Trái cây là thực phẩm cung cấp vitamin C, vitamin A và các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ cơ quan, bảo vệ cơ thể bé và giúp bé khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, bé 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung thêm trái cây vào thực đơn và cho bé tập làm quen. Vậy trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì đầu tiên? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu trẻ 6 tháng tuổi sẵn sàng ăn dặm trái cây
6 tháng tuổi là độ tuổi bé bắt đầu học ăn dặm, đây cũng là thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm bằng trái cây để bổ sung thêm các loại vitamin dưới dạng mềm, nghiền. Mẹ không nên cho bé ăn trái rắn dạng miếng bởi bé chư đủ khả năng để nghiền những loại quả này, bé sẽ dễ bị hóc.
Nếu bé chưa đủ 6 tháng tuổi nhưng mẹ thấy bé có một số dấu hiệu sau thì có thể bắt đầu cho bé học ăn trái cây được rồi ạ.
- Có thể tự mình ngồi hoặc với sự hỗ trợ của mẹ
- Phần đầu và cổ đã cứng cáp có thể tự kiểm soát
- Mở miệng khi mẹ đút thức ăn
- Thích nuốt thức ăn thay vì nhè ra
- Thích đưa đồ vật vào miệng gặm
- Học cầm nắm đồ chơi, thức ăn
- Biết chuyển thức ăn từ phía trước ra phía sau lưỡi để nuốt.
2. Trẻ 6 tháng ăn trái cây có cần hấp không?
Trẻ 6 tháng ăn trái cây không nhất thiết cần phải hấp, mẹ có thể cho bé ăn hoa quả dưới dạng nghiền nhuyễn, sinh tố, còn với loại trái cây cứng có thể hấp cách thủy. Bên cạnh đó, để kích thích vị giác của trẻ, mẹ có thể kết hợp nhiều loại trái cây với nhau để tạo ra nhiều hương vị hơn.
3. Cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng
Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho trẻ 6 tháng tuổi đâu. Trong giai đoạn 2 – 3 tuần đầu tiên tập ăn, trẻ 6 tháng ăn được trái cây mềm như quả chuối và quả bơ, bởi 2 loại quả này mềm, dễ ăn, dễ hấp thu và không hề khiến bé lạ vị. Vậy bơ và chuối có tác dụng gì đối với bé 6 tháng tuổi? Theo dõi thông tin dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé!
3.1. Bơ nghiền
Bơ được mệnh danh là loại thực phẩm lý tưởng dành cho bé khi lần đầu tập ăn trái cây vì chứa giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não của bé như protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,… đặc biệt hàm lượng chất xơ cao, phù hợp với bé bị táo bón. Ngoài ra, bơ mềm, có kết cấu như kem nhuyễn, hương vị thơm ngon, rất dễ ăn, mẹ sẽ không phải lo lắng con bị hóc hay trớ, sặc.
Cách chế biến:
Bơ có kết cấu mềm, vị ngọt tự nhiên, mẹ không cần chế biến quá phức tạp đâu ạ. Mẹ dùng thìa nạo lấy thịt bơ, xay nhuyễn, hoặc nghiền nhuyễn qua rây và cho con ăn luôn. Nếu mẹ muốn tăng thêm hương vị cho bữa ăn của con, mẹ tham khảo cách sau:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nửa quả bơ
- 2 muỗng canh nước
- 50 – 70ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
2 – Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ lột bỏ quả bơ, sau đó dùng thìa nạo lấy phần thịt bơ và xay nhuyễn.
- Bước 2: Mẹ thêm 2 muỗng canh nước, sữa công thức hoặc sữa mẹ đã chuẩn bị vào. Trộn đều hỗn hợp cho đến khi nhuyễn mịn.
- Bước 3: Cho bé ăn ngay sau khi chế biến xong để đảm bảo chất dinh dưỡng mẹ nhé!
Lưu ý cho mẹ
Ngoài cách cho bé ăn trực tiếp hay kết hợp với sữa mẹ, sữa tươi, sữa công thức, mẹ có thể xay nhuyễn bơ và trộn với chuối, bí đỏ, khoai lang, sữa chua,… để đa dạng hương vị món ăn của con.
3.2. Chuối nghiền với sữa công thức
Chuối – loại quả quá quen thuộc rồi mẹ nhỉ! Không chỉ được mẹ bỉm “ưng bụng” mà các “cậu ấm cô chiêu” cũng vô cùng thích thú khi ăn loại quả này bởi hương vị thơm ngon, ngọt dịu, dễ ăn, dễ nhai và màu sắc bắt mắt, ít gây dị ứng cho bé. Chưa hết đâu mẹ, chuối còn hội tụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như kali, chất xơ, các loại vitamin C, A, E, B2, B6… cho bé phát triển khỏe mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực.
Cách chế biến
Cũng tương tự như bơ, mẹ sử dụng chuối cho bé ăn dặm sẽ không tốn quá nhiều thời gian để chế biến hay “biến tấu” cùng với nhiều nguyên liệu khác. Chỉ mất vài phút, mẹ đã tạo ra một món ăn dặm thơm ngon, đủ chất dinh dưỡng cho con rồi. Cách làm đơn giản thôi mẹ ạ:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả chuối chín
- 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
2 – Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ bóc vỏ chuối, sau đó cắt thành từng lát tròn mỏng hoặc các sợi mỏng rồi nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Sau khi đã nghiền nhuyễn, mẹ cho thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ đã chuẩn bị ở trên và trộn đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất, nhuyễn mịn.
Lưu ý cho mẹ:
Khi cho bé ăn chuối, mẹ chú ý chọn chuối chín đều, không nên cho bé ăn chuối còn xanh hoặc chưa chín hẳn sẽ khiến con khó tiêu. Tốt nhất, mẹ nên chọn chuối chín tự nhiên, màu vỏ mặc dù không vàng đều đẹp nhưng tỏa ra hương thơm, không có mùi khó chịu từ chất ngâm chín hóa học
Sau khi bé đã quen dần với thói quen nhai và vị ngọt của hoa quả, mẹ lựa chọn thêm một số loại trái cây khác và bổ sung cho con ở tuần ăn dặm thứ 4 – 5. Bởi giai đoạn này, hệ tiêu hóa và cơ hàm của bé cũng hoàn thiện hơn, nhai và tiêu hóa được nhiều loại quả khác nhau. Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại trái cây lành tính, tốt cho hệ tiêu hóa của con dưới đây:
3.3. Xoài ngọt nghiền với sữa công thức/sữa mẹ
Xoài là loại trái cây cực tốt cho bé 6 tháng tuổi nhờ hương thơm hấp dẫn, hương vị ngon ngọt và giàu vitamin. Quả xoài chín chứa ít chất béo, ít calo nhưng lại rất giàu chất xơ, vitamin A, B, C và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như kali, sắt và protein,… Xoài có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa của bé và chống táo bón cực hiệu quả.
Cách chế biến
Chế biến xoài cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đơn giản thôi mẹ ạ, mẹ làm theo hướng dẫn dưới đây là có ngay một món ăn ngon cho bé rồi.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Nửa quả hoặc 50 – 100g xoài chín
- 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
2- Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ lột vỏ xoài, loại bỏ sơ, sau đó cắt thành các miếng nhỏ và xay nhuyễn.
- Bước 2: Mẹ thêm 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ đã chuẩn bị và trộn đều hỗn hợp đến khi nhuyễn mịn.
Lưu ý cho mẹ
Xoài cát chín vàng đều hoặc hơi lốm đốm ở vỏ sẽ mềm và ngọt hơn xoài thái hoặc xoài keo, rất phù hợp với bé yêu nhà mình.
3.4. Táo hấp cách thủy
Táo chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não cho bé, bao gồm: chất xơ, chất chống oxy hóa, kẽm, vitamin C,… Các dưỡng chất này không chỉ giúp bé thông minh, bổ máu, bảo vệ tim, bảo vệ răng miệng bé mà còn phòng chống táo bón, hen suyễn cực hiệu quả. Đặc biệt, khi bé ho, mẹ cho bé ăn táo để tăng cường hệ miễn dịch, giúp con nhanh khỏi hơn. Táo có hương vị ngọt thanh, dễ ăn và rất hợp khẩu vị với đa số bé khi bước vào thời kỳ ăn dặm.
Cách chế biến
Không giống như chuối hoặc bơ, trong táo có hàm lượng axit cao và cứng hơn nên cần chế biến công phu hơn một chút. Cùng tham khảo cách chế biến mẹ nhé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả táo tươi
2 – Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch táo, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 1 ngón tay.
- Bước 2: Cho vào nồi hấp và hấp phần táo đã chuẩn trong khoảng 10 – 12 phút.
- Bước 3: Mẹ kiểm tra thấy táo đã chín mềm rồi thì dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc xay mịn và cho bé ăn.
Lưu ý cho mẹ
Ngoài phương pháp hấp cách thủy, mẹ cân nhắc xay nhuyễn táo với sữa mẹ hoặc sữa công thức để trung hòa vị chua của táo, giúp bé yêu ăn ngon miệng hơn.
3.5. Sinh tố lê
Quả lê có chứa tới 80% nước, giúp bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể bé, đặc biệt phù hợp với các bé lười uống nước. Không những vậy, quả lê còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, vitamin K, đồng, kali, chất xơ giúp làm sạch dạ dày, đào thải chất tích tụ có hại trong cơ thể, hạn chế táo bón, thích hợp dùng cho bé mới bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Lê có tính mát, vị ngọt thanh, là loại quả mẹ bỉm thường dùng chưng với đường phèn khi bé bị ho.
Cách chế biến
Cũng như các loại quả khác, lê cũng được chế biến rất dễ dàng. Mẹ chỉ cần làm theo hướng dẫn,chỉ khoảng 15 phút là con đã có bữa ăn dặm thơm ngon rồi ạ.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 quả hoặc 50 – 100g lê chín
2 – Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch, gọt vỏ, rồi cắt lê thành từng miếng mỏng.
- Bước 2: Mẹ dùng nồi hấp hoặc nồi cơm điện để hấp các lát lê đã chuẩn bị trong khoảng 6 – 8 phút để lê chín mềm hoàn toàn.
- Bước 3: Sau khi lê đã chín, mẹ dùng thìa nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố và cho bé thưởng thức.
Lưu ý cho mẹ
Nếu bé bị ho, mẹ thêm 1 cục đường phèn nhỏ vào nồi hấp ở bước 3 và cho bé uống nước chưng lê khi còn ấm giúp đánh bay cơn ho chỉ sau 2 – 3 ngày.
3.6. Sinh tố na với sữa công thức
Quả na là một trong những loại trái cây được chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Nhờ các dưỡng chất protein, hàm lượng vitamin B dồi dào (B1, B2, B5, B6), vitamin C, canxi, bé được cung cấp năng lượng, bảo vệ đường hô hấp, tăng trưởng chiều cao, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như hệ thần kinh của bé.
Cách chế biến
Để có bữa ăn dặm với na thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ thực hiện theo các bước sau:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 quả na tươi
- 50 – 70ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
2 – Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ lột vỏ và lọc lấy phần thịt na, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc nghiền nát bằng thìa
- Bước 2: Mẹ thêm phần sữa mẹ hoặc sữa công thức đã chuẩn bị vào hỗn hợp và trộn đều là xong rồi ạ.
Lưu ý cho mẹ
Quả na tuy lành tính nhưng có một nhược điểm là nhiều hạt, khó tách thịt na khỏi hạt. Mẹ lưu ý sử dụng găng tay sạch để tách hạt na, tránh vi khuẩn từ tay mẹ dính vào phần thịt, khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy.
3.7. Đu đủ xay nhuyễn
Đu đủ thuộc loại quả có phần thịt mềm, hương vị ngon, ngọt, thanh mát, giàu chất xơ và enzyme tiêu hóa. Đu đủ có chứa các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin C, B1, B2, các acid gây men và các khoáng chất như kali, canxi, magie, kẽm, sắt, Folate,… cực kỳ tốt cho bé 6 tháng trong giai đoạn ăn dặm. Không những kích thích khả năng ăn uống ở bé lười ăn, mà còn giúp tăng sức đề kháng, tăng cường thị lực cho bé, bảo vệ sức khỏe tim mạch, đồng thời hạn chế tình trạng táo bón.
Cách chế biến
Đu đủ là loại trái cây dễ ăn, nên mẹ không cần chế biến phức tạp, chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 miếng hoặc 70 – 100g đu đủ chín
2 – Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ gọt sạch vỏ đu đủ và cắt thành từng lát mỏng hoặc miếng nhỏ.
- Bước 2: Mẹ dùng thìa hoặc máy xay xay nhuyễn cho bé dễ ăn.
Lưu ý cho mẹ
Khi sơ chế đu đủ, mẹ bỏ phần ruột trắng đi vì khi ăn vào sẽ có vị đắng nhặng, dễ khiến bé không hợp tác và không chịu ăn.
3.8. Sinh tố thanh long
Thanh long có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng phòng ngừa, tăng sức đề kháng và làm dịu các triệu chứng của bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết ở bé. Chưa hết đâu mẹ, thanh long còn chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, sắt, chất chống oxy hóa, canxi, photpho,… giúp con phát triển trí não và hệ cơ quan tốt nhất. Vị ngọt nhẹ, thanh mát của thanh long sẽ làm bé thích mê đó mẹ.
Cách chế biến
Cách làm các món ăn dặm từ thanh long cho bé cũng vô cùng đơn giản thôi mẹ. Cùng thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 nửa quả thanh long
2 – Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ lột vỏ thanh long rồi lấy phần thịt cắt thành từng lát nhỏ
- Bước 2: Mẹ dùng thìa nghiền nát hoặc máy xay nhuyễn và cho vào rây để loại bỏ hết hạt cho mịn. Như vậy, mẹ đã có thêm một món ăn dặm thơm ngon cho con rồi!
Lưu ý cho mẹ
Khi chọn thanh long, mẹ chọn những quả có màu sắc hồng tươi, vỏ căng bóng, các râu của quả không bị gãy và vẫn còn xanh để đảm bảo chất lượng quả.
3.9. Sinh tố mơ
Mơ là loại quả quen thuộc, màu vàng, mùi thơm và vị hơi chua ngọt, dịu nhẹ. Mơ không chỉ tốt với người lớn, mà còn có tác dụng chữa trị các loại bệnh thường gặp như cảm, ho, viêm họng, sốt,… ở bé 6 tháng. Mơ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin A, E, C chất lỏng, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ thị lực bé khỏi sự tấn công của gốc tự do và hạn chế táo bón.
Cách chế biến
Vì mơ có vị hơi chua so với các loại quả khác nên cách chế biến sẽ cần thực hiện với nhiều công đoạn hơn, nhưng cũng không quá khó đâu mẹ:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Giấm trắng và nước sạch theo tỷ lệ 1:3
- 500 – 1000ml nước sôi để nguội
- 60 – 120g mơ chín
2 – Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ rửa mơ sạch với phần giấm trắng và nước sạch đã chuẩn bị để loại hết các loại vi khuẩn trên vỏ quả mơ, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
- Bước 2: Mẹ tráng mơ qua nước sôi để nguội một lần nữa trước khi gọt vỏ để đảm bảo quả mơ sạch hoàn toàn.
- Bước 3: Mẹ gọt hết vỏ bên ngoài quả mơ, tách hạt, lấy phần thịt rồi xay nhuyễn. Mẹ thử qua một chút trước khi cho bé ăn, nếu chua và đặc, mẹ thêm một chút nước và đường vào nhé!
Lưu ý cho mẹ
Mẹ có thể làm giảm vị chua của mơ bằng cách kết hợp với các loại trái cây khác như chuối, bơ, đào,..hoặc thêm gạo, bột ngũ cốc, sữa chua, giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn dặm của con.
3.10. Sinh tố dưa hấu nóng
Khi nhắc đến các loại trái cây trẻ 6 tháng tuổi thì không thể bỏ qua dưa hấu rồi. Đây là loại trái cây lành tính và được nhiều bạn nhỏ yêu thích nhờ hương vị ngọt ngào, tươi mát. Trong quả dưa hấu có chứa hơn 90% nước, cùng với các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, B, kali, canxi, sắt… Nhờ vậy, dưa hấu giúp cho trẻ 6 tháng tuổi tăng cường hệ miễn dịch, cho xương chắc khỏe, đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh và giảm các vấn đề về tim mạch.
Cách chế biến
Mẹ có thể cắt thành từng miếng nhỏ và cho bé ăn trực tiếp. Hoặc áp dụng cách chế biến sau để đa dạng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng của con:
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 20 – 40g dưa hấu
2 – Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ
- Bước 2: Dùng thìa hoặc máy xay xay nhuyễn phần dưa hấu
- Bước 3: Mẹ dùng rây để lọc lấy nước, rồi làm nóng bằng lò vi sóng trong 1 phút để tránh con bị lạnh bụng khi ăn.
Lưu ý cho mẹ
Để chọn được quả dưa ngọt, không bị xốp, mẹ chọn quả nặng tay, khi vỗ vào có tiếng bộp bộp và các đường gân trên quả rõ ràng.
3.11. Sinh tố đào
Đào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho bé 6 tháng tuổi, bao gồm: protein, chất béo, chất chống oxy hóa, các loại đường glucose, vitamin A, B1, B2, C, photpho, các chất sắt, canxi, kali,… Giúp hỗ trợ phát triển thị lực và tăng cường lưu thông máu, duy trì một cơ thể khỏe mạnh cho bé yêu. Đào rất dễ ăn, vị ngọt, mẹ yên tâm lựa chọn cho cả những bé kén ăn mẹ nhé.
Cách chế biến
Mẹ làm theo hướng dẫn sau để cho con bữa ăn ngon miệng nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 4 quả đào hoặc 120g đào chín
2 – Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ rửa sạch đào, để ráo nước và gọt sạch vỏ rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bước 2: Hấp các lát đào vừa chuẩn bị ở trên trong nồi hấp khoảng 6 phút cho đến khi đào chín mềm.
- Bước 3: Mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc xay thành hỗn hợp sánh mịn và cho bé thưởng thức thôi ạ.
Lưu ý cho mẹ
Vỏ quả đào có chứa nhiều lông nên khi sơ chế, mẹ không nên để bé lại gần, tránh lông đào bay vào mũi, vào miệng con gây dị ứng.
Xem thêm: Em trẻ 6 tháng ăn được thịt gì?
4. 6 lưu ý khi tập cho trẻ 6 tháng ăn trái cây
Vừa rồi mẹ đã biết trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì rồi phải không. Mặc dù trái cây tốt cho sức khỏe của bé nhưng mẹ vẫn cần lưu ý 6 điều sau khi tập cho trẻ 6 tháng ăn trái cây để con được hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả và khỏe mạnh nhé!
4.1. Rửa trái cây sạch sẽ trước khi chế biến
Cũng giống như người lớn, trước khi cho bé ăn hoa quả, mẹ cần rửa sạch bằng nước rửa trái cây chuyên dụng để loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu dính trên quả.
Mẹo nhỏ cho mẹ: Thay vì mua nhiều sản phẩm gây tốn kém, mẹ cân nhắc đầu tư nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng, vừa dùng rửa bình sữa cho con, vừa tận dụng rửa rau củ quả bé nhà mình ăn hàng ngày.
Tại sao lại “thần kỳ” thế mẹ nhỉ? Nước rửa bình sữa và rau quả có thành phần AHS được thu hồi từ hơn 97 bệnh viện Nhật Bản sẽ rửa trôi bụi bẩn, cặn sữa, diệt sạch vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy, đặc biệt không để lại mùi trên hoa quả, bình sữa sau khi rửa, rất an toàn cho bé sơ sinh. Vậy là mẹ yên tâm về khoản vệ sinh thực phẩm cho con rồi nhé.
4.2. Cho bé ăn khi con sẵn sàng
Nhiều mẹ bỉm nghĩ rằng bé cứ đủ 6 tháng tuổi là sẽ ăn được trái cây. Nhưng không phải vậy đâu mẹ ạ! Mẹ nên cho bé ăn đúng thời điểm và khi con đã sẵn sàng dựa vào các dấu hiệu dưới đây nhé
1 – Bé có phản xạ đưa và đẩy lưỡi: Khi có bất kỳ vật lạ nào được đưa vào miệng, bé sẽ có phản xạ đưa lưỡi đẩy vật ra ngoài. Đây là một phản xạ giúp bé tránh tình trạng bị hóc hay sặc. Vì vậy, khi thấy bé đưa và đẩy lưỡi ra ngoài nghĩa là con đã có khả năng tiếp nhận thực phẩm rồi đó ạ.
2 – Bé biết ngồi, kiểm soát được đầu và cổ: Cho bé ngồi ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa hơn nằm đó mẹ. Bởi với tư thế ngồi, đầu và cổ của con dễ dàng cử động, giúp bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn và không bị nghẹn hay hóc.
3 – Bé hứng thú với việc ăn trái cây: Thỉnh thoảng mẹ đưa thử miếng trái cây vào miệng để bé mút. Nếu mẹ quan sát thấy bé mút tích cực, mẹ cân nhắc tập cho bé ăn. Ngược lại bé không hào hứng, từ chối, mẹ đừng ép bé vì sẽ khiến con khó chịu và gào khóc trong quá trình ăn.
Xem thêm: 6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút
4.3. Không phải trái cây nào con cũng ăn được
Trái cây là nguồn thực phẩm lành tính nhưng không phải trái cây nào cũng phù hợp với bé 6 tháng đâu ạ.
1 – Tránh trái cây cứng: Giai đoạn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn tương đối nhạy cảm với những loại hoa quả cứng, khó tiêu như dâu tây, kiwi, ổi,… làm lợi con bị đau, thậm chí hóc, nghẹn. Khi bé mới bắt đầu tập ăn trái cây, mẹ chỉ nên cho bé làm quen dần với các loại quả mềm như Góc của mẹ gợi ý thôi nhé.
2 – Hạn chế các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như dâu tây, cam, chanh,… Bởi những loại trái cây này có chứa nhiều axit, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
3 – Ưu tiên trái cây có vị ngọt, dễ ăn: như chuối, na, thanh long, tránh những loại trái cây khó ăn như sầu riêng.
4.4. Không nên cho bé uống nước ép trái cây
Theo Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), không nên cho bé dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây dễ làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng tới răng miệng và khiến bé quen với việc uống ngọt. Bên cạnh đó, nước trái cây không mang lại lợi ích cao về dinh dưỡng trong độ tuổi này. Đợi con được 1 tuổi hẵng cho con uống nước trái cây mẹ nhé!
4.5. Cho bé ăn đúng thời điểm
Cho trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì và thời điểm ăn để hấp thụ tốt nhất là vấn đề rất quan trọng. Thời điểm tốt nhất mẹ cho bé ăn trái cây là khoảng thời gian giữa hai bữa ăn, hoặc sau khi bé ngủ trưa dậy. Mẹ hạn chế cho bé ăn trái cây trước bữa ăn, vì con sẽ no bụng, không chịu ăn thức ăn mẹ nấu ở bữa chính. Ngược lại, sau khi bé ăn no, mẹ cho bé ăn thêm trái cây dễ làm bé đầy bụng và ảnh hưởng đến tiêu hóa.
4.6. Cho bé ăn đúng lượng
Không phải cứ cho bé ăn nhiều trái cây là tốt đâu mẹ nhé! Cũng giống như các loại thức ăn khác, khi mẹ cho bé ăn trái cây cần đảm bảo đúng lượng để đảm bảo cho sức khỏe, hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển tốt nhất cho bé. Với bé từ 6 tháng tuổi, mẹ cho bé ăn khoảng 60 gram trái cây mỗi ngày là đủ.
4.7. Luôn quan sát con trong quá trình ăn
Mẹ đừng quên dõi theo con trong quá trình ăn trái cây mẹ nhé. Mẹ hãy cho bé ăn thử chút một và quan sát xem bé có dấu hiệu lạ như đau bụng, dị ứng hay không thông qua các dấu hiệu như con khó chịu, quấy khóc hay da ửng hồng hơn. Ngoài ra, việc quan sát con trong quá trình ăn giúp hạn chế tình trạng con bị nghẹn, hóc, đảm bảo an toàn tối đa cho con.
Như vậy, với bài viết trên mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì rồi đúng không ạ? Trái cây tốt cho sự phát triển của con nên mẹ đừng “ngần ngại” thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhé. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc, để lại bình luận bên dưới đây được trả lời nhanh nhất mẹ nhé!