Lẩu gà là món ăn quen thuộc của người Việt. Nguyên liệu để chế biến cũng như cách nấu lẩu gà rất đơn giản và dễ làm. Hãy cùng Mamamy xem cách làm nẩu gà qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Dinh dưỡng của lẩu gà?
Trước khi tìm hiểu cách nấu lẩu gà, cùng xem thịt gà trong lẩu có những tác dụng gì đối với sức khỏe. Thịt gà là thịt gia cầm rất phổi biến trong cuộc sống hàng ngày. Thịt có nhiều thịt nạc, không có nhiều mỡ, và chứa một lượng protein cao.
Ăn nhiều thịt gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số tác dụng chính của thịt gà là: bảo vệ tim mạch, giàu photpho, nhiều khoáng chất selenium.
2. Nấu lẩu gà thì ăn kèm rau gì?
Bí quyết để có cách nấu lẩu gà ngon chính là rau ăn kèm trong nẩu. Các loại rau làm tăng độ ngon và hấp dẫn của món nẩu. Với lẩu gà các rau ăn kèm thông dụng gồm: rau ngải cứu, rau muống, râu cần, bắp chuối thái nhỏ…
Rau ngải cứu:
Vừa là cây rau, vừa là cây thuốc của người Việt. Ngải cứu có tác dụng dưỡng ra, trị mụn, hay các bệnh ho khan, cảm lạnh…
Rau cần:
Rau cần có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt cho cơ thể. Trong rau chứa nhiều chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa.
Rau cải cúc:
Là loại rau quen thuộc của người dân miền Bắc, rau trồng rất dễ và lớn nhanh. Rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của người ăn.
3. Nguyên liệu nấu lẩu gà nấm thơm ngon
- Thịt gà khoảng 1,5 kg (có thể thay đổi tùy theo lượng người ăn)
- Xương heo: khoảng 500gr
- Các loại rau ăn cùng lẩu: rau ngải cứu, rau muống, rau cải cúc, rau cần…
- Nấm đông cô, nấm kim châm, nấm hương: mỗi loại khoảng 50 gr
- Các loại khoai: khoai môn khoảng 1 củ, khoai lang khoảng 2 củ
- Các loại gia vị: nước mắm, hạt tiêu, sa tế.
- Một số nguyên liệu chế biến: cà chua, gừng, chanh, tỏi, sả, ớt, ngô
- Món kèm: đậu, trứng vịt lộn (tùy theo số lượng người ăn), bún (hoặc mì tôm, bánh đa cua)
4. Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu gà
-
Thịt gà
Gà mua về sát muối để rửa sạch sau đó chặt thành các khúc vừa ăn chỉ khoảng 3 – 4 cm để ăn. Các phần thịt thì bày ra đĩa, các phần còn lại như cổ, đầu, chân bớt lại để dùng ninh nước dùng.
-
Các loại gia vị
- Các loại nấm bỏ khỏi túi, rửa sạch. Nâm kim châm thì cách gốc, nấm hương, nấm đông cô thái nhỏ vừa miếng khi ăn.
- Rau nhặt sạch gốc, để độ dài vừa phải. Rửa sạch bằng nước rồi để ráo nước, bày ra đĩa.
- Khoai môn, khoai lang gọt sạch vỏ, thái nhỏ vừa ăn.
- Cà chua rửa sạch, thái nhỏ. Gừng, chanh, tỏi, ngô cắt thành những miếng nhỏ.
- Trứng vịt lộn trần qua rồi vớt ra bát.
-
Cách nấu nước dùng trong nẩu gà
- Cho hành, sả giã dập nát ra sau đó cho lên chảo mỡ phi thơm, sau đó cho các phần còn lại của gà là cổ cánh, chân vào xào đi khoảng 3 phút.
- Xương heo rửa sạch, trần qua sau đó cho vào nồi nước ninh.
- Cho phần còn lại của thị gà vừa xào vào trong nước ninh của xương heo. Cho thêm các gia vị như gừng, ngô, ớt, tỏi vào trong.
- Đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút để nước có vị ngọt và thơm ngon của xương ninh.
- Nếu có bọt trong nước dùng thì cần hớt đổ đi thường xuyên để không ảnh hưởng đế nước lẩu.
5. Cách nấu lẩu gà ngon
Bí quyết trong cách làm nẩu gà ngon chính là nồi nước dùng ngon. Vì thế khi chế biến nước dùng nên đầy đủ gia giảm và nguyên liệu. Ninh nước dùng trong khoảng 1 tiếng rồi chắt một phần nước vào nồi lẩu.
Bật bếp điện rồi cho 1 phần các nguyên liệu gồm gà, trứng vịt lộn và ngô, khoai vào nồi. Trong lúc thưởng thức lẩu thì vừa cho thêm rau, các loại nấm và đậu vào đun cùng. Nếu muốn ăn cay nên cho thêm một ít sa tế vào lẩu, hoặc cho sa tế, ớt, muối vào gia vị chấm để tăng độ hấp dẫn cho món lẩu gà.
6. Cách chọn đồ nguyên liệu tươi ngon để nấu lẩu
Cách nấu lẩu gà có ngon hay không phụ thuộc đầu tiên vào việc chọn lựa nguyên liệu làm nẩu. Nếu mua được nguyên liệu tươi ngon thì nước lẩu sẽ ngọt. Khi thưởng thức lẩu sẽ thấy hương vị của thịt và các loại đồ ăn kèm thơm ngon, dễ ăn.
Dưới đây là một số cách chọn các loại nguyên liệu tươi ngon trong nấu lẩu gà:
6.1. Chọn gà ngon
Gà ngon có thân hình gọn, nhỏ, thịt săn chắc và phần ức gà nhỏ. Nếu chọn mua gà ta thì da của một số vùng như ức, phần lưng và cánh sẽ có màu vàng. Các vùng da khác trên thân gà sẽ không có các biểu hiện thâm tím, đốm đen. Còn nếu mua gà dai thì thịt phải chắc, tươi, không có mùi lạ như mùi kháng sinh, mùi hôi…
6.2. Chọn nấm tươi
Trong cách nấu lẩu gà nấm thì nấm là nguyên liệu chính thứ hai. Để chọn được nấm ngon cần lưu ý một số tiêu chí: nấm phải tươi, không dập nát, không có mùi khó chịu hoặc mùi hôi. Không có chất nhớt khi cầm nấm. Tìm mua nấm ở những nơi bán uy tín, chất lượng. Bao bì có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng của sản phẩm.
7. Thực phẩm hạn chế trong cách nấu lẩu gà
Trong khi nấu lẩu gà cần chú ý một số thực phẩm chế sau để các nguyên liệu không xảy ra tình trạng kỵ nhau và xung đột khi ăn.
- Hạn chế dùng nước chấm có hành, tỏi khi ăn gà. Do 2 gia vị trên có tính nhiệt, tính hàn trong khi gà có tính ấm. Vì vậy, ăn chung dễ khiến tổn thương khi huyết.
- Điều chú ý thường được nhắc tới trong cách nấu lẩu gà là không ăn cùng cá chép. Ca chép tính hàn ăn cùng thịt gà tính ấm khiến cơ thể dễ bị mụn nhọt.
- Tôm là hải sản, có tính ôn. Khi ăn với thịt gà có thể gây dị ứng, ngứa.
- Rau răm là rau được khuyên không nên ăn cùng trong cách nấu làm nẩu gà. Do rau răm tính nóng ăn cùng gà dễ khiến khó tiêu, nóng trong.
8. Lưu ý trong cách nấu lẩu gà
- Ăn lẩu nên thức ăn sẽ nóng, dễ gây bỏng. Vì vậy nên gắp đồ ăn ra bát trước rồi mới nên thưởng thức đồ ăn tránh bị phỏng và không tốt cho dạ dày.
- Nên nhúng chín thức ăn khi ăn nẩu. Thịt gà cần chần kỹ và đủ thời gian để không sống. Các loại nguyên liệu ăn cùng như ngô, khoai… nên cho vào sớm từ lúc đun lẩu.
- Lẩu có rất nhiều chất béo, protein nên nếu ăn thường xuyên không tốt cho cơ thể vì gây rối loạn dinh dưỡng.
- Để đảm bảo cách nấu lẩu và ăn đúng thì cần lưu ý nên thay nước lẩu, không đun quá lâu để lượng nitric không tăng cao.
9. Kết luận
Cách nấu lẩu gà nấm đơn giản, dễ làm nên là lựa chọn của nhiều gia đình. Không chỉ có dinh dưỡng cao mà lẩu gà cũng thơm ngon, dễ ăn. Nên chọn nguyên liệu tươi ngon, chất lượng để đảm bảo an toàn khi thưởng thức món ăn.
Tài liệu tham khảo: Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà