Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sở hữu một biệt danh hay và đáng yêu sẽ là một món quà vô cùng ý nghĩa với con yêu tên Nghi, bởi chúng sẽ giúp mọi người dễ nhớ và ấn tượng với con hơn. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết thêm nhiều biệt danh theo tên Nghi, để mẹ có thể lựa chọn được biệt danh phù hợp nhất cho thiên thần nhỏ của mình nhé!

gợi ý biệt danh theo tên Nghi cho con yêu
Biệt danh theo tên Nghi cho con yêu

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

Công cụ tìm tên con

Giới tính bé nhà mình

Mẹ muốn tìm tên cho bé bắt đầu bằng

1 kết quả

Mẹ tìm kiếm nhiều nhất...

Thông minh Tài giỏi Xinh đẹp May mắn

Mẹ tìm kiếm nhiều nhất...

Bình An Hoàng Quân Quỳnh Anh
2022

Dành cho mẹ nào sắp sinh bé hoặc sẽ đón bé vào năm sau nhé!

a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z
Tên Giới tính Ý nghĩa Năm Yêu thích Slug
Bảo An Nam, Nữ

Bảo có nghĩa là bảo vật, báu vật, là điều vô cùng quý giá. An có nghĩa là an lành, yên bình. Bảo An có thể hiểu con như bảo vật quý giá, mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình

... Xem thêm
2022 A bao an
Bình An Nam

Một cái tên ấm áp phải không bố mẹ. Chữ "Bình" là sự êm ấm, thư thái, còn "An" có nghĩa là an lành, yên bình. “Bình An” có thể hiểu là cha mẹ mong con có cuộc sống bình an, êm đềm, sẽ không gặp bất cứ sóng gió hay trắc trở nào đó.

... Xem thêm
2022,2023 A binh an
Ðăng An Nam

Cái tên rất hay đúng không nhà mình. Đăng có nghĩa là ngọn đèn, An là yên định. Đăng An có nghĩa là ngọn đèn bình yên, mong con có cuộc sống yên bình, là người có năng lực mạnh mẽ, định hướng cho người khác đó

... Xem thêm
2022,2023 A dang an
Duy An Nam

Cái tên nghe thật mạnh mẽ nhà mình nhỉ? Chữ "Duy" mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là từ chỉ sự thông minh, hiểu biết hoặc ước mong về một cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Còn "An" lại có nghĩa là an lành, bình yên, mong cho con có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ. Đặt tên con là Duy An để mong con có cuộc sống an bình, viên mãn.

... Xem thêm
2022,2023 A duy an
Gia An Nam, Nữ

"Gia" chỉ những điều tốt đẹp, phúc lành, đồng thời còn có nghĩa là gia đình, là mái nhà nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đặc biệt còn có nghĩa là sự đẹp đẽ, ưu tú, mang phẩm chất cao quý. "An" là bình an, may mắn, thư thái, an toàn. Gia An là "sự bình an của gia đình". Em bé Gia An sẽ là một sự may mắn, mai lại những điều tốt lành cho gia đình của mình và kể cả gia đình nhỏ sau này của chính con.

... Xem thêm
2022.,2023 A gia an

1. Ý nghĩa tên Nghi 

Nghi vốn là một cái tên hay và trang trọng, do đó chúng thường được nhiều mẹ lựa chọn để đặt cho con yêu của mình. Tuy nhiên, mẹ biết không, tên Nghi còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa khác nhau đó ạ!

  • Tên Nghi ý chỉ là sự uy nghi, điềm tĩnh và phong thái theo Hán Việt. Tên Nghi cũng thể hiện tính cách của con sau này sẽ trở thành một người có quy tắc, nghiêm túc và toát ra sự quý phái đó mẹ ạ!
  • Còn với ý nghĩa thứ hai, Nghi ý chỉ sự gương mẫu. Mẹ đặt tên Nghi cho con, mong con yêu trong tương lai sẽ trở thành người sống có phép tắc, nề nếp, có đạo đức và chuẩn mực để mọi người có thể noi theo.
  • Với ý nghĩa thứ ba, tên Nghi hàm ý chỉ sự hòa hợp, hòa thuận với mọi người xung quanh. Mẹ đặt con tên Nghi với hy vọng rằng sau này con sẽ luôn tôn trọng và yêu quý mọi người, trở thành người thân thiện, có lòng trắc ẩn và mang nhiều phước báu.
  • Tên Nghi còn có một ý nghĩa nữa mà mẹ chưa biết đó chính là lễ vật, là niềm vui của gia đình đó ạ! Với cái tên này, mẹ mang hy vọng con trong tương lai sẽ là người có tâm, có tầm, có đạo đức tốt và luôn luôn nhớ về cội nguồn, biết ơn ông bà, cha mẹ của mình.
ý nghĩa tên Nghi
Nghi vốn là một cái tên hay và trang trọng được nhiều mẹ lựa chọn

Qua những chia sẻ trên, mẹ đã có thể hiểu rõ được ý nghĩa cũng như nguồn gốc của cái tên Nghi rồi phải không mẹ? Mẹ còn chần chờ gì nữa mà hãy cùng Góc của mẹ tìm ra được biệt danh theo tên Nghi vừa đáng yêu vừa phù hợp cho con qua list hơn 100+ biệt danh hay dưới đây nhé!

Bên cạnh việc quan tâm đến cách đặt biệt danh theo tên Nghi cho con yêu, mẹ cũng hãy quan tâm và trang bị sẵn sàng những sản phẩm cần thiết chăm sóc con cần thiết khi thiên thần chào đời. Mẹ hãy thử tham khảo qua hệ sản phẩm chất lượng của Mamamy Baby Good Goods, gồm các loại sản phẩm cần thiết cho em bé sơ sinh như: khăn ướt Mamamy, nước giặt xả thiên nhiên Mamamy, tã dán nhập Hàn Mamamay UltraFlow,… Đặc biệt, hiện tại Mamamy đang có chương trình chào con đến với bố mẹ với những combo khuyến mãi cực sốc, mẹ đừng bỏ lỡ nhé! 

Sản phẩm tã dán nhập Hàn Mamamay UltraFlow

2. 100+ biệt danh theo tên Nghi theo đặc điểm riêng của bé yêu 

Để mẹ có thể tìm được nhiều biệt danh đáng yêu và dễ thương phù hợp cho con yêu của mình. Dưới đây sẽ list 100+ biệt danh theo tên Nghi theo đặc điểm riêng của con cho mẹ thỏa thích tham khảo nhé! 

2.1. Đặt biệt danh cho bé theo cá tính 

Bé trai Bé gái
Nghi nghịch ngợm Nghi dịu dàng
Nghi đầu gấu Nghi ngoan ngoãn
Nghi vô tình Nghi nết na
Nghi phóng khoáng Nghi tiểu thư
Nghi loai choai Nghi lí lắc
Nghi hải hùng Nghi lanh lợi
Nghi tinh tế Nghi duyên dáng
Nghi tiền tỉ Nghi đáng mến
Nghi tồ tẹt Nghi đỏng đảnh
Nghi lạnh lùng Nghi đanh đá
Nghi cool ngầu Nghi chanh chua
Nghi cục súc Nghi ngọt ngào
Nghi hí hửng Nghi đỏng đảnh
Nghi ngẩn ngơ Nghi đanh đá
Nghi tài lanh Nghi điệu
Nghi lông bông Nghi chảnh
Nghi mạnh mẽ Nghi bướng
Nghi hùng rơm Nghi mít ướt
Nghi quyết chiến Nghi biết tuốt
Nghi dũng Nghi hiền lành
Nghi hầm hố Nghi vui vẻ
Nghi sân bay Nghi năng động

 

đặt biệt danh cho bé tên Nghi theo cá tính 
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo cá tính

2.2. Đặt biệt danh cho bé theo vóc dáng

1- Nghi mũm mĩm

2- Nghi má lúm

3- Nghi hồng hào

4- Nghi sữa

5- Nghi dễ thương

6- Nghi sociu

7- Nghi bé bỏng

8- Nghi sún

9- Nghi phụng phịu

10- Nghi mỡ màng

11- Nghi múp míp

12- Nghi tươi rói

13- Nghi nấm lùn

14- Nghi  sumo

14- Nghi trắng trẻo

15- Nghi mắt tròn

16- Nghi má phúng

17- Nghi mắt nâu

18- Nghi tròn trịa

19- Nghi tóc xù

20- Nghi tóc mây

21- Nghi heo con

22- Nghi siêu mẫu

23- Nghi hạt tiêu

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Nghi
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo vóc dáng

2.3. Đặt biệt danh cho bé theo làn da

1- Nghi sữa

2- Nghi nâu

3- Nghi bánh mật 

4- Nghi socola

5- Nghi bông

6- Nghi mây

7- Nghi tuyết

8- Nghi bột

9- Nghi hồng

10- Nghi trắng trẻo

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Nghi
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo làn da

2.4. Đặt biệt danh cho bé theo màu tóc

1-  Nghi tóc xù

2- Nghi tóc vàng

3- Nghi tóc nâu

4- Nghi tóc mây

5- Nghi tóc xoăn

6- Nghi tóc mượt

7- Nghi tóc đen

8- Nghi tóc ngắn

9- Nghi tóc tém

10-Nghi tóc đỏ

11- Nghi tóc rối

12- Nghi tóc dày

gợi ý mẹ biệt danh hay theo màu tóc cho bé tên Nghi
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo màu tóc

3. 120+ Biệt danh theo tên Nghi theo sở thích của mẹ hoặc bé 

Ngoài đặt biệt danh theo tên Nghi theo đặc điểm riêng của con, mẹ còn có thể đặt biệt danh theo sở thích của mẹ hoặc của con nữa đó ạ! Chẳng hạn như mẹ có thể đặt theo tên các con vật, hoa quả,… Mẹ hãy tham khảo một loạt các biệt danh siêu yêu dưới đây nha:

3.1. Đặt biệt danh cho bé theo các con vật

1- Nghi Cún

2- Nghi Sóc Nâu

3-  Nghi Mèo

4- Nghi Thỏ

5- Nghi Miu

6- Nghi Cáo

7- Nghi Chuột

8- Nghi Chồn

9-  Nghi Tôm

10- Nghi Chim Sẻ

11- Nghi Thiên Nga

12- Nghi Cú Mèo

13- Nghi Sứa

14- Nghi Hươu

15- Nghi Kangaroo

16- Nghi Hà Mã

17- Nghi Bạch Tuộc

18- Nghi Cá Ngựa

19- Nghi Nhím

20- Nghi Rái Cá

21- Nghi Én

22- Nghi Hải Cẩu

23- Nghi Đà Điểu

24- Nghi Bồ Câu

25- Nghi Hổ

26- Nghi Gấu

27- Nghi Nai

28- Nghi Hải Cẩu

29- Nghi Thỏ

30- Nghi Tê Tê

31- Nghi Sâu

32- Nghi Nghé

33- Nghi Hươu

34- Nghi Châu Chấu

35- Nghi Voi

36- Nghi Chuồn Chuồn

37- Nghi Dế Choắt

38- Nghi Rùa

đặt biệt danh cho bé theo tên con vật
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo tên con vật

3.2. Đặt biệt danh cho bé theo các loại hoa quả

1- Nghi táo

2- Nghi hạt tiêu

3- Nghi bắp cải

4- Nghi bắp

5- Nghi Kiwi

6- Nghi na

7- Nghi nho

8- Nghi thơm

9- Nghi củ cải

10- Nghi cà rốt

11- Nghi su su

12- Nghi ổi

13- Nghi dưa hấu

14- Nghi khoai

15- Nghi cherry

16- Nghi cam

17- Nghi xoài

18- Nghi chôm chôm

19- Nghi ѕầu riêng

20- Nghi ᴄhanh dâу

21- Nghi ᴠiệt quất

22- Nghi ᴄhà là

23- Nghi quýt

24- Nghi đậu

25- Nghi ớt chuông

26- Nghi gạo

27- Nghi bắp

28- Nghi hồng xiêm

29- Nghi bí ngô

30- Nghi hạt dẻ

31- Nghi mâm хôi

32- Nghi hạnh nhân

33- Nghi hạt điều

34- Nghi chùm ruột

35- Nghi đu đủ

36- Nghi nhãn tiêu

37- Nghi me 

38- Nghi dưa lưới

39- Nghi ô mai

40- Nghi thanh yên

41- Nghi mãng cầu

gợi ý mẹ biệt danh theo tên Nghi
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo các loại hoa quả

3.3. Đặt biệt danh cho bé theo các loại thức uống

1- Nghi sữa chua

2- Nghi cacao

3- Nghi trà mơ

4- Nghi xí muội

5- Nghi smoothie

6- Nghi mocha

7- Nghi xá xị

8- Nghi soda

9- Nghi cacao

10- Nghi cà phê

11- Nghi trà đào

12- Nghi Lavie

13- Nghi trà chanh

14- Nghi chanh dây

15- Nghi latte

16- Nghi dâu tây

17- Nghi yomost

18- Nghi Macchiato

19- Nghi milo

20- Nghi trà sữa

21- Nghi coca

22- Nghi lavie

Đặt biệt danh cho bé theo các loại thức uống bé yêu thích
Biệt danh cho bé theo các loại thức uống cực dễ thương

3.4. Đặt biệt danh cho bé theo các nhân vật hoạt hình

Bé trai Bé gái
Nghi Naruto: Truyện Naruto Nghi Xuka: Truyện Doremon
Nghi Boo: Công ty Quái vật Nghi Cinderella: Lọ lem
Nghi Conan: Thám tử lừng danh Conan Nghi Ariel: Nàng tiên cá
Nghi Nobita: Truyện Doremon Nghi Winnie: Gấu Pooh
Nghi Gin: Anime Gintama Nghi Belle: Người đẹp và Quái vật
Nghi Pooh: Gấu Pooh Nghi Elsa: Nữ hoàng băng giá
Nghi Đô-rê-mon: Truyện Doremon Nghi Anna: Nhân vật em gái của Nữ hoàng băng giá
Nghi Sasuke: Truyện Naruto Nghi Xuka: truyện Doremon
Nghi Chaien: Truyện Doremon Nghi Đô-rê-mi: em gái của mèo máy Đô-rê-mon trong truyện Doraemon
Nghi Tom: Tom & Jerry Nghi Ran: Thám tử lừng danh Conan
Nghi Pororo: Chú chim cánh cụt Pororo Nghi Ori: Công chúa Ori
Nghi Pikachu: Anime Pokémon Nghi Miko: truyện Miko
Nghi Mickey: Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey Nghi Puka: Phim hoạt hình Pucca
Nghi Batman: Batman Nghi Jerry: Tom & Jerry
Nghi Donald: Vịt Donald Nghi Merida: Công chúa tóc xù
Nghi Nemo: Đi tìm Nemo Nghi Alice: Alice ở xứ sở thần tiên
Nghi Droopy: Dumb-Hounded Nghi Jasmine: Aladin và cây đèn thần
Nghi Kudo: Thám tử lừng danh Conan Nghi Kitty: Hello Kitty
Nghi Godzilla: King and Godzilla Nghi Jasmine: Aladin và cây đèn thần
Nghi Son Goku: Bảy viên ngọc rồng Nghi Kitty: Hello Kitty
Nghi Mario: Game Mario Nghi Aurora: Người đẹp ngủ trong rừng
Nghi Anpanman: Anime Anpanman Nghi Belle: Người đẹp và quái vật
Nghi Simba: Vua sư tử Mulan: Hoa Mộc Lan
Nghi Goofy: Chuyện về nhà Goofy Moana: Hành trình của Moana

 

biệt danh hay cho bé theo tên các nhân vật hoạt hình
Mẹ đặt biệt danh cho bé theo các nhân vật hoạt hình

4. 80+ Biệt danh theo tên Nghi trong tiếng anh

Đặt biệt danh theo tên Nghi cho con bằng tiếng Anh cũng không kém phần tinh tế đó mẹ ạ! Điều này sẽ giúp con trở nên đặc biệt hơn, cũng như ấn tượng hơn đối với người nghe nữa đó mẹ. Mẹ có thể lựa chọn một số cái tên tiếng Anh thật hay ở dưới đây nhé!

4.1. Biệt danh bằng tiếng anh cho tên Nghi theo từ đồng âm

Mẹ có thể đặt biệt danh theo tên Nghi bằng tiếng Anh cho con thông qua các từ đồng âm, chẳng hạn như list tên gọi vừa đẹp lại dễ phát âm dưới đây như:

Bé trai Bé gái
Noah Nora
Nathan Nala
Nolan Natalie
Nicholas Naomi
Nash Nova
Nico Norah
Niko Noelle
Nikolai Nina
Noor Nevaeh
Neil Natalia
Noe Nicole
Nasir Nyla
Nixon Nadia
Nicolas Nayeli
Nikko Novalee
Nathanael Natalie
Nile Naomi
Nick Nova
Nuri Nyra
Nour Navaeh
Noam Nawal
Neo Naira
Navi Navaeh

 

gợi ý mẹ biệt danh hay theo tên Nghi cho bé
Biệt danh bằng tiếng anh cho tên Nghi theo từ đồng âm cho con trai và con gái

4.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Nghi theo tên người nổi tiếng

Mẹ còn có thể đặt biệt danh theo tên Nghi bằng tiếng Anh cho cả bé trai và bé gái theo tên của nhiều người nổi tiếng trên khắp thế giới, mong con trở thành người tỏa sáng rực rỡ nhất. Một số tên hay của người nổi tiếng dưới đây mẹ có thể tham khảo như:

  • Biệt danh cho bé trai

1- Neil Armstrong: Người đầu tiên đi bộ trên mặt trăng

2- Nikola Tesla: Nhà phát minh, Kỹ sư & Nhà tương lai, Người đã nhận được hơn 300 bằng sáng chế

3- Neymar: Cầu thủ bóng đá nổi tiếng

4- Napoléon Bonaparte: Hoàng đế của Pháp (1804-1814)

5- Nick Jonas: Ca sĩ, Một trong những Anh em nhà Jonas

6- Nicholas Cage: Diễn viên & Nhà sản xuất

7- Nipsey Hussle: Rapper

8- Niall Horan: Ca sĩ, thành viên nhóm One Direction

9- Nero: Hoàng đế La Mã

10- Norman Reedus: Diễn viên và người mẫu được biết đến với vai diễn ‘Daryl Dixon’ trong phim truyền hình ‘The Walking Dead’

11- N’Golo Kante: Cầu thủ bóng đá nổi tiếng

12- Niki Lauda: Cựu tay đua nổi tiếng

13- Nathan Fillion: Diễn viên 

14- Noam Chomsky: Một nhân vật chính trong triết học phân tích, là ‘Cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại’

15- Noah Schnapp: Diễn viên trong phim truyền hình ‘Stranger Things’

16- NLE Choppa: Rapper được biết đến nhiều nhất với đĩa đơn ‘Shotta Flow’

17- Nicholas Hoult: Diễn viên 

18- Nicolaus Copernicus: Nhà toán học

19- Nat King Cole: Ca sĩ và nghệ sĩ piano Jazz

20- Norm MacDonald: Diễn viên hài, biên kịch và diễn viên nổi tiếng người Canada trên Saturday Night Live

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Nghi
Biệt danh tiếng anh cho tên Nghi theo tên người nổi tiếng cho bé trai
  • Biệt danh cho bé gái

1- Natalie Portman: Nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ được biết đến qua các tác phẩm như Closer, Black Swan…

2- Nicki Minaj: Nghệ sĩ Hip-Hop, rapper nổi tiếng

3- Nina Dobrev: Nữ diễn viên người Canada được biết đến với vai diễn trong phim truyền hình ‘Nhật ký ma cà rồng’

4- Nicole Kidman: Một trong những nữ diễn viên có ảnh hưởng nhất và có doanh thu cao nhất của Hollywood

5- Naya Rivera: Nữ diễn viên và ca sĩ được biết đến nhiều nhất khi đóng vai ‘Santana Lopez’ trong ‘Glee (2009-2015) 

6- Naomi Scott: Nữ diễn viên, ca sĩ

7- Natalie Wood: Nữ diễn viên

8- Natalia Dyer: Nữ diễn viên

9- Naomi Watts: Nữ diễn viên

10- Nicole Scherzinger: Ca sĩ chính của Nhóm nhạc nữ Mỹ ‘Pussycat Doll

11- Nina Simone: Một trong những nghệ sĩ âm nhạc có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20

12- Nikki Bella: Nữ đô vật chuyên nghiệp 

13- Natasha Lyonne: Nữ diễn viên với vai diễn ‘Nicky Nichols’ trong loạt phim hài ‘Orange Is the New Black’

14- Nelly Furtado: Ca sĩ và nhạc sĩ người Canada 

15- Nora Fatehi: Nữ diễn viên, người mẫu và nhà sản xuất được biết đến với công việc của cô ấy trong ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ

16- Natasha Richardson: Nữ diễn viên người Anh nổi tiếng với các bộ phim: ‘Go  ‘Gothic’, ‘Patty Hearst’ và ‘The Parent Trap’

17- Nancy Reagan: Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ

18- Nigella Lawson: Người viết ẩm thực

19- Natascha McElhone: Nữ diễn viên

20- Nicollette Sheridan: Được biết đến nhiều nhất với vai diễn ‘Edie Britt’ trong sê-ri phim truyền hình ‘Những bà nội trợ tuyệt vọng’

Biệt danh theo tên Nghi độc đáo và ý nghĩa
Biệt danh theo tên Nghi bằng tiếng anh cực hay cho bé gái

5. Gợi ý mẹ 3 cách đặt biệt danh theo tên Nghi đơn giản 

Mẹ cũng có thể đặt biệt danh theo tên Nghi cho con sao cho thật đơn giản như đặt theo 12 con Giáp, từ láy,… Những biệt danh như vậy chắc chắn sẽ giúp mọi người dễ nhớ hơn đó mẹ. 

5.1. Đặt biệt danh theo 12 con Giáp

Với biệt danh tên Nghi cho con theo 12 con Giáp, mẹ sẽ có những cái tên vô cùng đáng yêu dưới đây như:

1- Tuổi Tý: Nghi Chuột, Nghi Mickey, Nghi Gạo, Nghi Vừng, Nghi Thóc,…

2- Tuổi Sửu: Nghi Nghé, Nghi Cỏ, Nghi Rơm,…

3- Tuổi Dần: Nghi Hổ

4- Tuổi Mão: Nghi Meo, Nghi Mèo

5- Tuổi Thìn: Nghi Rồng, Nghi Cá Chép, Nghi Cát Cát, Nghi Hỷ Hỷ,…

6- Tuổi Tỵ: Nghi Rắn

7- Tuổi Ngọ: Nghi Ngựa

8- Tuổi Mùi: Nghi Be Be

9- Tuổi Thân: Nghi Khỉ

10- Tuổi Dậu: Nghi Gà, Nghi Đậu Đậu, Nghi Thóc, Nghi Chích Bông,…

11- Tuổi Tuất: Nghi Cún, Nghi Mực,…

12- Tuổi Hợi: Nghi Ỉn, Nghi Ủn, Nghi Ụt Ịt, Nghi Múp Míp,…

biệt danh theo 12 con Giáp siêu độc lạ cho bé tên Nghi
Biệt danh theo 12 con Giáp siêu độc lạ

5.2. Đặt biệt danh theo hiệp vần từ láy

Với biệt danh theo tên Nghi theo hiệp vần từ láy, mẹ sẽ có những cái tên ngộ nghĩ không kém phần nhí nhảnh như:

1- Nghi nghịch ngợm

2- Nghi ngây ngô

3- Nghi ngốc nghếch

4- Nghi ngờ nghệch

5- Nghi lấp lánh

6- Nghi líu lo

7- Nghi lảnh lót

8- Nghi lung linh

9- Nghi mỏng manh

10- Nghi lanh lẹ

12- Nghi lúng liếng

13- Nghi ngây ngô

14- Nghi bòn bon

15- Nghi xu xu

16- Nghi chíp chíp

17- Nghi Bim bim

18- Nghi Tí nị

19- Nghi Tí tẹo

20- Nghi cỏn con

gợi ý mẹ biệt danh độc đáo cho bé tên Nghi
Biệt danh theo tên Nghi theo hiệp vần từ láy cho con cực ngộ nghĩnh

5.3. Đặt biệt danh theo biệt danh của bố mẹ

Mẹ còn có thể đặt biệt danh theo tên Nghi cho con theo biệt danh của bố hoặc của mình để con cảm thấy được yêu thương và bao bọc mẹ nhé. Chẳng hạn như nếu bố có biệt danh gấu bố, mẹ có biệt danh là gấu mẹ thì con sẽ có biệt danh là gấu con. Hoặc nếu mẹ có biệt danh là đại bàng, thì con sẽ là chim sẻ. Nghe thật đáng yêu và vui tai đúng không mẹ!

Biệt danh theo tên Nghi hay và ý nghĩa
Mẹ đặt biệt danh theo biệt danh của bố mẹ

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể lựa chọn ra được biệt danh theo tên Nghi phù hợp nhất cho con yêu của mình. Góc của mẹ cũng mong mẹ sẽ sẵn sàng tinh thần để đồng hành và chào đón thiên thần nhỏ của mình một cách thuận lợi nhất. Chúc mẹ mau chóng tìm ra được biệt danh ưng ý cho con yêu của mình nhé!

Mẹ tham khảo thêm:

Tổng hợp những biệt danh cho con gái yêu mà cực ít ba mẹ biết

Biệt danh cho tên Anh độc đáo nhất, mẹ tham khảo ngay

Công chúa nhỏ là tình yêu bé bỏng của cha mẹ. Vì thế mẹ muốn lựa chọn cho bé một nickname vừa đáng yêu vừa ý nghĩa. Với 9 cách đặt biệt danh cho tên Thư, Góc của mẹ sẽ đồng hành cùng mẹ trên hành trình đó. Cùng khám phá mẹ nhé!

Biệt danh hay cho bé tên Thư
Biệt danh cho tên Thư dành cho công chúa của mẹ

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

1. Bật mí ý nghĩa tên Thư 

“Thư” trước hết được lấy trong từ “thư thái”. Một từ chứa đựng hy vọng của cha mẹ về một cuộc sống hạnh phúc, không gặp quá nhiều điều trắc trở dành cho bé. Sau này khi lớn lên, cô gái ấy sẽ đem lại cho người khác cảm giác ung dung, thư thái, dễ chịu. Cô ấy sẽ là điểm tựa dịu dàng cho những người xung quanh khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống.

Không chỉ vậy, tên “Thư” còn hàm chứa về sự no ấm, sung túc. Bé sẽ có những bước tiến chậm rãi mà vững chắc trên hành trình chinh phục thành công và sự hạnh phúc. 

ý nghĩa của tên Thư
Tên Thư mang ý nghĩa thiên về sự thư thái, nhẹ nhàng

Tên “Thư” còn có một ý nghĩa ẩn sâu mà mẹ có thể chưa biết. Chắc hẳn mẹ đã từng nghe câu thơ “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu”. Câu thơ trên được trích trong bài thơ đầu tiên của Kinh Thi với bản đầy đủ hơn như sau:

“Quan quan thư cưu,

Tại hà chi châu

Yểu điệu thục nữ,

Quân tử hảo cầu.”

Trích “Quan thư” – Tác giả Khổng Tử

Hai câu đầu diễn tả hình ảnh đôi chim thư đang kêu quan quan bên bờ sông. Trong truyền thuyết của Trung Quốc, đôi chim thư tượng trưng cho lứa đôi luôn bền chặt, thắm nồng. Mượn loài chim nhỏ nhắn, cha mẹ mong rằng sau này khi lớn lên, công chúa nhỏ sẽ tìm được tình yêu đích thực của đời mình – người luôn chăm sóc, chở che và thấu hiểu cho bé. 

Thư là tên gọi chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và mang lại may mắn. Vậy biệt danh cho tên Thư nào là phù hợp và đáng yêu nhất cho bé? Mẹ tham khảo gợi ý dưới đây nhé!

100+ biệt danh tên Thư siêu đáng yêu
Tham khảo ngay 100+ biệt danh tên Thư siêu đáng yêu dưới đây mẹ nhé!

Bên cạnh việc háo hức đặt tên và biệt danh ý nghĩa cho bé, bố mẹ cần chuẩn bị rất nhiều thứ để chào đón sự ra đời của thiên thần bé bỏng. Thấu hiểu nỗi băn khoăn đó, Mamamy có món quà nhỏ Chào con đến với bố mẹ dành tặng mẹ và bé. Với 2000 ưu đãi hấp dẫn, chương trình sẽ đồng hành cùng mẹ khi vượt cạn và trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Việc chăm sóc bé con trở nên đơn giản hơn với các “công cụ” dành cho cả mẹ và bé. Số lượng ưu đãi có hạn, mẹ nhanh tay để nhận được phần quà hấp dẫn nhé!

Mamamy khuyến mãi
Chương trình “Chào con đến với bố mẹ” có nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho mẹ

2. Top 3 cách đặt biệt danh cho tên Thư đơn giản nhất 

2.1. Biệt danh cho bé theo tên con vật

Tên con vật hay thú cưng luôn là một lựa chọn vừa đáng yêu vừa dễ tìm cho biệt danh cho tên Thư. Mẹ thử các biệt danh dưới đây liền nha:

1- Thư Mèo

2- Thư Miu

3- Thư Cún

4- Thư Rùa

5- Thư Thỏ

6- Thư Cá

7- Thư Heo

8- Thư Gà

9- Thư Chíp

10- Thư Bò

11- Thư Dê

12- Thư Tôm

13- Thư Ốc

14- Thư Kiến

15- Thư Sâu

16- Thư Dế

17- Thư Cào Cào

18- Thư Nhím

19- Thư Chồn

20- Thư Ngựa

Biệt danh cho tên Thư theo tên con vật
Biệt danh cho tên Thư dựa theo tên con vật

2.2. Biệt danh cho bé cho tên các loại đồ ăn, thức uống

Nếu mẹ cảm thấy biệt danh cho bé theo tên con vật đã quá quen thuộc, đồ ăn, thức uống sẽ là gợi ý gần gũi cho biệt danh cho tên Thư. Mẹ dùng tên món ăn yêu thích để làm gợi ý nickname cho bé theo cách sau đây:

1- Thư Coca

2- Thư Trà sữa

3- Thư Soda

4- Thư Pepsi

5- Thư Cơm

6- Thư Gạo

7- Thư Bánh tôm

8- Thư  Bánh Mỳ

9- Thư Bánh Cuốn

10- Thư Bún 

11- Thư Phở

12- Thư Khoai Lang

13- Thư Khoai Tây

14- Thư Cacao

15- Thư Lavie

16- Thư Sữa

17- Thư Pizza

18- Thư Cốm

19- Thư Hủ Tiếu

20- Thư Bánh Tráng

Tên thức ăn, đồ uống là gợi ý tuyệt vời cho biệt danh của bé
Tên thức ăn, đồ uống là gợi ý tuyệt vời cho biệt danh của bé

2.3. Biệt danh cho bé theo ngoại hình

Biệt danh cho tên Thư theo ngoại hình của bé là nickname vừa đáng yêu lại giúp mọi người dễ nhận ra bé. Dưới đây là 20 biệt danh cực sáng tạo mẹ có thể chọn cho bé nè:

1- Thư Xoăn

2- Thư Bông

3- Thư Xù

4- Thư Socola

5- Thư Béo

6- Thư Hạt tiêu

7- Thư Hạt mítt

8- Thư Táo

9- Thư Cam

10- Thư Mây

11- Thư Mun 

12- Thư Phúng Phính

13- Thư Nấm Lùn

14- Thư Mỡ

15- Thư Mini

16- Thư Mắt Nai

17- Thư Híp

18- Thư Múp

19- Thư Bánh Bao

20- Thư Bé Bỏng

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Thư
Biệt danh cho tên Thư theo ngoại hình của bé

3. Cách đặt biệt danh cho tên Thư độc đáo, hay nhất mọi thời đại

Con yêu là một món quà mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ. Vậy nên mẹ mong muốn tên của bé thật độc đáo và ý nghĩa. Nếu vậy mẹ không thể bỏ qua 3 cách đặt tên dưới đây nha:

3.1. Đặt biệt danh cho tên Thư theo tính cách bé yêu

1- Thư Bánh bèo

2- Thư Nhõng Nhẽo

3- Thư Dịu Dàng

4- Thư Nhoi

5- Thư Hổ Báo

6- Thư Tinh nghịch

7- Thư Chích Bông

8- Thư Tắc Kè

9- Thư Chảnh

10- Thư Mít ướt

11- Thư Điệu

12- Thư Bà cụ non

13- Thư Lơ ngơ

14- Thư Quậy

15- Thư Nết na

16- Thư Gào

17- Thư Cục cưng

18- Thư Chảnh

19- Thư Nhanh nhẹn

20- Thư Lanh chanh

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Thư
Biệt danh theo tính cách bé yêu

3.2. Đặt biệt danh cho tên Thư theo cung hoàng đạo

  • Cung Bạch Dương

1- Thư Tiểu Bạch

2- Thư Cừu con

3- Thư Dương Dương

4- Thư Tiểu Dương

5-  Thư Bạch Nhi

  • Cung Kim Ngưu

6- Thư Trâu con

7- Thư Nghé con

8- Thư Tiểu Ngưu 

9- Thư A Ngư

10- Thư Trâu

  • Cung Song Tử

11- Thư Song Nhi

12- Thư Tiểu Tử

13- Thư Song Ka

14- Thư Tiểu Song

15- Thư Song Song

  • Cung Cự Giải

16- Thư Giải Giải

17- Thư Cua Con

18- Thư Bé Cua

19- Thư Tiểu Giải

20- Thư Craby

Biệt danh cho tên Thư theo cung hoàng đạo
Biệt danh cho tên Thư theo cung hoàng đạo là cách đặt tên độc đáo
  • Cung Sư Tử

21- Thư Tiểu Miu

22- Thư Leo

23- Thư Sư tử nhỏ

24- Thư Hổ Con

25- Thư Miêu

  •  Cung Xử Nữ

26- Thư Tiểu Nữ

27- Thư Tiểu Thất

28- Thư Tiên Nữ

29- Thư Xử Xử

30- Thư Mỹ Nữ

  • Cung Thiên Bình

31- Thư Bình Nhi

32- Thư Thiên Nhi

33- Thư Thiên Thiên

34- Thư Bầu trời nhỏ

35- Thư Tiểu Bình

  • Cung Thiên Yết

36- Thư Bọ Cạp

37- Thư Tiểu Yết

38- Thư Yết Nhi

39- Thư Thần Nông

40- Thư Nông Nông

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Thư
Gợi ý biệt danh đáng yêu theo cung hoàng đạo
  • Cung Nhân Mã

41- Thư Mã Mã

42- Thư Ngựa

43- Thư Ngọ

44- Thư Ngựa Con

45- Thư Tiểu Mã

  • Cung Ma Kết

46- Thư Dê con

47- Thư Dê béo

48- Thư Kết Nhi

49- Thư Kết Kết

50- Thư Ma Con

  • Cung Bảo Bình 

51- Thư Bảo Bảo

52- Thư Tiểu Bảo

53- Thư Tiểu Bình

54- Thư Bình Bình

55- Thư Nước

  • Cung Song Ngư

56- Thư Ngư Ngư

57- Thư Cá Nhỏ

58- Thư Tiểu Ngư

59- Thư Cá Ngố

60- Thư Tiểu Ngư Nhi

biệt danh độc đáo cho bé tên Thư
Tiểu Ngư Nhi là biệt danh đáng yêu cho bé cung Song Ngư

3.3. Đặt biệt danh cho tên Thư theo những tác phẩm nghệ thuật yêu thích của mẹ

1- Xuka: Nhân vật Shizuka trong “Doraemon”

2- Mickey: Chuột Mickey – Biểu tượng của Walt Disney

3- Sam Sam: Nhân vật bé Sam trong phim “Thương ngày nắng về”

4- Lala: Cinderella – Cô bé Lọ Lem

5- Tấm: Nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”

6- Elsa: Công chúa băng giá

7- Alice: Cô bé trong truyện “Alice ở xứ sở thần tiên”

8- Tiana: Nàng công chúa trong truyện cổ tích “Hoàng tử ếch”

9- Marida: Tác phẩm “Công chúa tóc xù”

10- Lala: Nhân vật Hà Lan trong phim “Mắt biếc”

11- Mận: Tên của nhân vật nhí trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

12- Belle: Cô gái xinh đẹp trong “Người đẹp và quái vật”

13- Jasmine: Công chứa trong truyện cổ tích “Aladdin và cây đèn thần” từ bộ “Nghìn lẻ một đêm”

14- Julie: Nhân vật Julie trong vở kịch nổi tiếng “Romeo và Juliet”

15- Cat: Nhân vật Catherine trong tác phẩm kinh điển “Đồi gió hú”

16- Anne: Tên được lấy cảm hứng từ cuốn Nhật ký Anne Frank

17- Rùa: Cô bé 14 tuổi trong truyện “Ngồi khóc trên cây” của Nguyễn Nhật Ánh

18- Mia: Nhân vật chính trong phim nhạc kịch nổi tiếng “Lalaland”

19- Chi Chi: Cô gái Lan Chi trong phim “Tháng năm rực rỡ”

20- Anna: Công chúa nhỏ trong “Nữ hoàng băng giá”

gợi ý mẹ biệt danh hay cho bé tên Thư
Biệt danh cho bé theo tên nhân vật yêu thích của mẹ

4. Biệt danh cho tên Thư cực ý nghĩa trong tiếng anh 

Bên cạnh biệt danh cho tên Thư bằng tiếng Việt, nickname bằng tiếng Anh sẽ gây ấn tượng sâu sắc hơn vì sự độc đáo, mới lạ. Mẹ tham khảo 3 cách đặt biệt danh bằng tiếng Anh sau đây nha:  

4.1. Biệt danh ý nghĩa cho tên Thư bằng tiếng Anh

1- Tarrika: Cô bé là một ngôi sao nhỏ của cha mẹ

2- Taban: Cô bé luôn tỏa sáng và lộng lẫy

3- Tada: Trái tim ấm áp

4- Tahi: Nước biển trong xanh

5- Taini: Cô gái được sinh ra khi mặt trăng xuất hiện

6- Takiya: Một người lịch sự và có đạo đức tốt

7- Talora: Sương sớm

8- Tabia: Cô gái tài giỏi

9- Taarini: Cô gái của sự tự do

10- Taalika: Chú chim sơn ca

11- Taaraka: Sao băng trên bầu trời đêm

12- Tabinda: Cô gái luôn tỏa sáng rực rỡ

13- Tacy: Sự xuất hiện của cô bé đêm đến sức sống hồi sinh mạnh mex

14- Taheera: Cô gái ngây thơ

15- Tahira: Cô bé trong sáng, hồn nhiên

16- Tannie: Cô gái sinh vào thứ hai

17- Tanuka: Cô gái nhỏ nhắn

18- Tany: Cô bé khỏe mạnh

19- Tanzima: Món quà từ thiên đường

20- Teshi: Cô gái luôn luôn mỉm cười

đặt biệt danh dựa trên ý nghĩa tên bé
Biệt danh cho tên Thư dựa trên ý nghĩa

4.2. Biệt danh tiếng Anh cho bé theo từ đồng âm

1- Taylor

2- Tessa

3- Teresa

4- Tiana

5- Tira

6- Terra

7- Tymber

8- Tylee

9- Tyla

10- Tilly

11- Tracy

12- Tristan

13- Tillie

14- Tayler

15- Tia

16- Tilly

17- Tess

18- Torri

19- Tiffany

20- Trinity

Biệt danh tiếng anh cho bé theo từ đồng âm
Biệt danh tiếng anh cho bé theo từ đồng âm

4.3. Biệt danh tiếng Anh cho bé theo tên người nổi tiếng

1- Taylor Swift: Ca sĩ nổi tiếng người Mỹ, được mệnh danh là “Công chúa nhạc đồng quê”.

2- Teresa: Mẹ Teresa là nhà truyền giáo Công giáo. Bà được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1979.

3- Taissa Farmiga: Là một diễn viên người Mỹ, em gái của Vera Farmiga.

4- Thandie Newton: Nữ diễn viên người Anh nhận được giải thưởng Primetime Emmy.

5- Tanya Roberts: Cô nổi tiếng với vai diễn Julie Rogers trong series “Charlie’s Angels”.

6- Tori Kelly: Cô ca sĩ được biết đến qua album “Unbreakable Smile”.

7- Tiffany: Thành viên của nhóm nhạc nữ Kpop SNSD.

8- Tyra Banks: Người mẫu gốc Phi nổi tiếng với chương trình truyền hình thực tế “American’s Next Top Model”.

9- Teyana Taylor: Ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công người Mỹ. Cô là biên đạo cho bài “Ring The Alarm” của Beyoncé.

10- Tessa Thompson: Cô nổi tiếng với các vai diễn trong vũ trụ điện ảnh Marvel

11- Trisha: Diễn viên người Ấn Độ.

12- Thylane Blondeau: Người mẫu và diễn viên người Pháp, được biết đến nhiều thông qua bộ phim “Most Beautiful Girl in The World”.

13- Tanit Phoenix: Người mẫu và từng được coi là “Người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới”.

14- Tiera Skovbye: Diễn viên người Canada.

15- Thelma Ritter: Nữ diễn viên Mỹ nổi tiếng qua các vai hài kịch thuộc tầng lớp lao động.

16- Tiya Sircar: Cô bắt đầu xuất hiện nhiều trước công chúng từ series “The Good Place”.

17- Tessa Violet: Bản hit “Crush” trong album “Bad Ideas” đã đưa giúp âm nhạc của cô được nhiều người biết đến.

18- Tania Raymonde: Một diễn viên người Mỹ.

19- Tina Turner: Nữ hoàng nhạc Rock ‘n’ Roll.

20- Tilda Swinton: Bà từng chiến thắng giải Oscar cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Đặt biệt danh cho bé theo tên người nổi tiếng
Tên người nổi tiếng là một cách đặt biệt danh theo tên Thư

5. 3 lưu ý không thể “bỏ qua” khi đặt biệt danh cho bé 

Biệt danh sẽ mang lại sự đáng yêu và thân thuộc cho bé. Tuy nhiên để biệt danh ý nghĩa nhất, mẹ lưu ý ba điều dưới đây:

1- Biệt danh cho bé phải phù hợp: Khi đặt biệt danh theo các cách được gợi ý ở trên, mẹ cần chú ý đến tính phù hợp. Mẹ nên chọn tên phù hợp với bé gái, tránh những biệt danh như “hổ”, “sư tử” vì nó sẽ khiến bé cảm thấy tự ti về bản thân khi lớn lên.

2- Biệt danh dễ nhớ, dễ đọc: Nickname mẹ lựa chọn không nên quá dài hoặc có từ phát âm quá khó. Biệt danh là tên gọi ở nhà hằng ngày nên mẹ nên ưu tiên tên ngắn gọn mà vẫn đáng yêu và ý nghĩa mẹ nhé.

3- Lưu ý nghĩa khi dịch sang tiếng việt của biệt danh tiếng anh: Một lưu ý nhỏ khi đặt biệt danh cho tên Thư là mẹ cần tìm hiểu ý nghĩa của tên bằng tiếng anh. Dù là bất cứ ngôn ngữ nào, ngữ nghĩa của các từ đều đa dạng, phong phú. Vậy nên nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định là điều cần thiết mẹ nhé.

Lưu ý khi mẹ đặt biệt danh cho bé
Lưu ý khi mẹ đặt biệt danh cho bé

Như vậy để đặt biệt danh cho tên Thư, Góc của mẹ đã đem đến cho mẹ 10+ gợi ý cách đặt tên thú vị và “chuẩn style” công chúa. Đồng thời một số lưu ý sẽ giúp mẹ trong quá trình tìm kiếm nickname đáng yêu cho bé. Nếu mẹ còn thắc mắc hay khó khăn, nhanh tay để lại bình luận bên dưới để được Góc của mẹ giải đáp ngay nhé!

Bên cạnh tên Thư, mẹ tham khảo biệt danh thú vị cho công chúa nhỏ dưới đây nhé:

“Gợi ý mẹ những cách đặt biệt danh cho con 2023 hot nhất”

Bước sang tuần thứ 19 của thai kỳ, mẹ bất ngờ thấy bé yêu đạp mạnh phần bụng dưới khiến mẹ mắc tiểu thường xuyên, đôi khi tưởng chừng bé đang đòi chui ra. Điều này làm mẹ lo lắng không biết thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? Liệu có nguy hiểm gì đến sức khoẻ 2 mẹ con không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, theo dõi mẹ nhé!

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? 4 dấu hiệu nguy hiểm

1. Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Theo tạp chí Parents – tạp chí hàng đầu về sức khỏe gia đình tại Mỹ, thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường thể hiện bé đang khỏe mạnh. Lúc này, bé đã phát triển gần đầy đủ các cơ quan,y đạp mạnh nghĩa là bé đang chuyển động nhào lộn, nấc cụt, quơ tay, đạp chân,… để hoàn thiện nốt các chức năng còn lại đó ạ! 

Thông thường từ tuần thứ 8 thai kỳ, thai nhi đã có những cử động nhẹ đầu tiên nhưng lúc này thai còn quá nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận rõ nét sự chuyển động đó. Bước sang tuần 18 – 20 của thai kỳ, bé yêu lớn hơn, lực đạp vào bụng mẹ bắt đầu mạnh hơn, vì vậy đa phần mẹ bầu sẽ nhận biết sự khác thường vào giai đoạn này. Với mẹ mang thai từ lần thứ hai, mẹ có thể cảm nhận điều này sớm hơn một chút. 

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Thai 19 tuần đạp bụng dưới – hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ đừng lo

Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, hầu hết các bé có tư thế ngôi thai ngược: phần đầu của bé hướng lên sát ngực mẹ, còn mông và chân bé sẽ hướng về tử cung. Do vậy, mẹ bầu sẽ chỉ cảm nhận thấy thai nhi đạp ở vùng bụng dưới khiến mẹ mắc tiểu thường xuyên, tức bụng dưới, thậm chí tưởng chừng như em bé đang đòi chui ra. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé, khi bé lớn hơn, vị trí đạp sẽ thay đổi lên phía bụng trên thôi ạ.

Để yên tâm hơn, mẹ tham khảo chia sẻ của các mẹ bầu dưới đây:

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Mẹ có để ý không, bé 19 tuần sẽ đạp bụng dưới mạnh mẽ gây tức bụng mẹ khi:

1 – Mẹ vừa ăn no xong: Mẹ bầu ăn no vô tình khiến dạ dày căng tức gây áp lực lên tử cung, thai nhi bị “đè nén” và khó chịu bởi khối thức ăn, lúc này bé sẽ thông báo cho mẹ  bằng cách đạp bụng dưới đó ạ.

2 – Khi mẹ ở nơi ánh sáng mạnh và âm thanh quá lớn: Theo nghiên cứu, từ tuần thứ 16, thai nhi đã có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh từ bên ngoài, do đó khi ánh sáng đột ngột hoặc không khí xung quanh ồn ào, náo nhiệt sẽ khiến bé phản xạ giật mình, đạp mẹ liên tục như  “tò mò” muốn được ra ngoài hòa nhập môi trường mới. Tuy nhiên, âm thanh quá to sẽ khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện giác quan của bé đó mẹ.

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Môi trường ồn ào, ánh sáng mạnh khiến bé đạp nhiều hơn

3 – Bé nấc cụt: Bé nấc cụt thành từng cơn liên tục tạo những cú giật nhẹ liên tục ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động phản xạ sinh lý bình thường của cơ hoành, 1 lát sau bé sẽ nhanh chóng tự kiểm soát cơn nấc ngay thôi ạ. 

4 – Mẹ bất ngờ đổi tư thế: Mẹ bất ngờ thay đổi tư thế sau khi ngồi/nằm im trong thời gian dài, em bé đang nằm im sẽ bị động di chuyển theo cơ thể mẹ và giật mình gây ra phản xạ đạp.

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Mẹ bầu đột ngột thay đổi tư thế khiến bé yêu giật mình đạp mạnh

2. Khi nào thai 19 tuần đạp bụng dưới gây nguy hiểm

Hầu hết tình trạng thai 19 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng sinh lý thông thường, tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp bất thường kèm theo các triệu chứng dưới đây cảnh báo tình huống nguy hiểm, mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tránh hậu quả nghiêm trọng nhé:

1 – Tần suất dày: Đôi khi bé đạp quá nhiều không chứng tỏ bé “hiếu động” mà lại là báo hiệu sự bất thường đó mẹ. Khi nhịp đạp của bé trên 4 – 5 cơn/giờ, có thể do mẹ đang stress, cơ thể tăng sinh cortisol, kích thích bé tăng động hơn. Lúc này mẹ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, để thai nhi cử động nhẹ nhàng trở lại. Tuy nhiên, sau 1 – 2 ngày nếu thai vẫn đạp nhiều không giảm, mẹ cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhé!

Khi nào thai 19 tuần đạp bụng dưới gây nguy hiểm
Thai nhi đạp với tần suất lớn – dấu hiệu bất thường

2 – Thai nhi đạp ngày càng mạnh mẽ: Nếu thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới ngày càng mạnh mẽ khiến mẹ đau nhói trong thời gian dài, có thể bé đang gặp một số tình trạng sức khoẻ khi chào đời, dẫn đến một vài bệnh lý: tự kỷ, tăng động giảm chú ý,… 

3 – Xuất huyết âm đạo: Thai đạp quá mạnh trong thời gian dài vô tình tạo áp lực gây giãn cơ cổ tử cung khiến vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập và gây viêm nhiễm phụ khoa, xuất huyết âm đạo.

4 – Rò rỉ nước ối: Em bé đạp nhiều và mạnh vào bụng dưới của mẹ kéo dài có thể tăng áp lực và gây tổn thương lên cơ cổ tử cung, khiến nước ối bị rò rỉ, nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho bé như: dị tật bẩm sinh, doạ sinh non, thai chậm phát triển, nhiễm trùng ối,… 

Mẹ bầu thăm khám bác sĩ
Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng rỉ ối và xuất huyết âm đạo

3. 5 mẹo giúp xoa dịu cơn đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần

Bật mí một số mẹo cực hay giúp xoa dịu cơn đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tháng trong tíc tắc.

1 – Hạn chế âm thanh lớn, cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng: Mẹ cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, hạn chế âm thanh lớn như tiếng tivi to, tiếng nhạc rock, tiếng còi xe,… sẽ giúp tâm hồn bé thoải mái, ngủ ngon giấc và không còn “cáu kỉnh”, giật mình đạp mạnh mẹ nữa.

Mẹo giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần
Âm điệu nhẹ nhàng giúp bé ngủ ngon và không “cáu kỉnh” đạp mạnh mẹ

2 – Không nên đổi tư thế đột ngột: Mẹ tránh thay đổi tư thế đột ngột, hãy từ từ chậm rãi chuyển mình để bé có thể ngủ yên, không bị “giật mình” vô tình đạp làm mẹ đau. 

3 – Tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái: Tư thế nằm ngủ nghiêng sang trái, giúp bé nhận được nguồn oxy và dưỡng chất dồi dào. Bé thoải mái ăn ngon, ngủ sâu giấc, mẹ cũng được nghỉ ngơi, không bị bé đạp mạnh gây thức giấc giữa đêm. 

Mẹo giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần
Nằm nghiêng trái giúp mẹ và bé ngủ ngon giấc hơn

4 – Hạn chế làm việc nặng: Mẹ nên tập thể dục và đi lại nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai bởi khi hoạt động thể chất nhiều, làm việc quá sức có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai, bé không nhận đủ chất và lại “bướng bỉnh” đạp bụng khiến mẹ đau đó ạ. 

5 – Không nên ăn quá no: Trong thời kỳ mang thai, để thai nhi được phát triển đầy đủ, mẹ nên bổ sung đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất) trong thực đơn hằng ngày của mình. Ngoài ra, mẹ lưu ý chia nhỏ bữa ăn (chia thành 5 bữa ăn/ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ) điều này giúp con vừa có đủ dưỡng chất, vừa tránh thức ăn nhiều trong dạ dày gây “chèn ép” lên không gian của bé yêu.

Mẹo giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần
Chia nhỏ bữa ăn, tránh để thức ăn “chèn” lên con yêu

4. Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần

1 – Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Vào tuần thứ 19 nhau thai tích cực vận chuyển nhiều dưỡng cho bé hoàn thiện hệ thần kinh, xương khớp, các cơ quan,… Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung thực đơn đa dạng, nguồn dinh dưỡng phong phú giúp con ngoan, phát triển tốt, không “ương bướng” đạp mẹ nhiều. Ngoài ra còn bảo vệ mẹ khỏi các bệnh loãng xương, suy nhược cơ thể sau khi mang thai.

Nếu mẹ mang thai tập đầu chưa có kinh nghiệm lên thực đơn đủ dinh dưỡng, không biết ăn uống như thế nào để em bé phát triển tốt nhất, mẹ tham khảo ngay 3 mẫu thực đơn cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ nhé!

Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần
Mẹ bầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất – con ngoan, phát triển tốt

2 – Lối sống lành mạnh: 

Bụng mẹ là ngôi nhà nhỏ của bé, vì vậy mỗi khi mẹ vui, bé cũng cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Do đó, mẹ nên xây dựng một lối sống lành mạnh, chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp bé yêu được phát triển trong môi trường tốt, phát triển toàn diện đó ạ:

  • Ngủ đúng giờ: Giấc ngủ rất quan trọng cho mẹ và em bé. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 23h và dành khoảng 30 phút ngủ trưa để tâm trạng thoải mái, không mệt mỏi, đảm bảo sự thai kỳ luôn khỏe mạnh. Ngủ muộn hoặc thức đêm, ngủ ngày có thể khiến bé chậm phát triển, bé thiếu máu và mẹ dễ bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn trong thai kỳ .
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng:  Trong quá trình mang thai, mẹ nên tham khảo một số động tác yoga, hoặc vận động nhẹ nhàng vừa giúp máu dễ lưu thông, mẹ cảm thấy thoải mái hơn vừa hạn chế triệu chứng của mang thai: chuột rút, đau bụng,… mẹ nhé!
Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần
Mẹ bầu giữ lối sống lành mạnh, con yêu phát triển tốt

3 – Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái: Em bé là một phần cơ thể của mẹ, vì vậy mẹ lạc quan, vui vẻ sẽ giúp bé phát triển tốt trong một môi trường hạnh phúc. Ngược lại, mẹ buồn rầu, âu lo sẽ khiến bé tăng nguy cơ mắc các loại bệnh: dị tật thai, bé sinh ra chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý,… đó ạ. Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng như yoga, thiền, hoặc đi bộ nhẹ nhàng,… để thư giãn, giúp tinh thần ổn định và tăng cường sức khỏe. 

Ngoài ra, mẹ bầu không nên giấu cảm xúc, mà hãy mở lòng và thoải mái chia sẻ tình cảm dù vui hay buồn với những người thân yêu hoặc bạn bè. Bởi những cảm xúc tiêu cực nếu không được giải tỏa ngay sẽ dần tích tụ dẫn đến căng thẳng, áp lực cho mẹ. 

Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần
Tâm trạng mẹ thoải mái giúp con yêu phát triển tốt

4 – Chăm sóc sức khỏe vùng kín: Khi mang thai, vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn, khí hư tiết nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh viêm nhiễm. Nếu vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh thông thường, vùng kín nhạy cảm của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm vì các thành phần chất tạo bọt SLS – SLES, chất bảo quản chứa Paraben, MIT, chất tạo mùi hay tạo màu.

Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho mẹ bầu với thành phần thiên nhiên lành tính, làm sạch dịu nhẹ, cân bằng độ pH tự nhiên, giữ vùng kín luôn khô thoáng và sạch khuẩn. Vùng kín khỏe mạnh giúp em bé được chào đời qua môi trường an toàn đó ạ!

Mamamy dung dịch vệ sinh
Dung dịch vệ sinh chuyên dụng Mamamy giúp bảo vệ mẹ khỏi vi khuẩn gây hại

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn mẹ đã có lời đáp cho thắc mắc thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không rồi. Thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường, em bé vẫn đang dần lớn khôn trong bụng mẹ. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ còn bất cứ chia sẻ, hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận phía dưới đây để nhận được câu trả lời sớm nhất từ Góc của mẹ nhé!

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không hay thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không là một trong những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm trong giai đoạn “mấp mé”, chuẩn bị cho thiên chức mới cao cả hơn. Ngoài việc xác định thai chưa vào tử cung có lên que không, mẹ còn lắng lo không biết nếu đã có hai vạch đậm rồi mà siêu âm bác sĩ vẫn lắc đầu bảo chưa siêu âm được em bé thì phải xử lý thế nào. Đừng áp lực quá mẹ ạ, chuyện gì cũng có cách giải quyết thôi. Giờ thì mẹ bình tâm lại và cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé: 

Thai chưa vào tử cung có lên que không?
Thai chưa vào tử cung có lên que không? Giải đáp từ chuyên gia

1. Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Mẹ hiểu được khoảng thời gian ít nhất là 8-9 ngày và muộn nhất là 15-16 ngày sau khi quan hệ vợ chồng thì thai mới vào tử cung. Tuy nhiên mẹ phát hiện một số dấu hiệu nghi ngờ có thai, thai hỏng, thai ngoài tử cung (như đau bụng râm ran, ra máu bất thường, hoa mắt chóng mặt, căng tức bầu ngực….) nên nóng lòng muốn kiểm tra và nghi vấn thai chưa vào tử cung có lên que không? Nỗi băn khoăn này đã thôi thúc mẹ tìm kiếm các hội nhóm mang bầu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con để tìm lời giải đáp: 

Thai chưa vào tử cung có lên que không?
Nỗi băn khoăn thai chưa vào tử cung có lên que không đã thôi thúc mẹ tìm kiếm các hội nhóm mang bầu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con để tìm lời giải đáp
Thai chưa vào tử cung có lên que không?
Chia sẻ từ mẹ Duyên – Bình Dương khi thử que 2 vạch nhưng thai chưa vào tử cung
Thai chưa vào tử cung có lên que không?
Mẹ Hoa – Nam Định cũng có cùng thắc mắc khi gặp tình trạng trên
Thai chưa vào tử cung có lên que không?
Mẹ Nga – Nghệ An thử que 2 vạch mờ nhưng đi xét nghiệm thì chưa thấy thai

Đây không chỉ là vấn đề của mẹ Duyên, mẹ Hoa hay mẹ Nga mà là nỗi băn khoăn của cả mẹ nữa phải không ạ? Trên thực tế, que thử thai hoạt động dựa trên cơ chế kiểm tra nồng độ của hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) – chỉ xuất hiện khi nhau thai bắt đầu hình thành và thai chưa vào tử cung vẫn có thể lên que bình thường. 

Bởi bản chất que thử thai là test nồng độ hCG trong nước tiểu, không liên quan đến vị trí thai nhi đâu ạ. Nồng độ hormone hCG sẽ làm cho que thử lên 2 vạch nhưng không chắc chắn 100% thai đã vào tử cung hay chưa mẹ ơi. 

Thai chưa vào tử cung có lên que không?
Nồng độ hormone hCG sẽ làm cho que thử lên 2 vạch nhưng không chắc chắn 100% thai đã vào tử cung hay chưa mẹ ơi

Xét về mặt y học, ngoài trường hợp tuổi thai chưa đủ để làm tổ ở tử cung của mẹ thì có khả năng mẹ đang mang thai ngoài tử cung, thai trứng, que có vấn đề,…hoặc tìm hiểu những nguyên nhân khách quan khác dưới đây. 

2. Lý giải hiện tượng thai chưa vào tử cung nhưng que lên 2 vạch

Để lý giải hiện tượng thai chưa vào tử cung nhưng que lên 2 vạch, Góc của mẹ mách ngay 6 lý do dưới đây, mẹ xem đó là gì và đối chiếu với tình trạng của mình nhằm đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất nhé: 

2.1. Mẹ mang thai ngoài tử cung

Đây là trường hợp mẹ thường nghĩ đến nhiều nhất khi thai chưa vào tử cung mà thử que đã 2 vạch. Giải thích cho hiện tượng này, mẹ hiểu nôm na trong quá trình hình thành, phôi thai không di chuyển vào tử cung để làm tổ mà lại phát triển ở ngoài tử cung, thường là vòi trứng, một vài trường hợp khác thì nằm ở ống dẫn trứng, thậm chí ổ bụng.  Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng mà nên làm theo chỉ định của bác sĩ. 

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Mẹ mang thai ngoài tử cung là trường hợp mẹ thường nghĩ đến nhiều nhất khi thai chưa vào tử cung mà thử que đã 2 vạch

Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện loạt xét nghiệm cần thiết, trong đó có biện pháp siêu âm đầu dò thông qua đường âm đạo để xác định đúng vị trí của túi thai và đưa ra cách xử lý kịp thời. Các chuyên gia y tế cũng giải thích khi mang thai ngoài tử cung, hCG vẫn tồn tại trong nước tiểu của mẹ, do đó việc que lên hai vạch hoàn toàn dễ hiểu mẹ ơi! 

2.2. Mẹ gặp tình trạng thai trứng

Trường hợp thai trứng thường hiếm gặp nhưng vẫn có mẹ ạ, theo đó khi tinh trùng phối hợp với noãn sẽ phát triển thành bào thai và các phần phụ như nhau thai, túi ối.  Trong trường tế bào nuôi phát triển nhanh bất thường trong khi các liên kết của mao mạch rốn ở gai nhau chưa phát triển kịp dẫn đến hiện tượng thoái hóa và phù nề tạo thành những túi chứa dịch có hình dạng tương đồng với chùm nho, chiếm diện tích lớn ở buồng tử cung. Hiện tượng này được gọi là thai trứng. Trứng có thể phát triển theo hai chiều hướng khác nhau, một là biến thành khối lớn và không có phôi thai, hai là có phôi thai nhưng bất thường.

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Nếu không phát hiện kịp thời, thai trứng sẽ ăn sâu vào tử cung, làm thủng lớp cơ và gây ra tình trạng băng huyết

Nếu không phát hiện kịp thời, hai trứng sẽ ăn sâu vào tử cung, làm thủng lớp cơ và gây ra tình trạng băng huyết cực nguy hiểm đó mẹ. Trong một vài trường hợp khác, tổ hợp thai trứng này còn có nguy cơ chuyển hóa thành ung thư. 

2.3. Thai nhi chưa vào tử cung

Mẹ có thể chia hiện tượng thai chưa vào tử cung thành hai trường hợp là sảy thai tự nhiên và thai vào tử cung muộn. Theo đó, sảy thai tự nhiên có nghĩa là phôi thai đã không còn ở buồng tử cung trong 20 tuần đầu tiên mà không có sự tác động, can thiệp nào (mẹ không nạo phá thai, cũng uống thuốc hủy thai). 

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Mẹ có thể chia hiện tượng thai chưa vào tử cung thành hai trường hợp là sảy thai tự nhiên và thai vào tử cung muộn

Thứ hai là trường hợp thai nhi vào tử cung muộn do trứng đang trong quá trình di chuyển vào tử cung. Quá trình này thường kéo dài ít nhất là 8-9 ngày và muộn nhất là 15-16 ngày mẹ ạ. Cụ thể hơn, sau khi mẹ và bố có quan hệ thì tinh trùng sẽ gặp trứng rồi thụ tinh trong 24h. Tiếp đến, trứng được thụ tinh xong sẽ chuyển hóa thành phôi thai rồi di chuyển trong ống dẫn trứng, trải qua 3 lần phân bào rồi mới bám vào thành tử cung làm tổ. Việc thai chưa vào đến tử cung mà mẹ đã dùng que test mà lên 2 vạch nhưng xét nghiệm không thấy thai vào tử cung là hoàn toàn bình thường nhé. 

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Tùy từng trường hợp mà mẹ đưa ra cách giải quyết phù hợp, đừng hoảng loạn vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể lực đó mẹ ạ

2.4. Do mẹ đang dùng thuốc

Thử que lên hai vạch nhưng siêu âm lại chưa thấy thai khiến mẹ lo lắng, bồn chồn, chẳng biết đang gặp vấn đề gì. Lúc này, mẹ nên xem xét lại chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cũng như loại thuốc đang dùng xem có phải nguyên nhân xuất phát từ đó không. Góc của mẹ cũng lưu ý mẹ dùng những loại thuốc gây rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể khiến que thử thai cho kết quả sai như thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh và thuốc điều trị ung bướu. Mẹ nên tìm gặp bác sĩ để họ thăm khám chi tiết và đưa ra kết luận cụ thể xem kết quả que thử thai có đúng hay không nhé. 

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Những loại thuốc gây rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể khiến que thử thai cho kết quả sai như thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh và thuốc điều trị ung bướu

2.5. Do nước tiểu lẫn nhiều tạp chất

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì nước tiểu pha nhiều tạp chất cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của que thử đó mẹ. Như Góc của mẹ đã chia sẻ ở trên, bản chất que thử thai là test nồng độ hCG trong nước tiểu, không liên quan đến vị trí thai nhi. 

Do đó, nếu nước tiểu có lẫn nhiều tạp chất, cặn bẩn, chất béo thừa hoặc lẫn máu cũng sẽ khiến mẹ thử que lên hai vạch đậm mặc dù siêu âm không thấy thai. Một số dấu hiệu mẹ có thể dễ dàng nhận biết khi nước tiểu có vấn đề bao gồm cả việc quan sát bằng mắt thường (màu đục hoặc vàng sẫm, có mùi) lẫn những dấu hiệu lâm sàng như đau bụng râm ran, nóng buốt lúc đi tiểu,… 

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Nước tiểu có lẫn nhiều tạp chất, cặn bẩn, chất béo thừa hoặc lẫn máu cũng sẽ khiến mẹ thử que lên hai vạch đậm mặc dù siêu âm không thấy thai

2.6. Do que thử có vấn đề

Khi mua que thử thai, mẹ nên “chọn mặt gửi vàng” những cơ sở, nhà thuốc uy tín để mua được que tốt, chính hãng. Việc sử dụng que giả hoặc hết hạn cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thử thai, khiến kết quả bị sai lệch. Bởi đặc tính nhận diện hormone hCG của que thử kém chất lượng đã bị biến chất, không còn tính chính xác nữa  nên chú ý vì một số que thử thai giả, que thử thai kém chất lượng hoặc đã hết hạn, việc xác định kết quả sẽ không thể chính xác được nữa. 

Tại sao thai chưa vào tử cung nhưng quê lên 2 vạch
Việc sử dụng que giả hoặc hết hạn cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thử thai, khiến kết quả bị sai lệch

3. Thai chưa vào tử cung nhưng lên 2 vạch – mẹ nên làm gì?

Tùy vào từng trường hợp mà mẹ có cách giải quyết thỏa đáng nhất, theo dõi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích mẹ nhé: 

1 – Trường hợp quá trình thụ thai có vấn đề

Nếu mẹ gặp 1 trong 3 trường hợp như mang thai ngoài tử cung, thai trứng, thai chưa vào tử cung, mẹ nên đến bệnh viện để siêu âm thường hoặc siêu âm đầu dò, kết hợp điều trị, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của chuyên gia. Bác sĩ Trường – bác sĩ Chuyên khoa siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện, thành phố Hồ Chí Minh khuyên mẹ: “Chậm kinh 7-10 ngày các mẹ thử que 2 vạch, đi siêu âm xem thai vào hay chưa (có trường hợp chửa ngoài không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm). Nếu thai vào buồng trứng rồi mà chưa có tim thai thì 2 tuần sau kiểm tra lại”. 

Làm gì khi thai chưa vào tử cung nhưng lên 2 vạch
Nếu mẹ gặp 1 trong 3 trường hợp như mang thai ngoài tử cung, thai trứng, thai chưa vào tử cung, mẹ nên đến bệnh viện để siêu âm thường hoặc siêu âm đầu dò

2 – Trường hợp lên 2 vạch cho nguyên nhân khác

Trong những trường hợp còn lại khi test que thử lên 2 vạch mà thai chưa vào tử cung, mẹ nên xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế dùng thuốc, mua que chất lượng. Cụ thể: 

  • Mẹ sử dụng que thử thai chất lượng: Mẹ có thể mua que thử của nhiều thương hiệu uy tín khác nhau như Quickstick, Chip Chip, Frer, Clearblue,… Trước khi test mẹ cần xem lại hạn sử dụng trên bao bì, thường được ký hiệu là HSD hay EXP để tránh mua lầm ảnh hưởng đến kết quả thử thai nhé!
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Cơ thể nóng trong, mệt mỏi cũng khiến hormone hCG bị rối loạn, do đó, mẹ nên ăn những thực phẩm thanh đạm, giàu chất xơ để điều hòa thân nhiệt, ổn định khí huyết như rau xanh, các loại củ (khoai lang, khoai tây,..) trái cây (bơ, thanh long, cam quýt,…). Ngoài ra mẹ tránh xa đồ uống có cồn, có gas, đặc biệt là bia, rượu, nước ngọt nhé! 
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày: Uống đủ nước sẽ giúp nước tiểu của mẹ được trong và không tích tụ tạp chất có hại. Mẹo này vừa giúp mẹ thanh lọc cơ thể vừa cho ra kết quả thử thai chính xác đó ạ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc: Nếu mẹ phải uống thuốc trong trường hợp bắt buộc phải dùng do bệnh lý thì không nên quá tin vào kết quả trên que thử mà nên siêu âm để có kết quả chính xác 
Làm gì khi thai chưa vào tử cung nhưng lên 2 vạch
Mẹ hạn chế sử dụng thuốc để que thử lên kết quả chính xác hơn

4. Cách nhận biết thai đã vào tử cung

Hiện nay, siêu âm thai là biện pháp tốt nhất để biết được thai đã vào tử cung hay chưa. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm nhằm dựng hình ảnh và theo dõi cấu trúc cũng như hoạt động của bào thai trong tử cung đó mẹ. Suốt quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng đầu do đặt trên bụng (siêu âm qua đường bụng) hoặc đầu dò siêu âm bọc cao su đưa vào âm đạo (siêu âm đường đầu dò âm đạo). 

Cách nhận biết thai đã vào tử cung
Hiện nay, siêu âm thai là biện pháp tốt nhất để biết được thai đã vào tử cung hay chưa

Ngoài ra còn có một số mẹo giúp mẹ “cảm giác” được thai đã vào tử cung hay chưa, cụ thể, mẹ nên siêu âm thai khoảng tuần thứ 6- 10 sau khi trễ kinh hơn 3 tuần và khi xuất hiện những biểu hiện như mệt mỏi, ốm nghén, buồn nôn, cơ thể tăng cân nhanh,…  Có những lưu ý gì khi mẹ bầu đi siêu âm. Để biết thêm chi tiết và có được những kiến thức hữu ích, mẹ bầu đừng quên ấn ngay vào bài viết Bật mí 7 dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung chính xác nhất, chắc chắn đọc xong mẹ sẽ vỡ lẽ nhiều điều lắm đó ạ. 

Trước lúc siêu âm thai, mẹ nên ăn nhẹ (bánh mì tươi, ngũ cốc,…), hạn chế không uống cà phê, bia rượu, nước có gas khiến cơ thể bị stress, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, mẹ cũng nên giữ tâm thế thoải mái, tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm mẹ nhé. 

Như vậy, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi thai chưa vào tử cung thử que có lên không cùng những lưu ý “vàng”. Ở mỗi trường hợp khác nhau, mẹ nên bình tâm và tìm cách xử trí phù hợp nhất thay vì hoang mang, lo lắng dẫn đến căng thẳng, mất ngủ nha ạ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật! 

Thấy bé yêu có biểu hiện sốt, ho, nhiều mẹ rất lo lắng sợ con bị cúm A, muốn tìm hiểu các triệu chứng và cách phân biệt cúm A để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nắm được “tất tần tật” các triệu chứng cúm A ở trẻ, cách nhận biết và phân biệt với cảm sốt thông thường chính xác nhất. Mẹ tham khảo các hiện tượng cúm A ở trẻ dưới đây nhé!

Triệu chứng cúm A ở trẻ
Phân biệt cúm A ở với cảm cúm thông thường như thế nào mẹ nhỉ?

1. 10+ triệu chứng cúm A ở trẻ mẹ bỉm cần biết

Cúm A là bệnh thường xuất hiện khi giao mùa hay khí hậu thay đổi, có triệu chứng giống với cảm cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đứng cách. Dưới đây là các triệu chứng của cúm A ở trẻ em thường gặp mẹ cần nắm rõ :

1.1. 4 triệu chứng cúm A ở bé mẹ dễ nhận biết

Cúm A tuy có các triệu chứng tương tự với cảm lạnh thông thường nhưng nặng và nghiêm trọng hơn nhiều. Mẹ nắm rõ các dấu hiệu dưới đây để nhận biết bé có mắc cúm A hay không nhé:

  • Sốt cao: Mẹ sử dụng kẹp nhiệt độ, hoặc máy bắn nhiệt sẽ thấy nhiệt độ hiển thị từ 39 – 40 độ C, liên tục 3 – 4 ngày. Bé xuất hiện  các triệu chứng co giật do virus xâm nhập vào cơ thể bé, làm giải phóng các chất trung gian gây sốt khiến thân nhiệt tăng cao.
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi cả ngày: kháng nguyên N trong cơ thể bé có hoạt tính enzyme làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, gián tiếp giúp virus xâm nhập làm hủy hoại và bong tế bào niêm mạc gây nghẹt, chảy nước mũi. Thấy con khụt khịt cả ngày, mẹ cứ lau, quay đi quay lại một lúc nước mũi đã chảy rồi thì cẩn thận mẹ nhé.
  • Đau bụng, nôn ói: Khi virus cúm A tấn công, hệ thống hô hấp của bé nhiễm một loại siêu vi lây lan tới dạ dày, ruột non, ruột già khiến thức ăn không tiêu hóa kịp, gây “quá tải” chức năng tiêu hóa làm cho bé dễ nôn ói, đau bụng. 
  • Ho khan: là biểu hiện ho không kéo theo chất nhầy hay đờm, do virus xâm nhập vào hệ thống hô hấp khiến đường thở bị kích thích, dẫn đến ho khan ở bé. 
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Các biểu hiện cúm A ở trẻ thường giống với cảm cúm tuy nhiên thường nặng và nghiệm trọng hơn mẹ nhé

Cúm A do các loại virus cúm mùa như A/H1N1, A/H3N1, A/H5N1,… gây nên, triệu chứng diễn biến từ nhẹ đến nặng và rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bé, khi thấy bé có trong số các triệu chứng trên, mẹ đưa bé ngay đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau này. 

1.2. 6 triệu chứng mẹ khó quan sát bằng mắt thường

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em không chỉ xuất hiện với các triệu chứng trên mà còn xuất hiện qua những triệu chứng có diễn biến nặng mà mẹ khó nhận biết được bằng mắt thường. Cụ thể như sau: 

  • Bé đau đầu, cơ thể không có lực: Khi virus xâm nhập sâu hơn vào các cơ quan hô hấp, cơ thể bé sẽ bắt đầu sản sinh ra các protein nhỏ gọi là cytokine chemokine lập tức tấn công virus. Tuy có khả năng chống virus nhưng hệ hô hấp vẫn bị tổn thương gây viêm, sưng, tích tụ dịch trong mũi và xoang, thậm chí làm tắc nghẽn đường dẫn lưu khiến bé đau đầu, cơ thể uể oải không có lực, khó cầm nắm đồ chơi nặng. 
  • Chân tay nhức mỏi: Khi cytokine và chemokine tấn công, virus sẽ đi qua mọi cơ quan trong cơ thể bé, dẫn đến “sự cố” phá hủy protein trong cơ bắp gây ra chứng nhức mỏi tay chân khi bị cúm. Với bé chưa biết nói, mẹ có thể nhận thấy bé khó chịu khi mẹ đụng vào tay chân, còn nếu bé của mẹ biết nói rồi,mẹ chịu khó hỏi han, xoa bóp chân tay thử xem con có kêu đau không nhé.
  • Hay bị ớn lạnh: ớn lạnh là biểu hiện đầu tiên của cúm. Virus xâm nhập làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài dẫn đến ớn lạnh. 
  • Tức ngực: nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây tích tụ dịch nhầy trong đường tai, mũi, họng, tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến tức ngực ở bé. 
  • Nhiễm trùng tai: theo một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Infection and Immunity của Hội vi sinh học Mỹ, virus cúm gây viêm các mô mũi, làm tăng số lượng hại khuẩn khiến chúng có xu hướng di chuyển đến tai qua vòi nhĩ gây nhiễm trùng tai. 
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Với những triệu chứng xuất phát từ trong cơ thể bé mẹ nên lắng nghe cảm nhận của bé để xác định được đó là triệu chứng nào mẹ nhé

Khi có những triệu chứng này, bé đã ở giai đoạn trung bình của cúm A. Tuy nhiên, nó xuất phát từ trong cơ thể bé nên mẹ rất khó nhận biết được. mẹ nên lắng nghe cảm nhận của bé thường xuyên, thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi mẹ hỏi han thật kỹ để con nói ra, từ đó mẹ nắm được chính xác triệu chứng mà bé đang mắc phải. 

2. 9 mẹo phân biệt triệu chứng cúm A ở trẻ so với cúm thường – COVID-19

Mẹ thường dễ nhầm lẫn cúm A với các triệu chứng cúm thông thường do hiểu hiện gần giống nhau. Tuy nhiên, mẹ cần nắm rõ cách nhận biết cúm A chính xác để xử lý kịp thời, tránh chủ quan sẽ gây nhiều biến chứng không tốt cho bé mẹ nhé. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Phân biệt triệu chứng cúm A với cúm thông thường và COVID – 19

1- Sốt

Khi cúm A mới chỉ ở thể nhẹ, bé có thể bị sốt từ 39 độ trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với mỏi cơ, lười vận động, ho. Bé cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,… Bé mắc cúm A biến chuyển nặng (tức là sốt từ 39 độ C trở lên) sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và bàn chân lạnh. Cúm A cũng thường đi kèm với các triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp sốt do cúm A nặng hơn trẻ còn bị sốt cao đi kèm co giật.

Khác với cúm A, bé mắc cúm thường thân nhiệt sẽ không thay đổi nhiều, ít sốt, nếu có thường chỉ sốt nhẹ (từ 37,5 – 38 độ). Riêng đối với Covid, sốt chỉ được xem là dấu hiệu để sàng lọc bệnh, bởi không phải bất kỳ bé nào nhiễm cũng bị sốt. Mức độ sốt của bé có thể khác nhau, có bé sốt cao trên 39,5 độ nhưng cũng có bé chỉ sốt nhẹ. Bé mắc covid thường đi kèm các triệu chứng như hụt hơi, khó thở, mất vị giác, khứu giác.  

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Mẹ có thể dựa trên nhiệt độ sốt cùng các biểu hiện đi kèm để nhận biết bé đang mắc cúm thường, cúm A hay covid 19 mẹ nhé

2- Đau nhức cơ thể

Cảm lạnh hiếm khi có dấu hiệu đau nhức cơ thể hay có thể suy yếu, cúm A lại gây đau nhức cơ thể, khó chịu, mệt mỏi trong người hơn. Sau khoảng nửa ngày sốt cao không hạ,bé có thể xuất hiện cảm giác hoa mắt, chóng mặt, nhìn không rõ mẹ, đi lại khó khăn.

3- Ớn lạnh 

Ớn lạnh khiến bé bủn rủn tay chân, cảm giác lạnh bất thường, xảy ra phổ biến đối với cúm A, đối với cúm thường hay Covid hiếm khi hoặc hoàn toàn không gây ra ớn lạnh. 

4- Hắt xì, nghẹt mũi

Cúm thông thường thường gây hắt xì rất nhiều, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Cúm A lại không gây hắt xì, chỉ gây nghẹt, đôi khi lại chảy nước mũi. Đối với Covid, thường không gây ra sổ – nghẹt mũi hay hắt hơi nhiều. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Triệu chứng cúm A ở trẻ, cúm thường và covid thường có biểu hiện bệnh ban đầu rất giống nhau

5- Ho, đau họng

Ho, đau họng ở cúm A và cúm thông thường ít hơn so với Covid, Covid thường gây ra ho khan rất nhiều và dai dẳng. 

6- Tức ngực

Cúm A hay gây tức ngực do chất nhầy làm nghẹt đường tại, mũi họng gây tắc nghẽn đường thở ở bé. Covid gây đau thắt ngực kèm theo mới chứng khó thở, thiếu oxy trầm trọng. Riêng với cúm thông thường lại không có dấu hiệu này. 

7- Đau đầu

Cúm A, cúm thường đều rất dễ gây đau đầu. Đặc biệt cúm A gây đau đầu nặng đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, lả người. Đối với Covid, hiếm khi bé bị đau đầu trong quá trình phát bệnh mà thường sau vài ngày khi bé đã hết sốt hoặc vài tuần sau khi khỏi.

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Cúm A và covid rất dễ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm cho bé, vì thế mẹ cần nắm rõ đặc điểm khác biệt giữa các bệnh để có hướng xử lý kịp thời mẹ nhé

8- Tiêu chảy, nôn ói

Cúm thường rất hiếm khi xảy ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy. Tình trạng này thường xuất hiện ở cúm A, Covid hơn. Đối với cúm A thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, với Covid bắt đầu từ những dấu hiệu bệnh đầu tiên như sốt, ho khan, khó thở, mất vị giác,… 

9- Nhiễm trùng

Cúm thường có biểu hiện nhẹ nhất trong 3 bệnh, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, cúm A và covid lại không như thế, chúng là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, có khả năng phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa đối với cúm A hay viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng thứ phát với Covid. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Bé bị cúm A cần được xử lý kịp thời nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Triệu chứng cúm A kéo dài bao lâu thì nguy hiểm mẹ ơi?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian ủ bệnh cúm A thường kéo dài từ 2 – 8 ngày. Trong khoảng thời gian đó, virus sẽ bắt đầu xâm nhập từ 1 – 2 ngày trước khi khởi phát bệnh và có những triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mắt, ngạt mũi,… ở giai đoạn ngày thứ 3  – 5. Hầu hết triệu chứng sẽ giảm dần và chấm dứt trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bé có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi đùa và ho nhẹ trong khoảng thời gian 3 – 4 tuần sau đó. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Cúm A để lâu rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đó ạ

Nếu sau 1 tuần mà các triệu chứng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì nguy cơ cao con đang gặp biến chứng nguy hiểm. Mẹ kéo xuống dưới để nắm rõ các biến chứng này và có giải pháp xử lý kịp thời, an toàn nhất cho bé nhé!

4. Biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không xử lý cúm A cho bé kịp thời

Nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách, triệu chứng cúm A kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé như tiêu chảy kéo dài, tức ngực, khó thở, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch, bệnh về máu,… Trong trường hợp không được can thiệp và xử lý kịp thời cúm A sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của bé đó mẹ.

Biến chứng nguy hiểm của cúm a ở trẻ
Cúm A nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé, nếu bé xuất hiện 1 trong 5 dấu hiệu dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh chủ quan gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé mẹ nhé. 

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, thuốc hạ sốt không có tác dụng
  • Co giật
  • Khó thở, thở gấp
  • Bé li bì, mệt mỏi, bỏ ăn 
  • Tay chân lạnh cóng, nôn trớ liên tục
Biến chứng nguy hiểm của cúm a ở trẻ
Khi thấy bé có dấu hiệu cúm A mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý đúng cách, tránh ảnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé mẹ nhé

Mẹo nhỏ cho mẹ: Khi chăm sóc bé cưng, để giảm thiểu nguy cơ bé bị cảm cúm thông thường, nguy hiểm hơn là cúm A mẹ cần diệt khuẩn tất cả đồ dùng và giữ bé luôn sạch sẽ để vi khuẩn không tấn công con được. Nhưng diệt khuẩn làm sao để an toàn? Cơ thể bé đang trong quá trình hoàn thiện nên rất yếu, làn da lại mỏng manh, nếu mẹ lựa chọn những sản phẩm có chứa chất tẩy, chất tạo mùi rất dễ khiến bé bị kích ứng, nổi mẩn,…

Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ tham khảo hệ sản phẩm chăm sóc bé của Mamamy nói không với chất tẩy, chất tạo mùi, phụ gia, có khả năng khử khuẩn cực tốt nhờ thành phần được làm từ 100% nguyên liệu thiên nhiên thân thiện, cực lành tính với làn da non nớt của bé. Hệ sản phẩm bao gồm nước giặt xả thiên nhiên, bột tắm gội, nước rửa bình sữa và rau củ, khăn ướt, khăn khô đa năng,… với nhiều tính năng cực “xịn” giúp mẹ chăm bé nhàn tênh, bé vừa ngoan lại vừa khỏe. 

Mamamy khuyến mãi

Hiện đang có ưu đãi giảm 60% cùng với nhiều phần quà giá trị, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không đến tham khảo ngay gian hàng Mamamy để tậu đồ cực “xịn” giá yêu thương, giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí, bé cưng dùng lại an toàn, đảm bảo. 

Đọc xong bài viết này, mẹ đã nắm được các triệu chứng cúm A ở trẻ, cách phân biệt với cảm cúm thông thường và covid 19 rồi đúng không ạ? Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ để có hướng xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé. Nếu còn thắc mắc nào khác về biểu hiện cúm A ở trẻ, mẹ để lại bình luận bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” mọi thắc mắc cho mẹ. 

Mẹ nghe nói trẻ bị cúm A sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày nhưng thấy bé sốt, ho nhiều, mẹ không nhịn được lại lo lắng. Mẹ muốn biết trẻ bị cúm A uống thuốc gì để giảm các triệu chứng, rút ngắn thời gian khỏi bệnh, giúp bé yêu mau khỏe, ăn ngon ngủ ngon. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra loại thuốc phù hợp, hướng dẫn uống chuẩn khoa học, mẹ tham khảo để cho bé uống đúng nhé!

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Nên cho trẻ bị cúm A uống thuốc đúng cách, tránh lạm dụng gây hại cho bé nhé mẹ ơi

1. Khi nào mẹ cho bé bị cúm A uống thuốc?

Góc của mẹ biết rằng mẹ rất lo lắng khi bé bị cúm A nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể dùng thuốc để xử lý mẹ nhé. Nếu như không tìm hiểu kỹ mà cho bé uống thuốc sẽ làm bé dễ gặp những tác dụng phụ như mệt mỏi, khó chịu, nôn,… tệ hơn là ngộ độc thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Cụ thể, mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc trong những trường hợp sau:

  • Bé từ 1 tháng tuổi trở lên: con đã hoàn thiện hầu hết chức năng thận và hệ tiêu hóa, có thể tiêu thụ thuốc mà không gặp triệu chứng dị ứng, bài trừ thuốc.
  • Bé không bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc: dị ứng có thể gây ngứa, chảy nước mắt,… nặng hơn là các triệu chứng hen suyễn như khò khè, khó thở cho bé. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, cho con dùng thử lượng nhỏ (bằng 1/3 liều bình thường để thử dị ứng), đảm bảo bé không bị dị ứng với thành phần của thuốc thì mới cho con dùng nhé.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: uống đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và giúp cải thiện sức khỏe cho bé.
Khi nào cho bé bị cúm a uống thuốc
Mẹ chỉ cho mẹ uống thuốc trong những trường hợp cần thiết mẹ thôi mẹ nhé

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không lạm dụng thuốc, nguy cơ gây ra những hậu quả khôn lường cho bé như loạn khuẩn đường ruột, gây hại đến gan, thận,… là rất cao. Trước khi cho con dùng bất cứ loại thuốc gì, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng và cách uống đúng, giúp con mau khỏe nhé.

2. 5 loại thuốc đẩy lùi cúm A cho bé sơ sinh

Cúm A là bệnh mà bé hay gặp khi giao mùa hay khí hậu thay đổi, có các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, sổ mũi,… rất dễ làm mẹ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Tuy sở hữu triệu chứng khá giống nhưng cúm A lại nguy hiểm hơn nhiều vì chưa có thuốc đặc hiệu. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của bé mà mẹ sử dụng những loại thuốc khác nhau để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ bé mau khỏi bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng để xử lý bệnh cúm A cho bé. Mẹ tham khảo nhé. 

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà trẻ bị cúm A uống thuốc gì sao cho phù hợp

2.1. Thuốc giảm sốt – đau đầu ở bé bị cúm A

Thuốc làm giảm triệu chứng sốt, đau đầu là thuốc phổ biến được bán rộng rãi tại các nhà thuốc giúp bé hạ sốt, giảm các cơn đau như đau cơ, đau răng, đau đầu,… Trước khi cho bé dùng thuốc, mẹ xem thật kỹ thành phần, hàm lượng có trong thuốc, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được liều lượng phù hợp với độ tuổi và số cân của bé. Cụ thể các loại thuốc hạ sốt, giảm đau đầu mẹ có thể cho bé dùng như: 

1. Paracetamol

Paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả cho bé được các bác sĩ khuyên dùng. Thuốc có khả năng hạ sốt, giảm đau cao và ít gây tác dụng phụ không mong muốn. Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng thuốc khi bé sốt trên 38,5 độ C và có các hiện tượng như lờ đờ, khó chịu, ngủ li bì,… và cần cách giữa 2 liều dùng từ 4 – 6 tiếng. Riêng với bé bị suy thận, cần cách tối thiểu 8 tiếng để đảm bảo thuốc đã hòa tan hết, không còn ứ đọng khiến thận quá tải khi lọc mẹ nhé. 

Paracetamol trẻ bị cúm a uống thuốc gì
Chỉ nên dùng Paracetamol cho bé sốt từ 38,5 độ C trở lên mẹ nhé

Tuy được khuyến cáo an toàn cho bé nhưng nếu mẹ dùng quá liều vẫn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hư sốc thuốc, nôn, hoa mắt, tiêu chảy,… Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ  tham khảo bảng liều dùng dựa trên cân nặng và độ tuổi của bé dưới đây:

Tuổi  Cân nặng (kg)  Liều dùng 
0 – 3 tháng  2,7kg – 5,3kg  40mg 
4 – 11 tháng  5,4kg – 8,1kg  80mg 
1 – 2 tuổi  8,2kg – 10,8kg  120mg 
2- 3 tuổi  10,9kg – 16,3kg  160mg 
4 – 5 tuổi  16,4kg – 21,7kg   240mg
6 – 8 tuổi  21,8kg – 27,2kg  320mg 
9 – 10 tuổi  27,3kg – 32,6kg  400mg 
11 tuổi  32,7kg – 43,2kg  480mg 

 

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Nên có khoảng cách giữa các liều dùng thuốc và không nên cho bé uống liên tục mẹ nhé

2. Ibuprofen

So với Paracetamol, Ibuprofen có tác dụng mạnh và kéo dài được thời gian hạ sốt hơn. Tuy nhiên, thuốc này rất dễ gây ra tác dụng phụ, để đảm bảo an toàn mẹ nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng cho bé. Liều dùng của thuốc thông thường từ 7 – 10mg/kg, khoảng cách giữa 2 liều dùng từ 6 – 8 tiếng và không dùng cho bé thuộc những trường hợp sau: hen suyễn, bệnh tim mạch, viêm gan, suy thận,….

ibuprofen trẻ bị cúm a uống thuốc gì
Khi tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì mẹ nên tìm hiểu kỹ càng trước khi cho bé uống Ibuprofen mẹ nhé

Ibuprofen có 4 dạng: siro lỏng, viên nén, viên nang, dạng bột. Đối với dạng viên, bột, mẹ chỉ nên dùng cho bé từ 7 tuổi trở lên, vì thuốc rất đắng và khó uống, bé nhỏ tuổi sẽ không chịu uống hoặc dễ bị nôn. Đối với dạng siro lỏng, bản chất có vị ngọt nhẹ, dễ uống nên mẹ có thể dùng cho bé từ 3 tháng – 12 tuổi.,  tham khảo bảng liều lượng thuốc theo độ tuổi dưới đây trước khi cho con uống mẹ  nhé:

Liều dùng Ibuprofen dạng siro:

Tuổi  Liều lượng  Số lần 
3 – 5 tháng  2,5ml  3 lần/ngày 
6- 11 tháng  2,5ml  3 – 4 lần/ngày 
1- 3 tuổi  5ml  3 lần/ngày 
4 – 6 tuổi  7,5ml  3 lần/ngày 
7 – 9 tuổi  10ml  3 lần/ngày 
10 – 11 tuổi  15ml  3 lần/ngày 
12 – 17 tuổi  15ml – 20ml  3 – 4 lần./ngày 

Liều dùng  Ibuprofen dạng viên và dạng bột: 

Tuổi  Liều lượng  Số lần 
7 – 9 tuổi  200mg  3 lần/ngày 
10 – 11 tuổi  200mg – 300mg  3 lần/ngày 
12 – 17 tuổi  200mg – 400mg  3 lần/ngày 

 

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Cho bé uống thuốc đúng với liều lượng để tránh gây hại cho bé mẹ nhé

2.2. Thuốc giảm triệu chứng ho cho bé

Cúm A khiến bé ho nhiều làm mẹ lo lắng, nhưng không vì thế mà mẹ tự ý, chưa tìm hiểu kỹ mà đã vội mua thuốc cho con uống. Mẹ nên tham khảo các loại thuốc ho an toàn, hiệu quả, được kiểm nghiệm kỹ càng dưới đây trước khi mua nhé. 

1. Strepsils

Strepsils là dạng viên ngậm chứa 2 hoạt chất 2,4-dichlorobenzyl alcohol amylmetacresol có tác dụng kháng khuẩn giúp giảm ho và điều trị viêm họng. Ngoài ra, khi ngậm Strepsils còn giúp bé thông mũi, dễ thở nữa đó ạ. Vì là dạng viên nên Strepsils không phù hợp với những bé dưới 5 tuổi bởi bé có thể nuốt dẫn đến mắc nghẹn.

Thuốc ho Strepsils
Strepsils là dạng viên ngậm nên mẹ lưu ý khi dùng cho bé dưới 5 tuổi mẹ nhé

Đối với bé từ 5 tuổi, mẹ cho bé ngậm từng viên trong miệng đến khi thuốc tan hết hoàn toàn, cách 2 – 3 giờ dùng lại 1 lần và một ngày không quá 12 viên nhé. 

2. Siro giảm ho

Nếu bé húng hắng ho chỉ vài tiếng, mẹ nên để bé tự khỏi nhưng nếu bé ho nhiều, ho khan liên tục từ 2 – 3 ngày mẹ cần cho bé uống Siro ho. Siro ho thường có các thành phần như Benadryl, Dextromethorphan, Codeine hoặc Hydrocodone ngoài giảm ho còn có khả năng làm thông mũi, giảm đờm giúp bé bớt khó chịu, dễ ngủ hơn. 

Prospan giảm ho
Siro ho rất dễ uống, là giải pháp tốt nhất cho bé không chịu uống thuốc đắng đó ạ

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, siro ho đã được cảnh báo không nên dùng cho bé dưới 4 tuổi, vì trong thành phần chứa hàm lượng đường rất cao, khiến nồng độ đường trong máu của bé tăng lên gây cảm giác no làm bé biếng ăn, biếng bú. Mẹ chỉ dùng cho bé trên 4 tuổi, mỗi ngày uống từ 5 – 7,5ml/ và uống 3 lần mẹ nhé. Không nên thấy bé ho nhiều mà mẹ tự ý tăng thêm liều lượng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé, chẳng hạn như kích động, co giật rất nguy hiểm.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cho bé trong bất kỳ hình thức nào mẹ nhé

3. Dextromethorphan

Dextromethorphan chuyên dùng để giảm ho, điều trị các chứng ho do họng, phế quản bị kích thích. Thông thường, thuốc này rất ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên một số trường hợp thuốc vẫn gây chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, nôn nhưng xảy ra rất nhẹ và thoáng qua. Nếu kéo dài, mẹ nên cho bé đến bác sĩ để kịp thời điều trị và theo dõi nhé.

Thuốc triệu chứng ho Dextromethorphan
Dextromethorphan có tác dụng giảm ho, điều trị chứng ho do họng, phế quản bị kích thích, rất ít khi gây ra tác dụng phụ cho bé

Để cho bé uống đúng, mẹ tham khảo liều dùng theo từng lứa tuổi dưới đây:

  • Bé dưới 6 tuổi: Tối đa 30ml/ngày, mỗi lần uống 5ml và cách lần uống sau 4 tiếng
  • Bé từ 6 –  12 tuổi: Tối đa 60ml/ngày, mỗi lần uống 10ml.

Thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho bé dưới 2 tuổi hay bé có những biểu hiện như khó thở, mẩn ngứa, môi, lưỡi, mặt có dấu hiệu sưng phù,… Mẹ lưu ý nhé!

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Không nên dùng Dextromethorphan cho bé dưới 2 tuổi vì rất xảy ra phản ứng phụ mẹ nhé

3. 8 loại thuốc cho bé trên 1 tuổi “đánh bay” cúm A

Ngoài các loại thuốc xử lý bệnh cúm A cho bé đã nêu ở phần 1, mẹ có thể bổ sung thêm 8 loại sau khi bé được từ 1 tuổi trở lên.

3.1. Thuốc cho bé bị nghẹt – sổ mũi – long đờm

Mẹ cần can thiệp sớm khi bé có những triệu chứng nghẹt, sổ mũi, long đờm do cúm A gây ra để giảm bớt sự khó chịu cho bé. Không những thế, điều trị sổ mũi sớm và đúng cách sẽ ngăn ngừa được tình trạng bệnh diễn biến nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác cho bé như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,… Mẹ tham khảo hỗ trợ giảm triệu chứng cho bé tại nhà bằng những loại thuốc sau:

Chăm sóc trẻ bị cúm a đúng cách
Cần xử lý nghẹt – sổ mũi sớm cho bé để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng, gây ra những biến chứng sau này mẹ nha

1. Xylometazolin

Xylometazolin là thuốc nhỏ mũi, có tác dụng co mạch bằng cách giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng dịch nhầy trong mũi. Tuy nhiên mẹ lưu ý thuốc được khuyến cáo không nên dùng liên tục quá 3 ngày và không được dùng cho bé dưới 2 tuổi bởi việc dùng thuốc cho bé quá nhỏ rất dễ gây ra phản ứng phụ, phản tác dụng làm nghẹt mũi nặng hơn. Ngoài ra, thuốc cũng không nên dùng cho bé viêm mũi mãn tính, huyết áp cao  mẹ nhé. Nếu mẹ dùng quá liều lượng được khuyến cáo cũng khiến bé gặp phải một số triệu chứng không mong muốn như loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đánh trống ngực,…

Xylometazolin
Mẹ không nên dùng quá liều lượng Xylometazolin bởi sẽ gây phản tác dụng cho bé đó ạ

Mẹ chỉ nên cho bé dùng Xylometazolin có nồng độ 0.05%, xịt 1 lần hay nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi bên mũi cho bé, sử dụng 1 – 2 lần trên ngày.

2. Naphazolin

Naphazolin có tác dụng điều trị nghẹt, sổ, mũi, long đờm mà cúm A gây ra cho bé. Thuốc ở dạng lỏng, khi nhỏ thuốc vào mũi sẽ làm co mạch đoạn trong vòng 10 phút và kéo dài từ 2 – 6 tiếng, vì thế bé sẽ rất nhanh hết và dễ thở tạm thời. 

Naphazolin trẻ bị cúm a uống thuốc gì
Naphazolin có tác dụng rất nhanh chỉ trong vòng 10 phút và kéo dài được 2 – 6 tiếng

Vì mang lại hiệu quả nhanh nên mẹ rất dễ lạm dụng thuốc với mong muốn giúp bé dễ thở, tuy nhiên, làm như thế sẽ dẫn đến ngộ độc thuốc cho bé đó ạ. Biểu hiện ngộ độc thường xảy ra từ 30 phút – 1 giờ sau khi nhỏ thuốc, bé sẽ có những triệu chứng như ngủ li bì, tim đập nhanh, da tái xanh, tay chân lạnh kèm theo vã mồ hôi. 

Để đảm an toàn cho bé, mẹ không nên dùng thuốc cho bé liên tục quá 3 ngày, mỗi lần chỉ nên nhỏ từ 1 – 2 giọt Naphazolin nồng độ 0,05% vào mỗi bên mũi và cách từ 3 – 6 giờ mỗi lần. 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Sử dụng Naphazolin cho bé cần đúng liều lượng và tránh lạm dụng mẹ nhé

3. Ambroxol

Ambroxol là một hoạt chất có tác dụng phân hủy các sợi mucopolysaccharide làm cho đờm loãng ra, dễ xuất chúng ra khi ho, đồng thời tiêu dịch nhầy ở cổ họng cho bé giúp bé thoải mái, dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng ambroxol cho bé trong các trường hợp dưới đây:

  • Bé đang viêm loét dạ dày vì tác dụng phụ của thuốc có thể làm hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày của bé.
  • Bé suy nhược cơ thể, chưa biết khạc đờm vì sẽ làm tăng ứ đọng đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm. 
  • Bé bị hen suyễn vì thuốc có thể gây co thắt phế quản khi cơ địa quá mẫn cảm. 
Siro Ambroxol
Nên lưu ý không dùng Ambroxol cho bé thuộc những trường hợp được khuyến cáo mẹ nhé

Liều dùng an toàn cho bé là 2,5ml/ lần và mỗi ngày uống 3 lần, mẹ tránh lạm dụng thuốc vì có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn,… ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé đó ạ.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Cơ thể bé đề kháng còn yếu nên mẹ cần thật thận trọng khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ nhé

4. Bromhexin

Bromhexin có tác dụng trị long đờm, rối loạn tiết dịch phế quản do hoạt hóa tổng hợp sialomucin phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharide làm đờm lỏng đi và ít đặc hơn. Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi, mẹ nên ưu tiên chọn Bromhexin dưới dạng siro hoặc dạng dung dịch giúp bé dễ uống. Đối với bé từ 6 tuổi trở lên, mẹ nên sử dụng dạng bào chế với liều lượng mạnh hơn như viên nén, viên bao đường để cải thiện tình trạng bệnh cho bé mẹ nhé.

Siro Bromhexin
Ưu tiên dùng Bromhexin dạng siro cho bé từ 2 – 5 tuổi giúp bé dễ uống hơn mẹ nhé

Liều dùng an toàn nhất cho bé đối với dạng siro là 5ml/lần, ngày uống 2 lần, dạng viên 8mg/lần, ngày uống 3 lần. Mẹ có thể kết hợp cùng một số thuốc như Amoxicillin, Erythromycin,… làm tăng nồng độ kháng sinh giúp bé mau khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên mẹ dùng theo hướng dẫn bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng sẽ khiến bé chịu một số phản ứng phụ như mẩn ngứa, phát ban,…. cũng như tăng nguy cơ kháng thuốc.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Thuốc dạng siro, dung dịch uống sẽ thân thiện, dễ uống hơn với những bé nhỏ đó ạ

3.2. Bổ sung thuốc tăng điện giải cho bé

Chất điện giải có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của bé. Không những thế, nó còn có khả năng loại bỏ những tế bào bị tổn thương, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể giúp bé mau khỏi bệnh hơn. Để giúp bé cải thiện tình trạng sức khỏe, mẹ có thể bổ sung điện giải cho bé qua 2 chế phẩm sau: 

1. Oresol

Oresol có công dụng bù nước, bù điện giải cho bé khi bị sốt, tuy nhiên không nên dùng với trẻ sốt nhẹ hay vừa, chỉ nên dùng đối với trẻ sốt từ 39 độ trở lên. Bởi, bản chất của Oresol là một dạng dung dịch bổ sung điện giải, nếu dùng không đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn hay dẫn đến tăng natri trong máu, rối loạn tri giác, co giật,… Bên cạnh đó, Oresol có vị ngang, mặn mặn, lợ lợ rất khó uống, vì thế mẹ nên cho bé thử 1 – 2 muỗng nhỏ và quan sát trong ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi uống hết ngay để tránh gây nôn làm tình trạng mất nước nặng thêm.

Oresol tăng điện giải
Chỉ nên dùng Oresol là thuốc điều trị cúm A cho trẻ em sốt từ 39 độ trở lên mẹ nhé

Liều dùng an toàn cho bé dưới 2 tuổi từ 50ml/lần uống, bé từ 2 – 6 tuổi từ 100ml/lần, bé từ 6 – 12 tuổi từ 150ml/ngày và uống 2 – 3 lần/ngày mẹ nhé. Nếu mẹ lỡ quên cho bé uống đúng giờ, mẹ cũng không cần bổ sung lại gấp, vì Oresol có tác dụng bù điện giải khi bé sốt, n bé đã giảm sốt mẹ nên ngưng thuốc luôn cho bé.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Chỉ bổ sung chất điện giải cho bé trong trường hợp bé sốt cao trên 39 độ mẹ nhé

2. Pocari Sweat

Giống với Oresol, Pocari Sweat là một loại nước uống có khả năng bù chất điện giải rất tốt. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt rằng Pocari Sweat không nhất thiết phải uống khi bé bị sốt cao, loại nước này có thể uống mọi lúc khi cơ thể bé mất nước do hoạt động nhiều, thời tiết nắng nóng,…

Nước điện giải Pacori Sweat
Không chỉ dùng khi sốt, Pocari Sweat còn được dùng khi cơ thể bé mất nước do nắng nóng, hay hoạt động quá nhiều,..

Đối với bé trên 1 tuổi mẹ nên bổ sung Pocari Sweat có nồng độ ph 8 – 8.5 và mỗi lần chỉ uống 30ml, bé từ 2 – 5 tuổi có thể dùng 2 mức 8 – 8,5 hoặc 8,5 – 9 và uống tối đa 2 lít được chia thành nhiều lần uống, bé từ 6 – 12 tuổi dùng mức 9,5 và được uống hơn 2 lít/ngày.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Ngoài lúc sốt, trẻ bị cảm cúm nên uống bổ sung điện giải cho bé khi cơ thể bé bị mất nước do các hoạt động khác

3.3. Thuốc kháng virus cúm A

Bản chất của cúm A là virus, vì vậy có thể uống thuốc kháng virus phù hợp để tiêu diệt, làm giảm khả năng lây lan từ tế bào này sang tế bào khác, chậm quá trình lây nhiễm. Để giúp bé mau khỏi bệnh, tránh tái phát lại mẹ có thể tham khảo 2 loại thuốc kháng virus phổ biến dưới đây cho bé: 

1 – Relenza

Relenza có tác dụng ức chế enzyme neuraminidase ngăn chặn sự phát triển của virus, đồng thời làm giảm các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, đau đầu,… Mẹ chỉ nên dùng Relenza cho bé trên 5 tuổi có các triệu chứng cúm A và đã nhận được chuẩn đoán của bác sĩ.

Thuóc kháng virus Relenza
Chỉ nên dùng Relenza là thuốc điều trị cúm A cho trẻ em trên 5 tuổi và đã nhận được chuẩn đoán của bác sĩ

Thuốc được điều chế dưới dạng bột hít, mỗi ngày mẹ nên cho bé hít 2 liều, mỗi liều 10mg, duy trì trong vòng 5 ngày bệnh của bé sẽ đỡ mẹ nhé. Do Relenza dùng bằng đường hít nên có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé như ho nhiều khi sử dụng, khó thở, co thắt phế quản, thở khò khè, mẩn ngứa, phát ban, chóng mắt,…. Để giảm thiểu các triệu chứng này, mẹ nên cho bé dùng thuốc càng sớm càng tốt, duy trì đều đặn, giúp thuốc phát huy tối đa,  không nên dừng ngay khi thấy bệnh đỡ mà cần duy trì đều đặn đến khi đủ liều.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Không nên dừng hẳn thuốc khi thấy bé khỏi bệnh mà mẹ nên duy trì đủ liều để tránh bé tái phát lại bệnh mẹ nhé

2. Tamiflu

Tamiflu có công dụng giống với Releza nhưng xử lý cúm A được cho cả trẻ em sơ sinh đủ tháng (1 tuổi) trở lên. Thuốc được bào chế thành 2 dạng: dạng viên nang và dạng hỗn hợp phù hợp với nhiều đối tượng bệnh. Tamiflu có vị khá khó uống nên mẹ có thể hòa thêm với sữa, nước trái cây để giảm cảm giác buồn nôn hay nôn khi uống thuốc cho bé.

Thuốc kháng virus Tamiflu
Nên hòa Tamiflu vào sữa, nước trái cây giúp bé dễ uống hơn mẹ nhé

Tamiflu có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn cho bé tuy nhiên, triệu chứng không nặng, thường chỉ xảy ra trong 2 ngày đầu tiên. Mẹ tham khảo bảng liều dùng đúng cho bé dưới đây: 

Độ tuổi/Cân nặng  Liều dùng 
Dưới 1 tuổi  3mg/2 lần/ngày 
Trên 1 tuổi, nặng dưới 15 kg  30mg/2 lần/ngày 
16 – 23kg  45mg/2 lần/ngày 
24 – 40kg  60mg/2 lần/ngày 
<40kg  70mg/2 lần. ngày 

 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Hòa Tamiflu với một ít nước có vị ngọt để giảm độ khó uống cho bé mẹ nhé

4. 6 lưu ý cực quan trọng khi mẹ cho bé uống thuốc cúm A

Ngoài tìm hiểu trẻ bị cúm A dùng thuốc gì và cho bé uống thuốc đúng cách, đúng liều mẹ cần nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để đảm an toàn cho bé, giúp bé mau khỏe, bệnh không tái phát lại mẹ nhé: 

1- Không sử dụng thuốc thông mũi nếu bé bị cao huyết áp

Nếu bé có tiền sử bị huyết áp, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi cho bé vì nó có thể khiến huyết áp của bé tăng cao. Mẹ lưu ý không nên dùng thuốc thông mũi dạng nhỏ hay xịt quá 3 ngày, bởi dùng nhiều sẽ khiến bé bị lờn thuốc, giảm tác dụng sau này. 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Mẹ nên lưu ý không dùng thông mũi nếu bé có tiền sử huyết áp mẹ nhé

2- Tránh lạm dụng Paracetamol 

Mẹ chỉ nên dùng Paracetamol khi bé có những triệu chứng sốt, đau, không nên quá lạm dụng có thể dẫn đến ngộ độc gan. Ngoài ra, Paracetamol còn có trong nhiều loại thuốc khác, thế nên để đảm bảo an toàn cho bé mẹ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh dùng quá liều mẹ nhé.

3- Kết hợp thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc dùng để trị cúm có thể kết hợp nhiều loại để mang đến hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số loại thuốc có thể tồn tại nhiều hoạt chất giống nhau dẫn đến mẹ vô tình dùng quá liều cho bé ở một số chất nhất định có trong thuốc. Vì thế, để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất cho bé, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước và dùng đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Mẹ nên lưu ý kết hợp thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đem đến an toàn và hiệu quả tốt nhất cho con nhé

4- Cho bé uống thuốc cúm A trong tối đa 7 ngày

Thông thường, trẻ bị cúm A chỉ cần được chăm sóc và uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khỏi bệnh sau 3 – 5 ngày. Nếu sau 7 ngày, bé không giảm hoặc tái sốt, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế và thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể phương hướng xử lý, vì có thể bé đã bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc gặp những biến chứng khó lường khác.

Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Nếu triệu chứng của bé không giảm sau 7 ngày uống thuốc, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để hướng xử lý kịp thời nhé

5- Nên cho bé tiêm phòng vacxin

Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa hay khi thời tiết thay đổi mà đề kháng của bé lại yếu vì thế bé rất dễ nhiễm bệnh lại, mẹ nên tiêm vacxin phòng cúm A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để bé luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm, mẹ đỡ lo lắng sau này. Hiện nay, có 3 loại vacxin phòng cúm phổ biến ở Việt Nam là: 

  • Influvac Tetra (Hà Lan): được chỉ định cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi, mũi 1 lần đầu tiên và mũi 2 cách 1 tháng sau mũi 1 và nên tiêm lại vacxin hằng năm. 
  • Ivacflu-S (Việt Nam): phổ biến đối với người lớn từ 18 – 60 tuổi, tiêm 1 mũi và mỗi năm nên tiêm vacxin lại 1 lần. 
  • Vaxigrip Tetra (Pháp): dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và nên tiêm lại vacxin hằng năm. 
Lưu ý khi cho trẻ bị cúm a uống thuốc
Nên tiêm vacxin cho bé từ 6 tháng tuổi để giảm thiểu nguy cơ giảm bệnh mẹ nhé

6- Chăm sóc bé bị cúm A đúng cách

Ngoài điều trị bằng thuốc, chăm sóc bé đúng cách cũng là phương pháp giúp bé nhanh khỏe, đỡ mệt và khó chịu đó ạ. Do đó, mẹ cần: 

  • Cho bé nằm nghỉ ở phòng riêng, có không gian sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng (26 – 28 độ C) và độ ẩm (40% – 60%) phù hợp. 
  • Bé khi cúm thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ nên nấu chín kỹ thức ăn, ưu tiên thức ăn dạng lỏng như súp, cháo,… và chia nhỏ bữa ăn để giúp bé dễ hấp thụ hơn.
  • Tăng cường nhiều thực phẩm chứa đạm trong khẩu phần ăn của bé như thịt, cá, trứng, chế phẩm từ sữa ít béo,… giúp bé mau hồi phục hơn.
  • Đảm bảo thực đơn hằng ngày của bé có đủ các nhóm chất thiết yếu như chất đạm, tinh bột, khoáng chất, chất xơ, vitamin. Ví dụ thực phẩm như trứng, cá, thịt gà, thịt bò, tôm, các loại sữa hạt, bông cải xanh,…    
  • Để diệt khuẩn trong không khí trước khi đi vào đường hô hấp, làm tan đờm giảm bớt khó chịu cho bé, mẹ nên xông phòng bằng tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu bạc hà. 
  • Nếu bé nghẹt mũi và khó thở mẹ nên hỗ trợ hút mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để giúp bé dễ thở hơn mẹ nhé. 
Chăm sóc trẻ bị cúm a đúng cách
Chăm sóc bé đúng cách cũng là phương pháp giúp bé mau khỏi bệnh hơn đó ạ

Lưu ý cho mẹ: Khi chăm sóc bé cưng, để giảm thiểu nguy cơ con bị cảm cúm thông thường, nguy hiểm hơn chính là cúm A mẹ cần nên diệt khuẩn tất cả đồ dùng cho con và giữ cho bé luôn sạch sẽ, thơm tho để không vi khuẩn nào có thể tấn công được. 

Gợi ý mẹ tham khảo hệ sản phẩm chăm sóc mẹ và bé của Mamamy với khả năng diệt khuẩn cực tốt lại an toàn, chăm sóc da tối ưu cho bé cưng nhờ thành phần cao cấp từ thiên nhiên. Hệ sản phẩm bao gồm nước giặt xả thiên nhiên, nước rửa bình sữa và rau củ, bột tắm gội, khăn ướt, khăn khô đa năng,…. với nhiều tính năng cực “xịn” cùng mẹ đồng hành với bé trong suốt chặng đường phát triển. 

Mamamy khuyến mãi
Ưu đãi dành cho mẹ bỉm lần đầu mua hàng

Đang có deal ưu đãi cực khủng đến 60% cùng nhiều quà tặng có giá trị cho mẹ bỉm khi mua sắm tại Mamamy đây ạ. Mẹ ghé tham khảo để tậu đồ xịn – giá cực xinh về chăm sóc bé cưng toàn diện nhất nhé! 

7 – Mua thuốc tại địa chỉ uy tín

Trên thị trường có hàng nghìn hiệu thuốc khác nhau, có hiệu thuốc đạt chuẩn GPP, có bác sĩ chuyên môn kê đơn; lại có hiệu thuốc do các hộ lý, y tá mở ra, không đủ chuyên môn và thẩm quyền dẫn đến kê sai đơn, kê quá liều, nguy hiểm lắm mẹ ơi. Gợi ý mẹ mua thuốc tại các hệ thống lớn như Pharmacity, Long Châu, các hiệu thuốc đạt chuẩn GPP, đừng vì vội vàng, mua ở hiệu thuốc gần nhà không uy tín mẹ nhé. 

Bài viết này đã giải đáp đầy đủ cho mẹ về vấn đề trẻ bị cúm A uống thuốc gì rồi. Mỗi loại thuốc đều công dụng và cách uống khác nhau, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài cho bé uống thuốc, mẹ cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tạo sự thoải mái nhất cho bé mau khỏi bệnh. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác về thuốc điều trị cúm A cho trẻ em, hãy bình luận ngay ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ. 

Trong suốt quá trình chăm sóc bé bị cúm A, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, được mẹ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên mẹ cứ bồn chồn không yên, không biết trẻ bị cúm A kiêng gì, sợ cho bé ăn sai sẽ làm bệnh nặng hơn. Tham khảo ngay bài viết này để nắm rõ 5 nhóm thực phẩm bé cần tránh để chăm bé toàn diện và đầy đủ nhất, con mau khỏe mẹ nhé!

Trẻ bị cúm A kiêng ăn gì?
Trẻ bị cúm A kiêng ăn gì? Nắm rõ để chăm bé đúng cách mẹ ơi!

1. 5 nhóm thực phẩm nên kiêng khi trẻ ăn/mẹ ăn khi bé bị cúm A

Bé bị cúm A rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố xung quanh và nguy cơ ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cao nếu mẹ cho bé ăn uống sai cách. Mẹ hạn chế đến mức tối đa việc cho bé măm măm 5 nhóm thực phẩm dưới đây. Còn trong trường hợp bé còn ti mẹ, dưỡng chất bé hấp thụ trực tiếp từ nguồn sữa mẹ, mẹ cần kiêng các thực phẩm đó nhé!

1.1. Nhóm hải sản dễ gây dị ứng

Sốt là triệu chứng rất phổ biến của cúm A. Theo đó, hệ miễn dịch của bé luôn trong trạng thái hoạt động hết năng suất để tiêu diệt và đào thải virus ra ngoài làm tăng nhiệt độ cơ thể. Bé cũng thường dễ mệt mỏi trong lúc bị cúm A, chẳng muốn đùa nghịch hay vui chơi như này thường. Mẹ hạn chế cho bé ăn nhóm hải sản dễ gây dị ứng như cá sống, cá trích, cá mòi, sò, nghêu, hàu, cua,… 

Bởi bên trong những thực phẩm này chứa hàm lượng histamin cao, làm tắc nghẽn đường thở gây sổ mũi và viêm xoang. Chưa kể lượng cholesterol nhiều còn khiến hệ tiêu hóa phải tăng cường hoạt động để tiêu thụ thức ăn, nguy cơ táo bón và đầy hơi là rất cao đó ạ.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Cá, sò, nghêu, hàu, cua,… là thực phẩm dễ gây dị ứng, cần tránh cho bé mắc cúm A ăn

Một số trường hợp bé còn bị dị ứng khi ăn hải sản có vỏ như tôm, nghêu, sò,… khi đang mắc cúm A do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với hợp chất protein “lạ”. Biểu hiện thường gặp là bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng, ngứa và phát ban trên người, tệ hơn là khó thở và ngất xỉu. Do vậy, mẹ tránh cho bé măm măm hải sản tươi sống nếu con đang mắc cúm A nhé.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Dị ứng hải sản khiến bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó thở nhiều hơn

1.2. Nhóm thức ăn nhiều muối

Ăn nhiều muối không hề tốt chút nào đối với bé bị mắc cúm A. Cụ thể, việc cơ thể nạp quá nhiều muối trong thời gian nhiễm bệnh sẽ khiến tuần hoàn máu bị đảo lộn, thận phải làm việc hết sức để lọc máu. Bé cũng khát nước nhiều hơn và dễ bị ngứa rát cổ họng, chưa kể còn có nguy cơ bị bướu và đột quỵ nữa (theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Những thực phẩm chứa lượng muối nhiều mẹ cần lưu ý tránh cho bé ăn như là đồ ăn vặt, dưa muối, cà muối, mắm cá, nước mắm, mì ăn liền, thức ăn nhanh, ruốc, chả, xúc xích,… 

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Thức ăn nhanh, mì gói, đồ ăn nhiều muối là “đại kỵ” với bé bị cúm A

Bên cạnh đó, nếu thiết lập được chế độ ăn với ít muối, cơ thể sẽ sản sinh ra Lysozyme và Globulin hỗ trợ tiết nước bọt để bảo vệ cổ họng, cải thiện đáng kể tình trạng ho khan, ho có đờm. Bé sẽ nhanh khỏi và khỏe trở lại mẹ ơi!

1.3. Nhóm đồ uống có gas – chất kích thích

Nhóm đồ uống có gas và chất kích thích bao gồm sữa, trà, nước ngọt, cà phê, soda, chocolate,… cần hạn chế tối đa đối với những bé bị nhiễm cúm A. Nếu lỡ nạp với lượng nhiều, cơ thể bé sẽ phản ứng mãnh liệt và gây ra ảnh hưởng xấu với tình trạng bệnh, khiến bé mệt và lâu khỏi hơn. Cụ thể:

1- Cà phê, soda, chocolate: chứa hàm lượng caffeine cực kỳ cao, tạo gánh nặng lên bàng quang làm bé đi ngoài nhiều. Caffeine cũng làm bé luôn trong trạng thái hoạt động cao, tim đập nhanh, bé không thể ngủ hay nghỉ ngơi gì được nên khó mà “đánh bại” virus cúm A được. Không chỉ riêng bé bị cúm A, đối với bé bình thường mẹ cũng hạn chế nhóm thực phẩm không lành mạnh này để đảm bảo sức khỏe cho con nhé.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Cà phê, soda là thức uống không nên có mặt trong thực đơn của bé bị cúm A

2- Sữa: Việc uống sữa khi bị cúm A cần cân nhắc kỹ càng. Mẹ vẫn có thể cho bé uống để bổ sung dưỡng chất nhưng với hàm lượng vừa phải (mỗi ngày khoảng 100ml), ưu tiên sữa mẹ, sữa bột và sữa đạm thủy phân. Cần tránh sữa bò, sữa đặc và không uống nhiều cữ (quá 7 cữ trong 1 ngày) vì casein có trong sữa sẽ làm tăng amoniac, sản sinh dịch nhầy trong phổi khiến bé thở nặng và đau thận. 

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Hạn chế uống sữa vì dễ gây khó thở và chảy dịch nhầy phổi khiến bé mỏi mệt thêm

3- Trà, nước ngọt có gas: Bé bị cúm A do mệt mỏi và khó thở nên con thường ăn ít cơm và thích uống các loại trà, nước ngọt có gas vì nhạt miệng. Mặc dù không gây hại tức thời nhưng nếu uống nhiều, axit photphoric trong trà và hàm lượng gas, đường cao trong nước ngọt sẽ cản trở bé hấp thụ chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Bởi vậy mà dù mẹ có chăm bé ăn cẩn thận, cho bé ăn nhiều đồ bổ thì con vẫn gầy yếu, không có sức đề kháng để chống lại cúm A.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Trà và nước ngọt có gas ức chế việc hấp thụ dưỡng chất ở bé

1.4. Nhóm thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Bé cưng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, các bộ phận cơ thể chưa hoàn thiện như người lớn, đã vậy con lại đang bị virus cúm tấn công nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ lưu ý cho bé ăn đồ ăn được luộc, hấp, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ nhé. Những thực phẩm này gây ức chế cholesterol HDL tốt, con không đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể và làm tăng lượng mỡ trong máu.

Lúc này, thay vì tập trung để tiêu diệt virus cúm A, cơ thể bé phải tăng năng suất để tiêu thụ dầu mỡ và đào thải mỡ máu, dẫn đến thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn, bé mệt mỏi nhiều hơn, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Đồ chiên rán dù ngon, hấp dẫn, ăn bắt miệng thì cũng cần hạn chế nếu bé đang bị cúm A

Ngoài ra, mẹ cũng tránh cho bé ăn đồ cay nóng, nhiều ớt vì dễ gây nóng trong người, cơ thể con khó chịu và chảy nước mũi nhiều như khoai tây chiên, pizza, tôm lăn bột chiên giòn, mì xào, gà rán,… Dù cho bé có đòi khóc, mẹ cũng không được “xiêu lòng” mà cho bé ăn nhé, sẽ ảnh hưởng không tốt đó ạ.

Thay vì chiều con, mẹ chế biến thức ăn luộc/hấp ngon miệng và nhiều màu sắc hơn để kích thích “chiếc bụng đói” của bé. Nếu bé nhà mình lớn hơn từ 2 – 3 tuổi, mẹ nhẹ nhàng trò chuyện, khuyên bảo để con hiểu thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh rất có hại. Mẹ và bé cùng “tẩy chay” những loại đồ ăn đó, mới đầu bé chưa chịu nhưng dần dần nhìn thấy mẹ cũng không ăn, bé sẽ tin tưởng và không quấy khóc đòi ăn nữa đâu mẹ.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, mì gói là món khoái khẩu của bé nhưng bị cúm A thì cần tránh tối đa mẹ nhé!

1.5. Nhóm đồ ngọt tráng miệng chứa nhiều đường

Để tạo nên những món tráng miệng ngon ngọt không thể thiếu đường. Mặc dù ăn ngọt làm cơ thể thoải mái, giảm stress hiệu quả nhưng lạm dụng thì không hề tốt chút nào, đặc biệt là với bé đang bị nhiễm cúm A. Bởi lẽ cơ thể con đang yếu, cần được bổ sung dưỡng chất thiết yếu như canxi, magie, photpho, sắt, vitamin,… mà đường lại cản trở và ức chế, không cho hệ tiêu hóa dung nạp những dưỡng chất này.

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Món tráng miệng, đồ ngọt chứa nhiều đường không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bé nhiễm cúm A

Chưa hết, tiêu thụ đường vượt mức cũng tác động đáng kể đến chức năng gan thận, tăng cholesterol trong máu, nguy cơ béo phì là rất cao (Theo nghiên cứu của JAMA Internal Medicine vào năm 2014). Thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt, tráng miệng mẹ cần tránh cho bé bị cúm A ăn như bơ đậu phộng, trái cây sấy, tương cà, bánh kẹo, nước trái cây đóng hộp, chocolate, sốt đóng hộp,… 

Nhóm thực phẩm mẹ và bé nên hạn chế khi bị cúm
Cho bé “kiêng” đồ ngọt để rút ngắn thời gian khỏi bệnh và có thể ăn lại khi bé đã khỏe

2. 6 lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A mẹ nên “nằm lòng”

Chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất cực kỳ quan trọng cải thiện triệu chứng cúm A, đẩy lùi virus giúp bé mau khỏe trở lại. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chăm sóc bé đúng cách và “nằm lòng” 6 lưu ý sau đây để đảm bảo bé ăn ngon, ngủ ngon và có sức đề kháng mạnh mẽ chống lại cúm A nhé!

1 – Mẹ ưu tiên thức ăn có độ loãng 

Giống như người lớn, bé cưng khi bị cúm A cũng sẽ mệt, uể oải, chẳng thiết tha ăn uống gì. Chưa kể cổ họng ho nhiều và ngứa ngáy làm bé cực kỳ khó chịu mỗi khi nuốt thức ăn. Vì thế, những món ăn có độ loãng như cháo, súp, canh sẽ là lựa chọn số 1. Bé không cần phải cử động cơ miệng nhiều, cũng không gây đau họng khi nuốt nên con ăn giỏi và dễ dàng hơn. Khi đi vào cơ thể, do có độ loãng nên cháo, súp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp nhuận tràng và hấp thụ dưỡng chất tối ưu.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A
Cháo, súp, canh là ưu tiên số 1 giúp bé bị cúm A ăn giỏi và không bị đau cổ họng

Ngược lại, những thức ăn cứng như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, kẹo cứng,… làm bé đau răng, đau họng, tốn nhiều sức lực để tiêu hóa, bé lại đang ốm nên càng mệt mỏi đó mẹ

2 – Rửa thực phẩm sạch sẽ trước khi chế biến

Virus cúm A luôn lăm le tìm cơ hội để tấn công con, len lỏi đến nhiều ngóc ngách trong cơ thể. Việc nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch ở thời điểm này là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó, mẹ lưu ý luôn rửa thực phẩm thật sạch sẽ và chế biến đảm bảo vệ sinh để con ăn ngon và “chặn đường” tấn công của virus. 

Lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A
Rửa sạch rau củ, trái cây thật kỹ trước khi chế biến món ăn cho bé yêu mẹ ơi!

Rửa rau củ, trái cây với nước thông thường chỉ loại bỏ được lớp bụi bẩn trên bề mặt, không diệt tận gốc được các vi khuẩn có hại còn sót lại trên thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được Mẹ nên chuyển sang rửa thực phẩm với nước rửa chuyên dụng có hợp chất khử khuẩn an toàn để “đánh bay” mọi vi khuẩn, nâng niu hệ tiêu hóa non nớt của con yêu.

Gợi ý mẹ sử dụng Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy cực an toàn cho bé, kể cả bé sơ sinh hay bé nhạy cảm trong thời gian nhiễm cúm A. Sản phẩm rửa sạch mọi tồn dư và cặn bẩn trên rau củ, đồ dùng của bé nhờ thành phần chiết xuất thiên nhiên lành tính. Đặc biệt, rửa xong mẹ không lo mùi tanh hay bọt sót lại vì sản phẩm nói không với chất tạo bọt và hóa chất bảo quản. 

Mamamy khuyến mãi
Rửa sạch và tiêu diệt hết vi khuẩn trên thực phẩm nhờ sự trợ giúp đắc lực của nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy

Đang có siêu ưu đãi giảm đến 40% cùng nhiều phần quà hấp dẫn dành cho mẹ bỉm khi mua sắm tại Mamamy đây ạ, mẹ ghé tham khảo để tậu đồ xịn, tiết kiệm nhất về chăm bé toàn diện nha!

3 – Chú trọng nguyên tắc “ăn chín uống sôi”

Đồ ăn sống, chưa chín kỹ chứa rất nhiều vi khuẩn Salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy và nôn mửa ở bé. Do vậy, để đảm bảo bé có sức khỏe vượt qua cúm A, mẹ lưu ý luôn luôn áp dụng nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, nghĩa là chế biến và nấu chín mọi thực phẩm rồi mới cho bé ăn nhé.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A
Mẹ nhớ luôn luôn nấu chín kỹ thực phẩm trước khi cho bé bị cúm A măm măm

4 – Mẹ chọn lựa những nhóm thực phẩm lành mạnh 

Củng cố hệ miễn dịch là “lá bài tẩy” giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, đánh bại virus cúm A. Mẹ bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, kiwi,… và rau xanh như rau bina, cải xoăn,… để tăng cường đề kháng, bé mạnh mẽ hơn không sợ virus xâm nhập. Bên cạnh đó, mẹ cũng thêm thực phẩm giàu kẽm và đạm như thịt bò, trứng, ngũ cốc,… giúp bé mau lại sức và khỏe mạnh hơn nhé.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A
Thực phẩm giàu kẽm, đạm, vitamin C và khoáng chất giúp tăng đề kháng, bé khỏe mạnh chẳng sợ cúm A

5 – Cho bé yêu nghỉ ngơi nhiều hơn 

Cúm A xâm nhập cơ thể làm bé mệt, uể oải nên con cần nghỉ ngơi nhiều để đỡ mệt, có sức lực để ăn uống và “đánh bại” cúm. Lúc này, mẹ hạn chế bắt, đốc thúc bé học, làm bài tập vì dễ khiến con mệt và yếu hơn, tạo điều kiện cho virus “tác oai tác quái” trong cơ thể bé. 

Mỗi ngày, mẹ cho bé ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng, vận động nhẹ với một số bài tập thể dục như đi bộ, tập hít thở sâu nhằm giúp bé thêm khỏe, có sức lực và đẩy nhanh thời gian hồi phục. Mặt khác, việc bé nghỉ ngơi trong phòng tránh lây lan cho mọi người, nhất là mẹ có từ 2 bé nhỏ trở lên.

Lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A
Bé bị cúm A cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc 8 – 9 tiếng/ngày để mau khỏe, tránh mỏi mệt và mất sức

6 – Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Đương nhiên nếu phát hiện bé bị cúm A, mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như có phương hướng xử lý phù hợp. Mẹ nhớ tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc, thời gian uống cũng như chu kỳ cho bé ăn uống, ngủ nghỉ nhé. 

Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé uống hoặc lạm dụng, cho con uống nhiều hơn chỉ dẫn với mong muốn bé nhanh khỏi. Làm như thế sẽ không giúp bé mà còn gây hại, bé có nguy cơ ngộ độc, sốc thuốc hoặc tiêu chảy, dị ứng cực kỳ nguy hiểm mẹ ơi!

Lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để chắc chắn mẹ đang chăm bé đúng cách, khoa học, giúp bé nhanh chóng “đánh bại” cúm A

 3. 5 điều cần hạn chế khi chăm sóc bé bị cúm A

Muốn bé nhanh khỏi cúm A thì chế độ chăm sóc là yếu tố tiên quyết đó mẹ. Nắm rõ 5 điều cần hạn chế sau đây để tránh làm sai, ảnh hưởng không tốt đến bé cưng và hỗ trợ rút ngắn thời gian bị cúm cho bé mẹ nhé!

 1 – Không quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng là điều đầu tiên mẹ cần quan tâm khi chăm sóc bé mắc cúm A. Bởi lẽ dinh dưỡng nạp vào cơ thể đóng vai trò quan trọng giúp tăng sức đề kháng cho con. Có hệ miễn dịch khỏe mạnh, con mới đủ sức để chống lại sự tấn công của virus đó mẹ. Vì thế, dù làm gì mẹ cũng nhớ bổ sung dưỡng chất cho bé đầy đủ thông qua những thực phẩm lành mạnh, đầy dinh dưỡng và lịch trình ăn uống phù hợp nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A
Bên cạnh trẻ bị cúm A kiêng gì các mẹ bỉm không nên bỏ qua chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc bé tốt hơn

Cụ thể, mẹ luôn đảm bảo bé ăn đủ 3 bữa: sáng – trưa – chiều, ưu tiên những món ăn loãng như cháo, súp, canh. Nếu con không chịu ăn, mẹ chia nhỏ ra thành 4 – 5 bữa với lượng thức ăn mỗi lần ít hơn, kích thích cảm giác thèm ăn . Đồng thời, mẹ tăng cường thực phẩm chứa protein, vitamin C, đạm và khoáng chất để cải thiện sức đề kháng cho bé như thịt đỏ, ngũ cốc, bơ, quả quýt,… 

Xen kẽ giữa các bữa ăn mẹ bổ sung thêm uống nước trái cây tươi để kích thích vị giác, tránh việc bé bị chán ăn. Đồng thời, luôn đảm bảo bé uống đủ ít nhất 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày vì khi bị cúm A bé mất nước rất nhanh. Mẹ tham khảo bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé cực chi tiết này để nắm rõ hơn và thực hiện chuẩn khoa học nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A
Luôn đảm bảo bé ăn đủ 3 bữa: sáng – trưa – chiều, ưu tiên những món ăn loãng như cháo, súp, canh mẹ nhé!

2 – Mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé cưng

Con đường lây nhiễm dễ nhất của virus cúm A chính là đường miệng. Chỉ cần thông qua những câu trò chuyện, hay đơn giản là hắt xì thôi virus cũng có thể len lỏi vào cơ thể và gây bệnh. Mẹ mà quên vệ sinh răng miệng cho bé thì cũng đồng nghĩa với việc “mở đường” cho virus cúm tấn công bé đó ạ. 

Do vậy, mỗi ngày mẹ nhớ cho bé chải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ nhé. Không chỉ răng, mẹ cũng lau lưỡi và cho bé xúc miệng với nước muối để tăng khả năng làm sạch, tiêu diệt hại khuẩn. Cụ thể cách vệ sinh răng miệng chuẩn chỉnh cho bé cưng có ngay trong bài viết, xem và áp dụng nào mẹ ơi!

Chăm sóc bé bị cúm A
Nhớ kỹ vệ sinh răng miệng cho bé ít nhất 2 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn và giữ răng bé luôn chắc khỏe mẹ ơi

3 – Cho bé nằm phòng tù bí

Triệu chứng khó thở và nghẹt mũi ít phổ biến hơn so với cảm, sốt, ho nhưng bé bị cúm A vẫn nên nằm nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, có cửa sổ thay vì nằm trong một căn phòng tù bí. Nguyên nhân do phòng tù, bí không có nhiều oxy tự nhiên làm bé ngộp ngạt, khó chịu, lại còn khiến tâm trạng con tệ hơn, buồn bã chẳng muốn ăn uống gì. Kéo dài 2 – 3 ngày thôi là tình trạng bệnh chuyển biến xấu ngay đó ạ. 

Vậy nên, mẹ lưu ý luôn để phòng thoáng mát, mở cửa sổ và xịt khuẩn, lau chùi phòng thật sạch để đẩy lùi đám vi khuẩn có trong không khí, hỗ trợ bé khỏe trở lại nha!

Chăm sóc bé bị cúm A
Mẹ tránh cho bé mắc cúm A nằm nghỉ ngơi ở căn phòng tù bí, chật chội và thiếu ánh sáng

4 – Mẹ không đeo khẩu trang cho con 

Nhiều mẹ bỉm nghĩ dù gì con cũng bị cúm A rồi, đeo khẩu trang cũng chẳng có ý nghĩa gì. Không đúng đâu mẹ ơi, không khí và môi trường bên ngoài không chỉ có virus cúm A mà còn có những loại vi khuẩn nguy hiểm khác. 

Nếu mẹ chủ quan không thèm đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài thì nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao bởi lúc này sức đề kháng của con đang yếu, dễ bị virus tấn công, khiến con ốm nặng hơn hoặc chưa khỏi cúm A mà đã mắc chủng virus khác. Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh lây lan cộng đồng, mẹ nhớ cho bé yêu đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài hay đến nơi đông người nhé.

Trẻ bị cúm A kiêng ăn gì?
Mẹ đừng quên đeo khẩu trang cho bé để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và lây lan cộng đồng

5 – Tắm bằng nước với nhiệt độ như ngày thường

Nhiễm lạnh rất dễ xảy ra đối với những bé bị cúm A do miễn dịch của con đang rất yếu. Vậy nên, mẹ đừng dùng nước ấm ấm như mọi khi mà ưu tiên nước ấm hơn khoảng 1 – 2 độ, vì cơ thể con có sự chênh lệch nhiệt độ hơn 1 – 2 độ so với ngày thường. Dòng nước ấm áp dễ chịu sẽ khiến bé sảng khoái, cơ thể thoải mái, không bị rùng mình và có tinh thần “thép” để chống lại virus. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý rút ngắn thời gian tắm, không cho bé nghịch ngợm trong bồn lâu, tắm xong mẹ lấy khăn lau khô người bé ngay rồi mặc quần áo vào để giữ ấm, tránh con bị cảm lạnh. Mẹ có thể kết hợp đèn sưởi ấm để duy trì sự ấm áp trong phòng tắm, đảm bảo gió lạnh không gây hại đến con trong thời gian nhiễm cúm A nhé.

Chăm sóc bé bị cúm A
Cho bé tắm nước ấm, nhiệt độ vừa phải thay vì nước lạnh để con không bị nhiễm lạnh nha mẹ

Vậy là mẹ đã biết trẻ bị cúm A kiêng gì rồi. Mẹ hạn chế thực phẩm tươi sống, đồ ngọt và nước uống có gas, chất kích thích và thay bằng thực phẩm lành mạnh, có lợi như rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt có màu đỏ,… để cải thiện miễn dịch, giúp bé nhanh đánh bại cúm A nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về trẻ bị cúm A kiêng gì, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!

Mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm, thấy con bị cúm A thì lo lắng bồn chồn không yên. Mẹ muốn tìm cách chăm sóc trẻ bị cúm A chuẩn khoa học cũng như sai lầm thường gặp, lưu ý quan trọng để áp dụng cho phù hợp, giúp bé mau khỏe trở lại. Thấu hiểu tâm tư đó, Góc của mẹ tổng hợp thông tin chi tiết về vấn đề này ngay sau đây, mẹ tham khảo nhé!

Chăm sóc trẻ bị cúm a
Chăm sóc bé bị cúm A đúng chuẩn khoa học – mẹ đã biết chưa?

1. 4 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà mẹ cần biết

Cúm A là nỗi lo của tất cả mẹ bỉm đang có con nhỏ. Không chỉ gây ra sốt, ho, sổ mũi mà cúm còn dẫn đến nhiều hệ lụy đáng ngại cho bé sau này. Vì cúm A nguy hiểm nên mẹ cứ nghe con bị là hoảng loạn, dẫn đến chăm sóc bé sai cách, làm bệnh tình con trở nặng hơn. Xem ngay 4 sai lầm phổ biến khi chăm sóc bé bị cúm A ngay dưới đây để tránh kịp thời mẹ nhé!

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
4 sai lầm mẹ bỉm thường mắc phải trong cách chăm trẻ bị cúm A

1.1. Không quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng

Trong suốt thời gian bị cúm A, bé thường bị sốt, uể oải, đau họng nữa nên con thường ăn ít, chỉ thích uống sữa hoặc cháo loãng thôi. Mẹ xót cũng không dám cho con ăn nhiều, việc này lặp lại nhiều ngày dẫn đến con bị thiếu chất, thấp còi và bị cúm A mãi không khỏi đó ạ. 

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng khi bé bị cúm A, vì thế mẹ tuyệt đối không lơ là và suy nghĩ rằng nếu đói con sẽ nói ra hoặc đòi mẹ đút ăn nhé. Thực tế, bé cưng còn nhỏ nên rất khó biểu hiện được mình đang đói hay no mẹ ạ. Mẹ chủ động lên thực đơn phù hợp cung cấp dinh dưỡng cho bé nhé.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bé khi mắc cúm A, mẹ cần đặc biệt chú ý

1- Chế độ dinh dưỡng khi bé bị cúm A

Cúm A làm suy yếu hệ miễn dịch, con lại càng nhạy cảm hơn nữa nên tốt nhất, mẹ hãy tự tay chuẩn bị đồ ăn cho con. Như vậy vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa hợp khẩu vị của bé cưng nhất. 

Ở giai đoạn cúm A, lúc cơ thể bé mệt mỏi, mẹ nên bổ sung những dưỡng chất như kẽm, sắt và protein để tăng cường miễn dịch, thúc đẩy các cơ khỏe mạnh, hạn chế mệt mỏi, mất sức ở bé. Gợi ý thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cực phù hợp cho bé trong giai đoạn này mẹ tham khảo:

  • Các loại thịt: bò, gà, heo
  • Hải sản: sò, hàu, cá, tôm, cua
  • Trứng, sữa

Nếu bé nhà mình trên 1 tuổi, mẹ thêm gia vị đi kèm như hành, gừng, mật ong với công dụng kháng khuẩn, chống viêm sẽ hỗ trợ rất tốt, giúp bé mau khỏe trở lại. Trước khi chế biến bất cứ món ăn gì, mẹ đều lưu ý sơ chế và rửa sạch sẽ thực phẩm, dụng cụ để chắc chắn rằng không có cơ hội cho đám hại khuẩn xâm nhập, gây tổn thương cho bé yêu. 

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Sơ chế, rửa rau củ quả và dụng cụ ăn uống của bé thật sạch là chăm sóc trẻ cúm A tại nhà được khuyến cáo bởi các bác sĩ

Gợi ý nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy chuyên sử dụng để rửa sạch, đánh bay các loại vi khuẩn, nấm mốc trên rau củ quả mà mắt thường không thể nhìn thấy được, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé yêu.

Khả năng khử khuẩn tuyệt vời đến từ sản phẩm này đã chinh phục hàng triệu mẹ bỉm thông thái trên khắp Việt Nam. Thấu hiểu cơ thể nhạy cảm của bé nên toàn bộ thành phần đều lành tính, 100% từ thiên nhiên như ngô và rượu dừa diệt khuẩn, khử mùi tanh cực xịn mà không để lại tồn dư sau rửa. Rau củ rửa xong sạch bong, không để lại mùi con ăn ngon miệng hơn hẳn mẹ ơi. Thao tác thì siêu đơn giản, mẹ chỉ cần bấm vòi 1 – 2 lần để dung dịch chảy ra, rồi rửa dụng cụ, rau quả như bình thường là được.

Mamamy khuyến mại
Nước rửa bình sữa, rau củ quả lành tính, khử khuẩn cực đỉnh cho mẹ bỉm thông thái

Đang có chương trình siêu sale khủng cùng nhiều phần quà hấp dẫn, mẹ bỉm nào cũng được hưởng ưu đãi đây ạ. Mẹ ghé ngay để tậu hàng xịn, giá mềm về chăm sóc bé cưng tốt nhất nhé!

2- Dinh dưỡng cho bé sau cúm A

Sau khi bé khỏi bệnh, mẹ cũng không nên lơ là mà tiếp tục bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé. Bởi lẽ, cơ thể bé sau cúm A vẫn còn yếu, con cần được cung cấp 4 nhóm chất thiết yếu gồm tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày để phục hồi và cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch. 

  • Tinh bột: từ trái cây, đậu, khoai, bánh mì và ngũ cốc.
  • Protein: Thịt, cá, sữa, trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào cho bé sau cúm A.
  • Vitamin: Lượng vitamin phong phú nhất có ở trái cây như cam, quýt, dâu tây, cà chua và các loại củ như khoai tây, khoai lang cùng chế phẩm từ sữa. 
  • Khoáng chất: có nhiều ở các loại quả hạch, hạt hạnh nhân, hạt macca,…
Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Sau khi bé khỏi bệnh, mẹ vẫn duy trì thực đơn đầy đủ dưỡng chất cho con nhé

Khoảng 3 – 5 ngày đầu, mẹ nấu cháo rồi xay nhuyễn thức ăn cho bé măm măm. Đợi khi bé hồi phục (khoảng 1 tuần) thì mẹ chuyển sang cơm để bé no bụng, hạn chế đi tiểu nhiều nhé.

1.2. Mẹ chẳng dám vệ sinh răng miệng cho con yêu

Vì đang bị cúm A, cơ thể mệt mỏi nên bé quấy khóc cũng là bình thường mẹ ạ. Mẹ đừng vì con quậy phá, không phối hợp mà bỏ luôn việc chăm sóc răng miệng cho con nhé. Đây là việc làm quan trọng trong quá trình chăm sóc bé do virus cúm A thường bám trụ và sinh sôi nhiều nhất ở vùng vòm họng và khoang miệng. 

Bằng cách vệ sinh đúng, răng miệng bé chẳng những sạch sẽ, hạn chế sâu răng mà còn “đẩy lùi” được đám virus cúm A xấu xí tấn công vào hệ hô hấp nữa đó ạ. Mỗi ngày, mẹ vệ sinh răng miệng cho bé cưng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Đồng thời, mẹ cho bé đến bác sĩ nha khoa để khám định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe. 

Đọc ngay bài viết lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm để thực hiện cho chuẩn chỉnh nhất mẹ nhé.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Mẹ bỉm thường sợ con khó chịu do cúm A mà chẳng dám vệ sinh răng miệng cho con

1.3. Cho con cưng nằm phòng tù bí

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bé cưng bị cúm A  là sốt và ớn lạnh. Lúc này, bé cực kỳ ngại gió, con chỉ thích nằm trong phòng kín, ấm áp và tránh gió. Mẹ thấy con vậy nên không suy nghĩ nhiều mà cứ chiều con, cho bé nằm phòng nhỏ, đóng hết cửa sổ lại hoặc cho bé nằm cùng với bố mẹ để thuận tiện chăm sóc. 

Đúng là bé sẽ dễ chịu tức thời nhưng ảnh hưởng về sau đó mẹ ơi. Phòng ốc đóng kín thiếu ánh sáng mặt trời và không khí tự nhiên trong lành sẽ khiến bé bị tù túng, chưa kể đám virus không có chỗ thoát nên cứ “luẩn quẩn” trong phòng mãi, bé lâu khỏi bệnh lắm ạ. 

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Tránh cho bé bị cúm A ở phòng kín, hầm bí sẽ tạo điều kiện cho virus “hoành hành” đó ạ

Mẹ nên cho bé nằm phòng riêng, có cửa sổ thoáng mát, không gian thông thoáng, ít đồ dùng. Nếu nhà mình nhỏ, không có phòng riêng, mẹ nhớ sắm thêm máy lọc không khí, dọn dẹp phòng hàng ngày và sử dụng các loại tinh dầu xả, chanh để diệt vi khuẩn trong không khí mẹ nhé. 

1.4. Không đeo khẩu trang cho con

Cúm A là loại cúm “đáng báo động” vì nó lây nhiễm qua đường hô hấp, tỷ lệ mắc bệnh là rất cao nếu trong nhà có người bị. Mẹ nhớ đeo khẩu trang che kín miệng, mũi để hạn chế lây nhiễm cho anh chị em hoặc bố mẹ nhé. Nếu lỡ lây ra, nhà mình bị ốm hết thì không ai chăm sóc bé tỉ mỉ được cả, hơn nữa virus sẽ càng nhiều và “lởn vởn” trong không khí, phần trăm tái phát bệnh sẽ cực kỳ cao. 

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cúm a tại nhà
Đeo khẩu trang kín, che miệng mũi cho bé để hạn chế lây lan bệnh cúm A mẹ nhé

Việc đeo khẩu trang cả ngày đôi lúc dễ khiến bé khó chịu, bực bội, mẹ kiên nhẫn trò chuyện, giải thích để con hiểu sự cần thiết của khẩu trang. Hoặc “dụ” bé bằng cách nói sẽ có thiên thần tặng quà cho bé vào cuối ngày nếu con chịu đeo khẩu trang giỏi. Buổi tối khi bé ngủ, mẹ nhẹ nhàng đặt một chú gấu bông hoặc bánh kẹo bên cạnh, sáng mai dậy bé nhìn thấy sẽ tự động đeo, không cần mẹ nhắc nhở luôn ạ.

Ngoài ra, mẹ ưu tiên chọn khẩu trang y tế thay vì dạng vải để bé dễ thở, nó cũng ngăn ngừa virus tốt hơn, hạn chế lây lan khi hắt hơi, ho khan và nói chuyện.

Trẻ bị cúm a
Khẩu trang y tế giúp bé dễ thở hơn so với loại bằng vải đó ạ

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ chăm sóc trẻ bị cúm A không đúng cách?

Thông thường, trẻ nhỏ bị cúm A sẽ khỏi bệnh trong vòng 3 – 7 ngày tùy thể trạng mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, đó là khi mẹ chăm sóc bé đúng cách còn ngược lại, chỉ cần mẹ lơ là thì không những các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ sẽ kéo dài mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con sau này. 

Một số biến chứng bé có thể gặp phải như: tiêu chảy, tức ngực, khó thở, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, hen phế quản,… Để tránh gặp phải trường hợp xấu, mẹ lưu ý chăm sóc bé cẩn thận và không được chủ quan khi con bị mắc cúm A nhé.

Chăm sóc trẻ bị cúm a
Mẹ lơ là, chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé

3. Mách mẹ 4 lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm A

Vậy chăm bé bị cúm A như thế nào là đúng cách? Câu trả lời có ngay đây ạ, mẹ bỏ túi 4 lưu ý quan trọng sau đây để giúp bé cưng nhanh khỏe trở lại, con ăn giỏi ngủ ngon nhé!

1 – Cho bé mẹ uống đủ nước/sữa 

Bé bị cúm A sốt càng cao, cơ thể mất nước càng nhanh. Dấu hiệu cho thấy bé đang mất nước như là người mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, trũng mắt sâu, da khô, bong tróc môi,… Lúc này, mẹ cần nạp cho bé đủ lượng nước cần thiết để bổ sung phần vừa mất đi, đảm bảo con không bị mệt quá, giảm thiểu nguy cơ co giật. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Bổ sung nước, sữa trong thời gian cúm A cho bé là rất cần thiết

Bên cạnh đó, sữa cũng cần được duy trì, không cắt giảm đi mẹ nhé. Nếu bé mệt và không chịu uống, mẹ hãy chia sữa ra thành nhiều cữ trong ngày, mỗi lần cho bé uống một ít để dưỡng chất đi vào cơ thể, tránh con bị đói càng mệt hơn. Bé lớn hơn từ 2 – 3 tuổi, mẹ thêm nước ép trái cây, rau củ như cam, chuối, dâu tây, dứa… với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào nhằm hỗ trợ con tăng sức đề kháng, khỏe mạnh chống lại đám virus cúm A nha. 

2 – Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Thấy bé bị ốm mệt, mẹ tự ra tiệm thuốc gần nhà để mua kháng sinh cho con uống với hy vọng tiêu diệt virus, giúp con khỏe trở lại. Nhưng mẹ ơi, kháng sinh không hề thuyên giảm được các triệu chứng bệnh mà còn dẫn tới nguy cơ kháng thuốc, ảnh hưởng rất lớn đến con sau này. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được tự tiện cho con dùng thuốc, bất cứ là loại gì, dù nhiều hay ít trong suốt quá trình bị cúm A. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc mà phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Bộ y tế khuyến cáo, khi phát hiện con bị cúm A, mẹ mau chóng cho bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng xử lý phù hợp, cũng như được hướng dẫn cho bé uống thuốc đúng cách. Như vậy mới “đánh bay” được cúm A mẹ nhé!

3 – Cho con nghỉ ngơi nhiều hơn 

Cúm A khiến bé mất nước, đau nhức cơ và mệt mỏi cả người nên con cần được nghỉ ngơi nhiều nhất để hồi phục sức khỏe. Mẹ hãy cho bé tạm rời xa bài vở, nghỉ ngơi nhiều và ngủ ít nhất 8 – 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể điều hòa và sản sinh kháng thể chống lại virus. Bệnh cạnh đó, bé nghỉ ngơi ở nhà cũng giúp hạn chế lây nhiễm cúm A cho bạn học và thầy cô, góp phần đẩy lùi nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Cho bé nghỉ ngơi nhiều để con mau khỏe và hồi phục nhanh hơn mẹ nhé

4 – Rửa mũi cho con thường xuyên

Đa số bé bị cúm A đều gặp triệu chứng ho và chảy nước mũi. Dịch mũi chảy cả ngày làm bé khó thở, con ăn không ngon, lại khó ngủ nên quấy phá. Mẹ sử dụng nước muối sinh lý nhỏ 1 – 2 giọt vào hai bên mũi của bé, dùng tay day nhẹ để rỉ mũi mềm và bong ra, thông thoáng đường thở cho bé nhé. Hoặc mẹ sử dụng xịt thông mũi chuyên dụng cho bé để rửa mũi cho bé cũng được. 

Lưu ý: mẹ không lạm dụng hút mũi vì sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, mẹ không dùng miệng để hút dịch mũi cho con vì vi khuẩn theo đường đó đi vào cơ thể bé, con lại nhạy cảm nữa nên tình trạng bệnh sẽ càng tệ hơn đó ạ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm a
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, hạn chế dịch đóng làm con khó thở mẹ nhé

4. Giúp mẹ giải đáp những câu hỏi về cúm A để chăm sóc bé tốt hơn

Chăm sóc bé bị cúm A không phải là việc đơn giản, nhất là đối với mẹ bỉm mới có bé lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, mẹ tham khảo giải đáp khoa học về các vấn đề thường gặp sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích, hỗ trợ cho công cuộc chăm bé mau khỏe và phát triển toàn diện nhé!

1 – Trẻ bị cúm a rồi có bị lại không

Bé bị cúm A sau khi được chữa khỏi vẫn có thể tái nhiễm bình thường mẹ nhé. Các chủng virus cúm không riêng gì cúm A đều hoạt động rất mạnh, chỉ cần mẹ hơi lơ là, chúng sẽ lăm le tấn công bé đó ạ. 

Chăm sóc trẻ bị cúm a
Nếu cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà không đúng cách sẽ tăng nguy cơ tái nhiễm rất cao

2 – Trẻ bị cúm có nên tắm không

Khi bị cúm A, mẹ vẫn tắm cho bé được và không sợ con bị nhiễm lạnh hay bệnh nặng hơn bằng cách cho bé tắm nước ấm và không ngâm mình lâu trong nước. Mẹ cũng lưu ý lau khô người bé với khăn mềm và mặc đồ vào ngay, tránh để bé ở trần con sẽ bị lạnh đó ạ. Để tăng nhiệt độ phòng tắm, nhất là vào mùa đông, mẹ kết hợp thêm đèn sưởi khi tắm cho bé nhé. 

3 – Trẻ con bị cúm a có nguy hiểm không

Mức độ nguy hiểm của cúm A đối với trẻ nhỏ không giống nhau. Một số bé khỏe mạnh sẽ khỏi ngay sau 3 – 4 ngày mà không để lại ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu bé có thể trạng yếu hoặc không được chăm sóc thích hợp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời, tuyệt đối không được chủ quan nhé. 

Cách chăm sóc trẻ bị cúm a
Tùy thể trạng và cách thức chăm sóc mà bé khỏi cúm A nhanh hay chậm đó mẹ ơi

4 – Trẻ cúm a bao lâu thì khỏi

Thời gian khỏi bệnh của bé bị cúm A thường dao động trong khoảng 7 – 14 ngày nhưng thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, đôi khi kéo dài đến 20 – 30 ngày. Kể cả trước – trong – sau cúm A, mẹ đều cần chăm sóc bé chu đáo và vệ sinh răng miệng, vòm họng cho con thật kỹ để tiêu diệt virus cúm, giúp bé lớn khỏe toàn diện. 

Chi tiết hơn, mẹ tham khảo trong bài viết Trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi để nắm được thông tin, có cách chăm sóc bé phù hợp trong từng trường hợp để con yêu mau khỏe, hoạt bát trở lại mẹ nhé.

Nắm rõ các lưu ý quan trọng trên, chắc chắn việc chăm sóc trẻ bị cúm A không còn “làm khó” mẹ nữa rồi. Mẹ tuyệt đối đừng chủ quan, coi nhẹ căn bệnh này và rút kinh nghiệm từ 4 sai lầm thường gặp để có cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà tốt nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Bước vào giai đoạn chuẩn bị “cán đích” mẹ cẩn thận từ chuyện ăn uống, đi lại đến ngủ nghỉ Mẹ nghe nói nằm nghiêng bên trái tốt cho thai nhi, nhưng nằm mãi mẹ cũng mỏi người, muốn đổi tư thế. Ắt hẳn mẹ đã từng lắng lo, băn khoăn không biết bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không để cơ thể đỡ mỏi nhưng sợ nằm sai tư thế khiến con không khỏe mà mẹ cũng chẳng thể an tâm. Ngoài ra, việc nằm nghiêng bên trái khiến mẹ mỏi một bên nên muốn đổi tư thế, nhưng không biết nằm bên phải được không. Câu trả lời có ngay bên dưới, mẹ xem ngay nhé: 

Bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không?
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế nằm nghiêng bên phải mẹ nhé

1. Bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng, mẹ có thể nằm những tư thế mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất, không bắt buộc gò ép mình vào khuôn khổ nào đâu mẹ ạ. Trên thực tế, việc nằm nghiêng bên phải không tác động xấu đến thai kỳ nếu mẹ cảm thấy dễ chịu. 

Bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không?
Bầu 3 tháng cuối không nên nằm nghiêng bên phải quá nhiều

Tuy nhiên ông bà thường có câu “điều gì nhiều quá cũng không tốt”, việc mẹ nằm mãi một tư thế cũng không có lợi chút nào, thay vào đó mẹ nên thay đổi nhiều tư thế có lợi khác để cơ thể được cân bằng, tránh dồn trọng lượng về một bên cơ thể. Bởi suốt quá trình mang bầu, bào thai thường nằm chếch phía bên phải ổ bụng của mẹ đó ạ. 

Nếu mẹ nằm nghiêng sang phải thời gian dài sẽ tạo áp lực lên con yêu, tử cung bị lệch, tay chân mẹ cũng nhức mỏi triền miên. Để tìm hiểu chi tiết, mẹ đừng vội thoát khỏi bài viết mà hãy lướt ngay xuống phần bên dưới nhé. 

Bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không?
Việc mẹ nằm mãi một tư thế cũng không có lợi chút nào, thay vào đó mẹ nên thay đổi nhiều tư thế có lợi khác để cơ thể được cân bằng, tránh dồn trọng lượng về một bên cơ thể

2. 4 ảnh hưởng của việc nằm nghiêng bên phải quá lâu đối với mẹ và bé

Nằm nghiêng bên phải không ảnh hưởng đến thai kỳ nếu mẹ thay đổi và chuyển nhiều tư thế khác nhau, việc nằm bên phải quá lâu cũng khiến mẹ và bé cưng đối diện với một số vấn đề như tử cung lệch, thai nhi bị chèn ép, sinh non, tay chân mẹ nhấc lên nhấc xuống khó khăn: 

Ảnh hưởng khi 3 tháng cuối mẹ bầu nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài
4 ảnh hưởng của việc nằm nghiêng bên phải quá lâu đối với mẹ và bé

2.1. Tử cung của mẹ dễ bị lệch

Tất cả bác sĩ sản khoa đều nhận định mang thai là thời điểm mẹ có nhu cầu về tuần hoàn máu cao hơn bao giờ hết. Nếu mẹ nằm nghiêng bên phải quá lâu mà không đổi nhiều tư thế sẽ khiến trục tử cung xô lệch sang phải nhiều hơn, gây ra hiện tượng vặn xoắn mạch máu trong tử cung, chèn ép tĩnh mạch khiến quá trình lưu thông máu từ tứ chi đến tim bị cản trở. 

Ảnh hưởng khi 3 tháng cuối mẹ bầu nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài
Mẹ nằm nghiêng bên phải quá lâu mà không đổi nhiều tư thế sẽ khiến trục tử cung xô lệch sang phải nhiều hơn, gây ra hiện tượng vặn xoắn mạch máu trong tử cung

2.2. Thai nhi bị chèn ép

Như mẹ đã biết, nằm nghiêng bên phải quá lâu dễ dẫn đến tình trạng lệch ổ bụng, khiến con bị chèn ép vì động mạch chủ của mẹ tập trung bên phải, máu huyết lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình “chở máu” đến bánh nhau. Từ đó, quá trình hấp thụ oxy của thai nhi bị gián đoạn khiến con dễ bị ngạt, khó thở. Mẹ nên lưu ý tránh nằm mãi tư thế nghiêng sang phải để không ảnh hưởng xấu đến con nhé. Giai đoạn này rất quan trọng, bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng có có thể tác động không tốt đến cả mẹ và bé. 

Ảnh hưởng khi 3 tháng cuối mẹ bầu nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài
Nằm nghiêng bên phải quá lâu làm cho quá trình hấp thụ oxy của thai nhi bị gián đoạn khiến con dễ bị ngạt, khó thở

2.3. Mẹ dễ sinh non

Mẹ bầu nằm nghiêng phải có khả năng sinh non cao hơn so mẹ bầu thay đổi nhiều tư thế vì máu huyết lưu thông không tốt, chèn ép tĩnh mạch, ảnh hưởng đến quá trình chuyển máu từ cơ thể mẹ đến bánh nhau và nuôi dưỡng con. Do vậy, bé không nhận được nguồn máu dồi dào từ mẹ, khiến thai bị ngộp, dẫn đến hiện tượng sinh non, sinh thiếu tháng. 

Ảnh hưởng khi 3 tháng cuối mẹ bầu nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài
Mẹ bầu nằm nghiêng phải có khả năng sinh non cao hơn so mẹ bầu thay đổi nhiều tư thế vì máu huyết lưu thông không tốt, chèn ép tĩnh mạch

2.4. Tay chân mẹ tê bì, nhức mỏi không thôi

Lúc chưa mang thai mẹ đã cảm thấy tê bì, đau nhức mỗi khi nằm mãi một tư thế huống gì là giai đoạn mang thai đúng không ạ? Mang trong mình sinh linh bé bỏng, “gánh vác” mầm sống thân yêu khiến cơ thể mẹ nhạy cảm hơn bao giờ hết, do đó việc nằm nghiêng hẳn sang phải quá lâu dễ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giữa hai bên cơ thể, một bên chịu áp lực nhiều một bên chịu áp lực ít. Từ đó, các dây thần kinh bên phải bắt đầu “biểu tình”, phát tín hiệu “cầu cứu” lên não bộ, gây ra chứng đau nhức, mỏi nhừ toàn thân. 

Ảnh hưởng khi 3 tháng cuối mẹ bầu nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài
Nằm nghiêng hẳn sang phải quá lâu dễ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giữa hai bên cơ thể, gây đau nhức tay chân

3. 5 lưu ý để mẹ có giấc ngủ ngon – con yêu khỏe mạnh

Vừa rồi là những giải đáp cho mẹ bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không, còn giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách để mẹ ngủ ngon hơn mỗi ngày nha. Giấc ngủ chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ, mẹ ngủ ngon thì bé cưng trong bụng mới lớn khỏe, phát triển đầy đủ và sẵn sàng chào đời. Do đó, Góc của mẹ mách ngay những mẹo hay áp dụng được liền mà chẳng cầu kỳ gì đâu ạ, ví dụ như: kết hợp nhiều tư thế ngủ, không ăn quá no, giặt giũ chăn ga, gối nệm, nhâm nhi ly sữa ấm,… 

Lưu ý để mẹ bầu ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ
5 lưu ý để mẹ có giấc ngủ ngon – con yêu khỏe mạnh – Mẹ lưu lại ngay nhé

1 – Kết hợp nhiều tư thế ngủ khác nhau

Thay vì nằm mãi bên phải, mẹ nên kết hợp, luân phiên nhiều tư thế ngủ để cơ thể linh hoạt, hạn chế tình trạng đau mỏi, tê bì. Trong đó, tư thế nằm nghiêng sang trái được xem là tư thế chuẩn chỉnh nhất, điều này đã được kiểm chứng bởi bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện quận Bình Thạnh. Nằm nghiêng bên trái còn bảo vệ sức khỏe tim mạch của mẹ, giữ trọng lượng cơ thể của con ở mức ổn định do máu huyết lưu thông tốt, không tạo áp lực hay chèn ép động mạch chủ. 

Lưu ý để mẹ bầu ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ
Thay vì nằm mãi bên phải, mẹ nên kết hợp, luân phiên nhiều tư thế ngủ để cơ thể linh hoạt, hạn chế tình trạng đau mỏi, tê bì

2 – Mẹ không ăn quá no trước khi ngủ

Con ngày một lớn dần, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối, cũng vì thế mà nhu cầu về năng lượng của mẹ tăng cao, giai đoạn này mẹ cũng không còn ốm nghén nhiều như trước nên thường ăn nhiều và thích ăn vào ban đêm. Thế nhưng hành động này lại vô tình ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ, không tốt cho cả mẹ và bé. 

Vào ban đêm, hệ tiêu hóa của mẹ đang trong giai đoạn “nghỉ ngơi”, nếu mẹ dung nạp nhiều thức ăn sẽ khiến dạ dày phải làm việc cật lực đảo trộn, tiêu hóa thức ăn, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Về lâu về dài còn khiến mẹ béo phì, cân nặng mất kiểm soát đó ạ, những hệ lụy này ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giấc ngủ, làm mẹ cứ thao thức mãi thôi. 

Lưu ý để mẹ bầu ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ
Dung nạp nhiều thức ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày phải làm việc cật lực đảo trộn, tiêu hóa thức ăn, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

Tốt nhất mẹ không nên ăn trong khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ và cũng không uống quá nhiều nước để tránh tình trạng buồn tiểu vào ban đêm, mẹ thức giấc nhiều lần làm giấc ngủ gián đoạn, sáng sớm thức giấc đã thấy đừ người, mỏi mệt. 

3 – Thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối nệm 

Ngoài bổ sung dinh dưỡng, tránh làm việc quá sức mẹ bầu 3 tháng cuối cũng nên quan tâm đến những yếu tố khác. Đôi khi gối quá bẩn hoặc có mùi cũng khiến mẹ ngủ không ngon giấc đó ạ. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, khiến mẹ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, mẹ nên giặt giũ chăn ga, gối nệm thường xuyên. 

Lưu ý để mẹ bầu ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ nên giặt giũ chăn ga, gối nệm thường xuyên để đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Cơ địa của mẹ bầu 3 tháng cuối cũng nhạy cảm hơn người bình thường, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính, hạn chế dùng bột giặt thông thường vì chúng chứa một số thành phần dễ kích ứng như (parabens, ethylene oxide,..) và hương liệu (toluen, aceton). 

Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên giúp mẹ giặt giũ chăn ga gối nệm an toàn mà còn mềm mịn nhờ thành phần có nguồn gốc thực vật, nói không với chất tạo bọt SLS và SLES và không lưu lại hóa chất độc hại. Sau này con ra đời mẹ sắm sẵn nước giặt này để giặt để giặt giũ quần áo cho con, cực tiện lợi và an toàn luôn ạ 

Nước giặt xả thiên nhiên cho bé Mamamy
Nước giặt xả nhẹ dịu, lành tính cho bé yêu – “cứu tinh” của mẹ bỉm đây rồi!

Chưa dừng lại ở đó mẹ ơi, Mamamy còn đang thực hiện chương trình khuyến mãi mua nước giặt xả cùng rất nhiều quà tặng hấp dẫn. Cơ hội vàng để mẹ sắm sửa nhiều sản phẩm khác nhau với giá cực hời đây rồi ạ. Mẹ còn đợi chờ gì đã không săn deal khủng ngay thôi! 

4 – Tạo môi trường ngủ thoải mái

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần đủ giấc để duy trì sức khỏe ổn định, môi trường nhiều tạp âm sẽ khiến mẹ dễ giật mình, trở người liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ. Do đó, mẹ nên chọn phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, cách âm tốt và giảm nhẹ ánh đèn trong phòng khi ngủ. Tốt nhất, mẹ đầu tư những mẫu đèn có cường độ ánh sáng vừa phải, không quá chói mắt, tránh lắp đặt những loại đèn thông thường vì ánh sáng thường mạnh khiến mẹ khó vào giấc. 

Lưu ý để mẹ bầu ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ nên chọn phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, cách âm tốt và giảm nhẹ ánh đèn trong phòng khi ngủ

Ngoài ra, mẹ cũng có thể đốt nến thơm organic hoặc xông phòng bằng tinh dầu tràm, tinh dầu bưởi,… để căn phòng thêm phần thư thái dễ chịu. Nếu mẹ là người ưa thích âm nhạc, đừng quên bật vài bản nhạc không lời du dương nhé. Bên cạnh đó, mẹ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại di động… khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ nhằm cân bằng tâm trạng, tránh ánh sáng xanh tác động đến não bộ.  

Lưu ý để mẹ bầu ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

5 – Mẹ nhâm nhi một ly sữa ấm 

Song song với những phương pháp trên mẹ cần duy trì thói quen uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Cách làm này sẽ giúp mẹ dễ ngủ, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái và kích thích tuyến tùng “tạo mới”, sản sinh hormone melatonin nhờ 2 thành phần “đáng gờm” trong sữa peptide và tryptophan. Trước khi đi ngủ tầm 1-2 giờ, mẹ nhớ vào bếp hâm ấm một ly sữa rồi uống ngay nhé, tránh nấu sữa sôi ùng ục vì sẽ khiến lợi khuẩn có lợi mất đi và dẫn đến hiện tượng biến đổi chất, uống vào gây chột bụng, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy đó ạ. 

Uống 1 ly sữa sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn
Uống 1 ly sữa sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn do peptide và tryptophan trong sữa sẽ tạo ra hormone melatonin

Với những chia sẻ trên mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không rồi. nằm mãi một tư thế chẳng có lợi chút nào mà còn kéo theo vô vàn ảnh hưởng như tử cung bị lệch, chèn ép thai nhi, sinh non, tê bì tay chân. Vì vậy,mẹ chú ý kết hợp nhiều tư thế khác nhau và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chuẩn bị cho giai đoạn “mẹ tròn con vuông” nhé. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc về những vấn đề chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối hoặc bất kể câu hỏi nào liên quan đến quá trình chăm sóc con thì đừng ngần ngại để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp ngay thôi ạ! 

Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lưu ý khi mặc trang phục nhé.  Đừng bỏ qua 15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp dưới đây nha. Góc của mẹ sẽ giải đáp thật chi tiết, cặn kẽ và điều hướng mẹ cách làm chuẩn khoa học”.

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp

1. 5 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng thai kỳ của mẹ, đặc biệt là giai đoạn “chạy nước rút” 3 tháng cuối đó ạ. Để đảm bảo cả con yêu và mẹ đều khỏe mạnh,mẹ đừng quên bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu protein, sắt, axit folic,… và tránh xa những thực phẩm gây hại nhé. 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
5 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý

1.1. Bổ sung nhóm rau xanh

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ thường “làm bạn” với táo bón bởi cơ thể sản sinh nhiều hormone progesterone. Do đặc tính kỵ nước nên hormone này sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nhu động ruột và khiến phân cứng, không có độ mềm nhất định, quá trình đi tiêu của mẹ cũng vì thế mà khó khăn hơn. 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Rau xanh là nhóm thực phẩm “thần thánh”, chứa hàm lượng chất xơ bậc nhất, có tác dụng kích thích nhu động ruột làm việc trơn tru, bài trừ cặn bẩn, chất béo thừa

Lúc này, mẹ nên bổ sung rau xanh “ngay và luôn” bởi đây là nhóm thực phẩm “thần thánh”, chứa hàm lượng chất xơ bậc nhất, có tác dụng kích thích nhu động ruột làm việc trơn tru, bài trừ cặn bẩn, chất béo thừa và “dung nạp” vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, rau xanh còn chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, hỗ trợ mẹ khỏe bé lớn nhanh. Lưu lại 3 loại rau lành tính, an toàn ngay dưới đây mẹ nhé: 

1 – Rau chân vịt

“Thực phẩm vàng” cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ đây rồi ạ! Ngoài chất xơ dồi dào giúp mẹ “tạm biệt” tình trạng táo bón “khó ưa”, rau chân vịt và các loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, canxi, magie, sắt,… sẽ giúp con yêu thoải mái phát triển, mẹ thêm phần an tâm. Loại rau này khá dễ ăn, có vị giòn ngọt, thanh mát, mẹ chế biến được thành nhiều món khác nhau như sinh tố, súp,…

Rau chân vịt
Ngoài chất xơ, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, canxi, magie, sắt,…

2 – Súp lơ xanh

Súp lơ xanh khá phổ biến, có thể tìm thấy trong tủ lạnh của nhiều gia đình Việt. Sỡ dĩ những loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng, ngô bao tử…. được “ưu ái” do độ dai giòn sần sật, rất đượm miệng và giúp mẹ chống ngán hiệu quả. Chẳng những vậy, súp lơ xanh còn chứa nhiều dưỡng chất như magie, phốt pho, vitamin A, K hỗ trợ mẹ đánh bay chứng táo bón, tê bì chân tay,…

3 – Cải thìa

Cải thìa, hoặc các loại rau họ nhà cải như cải canh, cải xoong, cải ngồng… chứa nhiều dưỡng chất có lợi như canxi, magie, sắt,… hỗ trợ mẹ ổn định mật độ xương, hạn chế thoái hóa đốt sống và nâng đỡ xương chậu vững vàng. Ngoài ra, cải thìa còn có vị ngọt thanh, dù nấu chín vẫn giữa được hương vị nguyên bản, mẹ ăn vào vừa bổ vừa đơm miệng đó ạ.

Rau cải thìa
Đây là loại cải này chứa nhiều dưỡng chất có lợi như canxi, magie, sắt,… hỗ trợ mẹ ổn định mật độ xương, hạn chế thoái hóa đốt sống và nâng đỡ xương chậu vững vàng

Trên đây chỉ là 3 trong số những loại rau xanh tốt cho bà bầu thôi mẹ ơi, để biết thêm nhiều loại rau “xịn sò” hơn, mẹ đừng quên bấm nhẹ vào bài viết 7 loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ nào cũng nên ăn!. Chắc chắn bài viết này sẽ cực hữu ích đó mẹ ạ. 

1.2. Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu sắt và protein

Sắp đến ngày cán đích, mẹ thường mệt mỏi do thai nhi ngày một lớn dần, chèn ép các cơ quan, dây thần kinh trong cơ thể, khiến mẹ ngồi lâu sẽ bị mệt nhưng nằm mãi cũng tê bì chân tay. Những lúc thế này mẹ nên quan tâm sức khỏe của mình nhiều hơn nhé. 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Cách tốt nhất là mẹ cần bổ sung thêm protein để cung cấp năng lượng và bổ sung sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu, sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Cách tốt nhất,mẹ cần bổ sung thêm protein để cung cấp năng lượng và sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu, sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp ở 3 tháng cuối hoặc băng huyết những ngày gần lâm bồn. Một số thực phẩm giàu protein mẹ cân nhắc bổ sung vào bữa ăn hằng ngày là trứng, sữa chua, ức gà, yến mạch, phô mai,… Song song với đó, mẹ cũng nên thêm thắt những thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt bò, heo,…), các loại đậu, đậu phụ,… 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Thực phẩm giàu protein và sắt bao gồm trứng, sữa, thịt bò, đậu phụ,…

1.3. Đừng quên bổ sung axit folic mẹ nhé

Mẹ nào cũng mong con thông minh, hoạt bát ngay từ khi chưa chào đời, do vậy mỗi ngày mẹ đều tra cứu trang web nọ, diễn đàn kia để kiếm tìm những món ăn dinh dưỡng, được nhiều chuyên gia khuyên dùng để bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng não bộ của con yêu từng ngày, trong đó không thể “vắng mặt” axit folic. 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung 400-600mcg axit folic để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung 400-600mcg axit folic thông qua chế độ ăn uống hằng ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở bé như khuyết tật ống thần kinh, hở hàm ếch, hội chứng Down,… Dưỡng chất này sẽ thẩm thấu vào cơ thể con yêu nhờ hoạt động của bánh nhau đó mẹ.

Chưa kể axit folic còn tham gia sản xuất DNA và RNA, hỗ trợ tế bào thần kinh và mô phát triển, giúp con yêu thông minh vượt trội ngay từ khi còn chòi đạp trong bụng mẹ. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ những thực phẩm dễ tìm trong nhà bếp, tủ lạnh như rau củ có màu xanh đậm, cam, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,… 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Chưa kể axit folic còn tham gia sản xuất DNA và RNA, hỗ trợ tế bào thần kinh và mô phát triển, giúp con yêu thông minh vượt trội

1.4. Đảm bảo khẩu phần ăn có đủ canxi

Trải nghiệm thiên chức mới khiến mẹ vui mừng khôn nguôi, mỗi ngày sờ bụng để cảm nhận quá trình lớn khôn và những lần chòi đạp của bé cưng cũng đủ làm mẹ hạnh phúc cả ngày. Thế nhưng trong quá trình nâng niu “mầm sống” bé nhỏ, cơ thể mẹ tiêu tốn nhiều năng lượng, chèn ép dây thần kinh và xương khớp dẫn đến tình trạng đau nhức vùng xương chậu, cột sống. Mẹ chỉ cần trở người hay đứng lâu một chút là đã cảm thấy mỏi mệt. 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Để khắc phục đau nhức và củng cố hệ xương thêm vững vàng, khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung đủ 800-1000mg canxi mỗi ngày

Để khắc phục tình trạng này và củng cố hệ xương thêm vững vàng, khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung đủ 800-1000mg canxi mỗi ngày theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đầu ngành. Mẹ có thể dung nạp thêm canxi thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, từ những thực phẩm như sữa tươi, phôi mai, hải sản, sữa chua,… 

1.5. Tránh xa đồ uống có cồn – chất kích thích

Khi mang thai mẹ không nên dùng đồ uống có cồn, chất kích thích vì vừa có hại cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng. Mỗi loại đồ uống có cồn, chất kích thích đều có những tác hại riêng biệt, mẹ theo dõi thống kê sau để có góc nhìn tổng quát nhất nhé: 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Tránh xa đồ uống có cồn – chất kích thích là lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối được các bác sĩ đặc biệt chú ý

1 – Cà phê

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ cần hạn chế uống cà phê ở mức tối đa do loại đồ uống này sẽ tạo áp lực khiến cơ mẹ phải hoạt động nhanh gấp 3 lần để đào thải caffeine (mỗi tách cà phê chứa đến 100mg caffeine). Từ đó kéo theo hàng loạt rủi ro như mẹ bồn chồn, lắng lo, gia tăng nguy cơ sinh non, chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém. Mẹ nào nghiền cà phê quá, có thể thay thế bằng các loại thức uống an toàn như:….

Cà phê
Cà phê tạo áp lực khiến cơ mẹ phải hoạt động nhanh gấp 3 lần để đào thải caffeine (mỗi tách cà phê chứa đến 100mg caffeine)

Muốn tìm hiểu sâu hơn về cà phê và những thông tin khoa học về loại đồ uống này, mẹ đừng bỏ qua bài viết Bầu 3 tháng cuối uống cafe được không? Hạn chế tối đa mẹ nhé! Mẹ bấm vào xem nha, chắc chắn không phí hoài vài phút của mẹ đâu! 

2 – Bia

Mẹ nghe nhiều người “mách nước” uống bia sẽ ấm bụng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên muốn uống vài ngụm xem sao. Suy nghĩ này không tốt chút nào mẹ ơi, bởi BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM đã từng khẳng định: “Dù là rượu hay bia thì thai phụ cũng không được dùng, vì đó là những thức uống có cồn”. Việc “dung nạp” bia sẽ khiến mẹ đối mặt với hàng loạt vấn đề như mất sữa, con có nguy cơ bại não, chậm tiếp thu,… 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Việc “dung nạp” bia sẽ khiến mẹ đối mặt với hàng loạt vấn đề như mất sữa, con có nguy cơ bại não, chậm tiếp thu,…

Tìm hiểu sâu hơn vấn đề này hoặc muốn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và dẫn chứng khoa học hơn, mẹ đừng ngần ngại nhấn ngay vào bài viết Uống bia khi mang thai 3 tháng cuối – không nên dù chỉ 1 ít

3 – Nước uống có gas 

Những chai nước có gas luôn hấp dẫn mẹ về cả phần nhìn lẫn phần uống, tuy nhiên loại nước này không hề có lợi cho bà bầu 3 tháng cuối đâu ạ. Theo ước lượng, chỉ một chai nước ngọt có gas 340g là đã có đến 50-80mg cafein. Mỗi khi mẹ uống vào 1g chất này thì thần kinh trung ương sẽ bị kích thích, nhịp thở bỗng chốc tăng nhanh, tim đập mạnh, thậm chí mất ngủ, ù tai đó ạ. Ngoài ra, uống nước có gas trong thời gian dài còn khiến mẹ gặp tình trạng lo âu, bồn chồn do dư thừa lượng caffein. 

Đồ uống có gas
Theo ước lượng, chỉ một chai nước ngọt có gas 340g là đã có đến 50-80mg cafein. Uống nhiều dễ khiến tim đập nhanh, ù tai, chóng mặt,…

Thay vì uống những loại nước có hại này, mẹ nên bằng nước ép giàu dưỡng chất như cà rốt, táo, dứa, dưa hấu,… Nhằm hỗ trợ mẹ có thêm nhiều món nước ép để đổi vị và cân bằng dinh dưỡng, Góc của mẹ đã cặm cụi cho “ra lò” bài viết 11 công thức nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng cuối đẹp da – dễ làm. Mẹ còn chờ gì mà không xem ngay thôi! 

2. 5 lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng cuối

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng cũng nên quan tâm nhiều đến chế độ sinh hoạt để khỏe trong khỏe ngoài, ví dụ như chọn tư thế nằm đúng, nghỉ ngơi nhiều hơn, tập yoga với cường độ vừa phải, khám thai định kỳ kết hợp thai giáo cho bé cưng. Cụ thể: 

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
5 lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng cuối

2.1. Mẹ chọn tư thế nằm đúng

Theo đó, nằm nghiêng sang trái là tư thế bác sĩ sản khoa kiểm định và khuyên mẹ bầu thực hiện theo. Tư thế nào sẽ hỗ trợ tim mạch, máu huyết của mẹ hoạt động trơn tru, lưu thông tốt, “chở” máu đi khắp cơ thể, nhờ vậy mà mẹ hạn chế tê bì chân tay, phù nề,… Ngoài ra, nằm nghiêng sang trái cũng đỡ tạo áp lực lên dây chằng và hệ thần kinh, cung cấp dưỡng chất đến thai nhi tốt hơn, giúp mẹ loại bỏ độc tố, hỗ trợ gan, hệ tiêu hóa thêm phần khỏe mạnh đó mẹ ơi. 

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Nằm nghiêng bên trái hỗ trợ tim mạch, máu huyết của mẹ hoạt động trơn tru, lưu thông tốt, “chở” máu đi khắp cơ thể, nhờ vậy mà mẹ hạn chế tê bì chân tay, phù nề,…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng tránh nằm những tư thế như: nằm ngửa, nằm gục lên bàn, nằm sấp vì dễ dồn ép cơ thể, khiến thai nhi bị ngạt, động mạch chủ tắc nghẽn, dẫn đến hàng loạt vấn đề như trĩ, đau bụng, sinh non,… 

2.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn mẹ nhé

3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu nên lưu ý nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh kiệt sức, động thai, dẫn đến chuyển dạ sớm. Cụ thể, mỗi ngày mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng, nghỉ trưa ít nhất 30 phút. Nếu mẹ vẫn còn đi làm thì nên chủ động nghỉ xả hơi 5-10 phút và chia thành nhiều đợt trong ngày để tránh căng thẳng, ảnh hưởng đến con và mẹ nhé. 

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Mỗi ngày mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng, nghỉ trưa ít nhất 30 phút. Nếu mẹ vẫn còn đi làm thì nên chủ động nghỉ xả hơi 5-10 phút và chia thành nhiều đợt để tránh căng thẳng

Song song đó, mẹ cũng chọn những nơi yên tĩnh nhằm đảm bảo giấc ngủ diễn ra trọn vẹn nhất. Vào buổi tối, mẹ nên bật đèn ngủ nhè nhẹ, đốt ít nến thơm organic để não bộ được thư giãn, giải tỏa sau ngày dài năng suất. 

2.3. Tập yoga với cường độ vừa phải

Nằm mãi một chỗ cũng khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi lại, máu huyết chẳng được lưu thông. Mẹ bầu nên luyện tập thêm những bài tập ở cường độ vừa phải như tư thế thiền, tư thế xây cầu, tư thế nghiêng người để khỏe mẹ, khỏe con. Góc của mẹ sẽ gợi ý ngay những tư thế yoga cực đơn giản nhưng có tác dụng “thần thánh”, hỗ trợ mẹ điều hòa máu huyết, tăng cường sức đề kháng: 

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Tập yoga tư thế thiền không mất sức
Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Tập yoga tư thế nghiêng người
Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Tư thế cây cầu cho mẹ bỉm

1 – Tư thế xoay vai

Động tác này rất dễ thực hiện mà lại mang đến vô vàn công dụng, kích thích cơ vai, lưng hoạt động tốt, hỗ trợ thả lỏng cơ thể, cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng căng cứng của mẹ bầu. Cách thức vô cùng đơn giản, mẹ thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé: 

  • Bước 1: Mẹ đặt bàn tay lên hai vai, sau đó nhẹ nhàng xoay các khớp vùng bả vai giống như cách mẹ vẽ vòng tròn bằng khuỷu tay.
  • Bước 2: Ở bước này, mẹ cứ xoay theo chiều kim đồng hồ 5-6 lần rồi đổi chiều
  • Bước 3: Khi cánh tay di chuyển về phía trước mặt mẹ nhớ hít vào và thở ra khi cánh tay xoay ngược về sau nhé. Mẹ thực hiện khoảng 4-5 phút là cơ thể đã có sự khác biệt rồi 
Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Mô phỏng tư thế xoay vai cho mẹ bầu 3 tháng cuối

2 – Tư thế con bướm

Thực hiện tư thế con bướm không chỉ có tác dụng giảm căng thẳng, đau nhức ở vùng đùi mà còn giúp chân của mẹ khỏe mạnh, đi lại dễ dàng hơn trước, thúc đẩy quá trình cung cấp oxy cho thai nhi thông qua bánh nhau, giúp con vào đúng ngôi thuận. Chưa kể, tư thế con bướm còn hỗ trợ mẹ sinh nở dễ dàng hơn, chuẩn bị cho ca “vượt cạn” thiêng liêng sắp tới. Còn chờ gì mà không trải thảm yoga và cùng thực hiện thôi ạ: 

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Tư thế con bướm không chỉ có tác dụng giảm căng thẳng, đau nhức ở vùng đùi mà còn giúp chân của mẹ khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình cung cấp oxy cho thai nhi thông qua bánh nhau
  • Bước 1: Mẹ ngồi thẳng lưng, hai chân song song còn hai tay thì đặt lên đầu gối
  • Bước 2: Đảm bảo hai lòng bàn chân chạm vào nhau và tiến hành kéo gót chân hướng về phần xương chậu càng nhiều càng tốt 
  • Bước 3: Hai tay mẹ nắm lấy các ngón chân và giữ tư thế này trong suốt 30-40 giây rồi thả lỏng như bình thường được rồi mẹ ơi

3 – Tư thế em bé hạnh phúc 

Tư thế này có tác dụng loại bỏ cảm giác buồn nôn, chóng mặt của mẹ trong suốt thai kỳ do hormone thay đổi. Ngoài ra, tư thế em bé còn giúp quá trình co giãn ở vùng xương chậu diễn ra tốt hơn, giảm thiểu tình trạng chuột rút tử cung. Nghe đến đây chắc hẳn mẹ đã muốn thử ngay phải không ạ, quy trình thực hiện không khó chút nào đâu mẹ ơi:

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Tư thế này có tác dụng loại bỏ cảm giác buồn nôn, chóng mặt của mẹ trong suốt thai kỳ do hormone thay đổi
  • Bước 1: Mẹ nằm xuống sàn, giữ thẳng tay và chân, tiếp đến mẹ uốn cong đầu gối và di chuyển chúng đến phía trước ngực tạo thành 1 góc 90 độ 
  • Bước 2: Ở bước này, mẹ di chuyển tay về trước rồi dùng 2 ngón tay quấn quanh ngón chân cái, tách hai đầu gối ra và kéo nhẹ về gần vùng nách 
  • Bước 3: Mẹ thả lỏng hông để đầu gối di chuyển gần vùng ngực kết hợp hít vào, thở ra để điều hòa nhịp thở 

4 – Tư thế ngồi xổm

Có thể mẹ chưa biết, đây là tư thế yoga dễ thực hiện mà còn giúp mẹ loại bỏ sự căng ép ở những vùng như cột sống, vai, cổ và cung cấp oxy cho bé cưng nhờ sự “trợ giúp” của bánh nhau. Động tác này còn giúp mẹ mở rộng vùng xương chậu, xương hậu môn, ngừa cảm giác mệt mỏi, kiệt sức ở 3 tháng cuối thai kỳ. 

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Đây là tư thế yoga dễ thực hiện mà còn giúp mẹ loại bỏ sự căng ép ở những vùng như cột sống, vai, cổ
  • Bước 1: Lúc đầu mẹ đứng ở tư thế thẳng, hai chân rộng ngang vai rồi từ từ chuyển sang tư thế ngồi xổm 
  • Bước 2: Mẹ mở đùi dần dần, chầm chậm để tránh chuột rút, chắp hai tay và để trước ngực sao cho hai khuỷu tay chạm vào khu vực gần đùi và đầu gối 
  • Bước 3: Kết hợp hít vào thở ra, mẹ giữ tư thế này từ 20-30 giây nhé 

2.4. Khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học bao gồm cả việc mẹ khám thai định kỳ, bởi có nhiều dấu hiệu không thể xác định qua mắt thường. Đôi khi những tiềm ẩn bệnh lý không bộc lộ ra bên ngoài, mẹ nên khám thai định kỳ để tầm soát mọi trường hợp, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở bé cưng. Tuyệt đối không chủ quan 3 tháng cuối con đã khỏe mà bỏ quên bước này mẹ ơi! 

Kiểm tra thai định kỳ
Theo đó, mẹ nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đến viện thăm khám ít nhất 2 tuần 1 lần, mẹ nào kỹ tính thì có thể 1 tuần 1 lần

Theo đó, mẹ nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về các mốc khám thai quan trọng và đến viện thăm khám ít nhất 2 tuần 1 lần, mẹ nào kỹ tính có thể 1 tuần 1 lần. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, đo lường nhịp tim, ước tính trọng lượng của con yêu và phát hiện những biểu hiện bất thường (nếu có) đó mẹ ạ. 

2.5. Trò chuyện – thai giáo con thường xuyên

Muốn con thông minh, lanh lợi ngay từ khi chưa lọt lòng thì mẹ đừng quên tâm tình, trò chuyện – thai giáo thường xuyên với bé yêu nhé. Cụ thể, thai giáo là hoạt động giáo dục cho con từ lúc còn trong bụng mẹ bằng cách tận dụng âm nhạc, ngôn ngữ, cử chỉ vuốt ve để kích thích các giác quan và não bộ của con. Nhờ đó chỉ số IQ của con tăng cao, sau này kĩ năng vận động cũng phát triển theo. 

Thai giáo cũng trẻ
Muốn con thông minh, lanh lợi ngay từ khi chưa lọt lòng thì mẹ đừng bỏ bước trò chuyện – thai giáo thường xuyên

Phương pháp thai giáo rất phổ biến ở các nước Châu Âu như Úc, Mỹ, Anh, Hà Lan và đã được nghiên cứu thực nghiệm bởi nhiều chuyên gia uy tín trong ngành. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng “nằm lòng” phương pháp này và thực hiện đúng cách, do đó mẹ nên bổ sung những kiến thức mới mẻ, chuẩn khoa học để thực hiện đúng nhất. 

Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết, mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo là gì mẹ nhỉ? 6 sai lầm 99% mẹ mắc phải khi thai giáo , chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ với những chia sẻ này đó ạ. 

Thai giáo cũng trẻ
5 lời khuyên về trang phục cho bà bầu 3 tháng cuối

3. 5 lời khuyên về trang phục cho bà bầu 3 tháng cuối

Ngoài xây dựng tháp dinh dưỡng “chuẩn chỉnh” và thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, mẹ bầu 3 tháng cuối còn phải chú trọng đến yếu tố trang phục. Nghe đến đây chắc mẹ sẽ thấy lạ vì nghĩ không cần thiết cho bà bầu. Thế nhưng chọn trang phục đúng sẽ giúp mẹ rất nhiều trong việc củng cố thai kỳ khỏe mạnh, con yêu thoải mái phát triển. Đặc biệt, mẹ nên mua trang phục của những thương hiệu uy tín như Corèle V, H&M, Zara,… để mẹ và bé thoải mái hơn.

Lời khuyên về trang phục cho cho bà bầu 3 tháng cuối
5 lời khuyên về trang phục cho bà bầu 3 tháng cuối

3.1. Mẹ chọn quần lót thoải mái

Vào những tháng cuối thai kỳ, dịch âm đạo của mẹ ra nhiều hơn bình thường do thay đổi nội tiết tố, chuẩn bị đón chào sinh linh bé bỏng. Do vậy, mẹ nên ưu tiên những chiếc quần lót có độ thấm hút tốt và thông thoáng. Mẹ cần chọn lựa các loại quần được làm từ sợi cotton để ngừa kích ứng, sần ngứa, phát ban và hút dịch nhầy tốt. 

Ở giai đoạn này, mẹ cũng chú trọng những chiếc quần có màu sáng để dễ nhận biết độ đục trong của dịch âm đạo. Việc chuộng quần tối màu sẽ cản trở mẹ quan sát, có vấn đề gì về sức khỏe cũng không thể phát hiện kịp lúc. 

Lời khuyên về trang phục cho cho bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ cần chọn lựa các loại quần được làm từ sợi cotton để ngừa kích ứng, sần ngứa, phát ban và hút dịch nhầy tốt

Đồng thời, mẹ cũng “tránh càng xa càng tốt” những chiếc quần quá chật để hạn chế tối đa tình trạng lưu thông máu kém dẫn đến phù nề, đau mỏi xương khớp và mệt mỏi, nóng trong. Mẹ nên ưu ái những chiếc quần có thiết kế đơn giản, phần đũng và cạp rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát phần bụng gây khó chịu. 

3.2. Đừng quên những chiếc áo ngực vừa vặn – dễ chịu

Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể mẹ đã dần quen và không còn thay đổi nhiều như trước, do đó mẹ dễ dàng chọn lựa những chiếc áo ngực vừa vặn với cơ thể. Để vùng ngực thoải mái, ngừa chảy xệ, căng tức, mẹ có thể mua những chiếc áo có móc cài ở ngoài cùng để gia giảm tùy theo kích thước ngực. 

Lời khuyên về trang phục cho cho bà bầu 3 tháng cuối
Đừng quên những chiếc áo ngực vừa vặn – dễ chịu đây là lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối được các mẹ truyền tai nhau rất nhiều

Ngoài ra, mẹ cũng “chọn mặt gửi vàng” chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, kết cấu xốp mịn, không thô cứng để tránh cọ xát gây trầy xước. Mẹo này tuy nhỏ nhưng lại “có võ”, mẹ lưu lại để áp dụng ngay thôi. 

3.3. Ưu tiên chất liệu thấm hút tốt

Bầu 3 tháng cuối mẹ thường mệt mỏi, thiếu năng lượng do thai nhi ngày một lớn dần, chèn ép cơ thể mẹ. Nếu mẹ chọn trang phục tù bí sẽ không thấm hút mồ hôi tốt, khiến mẹ đã mệt lại càng mệt thêm. Ngoài ra, chất liệu không tốt cũng khiến mẹ gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do làn da mẹ nhạy cảm hơn trước. Do đó, ngoài quần lót, áo ngực mẹ cũng nên chú trọng khâu chọn lựa quần áo mặc bên ngoài, ưu tiên chất liệu lụa, cotton, linen,… 

Chất liệu vải thấm hút mồ hôi cho bà bầu
Do đó, ngoài quần lót, áo ngực mẹ cũng nên chú trọng khâu chọn lựa quần áo mặc bên ngoài, ưu tiên chất liệu lụa, cotton, linen,…

3.4. Mua những bộ quần áo rộng rãi hơn size của mẹ

Mẹ mang bầu nhưng vẫn muốn diện trang phục vừa thoải mái, đơn giản vừa thời trang, hợp mốt thì đừng bỏ qua những chiếc đầm có kiểu dáng rộng như babydoll, áo oversize, váy suông free size, váy maxi. Những thiết kế này không chỉ co giãn tốt và còn “dấu bụng” cực hiệu quả, mẹ thoải mái diện đi chơi, đi làm, chắc chắn sẽ nhận được vô vàn lời khen “có cánh” từ bạn bè, đồng nghiệp. 

Lời khuyên về trang phục cho cho bà bầu 3 tháng cuối
Do đó, ngoài quần lót, áo ngực mẹ cũng nên chú trọng khâu chọn lựa quần áo mặc bên ngoài, ưu tiên chất liệu lụa, cotton, linen,…

Đồng thời, mẹ hạn chế diện những bộ đồ bó sát nhé, bởi chúng không tôn dáng và còn để lộ nhiều khuyết điểm của mẹ như bắp tay to, chân phù nề,… Chưa kể, trang phục gò bó còn khiến mẹ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Bụng bầu đã nặng nề nay lại mệt mỏi vì những bộ cánh gò ép, không nên chút nào mẹ ơi! 

3.5. Chọn giày bệt thay vì giày cao gót

3 tháng cuối mẹ bầu cần chuẩn bị chu đáo, để ý mọi thứ kể cả khâu đi lại. Chọn giày bệt trong thời điểm “nước rút” giúp mẹ thoải mái, tránh đau chân, lưu thông khí huyết tốt hơn. Mang những đôi giày này sẽ mang lại cho mẹ cảm giác đôi bàn chân được nâng niu, không gây áp lực lên mũi chân, nhờ đó bám trụ và giữ thăng bằng tốt hơn. 

Ngoài ra, khi mang bầu 3 tháng cuối, mẹ tránh mang giày cao gót để không mắc phải những hệ lụy không đáng có như chuột rút, căng cơ, đau lưng, dễ té ngã. 

Lời khuyên về trang phục cho cho bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ nên chọn giày bệt thay vì giày cao gót để hạn chế đau chân

Như vậy, với 15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối chắc hẳn mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như cách chọn trang phục. Góc của mẹ hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào hỗ trợ mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị đón chào sinh linh bé bỏng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp kịp thời nhé! 

Giỏ hàng 0