên sử dụng những sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên dịu nhẹ không chứa hóa chất độc hại, mùi hương nhân tạo.
6 – Một số tác nhân khác: Phấn hoa, bụi bẩn, lông thú hay ô nhiễm không khí trong nhà cũng là các tác nhân khiến bé bị nổi mẩn, ngứa ngáy. Vì vậy, mẹ cần giữ không gian sống, môi trường xung quanh sạch sẽ bằng cách lau dọn nhà thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của con.
3. Bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người có nguy hiểm?
Nổi mẩn đỏ là vấn đề ngoài da thường gặp ở bé trong độ tuổi từ 3 – 36 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu thường do da của bé mỏng manh, nhạy cảm, sức đề kháng kém nên dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài.
Đối với bé 1 tuổi, tình trạng nổi mẩn đỏ thông thường không kèm theo sốt hay nôn trớ… không kéo dài quá lâu và sẽ biến mất sau tối đa 3 – 4 tuần. Mẹ đừng quá lo lắng và tập trung xử lý vết mẩn cho con nhé.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng mẹ vẫn cần chú ý quan sát, theo dõi tình trạng bé thường xuyên và lưu ý đến các biểu hiện thường ngày để biết được vết mẩn có thuyên giảm không, con có khó chịu, bỏ ăn, hay chảy mủ, ốm sốt không để có hướng xử lý phù hợp.
4. Cách chăm sóc bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người nhanh khỏi
4.1. Những điều mẹ nên làm
Vì là những vấn đề về da thường gặp nên mẩn đỏ có thể tái đi tái lại bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ hãy áp dụng các cách chăm sóc bé dưới đây để hạn chế tối đa con bị nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu:
1 – Giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ hàng ngày, sau khi bé bú hoặc ăn, không để bé tự ý nghịch bẩn, đưa tay lên miệng, mắt…
2 – Nên để phòng ngủ, không gian vui chơi của con thoáng mát, duy trì nhiệt độ ở mức 26 – 28 độ C để đảm bảo con không bị nóng bức, ngột ngạt hoặc bí bách, ẩm ướt. Nếu trong phòng không có cửa sổ, mẹ nên chuẩn bị thêm máy lọc không khí để không gian khô thoáng và không khí trong lành hơn.
3 – Chọn quần áo hàng ngày có chất liệu thoáng mát, mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi (như chất liệu cotton) để hạn chế tình trạng bí khí, hăm đỏ.
4 – Với bé còn ti sữa, mẹ bổ sung cho bé từ 125ml đến 250ml sữa mỗi cữ. Đối với bé đã đã biết ăn dặm, mẹ tránh nấu đồ ăn dễ gây dị ứng (như ngao, sò, ốc…) và đồ cay nóng (như tiêu hoặc đường, mật ong hay đồ muối chua…). Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm thanh mát, các loại thức uống nhiều vitamin như: nước cam, nước bột sắn dây, nước đậu đen… giúp bé tăng cường sức đề kháng.
5 – Theo dõi tình trạng mẩn đỏ của bé liên tục, nếu mẹ thấy không thuyên giảm, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nhi.
4.2. Những điều mẹ không nên làm
Bên cạnh những điều mẹ nên làm ở trên, mẹ cũng cần tránh những điều “nho nhỏ” sau để tình trạng mẩn đỏ của con không trở nên nặng hơn:
- Tránh thoa các loại kem kém chất lượng hoặc thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nặn hay làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ vì dễ khiến vết thương nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng.
- Mẹ tránh xử lý vết mẩn đỏ bằng phương pháp dân gian, các loại lá tắm vì các phương pháp này chưa được kiểm chứng khoa học về công dụng và độ an toàn. Thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng tích tụ trong lá rất dễ làm da bé bị kích ứng, khiến tình trạng nổi mẩn đỏ ngày càng nặng hơn.
Bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ khắp người không phải bệnh lý nguy hiểm đâu ạ. Mẹ chỉ cần để ý, theo dõi cơ thể con thường xuyên, phát hiện kịp thời và bình tĩnh xử lý, mẩn đỏ sẽ lặn nhanh và da con sẽ trắng mịn trở lại. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hay cần hỗ trợ, hãy để lại bình luận bên dưới mẹ nhé!