Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không chỉ giúp bé hình thành những thói quen tốt mà còn khiến nhiều mẹ bỉm sữa phải “đỡ chán” vì những pha hành động không ngờ đến của con. Vậy những tình huống đó là gì? Hãy cùng Mamamy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Đây là phương pháp ăn dặm khuyến khích bé tự chủ động ăn theo ý thích. Con sẽ là người quyết định ăn gì, lượng ăn bao nhiêu, ăn gì trước sau. Ba mẹ chỉ là người hỗ trợ và cung cấp thức ăn cho con. 

Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Bé ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm tự chỉ huy là khi bé ngồi vững. Đầu giữ thẳng, hứng thú với thức ăn, không còn tình trạng “xa lánh” đẩy đồ ăn ra ngoài. Bên cạnh đó, trẻ thường tranh giành lấy đồ ăn mà ba mẹ đang ăn, hay bé nhanh đói và liên tục đòi ăn,…

Tuy nhiên, độ tuổi thích hợp nhất được khuyến cáo cho bé ăn dặm là từ tháng thứ 6 trở đi. Đồ ăn lúc này cần cung cấp ở dạng mềm miếng dày cỡ ngón tay giúp bé dễ cầm nắm, đồng thời hạn chế nguy cơ hóc.

2. Ưu điểm vượt trội của ăn dặm tự chỉ huy

Việc phải tự tay cầm nắm đưa thức ăn lên miệng giúp bé rèn luyện được khả năng phối hợp giữa tay mắt khéo léo. Thêm nữa, phương pháp này giúp con có cơ hội khám phá hương vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này giảm tình trạng kén ăn, giúp đa dạng sở thích ăn uống của con. 

Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Tại sao mẹ nên cho bé ăn theo phương pháp tự chỉ huy

Điểm nổi bật của ăn dặm tự chỉ huy là con tự học cách hấp thu lượng thức ăn phù hợp vào cơ thể. Biểu hiện rõ nhất là con sẽ dừng lại nếu đã cảm thấy no. Vì vậy sẽ giúp con hứng thú khi ăn, đồng thời hạn chế béo phì thừa cân. Hơn hết phương pháp này còn giúp phòng ngừa bị kích ứng thực phẩm. Đồng thời giúp mẹ tiết kiệm thời gian xay, nhuyễn rây thức ăn so với các phương pháp truyền thống.

3. Những tình huống khó đỡ khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Bên cạnh những lợi điểm khi cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy thì cũng không tránh khỏi những khoảnh khắc dở khóc dở cười. Dưới đây là một vài tình huống khó đỡ các mẹ bỉm thường xuyên gặp phải trong thời gian đầu áp dụng.  

3.1. Bé không ăn mà bóp nát đồ ăn

Bản chất của phương pháp ăn dặm này là bé sẽ chủ động ăn theo sở thích. Con sẽ tự do cầm nắm vì vậy càng tạo cơ hội cho con nghịch ngợm thức ăn. Điều này được thể hiện rất rõ khi con chỉ mút mát, nếm thử một chút thức ăn. Còn lại là bỏ không và ngồi nghịch là chủ yếu. 

Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Bé bóp nát đồ ăn

Đôi khi không chỉ dừng lại ở việc bóp nát thức ăn ném linh tinh mà kinh khủng hơn là bé tự bôi đồ ăn lên người. Điều này khiến mẹ bỉm mất thời gian vất vả dọn dẹp “bãi chiến trường”.

3.2. Bé đang ăn ngon lành mà có thể ngủ luôn tại chỗ 

Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Bé ngủ gà ngủ gật khi ăn

Một trong những tình huống éo le mà khiến mẹ phải bật cười là con vừa ăn dặm vừa ngủ. Tình huống này thật đúng với câu “căng da bụng trùng da mắt”. Tay vẫn cầm thức ăn, miệng nhai nhóp nhép nhưng ánh mắt thì lim dim chuẩn bị sẵn sàng tư thế chìm vào giấc ngủ. Nhiều mẹ không thể lý giải tại sao con đang thưởng thức bữa ăn mà dễ dàng lăn ra ngủ như thế?

3.3. Bé ăn nhanh mà không kịp mang thức ăn ra.

Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Bé háu ăn, ăn nhanh thun thút

Khác xa với những bé đầu tiên không ăn uống gì chỉ nghịch ngợm chơi đùa với đồ ăn là chính. Trong trường hợp này, các bé trộm vía rất ngoan, ăn rất ngon miệng mà lại cực kỳ nhanh. Mẹ chỉ hơi xao nhãng đi một chút là con đã chiến bay đĩa thức ăn khiến mẹ rất ngạc nhiên. Đây cũng hẳn là ước ao của nhiều mẹ bỉm sữa khi chăm sóc nuôi dưỡng con trưởng thành. 

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp được nhiều bà mẹ bỉm sữa hiện đại lựa chọn. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì cũng khó tránh khỏi những khó khăn. Thế nhưng gian nan chưa bao giờ nản cộng thêm việc nhìn con cười tươi vui vẻ ăn uống thì mọi khó khăn cũng xứng đáng. Chúc các mẹ luôn vững tin cố gắng đạt thành công trong phương pháp này nhé!

Xem thêm: Ăn dặm là gì? 7 Lầm tưởng nghiêm trọng của mẹ về ăn dặm

 

Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng cường sức mạnh cho “bộ nhá” của con. Vậy em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách. Cùng Mamamy theo dõi bài viết để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

1. Thời điểm vàng cho em bé tập ăn cơm

Một bước tiến lớn trong chế độ dinh dưỡng của con là bé tập ăn cơm. Giai đoạn này chứng tỏ trẻ đang phát triển và dần dần lớn khôn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bắt đầu rục rịch chuẩn bị cơm vào khẩu phần ăn cho bé từ sớm. Không chỉ làm tổn thương đến khả năng nghiền nát thức ăn mà con khiến hệ tiêu hóa suy yếu. 

Nhưng nếu mẹ cho em bé tập ăn cơm quá muộn cũng khiến con khó khăn trong quá trình nhai. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, mẹ bỉm sẽ tốn nhiều thời gian và vất vả hơn.

em bé tập ăn
Thời điểm vàng cho em bé tập ăn cơm hiệu quả

Thế nên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tập cho bé ăn cơm tốt nhất là từ sau 19 tháng tuổi trở đi. Mẹ bắt đầu tập làm quen cho bé ăn cơm nhão tán nhuyễn rồi tăng dần độ khô theo thời gian. 24 tháng tuổi trẻ sở hữu khoảng 20 răng sữa thì ăn cơm mềm. Sau 30 tháng, mẹ bỉm có thể cho bé ăn cơm hạt bình thường như người lớn. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn cơm mềm dễ giúp trẻ dễ nhai nuốt.

Việc lựa chọn đúng thời điểm cho tập cho bé ăn cơm sẽ giúp con thích thú hơn trong mỗi bữa ăn. Đồng thời rèn cho con thói quen ăn uống khoa học.

2. Tập cho bé ăn cơm như nào là đúng cách?

2.1. Chế độ ăn cho em bé tập cơm 

Để phát triển thói quen ăn cơm một cách hiệu quả, bé thường trải qua các giai đoạn sau:

– Bắt đầu uống sữa mẹ hoàn toàn 

– Ăn dặm: 

  • Giai đoạn đầu bé vừa bú sữa mẹ vừa kết hợp với ăn cháo bột 
  • Sau đó, chuyển sang ăn cháo xay nhuyễn dần dần tăng độ thô lên cháo đặc, cháo đặc nguyên hạt. 
em bé tập ăn
Chế biến đa dạng các món ăn giúp bé thích thú

– Ăn cơm: Để bảo vệ hiệu tiêu hóa cũng như cơ hàm của con mẹ bắt đầu cho bé tiếp xúc với cơm nát. Sau khi quen dần thì chuyển sang ăn cơm bình thường.

2.2. Các bước tập cho em bé ăn cơm chi tiết 

em bé tập ăn
Các bước tập cho bé ăn cơm đúng cách

Dưới đây là 3 bước mà Mamamy chia sẻ đến mẹ cách cho em bé tập ăn cơm: 

– Bước 1: Chuẩn bị cơm mềm

Mẹ có thể chuẩn bị một bát nhỏ bỏ gạo và nước vào chung cùng nồi nấu cơm của gia đình. Chú ý, nước trong bát phải nhiều hơn để cơm nát, nhão, giúp bé ăn dễ dàng hơn.

em bé tập ăn
Hướng dẫn cách nấu cơm mềm cho bé mới tập ăn

– Bước 2: Cho bé ăn

Khi bắt đầu tập cho bé ăn cơm, mẹ chỉ ăn cho bé ăn từ 3-4 thìa cơm mềm. Sau đó tăng dần từng chút một. Tuyệt đối không nên ép bé ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng “bài xích” sợ sệt khi ăn sau này. Trong quá trình ăn, mẹ nên hướng dẫn bé cách nhai và nuốt.

Lưu ý, bé có thể ăn 1 bữa cơm một ngày, các bữa khác có thể tiếp tục ăn cháo. 

em bé tập ăn
Cho bé ăn từng chút một hạn chế nghẹn

– Bước 3: Lựa chọn thức ăn kèm phù hợp

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần lựa chọn rau, thịt, cá, tôm,… phù hợp. Điều này không chỉ giúp bé hạn chế dị ứng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh. 

Bên cạnh đó, mẹ cần chế biến kỹ thức ăn “ăn chín uống sôi” và xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn. 

Đặc biệt, điều quan trọng để quá trình em bé tập ăn cơm diễn ra thành công là mẹ cần kiên nhẫn, không quá vội vàng. Đồng thời cần tạo niềm vui hứng thú cho bé khi ăn. 

Trong trường hợp, nếu bé ngậm thức ăn không chịu nuốt thì mẹ không nên ép. Mà hãy khuyến khích bé tự ăn và chỉ giữ khoảng thời gian ăn dưới 30 phút.

3. Những điều cần note khi cho em bé tập ăn cơm

em bé tập ăn
Tạo không khí thoải mái trong mỗi bữa tập ăn của con

– Thời gian ăn: Trước bữa ăn khoảng 1,5 – 2 giờ, tránh cho bé ăn đồ ngọt như bánh kẹo, sữa… Vì chúng sẽ khiến bé có cảm thấy no giả và không muốn ăn cơm sau đó.

– Chế độ dinh dưỡng: Một khẩu phần ăn của trẻ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Bao gồm tinh bột (cơm), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm…), vitamin (rau xanh, củ) và chất béo.

– Khâu chuẩn bị đồ ăn: Mẹ nên cắt nhỏ các thực phẩm chứa đạm. Đồng thời, tạo những hình thù dễ thương từ rau củ để bé thích thú. Ngoài ra, cần chọn cách chế biến thức ăn phù hợp với khả năng nhai của bé.

– Đổi món thường xuyên: Việc đa dạng món ăn giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều thực phẩm mới. Hãy thường xuyên bổ sung hoa quả, sữa vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng.

– Không gây áp lực cho con: Mẹ cần tạo không khí vui vẻ khi bé ăn. Không áp đặt ép buộc bé mà hãy để con tự lựa chọn những món bé thích. 

– Rèn thói quen ăn cùng gia đình: Điều này giúp nhìn và tự học cách ăn cơm. 

Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề em bé tập ăn cơm. Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp mẹ bỉm biết chọn thời gian cho bé ăn cơm tốt nhất. Chúc các mẹ bỉm thành công trên quá trình nuôi dưỡng con trưởng thành. 

Xem thêm: Bé ăn bột bao lâu chuyển sang ăn cháo? 6+ lời khuyên từ chuyên gia

Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm loay hoay không biết lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé nào phù hợp. Trong bài viết này, Mamamy chia sẻ đến các mẹ 4 phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều mẹ bỉm áp dụng cho con.

1. Cách nhận biết dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

ăn dặm cho bé
Dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là từ tháng từ 6 trở đi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan sát những phản ứng, biểu hiện dưới đây để biết khi nào bé thực sự sẵn sàng ăn dặm:

– Bé có dấu hiệu đói mặc dù đã được bú đủ 8 đến 10 lần hoặc tiêu thụ khoảng 1000ml sữa công thức mỗi ngày.

– Bé thể hiện sự háo hức, đòi ăn khi thấy người lớn ăn hoặc cho ăn.

– Bé biết đưa môi dưới ra để nhận thức ăn từ thìa

– Lưỡi bé không còn phản xạ đẩy vật lạ ngoài trừ núm giả.

– Cân nặng của bé tăng nhanh hơn so với lúc mới sinh.

– Trẻ biết quay đầu đi nơi khác khi không thích ăn một món nào đó.

2. Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé hợp lý

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm cho bé, ngoài việc bú sữa mẹ, con cần được bổ sung thêm các loại thực phẩm khác nhau. Đây là giai đoạn quan trọng, vì vậy mẹ cần đưa ra chế độ ăn uống hợp lý khoa học. 

Để bé có thể tiếp nhận dần dần thói quen mới, mẹ cần thay đổi chậm rãi. Từ việc chuẩn bị thức ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Tiếp đó, điều chỉnh lượng thức ăn và số bữa ăn phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của từng bé. 

Ăn dặm cho bé
Cách cho bé ăn dặm phù hợp hiệu quả

Việc chế biến đồ ăn dặm cũng cần đảm bảo mềm, dễ nhai và nuốt. Hạn chế thêm các loại bột ngọt vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe trẻ. Ngoài ra, trong các khâu chuẩn bị chế biến thực phẩm, mẹ nên chắc chắn rằng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời rửa tay trước khi chế biến để đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

Đặc biệt, thức ăn bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính sau:

– Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng gà, sữa,…

– Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô,…

– Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng,…

– Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả, trái cây,…

3. Những phương pháp ăn dặm cho bé thường gặp

Hiện nay có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé để mẹ bỉm có thể áp dụng. Trong đó, có 4 phương pháp phổ biến được liệt kê dưới đây: 

3.1. Ăn dặm cho bé kiểu truyền thống 

Đây là phương pháp không quá xa lạ đối với nhiều bà mẹ ở Việt Nam. Để bé quen với phương pháp ăn dặm, mẹ nên bắt đầu bằng việc xay mịn thức ăn như thịt, rau, cá thành bột. Sau đó nấu chúng thành một hỗn hợp lỏng, đặc dần cho bé thưởng thức theo thời gian. Khi bước vào giai đoạn mọc răng, mẹ có thể chuyển sang nghiền hoặc cắt nhỏ thức ăn dặm cho bé

4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Thực đơn ăn dặm truyền thống

Ưu điểm:

– Phương pháp này cho phép bé ăn một lượng lớn từ những ngày đầu.

– Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ thích nghi và an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.

Nhược điểm:

– Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của bé sau này.

– Việc xay nhiều loại thức ăn cùng nhau có thể làm cho việc phát hiện dị ứng thức ăn của bé trở nên khó khăn.

– Bé có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa từng loại nguyên liệu khi ăn.

3.2. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Phương pháp ăn dặm cho bé này xuất phát từ phương Tây và đã du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Khá với xay nhuyễn thức ăn theo phương pháp truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy ưu tiên thức ăn khô thô. Ngoài ra, rèn cho bé thói quen tự ăn tự quyết định thứ tự ăn theo sở thích. 

4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Ăn dặm tự chỉ huy rèn thói quen tự lập

Ưu điểm:

– Khuyến khích trẻ tự ăn sớm hơn.

– Phát triển kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.

– Bé được tự do khám phá các mùi vị.

– Dễ dàng tham gia bữa ăn cùng gia đình.

Nhược điểm:

– Khó kiểm soát lượng thức ăn bé đã ăn.

– Nguy cơ hóc cao khi bé đã tập ăn đồ cứng.

– Mẹ phải tốn thời gian dọn dẹp sau khi bé ăn xong.

3.3. Ăn dặm cho bé kiểu Nhật

Thay vì xay nhuyễn thành bột, phương pháp này lại pha cháo qua rây với thực phẩm theo tỷ lệ 10:1. Rau củ và thịt cũng được chế biến riêng biệt với độ thô phù hợp với bé.

4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Ưu điểm:

– Giúp trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau, phát triển khả năng nhận biết mùi vị.

– Hỗ trợ tốt cho sức khỏe thận của bé.

– Tạo cảm giác thoải mái khi ăn và giúp bé hình thành thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung.

Nhược điểm:

– Đòi hỏi thời gian để dạy bé ngồi và cầm thìa.

– Chuẩn bị các loại thức ăn riêng biệt cũng tốn thời gian.

3.4. Phương pháp ăn dặm cho bé 3 trong 1

Phương pháp này là sự kết hợp của 3 phương pháp ăn dặm cho bé phía trên: ăn dặm truyền thống, tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Điều này tạo ra trải nghiệm ăn uống vui vẻ, nhẹ nhàng mà lại mang hiệu quả cao. 

Việc phối kết hợp giữa các phương pháp với nhau giúp mẹ điều chỉnh linh hoạt chế độ ăn dựa theo thể trạng phù hợp của con. Để cải thiện khả năng nhai và chức năng cơ miệng của con, mẹ cần chú ý đến độ thô của thức ăn. 

ăn dặm cho bé
Phương pháp ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng

Đây được coi là bước tiến mới giúp bé tiếp xúc và trải nghiệm đa sắc màu của hương vị dễ dàng. Với những ưu điểm nổi bật dưới đây: 

– Linh hoạt thay đổi theo khả năng ăn của bé.

– Phát triển các kỹ năng ăn uống cần thiết.

– Tiết kiệm thời gian trong việc chế biến thực phẩm cho con.

Trên đây là 4 phương pháp ăn dặm cho bé mẹ có thể áp dụng cho con. Tuy nhiên, theo từng thể trạng và khẩu vị mỗi bé, mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngoài ra, có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp với nhau giúp bé thoải mái vui vẻ thưởng thức bữa ăn. Chúc các mẹ thành công. 

Xem thêm: Các loại thịt, cá tốt cho bé ăn dặm 7 tháng. Đọc ngay mẹ ơi

5 Điều quan trọng mẹ bỉm cần làm trước khi cho bé ăn dặm

Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho trẻ mà mẹ cần bổ sung trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé 

Chế độ dinh dưỡng từ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé ăn dặm. Không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ cho quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ. Đặc biệt đây là nguồn cung cấp dưỡng chất an toàn, chế biến dễ dàng, giá cả hợp lý. 

Bé ăn dặm
Chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Một chế độ ăn khoa học lành mạnh đa dạng thực phẩm ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Protein từ thịt, cá và đậu giúp xây dựng cơ xương, tăng cường sức khỏe. Vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng khỏe mạnh. 

Tuy nhiên khi bổ sung một thực phẩm mới hoàn toàn mẹ cần theo dõi sau khi ăn để xem bé có bị dị ứng hay không.

2. Thực phẩm bổ sung cho bé ăn dặm tốt nhất 

2.1. Bơ 

Top 7 thực phẩm cho bé ăn dặm được chuyên gia khuyên dùng
Thực phẩm cho bé ăn dặm

Bơ thường là sự lựa chọn hàng đầu của mẹ bỉm khi bé ăn dặm. Bởi loại quả này chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Dưỡng chất này giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ. Đặc biệt, trong bơ chứa thành phần chất béo tương tự như sữa mẹ, hình thành nên nguồn dưỡng chất quý giá. 

Mẹ có thể nghiền nhuyễn bơ hoặc làm bánh guacamole cho bé thưởng thức. 

2.2. Chuối 

Đây là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất kali. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều Vitamin B6, Vitamin C, Canxi, Sắt giúp hình thành hỗn hợp dinh dưỡng phong phú tốt cho sức khỏe. 

Chuối có thể kết hợp với xoài tạo ra một món ăn hấp dẫn. Ngoài ra, mẹ có thể xay nhuyễn chuối, đào sữa chua thành món sinh tố bổ dưỡng. 

2.3. Bông cải xanh

Top 7 thực phẩm cho bé ăn dặm được chuyên gia khuyên dùng
Bông cải xanh chứa hàm lượng chất xơ cao

Rau họ cải là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, axit folic và canxi. Theo nhiều nghiên cứu, nó còn có khả năng ngăn ngừa ung thư. Với hương vị đậm đà của bông cải xanh sẽ kích thích vị giác giúp con hứng thú với loại rau xanh này.

Mẹ có thể cắt các bông cải xanh thành các miếng vừa ăn. Sau đó đem đi hấp, một món ăn ngon mà dễ làm cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm

2.4. Thịt 

Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu là do thiếu sắt. Trong khi đó, sắt là có nhiều ở trọng thịt. Vì vậy, đây là nguồn bổ sung dưỡng chất không thể thiếu khi bé ăn dặm. Đặc biệt, thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu là những nguồn chứa sắt dồi dào. Trẻ nhỏ hấp thụ sắt từ thịt tốt dễ dàng hơn so với từ ngũ cốc bổ sung sắt.

Đối với những bé bắt đầu tập ăn dặm chưa làm quen với đồ ăn đặc, mẹ có thể xay nhuyễn thịt gà. Khi lớn hơn, có thể thay đổi hương vị thành món cà ri gà kết hợp với đậu xanh, bí xanh. Điều này giúp bé khám phá những hương vị mới lạ. 

2.5. Khoai lang 

Top 7 thực phẩm cho bé ăn dặm được chuyên gia khuyên dùng
Ý tưởng đa dạng cho bé ăn dặm

Đa số trẻ sẽ thích sự ngọt dịu của khoai lang. Vì vậy, nó chính là loại thực phẩm bé ăn dặm được nhiều mẹ bỉm sử dụng. Không chỉ giàu beta-carotene, Vitamin C, Sắt mà khoai lang còn là một ý tưởng giúp mẹ đa dạng chế đồ ăn dặm cho bé. 

Mẹ có thể sử dụng khoai lang nghiền trộn cùng thịt gà tạo ra những món ăn phong phú giàu chất dinh dưỡng. 

2.6. Bí đỏ

Vỏ cứng kết hợp cùng màu cam vàng của bí đỏ đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bé. Bởi nguồn dưỡng chất dồi dào như beta-carotene, vitamin C tuyệt vời. Đồng thời vị ngọt tự nhiên cùng kết cấu kem của bí tạo nên sự hấp dẫn mỗi khi chế biến đồ ăn. 

2.7. Sữa chua 

Top 7 thực phẩm cho bé ăn dặm được chuyên gia khuyên dùng
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

Đây là nguồn thực phẩm rất giàu canxi và vitamin D. Hai dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển của xương răng khỏe mạnh. Đồng thời, nó còn giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể bắt đầu ăn sữa chua từ 4-6 tháng tuổi. Sau đó tiếp tục ăn trong thời gian dài trước khi chuyển sang sử dụng sữa bò. 

Mẹ nên tập cho dùng sữa chua không đường giúp bảo vệ sức khỏe con ngay từ khi còn nhỏ.

Việc bé ăn dặm bổ sung những loại thực phẩm tốt không chỉ đảm bảo dưỡng chất cần thiết mà còn giúp ngăn ngừa thừa cân béo phì. Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé phát triển toàn diện. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đúng đủ để con không bị thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa. 

Xem thêm: Cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW? Hướng dẫn 4 bước chi tiết.
5 Cách làm sinh tố kiwi cho bé ăn dặm càng ăn càng mê

10 Loại rau cho bé ăn dặm không thể thiếu trong thực đơn của con

Ăn dặm là bước đệm cho sự phát triển thể chất trí tuệ cũng như rèn luyện thói quen sinh hoạt sau này. Vì vậy, việc nắm vững cách cho bé ăn dặm đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những cách ăn dặm tốt nhất cho bé nhé!

1. Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo thực đơn từng độ tuổi

1.1. Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập làm quen với thức ăn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang phát triển và dần hoàn thiện. Vì vậy, mẹ bỉm cần cung cấp thức ăn mềm giúp dễ dàng tiêu hóa.

Ngoài ra, lượng thức ăn cũng tăng dần đều theo từng tuần. Từ 1 bữa/ngày, sau đó tăng lên 2 bữa/ngày. Đồng thời, mẹ cũng điều chỉnh thêm độ đặc của cháo. Lưu ý mẹ nên cho bé bú nhiều, cân nhắc lượng thức ăn sao cho vừa đủ để bé không quá no mà từ chối bú. 

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng

Từ tháng thứ 7 trở đi, cách ăn dặm cho bé là bổ sung thêm các loại hoa quả như bơ, đu đủ, chuối, hồng, xoài để cung cấp vitamin và khoáng chất.

Đến giai đoạn từ 9-11 tháng tuổi, trẻ có thể ăn 3-4 bữa bột đặc mỗi ngày. Ngoài rau củ, quả, nên thêm thực phẩm như trứng, thịt, cá, hải sản. Đặc biệt thêm dầu mỡ vào chế độ ăn hàng ngày của con. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục duy trì cho bé bú hoặc uống sữa công thức.  

1.2. Thực đơn cho bé ăn dặm từ 12-23 tháng

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-23 tháng

Khi trẻ đạt 1 tuổi, mẹ có thể bắt đầu đa dạng hóa chế độ ăn với 4 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa ăn cần bao gồm các nhóm thực phẩm chính sau:

– Tinh bột: Cung cấp năng lượng cho bé, có thể là cơm, bún, hoặc ngũ cốc.

– Thức ăn giàu protein: Bao gồm trứng, thịt, cá để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và não bộ của bé.

– Rau củ: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm như rau xanh như cải bắp cải, cà chua, hoặc cà rốt.

– Dầu mỡ: Dầu olive, dầu hạt lanh, hoặc mỡ động vật,… giúp hấp thụ vitamin và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cách cho bé ăn dặm đảm bảo đầy đủ những nhóm dưỡng chất giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh. 

1.3. Thực đơn cho bé ăn dặm từ 24-36 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thực phẩm tương tự như người lớn. Tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm quá cứng và dai có thể gây nguy cơ nghẹn, hóc.

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 24-36 tháng

Bước sang tuổi thứ 2, nhiều trẻ đã dần ngừng việc bú mẹ. Do đó, việc cung cấp bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Điều này hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài 3-4 bữa ăn chính hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm 1-2 bữa ăn phụ.

Việc cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình giúp trẻ học cách ăn uống. Bên cạnh thói quen sử dụng đũa và nhai thức ăn kỹ.

Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, hay những đồ chiên nhiều dầu mỡ,…. Vì có thể sẽ khiến trẻ no bụng và từ chối ăn bữa chính.

2. Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm

2.1. Ăn dặm theo phương pháp truyền thống 

Hiện nay cách cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống vẫn được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Bởi sự tiện lợi cùng việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên thay đổi linh hoạt các món ăn cho bé. Đồng thời không tạo áp lực khi ăn cho bé. 

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Ăn dặm theo phương pháp truyền thống

Khi sử dụng phương pháp này, mẹ nên lưu ý thực đơn ăn dặm thường chia thành bột ngọt và bột mặn. Bột ngọt nấu với nước hầm từ rau, củ, quả trong 30 ngày đầu. Sau đó, bé chuyển sang bột mặn đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo.

Đặc biệt, khi chế biến không nêm gia vị, muối vào thức ăn của bé. Trong khi bé ăn bột mặn, mẹ cần đáp ứng đủ lượng muối trong đạm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vào thời điểm này.

2.2. Ăn dặm kiểu Nhật 

Phương pháp này khuyến khích vị giác trẻ phân biệt hương vị của từng loại thực phẩm. Bằng cách đưa cho bé từng món riêng biệt để thưởng thức như cháo trắng, rau của quả xay nhuyễn, hay canh,… Điều này giúp tạo hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn. 

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Ăn dặm kiểu Nhật

Việc đa dạng và chăm chút trong cách cho bé ăn dặm đòi hỏi mẹ bỉm bận rộn chuẩn bị chế độ ăn khoa học và tâm lý sẵn sàng. Giúp bé có những trải nghiệm bữa ăn thú vị nhất.  

2.3. Ăn dặm tự chỉ huy 

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Ăn dặm tự chỉ huy

Đây là phương pháp cho bé tự có quyền lựa chọn và tự ăn. Ba mẹ nên tôn trọng quyết định của trẻ, giúp con làm quen với ăn uống tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trẻ theo phương pháp này thường tăng cân chậm. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn thức ăn và lượng ăn phù hợp để đảm bảo sự phát triển của bé.

3. Những sai lầm khi cho bé ăn dặm mẹ thường xuyên mắc phải

Để đảm bảo cách cho bé ăn dặm an toàn, mẹ nên lưu ý tránh một vài sai lầm thường gặp dưới đây: 

3.1. Đối những trẻ dưới 1 tuổi

Khi này thận của con vẫn còn rất yếu ớt. Vì vậy, khi chế biến đồ ăn dặm, mẹ không nên vượt quá 1g mỗi ngày. Đồng thời, không nêm thêm bất kỳ gia vị nào cho trẻ. Bởi thực phẩm tự nhiên đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. 

3.2. Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Cách cho bé ăn dặm
Cách ăn dặm cho bé trên 1 tuổi

Mẹ có thể thêm chút muối hoặc mắm vào đồ ăn của con. Tuy nhiên không nên thêm quá nhiều, rèn cho bé thói quen ăn nhạt. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ sau này. 

– Trong trường hợp mẹ nấu cháo ngọt thì nên hạn chế lượng đường cho vào. Với người lớn, lượng đường tối đa được phép hấp thụ một ngày là 20g. Vì thế không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

– Chỉ nên cho trẻ ăn cháo với nước thịt. Đồng thời nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên. Băm nhỏ thịt cá vào cháo giúp bữa ăn của trẻ phong phú hơn.

– Không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ khi nấu thức ăn cho trẻ. Thay vào đó, trẻ cần được bổ sung phù hợp với cơ thể. Có thể sử dụng dầu thực vật như dầu óc chó, dầu hạt cải…

– Tránh cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng. Vì việc nuốt cơm nguyên sẽ tạo áp lực lớn cho dạ dày của trẻ.

Việc biết được cách cho bé ăn dặm khoa học phù hợp sẽ giúp cho sự phát triển của bé không bị gián đoạn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ phía trên, ba mẹ sẽ biết cách áp dụng đúng và chính xác. Chúc ba mẹ thành công. 

Xem thêm: Thực đơn cho bé 6 tháng chuẩn organic mẹ nên nằm lòng.

9 Công thức ăn dặm cho bé chống ngán – Xem ngay kẻo lỡ mẹ ơi!

Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi.

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng táo bón kéo dài khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng. Nhiều mẹ băn khoăn không biết tại sao em bé ăn dặm lại bị táo bón. Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Vậy nên trong bài viết này, Mamamy chia sẻ đến các mẹ 6 “thủ phạm” và cách xử lý táo bón ở trẻ hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Những nguyên nhân em bé ăn dặm bị táo bón

1.1. Hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng

Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa con chỉ tiếp xúc với sữa mẹ. Trong khi bản thân sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa nên con không gặp tình trạng táo bón. Vì vậy, nên khi tiếp xúc với đồ ăn dặm chứa quá nhiều chất và đặc khiến hệ tiêu hóa phải thích nghi với các thay đổi đột ngột. Dẫn đến việc hệ tiêu hóa con phải làm việc nhiều hơn, hoạt động quá mức nên dễ gặp phải vấn đề. 

em bé ăn dặm
Hệ tiêu hóa non nớt của em bé sơ sinh

1.2. Do việc bổ sung dinh dưỡng không hợp lý 

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến em bé ăn dặm bị táo bón. Bởi táo bón xảy ra do chế độ ăn thiếu hoặc dư thừa quá nhiều dưỡng chất cần thiết. Nếu trẻ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ, tình trạng táo bón chắc chắn sẽ xảy ra. Vì vậy để đảm bảo hệ tiêu hóa con luôn khỏe mạnh, mẹ cần xây dựng chế độ ăn dặm đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. 

1.3. Bắt đầu sai thời điểm ăn dặm

Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm bắt đầu từ tháng thứ 3, 4, 5 rất dễ khiến con bị táo bón. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, việc xử lý thức ăn chưa đạt hiệu quả tốt nhất gây ra sự tích tụ ứ đọng trong đường ruột. Để tránh tình trạng này xảy ra, mẹ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6. Bên cạnh đó, cần quan sát những dấu hiệu cho thấy bé thực sự đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm. 

1.4. Pha sai tỷ lệ sữa công thức

em bé ăn dặm
Sữa công thức là thức ăn quen thuộc của em bé ăn dặm

Có một vài nguyên nhân em bé ăn dặm bị táo bón do cách pha sữa công thức sai cách chứ không phải do thức ăn. Pha sữa ít nước cũng có thể gây nóng trong táo bón. Trong khi nếu pha sữa quá nhiều nước lại giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Ngoài ra, nếu cho bé uống nước trái cây, hay ngũ cốc cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy mẹ cần chú ý pha sữa đúng cách theo đúng tỷ lệ. Đồng thời không nên kết hợp với các loại thực phẩm khác nếu không được chuyên gia khuyến khích. 

1.5. Do bổ sung thiếu nước 

Thiếu nước có thể là nguyên nhân gây táo bón cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Khi cơ thể thiếu nước, phân trở nên khô và khó đẩy ra ngoài dẫn đến táo bón. Để em bé ăn dặm hạn chế táo bón, mẹ bỉm cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho bé trong suốt quá trình ăn dặm.

1.6. Do bổ sung quá nhiều chất đạm

Em bé ăn dặm bị táo bón? Nguyên nhân và cách điều trị
Chất đạm có nhiều trong thực phẩm

Việc ăn quá nhiều chất đạm có thể tạo áp lực cho hệ tiêu hóa của bé. Điều này dẫn đến khó tiêu, gây táo bón. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trong độ tuổi 1-3 nên hạn chế ăn chất đạm. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 13g chất đạm để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả và tránh táo bón.

2. Dấu hiệu em bé ăn dặm bị táo bón 

Một vài biểu hiện phổ biến giúp ba mẹ nhận biết em bé ăn dặm đang bị táo bón: 

– Con đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần.

– Phân khô, cứng hoặc vón cục.

– Con gặp khó khăn khi đi ngoài và mất thời gian hơn bình thường.

– Bé thường cảm thấy no nhanh, biếng ăn và không muốn ăn nhiều.

3. Tác hại của táo bón với em bé ăn dặm

Em bé ăn dặm bị táo bón? Nguyên nhân và cách điều trị
Bé bước vào giai đoạn ăn dặm

Em bé ăn dặm bị táo bón nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Dưới đây là một vài tác hại điển hình con có thể gặp phải: 

– Tích tụ độc tố: Việc đi tiêu hàng ngày giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Nếu không, rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan khác sau này.

– Tình trạng táo bón nặng hơn: Phân khô, cứng do táo bón có thể gây đau rát hậu môn khi rặn. Từ đó, trẻ sẽ ngại và sợ đi, khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

– Nứt kẽ hậu môn: Táo bón trong thời gian dài có thể làm tổn thương ống hậu môn. Điều này gây chảy máu hậu môn và thiếu máu.

– Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ: Táo bón lâu dễ gây bệnh trĩ 

Ngoài ra, có thể gây ra các bệnh lý khác như: rò hậu môn, xuất huyết đại tràng, viêm ống hậu môn trực tràng, tắc ruột,…

4. Cách xử lý khi em bé ăn dặm bị táo bón

4.1. Xây dựng chế độ ăn khoa học hợp lý 

Trong quá trình chế biến thức ăn cho em bé ăn dặm, ba mẹ nên ưu tiên các món mềm, lỏng. Sau đó mới chuyển dần sang món đặc và cứng. Bên cạnh đó, khi sử dụng sữa công thức, hãy tuân thủ đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn.

Em bé ăn dặm bị táo bón? Nguyên nhân và cách điều trị
Cháo dinh dưỡng làm từ rau của quả

Mỗi khẩu phần ăn của trẻ, mẹ nên cung cấp đầy đủ rau củ quả, chất xơ. Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm ngày từ đầu. Bởi hệ tiêu hóa của con vẫn chưa kịp thích ứng nếu thay đổi quá đột ngột. Thay vào đó, hãy bắt đầu với lượng nhỏ, sau đó tăng dần để bé dễ dàng hấp thu. 

4.2. Bổ sung nước thường xuyên

Cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân góp phần gây ra táo bón. Nước có công dụng làm phân mềm, giúp tình trạng táo bón được cải thiện. Thế nên, mẹ cần cho bé uống nước mỗi ngày.

4.3. Thường xuyên cho bé vận động nhẹ nhàng

Trẻ vận động ít sẽ có nguy cơ táo bón rất cao. Thông qua vận động, đường ruột của trẻ sẽ hoạt động trơn tru tốt hơn theo thời gian. Điều đó sẽ giúp cải thiện tình trạng em bé ăn dặm bị táo bón. 

4.4. Massage bụng

Em bé ăn dặm bị táo bón? Nguyên nhân và cách điều trị
Thư giãn, giảm táo bón bằng việc massage bụng cho bé

Để bé ăn dặm cải thiện tình trạng táo bón, mẹ nên thực hiện các động tác đạp xe hoặc massage bụng cho con. Việc thực hiện cũng rất dễ, mẹ sử dụng hai tay xoa nhẹ từ giữa bụng ra hai bên mép bụng theo chiều từ ngực xuống. Sau đó, dùng một ngón tay nhẹ nhàng vòng quanh và bung toàn bộ lòng bàn tay để áp ở vùng bụng. Hoạt động này giúp tạo cảm giác dễ chịu cho bé và kích thích hoạt động ruột tốt hơn nhờ vào sự ấm áp từ tay mẹ.

Em bé ăn dặm bị táo bón là một trong những nỗi lo phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp mẹ lựa chọn và áp dụng hiệu quả giúp bé giảm được tình trạng táo bón. 

Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng chuẩn organic mẹ nên “nằm lòng”

“Bỏ túi” 7 nguyên tắc ăn dặm mẹ phải nhớ

Bé mấy tháng ăn dặm là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm băn khoăn khi làm mẹ lần đầu. Đây là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu cho trẻ ăn quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của con. Vậy thời điểm nào cho trẻ ăn dặm là tốt nhất? Những tác hại nào khi cho trẻ ăn dặm quá sớm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm bé ăn dặm tốt nhất của trẻ là từ 6 tháng tuổi trở đi. Lúc này, cơ thể nếu chỉ hấp thu sữa mẹ thì không đảm bảo sự phát triển của con. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa đầu đời của con còn non nớt không thể hấp thu món ăn dặm quá sớm. Vì vậy, để bù đắp lượng thiếu hụt, mẹ bỉm sữa cần cung cấp dưỡng chất qua các món ăn.

bé mấy tháng ăn dặm
Thời điểm vàng trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6

Mamamy chỉ mẹ một số dấu hiệu trẻ sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm:

– Bé ngồi đầu giữ vững không nghiêng ngả giúp con ngậm nuốt thức ăn an toàn.

– Con hứng thú với các món ăn và mong muốn tham gia vào các bữa ăn với bố mẹ 

– Con không còn phản xạ đẩy những vật lạ mà chủ động đưa môi ra nhận thức ăn.

2. Lợi ích bé mấy tháng ăn dặm đúng thời điểm

Bé mấy tháng ăn dặm? Tác hại của ăn dặm quá sớm 
Bé ăn dặm khỏe mạnh vui vẻ

2.1. Hạn chế tình trạng dị ứng thực phẩm

Trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt trẻ dưới 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa lúc này đang trong trạng thái mở. Vì vậy, protein và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập di chuyển vào máu. Điều này gây tích tụ mầm bệnh khiến trẻ dễ ốm, bị dị ứng nổi mẩn. Vì vậy mẹ cần căn thời điểm cho bé mấy tháng ăn dặm để tránh tình trạng trên.

2.2. Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Càng lớn trẻ càng cần nhiều sắt hơn để nạp oxy năng lượng cho cơ thể. 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên từ tháng thứ 6 trở đi, lượng sắt hấp thu không đủ. Vì vậy mẹ cần bổ sung sắt kịp thời cho con qua việc ăn dặm để tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi,…

2.3. Trẻ hợp tác hứng thú khi ăn 

Việc bé mấy tháng ăn dặm đúng thời điểm giúp con ăn ngon miệng và hợp tác hơn. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tốt sau này mỗi khi vào bữa.

3. Những tác hại của việc ăn dặm quá sớm

Nhiều mẹ bỉm lo lắng con sẽ bị nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng nếu chỉ sử dụng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ tất bật nấu nướng chuẩn bị đồ ăn dặm cho con mà không nắm được bé mấy tháng ăn dặm. Đồng thời mẹ chưa biết được những tác hại của việc ăn dặm quá quá sớm. Dưới đây là 5 hệ lụy phổ biến mà Mamamy đã tìm hiểu. 

3.1. Hệ tiêu hóa rối loạn

Chế độ ăn dặm của bé thường là tinh bột, đạm. Tinh bột tiêu hóa được nhờ men amylase. Chất xúc tác này xuất hiện nhiều trong tuyến nước bọt, tuyến tụy. Trong khi lượng men amylase trong cơ thể trẻ 6 tháng tuổi chưa đủ đáp ứng để tiêu hóa hết lượng tinh bột hấp thụ. 

Bé mấy tháng ăn dặm? Tác hại của ăn dặm quá sớm 
Bé ăn dặm bị rối loạn hệ tiêu hóa

Vì vậy, nếu trẻ ăn dặm quá sớm đường tiêu hóa của con dễ bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện thường thấy như: tiêu chảy, táo bón,…

3.2. Trẻ thiếu chất suy dinh dưỡng

Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm đồ ăn chủ yếu là cháo, bột. Tuy nhiên, việc cung cấp một lượng lớn tinh bột khiến bé mấy tháng ăn dặm có cảm giác no lâu. Điều này khiến trẻ không có hứng thú với ti sữa mẹ.

Đặc biệt, bột ăn dặm chỉ chứa tinh bột và một số dưỡng chất khác, không thể đầy đủ dinh dưỡng như sữa mẹ. Vì vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong 6 tháng đầu, nguồn thức ăn chính của con là sữa mẹ.

3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe thận

Bé mấy tháng ăn dặm? Tác hại của ăn dặm quá sớm
Thận bị ảnh hưởng khi bé ăn dặm quá sớm

Việc hấp thu chất béo đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thường rất chậm. Lượng chất béo chưa tiêu hóa kịp sẽ bị loại bỏ ra ngoài cơ thể. Vậy nên khi bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ khiến thận hoạt động quá sức gây suy yếu. 

3.4. Tăng khả năng thừa cân béo phì

Mỗi lần ăn dặm, lượng men amylase trong cơ thể trẻ tiết ra nhiều hơn để thúc đẩy quá trình lọc và bài tiết. Khi đã quen, cơ thể sẽ tăng cân không kiểm soát gây ra hiện tượng thừa cân quá mức. Nếu không điều chỉnh tình trạng này sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.

4. Một số trường hợp mẹ cho bé ăn dặm sớm

Bé mấy tháng ăn dặm? Tác hại của ăn dặm quá sớm
Bé vui vẻ thưởng thức đồ ăn dặm

Mỗi bé mấy tháng ăn dặm có cơ địa và sự phát triển khác nhau. Vì vậy không thể rập khuôn 6 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm. Các mẹ bỉm sữa cần nên quan sát và lắng nghe cơ thể con để cho bé ăn dặm đúng thời điểm là tốt nhất. 

Một vài dấu hiệu mẹ nên cho trẻ ăn dặm sớm: 

– Trẻ vẫn quấy khóc và đòi hỏi ăn thêm sau khi bú xong.

– Bé thích mút tay và trở nên cáu gắt không thể đợi đến cữ ăn tiếp theo

– Thói quen ngủ của trẻ thay đổi, có thể thức giấc vào ban đêm đòi ăn.

– Ban ngày trẻ thường xuyên thức, thời gian ngủ giảm

– Bé hứng thú khi ăn và muốn tự cầm để ăn. 

Câu hỏi: “bé mấy tháng ăn dặm” đến đây đã được lý giải. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích phía trên, mẹ bỉm đã biết thời điểm nào cho trẻ ăn dặm là tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể con, điều chỉnh sao phù hợp nhất để quá trình phát triển của con không bị gián đoạn. Mamamy chúc các mẹ thành công. 

Xem thêm: Bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo? 6 lời khuyên từ chuyên gia

Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? 5 nguy hại từ việc ăn dặm sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bắt đầu tập làm quen với đồ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Bởi từ sau 6 tháng trở đi, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của con. Tuy nhiên, trước khi bước vào giai đoạn vàng mẹ bỉm nên trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về ăn dặm cho bé 6 tháng. Điều này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con mà còn hạn chế những nguy hiểm tiềm tàng đến sức khỏe bé sau này. Vì vậy, mẹ bỉm hãy bỏ túi ngay 7 nguyên tắc ăn dặm sau.

1. Dấu hiệu nhận biết ăn dặm cho bé 6 tháng

6 tháng tuổi là dấu mốc mới trong giai đoạn phát triển của con. Khi này các cơ quan trong cơ thể dần hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa giúp bé sẵn sàng tiếp xúc với thức ăn mới. Tuy nhiên, nhiều bé trong giai đoạn này lại chưa sẵn sàng tiếp nhận. 

7 Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng mà mẹ bỉm nên biết?
Bé thích thú với những món mẹ đút

Vì vậy, ba mẹ cần quan sát những biểu hiện để xem bé đã đến đúng thời điểm ăn dặm cho bé 6 tháng chưa. Cùng điểm qua một vài dấu hiệu điển hình: 

– Số cân tăng gấp 2 lần so với cân nặng khi bé chào đời

– Trẻ đã tự ngồi và giữ được thằng đầu, mẹ bỉm dễ dàng đút đồ ăn cho con

– Khi cho con ăn, trẻ chủ động đưa môi ra để nhận thức ăn

– Đối với những món không thích ăn trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác

– Lưỡi trẻ không còn có phản xạ đẩy vật thể lạ trừ núm vú 

– Trẻ thích thú với đồ ăn khi cha mẹ cho ăn

2. Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng

2.1. Tập cho bé ăn dặm gần giống sữa mẹ 

Để dần thích nghi và làm quen với ăn dặm dễ dàng, mẹ nên cho con ăn những món gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp sự thay đổi không quá đột ngột, trẻ tiếp nhận từ từ. 

2.2. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc

7 Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng mà mẹ bỉm nên biết?
Ăn dặm cho bé 6 tháng bắt đầu từ loãng đến đặc

Điều đầu tiên, mẹ bỉm cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng là ăn từ loãng đến đặc. Bởi cơ thể con vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nếu thức ăn đặc đi vào cơ thể sẽ khiến con dễ bị phản ứng khi tiếp xúc với đồ ăn lạ.

2.3. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Một nguyên tắc quan trọng mẹ bỉm cần nắm khi ăn dặm cho bé 6 tháng là cho bé ăn từ ít đến nhiều. Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, vì vậy không nên để hoạt động quá mức. Những bữa đầu mẹ tập cho bé ăn bột từ 1-2 muỗng, từ từ tăng dần lên nửa bát ăn cơm bột. Một ngày ăn từ 2-3 cữ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý cho con ăn quá nhiều mặc dù trẻ ăn rất ngon miệng và nhanh chóng. Điều này rất dễ khiến hệ tiêu hóa của con bị rối loạn. 

2.4. Ăn dặm cho bé 6 tháng từ ngọt đến mặn

Sữa mẹ có vị ngọt nhẹ nên khi bắt đầu cho trẻ ăn với các món có hương vị gần giống bé sẽ dễ tiếp nhận. Nếu bé ăn mặn từ sớm sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị sau này. Đặc biệt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Mẹ có thể cho bé ăn mặn từ khoảng sau 2-4 tuần từ nhiều nguồn khác nhau được chế biến như thịt, cá,…

7 Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng mà mẹ bỉm nên biết?
Hạn chế ăn mặn ảnh hưởng đến sức khỏe con

2.5. Xây dựng chế độ ăn dặm đủ chất 

Để bé phát triển tốt, mẹ cần cung cấp ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: 

– Nhóm tinh bột: gạo, bột mì, ngô khoai, bún, phở,…

– Nhóm đạm: thịt, trứng, cá, sữa, tôm,…

– Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai, các loại hạt

– Nhóm vitamin và khoáng chất: rau xanh, củ quả, trái cây.

7 Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng mà mẹ bỉm nên biết?
Chế độ ăn dặm đầy đủ dưỡng chất cho bé 6 tháng

2.6. Hạn chế dùng mắm, muối chế biến đồ ăn dặm

Việc thêm mắm, muối chút gia vị vào món ăn của con sẽ giúp gia tăng khẩu vị bé trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, những suy nghĩ này của các mẹ bỉm sữa hoàn toàn không tốt. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc con ăn quá mặn sẽ khiến thận của con yếu. Vì thận sẽ hoạt động quá nhiều trong việc lọc đào thải ra ngoài. Điều này khiến sức khỏe con bị giảm sút ảnh hưởng đến sau này. 

Ngoài ra, ba mẹ nên thêm chút dầu ăn vào các món ăn dặm cho bé 6 tháng hàng ngày. Vì dầu ăn rất dễ tiêu hóa mà lại giàu năng lượng. Đây là chất dung môi hòa tan các chất khác rất tốt. Chính vì vậy, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hỗ trợ hoạt động trơn tru. Không những thế, dầu mỡ còn là mắt xích không thể thiếu giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và vitamin D.

2.7. Tuyệt đối không ép trẻ ăn khi con không thích 

ăn dặm cho bé 6 tháng
Tạo không khí vui vẻ cho bé trong mỗi bữa ăn

Tâm lý tinh thần ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ rất lớn. Nó sẽ gây ra ám ảnh tâm lý, sợ ăn của con. Vì vậy ba mẹ nên tôn trọng quyết định của con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bé từ chối không ăn hoặc tỏ ra kháng cự thì mẹ nên tạm ngưng món đó. Sau khoảng từ 5-7 ngày, mẹ có thể tiếp tục tập luyện cho trẻ ăn lại món con không thích. 

Bên cạnh đó, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, ba mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo. Đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết để con có sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

Ăn dặm chính là giai đoạn vàng quyết định đến quá trình trưởng thành của con. Vì vậy, ba mẹ cần nên chú ý xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng cẩn thận. Bên cạnh đó, cũng đừng quên 7 nguyên tắc không thể thiếu giúp ba mẹ đắc lực trong quá trình ăn dặm chăm con vất vả này. 

Xem thêm: Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng 6 loại hạt nêm cho bé tốt nhất 

Các loại thịt cá tốt nhất cho bé ăn dặm 7 tháng, đọc ngay mẹ ơi!

Trong cuộc sống hiện đại và bận rộn, khăn giấy ướt mini bỏ túi đang dần trở thành vật dụng quen thuộc nhờ sở hữu sự tiện lợi và đa năng. Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất khăn giấy với nhiều đặc điểm khác nhau, điều này vô tình khiến mẹ băn khoăn không biết nên chọn sản phẩm nào phù hợp cho bé yêu. Thấu hiểu được điều này, ngay trong bài viết dưới đây Góc của mẹ sẽ đưa ra những thông tin bổ ích về khăn giấy ướt mini giúp mẹ đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn.

Khăn giấy ướt mini bỏ túi - Vật dụng an toàn tiện lợi
Khăn giấy ướt mini bỏ túi – Vật dụng an toàn tiện lợi

1. Khăn giấy ướt mini là gì?

Khăn giấy ướt mini bỏ túi là loại khăn giấy ướt có kích thước nhỏ gọn, thường được đóng gói riêng lẻ trong một túi hoặc một hộp. Điều này giúp mẹ dễ dàng mang theo để sử dụng. Mẹ bỏ vào túi xách, ví, balo, túi quần áo,… đều rất thuận tiện.

Khăn giấy ướt mini bỏ túi sự tiện lợi cho cả gia đình
Khăn giấy ướt mini bỏ túi sự tiện lợi cho cả gia đình

Hiện tại, khăn giấy ướt mini được sản xuất rất đa dạng với nhiều mùi hương và thành phần khác nhau đáp ứng từng mục đích sử dụng riêng. Các thành phần chính trong khăn giấy ướt thường bao gồm như sau:

  • Chất liệu: Vải siêu mềm và dễ phân hủy.
  • Dung dịch làm ướt: Bao gồm nước và các chất hoạt động bề mặt.
  • Chất bảo quản: Để giúp khăn giấy ướt duy trì độ ẩm và tính vệ sinh trong suốt thời gian sử dụng.
  • Các thành phần khác: Ngoài ra, trong các sản phẩm khăn giấy ướt mini còn có thể chứa các hương liệu khác để tạo mùi hương. Hoặc để tạo ra nét đặc trưng riêng của từng thương hiệu khăn giấy.

2. Cách mẹ chọn khăn giấy ướt mini bỏ túi hiệu quả

Để chọn được khăn giấy ướt phù hợp với nhu cầu sử dụng, mẹ lưu ý các yếu tố sau nhé!

Nên chọn khăn giấy ướt có thành phần lành tính để sử dụng cho bé
Nên chọn khăn giấy ướt có thành phần lành tính để sử dụng cho bé
  • Thành phần: Nên chọn khăn giấy có thành tự nhiên, không chứa cồn và các hóa chất tẩy trắng,… hay các chất bảo quản có thể gây kích ứng da. Đặc biệt là với làn nhạy cảm của bé, cần sử dụng những loại khăn giấy lành tính mẹ nhé!
  • Kích thước: Mẹ chọn loại khăn có kích thước vừa đủ để lau chùi một lần, không quá to cũng không quá nhỏ.
  • Thương hiệu: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khăn ướt khác nhau. Vì vậy để đảm bảo mua được khăn ướt chất lượng, mẹ tham khảo sử dụng sản phẩm của các thương hiệu uy tín như Mamamy mẹ nhé!

3. Công dụng của khăn ướt mini bỏ túi

Khăn giấy ướt mini bỏ túi có rất nhiều công dụng hữu ích đó mẹ, điển hình như:

  • Lau tay: Khăn ướt là giải pháp hữu hiệu để mẹ xử lý các vết bẩn trên tay khi không có nước đó ạ. Mẹ chỉ cần sử dụng một tờ khăn ướt là đã có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn,… rồi đó ạ.
  • Lau mặt: Nhờ sự nhỏ gọn, mẹ có thể mang khăn ướt mini bên mình và sử dụng để lau mặt khi cần. Tuy nhiên, mẹ chú ý lựa chọn loại khăn ướt có thành phần tự nhiên và dịu nhẹ cho vùng da mặt mẹ nhé!
  • Lau vết bẩn cho bé: Khăn ướt mini là giải pháp tuyệt vời để mẹ vệ sinh các vết bẩn cho bé. Mẹ lau vết nôn trớ, lau sau khi bé đi vệ sinh,… đều rất tiện lợi.
  • Lau chùi bề mặt: Nhờ có chứa độ ẩm nhất định mà khăn giấy ướt mini bỏ túi còn có thể sử dụng để lau chùi các bề mặt như bàn ghế, tay nắm cửa,…
Khăn giấy ướt mini bỏ túi có rất nhiều công dụng hữu ích
Khăn giấy ướt mini bỏ túi có rất nhiều công dụng hữu ích

4. Khăn ướt nhiệt đới cao cấp Mamamy Tropical nhẹ nhàng nâng niu bé như bàn tay mẹ

Khăn ướt đã trở thành một vật dụng quen thuộc, đặc biệt là đối với các mẹ bỉm đang trong hành trình chăm sóc bé yêu. Thế nhưng với khí hậu nhiệt đới, khiến mẹ có ti tỉ mối lo. Mẹ băn khoăn không biết nên lựa chọn loại khăn giấy mini bỏ túi nào để an toàn và lành tính với bé yêu.

Chính điều này đã thôi thúc Mamamy cho ra đời sản phẩm khăn giấy ướt nhiệt đới cao cấp Tropical. Với mong muốn mang đến cho mẹ và bé những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Khăn giấy ướt bỏ túi Tropical sở hữu bộ 3 tinh chất thiên nhiên tinh túy sau:

  • Tinh dầu Cúc Vạn Thọ giúp kháng khuẩn, kháng nấm và ngừa muỗi đốt hiệu quả.
  • Tinh dầu Inca Inchi của rừng nhiệt đới siêu dưỡng, như bàn tay mẹ mềm mại nâng niu làn da bé.
  • Cuối cùng là tinh dầu Yến Mạch giúp khóa ẩm và giảm kích ứng cho bé yêu.
Khăn giấy ướt mini bỏ túi cao cấp Mamamy Trop
Khăn giấy ướt mini bỏ túi Mamamy Tropical

Khăn ướt bỏ túi mini Tropical cũng có độ dày hơn 10% so với các sản phẩm khăn ướt thông thường khác. Điều này giúp mẹ tiết kiệm hơn khi sử dụng đó ạ. Đặc biệt, nước trong khăn ướt là nước tinh khiết đến 99,9% nên vô cùng an toàn cho làn da bé.

Với những gì khăn ướt Tropical sở hữu mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khăn cho bé và cả gia đình mẹ nhé. Không những vậy nhờ sự tiện lợi của thiết kế túi mini mà mẹ có thể mang khăn giấy sử dụng ở mọi nơi.

Xem thêm: Top 5+ câu hỏi thường gặp về khăn giấy ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

Kết luận

Có thể thấy rằng khăn giấy ướt mini bỏ túi rất tiện lợi mẹ nhỉ. Đặc biệt khi lựa chọn những sản phẩm đến từ những thương hiệu uy tín như Mamamy sẽ mang đến trải nghiệm sử dụng vô cùng tuyệt vời cho cả mẹ và bé đó ạ! Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về khăn giấy ướt mini bỏ túi, mẹ để lại bình luận phía dưới để được phản hồi sớm nhất mẹ nhé!

Khăn giấy khô là một trong đồ dùng tiện lợi được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hàng ngày. Đặc biệt là đối với các mẹ bỉm đang chăm sóc em bé, khăn giấy khô hỗ trợ mẹ vệ sinh cho bé yêu rất hiệu quả. Vậy đâu là các loại khăn giấy khô được nhiều mẹ tin dùng nhất, cùng Góc của mẹ khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Các loại khăn giấy khô được mẹ bỉm tin tưởng sử dụng
Các loại khăn giấy khô được mẹ bỉm tin tưởng sử dụng

1. Đặc điểm của các loại khăn giấy khô

Khăn giấy khô là một sản phẩm rất tiện ích trong cuộc sống hàng ngày đó mẹ. Hiện nay, có nhiều loại khăn giấy khô được ưa chuộng như: khăn giấy bỏ túi, khăn giấy hộp, khăn ăn và khăn giấy đa năng.

Khăn giấy khô đa năng tiện lợi
Khăn giấy khô đa năng tiện lợi

Khăn giấy khô thường được làm từ bột giấy nguyên chất, bột giấy nguyên sinh, hoàn toàn không chứa chất độc hại nên mẹ yên tâm dùng cho bé nhé! Ngoài ra, các loại khăn giấy khô cũng rất thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, thế nên luôn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng.

2. Công dụng và lợi ích của các loại khăn giấy khô

Nhờ vào việc mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời, khăn giấy khô đang dần trở thành người bạn thân thiết của mỗi nhà đó mẹ. Trong đó phải kể đến các công dụng sau:

Các loại khăn giấy khô có rất nhiều công dụng hữu ích
Các loại khăn giấy khô có rất nhiều công dụng hữu ích
  • Vệ sinh miệng và vệ sinh tay: các loại khăn giấy khô giúp lau sạch các vết dơ, các vết dính lên miệng và tay một cách nhanh chóng.
  • Thấm dầu mỡ: Hiện nay, các loại khăn giấy khô cũng có khả năng thấm dầu hút rất tốt. Đối với những món ăn nhiều dầu như khoai tây chiên, gà rán,… chỉ cần sử dụng vài lớp khăn giấy là đã giúp mẹ loại bỏ đi kha khá dầu thừa rồi đó ạ.
  • Trang trí bàn tiệc: Thay vì phải sử dụng các loại khăn vải cầu kỳ, để tiết kiệm chi phí, với đôi bàn tay khéo léo mẹ có thể sử dụng khăn giấy gấp thành các hình thù khác nhau để trang trí bàn tiệc.
  • Lau khô chén bát, đĩa: Đây là một trong những công phổ biến nhất của khăn giấy khô. Mẹ dễ dàng làm sạch đồ đựng thức ăn khi ăn ở nhà cũng như khi ăn ngoài tiệm để đảm bảo vệ sinh hơn.
  • Bảo quản rau củ quả: Sử dụng khăn giấy khô lót phía dưới rau củ quả trước khi bỏ vào hộp hay túi zip sẽ bảo quản được thực phẩm lâu và tươi ngon hơn đó mẹ.

3. Khăn giấy khô đa năng Mamamy – An toàn và tiện lợi cho bé

Trong hành trình làm mẹ thiêng liêng có rất nhiều điều mới mẻ, mẹ nào cũng luôn mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho bé yêu của mình. Thấu hiểu tâm tình của mẹ, Mamamy đã đưa tới cho mẹ loại khăn giấy khô đa năng cotton dùng một lần siêu tiện lợi. Sản phẩm được tiệt trùng từng tờ giúp mẹ chăm sóc em bé an toàn và tiện lợi nhất.

Khăn giấy khô đa năng an toàn lành tính cho bé yêu
Khăn giấy khô đa năng an toàn lành tính cho bé yêu

Sử dụng khăn giấy khô đa năng Mamamy giúp việc chăm bé con của mẹ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ không cần phải chuẩn bị từng loại khăn riêng, khăn này để tắm, khăn kia để lau sữa,… Tất cả sẽ trở nên nhàn tênh với sự đa năng của khăn giấy khô Mamamy.

Mẹ biết không, trong quy trình sản xuất, khăn giấy Mamamy đã được tiệt trùng từng tờ một. Thế nên mẹ có thể yên tâm sử dụng khăn giấy khô này thay thế cho khăn xô truyền thống. Mẹ dùng để tắm cho bé, vệ sinh khi thay tã, lau khi bé bị nôn trớ,… đều rất tiện lợi.

Khăn giấy khô đa năng Mamamy đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả gia đình
Khăn giấy khô đa năng Mamamy đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả gia đình

Ngoài ra, nhờ tính đa năng mà mẹ cũng có thể sử dụng khăn giấy khô để phục vụ cho cả gia đình. Hiện tại, đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho loại khăn giấy tiện lợi này. Mẹ tham khảo ngay để “rinh” ngay sản phẩm với giá hời mẹ nhé!

4. Lưu ý để sử dụng khăn giấy khô hiệu quả nhất

Dưới đây là những lưu ý để mẹ sử dụng các loại khăn giấy khô hiệu quả:

Mamamy thương hiệu khăn giấy uy tín chất lượng cao
Mamamy thương hiệu khăn giấy uy tín chất lượng cao

Nguồn gốc và nhãn hiệu: Khi mua khăn giấy khô cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng mẹ nhé. Bật mí với mẹ thương hiệu khăn giấy Mamamy đang được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng đó ạ!

Chất liệu: Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình đặc biệt là thiên thần nhỏ có làn da nhạy cảm. Khi mua khăn giấy nên chọn những loại có độ mềm mại và không gây khô ráp da mẹ nhé!

Hạn sử dụng: Xem kỹ hạn sử dụng trước khi mua, để tránh mua phải khăn giấy khô đã hết hạn sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và gây lãng phí tiền.

Kích thước và cách thức đóng gói: Để có sự tiện lợi nhất khi sử dụng các loại khăn giấy khô, nên chọn khăn giấy có công nghệ sản xuất và đóng gói vượt trôi như Mamamy mẹ nhé! Phần nắp và hộp có dán nắp chắc chắn sẽ giúp trải nghiệm sử dụng khăn giấy khô của mẹ trở nên thuận tiện hơn.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về đặc điểm cũng như cộng dụng tuyệt vời của các loại khăn giấy khô. Đặc biệt là các mẹ bỉm, khi sử dụng khăn giấy khô để vệ sinh và chăm sóc bé sẽ có rất nhiều tiện lợi đó ạ. Nếu mẹ còn băn khoăn gì về các loại khăn giấy khô, mẹ để lại bình luận bên dưới để được phản hồi sớm nhất mẹ nhé!

Giỏ hàng 0