Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Có nhiều lý do khiến bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt như: Chàm, rôm sảy, mụn trứng cá sơ sinh, phát ban,… Hầu hết các trường hợp đều không nguy hiểm nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Để hiểu da con và có cách chăm sóc hiệu quả, mẹ đọc ngay bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Nguyên nhân bé nổi mẩn đỏ ở mặt và cách xử lý

1. Nổi mẩn đỏ ở bé 1 tuổi là gì?

Đây là vấn đề về da thường gặp ở bé 1 tuổi. Khi bé bị mẩn đỏ ở mặt, mẹ sẽ thấy những biểu hiện: Nổi vết đỏ, sần phù như mề đay hoặc những nốt mụn nhỏ li ti mọc rải rác hoặc dày đặc trên mặt bé. 

Các vết mẩn đỏ này chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy hoặc gây đau, không gây nguy hiểm cho bé. Các tổn thương da sẽ tự lành sau 7 – 21 ngày tùy vào từng nguyên nhân và cách mẹ chăm sóc. 

Hầu hết các vết mẩn đỏ ở mặt không nguy hiểm với bé
Hầu hết các vết mẩn đỏ ở mặt không nguy hiểm với bé

Tuy nhiên, nếu bé 1 tuổi nổi mẩn đỏ kèm theo các biểu hiện: sốt, bỏ bú, quấy khóc liên tục, mệt mỏi, ngủ gà,… mẹ đưa bé đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe của con đó ạ!

Mẹ xem thêm: 

Nguyên nhân và Cách xử lý khoa học khi bé bị mẩn đỏ quanh mắt

Mẹ cần chú ý 4 điều sau khi bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng

2. Nguyên nhân và cách xử trí khi bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt.

Với mỗi nguyên nhân sẽ có dấu hiệu khác nhau, mẹ quan sát bé thật kỹ để biết cách xử lý phù hợp với con nhé!

2.1. Do rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng thường gặp khi thời tiết giao mùa, nắng nóng. Nguyên nhân do tuyến mồ hôi của con bị bít tắc, ứ đọng mồ hôi hoặc do con bị nóng trong người. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu, quấy khóc cả ngày. 

Tại sao bé 1 tuổi lại hay bị rôm sảy vào mùa hè? Bởi vì ở độ tuổi này, tuyến mồ hôi của con chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị bít tắc bởi ghét và bụi bẩn. Thời tiết nắng nóng khiến bé ra mồ hôi nhiều hơn, khả năng bị rôm sảy cũng cao hơn đó ạ 

Biểu hiện của rôm sảy ở mặt
Biểu hiện của rôm sảy ở mặt

Mẹ nhận biết con bị rôm sảy qua các biểu hiện:

  • Những vết mẩn đỏ lấm tấm mọc thành đám, có khi dày đặc.
  • Bé ngứa với biểu hiện khó chịu và quấy khóc.
  • Các vết mụn nước nhỏ trên nền da mẩn đỏ. 
  • Có thể xen lẫn những mụn mủ trắng như đầu đinh ghim. 

Để bé “bai bai” các nốt rôm sảy nhanh sau 3 – 7 ngày, mẹ lưu ý: 

  • Rửa mặt sạch sẽ bằng nước ấm 2 lần/ngày để làm sạch bụi bẩn trên da, hạn chế tối đa chất bẩn gây bít tắc lỗ chân lông khiến rôm sảy nặng hơn. 
  • Hạn chế cho bé nô đùa gây toát mồ hôi nhiều: Bé 1 tuổi mới biết đi nên rất thích đi lại, chạy nhảy, nô đùa. Tuy nhiên, đây là yếu tố chính khiến con bị rôm sảy. 
  • Cho bé uống đủ nước: Tổng lượng nước và sữa của bé nên đảm bảo 1 lít/ngày, giúp bé giãn nở các nỗ chân lông tốt hơn, tránh bít tắc. 
  • Cho bé ăn thêm rau xanh, hoa quả mát: Vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho bé. 
  • Hạn chế các đồ ăn gây nóng: Các loại quả nóng: nhãn, mận, vải, mít,…. có hàm lượng đường cao. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé không chuyển hóa kịp lượng đường và tích tụ chúng trong cơ thể gây nóng trong. Cơ thể bé sẽ phản ứng lại bằng những vết rôm sảy trên da, quanh mặt. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu các vết mẩn đỏ lan rộng, hoặc bé có các dấu hiệu bội nhiễm: sốt trên 38,5 độ; da có những vết loét,.. mẹ đưa bé đến bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

Bé 1 tuổi thường bị rôm sảy do thời tiết nắng nóng. 
Bé 1 tuổi thường bị rôm sảy do thời tiết nắng nóng. 

2.2. Do bệnh chàm

Bệnh chàm là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé 1 tuổi bị mẩn đỏ ở mặt. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ chính xác nguyên nhân của bệnh chàm. Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh chàm là do:

  • Yếu tố di truyền: Bé có nguy cơ cao bị chàm khi mẹ hoặc người thân trong gia đình bé từng gặp vấn đề da tương tự trước đó. 
  • Yếu tố môi trường: Bụi bẩn, lông động vật, thực phẩm, thời tiết, vi khuẩn… ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây viêm da, kích ứng da bé. 
Chàm sữa khiến bé nổi mẩn đỏ ở mặt
Chàm sữa khiến bé nổi mẩn đỏ ở mặt

Bé 1 tuổi bị chàm có những biểu hiện sau:

  • Các vết mẩn đỏ, li ti, sau đó phát triển thành mụn nước.
  • Mụn nước khi vỡ tiết dịch và đóng vảy.
  • Vùng da bị chàm thô ráp, đỏ, khô căng.
  • Bé ngứa tại vùng da nổi mẩn.

Khi bé bị chàm, mẹ tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để được tư vấn về nguyên nhân, cách phòng tránh và các thuốc sử dụng. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Bệnh chàm rất dễ tái phát. Vì vậy, trong và sau khi bé bị chàm, mẹ nên hạn chế để bé tiếp xúc với các yếu tố môi trường gây chàm cho bé nhé! 

Bé bị chàm thường do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. 
Bé bị chàm thường do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. 

2.3. Sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở bé 5 – 36 tháng tuổi do bị nhiễm virus rubella hoặc virus sởi. Các vết mẩn do sốt phát ban thường xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần sang các vùng khác. 

Bé bị sốt phát ban
Bé bị sốt phát ban

Mẹ quan sát thật kỹ biểu hiện của con để nhận biết bé nhà mình có bị sốt phát ban hay không nhé!

  • Phát ban ở mặt, sau đó lan dần xuống chân. 
  • Các nốt mẩn đỏ có màu nhạt, mật độ dày hoặc dạng sẩn, gồ trên da
  • Phát ban kéo dài trong vòng 3 ngày. 
  • Sốt trên 38 độ C
  • Có hoặc không sưng hạch cổ, hạch sau tai, đau cơ, đau khớp, chảy nước mũi, đỏ mắt, ho. 

Bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ do sốt phát ban sẽ tự khỏi sau 4 – 10 ngày. Để bé hồi phục nhanh chóng, mẹ cho bé ăn những thực phẩm tươi mát (đậu đen, bí xanh, rau ngot, cam, lê, thanh long, nước dừa,…) và không ăn đồ nóng (mận, mít, vải, chôm chôm, nhãn),…  

Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi bé có các biểu hiện: 

  • Sốt trên 39 độ C.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bé nôn, tiêu chảy. 
  • Ho
Bé phát ban trên mặt kèm sốt cao trên 39 độ cần được đưa đến thăm khám bác sĩ. 
Bé phát ban trên mặt kèm sốt cao trên 39 độ cần được đưa đến thăm khám bác sĩ. 

2.4. Dị ứng thời tiết

Bé thường bị dị ứng thời tiết khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi. Lúc này cơ thể chưa kịp thích ứng sẽ phản ứng lại bằng những vết nổi mẩn, sưng đỏ trên mặt hoặc các vị trí khác, đặc biệt thường bé bị mẩn đỏ ở miệng

Bé bị dị ứng thời tiết gây mẩn đỏ trên mặt
Bé bị dị ứng thời tiết gây mẩn đỏ trên mặt

Ngoài những vết mẩn đỏ trên mặt, bé bị dị ứng thời tiết có một hoặc nhiều các biểu hiện:

  • Phát ban, mẩn đỏ trên da tại những vùng không được che chắn: mặt, cổ, tay, chân.
  • Sốt
  • Ngứa da.
  • Chảy nước mũi trong, hắt hơi, khó thở. 
  • Da khô, ửng đỏ, tróc vảy.
  • Mệt mỏi, chán ăn.

Bé bị dị ứng thời tiết sẽ tự hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày. Để bé khỏi nhanh nhất, mẹ tham khảo 4 lưu ý sau:

  • Giúp bé thích ứng với thời tiết: Nếu thời tiết khô, mẹ lựa chọn kem dưỡng ẩm thành phần an toàn, chuyên dùng cho bé nhỏ để sử dụng cho bé. Chú ý mặc quần áo ấm cho bé để tránh gió và giữ bé không bị lạnh mẹ nhé!
  • Không để bé gãi ngứa, làm xước các vết mẩn đỏ, tránh để lại sẹo thâm, thậm chí làm bé bị nhiễm trùng. 
  • Tăng cường vitamin C thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Mẹ bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như: Nước cam, dâu tây, súp lơ, dưa lưới,… để tăng cường sức đề kháng, giảm nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết khi giao mùa. 
Bé bị dị ứng thời tiết khi thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi. 
Bé bị dị ứng thời tiết khi thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi.

2.6. Côn trùng đốt

Bé bị côn trùng như muỗi, kiến, ong,… đốt sẽ để lại những vết mẩn đỏ trên da mặt và quanh người. Bé 1 tuổi tò mò, hiếu kỳ với những động vật xung quanh, kể cả những động vật nhỏ xíu nên việc bị côn trùng đốt là “chuyện cơm bữa” mẹ nhỉ?

Côn trùng đốt khiến bé bị mẩn đỏ ở mặt
Côn trùng đốt khiến bé bị mẩn đỏ ở mặt

Dấu hiệu để mẹ nhận biết đây ạ! 

  • Mẩn đỏ kèm ngứa hoặc sưng đau tại vị trí đó. 
  • Bé không sốt và các vết mẩn đỏ không lan rộng. 

Các vết côn trùng đốt thường tự khỏi nhưng chúng làm bé sưng đau, ngứa ngáy khó chịu. 

Mẹ hãy giúp con thoải mái hơn bằng những biện pháp sau:

  • Giảm sự tấn công của côn trùng: Mẹ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, buông màn khi bé ngủ để hạn chế côn trùng tấn công con. 
  • Làm dịu các vết mẩn ngứa: Mẹ sử dụng xịt xử lý vấn đề về da để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, làm lành và phục hồi nhanh chóng vùng da bị muỗi đốt của con. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Với những vết ong đốt, mẹ phải lấy ngòi ong trên vết sưng ra. Đây là phần chứa nọc độc ong, các vết mẩn của bé sẽ sưng và nặng hơn nếu mẹ không loại bỏ chúng. 

Mẹ lưu ý dùng màn chống muỗi cho bé mỗi khi bé ngủ. 
Mẹ lưu ý dùng màn chống muỗi cho bé mỗi khi bé ngủ. 

3. Lưu ý khi bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt dù với bất kỳ nguyên nhân gì cũng có thể chuyển biến nặng hơn nếu mẹ không chăm sóc bé đúng cách. 

Mẹ lưu ý những điều nên và không nên làm bên dưới để con được chăm sóc tốt nhất nhé!

3.1. Những điều không nên làm

  • Thao tác mạnh tay khi lau mặt cho bé: Da bé khá mỏng manh và nhạy cảm. Khi mẹ lau mặt cho bé, nếu thao tác mạnh tay sẽ làm bé dễ bị kích ứng, vỡ hoặc trầy xước vết mụn. Các vết mụn vỡ, trầy xước là “cửa mở” cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nên dùng khăn ướt làm từ chất liệu tự nhiên hoặc các loại khăn mềm dành riêng cho làn da nhạy cảm các bé
  • Động tới các vết mẩn đỏ: Mẹ không nặn, để bé gãi ngứa hay có bất kỳ những đụng chạm nào đến các vết mẩn trên da bé. Những lúc vệ sinh và thoa kem bôi da cho con, mẹ thao tác nhẹ nhàng để tránh làm đau con, mẹ nhé.
  • Không gian sống nóng bức, ẩm ướt, ngột ngạt: Môi trường quá nóng bức làm bé tăng tiết mồ hôi, dễ bị rôm sảy sốt, phát ban. Trong khi đó, môi trường ẩm ướt, ngột ngạt lại tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Vì thế, mẹ giữ nhiệt độ phòng  phòng khoảng 28 độ C, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ để ngừa mẩn đỏ tối đa cho con. 
  • Sử dụng kem bôi da không có nguồn gốc: Các sản phẩm không rõ nguồn gốc không làm da bé cải thiện, thậm chí, có thể chứa các chất độc hại với làn da nhạy cảm của con. Mẹ tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi sử dụng cho bé, đừng chỉ nghe “quảng cáo” mẹ nhé!
Da con sẽ hồi phục nhanh chóng nên mẹ đừng làm vỡ các nốt mụn trên da của con mẹ nhé!
Da con sẽ hồi phục nhanh chóng nên mẹ đừng làm vỡ các nốt mụn trên da của con mẹ nhé!

3.2. Những điều nên làm khi bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Một số mẹo giúp mẹ chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt hiệu quả hơn: 

  • Giữ mặt bé sạch sẽ, khô ráo: Điều này giúp con không bị phơi nhiễm với bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Mẹ lau miệng và mặt cho bé sau khi ăn, ngủ dậy, khi tắm và trước khi đi ngủ. 
  • Bổ sung nước cho bé: Bé 1 tuổi nên được cho uống 125 – 250ml nước trong một ngày. Mẹ có thể nâng cao sức đề kháng của bé bằng việc sử dụng các loại nước uống có tính mát: nước dừa, bột sắn dây, nước cam,…  
  • Đưa bé đến gặp bác sĩ: Khi thấy bé quấy khóc liên tục cả ngày, sốt cao trên 38.5 độ, bỏ ăn quá 3 ngày; mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chăm sóc vì có thể bé đang gặp vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe.
Đưa bé đến gặp bác sĩ khi thấy bé sốt 
Đưa bé đến gặp bác sĩ khi thấy bé sốt 

Như vậy, bé 1 tuổi bị mẩn đỏ ở mặt thường không nguy hiểm, chỉ cần mẹ bình tĩnh xử lý, bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Nhiều khi bé đang chơi và tè xong mới nói với mẹ là “tè rồi” khiến mẹ không kịp trở tay. Vậy làm sao để tránh tình huống này xảy ra, dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh như thế nào? 7 tips hiệu quả sau đây sẽ giúp mẹ dạy bé siêu dễ dàng!

1. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất!

Dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh dễ lắm mẹ ạ!
Dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh dễ lắm mẹ ạ!

Theo một nghiên cứu nổi tiếng của Brazelton năm 1962 về phương pháp dạy bé đi vệ sinh đúng cách, ông đã kết luận rằng:Chỉ dạy bé biết gọi tự đi vệ sinh khi cả bé và mẹ đã sẵn sàng về mặt tinh thần.

Điều này có nghĩa là, tinh thần mẹ là yếu tố rất quan trọng đó. Ngoài ra, mẹ lưu lại lưu ý sau nữa nhé:

  • Kiên trì với bé: Bé còn nhỏ nên lần đầu tiên tiếp xúc với những điều mới mẻ, con bỡ ngỡ lắm mẹ ạ. Để bé tự gọi mẹ khi buồn đi vệ sinh, mẹ cũng cần “kha khá” thời gian đồng hành cùng con. Đôi khi có thể kéo dài đến 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn. Mẹ cần kiên nhẫn và hạn chế thúc ép bé nhé.
  • Đừng mắng bé nếu bé có lỡ “ra quần”: Việc bé mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Tiếp tục kiên nhẫn và đừng la mắng, phạt hay làm bé xấu hổ mẹ nhé. Thay vào đó, mẹ nên khích lệ, động viên bé: “Lần này con quên mất thì lần sau con nhớ gọi mẹ khi muốn đi vệ sinh nhé.”
  • Tạo cho bé cảm giác luôn được khích lệ và khen thưởng khi bé làm tốt: Khi bé được khen ngợi, cổ vũ, thậm chí được tặng quà thì bé sẽ có tinh thần, ghi nhớ và biết cố gắng làm hơn.
Mẹ lưu ý dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh với tinh thần thoải mái nhất, luôn kích lệ trẻ
Mẹ lưu ý dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh với tinh thần thoải mái nhất, luôn kích lệ trẻ

Nhẹ nhàng hướng dẫn bé từng bước, đồng hành cùng bé mỗi ngày, dần dần con sẽ thấy vui vẻ khi biết gọi mẹ lúc muốn đi vệ sinh. Đừng quên dành tặng cho con những động viên, những lời khen khi dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh mẹ nhé!

2. Quan sát xem bé đã sẵn sàng chưa?

Trên tạp chí Baby and Child Care, xuất bản năm 1968, khuyến nghị về việc tập cho bé tự đi vệ sinh khi bé có dấu hiệu sẵn sàng.

Theo lý thuyết, khi bé trong khoảng 14 – 16 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé cách gọi mẹ khi muốn đi vệ sinh. Tuy nhiên, không có thời điểm chính xác hay độ tuổi thích hợp nhất vì điều này phụ thuộc vào khả năng nhận thức và thể chất của mỗi bé. 

Không có thời điểm chính xác để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh
Không có thời điểm chính xác để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh

Vì vậy, trước khi quyết định dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh, mẹ hãy quan sát để xem bé nhà mình đã sẵn sàng hay chưa. Một số dấu hiệu để mẹ dễ dàng nhận biết như sau:

  • Bé bập bẹ biết gọi mẹ và dần có những nhận thức về mọi thứ xung quanh, hiểu được những gì mẹ nói.
  • Bé biết tự di chuyển xung quanh và tự kéo quần xuống hay mặc quần lên một cách thuần thục.
  • Bé biết nhận thức lúc nào muốn đi tè, đi ị, nhận thức được khi nào tã bị ướt bằng các biểu hiện như: Dứt tã, đòi cởi tã,…
  • Trong lúc mẹ thay tã, bé có thể nói những từ như “ đi tè”, “ị”, “thay tã”…
  • Nếu mẹ đóng bỉm cho bé và nhận thấy bỉm khô ít nhất 2 giờ có nghĩa là bé đã có ý thức để giữ khô bỉm, điều này phần nào chứng tỏ bàng quang của bé đã phát triển. Đây cũng là lúc mẹ bắt đầu tập cho bé gọi khi đi vệ sinh được rồi.

Nếu bé chưa sẵn sàng “tự lập” khi đi vệ sinh, mẹ chờ thêm một chút để con chuẩn bị tâm lý nhé! Một khi bé đã đủ những yếu tố cần thiết, việc tập luyện sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

3. Nghĩ ra 1 cái tên cho việc đi vệ sinh của bé

Một tips cực hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng đó là đặt một cái tên để miêu tả việc đi vệ sinh và lặp lại nó mỗi lần cho bé đi vệ sinh. Mỗi khi muốn đi vệ sinh bé sẽ nói cái tên đó ra như một phản xạ có điều kiện.

Dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh biết sử dụng từ ngữ dễ phân biệt như “đi tè, đi ị, bô bô, pipi,…” hoặc những từ ngữ gần gũi với bé trong những bộ phim hoạt hình, bài hát, cuốn truyện mà bé đã xem để đặt cho việc đi vệ sinh của bé.

Mẹ cùng bé đặt tên gọi chung cho việc đi vệ sinh
Mẹ cùng bé đặt tên gọi chung cho việc đi vệ sinh

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nên thống nhất “tên gọi cho việc đi vệ sinh của bé” với những người chăm sóc, gần gũi với bé để bé dễ nhớ, không nhầm lẫn. Cả nhà cùng đều hiểu khi bé có yêu cầu muốn đi vệ sinh.

4. Hiểu lịch trình, thói quen vệ sinh trong ngày của bé

Trẻ con cũng như người lớn vậy, mỗi bé lại có thói quen đi vệ sinh khác nhau. Có bé thường đi tè sau khi ăn, trước khi đi ngủ hoặc ngay sau khi ngủ dậy. 

Vì thế, mẹ không nên quy định khoảng thời gian nào bé nên đi vệ sinh, mà hãy quan sát để hiểu con muốn gì mẹ nhé.

Mẹ theo dõi trong nhiều ngày xem bé có thường đi tè vào các thời điểm cố định trong ngày như: trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy, sau khi bé bú mẹ… không. Mẹ cũng để ý sau khi cho bé uống nước hoặc uống sữa thì bao lâu sau bé sẽ đi tè để nắm được đồng hồ sinh học của bé. 

5. Cho bé đi vệ sinh đúng giờ

Sau khi nắm rõ thói quen đi vệ sinh của bé, mẹ tập cho bé cách đi vệ sinh đúng mốc giờ đó bằng những cách hiệu quả như sau nhé:

  • Nhắc bé đi vệ sinh trước giờ cố định, hướng dẫn cho bé muốn đi vệ sinh thì gọi bằng tên mà mẹ đã đặt như “đi tè, đi ị…” hoặc ra kí hiệu giúp mẹ biết được yêu cầu của bé.
  • Cho bé ngồi bô sau khi ngủ dậy mà thấy tã bé khô, hoặc sau khi bé uống nhiều nước từ 45 phút đến 1 giờ.
  • Cho bé ngồi bô sau khoảng 15 – 30 phút sau bữa ăn.
  • Chú ý các biểu hiện khi bé muốn đi ị như: mặt nhăn nhó, kéo quần xuống, xì hơi… 
Mẹ nên dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh đúng giờ để tạo thành thói quen rất tốt cho hệ tiêu hóa
Mẹ nên dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh đúng giờ để tạo thành thói quen rất tốt cho hệ tiêu hóa

Xem thêm: Cách xi bé đi tè, ị chuẩn Khoa học, áp dụng cho bé trên 1 tuổi

6. Tạo ra âm thanh khi bé đi vệ sinh

Tạo âm thanh khi bé đi vệ sinh như “xi xi” cũng hỗ trợ cho bé tập đi vệ sinh đúng đó ạ. Mặc dù chưa được chứng minh nhưng theo kết quả của nhiều nghiên cứu: những âm thanh xi bé đi vệ sinh có hiệu quả trong việc tạo điều kiện thúc đẩy bé đi tè. Ngoài ra, khi mẹ lặp lại nhiều lần hành động này, bé dần hình thành thói quen đi tè khi nghe mẹ “xi”

Tạo ra âm thanh khi con đi tè để thúc đẩy con
Tạo ra âm thanh khi con đi tè để thúc đẩy con

Bên cạnh đó, ở giai đoạn nay mẹ cũng cần dạy trẻ cách đi vệ sinh đúng nơi quy định, dần dần bé sẽ hình thành phản xạ mỗi lần muốn đi vệ sinh thì cần làm gì, ở đâu mới được đi vệ sinh. Việc này sẽ rất hữu ích cho bố mẹ mỗi khi đưa bé đi bên ngoài, bé không tự ý đi vệ sinh tại các nơi không được phép.

7. Dạy bé cách ra “tín hiệu” cho mẹ khi đi vệ sinh

Mỗi lần cho bé đi vệ sinh, mẹ trò chuyện và dặn bé khi muốn đi vệ sinh cần ra hiệu cho mẹ. Điều này không những tập cho bé gọi mẹ khi mắc đi vệ sinh mà còn làm tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé hơn. Dần dần, bé hình thành phản xạ có điều kiện khi muốn đi vệ sinh, bé sẽ gọi mẹ ngay.

Mẹ trò chuyện cùng bé khi bé đi vệ sinh 
Mẹ trò chuyện cùng bé khi bé đi vệ sinh 

Mẹo cho mẹ: Chọn cho bé chiếc quần bé thích, màu sắc nổi bật 1 chút, bé sẽ “giữ gìn” bạn quần giống như “món bảo bối” của mình đó ạ! Nếu bé lỡ tè ra quần, mẹ cùng bé “xin lỗi bạn quần, lần sau mình sẽ bảo vệ bạn tốt hơn nha” để bé nhớ. Điều này giúp bé có trách nhiệm” hơn đó ạ! 

Để bắt đầu dạy bé gọi khi muốn đi vệ sinh, việc đầu tiên mẹ cần biết con đã sẵn sàng “hợp tác” với mẹ hay chưa. Ngoài ra, tinh thần mẹ cũng là yếu tố rất quan trọng, luôn tích cực và kiên trì, chắc chắn cả hai mẹ con sẽ thành công.

Lưu ý cho mẹ: Việc tập cho bé tự gọi khi đi vệ sinh thường bắt đầu khi bé được 14 – 18 tháng tuổi. Nếu bé đã trên 18 tháng tuổi mà vẫn chưa có những biểu hiện sẵn sàng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.

Vừa rồi là một số mẹo dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh tạo thói quen đi vệ sinh của bé, hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho mẹ. Nếu còn băn khoăn cách tập cho bé đi vệ sinh, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

“Công thức” Dạy bé đi vệ sinh đúng cách từ mẹ thông thái

Cách dạy bé trai tự đi tiểu đứng và ngồi bô đơn giản

Mang song thai không phải do “may mắn”, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp khoa học để mang thai đôi theo ý muốn. Những phương pháp này là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mang thai đôi của mẹ? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Cơ chế mang thai đôi

Mang thai đôi là trạng thái có 2 em bé hình thành và phát triển cùng một lúc trong tử cung của mẹ. Đây được coi là điều may mắn khi có đến 2 thiên thần sắp được chào đời trong vòng tay mẹ mà theo lẽ thường mỗi lần mang thai chỉ có 1 trứng được thụ tinh tạo thành 1 em bé mà thôi.

Mang song thai là có 2 bào thai cùng hình thành và phát triển trong cơ thể mẹ
Mang song thai là có 2 bào thai cùng hình thành và phát triển trong cơ thể mẹ

Mang thai đôi có thể là sinh đôi cùng trứng hoặc sinh đôi khác trứng, tùy thuộc vào cơ chế hình thành bào thai đôi khác nhau, trong đó:

  • Sinh đôi cùng trứng là việc 1 trứng của mẹ sau khi thụ tinh sẽ phân chia thành 2 phôi tạo ra 2 bào thai cùng phát triển trong tử cung của mẹ. Vì cùng sinh ra từ 1 trứng nên 2 bé mang song thai cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về giới tính và hình thức.
  • Sinh đôi khác trứng là trường hợp đặc biệt khi trong 1 chu kỳ rụng trứng có 2 trứng được thụ tinh, tạo thành 2 bào thai khác nhau. Trường hợp này do sinh ra từ 2 trứng khác nhau nên 2 bé con có thể cùng hoặc khác giới tính, hình thức cũng không giống nhau. Một khả năng mang thai đôi cùng trứng khác  là trong tháng đầu mang thai, mẹ rụng trứng và được thụ tinh thêm 1 lần nữa, tuy nhiên, khả năng này hiếm khi xảy ra.

Trên thực tế, việc mẹ mang thai đôi khác trứng phổ biến hơn so với cùng trứng. Thống kê cho thấy, trong các trường hợp mang song thai, có ⅓ trường hợp cùng trứng, còn lại là thai đôi khác trứng.

Thông tin tham khảo thêm cho mẹ về mang thai đôi:

Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết

Mẹ cần biết những gì về sinh đôi cùng trứng?

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc mang thai song sinh 

2.1. Yếu tố di truyền

Mang thai đôi có sự liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình của mẹ có chị em đã từng mang thai đôi thì mẹ cũng có khả năng đó. Xa hơn, nếu trong dòng họ của mẹ, tính cả bên nội và bên ngoại đã từng có người mang thai đôi thì khả năng càng lớn.

2.2. Yếu tố tuổi sinh học

Nếu mẹ đang trong độ tuổi từ 30 đến 35  mang thai, khả năng mang song thai sẽ cao hơn các mẹ ở độ tuổi 20. Lý do bởi vi ở độ tuổi này, phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều hormone FSH, hormone này kích thích rụng trứng dẫn đến khả năng rụng 2 trứng cùng lúc cao hơn, việc mang thai đôi cũng tăng cao.

2.3. Yếu tố chế độ ăn uống, sinh hoạt

Người mẹ có chỉ số BMI cao có khả năng mang thai đôi cao hơn
Người mẹ có chỉ số BMI cao có khả năng mang thai đôi cao hơn

Nghiên cứu cho thấy, những mẹ có chỉ số khối cơ thể BMI cao trên 30, đồng nghĩa nếu mẹ thừa cân, béo phì do chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học sẽ có khả năng mang thai đôi cao hơn. Nguyên nhân là vì phụ nữ tích trữ nhiều mỡ thừa trong cơ thể thì nồng độ estrogen tăng cao, kích thích rụng trứng và tăng khả năng.

Tuy nhiên, mẹ đừng cố gắng tăng cân, tích trữ mỡ thừa với mục đích này nhé, việc này vừa hại sức khỏe của mẹ mà cũng không tốt cho sức khỏe của bé đâu. Mẹ tìm các phương pháp mang song thai khoa học và hiệu quả hơn được Góc của mẹ “bật mí” ở phần 3 nhé.

2.4. Yếu tố y học

Hiện nay công nghệ y học đã phát triển hơn rất nhiều, mang đến nhiều cơ hội làm mẹ hơn  nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này kích thích mẹ rụng trứng nhiều hơn mỗi tháng, từ đó tăng khả năng mang thai đôi cao hơn. Các trường hợp mẹ mang thai đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm thường là thai đôi khác trứng.

3. 2 phương pháp mang thai sinh đôi hiệu quả

Nếu đã đọc đến đây chắc chắn mẹ sẽ biết việc mang thai đôi có thể nhờ các yếu tố tự nhiên, cũng có thể can thiệp y học đúng không? Nếu mẹ đang muốn mang thai đôi, tham khảo ngay 2 phương pháp hiệu quả dưới đây nhé!

3.1. Thụ thai đôi tự nhiên

3.1.1. Bổ sung thực phẩm từ sữa

Mẹ thụ thai đôi tự nhiên bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, tăng cường sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua, kem tươi…. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm từ sữa sẽ tăng sản sinh hormone IGF, kích thích rụng trứng nhiều hơn trong chu kỳ. 

3.1.2. Ăn khoai lang

Ăn khoai lang kích thích rụng trứng, tăng khả năng mang song thai
Ăn khoai lang kích thích rụng trứng, tăng khả năng mang song thai

Với khoai lang cũng tương tự, nếu mẹ ăn khoai lang nhiều hơn cũng tăng kích thích rụng nhiều trứng hơn, tăng khả năng mang thai đôi. Điều này đã được chứng minh trong thực tế bởi các phụ nữ châu Phi – họ ăn khoai lang hàng ngày nên tỷ lệ sinh đôi cao hơn.

3.1.3. Ngưng uống thuốc tránh thai

Nếu mẹ ngưng uống thuốc tránh thai sau thời gian dài sử dụng cũng làm tăng tỷ lệ mang thai đôi. Khi mẹ vừa ngưng thuốc, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone hơn để cân bằng với nhịp sinh học bình thường. Lúc này, mẹ rụng trứng nhiều hơn, tăng khả năng mang thai đôi.

3.1.4. Mang thai khi đang cho con bú

Trong thời gian mẹ đang cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone prolactin giúp tăng khả năng mang song thai. Nếu mẹ tiếp tục thụ thai trong thời gian này, tỷ lệ mang song thai sẽ cao hơn.

3.1.5. Cho chồng ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm

Mẹ có mang song thai hay không cũng phụ thuộc một phần nhờ lượng tinh trùng của người bố đó ạ. Lượng tinh trùng càng nhiều, khả năng 2 trứng được thụ tinh cao hơn, tỷ lệ mẹ mang thai đôi cũng tăng lên. Do vậy, nếu mẹ muốn thực hiện điều này, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như các loại thịt đỏ, hải sản, chế phẩm từ sữa, chế phẩm từ ngũ cốc… cho bố để thúc đẩy việc sản xuất tinh trùng, tăng khả năng mang song thai.

3.1.6. Thay đổi tư thế quan hệ

Việc quan hệ theo cách truyền thống hay từ phía sau giúp tăng khả năng mang thai đôi. Điều này được các mẹ truyền tai nhau rất nhiều. Những tư thế quan hệ này giúp tinh trùng dễ dàng tiếp cần với trứng hơn. Từ đó, khả năng thụ thai đôi sẽ cao hơn.

3.2. Thụ thai đôi nhân tạo

Thực tế, nhiều mẹ tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo để được mang thai đôi theo ý muốn. Cách này hiệu quả cao nhưng chi phí không rẻ, phù hợp với gia đình khá giả. Trong thụ tinh nhân tạo bao gồm 2 cách chính là phương pháp IUI và IVF.

Thụ tinh nhân tạo có hiệu quả mang thai đôi cao
Thụ tinh nhân tạo có hiệu quả mang thai đôi cao
  • Phương pháp IUI được thực hiện bằng cách sử dụng một ống thông nhỏ bơm tinh trùng vào tử cung. Tinh trùng vào tử cung nhiều hơn tăng khả năng mang thai đôi. Tuy nhiên cách này có tỷ lệ thành công nhỏ hơn IVF. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp vô sinh, rụng trứng không đều, lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ hoặc trung bình hay người chồng bị rối loạn khả năng xuất tinh, tinh trùng yếu.
  • Phương pháp IVF được nhiều mẹ lựa chọn hơn vì có tỷ lệ thành công từ 20 – 40%. Tinh trùng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm trước khi đưa vào tử cung người mẹ. Số lượng phôi thụ tinh ống nghiệm càng nhiều, khả năng mang thai đôi càng cao. Phương pháp này phù hợp với trường hợp tắc 2 vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, người chồng có tinh trùng yếu hoặc có rất ít tinh trùng trong tinh dịch, những cặp vợ chồng hiếm muộn, đi xin trứng.

Tham khảo thêm:

Tăng khả năng sinh đôi – Có thể mẹ chưa biết

Bí quyết sinh đôi hai trai cực dễ dàng mà bố mẹ nên biết

4. Dấu hiệu cho thấy mẹ đang mang thai sinh đôi

Mẹ có thể nhận biết việc mang thai đôi qua thay đổi cơ thể hay kết quả xét nghiệm. Một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

  • Nồng độ hCG cao: Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hCG trong máu và nước tiểu cao hơn bình thường, khả năng cao mẹ đang mang song thai.
  • Tình trạng ốm nghén nặng: Ốm nghén là tình trạng phổ biến của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mang thai đôi, mẹ sẽ ốm nghén nặng hơn, vất vả hơn mang thai đơn.
  • Tăng cân quá nhanh: Việc có 2 sinh mệnh khác đang lớn lên trong cơ thể mẹ khiến mẹ tăng cân nhanh và tăng nhiều cân hơn trong thai kỳ. Đây là dấu hiệu phổ biến khi mẹ mang song thai.
Mang thai đôi khiến mẹ tăng cân nhanh hơn mang thai thường
Mang thai đôi khiến mẹ tăng cân nhanh hơn mang thai thường
  • Bụng to hơn phụ nữ mang thai bình thường: Tương tự việc tăng cân, 2 bào thai cùng phát triển khiến bụng bầu to hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, mẹ phân biệt ngay bằng mắt thường.
  • Mệt mỏi cực độ: Mẹ khi mang thai đơn vốn đã mệt mỏi vì phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Mang thai đôi với 2 sinh linh bé nhỏ cũng khiến cho  bụng bầu nặng hơn, tăng cân nhanh hơn và cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Điều này vất vả và mệt mỏi hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba mang thai thông thường.
  • Thai nhi cử động sớm và thường xuyên hơn: Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ mang thai đôi, em bé sẽ cử động sớm hơn bình thường. Có thể do có “bạn cùng chơi” nên 2 bé cũng hoạt động thường xuyên và nhiều hơn.
  • Đau lưng: Mang thai đôi khiến tử cung to ra nhanh hơn, mẹ sẽ bị đau lưng trong thời gian mang thai. 
  • Đau bụng dưới: Nếu mang thai đôi, mẹ sẽ bị đau bụng dưới nhiều hơn so với mang thai thường. 
  • Tim đập nhanh: Mẹ cần cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cả 2 bé, việc tráo đổi chất và lưu lượng máu khiến tim mẹ đập nhanh hơn. Mẹ cảm nhận rõ ràng điều này khi so sánh thời điểm chưa mang thai và sau mang thai đôi.

Tham khảo thêm: Sinh đôi – niềm vui và trách nhiệm nhân đôi

5. Cách chăm sóc cho mẹ bầu mang song thai

Việc chăm sóc cho mẹ mang thai đôi phải cẩn thận hơn nhiều so với mang thai thông thường. Cách chăm sóc cho mẹ bầu như sau:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Mẹ sẽ cần bổ sung nhiều năng lượng và vitamin, đặc biệt là sắt trong thai kỳ. Việc này giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của 2 thiên thần nhỏ. Đồng thời, tránh các biến chứng tiền sản giật, trầm cảm, tiểu đường… cho mẹ bầu. Mẹ đừng quên bổ sung 1mg axit folic mỗi ngày nhé, giúp ngăn dị tật bẩm sinh cho bé đấy.
Mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe khi mang thai đôi
Mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe khi mang thai đôi
  • Theo dõi thai chặt chẽ: Việc mang thai đôi khiến mẹ vất vả hơn, đồng thời tăng khả năng sinh non, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh… Do đó, mẹ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong thai kỳ. Hạn chế chọc ối tầm soát dị tật, việc này tăng khả năng sảy thai, sinh non.
  • Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bầu sẽ mệt mỏi hơn nhiều so với mang thai đơn. Vì vậy cần thực hiện nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học, tránh lao động mệt nhọc, giảm biến chứng thai kỳ.
  • Khâu cổ tử cung: Mẹ sẽ khả năng sinh non cao hơn mang thai thường. Nếu khi khám định kỳ phát hiện khả năng sinh non, các bác sĩ có thể chỉ định khâu cổ tử cung người mẹ. Làm như vậy để giữ bé lâu nhất trong bụng mẹ.
  • Uống thuốc đầy đủ: Bác sĩ có thể chỉ định mẹ uống một số loại thuốc bổ sung dinh dưỡng. Mẹ nên uống thuốc đẩy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, giúp việc sinh nở của mẹ diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

6. Lưu ý khi mang thai đôi

Khi mang thai đôi, bên cạnh vui mừng, mẹ sẽ lo lâu hơn. Làm sao để bé con khỏe mạnh chào đời? Làm sao để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ? Ngoài chú ý chăm sóc cẩn thận, mẹ và gia đình cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tập luyện, vận động trong thai kỳ: Các cụ thường nói vận động nhiều sẽ sinh dễ hơn, con khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này lại không đúng khoa học đâu mẹ ơi! Mẹ mang thai đôi nên tránh các hoạt động thể dục quá nặng, chỉ nên tập nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ. Thời gian tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như đau bụng, nhức đầu, dịch âm đạo tiết bất thường, nôn, choáng váng…, hãy dừng tập luyện và tham khảo lời khuyên bác sĩ.
Khám thai định kỳ giúp bác sĩ phát hiện nhanh dầu hiệu bất thường và có cách xử lý kịp thời
Khám thai định kỳ giúp bác sĩ phát hiện nhanh dấu hiệu bất thường và có cách xử lý kịp thời
  • Khám thai định kỳ: Việc mang thai đôi gây ra những biến đổi lớn với sức khỏe người mẹ. Mẹ nên đi khám định kỳ 3 tháng/ lần hay theo lịch hẹn bác sĩ. Như vậy, bác sĩ sẽ dễ dàng theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé, có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn để xảy ra.
  • Tiền sản giật: Mẹ sẽ dễ gặp phải tiền sản giật hơn so với bình thường. Huyết áp sẽ bị rối loạn từ tuần 20 thai kỳ, gây hại cho thận, gan, não và mắt của người mẹ. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ sớm phát hiện tiền sản giật sẽ bảo vệ sức khỏe cho mẹ tốt hơn.
  • Sinh non: Mang song thai tạo áp lực lớn lên tử cung, khiến cổ tử cung giãn rộng, dễ xảy thai và sinh non. Mẹ nên khám định kỳ để bác sĩ có biện pháp kịp thời như khâu cổ tử cung để phòng tránh việc sinh non này.

Mẹ muốn mang song thai thành công có thể theo phương pháp tự nhiên hoặc thụ tinh nhân tạo. Mỗi phương pháp có ưu điểm và tỷ lệ thành công khác nhau. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về mang thai đôi và cách chăm sóc để mẹ và bé cùng khỏe mạnh, an toàn! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

Nguồn tham khảo: Bật mí cách mang thai đôi không khó như bạn nghĩ

Hăm tã nước tiểu là vấn đề thường gặp ở bé trong độ tuổi mặc tã. Mẹ chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi nhanh thôi. Tham khảo bài viết để hiểu da con và biết cách xử lý hiệu quả mẹ nhé!

Nguyên nhân và cách chăm sóc bé bị hăm tã nước tiểu
Nguyên nhân và cách chăm sóc bé bị hăm tã nước tiểu

1. Tại sao bé lại dễ bị hăm tã do nước tiểu?

Bé thường được mẹ cho mặc tã cả ngày để tránh phân và nước tiểu dây ra quần áo, tốn công giặt giũ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị hăm tã nước tiểu. Tại sao vậy?

Bởi da bé rất mỏng và nhạy cảm. Chỉ cần mẹ bất cẩn 1 chút trong cách mặc tã, bé nhà mình sẽ bị hăm đó ạ!

  • Không thay tã thường xuyên 3 – 4h/lần cho bé: Việc mặc tã khiến da bé phải tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng da, hăm tã. Nếu không được thay tã thường xuyên, hăm tã nước tiểu có thể “tấn công” bé bất cứ lúc nào.
  • Không vệ sinh khi mặc tã mới cho bé: Sau khoảng 3 – 4h mặc tã, vi khuẩn sẽ bám lên da bé. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, mẹ sẽ không nhìn thấy và chủ quan không vệ sinh mà mặc ngay tã mới cho con. Vi khuẩn vì thế có cơ hội phát triển gây hăm tã nước tiểu.
  • Tã bỉm thấm hút kém, thấm ngược: Người lớn chỉ cần tiếp xúc với nước trong 30 phút là da tay, da chân đã yếu và “héo” đi. Bé mặc bỉm ẩm ướt trong 3 – 4 tiếng, tiếp xúc với nước tiểu thường xuyên do tã bị thấm ngược sẽ khó chịu vô cùng. Đây cũng là lý do khiến bé dễ bị hăm tã nước tiểu đó ạ!
Bé dễ bị hăm tã do làn da mỏng manh hay dùng phải tã bỉm kém chất lượng.
Bé dễ bị hăm tã do làn da mỏng manh hay dùng phải tã bỉm kém chất lượng.

2. Biểu hiện khi bé bị hăm tã nước tiểu

Nếu có những biểu hiện dưới đây, khả năng cao bé của mẹ đang bị hăm tã nước tiểu:

  • Những ngày đầu, vùng da mặc tã bỉm (mông, bẹn hay vùng gần bộ phận sinh dục) xuất hiện các đám ửng đỏ, tuy nhiên da vẫn mịn, không nổi mụn li ti sần sùi.
  • Ở các nếp gấp như bẹn dễ xuất hiện mụn nước khoảng 1mm, đôi khi là mụn rộp.
  • Khi hăm tã tiến triển nặng, da bắt đầu nổi mụn, sưng đỏ thậm chí nổi mụn mủ (mụn có nhân vàng hay trắng đục). Bé bắt đầu ngứa và gãi nhiều, dẫn đến trầy xước, mụn vỡ ra chảy nước, chảy máu.
  • Biểu hiện khác: Bé quấy khóc, hay đưa tay gãi vùng mặc tã bỉm, biếng ăn, thậm chí ngủ không ngon giấc, hay tỉnh giấc giữa chừng.
Hăm tã nước tiểu khiến vùng da mặc tã của con ửng hồng
Hăm tã nước tiểu khiến vùng da mặc tã của con ửng hồng

Hăm tã nước tiểu thường gặp nhất vào mùa hè, khi bé phải tiếp xúc với nước tiểu, mồ hôi và cùng nhiệt độ nóng bức, bí bách. Mẹ quan sát vùng da mặc tã của con hàng ngày, phát hiện các biểu hiện lạ trên da bé càng sớm càng tốt, đề phòng trường hợp bé bị hăm tã nặng.

3. Hăm tã nước tiểu nguy hiểm không?

Hăm tã nước tiểu có nguy hiểm không phụ thuộc vào cấp độ hăm tã của con.

  • Nếu bé bị hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) với dấu hiệu mẩn đỏ, mụn li ti, chưa có dấu hiệu lở loét, mụn mủ sẽ không nguy hiểm. Mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày.
  • Nếu bé bị hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) với các vết mụn mủ, lở loét, đây là dấu hiệu của viêm nhiễm, có thể gây biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, uốn ván,… cho bé. Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được chăm sóc đúng cách, giúp bé khỏi sau 7 – 14 ngày.
Đưa bé đến bác sĩ nếu bé bị hăm tã nặng
Đưa bé đến bác sĩ nếu bé bị hăm tã nặng

Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo nhé! Dù bé bị hăm tã nước tiểu nặng hay nhẹ, mẹ chỉ cần bình tĩnh xử lý là bé sẽ khỏi nhanh, an toàn thôi ạ!

4. Làm ngay 3 điều sau khi bé bị hăm tã nước tiểu mẹ nhé!

Chia sẻ với mẹ 3 bí kíp giúp cải thiện tình trạng hăm tã nước tiểu, mẹ lưu lại ngay nha!

4.1 Vệ sinh da bé sạch sẽ mỗi lần thay tã

Vệ sinh mỗi lần thay tã giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm hay các chất bẩn bám trên da bé

Bước 1 – Chuẩn bị: Xịt hăm tã, 3 chiếc khăn ướt để vệ sinh vùng mặc tã của con. Ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn (như chlorhexidine gluconate solution), đồng thời có khả năng dưỡng ẩm (tinh chất đường nho thiên nhiên) giúp cải thiện tình trạng hăm tã nhanh chóng.

Đọc kỹ thành phần khăn ướt trên bao bì để chọn loại khăn ướt phù hợp
Đọc kỹ thành phần khăn ướt trên bao bì để chọn loại khăn ướt phù hợp

Bước 2 – Vệ sinh vùng mặc tã: Nhẹ nhàng dùng khăn ướt lau vùng mặc tã cho bé từ trước ra sau. Mẹ nhớ lau kĩ phần nếp gấp và bộ phận sinh dục vì đây là các vị trí dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Sau khi vệ sinh bằng khăn ướt, mẹ không cần rửa lại bằng nước mà vẫn đảm bảo da bé sạch sẽ, rất tiện lợi đó ạ!

Dùng khăn ướt vệ sinh vùng mặc tã cho con
Dùng khăn ướt vệ sinh vùng mặc tã cho con

Bước 3 – Sử dụng xịt xử lý hăm tã: Xịt hăm tã có tác dụng dưỡng ẩm và tái tạo da, giúp vùng da bị hăm nhanh phục hồi. Do đó, mẹ đừng quên xịt cho bé sau khi vệ sinh mỗi lần thay tã nhé.

  • Cầm xịt chống hăm sao cho đầu xịt đối diện và cách vị trí hăm tã khoảng 10cm.
  • Dùng ngón trỏ nhấn mạnh vào vị trí xịt.
  • Xịt khắp vùng da bị hăm tã nước tiểu của con

4.2. Sử dụng sản phẩm tắm gội thành phần dưỡng ẩm cao cấp

Khi bị hăm tã nước tiểu, da bé thường bị khô, nhất là ở giai đoạn da bắt đầu tróc vảy và hình thành lớp da non mới. Do đó, mẹ nên lựa chọn sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da. Một số thành phần dưỡng ẩm an toàn cho bé như Glycerin, Polyethylene Glycol hay Hyaluronic Acid.

Mẹ ưu tiên chọn các loại bọt tắm gội có thành phần an toàn với da bé
Mẹ ưu tiên chọn các loại bọt tắm gội có thành phần an toàn với da bé

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý tránh cho bé sử dụng sữa tắm chứa thành phần hóa học gây kích ứng da bé như Paraben, Sodium Lauryl Sulfate, hương liệu tổng hợp.

4.3. Kết hợp sử dụng sản phẩm chăm sóc vùng da bị hăm của bé

Một bí kíp nữa giúp tình trạng hăm tã nước tiểu của bé nhanh cải thiện, là kết hợp sử dụng sản phẩm chăm sóc vùng da bị hăm. Một số xịt xử lý hăm hay kem hăm trên thị trường có tác dụng dưỡng ẩm, giúp da không bị khô gây ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời kích thích tái tạo da giúp bé nhanh khỏi.

Xịt xử lý vấn đề về da skin expert
Xịt xử lý vấn đề về da skin expert

Nhiều mẹ ưa chuộng và ưu tiên lựa chọn sử dụng xịt để xử lý hăm cho bé  hơn dạng kem bởi những ưu điểm nổi trội sau:

Tiêu chí  Dạng xịt Dạng kem bôi 
Hiệu quả  Hiệu quả xử lý hăm và ngừa hăm tốt Hiệu quả xử lý hăm và ngừa hăm tốt
An toàn  Không bị nhiễm khuẩn ngược, đau rát cho bé do tay mẹ không tiếp xúc với vết thương. Có khả năng nhiễm khuẩn ngược, đau rát cho bé do mẹ dùng tay bôi trực tiếp
Tiện lợi Xịt nhanh chóng, tiện lợi, vệ sinh.

Không để lại lớp nhờn dính trên da.

Cần rửa tay thật kỹ trước khi thoa kem

Đôi khi dạng kem dễ bám dính vào quần áo bé, khó rửa sạch.

Sản phẩm gợi ý  Xịt Skin Expert Mamamy Kem Sudocrem, Bepanthen…

5. Cách ngừa hăm tã nước tiểu hiệu quả

Sau khi vùng da hăm tã nước tiểu phục hồi, bé vẫn có khả năng cao bị lại nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ. Mẹ áp dụng các biện pháp dưới đây hàng ngày để da con luôn khỏe mạnh nhé:

  • Vệ sinh vùng da mặc tã trước khi mặc tã mới. Ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn và dưỡng ẩm cao cấp để bảo vệ da con tốt nhất.
  • Để mông con khô hoàn toàn trước khi mặc tã mới: Sau khi tắm xong, chờ da bé khô rồi mới mặc quần áo, vì nước có thể ngấm vào quần áo gây ẩm ướt – điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trên quần áo phát triển gây hại cho bé, đặc biệt là vùng mặc tã.
  • Thay bỉm thường xuyên cho bé sau mỗi 3 – 4 giờ, tránh để nước tiểu tiếp xúc lâu với da bé
  • Dưỡng ẩm cho da bé bằng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, lành tính, dịu nhẹ
  • Lựa chọn bỉm thấm hút tốt, ưu tiên bỉm chứa nhiều hạt SAP (càng nhiều hạt SAP thì khả năng thấm hút và chống thấm ngược càng tốt), bề mặt nhiều khe rãnh thoát khí để thấm hút nhanh, chống thấm ngược càng tốt. Ngoài ra, mẹ chọn bỉm có mặt đáy thoát khí để mông con luôn khô thoáng, hạn chế hầm bí, hăm tã.
Sử dụng bỉm thấm hút tốt để ngừa hăm tối đa cho con.
Sử dụng bỉm thấm hút tốt để ngừa hăm tối đa cho con.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Như vậy, hăm tã nước tiểu chỉ là vấn đề nhỏ nếu mẹ bình tĩnh xử lý và chăm sóc đúng cách. Hi vọng những “bí kíp” trên đã giúp mẹ và bé “đánh tan” nỗi lo hăm tã. Nếu gặp khó khăn khi chăm sóc cho bé bị hăm tã nước tiểu, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!

Cách tính ngày dự sinh online là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn được biết để có thể chủ động hơn trong việc đón bé yêu chào đời. Mời mẹ hãy tìm hiểu các cách tính qua bài viết sau đây nhé!

1. Website tính ngày dự sinh online chính xác và nhanh nhất

Khi tính được ngày dự sinh sẽ giúp các mẹ chủ động hơn và tiết kiệm thời gian cho bản thân. Mẹ có thể sắp xếp công việc ổn thoả và chuẩn bị tinh thần thoải mái để đi sinh. Dưới đây là các công cụ có cách tính ngày dự sinh online chính xác và nhanh nhất.     

Khi biết được ngày dự sinh các mẹ có thể chủ động hơn cho việc đón bé yêu chào đời        
Khi biết được ngày dự sinh các mẹ có thể chủ động hơn cho việc đón bé yêu chào đời    

1.1. Công cụ tính ngày dự sinh – Hellobacsi

Là một trong những trang thông tin uy tín nhất hiện nay về sức khỏe, HelloBacsi đã giúp người sử dụng được kết nối với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, HelloBacsi luôn có những ưu tiên nhất định đối với các nội dung liên quan đến mẹ bầu và trẻ sơ sinh với hàng trăm bài viết về chủ đề này. Gần đây HelloBacsi đã cho ra mắt cách tính ngày dự sinh online với 3 phương pháp tính toán chính xác nhất giúp cho mẹ bầu có thể tra cứu một cách tiện lợi dành cho mẹ bầu.

Các bước tính ngày dự sinh online trên HelloBacsi:

  • Bước 1: Truy cập vào đường link tính ngày dự sinh trên trang Hellobacsi: tại đây
  • Bước 2: Điền các thông tin như yêu cầu
  • Bước 3: Ấn chọn “tính ngay” để nhận kết quả
Giao diện mục tính ngày dự sinh online trên trang Hellobacsi
Giao diện mục tính ngày dự sinh online trên trang Hellobacsi

1.2. Công cụ tính ngày dự sinh – Momcare24h

Momcare24h được đánh giá là trang thông tin chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và bé trước và sau sinh hàng đầu Việt Nam. Với mong muốn giúp các mẹ có thể chủ động sắp xếp thời gian, công việc để đón bé yêu chào đời hoàn hảo nhất, Momcare đã cho ra đời công thức cách tính ngày dự sinh online.

Hướng dẫn cách tính ngày dự sinh trên Momcare24h

  • Bước 1: Truy cập vào đường link tính ngày dự sinh trên trang Momcare24h tại đây
  • Bước 2: Điền các thông tin như yêu cầu
  • Bước 3: Ấn chọn “kết quả” để biết ngày dự sinh
Giao diện tính ngày dự sinh trên Momcare
Giao diện tính ngày dự sinh trên Momcare

1.3. Flo Health

Flo Health là trang tin nước ngoài vô cùng hữu ích cho phép các mẹ có thể quan sát, theo dõi và tính ngày trứng rụng. Với hơn 40 triệu người sử dụng, các tính năng mà Flo Health mang lại còn cho phép mẹ bầu có thể dự đoán được chính xác ngày sinh của mình bằng công cụ tính ngày dự sinh online nhanh ngay tại website. 

Cách tính ngày dự sinh trên Flo Health

  • Bước 1: Mẹ hãy truy cập vào đường link sau trên Flo Health: tại đây
  • Bước 2: Điền đầy đủ, chính xác các thông tin được yêu cầu
  • Bước 3: Mẹ chọn vào “tính ngày đến hạn của tôi” để nhấn kết quả
Giao diện tính ngày dự sinh online trên Flo Health
Giao diện tính ngày dự sinh online trên Flo Health

1.4. American Pregnancy Association

American Pregnancy Association là trang web để các mẹ bầu chia sẻ tâm sự về hôn nhân gia đình và chuyện mang thai. Đây cũng là nơi cung cấp rất nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến sức khỏe sinh sản và các công cụ tra cứu tiện lợi, trong đó phải kể đến khả năng cách tính ngày dự sinh online cực chính xác. 

Hướng dẫn cách đăng nhập và nhận ngày dự sinh trên Pregnancy Association

  • Bước 1: Mẹ đăng nhập vào trang sau đây để tính ngày dự sinh: tại đây
  • Bước 2: Mẹ điền đầy đủ thông tin về ngày đầu tiên của kỳ rụng trứng cuối và độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mẹ.
  • Bước 3: Nhấn chọn “lấy ngày” để có kết quả dự sinh
Giao diện tính ngày dự sinh trên American Pregnancy Association
Giao diện tính ngày dự sinh trên American Pregnancy Association

1.5. Pregnancy birth and baby

Pregnancy birth and baby là một người bạn lớn đồng hành và hỗ trợ các mẹ từ khi thai nghén cho đến lúc bé chào đời. Trang web còn có nhiều tính năng khác như cho phép mẹ sử dụng các công cụ tính toán và các dịch vụ kết nối với các chuyên gia y tế để nhận lời khuyên, đặc biệt với sự xuất hiện của công cụ cách tính ngày dự sinh online, mẹ không còn vất vả tìm công thức tính hay đến phòng khám mà vẫn có thể tính được ngày dự sinh chính xác. Các bước cần làm để biết ngày dự sinh online trên Pregnancy birth and baby.

  • Bước 1: Mời mẹ đăng nhập vào Pregnancy birth and baby để lấy ngày dự sinh tại đây
  • Bước 2: Điền các thông tin liên quan đến kì kinh nguyệt gần nhất của mẹ
  • Bước 3: Nhấn chọn “nhận ngày đến hạn của tôi” để biết khi nào em bé ra đời.
Pregnancy birth and baby cho phép mẹ tính ngày dự sinh của bé yêu
Pregnancy birth and baby cho phép mẹ tính ngày dự sinh của bé yêu

2. Phần mềm tính ngày dự sinh online chính xác và nhanh nhất

Bên cạnh những website tính ngày dự sinh online chính xác và hiệu quả, mẹ có thể tham khảo những phần mềm dưới đây cũng có chức năng tính ngày dự sinh với các bước thao tác vô cùng dễ dàng. Việc sử dụng các phần mềm tính ngày dự còn cung cấp cho các mẹ nhiều thông tin về chăm sóc sức khỏe thai nhi, theo dõi tuần thai… để mẹ luôn trong trạng thái chủ động khi mang thai.

2.1. Trợ lý mẹ bầu – Theo dõi thai kỳ, tính ngày dự sinh, lịch khám thai

Trợ lý mẹ bầu là một phần mềm thân thiện và cực kì cần thiết cho mẹ trong thời kỳ mang thai. Hiện nay ứng dụng này đã có hơn 100 nghìn lượt tải xuống và được đánh giá 4.7 sao. Với phần mềm này, việc tính ngày dự sinh không còn là khó khăn của mẹ nữa.

Link tải phần mềm dành cho mẹ: tại đây

Giao diện tính ngày dự sinh của ứng dụng Trợ lý mẹ bầu 
Giao diện tính ngày dự sinh của ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

2.2. Theo dõi thai kỳ: Ứng dụng trợ lý dành cho mẹ bầu

Với hơn 5 triệu lượt tải xuống và được đánh giá tốt 4.7 sao, Theo dõi thai kỳ đã trở thành phần mềm mà mẹ có thể yên tâm trong việc cách tính ngày dự sinh online, theo dõi sự phát triển của bé yêu. Ngoài ra mẹ sẽ còn được nhắc nhở về lịch tiêm phòng, khám thai và làm các xét nghiệm khác.

Link tải phần mềm dành cho mẹ: tại đây

Sử dụng app Theo dõi thai kỳ để chủ động khám thai và tính ngày dự sinh dễ dàng
Sử dụng app Theo dõi thai kỳ để chủ động khám thai và tính ngày dự sinh dễ dàng

2.3. Trợ lý mẹ bầu 2020. Theo dõi thai kỳ. Bà bầu bà bầu

Với phần mềm Trợ lý mẹ bầu 2020, các mẹ có thể theo dõi quá trình lớn lên của con yêu, được nhắc nhở hàng ngày về chế độ dinh dưỡng khi mang thai và đặc biệt mẹ còn tính được ngày dự sinh cho mình chuẩn xác nữa.

Link tải phần mềm dành cho mẹ: tại đây

Ảnh giao diện tính ngày dự sinh trên app Trợ lý mẹ bầu
Ảnh giao diện tính ngày dự sinh trên app Trợ lý mẹ bầu

3. Lưu ý khi áp dụng cách tính ngày dự sinh online

  • Ngày dự sinh online chỉ có tỉ lệ chính xác cao khi mẹ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và chính xác.
  • Ngày dự sinh chỉ là một ngày tương đối chính xác để mẹ và gia đình tham khảo chứ không nên tin tưởng tuyệt đối.
  • Ngày sinh của bé còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tình trạng phát triển của bé, tâm lý và vận động của mẹ, cơ địa của mẹ. 
  • Vào những tháng cuối thai kỳ mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ để chủ động sẵn sàng đón bé yêu khi cần thiết.
  • Nếu quá ngày dự sinh mà bé yêu vẫn chưa ra gặp mẹ thì cũng đừng quá lo lắng, mẹ kiên nhẫn chờ thêm một vài ngày hoặc tới gặp bác sĩ thăm khám để yên tâm hơn.
Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ đã có cách tính ngày dự sinh online tiện lợi cho mẹ
Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ đã có cách tính ngày dự sinh online tiện lợi cho mẹ

4. Các cách khác tính ngày dự sinh tại nhà khác

Ngoài cách tính ngày dự sinh online thuận tiện dễ dàng bên trên, mẹ còn có thể áp dụng các phương pháp truyền thống khác. Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định hoặc nhớ chính xác ngày thụ thai thì có thế áp dụng các phương pháp tính ngày dự sinh sau đây: 

  • Tính theo chu kỳ kinh nguyệt
  • Tính theo ngày thụ thai
  • Tính theo thời gian thai nhi cử động

Mẹ tìm hiểu thêm về các phương pháp tính ngày dự sinh bên trên tại đây:

Dự đoán ngày bé chào đời với 5 cách tính ngày dự sinh

Như vậy là Góc của mẹ vừa giới thiệu đến cho mẹ một số cách tính ngày dự sinh online và một số phương pháp tính ngày dự sinh truyền thống. Các mẹ hãy thử áp dụng để biết khi nào mình có thể được gặp bé yêu nhé, ngày sinh thật sự có thể chênh lệch 5 – 10 ngày so với kết quả dự sinh của mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm được ôm bé yêu trong vòng tay nhé.

Mẹ đang muốn tìm các review tã Mamamy để xem có tốt không, có nên dùng cho bé nhà mình không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ! Bài viết tổng hợp rất nhiều review chân thực từ mẹ bỉm về chất lượng tã Mamamy. Mẹ tham khảo nhé!

Mamamy đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé
Mamamy đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé

1. Review hiệu quả thực tế của tã Mamamy từ các mẹ bỉm sữa

Cùng điểm qua một số chia sẻ của mẹ bỉm sữa sau khi dùng tã Mamamy UltraFlow mẹ nha! Để xem tã mamamy có tốt không nào!

Chị Trần Nguyễn Xuân Trang chia sẻ: “Lần đầu làm mẹ nên luôn muốn những điều tốt nhất cho con, được trải nghiệm Tã Mamamy Ultraflow cho bé cảm nhận rất thích; Tã mềm mại ôm vừa lưng bé, không để lại vết hằn cũng không xiết đùi bé, khả năng thấm hút tốt luôn tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Điểm 10 cho chất lượng luôn.”

Chị Liên Trần chia sẻ: “Hôm qua mình mới được nhận sản phẩm dùng thử tã Mamamy, khi cầm bỉm trên tay mình thấy rất mỏng, sờ bỉm thì thấy mềm mịn, cảm giác rất mát tay. Đến tối mình đóng bỉm cho con đi ngủ, thấy con rất thoải mái nghịch khi mặc bỉm. Lưng chun vừa vặn với lưng con, phần băng dính dán rất mềm không bị hằn đỏ lên đùi con.

Sáng dậy thay bỉm cho con thấy bỉm đầy nhưng không bị tràn ra ngoài, da con lại không bị mẩn đỏ. Mới sử dụng bỉm mình đã thấy rất hài lòng. Mình sẽ tin dùng và rinh ngay tã Mamamy về cho con mới được. Cảm ơn Mamamy rất nhiều ạ.”

Mặc tã giúp bé ngủ ngon hơn trong vòng tay của mẹ 
Mặc tã giúp bé ngủ ngon hơn trong vòng tay của mẹ 

Chị Lassy Lassy chia sẻ: “Tuy là mới ra mắt nhưng sản phẩm tã của nhà Mamamy không những mình mà nhiều mẹ bỉm khác rất rất thích, mặc dù mới trải nghiệm sản phẩm tã dán cho bé 6kg dùng thử thôi nhưng mình thấy tã bỉm của nhà mình rất mềm mịn, size cũng nhỉnh hơn và chuẩn hơn size của các hãng thông thường, tã thấm hút tốt, khô ráo, mềm và không làm bé khó chịu, bé ngủ một mạch tới sáng vẫn ok không tràn không hăm tã nói chung là rất rất ưng, điểm nữa là mẹ được oánh một giấc say cùng Baby mà không phải lục cục dậy thay tã cho con. 5* nhé nhà mình”.

Chị Hồ Thúy Phương chia sẻ: “Là bà mẹ bỉm sữa, mình rất quan tâm đến việc lựa chọn bỉm cho bé thoải mái, thấm hút nhanh mà lại không gây hại da bé. Mình biết đến và sử dụng Mamamy Ultraflow – một dòng tã rất mỏng, thấm hút tốt, không bị hằn và hăm đỏ, bé thoải mái vận động. Mình rất hài lòng, cám ơn Mamamy.”

Chị Bùi Hiền chia sẻ: “Bé nhà mình được hơn 6 tháng rồi và cũng đã dùng Mamamy được 1 thời gian rồi. Cảm nhận đầu tiên là sự mềm mại của bỉm mỏng nhẹ và quan trọng là thấm hút rất tốt luôn ý. Bé nhà mình không hề bị hăm luôn, mình đã không phải đổi bỉm cho bé nữa, cảm thấy rất ưng ý. Bỉm mềm hơn nhiều so với mấy dòng như Booby. Cảm ơn Mamamy đã xuất hiện tại Việt Nam đem đến cho các mẹ Việt Nam sự lựa chọn hoàn hảo cho làn da của bé.”

Review tã Mamamy từ các mẹ cho thấy sự thoải mái của bé khi mặc tã Mamamy
Bé thoải mái khi được mẹ mặc tã Mamamy

Chị Phạm Phương Trúc chia sẻ: “Mình rất tin dùng bỉm bên Mamamy luôn. Bỉm mềm mại mà thiết kế rất đẹp. Có phần biết bỉm đầy hay chưa để thay, mình rất thích. Dịch vụ bên Mamamy mình cũng hoàn toàn hài lòng, các bạn luôn sát cánh cùng với các mẹ luôn á, nhiều lúc thấy thương ghê. Mãi trao tình yêu thương cho Mamamy.”

Chị Hương Trinh chia sẻ: “Cảm ơn Mamamy Ultraflow rất nhiều vì đã cho 2 mẹ con mình có một trải nghiệm tuyệt vời đến vậy. Bé ngủ ngon giấc cả đêm không lo tràn bỉm, không hăm bí mẩn ngứa. Bỉm rất mềm mại, thấm hút tốt và đặc biệt mình thấy bỉm rộng rãi, con không bị thun đỏ hai bên bẹn như những bỉm khác. Mamamy Ultraflow thực sự chất lượng, mình tin rằng sẽ rất nhiều mẹ có cảm nhận giống mình khi dùng bỉm này cho bé. Đêm con ngủ ngoan cả đêm, con khỏe mẹ nhàn là nhờ Mamamy ạ. Chúc cho Mamamy ngày càng phát triển hơn nữa, sẽ thành công hơn nữa trên con đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bé yêu, để cho các mẹ bỉm sữa yên tâm hơn, nhẹ nhàng hơn trong chăm sóc bé yêu.”

Chị Phan Thúy chia sẻ: “Mình đã cho 2 bé sử dụng trọn bộ MMM 1 thời gian thấy khá tốt. Gần đây MMM ra mắt sản phẩm mới mình đã kịp cho bé trải nghiệm dùng thử miễn phí tã dán Mamamy Ultraflow và đặt 3 bịch giá dùng thử cho bé. Sau đó thì đã mua liền 10 bịch giá tốt. Cảm nhanh thấy tã thấm hút rất tốt, qua đêm mà tã vẫn rất nhẹ và khô thoáng, không giống như những loại tã đã dùng cho bé thì sau vài tiếng sử dụng bỉm thấm nước thì rất dày, gây khó chịu. Về phần chun lưng cao và chắc chắn, lại không gây hằn trên da. Cải tiến rất tuyệt vời không gây mẩn ngứa và hăm đỏ. Sau khi sử dụng cũng không có mùi khó chịu. mình thấy rất tuyệt…. sẽ cho bé sử dụng sản phẩm của MMM. Yêu Mamamy”

Mamamy yêu bé như cách mẹ yêu con
Mamamy yêu bé như cách mẹ yêu con

Những chia sẻ ngắn gọn nhưng đã phần nào chứng minh được vị trí quan trọng của tã Mamamy trong lòng mẹ bỉm. Tã Mamamy luôn mang lại cho bé cảm giác thông thoáng, không nóng mông, phòng hăm tã và không để lại vết hằn trên da.

Đây thực sự là cánh tay đắc lực của mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe và làn da bé yêu

Xem thêm: 

2. Review tã Mamamy từ diễn viên Thanh Hương

Không chỉ các mẹ bỉm tin dùng, tã Mamamy cũng được lòng rất nhiều diễn viên nổi tiếng. Ví dụ như Diễn viên Thanh Hương – một fan hâm mộ của Mamamy – đã chia sẻ:

“Đây là một chiếc bỉm quần của Mamamy mẹ nè. Mẹ bỉm có thấy không ạ, rất là nhẹ, rất là thoáng luôn và độ co giãn của nó cũng rất xuất sắc. Mẹ có thấy thiết kế của bỉm khá dài không ạ? Điều này có nghĩa là không chỉ ôm trọn vùng em bé mặc bỉm đâu mà gần như có thể kéo dài lên trên lưng luôn. Nhờ đó, buổi đêm khi các con ngủ là không có sợ các con tè ra bỉm bị tràn ra bên ngoài, làm mất giấc ngủ các con và làm cả bố mẹ rất mệt mỏi khi phải trông con đêm như vậy luôn. Đấy cũng là một điều quá tuyệt vời mà bỉm Mamamy mang lại rồi. Đây là bỉm quần các mẹ nhá!”

3. Vậy tã Mamamy có gì khiến các mẹ đánh giá cao như vậy?

Mặc dù mới xuất hiện chưa lâu, nhưng tã Mamamy đã được rất nhiều mẹ tin tưởng và phản  hồi tích cực. Chắc hẳn mẹ bỉm khá tò mò sao mọi người đánh giá Mamamy cao đến vậy đúng không? Cùng đi tìm hiểu xem lý do vì sao nhé!

Mẹ chọn tã Mamamy, con thoải mái chạy nhảy, vui đùa
Mẹ chọn tã Mamamy, con thoải mái chạy nhảy, vui đùa

3.1. Ưu điểm nổi bật của Mamamy

Tã Mamamy ghi điểm trong lòng các mẹ bỉm nhờ khả năng thấm hút siêu tốt, thông thoáng, có thể đóng xuyên 12h đêm, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé.

  • Siêu thấm hút: Tã thông thường chỉ sử dụng bông trộn lẫn hạt SAP thấm hút cao cấp hoặc dùng 1 lớp hạt SAP ngắn ở giữa bỉm, dễ bị vón cục bên trong, dễ tràn khi con tè lần tiếp theo. Nhưng tã Mamamy chứa nguyên 1 dải SAP trải dài xuyên suốt bên trong bỉm, giữ cho chất lỏng được ngấm đều toàn bộ, thấm hút nhanh, chỉ khoảng 10-15s sau khi con tè là bề mặt tã đã khô rong, mẹ sờ vào sẽ thấy như mới nguyên, tránh cho con cảm giác ẩm ướt, khó chịu.
  • Siêu khô thoáng: Tã có bề mặt càng nhiều khe rãnh càng thấm hút tốt. Bề mặt tã Mamamy có các rãnh thoát khí dày đặc, thấm hút chất lỏng siêu nhanh, hạn chế hết mức việc da con chạm vào chất lỏng gây ẩm ướt, bí bách. Mặt đáy thoát khí 360 độ giúp bé luôn thấy thông thoáng, dễ chịu khi mặc bỉm.
  • Siêu mỏng: Giống như người lớn mặc quần áo, quần áo càng dày càng nóng bức, khó chịu. Bé mặc tã cũng vậy. Hiểu được điều này, Mamamy đã thiết kế tã siêu mỏng, chỉ 0.5cm (thị trường khoảng 0.6 – 0.8cm) giúp bé yêu dễ chịu nhất.
  • Siêu tiện dụng: Bỉm có thiết kế vạch báo đầy siêu tiện lợi, mẹ dễ dàng nhận biết giờ thay tã của con.
Tã quần Mamamy UltraFlow thấm hút tống, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé
Tã quần Mamamy UltraFlow thấm hút tống, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé

Mới điểm qua những ưu việt của tã Mamamy là đã có thể giúp mẹ hiểu hơn phần nào về chất lượng, độ an toàn mà sản phẩm đem lại. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho con mẹ nhé!

Mẹ xem thêm:

Hướng dẫn mẹ sử dụng tã giấy đúng cách để ngừa hăm cho bé

Tã giấy dùng để làm gì và khác gì so với tã dán, tã quần?

3.2. Điểm cần cân nhắc của tã Mamamy

Bên cạnh những ưu điểm, tã Mamamy cũng có những điểm mẹ cần cân nhắc như:

Giá thành của tã Mamamy có thể hơi cao với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, sản phẩm đem đến những điểm vượt trội như siêu mỏng, siêu thấm hút, siêu thông thoáng,… mà không phải sản phẩm nào cũng có. Hơn nữa, an toàn của con mới là ưu tiên hàng đầu của mẹ đúng không ạ? Do đó, giá cả đi đôi với chất lượng, mẹ hoàn toàn có thể an tâm con mặc tã Mamamy sẽ thoải mái hết cả ngày, ngủ ngon cả đêm dài mẹ nhé!

Bé ngủ xuyên đêm, mẹ nhàn!
Bé ngủ xuyên đêm, mẹ nhàn!

Đặc biệt, mẹ hoàn toàn mua được tã Mamamy chất lượng tốt với giá thấp hơn từ 30 – 70% giá gốc. Cùng với đó, mẹ có cơ hội nhận nhiều quà tặng: Xe đẩy, tã, khăn ướt,… thông qua chương trình tích điểm tặng quà của Mamamy. Để cập nhật ưu đãi mới nhất trong tháng này, mẹ truy cập TẠI ĐÂY hoặc theo dõi trên fanpage Mamamy mẹ nhé!

Qua review tã Mamamy từ mẹ bỉm sữa và diễn viên nổi tiếng, chắc hẳn mẹ đã không còn băn khoăn về chất lượng tã rồi đúng không ạ? Nhanh tay tậu luôn một “em” tã Mamamy về cho bé dùng mẹ nhé! Nếu cần hỗ trợ thông tin sản phẩm, đặt hàng, mẹ liên hệ qua Hotline 0946 956 269 để được tư vấn nhanh chóng nhất và chính xác nhất!

Cấy sinh đôi là một trong những phương pháp thụ thai đôi được mẹ quan tâm? Phương pháp này có an toàn không? Cần lưu ý và chuẩn bị những gì khi thực hiện? Câu trả lời ở ngay trong bài viết dưới đây!

1. Đôi nét về thụ tinh sinh đôi theo ý muốn 

Sinh con đôi là mong ước của nhiều bố mẹ
Sinh con đôi là mong ước của nhiều bố mẹ

Xem thêm:

Tăng khả năng sinh đôi – Có thể mẹ chưa biết

Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết

Hiểu được nỗi vất vả khi mẹ phải mang thai nhiều lần, nhiều gia đình hiện đại ngày nay đã quyết định cấy sinh đôi. Ngoài ra, nếu bố mẹ đã chuẩn bị một nền tài chính vững vàng và sẵn sàng chăm sóc được cả hai bé cùng một lúc, thụ tinh sinh đôi theo ý muốn rất đáng để tìm hiểu. Gia đình có hai thành viên kháu khỉnh, thông minh, mang nét giống nhau và giống cả ba mẹ nữa thật hạnh phúc biết bao!

Cấy sinh đôi hay còn gọi là thụ tinh sinh đôi theo ý muốn, là tên gọi của một phương pháp thụ thai hiện đại trong y học ngày nay. Chắc hẳn, mẹ đã biết đến phương pháp thụ tinh nhân tạo rồi đúng không? Thụ tinh sinh đôi cũng có đôi nét tương đồng, chỉ khác một chút thôi ạ.

Phương pháp thụ tinh sinh đôi theo ý muốn được tiến hành như sau. Trước tiên, bác sĩ sẽ chọn ra những tế bào tinh trùng khỏe mạnh nhất từ bố. Sau đó, vào thời kỳ mẹ rụng trứng, bác sĩ tiến hành bơm tinh trùng đã chọn lọc vào tử cung của mẹ. Về bản chất, cấy sinh đôi là một phương pháp không quá khó để thực hiện.

Ưu đãi Mamamy Chào con đến với bố mẹ
Mua 1 tặng 1 khăn ướt và giảm 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Có bao nhiêu cách thụ tinh sinh đôi theo ý muốn?

2.1. Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI

Tinh trùng của bố cần được chọn lọc kỹ càng cho phương pháp IUI
Tinh trùng của bố cần được chọn lọc kỹ càng cho phương pháp IUI

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI thường được chỉ định cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Tỷ lệ xuất hiện đa thai từ phương pháp này khá cao, nên cấy sinh đôi bằng phương pháp IUI được sử dụng rộng rãi. Trung bình, cứ 100 ca thực hiện IUI, thì có tới 30 ca xuất hiện mang thai đôi ở mẹ.

Với tỷ lệ từ 6 đến 26% có thai sau khi sử dụng IUI, nhiều bố mẹ Việt đã tìm tới phương pháp này để thụ tinh sinh đôi theo ý muốn. Thụ tinh IUI như thế nào? Đầu tiên, bác sĩ sẽ lọc ra những tế bào tinh trùng khỏe mạnh từ bố. Sau đó, một ống thông nhỏ chứa tinh trùng khỏe mạnh sẽ được đưa vào cơ thể của mẹ qua cổ tử cung và bơm vào buồng tử cung. 

Để có thể được chỉ định sử dụng phương pháp cấy sinh đôi bằng IUI, cả bố và mẹ đều cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà,…), bệnh truyền nhiễm nhóm A, B (cúm H5N1, đậu mùa, bệnh lao phổi, bệnh bạch hầu,…); đặc biệt không nhiễm HIV. 
  • Không mang mầm bệnh di truyền (tiểu đường, máu khó đông, viêm gan B,…) ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của bé.
  • Không mắc các bệnh tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng làm chủ hành vi.
  • Mẹ phải có ít nhất một vòi tử cung hoạt động tốt, buồng tử cung không có bất thường, chu kỳ phải có trứng rụng. Vòi trứng bị tắc sẽ gây ra các biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt, cứng bụng, đau lưng,… Tốt nhất mẹ nên đến các cơ sở y tế có uy tín để kiểm tra và thăm khám nhằm xác định tình trạng hoạt động của vòi trứng.

Trung bình, chỉ cần khoảng 5 đến 10 triệu đồng là bố mẹ an tâm thực hiện phương pháp thụ tinh sinh đôi theo ý muốn bằng IUI rồi đó! Tại những bệnh viện cao cấp hơn, chi phí này dao động lên khoảng trên dưới 20 triệu đồng. Tuy nhiên, vì không phải là một phương pháp quá phức tạp, bố mẹ chú ý lựa chọn những địa chỉ có uy tín (bệnh viện lớn, có tên tuổi, nhận được các đánh giá tốt, thực hiện thành công các phương pháp thụ tinh nhân tạo với tỉ lệ cao) để an tâm nhất nhé!

Lưu ý thêm cho bố mẹ: Từ khoảng 3-5 ngày trước khi thực hiện IUI, bố mẹ kiêng quan hệ để đảm bảo khả năng sống của tinh trùng là cao nhất. Ngoài ra, sau khi thực hiện IUI mẹ có thể chảy máu một ít. Nhưng mẹ đừng lo nhé, đó là những phản ứng bình thường của tử cung mà thôi, sẽ không nghiêm trọng đâu.

Phương pháp cấy sinh đôi bằng IVF phức tạp hơn nhiều
Phương pháp cấy sinh đôi bằng IVF phức tạp hơn nhiều

2.2. Phương pháp thụ thai sinh đôi trong ống nghiệm IVF

Khác với phương pháp thụ tinh sinh đôi theo ý muốn bằng IUI, IVF là cách cấy sinh đôi phức tạp hơn. Đây là phương pháp làm cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. 

Sau khi tinh trùng của bố được chọn lọc, bác sĩ sẽ cấy chung tinh trùng với trứng và ủ. Bằng phương pháp này, thụ tinh sinh đôi theo ý muốn có thể xảy ra sau khi tinh trùng và trứng kết hợp tạo phôi. Bác sĩ cấy sinh đôi cho mẹ bằng cách đưa nhiều hơn một phôi vào trong cơ thể mẹ.

Phương pháp cấy sinh đôi bằng IVF được áp dụng nếu bố mẹ gặp các khó khăn sau:

  • Hai vòi trứng bị tắc.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Không rõ nguyên nhân hiếm muộn, đã nhiều lần thực hiện IUI nhưng thất bại.
  • Tinh trùng yếu, số lượng ít, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược.
  • Trong tinh dịch không có tinh trùng.

Về chi phí, do phương pháp IVF phức tạp hơn IUI nên giá thành sẽ cao hơn đáng kể. Thông thường, bố mẹ cần chuẩn bị khoảng ít nhất 70-100 triệu đồng. Cấy sinh đôi bằng phương pháp IVF cũng mang lại khả năng mang thai đôi cao hơn so với IUI mẹ nhé!

Phương pháp IVF mang lại khả năng mang thai đôi cao hơn đáng kể
Phương pháp IVF mang lại khả năng mang thai đôi cao hơn đáng kể

Lưu ý thêm cho mẹ: mẹ nên thực hiện phương pháp này khi dưới 35 tuổi. Càng nhiều tuổi, tỷ lệ sảy thai khi được thụ tinh bằng IVF càng cao. Đồng thời, nhiều biến chứng trong thời gian thai kỳ cũng dễ xảy ra hơn.

3. Có nên thụ tinh sinh đôi theo ý muốn không?

Có nhiều lý do khác nhau để bố mẹ cân nhắc xem có nên thụ tinh sinh đôi theo ý muốn hay không. Như Góc của mẹ đã đề cập bên trên, vấn đề chi tiêu tài chính trong gia đình vô cùng quan trọng. Nuôi dưỡng một bé đã khó. Nếu mẹ cấy sinh đôi, gia đình nhỏ cần phải chuẩn bị nhiều hơn về tiền bạc, công sức và thời gian để chăm sóc hai bé.

Ngay từ việc đầu tiên là đặt tên con sinh đôi, bố mẹ cũng cần dành gấp đôi tâm trí để chọn cho 2 con những cái tên ưng ý. Mời bố mẹ tham khảo gợi ý đặt tên tiếng anh hay cho bé trai để chọn tên tiếng Anh cho bé yêu nhé.

Bố mẹ nên cân nhắc trước khi quyết định thụ tinh sinh đôi theo ý muốn
Bố mẹ nên cân nhắc trước khi quyết định thụ tinh sinh đôi theo ý muốn

Ngoài ra, có một vài trường hợp không nên cấy sinh đôi. Ví dụ, nếu mẹ có sức khỏe yếu thì việc mang thai đôi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tỷ lệ sảy thai khi mang thai đôi cao hơn so với mang thai đơn. Ngoài ra, mẹ có thể gặp các biến chứng như sinh non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,… 

Hội chứng sảy thai hay hội chứng truyền máu song thai cũng có thể ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng. Như vậy, để cấy sinh đôi mang lại kết quả tốt nhất, mẹ hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Lời khuyên từ những chuyên gia sinh sản giúp mẹ yên tâm và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.

4. Cách chăm sóc khi thụ tinh sinh đôi theo ý muốn

4.1. Giai đoạn chuyển phôi

Giai đoạn chuyển phôi được thực hiện sau khoảng 3-5 ngày sau khi phôi được nuôi cấy nhân tạo trong môi trường phòng thí nghiệm. Thông thường, từ ngày 18 đến 20 của chu kỳ kinh, mẹ sẽ được cấy phôi. Trong vòng trên dưới 15 phút, phôi sẽ được hoàn thành cấy, mẹ hầu như không gặp khó khăn hay đau đớn nào trong quá trình chuyển phôi.

Trước thời điểm chuyển phôi từ 12-18 ngày, mẹ cần chuẩn bị nuôi niêm mạc tử cung đạt đủ độ dày cần thiết để nhận phôi. Khi độ dày niêm mạc đạt từ 8-13mm là đã sẵn sàng nhận phôi được rồi ạ.

Mẹ lưu ý chế độ ăn uống trong những ngày nuôi niêm mạc tử cung rất quan trọng. Mẹ nên ăn theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh các loại thức ăn gây táo bón hay tiêu chảy. Đồ uống có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc nhiều cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng nên tránh xa mẹ nhé.

Các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga được khuyến khích để mẹ tăng cường sức đề kháng. Cuối cùng, tâm lý thoải mái nhất là điều quan trọng giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh sẵn sàng nhận phôi.

Xem thêm:

Mẹ cần biết những gì về sinh đôi cùng trứng?

Bí quyết cực dễ dàng cho gia đình muốn sinh ba con

Sinh đôi – niềm vui và trách nhiệm nhân đôi

4.2. Giai đoạn sau chuyển phôi

Sau khi chuyển phôi khoảng 5 ngày, phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ. Mẹ thấy các dấu hiệu sau chứng tỏ chuyển phôi đã thành công rồi:

  • Bụng dưới bị đau, thỉnh thoảng lại nhói lên
  • Căng tức ngực, đau đầu ngực, đau đầu, khó thở
  • Hai bên hông và lưng bị đau
  • Ra máu trong một vài trường hợp.
Mẹ nên giữ sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể sau khi chuyển phôi
Mẹ nên giữ sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể sau khi chuyển phôi

Chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Trong giai đoạn này, các bác sĩ đều đưa ra lời khuyên về thực đơn đủ chất bao gồm:

  • Chất béo không bão hòa (hạnh nhân, hạt điều, bơ tươi, thịt nạc,…).
  • Axit folic: cần thiết cho giai đoạn hình thành tế bào. Mẹ có thể bổ sung axit folic ở các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng), rau ăn lá màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt, măng tây, các loại đậu,…
  • Chất đạm: thịt, cá.
  • Chất sắt: sò, ốc, hàu, điệp, các loại gan,…
  • Canxi: mẹ cần nạp trung bình 1000mg canxi mỗi ngày
  • Rau và trái cây: cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ.

Sau khi chuyển phôi, mẹ cần phải tuyệt đối giữ sức khỏe. Vận động nhẹ nhàng như đi lại xung quanh, không nên vận động mạnh và tập thể dục thể thao nặng để đảm bảo an toàn mẹ nhé.

Góc của mẹ hi vọng, với bài viết trên, mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp cấy sinh đôi. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình cũng như các bé, mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi đưa ra quyết định mang thai đôi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellfamily.com/what-are-my-chances-of-having-twins-1960180

https://hongngochospital.vn/sinh-doi-nhung-dieu-ban-chua-biet/

https://hellobacsi.com/mang-thai/chuan-bi-mang-thai/chu-de-thu-thai-khac/bi-quyet-sinh-doi/

Mẹ đang băn khoăn tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào, loại nào phù hợp với bé nhà mình? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ mọi băn khoăn đó. Mẹ theo dõi ngay nhé!

1. Hiểu đúng về tã giấy (miếng lót sơ sinh)

Tã giấy (miếng lót sơ sinh) có hình dáng gần giống băng vệ sinh phụ nữ nhưng dài và to hơn để ôm vừa mông bé. Khi mặc tã giấy cho bé, mẹ cần thêm 1 chiếc quần vải để cố định tã, hạn chế xê dịch khi bé cử động.

Tã giấy có khả năng thấm hút kém, chỉ bằng lượng nước tiểu của 2 – 3 lần bé tè (tương đương khoảng 2h), phù hợp sử dụng ban ngày cho bé sơ sinh từ 0 –  2 tháng tuổi.

Miếng lót sơ sinh mỏng và thấm hút kém, chỉ phù hợp cho bé từ 0 -2 tháng tuổi
Miếng lót sơ sinh mỏng và thấm hút kém, chỉ phù hợp cho bé từ 0 -2 tháng tuổi

Mẹ xem thêm: Tã dán khác miếng lót như thế nào? 8 điểm khác biệt cần lưu ý

2. Bỉm dùng 1 lần dành cho trẻ

Cũng giống tã giấy, bỉm là sản phẩm dùng 1 lần để thấm hút phân và nước tiểu của bé từ 0 –  36 tháng. Bỉm có 2 loại: Bỉm dán và bỉm quần.

  • Bỉm dán: Hình dáng tương tự tã giấy nhưng được thiết kế thêm miếng dán 2 bên để cố định tã khi mặc, không cần phụ thuộc vào tã vải.
  • Bỉm quần: Hình dạng giống chiếc quần mini, mẹ chỉ cần nhấc 2 chân bé xỏ vào tã rồi kéo lên như chiếc quần bình thường, rất đơn giản, tiện lợi.
Tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào?
Tã dán (bên trái) và tã quần (bên phải)

Tã dán và tã quần có khả năng thấm hút nước tiểu tốt, khoảng 4 – 5 lần bé tè (tương đương 4 – 12 tiếng sử dụng). Cùng với đó, bỉm chống tràn tối đa cho bé nhờ khả năng thấm hút và thiết kế vách chống tràn ở 2 bên đùi.

Mẹ xem thêm:

5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần giúp mẹ chọn loại phù hợp cho bé

Tã dán là gì? Phân biệt tã dán và các loại tã khác

3. Tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào?

Tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn tã giấy hay bỉm? Góc của mẹ đã thực hiện một so sánh nhỏ giữa tã giấy và bỉm để giúp mẹ dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho con.

Tiêu chí Tã giấy Bỉm
Độ tuổi phù hợp nhất để sử dụng Từ 0 – 2 tháng tuổi Từ 0 đến 36 tháng tuổi
Khả năng thấm hút Khả năng thấm hút kém, 2h cần thay 1 lần Khả năng thấm hút tốt, 4 – 12h cần thay 1 lần
Khả năng chống tràn Kém vì không có vách ngăn, dễ bị xô lệch khi bé cử động mạnh Tốt vì có vách ngăn, không bị xô lệch khi bé cử động mạnh
Tiện lợi khi sử dụng Bất tiện hơn:

  • Cần sử dụng thêm tã vải, quần
  • Dễ bị tràn ra chăn,  giường
Tiện lợi hơn:

  • Không cần sử dụng thêm quần hoặc tã vải
  • Ít tràn ra chăn, ga giường
Giá Giá rẻ, chỉ  800 – 1200đ/miếng Giá cao hơn, khoảng 3000 – 5000đ/miếng
Ưu điểm
  • Tiết kiệm
  • Thông thoáng
  • Tiện lợi, cách dùng đơn giản
  • Thấm hút và chống tràn tốt
Nhược điểm
  • Mẹ mất công giặt giũ do cần dùng thêm tã vải
  • Chống tràn và thấm hút kém
  • Giá cao hơn

4. Bé sơ sinh nên chọn tã giấy hay bỉm?

Với bé sơ sinh từ 0 – 2 tháng tuổi: Giai đoạn này con đi phân su nhiều, khoảng 2h mẹ cần thay tã 1 lần. Mẹ sử dụng tã giấy vào ban ngày sẽ phù hợp và tiết kiệm nhất. Vào buổi đêm, để cả nhà mình đều có giấc ngủ ngon, mẹ sử dụng bỉm dán thấm hút tốt, chống tràn  đóng xuyên đêm suốt 12h cho bé, mẹ nhé!

Dùng miếng lót sơ sinh vào ban ngày cho bé dưới 2 tháng
Dùng miếng lót sơ sinh vào ban ngày cho bé dưới 2 tháng

Với bé từ 2 – 6 tháng: Giai đoạn này hệ tiêu hóa của con đã dần ổn định, khoảng 3 – 4h mẹ cần thay tã 1 lần. Mẹ dùng bỉm dán sẽ thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả mà vẫn đảm bảo thông thoáng cho con. Đặc biệt, mẹ không phải thay tã liên tục như giai đoạn trước hay lọ mọ giặt chăn, chiếu mỗi khi bé bị tràn bỉm.

Dùng bỉm dán để thông thoáng nhất cho bé
Dùng bỉm dán để thông thoáng nhất cho bé

Với bé từ 6 tháng – 3 tuổi: Bé bắt đầu vận động, ngọ nguậy nhiều hơn, một số bé còn không chịu nằm yên để mẹ thay tã. Mẹ dùng bỉm quần để tiện lợi nhất trong việc mặc bỉm cho con. Tuy nhiên, nếu bé vẫn ngoan và “hợp tác” với mẹ, mẹ ưu tiên sử dụng tã dán để thông thoáng nhất cho con.

Dùng tã quần với bé vận động nhiều
Dùng tã quần với bé vận động nhiều

So sánh giữa tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào ở 6 tiêu chí trên, hi vọng mẹ đã chọn được sản phẩm phù hợp với bé nhà mình rồi. Nếu còn băn khoăn, mẹ liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé

Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam khiến mẹ cứ trăn trở mãi, không biết mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh hay không. Nếu có thì mùa hè nên dùng bỉm nào cho bé là phù hợp và an toàn, hạn chế tối đa tình trạng hăm tã, mẩn ngứa. Đừng lo quá lo lắng nhé mẹ ơi, vì bài viết này sẽ “mách nước” tất tần tật cho mẹ đó ạ. Mẹ còn chần chừ gì mà không kéo xuống phía dưới và xem ngay nào:

Mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh không?
Mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh không? Lựa chọn loại bỉm phù hợp nhé mẹ ơi!

1. Mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh không mẹ nhỉ?

Mùa hè vẫn có thể đóng bỉm cho bé sơ sinh nhưng cần thực hiện đúng cách nhé mẹ ơi. Bởi mùa hè ở Việt Nam thường nắng nóng, mưa nhiều, mặc bỉm sai cách sẽ khiến con bị hăm, nổi mẩn. Đặc biệt khi mặc sai cách sẽ khiến tinh hoàn của bé trai dễ nóng hơn bình thường, không tốt cho sức khỏe còn bộ phận sinh dục của bé gái lại dễ viêm nhiễm hơn đó ạ.

Các chuyên gia và bác sĩ ở bệnh viện lớn khuyên mẹ nên giảm số giờ cho bé mặc tã
Các chuyên gia và bác sĩ ở bệnh viện lớn khuyên mẹ nên giảm số giờ cho bé mặc tã
Mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh không mẹ nhỉ?
Mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh không mẹ nhỉ?

Ngoài ra, để giải đáp mùa hè có nên đóng bỉm cho bé, Bác sĩ Nguyễn Thị Bình – Khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn đã có một số chia sẻ: Bé hoàn toàn có thể đóng bỉm vào những ngày hè, nhưng mẹ nên giảm thời gian cho bé đóng bỉm hơn. Để làm được điều đó, mẹ nên cho bé tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, đây cũng là cách khắc phục tốt nhất để giúp bé ngừa hăm tã, mẩn đỏ hay các vấn đề trên da bé.

2. Vào mùa hè, mẹ nên dùng 6 loại bỉm này cho bé

Với những chia sẻ trên mẹ đã cơ bản trả lời được câu hỏi mùa hè có nên đóng bỉm cho bé không. Lúc này mẹ lại có thêm nỗi đắn đo mới: mùa hè nên dùng bỉm nào cho bé để hạn chế tối đa tình trạng hăm ngứa, nổi mẩn đỏ, bảo vệ làn da nhạy cảm của con. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm “xịn sò” dành cho bé vào mùa hè đó mẹ: 

Vào mùa hè, mẹ nên dùng loại bỉm nào cho bé
Vào mùa hè, mẹ nên dùng 6 loại bỉm này cho bé

2.1. Bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược

Mẹ ưu tiên chọn bỉm có nhiều hạt SAP cao cấp, có khả năng thấm hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của hạt. Sau khi hút nước, các hạt SAP này sẽ chuyển sang dạng gel để chống thấm ngược, giúp mông con luôn khô thoáng, dễ chịu đó mẹ ơi. Hàm lượng hạt SAP càng nhiều sẽ càng có tác dụng tốt trong việc thay thế lớp bông thấm hút thường, giúp mông con luôn khô thoáng ngăn ngừa tình trạng tràn lưng, tràn đùi, vón cục.

Bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược
Bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược

2.2. Bỉm mỏng

Nếu mẹ mặc áo bông cho con vào mùa hè thì con sẽ rất khó chịu, cảm thấy bí bách vô cùng. Tương tự, mẹ cho con mặc bỉm quá dày vào mùa hè cũng sẽ khiến con chẳng mấy “ưng bụng” đâu ạ. Ngược lại, việc đóng bỉm dày còn phản tác dụng, bé dễ bị hăm ngứa.

Mẹ chọn bỉm mỏng cho con
Mẹ chọn bỉm mỏng cho con

Nhiều mẹ không biết nên cứ hoang mang, đắn đo rằng mùa hè có nên bỏ bỉm cho bé hay không vì lo sợ tình trạng ngày một tệ hơn. Những lúc thế này mẹ cần bình tĩnh và đổi sang loại bỉm mỏng hơn, ưu tiên chọn bỉm mỏng (khoảng 0.5cm) để con thoáng mát nhất nhé! Bên cạnh đó, bỉm càng nhiều hạt SAP sẽ càng mỏng nhẹ, thoáng mát, khả năng thấm hút cũng “xịn” hơn đó ạ.

2.3. Bỉm có mặt nhiều rãnh khí

Có thể mẹ chưa biết, bỉm càng nhiều rãnh thoát khí thì thấm hút càng tốt, giúp mông bé hạn chế tiếp xúc với bề mặt bỉm gây bí bách, khó chịu. Ngoài ra, mẹ chọn bỉm có mặt đáy thoát khí để không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, tránh hầm bí. Mẹo nhỏ cho mẹ là mẹ nên ưu tiên chọn lựa bỉm có đường viền ôm vừa vặn và độ dày phù hợp. Bỉm “xịn” thường có mặt dập 3D, có khả năng nới tối đa khoảng cách giữa bỉm và da giúp mông con luôn khô thoáng đó mẹ ơi.

Bề mặt có nhiều lỗ thoát khí đem đến sự mềm mại, thông thoáng suốt ngày dài
Bỉm có mặt nhiều rãnh khí

2.4. Bỉm có thành phần lành tính, chống kích ứng

Trong quá trình lựa chọn bỉm cho con, mẹ nên ưu các loại bỉm có thành phần là sợi bông tự nhiên hoặc bông nhập khẩu châu Âu, không chứa hương liệu nhân tạo, không chứa paraben hay các thành phần dễ gây kích ứng khác. Đồng thời, mẹ tránh mê rẻ mà lựa chọn những sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thay vào đó, mẹ mẹ cân nhắc chọn những loại bỉm có giấy kiểm định chất lượng và độ uy tín để con được sử dụng sản phẩm tốt nhất nhé. 

Bỉm có thành phần lành tính, chống kích ứng
Bỉm có thành phần lành tính, chống kích ứng

2.5. Bỉm có chun quần mềm mại

Nếu mẹ sợ bỉm bị tràn, kết hợp cùng không khí nóng ẩm ngày hè gây hăm tã thì mẹ nên chọn bỉm có đường chun quần cao và thiết kế cắt võng quanh đùi. Chưa hết, mẹ cũng lưu ý chọn những loại bỉm có công nghệ ép viền cao cấp mềm mại không cọ xát da con, không gây xước da khi bé hoạt động, chạy nhảy nhé! 

Bỉm có chun quần mềm mại
Bỉm có chun quần mềm mại

2.6. Bỉm có kích thước vừa vặn với cơ thể bé

Mẹ không nên cho bé đóng bỉm quá rộng vì các đường viền sẽ không thể ôm sát dễ dẫn đến tình trạng “nước tràn bờ đê” đó. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lựa chọn bỉm quá chật vì như thế sẽ khiến da con bị hằn đỏ, nổi mẩn ngứa. Mẹ nên kiểm tra cân nặng của con để chọn size chuẩn chỉnh, tốt nhất mẹ nên mua bỉm vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng để con thoải mái nhé! Những loại tã dán, tã quần phù hợp với kích thước, ôm trọn cơ thể sẽ tăng khả năng thấm hút, giúp con ngủ tù tì đến sáng mà không bị giật mình. 

Mua Tã quần, tặng tã dán Mamamy ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé

Sau khi tìm hiểu 6 loại bỉm trên mà mẹ vẫn còn đau đáu, chưa tìm được cách chọn tìm thì đừng bỏ qua bài viết Cách lựa chọn tã phù hợp nhất cho bé nhé. Chỉ cần một cú nhấp chuột nhẹ nhàng mẹ đã có thể khám phá muôn điều hữu ích rồi đó ạ.

3. Mách mẹ các đóng bỉm cho mẹ chuẩn khoa học

Để đóng bỉm cho con chuẩn khoa học và không còn lăn tăn câu hỏi mùa hè có nên dùng bỉm cho trẻ sơ sinh thì mẹ đừng quên những bước làm “dễ như ăn kẹo” dưới đây nhé: 

  • Bước 1: Trước khi đóng bỉm cho bé, mẹ rửa tay sạch sẽ với xà phòng
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh vùng mặc bỉm cho bé
  • Bước 3: Mẹ lấy một miếng bỉm mới, một tay cầm hai chân con, đặt mặt sau tã dưới lưng con
  • Bước 4: Thả chân bé và kéo nửa trước bỉm lên bụng của bé
  • Bước 5: Bóc và điều chỉnh miếng dán sao cho cân đối và vừa vặn với bụng con
  • Bước 6: Sau khi dán bỉm, mẹ mặc quần áo cho con như bình thường. 
  • Bước 7: Mẹ cuộn bỉm đã sử dụng bỏ vào sọt rác rồi rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi bế bé yêu.

Nếu mẹ muốn biết thêm chi tiết thì đừng quên nhấn vào bài viết Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày? Cách đóng bỉm không hăm nhé! 

Cách đóng bỉm cho mẹ chuẩn khoa học 
Mách mẹ các đóng bỉm cho mẹ chuẩn khoa học

4. X lưu ý mẹ cần biết khi đóng bỉm cho con vào mùa hè

3 bí kíp dưới đây sẽ giúp bé nhà mình thoải mái mặc bỉm vào mùa hè, không lo các vấn đề về da.

  • Giảm số giờ mặc bỉm cho bé: Trước khi mặc bỉm mới cho bé, mẹ cho mông con được “nude” trong khoảng 15 phút để khô thoáng, dễ chịu. Nếu bé bị hăm tã, mẩn đỏ, mẹ không cho con mặc bỉm vào ban ngày, chỉ mặc bỉm lúc con đi ngủ thôi mẹ nhé!
  • Thay bỉm cho bé khoảng 3 – 4 tiếng/lần: Phân và nước tiểu để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hăm tã, mẩn đỏ cho da bé. Mẹ thay tã cho bé 3 – 4h/lần và thay ngay khi bé đi ị để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho con.
  • Vệ sinh cho bé mỗi lần thay bỉm: Mẹ sử dụng khăn ướt hoặc giấy khô Mamamy cho trẻ sơ sinh để làm sạch da con mỗi lần thay bỉm. Mẹ chú ý vệ sinh kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, mông để ngừa hăm cho con. Với bé gái, mẹ lau từ trước ra sau, tránh để phân dính lên bộ phận sinh dục của con gây nhiễm khuẩn.
Mẹ thay tã cho bé thường xuyên 3 - 4h/lần để ngừa các vấn đề về da mẹ nhé!
Mẹ thay tã cho bé thường xuyên 3 – 4h/lần để ngừa các vấn đề về da mẹ nhé!

Với những chia sẻ trên, mẹ đã có lời hồi đáp cho hai câu hỏi “hóc búa” mùa hè có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinhmùa hè nên dùng bỉm nào cho bé. Bên cạnh đó mẹ cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách đóng bỉm chuẩn khoa học và vô vàn lưu ý quan trọng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào xung quanh việc nuôi dạy con yêu, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận để Góc của mẹ tư vấn kịp thời nhé! 

Xem thêm: 6 Cách chọn bỉm mỏng cho mùa hè để thoáng mát, ngừa hăm

Tã quần là loại tã dùng 1 lần, có hình dạng giống chiếc quần mini, được các mẹ dùng để thấm hút phân và nước tiểu cho bé. Đây là lựa chọn phù hợp nhất cho bé từ 6 tháng trở lên, đặc biệt là các bé hiếu động, hay ngọ nguậy, không hợp tác với mẹ khi thay tã. Để hiểu rõ hơn, mẹ đọc bài viết sau nhé!

Tã quần là gì? Tã quần có thiết kế giống hệt chiếc quần
Tã quần có thiết kế giống hệt chiếc quần, rất dễ sử dụng và ôm sát cơ thể bé

1. Tã quần trông như thế nào mẹ nhỉ?

Tã quần có hình dạng giống quần chip của bé nên rất dễ sử dụng, mẹ chỉ cần xỏ 2 chân bé vào và mặc như mặc 1 chiếc quần bình thường là được. Khi mặc tã quần, bé thoải mái vận động, không sợ bị xô lệch bỉm làm tràn tã.

Đặc biệt, nếu mẹ muốn tháo tã quần chỉ cần xé ở 2 bên hông, rất đơn giản thôi ạ! Chính vì thế, tã quần là lựa chọn của mẹ bỉm trong những chuyến đi chơi của cả nhà, bởi sự tiện lợi khi thay hay mặc tã cho bé của bạn này đó ạ

Tã quần có hình dáng giống chiếc quần chip của bé
Tã quần có hình dáng giống chiếc quần chip của bé

2. Tã quần khác gì so với tã dán và miếng lót?

2.1. 6 điểm khác biệt giữa tã quần và tã dán

Khác với tã quần, tã dán có thêm miếng dán 2 bên hông để dính cố định khi mẹ mặc cho bé. Tã dán thường được dùng cho bé từ sơ sinh đến khoảng 3 tuổi.

Tã dán (bên trái) và tã quần (bên phải)
Tã dán (bên trái) và tã quần (bên phải)

Bảng so sánh phía dưới sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa tã quần và tã dán:

Tiêu chí so sánh Tã quần Tã dán
Độ tuổi phù hợp nhất để sử dụng Từ 6 tháng – 3 tuổi Tử sơ sinh đến 3 tuổi
Độ thông thoáng Không thông thoáng bằng tã dán Thông thoáng hơn tã quần
Giá Đắt hơn tã dán, khoảng 5000đ/miếng Rẻ hơn tã quần, khoảng 4000đ/miếng
Tiện dụng Rất tiện dụng, chưa đến 1 phút là thay xong tã cho con Không tiện dụng bằng tã quần. Mẹ cần tốn khoảng 3 phút để thực hiện các bước mặc tã dán cho bé
Đánh giá ưu điểm
  • Cách sử dụng đơn giản
  • Ôm sát cơ thể, không bị xê dịch khi bé vận động mạnh
  • Tã dán thông thoáng hơn so với tã quần.
  • Dễ dàng điều chỉnh kích thước
  • Giá rẻ hơn tã quần
Đánh giá nhược điểm
  • Không khô thoáng bằng tã dán
  • Đắt hơn tã dán
  • Cách sử dụng khó hơn
  • Bé vận động quá mạnh có thể khiến tã xê dịch hoặc tuột

Mẹ nên dùng tã quần hay tã dán cho bé?

  • Với bé đang trong giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, khi con chưa vận động nhiều, tã dán là lựa chọn hoàn hảo nhất cho cả mẹ và bé.  Tã dán có độ thông thoáng tốt hơn, đồng thời giá thành rẻ so với tã quần. Đặc biệt, giai đoạn này bé lớn rất nhanh, tã dán điều chỉnh được kích thước sẽ giúp bé yêu thoải mái nhất.
  • Với bé khoảng từ 6 tháng trở lên, bé bắt đầu biết “quậy”, trườn, bò, tập đứng, tập đi,… không hợp tác cùng mẹ trong quá trình thay tã, mẹ chọn tã quần để tiện nhất. Tuy nhiên, nếu bé vẫn ngoan, chịu nằm im cho mẹ mặc tã, mẹ vẫn ưu tiên tã dán cho bé nhé! Con thông thoáng, thoải mái vẫn là ưu tiên hàng đầu của mẹ đúng không ạ
Ưu tiên mặc tã dán cho bé vì tã dán thông thoáng hơn tã quần
Ưu tiên mặc tã dán cho bé vì tã dán thông thoáng hơn tã quần

Mẹ xem thêm:

Tã quần dùng khi nào TỐT NHẤT và lưu ý gì khi dùng cho bé?

Mách mẹ kinh nghiệm chọn, mặc tã quần cho bé 20kg

2.2. Tã quần khác gì so với miếng lót sơ sinh (tã giấy)?

Miếng lót sơ sinh (tã giấy) giống y như tên gọi, được thiết kế giống băng vệ sinh người lớn nhưng dài hơn để ôm trọn mông bé. Khi dùng cho bé, mẹ cần lót tã giấy vào quần mặc tã. Đây là lựa chọn hoàn hảo để dùng vào ban ngày cho bé từ 0 – 2 tháng tuổi.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp mẹ biết tã nào phù hợp với bé nhà mình!

Miếng lót sơ sinh Tã quần
Độ tuổi phù hợp nhất để sử dụng Từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi Từ 6 tháng – 3 tuổi
Khả năng thấm hút Chỉ thấm hút được 2 – 3 lần bé đi tiểu (khoảng 2h) Thấm hút được 4 – 5 lần bé tiểu (khoảng 4h – 12h).
Khả năng chống tràn Kém, dễ bị tràn tã do thiết kế không ôm sát, Tốt, ít khi bị tràn do thiết kế ôm sát
Mức độ thoải mái khi bé vận động Dễ bị xê dịch khi bé vận động Bé thoải mái vận động vì tã không bị tuột hoặc xê dịch
Giá Gía rẻ hơn, chỉ khoảng 2000đ/miếng Giá cao hơn, khoảng 4000 – 5000đ/miếng
Tiện dụng Mẹ tốn khoảng 3 phút để chuẩn bị miếng lót vải, miếng lót sơ sinh và thay cho bé. Cách sử dụng đơn giản, chưa đến 1 phút đã mặc xong
Đánh giá ưu điểm
  • Giá rẻ hơn
  • Thông thoáng hơn
  • Ôm sát cơ thể
  • Sử dụng đơn giản
  • Thấm hút tốt
Đánh giá nhược điểm
  • Thấm hút kém
  • Dễ xô lệch
  • Cách dùng phức tạp
  • Giá cao hơn
  • Kém thông thoáng hơn

Vậy, bé yêu nên sử dụng tã quần hay miếng lót sơ sinh?

  • Với bé từ 0 – 2 tháng tuổi: bé đi phân su và đi tiểu nhiều lần/ ngày, phải thay tã sau khoảng 2 giờ. Mẹ sử dụng miếng lót sơ sinh vào ban ngày để tiết kiệm nhất. Buổi đêm, để mẹ và bé ngủ ngon giấc, mẹ ưu tiên dùng tã dán chuyên biệt, đóng xuyên 12h đêm cho bé mẹ nhé!

Mẹ xem thêm: Có nên dùng tã quần cho bé 1 tháng tuổi? Lời khuyên cho mẹ

  • Bé từ 2 – 6 tháng: Ưu tiên dùng tã dán để thông thoáng, thấm hút tốt, mẹ đỡ vất vả trong việc chăm bé, bé được ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa
  • Với bé từ 6 tháng trở lên: Mẹ dùng tã dán hay tã quần đều được, tùy vào sự hợp tác của bé với mẹ trong việc mặc tã.
Tã quần phù hợp với bé hiếu động
Tã quần phù hợp với bé hiếu động

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu tã quần là gì và khi nào nên chọn tã quần cho bé. Nếu còn băn khoăn, mẹ liên hệ hotline 094.695.6269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất!

Giỏ hàng 0