Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Con yêu bước vào độ tuổi ăn dặm đồng nghĩa nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Nhờ sự phát triển của khứu giác, vị giác mà con nhạy với mùi thơm, hương vị hơn so với giai đoạn trước. Biết con thích thú nhiều món mới lạ, mẹ muốn biến tấu nhiều công thức để con măm măm thật ngon miệng. Thế nhưng mẹ vẫn còn nhiều băn khoăn, chẳng biết học hỏi cách nấu món ăn dặm ở đâu. Đừng lo mẹ nhé, Góc của mẹ bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán ngay đây ạ. Lưu lại để chế biến cho bé cưng ngay thôi mẹ ơi!

Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán – xem ngay kẻo lỡ mẹ ơi?

1. 3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi

Chuyên gia dinh dưỡng vẫn thường khuyến cáo 6 tháng là độ tuổi lý tưởng nhất để con làm quen với quá trình ăn dặm. Mẹ có thắc mắc tại sao không ạ? Do hệ tiêu hóa của bé cưng đã dần hoàn thiện, dung nạp được thực phẩm mới và nghiền nhuyễn, đảo trộn thức ăn trơn tru hơn đó ạ. Nhờ vậy, thức ăn sẽ được chuyển hóa thành dưỡng chất có lợi như protein, vitamin, khoáng chất,… nuôi cơ thể. 

Ngoài việc bổ sung sữa mẹ/sữa công thức, mẹ cũng có thể thêm thắt nhiều món ngon từ trái cây có kết cấu mềm (chuối, bơ,..) và những loại thịt (thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…) để đa dạng thực đơn, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào giúp bé cưng tràn trề sức sống, hoạt động suốt ngày dài. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi

Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về những loại thịt bé cưng 6 tháng tuổi măm măm được, mẹ nhấn ngay vào link Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? 5 loại thịt giàu protein – kích thích vị giác cho bé yêu để áp dụng đúng thực phẩm cho bé, giúp con ăn ngoan, lớn nhanh mẹ ơi.

1.1. Bơ nghiền sữa mẹ/sữa công thức bắt miệng

Nghe đến bơ mẹ nghĩ ngay đến thực phẩm giàu chất béo, có vị béo béo bùi bùi, mẹ sợ bé cưng ăn vào dễ bị ngán. Sự thật không phải thế đâu ạ, ngược lại, bơ có vị rất bắt miệng, dễ ăn, kết cấu mềm mịn phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của con. Chẳng những kích thích vị giác, quyến luyến nơi đầu lưỡi mà bơ nghiền sữa còn hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện, cao khỏe mỗi ngày. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Bơ nghiền sữa mẹ/sữa công thức bắt miệng

Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa hàm lượng lớn những dưỡng chất như vitamin C, E, K, kali, chất xơ,… giúp bé tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch và tránh xa khỏi những tác nhân gây hại. Bơ nghiền sữa mẹ/sữa công thức chắc chắn sẽ là món khoái khẩu cho các cô cậu bé nhà mẹ. Cùng bắt tay làm ngay thôi ạ: 

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1/4 quả bơ chín
  • 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức 

 2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Bơ chín mua về mẹ bỏ vỏ và hạt, giữ lại phần thịt bơ thái lát mỏng rồi dùng muỗng nghiền nhuyễn. 
  • Bước 2: Tiếp đến mẹ đem trộn bơ với 60ml sữa mẹ/sữa công thức, đánh đều đến khi thu được hỗn hợp mềm mịn, có độ sánh nhất định. 
  • Bước 3: Giờ thì cho bé măm măm thôi mẹ, chắc chắn bé sẽ thích mê đó ạ! 

3 – Lưu ý cho mẹ: Quả bơ là “linh hồn” của món ăn, do đó mẹ ưu tiên chọn lựa những quả có cuống nhỏ, cầm nặng tay, vỏ xanh lấm tấm vàng, khi lắc nghe tiếng hạt lục cục. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ ưu tiên chọn lựa những quả có cuống nhỏ, cầm nặng tay, vỏ xanh lấm tấm vàng, khi lắc nghe tiếng hạt lục cục

1.2. Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon

Bí đỏ lúc chưa nấu thường có độ cứng nhất định nhưng lúc nấu lên lại mềm mịn và tan nhanh trong miệng bé. Một bát cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon sẽ kích thích vị giác của con, giúp con ăn uống ngon miệng hơn đó ạ.

Không những vậy, món bí đỏ thịt heo chứa nhiều dưỡng chất  có lợi như vitamin A, B, C, canxi, magie, sắt,… cực tốt cho mắt và xương, củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa giun sán hiệu quả. Còn chần chờ gì mà không vào bếp làm ngay thôi mẹ ơi: 

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g bí đỏ
  • 50g thịt heo xay nhuyễn
  • 25g gạo tẻ 
  • Dầu ăn dặm 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Món bí đỏ thịt heo chứa nhiều dưỡng chất  có lợi như vitamin A, B, C, canxi, magie, sắt,…

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Bí đỏ mua về mẹ gọt sạch vỏ, rửa với nước và cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2-3 cm. 
  • Bước 2: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều. Phương pháp này không chỉ giúp con ăn dặm dễ dàng mà còn rút ngắn thời gian chế biến. 
  • Bước 3: Với thịt heo xay nhuyễn, mẹ xào sơ qua với dầu ăn dặm để thịt săn lại. 
  • Bước 4: Tiếp đến, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho bí đỏ, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong và thơm ngon hơn. 
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ đổ thịt đã sơ chế vào nồi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp, múc ra bát cho con măm măm thôi ạ. 

3 – Lưu ý cho mẹ: Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon bổ dưỡng sẽ giúp bé cưng đổi vị và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, dùng mãi thịt heo cũng ngấy và chưa tạo được thực đơn mới mẻ đúng không mẹ ơi. Nếu vậy, mẹ đừng bỏ qua bài viết Cháo bí đỏ cho bé ăn dặm – 4 cách nấu đơn giản, nhanh chóng nhé! 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Tham khảo thêm nhiều món cháo bí đỏ bằng cách nhấn vào đường link đính kèm mẹ ơi

1.3. Súp khoai tây thịt bò chống ngán

Thịt bò cũng là thực phẩm giàu protein và calo, hỗ trợ bé ăn uống ngon miệng và thúc đẩy cân nặng phát triển an toàn. Kết cấu món súp khoai tây thịt bò tương đối sánh mịn, không quá cứng cũng không quá lỏng, phù hợp với những bé mới tập tành ăn dặm. Chưa kể, thịt bò còn là nguồn cung creatine tự nhiên tuyệt vời, đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein giúp hệ cơ của bé yêu phát triển lành mạnh. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Kết cấu món súp khoai tây thịt bò tương đối sánh mịn, không quá cứng cũng không quá lỏng, phù hợp với những bé mới tập tành ăn dặm

Nguồn sắt dồi dào trong thịt bò cũng giúp bé bổ máu, cung cấp năng lượng suốt ngày dài đó mẹ. Vị ngon của thịt bò kết hợp với mùi thơm đặc trưng của khoai tây sẽ là điểm cộng “to đùng” giúp con ăn nhiều hơn mà không bị ngán. 

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 củ khoai tây 
  • 100g thịt bò
  • 1 củ cà rốt 
  • Dầu ăn dặm 

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện 

  • Bước 1: Mẹ mua thịt bò tươi về và rửa sạch với nước, thái thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn. 
  • Bước 2: Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch với nước muối loãng rồi xả nước sạch; đem khoai đi hấp hoặc luộc chín rồi mới nghiền nhuyễn mẹ nhé. 
  • Bước 3: Tiếp đến, mẹ gọt vỏ cà rốt, rửa sạch tương tự khoai tây rồi thái hạt lựu vừa ăn. 
  • Bước 4: Mẹ cho một ít dầu ăn dặm vào nồi, lần lượt cho thịt bò, cà rốt vào đảo đều đến khi chín mềm. 
  • Bước 5: Sau đó, mẹ cho khoảng 400 – 500ml nước và khoai tây vào nồi, dùng vá/muôi khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp. 
  • Bước 6: Múc súp ra bát nhỏ và cho bé măm măm được rồi mẹ ơi!
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi
Thành phẩm cực kì bắt mắt, hứa hẹn sẽ khiến con “thương nhớ”

3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Để đảm chọn mua được thịt ngon, mẹ chọn những miếng có màu đỏ tươi xen lẫn những đường gân màu trắng, đàn hồi tốt, chạm vào có độ nảy nhất nhất định, không chọn những miếng thịt có màu nhợt nhạt hoặc mùi khó chịu nhé.

Cách chọn thịt bò ngon cho bé ăn dặm
Thịt bò ngon sẽ quyết định chất lượng bữa ăn

2. 3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé 7 đến 9 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn ăn dặm thứ hai, con đã làm quen dần với thực phẩm mới nên dễ dàng tiếp nhận thêm các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua…. Mẹ quan sát biểu hiện của con, tùy vào nhu cầu (con chán ngán món cũ, thấy thịt heo, thịt bò là lắc đầu nguầy nguậy) và thể trạng (con thấp còi, thiếu chất do ăn mãi 1-2 loại thực phẩm), từ đó áp dụng những công thức bên dưới để đa dạng thực đơn, giúp ngon ăn dặm chống ngán hiệu quả. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé 7 đến 9 tháng tuổi

2.1. Cháo tôm tươi nấu mồng tơi bổ dưỡng

Rau mồng tơi và tôm là hai thực phẩm dinh dưỡng, hỗ trợ bé 7 – 9 tháng tuổi phát triển toàn diện. Mùi thơm đặc trưng hòa quyện cùng kết cấu món ăn mềm mịn sẽ kích thích vị giác của bé, khiến bé ăn tù tì cả bát to mẹ ạ. 

Đồng thời, cháo tôm tươi nấu mồng tơi còn chứa nhiều chất nhầy pectin hỗ trợ nhuận tràng, bé đi tiêu dễ dàng, tạm biệt chứng táo bón “trời ơi đất hỡi” và cung cấp vitamin A giúp đôi mắt bé sáng khỏe, tinh anh. Có món ăn này rồi, con yêu chẳng những măm măm ngon miệng mà còn khỏe trong khỏe ngoài đó ạ! 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Cháo tôm tươi nấu mồng tơi còn chứa nhiều chất nhầy pectin hỗ trợ nhuận tràng, bé đi tiêu dễ dàng, tạm biệt chứng táo bón “trời ơi đất hỡi”

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

  • 30g cháo hạt vỡ 
  • 3 con tôm sú tươi ngon 
  • 25g rau mồng tơi 
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một trong những loại rau dễ ăn – dễ nuốt – chống ngán cực hiệu quả mẹ ơi

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện 

  • Bước 1: Mẹ mua tôm về nhớ cắt đầu, bỏ chân, bỏ vỏ, lấy chỉ lưng và rửa sạch với nước. Sau đó mẹ băm nhuyễn thịt tôm để con dễ ăn. 
  • Bước 2: Rau mồng tơi mẹ rửa sạch rau rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. 
  • Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, cho thêm 500ml, 30g cháo hạt vỡ vào nấu khoảng 15-20 phút đến khi cháo chín đều, nở bung ra. 
  • Bước 4: Ở bước này, mẹ cho tôm băm nhuyễn vào nấu khoảng phút. Tiếp đến, mẹ cho mồng tơi vào nấu thêm 2-3 phút rồi tắt bếp 
  • Bước 5: Múc cháo ra bát và mang ra cho con măm măm mẹ nhé! 

3 – Lưu ý cho mẹ: Chọn tôm sao cho chuẩn tưởng dễ mà lại chẳng dễ chút nào đâu ạ, mẹ nên chọn những chú tôm có phần thân hơi cong, sờ vào thấy thịt căng chắc, vỏ tôm có màu tươi, bóng, trơn. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ tôm ngon, an toàn đó mẹ ơi! 

Chọn tôm tươi để đảm bảo chất lượng món ăn
Chọn tôm tươi để đảm bảo chất lượng món ăn

2.2. Súp cua đơn giản mà lại cực thơm ngon

Súp cua là món ăn không mấy xa lạ, mỗi khi nhắc đến súp là mẹ nghĩ ngay đến món này. Khi con bước vào tháng thứ 7, mẹ đã có thể bổ sung thịt cua để cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bé như canxi, photpho, vitamin B1, B2,… Nhờ hàm lượng dinh dưỡng “đáng gờm”, con yêu lớn nhanh như thổi, phát triển hệ xương tốt, củng cố hệ thống miễn dịch hiệu quả. Kết cấu cấu đặc sánh, mùi hương lưu luyến nơi cánh mũi sẽ giúp con măm măm thật ngon mà không lo bị ngán. Mẹ cùng vào bếp nấu ngay món súp này nhé! 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Kết cấu cấu đặc sánh, mùi hương lưu luyến nơi cánh mũi của súp cua sẽ giúp con măm măm thật ngon mà không lo bị ngán

1 – Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500g xương gà
  • 200g thịt gà
  • 300g cua
  • 1 quả trứng gà
  • 1 muỗng canh bột năng
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Súp cua đơn giản mà ngon miệng – kích thích vị giác bé yêu là một trong những bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán rất được các mẹ yêu thích. 

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ ưu tiên chọn xương gà ở phần ức để món ăn có vị ngọt thanh. Sau khi chọn được xương ngon, ưng ý, mẹ đem về rửa sạch, ngâm với hỗn hợp nước muối loãng + nước cốt chanh để khử mùi tanh. Mẹ rửa lại với nước sạch và cho vào nồi ninh từ 2 đến 3 giờ để thu được nước dùng. 
  • Bước 2: Thịt gà mua về mẹ cũng rửa sạch và cho vào nồi ninh xương ở bước 1. Đợi đến khi thịt chín thì vớt ra, xẻ thành từng sợi thịt nhỏ để con ăn mà không bị hóc. 
  • Bước 3: Ở bước này, mẹ rửa cua sạch sẽ rồi cho vào nồi nhỏ hấp chín. Mẹ vớt cua ra, loại bỏ mai và vỏ, tách lấy phần thịt. Mẹ chú ý thao tác kĩ bước này để vụn của vỏ cua không lẫn vào phần thịt nhé. 
  • Bước 4: Sau 2 – 3 giờ, mẹ quay lại vớt xương gà ra, tiến hành lọc lại nước dùng 2 lần để được trong, loại bỏ cặn thừa. Mẹ hòa tan 1 muỗng canh bột năng với nước rồi cho vào nồi nước dùng, nấu ở lửa liu riu. 
  • Bước 5: Để món ăn thêm phần bắt mắt, mẹ đừng quên đập một quả trứng rồi cho vào từ từ, khuấy đều tay đến khi có vân mây. 
  • Bước 6: Mẹ khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt thì cho thịt cua và thịt gà xé nhỏ vào, nấu khoảng 5-6 phút rồi tắt bếp. 
  • Bước 7: Giờ thì múc ra bát và cho con ăn thôi ạ! 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Thành phẩm là chén súp cua thơm ngon, nóng hổi

3 – Lưu ý cho mẹ: Để chọn được những con cua dày thịt, không bị bở, mẹ ưu tiên những con có phần yếm chắc chắn, bóp vào cảm nhận được độ cứng. Ngược lại, những con có phần mai mềm sụp, lỏng lẻo thì thường ít thịt, phần gạch cũng không chất lượng đâu ạ. 

2.3. Cháo cá hồi khoai lang giúp con đổi vị

Giữa muôn vàn loại cá dinh dưỡng, cá hồi luôn được “điểm mặt đặt tên” là thực phẩm lành mạnh, bổ trợ nhiều chất dinh dưỡng cho bé cưng đang “tuổi ăn tuổi lớn”. Cụ thể, cá hồi chứa rất nhiều omega-3, protein,… thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, giúp con phát triển cá về thể chất lẫn trí não. Món cháo cá hồi khoai lang thơm ngon, béo ngậy sẽ là lựa chọn vô cùng mới mẻ mà mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay để làm phong phú thêm thực đơn của con.  

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Món cháo cá hồi khoai lang thơm ngon, béo ngậy sẽ là lựa chọn mới mẻ để làm phong phú thêm thực đơn của con

1 – Chuẩn bị nguyên liệu 

  • 50g cá hồi phi lê có da
  • 1 củ khoai lang 
  • 30g gạo tẻ 
  • Dầu ăn dặm

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện 

  • Bước 1: Cá hồi mua về mẹ rửa sạch cùng hỗn hợp nước muối loãng + nước cốt chanh để khử mùi tanh rồi xả lại với nước sạch. Sau đó, mẹ cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. 
  • Bước 2: Khoai lang mua về mẹ gọt sạch vỏ, rửa với nước để loại bỏ bùn đất và cắt thành từng miếng khoanh khoảng 2-3 cm. 
  • Bước 2: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều. Bước 2 rất quan trọng đó ạ, bởi cách làm này sẽ giúp bé ăn dặm dễ dàng hơn và rút ngắn thời gian chế biến. 
  • Bước 3: Muốn cá hồi thơm ngon hơn thì đừng quên bật chảo rồi cho 1 muỗng canh dầu ăn dặm vào và áp chảo hai mặt cá, mỗi mặt 1 phút mẹ nhé.
  • Bước 4: Ở bước này, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho khoai lang, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong, thơm ngon. 
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho cá hồi đã sơ chế vào nồi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Súp cá hồi khoai lang thơm ngon, béo mịn

3 – Lưu ý cho mẹ: Lúc ra chợ, mẹ nhớ ấn vào thịt cá để kiểm tra độ ngon, nếu thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu chứng tỏ đây là cá tươi đó ạ! Ngoài ra mẹ cũng chọn những miếng phi lê cá hồi khô ráo, vân mỡ màu sáng và không chảy dịch bất thường. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7-9 tháng tuổi
Mẹ ấn vào thịt cá để kiểm tra độ ngon, nếu thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu chứng tỏ đây là cá tươi

3. 3 công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn trên 9 tháng tuổi, bé đã làm quen với chuyện mọc răng và đã có khoảng 3 – 4 chiếc răng sữa. Nhờ vậy, bé có thể cắn, nhai trơn tru hơn những tháng trước đó. Do vậy, mẹ cứ mạnh dạng bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng để đa dạng thực, giúp con chống ngán hiệu quả như nấm rơm, yến sào, bánh quy,… Chẳng để mẹ chờ lâu, Góc của mẹ “mách nhỏ” ngay 3 công thức cho bé trên 9 tháng ăn dặm chống ngán liền: 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Múc ra bát và cho con thưởng thức ngay thôi nào mẹ ơi

3.1. Cháo nấm rơm cà rốt cho bé ăn dặm

Chất xơ luôn là một trong những chất quan trọng, hỗ trợ con nhuận tràng, điều trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể con yêu hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất đó mẹ ơi. Món cháo nấm rơm cà rốt sẽ là một trong những lựa chọn lý tưởng trong những ngày con bị táo bón mà mẹ vẫn muốn con ăn uống ngon miệng, không bị ngán và bỏ bữa. Kết cấu món ăn đặc sánh quyện cùng chút dai giòn của nấm rơm, cà rốt chắc chắn sẽ kích thích vị giác của con, khiến con “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Món cháo nấm rơm cà rốt sẽ là một trong những lựa chọn lý tưởng trong những ngày con bị táo bón mà mẹ vẫn muốn con ăn uống ngon miệng, không bị ngán và bỏ bữa

1 – Chuẩn bị nguyên liệu 

  • 100g gạo tẻ
  • 200g nấm rơm
  • 1 củ cà rốt
  • Dầu ăn dặm 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Món cháo nấm rơm cà rốt cực bổ dưỡng lại dễ ăn nên rất được các mẹ bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán truyền tai nhau

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện 

  • Bước 1: Nấm rơm mua về mẹ cắt bỏ phần chân, phần bị dập nát rồi rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bùn đất, tạp chất. Sau đó, mẹ xả lại với nước sạch, để ráo rồi cắt làm đôi. 
  • Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ cà rốt, rửa với nước và cắt thành từng miếng khoanh nhỏ khoảng 2 – 3 cm. 
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều. Cách làm này sẽ giúp cháo nhanh nhừ và bé cũng măm măm ngon miệng hơn. 
  • Bước 3: Ở bước này, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho nấm rơm, cà rốt và gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong và thơm ngon hơn. 
  • Bước 4: Nấu khoảng 20 – 25 phút, mẹ tắt bếp, đổ ra bát và cho con thưởng thức thôi ạ! 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Món cháo nấm rơm cà rốt thơm ngon

3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ ưu tiên chọn nấm có màu tươi sáng, mùi nấm thoang thoảng trực trăng, không quá nồng gắt, kích thước nấm đồng đều, tránh chọn nấm xỉn màu, có mùi lạ, sờ vào thấy mềm nhũn. Lưu lại ngay mẹo này để chọn được nấm ngon mẹ nhé! 

3.2. Súp yến chưng đường phèn

Từ xa xưa, món yến chưng đường phèn đã được biết đến với công dụng giải nhiệt bổ phế, long đờm, giảm ho hiệu quả. Ngoài ra đây cũng là món ăn chứa nhiều dưỡng chất như protein, vitamin B, C, D, E, phốt pho, sắt,… Bổ sung yến chưng đường phèn không chỉ giúp bé ăn uống ngon miệng, thòm thèm không thôi mà còn bảo vệ bé khỏi bệnh tật, tăng cường sức đề kháng. Kết cấu món ăn tương đối mềm mịn, không khó nuốt hay khó nhai, mùi thơm dịu nhẹ cũng kích thích vị giác của con. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Thành phẩm cực kỳ thơm ngon là một trong những mẹo được bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán

1 – Chuẩn bị nguyên liệu 

  • 60g tổ yến nguyên tổ tươi hoặc 10g yến sào khô
  • 20g đường phèn 
  • 20g lá dứa
  • 500ml nước lọc 

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Tổ yến mua về mẹ ngâm nước khoảng 1-2 tiếng đến khi tơi ra, dùng nhíp nhổ từng cọng lông, tạp chất bám trên tổ yến. Mẹ tiếp tục ngâm nước thêm lần nữa đến khi yến nở mềm thì vớt ra để ráo. Nếu mẹ muốn tiết kiệm chi phí, hoặc thích tự tay làm thì nên mua tổ yến thô về tự sơ chế. Mẹ nào bận rộn thì có thể mua tổ yến đã sơ chế về (đã được làm sạch lông, tạp chất), chỉ cần ngâm nước như tổ yến thô đến khi nở hết ra.  
  • Bước 2: Sau khi có mẻ tổ yến đã được sơ chế chỉn chu thì mẹ bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước vào cùng 1 bó lá dứa, nấu trong khoảng 20 phút. Đến khi nước sôi, mẹ tắt bếp, nhấc nồi xuống, bỏ lá dứa ngoài và chỉ giữ lại phần nước. 
  • Bước 3: Ở bước này, mẹ cho nước lá dứa ra 1 thố sứ và đổ 10g tổ yến vào cùng. Mẹ đặt thố sứ vào nồi rồi chưng cách thủy khoảng 25 phút đến khi tổ yến nở đều. 
  • Bước 4: Mẹ cho 20g đường phèn vào thố yến chưng, để lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp. Mẹ để nguội một lúc rồi hẳn nhấc thố ra kẻo bỏng nhé! 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Yến chưng đường phèn là món ăn vô cùng bổ dưỡng

3 – Lưu ý cho mẹ: Hiện nay trên thị trường thật giả lẫn lộn, mẹ nên “chọn mặt gửi vàng” những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, mẹ nên cân nhắc những thương hiệu tổ yến có tiếng như: Yến sào Khánh Hòa, Yến Sào NUTRI NEST,… 

3.3. Bánh quy giòn tan giúp bé chống ngán

Mẹ vừa muốn ăn dặm chống ngán vừa muốn giữ gìn sức khỏe nên không muốn con ăn quá nhiều bánh quy công nghiệp bởi chúng chứa hàm lượng đường, chất béo cao làm con dễ béo phì. Nan giải quá mẹ nhỉ? Nhưng mẹ đừng lo, Góc của mẹ sẽ gửi ngay công thức làm bánh quy khoai lang giòn tan cực bổ dưỡng cho bé yêu đây mẹ. 

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Bánh quy giòn tan giúp bé chống ngán

Loại bánh này có kết cấu giòn tan với vị ngọt bùi, béo thơm chắc chắn sẽ chinh phục vị giác của những bé khó tính nhất. Mẹ lưu ý chỉ cho con ăn khi đã đủ 9 tháng tuổi trở lên nhé do giai đoạn này còn đã phát triển khả năng cầm nắm, nhai nuốt tốt mà không lo hóc nghẹn. Hàm lượng vitamin A, D, chất xơ,… có trong chất chẳng những hỗ trợ bé ăn dặm chống ngán mà còn bổ sung dinh dưỡng vô cùng tốt. 

Để biết thêm về nhiều loại bánh ăn dặm dặm từ “loại củ vàng” khoai lang thì mẹ chỉ cần một thao tác nhỏ là nhấn nhẹ vào đường link đính kèm để mở ra vô vàn kiến thức thú vị: 11 món bánh khoai lang cho bé ăn dặm càng ăn càng nghiền.

Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Mẹ có thể biến tấu khoai lang thành nhiều món bánh khác nhau

1- Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 60g khoai lang 
  • 100g bột mì hữu cơ
  • 10gr bột bắp hữu cơ
  • 2gr bột nở hữu cơ
  • 10ml dầu ăn dặm
  • 20ml sữa mẹ/sữa công thức
  • 1 lòng đỏ trứng gà 

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện: 

  • Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước muối để loại bỏ bùn đất và xả lại lần nữa với nước sạch. Tiếp đến mẹ bào sạch vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 2-3 cm. 
  • Bước 2: Ở bước này, mẹ đem hấp khoai trong 15 phút để khoai chín đều rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn ấm nóng.            
  • Bước 3: Lòng đỏ trứng gà mẹ đánh tan rồi trộn với dầu ăn dặm đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 4: Mẹ rây mịn bột bắp và bột mì và mang trộn đều với phần khoai đã sơ chế + hỗn hợp trứng vừa đánh. 
  • Bước 5: Tiếp đến mẹ đổ vào 20ml sữa công thức, 2gr bột nở vào nhào liên tục đến khi thu được khối bột dẻo mịn. 
  • Bước 6: Mẹ lót giấy nến hoặc rải bột lên bề mặt phẳng, cán mỏng rồi cắt thành miếng bánh vừa ăn và dùng nĩa xăm đều mặt bánh. 
  • Bước 7: Nếu nhà không có lò nướng thì mẹ có thể làm nóng nồi chiên không dầu ở 170 độ trong 15 phút. Sau đó mẹ phủ giấy nến lên vỉ nướng rồi xếp bánh cẩn thận vào nồi, nướng ở 170 độ trong 18-20 phút. 
  • Bước 8: Bánh chín mẹ xấp ra đĩa và mang ra cho con yêu mum mum! 
Công thức ăn dặm chống ngán cho bé trên 9 tháng
Bánh quy khoai lang với vị ngọt bùi, béo ngậy

3 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Nếu mẹ muốn bánh giòn ngon hơn, đừng quên trở mặt bánh và nướng thêm khoảng 4-5 phút mẹ nhé. Bánh quy khoai lang có thể bảo quản ở nhiệt độ thường trong 1 tuần nếu mẹ đựng trong hũ kín gió đó ạ! 

4. 4 lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ nên “nằm lòng”

Ăn dặm đánh dấu quá trình phát triển của bé cưng nên mẹ cẩn thận từng chút một, sợ bất kì sai sót nào cũng sẽ khiến con chậm phát triển, chẳng bằng bạn bằng bè. Hiểu được nỗi lòng đó, Góc của mẹ mách mẹ 4 lưu ý “vàng” dưới đây để quá trình ăn dặm của con diễn ra trơn tru nhất nhé: 

Lưu ý để bé ăn dặm ngon miệng
4 lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ nên “nằm lòng”

1 – Vệ sinh tay và miệng của bé thật sạch sẽ: 

Những món ăn dặm ngoài sữa mẹ/sữa công thức thường thơm ngon, kích thích vị giác, giúp con chống ngán hiệu quả. Thế nhưng do con mới tập tành ăn dặm nên không tránh khỏi lóng ngóng, ăn uống vương vãi khắp nơi và dây ra tay miệng, quần áo. Những lúc thế này mẹ lại “đau đầu” tìm cách giúp con vừa ăn dặm thỏa thích vừa đảm bảo vệ sinh vì sợ lau bằng khăn giấy hay khăn xô không sạch, thức ăn thừa vương lại gây các vấn đề về da như mẩn ngứa, tay chân miệng. 

Lưu ý để bé ăn dặm ngon miệng
Vệ sinh tay và miệng của bé thật sạch sẽ

Theo đó, mẹ dễ dàng đánh bay đánh bay vết lem nhem trên khuôn mặt, tay miệng của con bằng cách dùng khăn ướt Mamamy. Với thành phần chống hăm, rôm sảy được cấp bằng sáng chế Mỹ, hoạt chất kháng khuẩn an toàn đến mức dùng vệ sinh răng miệng, giúp mẹ vừa lau sạch cặn thức ăn, vừa tạo lớp màng bảo vệ trên da, con không lo gặp các vấn đề liên quan đến tay chân miệng hay nổi mẩn đỏ ngứa ngáy nữa rồi mẹ ạ! 

Khăn ướt Mamamy
Khăn ướt Mamamy kháng khuẩn là “trợ thủ đắc lực” của mẹ

Mamamy hiện còn đang có ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt cực hời, số lượng có hạn, mẹ mua tích về dùng dần chăm sóc toàn diện cho bé yêu nha!

Khuyến mãi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy
Deal mua 1 tặng 1 khăn ướt dành riêng cho mẹ lần đầu mua sắm tại Mamamy

 2- Mẹ mua nguyên liệu ở những địa chỉ uy tín 

Khi cho con ăn dặm, mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon, có kiểm định, thời hạn sử dụng rõ ràng bởi hệ tiêu hóa của con rất nhạy cảm, bất kỳ tác động nào dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến con bị tiêu chảy, nôn trớ. Tốt nhất, mẹ nên mua thực phẩm ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị như VinMart, Co.opMart, Bách Hóa Xanh,… 

 3 – Không thúc ép con ăn quá nhiều mẹ nhé 

Mẹ thấy con đã bước sang giai đoạn mới nên muốn thúc con ăn nhiều để đảm bảo đủ năng lượng hoạt động suốt ngày dài và không bị sụt cân, hụt ký so với bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng mẹ đâu biết rằng mẹ càng ép con lại càng nảy sinh cảm giác chán ghét, dẫn đến biếng ăn sinh lý, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển và lớn khôn của bé. 

Lưu ý để bé ăn dặm ngon miệng
Không thúc ép con ăn quá nhiều mẹ nhé

Thay vì suốt ngày ép con ăn nhiều thật nhiều, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, quan sát biểu hiện, thái độ của con với món ăn đó để có sự điều chỉnh, thay thế phù hợp. Mẹ cũng đừng la mắng con nhé mà nên động viên, khen ngợi để con nhận thức quá trình ăn dặm vô cùng vui vẻ, chẳng đáng sợ tí nào! 

Với sự “mách nước”, bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán trên đây, chắc chắn mẹ đã có thể xây dựng thực đơn cho con yêu theo từng nhóm tuổi khác nhau mà không còn phải lăn tăn, nghĩ ngợi nhiều. Bên cạnh đó, mẹ đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về những lưu ý khi cho con ăn dặm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật! 

Mẹ đang loay hoay tìm kiếm biệt danh cho tên Phương vừa đặc biệt, vừa đáng yêu cho con nhưng mãi vẫn chưa tìm ra biệt danh phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ những cách đặt biệt danh cực hay, cực chất và tạo nên sự khác biệt chỉ riêng bé mới có. Cùng Góc của mẹ khám phá nhé!

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

Công cụ tìm tên con

Giới tính bé nhà mình

Mẹ muốn tìm tên cho bé bắt đầu bằng

1 kết quả

Mẹ tìm kiếm nhiều nhất...

Thông minh Tài giỏi Xinh đẹp May mắn

Mẹ tìm kiếm nhiều nhất...

Bình An Hoàng Quân Quỳnh Anh
2022

Dành cho mẹ nào sắp sinh bé hoặc sẽ đón bé vào năm sau nhé!

a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z
Tên Giới tính Ý nghĩa Năm Yêu thích Slug
Bảo An Nam, Nữ

Bảo có nghĩa là bảo vật, báu vật, là điều vô cùng quý giá. An có nghĩa là an lành, yên bình. Bảo An có thể hiểu con như bảo vật quý giá, mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình

... Xem thêm
2022 A bao an
Bình An Nam

Một cái tên ấm áp phải không bố mẹ. Chữ "Bình" là sự êm ấm, thư thái, còn "An" có nghĩa là an lành, yên bình. “Bình An” có thể hiểu là cha mẹ mong con có cuộc sống bình an, êm đềm, sẽ không gặp bất cứ sóng gió hay trắc trở nào đó.

... Xem thêm
2022,2023 A binh an
Ðăng An Nam

Cái tên rất hay đúng không nhà mình. Đăng có nghĩa là ngọn đèn, An là yên định. Đăng An có nghĩa là ngọn đèn bình yên, mong con có cuộc sống yên bình, là người có năng lực mạnh mẽ, định hướng cho người khác đó

... Xem thêm
2022,2023 A dang an
Duy An Nam

Cái tên nghe thật mạnh mẽ nhà mình nhỉ? Chữ "Duy" mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là từ chỉ sự thông minh, hiểu biết hoặc ước mong về một cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Còn "An" lại có nghĩa là an lành, bình yên, mong cho con có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ. Đặt tên con là Duy An để mong con có cuộc sống an bình, viên mãn.

... Xem thêm
2022,2023 A duy an
Gia An Nam, Nữ

"Gia" chỉ những điều tốt đẹp, phúc lành, đồng thời còn có nghĩa là gia đình, là mái nhà nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đặc biệt còn có nghĩa là sự đẹp đẽ, ưu tú, mang phẩm chất cao quý. "An" là bình an, may mắn, thư thái, an toàn. Gia An là "sự bình an của gia đình". Em bé Gia An sẽ là một sự may mắn, mai lại những điều tốt lành cho gia đình của mình và kể cả gia đình nhỏ sau này của chính con.

... Xem thêm
2022.,2023 A gia an

1. Tên Phương trong cổ văn

Từ Phương (芳) theo từ điển Hán Nôm mang nghĩa là cỏ thơm. Vì thế khi nhắc đến tên Phương, mọi người sẽ tưởng tượng ra một đồng cỏ bao la, bát ngát với màu xanh lá dịu mát thư thái tâm hồn. Khi đặt cho con cái tên này, chắc hẳn mẹ cũng mong bé yêu của mình có một đời an nhiên, tự tại, tự do vẫy vùng như hình ảnh cây cỏ đung đưa trước gió.

Như trong Bài Thu Phong Ca của bà chúa thơ Nôm viết:

Lan hữu tú hề cúc hữu phương, 

Hoài giai nhân hề bất năng vong 

  • Từ Phương còn có thể hiểu nghĩa là tiếng thơm, danh tiếng tốt, “lưu phương bách thế” 流芳百世 để tiếng thơm trăm đời. Mẹ mong bé có thể làm nên một điều gì đó có ích cho đời và lưu truyền hậu thế.
  • Từ Phương còn có ý chỉ cái tốt, cái đẹp. Như: “phương tư” 芳姿 có nghĩa là một cô gái có dáng dấp xinh đẹp, yểu điệu, thướt tha. Mẹ mong con gái cưng của mình có thể luôn luôn xinh đẹp và vui vẻ.
  • Ngoài ra, tên Phương còn thể hiện tính cách thông minh, lanh lợi, cả đời yên ổn, hài hòa, được nhiều người yêu quý.

Chỉ là một cái tên Phương đơn giản như thế nhưng nó lại là sự gửi gắm bao niềm hy vọng của mẹ vào tương lai của bé. Mẹ mong bé có thể trở thành một cô gái xinh đẹp, thông minh, có một cuộc sống tự do, thỏa sức vẫy vùng và luôn luôn được nhiều người yêu thương. Vậy đặt biệt danh cho tên Phương thế nào để vừa đáng yêu, vừa thể hiện được tình yêu của mẹ muốn gửi gắm vào bé, cùng Góc của mẹ khám phá nhé!

Ý nghĩa tên Phương
Tên Phương có nhiều ý nghĩa đặc biệt

2. 80+ Biệt danh cho bé gái tên Phương

Mẹ cùng Góc của mẹ điểm qua một số biệt danh cho tên Phương siêu độc lạ nhé!

 1- Phương sasimi

 2- Phương nhi

 3- Phương muội

 4- Phương múi xù

 5- Phương nhỏ

 6- Phương bé

 7- Phương tí hon

 8- Phương sushi

 9- Phương mì tôm

10- Phương bông

11- Phương cherry

12- Phương anna

13- Phương jenny

14- Phương anh

15- Phương nhí

16- Phương cute

17- Phương hạnh 

18- Phương lucky

20- Phương xinh

21- Phương tròn

22- Phương bé

23- Phương kimchi

24- Phương mèo

25- Phương gấu

26- Phương heo

27- Phương panda

28- Phương dâu tây

29- Phương cỏ

30- Phương thảo

31- Phương coca

32- Phương cacao

33- Phương lili

34- Phương lolita

35- Phương xoăn

36- Phương xù

37- Phương thìn

38- Phương mùi

39- Phương mỳ tôm

40- Phương phomai

41- Phương baby

42- Phương honey

43- Phương bắp

44- Phương pizza

45- Phương kẹo ngọt

46- Phương cookie

47- Phương ngô

48- Phương mỡ

49- Phương mi nhon

50- Phương hạt tiêu

51- Phương còi

52- Phương xinh

53- Phương yêu 

54- Phương love

55- Phương kiều

56- Phương elsa

57- Phương tú

58- Phương ngọt ngào

59- Phương sweetie

60- Phương phì

61- Phương nhỏ

62- Phương kem

63- Phương socola

64- Phương vanila

65- Phương susu

66- Phương trứng muối

67- Phương trung thu

68- Phương bơ gơ

69- Phương mong manh

66- Phương nhẹ nhàng

67- Phương mạnh mẽ

68- Phương hồng

69- Phương smile

70- Phương huhu

71- Phương mít ướt

72- Phương béo

73- Phương phở

74- Phương cháo lòng

75- Phương cua

76- Phương mực

77- Phương mèo

78- Phương miu miu

79- Phương hihi

80- Phương haha

Biệt danh độc lạ cho bé tên Phương
Biệt danh cho tên Phương độc lạ

3. Biệt danh cho tên Phương theo loại thực phẩm bé yêu

3.1 Biệt danh cho tên Phương theo đồ ăn bé yêu thích

Mẹ để ý xem bình thường bé yêu của mẹ thích ăn những món ăn gì, mẹ sẽ đặt biệt danh cho bé liên quan đến đồ ăn mà bé yêu thích nhé!

 1- Phương mì tôm

 2- Phương bánh bèo

 3- Phương kem

 4- Phương sushi

 5- Phương bánh canh

 6- Phương bún bò

 7- Phương cơm tấm

 8- Phương bánh mì

 9- Phương snack

10- Phương burger

11- Phương cua

12- Phương chả cá

13- Phương hủ tiếu

14- Phương cốm

15- Phương xôi gà

16- Phương mỳ ý

17- Phương bánh tráng trộn

18- Phương udon

19- Phương tokbokki

20- Phương hotpot

Đồ ăn ưa thích của bé sẽ là một gợi ý tuyệt vời giúp mẹ lựa chọn biệt danh cho bé
Đặt biệt danh cho bé Phương dựa theo món ăn mà bé thích

3.2 Biệt danh cho tên Phương theo loại quả bé thích

Bé của mẹ thích ăn loại trái cây gì mẹ nhỉ? Mẹ đặt biệt danh cho bé theo loại trái cây mà bé yêu thích nhé!

 1- Phương dâu

 2- Phương kiwi

 3- Phương cherry

 4- Phương sầu riêng

 5- Phương nho

 6- Phương bưởi

 7- Phương cam

 8- Phương thơm

 9- Phương hồng

10- Phương lê

11- Phương táo

12- Phương mận

13- Phương đào

14- Phương dưa lưới

15- Phương hạnh nhân

16- Phương quýt

17- Phương chôm chôm

18- Phương nhãn

19- Phương ổi

20- Phương xoài

Biệt danh cho tên Phương theo loại quả bé thích
Đặt biệt danh theo loại hoa quả mà bé thích ăn

3.3 Biệt danh cho tên Phương theo đồ uống bé thích

Đặt biệt danh theo đồ uống yêu thích cũng là một cách khá hay đó mẹ. Mẹ tham khảo nhé!

 1- Phương trà xanh

 2- Phương trà sen 

 3- Phương cafe

 4- Phương bạc xỉu

 5- Phương trà đào

 6- Phương trà ổi

 7- Phương trà tắc

 8- Phương sữa tươi

 9- Phương trà dâu

10- Phương coca

12- Phương pepsi

13- Phương cacao

14- Phương soda

15- Phương latte

16- Phương trà sữa

17- Phương siro

18- Phương bạc hà

19- Phương cocktail

20- Phương dừa

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Phương
Đặt biệt danh theo đồ uống mà bé thích

4. Biệt danh cho tên Phương trong các tác phẩm nghệ thuật 

Ngoài những cách đặt biệt danh đã nêu trên, mẹ có thể tham khảo cách đặt biệt danh cho tên Phương theo tên của những nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật hoặc phim ảnh mà mẹ yêu thích. Mẹ tham khảo một vài cách đặt tên sau nhé!

 1- Kiều Kiều – Truyện Kiều của Nguyễn Du

 2- Jadoo – Phim hoạt hình Hello Jadoo

 3- Xuka – Truyện Doremon 

 4- Bong Bong – Phim Cô nàng mạnh mẽ Do Bong Soon

 5- Lan – Phim Mắt Biếc của Nguyễn Nhật Ánh

 6- Thuyền – Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc

 7- Thi Thi – Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc

 8- Hoàng Hoàng – Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc

 9- Quân Quân – Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc

10- Kỷ Kỷ – Đắc kỷ trụ vương

12- Trân Trân – Huyền Trân Công Chúa

13 Hân Hân – Công chúa Ngọc Hân

14- Hương Hương – Bà chúa thơ nôm

15 Harry – Truyện Harry Poster

16- Nga – Hằng Nga tiên tử

17 Ri Ri – Cô bé Heri trong Gia đình là số 1

18- Shinshin – Cậu bé bút chì

19- Vy Vy – Phim Yêu em từ cái nhìn đầu tiên

20- Ran – Ran Mori trong truyện Conan

Biệt danh cho bé theo tên nhân vật hoạt hình
Đặt biệt danh theo nhân vật trong phim

5. Biệt danh cho tên Phương theo ngoại hình 

Mẹ cũng có thể đặt biệt danh dựa theo đặc điểm ngoại hình của bé để mọi người dễ nhận ra bé hơn. Góc của mẹ gợi ý cho mẹ một số cách đặt biệt danh sau đây:

5.1 Biệt danh cho tên Phương dựa theo vóc dáng của bé

 1- Phương mũm mĩm

 2- Phương gầy

 3- Phương bé bỏng

 4- Phương bé con

 3- Phương hạt tiêu

 4- Phương hạt đậu

 5- Phương gấu

 6- Phương còi

 7- Phương Xíu

 8- Phương kẹo mút

 9- Phương ốc quế

10- Phương trái lê

11- Phương đồng hồ cát

12- Phương tí hon

13- Phương bé con

14- Phương cao

15- Phương thon thả

16- Phương bé xíu

17- Phương tí ti

18- Phương phì

19- Phương mong manh

20- Phương mảnh mai

mẹ có thể đặt biệt danh cho tên Phương dựa theo vóc dáng của bé
Đặt biệt danh cho Phương dựa theo vóc dáng của bé

5.2 Biệt danh cho tên Phương dựa theo làn da của bé

 1- Phương cafe

 2- Phương bánh mật

 3- Phương mun

 4- Phương bánh bao

 5- Phương trắng hồng

 6- Phương trà sữa

 7- Phương trà đen

 8- Phương mũm mĩm

 9- Phương sữa

10- Phương kem

mẹ có thể đặt biệt danh cho tên Phương dựa theo làn da của bé
Đặt biệt danh dựa theo làn da của bé

5.3 Biệt danh cho tên Phương dựa theo mái tóc của bé

 1- Phương xoăn

 2- Phương nâu

 3- Phương tóc mây

 4- Phương mỳ tôm

 5- Phương xù

 6- Phương mượt

 7- Phương rối

 8- Phương tóc vàng

 9- Phương tóc đen

10- Phương tóc tém

mẹ có thể đặt biệt danh cho tên Phương dựa theo màu tóc của bé yêu
Đặt biệt danh cho Phương dựa theo mái tóc của bé

6. Biệt danh cho tên Phương trong tiếng Anh

Nếu mẹ muốn con mình trở nên đặc biệt hơn và gây ấn tượng với mọi người thì mẹ có thể đặt biệt danh tiếng anh cho bé. Mẹ tham khảo một vài cách đặt biệt danh sau đây nhé!

6.1 Biệt danh tiếng anh cho tên Phương dựa theo từ đồng âm

1- Primavera – Xinh đẹp, vui tươi như mùa xuân

 2- Panda – Chú gấu trúc đáng yêu

 3- Pandora – Cô gái hội tụ nhiều năng khiếu, tài lẻ

 4- Phedra – Đẹp đẽ, sáng chói như ánh mặt trời

 5- Philippa – Cô gái xinh đẹp, dịu dàng

 6- Phoebe: Giỏi giang, có tầm nhìn và hiểu biết sâu rộng

 7- Primrose: Xinh đẹp như đóa hoa hồng

 8- Peg– Viên ngọc sáng quý giá

 9- Pamela– Cô gái ngọt ngào, dịu dàng

10- Pansy – cuộc đời an nhàn, được nhiều người yêu quý

11- Peggy– Viên ngọc lục bảo quý giá

12- Prudence – cẩn thận, tỉ mỉ

13- Phoenix– giỏi giang, có đức có tài

14- Pearl – đẹp, trong sáng như viên ngọc

15- Phoung – Cao quý, tự tại chư chim phượng hoàng

16- Priscilla – Hiếu thảo, biết yêu thương, chia sẻ

17- Phelan– Mạnh mẽ, kiên cường và thông minh

18- Patrick – Thanh cao, sáng lạn, có tầm nhìn xa trông rộng

19- Peaceful– hòa bình, yên bình

20- Penny – Đồng xu nhỏ 

Sử dụng tiếng anh để đặt biệt danh cho bé cũng là một xu hướng hiện nay được nhiều mẹ ưa thích
Đặt biệt danh cho tên Phương dựa theo từ đồng âm

6.2 Biệt danh tiếng anh cho tên Phương theo tên người nổi tiếng

Mẹ cũng có thể đặt biệt danh cho Phương theo tên người nổi tiếng mà mẹ thích. Sau đây là một vài gợi ý cho mẹ, mẹ tham khảo nha.

 1- Poehler – Nghệ sĩ đa tài người Mỹ Amy Poehler

 2- Peet – Diễn viên người Mỹ Amanda Peet

 3- Paquin – Diễn viên nổi tiếng New Zealand Anna Paquin

 4- Prinsloo – Người mẫu Behati Prinsloo 

 5- Phillipsmột nữ diễn viên, người mẫu và ca sĩ người Mỹ Bijou Phillips

 6- Palin – Phát thanh viên nổi tiếng Bristol Palin

 7- Partonca sĩ, nhạc sĩ nhạc đồng quê, diễn viên và nhà từ thiện người Mỹ Dolly Parton

 8- Pompeodiễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất phim người Mỹ Ellen Pompeo

 9- Pugh – Nữ diễn viên Anh quốc Florence Pugh

10 – Perrymột nữ ca sĩ, nhạc sĩ và giám khảo chương trình truyền hình người Mỹ Katy Perry 

Sử dụng tên người nổi tiếng để đặt biệt danh cho con cũng là một xu hướng hiện nay được nhiều mẹ ưa thích
Đặt biệt danh tiếng anh theo tên người nổi tiếng

6.3 Biệt danh cho tên Phương theo ý nghĩa tên trong tiếng anh

Tên Phương ý chỉ một người con gái xinh đẹp, thông minh và lanh lợi, được nhiều người yêu quý. Vậy có từ tiếng anh nào đồng nghĩa với những ý nghĩa đặc biệt của tên Phương không? Mẹ tham khảo một vài gợi ý sau nhé!

 1- Astrid

 2- Bella

 3- Alana

 4- Beau

 5- Bonnie

 6- Jolie

 7- Zain

 8- Mika

 9- Nomi

10- Rumi

11- Ingrid

12- Callista

13- Memphis

14- Alina

15- Kenneth

16- Zayn

17- Caoimhe

18- Cosima

19- Rosalind

20- Beautiful

ý nghĩa của tên Phương
Đặt biệt danh theo ý nghĩa tên

7. Lưu ý khi bố mẹ đặt biệt danh cho bé

Biệt danh tuy chỉ là cái tên để gọi thân mật của bé thôi nhưng khi đặt tên cho bé mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Biệt danh mà mẹ đặt cho bé cần tạo cảm giác vui vẻ, đáng yêu để khi bé có nhận thức sẽ không bị tổn thương bởi biệt danh này.
  • Nhiều mẹ thường thích đặt biệt danh cho con bằng tiếng anh để vừa độc đáo, vừa tạo nên sự khác biệt, nhưng mẹ cần lưu ý về nghĩa tiếng việt của biệt danh tiếng anh đó. Nên chọn những biệt danh có ý nghĩa vui tươi, đáng yêu cho bé mẹ nhé!
  • Một điều nữa cũng đáng lưu ý là khi đặt biệt danh mẹ nên chọn những biệt danh gần gũi, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc. Như thế, mọi người sẽ dễ dàng nhớ tên của bé và bé cũng có thể dễ dàng tự đọc tên của mình. 
Lưu ý cho mẹ khi đặt biệt danh cho bé
Một số lưu ý khi đặt biệt danh cho bé yêu

Bên cạnh việc lựa chọn cho con một cái tên thật đặc biệt, trang bị những kiến thức chăm sóc con cần thiết, mẹ còn đang tìm kiếm những sản phẩm chất lượng để chào đón con yêu trong điều kiện tốt nhất. Gợi ý set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy đang giảm đến 60%, 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!

Chương trình sale
Chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ

Bài viết trên đã bật mí cho mẹ cách đặt biệt danh cho tên Phương vừa hay, vừa độc đáo. Hy vọng rằng những chia sẻ, gợi ý về cách đặt biệt danh sẽ giúp mẹ lựa chọn được biệt danh phù hợp nhất cho bé yêu. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Góc của mẹ để nhận được những lời khuyên hữu ích mẹ nhé!

Xem thêm:  Mách mẹ cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cực độc đáo! 

Một biệt danh hay và đáng yêu dường như là món quà đầu tiên mà mẹ muốn dành tặng cho con nhất khi con chào đời. Tuy nhiên, mẹ lại băn khoăn, không biết biệt danh nào phù hợp cho tên Giang một cách thật đáng yêu và dễ thương? Mẹ hãy yên tâm vì bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ tham khảo thêm những biệt danh hay cho tên Giang nhé!

Mẹ có thể tìm nhanh các tên cho con gái theo chữ cái hay bằng công cụ dưới đây.

Mẹ tham khảo thêm: Công cụ đặt tên con giúp mẹ đặt tên bé ý nghĩa nhất!

1. Ý nghĩa tên Giang

Mẹ biết không, Giang vốn là một trong những cái tên phổ biến được rất nhiều bố mẹ sử dụng để đặt cho thiên thần nhỏ của mình. Bởi lẽ từ “Giang” không những dễ nhớ, dễ gọi mà chúng còn có thể đặt cho cả con trai và con gái. Đồng thời, từ Giang còn mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Dưới đây sẽ là những ý nghĩa nổi bật nhất của tên Giang được nhiều người biết đến, cũng như giúp mẹ có thể hiểu rõ hơn tên của con mình: 

1- Với ý nghĩa đầu tiên, Giang có nghĩa là dòng sông: Sông nước là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu để tạo nên thiên nhiên hòa quyện cùng ánh sáng, không khí, đất đai, động vật,… Dòng sông còn là dòng chảy êm đềm và mát mẻ vào những ngày oi bức. Chúng ta còn có thể cảm thấy sự tĩnh lặng và trầm mặc qua bề mặt dòng sông. Do đó, khi đặt tên Giang cho con, mẹ mong muốn con trở thành người có tính cách hiền hòa, điềm tĩnh, tự do tự tại và có cuộc sống an yên sau này.

Biệt danh hay cho tên Giang
Tên Giang có nghĩa là dòng sông

1- Ý nghĩa thứ hai, Giang là sự gánh vác: Điều này ẩn dụ cho thấy mẹ mong muốn sau này có thể trở thành một người có thể gánh vác được trọng trách lớn, thăng hoa trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Mong con có thể thành một người có quyền lực, tự nhận ra cho mình hướng đi đúng đắn để thành công và có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng trên đường công danh của mình. 

1- Ý nghĩa thứ ba, Giang là cây cầu bắc qua sông: Hàm ý mẹ mong con trở thành người có khả năng kết nối những điều tốt đẹp, hòa hảo. Hy vọng con yêu biết quan tâm, đồng cảm và giúp đỡ mọi người. Ngoài ra, với ý nghĩa này mẹ cũng muốn con sẽ trở thành người có tính cách vui vẻ, hòa đồng và thân thiện. Con có thể dễ dàng dĩ hòa vi quý, giải quyết mọi rắc rối trong cuộc sống một cách suôn sẻ, tốt đẹp nhất.

Ý nghĩa tên Giang
Tên Giang mang nhiều ý nghĩa khác nhau

2. Biệt danh hay cho tên Giang trong tiếng Việt

Để giúp mẹ tìm được biệt danh hay cho tên Giang phù hợp với con nhất, Góc của mẹ đã tổng hợp những biệt danh vừa ý nghĩa vừa đáng yêu, giúp con gây ấn tượng với mọi người, mẹ tham khảo nhé! 

2.1. Biệt danh cho bé gái tên Giang theo tính cách

  • Giang ngoan ngoãn
  • Giang nết na
  • Giang tiểu thư
  • Giang lí lắc
  • Giang lanh lợi
  • Giang duyên dáng
  • Giang đáng mến
  • Giang điệu
  • Giang chảnh
  • Giang bướng
  • Giang mít ướt
  • Giang cụ non
  • Giang nhu mì
  • Giang đỏng đảnh
  • Giang đanh đá
  • Giang chanh chua
  • Giang ngọt ngào
  • Giang biết tuốt
  • Giang hiền lành
Đặt biệt dahn độc đáo cho bé
Biệt danh cho bé gái tên Giang theo tính cách

2.2. Biệt danh cho bé trai tên Giang theo tính cách

  • Giang đầu gấu
  • Giang nghịch ngợm
  • Giang phóng khoáng
  • Giang loai choai
  • Giang hải hùng
  • Giang tinh tế
  • Giang tiền tỉ
  • Giang tồ tẹt
  • Giang lạnh lùng
  • Giang cool ngầu
  • Giang cục súc
  • Giang hí hửng
  • Giang ngẩn ngơ
  • Giang tài lanh
  • Giang lông bông
  • Giang mạnh mẽ
  • Giang hùng rơm
  • Giang quyết chiến
  • Giang dũng
  • Giang hầm hố
  • Giang sân bay
  • Giang vô tình
gợi ý mẹ cách đặt biệt danh cho bé trai tên Giang
Biệt danh cho bé trai tên Giang theo tính cách

2.3. Biệt danh cho tên Giang theo đồ ăn thức uống mẹ yêu thích

  • Giang sữa chua
  • Giang cacao
  • Giang trà mơ
  • Giang xí muội
  • Giang smoothie
  • Giang mocha
  • Giang xá xị
  • Giang soda
  • Giang cacao
  • Giang cà phê
  • Giang trà đào
  • Giang bông lan
  • Giang trà chanh
  • Giang chanh dây
  • Giang latte
  • Giang dâu tây
  • Giang yomost
  • Giang bánh mì
  • Giang milo
  • Giang trà sữa
Biệt danh cho bé theo đồ ăn thức uống bé yêu thích
Biệt danh cho tên Giang theo đồ ăn thức uống

2.4. Biệt danh cho tên Giang theo các loại hoa quả

  • Giang bắp cải
  • Giang đậu 
  • Giang táo
  • Giang hạt tiêu
  • Giang bắp
  • Giang Kiwi
  • Giang na
  • Giang nho
  • Giang thơm
  • Giang củ cải
  • Giang cà rốt
  • Giang su su
  • Giang ổi
  • Giang dưa hấu
  • Giang khoai tây
  • Giang cherry
  • Giang cam
  • Giang xoài
  • Giang quýt
  • Giang đậu
  • Giang ớt chuông
  • Giang gạo
  • Giang măng cụt
  • Giang hồng
  • Giang bí ngô
  • Giang dưa leo
  • Giang cà tím
  • Giang cà chua
  • Giang đậu đỏ
gợi ý mẹ cách đặt biệt danh cho bé Giang
Biệt danh cho tên Giang theo các loại hoa quả

2.5. Biệt danh cho tên Giang theo ngoại hình của bé

  • Giang sumo
  • Giang má lúm
  • Giang hồng hào
  • Giang sữa
  • Giang dễ thương
  • Giang sociu
  • Giang bé bỏng
  • Giang sún
  • Giang phụng phịu
  • Giang mỡ màng
  • Giang múp míp
  • Giang tươi rói
  • Giang nấm lùn
  • Giang tròn trĩnh
  • Giang trắng trẻo
  • Giang mắt tròn
  • Giang má phúng
  • Giang mũm mĩm
  • Giang hạt tiêu
  • Giang tóc xù
  • Giang tóc mây
  • Giang heo con
  • Giang siêu mẫu
  • Giang mắt nâu
Biệt danh cho bé tên Giang độc đáo theo ngoại hình của bé
Biệt danh cho tên Giang theo ngoại hình của bé

3. Biệt danh hay cho tên Giang trong tiếng Anh

Ngoài những biệt danh hay cho tên Giang bằng tiếng Việt thú vị và ngộ nghĩnh, mẹ có thể tham khảo và đặt các biệt danh tiếng Anh không kém phần tinh tế cũng như đáng yêu cho con yêu của mẹ. Mẹ tham khảo một số biệt danh tiếng Anh phổ biến cho tên Giang mà Góc của mẹ giới thiệu dưới đây nhé!

3.1. Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo từ đồng âm

Biệt danh cho con trai Biệt danh cho con gái
Gabriel Grace
Gage Galilea   
Gallant Gardenia
Garrett  Giulia
Gatlin Gelsey
Gatsby Gemma
Gideon Genevieve
Grady Gianna
Grayson Ginger
Gunther Gisele
Guy Glinda

3.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo thần thoại Hy Lạp

Biệt danh cho con trai Biệt danh cho con gái
Griffin: Griffin là một sinh vật thần thoại có đầu và cánh đại bàng Gaia: Gaia là tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “mẹ trái đất”
Ganymede: Là con trai của Tros, vua của thành Troia và là thiếu niên đẹp nhất cõi trần gian Amalthea: Có nghĩa là sự im lặng, điềm tĩnh. Trong thần thoại Hy Lạp thì đây là tên của một con dê của thần Zeus
Achilles: Trong thần thoại Hy Lạp, tên này đây bắt nguồn từ tên của sông Achelous. Anat: Mang nghĩa là nước suối, ngoài ra còn có nghĩa là nữ thần sinh sản và chiến tranh của người Semitic cổ đại.
Baltazar: Mang nghĩa gánh vác trọng trách lớn, hay còn có nghĩa là “Baal bảo vệ nhà vua” trong thần thoại  Concordia: Là tên của nữ thần đại diện cho sự hòa hợp và hài hòa.
Các biệt danh hay dành cho bé tên Giang
Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo thần thoại Hy Lạp

3.3. Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo từ đồng nghĩa

Trong tiếng Anh, tên Giang cũng có rất nhiều từ đồng nghĩa vừa hay lại vừa dễ nhớ, dễ đọc. Vì vậy, qua list những biệt danh cho tên Giang bằng tiếng Anh dưới đây, mẹ có thể dễ dàng lựa chọn ngay cho con mình một biệt danh thật phù hợp!  

  • Với ý nghĩa đầu tiên là yên bình, ổn định, không xô bồ, trong tiếng Anh còn có nghĩa là “peace”, mẹ có  thể tham khảo một số biệt danh đồng nghĩa với từ Giang cho cả con trai và con gái như:
Biệt danh cho con trai Biệt danh cho con gái
Callum Serenity
Levi Galene
Luam Winifred
Jonah Aquene
Frederick Jemima
Solomon Frida
Paxton Irina
  • Với ý nghĩa thứ hai của tên Giang là tầm ảnh hưởng quan trọng, có tiếng nói trong tập thể, trong tiếng Anh còn gọi là “powerful, leader”, gợi ý cho mẹ một số biệt danh ấn tượng có ý nghĩa tương tự nè:
Biệt danh cho con trai Biệt danh cho con gái
Theodoric Aubrey
Konrad Henrietta
Enzo Rona
King Hattie
Hendrix Rory
Fritz Kendra
Erica Vlatka
Roark Piper
Nestor Mazarin
Quade Sophrona
Ashur Zora
Mircea Nimue
Biệt danh hay và ý nghĩa cho bé tên Giang
Biệt danh mang nghĩa quyền lực
  • Với ý nghĩa cuối cùng là người vui vẻ, hòa đồng, nhiều năng lượng với mọi người, trong tiếng Anh còn gọi là “friendly”, mẹ thử ngay những biệt danh thật dễ thương cho cả con trai và con gái dưới đây nha:
Biệt danh cho con trai Biệt danh cho con gái
Amit Amica
Bly Anissa
Erwin Cara
Sadik Elvina
Emilien Nita
Elden Raya
Heber Rowena
Darwin Winnie
Jeb Yadira
Norvin Faunia
Rafiq Ruta
Biệt danh tiếng anh hay cho bé
Biệt danh tiếng anh theo từ đồng nghĩa

3.4. Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo tên người nổi tiếng

Mẹ cũng có thể đặt biệt danh hay cho tên Giang của con theo tên của người nổi tiếng trên thế giới, giúp con trong tương lai có thể trở thành một ngôi sao tỏa sáng rực rỡ trong nghệ thuật. 

Dưới đây là list biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo tên người nổi tiếng, mẹ tham khảo nha: 

1- Gemma: Nữ diễn viên người Anh

2- Gerard: Diễn viên và nhà sản xuất phim người Scotland

3- Gal Gadot: Diễn viên, nhà sản xuất và người mẫu người Israel

4- Gina: Diễn viên người Mỹ, nhân vật truyền hình, người mẫu thể hình 

5- Gaby: Diễn viên, người mẫu, MC

6- Gabriela: Vận động viên quần vợt chuyên nghiệp

7- Gia: Người mẫu Mỹ, được xem là siêu mẫu đầu tiên

8- Grace: Nhạc sĩ, nhà văn và họa sĩ người Mỹ

9- Gary: Ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ

10- George: Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh

11- Gwen: Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ

12- Gigi: Siêu mẫu Gigi Hadid người Mỹ

Đặt biệt danh hay cho tên Giang
Biệt danh con theo tên của người nổi tiếng

3.5. Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo tên nhân vật hoạt hình

1- Gaara: Phim anime Naruto

2- Gendo: Phim Neon Genesis Evangelion

3- Genma: Anime Một nửa Ranma

4- Goemon: Seri truyện tranh Lupin III của an

5- Gohan: Phim Dragon Ball

6- Gourry Gabriev: Nhân vật chính của phim Slayers

7- Gin: Anime và manga Bleach của Tite Kubo

8- Gintoki: Hoạt hình Gintama

9- Gary: Chú ốc sên trong SpongeBob SquarePants

Biệt danh tiếng anh cho tên Giang hay và độc đáo
Biệt danh tiếng anh cho tên Giang theo tên nhân vật hoạt hình

4. Lưu ý khi đặt biệt danh cho con

Bên cạnh việc quan tâm đến những biệt danh hay, độc lạ dành cho con tên Giang, mẹ cũng nên chú ý đến một số lưu ý nho nhỏ trong quá trình tìm và đặt biệt danh cho bé yêu của mẹ, nhằm tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có:

1- Mẹ nên chọn biệt danh cho con có ý nghĩa sao cho thật tích cực, bởi lẽ cái tên sẽ đi theo con suốt cả cuộc đời. 

2- Mẹ có thể tìm những cái tên có đơn giản, gần gũi và dễ nhớ nhất, để người khác cảm thấy ấn tượng khi nghe biệt danh của con nhé!

3- Mẹ nên không chọn những cái biệt danh quá tế nhị, vì điều đó dễ khiến cho con xấu hổ khi nghe người khác gọi đó ạ!

4- Mẹ nên tra cứu những cái tên phù hợp với cung mệnh của con để con có được một tương lai suôn sẻ mẹ nhé!

lưu ý khi đặt biệt danh cho con
Lưu ý gì khi đặt biệt danh cho con mẹ nhỉ?

Bên cạnh việc lựa chọn cho con một cái tên thật đặc biệt, trang bị những kiến thức chăm sóc con cần thiết, mẹ còn đang tìm kiếm những sản phẩm chất lượng để chào đón con yêu trong điều kiện tốt nhất. Gợi ý set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy đang giảm đến 60%, 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!

Chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ

Mong rằng qua bài viết trên, mẹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn và biết được nhiều cách đặt biệt danh hay cho tên Giang của con hơn. Góc của mẹ cũng hy vọng bố mẹ sẽ có thể chuẩn bị đầy đủ những điều cần thiết và quan trọng nhất để sẵn sàng chào đón thiên thần của mình chào đời. Chúc bố mẹ nhanh chóng chọn ra được biệt danh đẹp và phù hợp nhất cho con của mình nhé!

Mẹ tham khảo thêm:

1001+ Tên con gái tiếng Anh ý nghĩa cho bé yêu luôn xinh đẹp, may mắn

Biệt danh cho tên Anh độc đáo nhất, mẹ tham khảo ngay

Bố mẹ đang tìm kiếm biệt danh cho tên Phương Anh hay dành tặng cho bé yêu nhân ngày con chào đời nhưng suy nghĩ mãi vẫn chưa tìm được nickname nào phù hợp. Góc của mẹ sẽ đưa ra một vài gợi ý về cách đặt biệt danh ý nghĩa cho bé tên Phương Anh, mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé!

Biệt danh cho tên Phương Anh cực độc đáo cho mẹ yêu tham khảo
Biệt danh cho tên Phương Anh cực độc đáo

1. Ý nghĩa tên Phương Anh 

Phương Anh là một tên gọi mang nhiều ý nghĩa, chứa đựng rất nhiều tâm tư và niềm hy vọng của mẹ dành cho con. Vậy tên Phương Anh có ý nghĩa đặc biệt gì? Mẹ cùng Góc của mẹ giải mã ý nghĩa tên gọi Phương Anh cho bé nha!

1- Ý nghĩa từ Phương: Phương – một loại cây có mùi thơm nhẹ nhàng, tươi mát. Phương còn có nghĩa là chân phương, hiền lành, giản dị, luôn vui vẻ và mang những điều tốt đẹp đến cho mọi người xung quanh.

2- Ý nghĩa từ Anh: Anh theo nghĩa Hán Việt nghĩa là tinh anh, thông minh. Bố mẹ đặt tên Anh cho bé với hy vọng con sẽ học hành giỏi giang, trở thành tinh anh của xã hội và làm được những điều vẻ vang.

Sự kết hợp giữa Phương và Anh đã tạo nên tên gọi Phương Anh với nhiều ý nghĩa sâu sắc cũng như chứa đựng nhiều hy vọng của bố mẹ vào tương lai của con gái. Tên Phương Anh ý chỉ một cô gái hiền dịu, vừa có tài vừa có đức, thông minh, xinh đẹp và mang lại tiếng thơm cho gia đình, dòng tộc. Mẹ đặt tên cho con là Phương Anh với mong muốn bé yêu của mẹ sẽ trở thành một cô gái như thế – bản lĩnh, tự tin và luôn thành công trong cuộc sống.

Phương Anh là một tên gọi mang nhiều ý nghĩa, chứa đựng rất nhiều tâm tư
Ý nghĩa tên Phương Anh

Bên cạnh việc đặt cho con một cái tên thật hay, trang bị kiến thức cần thiết để chăm sóc cho bé yêu, mẹ còn cần tìm kiếm những sàn phẩm chất lượng cho bé khi đón bé chào đời. Gợi ý mẹ set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy đang giảm đến 60%, 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!

Mamamy khuyến mãi
Chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ

2. Biệt danh cho tên Phương Anh trong tiếng Việt 

2.1. Đặt biệt danh cho tên Phương Anh theo tính cách của bé

Bé yêu của mẹ có tính cách như thế nào mẹ nhỉ? Mẹ đã thử đặt biệt danh cho tên Phương Anh theo tính cách của con chưa nè? Chọn biệt danh cho bé theo cách này vừa giúp tạo cảm giác gần gũi, thân quen hơn lại vừa  tạo điểm nhấn đặc trưng riêng cho bé, mẹ thử nha!

 1- Phương Anh nhí nhảnh

 2- Phương Anh đỏng đảnh

 3- Phương Anh vui nhộn

 4- Phương Anh điệu đà

 5- Phương Anh mạnh mẽ

 6- Phương Anh năng nổ

 7- Phương Anh dễ thương

 8- Phương Anh kiêu kỳ

 9- Phương Anh nghịch ngợm

10- Phương Anh ngại ngùng

11- Phương Anh ngây ngô

12- Phương Anh ngọt ngào

13- Phương Anh ngốc nghếch

14- Phương Anh nhẹ nhàng

15- Phương Anh ngơ

Đặt biệt danh cho tên Phương Anh theo tính cách của bé
Biệt danh cho tên Phương Anh theo tính cách

2.2. Đặt biệt danh cho tên Phương Anh theo ngoại hình của bé

Mẹ có thể dựa vào ngoại hình, điểm nổi bật trên cơ thể của bé để lựa chọn biệt danh phù hợp với con. Mẹ tham khảo một vài biệt danh sau đây nhé!

  • Biệt danh cho bé dựa theo hình dáng

 1- Phương Anh mi nhon

 2- Phương Anh nhỏ nhắn

 3- Phương Anh mập mạp

 4- Phương Anh tí hon

 5- Phương Anh bé con

 6- Phương Anh mảnh mai

 7- Phương Anh mong manh

 8- Phương Anh hạt tiêu

 9- Phương Anh mũm mĩm

10- Phương Anh thon thả

Mẹ có thể dựa vào ngoại hình để đặt biệt danh cho con
Biệt danh cho bé dựa theo hình dáng
  • Biệt danh cho bé theo màu tóc

 1- Phương Anh vàng hoe

 2- Phương Anh tóc đen

 3- Phương Anh tóc xù

 4- Phương Anh tóc mây

 5- Phương Anh tóc tém

 6- Phương Anh tóc nâu

 7- Phương Anh tóc xoăn

 8- Phương Anh tóc ngắn

 9- Phương Anh mì tôm

10- Phương Anh tóc rối

Mẹ tham khảo cách đặt biệt danh cho bé theo màu tóc
Đặt biệt danh cho tên Phương Anh theo màu tóc
  • Biệt danh cho bé theo màu da

 1- Phương Anh mun

 2- Phương Anh trắng trẻo

 3- Phương Anh nâu

 4- Phương Anh rám nắng 

 5- Phương Anh hồng hào

 6- Phương Anh bánh mật

 7- Phương Anh trà sữa

 8- Phương Anh cafe

 9- Phương Anh bánh bao

10- Phương Anh kem

Biệt danh cho bé theo màu da cho mẹ yêu tham khảo
Biệt danh cho bé theo màu da

2.3. Đặt biệt danh cho tên Phương Anh theo đồ ăn thức uống ưa thích của mẹ hoặc bé

Bé của mẹ thích ăn nhất là món gì mẹ nhỉ? Đặt biệt danh theo món ăn mà bé thích chắc chắn là bé vô cùng thích thú đó ạ. Mẹ hãy nghĩ xem món nào là “món ruột” của bé để lựa chọn biệt danh phù hợp cho bé mẹ nha!

  • Biệt danh theo loại tên các loại hoa quả

 1- Phương Anh kiwi

 2- Phương Anh cherry

 3- Phương Anh hồng

 4- Phương Anh dưa hấu

 5- Phương Anh đào

 6- Phương Anh bơ

 7- Phương Anh mía

 8- Phương Anh mít

 9- Phương Anh sầu riêng

10- Phương Anh dâu

Đặt biệt danh theo món ăn mà bé thích chắc chắn là bé vô cùng thích thú
Biệt danh cho tên Phương Anh theo các loại hoa quả
  • Biệt danh theo tên các loại đồ uống 

  1- Phương Anh coca

  2- Phương Anh pepsi

  3- Phương Anh cocktail

  4- Phương Anh trà sữa

  5- Phương Anh cacao

  6- Phương Anh cafe

   7- Phương Anh soda

  8- Phương Anh latte

  9- Phương Anh bạc hà

10- Phương Anh milo

Biệt danh theo tên các loại đồ uống cho bé yêu
Biệt danh theo tên các loại đồ uống
  • Biệt danh theo tên các món ăn

 1- Phương Anh phô mai

 2- Phương Anh candy

 3- Phương Anh sushi

 4- Phương Anh ramen

 5- Phương Anh udon

 6- Phương Anh spaghetti

 7- Phương Anh tokbokki

 8- Phương Anh haidilao

 9- Phương Anh cua

10- Phương Anh burger

Đặt biệt danh theo tên món ăn yêu thích cho bé yêu
Đặt biệt danh theo tên món ăn yêu thích

3. Đặt biệt danh cho tên Phương Anh trong tiếng anh

Nếu mẹ muốn lựa chọn biệt danh đặc biệt hơn cho con và khác biệt so với những bạn nhỏ khác, mẹ có thể lựa chọn biệt danh bằng tiếng anh cho bé. Góc của mẹ điểm danh một số cách đặt biệt danh tiếng anh cho tên Phương Anh hay và độc đáo, mẹ tham khảo ngay nhé!

3.1. Biệt danh tiếng anh ý nghĩa cho tên Phương Anh 

 1- Addie: Cô gái ngọt ngào, quý phái

 2- Audrey: Cô gái có sức mạnh cao quý

 3- Ava: Con là chim, có thể tự do bay lượn trên bầu trời bao la

 4- Abigail: Con gái cưng của cha

 5- Agatha: Cô gái hiền lành, đức hạnh

 6- Alice: Cô gái quý phái

 7- Adora: Cô gái được mọi người yêu quý

 8- Alanna: Bé con nhỏ nhắn

 9- Agnes: Cô gái trong sáng, tinh khiết

10- Ami: Cô gái xinh đẹp và được bạn bè yêu quý

Biệt danh tiếng anh ý nghĩa cho tên Phương Anh cho mẹ yêu tham khảo
Biệt danh tiếng anh ý nghĩa cho tên Phương Anh

3.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Phương Anh theo từ đồng âm

 1- Angela: con là thiên thần nhỏ

 2- Aurora: con là bình minh sáng chói

 3- Annabella: cô gái xinh đẹp

 4- Amanda: cô bé đáng yêu

 5- Almira: con là công chúa nhỏ

 6- Alida: con là chú chim nhỏ

 7- Agatha: cô bé tốt bụng

 8- Alma: cô gái tử tế

 9- Alula: cô gái tự do

10- Amity: tình bạn cao đẹp

3.3. Biệt danh tiếng anh cho tên Phương Anh theo tên người nổi tiếng

Nếu mẹ đam mê showbiz và thần tượng những người nổi tiếng, mẹ có thể lựa chọn cho bé yêu biệt danh theo tên idol của mẹ nhé!

 1- Angelina Jolie: Nữ diễn viên Hollywood nổi tiếng

 2- Ariana Grande: Nữ nghệ sĩ được phát trực tiếp nhiều nhất từ ​​trước đến nay

 3- Adele: ca sĩ với giọng hát nội lực cực kỳ nổi tiếng

 4- Anne Hathaway: Diễn viên nổi tiếng người Mỹ với nhiều giải thưởng về phim ảnh

  5- Anne Frank: nhà văn nổi tiếng người Đức

 6- Alexandra Daddario: Diễn viên nổi tiếng người Mỹ với nhiều bộ phim nổi tiếng.

 7- Alicia Keys: diễn viên, ca sĩ người Mỹ

 8- Amy Adams: diễn viên nữ nổi tiếng

 9- Aubrey Blaza: diễn viên nữ nổi tiếng người Mỹ

10- Alex Morgan: cầu thủ bóng đá nữ nổi tiếng người Mỹ

11- Agatha Christie: nhà tiểu thuyết nữ người Anh

12- Angela Merkel: Thủ tướng nữ đầu tiên của nước Đức

13- Alexa Bliss: người phụ nữ đầu tiên hai lần giữ danh hiệu vô địch SmackDown nữ

14- Ada Lovelace: Nữ bá tước Anh

15- Alyssa Milano: Nữ diễn viên và nhà hoạt động chính trị được biết đến với vai trò trong ‘Phong trào MeToo’

16- Aly Raisman: Cựu vận động viên thể dục nghệ thuật người Mỹ và ba lần đạt huy chương vàng Olympic

17- Adriana Lima: Người mẫu Brazil được mệnh danh là ‘Thiên thần Victoria’s Secret giá trị nhất’ năm 2017

18- Anne Boleyn: Nữ hoàng Anh (1533 – 1536)

19-Anna Kournikova: Cựu vận động viên quần vợt người Nga và là một trong những ngôi sao quần vợt nổi tiếng nhất thế giới

20- Aretha Franklin: Một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán chạy nhất thế giới & ‘Nữ hoàng nhạc soul’

Đặt biệt danh tiếng anh theo idol cho bé Phương Anh
Đặt biệt danh tiếng anh theo idol

3.4. Biệt danh tiếng anh độc đáo cho tên Phương Anh theo màu sắc yêu thích của mẹ

Đặt biệt danh tiếng anh cho tên Phương Anh theo màu sắc yêu thích cũng là một cách khá hay đó ạ. Mẹ tham khảo những gợi ý sau đây để lựa chọn cho bé yêu của mình nhé!

 1- Alizarin: màu đỏ của hoa cẩm tú cầu

 2- Aassdd: màu đen huyền bí của bóng đêm

 3- Alora: màu da 

 4- Amber: màu vàng hổ phách

 5- Azure: màu xanh dương của bầu trời

 6- Avocado: màu xanh lá của quả bơ

 7- Aqua: màu xanh của biển cả

 8- Amethyst: màu tím của hoa lavender

 9- Amaranth: màu đỏ gấc

10- Apricot: màu cam nhạt của quả mơ

11- Amazon: màu vàng sẫm của khu rừng mưa nhiệt đới

12- Amaranth: màu đỏ hồng – tượng trưng cho sự bất tử

13- Ash: màu xám tro

14- Aureolin: Màu sắc là một màu vàng xanh sống động và còn được gọi là màu vàng coban. Màu hiện nay thường được sử dụng trong sơn dầu.

15- Aquamarine: Màu đề cập đến sự biến đổi của màu xanh lá cây mùa xuân.

16- Alabaster: màu trắng như màu của ngà voi

17- Army: màu xanh olive

18- Arylide: màu vàng của dầu sơn 

19- Alloy: màu cam hợp kim

20- Antique Ruby: Màu sắc là một biến thể của màu đỏ ruby, có nguồn gốc từ màu của đá quý

Đặt biệt danh tiếng anh cho tên Phương Anh theo màu sắc yêu thích
Đặt biệt danh tiếng anh theo màu sắc yêu thích

4. Đặt biệt danh cho bé – Mẹ cần lưu ý gì không? 

Biệt danh tuy chỉ là tên gọi thân mật để mọi người gọi tên nhau và tạo nên sự gần gũi thân thiết giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, biệt danh sẽ gắn liền cùng bé lâu dài nên khi đặt biệt danh, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây nha:

  • Mẹ chú ý lựa chọn biệt danh phù hợp, không mang nghĩa tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý của bé khi trưởng thành. Đồng thời, biệt danh nên ngắn gọn, dễ nhớ để mọi người có thể nhớ kỹ biệt danh của bé và bé cũng có thể dễ dàng tự đọc tên của mình.
  • Nhiều mẹ thường thích đặt biệt danh tiếng anh cho con để tạo sự độc đáo, khác biệt chỉ riêng con mới có. Nhưng khi lựa chọn biệt danh tiếng anh mẹ lưu ý đến nghĩa của tên gọi đó sau khi được dịch ra tiếng Việt, tránh làm tổn thương bé sau này. Mẹ nên chọn những biệt danh có ý nghĩa vui tươi, đáng yêu cho bé, mẹ nhé!
biệt danh sẽ gắn liền cùng bé lâu dài nên mẹ cần lưu ý một số điều
Lưu ý khi đặt biệt danh cho bé

Bài viết trên đã bật mí cho mẹ cách đặt biệt danh cho tên Phương Anh siêu hay, siêu đặc biệt để mẹ lựa chọn. Hy vọng những gợi ý về cách đặt biệt danh trên sẽ giúp mẹ lựa chọn được một biệt danh phù hợp nhất cho bé yêu. Cùng đón chờ bài viết tiếp theo của Góc của mẹ để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé! Chúc mẹ và bé có nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui!

Mẹ tham khảo thêm:

Tổng hợp những biệt danh cho con gái yêu mà cực ít ba mẹ biết

Tên con gái mệnh Kim 2023: 50+ Tên bé gái theo mệnh Kim mẹ không thể bỏ lỡ

Mẹ đang băn khoăn không biết lựa chọn biệt danh theo tên Tâm nào vừa hay, vừa đặc biệt để tặng cho bé yêu nhân ngày con chào đời. Thấu hiểu nỗi lo lắng đó của mẹ, Góc của mẹ sẽ đưa ra một vài gợi ý về cách đặt biệt danh siêu hay và siêu độc đáo. Mẹ tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

1. Tên Tâm có ý nghĩa gì mẹ nhỉ? 

Tâm là một tên gọi thân thương, trìu mến, được mẹ ưu ái đặt tên cho bé gái, thể hiện tâm tư, tình cảm của bố mẹ dành cho con yêu của mình. Mẹ biết không, Tâm không chỉ là một tên gọi hay mà nó còn chất chứa nhiều ý nghĩa vô cùng nhân văn đó ạ. Mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu nha:

1- Tình cảm: Theo Hán – Việt, Tâm có nghĩa là “tình cảm”, ý chỉ những cô gái có tâm hồn ấm áp, giàu tình cảm, luôn yêu thương gia đình và những người xung quanh. Đây cũng là mong muốn của bố mẹ khi lựa chọn tên Tâm cho con yêu phải không mẹ?

2- Tấm lòng: Bên cạnh ý nghĩa “tình cảm”, tên Tâm còn có nghĩa là “tấm lòng”. Đặt tên Tâm cho con gái yêu, bố mẹ mong con sẽ trở thành người có tấm lòng lương thiện, bao dung và biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

3- Hướng thiện: Đây là một ý nghĩa đẹp khác của tên Tâm mà bố mẹ muốn gửi gắm hy vọng, mong con có thể hướng về lẽ phải, điều đúng đắn trong cuộc sống, trở thành người có ích và mang nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người

Vì mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như thế nên tên Tâm rất được lòng bố mẹ trong việc đặt tên cho con yêu của mình. Bố mẹ mong con có thể trở thành người lương thiện, có tấm lòng bao dung, sống luôn đặt chữ “Tâm” làm đầu và mang đến may mắn, phước lành cho mọi người.

Biệt danh cho tên Tâm độc đáo
Tên Tâm có nhiều ý nghĩa cao đẹp

Vậy mẹ đã tìm được biệt danh theo tên Tâm nào hay để đặt cho bé yêu của mình chưa? Nếu chưa thì mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, Góc của mẹ đã sưu tầm nhiều cách đặt biệt danh siêu độc đáo để mẹ tha hồ lựa chọn. Mẹ đón chờ phần tiếp theo của bài viết nhé!

2. Biệt danh theo tên Tâm theo đặc điểm riêng của bé 

Bé của mẹ có đặc điểm gì nổi bật nhất mẹ nhỉ? Mẹ đã thử dựa vào đặc điểm về vóc dáng, tính cách để đặt biệt danh theo tên Tâm cho bé chưa? Nếu chưa mẹ xem qua một vài gợi ý sau đây nhé!

2.1. Đặt biệt danh cho bé yêu theo vóc dáng

1- Tâm sumo

2- Tâm sún

3- Tâm hạt tiêu

4- Tâm bé con

5- Tâm tí hon

6- Tâm nấm lùn

7- Tâm mũm mĩm

8- Tâm nhỏ nhắn

9- Tâm mảnh mai

10- Tâm đẫy đà

Đặt biệt danh cho bé Tâm
Biệt danh theo vóc dáng cho bé yêu

2.2. Đặt biệt danh cho bé yêu theo làn da

1- Tâm sữa

2- Tâm cafe

3- Tâm trắng trẻo

4- Tâm bánh mật

5- Tâm hồng hào

6- Tâm rám nắng

7- Tâm mun

8- Tâm trà sữa

9- Tâm nâu

10- Tâm mịn màng

những cách đặt tên vừa hay vừa thân thuộc cho tên Tâm
Đặt biệt danh theo tên Tâm theo làn da

2.3. Đặt biệt danh cho bé yêu theo màu tóc

1- Tâm vàng hoe

2- Tâm tóc xoăn

3- Tâm tóc mây

4- Tâm tóc tém

5- Tâm tóc rối

6- Tâm tóc xù

7- Tâm tóc nâu

8- Tâm mỳ tôm

9- Tâm đen nhánh

10- Tâm óng ả

Đặt biệt danh theo màu tóc của bé
Biệt danh cho bé yêu theo màu tóc

2.4. Đặt biệt danh cho bé yêu theo tính cách

 1- Tâm lí lắc

 2- Tâm lém lỉnh

 3- Tâm hóng hớt

 4- Tâm hóm hỉnh

 5- Tâm hoạt bát

 6- Tâm bướng bỉnh

 7- Tâm nhí nhảnh

 8- Tâm ngơ

 9- Tâm ngây ngô

10- Tâm lông bông

Đặt biệt danh theo tính cách cho bé tên Tâm
Biệt danh cho bé yêu theo tính cách

3. Biệt danh theo tên Tâm theo đồ ăn, thức uống ưa thích của bé 

Bé của mẹ thích ăn nhất là món gì mẹ nhỉ? Đặt biệt danh theo món ăn hoặc thức uống mà bé thích chắc chắn là bé vô cùng thích thú đó ạ. Mẹ hãy nghĩ xem món nào là “món ruột” của bé để lựa chọn biệt danh phù hợp cho bé mẹ nha!

3.1. Đặt biệt danh cho bé theo các loại rau quả

1- Tâm Cherry

2- Tâm Súp lơ

3- Tâm Kiwi

4- Tâm Bơ

5- Tâm Đào

6- Tâm Lê Ki Ma

7- Tâm Dâu tây

8- Tâm Bom

9- Tâm ngô

10- Tâm Chuối

Đặt biệt danh theo tên trái cây bé yêu thích
Đặt biệt danh theo tên trái cây mẹ và bé yêu thích

3.2. Đặt biệt danh cho bé theo đồ uống

 1- Tâm trà sữa

 2- Tâm coca

 3- Tâm milo

 4- Tâm cacao

 5- Tâm lavie

 6- Tâm socola

 7- Tâm latte

 8- Tâm pepsi

 9- Tâm soda

10- Tâm mocha

Đặt biệt danh theo đồ uống yêu thích
Biệt danh theo đồ uống

3.3. Đặt biệt danh cho bé theo món ăn

 1- Tâm socola

 2- Tâm candy

 3- Tâm phô mai

 4- Tâm bánh bao

 5- Tâm hotdog

 6- Tâm udon

 7- Tâm ramen

 8- Tâm cua

 9- Tâm sushi

10- Tâm bào ngư

Đặt biệt danh cho bé tên Tâm theo món ăn ưa thích
Đặt biệt danh theo món ăn ưa thích

4. Biệt danh theo tên Tâm theo tên các nhân vật hoạt hình 

1- Tâm Elsa: Nữ hoàng băng giá

2- Tâm Miko: Truyện Nhóc Miko

3- Tâm Cinderella: Truyện Cô bé Lọ Lem

4- Tâm Jadoo: Phim hoạt hình Hello Jadoo

5- Tâm Xuka: Truyện Doremon

6- Tâm Sakura: Phim hoạt hình Thủ lĩnh thẻ bài

7- Tâm Alice: Truyện Alice ở xứ sở thần tiên

8- Tâm Bloom: Phép thuật Winx

9- Tâm Mulan: Hoa Mộc Lan

10- Tâm Minion: Phim hoạt hình Minion

12- Tâm Carol: Nữ hoàng Ai Cập

13- Tâm Pikachu: Phim hoạt hình Pikachu

14- Tâm Maruko: Nhóc Maruko

15- Tâm Sửu: Thần đồng đất Việt

Đặt biệt danh theo tên nhân vật hoạt hình
Đặt biệt danh cho bé yêu theo tên nhân vật hoạt hình

5. Biệt danh theo tên Tâm siêu độc đáo cho bé trong tiếng anh 

Bên cạnh những biệt danh theo tên Tâm hay bằng tiếng Việt, mẹ có thể đặt các biệt danh tiếng Anh không kém phần thú vị và đáng yêu cho bé yêu của mẹ. Dưới đây là một vài gợi ý về cách đặt biệt danh bằng tiếng anh siêu độc lạ, mẹ tham khảo nhé!

5.1. Biệt danh tiếng anh cho tên Tâm theo từ đồng âm

1- Tala

2- Taylor

3- Tina

4- Tova

5- Terri

6- Tyra

7- Tiny

8- Tori

9- Tinley

10- Tia

11- Taya

12- Tomi

13- Tiara

14- Tenny

15- Tumi

Đặt biệt danh tiếng anh cho bé tên Tâm
Biệt danh tiếng anh theo từ đồng âm

5.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Tâm theo tên người nổi tiếng

Mẹ ơi, mẹ có yêu thích người nổi tiếng nào không? Đặt biệt danh cho bé yêu theo tên người nổi tiếng cũng là một cách khá hay đó ạ! Mẹ thử xem nhé!

1- Tyra: Siêu mẫu và người sáng lập American Next Top Model

2- Taylor: Biểu tượng nhạc pop & một trong những nhạc sĩ bán chạy nhất hiện nay

3- Tina: Nữ hoàng nhạc Rock ‘n’ Roll

4- Tessa: Nữ diễn viên nổi tiếng

5- Tiffany: Diễn viên nữ nổi tiếng

6- Teresa: Đức mẹ kính yêu

7- Tilda: Được biết đến với vai trò diễn viên trong các bộ phim độc lập và bom tấn

8- Taylor Momson: Nữ diễn viên & Người phụ nữ của ban nhạc Rock The Pretty Reckless

9- Tana Mongeau: Youtuber, Vlogger

10- Toni Braxton: Một trong những nữ nghệ sĩ R&B bán chạy nhất trong lịch sử

11- Teresa Palmer: Nữ diễn viên, Người mẫu và Nhà sản xuất phim

12- Talulah Riley: Nữ diễn viên xinh đẹp

13- Taissa Farmiga: Nữ diễn viên người Mỹ được biết đến với nhiều lần xuất hiện trong các bộ phim kinh dị

14- Thandie Newton: Nữ diễn viên nổi tiếng

15- Tori Kelly: Được biết đến với Album ra mắt của cô ấy ‘Nụ cười không thể phá vỡ

16- Tila: người mẫu ảnh kiêm ca sĩ người Mỹ gốc Việt Tila Nguyễn

17- Tamron Hall: là một nhà báo đa năng, phóng viên cho NBC News, phát thanh viên tại MSNBC.

18- Teri Hatcher: Diễn viên nổi tiếng

19- Tiffany Haddish: nữ giới da đen đầu tiên dẫn chương trình ‘Saturday Night Live’

20- Traci Lords: Nữ diễn viên nổi tiếng

Biệt danh theo tên người nổi tiếng
Ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift

5.3. Biệt danh tiếng anh cho tên Tâm theo màu sắc ưa thích của mẹ

1- Tart Orange: màu cam

2- Teal deer: xanh ngọc của bầu trời

3- Tea rose: hồng của hoa

4- Tangerine: vàng đất

5- Tango pink: hồng ruốc

6- Tomato: đỏ cà chua

7- Tropical violet: tím thơ mộng

8- True Blue: xanh dương của biển cả

9- Tuscan tan: nâu đất của gỗ

10- Teal deer: xanh lá của cây rừng

Biệt danh tiếng anh theo màu sắc cho bé tên Tâm
Biệt danh tiếng anh theo màu sắc

5.. Biệt danh tiếng anh cho tên Tâm theo ý nghĩa tên bé

Mẹ mong muốn tìm được một biệt danh tiếng anh hay để đặt cho bé nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp thuần tuý của chữ “Tâm”. Góc của mẹ gợi ý cho mẹ một vài biệt danh hay nhé!

Biệt danh Ý nghĩa
Malie Sự bình tĩnh
Alma Tử tế, tốt bụng
Glenda Thánh thiện, tốt lành
Malie Yên bình, bình tâm
Naimah Yên bình
Salome Hiền hòa, yên bình
Agatha Người tốt bụng
Tullia Yên bình
Blanche Thánh thiện
Rena Sống hướng thiện

 

Ý nghĩa biệt danh tiếng anh
Biệt danh tiếng anh theo ý nghĩa tên bé

6. Điểm mặt 3 sai lầm khi đặt biệt danh cho bé mẹ cần lưu ý 

Khi đặt biệt danh cho bé, mẹ có cần lưu ý gì không? Biệt danh tuy chỉ là nickname, tên gọi thân mật giữa các thành viên trong gia đình nhưng nó lại gắn liền với bé suốt cuộc đời nên mẹ cần lưu ý để tránh mắc phải những tình huống sau đây:

1- Biệt danh chưa phù hợp: Biệt danh mà mẹ đặt cho bé nên phù hợp, tránh trùng tên với những người quá cố, ông bà đã mất trong gia đình. Tuy chỉ là tên gọi ở nhà nhưng biệt danh không nên chứa những ý nghĩa tiêu cực vì điều đó có thể làm tổn thương bé khi trưởng thành.

2- Biệt danh tiếng anh có nghĩa tiếng việt không phù hợp: Với mong muốn con trở nên khác biệt so với các bạn bè đồng trang lứa, mẹ muốn đặt biệt danh tiếng anh cho con sao cho thật độc và lạ. Nhưng mẹ nên lưu ý về nghĩa tiếng Việt của các tên tiếng anh đó nha, tránh đặt những biệt danh mang nghĩa xấu, tục tĩu và không tốt cho con.

3- Biệt danh quá dài, khó nhớ: Mẹ đặt biệt danh cho con đơn giản, ngắn gọn thôi nhé! Như thế sẽ khiến mọi người dễ dàng nhớ tên bé hơn, và bé cũng sẽ rất vui khi có thể tự đọc tên của mình đó ạ.

Lưu ý khi đặt biệt danh cho tên Tâm
Đặt biệt danh cho bé cần lưu ý gì không mẹ nhỉ?

Bên cạnh việc lựa chọn cho con một cái tên thật đặc biệt, trang bị những kiến thức chăm sóc con cần thiết, mẹ còn đang tìm kiếm những sản phẩm chất lượng để chào đón con yêu trong điều kiện tốt nhất. Gợi ý set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy đang giảm đến 60%, 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!

set vượt cạn nhẹ tênh mamamy
Set “Vượt cạn nhẹ tênh” với ưu đãi hấp dẫn dành cho các mẹ

Mong rằng qua những gợi ý trên, mẹ sẽ lựa chọn được biệt danh theo tên Tâm ý nghĩa nhất, phù hợp với bé yêu của mình. Mẹ tiếp tục theo dõi Góc của mẹ để nhận được nhiều chia sẻ cũng như những kiến thức bổ ích khác nhé!

Mẹ tham khảo thêm: “Biệt danh cho tên Vy ý nghĩa nhất không bao giờ lỗi thời!

 

Vừa chào đón thành viên mới, mẹ và cả nhà không giấu nỗi niềm hân hoan. Mỗi ngày mẹ đều cưng nựng và chăm chút cho con thật kỹ từ chuyện ăn đến chuyện mặc. Cũng vì lẽ đó mà mẹ có những thắc mắc mới, không biết làm sao mới tốt nhất cho con. Giữa muôn vàn câu hỏi, chắc hẳn mẹ đã từng nhen nhóm nỗi băn khoăn trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn. Câu trả lời có ngay bên dưới thôi ạ, mẹ theo dõi ngay nhé! 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn? Tùy từng yếu tố nhé

1. Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn? Tùy theo mùa mẹ ơi

Mỗi mùa đều có những đặc tính, điều kiện khí hậu riêng biệt tác động đến chuyện mặc quần áo của bé sơ sinh. Do đó, mẹ cần có sự cân chỉnh phù hợp để bảo vệ sức khỏe, giúp con cảm thấy thoải mái nhất có thể. Để mẹ dễ hình dung và áp dụng được ngay, Góc của mẹ mách những mẹo chọn quần áo theo mùa “chuẩn chỉnh” ngay dưới đây!

1 – Trẻ sơ sinh mặc quần áo vào mùa xuân

Vào mùa xuân, tiết trời thường mát mẻ, ấm áp, không quá lạnh cũng không quá nóng, mẹ có thể cho con mặc quần áo ngắn để con thoải mái hoạt động, không bị vướng víu. Tuy nhiên đêm đến thời tiết lạnh hơn ban ngày, mẹ nên chuẩn bị những bộ áo quần dài để đảm bảo con đủ ấm, không bị cảm lạnh. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Ban ngày mẹ cho con mặc quần áo ngắn để dễ hoạt động, ban đêm thì ủ ấm con bằng quần áo dài

2 – Trẻ sơ sinh mặc quần áo vào mùa hè

Vào mùa hè, thời tiết thường nóng bức, oi ả, làn da của bé sơ sinh lại nhạy cảm, non nớt nếu mẹ cho con mặc quần áo quá dày, chất liệu vải nhiều polyester sẽ ức chế quá trình bài tiết mồ hôi khiến bé cưng bị hầm bí, nổi mụn nhọt đó ạ. Thay vào đó, mẹ nên chọn trang phục cộc tay, cộc chân, ưu tiên chất vải thấm hút tốt, mềm mịn, không thô ráp để con thoải mái hơn như vải lanh, cotton,… Nhưng trong trường hợp phải ra ngoài, mẹ cần trang bị thêm áo khoác, mũ, nón để ngăn không cho tia cực tím làm hại đến bé cưng, mẹ nhé! 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Mẹ nên chọn trang phục cộc tay, cộc chân để con thoải mái hơn

3 – Trẻ sơ sinh mặc quần áo vào mùa thu

Trời vào thu đôi lúc sẽ se se lạnh, đôi lúc cũng khá nóng nực (những ngày thu có nắng to) nên bé vẫn có thể đổ mồ hôi khi chơi đùa, tập bò, tập trườn. Nếu ban ngày có nắng, mẹ nên ưu tiên trang phục cộc tay, cộc chân để bé cưng thoải mái hơn, tránh rập khuôn rằng trời vào thu bắt buộc mặc quần áo dài mẹ nhé! 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Trẻ sơ sinh mặc quần áo vào mùa thu còn tùy thuộc vào tiết trời thế nào mẹ ạ

Đến khi đêm về, nếu thời tiết lạnh dần, mẹ cho con mặc quần áo dài cũng không muộn đâu ạ, trong trường hợp lạnh hơn bình thường,mẹ cũng có thể mang thêm vớ, bao tay để ủ ấm con. Lưu ý nhỏ cho mẹ: chất liệu quần áo tốt nhất cho trẻ sơ sinh vào mùa thu là vải cotton vừa mềm mại, bé dễ cử động, không cảm thấy quá nóng hay lạnh. 

4 – Trẻ sơ sinh mặc quần áo vào mùa đông

Tiết trời vào đông khiến con cảm thấy lạnh hơn bình thường, nếu không cẩn thận, những cơn khụt khịt, đau họng, ho sốt sẽ lần lượt ghé thăm bé cưng đó mẹ. Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên cho con mặc quần áo dài, giữ ấm kĩ ở những vị trí như tay, chân, lưng, bụng. 

Bởi đây toàn là những chỗ dễ lộ ra ngoài, nếu tay không được ủ ấm sẽ bị co rúm, chân không được ủ ấm dễ đau nhức, bụng không được ủ ấm khiến con gặp các vấn đề tiêu hóa, lưng không được ủ ấm gây các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản. Cực nguy hiểm phải không mẹ ơi? 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Mẹ nên ưu tiên cho con mặc quần áo dài, giữ ấm kỹ ở những vị trí như tay, chân, lưng, bụng

Bấy nhiêu thông tin đó đã giúp mẹ có sự hình dung về việc mặc quần áo cho con tùy theo mùa rồi! Mẹ muốn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn, xem ngay bài viết Hướng dẫn cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ, theo mùa [Chi tiết] nhé.

2. Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn? Tùy nhiệt độ nhé mẹ

Ngoài mùa thì nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng mà mẹ cần lưu ý trước khi quyết định cho bé cưng mặc quần áo dài hay ngắn đó ạ. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn? Tùy nhiệt độ

1 – Ở nhiệt độ phòng

Điều mẹ quan tâm lúc này là ở ngưỡng nhiệt độ nào, bé có thể mặc quần áo dài, ở ngưỡng nào thì nên mặc quần áo ngắn. Không để mẹ chờ lâu, Góc của mẹ giải đáp ngay đây:  

  • Nền nhiệt từ 26 độ trở lên: Mẹ cho bé mặc quần áo cộc được làm từ chất liệu cotton hoặc muslin, dễ thấm hút mồ hôi nhé! 
  • Nền nhiệt từ 24-25 độ: Nhiệt độ này đang ở ngưỡng mát mẻ, dễ chịu, do đó, mẹ có thể cho bé mặc quần áo ngắn, khi ra đường thì khoác thêm chiếc khăn mỏng tránh gió cho con. 
  • Nền nhiệt từ 22-23 độ: Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh rồi mẹ ạ, mẹ nhớ mặc cho bé những bộ quần áo dài tay và đừng quên đắp chăn mỏng nhẹ khi bé yêu ngủ. 
  • Nền nhiệt từ 20-21 độ: Đối với nền nhiệt này, mẹ cần cho con mặc quần áo dài tay, dài chân để ủ ấm con tốt hơn. Lúc con ngủ, mẹ nhớ đắp thêm chăn bông ấm áp thay vì chăn mỏng nhẹ nhé. 
  • Nền nhiệt từ 18-19 độ: Trong ngưỡng nhiệt độ này, mẹ cho con mặc hai lớp, 1 lớp áo body, 1 lớp áo thun dài khoác ngoài và đắp chăn để con không bị lạnh.
  • Nền nhiệt từ 16-17 độ: Nhiệt độ đã ở mức lạnh rồi, mẹ chớ lơ là mà ảnh hưởng đến sức khỏe bé nhé. mẹ nên ủ ấm con bằng 4 lớp: 1 lớp quần áo body, 1 lớp áo dài tay khoác ngoài và đắp thêm 2 chiếc chăn mỏng (hoặc thay thế bằng 1 lớp chăn bông). 
  • Nền nhiệt dưới 16 độ: Nền nhiệt này ngay cả người lớn cũng cảm thấy không dễ chịu gì huống chi là bé sơ sinh phải không mẹ? Để giữ ấm, mẹ mặc cho bé một bộ dài tay, 1 bộ body, áo phao dày, bàn tay bàn chân đều cần đeo tất ấm, đầu đội mũ. Khi ngủ, mẹ đắp thêm cho bé chăn bông nữa là đủ bộ rồi ạ, con đã có thể an tâm đánh một giấc thật sâu. 
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Tùy từng nền nhiệt độ mà mẹ cho con mặc đồ ngắn hoặc dài

2 – Khi con yêu nằm điều hòa

Một số mẹ lầm tưởng mặc đồ cho bé cưng khi nằm điều hòa sẽ giống với cách mặc ở nhiệt độ phòng. Sự thật chẳng phải thế mẹ ơi! Ở cùng một nền nhiệt, khi bé nằm điều hòa sẽ cảm thấy lạnh hơn nhiều đó ạ, do điều hòa có trang bị thêm bộ phận quạt gió nên khí lạnh phả ra nhiều hơn bình thường. Tốt nhất mẹ nên cho bé nằm phòng điều hòa có nhiệt độ từ 25 – 26,5 độ C, mẹ cho bé mặc quần áo dài, chất liệu thoải mái, co giãn tốt và đắp thêm một chiếc chăn mỏng ngang bụng để bé ấm áp hơn. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Tốt nhất mẹ nên cho bé nằm phòng điều hòa có nhiệt độ từ 25-25 độ C, mẹ có thể cho bé mặc quần áo dài, chất liệu thoải mái

3. Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn – tùy thể trạng mẹ ơi

Đôi khi trẻ sơ sinh mặc quần áo dài hay ngắn còn tùy thuộc vào thể trạng nữa đó ạ, lúc con ốm yếu với lúc con khỏe mạnh không giống nhau đâu mẹ. Mẹ cần xem xét thể trạng của con để chọn trang phục “chuẩn chỉnh” nhất nhé: 

3.1. Bé có cơ thể trạng khỏe mạnh

Nếu bé yêu phát triển bình thường, không có dấu hiệu cảm sốt, mẹ nên cho bé mặc quần áo ngắn để tiện hoạt động, “vung tay múa chân” thoải mái, ít vướng víu. Vào buổi tối, mẹ có thể cho con ăn mặc ấm áp hơn bằng cách lựa chọn quần áo dài. Mẹ cần xem xét điều kiện phù hợp và thay đổi linh hoạt 2 loại trang phục này để con được thoải mái nhất nhé! 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Bé có cơ thể trạng khỏe mạnh mẹ có thể thay đổi linh hoạt 2 loại trang phục

3.2. Bé có dấu hiệu khụt khịt

Kho con yêu có dấu hiệu cảm lạnh, ho, khụt khịt mũi, mẹ nên cho bé mặc quần áo dài để giữ ấm cơ thể, đặc biệt là giữ ấm những phần dễ lộ ra ngoài như tay, chân, lưng, bụng. Bởi hệ miễn dịch của bé cưng đã bị ảnh hưởng, không còn vững mạnh như trước, nếu mẹ cho con mặc quần áo ngắn, khí lạnh sẽ dễ dàng xâm nhập khiến tình trạng tồi tệ hơn đó ạ. Ngoài ra, mẹ cũng cần cho con nghỉ ngơi nhiều hơn, kết hợp bổ sung đủ nước, sữa nhằm hạn chế mất nước hay thiếu hụt chất điện giải. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Khi con yêu có dấu hiệu cảm lạnh, ho, khụt khịt mũi, mẹ nên cho bé mặc quần áo dài để giữ ấm cơ thể

3.3. Bé đang sốt cao thì làm sao mẹ ơi?

Thấy con sốt cao, lòng mẹ lo lắng, bồn chồn chẳng lúc nào yên, mẹ sợ con lạnh nên quấn chăn thật kỹ. Thế nhưng hành động này vô tình khiến bé yêu sốt cao hơn đó ạ, do nhiệt độ cơ thể đang tăng nhanh mà mẹ quấn con lại sẽ ức chế quá trình tỏa nhiệt. Cách tốt nhất là mẹ phải bỏ bớt chăn mền ra, cho bé mặc quần áo ngắn, chất liệu cotton thấm hút tốt, tránh mặc đồ dài hoặc quá dày khiến con bị ngộp. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Mẹ bỏ bớt chăn mền ra, cho bé mặc quần áo ngắn, chất liệu cotton thấm hút tốt, tránh mặc đồ dài hoặc quá dày khiến con bị ngộp

4. Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn? Tùy theo độ tuổi mẹ nhé

Câu hỏi trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn cũng được giải đáp tùy theo độ tuổi của con đó ạ, nghe có vẻ “hơi là lạ” đúng không mẹ nhỉ? mẹ xem lời giải đáp ngay bên dưới nhé: 

4.1. Đối với bé dưới 4 tháng

Bé dưới 4 tháng còn khá non nớt do nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ, chưa dung nạp được thức ăn bên ngoài. Cũng chính vì vậy mà hệ miễn dịch của con chưa hoàn thiện, con vẫn dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài như nắng, gió, mưa, giông,… Nếu mẹ không biết cách mặc quần áo thì con dễ bị ốm lắm ạ. Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo dài được làm từ chất liệu thấm hút tốt để con yêu thỏa sức ăn ngủ, vui chơi mà không lo bị cảm hay quá nóng nực. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo dài được làm từ chất liệu thấm hút tốt

4.2. Đối với bé từ 4 tháng trở đi

Bé trên 4 tháng đã có nhiều chuyển biến về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt là những bé 6 tháng đang chuẩn bị bước vào độ tuổi ăn dặm. Lúc này, hệ miễn dịch của con đã vững vàng hơn nên tiếp nhận được nhiều nguồn thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ. 

Việc mặc quần áo ngắn hay dài cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, nếu con khỏe mạnh bình thường,ẹ có thể mặc đồ ngắn để con thoải mái, tránh cảm giác hầm bí, bức bối. Bên cạnh đó,bé trên 4 tháng cũng không thích mặc mãi những trang phục dài đâu mẹ, khi con ăn dặm, quần áo dài rất dễ vướng víu và bám dính thức ăn, mẹ cũng đau đầu mỗi khi tẩy rửa. 

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn
Nếu con khỏe mạnh bình thường thì mẹ có thể mặc đồ ngắn để con thoải mái, tránh cảm giác hầm bí, bức bối

5. 4 lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Ngoài những “mẹo vàng” kể trên, mẹ cũng nên nằm lòng 5 lưu ý sau để quá trình mặc quần áo cho bé cưng diễn ra trơn tru nhất, như giặt giũ quần áo sạch sẽ, lựa chọn chất liệu thấm hút tốt, không mặc đồ cho bé cưng quá lâu: 

1 – Giặt giũ quần áo con thật sạch sẽ mẹ nhé

Con sẽ cảm thấy thoải mái khi được mặc những bộ quần áo tinh tươm, ngăn ngừa tình trạng kích ứng, nổi mẩn. Chính vì thế, mẹ nên giặt giũ kỹ lưỡng bằng nước giặt được kiểm định rõ ràng, không dùng hàng trôi nổi, kém chất lượng. 

Ngoài ra, mẹ cũng tránh dùng chung nước giặt với người lớn vì các thành phần không phù hợp với làn da bé sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến làn da non nớt, nhạy cảm của con yêu đó ạ. Chưa kể, độ pH trong nước giặt dành cho người lớn chúng ta cũng cao hơn nước giặt chuyên dụng dành riêng cho bé, làm đồ bị xơ cứng, con mặc vào dễ gây xước da mẹ ơi. 

Lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên giặt giũ kỹ lưỡng bằng nước giặt được kiểm định rõ ràng

Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên Mamamy với nguồn gốc từ thực vật, độ pH thấp giúp quần áo luôn mềm mịn. Ngoài ra, thành phần nước giặt từ thiên nhiên, không hương liệu n mỗi lần phơi xong sẽ vương mùi nắng tự nhiên, không pha trộn mùi nhân tạo, cực lành tính và an toàn với làn da bé yêu. Từ giờ mẹ đã không phải lo con bị kích ứng nữa rồi! 

Nước giặt xả Mamamy
Nước giặt xả nhẹ dịu, lành tính cho bé yêu – “cứu tinh” của mẹ bỉm đây rồi

Mamamy còn đang thực hiện chương trình khuyến mãi mua nước giặt xả được tặng khăn ướt cùng rất nhiều quà nữa đó ạ. Đây là dịp thuận lợi để mẹ trải nghiệm nhiều sản phẩm khác nhau mà giá cả cực ưu đãi. Nếu mẹ bỏ qua sẽ tiếc hùi hụi đó ạ, để biết thêm chi tiết mẹ nhấn nhẹ vào đường link đính kèm để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. 

Nước giặt xả đang ưu đãi cực hấp dẫn, chỉ tốn một khoản nhỏ xíu mà chăm bé toàn diện hơn, siêu hời luôn mẹ ơi!

2 – Lựa chọn chất liệu thấm hút tốt

Làn da của bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm mẹ ơi, một tác động nhẹ cũng có thể khiến da con đỏ ửng rồi đó ạ. Do đó, khi sắm sửa quần áo mẹ nên ưu tiên chất liệu vải thật “xịn sò”, “đáng đồng tiền bát gạo” để con thoải mái phát triển mà chẳng lo khó chịu, vướng víu. Giữa muôn vàn chất liệu vải, cotton chải được nhiều mẹ “chọn mặt gửi vàng” bởi nó đáp ứng được nhiều tiêu chí như thấm hút tốt, mềm mịn, ít thô xơ, không để lại bụi vải. Nhờ đó, con mặc vào cảm thấy cực ưng bụng, không ngứa ngáy, khó chịu, mẹ cũng thêm phần an tâm! 

Lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh
Cotton chải được nhiều mẹ “chọn mặt gửi vàng” bởi nó đáp ứng được nhiều tiêu chí như thấm hút tốt, mềm mịn, ít thô xơ

3 – Mặc cho con thật nhanh chóng 

Bé sơ sinh cần được chăm bẵm, nâng niu từng chút một bởi bé còn rất non nớt, chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ thay đổi thất thường. Do đó, khi thay đồ cho con mẹ cần thao tác nhanh chóng để đảm bảo con đủ ấm, không bị lạnh. 

Mẹ ưu tiên chọn những bộ quần áo có khuy cài, khuy bấm và buộc vạt để mặc cho con dễ dàng hơn. Quần áo cũng nên đặt ở nơi dễ nhìn, gần tầm tay mẹ, sau khi mặc quần áo cho con xong mẹ có thể ôm con vào lòng để giữ ấm và giúp bé cảm nhận được sự an toàn, chở che nhé! 

Lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh
Khi thay đồ cho con mẹ cần thao tác nhanh chóng để đảm bảo con đủ ấm, không bị lạnh

4 – Cho con mặc đồ liền thay vì đồ rời mẹ ơi 

Trẻ sơ sinh hay tè dầm nên mẹ thường tất bật thay đồ nhiều lần cho bé. Để tiện công, đỡ thay cả bộ, mẹ thường chuộng những bộ đồ đồ rời cho cho con hơn. Tuy nhiên cách làm này dễ khiến con bị lạnh bụng lắm đó ạ. Do bé cưng thường xoay người lúc ngủ, mẹ khó kiểm soát hết những lần quần áo bị kéo lên làm hở bụng bé. 

Lưu ý khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh
Cho con mặc đồ liền thay vì đồ rời để tránh bị lạnh bụng

Tốt nhất, mẹ nên mặc đồ liền thân và đóng bỉm cho con để hạn chế tình trạng ướt quần áo khi tè dầm. Ngoài ra, mẹ cũng quan sát kỹ để mỗi khi phần da của con lộ ra ngoài thì nhanh chóng kéo lại quần áo ngay ngắn, tránh để không khí bên ngoài tràn vào phần bụng của con. 

Như vậy, mẹ đã biết trẻ sơ sinh nên mặc quần áo dài hay ngắn còn tùy thuộc vào từng yếu tố như các mùa, nhiệt độ, thể trạng, độ tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cũng biết thêm nhiều lưu ý bổ ích khi chọn và mặc quần áo cho bé cưng. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, thắc mắc điều gì đó thì đừng ngần ngại để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” nhé. 

Xem thêm: Có nên mặc quần áo cộc cho trẻ sơ sinh? 2 Quy tắc cần nhớ

Trẻ sơ sinh chưa có ý thức hay đạp lung tung, vì thế mẹ lo sợ ban đêm con ngủ sẽ bị lạnh sốt. Quả thực đúng như vậy, nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, do đó mẹ cần chú ý chọn mặc cho bé yêu những bộ đồ phù hợp giúp bé thoải mái, ngủ ngon và đảm bảo giữ ấm tốt nhất. Vậy mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi ngủ thế nào phù hợp nhất? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ nhé! 

Mặc quàn áo cho sơ sinh cho trẻ đi ngủ
Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi ngủ như nào để bé thoải mái, ngủ ngon và giữ ấm tốt nhất mẹ nhỉ?

1. 10+ loại quần áo mẹ nên chọn để mặc cho bé khi đi ngủ

Do con chưa biết cách biểu đạt ý muốn của mình nên mẹ thường dựa vào cảm tính để mặc quần áo cho bé. Tuy nhiên, cảm tính không hẳn là chính xác. Thân nhiệt của bé thường cao hơn so với người trưởng thành,  mẹ cần chọn loại quần áo phù hợp với thời tiết để đảm bảo giữ ấm đầy đủ cho con, giúp con không bị bí bách, khó chịu mẹ nhé.

1.1. Quần áo cho bé mặc vào mùa nóng

Đối với bé, thời tiết mùa hè thật sự rất khắc nghiệt đó mẹ. Nắng nóng, oi bức khiến làn da bé tiết ra nhiều mồ hôi, mồ hôi đọng lại trên da, quần áo hình thành môi trường ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sinh sôi, nảy nở dẫn đến khởi phát những tình trạng như hăm, nổi mẩn ngứa,… trên làn da mỏng manh, nhạy cảm, dễ tổn thương của con.

 Ngoài ra, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng nên cho bé tránh nóng nhiều nhất có thể, bởi bé dễ mất nước và sốc nhiệt nếu thời tiết quá nóng. Thế nên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, bên cạnh những chăm sóc sinh hoạt thường ngày, việc chuẩn bị đồ phù hợp với thời tiết oi bức này là rất quan trọng đó ạ. Vậy quần áo mùa hè như thế nào là hợp mẹ nhỉ? 

Các loại quần áo mẹ nên chọn cho bé khi đi ngủ
Thời tiết quá nóng rất dễ khiến bé bị hăm và nổi mẩn ngứa vì thế nhiều mẹ băn khoăn mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi ngủ để thoáng mát nhất

Khác với người trưởng thành, bé liên tục vận động dẫn đến ra mồ hôi rất nhiều,mẹ cần ưu tiên những loại quần áo thoáng mát, không gây bí bách, đặc biệt cần có khả năng thấm hút tốt tránh bé bị hăm hay bị ốm do mồ hôi thấm ngược. Mẹ nên tránh những loại vải sợi, vải cứng cóì khả năng thoát mồ hôi kém và có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

Đơn cử hoàn hảo hàng đầu cho bé chính là vải cotton – loại vải được làm từ 100% sợi bông thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, sợi bông mềm mại, thoáng mát giúp bé luôn dễ chịu và cực kỳ lành tính với làn da. Ngoài cotton, mẹ cũng có thể cân nhắc thêm một số loại vải như sợi lanh, lụa, than tre,… vì chất liệu mềm mịn, mỏng nhẹ, thoáng khí giúp bé ngủ ngon trong cả đêm dài đó ạ.

Các loại quần áo mẹ nên chọn cho bé khi đi ngủ
Ưu tiên chọn vải cotton để bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu mẹ nhé

Một vấn đề mà mẹ cần lưu ý nữa,mặc dù thời tiết nóng nhưng mẹ vẫn cần mặc đầy đủ quần áo cho bé, không nên mặc quá nhiều cũng không mặc quá ít. Như thế sẽ giúp bé vừa thoáng mát, dễ chịu lại không dễ bị ốm khi nhiệt độ đột ngột giảm xuống đó ạ. Mẹ có thể diện cho bé bodysuit ngắn tay, đồ bộ, áo phông ngắn kết hợp với quấn chũn, quần short,… vào ban ngày. Vào buổi tối, mẹ chỉ cần khoác thêm áo khoác mỏng cho bé nữa là đủ mẹ nhé. 

1.2. Đồ ngủ mùa lạnh cho bé sơ sinh

Vào mùa lạnh thời tiết nhiều gió, lạnh, ẩm, bé thường rất dễ bị nhiễm lạnh và cảm sốt nếu mặc quần áo không đúng cách. Nhưng không phải giữ ấm là cứ mặc cho bé thật nhiều đồ đâu ạ. Vì mặc quá nhiều sẽ làm bé toát mồ hôi, tăng nguy cơ mắc SIDS – một hội chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nếu giữ ấm bằng cách đắp chăn chỉ cần vài lần cựa của bé là chăn lại tung ra ngoài. Vậy mẹ làm thế nào đây nhỉ? Đơn giản lắm ạ, tham khảo ngay cách mặc đồ ngủ vào mùa lạnh cho bé sơ sinh sau đây nhé!

Các loại quần áo mẹ nên chọn cho bé khi đi ngủ
Giữ ấm như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe vừa giúp con yêu thoải mái đây mẹ?

Mẹ cần chọn trang phục có thể giữ ấm toàn bộ cơ thể bé, mặc dày hơn 1 lớp và không quên găng tay, vớ,… để đảm bảo con không bị lạnh mẹ nhé. Những bộ đồ như bodysuit tay dài, sleepsuit, đồ bộ chất liệu lông mềm,.. là không thể thiếu trong danh sách đồ mùa lạnh cho bé,sẽ giúp ngực và bụng của bé không bị lạnh, tránh được những bệnh về hô hấp như viêm phổi, cúm, ho,…

Tiếp đến trong danh sách đồ mùa lạnh cho bé chính là áo khoác. Áo len là lựa chọn hàng đầu của mẹ trong những ngày lạnh vì độ giữ ấm mà nó mang lại, mẹ chỉ cần khoác áo cho bé là hạn chế được gió lạnh rồi. Ngoài ra, mũ và bao tay, vớ cũng là vật không thể thiếu cho bé trong những ngày lạnh, giúp bảo vệ bé khỏi nhiệt độ “khó chịu” của mùa đông. 

Các loại quần áo mẹ nên chọn cho bé khi đi ngủ
Những ngày lạnh của mùa đông không thể thiếu mũ, vớ và bao tay cho bé đâu mẹ nhé

Đối với những loại đồ mùa lạnh cho bé trên mẹ nên ưu tiên chọn vải nỉ dày dặn, vải cotton, len,… vì nó có khả năng giữ ấm cao, mềm mại, thích hợp với làn da nhạy cảm của bé.

Mách nhỏ: Dù quần áo được làm từ vải lành tính, thiên nhiên, tuy nhiên trong quá trình sản xuất sẽ sót lại bụi bẩn, phấn,… mẹ mặc ngay cho bé sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và nổi mẩn. Do đó, mẹ cần giặt quần áo trước khi mặc cho bé để con thoải mái hơn khi diện những bộ cánh mới mẹ nhé. Tuy nhiên, làn da của bé vốn đã mỏng manh và nhạy cảm,  mẹ lưu ý chọn nước giặt vừa có khả năng đánh bay vi khuẩn, bụi bẩn và sợi vải còn sót lại, vừa lành tính, an toàn với da của bé.  

Nước giặt xả thiên nhiên Mamamy là gợi ý tuyệt vời cho mẹ, bởi sản phẩm giúp đánh bay mọi tồn dư, bụi bẩn sót lại trên quần áo. Chưa kể nước giặt còn có khả năng khử khuẩn nhờ nguồn gốc thực vật (chủ yếu từ acid hữu cơ và muối tinh khiết) giúp da bé luôn mềm mịn và nói không với dị ứng, mẩn đỏ mẹ ơi!

Nước giặt xả thiên nhiên cho bé Mamamy
Hiện tại sản phẩm đang có chương trình ưu đãi cực hấp dẫn, chỉ tốn một khoản nhỏ xíu mà chăm bé toàn diện hơn, siêu hời luôn mẹ ơi! siêu hời luôn mẹ ơi!

2. Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi đi ngủ

Khi cho bé đi ngủ, để bé yêu không bị lạnh dẫn đến ốm sốt mẹ cần nắm chắc 5 nguyên tắc “vàng” khi mặc đồ ngủ cho bé dưới đây, giúp bé ấm áp, ngủ ngon và đảm bảo được sức khỏe nhé! 

2.1. Nguyên tắc 1: Chất liệu mềm mịn – thoáng khí là ưu tiên hàng đầu

Dù mặc đồ cho bé vào mùa hè hay mùa đông,mẹ vẫn nên ưu tiên chọn đồ được làm từ chất liệu mềm mịn và thoáng khí nhé. Ngoài ra, mẹ lưu ý chọn vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt vì ban đêm bé thường hay đổ mồ hôi trộm, nếu không thoát mồ hôi kịp có thể khiến bé bị hăm cổ, hăm nách. 

Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi ngủ
Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi ngủ mẹ ưu tiên chọn chất liệu cần phải thoáng mát, mềm mịn, lành tính với làn da non nớt của bé

Hiện chất liệu đang được ưa chuộng hàng đầu là vải cotton – loại vải “hè mát đông ấm”, có khả năng thấm mồ hôi cực tốt, tạo nên sự thoáng mát, bền và nhẹ, dễ dàng thay đồ cho bé hằng ngày, Đặc biệt, vải cotton còn lành tính, không gây kích ứng, an toàn với làn da non nớt của bé giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn khi ngủ.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi chọn đồ cho bé, mẹ nên tránh những tông màu như đen, nâu, đỏ, cam,… vì chúng mang đến cảm giác nóng rực và chói mắt khi nhìn vào. Ngoài ra, những tông màu này còn dễ hấp thụ nhiệt, khiến bé cưng bị bí bách. 

Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi ngủ
Nên chọn quần áo có chất dịu nhẹ, lành tính với làn da của bé nhé mẹ

2.2. Nguyên tắc 2: Mặc đồ ngủ đơn giản – ít họa tiết

Khi ngủ, những loại đồ có nhiều chi tiết như ruy băng, nơ, tua rua,… không cần thiết mẹ nhé. Bé thường hay cựa quậy khi ngủ, vì thế, nếu cựa trúng những chi tiết này bé sẽ rất khó chịu đó ạ. Ngoài ra, những chi tiết rườm rà này còn có khả năng vướng vào những loại quần áo khác, gây bất lợi khi giặt giũ quần áo cho bé. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mẹ tuyệt đối không chọn vải len làm đồ ngủ cho bé. Bởi khi ngủ những sợi len có thể bay ra, mắc vào mũi, miệng gây khó chịu, con ngủ không ngon đâu ạ. 

Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi ngủ
Mặc những đồ ngủ rườm sẽ khiến bé khó chịu trong lúc ngủ đó ạ

2.3. Nguyên tắc 3: Luôn mặc thêm 1 lớp so với trang phục ban ngày

So với thời tiết ban ngày, ban đêm nhiệt độ thường thấp hơn, mẹ cần mặc nhiều thêm một lớp cho bé so với ban ngày. Mặc như thế giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho bé, không gây quá nóng mà còn giúp bé bảo vệ cơ thể khi thời tiết đột nhiên trở lạnh.

Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi ngủ
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, khi ngủ mẹ nên mặc nhiều hơn so với ban ngày 1 lớp

2.4. Nguyên tắc 4: Chỉ đội mũ thóp khi thật sự cần thiết

Đối với các bé sơ sinh khi mới sinh mẹ thường phải đội mũ cho cho bé trong 1 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ không nên đội mũ chóp cho bé trong thời gian dài làm bé toát nhiều mồ hôi và gây ra những vấn đề về da đầu như viêm da, nặng hơn là nhiễm trùng đó ạ.

Mẹ chỉ nên đội mũ chóp cho bé khi thật sự cần thiết như lúc cho bé cưng ra ngoài đường hoặc trong thời tiết quá lạnh để đầu bé thoáng khí, dễ chịu mẹ nhé.

Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi ngủ
Đội mũ chóp trong thời gian dài khiến bé toát nhiều mồ hôi gây viêm da đầu đó mẹ ơi

2.5. Nguyên tắc 5: Kiểm tra tã bỉm đều đặn trong đêm

Trên lý thuyết, một chiếc tã ướt có thể mặc nhiều nhất trong 4 tiếng, đối với tã giấy từ 2 -3 tiếng, nếu bé tè dầm mẹ cần thay tã từ 1 – 2 lần trong đêm cho bé. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, mẹ nên kiểm tra tã của bé đều đặn trong đêm để tránh tã ướt khiến bé khó chịu hoặc kích ứng da, thậm chí là hăm tã.

Nguyên tắc mặc đồ cho bé sơ sinh khi ngủ
Thường xuyên thay tã để bảo vệ làn da nhạy cảm của con yêu mẹ nhé

Khi thay tã, mẹ không nhất thiết phải đánh thức bé dậy đâu. Tuy nhiên nếu bé tỉnh giấc để bú, mẹ có thể thay tã ngay lúc đó luôn nhé. Nếu không sau khi ngủ lại bé có thể rục rịch thức giấc vì khó chịu khi tã ướt đó ạ. Mẹ không nên thay tã quá vội vàng, hãy từ từ và tránh tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mẹ nhé.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tã có vạch báo đầy rất tiện dụng, giúp mẹ kiểm tra tã đầy dễ dàng dựa vào màu sắc trên vạch. Khi vạch báo đầy chuyển sang màu xanh đậm, mẹ để ý thay tã cho bé nha.

Khuyến mại Mamamy
Tã Mamamy xuyên đêm ngừa hăm, mẩn đỏ, thấm hút tốt là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ đó ạ

3. Mẹ cần làm gì để bé ngủ ngon và ấm áp hơn?

Nhiều lúc mẹ cũng thấy rất “bất lực” bởi đã cho bé mặc quần áo phù hợp nhưng bé vẫn ngủ không ngon giấc lắm. Thấu hiểu điều đó, dưới đây Góc của mẹ sẽ bật mí đến mẹ 4 “tuyệt chiêu” giúp bé ngủ ngon giấc và ấm áp hơn mẹ nhé! 

1- Cho bé nằm ngửa khi ngủ

Mẹ nên duy trì thói quen nằm ngửa khi ngủ cho bé đến khi tròn 1 tuổi, bất kể là ngủ trưa hay ngủ đêm. Viện Sức Khỏe Trẻ em Và Phát triển nhân lực quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé. Nó giúp bé có cảm giác thoải mái, thả lỏng, đường hô hấp được thông thoáng, không gây áp lực lên phổi, tim, bàng quang giúp bé ngủ ngon giấc hơn.  

Cách giúp bé ngủ ngon và ấm hơn
Nằm ngửa là tư thế được khuyến nghị an toàn cho bé khi ngủ đó mẹ

2- Đảm bảo con ngủ trên chiếc giường êm ái và chắc chắn 

Mẹ nên để cho bé ngủ trên một mặt phẳng và chắc chắn chắn nó không xê dịch khi bé nằm trên đó. Đơn cử những chiếc giường êm ái và chắc chắn cho bé chính là nôi, cũi, cũi di động đi kèm nệm và tấm cứng được thiết kế phù hợp tạo cho bé một không gian ngủ thông thoáng, thoải mái kết hợp với sự đụng đưa nhẹ giúp bé có cảm giác an toàn và ngon giấc.

Cách giúp bé ngủ ngon và ấm hơn
Ngủ củi, nôi giúp bé tạo cho bé một không gian ngủ thông thoáng giúp bé ngủ ngon giấc hơn

3- Không nên để quá nhiều đồ trên giường

Mẹ nên loại bỏ những vật như đồ chơi, chăn, đệm lót hay bất kỳ đồ vật nào khác ra khỏi khu vực ngủ của bé. Những đồ vật này có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, nghẹt thở cho con. Nếu mẹ lo lắng bé bị lạnh, mẹ mặc thêm quần áo ngủ hoặc sử dụng loại chăn chuyên dùng quấn tã cho bé. Tuy nhiên, không nên quấn quá chặt hoặc khi thấy bé gồng người, không thoải mái mẹ nên ngừng quấn tã.

Cách giúp bé ngủ ngon và ấm hơn
Mẹ nên loại bỏ tất cả những đồ vật không cần thiết trên giường của bé

4- Tập cho bé ngủ riêng, không ngủ chung với bố mẹ

Mẹ nên giữ cũi của em bé hoặc nơi ngủ khác của bé gần giường của mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Nhưng đừng để bé ngủ trên giường với mẹ vì trong lúc ngủ, mẹ sẽ khó điều khiển cơ thể, rất có thể sẽ đụng trúng làm bé tỉnh giấc. Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi mẹ  đang cho ăn hoặc an ủi trẻ trên giường của mẹ, hãy di chuyển bé đến giường của riêng của bé nhé mẹ. 

Ngoài ra, tập ngủ riêng cho bé còn giúp bé rèn luyện tính tự lập, tránh lây nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn,… từ quần áo thường ngày của bố mẹ.

Cách giúp bé ngủ ngon và ấm hơn
Mẹ nên để nơi ngủ của bé gần với giường của mẹ trong 6 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho bé

Qua bài viết này, mẹ đã nắm được cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi ngủ theo nhiệt độ, thời tiết cho bé để đảm bảo bé luôn thoải mái và tránh những bệnh ngoài da cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần “nằm lòng” những nguyên tắc mặc đồ khi ngủ cho bé để giúp bé ngủ ngon và mẹ cũng được ngon giấc mẹ nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy nhanh tay comment ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” mọi thắc mắc của mẹ!

Xem thêm: Có nên mặc quần áo cộc cho trẻ sơ sinh? 2 Quy tắc cần nhớ

Mẹ bầu thèm ăn vặt, đang tìm hiểu đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ chưa biết nên chọn đồ ăn vặt nào tốt, ăn bao nhiêu là đủ, sợ ăn sai món, sai cách sẽ kéo theo vô vàn hệ lụy như tiểu đường thai kỳ, hạ huyết áp, béo phì và ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng lo lắng mẹ ơi, bài viết dưới đây sẽ “mách” mẹ 10 đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối dinh dưỡng và lành mạnh, mẹ tham khảo nhé!

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
10 đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng – chẳng sợ ngán

1. 5 đồ ăn vặt không qua chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối

Mẹ bầu 3 tháng cuối đi lại nặng nhọc hơn so với giai đoạn trước nhưng lại thèm đồ ăn vặt, giải pháp tối ưu nhất cho mẹ lúc này là bổ sung thực phẩm không qua chế biến để tiết kiệm thời gian và công sức. Để mẹ không phải lăn tăn tìm kiếm xa xôi, Góc của mẹ gợi ý ngay 5 đồ ăn vặt không qua chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối, vừa ngon miệng, dinh dưỡng lại siêu tiện lợi: 

1.1. Hạnh nhân – giúp hệ xương mẹ bầu thêm chắc khỏe

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu khó tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, xương mu và đi lại cũng khó khăn hơn. Nguyên nhân do em bé của mẹ mỗi ngày một lớn hơn, điều này vô tình chèn ép xương chậu, gây áp lực lên cột sống, khiến xương khớp của mẹ có xu hướng yếu đi, dễ bị đau, nhức mỏi. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Thai nhi mỗi ngày một lớn vô tình chèn ép xương chậu khiến mẹ thường bị đau xương khớp, xương mu và nhức mỏi

Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể bổ sung hạnh nhân vào chế độ dinh dưỡng như một món ăn vặt tốt cho sức khỏe. Trong hạnh nhân có chứa nhiều chất xơ, canxi, riboflavin và niacin,… giúp ổn định mật độ xương, chống loãng xương hiệu quả. Chưa kể, hạnh nhân được biết đến với khả năng dưỡng ẩm da (nhờ thành phần vitamin E) và chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim, giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại), bảo vệ trái tim mẹ luôn khỏe mạnh. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Mẹ bổ sung hạnh nhân vào chế độ dinh dưỡng như một món ăn vặt lành mạnh, giúp hệ xương mẹ thêm chắc khỏe

Hạt hạnh nhân rang, sấy khô tự nhiên có thể ăn liền, hạt có hình thoi, màu nâu vàng, vị ngọt nhẹ, thơm, bùi và béo ngậy. Loại hạt này rất tốt cho sức khỏe, mẹ bầu có thể trạng tốt hay cơ địa nhạy cảm đều yên tâm chọn hạnh nhân để ăn vặt. Mặc dù đây là món ăn vặt ngon và dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng đâu ạ, mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 28gr hạnh nhân/ngày (tương đương 23 hạt), hạn chế thừa chất mẹ nhé.

1.2. Granola ổn định huyết áp

Granola là loại ngũ cốc chứa lượng lớn các loại hạt như yến mạch cán mỏng, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, macca và trái cây sấy khô. Tất cả các loại hạt được sấy thủ công tự nhiên, có màu vàng óng, giòn, thơm kết hợp với vị mật ong ngọt nhẹ siêu ngon miệng đó mẹ. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Yến mạch cán mỏng là thành phần thường có trong Granola

Theo đó, yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tăng hàm lượng sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu và điều hòa huyết áp cực tốt. Chưa dừng lại ở đó đâu ạ, các loại hạt trong Granola còn chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, folate, vitamin E, magie, axit béo omega-3 và omega-6 tham gia vào quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh của thai nhi. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Granola là loại ngũ cốc chứa lượng lớn các loại hạt dinh dưỡng và mật ong, được nướng giòn thơm phức

Mẹ bầu 3 tháng cuối dùng Granola như món ăn vặt hoặc hoặc thay thế bữa phụ vừa no lâu lại dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Thành phần chính của Granola là các loại hạt hữu cơ, được chọn lọc kỹ lưỡng, mẹ bầu gặp vấn đề về tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hoàn toàn có thể sử dụng được nhé. Tuy nhiên, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 45 – 50g (cỡ 2 – 3 thìa cà phê) thôi bởi Granola cũng chứa nhiều calo, mẹ ăn quá nhiều gây đầy bụng, thừa cân, không tốt tí nào cả! 

1.3. Rong biển sấy khô nhuận tràng – đánh bay táo bón

Mẹ bầu tăng cân đột ngột, tiểu đường thai kỳ, mất cân bằng dinh dưỡng… trong 3 tháng cuối dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, tiêu hóa kém, táo bón. Do vậy mẹ cứ băn khoăn mãi, hèm ăn vặt nhưng chưa biết chọn loại nào ăn ngon để không bị nóng bụng lại hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Những lúc này, mẹ tham khảo rong biển sấy khô nha, từng miếng rong biển mỏng tang thơm phức quyện cùng vị bùi bùi, mặn mặn cực kỳ bắt miệng mẹ ơi. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Rong biển sấy khô nhuận tràng, đánh bay táo bón cho mẹ bầu

Nhờ thành phần giàu chất xơ nên rong biển giúp mẹ tiêu hóa thức ăn dễ dàng, hỗ trợ lợi tiểu và nhuận tràng. Ăn vặt với rong biển sấy khô đúng cách, đúng lượng giúp mẹ bầu “đánh bay” các triệu đầy hơi, khó tiêu, táo bón và hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh.

Rong biển thực chất là tảo tự nhiên, loại thực phẩm này được xếp vào nhóm “siêu dinh dưỡng”, rất an toàn nên mẹ bầu yên tâm nhé. Mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn từ 20 – 30g rong biển sấy khô, cỡ 10 – 15 lá ghim loại nhỏ. Ngoài ra, mẹ nên chọn rong biển sấy khô tự nhiên, không dầu mỡ, không tẩm gia vị nhé.

1.4. Sữa chua không đường thúc đẩy lợi khuẩn

Có thể mẹ chưa biết, sữa chua không đường chứa rất nhiều lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilusBifidobacterium) tốt cho đường ruột, kích thích mẹ bầu ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng. Chưa kể, vitamin C có trong sữa chua không đường còn hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, giúp da dẻ căng mịn, hồng hào hơn. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Sữa chua không đường chứa rất nhiều lợi khuẩn, tốt cho đường ruột, kích thích mẹ bầu ăn ngon, tiêu hóa tốt

Sữa chua không đường có chất kem sánh sệt, mềm mịn, vị hơi chua nhưng dễ ăn, rất thơm ngon và ngậy béo. Món ăn này dễ biến tấu, mẹ có thể ăn không, ăn cùng hoa quả tươi hoặc Granola đều rất ngon, đưa miệng. Mẹ có thể ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua không đường nhỏ mỗi ngày, lưu ý không ăn khi bụng đói vì khi đó dịch vị dạ dày dễ làm hại lợi khuẩn, khiến mẹ cảm thấy cồn cào khó chịu. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Sữa chua không đường rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Ngoài ra, mẹ nào có hệ tiêu hóa tốt, bụng khỏe mới nên ăn sữa chua không đường, mẹ hay chọt bụng, tiêu hóa kém tốt nhất nên hạn chế. Mặc dù sữa chua là thực phẩm giàu lợi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên mẹ bầu 3 tháng cuối cơ địa thường nhạy cảm hơn, việc ăn sữa chua không đường sai cách, sai lượng sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn. 

1.5. Bánh quy Organic giúp mẹ duy trì cân nặng ổn định

Ngoài hạnh nhân, Granola, rong biển sấy khô hay sữa chua không đường, mẹ bầu có thể chọn ăn vặt với bánh quy Organic để đổi vị nhé. Bánh quy ăn vặt cho mẹ bầu thường có thành phần bột mì Organic nguyên cám giàu chất xơ, các loại hạt dinh dưỡng và có vị ngọt tự nhiên từ mật ong, trái cây sấy khô. Với công thức này, món bánh quy vừa có vị thơm, ngọt ngào, rất ngon mà còn giàu dinh dưỡng. 

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Bánh quy Organic giúp mẹ duy trì cân nặng ổn định

Như đã chia sẻ, với thành phần chính là bột mì và ngũ cốc, bánh quy có rất nhiều chất xơ giúp mẹ “đánh bay” chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, bánh quy ăn vặt cho mẹ bầu thường có lượng calo khá thấp, khẩu phần dinh dưỡng được tính toán chi tiết trong từng miếng bánh giúp mẹ dễ dàng định lượng, mẹ ăn vừa đủ (khoảng 2 – 3 lát bánh mỗi ngày) để kiểm soát và duy trì cân nặng ổn định.

Đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng
Với thành phần chính là bột mì, trứng gà và ngũ cốc, bánh quy có rất nhiều chất xơ giúp mẹ “đánh bay” chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Sản phẩm bánh quy Organic có vị ngọt thanh tự nhiên từ hoa quả và mật ong nguyên chất nên mẹ bầu dư cân hay đang gặp các vấn đề về tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hoàn toàn có thể ăn vặt được nha. Gợi ý đến mẹ một số hãng bánh quy Organic dành riêng cho bà bầu nổi tiếng có hương vị thơm ngon và chất lượng tốt như Morinaga Marie Biscuit, AFC, Cracker Arandanos…

2. 5 đồ ăn vặt cần chế biến cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Ở giai đoạn “nước rút” này, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng nhóm chất, cẩn trọng với thực phẩm nạp vào cơ thể, bao gồm cả đồ ăn vặt nữa ạ. Gợi ý ngay 5 đồ ăn vặt cần chế biến cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ ngon tuyệt và dinh dưỡng, thực hiện siêu nhanh, mẹ lưu lại nhé!

2.1. Bắp luộc ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Làm mẹ ai cũng mong muốn con yêu chào đời lành lặn, thông minh và lanh lợi. Mỗi ngày mẹ đều tìm hiểu những món ăn vặt ngon, dinh dưỡng để mẹ đỡ thèm, ăn ngon mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Nếu vậy, mẹ đừng bỏ qua món bắp luộc nhé, đây là thực phẩm gần gũi, hương vị quen thuộc nhưng bảng thành phần siêu giàu dinh dưỡng mẹ ơi. 

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Bắp là thực phẩm gần gũi, hương vị quen thuộc nhưng bảng thành phần “đáng gờm” lắm đó mẹ

Trong bắp có chứa hoạt chất carotenoid hay gọi là zeaxanthin có tính chất oxy hóa. Nhờ vậy Zeaxanthin  giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt, một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bắp còn chứa hàm lượng axit folic cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng cuối, giảm nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác ở thai nhi. 

Những trái bắp vàng óng khi luộc chín tới có vị ngọt thanh, thơm phức chắc chắn sẽ là món ăn vặt cực “ghiền” cho mẹ bầu. Thi thoảng mẹ đổi vị với bắp luộc vừa đơn giản, rất ngon lại tốt cho sức khỏe. 

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Những chiếc bắp dẻo dính răng, vàng óng, khi luộc chín tới có vị ngọt thanh, thơm phức chắc chắn sẽ là món ăn vặt cực “nghiền” cho mẹ bầu

Mách nhỏ mẹ cách chọn bắp tươi, đạt độ ngon, dẻo mềm mà không sượng nhé: mẹ kiểm tra độ tươi bằng cách dùng móng tay bấm nhẹ vào hạt, nếu hạt mềm và tiết ra một chút nước là bắp mới, ngon. Bên cạnh đó, để món bắp luộc có vị ngọt và thơm ngon hơn, mẹ luộc cùng 1 – 2 đốt mía nhỏ nữa nhé. 

2.2. Bánh mì bơ lạc giúp mẹ ăn ngon miệng hơn

Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ đã chuẩn bị cán đích rồi, lúc này bụng to hơn giai đoạn trước làm mẹ đi lại, làm gì cũng khó khăn, chật vật. Đôi khi mẹ thèm ăn vặt mà ngại nấu nướng cầu kỳ, đồ ăn sẵn lại lo không đảm bảo an toàn. Những lúc thế này, một lát bánh mì bơ lạc thơm ngon tự làm sẽ là lựa chọn lý tưởng! 

Cụ thể, mẹ chỉ cần trữ sẵn 1 ít bánh mì Organic trong nhà, quết thêm một lớp bơ lạc sánh mịn, béo ngậy lên trên. Sau đó mẹ cho vào lò vi sóng, nướng giòn tầm 1 – 2 phút là có ngay một lát bánh mì bơ lạc thơm nức, ngon khó cưỡng rồi. 

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Bánh mì bơ lạc giúp mẹ ăn ngon miệng hơn

Bơ lạc là một loại bơ thực vật, được làm từ hạt đậu phộng xay nhuyễn mịn. Do vậy loại bơ này có hàm lượng calo tương đối cao nhưng lại ít carbs, đặc biệt nó cung cấp một lượng lớn chất béo không bão hòa lành mạnh tốt cho tim mạch. Mẹ bầu ăn bánh mì bơ lạc giúp bổ sung protein chất lượng cùng hàm lượng chất xơ dồi dào, ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. 

Mặc dù bơ lạc rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn vặt quá nhiều, chỉ nên ăn từ 1 – 2 lát nhỏ mỗi ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tránh dư thừa calo nhé.

2.3. Trái cây củng cố hệ miễn dịch của hai mẹ con

Một nhóm thực phẩm ăn vặt siêu tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối, rất nhiều vitamin, khoáng chất chính là trái cây tươi. Trong trái cây thường có nhiều vitamin C, hàm lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ mẹ bầu năng cao sức đề kháng, củng cố hệ hệ miễn dịch của hai mẹ con.

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Trái cây củng cố hệ miễn dịch của hai mẹ con

Mẹ bầu 3 tháng cuối ưu tiên ăn vặt với các loại quả mọng, cái loại trái cây ít ngọt, lượng đường không cao để hạn chế dư đường gây thừa cân, tiểu đường thai kỳ nha. Ngoài ra, mẹ nhớ chọn mua quả tươi, ăn quả chín tới, không ăn trái cây bị hỏng, chín quá hay còn xanh, không tốt cho sức khỏe đâu ạ. Một số loại quả thuộc nhóm trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối như cam, quýt, chuối, mận, bưởi, táo, lê, ổi, quả đào, kiwi, dâu tây…

2.4. Salad rau củ cung cấp năng lượng

Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau củ để tăng cường chất xơ, các loại vitamin A, K, B, C, kali, magie, sắt giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. Gợi ý cho mẹ món ăn vặt dễ chế biến, công thức siêu nhiều rau, vừa thanh mát lại ngon miệng là salad rau củ.

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ ăn salad rau củ là đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa đầy hơi, táo bón khi mang thai

Mẹ ăn salad rau củ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa đầy hơi, táo bón khi mang thai, “đỡ đần” hoạt động của nhu động ruột, đào thải độc tố và làm mềm phân hiệu quả. Ngoài ra hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái cây còn giúp mẹ ổn định đường huyết, kích thích enzym tiêu hóa hoạt động trơn tru, vừa nhẹ bụng lại dinh dưỡng. Đặc biệt ăn rau củ nhiều sẽ trả lại mẹ làn da hồng hào, mịn màng.

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Các loại rau có màu xanh đậm, màu cam, đỏ tươi đều có chứa nhiều axit folic và vitamin B6 hỗ trợ thai nhi phát triển trí não

Nhóm rau củ tươi trộn salad ngon, dễ ăn và tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối như rau cải xoăn, xà lách, rau dền, cà chua, dưa leo, cà rốt … Ngoài ra, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, măng tây hay bông cải xanh… có chứa nhiều axit folic và vitamin B6 hỗ trợ thai nhi phát triển trí não. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ để món salad có màu sắc đẹp, hương vị tươi ngon hơn.

Nếu mẹ là một “fan” của món salad rau củ và muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm rau củ tốt cho bà bầu, dinh dưỡng của từng loại như thế nào, mẹ xem ngay bài viết: Các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối.

2.5. Khoai lang ngăn chặn tiểu đường thai kỳ

Giữa muôn vàn món đồ ăn vặt dinh dưỡng, khoai lang luôn được “điểm mặt đặt tên” là thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ bầu. Do vậy mẹ bầu 3 tháng cuối cơ thể nặng nhọc, tiêu hóa khó khăn, cơ địa nhạy cảm có thể bổ sung món khoai lang vào danh sách đồ ăn vặt “healthy”. 

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Khoai lang là thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ bầu

Mặc dù có vị ngọt nhưng khoai lang vẫn là thực phẩm an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối, bởi khoai lang rất giàu chất xơ có tác dụng ngăn chặn đường chuyển hóa trực tiếp trong máu, từ đó ổn định chỉ số đường huyết của mẹ. 

Bên cạnh đó, hàm lượng đường có trong khoai lang rất thấp và calo gần như bằng không nên mẹ hoàn toàn an tâm thực phẩm này sẽ cân bằng insulin hiệu quả, đánh bay chứng tiểu đường thai kỳ. Có nhiều cách chế biến khoai lang siêu dễ và tiện, mẹ chỉ cần cho khoai vào luộc, hấp hoặc nướng trong nồi chiên không dầu đến khi chín mềm, khoai bở tơi là ăn được liền. 

Đồ ăn vặt cần chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Khoai lang là đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn và rất  lợi cho tiêu hóa

3. 5 món ăn vặt mẹ bầu nên hạn chế ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ngoài 10 món ăn vặt tốt cho sức khỏe, mẹ cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, bánh kẹo có chứa nhiều đường, rau củ muối chua hay thức uống có cồn để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ. Góc của mẹ giải đáp chi tiết ngay dưới đây: 

1 – Thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…) 

Thực ăn nhanh được hiểu nôm na là thực phẩm chiên, rán có hàm lượng calo, muối và đường rất cao. Thông thường, chúng rất giàu carbohydrate và chất béo bão hòa khiến lượng cholesterol “xấu” tăng cao,dẫn đến những vấn đề liên quan đến tim mạch. Do đó, mẹ bầu thường xuyên ăn thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh béo phì, đau tim,… 

Món ăn vặt mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế
Thức ăn nhanh là thực phẩm chiên, rán có hàm lượng calo, muối và đường rất cao, không tốt cho mẹ bầu

Ngoài ra, các món ăn nhanh còn có chứa hương liệu nhân tạo và chất bảo quản thực phẩm để có hương vị thơm ngon và thời hạn sử dụng lâu hơn. Mẹ bầu 3 tháng cuối đã chuẩn bị cán đích rồi, lúc này cơ thể cũng nhạy cảm hơn, việc ăn các loại thức ăn nhanh có thể gây ngộ độc thực phẩm và có nguy cơ nhiễm trùng cao, nguy hiểm lắm ạ.

2 – Bánh kẹo có hàm lượng đường cao 

Trong suốt thai kỳ, có lẽ mẹ đã phải đối mặt với cảm giác thèm ăn món nọ món kia. Đôi khi, mẹ rất thèm ăn một chiếc bánh kem hay những viên kẹo đường ngọt ngào. Tuy nhiên bánh kẹo có chứa hàm lượng đường cao không tốt chút nào mẹ ạ, nhất là với mẹ bầu 3 tháng cuối vì có nguy cơ cao gây chứng tiểu đường thai kỳ. 

Món ăn vặt mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế
Bánh kẹo có chứa hàm lượng đường cao đều không tốt cho mẹ bầu vì có nguy cơ cao gây chứng tiểu đường thai kỳ đó ạ

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận trong số 100 phụ nữ mang thai, có khoảng 10 mẹ gặp phải chứng tiểu đường thai kỳ. Mặc dù tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau sinh, tuy nhiên, đây là “tiền đề” khiến mẹ bị tiểu đường loại 2 sau khi sinh bé cưng. Bên cạnh đó, bánh kẹo có chứa lượng đường cao cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng, mẹ bầu thường đối mặt với loạt vấn đề như sâu răng, ê buốt chân răng,… 

3 – Đồ muối chua 

Nhiều mẹ băn khoăn, không biết bầu 3 tháng cuối ăn đồ muối chua, dưa chua được không? Tuy đồ muối chua thường có hương vị mặn ngọt hài hòa, giòn tan rất hấp dẫn nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối nên “tránh càng xa càng tốt”. 

Món ăn vặt mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế
Đồ muối chua thường có hương vị hấp dẫn nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối nên “tránh càng xa càng tốt”

Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, sung muối… thường chứa nhiều natri (muối), việc dư thừa muối có thể gây tình trạng giữ nước, phù nề và tăng huyết áp trong thai kỳ. Hơn nữa, ăn đồ muối chua còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại như listeria phát triển (do quá trình lên men) làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, táo bón,… 

4 – Thức uống có cồn 

Trà, cà phê, rượu, bia hay bất cứ thức uống có cồn nào cũng đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé như dị tật bẩm sinh, sinh non, dọa sảy, sảy thai và băng huyết sau sinh. Chưa kể, mẹ uống bất cứ thức uống có cồn nào trong thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối cũng khiến thai nhi mắc hội chứng FAS (Rượu bào thai). 

Món ăn vặt mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế
Mẹ bầu không nên uống bia 3 tháng cuối, có hại cho sức khỏe lắm ạ

Em bé của mẹ vẫn còn non nớt, không có khả năng chuyển hóa và bài tiết lượng cồn trong bia rượu và cà phê như mẹ được, bởi vậy dư lượng cồn sẽ xâm nhập vào cơ thể con thông qua bánh nhau. Nguy hiểm hơn, Hội chứng rượu bào thai còn gây ra những khiếm khuyết về cơ thể, ảnh hưởng đến mắt, thận, tim, hệ hô hấp, bài tiết và tiêu hóa của thai nhi.

Món ăn vặt mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế
Cafe cũng là thức uống chứa chất kích thích, mẹ bầu nên tránh xa

Để hiểu rõ ràng, chi tiết hơn về những ảnh hưởng của thức uống có cồn với mẹ bầu 3 tháng cuối, mẹ đọc ngay bài viết 3 tháng cuối uống cafe được không, uống bia khi mang thai 3 tháng cuối để có thêm nhiều kiến thức bổ ích, chuẩn khoa học nhé!

 5 – Thịt xông khói 

Có thể mẹ chưa biết, các loại thịt nguội, thịt xông khói có nguy cơ chứa listeria, một dạng vi khuẩn gây nhiễm độc. Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối nếu nhiễm phải vi khuẩn này rất dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Ngoài gia, thịt xông khói còn chứa các chất phụ gia, nhiều gia vị, ám khói than do quá trình chế biến và hàm lượng cholesterol cao. Mẹ bầu dư thừa cholesterol sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan bên trong cơ thể, làm tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa. 

Món ăn vặt mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế
Các loại thịt nguội, thịt xông khói có nguy cơ chứa listeria, một dạng vi khuẩn gây nhiễm độc gây hại cho sức khỏe mẹ bầu

4. Mách mẹ bầu 3 tháng cuối 5 lưu ý khi bổ sung đồ ăn vặt

Để ăn vặt đúng cách và lành mạnh, mẹ đừng qua qua 5 lưu ý “vàng”: tự tay chế biến để nắm rõ khẩu phần, kết hợp nhiều thực phẩm khác, ăn đúng cách đúng lượng, mẹ vệ sinh tay sạch sẽ và chỉ mua tại nơi uy tín. Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết ngay đây ạ: 

1- Kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng

Như đã chia sẻ, ăn vặt lành mạnh với các loại hạt, rau củ, trái cây… là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, đẹp da giữ dáng. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ “chăm chăm” ăn ngũ cốc rau củ mà “bỏ quên” các nhóm thực phẩm khác sẽ gây ra tình trạng lệch tháp dinh dưỡng, thiếu chất này hụt chất kia.

Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng cuối đồ ăn vặt
Mẹ kết hợp với nhiều thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể

Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm, xây dựng thực đơn ăn bữa phụ, ăn vặt lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn “lệch”, chỉ tập trung vào một vài món yêu thích. Chẳng hạn, mẹ kết hợp ăn sữa chua không đường cùng granola, ăn salad rau củ cùng một chút bánh quy Organic hoặc thay đổi linh hoạt trong tuần, bữa ăn ngô luộc, bữa ăn bánh mỳ bơ lạc hoặc một vài hạt hạnh nhân rang, macca, óc chó… 

2 – Tự tay chế biến để nắm rõ khẩu phần

Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể mẹ nhạy cảm hơn, đôi khi chỉ một xíu tác động nhỏ từ đồ ăn, thức uống không phù hợp, ăn nhiều hơn một chút cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé rồi.

Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng cuối đồ ăn vặt
Mẹ nên tự tay chuẩn bị đồ ăn vặt để đảm bảo vệ sinh tối đa

Tốt nhất, mẹ nên tự tay chuẩn bị đồ ăn vặt để đảm bảo vệ sinh tối đa. Bên cạnh đó, việc tự tay chế biến giúp mẹ yên tâm từ khâu chọn nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ làm bếp đến việc cân đối hàm lượng dinh dưỡng và nắm rõ khẩu phần ăn nữa ạ. Từ đó giúp mẹ điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn lành mạnh, mẹ ăn ngon, bé khỏe re.

3 – Không ăn quá nhiều đồ ăn vặt mẹ nhé 

Mặc dù ăn vặt lành mạnh giúp mẹ bổ sung thêm nhiều năng lượng, protein và dinh dưỡng thiết yếu, rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ tránh lạm dụng, ăn quá nhiều đồ ăn vặt có thể gây đầy bụng, kéo theo vô vàn hệ lụy như tiểu đường thai kỳ, hạ huyết áp, béo phì và ảnh hưởng đến em bé trong bụng đó ạ.

Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng cuối đồ ăn vặt
Không ăn quá nhiều đồ ăn vặt mẹ nhé

Do vậy, mẹ bầu nên ăn vặt vừa đủ khi thèm, tránh ăn quá no là được. Chẳng hạn, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn từ  20 – 30g rong biển sấy khô, cỡ 10 – 15 lá ghim loại nhỏ, 1 bắp ngô luộc, 1 – 2 lát bánh mì bơ lạt hoặc 1 dĩa salad rau củ trộn, khoảng 23 – 30 hạt hạnh nhân… Ngoài ra, mẹ nên chia thời gian ăn phù hợp và cách đều, bữa chính, bữa phụ và bữa ăn vặt nên cách nhau 2 tiếng.

4 – Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ

Những lúc ăn đồ ăn vặt đã chế biến sẵn như hạnh nhân, rong biển,… mẹ thường dính ra tay, lúc này mẹ cần lau thật sạch để loại bỏ cặn thức ăn bám đọng trên tay và miệng, giúp đảm bảo vệ sinh hơn. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng những sản khăn ướt kháng khuẩn để tiện vệ sinh hơn, mẹ với tay là có ngay, lau chùi vài lần là sạch bong, cực tiện luôn.

Mẹ bầu vệ sinh tay
Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, đảm bảo vệ sinh hơn

Góc của mẹ gợi ý mẹ chọn sản phẩm khăn ướt Mamamy với bảng thành phần được cấp bằng sáng chế Mỹ giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm siêu tốt. Sản phẩm sẽ giúp mẹ lau sạch tay và miệng, mẹ chẳng lo hương liệu hóa học nồng gắt vì sản phẩm hoàn toàn không có mùi hay chứa cồn, dịu nhẹ và mềm mại với da lắm mẹ ơi!

Khuyến mãi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy
Khăn ướt Mamamy khuyến mại “khủng”, mua 1 tặng 1, giảm giá đến 60%

Tin HOT ở đây ạ, Mamamy hiện đang có deal ưu đãi giảm đến 60% nữa nè, mẹ ghé ngay để tậu về tích trữ dùng dần, cực  hời luôn!

5 – Chỉ mua đồ ăn vặt ở những nơi uy tín 

Khi mua đồ ăn vặt, mẹ nên chọn thực phẩm chất lượng, tươi ngon, có kiểm định an toàn, thời hạn sử dụng được in rõ ràng. Bởi mẹ bầu 3 tháng cuối rất nhạy cảm, mẹ phải thật kỹ lưỡng khi chọn mua và ăn bất cứ thực phẩm nào nhé. Tốt nhất, mẹ nên mua đồ ăn vặt tại những địa chỉ bán hàng uy tín và có xuất xứ rõ ràng, cụ thể như sau:

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn: Hạt dinh dưỡng (Hạnh nhân, Granola,…) Nut Garden, Hồng Lam; rong biển sấy khô O’Food; bánh quy organic Hipp; bánh mì tươi Sapo Bakery, Anh Hòa Bakery;…bơ lạc Nutella tại Abby, bơ lạc Golden Farm
  • Các loại thực phẩm tươi: bắp, rau củ, khoai lang mẹ mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi lớn như CoopMart, WinMart, Bách Hóa Xanh,… 
Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng cuối đồ ăn vặt
Khi mua đồ ăn vặt, mẹ nên chọn thực phẩm chất lượng, tươi ngon, có kiểm định an toàn đầy đủ

Vậy là bài viết trên đã “mách” mẹ 10 đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối dinh dưỡng, lành mạnh và ngon miệng rồi. Bên cạnh đó, mẹ nhớ “tránh càng xa càng tốt” món đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe và đừng quên 5 lưu ý quan trọng mẹ giúp ăn vặt đúng cách và chuẩn khoa học. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào mẹ đừng quên để lại bình luận để được giải đáp tất tần tật! 

Mỗi lần giặt đồ cho bé xong, mẹ đều muốn vắt để đồ mau khô hơn nhưng lại nghe nói cần kiêng vắt quần áo cho bé sơ sinh. Mẹ thắc mắc không hiểu tại sao, muốn tìm hiểu kỹ để có thêm thông tin và quyết định có vắt hay không. Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học về vấn đề giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không ngay sau đây rồi ạ. Mẹ theo dõi nhé!

Giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không?
Giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không? Rất tốt luôn mẹ ơi!

1. Giặt quần áo cho bé có được vắt không mẹ nhỉ?

Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ nhé. Việc vắt quần áo cho bé sơ sinh sau khi giặt không những giúp đồ mau khô mà còn hạn chế môi trường sinh trưởng của vi khuẩn. Nếu mẹ lo ngại rằng quần áo của bé làm bằng cotton mềm, vắt xong sợ bị chảy nhão, hỏng rách thì chỉ cần vắt nhẹ tay hoặc sử dụng chế độ vắt sơ sinh trong máy giặt là được rồi.

Ngoài ra, một số mẹ bỉm kiêng kỵ quan niệm dân gian từ ngày xưa rằng vắt đồ cho bé sơ sinh, nhất là những bé dưới 6 tháng tuổi làm bé ngủ không ngon, hay vặn mình trở giấc, nôn trớ khi uống sữa,… Đây là quan điểm chưa hề có minh chứng khoa học. Thực tế việc vắt đồ cho bé chẳng hề ảnh hưởng gì đến giấc ngủ hay việc ăn uống của con cả. Mẹ không nên nghe theo quan điểm có phần lạc hậu này nhé.

Giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không?
Vắt quần áo cho bé sơ sinh sau khi giặt mang lại nhiều lợi ích đáng nể

Chưa hết, vào mùa đông, việc phơi quần áo tương đối bất tiện do trời hay mưa, mẹ nhất định phải vắt thật khô đồ của bé cưng để rút ngắn thời gian làm khô, đảm bảo đám hại khuẩn không nhân cơ hội quần áo ẩm ướt mà bám vào, sinh sản và tấn công con được. 

2. 4 lợi ích từ việc vắt quần áo cho bé sau khi giặt

Cùng “vén màn” lợi ích đáng nể của việc vắt đồ cho bé sơ sinh để có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó chăm sóc con chuẩn chỉnh mẹ nhé!

Lợi ích khi vắt quần áo trẻ sau khi giặt
4 lợi ích tuyệt vời từ việc vắt quần áo cho bé sau khi giặt nên mẹ không nên kiêng vắt quần áo trẻ sơ sinh

2.1. Quần áo bé mau khô hơn

Ưu điểm đầu tiên mà việc vắt đem lại chính là giúp quần áo của bé cưng nhanh khô hơn. Mẹ thử nghĩ, nếu đồ con giặt xong, mẹ đem ra phơi ngay chẳng những rất nặng mà phơi còn cực kỳ lâu khô nữa. Đặc biệt là vào ngày trời mưa hay mùa đông se lạnh, có khi mẹ để cả 2 – 3 ngày mà đồ con vẫn ẩm ướt. Lúc con cần tới mà không có đồ mặc thì bất tiện lắm luôn ạ. Vì thế, mẹ nhớ vắt nhẹ đồ của con rồi hẵng phơi nhé, chỉ khoảng 3 – 5 tiếng là đồ khô rang, mẹ thu vào rồi cất tủ cho con mặc dần được rồi.

2.2. Hạn chế vi khuẩn bám vào quần áo

Quần áo không vắt mà đem phơi thì rất ướt, mà đám hại khuẩn thì rất thích môi trường ẩm thấp nhiều nước. Đây là môi trường vi khuẩn rất thích bám vào, làm tổ rồi sinh nở trong đó. Lúc mẹ lấy ra cho con mặc, vi khuẩn bám vào da, gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, tệ hơn là viêm nhiễm rất nguy hiểm.

Lợi ích khi vắt quần áo trẻ sau khi giặt
Vắt giúp quần áo bé mau khô hơn, lại còn hạn chế vi khuẩn bám vào nữa đó ạ

Ngược lại, mẹ vắt quần áo đúng cách rồi mới phơi thì đồ khô ráo, thời gian phơi ngắn, hại khuẩn không có cơ hội bám vào. Bé mặc dễ chịu, mẹ cũng yên tâm hơn nhiều.

2.3. Nói không với nấm mốc và mùi hôi

Vi khuẩn Moraxella là “tên đầu xỏ” gây ra mùi hôi trên quần áo khi phơi ngoài trời lâu, đồ ẩm ướt. Bởi đây chính là “thiên đường” để chúng sinh trưởng và phát triển. Đồ phơi xong có mùi hôi, dù mẹ cố xịt nước hoa cỡ nào thì cũng khó mà vơi bớt mẹ ạ. Chưa kể nấm mốc rồi thâm kim xuất hiện, làm mất thẩm mỹ khi con mặc và nguy cơ ảnh hưởng đến làn da non nớt của con yêu rất cao. Đến đấy, chắc bố mẹ cũng biết có nên giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không rồi đúng không ạ. 

Lợi ích khi vắt quần áo trẻ sau khi giặt
Nấm mốc và mùi hôi sẽ phải tránh xa nếu mẹ vắt quần áo cho bé đúng cách

2.4. Tiết kiệm thời gian cho mẹ

Vì đồ ướt nên thời gian phơi lâu, cứ khoảng 5 – 6 tiếng mẹ lại mất công ra kiểm tra, xem đồ khô chưa để thu vào. Chưa kể đến mùa đông hay thời tiết thất thường, mưa gió bất chợt mẹ cứ phải thu vào rồi phơi ra liên tục, có khi hết cả ngày mất mẹ ơi. Do đó, mẹ hãy vắt đồ cho bé thật khô ráo, phơi một chút là thu được rồi, đỡ mất công sức và thời gian để mong ngóng nhé!

Lợi ích khi vắt quần áo trẻ sau khi giặt
Vắt quần áo khô ráo rồi mới đem phơi tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho mẹ bỉm

3. Mách mẹ cách vắt quần áo cho bé đúng chuẩn

Mẹ đã biết nên vắt quần áo cho bé sơ sinh rồi nhưng chưa biết vắt sao cho chuẩn. Sợ thao tác mạnh tay quá làm đồ bị mất form, chảy nhão. Bí quyết vắt đồ cho bé cực chuẩn và đơn giản có ngay đây ạ, mẹ kéo xuống xem nhé!

3.1. Trường hợp mẹ giặt tay

Nếu giặt đồ cho bé bằng tay thì sau khi giặt, xả xong mẹ thực hiện vắt như sau nhé: 

  • Bước 1: Mẹ cầm lấy từng chiếc áo/quần lên, nắm lấy phần đầu và đuôi bằng hai tay.
  • Bước 2: Sau đó, tay trái mẹ cố định, tay phải xoay một góc 180 độ theo chiều kim đồng hồ. Mẹ xoay nhẹ tay và dùng lực vừa phải, đừng vắt mạnh tay quá kẻo làm đồ bị nhăn, rách hỏng nhé.
  • Bước 3: Vắt xong mẹ để quần áo riêng sang sọt đựng, tiếp tục với những chiếc áo, quần còn lại. Hoàn thành vắt xong mẹ móc đồ của bé vào sào để phơi ngay nhé.
Giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không?
Mẹ vắt nhẹ tay và dùng lực vừa phải, đừng vắt mạnh tay quá kẻo làm đồ bị nhăn, rách hỏng nhé

3.2. Trường hợp mẹ giặt quần áo của bé bằng máy giặt

Mẹ bỉm sử dụng máy giặt thì nhẹ nhàng hơn, vắt đồ sẽ cực kỳ đơn giản luôn ạ. Hướng dẫn vắt chuẩn chỉnh trong 3 bước có ngay cho mẹ đây:

  • Bước 1: Mẹ nhấn nút vào nút “On (Off)” để khởi động máy giặt
  • Bước 2: Mở nắp và cho quần áo của bé vào rồi bấm “Spin”, chọn thời gian vắt phù hợp (khoảng 30 phút cho 2kg quần áo) để máy thực hiện chế độ vắt khô nhé.
  • Bước 3: Đậy nắp lại rồi nhấn “Start”, máy sẽ lo hết cho mẹ. Mẹ chỉ cần đợi máy kêu ting ting là lấy đồ ra, mang đi phơi là xong rồi.
Giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không?
Vắt đồ bằng máy giặt cực đơn giản và nhẹ nhàng luôn mẹ ơi

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Tùy thuộc từng dòng máy giặt sẽ có khác biệt đôi chút về thời gian, chế độ vắt cũng như cách vận hành. Mẹ liên hệ nhân viên tư vấn nơi mua máy để được hỗ trợ chi tiết cách sử dụng, giúp giữ đồ bé khô ráo, không bị xơ, chảy nhão nhé.

4. Lưu ý hữu ích cho mẹ khi vắt quần áo của bé sơ sinh

Việc vắt quần áo cho bé sơ sinh đơn giản quá mẹ nhỉ? Để rút ngắn thời gian và đảm bảo hiệu quả vắt tối ưu hơn, mẹ bỏ túi thêm 3 lưu ý “nhỏ mà có võ” này nhé!

1- Không vắt quá nhiều đồ cùng lúc

Mỗi lần giặt tay, mẹ chỉ nên vắt 1 – 2 chiếc quần/áo của bé thôi, tránh cầm một lúc 4 – 5 chiếc áo rồi vắt vì chắc chắn sẽ còn vương lại nước, ẩm ướt lâu khô, lại còn tăng nguy cơ nấm mốc, thâm kim nữa đó ạ.

Lưu ý khi vắt quần áo của trẻ sơ sinh
Mẹ không vắt quá nhiều đồ cùng lúc kẻo vương lại hơi nước, vi khuẩn dễ bám vào

Trong trường hợp vắt bằng máy, mẹ cũng chỉ nên vắt từ 2 – 3 kg đồ một lần. Đừng bỏ quá nhiều tránh để máy phải chạy vượt công suất bình thường, kéo dài sẽ giảm tuổi thọ thiết bị đó mẹ.

2- Vắt riêng quần áo của bé với quần áo người lớn

Bố mẹ đi ngoài đường cả ngày, quần áo bám bụi rất nhiều, nếu vắt chung với đồ của bé sơ sinh sẽ dễ nhiễm chéo bụi bẩn, vi khuẩn sang quần áo bé. Người lớn có cấu trúc làn da vững chắc hơn bé sơ sinh rất nhiều nên đôi khi dù đồ còn ít bụi cũng không gây ra vấn đề gì lớn. Nhưng bé thì không như thế, da con cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương, chỉ cần một chút bụi bẩn hoặc vi khuẩn tấn công thôi là con sẽ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy cả người ngay.

Lưu ý khi vắt quần áo của trẻ sơ sinh
Quần áo của bé sơ sinh nên được giặt và vắt riêng biệt với đồ người lớn

Vì thế, để hạn chế vi khuẩn, mùi hôi và ẩm mốc, mẹ hãy giặt và vắt đồ của bé sơ sinh riêng biệt, không bỏ chung với đồ người lớn nhé.

3- Phân loại chất liệu trước khi vắt

Hầu hết quần áo của bé mới chào đời được làm từ chất liệu mỏng nhẹ như cotton hoặc sợi lanh. Kết cấu vải mỏng nên khi vắt, mẹ cần thực hiện thật nhẹ tay và chọn chế độ vắt đồ sơ sinh (vắt nhẹ) để giữ form đồ luôn đẹp và bền lâu. Nhưng đối với một số loại đồ dày như áo len, bông nỉ, jeans, mẹ vắt mạnh tay hơn (chế độ vừa nếu vắt bằng máy giặt) để loại bỏ nước tồn dư, phơi đồ nhanh và thơm tho hơn nhé.  

Lưu ý khi vắt quần áo của trẻ sơ sinh
Phân loại chất liệu quần áo trước khi vắt để giảm thiểu nguy cơ vắt quá mạnh hoặc quá nhẹ làm hư hỏng đồ bé cưng

Để tiện lợi nhất, mẹ phân loại đồ bé ra thành đồ mỏng và đồ dày trước khi giặt và thực hiện vắt riêng hai nhóm này với nhau. Như thế sẽ giảm thiểu nguy cơ đồ dày mà mẹ nhẹ tay quá, còn ẩm ướt gây hại cho bé cưng. 

Một mẹo nhỏ mà cực hiệu quả nữa cho mẹ bỉm khi vắt quần áo bé sơ sinh đó là không sử dụng chung nước giặt với người lớn vì một số chất tạo bọt, chất bảo quản có trong xà phòng thông thường sẽ làm bé bị dị ứng, nhiễm trùng đó ạ. Thay vào đó, mẹ ưu tiên sản phẩm chuyên dùng, dành riêng cho bé nhé.

Lưu ý khi vắt quần áo của trẻ sơ sinh
Mẹ ưu tiên sản phẩm chuyên dùng, dành riêng cho bé thơ để đảm bảo an toàn cho làn da non nớt

Gợi ý nước giặt xả thiên nhiên Mamamy với thành phần nguồn gốc thực vật, giúp đồ của bé nhanh khô mà vẫn thơm mùi nắng, mềm mại mặc vào siêu thích luôn ạ. Hơn nữa, sản phẩm còn giữ form đồ đẹp, ít bị nhăn, sợi vải càng ngày càng êm mềm nhờ thành phần mô thực vật với khả năng làm mềm và giữ chất vải bền lâu cực xịn. Sản phẩm nhận được sự tin dùng của hàng triệu mẹ bỉm và được công nhận bởi Hội phụ sản Việt Nam mẹ ơi!

Nhà Mamamy hiện đang có ưu đãi combo mua 1 tặng 3, giảm giá cực khủng lên đến 60% dành riêng cho mẹ bỉm mới mua sắm lần đầu tại Mamamy đây ạ. Mẹ ghé tham khảo và tậu về để chăm sóc bé cưng chu đáo nhất nhé!

Nước giặt xả thiên nhiên cho bé Mamamy
Nước giặt xả đang ưu đãi cực hấp dẫn, siêu hời luôn mẹ ơi!

Như vậy mẹ đã biết giặt quần áo trẻ sơ sinh có được vắt không rồi. Mẹ chỉ cần lưu ý vắt đúng và chọn loại sản phẩm giặt xả phù hợp là đồ của con sẽ luôn khô ráo, thơm tho và sạch sẽ. Con mặc dễ chịu và thoải mái. Nếu vẫn còn băn khoăn về có nên vắt quần áo trẻ sơ sinh, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới mẹ nhé, Góc của mẹ sẽ tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Làn da bé sơ sinh rất mỏng manh nên mẹ rất kỹ tính khi chọn chất liệu vải quần áo cho con. Nhưng vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên mẹ không biết chọn quần áo trẻ sơ sinh nên chọn vải gì tốt và an toàn nhất. Mẹ muốn tìm hiểu kỹ để chọn cho đúng, bé mặc đẹp và thoải mái. Để mẹ đỡ mất công kiếm tìm, Góc của mẹ đã tổng hợp tất tần tật thông tin về chủ đề này ngay dưới đây, mẹ tham khảo nhé! 

Quần áo trẻ sơ sinh nên chọn vải gì?
Quần áo trẻ sơ sinh nên chọn vải gì?

1. Cách chọn chất liệu quần áo mỏng mặc lót cho bé sơ sinh

Để giúp mẹ chọn chất liệu quần áo mỏng mặc lót cho bé sơ sinh an toàn, dịu nhẹ và thoải mái nhất, Góc của mẹ đã tổng hợp một số thông tin hữu ích dưới đây nè, mẹ theo dõi ngay nha!

1- Trường hợp áp dụng

Không chỉ giúp bé cưng thoải mái và sạch sẽ, mẹ chọn chất liệu quần áo mỏng mặc lót cho bé sơ sinh còn giúp mang lại nhiều lợi ích cực “thần kỳ” đó ạ. Mẹ mặc lót cho con giúp giữ ấm tốt, không lo bé bị lạnh bụng, lạnh tay chân nữa rồi.

Cách chọn chất liệu quần áo mặc lót cho bé
Mẹ nên mặc lót cho bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, áp dụng cho cả mùa hè lẫn mùa đông, cả khi bé ở nhà lẫn đi ngoài đường mẹ nhé

Tuy nhiên, mẹ lưu ý chỉ nên mặc lót cho bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, áp dụng cho cả mùa hè lẫn mùa đông, cả khi bé ở nhà lẫn đi ngoài đường mẹ nhé. Đến khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ bỏ lớp mặc lót giúp bé hoạt động thoải mái hơn, dần làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài.

2- Chất liệu vải phù hợp

Làn da của bé sơ sinh còn rất non nớt và nhạy cảm, chỉ một chút tác động nhỏ cũng khiến bé bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu rồi. Do vậy, khi mẹ mua quần áo mặc lót cho bé cưng, mẹ chọn thật kỹ, ưu tiên những chất liệu “xịn sò”, vừa mềm mịn, mỏng nhẹ lại an toàn nữa nhé. 

Cách chọn chất liệu quần áo mặc lót cho bé
Chất liệu cotton chải được nhiều mẹ “chọn mặt gửi vàng” bởi nó mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt

Gợi ý mẹ chọn mua quần áo mỏng mặc lót có chất liệu cotton 100% hoặc cotton chải nha. Đây đều là những chất liệu rất “được lòng” mẹ bỉm, vừa mỏng, mềm mịn lại siêu an toàn, lành tính (do được dệt từ sợi bông), mẹ chẳng lo quần áo tiếp xúc gần gũi với làn da của con gây mẩn ngứa rồi. Đặc biệt, chất này liệu này mùa hè siêu thoáng mát, mùa đông thấm hút mồ hôi tốt, chẳng may bé có nóng thì vẫn không sợ bị viêm phổi do mồ hôi thấm ngược.

2. Chọn chất liệu quần áo lớp thứ 2 cho bé yêu

Mẹ cho rằng quần áo lớp thứ 2 thường dành để mặc áo len, áo bông nhằm giữ ấm cho bé cưng vào thời tiết mùa đông. Đúng nhưng chưa đủ đâu mẹ ơi! Bé sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) sức đề kháng còn non yếu, mùa nào mẹ cũng đừng quên mặc lớp thứ 2 cho con nhé. Cụ thể:

1- Trường hợp áp dụng

Mẹ mặc quần áo lớp thứ 2 cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, không phân biệt mùa nóng hay mùa lạnh, cả khi bé ở nhà hay ra ngoài mẹ nhé. 

Cách chọn chất liệu quần áo mặc lót cho bé
Mẹ mặc quần áo lớp thứ 2 cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, không phân biệt mùa nóng hay mùa lạnh đâu ạ

2- Chất liệu vải phù hợp

Vào mùa nóng, dù ở nhà hay ra ngoài, mẹ vẫn mặc lớp thứ 2 cho bé nhé. Chẳng hạn, mẹ mặc thêm cho con một chiếc áo dài tay mỏng, mặc buổi tối khi nhiệt độ giảm, thay cho việc quấn tã giúp giữ ấm tốt hơn. Còn nếu quấn tã rồi, mẹ có thể bỏ qua lớp quần thứ 2 này.

Cách chọn chất liệu quần áo mặc lót cho bé
Mẹ nên chọn chọn vải Bamboo (vải sợi tre) bởi đây là chất liệu mỏng nhẹ, mặc mùa hè rất mát

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn vải cotton, vải đũi hoặc vải Bamboo (vải sợi tre) bởi đây đều là những chất liệu mỏng nhẹ, mặc mùa hè rất mát, khả năng thấm hút mồ hôi siêu tốt, an toàn và dịu nhẹ giúp bé luôn cảm thấy dễ chịu, mặc đi ngủ cũng được luôn đó mẹ. 

Cách chọn chất liệu quần áo mặc lót cho bé
Nếu thời tiết lạnh, khi ở nhà hay ra ngoài mẹ nhớ cho bé mặc thêm một chiếc áo len mỏng mịn, vừa đẹp vừa ấm áp

Nếu thời tiết lạnh (thường là mùa đông), khi ở nhà hay ra ngoài mẹ nhớ mặc thêm cho bé lớp áo thứ 2, chẳng hạn như áo len, áo bông, nỉ để giữ ấm cơ thể con khỏi bị nhiễm lạnh gây cảm, sốt, mũi khụt khịt nữa. 

Em bé chào đời chưa bao lâu nên hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện, mẹ chú ý không nên chọn áo len, bông hay nỉ có chất liệu quá dày dễ gây hầm bí, con ra nhiều mồ hôi, ủ lại trên da lâu có thể thấm ngược gây viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dễ khiến con bị cảm sốt đó ạ. Thay vào đó mẹ nên chọn chất liệu len, nỉ có độ dày vừa phải, bề mặt vải mịn mượt, thoáng khí, ít xơ vải để tránh bé bị hóc hay ngứa ngáy khó chịu khi mặc nhé. 

3. Mách mẹ chọn chất liệu quần áo lớp thứ 3

Quần áo lớp thứ 3 thường dành để mặc áo khoác len, áo khoác nỉ, áo bông dày cho bé, nhằm mục đích giữ ấm tốt hơn, tránh cho con bị lạnh vào mùa đông đó ạ.

1- Trường hợp áp dụng

Bé sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, chỉ áp dụng cho mùa lạnh, nhiệt độ khoảng 16 – 21 độ C mới cần mặc lớp thứ 3 mẹ nhé.

Chọn chất liệu quần áo phù hợp mặc lớp thứ 3 cho bé
Quần áo lớp thứ 3 thường dành để mặc áo khoác bông dày cho bé, nhằm mục đích giữ ấm tốt hơn

2- Chất liệu vải phù hợp

Vào mùa lạnh, nhiệt độ khoảng 16 – 21 độ C, mẹ cần mặc lớp thứ 3 để giữ ấm cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng cần biết cách chọn chất liệu vải phù hợp với từng hoàn cảnh, chọn đúng giúp bé yêu vừa ấm áp lại thoải mái. Cụ thể:

Chọn chất liệu quần áo phù hợp mặc lớp thứ 3 cho bé
Khi ở nhà, mẹ lưu ý chọn những chiếc áo len  mềm mịn, độ dày vừa phải để con cảm thấy dễ chịu nhé
  • Khi ở nhà: Không gian trong nhà thường ấm áp hơn so với ngoài trời, mẹ không cần chọn chất liệu len, nỉ quà dày, cộm vì có thể khiến con khó chịu, cứ “nhăm nhe” để bỏ ra thôi ạ. Nếu mẹ không để ý kỹ, con khua tay khua chân có thể làm hở bụng, lưng càng dễ càng khiến con dễ bị nhiễm lạnh và ốm. Thay vào đó, mẹ chọn chất liệu có độ dày vừa phải, bề mặt vải mịn, chất liệu êm, mềm, không dặm ngứa để con cảm thấy thoải mái nhất nhé. 
  • Khi ra ngoài: những chiếc áo len, áo nỉ dày hơn một chút hoặc áo khoác bông chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất. Thời tiết mùa đông thường khắc nghiệt hơn, vừa lạnh vừa buốt, đôi khi còn có gió nữa. Bởi vậy chất liệu áo dày dặn giúp cản gió tốt hơn, đảm bảo con mặc ấm áp, chẳng lo nhiễm lạnh. Để yên tâm hơn, mẹ đừng quên đội cho bé cứng chiếc nón bông xinh yêu giúp giữ ấm vùng đầu, nhất là vào những ngày trời lạnh sâu dưới 21 độ C hay có nhiều gió nhé.
Chọn chất liệu quần áo phù hợp mặc lớp thứ 3 cho bé
Khi ra ngoài, những chiếc áo nỉ, áo khoác bông dày hơn một chút chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất đó ạ

Mách nhỏ cho mẹ: Tùy nhiệt độ phòng, thời tiết lạnh hay nóng và cơ địa của bé mà mẹ có thể mặc gấp đôi lên. Chẳng hạn, những hôm trời rét sâu, khi có việc cần phải ra ngoài, mẹ mặc 2 áo nỉ cho bé thay vì 1 áo để đảm bảo giữ ấm tối đa, con không bị lạnh, mẹ cũng yên tâm hơn.

4. Cách chọn chất liệu quần áo lớp ngoài cùng

Khi ra ngoài, môi trường xung quanh nhiều gió, khói bụi lại mưa nắng thất thường khiến bé dễ bị nhiễm lạnh và cảm sốt nếu mẹ mặc quần áo không đúng cách. Mách mẹ cách chọn chất liệu quần áo lớp ngoài cùng phù hợp theo từng mùa cho bé sơ sinh, mẹ chọn khéo, bé mặc thoải mái nha. 

1- Trường hợp áp dụng

Bé sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, áp dụng cho cả mùa hè lẫn mùa đông nhưng chỉ khi bé đi ra ngoài mới cần mặc lớp thứ 4 mẹ nhé.

Chất liệu quần áo mặc lớp ngoài cùng cho bé
Chỉ khi bé đi ra ngoài mới cần mặc lớp thứ 4 mẹ nhé

2- Chất liệu vải phù hợp

Vào mùa nóng, khi ra ngoài, mẹ nhớ cho bé mặc thêm một áo chống nắng nhé. Tia cực tím (tia UV) của ánh nắng mặt trời có thể gây nám, bỏng da, tăng nguy cơ  ung thư da ở trẻ sơ sinh, nguy hiểm lắm ạ. Bé cưng của mẹ còn non nớt, làn da của con rất đỗi mong manh, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, do vậy việc sử dụng kem chống nắng không phải lựa chọn an toàn nhất. 

Kem chống nắng
Bé cưng của mẹ còn non nớt, làn da của con rất đỗi mong manh, do vậy việc sử dụng kem chống nắng không phải lựa chọn an toàn nhất

Thay vào đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị mẹ nên cho trẻ sơ sinh mặc áo chống nắng chuyên dụng (có thể thay thế bằng áo dài tay, rộng, chùm kín bé) và mũ có vành che mặt, cổ để ngăn ngừa bỏng da, cháy nắng. Mẹ ưu tiên chọn chất liệu vải dày dặn nhưng thoáng khí, bề mặt vải êm, mịn, các sợi dệt liên kết chặt chẽ để tránh bị ánh nắng xuyên qua. Gợi ý mẹ chọn mua áo dài tay, áo chống nắng có chất liệu cotton 100%, cotton chải hoặc vải lanh. Điểm chung của các loại vải này đó chính là tự nhiên, lành tính, cấu trúc sợi mảnh được dệt kỹ và mật độ dày, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bé mặc thoải mái và không lo bị hầm bí.

Chất liệu quần áo mặc lớp ngoài cùng cho bé
Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ sơ sinh mặc áo dài tay, rộng, chùm kín bé và mũ có vành che mặt, cổ để ngăn ngừa bỏng da, cháy nắng nhé

Khi thời tiết trở lạnh, ra ngoài mẹ nhớ mặc thêm cho bé một chiếc áo khoác thật dày dặn để tăng khả năng giữ ấm, bảo hộ con tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc chọn chất liệu dày nhưng thoáng khí, giữ ấm tốt nhưng khi mặc không bị hầm bí hay quá nặng khiến con khó chịu, bức bối. 

Chất liệu quần áo mặc lớp ngoài cùng cho bé
Vào những hôm trời có mưa, gió lớn, trời lạnh sâu (khoảng 16 – 21 độ C), mẹ cho bé mặc một chiếc áo phao để giữ ấm nhé

Chẳng hạn, vào những hôm trời có mưa, gió lớn, trời lạnh sâu (khoảng 10 – 20 độ C), mẹ cho bé mặc một chiếc áo phao để giữ ấm nhé. Chất liệu phao thường rất nhẹ nhưng có khả năng cản gió, giữ ấm siêu tốt. Đặc biệt, bề mặt áo phao rất mịn, gần như không thấm nước nên đặc biệt phù hợp vào những ngày trời nhiều sương mù, mưa phùn, mưa nhỏ đó ạ.

Mách cho mẹ nè: Bên cạnh việc chọn chất liệu vải phù hợp, mẹ cũng cần giặt giũ và bảo quản kỹ để giữ quần áo của bé cưng đẹp lâu dài, ít hư hỏng.

Gợi ý mẹ sử dụng sử dụng nước giặt xả Mamamy với bảng thành phần có nguồn gốc tự nhiên (chiết xuất từ mô thực vật và muối tinh khiết), vô cùng an toàn và dịu nhẹ với làn da non nớt của con. Sử dụng em nước giặt xả thiên nhiên này giúp quần áo của bé luôn sạch sẽ, lại mềm mại, thơm tho bất kể đông hay hè, mẹ chẳng lo vải bị nhăn, giữ form quần áo xịn đẹp lại còn siêu mềm, cực thích luôn. 

Tin HOT cho mẹ đây ạ, Mamamy hiện đang có deal siêu ưu đãi giảm giá đến 60%, mua nước giặt được tặng ngay quà siêu xịn. Mẹ ghé ngay để tậu về tích trữ dùng dần nhé, siêu hời luôn!

Nước giặt xả thiên nhiên cho bé Mamamy
Combo siêu hời, mua 1 chai Nước giặt xả thiên nhiên Mamamy với giá giảm sốc đến 40% cùng hàng ngàn quà tặng

5. 3 chất liệu vải mẹ không nên chọn cho bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nhất là làn da nơi tiếp xúc với quần áo mỗi ngày. Bởi vậy, mẹ cần chọn chất liệu vải thật kỹ nếu không sẽ dễ gây kích ứng và nổi mẩn trên da con. Theo đó, Góc của mẹ đã tổng hợp 4 chất liệu vải mẹ không nên chọn cho bé sơ sinh ngay sau đây. Mẹ chú ý nhé.

1- Teflon

Vải nhiệt Teflon (vải sợi thủy tinh phủ PTFE) là một chất liệu vải tổng hợp, được xem là phát minh tiêu biểu của “vật liệu thế hệ mới” với rất nhiều ưu điểm nổi bật về khả năng chịu nhiệt, chống cháy siêu tốt. Đặc biệt, quần áo được may từ vải Teflon độ bền ấn tượng, thường rất ít nhăn, không cần là ủi vẫn phẳng phiu, giữ form tốt và giá thành tốt. 

Chất liệu vải mẹ không nên chọn quần áo cho bé
Vải nhiệt Teflon ( vải sợi thủy tinh phủ PTFE) là một chất liệu vải tổng hợp có khả năng chống cháy tốt

Tuy nhiên đây là một chất liệu vải tổng hợp, không có nguồn gốc 100% tự nhiên, thuần thực vật nên chắc chắn không phải sự lựa chọn an toàn cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh. Một số thành phần của vải Teflon (chẳng hạn sợi nhựa tổng hợp) có thể gây kích ứng khiến da bé bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí là viêm da.

Chất liệu vải mẹ không nên chọn quần áo cho bé
Vải Teflon có chứa sợi nhựa tổng hợp có thể gây kích ứng khiến da bé bị mẩn đỏ, ngứa ngáy

Ở điều kiện nhiệt độ thông thường, vải Teflon không có chứa bất cứ chất hóa học nào gây độc hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vô tình bị đốt cháy hoặc nhiệt lượng quá cao, quá nóng, vải Teflon sẽ thải ra khí độc (tương tự như việc đốt nhựa hoặc nylon), điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của con, nguy hiểm hơn là ung thư đó ạ. Do vậy, mẹ tuyệt đối không lựa chọn quần áo hay bất cứ món đồ dùng nào của bé yêu có chất liệu vải Teflon nhé.

2- Nylon 

Vải Nylon thực chất là loại vải sợi tổng hợp, có các chất phụ gia từ hóa dầu và than đá nên thường rất bền, đanh mịn và được ứng dụng khá rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên đây chắc chắn không phải sự lựa chọn dành cho bé sơ sinh rồi. Sợi vải tổng hợp khi tiếp xúc với làn da non nớt của con có thể gây kích ứng, ngứa ngáy, thậm chí là mẩn đỏ đó ạ.

Chất liệu vải mẹ không nên chọn quần áo cho bé
Bề mặt vải nylon có nhiều sợi vải li ti, bụi vải có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng

Hơn nữa, vải Nylon thường dễ bị bay hơi ở điều kiện thời tiết nóng bức, chúng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, hen suyễn thậm chí là nhiễm trùng phổi ở trẻ sơ sinh. Bởi bé con non nớt lắm mẹ ơi, hệ miễn dịch và sức đề kháng của con chưa phát triển toàn diện, con rất dễ bị tác động từ môi trường xung quanh, nhất là khi quần áo là thứ luôn tiếp xúc trực tiếp với da, liền kề mũi, miệng của con nữa. 

3- Polyester

Tương tự như vải Nylon, Polyester cũng là một chất liệu sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ. Bản chất của vải Polyester là dệt từ sợi nhựa nhân tạo, chúng có thành phần hóa học (chất hóa dẻo phthalate), có mùi hơi ngái, bề mặt vải mịn nhưng kết cấu sợi đanh nên hơi cứng nhẹ. Rõ ràng, tất cả các yếu tố về nguồn gốc, đặc điểm mùi hay cảm quan của vải Polyester đều không phù hợp với trẻ sơ sinh mẹ nhỉ?

Chất liệu vải mẹ không nên chọn quần áo cho bé
Bé tiếp xúc gần, thường xuyên với chất liệu Polyester dễ gây kích ứng, viêm da, mẩn, ngứa nên quần áo trẻ sơ sinh nên chọn vải gì rồi đúng không ạ

Vải tổng hợp, không phải thuần tự nhiên nên yếu tố lành tính, dịu nhẹ không được đảm bảo. Bé tiếp xúc gần, thường xuyên với chất liệu Polyester dễ gây kích ứng, viêm da, mẩn, ngứa…Bên cạnh đó, khứu giác của trẻ sơ sinh cũng rất đỗi nhạy cảm, con luôn quen với mùi hương của mẹ, của sữa và cảm thấy an toàn khi cảm nhận được chúng. Vì vậy khi quần áo có mùi lạ, khó chịu có thể khiến con cảm thấy lo lắng, con hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, thương lắm mẹ ơi.

Chất liệu vải mẹ không nên chọn quần áo cho bé
Thay vào đó mẹ chỉ nên chọn mua chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, bề mặt mềm mại dịu nhẹ, không có mùi lạ, chẳng hạn như vải lanh, cotton

Bởi vậy, mẹ chỉ nên chọn mua chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, bề mặt mềm mại dịu nhẹ, không có mùi lạ, chẳng hạn như vải lanh, cotton, vải sợi tre…

Như vậy mẹ đã nắm rõ được quần áo trẻ sơ sinh nên chọn vải gì rồi. Mẹ nhớ lưu lại ngay 4 cách chọn chất liệu quần áo từng lớp cho bé đúng chuẩn và đừng quên “nằm lòng” 4 chất liệu không nên chọn cho bé sơ sinh để đảm bảo an toàn, bé thoải mái nhất nha. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được Góc của mẹ tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

Giỏ hàng 0