Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên mẹ ăn uống cẩn thận hơn, sợ ảnh hưởng đến bé cưng nên băn khoăn không biết ăn món này được không, món kia được không. Trong vô vàn câu hỏi vì sao, chắc hẳn mẹ đã từng thắc mắc mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Để tìm kiếm câu trả lời chuẩn xác nhất, mẹ tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
1. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?
Mẹ bầu 3 tháng cuối cần hạn chế tối đa ăn rau ngót để có một thai kỳ khỏe mạnh bởi đã có nhiều khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa về việc ăn rau ngót làm tăng các cơn co tử cung ở mẹ bầu.
Cụ thể, dược sĩ Lê Kim Phụng (nguyên giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền, Đại Học Y dược TPHCM) cho biết rau ngót mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bình thường nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nhiều loại rau này, đặc biệt uống nhiều nước rau ngót ở dạng tươi xay nhuyễn gây nên cơn co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Hơn nữa, trong thành phần dinh dưỡng của rau ngót lại có chứa papaverin (đây là chất có tác dụng gây co thắt cơ trơn tử cung). Dược thư Việt Nam 2002 đã khuyến cáo không sử dụng papaverin cho người có thai hoặc đang mang thai. Vì vậy, không chỉ mẹ bầu 3 tháng cuối mà trong suốt thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là mẹ nào đã có tiền sử sinh non hoặc sảy thai.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ có sở thích uống nước rau ngót sống hoặc sinh tố rau ngót để làm đẹp, khi mang bầu mẹ không nên uống vậy nữa nhé. Do hàm lượng papaverin trong rau ngót sống cao hơn rất nhiều so với rau ngót đã nấu chín, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Chắc chắn mẹ không mong điều này xảy ra, thế nên mẹ “tránh càng xa càng tốt” loại rau này nhé. Nếu thèm quá thì mẹ cũng dặn lòng ăn không quá 30g để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nâng cao chất lượng thai kỳ.
2. 4 tác hại khi bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót sai cách
Rau ngót tuy tốt nhưng mẹ ăn quá 30g thì sẽ kéo theo những tác hại như đầy bụng – khó tiêu, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, mất ngủ, thậm chí sảy thai. Cụ thể như thế nào mẹ nhỉ? Mẹ đừng qua những nội dung hấp dẫn bên dưới nhé:
2.1. Mẹ dễ đầy bụng – khó tiêu
Nếu mẹ ăn nhiều rau ngót và chế biến sai cách thì sẽ rất dễ bị đầy bụng – khó tiêu đó ạ. Bởi rau ngót chứa hàm lượng chất xơ cao, mẹ dung nạp hàm lượng lớn trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến dư thừa, quá tải, khiến hệ tiêu hóa của mẹ làm việc kém hiệu quả. Nhất là khi mẹ uống sinh tố hoặc nước ép rau ngót, chẳng may nguồn rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất dễ khiến mẹ bị đi ngoài, tiêu chảy.
2.2. Cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
Có thể mẹ chưa biết, quá trình tiêu hóa rau ngót sản sinh ra chất glucocorticoid, làm giảm hấp thu canxi, photpho của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện các biểu hiện tê chân tay, chuột rút ở mẹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của bé. Ngoài ra, trong rau ngót còn có hàm lượng polyphenol cao, chất này lại cản trở quá trình hấp thu sắt, kẽm khiến nguy cơ thiếu máu của mẹ bầu tăng cao hơn.
Canxi, photpho là các chất quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương của bé yêu, nhất là ở những tuần thai cuối. Do vậy, việc mẹ ăn nhiều rau ngót sẽ làm thiếu hụt các chất trên, hai mẹ con nhà mình sẽ đều không khỏe, bé không thoải mái chòi đạp mà mẹ cũng chẳng yên lòng nổi.
2.3. Mẹ hay mất ngủ
Thật khó tin nhưng mẹ sẽ bị mất ngủ khi uống nhiều nước rau ngót đó ạ! Tờ Sriana đã từng chứng minh những người uống 150gr nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng mất ngủ, ăn uống kém đi, đôi khi là khó thở. Các triệu chứng này chỉ mất đi khi họ ngừng uống nước ép rau ngót. Vì vậy, để tránh gây mất ngủ, mẹ bầu không nên uống nước ép rau ngót hoặc ăn rau ngót sống. Mẹ chỉ ăn khi đã được nấu chín và cũng đứng ăn nhiều mẹ nhé!
2.4. Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai
Đây là tác hại nghiêm trọng nhất với mẹ bầu và được cảnh báo rất nhiều từ các bác sĩ chuyên khoa sản. Với mẹ bầu 3 tháng cuối, ăn rau ngót sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ sinh non. Vì trong rau ngót (nhất là khi chưa nấu chín) chứa một lượng lớn papaverin, chất này gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng cao nguy cơ gây sảy thai, sinh sớm đó mẹ ạ.
3. Mách mẹ 5 loại rau thay thế rau ngót cực tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho mẹ bầu 3 tháng cuối rất quan trọng vì đây là giai đoạn nước rút, quyết định sức khỏe và khả năng phát triển của bé sau này. Để không bị thiếu hụt chất, mẹ thay thế rau ngót bằng các loại rau khác an toàn hơn mẹ nhé!
1 – Rau chân vịt giúp con phát triển trí não
Rau chân vịt, cũng là 1 loại rau dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho mẹ như vitamin A, vitamin b6, kali, kẽm, canxi… đặc biệt chứa hàm lượng acid folic rất cao, giúp phòng và hạn chế dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ ăn rau chân vịt thường xuyên khi mang thai, không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp bé hình thành hệ xương vững chắc, tránh các khiếm khuyết về não bộ, con sinh ra cũng phát triển tốt hơn.
2 – Súp lơ xanh ngừa dị tật bẩm sinh ở bé
Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ, giàu chất oxy hóa và các vitamin, khoáng chất Magie, photpho, canxi, vitamin A, K… nhất là acid folic. Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối, súp lơ giúp mẹ giải quyết vấn đề về táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, thiếu máu trong thai kỳ. Ngoài ra acid folic dồi dào, sẽ đảm bảo quá trình tạo máu diễn ra trơn tru, ngăn ngừa dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch,…
3 – Cải thìa bảo vệ hệ xương của mẹ luôn chắc khỏe
Trong cải thìa hàm lượng canxi cao, cùng chất selen giúp chống viêm khớp, hạn chế các bệnh về xương. Ngoài ra các thành phần như chất xơ, beta caroten… cũng không hề thấp, nhờ đó mẹ có thể yên tâm về các lợi ích sức khỏe mà cải thìa mang lại.
4 – Rau bó xôi tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé
Cải bó xôi lại rất giàu vitamin C, Vitamin E, magie đây đều được coi như những “chiến binh” bảo vệ mẹ khỏi sự xâm lấn của virus, vi khuẩn gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch của mẹ và bé. Không chỉ vậy, ăn rau bó xôi thường xuyên còn giúp mẹ và bé hạn chế được tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu và củng cố “hàng rào” lợi khuẩn cho con yêu, một người ăn mà cả hai người cùng có lợi, thích quá đúng không mẹ ơi?
5 – Măng tây giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn
Măng tây được công nhận là một trong những “thực phẩm vàng” giúp mẹ bầu đánh bay chứng táo bón thai kỳ. Trong măng tây chứa nhiều lượng chất xơ hòa tan, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của các nhu động ruột, từ đó mẹ đi tiêu dễ dàng hơn, phân mềm dễ trôi tuột khỏi ruột già. Nhờ đó, mẹ chẳng phải “làm bạn” với nhà vệ sinh hay mệt mỏi rã rời mỗi lần đi tiêu, mẹ còn chờ gì mà không ra chợ mua măng tây về xào cùng thịt bò, thịt heo thôi.
Mẹ bầu đã được gợi ý những loại rau thay thế bổ dưỡng không kém gì rau ngót rồi. Mẹ có thể yên tâm là trong thai kỳ dù không ăn rau ngót vẫn không thiếu những dưỡng chất mẹ cần. Tuy nhiên với bất kỳ loại rau nào, mẹ cũng nên ăn đúng cách, vừa phải, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra mẹ có thể tìm hiểu thêm các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối để có thêm nhiều lựa chọn làm mới khẩu vị.
4. Mẹ cần làm gì vào 3 tháng cuối để đón con yêu chào đời?
Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng, chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Đôi lúc, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn do con ngày một lớn dần, sức ép lên cơ thể cũng tăng theo. Mẹ ơi, nhớ giữ gìn sức khỏe thật kỹ, đừng để bị ốm nhé! Cụ thể, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn, tránh ăn những thực phẩm không có lợi như rau ngót, mẹ cần “nằm lòng” thêm những lưu ý sau:
1 – Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học mẹ nhé!
Ở giai đoạn này nhu cầu năng lượng của mẹ sẽ tăng cao hơn, mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 300 calo và cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản (tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất). Khi được cung cấp đầy đủ, cân bằng về dinh dưỡng mẹ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, từ đó bé cưng cũng lớn nhanh từng ngày, an tâm vì “nơi trú ẩn” của mình chẳng xảy ra biến động gì.
2 – Thăm khám bác sĩ định kỳ:
Càng về những tuần sau của thai kỳ mẹ cần để ý nhiều hơn đến các mốc khám thai của bà bầu 3 tháng cuối. Đến tuần thứ 36, mẹ cần đi khám, siêu âm tổng quát 1 tuần 1 lần để bác sĩ theo dõi các chỉ số của thai nhi, đếm cử động thai, theo dõi sức khỏe của mẹ, kịp thời phát hiện những bất thường để xử lý.
3 – Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên
Chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập Yoga, đi bộ nhẹ nhàng ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày… để có sức khỏe và tinh thần tốt hơn, bé yêu cũng được truyền những năng lượng tích cực nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập thói quen ngủ sớm, tránh thức khuya hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước lúc ngủ. Nếu mẹ khó vào giấc thì có thể đốt một ít nến thơm organic và sử dụng đèn có cường độ ánh sáng nhẹ để dễ ngủ hơn.
4 – Mẹ sắm sửa đồ dùng cho con từ bây giờ
Mua gì cho con là nỗi lo chung của rất nhiều mẹ bầu, mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nên không biết chọn những vật dụng gì, độ an toàn ra sao và “chọn mặt gửi vàng” thương hiệu nào để sắm sửa “tất tần tật”. Gợi ý nhanh nhất và tiện lợi nhất cho mẹ lúc này là “ghé” ngay “gian hàng” của Mamamy bởi đang có Set Vượt cạn nhẹ tênh với chương trình sale 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé rất hấp dẫn đó ạ. Chỉ với một cú click chuột đặt mua hàng là mẹ đã có thể tậu nhiều món khác nhau như khăn ướt, bình sữa, khăn khô,…
Đây là một chương trình đầy ưu đãi cho mẹ lần đầu mua sắm tại Mamamy, giúp mẹ và thiên thần nhỏ được trải nghiệm những sản phẩm chất lượng, an toàn tuyệt đối mà mức giá lại rẻ hơn rất nhiều so với bình thường. Nhanh tay săn sale mẹ ơi!
Vậy là mẹ đã biết bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không, những tác hại khi ăn sai cách, những điều mẹ cần chuẩn bị để đón bé chào đời và cả địa chỉ mua sắm uy tín nữa. Mẹ cũng có thể chia sẻ những hiểu biết của mẹ để các mẹ khác về bầu 3 tháng cuối ăn canh rau ngót được không bằng cách để lại bình luận bên dưới. Góc của mẹ luôn muốn lan truyền những thông điệp yêu thương để cuộc sống thêm tươi đẹp.
Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên cẩn thận từng chút một, nhất là chế độ dinh dưỡng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Mẹ dạo quanh các diễn đạt và trang web thấy mọi người bàn luận xôn xao về chủ đề thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên muốn tìm hiểu kỹ và xây dựng thực đơn chuẩn khoa học. Góc của mẹ gợi ý thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối ngay sau đây, mẹ lưu lại nhé!
1. 4 nhóm thực phẩm bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn
Nguyên tắc không đổi khi mẹ bầu 3 tháng cuối, luôn cần, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các nhóm thực phẩm giàu đạm và các rau củ, hạt và trái cây ít ngọt trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao cần tập trung vào 4 nhóm thực phẩm sau:
1.1. Nhóm rau củ
Mẹ bầu tiểu đường thường “làm bạn” với táo bón trong suốt thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone progesterone làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của, thức ăn di chuyển chậm hơn. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, mất nước, thường xuất hiện các triệu đầy hơi, bụng ì ạch, khó chịu lắm ạ.
Lúc này, mẹ bầu tiểu đường nên bổ sung nhiều loại rau xanh, các loại củ để có thêm nhiều chất xơ và vitamin như vitamin A, K, B, C, sắt, canxi và kali giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, nhờ chứa hàm lượng lớn các chất xơ nên rau củ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối bổ sung thêm chất xơ giúp giữ ổn định hoặc giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng đường huyết tăng cao như tiền sản giật, sản giật nguy hiểm.
Nhóm rau củ tươi như rau cải xoăn, cải xoong, cải thảo, cải chíp, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cà chua, dưa leo, bí xanh, quả su su, củ dền, củ su hào, cà rốt, đỗ đậu ….đều rất tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, măng tây hay bông cải xanh… có chứa nhiều axit folic, vitamin B6 hỗ trợ con yêu phát triển trí não.
Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ ưu tiên chọn mua rau củ sạch ở những địa chỉ bán hàng uy tín, thường là các siêu thị lớn như Go, CoopMart, WinMart… Mẹ cũng có thể mua rau ở những cửa hàng nông sản sạch, đảm bảo rau củ có xuất xứ rõ ràng, được kiểm định an toàn đầy đủ để yên tâm hơn.
Mẹ bầu 3 tháng cuối có chỉ số đường huyết cao hơn bình thường, lượng dinh dưỡng truyền cho thai nhi nhiều khiến em bé phát triển quá nhanh, kích thước và cân nặng đều khá lớn (em bé khi chào đời thường nặng hơn 4kg). Bởi vậy mẹ bầu tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy uể oải, bụng lớn hơn, việc đi lại khó khăn, chế độ ăn uống kiêng khem không đủ chất vì lo lượng đường tăng cao gây ảnh hưởng đến bé cưng. Tuy nhiên, mẹ nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh tốt hơn là “cân đo đong đếm” kiêng món này món kia quá nhiều đó ạ!
Mỗi khi thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, mẹ nên nạp ngay những thực phẩm giàu dinh dưỡng để em bé khỏe mạnh, mẹ yên tâm hơn. Trong vô vàn những loại thực phẩm ngoài kia, mẹ bầu tiểu đường không nên bỏ qua các loại hạt nhé.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt thông, hạt điều, đậu phộng, đậu nành và hạt phỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. Trong các loại hạt chứa nhiều axit béo không bão hòa đa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác (chất xơ, vitamin E, sterol thực vật và L-arginine) giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm tăng huyết áp, giúp ổn định đường huyết, hạn chế và cải thiện tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
Đặc biệt, các loại hạt rất giàu axit folic và axit béo, chẳng hạn như axit béo omega-3 và omega-6, rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi đó mẹ.
Muốn hạt ngon, thơm và nhiều dưỡng chất nhất thì việc chọn đúng loại để mua là rất cần thiết đó ạ. Góc của mẹ mách mẹ mẹo cực xịn sò để chọn mua hạt mới, thơm phức, giàu dinh dưỡng ngay đây.
Các loại hạt có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, không ngái
Hầu hết các loại hạt đều có màu trắng, vàng tự nhiên, hạt thon đều, không bị nứt, vỡ, bám bụi đất
Mẹ ưu tiên mua các loại hạt ở siêu thị lớn, cửa hàng nông sản và chọn mua của các thương hiệu uy tín như Markal, Davert,…
1.3. Nhóm thực phẩm giàu đạm
Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao thường xuyên bị hụt hơi, cơ thể nặng nhọc do thai nhi lớn hơn, mẹ đi lại hay làm gì cũng đều khó khăn. Mặc dù đây là tín hiệu mẹ sắp được ôm ấp bé cưng nhưng tình trạng này cứ kéo dài khiến mẹ lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, lo âu, chẳng làm được gì cả.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối cân nhắc bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm để cung cấp thêm dinh dưỡng và năng lượng, giúp mẹ ổn định sức khỏe, hạn chế mệt mỏi, thiếu chất. Gợi ý một số thực phẩm giàu đạm tốt cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối như:
1- Trứng
Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít calo và có chỉ số đường huyết rất thấp, phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu tiểu đường, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Không chỉ giàu protein, lòng đỏ trứng còn chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, vitamin A, D, E, K và chất chống oxy hóa như lutein…
Trứng cũng là nguồn giàu vitamin B-12 và các khoáng chất như sắt, đồng và kẽm.Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống và sự phát triển của thai nhi. Do vậy mỗi ngày mẹ ăn 1 quả trứng gà rất có lợi cho sức khỏe đó ạ.
2 – Cá
Cá là một nguồn cung cấp protein, sắt và kẽm – những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Các axit béo omega-3 trong nhiều loại cá như cá hồi, cá ngừ Albacore, cá thu, cá trích và cá mòi hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển trí não của bé. Mẹ bầu tiểu đường 3 cuối thường thiếu hụt vitamin D, vì vậy ăn cá là một cách tốt để bổ sung lượng vitamin D trong chế độ ăn, giúp cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh hơn.
3 – Thịt nạc heo
Mẹ bầu tiểu đường chọn ăn thịt nạc heo giúp tránh được chất béo xấu, chất béo bão hòa và chuyển hóa (thường có phần thịt khác, lẫn mỡ) giúp ngăn ngừa tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng glycine cao trong thịt nạc heo giúp cơ thể tổng hợp collagen, tốt cho da, tóc, xương khớp khỏe mạnh.
4 – Thịt bò
Đây là loại thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Cũng như thịt nạc heo, thịt bò cung cấp nguồn đạm dồi dào và hạn chế chất béo xấu, mẹ bầu tiểu đường yên tâm bổ sung thịt bò vào thực của của mình nhé. Ngoài ra, thịt còn rất giàu vitamin B2, B12 giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ hoạt động của tế bào cơ thể đó mẹ.
Mách nhỏ cho mẹ: để đảm bảo chế biến món ăn ngon miệng và an toàn, mẹ phải thật kỹ trong khâu chọn nguyên liệu đấy ạ. Nên chọn phần thịt nạc, thịt bò thăn, có màu đỏ hồng tươi, khi chạm vào thấy dính nhẹ, có độ đàn hồi tốt và không có mùi lạ. Chọn cá cũng vậy, chọn những con cá tươi rói, không mềm, da cá sáng bóng, không ươn xanh hay nhiều rớt. Đối với trứng, mẹ ưu tiên chọn mua trứng gà tươi, quả tròn đều, trứng mới và chuẩn trứng sạch Organic mẹ nhé.
1.4. Nhóm trái cây ít ngọt
Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, ngày nào mẹ bầu tiểu đường cũng lo lắng không biết bé cưng có sinh đủ ngày đủ tháng, con có khỏe mạnh và phát triển tốt hay không, tinh thần mẹ vì thế cũng bồn chồn, bất an và stress hơn.
Gợi ý cho mẹ một nhóm thực phẩm siêu tốt cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối, rất lành, mát, nhiều vitamin, khoáng chất và hàm lượng đường thấp – đó chính là trái cây ít ngọt. Trong trái cây tươi thường chứa nhiều vitamin C, hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện táo bón, nóng trong người, không những giúp đẹp da, giữ dáng cho mẹ bầu mà còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng lo âu đó ạ.
Thường các loại quả mọng được xếp vào nhóm trái ít ngọt, lượng đường không cao, có hương vị tươi mát, thơm ngon và dinh dưỡng. Do trái cây ít ngọt có lượng calo và đường huyết tương đối thấp nên không gây ra tác động lớn đối với mẹ bầu tiểu đường, mẹ yên tâm nha.
Gợi ý một số loại quả thuộc nhóm trái cây ít ngọt, mẹ bầu tiểu đường ăn được, vừa ngon vừa lành như cam, quýt, mận, bưởi, táo, lê, ổi, quả đào, kiwi, dâu tây…
Mách nhỏ cho mẹ: Khi chọn mua trái cây, mẹ quan sát thấy có lớp vỏ mịn, màu sáng bóng, không bị dập hay có nhiều vết xước, quả còn nguyên cuống, nắn nhẹ thấy chín tới, mềm những không bị nhũn là trái cây tươi.
2. 4 “nguyên tắc vàng” khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Để xây dựng thực đơn cho bà bầu đúng cách, mang đến hiệu quả cao, mẹ đừng bỏ qua 4 nguyên tắc “vàng”: chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ, tin dùng thực phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng và bổ sung đa dạng thực phẩm khác. Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết ngay dưới đây:
1 – Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày
Mặc dù mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao chọn đúng nhóm thực phẩm dinh dưỡng và phù hợp, tuy nhiên nếu mẹ ăn với lượng quá nhiều trong 1 bữa thì lượng đường trong máu vẫn có nguy cơ tăng cao do chưa kịp chuyển hóa hết. Từ đó dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ như sức khỏe tim mạch, tiền sản giật, sản giật…
Do vậy, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, hạn chế làm chỉ số đường huyết tăng bất thường và đột ngột. Mẹ nên duy trì 3 bữa ăn chính ( sáng, trưa, tối) và kết hợp thêm từ 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày, tuyệt đối không bỏ bữa.
Để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng trọn vẹn và quá trình chuyển hóa đường huyết trong máu diễn ra trơn tru hơn, tốt nhất mẹ nên chia thời gian ăn phù hợp và cách đều, bữa chính và bữa phụ nên cách nhau 2 tiếng.
2 – Mẹ hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ
Chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol “xấu” và gây nguy cơ mắc tim mạch cao hơn, nhất là với mẹ bầu tiểu đường. Vì thế, đối với nhóm thực phẩm có chất béo bão hòa như mỡ, da động vật, gia cầm, bơ thực vật, phô mai, các món chiên dầu, nướng, mẹ nên cắt giảm càng nhiều càng tốt.
Ngược lại, mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn nhiều rau xanh và các loại hạt giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Cụ thể, trong khẩu phần mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên chọn 1 – 2 loại rau xanh ( khoảng 150 – 200g) và thay thế ăn vặt, ăn bữa phụ với các loại hạt dinh dưỡng. Bởi, chất xơ giúp tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất, thúc đẩy lượng đường chuyển hóa tốt, mẹ bầu chẳng lo tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.
3 – Bổ sung đa dạng thực phẩm
Như Góc của mẹ đã chia sẻ, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn, giữ dáng đẹp da, thanh lọc cơ thể… Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ ăn rau xanh mà “bỏ quên” các nhóm thực phẩm khác sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe chút nào.
Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng thực phẩm, xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm protein tốt từ cá, thịt thăn bò, thịt nạc, cá, hải sản hay ăn thêm thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất như củ quả, các loại hạt dinh dưỡng…Đồng thời, mẹ nên chế biến và kết hợp các nguyên liệu để đổi vị giúp mẹ ăn ngon, bé khỏe mạnh hơn.
4 – Mẹ tin dùng thực phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm được chứng nhận chuẩn Organic hoặc VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó, nên chọn mua thực phẩm tại những địa chỉ bán hàng uy tín và có xuất xứ rõ ràng, thường là các siêu thị lớn như Go, CoopMart, WinMart hoặc các cửa hàng chuyên bán thực phẩm, nông sản sạch, có kiểm định và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ.
3. Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường theo các buổi trong ngày
Để cân bằng dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị, mẹ cần lựa chọn đa dạng thực phẩm và linh hoạt thay đổi cách chế biến để vừa ăn ngon lại khỏe mạnh. Tham khảo ngay thực đơn cho bà bầu tiểu đường theo các buổi trong ngày ngon tuyệt dưới đây mẹ ơi.
3.1. Thực đơn buổi sáng cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Trong suốt thời gian mang thai, không riêng gì 3 tháng cuối, mẹ bầu cần chú ý ăn sáng đầy đủ, đúng giờ và đủ chất nha. Đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày, bổ sung năng lượng sau một giấc ngủ dài, thời điểm này cơ thể mẹ cũng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Mẹ ăn sáng ngon miệng, đủ chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tinh thần phấn chấn hơn, sẵn sàng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Đối với mẹ bầu tiểu đường, ngoài ăn đúng giờ và đủ chất, mẹ cần lưu ý xây dựng thực đơn hạn chế tinh bột và thực phẩm có chứa nhiều đường. Gợi ý thực đơn bữa sáng các ngày trong tuần cho mẹ bầu tiểu đường nè:
3.2. Thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Bữa trưa mẹ ăn đa dạng thực phẩm và kết hợp nhiều nhóm chất hơn, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu. Riêng với mẹ bầu tiểu đường, bữa ăn trưa cần đủ chất, bao gồm đạm, chất xơ và hạn chế hàm lượng chất béo (nhất là chất béo bão hòa). Tốt nhất, hàm lượng chất béo chỉ nên dừng ở mức dưới 30% tổng calo của toàn bộ bữa ăn. Ngoài ra, mẹ nên tự nấu và chế biến để đảm bảo vệ sinh, kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng và không nên ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
3.3. Thực đơn buổi phụ cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Không chỉ cần “khắt khe” với thực đơn 3 bữa chính, mẹ bầu tiểu đường cần cẩn trọng với tất cả thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Theo đó mẹ bầu ăn bữa phụ, nhất là ăn vặt cần “gạch bỏ” hết những món ăn chiên rán, quá dầu mỡ hay có lượng đường cao như bánh ngọt, bánh quy, bánh chiên rán, sữa có đường, phô mai ngọt…
Thay vào đó, mẹ nên ăn vặt, ăn bữa phụ nhẹ nhàng với các loại thực phẩm ít ngọt, không chứa nhiều tinh bột và giàu dinh dưỡng như sữa chua, các loại hạt, salad…
3.4. Thực đơn bữa tối cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Sau bữa tối là thời gian nghỉ ngơi, mẹ thường nằm nhiều hoặc dành thời gian thư giãn, ít vận động nên nên chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, tránh làm tăng đường huyết vào đêm. Cụ thể, bữa tối mẹ cần ăn ít hơn bữa sáng và bữa trưa, ưu tiên bổ sung chất xơ, vitamin và protein vừa đủ.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các nhóm chất và tuyệt đối không bỏ bữa. Chẳng hạn, thay vì ăn cơm gạo trắng, mẹ có thể ăn gạo lứt để cắt giảm calo, giảm bớt lượng thịt trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn món chiên rán và ăn nhiều rau xanh , củ quả hơn.
4. Hướng dẫn mẹ nấu 5 món đánh bay chứng tiểu đường thai kỳ
Dưới đây, Góc của mẹ giới thiệu đến mẹ bầu 5 công thức nấu món ăn ngon, vô cùng bổ dưỡng và hấp dẫn, giúp “đánh bay” chứng tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Mẹ lưu lại ngay!
4.1. Thịt nạc heo xào cần tây
Công thức thịt nạc heo xào cần tây giòn ngọt, mang đến hương vị thơm ngon, lạ miệng cho mẹ bầu. Thịt nạc heo là nguồn cung cấp protein chất lượng, ít chất béo bão hòa nên rất an toàn cho bà bầu tiểu đường, ổn định cân nặng hiệu quả.
Trong khi đó, cần tây rất giàu chất xơ cùng vitamin C giúp lợi tiểu, nhuận tràng, điều hòa đường huyết, rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt nạc heo: 100g
Rau cần tươi: 250g
Hành tím: 1 củ nhỏ
Cà chua bi: 50g
Gia vị: 2 thìa dầu ăn, 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Thịt nạc heo mua về mẹ rửa sạch, sau đó thấm thật khô và thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Mẹ chú ý thái ngang thớ thịt và mỏng, lúc xào thịt sẽ mềm, thấm đều gia vị và ngon hơn.
Bước 2: Rau cần mẹ cắt bỏ phần gốc và rễ, nhặt bỏ lá hỏng, úa vàng rồi đem rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, khoảng 4 – 5cm.
Bước 3: Hành tím mẹ lột bỏ lớp vỏ lụa mỏng, băm nhỏ. Với cà chua bi mẹ cũng rửa sạch, thấm khô, sau đó cắt đôi theo chiều dọc hay ngang đều được, tùy sở thích mẹ nhé.
Bước 4: Đến khâu chế biến rồi đây ạ, mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc chảo lớn, cho vào chảo 2 thìa dầu ăn, chờ dầu nóng, mẹ cho hành tím băm vào phi đến khi dậy mùi thơm, hơi vàng là được. Lúc này, mẹ cho toàn bộ phần thịt nạc heo vào, đảo đều tay với lửa lớn khoảng 4 – 5 phút cho đến khi săn lại là được. Tiếp theo, mẹ cho rau cần vào xào cùng, vì rau cần rất nhanh chín, mẹ chú ý xào khoảng 3 phút thôi, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Cuối cùng, mẹ cho món ăn ra đĩa và thưởng thức ngay để cảm nhận vị ngọt mềm của thịt, giòn tan và thơm nức của cần tươi nhé.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mách nhỏ mẹ cách chọn thịt nạc ngon, chuẩn Organic ngay đây ạ. Miếng thịt nạc, không lẫn mỡ, thịt tươi có màu hồng, khi chạm vào thấy thịt có độ dính dẻo, đàn hồi tự nhiên.
Bí kíp để xào rau cần khi ăn vẫn giữ nguyên độ giòn ngọt, không bị dai hoặc mềm cho mẹ đây: Rau cần tươi sau khi đã được sơ chế, mẹ đem ngâm cùng đá lạnh khoảng 10 phút giúp rau giữ nguyên độ xanh, giòn, khi ăn sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
4.2. Canh hẹ tôm khô
Tôm là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp hàm lượng protein dồi dào, nhiều vitamin B2 và vitamin D cùng sắt, canxi và đặc biệt không chứa chất béo bão hòa. Vì thế đây là một loại thực phẩm rất tốt và nên có mặt trong thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường.
Hẹ thì rất tốt cho mẹ bầu rồi, nhiều chất xơ, nhiều sắt, vitamin C, B6, canxi và cả magiê, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất lại ít calo, mẹ ăn ngon miệng mà nhẹ bụng.
Mẹ thử trổ tài vào bếp nấu món ngon cùng tôm khô và hẹ tươi ngay!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Tôm khô: 50g
Hẹ tươi: 300g
Hành tím: 1 củ nhỏ
Nước lọc: 600 ml
Gia vị: 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt và 1 thìa dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Tôm khô mua về mẹ rửa sạch, ngâm nở với nước ấm khoảng 15 phút. Tiếp theo mẹ giặt sạn nhỏ, chỉ đen còn sót lại của tôm, rửa sạch lại với nước một lần nữa, thấm thật khô. Cho toàn bộ tôm đã sơ chế vào một chiếc cối nhỏ, giã cho thịt tôm nhuyễn và tơi ra là được.
Bước 2: Rau hẹ mẹ chọn mua lá bánh tẻ, không quá non hay quá già, tiến hành nhặt sạch, bỏ rễ, gốc và những lá bị úa hỏng, đem rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc vừa ăn, khoảng 4 – 5cm. Hành tím mẹ lột lớp vỏ lụa, băm nhỏ.
Bước 3: Tiếp đến mẹ bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, chờ dầu nóng già thì thêm hành tím băm vào phi, đảo đều tay cho đến khi hành chuyển sang màu vàng, dạy mùi thơm là được. Lúc này mẹ nhanh tay cho tôm khô vào xào sơ cho tín tới, thịt tôm chuyển màu đỏ, bông tơi lên.
Bước 4: Mẹ thêm vào nồi khoảng 600ml nước và đun với lửa lớn, lưu ý quá trình nấu canh mẹ không cần đậy vung nồi, nước sôi lớn dễ bị trào ra ngoài. Khi canh bắt đầu sôi, mẹ cho hẹ đã sơ chế vào nấu khoảng 2 phút, nêm thêm gia vị rồi tắt bếp luôn. Lá hẹ mỏng và nhỏ nên rất dễ chín, mẹ nấu chín tới để hẹ giữ nguyên màu xanh đẹp mắt, không bị dai hay quá nhũn, nát, mất ngon.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Để món canh hẹ tôm khô tròn vị, mẹ nhớ lưu lại ngay bí kíp chọn tôm khô ngon ngọt, không bị mùi, cũ hỏng nè.
Những chú tôm khô ngon thường có phần thịt se lại trong veo, có màu đỏ hồng tự nhiên, kích cỡ đồng đều, không có vết mốc trắng, mốc xanh hoặc các đốm đen bất thường. Đặc biệt, khi cầm mẹ thấy thịt tôm có độ chắc tay, không mềm nhũn hay có mùi lạ.
4.3. Canh cải nấu thịt bằm
Rau cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao, giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế tăng lượng đường huyết bất thường trong máu. Món canh cải nấu thịt bằm có vị ngọt tự nhiên, thanh mát, rất dễ ăn và đưa cơm. Mẹ lưu lại cách chế biến ngay nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Rau cải ngọt: 300g
Thịt nạc: 100g
Hành tím băm: 1 thìa
Nước lọc: 500ml
Gia vị: 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt và 1 thìa dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Mẹ chọn mua cải ngọt, mua về cắt bỏ phần gốc và rễ, nhặt bỏ lá bị hỏng, úa vàng rồi đem rửa sạch, để ráo và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, khoảng 2 – 3cm.
Bước 2: Thịt nạc heo mẹ rửa thật sạch, để khô, sau đó băm nhỏ. Mẹ nhớ lọc bỏ hết da và mỡ trước khi băm để nước canh trong, không ngấy mỡ nhé.
Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào, chờ dầu sôi thì cho thêm hành tím vào phi cho vàng, đến khi dậy mùi thơm. Tiếp tục, mẹ cho phần thịt băm vào đảo đều tay, khi thịt bắt đầu săn lại thì nêm nước mắm cho đậm đà, cho thêm 500ml nước vào. Khi canh sôi, mẹ cho rau cải vào nấu khoảng 3 – 5 phút, nêm bột canh, bột ngọt cho vừa ăn và tắt bếp. Vậy là hoàn thành rồi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹo nhỏ giúp khử mùi hôi của thịt heo, mẹ chuẩn bị 1,2 thìa giấm trắng hoặc nước cốt chanh rồi trộn với muối hạt, sau đó xoa lên bề mặt miếng thịt khoảng 3 – 5 phút, cuối cùng rửa sạch lại với nước. Cách khử mùi hôi này cực dễ làm nhưng hiệu quả lắm đó ạ.
4.4. Cháo đậu đỏ
Đậu đỏ có thực phẩm rất giàu chất xơ, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định lâu hơn. Đặc biệt, đậu đỏ còn có protein chất lượng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như folate, sắt, kali, magie, canxi và không có chất béo bão hòa, muối hay cholesterol.
Do đó, mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối ăn cháo đậu đỏ vừa bổ vừa mát, ngon miệng lại giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Đậu đỏ: 150g
Gạo tẻ: 1/2 bát con
Gia vị: 1 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Gạo tẻ mẹ vo sạch, ngâm với nước mát khoảng 30 phút trước khi nấu giúp hạt gạo nở căng, khi nấu sẽ sánh mịn hơn.
Bước 2: Đậu đỏ mẹ nhặt bỏ hạt bị mốc, lép hỏng và rửa thật sạch. Sau đó mẹ cho đậu và 700ml nước vào nồi, thêm một nhúm muối nhỏ rồi đặt lên bếp, điều chỉnh mức lửa vừa và ninh cho đến khi đậu chín mềm. Mách nhỏ cho mẹ cách ninh đậu đỏ nhanh chín, mềm bở và thơm nè, mẹ chỉ cần ngâm đậu với nước ấm trước khi nấu khoảng 3 – 4 tiếng là được.
Bước 3: Khi đậu đỏ đã chín tới, mẹ thử thấy hạt đậu mềm và bở rồi, mẹ tiếp tục thêm vào nồi khoảng 500ml nước và phần gạo tẻ đã ngâm. Lúc này, mẹ điều chỉnh lửa ở mức vừa, ninh cháo đến khi hạt gạo nở bung, sánh và dậy mùi thơm là được. Trong quá trình nấu, mẹ chú ý khuấy nhẹ tay để cháo không bị khét ở đáy nồi, hạt gạo nở, chín đều nhưng không bị nát, vữa. Cuối cùng, mẹ nêm vào gia vị vừa ăn, khuấy nhẹ cho cháo sôi lăn tăn khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo đậu đỏ sánh mịn, bùi bở và thơm nức rồi. Cháo đậu đỏ ăn nóng hay ăn lạnh đều rất ngon, mẹ thưởng thức ngay nhé!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Để món cháo đậu đỏ có độ bùi béo, mẹ cần lựa chọn những hạt đậu đỏ tươi ngon nhất. Chọn hạt đậu to và căng tròn, vỏ có màu hồng, sáng, căng hạt, không bị lép hay mốc hỏng, hạt chắc, khi nấu chín tới là ngon nhất.
4.5. Cháo cà rốt
Trong cà rốt rất giàu beta-carotene. Beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể giúp mắt sáng, đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, cà rốt có vị ngọt thanh tự nhiên, rất giàu chất xơ nhưng chỉ số đường huyết thấp, mẹ bầu tiểu đường ăn cà rốt rất có lợi cho sức khỏe.
Mẹ tham khảo ngay công thức cháo cà rốt siêu đơn giản dưới đây.
Bước 2: Gạo tẻ mẹ vo sạch, ngâm với nước mát khoảng 20 – 30 phút trước khi nấu giúp gạo nở căng, cháo nấu sẽ sánh mịn hơn.
Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì hạ nhỏ lửa, cho gạo đã vo sạch vào rang, đảo đều tay khoảng 4 – 5 phút đến khi hạt gạo xém vàng là được. Tiếp theo, mẹ cho hết gạo đã rang vào nồi, nấu cùng 600ml nước đến khi sôi bùng, mẹ hạ nhỏ lửa nấu liu riu khoảng 20 phút cho cháo mềm, nở bung và sánh. Cuối cùng mẹ cho cà rốt đã sơ chế vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ có thể kết hợp hoặc thay thế gạo tẻ bằng các loại gạo Organic như gạo lứt đen, lứt đỏ, lứt huyết rồng hoặc hạt dinh dưỡng như quinoa, yến mạch…để thay đổi khẩu vị.
Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm nhạy cảm, đặc biệt là với mẹ đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Do vậy, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và thực đơn hàng ngày, mẹ ăn đủ, ăn đúng loại thực phẩm và quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên bổ sung nhiều rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào, rau củ quả hỗ trợ “đánh bay” chứng tiểu đường cho mẹ.
Mách nhỏ mẹ nè, trước khi chế biến các loại rau củ hay hoa quả thành những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, mẹ nhớ thật kỹ và cẩn thận trong khâu sơ chế và rửa sạch nhé.
Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy với chiết xuất từ nguồn gốc thực vật (chủ yếu từ ngô và rượu dừa) giúp mẹ rửa sạch rau củ siêu tiện luôn lại làm sạch sâu, khử khuẩn cực tốt nữa. Mẹ chẳng cần lích kích ngâm rửa nước muối nhiều lần hay sục ozon nữa rồi. Đặc biệt, sản phẩm có thể dùng để rửa dụng cụ nấu ăn, dao, thìa, bát, đĩa hay mẹ dùng để rửa bình sữa, dụng cụ ăn dặm cho bé sau này, nhiều công dụng lắm ạ.
Tin HOT cho mẹ đây, Mamamy hiện đang có deal mua 2 tặng 1 nữa nè, mẹ ghé ngay để tậu về tích trữ dùng dần, siêu hời luôn!
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã biết cách xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối rồi. Mẹ nhớ “nằm lòng” 4 nhóm thực phẩm và 4 “nguyên tắc vàng” để xây dựng thực đơn chuẩn khoa học, tốt cho cả mẹ bầu và bé cưng nhé. Ngoài ra, mẹ đừng quên lưu lại 5 công thức biến tấu món ăn ngon và lạ miệng, giúp đánh bay chứng tuổi đường thai kỳ hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận bên dưới để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
Bước sang tháng tuổi thứ 6, bé cưng đã sẵn sàng đón nhận nguồn dinh dưỡng mới. Thời điểm này, phản xạ đón nhận, nhai và nuốt ở con dần hình thành và phát triển tốt hơn. Mẹ ưu tiên lựa chọn thực phẩm an toàn, ít dị ứng, dễ tiêu hóa, lành mạnh và bổ dưỡng, đặc biệt là thực phẩm Organic để bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Góc của mẹ gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic trong bài viết sau đây, lưu lại ngay mẹ nhé!
1. 3 lợi ích của thực đơn organic với bé 6 tháng tuổi
Mẹ chọn mua thực phẩm hữu cơ để đảm bảo an toàn cho bé bởi những loại thực phẩm này không có thuốc trừ sâu, không lo ngại về biến đổi gen, phù hợp xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic.
Trong thời gian ăn dặm, bé sẽ được tiếp xúc với một thế giới hương vị hoàn toàn mới mẻ. Mẹ nên chọn trái cây và rau củ hữu cơ giúp bé yêu cảm nhận được trọn vị ngon ngọt thuần tự nhiên, giúp con măm măm ngon miệng hơn.
Theo đó, Góc của mẹ chia sẻ đến mẹ 3 lợi ích của thực đơn ăn dặm chuẩn Organic cho bé 6 tháng tuổi ngay dưới đây.
1- Phù hợp với hệ tiêu hóa của bé còn non nớt
Tháng thứ 6 là “thời điểm vàng” cho bé ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa và dạ dày của bé còn non nớt và nhạy cảm. Do vậy, mẹ nên tập trung chọn cho bé thực đơn chuẩn Organic thay vì thực đơn thông thường. Bởi nguồn thực vật chuẩn hữu cơ đáp ứng tiêu chí thực phẩm thuần, sạch và hoàn toàn tự nhiên. Do đó, chúng thân thiện với hệ tiêu hóa của bé yêu, giúp bé dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
2- Thực đơn ăn dặm chuẩn organic có hàm lượng dinh dưỡng cao
Rau củ, trái cây trồng theo phương pháp hữu cơ có nồng độ chất chống oxy hóa và vitamin cao hơn. Cụ thể, một số thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng, thực phẩm Organic có hàm lượng vitamin C, sắt kẽm hay chất chống oxy hóa vượt trội đến 69% so với thực phẩm nuôi trồng theo phương pháp thông thường.
Chất chống oxy hóa đóng vai trò như một chất bảo quản tự nhiên giúp thực phẩm tươi lâu, giữ nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng từ khi thu hoạch đến khi lên bàn ăn của bé. Ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic giúp bé dễ dàng hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt, bảo vệ đề kháng và tăng cường miễn dịch tự nhiên.
3- Nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho con
Trái cây và rau củ quả, thịt, trứng, sữa…hay thực phẩm hữu cơ nói chung được nuôi trồng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các nhóm thực phẩm này nói không với hương liệu hoặc chất làm ngọt nhân tạo hay bất kỳ thành phần biến đổi gen (GM) nào.
Để rau củ quả được phân loại là hữu cơ, chúng cần phải được trồng thông qua các phương pháp canh tác thuần tự nhiên, không sử dụng chất hóa học. Với thịt hữu cơ, điều kiện sinh sống và nguồn thức ăn của động vật được chú trọng nhiều hơn. Thuốc kháng sinh không được thêm vào thức ăn chăn nuôi, vì vậy hạn chế dư lượng kháng sinh thừa gây hại cho sức khỏe của bé yêu.
Như vậy, thực phẩm chuẩn Organic là món quà từ thiên nhiên với nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ yên tâm lựa chọn nhé.
2. Hướng dẫn mẹ nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic
Với mong muốn đồng hành cùng mẹ trong hành trình cho bé ăn dặm theo phương pháp tự nhiên, khai thác nguồn dưỡng chất thuần khiết nhất. Gợi ý cách nấu thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng chuẩn Organic với những món ăn lành mạnh và bổ dưỡng cho bé cưng ngay dưới đây mẹ ơi!.
2.1. Bí đỏ nghiền sữa giúp con phát triển trí não
Bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là beta-carotene, một loại carotenoid giúp cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có hàm lượng acid glutamic cao, giúp bé phát triển trí não toàn diện, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não.
Với hương vị ngọt ngào từ nguồn dinh dưỡng tự nhiên của bí ngô, món bí đỏ nghiền sữa mềm mịn, thiên vị ngọt sẽ giúp bé học ăn dặm dễ dàng hơn. Mẹ học cách chế biển đơn giản với công thức dưới đây nhé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Bí đỏ Organic: 50g
Sữa công thức ( hoặc sữa mẹ): 1-2 thìa nhỏ
Dầu ăn: 1/2 thìa nhỏ
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Bí đỏ mua về mẹ gọt sạch vỏ, nạo phần ruột bí để loại bỏ hạt và xơ dây, mẹ rửa với nước và cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2 cm.
Bước 2: Tiếp đến, mẹ bắc nồi lên bếp, cho vào 400 – 500ml nước và cho bí đỏ vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy nhẹ nhàng theo một chiều để tránh bí bị xém đáy nồi, miếng bí nguyên vẹn không bị nát nhé.
Bước 3: Khi bí đỏ chín mềm, mẹ để cho nguội bớt rồi dùng muỗng nhỏ hoặc dụng cụ nghiền khoai tây để nghiền nhuyễn, càng mịn sánh càng ngon đó ạ.
Bước 4: Cuối cùng, mẹ cho phần sữa và bí nghiền đã chuẩn bị vào nồi, nấu thêm khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp, thêm dầu ăn dặm và nhẹ nhàng khuấy đều cho hỗn hợp thật sánh. Vậy là hoàn thành món ăn dặm mềm thơm, ngọt ngậy rồi đó ạ, mẹ cho bé măm măm ngay nhé.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ chọn mua bí đỏ chuẩn Organic để đảm bảo nguồn dinh dưỡng thuần tự nhiên, giúp bé yêu ăn dặm ngon miệng và an toàn hơn.
Thường những quả bí đỏ ngon và sạch có dáng quả tròn đều, được cắt khía tự nhiên, nặng từ 2 – 3kg, mẹ cầm thấy chắc và nặng tay. Bí ngon, đạt độ bánh tẻ thường có vỏ cứng, khi nấu chín ruột mềm dẻo, ngọt ngậy và thơm nức luôn đó ạ. Nếu mẹ chọn mua những miếng bí đã được cắt sẵn, hay mua những miếng bí mới, còn tươi, ruột có màu vàng cam, đặc ruột, ít xơ dây và hạt mẹ nhé.
Bí rất dễ chín, nên canh thời gian nấu chín tới, đủ mềm chứ không quá nát, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Ngoài ra, mẹ nên sử dụng thêm một trong 8 loại dầu ăn dặm cho bé phát triển toàn diện – mẹ yên tâm, mỗi lần một lượng nhỏ để an toàn cho bé, tránh gây dư thừa chất béo xấu.
2.2. Bơ trộn sữa dành cho bé nhẹ cân – sụt cân
Với hơn 20 loại vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5, B6, C, E, K, folate, kali, sắt, magie…, ăn bơ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru, hạn chế triệu chứng táo bón thường gặp trong giai đoạn bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm.
Chưa hết, trong trái bơ có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa dồi dào, đây là chất béo lành mạnh giúp giảm cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và béo phì. Do đó, mẹ yên tâm làm món bơ trộn sữa dành cho bé 6 tháng nhẹ cân để con tăng cân đều mà không lo béo phì nhé.
1- Chuẩn bị nguyên liệu
Bơ Organic chín: 1/4 quả
Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 50ml
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Bơ mua về mẹ lột vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi mang nghiền mịn bằng rây để khi bé ăn không có cảm giác lợn cợn.
Bước 2: Sau đó, mẹ mang bơ trộn đều cùng sữa. Đánh đều đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn là cho bé ăn ngay được rồi.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Có rất nhiều giống bơ khác nhau, mẹ nên chọn giống bơ tự nhiên, được trồng và chăm sóc theo quy chuẩn hữu cơ như bơ 034, bơ booth, bơ Năm Lóng, bơ sáp dẻo… có gắn nhãn Organic.
Những quả bơ ngon thường chín tự nhiên, không ủ ép, vỏ xanh và căng bóng, có vân hạt nhỏ, bên trong phần cơm vàng ruộm, dẻo mịn, ít xơ dây, hạt đã róc vỏ. Mẹ không chọn những quả bơ còn xanh, chín ép hoặc hạt còn non, cơm bị sượng, nhiều xơ dây nhé.
2.3. Bột gạo nấu súp lơ xanh đánh bay chứng táo bón
Súp lơ xanh có hàm lượng chất xơ dồi dào, ngoài ra còn chứa rất nhiều canxi, sắt và vitamin C…giúp bé tăng cường sức đề kháng. Để đổi vị cho bé, mẹ thử nấu bột gạo với súp lơ xanh thanh ngọt, mát mát giúp đánh bay chứng táo bón nhé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Súp lơ xanh Organic: 60g
Bột gạo: 3-4 muỗng nhỏ
Nước ấm: 170ml
Dầu ăn dặm: 1/2 muỗng cà phê
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Mẹ mua súp lơ về nhớ cắt cắt bỏ phần hoa bị dập, úa vàng và rửa sạch với nước. Sau đó tách nhỏ phần hoa lơ thành từng miếng khoảng 2 – 3cm, khi nấu sẽ nhanh chín hơn đó ạ.
Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp, cho thêm 300ml nước và đun sôi, tiếp đến mẹ cho toàn bộ phần súp lơ vào vào nấu khoảng 5 phút đến khi chín tới, hoa lơ vẫn còn giữ nguyên độ xanh và giòn.
Bước 3: Khi súp lơ nguột bớt rồi, mẹ xay nhuyễn súp lơ bằng máy xay sinh tố trong khoảng 30 giây.
Bước 3: Mẹ hòa tan bột gạo cùng nước ấm. Khi hỗn hợp đã tan và hơi sánh, mẹ thêm súp lơ xay vào và nhẹ nhàng trộn đều.
Bước 4: Ở bước này, mẹ cho hỗn hợp vào nồi nhỏ rồi bật bếp, tiếp tục khuấy nhẹ khoảng 3 phút đến khi bột gạo sôi lăn tăn, sánh sệt và mịn quánh lại là được. Cuối cùng, mẹ thêm 1/2 muỗng cà phê dầu ăn dặm vào, tắt bếp là cho bé măm măm được rồi.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Súp lơ hay bông cải xanh được trồng chuẩn Organic thường có mùa vụ thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm đó mẹ. Súp lơ trái mùa nếu không có các nhãn mác chứng nhận đạt chuẩn thường là loại được phun nhiều thuốc trừ sâu, chất kích thích, không nên mua mẹ nhé.
Khi chọn mua lơ xanh, mẹ chọn những bông lơ có dáng tròn đều, khoảng cách các nhánh nhỏ, bề mặt khít chặt, có màu xanh đậm, đều và không loang lổ. Mẹ quan sát thấy phần lá của súp lơ còn tươi, cọng non, có màu xanh nhạt, khi cầm thấy chắc tay, bông nơ cúp, không nở bung là lơ ngon, giòn và chất lượng mẹ nhé.
Bé 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm, khả năng nhai nuốt còn yếu, khi chế biến, mẹ rây hỗn hợp bột gạo 1 – 2 lần để đảm bảo sánh mịn mượt, tránh bé bị hóc hoặc nôn ói khi ăn.
2.4. Cháo trắng hạt sen nghiền cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hạt sen chứa nhiều canxi, giàu protein tốt cho sự phát triển xương và răng của bé sơ sinh. Trong hạt sen không chứa gluten, vì vậy chúng trở thành một trong những thực phẩm an toàn nhất để ăn dặm, ít gây dị ứng. Đặc biệt, với hàm lượng chất xơ dồi dào, ăn dặm với hạt sen giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.
Mẹ nấu cháo trắng xay nhuyễn cùng hạt sen nghiền còn giúp bé dễ ngủ hơn, không giật mình và tỉnh giấc nhiều lần bởi trong hạt sen có glucozit giúp an thần, ngủ ngon đó ạ.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Hạt sen Organic: 35g
Cháo gạo tẻ: 3 – 4 thìa nhỏ
Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 1 thìa cà phê
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Hạt sen mua về mẹ nhặt bỏ phần tâm sen, loại bỏ những hạt bị lép hỏng, dập nát rồi rửa sạch với nước muối loãng để sen bớt bị he, đắng. Sau đó, mẹ xả lại với nước sạch, để thật ráo.
Bước 2: Tiếp đến, mẹ vo sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 1 – 2 tiếng để gạo nở đều. Cách làm này sẽ giúp cháo khi nấu đạt độ sánh dẻo, nhanh chín, nhừ và mềm hơn, bé măm măm ngon miệng đó ạ.
Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm vào khoảng 300 – 500ml nước và cho hạt sen và gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và thường xuyên hớt bọt để cháo trong và mịn sánh hơn.
Bước 4: Khi cháo đã chín, mẹ tắt bếp rồi mang đi xay nhuyễn hoặc rây lại 1 – 2 lần cho thật mịn, nhuyễn rồi đổ ra bát và cho bé măm ngay thôi ạ!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ nên chọn mua hạt sen ngay khi vừa được thu hoạch, lúc này hạt vẫn còn trong đài đảm bảo độ tươi, mẹ biết rõ chất lượng của hạt, chẳng lo bị trộn hạt lép, hỏng hay không đảm bảo độ sạch, ngon nè. Ngoài ra, mẹ quan sát thấy phần hạt sen đã đủ độ bánh tẻ sẽ có màu trắng ngà hoặc ngả vàng mỡ, lớp vỏ ngoài căng tròn, hạt mẩy không lép, có mùi thơm nhẹ, khi nấu vừa bùi béo lại bở tơi, không lo bị sượng. Nếu hạt sen bị thâm, hạt nhỏ mỏng, lép hoặc sứt sẹo, có mũi hơi ngái, nổi vẩn mốc thì mẹ tuyệt đối không nên chọn nha.
Để nấu cháo rây cho bé được sánh mịn, dẻo mềm dễ ăn hơn, mẹ ưu tiên sử dụng gạo tấm nhé. Ngoài ra, khi mới tập ăn hãy nấu cháo loãng một chút (tỷ lệ gạo và nước là 1:2), cách nấu này giúp cháo mềm sánh, mịn như bột đó ạ. Mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi hoặc kết hợp các loại gạo organic như gạo lứt đỏ, lứt huyết rồng, gạo nếp, gạo xát rối…để bé có khấu vị tốt hơn.
2.5. Cháo khoai tây thịt bò giúp bé tăng cường hệ miễn dịch
Thịt bò là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Mỗi 100g thịt bò có đến 28g Protein, 280 kCal năng lượng và các vitamin cần thiết cho bé như B6, B12… giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn diện. Trong khi đó, khoai tây có hàm lượng tinh bột khoáng, chất chống oxy hóa catechin và chất xơ dồi dào giúp bé hấp thụ tốt hơn, dễ dàng tiêu hóa.
Sự kết hợp giữa thịt bò mềm ngọt và khoai tây béo bùi sẽ mang đến vị giác mới lạ cho bé. Mẹ thử trổ tài nấu món ăn dặm nay ngay nhé, bé sẽ mê tít cho xem.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt bò Organic: 50g
Khoai tây Organic: 30g
Gạo tẻ: 40g
Dầu ăn dặm sơ sinh: 1/2 thìa cà phê
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Mẹ mua thịt thăn bò tươi về và rửa sạch với nước, thái thành từng miếng nhỏ rồi băm thật nhuyễn mịn để con ăn không bị hóc.
Bước 2: Khoai tây mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch với nước muối loãng rồi xả lại với nước. Sau đó cắt khoai thành từng miếng nhỏ khoảng 2cm, đem hấp chín mềm rồi mới nghiền nhuyễn mẹ nhé.
Bước 3: Tiếp đến, mẹ vo sạch gạo, thêm khoảng 250ml nước để nấu cháo. Khi cháo bắt đầu sôi, mẹ cho thêm thịt bò băm và khoai tây nghiền nào khuấy đều và nhớ thường xuyên hớt bọt để cháo trong và mịn sánh hơn.
Bước 4: Cháo sau khi nấu chín mang đi rây lại 1 – 2 lần cho thật nhuyễn mịn. Cuối cùng mẹ trộn thêm dầu ăn dặm vào, quậy đều là có bé có thể măm măm được rồi.
3- Mẹo nhỏ cho mẹ
Mách nhỏ cho mẹ, để cháo thịt bò khoai tây được mềm và thơm ngon, mẹ phải thật kỹ trong khâu chọn nguyên liệu đấy ạ.
Nên chọn phần thịt bò tươi Organic, phần thịt thăn, thái ngang thớ để khi chín thịt sẽ mềm, dễ ăn dặm hơn. Những miếng bò có màu đỏ tươi xen lẫn những đường gân mỡ trắng nhạt, thịt săn nhưng mềm, khi chạm vào có độ đàn hồi nhất định. Mẹ lưu ý không chọn những miếng thịt có màu nhợt nhạt, nhiều mỡ, bạc nhạc hay có mùi hôi khó chịu nhé.
2.6. Súp khoai lang cải thiện tâm trạng bé yêu
Trong khoai lang có chứa hàm lượng axit gamma-aminobutyric (GABA) dồi dào, đảm bảo duy trì hoạt động của não bộ, giảm ức chế thần kinh hiệu quả. Nhờ vậy mà tâm trạng bé được cải thiện rõ rệt, bé ít cáu kỉnh, ăn ngon và ngoan ngoãn hơn. Mẹ thử trổ tài nấu món súp khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng nào!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai lang: 200g
Cà rốt: 30g
Bông cải xanh: 30g
Nước: 150ml
Sữa công thức/ sữa mẹ: 100ml
Dầu ăn dặm sơ sinh: 1/2 thìa cà phê
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Khoai lang mua về mẹ rửa với nước để loại bỏ tạp chất, bùn đất và cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2 cm. Bông cải xanh mẹ nhặt bỏ lá úa, vàng và rửa sạch, sau đó tách thành từng bẹ nhỏ.
Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ cà rốt, rửa lại với nước và cắt thành từng khoanh nhỏ khoảng 1 – 2cm.
Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300ml nước và cho bông cải xanh, cà rốt và khoai lang vào nấu đến khi chín nhừ.
Bước 4: Đợi rau củ nguội bớt, cho vào xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố mẹ nhé.
Bước 5: Ở bước này, mẹ trộn phần rau củ đã xay với sữa và nước đã chuẩn bị để tạo thành một hỗn hợp có độ sánh. Sau đó, mẹ nấu súp thêm khoảng 5 phút, thêm dầu ăn dặm rồi tắt bếp, đổ ra bát và cho bé măm măm ngay nào!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ bỏ túi ngay cách chọn khoai lang tươi ngon, giúp phát huy tác dụng tốt nhất, bé măm măm ngon miệng nè.
Mẹ nên chọn mua những củ khoai có bề mặt lạnh lặn và không sứt sẹo, củ tròn đều hoặc hơi thuôn dài, khi cầm thấy có độ chắc và nặng tay. Khi bấm vào khoai mẹ thấy có độ mọng nước, ít xơ tức là khoai ngon, bở và nhiều bột.
Mẹ không nên chọn khoai lang già, khi bấm nhẹ thấy hơi dai và có nhiều xơ. Phần thân thường có nhiều hõm, khúc khuỷu, mẹ quan sát thấy có nhiều chấm đen hoặc xanh trên bề mặt là khoai để lâu, có thể bị hà và đắng. Khoai lang hỏng thường có vị chát nhẹ và nhiều xơ, khi ăn cảm giác gắt nhẹ và hơi nghẹn ở cổ, ít ngọt.
2.7. Cháo cà rốt trứng gà giúp tăng cường thị lực cho con
Công thức cháo cà rốt với trứng mang đến món ăn dặm ngon miệng. Trứng cung cấp i-ốt, sắt, protein chất lượng, chất béo omega-3 và vitamin A, D, E và B12…giúp tăng cường sự tập trung, góp phần phát triển hệ xương tốt, củng cố hệ thống miễn dịch hiệu quả. Trong khi đó, cà rốt rất giàu beta-carotene. Beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể giúp mắt sáng, đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch.
Món cháo trứng gà cà rốt giúp bổ sung chất xơ tự nhiên giúp bé không bị táo bón. Mẹ tham khảo ngay công thức siêu đơn giản dưới đây nhé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Trứng gà ta Organic: 1 quả
Cà rốt: 50g
Nước lọc: 300ml
Gạo tẻ: 35g
Dầu ăn dặm sơ sinh: 1/2 thìa cà phê
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Cà rốt mua về mẹ cắt bỏ phần ngọn, phần bị dập nát rồi rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bùn đất. Sau đó, mẹ xả lại với nước sạch 1 – 2 lần, để ráo rồi cắt thành miếng nhỏ khoảng 2 cm.
Bước 2: Tiếp đến, mẹ ngâm gạo trong khoảng 30 phút để hạt gạo bở bung, khi nấu cháo nhanh nhừ và bé ăn dặm dễ dàng hơn.
Bước 3: Trứng gà mẹ tách vỏ, lấy riêng lòng đỏ vì bé 6 tháng chưa nên ăn lòng trắng trứng bởi lòng trắng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Bước 4: Ở bước này, mẹ bắc nồi lên bếp, thêm vào 350 ml nước và cho cà rốt và gạo vào nấu đến khi cháo nở bung, chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy nhẹ, đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong, mịn hơn.
Bước 5: Khi cháo chín tới, mẹ trộn lòng đỏ trứng vào cháo và nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp. Cuối cùng, mẹ thêm dầu ăn dặm vào rồi rây lại cháo thật mịn nhuyễn 1 – 2 lần và cho bé măm măm ngay nhé.
3- Mẹo nhỏ cho mẹ
Để súp thơm ngon và tròn vị, mẹ đừng quên chọn mua cà rốt và bông cải xanh thật tươi, chuẩn canh tác hữu cơ nhé. Mẹ chọn cà rốt có lớp vỏ mịn, có màu vàng cam sẫm, phần cuống và lá còn tươi, củ thuôn dài tự nhiên, không bị dập nát và có độ giòn mới. Cà rốt chuẩn Organic thường giữ nguyên lớp đất mỏng bám xung quanh vỏ để giúp bảo quản cà rốt tươi lâu hơn, mẹ không lo hóa chất đâu nè.
2.8. Súp đậu giúp trái tim con luôn khỏe mạnh
Đậu có giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé cưng. Trong đậu có chứa hàm lượng chất xơ cao. Thêm đậu vào chế độ ăn dặm trẻ có thể giúp giảm nguy cơ táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thêm vào đó, đậu còn cung cấp nguồn dưỡng chất đầy đủ cho bé yêu, bao gồm: sắt, magie, kali, canxi, folate, kẽm…giúp trái tim con luôn khỏe mạnh.
Mẹ vào bếp trổ tài làm món súp đậu siêu bổ dưỡng này cho bé măm măm nhé:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
Đậu gà Organic: 50g
Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 50ml
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
Bước 1: Mẹ rửa sạch đậu gà và ngâm trong vòng 1 tiếng để đậu nở đều. Bước này rất quan trọng đó ạ, bởi cách làm này sẽ giúp đậu mềm bở, bé ăn dặm dễ dàng hơn và rút ngắn thời gian chế biến.
Bước 2: Mẹ vớt đậu và nhặt bỏ hết phần vỏ, sau đó cho vào hấp khoảng 15 phút cho đến khi hạt đậu nở bung, bở tơi và chín mềm. Mẹ đợi đậu nguội bớt rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
Bước 2: Mẹ chuẩn bị một chiếc bát nhỏ, thêm sữa và đậu gà vào và khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp mịn, có độ sệt sánh vừa phải. Tiếp đó mẹ cho lên bếp nấu đến khi súp sôi lăn tăn, nổi bong bóng nhỏ là hoàn thành rồi ạ.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ có thể thay đổi linh hoạt giữa các loại đậu để đổi khẩu vị cho bé như đậu lăng đỏ, đậu đen, đậu nành…Mẹ ưu tiên chọn mua đậu được canh tác hữu cơ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chọn mua tại các địa chỉ cửa hàng nông sản sạch hay siêu thị lớn như Vinmart, CoopMart hay Go nhé.
Trong quá trình sơ chế đậu, mẹ nhớ ngâm trước khoảng 30 phút và loại bỏ lớp vỏ đậu để bé ăn ngon, súp sánh mịn, không bị dặm miệng hay đầy bụng, khó tiêu (bởi trong trong vỏ có chứa thành phần alpha-galactosidase) nhé.
3. 7 nguyên tắc mẹ nên “thuộc làu” khi cho bé ăn dặm chuẩn organic
Lên được thực đơn ăn dặm chuẩn organic cho bé 6 tháng rồi, mẹ chú ý thêm 7 nguyên tắc quan trọng dưới đây giúp bé ăn dặm chuẩn Organic an toàn và giàu dinh dưỡng hơn nhé.
1 – Vệ sinh tay và miệng bé thật sạch sẽ
Bé ăn dặm không thể tránh khỏi việc rơi vãi khắp nơi, dính lên tay, miệng và quần áo. Mẹ sắm cho bé một bộ ghế ăn dặm chuyên dụng, đeo yếm cổ để tránh dây lên quần áo. Ngoài ra nên chuẩn bị khăn ướt để giúp mẹ và bé lau miệng và tay, đảm bảo vệ sinh khi ăn dặm.
Gợi ý mẹ nên sử dụng khăn ướt Mammy, không chỉ lau sạch mà giúp mẹ chủ động ngừa hăm, kháng khuẩn cho bé nhờ chất kháng khuẩn Chlorhexidine Gluconate Solution được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) chỉ định dùng kháng khuẩn cho viêm nướu miệng, cực lành tính với làn da non nớt của bé cưng đó mẹ!
Đặc biệt, Mamamy đang có deal mua 2 tặng 1, mẹ ghé tậu về tích trữ dùng dần nhé, giá siêu hời đấy ạ.
2 – Cân đối và đảm bảo nhu cầu năng lượng của con
Bé sơ sinh 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng trung bình là 600kcal/ngày. Trong đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức được xem là bữa ăn chính của bé, chiếm khoảng 70% tổng năng lượng. Như vậy, mẹ nên cân đối các bữa ăn dặm với lượng calo chiếm khoảng 30% còn lại, tương đương với hơn 200Kcal thôi nhé.
Cụ thể, mẹ nên cho bé tập ăn dặm từ 1 – 2 bữa mỗi ngày kết hợp 3 – 4 cữ sữa mẹ hoặc sữa công thức, mỗi bữa ăn khoảng 30 – 60ml thôi nhé. Nếu mẹ thấy con háo hức và ăn dặm ngoan, mẹ có thể tăng dần theo nhu cầu của con lên 3 bữa ăn dặm mỗi ngày.
Mẹ lưu ý, khi lượng thức ăn dặm tăng dần, mẹ cho bé bú hoặc uống sữa công thức ít hơn ( giảm cữ ăn hoặc ml sữa) để đảm bảo cân đối dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu năng lượng của con nhé.
3 – Tôn trọng khẩu vị bé yêu
Ăn dặm là bước đầu tiên giúp bé cưng tập làm quen với hương và vị của các món ăn ngoài sữa mẹ. Mỗi bé từ khi sinh ra đã có thói quen, sở thích và cách học ăn cũng hoàn toàn khác nhau và chắc chắn mẹ là người hiểu rõ nhất. Để có thể giúp con yêu thích và hợp tác với phương pháp ăn dặm Organic, nguyên tắc quan trọng mà mẹ cần nhớ đó là hãy tôn trọng khẩu vị bé yêu.
Để giúp bé có nhiều trải nghiệm thú vị về hương vị của thực phẩm, mẹ chọn những món ăn có hương vị dễ ăn như bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt trước vì sẽ giúp con dễ làm quen món ăn, cảm nhận được mùi vị nguyên bản, chuẩn Organic của thực phẩm.
Đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn đa dạng các món ăn và nhóm thực phẩm khác nhau, chú ý quan sát xem con thích hay không thích món ăn, thức uống nào. Từ đó xây dựng lại thực đơn tập ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic với đầy các nhóm dưỡng chất như đạm, béo, đường, vitamin, chất béo, chất xơ…Đây sẽ là nền tảng tạo thói quen ăn uống tốt, bé không kén chọn, ăn đủ chất và giúp vị giác phát triển hoàn thiện hơn đó ạ.
4 – Tạo cho con cảm giác thoải mái
Bé 6 tháng tuổi bắt đầu làm quen với ăn dặm sẽ cảm thấy lạ lẫm. Mẹ tạo không khí thoải mái bằng cách dỗ dành, luôn dành lời khen ngợi, cổ vũ động viên và thường xuyên thay đổi thực đơn với nhiều hương vị để giúp bé ăn ngon miệng, cảm thấy thú vị hơn mẹ nhé.
5 – Mẹ tin dùng thực phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng
Nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm là yếu tố quan trọng giúp mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic đó ạ.
Theo đó, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm đạt chứng nhận Organic nghiêm ngặt, uy tín trên thế giới như chứng nhận ECOVEG của Đức, Bio de Migros của Thụy Sĩ, EU ORGANIC BIO, USDA Organic của Mỹ hoặc chứng nhận JAS của chính phủ Nhật Bản. Ngoài ra, mẹ có thể chọn mua các thực phẩm được chứng nhận chuẩn Organic hoặc VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) để đảm bảo chất lượng tốt nhất nhé.
Nhóm thực phẩm này đảm bảo uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Từ đó, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic mang đến nguồn dưỡng chất thuần khiết, tự nhiên và tốt nhất cho bé cưng.
Gợi ý cho mẹ một số địa chỉ bán hàng uy tín và có xuất xứ rõ ràng, thường là các siêu thị lớn như Go, CoopMart, WinMart hoặc các cửa hàng chuyên bán thực phẩm, nông sản sạch…
6 – Không thúc ép con ăn dặm nhé mẹ ơi
6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để cho bé làm quen với ăn dặm, nhưng đôi khi bé vẫn chưa sẵn sàng. Một số dấu hiệu thể hiện sự “không hợp tác” ăn dặm của bé như thường hay khóc khi ăn, không thích nuốt, luôn tìm cách nhè thức ăn khỏi miệng…
Trong trường hợp này, mẹ nhớ từ tốn và phải thật kiên nhẫn, tránh hối thúc, ép hay quát nạt khiến bé hoảng, nảy sinh tâm lý sợ ăn dặm mẹ ơi. Thay vào đó mẹ tạo cảm giác thoải mái, cho bé ăn dặm theo sở thích, thường xuyên thay đổi các món ăn để con cảm thấy lạ miệng, có hứng thú với việc tập ăn dặm hơn. Ngoài ra, hãy cho bé ngồi ăn chung với bố mẹ, sắm thêm dụng cụ, bát, chén, nĩa đáng yêu, xinh xắn và phù hợp, từ đó giúp con cảm thấy vui vẻ, hợp tác ăn dặm hơn đó ạ.
7 – Hạn chế tối đa việc nêm nếm gia vị vào thức ăn của con
Bé 6 tháng tuổi, vị giác chưa phát triển hoàn thiện để cảm nhận rõ các vị chua, cay, mặn, ngọt hay đắng. Bên cạnh đó, gan và thận của bé chưa có khả năng để bài tiết được nhóm gia vị nêm nếm. Do vậy, mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng gia vị trong thực đơn ăn dặm của con.
Để bé ăn dặm ngon miệng mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mẹ lưu lại những gia vị cho bé ăn dặm để nêm nếm và sử dụng chuẩn khoa học nhé.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có ngay gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn Organic xịn sò rồi nhỉ? Đồng thời, mẹ cũng đừng quên “thuộc lòng” 7 nguyên tắc giúp bé ăn dặm chuẩn Organic để đảm bảo sức khỏe, tránh những tác hại xấu không mong muốn nhé. Nếu mẹ có bất cứ băn khoăn nào, đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới đây nhé. Góc của mẹ luôn đồng hành và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của mẹ trong hành trình cùng con khôn lớn!
Đặt tên là bước đầu tiên quan trọng nhất và ý nghĩa nhất mà mẹ chuẩn bị cho con mình. Khi mẹ lựa chọn tên Hạnh cho con, có lẽ cũng đã gửi gắm trong đó nhiều mong muốn về một cô gái trưởng thành nết na, có đức hạnh, có tương lai may mắn, thuận buồm xuôi gió. Mẹ muốn đặt biệt danh cho tên Hạnh thật hay và ý nghĩa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:
Mamamy sẽ sớm cập nhật tên nè sớm, mẹ tham khảo các tên liên quan dưới đây nha!
Tên
Giới tính
Ý nghĩa
Năm
Yêu thích
Slug
Bảo An
Nam, Nữ
Bảo có nghĩa là bảo vật, báu vật, là điều vô cùng quý giá. An có nghĩa là an lành, yên bình. Bảo An có thể hiểu con như bảo vật quý giá, mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình
Một cái tên ấm áp phải không bố mẹ. Chữ "Bình" là sự êm ấm, thư thái, còn "An" có nghĩa là an lành, yên bình. “Bình An” có thể hiểu là cha mẹ mong con có cuộc sống bình an, êm đềm, sẽ không gặp bất cứ sóng gió hay trắc trở nào đó.
Cái tên rất hay đúng không nhà mình. Đăng có nghĩa là ngọn đèn, An là yên định. Đăng An có nghĩa là ngọn đèn bình yên, mong con có cuộc sống yên bình, là người có năng lực mạnh mẽ, định hướng cho người khác đó
Cái tên nghe thật mạnh mẽ nhà mình nhỉ? Chữ "Duy" mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là từ chỉ sự thông minh, hiểu biết hoặc ước mong về một cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Còn "An" lại có nghĩa là an lành, bình yên, mong cho con có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ. Đặt tên con là Duy An để mong con có cuộc sống an bình, viên mãn.
"Gia" chỉ những điều tốt đẹp, phúc lành, đồng thời còn có nghĩa là gia đình, là mái nhà nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đặc biệt còn có nghĩa là sự đẹp đẽ, ưu tú, mang phẩm chất cao quý. "An" là bình an, may mắn, thư thái, an toàn. Gia An là "sự bình an của gia đình". Em bé Gia An sẽ là một sự may mắn, mai lại những điều tốt lành cho gia đình của mình và kể cả gia đình nhỏ sau này của chính con.
Tên Hạnh trong tiếng Việt có nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu sắc. Chỉ một chữ Hạnh nhưng chứa đựng bao tình cảm, bao gửi gắm, tin tưởng vào tương lai.
Hạnh là PHÚC LÀNH – là sự an nhiên, là những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc. Mẹ chọn tên Hạnh thường gửi gắm mong muốn con có cuộc sống bình an, được yêu quý, được giúp đỡ và gặp nhiều may mắn.
Hạnh là NẾT NA – là phẩm chất cao đẹp của người con gái. Bé mang tên Hạnh cũng là mang theo mong muốn con trở thành người tốt, biết lịch sự, biết lễ phép, biết cư xử và nhẹ nhàng, đằm thắm.
Hạnh là HY VỌNG – là sự tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp. Chọn con tên Hạnh, hẳn nhiên mẹ mong muốn con sẽ luôn sống tích cực, vui vẻ và hạnh phúc.
Mẹ đã chọn tên Hạnh nhưng chưa biết đặt biệt danh cho tên Hạnh sao cho thật hoàn hảo: vừa thân thương, vừa dễ nhớ lại đảm bảo được ý nghĩa? Cùng khám phá ngay những biệt danh hay cho tên Hạnh trong bài viết dưới đây nhé!
Bên cạnh việc lựa chọn cho con một cái tên thật đặc biệt, trang bị những kiến thức chăm sóc con cần thiết, mẹ còn đang tìm kiếm những sản phẩm chất lượng để chào đón con yêu trong điều kiện tốt nhất. Gợi ý mẹ set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy chỉ với 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!
2. Biệt danh cho tên Hạnh trong tiếng Việt
Mẹ có thể lựa chọn đặt biệt danh cho tên Hạnh theo sở thích của bé, sở thích của mẹ, theo đặc điểm tính cách, vóc dáng của con,… Hãy cùng tham khảo các gợi ý sau đây từ Góc của mẹ nhé!
2.1. Biệt danh cho tên Hạnh theo sở thích của bé
Đặt biệt danh theo các loại quả
1- Hạnh Bơ
2- Hạnh Dâu
3- Hạnh Táo
4- Hạnh Cam
5- Hạnh Bắp
6- Hạnh Mít
7- Hạnh Chanh
8- Hạnh Nấm
9- Hạnh Xoài
10- Hạnh Bí
11- Hạnh Dưa Hấu
12- Hạnh Chuối
13- Hạnh Lê
14- Hạnh Cherry
15- Hạnh Kiwi
Đặt biệt danh theo con vật
1- Hạnh Cua
2- Hạnh Sóc
3- Hạnh Tôm
4- Hạnh Sâu
5- Hạnh Gấu
6- Hạnh Cún
7- Hạnh Mèo
8- Hạnh Chip
9– Hạnh Rio
10- Hạnh Chuột
11- Hạnh Vịt
12- Hạnh Thỏ
13- Hạnh Vẹt
14- Hạnh Cá
15- Hạnh Nhím
Đặt biệt danh cho bé theo món ăn
1- Hạnh Phở
2- Hạnh Cơm
3- Hạnh Kẹo
4- Hạnh Pizza
5- Hạnh Bim Bim
6- Hạnh Bún
7- Hạnh Bánh
8- Hạnh Nem
9- Hạnh Cốm
10- Hạnh Kem
11- Hạnh Cháo
12- Hạnh Cookie
13- Hạnh Sushi
Đặt biệt danh cho bé theo các loại thức uống
1- Hạnh Lavie
2- Hạnh Coca
3- Hạnh Pepsi
4- Hạnh Cà Phê
5- Hạnh Siro
6- Hạnh Trà Sữa
7- Hạnh Yakult
2.2. Biệt danh cho tên Hạnh theo tính cách bé yêu
1- Hạnh Hiền Hòa
2- Hạnh Vui Vẻ
3- Hạnh Quậy
4- Hạnh Tít
5- Hạnh Hát Hay
6- Hạnh Chanh Chua
7- Hạnh Hóng Hớt
8- Hạnh Ngây Ngô
9- Hạnh Lông Bông
10- Hạnh Nhí Nhảnh
11- Hạnh Hoạt Bát
12- Hạnh Nhanh Nhẹn
13- Hạnh Hóm Hỉnh
14- Hạnh Vui Tính
15- Hạnh Bướng Bỉnh
2.3. Biệt danh cho tên Hạnh theo vóc dáng của bé
1- Hạnh Mây
2- Hạnh Bông
3- Hạnh Sữa
4- Hạnh Tuyết
5- Hạnh Bột
6- Hạnh Hạt Tiêu
7- Hạnh Hạt Mít
8- Hạnh Tí Teo
9- Hạnh Tí Nị
10- Hạnh Xíu
11- Hạnh Mũm
12- Hạnh Mĩm
13- Hạnh Hóm Hỉnh
14- Hạnh Ủn
15- Hạnh Phính
16- Hạnh Híp
17- Hạnh Bánh Bao
18- Hạnh Bé Bự
19- Hạnh Mỡ
20- Hạnh Tini
3. Biệt danh cho tên Hạnh trong tiếng Anh
3.1. Biệt danh tiếng Anh cho tên Hạnh theo ý nghĩa tên bé
Hạnh trong tiếng Việt có nhiều tầng ý nghĩa: Hạnh Phúc, Đức Hạnh, Phúc Lành, Hiền Dịu, Hy Vọng. Mẹ có thể đặt biệt danh cho tên Hạnh bằng tiếng Anh theo những ý nghĩa này nha, rất độc đáo đó ạ.
Biệt danh theo tên Hạnh với ý nghĩa Hạnh Phúc
1- Happy: hạnh phúc
2- Joy: Niềm vui
3- Alaia: Một tên hiếm, cổ điển có ý nghĩa vui vẻ và hạnh phúc
4- Bliss: vui vẻ và hạnh phúc tuyệt vời
5- Caia: Là tên của một nữ thần La Mã mang ý nghĩa vui mừng
6- Carol: khúc ca hạnh phúc
7- Gila: “niềm vui của Chúa”
8- Joyce: Một biến thể mới mẻ của vui vẻ và hạnh phúc, đây là tên gọi khá nổi tiếng trên toàn thế giới
9- Merry: Hạnh phúc, vui vẻ – cô bé có tên gọi dễ thương này hẳn sẽ hạnh phúc ở bất cứ đâu!
10- Yuki: những bông tuyết hạnh phúc
11- Leda: Một cái tên trong Thần thoại Hy Lạp có nghĩa là Hạnh Phúc
Biệt danh hay cho tên Hạnh với ý nghĩa Phúc lành
1- Blessing: mang nghĩa món quà thần thánh
2- Beatrix: có nghĩa người mang lại hạnh phúc
3- Gia: một món quà thanh nhã
4- Pelia: “phép màu”
5- Miriam: “một đứa trẻ được chúc phúc”
6- Sachi: phép màu hạnh phúc
7- Asher: những điều phước lành
8- Jesse: một món quà phước lành
9- Dory: món quà của chúa
10- Nima: một lời chúc phúc
Biệt danh cho người tên Hạnh mang ý nghĩa hiền dịu
1- Amita: hiền hòa, nhẹ nhàng, thấu hiểu
2- Aura: nhẹ nhàng, êm dịu nhưng vẫn năng động và lạc quan
3- Emmie: tinh tế, mềm mại và thân thiện
4- Guls: mang nghĩa mềm mại, tốt bụng và nhạy cảm
5- Hareer: ấm áp và chữa lành
6- Halimah: lịch sự, duyên dáng và có phẩm chất tốt
7- Gungun: mang nghĩa ấm áp và tình cảm
8- Gulrang rose: mềm mại như một cánh hoa và luôn đem đến điều tốt đẹp cho mọi người
9- Gulnar: tốt bụng và nhạy cảm
10- Delinda: lịch thiệp và ấm áp
11- Clemmy: dịu dàng, nhân hậu, mềm mại
Biệt danh cho người tên Hạnh mang ý nghĩa Hy vọng
1- Alising: một giấc mơ đầy hy vọng
2- Chloe: một chồi non xanh đầy hy vọng
3- Claire: một tương lai tươi sáng
4- Daisy: ánh mắt sáng rõ của ban ngày
5- Faith: niềm tin và hy vọng
6- Lucy: tia sáng
7- Violet: niềm tin vào vẻ đẹp của những loài hoa
8- Nina: hy vọng của tình yêu
9- Sian: món quà tuyệt vời của Chúa
10- Chiara: một cái tên đẹp mang nghĩa trong sáng
11- Natia: hy vọng
3.2. Biệt danh tiếng Anh cho tên Hạnh theo từ đồng âm
1- Hariet
2- Hazel
3- Hammah
4- Hanah
5- Hania
6- Hanin
7- Hanna
8- Hayley
9- Hanna
10- Hylary
11- Hilda
12- Helen
13- Helena
14- Hetty
15- Holly
3.3. Biệt danh tiếng Anh cho tên Hạnh theo người nổi tiếng
1- Holly: ngôi sao truyền hình thực tế Holly Frazier
2- Harley: ca sĩ nhạc pop nổi tiếng Hayley Williams
3- Hillary: phu nhân Tổng thống Mỹ Hillary Clinton
4- Halle: nữ diễn viên Halle Berry
5- Harriets: nhà văn, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Túp lều bác Tom” – Harriet Stowe
6- Hannah: diễn viên nổi tiếng Hannah Waddingham trong phim Game of Thrones
7- Hailee: diễn viên nổi tiếng Hailee Steinfield trong series Hawkeyes
8- Helena: nữ diễn viên Helena Bonham Carter trong Harry Potter
9- Halle: Halle Berry – nữ diễn viên gốc Phi đầu tiên giành giải Oscar
10- Hailey: người mẫu nổi tiếng Hailey Baldwin
11- Heidi: Heidi Klum – thiên thần nổi tiếng của Victoria Secret
12- Hayley: diễn viên người Anh Hayley Atwell
13- Helen: nữ diễn viên người Anh Helen McCrory
14- Holland: nữ diễn viên người Mỹ Holland Taylor
15- Hope: nữ cầu thủ nổi tiếng người Mỹ Hope Solo
16- Hattie: nữ diễn viên người Mỹ Hattie McDaniel
17- Hila: youtuber người Israel Hila Klein
18- Harriet: nhà văn người Mỹ Harriet Beecher Stowe
19- Holland: diễn viên người Mỹ Holland Roden
20- Halyna: đạo diễn nổi tiếng Halyna Hutchins
4. Lưu ý cho mẹ khi đặt biệt danh cho bé
Có rất nhiều cách thức, rất nhiều lựa chọn cho mẹ khi đặt biệt danh cho con. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý một số điều dưới đây để lựa chọn cho con biệt danh thật hay và ý nghĩa nhé:
Mẹ nên lựa chọn biệt danh có ý nghĩa hay, phù hợp với giới tính của con
Mẹ nên tránh những biệt danh nhạy cảm như: tên trùng với tiền nhân, những người lớn tuổi trong gia đình; biệt danh có ý nghĩa quá xấu hay quá cầu toàn; biệt danh quá khó nghe, khó gọi….
Khi lựa chọn biệt danh bằng tiếng nước ngoài, mẹ nên tìm hiểu kỹ về ý nghĩa, tránh trường hợp tiếng nước ngoài nghe thuận tai nhưng dịch sang tiếng Việt lại mang nghĩa tục tĩu, không hợp thuần phong mỹ tục.
Đã qua rồi thời kỳ “đặt tên xấu cho dễ nuôi”, mẹ hãy lựa chọn những biệt danh hay, ý nghĩa, đáng yêu để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của con về sau nhé!
Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn chưa lựa chọn được tên gọi hay biệt danh phù hợp, Góc của mẹ xin giới thiệu với mẹ công cụ đặt tên con với hàng nghìn gợi ý giúp mẹ đặt tên bé ý nghĩa nhất! Mẹ hãy click vào link và thử tìm hiểu nha!
Mong rằng bài viết cùng rất nhiều những gợi ý trên đây sẽ giúp mẹ chọn được một biệt danh cho tên Hạnh ưng ý nhất cho bé yêu. Góc của mẹ vẫn còn rất nhiều bài viết hữu ích về cách đặt tên và nuôi dạy con cái, mẹ đừng quên cập nhật mỗi ngày nhé!
Đến với Baby170, nhà mình sẽ tìm kiếm được đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho bé cưng. Shop luôn chú trọng vào chất lượng dịch vụ và sản phẩm để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đồng hành cùng mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu.
Baby170 cam kết tất cả mọi sản phẩm đều được bán với giá ưu đãi nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành của hành trình chăm sóc bé, chúng tôi luôn nỗ lực cải thiên chất lượng dịch vụ, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khi khách hàng cần. Nhờ vậy, Baby170 đã nhận được rất nhiều đánh giá 5 sao từ các khách hàng mua hàng tại shop
Nhà mình ghé ngay Baby170 tại 170 Yên Duyên ,Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội để sở hữu từ A đến Z các sản phẩm chăm sóc bé chất lượng nhất nhé!
Con cái là bảo vật quý giá của cha mẹ, cha mẹ nào cũng muốn dành cho bé yêu của mình những gì tốt nhất ngay từ những điều nhỏ nhặt. Ngay cả tên gọi để âu yếm gọi con cũng vậy. Vì thế mẹ luôn mong muốn tìm những gì vừa gần gũi vừa độc đáo lại ý nghĩa để yêu thương con cái. Nếu mẹ cũng đang muốn tìm một Biệt danh cho tên Thương thật hay và độc đáo như vậy thì mẹ cùng tham khảo bài viết này nhé.
Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:
1. Ý nghĩa tên Thương
Ý nghĩa của tên Thương có thể bắt đầu lý giải từ nguồn gốc của nó trong Hán Việt. Thương có ý nghĩa là thương yêu. Từ Thương thể hiện tình cảm, sự yêu thương quý mến với mọi người, tương thân tương ái, mong muốn hướng đến cuộc sống an nhàn, thanh thản, phúc lộc cát tường.
Thương còn là tên một loại vũ khí, mang ý nghĩa mạnh mẽ, kiên cường, mềm dẻo nhưng không hề yếu đuối. Với tên Thương, bậc cha mẹ nào cũng hy vọng con gái bảo bối của mình trở thành một người mạnh mẽ, độc lập, có thể tự chủ cuộc sống, tựa như hoa hồng có gai, mềm mại nhưng không yếu đuối, tự chủ nhưng không cô độc. Bé gái tên Thương mãi mãi là cô bé được gia đình và mọi người thương yêu.
2. 120+ biệt danh cho tên Thương trong Tiếng Việt
Tên Thương mang ý nghĩa tốt đẹp. Mẹ cùng xem có những cách nào để đặt biệt danh cho tên Thương trong tiếng Việt nhé!
2.1. Biệt danh cho tên Thương theo đặc điểm riêng của bé
Đặt biệt danh dựa theo hình dáng của bé
1- Thương lùn
2- Thương mập
3- Thương mũm mĩm
4- Bé mỡ
5- Bé bự
6- Cô nàng cá mắm
Đặt biệt danh dựa theo màu da của bé
1- Thương ngăm
2- Thương nâu
3- Thương tuyết
4- Thương mây
5- Thương kem
Đặt biệt danh dựa theo tính cách của bé
1- Tiểu khả ái
2- Thương nghiêm túc
3- Thương thông minh
4- Thương sinh động
5- Thương nhút nhát
Đặt biệt danh dựa theo mái tóc của bé
1- Tóc mây
2- Tóc tiên
3- Công chúa tóc dài
4- Thương xoăn
5- Thương gỗ mun
2.2. Biệt danh cho tên Thương theo các loại rau củ
1- Thương Bắp
2- Thương Đậu
3- Thương Khoai tây
4- Bé cà chua
5- Thương xà lách
6- Thương bi
7- Thương cà rốt
8- Thương Hà Lan
9- Thương bina
10- Bé củ cải
11- Thương cải xanh
12- Thương cải trắng
13- Thương cầu vồng
15- Thương nấm
16- Thương bok choy
17- Thương broccoli
18- Thương mướp
19- Thương rền
20- Thương rau muống
21- Bé hạt tiêu
2.3. Biệt danh cho tên Thương theo các loại hoa quả
1- Thương Kiwi
2- Thương Mít
3- Thương dưa chuột
4- Thương tầm bóp
5- Thương chôm chôm
6- Thương đào
7- Thương mía
8- Thương chuối
9- Thương táo
10- Thương lê
11- Thương quýt
12- Thương cam
13- Thương ổi
14- Thương cóc
15- Thương mận
16- Thương xoài
17- Thương mía
18- Thương sầu riêng
19- Thương Ackee
20- Thương óc chó
21- Thương việt quất
2.4. Biệt danh cho tên Thương theo các loại thức uống
1- Thương Sữa chua
2- Thương Cafe
3- Thương matcha đá xay
4- Thương cocktail
5- Thương vodka
6- Thương brandy
7- Thương mojito
8- Thương nước ép
9- Thương tequila
10- Thương rum
11- Thương Gin
12- Thương nước dừa
13- Thương Nước Cam
14- Thương Trà đào
15- Thương Trà xanh
16- Thương Chanh leo
17- Thương Sữa Đậu Nành
18- Thương Atiso
19- Thương Lassie
20- Thương Cookie cream
2.5. Biệt danh cho tên Thương theo các con vật
1- Thương Miu
2- Thương Ỉn
3- Thương Cóc
4- Thương Khỉ
5- Thương Cún
6- Thương Heo
7- Thương Nai
8- Thương Mun
9- Thương Mon
10- Thương Heo
11- Thương Tép
12- Thương Thỏ
13- Thương Sóc
14- Thương Nghé
14- Thương Nai
15- Thương Ủn
16- Thương Vẹt
17- Thương Ốc
18- Thương Sửu
19- Thương Nhím
20- Thương Chuột
2.6. Biệt danh cho tên Thương theo tác phẩm nghệ thuật yêu thích của mẹ
1- Thương Xuka: Nhân vật trong truyện Doremon
2- Thương Khuyết: Thương Lan Quyết
3- Thương Đậu nhỏ: Kịch bản phim đi đến nơi có gió
4- Thương Sakura: Nhân vật thuộc bộ truyện Naruto truyền kỳ
5- Hoa Lan Nhỏ: Thương Lan Quyết
6- Thương Lara: Nhân vật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago
7- Thương Esmeralda: Tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris
8- Thương Angelique: Nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên
9- Thương Irene: Nữ nhân vật Irene Forsyte trong bộ tiểu thuyết Forsyte Saga.
10- Thương O’Hara: Nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió
11- Thương Teresa: Tiểu thuyết Cô gái dòng họ d’ Urberville của Thomas Hardy.
12- Thương Elena: Công chúa Elena “Hélène” trong tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và Hòa bình của Leo Tolstoy.
13- Thương Meggie: Nữ nhân vật Meggie Cleary trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai.
14- Thương Feride: Nhân vật trong tác phẩm Сalikusu.
15- Thương Larin: Nhân vật trong tiểu thuyết thơ Eugene Onegin
16- Thương Mercedes: Nhân vật trong tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo
17- Thương Karla: Nhân vật trong tiểu thuyết Shantaram
18- Thương Carmen: Nhân vật trong vở kịch opera cùng tên.
19- Thương Christine: Người đẹp trong tiểu thuyết “Bóng ma trong nhà hát”
20- Thương Vân: Vừa có ý nghĩa là áng mây xinh đẹp vừa gợi nhớ đến nàng Thuý Vân
3. 80+ Biệt danh cho tên Thương trong tiếng anh độc đáo cho bé
3.1. Biệt danh ý nghĩa cho tên Thương bằng tiếng anh
1- Tanvi: Cô gái xinh đẹp và tử tế
2- Taahira: Thanh khiết, trong trắng
3- Talea: Một đời suôn sẻ, may mắn
4- Taalika: Líu lo như chim sơn ca
5- Taani: Người con gái có khả năng thuyết phục
6- Taara: Lấp lánh như sao trời
7- Taarini: Tên của nữ thần Durga – người giải phóng
8- Taasees: Một khởi đầu mới
9- Tabaan: Lộng lẫy, lấp lánh
10- Tabakee: Lính ngự lâm
11- Tabasim: Nụ cười tươi trên gương mặt
12-Tabasom: Hạnh phúc
13- Tabbatha: Xinh đẹp và duyên dáng
14- Tabea: Sức sống dồi dào mãnh liệt
15- Tabia: Cư xử lịch sự và tài năng
16- Tabinda: Một cô gái tỏa sáng
17- Tablita: Quý Phái
18- Tace: Trầm tĩnh
19- Tada: Trái tim
20- Tadeja: Quà tặng của chúa
3.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Thương theo từ đồng âm
1- Tiffany
2- Taylor
3- Teagan
4- Thea
5- Tatum
6- Tiana
7- Teresa
8- Thalia
9- Tinley
10- Taliyah
11- Tegan
12- Tabitha
13- Tamia
14- aryn
15- Temperance
16- Tallulah
17- Tyler
18- Tina
19- Teigan
20- Tamara
21- Tesla
22- Taliah
23- Taraji
24- Tilly
25- Theodora
3.3. Biệt danh tiếng anh cho tên Thương theo từ đồng nghĩa
Tên Thương luôn là cái tên hay mang nhiều ý nghĩa. Bé gái tên Thương vừa mang nghĩa thể hiện sự yêu thương trân trọng như viên ngọc quý của cha mẹ lại có ý nghĩa mong con là một người phụ nữ độc lập mạnh mẽ để dũng cảm đi qua mọi sóng gió. Và dù theo nghĩa nào đây vẫn là một cái tên đẹp. Mẹ cùng tìm hiểu xem biệt danh cho tên Thương theo 2 nghĩa này có thể có những cách đặt nào nhé!
Biệt danh tiếng anh có nghĩa “sự yêu thương” cho bé
1- Adore
2- Ahava
3- Amia
4- Cara
5- Femi
6- Mila
7- Suki
8- Ai
9- Liba
10- Esme
Biệt danh tiếng anh có nghĩa “mạnh mẽ” cho bé
1- Adira
2- Audrey
3- Brianna
4- Bridget
5- Carla
6- Jaiyana
7- Matilda
8- Valentina
9- Hancock
3.4. Biệt danh tiếng anh cho tên Thương theo tên người nổi tiếng
1- Taylor: Ca sĩ Taylor Swift
2- Tina: Ca sĩ Tina Turner người Mỹ
3- Tessa: Nhà làm phim Tessa Thompson
4- Tina Fey: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
5- Taraji P. Henson: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
6- Tom: Nam diễn viên Tom Holland
7- Tommy: Diễn viên Tommy
8- Tilda Swinton: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
9- Taylor Momsen: Ca sĩ Taylor Momsen
10- Tana: Một youtuber nổi tiếng
11- Teresa: Fashionista
12- Toni: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
13- Talulah Riley: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
14- Traci Lords: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
15- Téa Leoni: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
16- Taissa Farmiga: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
17- Thandie Newton: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
18- Tiffani Thiessen: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
19- Tanya Roberts: Người nổi tiếng thuộc lĩnh vực phim và điện ảnh
20- Tori Kelly: Nhà soạn nhạc
4. Những sai lầm khi đặt biệt danh cho bé mẹ nên tránh
Đặt biệt danh cho bé là một trong những hành động thể hiện sự yêu thương âu yếm của mẹ. Nhưng mẹ ơi, khi đặt biệt danh cho tên bé vẫn còn một số lưu ý mẹ nên tránh đó ạ. Một hành động thể hiện yêu thương đôi khi cũng cần lưu ý để trở nên ý nghĩa và phù hợp đúng không nào. Mẹ theo dõi các lưu ý sau nhé:
Biệt danh mẹ chọn hiện tại có thể mang nhiều hàm ý mẹ muốn gửi gắm, song mẹ nên tránh các biệt danh có ý nghĩa không hay, vì nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé sau này. Trong trường hợp, bé thực sự không thích biệt danh mẹ đặt, mẹ hãy thương lượng lại với bé yêu và chấp nhận không gọi bé bằng biệt danh bé không thích nữa nhé. Dù sao sự vui vẻ của con mới là điều mẹ quan tâm nhất đúng không nào.
Một số biệt danh bằng tiếng Anh đôi khi không thể hiện nhiều sự khiếm nhã mà còn rất hay và phong cách. Tuy nhiên do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá mà khi dịch sang tiếng việt lại mang ý nghĩa không phù hợp. Mẹ lưu ý cả vấn đề này mẹ nhé
Trong thời gian chuẩn bị chào đón bé yêu, ngoài việc kiếm tìm biệt danh độc đáo, thú vị cho con, mẹ đừng quên lựa chọn những sản phẩm chất lượng cho bé nhà mình nhé. Mẹ tham khảo set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy thử nha, có trọn hệ sản phẩm chăm sóc bé yêu an toàn luôn đó ạ. Hiện tại đang có ưu đãi khủng giảm tới 60%, vừa tốt cho bé, vừa tiết kiệm cho mẹ, mẹ ngại ngần chi mà thử nè!
Biệt danh là một trong những cách biểu đạt tình yêu của cha mẹ với các thiên thần nhỏ của mình. Hy vọng qua bài viết trên mẹ đã có thể tìm được biệt danh cho tên Thương ưng ý và phù hợp với bé yêu của mẹ. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ nhớ để lại comment để góc của mẹ giải đáp giúp mẹ nhé!
Biệt danh là tên gọi thân thương mà bố mẹ dành tặng cho con nhân ngày con chào đời. Đặt biệt danh theo tính cách của con sẽ là điểm nhấn, giúp bé trở nên nổi bật hơn. Góc của mẹ đã sưu tầm rất nhiều cách đặt biệt danh hay dựa theo tính cách, mẹ tham khảo để lựa chọn tên gọi hay nhất cho bé yêu nhé!
Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:
1. Vì sao nên đặt biệt danh theo tính cách cho bé mẹ nhỉ?
Tính cách là điểm độc đáo ở mỗi người, được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và hành động. Tính cách không trường tồn mãi mãi mà nó sẽ thay đổi theo thời gian, theo môi trường sống cũng như nhận thức của mọi người. Do đó, để bé yêu xây dựng và phát triển những tính cách tốt đẹp, mẹ hãy luôn đồng hành cùng bé nhé!
Chắc hẳn bố mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình sẽ có tính cách tốt phải không ạ? Bởi vậy mà nhiều phụ huynh đã “ưu ái” lựa chọn những biệt danh theo tính cách tốt đẹp cho con, với hy vọng con yêu của mình sẽ trở thành người tuyệt vời như tên gọi của con vậy.
Mẹ thấy đó, biệt danh là cả một bầu trời hy vọng, những niềm mong mỏi gửi gắm vào con yêu, mong con trở thành người tốt và làm nên nhiều điều có giá trị cho đời. Nếu mẹ chưa lựa được biệt danh theo tính cách nào phù hợp nhất với bé thì đừng lo lắng quá nhé. Góc của mẹ sẽ bật mí cho mẹ những cách đặt biệt danh siêu chất, mẹ theo dõi nha!
2. 100+ biệt danh theo tính cách cho bé dựa vào tháng sinh
Tháng sinh và tính cách của bé liệu có mối liên quan nào không mẹ nhỉ? Có đó mẹ ơi! Không chỉ vậy, dựa vào tháng sinh để đặt biệt danh theo tính cách cho bé còn là ý tưởng vô cùng sáng tạo và độc đáo đó ạ. Mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết nha, chắc chắn sẽ giúp mẹ lựa chọn được những biệt danh cực chất cho bé yêu.
2.1. Bé sinh tháng 1
Bé sinh vào tháng 1 thường có tính cách khá cứng rắn, nghiêm túc và trầm tĩnh một xíu. Nhìn qua có vẻ bé sẽ hơi lạnh lùng, ít khi biểu lộ tình cảm nhưng thực chất bé lại rất ấm áp đó ạ. Nếu bé yêu của mẹ sinh tháng 1, mẹ tham khảo những biệt danh sau nha.
Ví dụ: Bé là con gái, tên Hân: Một số biệt danh cho mẹ tham khảo nè:
1- Hân tiểu thư
2- Hân lạnh lùng
3- Hân điềm tĩnh
4- Hân ấm áp
5- Hân chăm chỉ
Nếu bé yêu là con trai, tên Bình, mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau nhé:
1- Bình cool
2- Bình nghiêm
3- Bình lạnh lùng
4- Bình trầm tĩnh
2.2. Bé sinh tháng 2
Bé của mẹ sẽ có tâm hồn khá bay bổng và yêu thích tự do. Bé luôn muốn làm những điều bé thích và rất nhanh nhẹn, tháo vát trong mọi việc.
Nếu là con gái thì biệt danh cho bé yêu thế nào để thật hay mẹ nhỉ? Nếu bé tên An, mẹ tham khảo một vài biệt danh sau đây nhé:
1- An nhanh nhẹn
2- An lanh lợi
3- An bay bổng
4- An thơ
Nếu bé là con trai và tên Nam:
1- Nam thi sĩ
2- Nam lanh lẹ
3- Nam cụ non
Mẹ áp dụng cách đặt biệt danh siêu đơn giản cho bé yêu của mẹ ngay nhé!
2.3. Bé sinh tháng 3
Bé của mẹ khá mơ mộng đó mẹ ạ! Bé sinh vào tháng 3 có tính cách quyến rũ và thu hút người khác nhưng đôi khi bé quá vội vàng trong mọi việc nên dễ mắc sai lầm. Tính cách này cũng không quá khó để khắc phục đâu ạ. Mẹ có thể dạy bé học cách bình tĩnh trước mọi việc, chắc chắn sẽ tốt cho bé lắm đó ạ. Nếu bé yêu của mẹ sinh vào tháng 3, mẹ tham khảo một vài biệt danh sau đây nha:
Bé là con gái, tên Thư, những biệt danh hay mẹ có thể đặt như:
1- Thư mơ mộng
2- Thư quyến rũ
3- Thư lanh chanh
Nếu bé là con trai, tên Phúc, mẹ có thể đặt những biệt danh sau:
1- Phúc cool ngầu
2- Phúc vội vàng
3- Phúc lông bông
2.4. Bé sinh tháng 4
Bé sinh tháng 4 có tính cách năng động, thân thiện nên rất được mọi người yêu mến. Tuy nhiên, bé thường có những quyết định rất vội vàng và dễ nuối tiếc vì những quyết định đó. Mẹ đã có biệt danh nào hay để đặt cho bé yêu chưa? Nếu chưa, Góc của mẹ gợi ý cho mẹ một vài biệt danh sau đây nha:
Nếu bé là con gái và tên Mai, mẹ tham khảo những biệt danh sau đây nhé:
1- Mai hóm hỉnh
2- Mai hoạt bát
3- Mai hí hửng
Nếu bé là con trai và tên Quang, mẹ tham khảo những biệt danh sau đây nhé:
1- Quang năng nổ
2- Quang hài hước
3- Quang tồ tẹt
2.5. Bé sinh tháng 5
Bé có tính cách cứng đầu, một khi đã quyết làm gì là làm đến cùng, mặc kệ ai nói gì. Nhưng bé có trái tim ấm áp lắm đó ạ, bé luôn nghĩ đến gia đình khi đưa ra những quyết định quan trọng. Mẹ tham khảo cách đặt biệt danh cho bé dưới đây nhé:
Nếu bé là con gái, tên Ngọc, mẹ thử đặt những biệt danh sau đây nhé:
1- Ngọc bướng bỉnh
2- Ngọc lí lắc
3- Ngọc chanh chua
Nếu bé là con trai, tên Giang, mẹ tham khảo những biệt danh sau đây nhé:
1- Giang hãi hùng
2- Giang dũng
3- Giang hầm hố
2.6. Bé sinh tháng 6
Bé của mẹ năng động, hoạt bát nhưng đôi khi hơi bướng bỉnh và không nghe lời. Nhưng mẹ đừng lo lắng nhé, hãy nhẹ nhàng với bé, bé sẽ như con mèo nhỏ và xù lông ngay thôi ạ. Mẹ đã có biệt danh nào hay để đặt cho bé chưa? Nếu bé là con gái, tên Lan, mẹ tham khảo những biệt danh sau đây nhé!
1- Lan mít ướt
2- Lan chảnh
3- Lan lanh lợi
Nếu bé là con trai, tên Đức, mẹ tham khảo biệt danh theo tính cách sau đây nha:
1- Đức hoạt bát
2- Đức hùng rơm
3- Đức đầu gấu
2.7. Bé sinh tháng 7
Bé có tính cách tích cực, luôn biết cách làm không khí xung quanh mình trở nên vui vẻ hơn. Do đó, mọi người đều rất yêu mến và rất hào hứng khi có sự xuất hiện của bé. Dưới đây là một vài cách đặt biệt danh hay cho bé yêu sinh vào tháng 7, mẹ tham khảo nha!
Nếu bé là con gái, tên Tâm, những biệt danh mà mẹ có thể đặt cho bé như:
1- Tâm dịu dàng
2- Tâm nhu mì
3- Tâm duyên dáng
Nếu bé là con trai, tên Nguyên, mẹ tham khảo biệt danh sau đây nhé:
1- Nguyên lông bông
2- Nguyên loai choai
3- Nguyên phóng khoáng
2.8. Bé sinh tháng 8
Bé có tính cách mạnh mẽ và rất khéo léo, bé luôn biết cách quan tâm đến người khác nên sẽ nhận được sự yêu mến từ mọi người xung quanh. Mẹ tham khảo cách đặt biệt danh cho bé sinh vào tháng 8 dưới đây nhé:
Ví dụ: Bé là con gái, tên An:
1- An mạnh mẽ
2- An ngọt ngào
3- An đáng yêu
Nếu bé là con trai, tên Mạnh, mẹ tham khảo những biệt danh sau đây nha:
1- Mạnh mạnh mẽ
2- Mạnh ấm áp
3- Mạnh khỏe khoắn
2.9. Bé sinh tháng 9
Bé có tính cách khá điềm tĩnh, bé sẽ không nói quá nhiều nhưng mỗi khi cất lời thì đó chắc chắn là những lời cực kỳ có giá trị đó ạ. Dưới đây là một số biệt danh hay cho bé sinh tháng 9, mẹ tham khảo nha:
Nếu bé là con gái, tên Thanh, mẹ thử đặt những biệt danh sau nhé:
1- Thanh tinh tế
2- Thanh hiền lành
3- Thanh thùy mị
Nếu bé là con trai, tên Hùng, mẹ tham khảo những biệt danh sau đây nhé:
1- Hùng trầm tĩnh
2- Hùng sân bay
3- Hùng ngầu lòi
2.10. Bé sinh tháng 10
Các bé sinh vào tháng 10 cực kỳ tỏa sáng cả về diện mạo lẫn tính cách nên sẽ trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Tuy là thế, nhưng bé không kiêu ngạo đâu nhé, bé rất biết cách làm mọi người yêu thương bé. Vậy có biệt danh nào hay dành cho bé sinh tháng 10 không mẹ nhỉ? Mẹ xem gợi ý dưới đây nha:
Nếu bé là con gái, tên Vy, mẹ có thể đặt những biệt danh như:
1- Vy xinh
2- Vy cute
3- Vy sweety
Nếu bé là con trai, tên Tú, mẹ thử đặt những biệt danh sau đây nha:
1- Tú hot boy
2- Tú cool ngầu
3- Tú sunshine
2.11. Bé sinh tháng 11
Bé của mẹ rất thông minh đấy nhé, bé luôn có những ý tưởng sáng tạo và thích ở một mình với thế giới tuyệt đẹp mà bé tự tạo ra. Với những bé có tính cách như thế, mẹ hãy tạo môi trường để giúp con có thể phát triển cả về tư duy và thể chất. Đồng thời hãy là người bạn đồng hành, luôn ở bên cạnh con và giúp đỡ bé khi bé gặp những vấn đề khó khăn. Dưới đây là biệt danh hay cho bé sinh tháng 11, mẹ tham khảo thử nha:
Bé là con gái, tên An, mẹ có thể đặt như sau:
1- An bác học
2- An nhẹ nhàng
3- An yên
Nếu bé là con trai, tên Thuận, mẹ tham khảo những cách đặt sau đây nhé:
1- Thuận thông minh
2- Thuận biết tuốt
3- Thuận khôn lanh
2.12. Bé sinh tháng 12
Tháng 12 là tháng cuối của năm, bé sinh vào tháng này sẽ nhỏ hơn những bạn nhỏ khác nên mẹ thường lo lắng con mình sẽ thua kém và không chơi được với chúng bạn. Nhưng mẹ đừng lo lắng nhé! Bé của mẹ rất hòa đồng và hoạt bát đó ạ, bé sẽ rất dễ dàng hòa mình vào đám đông và có rất nhiều bạn tốt. Vậy đặt biệt danh cho bé như thế nào để hợp nhất với bé mẹ nhỉ? Mẹ tham khảo những cách đặt dưới đây nha:
Nếu bé là con gái, tên Ngân, mẹ có thể đặt những biệt danh sau:
1- Ngân hoạt bát
2- Ngân thân thiện
3- Ngân hòa đồng
Nếu bé là con trai, tên Đạt, mẹ tham khảo những cách đặt biệt danh sau đây nhé:
1- Đạt đô
2- Đạt đầu gấu
3- Đạt loi choi
Tương tự với các tên khác, mẹ thử đặt biệt danh theo tính cách như Góc của Mẹ gợi ý nha! Tùy vào bé yêu của mẹ sinh vào tháng nào thì mẹ sẽ lựa chọn cho con biệt danh theo tính cách phù hợp với con nhé!
3. 100+ biệt danh theo tính cho bé cách dựa vào nhóm máu
Bé của mẹ thuộc nhóm máu gì mẹ nhỉ? Mỗi một nhóm máu sẽ có những tính cách rất đặc trưng và tạo điểm nổi bật rất riêng ở bé. Mẹ cùng Góc của mẹ khám phá biệt danh theo 4 nhóm máu sau đây nhé:
3.1. Nhóm máu A
Bé thuộc nhóm máu A thường có tính cách nhút nhát, nhưng rất nghiêm túc và khá gọn gàng. Bé luôn biết tự chăm lo cho bản thân và quan tâm đến mọi người xung quanh. Dưới đây là những biệt danh cho bé trai và bé gái đã được Góc của mẹ chọn lọc kỹ càng, mẹ tham khảo nha:
Biệt danh cho bé gái
Biệt danh cho bé trai
Hạnh nhút nhát
Danh hùng rơm
Hạnh hiền lành
Danh hầm hố
Hạnh mong manh
Danh hãi hùng
Hạnh điềm tĩnh
Danh nhút nhát
Hạnh yếu đuối
Danh gan bé
Bé thuộc nhóm máu B thường có tâm hồn rất bay bổng và yêu thích tự do. Bé luôn sáng tạo và thích làm những điều mà bé yêu thích. Mẹ đã nghĩ ra biệt danh nào hay để đặt cho bé yêu của mình chưa ạ? Nếu chưa, mẹ tham khảo một vài biệt danh sau đây nhé!
Biệt danh cho bé gái
Biệt danh cho bé trai
Mai ngẩn ngơ
Giang văn vở
Mai đỏng đảnh
Giang nai
Mai mông lung
Giang phóng khoáng
Mai ngơ
Giang lông bông
Mai thơ
Giang ngẩn ngơ
3.3. Nhóm máu O
Còn nhóm máu O thì sao mẹ nhỉ? Bé thuộc nhóm máu O rất có tài lãnh đạo đấy nhé, bé luôn biết cách tạo nên bầu không khí thoải mái cho mọi người. Đồng thời, bé rất lanh lợi và nhanh nhẹn khi ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra. Vậy biệt danh nào phù hợp với nhóm máu này, mẹ tham khảo một số gợi ý dưới bảng sau đây nhé!
Biệt danh cho bé gái
Biệt danh cho bé trai
Trang biết tuốt
Nam tài ba
Trang duyên dáng
Nam lanh lợi
Trang thanh lịch
Nam nhanh trí
Trang ngọt ngào
Nam tinh tế
Trang đáng mến
Nam phóng khoáng
3.4. Nhóm máu AB
Cuối cùng là nhóm máu AB – sự kết hợp của cả 2 nhóm máu A và B, vừa hướng ngoại lại vừa hướng nội, tính cách khá phức tạp mẹ nhỉ. Bé sẽ có xu hướng rất dễ hòa nhập vào đám đông nhưng lại cảm thấy dễ tổn thương khi ở một mình. Mẹ hãy ở bên cạnh và trở thành người bạn đồng hành thân thiết nhất của bé, mẹ nhé !
Nếu bé yêu của mẹ thuộc nhóm máu AB, mẹ có thể tham khảo một số biệt danh sau đây để lựa chọn biệt danh phù hợp nhất cho cục cưng của mình nhé:
Biệt danh cho bé gái
Biệt danh cho bé trai
Yến năng nổ
Quân lí lắc
Yến hoạt bát
Quân tồ tẹt
Yến hài hước
Quân cục súc
Yến hóm hỉnh
Quân hài hước
Yến tiểu thư
Quân lạnh lùng
4. 100+ biệt danh theo tính cách cho bé dựa vào 12 cung hoàng đạo
Bé của mẹ thuộc cung hoàng đạo gì mẹ nhỉ? Mỗi cung hoàng đạo sẽ có những tính cách đặc trưng, nổi bật của cung hoàng đạo đó. Mẹ đã thử đặt biệt danh theo tính cách cho bé dựa theo 12 cung hoàng đạo chưa ạ? Góc của mẹ đã sưu tầm nhiều biệt danh cực chất ứng với mỗi cung hoàng đạo, mẹ tham khảo để lựa chọn cho con yêu biệt danh ý nghĩa nhất nhé!
4.1. Bé thuộc cung Bạch Dương
Bé rất can đảm và thích mạo hiểm, bé luôn dũng cảm đối mặt với khó khăn và vượt qua chúng một cách dễ dàng. Góc của mẹ đã sưu tầm rất nhiều biệt danh hay cho mẹ lựa chọn, mẹ xem qua những biệt danh dưới đây nhé:
Nếu bé là con gái, tên Trúc, mẹ có thể đặt những biệt danh sau:
1- Trúc can đảm
2- Trúc mạnh mẽ
3- Trúc đỏng đảnh
Nếu bé là con trai, tên Phong, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Phong dũng mãnh
2- Phong hero
3- Phong siêu nhân
4.2. Bé thuộc cung Kim Ngưu
Bé rất cứng cỏi và cẩn thận trước những quyết định quan trọng. Với tính cách như vậy, đặt biệt danh như thế nào cho phù hợp nhất với bé Kim Ngưu mẹ nhỉ? Mẹ tham khảo cách đặt biệt danh siêu độc đáo dưới đây nha:
Nếu bé là con gái, tên Trúc, mẹ có thể chọn những biệt danh này để đặt cho bé yêu nha:
1- Phương cứng cỏi
2- Phương chu đáo
3- Phương cẩn trọng
Nếu bé là con trai, tên Lực, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Lực cứng rắn
2- Lực chu đáo
3- Lực cân thận
4.3. Bé thuộc cung Song Tử
Song tử rất thông minh và ham học hỏi. Đồng thời, trí tưởng tượng của bé khá phong phú nên sẽ có thiên hướng yêu thích nghệ thuật, đam mê sáng tạo những điều mới mẻ. Vậy nên đặt biệt danh nào hay cho bé Song Tử mẹ nhỉ? Mẹ tham khảo dưới đây nha:
Nếu bé là con gái, tên Trân, mẹ hãy thử đặt những biệt danh sau đây nhé:
1- Trân thông thái
2- Trân biết tuốt
3- Trân học thần
Nếu bé là con trai, tên Tài, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Tài bác học
2- Tài thông thái
3- Tài học bá
4.4. Bé thuộc cung Cự Giải
Bé thuộc cung này có tính cách khá ương bướng, cứng đầu và khá cố chấp vào những điều mà mình đã quyết. Dựa vào những tính cách này, Góc của mẹ gợi ý mẹ một vài biệt danh cho bé thuộc cung Cự Giải, mẹ tham khảo để chọn biệt danh hay nhất cho bé yêu nha:
Nếu bé là con gái, tên Thi, mẹ hãy thử đặt những biệt danh sau:
1- Thi bướng bỉnh
2- Thi nghịch ngợm
3- Thi cứng đầu
Nếu bé là con trai, tên Thông, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Thông phá phách
2- Thông lí lắc
3- Thông nghịch ngợm
4.5. Bé thuộc cung Sư Tử
Bé dũng cảm, tài trí như một chú sư tử giữa rừng xanh, thích tự do bay nhảy và làm nên những điều phi thường. Dưới đây là một số biệt danh hay theo tính cách cho bé thuộc cung Sư Tử mà Góc của mẹ đã chọn lọc kỹ càng, mẹ tham khảo nha:
Nếu bé là con gái, tên Trúc, những biệt danh mẹ có thể đặt như:
1- Hương can đảm
2- Hương mạnh mẽ
3- Hương đỏng đảnh
Nếu bé là con trai, tên Khải, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Khải dũng mãnh
2- Khải anh hùng
3- Khải superman
4.6. Bé thuộc cung Xử Nữ
Bé có tấm lòng bao dung, vị tha và rất khéo léo trong việc giao tiếp và đối nhân xử thế, được mọi người xung quanh yêu mến. Xử Nữ của mẹ có tính cách tuyệt vời như vậy thì nên đặt biệt danh như thế nào để tặng bé yêu đây mẹ nhỉ? Hãy để Góc của mẹ giúp mẹ nhé:
Nếu bé là con gái, tên Nhi, mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Nhi hiền hậu
2- Nhi đáng yêu
3- Nhi cute
Nếu bé là con trai, tên Trọng, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Trọng tốt bụng
2- Trọng khéo léo
3- Trọng bao dung
4.7. Bé thuộc cung Thiên Bình
Bé thuộc cung thiên bình thường có tính cách lịch sự, nhẹ nhàng và khá trầm tính. Tuy nhiên, bé lại có một trái tim ấm áp và biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
Nếu bé Thiên Bình là con gái, tên Thảo, mẹ thử đặt những biệt danh sau đây nhé:
1- Thảo nhẹ nhàng
2- Thảo lịch sự
3- Thảo mong manh
Nếu bé là con trai, tên Duy, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Duy lịch thiệp
2- Duy phong độ
3- Duy cool ngầu
4.8. Bé thuộc cung Bảo Bình
Bé có tính cách công tư phân minh, biết tôn trọng lẽ phải và hướng theo những điều thiện lành. Nếu bé của mẹ thuộc cung Bảo Bình, mẹ có thể thử đặt biệt danh cho bé theo tính cách sau đây:
Nếu bé là con gái, tên Hồng:
1- Hồng vô tư
2- Hồng công bằng
3- Hồng hiền hậu
Nếu bé là con trai, tên Đăng, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Đăng bao công
2- Đăng mạnh mẽ
3- Đăng chí công vô tư
4.9. Bé thuộc cung Bò Cạp
Bé có tính cách nhanh nhẹn, thông minh, linh hoạt, nhưng khá bướng bỉnh với những điều mà mình cho là đúng. Mẹ đã có biệt danh nào hay để đặt cho bé Bò Cạp chưa ạ? Nếu chưa thì mẹ tham khảo cách đặt dưới đây nhé:
Nếu bé là con gái, tên Trúc, những biệt danh mẹ có thể thử như:
1- Trúc bướng bỉnh
2- Trúc đanh đá
3- Trúc biết tuốt
Nếu bé là con trai, tên Phong, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Phong nhanh nhẹn
2- Phong lanh lẹ
3- Phong loai choai
4.10. Bé thuộc cung Ma Kết
Bé rất khéo léo trong cách giao tiếp, biêt cách lấy lòng người khác và dễ dàng hòa nhập vào đám đông. Dưới đây là một số biệt danh hay dành cho bé Ma Kết theo tính cách của bé, mẹ tham khảo nha:
Nếu bé là con gái, tên Hạnh, mẹ thử đặt những biệt danh sau nhé;
1- Hạnh tinh tế
2- Hạnh hoạt bát
3- Hạnh hóm hỉnh
Nếu bé là con trai, tên Tiến, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Tiến tinh tế
2- Tiến phóng khoáng
3- Tiếng lanh lẹ
4.11. Bé thuộc cung Nhân Mã
Bé nhiệt tình, lạc quan và yêu thích cuộc sống tự do. Bé sẽ hưởng thụ cuộc sống của riêng mình bằng cách làm những điều mà bé thích. ăn những món ăn mà bé thích ăn và đi đến những nơi mà bé muốn đến. Vậy nên đặt biệt danh nào hay cho bé Nhân Mã mẹ nhỉ? Mẹ tham khảo dưới đây nha:
Nếu bé là con gái, tên Cúc, mẹ thử đặt những biệt danh sau nhé:
1- Cúc năng động
2- Cúc mơ mộng
3- Cúc thơ
Nếu bé là con trai, tên Nam, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Nam nhà thơ
2- Nam ngông
3- Nam lông bông
4.12. Bé thuộc cung Song Ngư
Bé có tính cách nhẹ nhàng, thùy mị, một tấm lòng rộng lượng , bao dung và yêu thương mọi người xung quanh. Dưới đây là những biệt danh hay dành cho bé Song Ngư, mẹ tham khảo nha:
Nếu bé yêu của mẹ là con gái, tên An:
1- An dịu dàng
2- An nhu mì
3- An điệu đà
Nếu bé là con trai, tên Hải, mẹ mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tính cách như sau:
1- Hải phóng khoáng
2- Hải galang
3- Hải nhân ái
Với những gợi ý ở trên, mẹ áp dụng tương tự cách đặt biệt danh này cho con yêu của mình nhé. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng với những biệt danh đáng yêu này đó ạ.
5. 150+ gợi ý đặt biệt danh theo tính cách cho bé gái bằng tiếng anh
Biệt danh tiếng việt có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người và đôi khi sẽ bị trùng nhau. Mẹ muốn con yêu của mình trở nên khác biệt, không đụng hàng so với các bạn nhỏ khác, nên muốn lựa chọn biệt danh tiếng anh cho con. Nhưng mẹ chưa biết chọn biệt danh nào phù hợp nhất với bé. Dưới đây là những cách đặt biệt danh tiếng anh mà Góc của mẹ đã sưu tầm để mẹ tha hồ lựa chọn, mẹ theo dõi nhé!
5.1. Biệt danh tiếng anh cho bé gái có tính cách tốt bụng
1- Aanya: Cô bé tốt bụng và ấm áp
2- Adalie: Cô bé tốt bụng
3- Adaline: Cô bé cao quý, tốt bụng
4- Agata: Cô bé hiền lành, tốt bụng
5- Agda: Cô bé nhiệt tình
6- Agnete: Cô bé thuần khiết, hiền lành
7- Aila: Ánh sáng thánh thiện
8- Ailova: tốt bụng
9- Alis: nghiêm túc, tốt bụng
10- Alisoun: Phẩm chất đạo đức cao đẹp
11- Cedra: Cô bé tốt bụng là được nhiều người yêu quý
12- Centaine: Cô bé cá tính, quyết đoán và tốt bụng
13- Dani: tốt bụng
14- Delli: thiên tài bẩm sinh và tốt bụng
15- Diot: Một người cao thượng và tốt bụng
16- Edonea: Cô bé tốt bụng, rộng lượng
17- Engeleisia: Thiên thần tốt bụng
18- Madhul: Cô bé đáng yêu và tốt bụng
19- Mardava: Cô bé độ lượng
20- Nannie: Lòng tốt của chúa
5.2. Biệt danh tiếng anh cho bé gái có tính cách thuần khiết
1- Adag: Cô bé ngây thơ
2- Agneta: Trong sáng
3- Agnis: Trong sáng, thánh thiện
4- Amoha: Thẳng thắn, thuần khiết
5- Anete: Thánh thiện, ngọt ngào
6- Kailee: Trong sáng
7- Kandy: Thuần túy
8- Lauret: Cô bé trong sáng
9- Lilly: Xinh đẹp, thuần khiết như đóa hoa Lily
10- Sada: Tốt lành, trong sáng
11- Safra: Thuần khiết
12- Suchi:Trong sáng, thánh thiện
13- Sook: Cô gái thánh thiện
14- Vigre: trong sáng, thuần khiết
15- Tozhan: Cô bé có tâm hồn trong sáng
16- Tahira: Tinh khiết
17- Pakiza: Trong sáng
18- Winnie: Cô bé trong sáng
19- Zekia: Thuần khiết
20- Nuala: Trong sáng
5.3. Biệt danh tiếng anh cho bé gái có tính cách trung thực, thật thà
1- Adla: Cô bé thật thà
2- Aletheia: Trung thực
3- Aliki: Cô bé trung thực
4- Alyson: Cao thượng, trung thực
5- Maho: Thật thà, trung thực
6- Mishu: Cô bé trung thực
7- Masako: Trung thực
8- Rishu: Thẳng thắn
9- Rujuta: Chân thành và trung thực
10- Hadia: Trung thực, thẳng thắn
11- Golde: Thẳng thắn, trung thực
12- Layna: Cô bé trung thực, thật thà
13- Deirlot: Tốt bụng và trung thực
14- Candis: Trong sáng và trung thực
15- Verlee: Trung thực
16- Kabill: Trung thực, dũng cảm
17- Amena: Cô bé đáng tin cậy
18- Aminia: Đáng tin cậy, trung thực
19- Avneet: Trung thực
20- Jojo: Can đảm, trung thực
6. 150+ gợi ý đặt biệt danh theo tính cách cho bé trai trong tiếng anh
Mẹ đã nghĩ ra biệt danh tiếng anh nào hay để đặt cho thiên thần nhỏ của mẹ chưa? Dưới đây là một số cách đặt biệt danh tiếng anh theo tính cách siêu độc đáo dành cho bé trai, mẹ tham khảo nha!
6.1. Biệt danh tiếng anh cho bé trai có tính cách mạnh mẽ
1- Aiden: Cậu bé mạnh mẽ
2- Alexander: Con là trụ cột của gia đình
3- Ethan: Sức mạnh của trí tuệ
4- Henry: Người cai trị
5- Leo: Con dũng mãnh như một chú sư tử
6- Liam: Con mạnh mẽ, bảo vệ gia đình
7- William: Người đàn ông mạnh mẽ
8- Amell: Sức mạnh của đại bàng
9- Barret: Sức mạnh của chú gấu bự
10- Burke: Con là pháo đài dũng mãnh
11- Farris: Cậu bé can đảm
12- Anders: Con là cậu bé mạnh mẽ
13- Conrad: Cậu bé dũng mãnh
14- Ebert: Con mạnh mẽ như chú lợn rừng
15- Gabriel: Anh hùng can đảm
16- Olswald: Chàng trai mạnh mẽ
17- Peter: Cứng cỏi như hòn đá
18- Apollo: Đại diện của sức mạnh
19- Conall: Chú sói mạnh mẽ
20- Orion: Con là cậu bé mạnh mẽ
6.2. Biệt danh tiếng anh cho bé trai có tính cách cool ngầu
1- Pierson
2- Patrick
3- Lennox
4- Leonardo
5- Jacob
6- Gregory
7- Edward
8- Baxter
9- Lucas
10- Thomas
11- Warren
12- Chas
13- Gunner
14- Kale
15- Ryo
16- Brady
17- Dexie
18- Jeffy
19- Manny
20- Kai
6.3. Biệt danh tiếng anh cho bé trai có tính cách vui vẻ, hoà đồng
1- Virus
2- Pizza
3- Funny
4- Potato
5- Tomato
6- Leon
7- Tiger
8- Wonka
9- Johny
10- Jazzy
11- Cheek
12- Fatty
13- Smile
14- Happy
15- Merry
16- Cheery
17- Gaily
18- Glad
19- Corky
20- Jaunty
7. Đặt biệt danh cho bé mẹ cần lưu ý gì không?
Biệt danh là tên gọi thân thương và bố mẹ đặt cho con để tạo cảm giác thân thiết giữa các thành viên trong gia đình khi gọi tên nhau. Nhưng mẹ ơi, mẹ cần phải lưu ý những điều sau khi đặt biệt danh để tránh ảnh hưởng đến bé nhé:
Biệt danh có ý nghĩa không hay, mang nghĩa xấu, tiêu cực sẽ làm tổn thương bé khi có nhận thức, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự ti trước bạn bè. Nếu trong trường hợp mẹ lỡ đặt như thế, khi bé không muốn thì mẹ và bé hãy cùng ngồi lại với nhau, cùng thương lượng để lựa chọn một biệt danh khác phù hợp hơn nhé.
Mẹ thường thích đặt biệt danh tiếng anh cho con để bé trở nên khác biệt hơn so với bạn bè đồng trang lứa nhưng mẹ cần lưu ý về nghĩa tiếng việt của các từ tiếng anh đó, tránh chọn những biệt danh tiếng anh mang nghĩa xấu hoặc tiêu cực mẹ nhé!
Bên cạnh việc lựa chọn cho con một biệt danh thật hay thì mẹ cũng cần trang bị những kiến thức cũng như vật dụng cần thiết để con chào đời trong điều kiện tốt nhất. Góc của mẹ giới thiệu đến mẹ chương trình Chào con đến với bố mẹ – hiện đang sale đến 60% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, mẹ tham khảo để lựa chọn những đồ dùng cần thiết cho bé mẹ nhé!
Qua bài viết trên, mẹ đã lựa chọn được cho bé yêu biệt danh theo tính cách phù hợp nhất với bé chưa ạ? Nếu chưa thì mẹ đừng lo lắng quá nhé, Góc của mẹ gợi ý Công cụ đặt tên con giúp mẹ đặt tên bé ý nghĩa nhất! cho mẹ tham khảo thêm để lựa chọn được những biệt danh cực ý nghĩa cho bé yêu nha. Mẹ theo dõi Góc của mẹ để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Mỗi lần mẹ phơi đồ cho bé đều lâu khô, đôi khi còn bị nhăn nhúm mất form khiến mẹ không hiểu tại sao. Mẹ mong muốn học được cách phơi đúng để quần áo nhanh khô ráo, giữ màu và form dáng đẹp như ý, đồng thời tiết kiệm thời gian để làm việc khác. Đơn giản lắm mẹ ơi, tham khảo 7 sai lầm khi phơi quần áo cho trẻ sơ sinh này để rút kinh nghiệm và “bỏ túi” cách làm đúng chuẩn khoa học ngay nhé!
1. 7 sai lầm khi phơi quần áo cho bé mẹ cần tránh
Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm nên cứ phơi đồ của bé y như đồ của người lớn vậy, rồi cứ canh nắng thật nắng mới phơi để đồ khô nhanh nhất. Tuy nhiên làm vậy không tốt đâu ạ, mẹ theo dõi 7 sai lầm khi phơi này để rút kinh nghiệm nha.
1.1. Phơi quần áo dưới ánh nắng gắt
Hầu hết quần áo của bé sơ sinh đều được làm từ chất liệu cotton, sợi lanh mỏng mịn, thoáng mát. Loại vải này êm mềm, mang đến cảm giác dễ chịu cho bé cưng. Nhưng chỉ cần phơi sai cách như phơi dưới ánh nắng gắt, chúng sẽ trở nên khô xơ, thô cứng, con mặc vào ngứa ngáy và dễ bị xước da lắm ạ.
Nguyên nhân do trong ánh nắng mặt trời buổi trưa gay gắt có chứa rất nhiều tia UV. Tia này chiếu trực tiếp vào sợi vải cotton làm gãy cấu trúc của vải, khiến chúng thô xơ và bạc màu rất nhanh. Không chỉ làm giảm tuổi thọ của quần áo mà còn làm mất tính thẩm mỹ nữa mẹ ơi. Vì thế, mẹ tránh phơi áo quần của bé sơ sinh dưới nắng gắt nhé.
1.2. Phơi đồ ở những nơi ẩm ướt, có mùi hôi
Một số mẹ ngại phải canh trời mưa thu quần áo bé vào nên phơi hẳn trong hiên nhà hoặc nhà tắm. Những địa điểm này không có ánh sáng, không có gió, ẩm ướt cả ngày, đôi khi còn ám mùi hôi khó chịu từ đồ dùng cá nhân và mùi đồ ăn nữa. Quần áo của bé sẽ bị ám mùi, lâu khô tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc “sinh sôi nảy nở” đó ạ. Khi bé mặc lên, con dễ ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tệ hơn là nhiễm trùng da và cảm sốt vì bị vi khuẩn trong quần áo tấn công.
Mẹo nhỏ cho mẹ nè, mẹ sử dụng nước giặt xả thiên nhiên Mamamy để khử sạch mọi vi khuẩn và mùi hôi bám trên quần áo. Quần áo con được mềm mịn, nhờ thành phần từ mô thực vật và muối tinh khiết. Chưa hết, nước giặt cực ít bọt, lành tính với da tay của mẹ, giữ được độ ẩm, không gây khô ráp dù mẹ giặt tay đồ của bé cưng. Chỉ cần xả 1 – 2 lần là quần áo bé sẽ sạch tưng, không bao giờ để lại lưu lượng hóa chất, an toàn tuyệt đối dù là đối với bé có làn da nhạy cảm mẹ ơi.
Đặc biệt, siêu ưu đãi giảm giá đến 60%, mua 1 tặng 3, mua 2 tặng 1 cực hời cùng nhiều khuyến mãi hấp dẫn khác đang có sẵn tại Mamamy đây ạ. Mẹ ghé tham khảo để tậu hàng xịn – giá xinh về dùng cho bé yêu nhé!
1.3. Phơi quần áo của bé qua đêm
Ban đêm là “thiên đường” của đám muỗi, bọ xít và côn trùng. Chúng bay loanh quanh khắp nơi và chuyên chọn những bộ quần áo ẩm ướt phơi ngoài trời để làm tổ và đẻ trứng. Không chỉ thế, đám côn trùng này còn “đại tiện” trên quần áo. Những chất này cực kỳ bám dính, bởi vậy khi mặc lên người, làn da bé sẽ tiếp xúc trực tiếp và nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu lắm đó ạ. Chưa kể nếu lỡ vỡ ra, dung dịch axit từ trứng sẽ gây bỏng, nhiễm trùng da nguy hiểm lắm mẹ ơi. Vì thế, việc phơi đồ của bé qua đêm là “đại kỵ” mẹ nhé.
1.4. Phơi đồ của bé quá lâu
Trong suy nghĩ của nhiều mẹ bỉm, đồ của bé phơi càng lâu thì càng khô ráo, tiêu diệt hết sạch vi khuẩn, đây là sai lầm cần tránh đó ạ. Việc phơi đồ ngoài trời quá lâu tạo điều kiện cho bụi bẩn, mùi hôi bám vào quần áo, công sức giặt giũ của mẹ thành công cốc mất rồi. Cộng thêm nắng chiếu lâu dễ làm phai, bạc màu quần áo, giảm tính thẩm mỹ và tuổi thọ của đồ. Mẹ phải tốn kém chi phí để mua lại nữa.
Một số mẹ thì gặp trường hợp phơi đồ bé xong quên luôn, không canh giờ để thu đồ của bé vào cất. Nguy cơ bám bụi và vi khuẩn là rất cao, mẹ lưu ý nhớ thu đồ của con vào ngay khi khô nhé.
1.5. Không giũ phẳng quần áo trước khi phơi
Một sai lầm nữa mà mẹ bỉm hay mắc phải chính là giặt, vắt đồ bé xong là phơi luôn, bỏ quên mất bước giũ phẳng quần áo. Mặc dù không ảnh hưởng đến thời gian khô nhưng sau khi phơi, quần áo của con nhăn nhúm, mẹ mất công ủi lại tốn thời gian lắm ạ. Một số chất liệu khó ủi như len, jeans sẽ càng làm mất thời gian của mẹ, đôi khi còn không ủi phẳng được, đồ nhăn nhúm xấu lắm mẹ ơi. Do vậy, mẹ đừng quên giũ phẳng đồ của con yêu trước khi phơi.
1.6. Sử dụng chung móc – giàn phơi với người lớn
Mỗi ngày, mẹ phải giặt giũ khá nhiều quần áo, từ đồ của mẹ, bố cho đến đồ của bé cưng. Để tiết kiệm công sức, mẹ thường chọn phơi toàn bộ quần áo chung một giàn, phơi đồ của con chung với đồ người lớn. Đúng là cách này giúp mẹ đỡ tốn công nhưng lại dễ gây lem màu, rách, rơi rớt quần áo của bé trong quá trình phơi. Đặc biệt, việc phơi chung móc – chung giàn còn gây nhiễm bẩn, vi khuẩn từ quần áo của bố mẹ sang bé cưng, mất vệ sinh và ảnh hưởng không tốt chút nào. Tối ưu nhất, mẹ hãy giặt và phơi đồ của con riêng ra để đảm bảo an toàn.
1.7. Phơi quá nhiều đồ liền kề nhau
Nắng và gió là hai yếu tố chính tác động để làm khô quần áo của bé. Nếu mẹ phơi đồ liền kề và sát rạt nhau thì nguy cơ ẩm ướt, nhiễm khuẩn là rất cao vì nắng gió không có cơ hội tiếp cận mọi ngóc ngách của quần áo. Đi kèm với đó là mùi hôi khó chịu vì đồ ẩm quá lâu, vi khuẩn sinh sản. Mẹ sẽ gặp tình trạng phơi hoài mà sờ vào vẫn hơi ẩm ẩm, thu cũng không được mà phơi tiếp cũng chẳng xong. Để giảm thiểu vấn đề này, mẹ nhớ phơi cách đồ ra khoảng 3 – 7 cm mẹ nhé.
2. Mách mẹ cách phơi quần áo cho bé sơ sinh cực nhanh khô
Nắm được 7 sai lầm phổ biến khi phơi quần áo cho bé sơ sinh rồi, vậy làm sao để tránh và cải thiện những vấn đề trên mẹ nhỉ? Đơn giản lắm luôn ạ, Góc của mẹ tổng hợp chi tiết 5 mẹo phơi quần áo cho bé cực nhanh khô ngay sau đây.
1- Móc quần áo đúng trước khi phơi
Tùy thuộc từng loại quần áo mà mẹ chọn loại móc phù hợp để giữ đồ chắc hơn, hạn chế rơi rớt, chảy nhão trong quá trình phơi. Cụ thể:
Đối với áo: móc phơi thường là lựa chọn số 1, mẹ dễ dàng thao tác và độ giữ cũng cực kỳ chắc chắn.
Đối với quần: nên ưu tiên móc kẹp, móc có bấm để kẹp vào đai quần, như vậy mẹ sẽ không lo quần bị rơi do gió thổi mạnh nữa.
Đối với bao tay, nón mũ: mẹ chọn phơi bằng móc tròn hoặc móc cong có sẵn kẹp. Một lần phơi được đến 10 – 20 phụ kiện của bé luôn, cực tiện lợi đó ạ.
Đối với đồ bằng len, nhung, lông cừu: Vì trọng lượng của những loại quần áo này rất nặng, mẹ nên móc chúng ngang qua móc câu thường để không bị chảy xệ và hư hỏng, đồng thời giữ đồ được chắc chắn khi phơi.
Những loại móc này rất dễ mua các siêu thị lớn như Winmart, Big C, hay các cửa hàng mẹ và bé như Bibomart, Kidsplaza. Mẹo nhỏ nữa cho mẹ là không lộn ngược quần áo lại khi phơi, bởi đây là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với da bé. Mẹ lộn ngược sẽ làm tăng rủi ro côn trùng đậu làm con bị dị ứng, nhiễm trùng đó.
2- Phơi quần áo của bé cách nhau – không phơi liền kề
Như Góc của mẹ đã đề cập ở trên, mẹ tuyệt đối không phơi quần áo bé liền kề mà nên cách ra một khoảng để nắng gió có thể “chiếu rọi” đến toàn bộ bề mặt và ngóc ngách trên quần áo. Khoảng cách hợp lý nhất là từ 3 – 7cm giữa từng móc phơi, mẹ ghi lại và áp dụng để quần áo bé nhanh khô, không có mùi hôi nhé.
3- Chọn thời điểm phơi thích hợp
Biết là mẹ bỉm rất bận rộn nhưng không phải lúc nào cũng có thể mang đồ của bé ra phơi được đâu ạ. Mẹ nên chọn thời điểm thích hợp để đám hại khuẩn, côn trùng không có cơ hội bén mảng lại gần. Thời điểm từ 8h – 10h sáng và từ 2 – 5h chiều sẽ là tốt nhất để phơi đồ cho bé cưng vì ánh nắng vừa đủ, không quá gay gắt, giúp đồ nhanh khô và thơm tho.
4- Tốt nhất nên phơi đồ của bé ở tầng thượng – ban công
Những khu vực rộng rãi, sạch sẽ như tầng thượng, ban công là địa điểm lý tưởng nhất để phơi quần áo cho bé. Bởi lẽ nhiệt độ cao cùng gió thổi đều giúp quần áo khô ráo nhanh chóng, không còn mùi hôi, bé mặc thoải mái và dễ chịu nhất. Nếu có điều kiện, mẹ kết hợp thêm mái che để quần áo không bị bay màu, chất vải êm mềm dài lâu ít bị thô cứng nhé.
5- Thu đồ – gấp gọn để cất ngay sau khi khô
Thông thường, sau khoảng 3 – 5h đồng hồ là quần áo của bé đã đủ khô, mẹ canh giờ để thu vào sớm, gấp gọn cất tủ cho bé mặc dần nhé. Như vậy vừa đảm bảo đồ mềm mại, tránh được vi khuẩn và bụi bẩn bám vào, mẹ yên tâm không sợ ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé yêu nữa rồi.
3. TOP 6 loại móc, giàn phơi quần áo cho bé tiện lợi, ít chiếm không gian
Hiểu là cần phơi quần áo trẻ sơ sinh bằng móc, giàn phơi riêng nhưng mẹ còn băn khoăn, không biết chọn loại sản phẩm nào cho tiện lợi, ít chiếm không gian. Nhất là những mẹ đang ở chung cư, nhà nhỏ không có sân vườn. Góc của mẹ gợi ý ngay TOP 6 mẫu móc, giàn phơi hiện đại, xịn sò nhất để mẹ tham khảo đây ạ!
1- Móc phơi quần áo chùm
Móc phơi dạng chùm chính là “trợ thủ” đắc lực cho mẹ bỉm đang chăm bé sơ sinh. Mỗi móc có từ 5 – 30 chiếc kẹp, được thiết kế sẵn ở một khoảng cách phù hợp, mẹ chỉ việc giặt đồ bé sạch sẽ, vắt và giũ phẳng, sau đó kẹp lần lượt vào móc, rồi mang ra nơi thoáng mát để phơi là xong. Tiết kiệm được khá nhiều thời gian để mẹ tập trung vào làm việc khác, chăm sóc bé toàn diện. Tuy nhiên, loại móc này có một nhược điểm là tải trọng thấp, không giữ được những bộ đồ nặng như quần jeans, áo len, áo lông cừu.
Mẹ bỉm bận rộn nên chọn móc chùm để phơi áo cộc, bao tay, vớ và nón mũ của con. Giá chỉ 35.000 – 99.000 đồng với các thương hiệu uy tín, chất lượng cao như móc chùm Holla, móc tròn OEM, móc chùm vuông Avohome,… để mẹ tham khảo.
2- Móc phơi đồ nhiều tầng
Móc phơi nhiều tầng giải quyết được nỗi lo không gian chật chội, mỗi lần chỉ phơi được ít đồ cho mẹ bỉm. Bằng thiết kế thông minh, móc nhiều tầng có thể phơi cùng lúc từ 5 – 10 chiếc áo, quần của bé mà chẳng chiếm chỗ xíu nào. Mẹ chỉ cần một chiếc sào rộng vừa phải, treo các chiếc móc nhiều tầng này lên là giải quyết được triệt để nỗi băn khoăn này rồi.
Sản phẩm này có giá dao động từ 30.000 – 100.000 đồng với nhiều chất liệu xịn sò như inox 304, nhựa cao cấp,… cho mẹ nhiều tùy chọn đa dạng. Gợi ý cho mẹ: Móc treo quần áo 5 tầng JYSK.
3- Giàn phơi quần áo điện tử
Giàn phơi điện tử là giải pháp siêu hiện đại giúp “công cuộc” phơi đồ và chăm sóc bé của mẹ bỉm thông thái trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Hệ giàn được điều khiển nâng hạ bằng đồ bấm từ xa 35m, tải trọng đến 45kg và hệ thống đèn chiếu sáng hỗ trợ mẹ phơi nhanh, không chiếm diện tích chút nào. Để đảm bảo an toàn, giàn phơi sẽ tự động dừng nếu gặp phải chướng ngại vật trong quá trình nâng hạ lên xuống, mẹ bỉm nhà có con nhỏ cũng yên tâm hơn nhiều.
Với chất lượng cao cấp như vậy nên giàn phơi điện tử có giá nhỉnh hơn so với các loại giàn, móc thông thường, nằm trong khoảng 500.000 – 5.000.000 đồng. Một số thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các mẫu giàn hiện đại như Giàn phơi điện tử Hotata Model LX-1108 xyLED, giàn phơi thông minh Hòa Phát.
4- Giàn phơi điều khiển từ xa
Giàn phơi điều khiển từ xa nổi bật nhất là khả năng thu gọn, nâng hạ cực xịn chỉ bằng một vài thao tác bấm đơn giản trên bàn phím remote. Sản phẩm có thể điều chỉnh nhiều độ cao khác nhau, tích hợp thêm tia sáng nhân tạo khử nấm mốc và quạt sấy hỗ trợ quần áo bé cưng khô nhanh hơn.
Lắp đặt cũng tương đối dễ dàng, nhiều màu sắc thiết kế cho mẹ lựa chọn. Chẳng hạn như Giàn phơi Camac giá 4.800.000 đồng, giàn phơi AN4000FS xuất xứ Hàn Quốc giá từ 5.000.000 đồng. Mẹ bỉm nào kinh tế dư dả, muốn chăm sóc bé toàn diện nên cân nhắc đầu tư em giàn phơi này nhé.
5- Kệ phơi gắn tường tiện lợi
Kệ phơi gắn tường có ưu điểm là ít chiếm diện tích mặt đất, thích hợp với mẹ đang sống ở chung cư hoặc nhà phố nhỏ, không có sân phơi đồ ngoài trời. Cách lắp đặt kệ phơi kiểu này rất đơn giản, mẹ chỉ cần gắn chân kệ vào vị trí muốn lắp, vặn ốc vít cố định lại là xong. Tuy nhiên, nhược điểm là số lượng đồ phơi mỗi lần ít, quần áo dễ ám mùi hôi từ thức ăn.
Giàn phơi gắn tường GT-01, Kệ phơi Prota giá từ 200.000 – 500.000 đồng là gợi ý hay ho cho mẹ bỉm chưa vững về kinh tế để phơi đồ đúng cách và chăm bé tốt nhất.
6- Cây phơi đồ đa năng
Cây phơi đồ đa năng hiện đang nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của nhiều mẹ bỉm nhờ khả năng cố định ở nhiều ngóc ngách trong nhà mà không cần tốn công khoan ốc vít gì, mẹ khỏi phải lo sau này gỡ ra để lại dấu làm mất thẩm mỹ ngôi nhà.
Thao tác tháo lắp dễ dàng, mẹ có thể đổi nơi phơi bất cứ lúc nào mẹ muốn, chẳng hạn mẹ đang gắn cây phơi ngoài ban công, thấy trời chuyển đen thì thu nguyên cả cây vào nhà, đợi nắng lên lại đem ra phơi tiếp. Vậy thì mẹ đỡ phải gỡ từng móc rồi đem cất, rất tiện lợi luôn ạ.
Giá cả siêu phải chăng chỉ từ 100.000 – 300.000 đồng thôi như cây phơi đồ Ezmarts, mẹ thông thái tậu về dùng ngay nhé.
Như vậy mẹ đã nắm rõ được cách phơi quần áo cho trẻ sơ sinh chuẩn chỉnh cũng như tránh được 7 sai lầm thường gặp rồi. Mẹ nhớ móc đúng, phơi ở nơi thoáng mát và thu đồ cất ngay sau khi khô để đám hại khuẩn không có cơ hội lăm le bám vào quần áo của con nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về phơi quần áo trẻ sơ sinh, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Cơ thể bé yêu nhỏ nhắn, non nớt nên mẹ cứ lo lắng, sợ con bị lạnh hay nóng quá nên chủ động dạo quanh các diễn đàn, mạng xã hội để tìm hiểu thêm về quần áo mùa hè cho trẻ sơ sinh. Mẹ thắc mắc không biết cần chuẩn bị những gì, nên chọn quần áo mùa hè có đặc điểm gì để cân nhắc mua sắm cho bé cưng mặc vừa thoải mái và vừa xinh xắn. Để mẹ đỡ mất công tìm kiếm, Góc của mẹ đã tổng hợp chi tiết về quần áo trẻ sơ sinh mùa hè ngay trong bài viết này rồi, mẹ tham khảo nhé!
1. 4 loại quần áo mùa hè mẹ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh
Để giúp mẹ chọn quần áo mùa hè cho bé cưng vừa thoáng mát, mặc đẹp và thoải mái nhất. Góc của mẹ đã tổng hợp 4 loại quần áo mẹ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh trong mùa hè ngay sau đây. Mẹ kéo xuống theo dõi và “bỏ túi” ngay list đồ này nhé!
1.1. Áo phông ngắn tay
Đây là món đồ không thể thiếu khi tiết trời chuyển sang hè đối với bé sơ sinh, có tác dụng cản gió lạnh tràn vào ngực gây cảm, ốm hoặc lạnh bụng. Đồng thời thiết kế áo phông đơn giản, ngắn tay giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi vận động vào những ngày hè, thời tiết oi bức khó chịu. Mẹ nên cho bé mặc áo phông ngắn tay ở nhà, trong hoạt động thường ngày, vừa mát vừa kín gió, chẳng lo con bị nóng bí hay đổ nhiều mồ hôi tay, lưng nữa rồi.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chọn áo phông ngắn tay đúng cách để bảo vệ bé cưng, ưu tiên chất liệu cotton 100% hoặc cotton chải vừa mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt lại an toàn, chẳng lo bé bị mẩn ngứa, khó chịu. Ngoài ra, mẹ nên chọn tăng kích cỡ lớn hơn 1 size (do trẻ sơ sinh thường lớn khá nhanh), đảm bảo con sẽ mặc vừa đẹp, thoải mái suốt cả mùa hè.
Bên cạnh đó, mẹ hạn chế mua những chiếc áo phông chui đầu mà nên ưu tiên chọn kiểu áo có khuy cài nha. Bé cưng của mẹ còn nhỏ, cổ và gáy vẫn còn yếu và non nớt, mẹ mặc áo chui đầu sẽ bất tiện, dễ ma sát làm bé bị đau đó ạ.
1.2. Quần đùi
Đây là loại quần không thể thiếu khi bé mặc ở nhà và ra ngoài trong những ngày vào hè! Thời tiết mùa hè thường nắng nóng kéo dài, mẹ cho bé mặc quần đùi, quần cộc để con cảm thấy thoải mái, hai chân được hoạt động tự do, mát mẻ, không bị đọng ứ và đổ nhiều mồ hôi chân. Từ đó giúp bé hạn chế gặp phải các vấn đề về da như mẩn đỏ, rôm sảy, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là viêm da đó ạ.
Mẹ lưu ý chọn những chiếc quần mỏng mát, bề mặt vải mềm mịn, thấm hút tốt như cotton để con thoải mái nhất. Bé cưng của mẹ còn non nớt, làn da của con nhạy cảm với thế giới xung quanh, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, mẹ chọn quần có chất liệu quá dày hoặc mặc quần dài vào ngày hè nóng bức dễ làm con bị hầm bí dẫn đến cảm, sốt cao. Ngoài ra mẹ cũng “tránh càng xa càng tốt” những mẫu quần có màu sắc sặc sỡ vì tồn dư hóa học từ thuốc nhuộm vải màu dễ khiến da con bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí là kích ứng đó ạ.
Trẻ sơ sinh cứ xì xoẹt vệ sinh cả ngày, do vậy mẹ nên mua khoảng 5 – 10 chiếc quần để con mặc thay đổi, không thừa đâu ạ. Thời tiết mùa hè nóng bức, khi ở nhà mẹ cho bé mặc quần đùi để con cảm thấy thoáng mát, hai chân được hoạt động tự do, mẹ cũng tiện thay đồ và vệ sinh hơn nữa.
Với quần cộc, mẹ chọn mua sản phẩm có thiết kế phần đũng rộng một chút hạn chế việc cọ xát vào da gây khó chịu, nhất là với bé trai mẹ nha. Đồng thời mẹ chú ý chọn quần có phần chun vừa vặn, không quá chặt, hằn vào da gây đỏ, ngứa hoặc đau con.
1.3. Bodysuit dạng ngắn
Bodysuit dạng ngắn có kiểu dáng giống như áo phông cộc tay nhưng kéo dài qua eo và cố định bằng nút bấm hoặc khuy cài ở đũng quần. Hiện nay có rất nhiều thiết kế bodysuit cho trẻ sơ sinh siêu cưng, mẹ tùy ý lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, họa tiết hay hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu cho con nha. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên chọn bodysuit có chất liệu vải tự nhiên, mềm mại như cotton hoặc vải linen, vải sợi tre…Bên cạnh đó, mẹ chọn size bodysuit vừa vặn giúp bé mặc đẹp lại thoải mái nữa ạ.
Dù thời tiết mùa hè khá nóng và oi bức nhưng mẹ đừng quên che chắn tốt những vị trí nhạy cảm của con để tránh bị gió lạnh xâm nhập gây lạnh, ốm sốt. Bé sau giai đoạn 2 tháng tuổi đã bắt đầu biết đạp, khua tay, khua chân nên quấn tã, mặc bộ rời con sẽ đạp ra ngay, điều này vô tình làm lưng, bụng, chân tay con bị nhiễm lạnh, dễ cảm và ốm lắm ạ. Bởi vậy, mẹ mặc Bodysuit, dạng bộ liền cho bé sẽ tiện hơn nhiều nè! Bodysuit vừa khéo được thiết kế với khả năng che chắn bụng và lưng của con, lại rất xinh xắn nữa, do vậy mẹ yên tâm cho bé diện những bộ Bodysuit khi ra ngoài, đi chơi trong mùa hè này nhé.
1.4. Đồ bộ
Thời tiết mùa hè khá oi nóng, nhiệt độ ban ngày và đêm thường chênh lệch khá nhiều, nếu mẹ cho con mặc quần áo ngắn vào tối hoặc đêm sẽ dễ khiến con bị lạnh do bị hở bụng ra bên ngoài. Bởi vậy, dù là mùa hè,mẹ đừng quên sắm những món đồ bộ dễ thương, cả ngắn tay lẫn dài tay cho bé nhé. Đồ bộ cộc có thể mặc vào ban ngày, còn những hôm mưa hè, mát trời hoặc buổi tối, đêm, mẹ cho con mặc đồ bộ dài nhé.
Con chỉ vừa mới chào đời, làn da còn non nớt, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm và lạ lẫm với thế giới bên ngoài. Mà quần áo, nhất là đồ bộ lại là thứ tiếp xúc trực tiếp và gần gũi nhất với da của con. Bởi thế, mẹ cần thật cẩn thận, nên chọn đồ bộ có chất liệu mềm mịn, lành tính để “xóa tan” nỗi lo kích ứng, mẩn đỏ da của bé.
Đồ bộ bằng sợi tự nhiên cotton chải, vải bông, sợi tre… chính là gợi ý lý tưởng đó ạ. Sợi vải mềm, ít xơ và bụi mịn nên con mặc cực thích lại an toàn, mẹ yên tâm nha. Về size đồ bộ cũng tương tự như chọn mua áo phông ngắn tay, mẹ cứ chọn tăng lên 1 – 2 size, vừa rộng rãi lại mặc được cả mùa, tiết kiệm cho mẹ nè.
2. 5 sai lầm mẹ bỉm thường gặp khi chọn đồ mùa hè cho bé
Bên cạnh những loại quần áo trẻ sơ sinh mùa hè, mẹ cần tránh 5 sai lầm như mua đồ quá ngắn hoặc quá mỏng, lựa chọn chất liệu quá dày, hầm bí, chọn quần áo tối màu,… mẹ nhé.
1 – Mua đồ quá mỏng và ngắn
Trời mùa hè ngày càng oi và nóng, mẹ lo lắng bé cưng khó chịu, ra nhiều mồ hôi nên thường ưu tiên sắm sửa những chiếc áo, chiếc quần mỏng và ngắn với mong muốn con cảm thấy dễ chịu hơn.
Nhưng mẹ ơi, trẻ sơ sinh có những vị trí nhạy cảm như bụng, lưng dễ bị gió xâm nhập gây lạnh. Mùa hè mồ hôi ra nhiều, mẹ cho bé mặc đồ quá mỏng không đủ che chắn hay quá ngắn hở lưng, bụng càng khiến con dễ bị nhiễm lạnh và cảm hơn.
Mẹ lưu ý chỉ mua áo phông cộc tay, không nên mua đồ không tay và chú ý tăng 1 size để con mặc không bị ngắn quá nhé.
2 – Chất liệu quần áo hầm bí
Da của bé yêu ở giai đoạn sơ sinh rất đỗi mong manh, non nớt và vô cùng nhạy cảm. Nếu mẹ mua quần áo có chất liệu quà dày, bề mặt cứng ráp (vải thô, vải sợi tổng hợp…) hoặc quá kiểu cách thì ban ngày mùa hè, bé mặc vừa bí vừa nóng đó ạ. Chưa kể hầu hết đồ hầm bí đều không thấm hút được, mồ hôi đọng lại trên da lâu khiến con dễ bị thấm ngược trở lại, gây cảm lạnh.
Thay vào đó, mẹ ưu tiên quần áo có độ mỏng vừa, chất liệu thấm hút tốt như vải cotton 100%, cotton chải, lanh, vải sợi tre,… để bé mặc vừa thoáng mát, vừa giữ ấm nha.
3 – Chọn quần áo màu tối
Nhưng vết ố vàng, vệt sữa do nôn trớ hoặc do bé vệ sinh còn dính lại trên quần áo sáng màu luôn khiến mẹ phải phiền lòng, vì dù mẹ đã tỉ mỉ làm đủ mọi cách mà vẫn không sạch được. Do vậy mẹ chọn mua quần áo màu tối cho bé để những vết bẩn không nhìn rõ được, trông có vẻ sạch sẽ và dùng được lâu hơn.
Tuy nhiên mẹ không nên chọn mua quần áo tối màu cho con đâu ạ, nhất là vào mùa hè. Bởi những gam màu tối như đen, nâu,… thường sẽ hấp thụ lượng nhiệt lớn hơn và nhiều hơn, điều này khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, bí, thậm chí là nóng rát gây đỏ da nữa ạ.
Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn trang phục sáng màu, ưu tiên quần áo đơn sắc, ít họa tiết như tông màu xanh da trời nhạt, hồng nhạt, vàng mơ hoặc trắng,… Những màu sắc này rất xinh xắn, phù hợp với bé lại hạn chế hấp thụ nhiệt lượng, mẹ yên tâm cho bé yêu diện nha.
Mẹ vẫn băn khoăn sợ mặc con mặc đồ sáng màu dễ để lại vệt ố vàng khó giặt sạch, mẹ đọc ngay bài viết 9 mẹo tẩy vết ố vàng trên quần áo trẻ sơ sinh trắng sạch như mới để có thêm nhiều mẹo tẩy vết ố quần áo cực hay ho, áp dụng cho bé cưng và cả nhà luôn ạ!
4 – Không bao bọc kỹ cho con khi ra ngoài
Nhiệt độ trong những ngày hè thường khá cao, mẹ cho bé ra ngoài đi dạo đi chơi thường chủ quan, không bao bọc kỹ vì sợ bé nóng, đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên mẹ cẩn thận kẻo con phỏng da con đó ạ.
Làn da của bé cưng lúc này còn rất non nớt, mẹ để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là khi nắng gắt rất dễ làm tổn thương da của con, thậm chí là cháy nắng gây bỏng rát, phỏng rộp nữa. Do vậy, mẹ nhớ cho bé đeo bao tay, bao chân, trùm hoặc bọc kỹ cho bé khi ra ngoài để bảo vệ con khỏi những ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời gây hại.
5 – Cho bé mặc 1 lớp trong mọi nhiệt độ
Mẹ thường cho bé mặc đồ cộc và chỉ mặc 1 lớp cả ngày, trong mọi nhiệt độ vì nghĩ mùa hè trời khá nóng, mặc ít như vậy sẽ không gây hại gì. Quan điểm này cực sai lầm mẹ ơi! Mặc dù thời tiết mùa hè khá nóng bức nhưng cũng hay có mưa bất chợt làm nhiệt độ giảm xuống hoặc bé nằm trong phòng điều hòa, mẹ cần cân nhắc để mặc thêm áo cho con nha.
Nếu mẹ mặc quá ít, mặc quần áo ngắn, mỏng lại chỉ mặc 1 lớp cả ngày, không chú ý đến nhiệt độ thì rất có thể khiến con bị lạnh, dễ ốm. Do vậy, phụ thuộc vào từng nhiệt độ, chẳng hạn như những ngày trời mưa mùa hè, mẹ cho bé nằm trong phòng lạnh hay vào ban đêm, tốt nhất mẹ nên cân nhắc mặc nhiều hơn từ 2 lớp quần áo cho con nhằm mục đích giữ ấm, tránh con bị sốc nhiệt.
3. Quy tắc mặc đồ mùa hè cho bé chuẩn chỉnh từ chuyên gia
Bên cạnh việc lựa chọn và chuẩn bị, mẹ cần mặc đồ mùa hè cho bé đúng cách để đảm bảo thoáng mát, con mặc dễ chịu và tránh bị hăm đỏ. cách mặc đồ mùa hè cho bé chuẩn chỉnh nhất được chia sẻ ngay dưới đây, lưu lại ngay mẹ nha!
1- Chọn quần áo rộng hơn 1 size
Trẻ sơ sinh sau giai đoạn 1 tháng tuổi đã bắt đầu biết đạp, khua tay, khua chân rồi. Vậy nên mẹ cần chọn quần áo rộng và thoải một chút, con mặc không bị gò bó tay chân và thoải mái cử động.
Hơn nữa, bé ở độ tuổi sơ sinh thường lớn rất nhanh mẹ ạ, con mặc được 2 – 3 tuần có khi quần áo đã chật, hơi cộc và phải thay mới rồi. Do vậy, mẹ nên chọn quần áo rộng hơn 1 size, bé yêu mặc vừa thoải mái, đồng thời cũng giúp mẹ tiết kiệm hơn, tránh mua nhiều bé chẳng mặc hết, lãng phí lắm ạ.
2- Quấn thêm một lớp vải mỏng cho bé
Trong giai đoạn bào thai, em bé nằm gọn trong tử cung của mẹ, tay và chân co sát vào bụng. Trong tư thế này, bé cưng của mẹ luôn luôn cảm thấy thoải mái và an toàn. Do vậy, bé trong giai đoạn sơ sinh ( 0 – 2 tháng tuổi), mẹ bọc thêm một lớp vải mỏng hoặc quấn tã toàn thân khi ngủ cho bé cưng theo tư thế “bào thai” sẽ giúp trấn an, xoa dịu, cho bé cảm giác yên tâm và ngủ ngoan hơn.
Mùa hè, mẹ nên mặc cho bé một bộ quần áo mỏng (có thể ngắn tay hoặc dài tay) và bọc thêm một lớp vải mỏng khi ngủ. Mẹ có thể áp dụng cách làm này trong phòng điều hòa, chú ý để hở phần cổ, đầu và những nơi dễ đổ mồ hôi để con cảm thấy dễ chịu và không bị quá nóng hay gò bó nhé.
3- Thay đồ đều đặn ít nhất 2 lần/ngày
Trẻ sơ sinh thường ra mồ hôi nhiều do hệ bài tiết và tuyến mồ hôi của con chưa phát triển triển hoàn thiện. Do vậy mẹ nhớ kiểm tra liên tục xem bé cưng có đổ mồ hôi hay không. Nếu thấy con ra nhiều mồ hôi, mẹ cởi bớt đồ và dùng khăn ấm để thấm khô, lau sạch cho con.
Sau đó, mẹ ngay lập tức thay quần áo mới cho bé vì mồ hôi nếu động lại trên bề mặt hoặc thấm ngược vào da sẽ gây tắc lỗ chân lông, bé dễ bị ốm, cảm lạnh. Tốt nhất, mẹ nên thay đồ cho bé đều đặn 2 lần/ngày để đảm bảo lúc nào con cũng thoáng mát, sạch sẽ và dễ chịu.
Mách nhỏ: Nếu mẹ nhận thấy quần áo của con “xuống cấp” sau mỗi lần thay giặt, xem lại ngay nước giặt xả đang sử dụng nhé. Nước giặt xả có chứa chất tẩy rửa mạnh, tạo bọt nhiều thường dễ làm phai màu, dão hoặc bai vải, nhiều khi còn khiến da của bé cưng bị mẩn ngứa, đỏ, kích ứng nữa ạ.
Gợi ý mẹ sử dụng nước giặt xả thiên nhiên Mamamy với nguồn gốc tự nhiên (chủ yếu từ dừa và muối tinh khiết) giúp nhẹ nhàng giặt sạch, đảm bảo quần áo của bé luôn đẹp như mới, không bị mất form hay chảy dão, bạc màu nữa rồi. Đặc biệt, em ý sở hữu công thức nói không với chất tạo bọt SLS và SLES, mẹ chẳng lo dư lượng hóa chất độc hại tiếp xúc với da con, siêu lành tính luôn ạ.
4. Sắm đồ mùa hè cho bé cực đẹp và phải chăng mẹ ơi!
Hiểu là mua đồ mùa hè cho bé mẹ cần quan tâm đến chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,… nhưng mẹ còn băn khoăn, không biết nên sắm đồ cho bé ở đâu vừa đẹp, chất lượng mà giá thành lại phải chăng. Góc của mẹ gợi ý ngay TOP 4 thương hiệu quần áo mùa hè cho bé sơ sinh xịn – đẹp – rẻ đây ạ.
4.1. Thương hiệu CHAANG
CHAANG là thương hiệu thời trang trẻ em cao cấp tại Việt Nam, nổi tiếng với các thiết kế dành cho trẻ trẻ sơ sinh bền đẹp và siêu an toàn. Thế mạnh của CHAANG là tập trung vào chất liệu thành phần sợi tự nhiên – cotton chải mềm mại, ít xơ và bụi mịn, thân thiện tuyệt đối với làn da non nớt của bé cưng. Ngoài ra, quần áo đến từ thương hiệu CHAANG còn sở hữu nhiều đặc tính nổi bật như mềm mịn, thông thoáng, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải đanh nhưng không cứng, mẹ chẳng lo bai dão đâu ạ.
Dựa trên tầm nhìn và định hướng chung tạo ra những thứ tốt nhất cho trẻ, Mamamy và CHAANG đã gặp nhau, mang đến những sản phẩm quần áo và vật dụng hỗ trợ có chất lượng ưu việt, luôn quan tâm đến trải nghiệm của chính người sử dụng là các bạn nhỏ và bé sơ sinh.
Lâu nay, khi chọn mua đồ cho bé cưng, mẹ thường chú trọng sắm dụng cụ như bình sữa, tã bỉm, nôi, cũi mà quên rằng những sản phẩm như quần áo, mũ nón, bao tay, bao chân mới là thứ tiếp xúc da kề da với con cả ngày. Khi chọn mua những sản phẩm này, mẹ vô tình bị màu sắc và sự đáng yêu thu hút, đôi khi chỉ chú trọng đến thiết kế mà bỏ qua yếu tố chất liệu.
Nhưng mẹ ơi, hãy luôn nhớ rằng làn da của con yêu vẫn còn non nớt và nhạy cảm lắm ạ. Dù chỉ một sợi chỉ thừa hay bề mặt vải nhiều xơ, quá dày hay hơi sần ráp một chút thôi con cũng cảm thấy khó chịu.
Nhắc đến những chất liệu an toàn cho trẻ sơ sinh, chắc hẳn ứng cử viên số 1 trong lòng mẹ chính là vải Cotton 100%. Tuy nhiên không phải cứ 100% nguyên chất bông tự nhiên là đủ, kỹ thuật tạo ra loại vải đó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đó ạ. Đôi khi sợi bông tự nhiên được dệt thành vải Cotton vẫn còn lẫn sợi ngắn sợi dài, nhiều sợi bị đứt, mủn, sợi xấu,… Mà bé yêu thì nhạy cảm vô cùng, con có thể cảm thấy khó chịu với những thứ mà mắt thường của mẹ không nhìn thấy được.
Thấu hiểu mẹ, Mamamy và Chaang đã có mặt ở đây, cùng hợp tác để tạo lên thiết lập “chuẩn” cho hệ sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh, bao gồm cả quần áo. Trên từng sản phẩm, Mamamy x Chaang luôn có sự đầu tư chỉn chu, chăm chút từng chi tiết dù là nhỏ nhất, đẹp đến từng đường kim mũi chỉ.
Sản phẩm kết hợp của Mamamy và Chaang ưu tiên sử dụng chất liệu “Cotton chải” – một phiên bản vải Cotton được “thăng hạng” nhờ kỹ thuật chải mượt trước khi kéo sợi. Nhờ vậy mà thành phẩm loại bỏ được tạp chất, bụi mịn và các sợi ngắn, mảnh không đạt chuẩn. Sau quá trình này, thành phẩm là sợi vải đồng đều, sợi dài ít xơ, siêu mềm mịn, an toàn và thân thiện với làn da non nớt, kể cả bé sinh non, thiếu tháng thiếu ngày.
Hơn nữa, độ thấm hút cực “đỉnh” của chất liệu Cotton chải cũng giúp mẹ xoa dịu những lo lắng về sức khỏe da của trẻ sơ sinh như da như hăm, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,… Khi chạm tay vào bề mặt sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ chắc chắn sẽ phải thốt lên đầy kinh ngạc, có thể miêu tả bằng sự “chuẩn mềm mại”, mẹ yên tâm chọn cho bé cưng nha.
4.2. 3 thương hiệu quần áo uy tín khác
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số thương hiệu quần áo mùa hè cho bé sơ sinh khác như YF, Paul and Paula, Zara Kids,… Cụ thể:
1 – Thương hiệu YF
YF là thương hiệu thời trang cho bé đến từ Việt Nam. Điểm nổi bật của YF là chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều, chủ yếu sử dụng chất liệu cotton giúp kiểm kiểm soát nhiệt tốt, mềm mại, dịu nhẹ với làn da và kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, thương hiệu này cũng thường xuyên cập nhật mẫu mã mới, nhiều kiểu dáng và màu sắc khác, đầy đủ size số và giá hợp với túi tiền.
2 – Thương hiệu Paul and Paula
Paul and Paula là hãng quần áo nổi tiếng có xuất xứ từ Melbourne (Úc). Thương hiệu này chủ yếu sản xuất thủ công sản phẩm quần áo trẻ em có chất lượng tốt với chất liệu co giãn giúp bé cưng hoạt động thoải mái. Ngoài ra, hãng còn cho ra đời những mẫu thiết kế mang tính độc đáo và có sự chỉn chu, tâm huyết trong từng đường kim mũi chỉ.
3 – Thương hiệu Zara Kids
Đây là thương hiệu có xuất xứ từ Tây Ban Nha, những dòng quần áo trẻ em của thương hiệu này được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, ưu tiên sử dụng chất liệu vải cotton thoáng khí, mềm mại tạo cảm giác thoải mái khi mang.
Mẫu mã quần áo của Zara Kids cũng vô cùng phong phú, nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng và cập nhật BST mới liên tục, mẹ thoải mái lựa chọn cho bé nha.
Như vậy, mẹ đã biết được quần áo trẻ sơ sinh mùa hè bao gồm áo phông ngắn tay, quần đùi, bodysuit, đồ bộ… cùng vô vàn những thông tin hữu ích giúp mẹ chọn khéo, bé mặc đẹp và thoải mái rồi. Đồng thời mẹ đừng quên lưu lại ngay thương hiệu uy tín để chọn mua quần áo mùa hè cho bé chuẩn xịn sò nha. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
Mùa đông cận kề, mẹ cứ lo lắng không biết sắm sửa gì cho con yêu để con luôn ấm áp, không bị lạnh. Dạo vòng quần các diễn đàn, mạng xã hội, mẹ thấy nhiều người bàn nhiều về quần áo trẻ sơ sinh mùa đông nhưng vẫn chưa có bài viết thống kê cụ thể nên chuẩn bị những gì. Hiểu được tâm tư đó, Góc của mẹ đã cho “ra lò” ngay bài viết này để giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc của mẹ cũng như đưa ra những gợi ý hữu ích. Mẹ đón đọc ngay nhé!
1. 7 loại quần áo bé sơ sinh mẹ cần chuẩn bị vào mùa đông
Tiết trời chuẩn bị vào đông rồi, mẹ nên giữ ấm cho con tối đa để con không bị cảm lạnh, khụt khịt mũi nhé. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vẫn còn non nớt và cần được mẹ bảo vệ. Dưới đây là top 7 loại quần áo không thể thiếu trong mùa đông lạnh lẽo này, mẹ ghi chú lại để sắm cho con ngay nhé:
1.1. Áo, quần dài
Áo, quần dài là bộ đôi không thể thiếu khi tiết trời chuyển đông, chúng có tác dụng giữ ấm cơ thể con khỏi bị gió lạnh tràn vào gây ho sốt, lạnh bụng. Do đó, mẹ nên lựa chọn áo, quần dài đúng cách để bảo vệ bé yêu, ưu tiên chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, chọn kích cỡ phù hợp không quá rộng cũng không quá chật.
Bên cạnh đó, mẹ cần tránh những bộ quần áo có chi tiết rườm rà, phụ kiện hạt hay giả lông thú vì chúng dễ gây ngứa ngáy, cọ xát da con đó ạ. Làn da bé sơ sinh rất nhạy cảm, mẹ lưu ý điểm này tránh mắc sai lầm khiến da con con đỏ ửng hoặc đau rát mẹ nhé.
1.2. Quần đóng bỉm
Nhắc đến những loại quần áo khác, mẹ cảm thấy thân thuộc và phần nào hiểu được ngay công dụng nhưng với quần đóng bỉm thì mẹ cứ ngờ ngợ, chưa hiểu loại quần này đóng vai trò như thế nào. Đây là một trong những “vũ khí” mẹ nên tậu vào mùa đông này cho bé cưng đó ạ.
Bởi khi con còn bé, mẹ chưa cho con dùng tã quần ngay mà thường sử dụng miếng lót sơ sinh kèm quần đóng bỉm. Bé sơ sinh còn nhỏ nên thường ngủ ngày, ít vận động và đi vệ sinh nhiều lần, mẹ dùng miếng lót sơ sinh sẽ tiết kiệm kha khá chi phí vì sản phẩm này có thể giặt rồi dùng lại.
Ưu điểm của miếng lót này là nhẹ nhàng, không gò bó nhưng nhược điểm là rất dễ rơi tuột, khó cố định. Mẹ cũng biết, vào mùa đông mà bị tràn nước tiểu sẽ dễ khiến con bị lạnh và dẫn đến ho, sốt. Việc mẹ “trang bị” thêm quần đóng bỉm sẽ giúp miếng lót sơ sinh ôm sát cơ thể bé, nhờ đó thấm hút và chống tràn tốt hơn.
Tuy nhiên, mẹ nào cho bé dùng tã dán có thể bỏ qua quần đóng bỉm mẹ nhé. Bởi sản phẩm này đều có thiết kế ôm sát, giúp bé vừa thoải mái khi vận động, vừa bao bọc lấy cơ thể bé, y hệt như chức năng của tã dán sơ sinh và quần đóng bỉm mà lại tiện lợi hơn nhiều. Mẹ cũng đỡ phải thay tã cho con nhiều lần, không sợ con cảm lạnh nữa rồi.
1.3. Bodysuit
Bodysuit là dạng loại quần áo được thiết kế như một chiếc áo phông nhưng kéo dài qua eo và cố định bằng khuy cài hoặc nút bấm ở phần đũng quần. Thời tiết vào đông rất lạnh, nhiệt độ thường xuống thấp hơn bình thường, nếu mẹ cho con mặc đồ rời sẽ dễ khiến con bị lạnh bụng vì phần cơ thể lộ ra bên ngoài.
Bodysuit sẽ giúp mẹ khắc phục điều đó ngay thôi! Với thiết kế độc đáo, mẫu quần áo này sẽ che chắn phần cơ thể của con, giữ ấm những bộ phận nhạy cảm như tay, chân, bụng, lưng,… Chưa kể kiểu dáng, màu sắc của bodysuit cũng rất đa dạng, mẹ tùy ý lựa chọn trang phục trơn hoặc có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu. Vào mùa đông, mẹ ưu tiên mua những mẫu bodysuit dài tay hoặc chần bông để con thêm phần ấm áp nhé!
1.4. Áo len, áo bông
Đây là 2 mẫu áo không thể thiếu trong mùa đông sắp tới mẹ ạ! Áo len và áo bông sẽ là bộ đôi “quyền lực” giữ ấm cơ thể con, ngăn chặn gió lùa vào ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Mẹ lưu ý chọn những chiếc áo len, áo bông mềm mịn, thấm hút tốt để bé cưng thoải mái. Con chào đời chưa bao lâu nên còn nhạy cảm với thế giới xung quanh, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, mẹ chọn áo len có chất liệu quá dày dễ làm con bị hầm bí dẫn đến sốt cao.
Ngoài ra mẹ cũng “tránh càng xa càng tốt” những mẫu áo thô cứng vì khi tiếp xúc với làn da mỏng manh của con sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí ửng đỏ. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều mẫu áo len đẹp, ấm áp, mẹ tùy ý lựa chọn theo tạng người và chiều cao của bé nhé.
1.5. Mũ thóp
Mũ thóp tưởng không quan trọng mà lại… quan trọng không tưởng đó ạ. Theo đó, thóp là bộ phận quan trọng nhưng lại có phần mong manh, cần được che chắn để tránh xa những tác động xấu bên ngoài. Bên cạnh đó, đội mũ thóp cho bé còn giúp giữ ấm phần đầu, nhất là những khi trời vào đông. Nếu mẹ không đội mũ cho trẻ sơ sinh thì gió cũng như nhiệt độ lạnh sẽ tràn qua phần đầu, trán, khiến con bị cảm lạnh lúc nào không hay.
Người lớn chúng ta có hệ miễn dịch tốt hơn thường sẽ ít mắc bệnh nhưng trẻ sơ sinh thì rất non nớt, mẹ không nên chủ quan đâu ạ. Mũ thóp cũng có nhiều mẫu mã, kiểu dáng để mẹ tha hồ lựa chọn như mũ buộc dây, mũ không buộc dây, mũ cài nút với những hình thù ngộ nghĩnh đáng yêu, phối tai động vật xinh xắn.
1.6. Bao tay, bao chân
Tay, chân là hai bộ phận “lộ thiên” nhiều nhất, nếu không cẩn thận con yêu sẽ bị lạnh tay, lạnh chân, co quắp lại cực khó chịu mẹ ạ. Do đó, việc giữ ấm tay chân cho bé, đặc biệt là vào mùa đông cần được quan tâm nhiều hơn. Mẹ nên sắm sửa nhiều đôi bao tay, bao chân để con dùng dần, đây là vật dụng cần thiết mà mẹ có thể mua nhiều mà không sợ lãng phí.
Mẹ không nên cho con đeo hoài một đôi mà cần giặt giũ, thay mới thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng hầm bí khiến con nổi mẩn đỏ. Đối với những sản phẩm này, mẹ ưu tiên chọn màu trắng trơn, không họa tiết để hạn chế tình trạng con cầm nắm, cho vào miệng hoặc cọ quậy gây trầy xước tay, chân nhé.
1.7. Khăn xô, khăn khô đa năng, tã quấn
Khăn xô cũng là một trong những “vật bất ly thân” của bé sơ sinh, đóng vai trò to lớn trong nhiều “công tác” như tắm rửa, vệ sinh, lau mặt cho con. Để tiện công, đỡ mua đi mua lại nhiều lần mẹ cần chuẩn bị khoảng 10 – 20 chiếc khăn sữa loại 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp cho bé.
Tuy nhiên, sử dụng khăn xô tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, vì sau quá trình giặt đi giặt lại nhiều lần, vi khuẩn rất dễ “làm tổ” trong khăn, nhăm nhe tấn công da và các cơ quan trên cơ thể bé. Mẹ cũng mất công giặt cả tá khăn mỗi khi bé sử dụng xong, vừa đau lưng vừa mất thời gian mẹ nhỉ. Mẹ cân nhắc mua 1 – 2 hộp khăn khô đa năng siêu mềm mại, diệt khuẩn từng tờ, hạn chế tối đa vi khuẩn tích tụ, giúp bé cưng luôn khỏe mạnh. Mẹ sử dụng để lau cho con sau khi bú, hoặc tắm cho bé rất tiện, lại thấm hút nhanh chóng nước thừa, chất bẩn, giúp da con luôn mềm mại, mịn màng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên mua thêm nhiều loại khăn xô khác như khăn tắm, khăn bông to, khăn xô lót chỗ nằm. Ngay khi tắm cho con xong, mẹ lập tức ủ ấm cơ thể con bằng cách lau người thật kĩ kết hợp quấn tã để hạn chế cảm lạnh.
Sắm thêm cho con nhiều tã quấn để con ngủ ngon giấc hơn nữa mẹ ơi. Loại tã này được biết đến với tên gọi khác là tã quấn kén, quấn nhộng, con yêu sẽ được ủ ấm và đánh một giấc thật sâu thay vì giật mình lúc nửa đêm. Mẹ lưu ý chọn dòng tã có chất liệu gọn nhẹ, thấm hút tốt như cotton, hạn chế dùng tã quá dày khiến con ngạt hoặc nực nội nhé.
2. 5 sai lầm khi chọn và mặc đồ mùa đông cho bé
Bên cạnh những loại quần áo nên sắm sửa cho con dịp vào đông, mẹ cần tránh 5 sai lầm như mua đồ quá dày, lựa chọn chất liệu không phù hợp, giặt đồ không kỹ,… dưới đây để bảo vệ bé cưng nhé:
2.1. Mua đồ quá dày
Thấy trời bắt đầu lạnh dần, mẹ lo lắng bé cưng không đủ ấm nên sắm sửa những chiếc áo, chiếc quần thật dày nhưng lại quên mất rằng phần lớn thời gian bé sơ sinh chỉ ở trong nhà thôi. Quần áo dày chỉ thích hợp khi con ra ngoài vào ngày đông mẹ ạ, mẹ cho con mặc đồ dày lúc ở nhà còn dễ gây phản tác dụng, xung đột nhiệt độ khiến con dễ bị cảm hơn.
Bên cạnh đó, mua nhiều đồ dày còn gây lãng phí vì không dùng đến nhiều. Mẹ lưu ý chỉ mua 2 – 3 mẫu để phòng trường hợp bế con đi thăm họ hàng hay ra ngoài tiêm phòng thôi nhé. Ngoài ra mẹ vẫn ưu tiên quần áo đủ ấm cho con với chất liệu thấm hút tốt như vải lanh, vải sợi tre, cotton chải,…
2.2. Chọn chất liệu không phù hợp
Làn da của bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm mẹ ơi, một tác động nhỏ bé cũng đã đủ làm da con ửng đỏ rồi Mà quần áo lại là thứ tiếp xúc trực tiếp với da con 24/24. Chính vì vậy, lựa chọn chất liệu phù hợp là vô cùng quan trọng đó mẹ. Đôi khi, chính việc chọn lựa những chất liệu pha nilon, vải bố thô cứng,… sẽ cọ xát vào da con là nguyên nhân khiến con bị trầy xước. Ngoài ra, nhưng chất liệu vải thấm hút kém gây nên hiện tượng bức bối, con cảm thấy khó chịu.
Do đó, mẹ chọn chất liệu vải “đáng đồng tiền bát gạo” như cotton nguyên chất, cotton chần bông, cotton chải để đáp ứng được nhiều tiêu chí như thấm hút tốt, mềm mịn, ít thô xơ, không để lại bụi vải. Nhờ vậy, con mặc vào không ngứa ngáy, khó chịu, mẹ cũng thêm phần an tâm!
2.3. Chọn size vừa khít với bé cưng
Mẹ chọn những bộ quần áo vừa khít với số đo, cân nặng của con nhưng không biết rằng đó là sai lầm trong khâu lựa chọn quần áo. Bé ở độ tuổi sơ sinh thường lớn rất nhanh mẹ ạ, con mặc 3 – 4 tuần là đã có dấu hiệu chật và cần đổi bộ mới rồi.
Như vậy sẽ rất lãng phí đúng không mẹ ơi? Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn trang phục nhỉnh hơn 1 – 2 size để tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp con co duỗi người tốt, không bị bó sát gây cảm giác khó chịu, bức bối. Mẹ lưu lại ngay mẹo này để chọn quần áo đúng hơn nhé!
2.4. Giặt đồ không kỹ
Đồ mới mua về mẹ cho con mặc ngay hoặc giặt qua loa vì nghĩ đồ mới toanh sẽ không gây hại gì. Quan điểm này cực sai lầm mẹ ạ, do phấn may, cặn vải thừa còn bám đọng sẽ khiến con yêu khó chịu, ngứa ngáy, tệ hơn là dị ứng, nổi mẩn đỏ trông xót vô cùng. Mẹ lưu ý khâu giặt giũ phải thật kỹ lưỡng để bảo vệ làn da non nớt của con.
Song song đó, mẹ cũng tránh giặt đồ của con cùng với người lớn bởi một số thành phần sử dụng trong nước giặt người lớn (parabens, ethylene oxide,..) và hương liệu (toluen, aceton) không phù hợp với bé sơ sinh đâu mẹ. Độ pH trong nước giặt của người lớn cũng cao hơn nước giặt cho bé khiến đồ bị xơ cứng, con mặc vào dễ gây xước da đó.
Vì lẽ đó, mẹ cần giặt giũ kỹ lưỡng, sử dụng nước giặt được kiểm định rõ ràng, không dùng hàng trôi nổi, kém chất lượng. Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên giúp quần áo bé luôn mềm mịn nhờ thành phần có nguồn gốc thực vật, công thức nói không với chất tạo bọt SLS và SLES, không lưu lại hóa chất có hại trên quần áo.
Chưa hết bất ngờ đâu mẹ, Mamamy còn đang thực hiện chương trình khuyến mãi mua nước giặt xả được tặng khăn ướt cùng rất nhiều quà. Cơ hội vàng để mẹ trải nghiệm nhiều sản phẩm khác nhau mà giá cả cực ưu đãi đây rồi. Mẹ còn đợi chờ gì đã không săn deal khủng ngay thôi!
2.5. Quên mất việc chăm sóc da cho con
Mẹ nghĩ chỉ cần tập trung chọn đồ ấm cho con vào mùa đông là được, không cần quan tâm những vấn đề khác. Nhưng thực tế, mùa đông trời lạnh, hanh khô, mẹ cần chăm sóc da bé thật kỹ song song với việc mặc quần áo ấm để làn da con luôn mịn màng và hồng hào, tránh khô ráp, bong tróc da tay da chân.
Theo đó, mẹ nên kết hợp ủ ấm con, pha vài giọt tinh dầu tràm trong quá trình tắm táp, dùng những loại kem dưỡng, xịt chăm sóc da chuyên dụng cho bé sơ sinh. Mẹ thường nghĩ vào mùa đông con ít bị nhiễm khuẩn, viêm da hơn mùa hè bởi ngày hè thường oi ả, dễ đổ hôi gây mẩn ngứa, hầm bí. Sự thật không phải vậy đâu ạ, mùa nào còn cũng có thể đối mặt với các vấn đề về da nếu không được mẹ nâng niu, chăm chút kỹ càng.
3. Nguyên tắc mặc đồ mùa đông cho bé chuẩn khoa học
Bên cạnh việc lựa chọn và chuẩn bị những loại quần áo, mẹ cần mặc đồ mùa đông cho bé đúng cách để đảm bảo giữ ấm, con không bị lạnh hoặc hăm tã. Cụ thể ra sao, cùng Góc của mẹ khám phá liền thôi ạ:
1 – Nguyên tắc 4 ấm – 1 lạnh
Với nguyên tắc 4 ấm, mẹ buộc phải giữ ấm cho con yêu ở 4 vị trí quan trọng:
Giữ ấm bàn tay: Đôi bàn tay bé xinh của bé là nơi chứa đựng nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất cần được giữ ấm để đảm bảo cơ thể không bị lạnh. Tốt nhất, mẹ nên cho con đeo bao tay thường xuyên để cân bằng nhiệt độ, giúp cơ thể luôn ấm áp.
Giữ ấm lưng: Bảo vệ phần lưng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ lá phổi non nớt của con khỏi các tác nhân như viêm phổi, viêm phế quản. Cụ thể, mẹ giữ ấm phần lưng con bằng cách quấn thêm chăn hoặc tã khi ẵm bồng để lưng con luôn ấm áp. Mẹ lưu ý tránh ủ quá kỹ khiến con bị ngộp, mẹ chỉ nên quấn tối đa 2 lớp thôi nhé.
Giữ ấm bụng: Một khi con yêu bị lạnh bụng thì hàng loạt vấn đề sẽ kéo theo như khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ. Mẹ ủ ấm bụng con bằng cách đắp chăn khi ngủ để dạ dày con hoạt động tốt suốt mùa đông giá lạnh
Giữ ấm bàn chân: Bàn chân là nơi dễ bị nhiễm lạnh nhất và cũng nhạy cảm với nhiệt độ nhất. Vì thế mẹ thường thấy con yêu run chân cầm cập mỗi độ đông về, cách tốt nhất để giữ ấm cho con là mẹ luôn đeo bao chân và đắp chăn kín chân khi con ngủ say.
Còn về nguyên tắc lạnh mẹ cần hiểu lạnh ở đây không phải là tác động để một bộ phận cơ thể nào đó trở nên lạnh buốt mà là giữ cho phần đầu của con được thông thoáng để tránh hiện tượng tích tụ nhiệt độ cao, khiến con bị sốt. Mẹ chỉ nên đội mũ trùm kín đầu khi đưa con ra ngoài còn lúc trong nhà mẹ đội mũ thóp là đủ rồi ạ. Mẹo này vừa giúp phần đầu của con được thoải mái, thoáng khí, tản nhiệt tốt hơn vừa đảm bảo phần thóp non nớt không bị ảnh hưởng.
2 – Nguyên tắc nhiều lớp
Giữa việc cho con mặc một lớp áo bông thật dày với việc việc cho con mặc nhiều lớp áo mỏng thì đâu mới là cách tốt nhất mẹ nhỉ? Câu trả lời là cách mặc thứ hai đó ạ, do nhiều lớp áo mỏng sẽ giữ nhiệt tốt hơn, che chắn không cho gió tràn vào cơ thể con và ngăn nhiệt độ lạnh của mùa đông tác động đến cơ thể bé. Đan xen nhiều lớp áo mỏng cũng hỗ trợ con cử động thoải mái, nhẹ nhàng hơn mặc một chiếc áo dày cộm. Chưa kể, áo quá dày còn ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt, dễ gây hầm bí, bức bối đó ạ.
3 – Giữ ấm tay chân đặt lên hàng đầu
Tay và chân là hai vị trí quan trọng hàng đầu mà mẹ cần giữ ấm cho con, như những chia sẻ ở trên, đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh cảm xúc, một tác động nhỏ nhoi cũng ngay lập tức truyền đến não và khiến con phản ứng. Đó cũng là lý do từ xưa đến giờ ông bà ta đều dặn dò mẹ nên bao tay, bao chân cho con thật kỹ lưỡng, ngoài tránh để móng tay cào xước làn da thì cách làm này còn giúp con luôn ấm áp, hạn chế bị lạnh.
4. Gợi ý 4 thương hiệu quần áo mùa đông cho bé sơ sinh xịn – đẹp – rẻ
Với những chia sẻ bổ ích trên đây, chắc hẳn mẹ đã muốn tậu ngay vài loại quần áo xinh xắn để chuẩn bị đón mùa đông cùng con phải không ạ? Vậy thì Góc của mẹ sẽ gợi ý ngay những thương hiệu uy tín, mẹ cùng xem ngay nhé:
4.1. Thương hiệu CHAANG
CHAANG là hãng quần áo dành cho bé sơ sinh nổi tiếng với chất liệu sợi tự nhiên – cotton chải – mềm mại, không vương chỉ thừa, an toàn tuyệt đối cho làn da của bé cưng dù là làn da nhạy cảm nhất. Ngoài ra, quần áo đến từ thương hiệu này còn sở hữu những đặc tính tuyệt vời như thông thoáng, hút mồ hôi tốt, vòng đời sản phẩm kéo dài nhiều năm liền. Bé mặc xong bị chật, mẹ có thể tặng lại cho các bé nhỏ hơn.
Đặc biệt, sự chung tầm nhìn, chung mục tiêu hướng đến những sản phẩm tốt nhất, Mamamy đã liên kết với Chaang cùng thực hiện dòng sản phẩm quần áo và vật dụng mang tính đột phá trong sản xuất để làm hài lòng những khách hàng bé nhỏ.
Lâu nay, khi mua đồ cho thiên thần đáng yêu, mẹ thường tập trung vào việc sắm sửa bình sữa, nôi, cũi mà quên rằng những đồ dùng như quần áo, tất, mũ thóp mới là thứ tiếp xúc với con nhiều nhất. Để lựa chọn được những bộ quần áo “chuẩn chỉnh” mẹ cần quan tâm nhiều đến chất vải. Bởi chỉ cần một sợi chỉ thừa hay chất liệu vải quá nóng thôi con cũng cảm thấy khó chịu. Sức khỏe của sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ chọn loại vải không phù hợp.
Tù trước giờ cotton được đánh giá là “vua trong các loại vải thấm hút” nhưng nhược điểm là sợi bông khi được dệt thành vải vẫn còn những sợi dài sợi ngắn, sợi mủn, sợi xấu. Cũng vì lẽ đó mà CHAANG x Mamamy đã hợp tác để thiết lập chuẩn chất liệu sử dụng cho bé sơ sinh để bảo vệ làn da của con an toàn tuyệt đối, tránh xa khỏi những tác nhân gây đau rát, mẩn ngứa.
Điểm nổi bật của cotton chải là sợi vải đồng đều, có sự liên kết, an toàn tuyệt đối với làn da bé, kể cả bé sinh non, thiếu tháng. Trải qua công công đoạn chải vô cùng tỉ mỉ, thành phẩm được loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, sợi bông êm ái, không để lại bất kì mảnh chỉ thừa nào cọ xát da con. Chưa hết, độ thấm hút cực tốt của cotton chải cũng giúp mẹ đánh tan nỗi lo về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẩn, ngứa,…
4.2. 3 thương hiệu quần áo uy tín khác
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số thương hiệu quần áo mùa đông cho bé sơ sinh khác như Nous, BU, Carter’s,… Cụ thể:
1 – Thương hiệu Nous
Đây là thương hiệu có xuất xứ từ Việt Nam, những dòng quần áo của Nous được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, sử dụng 100% vải cotton thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Mẫu mã quần áo của Nous cũng vô cùng đa dạng, từ đơn giản đến nhiều họa tiết, mẹ thoải mái lựa chọn cho bé cưng!
2 – Thương hiệu BU
Điểm nổi bật của thương hiệu này là chất liệu vải tự nhiên, 100% organic từ sợi tre, bông hữu cơ, bông nguyên chất giúp kiểm soát nhiệt tốt, hút ẩm, chống mùi và kháng khuẩn. Nhờ đó, làn da nhạy cảm của bé cưng được bảo vệ tối đa, mẹ cũng thêm an tâm.
3 – Thương hiệu Carter’s
Carter’s là hãng quần áo may mặc nổi tiếng của Mỹ, chủ yếu sản xuất những mẫu mã cao cấp, chất lượng tốt với chất liệu co giãn giúp bé yêu dễ dàng cử động mà không bị gò bó. Ngoài ra, hãng còn cho ra đời những mẫu mã độc đáo như tay áo phủ bàn tay để bảo vệ bé khỏi việc cào xước.
Như vậy, mẹ đã biết được quần áo trẻ sơ sinh mùa đông bao gồm áo, quần dài, bodysuit, áo len, bao tay, bao chân,… cùng vô vàn những lưu ý thú vị và thương hiệu uy tín. Mùa đông này, mẹ đã có thể an tâm con luôn ấm áp và không bị nhiễm lạnh nữa rồi ạ! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về quần áo cho trẻ sơ sinh mùa đông hay xung quanh vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp ngay nhé!