Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 4 tháng lười bú sữa – mẹ phải làm sao để khắc phục?

Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh. Bé được uống đủ sữa trong những tháng đầu sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Con cũng được phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Thế nhưng lại có những bé lười bú sữa mẹ. Điều này khiến cho nhiều mẹ lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Vậy mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú? Hãy cùng Góc của mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé!

Tham khảo: [Giải đáp] Bé lười bú phải làm sao? Và đâu là “thủ phạm”?

1. Nguyên nhân bé 4 tháng lười bú

Bé 4 tháng cần được ăn sữa 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 200ml sữa
Bé 4 tháng cần được ăn sữa 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 200ml sữa

Bé 4 tháng cần được ăn sữa 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 200ml sữa. Nếu một ngày bé bú ít hơn 1000ml sữa thì bé đang gặp phải tình trạng lười bú. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 4 tháng lười bú. Có thể kể ra những nguyên nhân sau:

  • Bé ham vận động nhiều: bé ham chơi thương mất tập trung khi bú mẹ. Từ đó làm lượng sữa nạp vào ít hơn.
  • Bé mọc răng sữa sớm: lợi bé sưng, đau nhức, khó chịu làm con biếng ăn.
  • Bầu ngực của mẹ có mùi lạ như dùng nước hoa, thoa kem, dòng sữa mạnh yếu thất thường cũng khiến con bỏ bú.
  • Con mắc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy làm khó chịu.
  • Con gặp phải các vấn đề về miệng: nấm lưỡi, tưa luỡi… Bệnh này có thể khiến con mất vị giác hoặc bị đau khi bú.
  • Bé bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi.
  • Cho bé bú theo cữ lộn xộn, không cố định giờ cụ thể. Các cữ bú quá gần nhau cũng khiến con mau chán và lười bú.
  • Mẹ cho bé bú tư thế sai, khiến con không ăn được nhiều sữa.
  • Do ảnh hưởng của vắc xin hoặc thuốc cũng làm con bỏ bú.
  • Sữa mẹ có mùi lạ do chế độ ăn uống hoặc thuốc kháng sinh. Trẻ rất nhạy cảm với mùi vị sữa mẹ.
  • Mẹ cho con ăn dặm quá sớm.

2. Biểu hiện của bé 4 tháng lười bú

Trẻ 4 tháng thường bú 1000ml sữa/ngày
Trẻ 4 tháng thường bú 1000ml sữa/ngày

Để biết được bé 4 tháng lười bú hay không, mẹ cần theo dõi sát sao việc sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của bé. Đầu tiên mẹ cần chú ý tới lượng sữa bé ăn hàng ngày. Trẻ 4 tháng thường bú 1000ml sữa/ngày. Tiếp theo, mẹ cần theo dõi cân nặng của con. Nếu như bé không tăng cân hoặc không đặt mức cân nặng tối thiểu, mẹ cần để ý ngay để tìm hiểu nguyên nhân. Không được xử lý kịp thời sẽ đễ khiến con bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Sau đây là một số dấu hiệu của bé lười bú, biếng ăn:

  • Con bú ít hơn bình thường.
  • Ngậm ti mẹ nhưng không bú.
  • Bé tự nhiên chán ăn sau một thời gian bú.
  • Quấy nhiễu, không tập trung trong giờ ăn.
  • Không tăng cân hoặc chậm tăng cân trong vài tháng.

3. Cách khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú

Mẹ nào cũng đều rất lo lắng khi bé 4 tháng lười bú
Mẹ nào cũng đều rất lo lắng khi bé 4 tháng lười bú

Mẹ nào cũng đều rất lo lắng khi bé 4 tháng lười bú, sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của con về lâu dài. Khi đã tìm được nguyên nhân vì sao con lười bú, mẹ có thể biết cách khắc phục. Cần xử lý sớm tình trạng này nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

3.1. Sử dụng phương pháp da kề da

Đây là cách khắc phục dễ dàng nhất nhưng lại không kém phần hiệu quả với bé 4 tháng lười bú. Mẹ có thể đặt con lên ngực và ôm ấp con thường xuyên. Việc này sẽ giúp kết nối sợi dây tình cảm giữa 2 mẹ con. Từ đó làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra và khiến con thèm bú hơn.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Mẹ cần hạn chế thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khiến mùi vị sữa thay đổi đột ngột
Mẹ cần hạn chế thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khiến mùi vị sữa thay đổi đột ngột

Mùi vị sữa phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Mẹ nên ăn những loại thức ăn làm tăng chất lượng sữa để con siêng bú hơn. Đó là những thực phẩm: sữa, gạo lứt, rau má, rau ngot, mè đen, đậu đỏ… Mẹ cần hạn chế thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khiến mùi vị sữa thay đổi đột ngột. Khi bé 4 tháng lười bú, mẹ nên để ý trong chế độ ăn của mình có món nào lạ khiến mùi vị sữa thay đổi hay không.

3.3. Vệ sinh miệng cho bé

Vệ sinh miệng cho bé
Vệ sinh miệng cho bé

Nếu con gặp các vấn đề về miệng và lưỡi, mẹ cần khắc phục ngay. Cần sử dụng các loiạ thuốc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ tình trạng này. Ngoài ra, mẹ cần làm sạch miệng của con hàng ngày để tránh bị nhiễm khuẩn qua đường miệng. Như vậy sẽ giúp con không biếng ăn, bỏ bú.

3.4. Để con tập trung bú

Mất tập trung cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé 4 tháng lười bú, mẹ nên cho con bú ở những nơi yên tĩnh, tránh nơi ồn ào. Bé còn nhỏ nên ham vui, dễ bị xao lãng vào việc khác.

3.5. Thay đổi tư thế

Mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra của mình. Khi mẹ có nhiều sữa, cần hạn chế cho con bú nằm mà nên ngồi cho con bú. Tránh sữa chảy ra ào ạt làm gây ngộp thở, sặc sữa.

Bé 4 tháng lười bú là một trong những tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Hy vọng qua bài viết này, mẹ có thể tìm thấy cách khắc phục và xử lý sớm nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Tìm hiểu:

[Giải đáp] Bé 3 tháng bú ít: Mẹ hiện đại nên xử lý như thế nào?

Thực đơn cho bé lười ăn giúp con ăn ngon, mau lớn

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 4 tháng lười bú sữa – mẹ phải làm sao để khắc phục?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0